Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần cơ giới và xây lắp số 12 – LICOGI 12

Trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là một yếu tố khách quan bởi vậy mỗi doanh nghiệp phải có hai con đương để lựa chọn là doanh nghiệp phải thường xuyên tự hoàn thiện mình để chiến thắng trong cạnh tranh hoặc là donh nghiệp bị tụt hậu vượt khỏi quỹ đạo chung của nền kinh tế nếu như không biết phát huy những tiềm năng và nắm bắt kịp thời sự thay đổi trên thương trường. Chính vì vậy công tác kế toqán nói chung và công tác kế toán tập hợp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng càng quan trọng hơn bao giờ hết. Cũng như các doanh nghiệp khác việc tổ chứ đổi mới, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty xây dựng số 12 là hết sưc cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm xây lắp tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh.

doc69 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần cơ giới và xây lắp số 12 – LICOGI 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên vật liệu, công cụ dụng cụ Phiếu nhập, xuất Máy tính Sổ chi tiết vật tư, ccụ dcụ Nhật ký chung Sổ cái TK 152, 153 Sổ tổng hợp chi tiết vật tư, công cụ, dụng cụ Bảng cân đối Số phát sinh Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu 3.4. Kế toán tiền lương Tiền lương là biểu hiện bằng tiền, là hao phí lao động sống cần thiết mà công ty trả cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động của họ. Tại các công ty xây lắp nói chung và tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Long nói riêng lực lượng lao động có hai loại là lực lượng lao động có trong danh sách của công ty và lực lượng lao động thời vụ thuê ngoài. Vì thế việc trả lương cho người lao động của công ty được áp dụng theo hai hình thức -Trả lương theo sản phẩm: được áp dụng cho đội ngũ công nhân trực tiếp thi công ngoài công trường. -Trả lương theo thời gian: được áp dụng cho cán bộ gián tiếp trên công ty, bộ phận quản lý gián tiếp tại các công trường. 3.4.1: Chứng từ sử dụng: Để thực hiện quản lý, theo dõi việc tính tiền lương, tiền thưởng cho người lao động công ty sử dụng các chứng từ sau: -Bảng chấm công -Phiếu giao nhận sản phẩm -Phiếu giao khoán -Phiếu báo làm thêm giờ -Biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm công việc hoàn thành -Bảng thanh toán tiền lương và BHXH -Các chứng từ đền bù thiệt hại, bù trừ nợ 3.4.2: Kế toán chi tiết tiền lương a. Hệ thống sổ chi tiết: Để quản lý chi tiết việc tính và thanh toán tiền lương cho người lao động công ty mở sổ chi tiết thanh toán cho công nhân viên(sổ chi tiết TK 334, 338) b. Hạch toán chi tiết tiền lương: Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ theo dõi thời gian lao động (bảng chấm công) và kết quả lao động (bảng chấm công và các hợp đồng làm khoán) kế toán tiền lương tính ra tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả công nhân viên và các khoản trích theo lương và tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng, BHXH. 3.4.3: Kế toán tổng hợp tiền lương a. Hệ thống sổ tổng hợp: Để tổ chức việc quản lý, theo dõi tình hình thanh toán tiền lương cho người lao động công ty sử dụng các sổ tổng hợp sau: -Nhật ký chung -Sổ cái TK 334,338 b. Hạch toán tổng hợp tiền lương: Sơ đồ khái quát hạch toán tiền lương TK 338 TK 334 TK 642 SD: TK 622 TK 111 TK 627 SD: 3.4.4. Quy trình ghi sổ Bảng phân bổ tiền lương Sơ đồ 2.3.4.4: Quy trình hạch toán tiền lương Máy tính Nhật ký chung Bảng chi tiết thanh toán cho cnv Sổ cái TK 334, 338 Bảng cân đối Số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán cho cnv Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu 3.5. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ Do đặc thù riêng của ngành xây dựng nên công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Long đã xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất là công trình, hạng mục công trình.Đồng thời công ty tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên Để tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty áp dụng phương pháp trực tiếp, các chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp vào giá thành công trình, hạng mục công trình đó. Riêng đối với chi ohí sản xuất chung thì không tập hợp trực tiếp như thế vì nó liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình khác nhau,chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp và đến cuối kỳ sẽ phân bổ theo tiêu thức nhân công trực tiếp. Giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình được xác định sau khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Khi đó giá thực tế của sản phẩm là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh liên quan đến công trình từ khi khởi công đến lúc hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng 3.5.1: Chứng từ sử dụng: Các chứng từ công ty sử dụng làm căn cứ cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: -Chứng từ phản ánh hao phí về đối tượng lao động: +Bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ +Bảng phân bổ chi phí trả trước +Các hoá đơn mua vật liệu, công cụ dụng cụ dùng luôn cho sản xuất không qua kho -Chứng từ phản ánh hao phí về tư liệu lao động: +Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ -Chứng từ phản ánh hao phí về lao động sống: +Bảng phân bổ tiền lương và BHXH -Chứng từ phản ánh dịch vụ mua ngoài: +Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng +Phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ của ngân hàng 3.5.2. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm a. Hệ thống sổ chi tiết: Để quản lý việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩn công ty sử dụng sổ chi tiết chi phí sản xuất sản phẩm, sổ này được dùng chung cho các TK 621, 622, 623, 627, 154. b. Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lý như: phiếu xuất vật tư, công cụ dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương, các hoá đơn dịch vụ mua ngoài để ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất. 3.5.3.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm a. Hệ thống sổ tổng hợp: Để thực hiện hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty sử dụng các sổ tổng hợp sau: -Nhật ký chung -Sổ cái TK621, 622, 623, 627, 154 b. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sơ dồ3.3.5.3 khái quát hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm TK 111 TK 621 TK 154 SD: TK133 TK 632 TK 141 TK 334 TK 622 TK 111 TK 623 TK 133 TK 153 TK 112 TK 627 0 TK 133 TK 334 TK 141 SD: 3.5.4. Quy trình ghi sổ Sơ đồ 3.3.5.4: Quy trình hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm Sổ cái TK621, 622, 627, 623, 154 Sổ chi tiết chi phí sản xuất Sổ tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Máy tính Nhật ký chung Bảng cân đối Số phát sinh Báo cáo kế toán Chứng từ phát sinh Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu 3.6. Kế toán nợ phải thu, phải trả Các nghiệp vụ liên quan đến phần hành công nợ phải thu, phải trả là các nghiệp vụ giưă công ty với khách hàng và giữa công ty với nhà cung cấp. 3.6.1. Chứng từ sử dụng: Các chứng từ công ty sử dụng gồm: -Hoá đơn GTGT -Hợp đồng cung cấp dịch vụ -Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có -Chứng từ thanh toán tiền tạm ứng 3.6.2. Kế toán chi tiết công nợ phải thu, phải trả a. Hệ thống sổ chi tiết: Công ty sử dụng sổ chi tiết phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp b. Kế toán chi tiết công nợ phải thu, phải trả: Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến khách hàng, nhà cung cấp mà phát sinh quan hệ thanh toán chậm thì kế toán ghi vào sổ chi tiết phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp. 3.6.3. Kế toán tổng hợp công nợ phải thu, phải trả a. Hệ thống sổ tổng hợp: Các sổ tổng hợp công ty sử dụng gồm: - Nhật ký chung Sổ cái TK131, 331 b. Hạch toán tổng hợp công nợ phải thu, phải trả Sơ đồ hạch toán công nợ phải thu TK 111 TK 131 SD: TK 153 TK 511 TK 3331 SD: Sơ đồ hạch toán công nợ phải trả TK 112 TK 331 TK 211 SD: TK 133 SD: 3.6.4. Quy trình ghi sổ Sơ đồ 2.3.6.4: Quy trình hạch toán các khoản phải thu, phải Chứng từ thanh toán Máy tính Nhật ký chung Sổ chi tiết khoản phải thu, phải trả Sổ cái TK 131, 331 Bảng cân đối Số phát sinh Báo cáo kế toán Sổ tổng hợp chi tiết phải thu, phải trả Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu III. Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty LICOGI – 12: 1. Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty LICOGI - 12 a. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất tại công ty LICOGI 12: Khi đội trưởng gửi các hoá đơn, chứng từ gốc kèm theo bảng kê thanh toán hoá đơn GTGT hoặc bảng tổng hợp thanh toán thực chất là bảng tổng hợp tất cả hoá đơn GTGT, các chứng từ phát sing liên quan đến quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành hạng mục công trình. Sau khi kế toán trưởng, giám đốc phê duyệt thì kế toán thanh toán tiến hành ghi vào sổ có liên quan. Đối với tất cả các chi phí sản xuất có liên quan đến một công trình, một hạng mục công trình đều hạch toán thông qua TK 141 (chi tiết cho từng đối tượng). b. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắy, ảnh hưởng tới chính xác của thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Vì vậy xác đinh đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý công ty sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chứ kế toán tập hợp chi phĩ snr xuát, từ việc hạch toán ban đầu đến tổ chức tập hợp chi phí sản xuất tổ chức số liệu, ghi chép tài khoản, sổ chi tiết. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty LICOGI 12 là từng công trình, hạng mục công trình nhận thầu. Mỗi công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành đều được mở sổ chi tiết để theo dõi tập hợp các khoản mục chi phí: Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sản xuất chung Trong đó chi phí sản xuất chung lại được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố như: chi phí quản lý nhân viên, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Cuối mỗi tháng căn cứ vào các chứng từ gốc chi phí sản xuất của tất cả các công trình, hạng mục công trình trong tháng kế toán viên tiíen hành lên các sổ theo dõi chi phí sản xuất riêng từng công trình. Trong chuyên đề thực tập em xin lấy số liệu về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở một công trình theo phương thức khoán là công trình Trường tiểu học Lĩnh Lam. 2. Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty: 2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp (CPNVLTT): CPNVLTT của công ty nói riêng cũng như của các đơn vị xây lắp nói chung gồm có: Chi phí nguyên vật liệu chính: Gạch, ngói, xi măng, cát, sỏi, sắt, thép, đá, … Chí phí nguên vật liệu phụ: vôi, sơn, dây buộc, … Chi phí vật liệu kết cấu: kèo cột, giàn giáo, … Chi phí vật liệu trực tiếp khác. CPNVLTT là loại chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành công trình, hạng mục công trình. Do đó việc hạch toán chính xác đầy đủ nguyên vật liệu trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt trong xác định mức tiêu hao vật chất thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây dựng. Do là một loại chi phí trực tiếp nên toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng sử dụng là công trình, hạng mục công trình theo giá thực tế của từng loại nguyên vật liệu đó. Chi phí nguyên vật liệu để đáp ứng khoản mục CPNVLTT công ty sử dụng TK 621 “CPNVLTT” giá trị vật tư nhập xuất tồn kho được đánh giá theo giá thực tế. Chi phí nguyên vật liệu phát sinh cho đối tượng nào được hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó theo giá thực tế đích danh. Nguyên vật liệu trong kho trong doanh nghiệp rất ít chủng loại và chiếm tỷ trọng nhỏ, doanh nghiệp không tiến hành nhập kho nguyên vật liệu rồi xuất kho nguyên vật liệu khi cần thiết mà chỉ dự trữ theo một lượng nhỏ. Tuỳ thược vào từng công trình cụ thể mà doanh nghiệp mua nguyên vật liệu cho công trình đó ngay tại nơi diễn ra công trình. Do đó nguyên vật liệu mua ngoài sử dụng ngay không qua kho chiếm tỷ trọng lớn . Đối với công trình mà công ty trúng thầu sau khi kết hợp, hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư mà bên A công ty tiến hành giao khoán vật liệu xây dựng khi đội xây dựng số 4 trực thuộc công ty chịu trách nhiệm về tiến độ thi công và hạn mức thi công cho công trình đó Chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho công trình là do mua ngoài sử dung ngay cho công trình phần chi phí phát sinh tại công ty do công ty trực tiếp theo dõi việc mua nguyên vật liệu tính toán giá mua, chi phí vận chuyển bốc dỡ đến chân công trình cùng việc viết phiếu xuất kho đồng thời là do đội trường và kế toán đội thực hiện ở trên công ty thì được tiến hành như sau : căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng được duyệt do phòng kế hoạch đề nghị kèm theo bảng giải trình chi phí phần công ty thực hiện hoặc đề nghị thanh toán của đơn vị bán, kế toán định khoản: Nợ TK 141,331 Có TK 111,112,311 Vì chi phí nguyên vật liệu mau ngoài không qua kho cho hoạt động xây lắp căn cứ váo phiếu chi phí, hoá đơn giá GTGT của người bán kế toán định khoản: Nợ TK 621: chi tiết chi từng công trình Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,331,141 Đây là công trình khoán cho đội xây dựng số 4 thực hiện tạm ứng giá trị khối lượng xây lắp nội bộ về càc khoản mục chi phí sản xuất phát sinh thông qua TK 141. Để tiến hành mua vật tư, trả lương cho công nhân phục vụ thi công trình, đội trưởng đội thi công làm bản giải trình tạm ứng cùng giấy đề nghị tạm ứng trình giám đốc và kế toán trưởng, kế toán tiến hành ghi vào Sổ nhật ký chung (Biểu 3.1) Biểu 3.1: Nhật Ký Chung Quý 1\2006 STT Ngày tháng Số hiệu chứng từ Nội dung chứng từ TK đối ứng Số tiền TK Nợ TK Có … ….. ….. ……. ..... ….. ….. 6 20/01/06 PC 06 TT tiền tiếp khách 6427 1111 2.530.000 7 02/01/06 PC262 Chi tạm ứng mua vật tư, trả lương 141 1111 160.000.000 8 04/01/06 PC 09 TT tiền dây, ống nước - Nguyễn Văn Hùng 141 331 268.000 9 07/01/03 PC 43 Tạm ứng chi lương, vật tư Hoàng Văn Hải 141 1111 4.000.000 … ….. ….. ……… ….. ….. ……… 98 31/01/06 HT98 T.Toán tiền xi măng, sỏi 621 141 83.313.000 99 31/01/06 HT98 Thuế GTGT mua xi măng… 1331 141 8.331.300 … …… …. …… ….. ….. …….. 123 25/02/06 HT136 TT tiền thuê máy xúc T3/06 623 141 25.600.000 124 25/02/06 HT136 VAT tiền thuê máy xúc T3/06 1331 141 2.560.000 … ….. ….. ……… ….. ….. ……… 162 24/03/06 HT200 TT tiền lương TT T3/06 3342 141 24.600.000 163 24/03/06 HT200 KC tiền lương TT T3/06 622 3342 24.600.000 164 25/03/06 HT201 Các khoản trích theo lương CNTT 622 338 3.150.000 … …… ….. ……… ….. ….. ……… 300 31/03/06 HT300 TT tiền CCDC, BHLĐ T3/06 6273 141 1.150.000 301 31/03/06 HT301 Tiền thuế GTGT CCDC, BHLĐ 1331 141 115.000 … ….. ….. ……… ….. ….. ……… 402 31/03/06 HT398 TT tiếp khách T3/06 6278 141 5.268.800 Tổng phát sinh Công ty XD và Pt hạ tầng cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Công ty xây dựng 12 Độc lập – Tự do –hạnh phúc Giấy đề nghị tạm ứng Ngày 01/01/2006 Kính gửi: Ông giám đốc Công ty xây dựng Ông kế toán trưởng Tên tôi là: Trần Văn Nam Địa chỉ: Đội xây dựng số 4 Đề nghị tạm ứng số tiền: 160.000.000đ (Một trăm sáu mươi triệu đồng chẵn) Lý do tạm ứng: Mua vật tư, trả lương công nhân thi công công trình trường tiểu học Lĩnh Nam. Thời hạn tạm ứng: Duyệt tạm ứng: Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Người đề nghị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Giấy đề nghị tạm ứng sau khi được giám đốc công ty và kế toán trưởng ký duyệt sẽ được chuyển đến kế toán tiền mặt để viết phiếu chi: Phiếu chi số: PC 262 Ngày 02 tháng 1 năm 2006 Nợ: 111 Có: 111 Họ tên người nhận tiền: Trần Văn Nam Địa chỉ: Đội xây dựng số 4 Lý do chi: Tạm ứng mua vật tư và trả lương Số tiền: 160.000.000 (Một trăm sáu mươi triệu đồng chẵn) Kèm theo ………………….. Chứng từ gốc Thủ trưởng ĐV Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (đóng dấu) Phiếu chi sẽ được chuyển đến giám đốc công ty và kế toán trưởng ký duyệt sau đó tới thủ quỹ để xuất tiền chi tạm ứng cho công trình. Đội trưởng đội xây dựng sau khi nhận khoán sẽ căn cứ vào dự toán từng công trình để xác định lượng vật tư cần thiết phục vụ cho thi công, nhằm đảm bảo tiết kiệm tránh lãng phí, ứ đọng vốn, chủ công trình sẽ chủ động mua vật tư khi có nhu câù. Vật tư mua về sẽ chuyển đến chân công trình mà không qua kho không sử dụng phiếu xuất kho, nhập kho. Trị giá thực tế vật tư xuất khi dùng cho thi công công trình sẽ báo giá mua NVL (không bao gồm thuế GTGT) và chi phí vận chuyển đến chân công trình. Cuối tháng, nhân viên thống kê đội sẽ gửi các hoá đơn mua vật tư kèm chứng từ vận chuyển cùng bảng kê thanh toán hoá đơn GTGT do đội trưởng đội xây lắp lập về phòng kế toán. Biểu 3.2: Tổng hợp số liệu từ các hoá đơn, chứng từ có được CPNVLTT phát sinh trong tháng 3/ 2006: Tổng công ty cổ phần cơ giới và cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Xây lắp licogi – licogi 12 độc lập - tự do - hạnh phúc Bảng kê thanh toán hoá đơn GTGT Họ và tên người đề nghị: Trần văn Nam Công trình trường tiểu học Lĩnh Nam HT 301 STT Số hoá đơn Nội dung Số tiền mua hàng Tiền thuế GTGT Tổng cộng tiền hàng Ghi chú 1 123659 TT tiền mua CCDC, HLĐ 1.150.000 115.000 1.265.000 2 123706 Mua cát 18.500.000 1.850.000 20.350.000 ….. ….. ….. …… …… …….. ….. ….. ….. ……. …… …….. Tổng cộng 198.387.300 19.838.730 218.226.030 Ngày 31 tháng 3 năm 2006 Giám đốc duyệt kế toán trưởng người đề nghị Biểu 3.3 Sổ chi tiết tài khoản 141 Quý 1/2006 STT Ngày tháng Số hiệu Nội dung Tài khoản đối ứng Số tiền Nợ Số tiền Có Nợ Có … ….. ….. …….. …. …. …… …… 13 02/01/06 Pc 262 Tạm ứng mua vật tư, trả lương 141 1111 160.000.000 14 04/01/06 PC 09 TT tiền dây, ống nước 141 331 268.000 15 07/01/03 PC 43 Tạm ứng chi lương, vật tư Hoàng Văn Hải 141 1111 4.000.000 … ….. …. …… …. …. …… ……. 52 31/01/06 HT98 T.Toán tiền xi măng, sỏi 621 141 83.313.000 53 31/01/06 HT98 Thuế GTGT mua xi măng… 1331 141 8.331.300 99 25/02/06 HT136 TT tiền thuê máy xúc T3/06 623 141 25.600.000 100 25/02/06 HT136 VAT tiền thuê máy xúc T3/06 1331 141 2.560.000 … ….. ….. …… …. …. …….. 352 31/03/06 HT300 TT tiền CCDC, BHLĐ T3/06 6273 141 1.150.000 353 31/03/06 HT301 Tiền thuế GTGT CCDC, BHLĐ T3/06 1331 141 115.000 354 31/03/06 HT398 TT tiếp khách T3/06 6278 141 5.268.800 … ….. …. ….. … …. …… ……. Tổng phát sinh …. …. …….. ………. Biểu 3.4 Sổ chi tiết TK 621 – CPNVLTT Công trình trường tiểu học Lĩnh Nam Quý 1/ 2006 STT Ngày tháng Số hiệu Nội dung TK đối ứng Số tiền Nợ Số tiền Có TK Nợ TK Có … …… …. ….. … …. …… ……. 52 31/01/06 HT119 TT tiền cát, đá CT TTH Lĩnh Lam 621 141 49.876.000 … …. …. ….. …. ….. …… …. 121 31/01/06 HT98 T.Toán tiền xi măng, sỏi 621 141 83.313.000 122 31/03/06 KC K/C CPNVLTT xác định giá trị DD quý 01/06 154 621 310.319.830 Tổng phát sinh 325.659.000 325.659.000 Biểu 3.5 sổ cái tk 621 Quý 1/ 2006 STT Ngày tháng Số hiệu Nội dung TK đối ứng Số tiền Nợ Số tiền Có TK Nợ TK Có 1 31/01/06 HT119 TT tiền cát, đá CT TTH Lĩnh Lam 621 141 49.876.000 2 31/01/06 HT98 T.Toán tiền xi măng, sỏi 621 141 83.313.000 3 05/02/06 HT112 Mua sắt, thép 621 141 65.198.300 ….. …. ….. … ….. ……. …….. 122 31/03/06 KC K/C CPNVLTT xác định giá trị DD quý 01/06 154 621 310.319.830 Tổng phát sinh 325.659.000 325.659.000 Căn cứ vào sổ nhật ký chung cuối kỳ để lập sổ TK 621 (Biểu 2.4). Đồng thời ghi vào nhật ký chung số liệu trên các chứng từ gốcđược phản ánh vào Sổ chi tiết TK 141, Sổ c tiết TK 621 (Biểu 2.3) theo từng công trình trong quý. Số liệu trên sổ chi tiết CPNVLTT làm cơ sở để tổng hợp CPNVLTT cho từng công trình theo quý. Kế toán ghi: Nợ TK 621: 198.387.300 (CT trường tiểu học Lĩnh Lam) Có TK 141: 198.387.300 Đồng thời ghi: Nợ TK 1331: 19.838.730 Có TK 141: 19.838.730 Sau khi tập hợp vào bên Nợ TK 621 cuối kỳ được kết chuyển sang 154 để tính giá thành sản phẩm. 2.2 Kế toán chi phí sản xuất chung (CPSXC): Biểu 2.5 Bảng thanh toán lương cơ bản gián tiếp Quý 1/2006 Họ & tên Mức lương cơ bản Ngày công Hệ số F O Tiền lương ngày công Tiền lương TG Tiền lương F Tổng cộng BHXH + BHYT Tiền Lĩnh 3=290.000*5 4 5 6 7 8 9 10 11 12=3*6% 13=11-12 864.200 22 2,98 864.200 864.200 51.852 812.348 516.200 21 1,78 492.736 492.736 30.972 461.746 423.400 22 1,46 423.400 423.400 25.404 397.996 678.600 19 2,34 3,0 586.064 92.536 678.600 40.716 637.884 678.600 22 2,34 678.600 678.600 40.716 637.884 3.161.000 3.045.000 3.137.536 189.660 2.947.876 Tổng cộng tiền lương trong tháng: 5.794.137 BHYT, BHXH: 189.660 Số tiền thực lĩnh: 5.613.477 * Kế toán chi phí nguyên vật liệu 6271 Căn cứ vào sổ chi tiết TK6271 Tổng phát sinh: 16.050.189 Nợ TK 154: 16.050.189 Có TK 6271: 16.050.189 Trong đó trích BHXH, BHYT, KPCĐ ở công ty là 25%, 6% được khấu trừ vào lương của công nhân viên còn 19% tính vào giá thành sản phẩm xây lắp. Cụ thể BHXH: 15% tiền lương cơ bản BHYT: 2% tiền lương cơ bản KPCĐ: 2% tiền lương thực tế * Kế toán chi phí nguyên vật liệu 6272: - Chi phí CCDC cho hoạt động của đội bao gồm tiền mua, và các khoản chi phí khác về bảo hộ lao động, CCDC phục vụ cho hoạt đọng chung của đội xây lắp. Để tập hợp chi phí này, kế toán sử dụng TK 6273 chi phí CCDC được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình cụ thể: Cuối tháng đội trưởng đội xây dựng gửi hoá đơn, chứng tử thanh toán các khoản chi phí nguyên vật liệu phụ vụ cho hoạt động chung của đội, kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ và ghi vào sổ sách có liên quan. Căn cứ vào các hoá đơn GTGT tập hợp được trong tháng về chi phí CCDC phục vụ cho hoạt động chung của đội có bảng tổng hợp như sau: Biểu 3.6 Sổ chi tiết TK 6272 Quý 1/2006 STT Ngày tháng Số hiệu Nội dung TK đối ứng Số tiền Nợ Số tiền Có Nợ Có 1 31/01/06 HT125 TT tiền CPNVLTT BHLĐ, CCDC T01/06 6272 141 1.100.020 … ….. ….. …….. ….. ….. …… ….. 15 31/03/06 HT320 TT tiền CCDC T01/06 6272 141 1.080.000 16 31/03/06 KC KC CPCCDC 154 6272 3.683.060 Tổng phát sinh 3.683.060 3.683.060 Nợ TK 154: 3.683.060 Có TK6272: 3.683.060 Tương tự đối với TK 6277, 6278 Nợ TK154: 8.850.600 Có TK6277: 8.850600 Nợ TK154: 53.148.707 Có TK6278: 53.148.707 2.3 Kế toán nhân công trực tiếp: Tại công ty LICOGI 12 khoản mục CPNCTT chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành các công trình (khoảng 15%) và hơn nữa có liên quan trực tiếp đến quền lợi của người lao động cũng như nghĩa vụ của đơn vị đối với người lao động và ngược lại. Do vậy hạch toán đúng đủ CPNCTT không chỉ góp phần vào việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành công trình mà còn giúp thanh toán chi trả lương, tiền công kịp thời, khuyến khích, động viên người lao động. Biểu 3.7: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH S T T Ghi Có TK Đối Tượng Sử dụng Mức Lương Cơ bản TK334 – phải trả CNV TK338 – Phải trả phải nộp khác Tổng cộng Lương Thực tế … Cộng KPCĐ BHXH BHYT Cộng 1 2 3 4=3+2 5=4*2% 6=1*15% 7=1*2% 8=5+6+7 9=4+8 1 TK622 CPNCTT 15.220.000 22.160.000 … 22.160.000 443.200 2.283.000 304.400 3.030.600 25.190.600 2 TK 627 CPSXC 7.350.400 10.451.000 … 10.451.000 209.020 465.090 147.008 821.118 11.272.118 Biểu 3.8: Sổ chi tiết TK622 – CPNCTT STT Ngày Tháng Số hiệu Nội dung TK đối ứng Số tiền Nợ Số tiền Có Nợ Có 1 30/01/06 HT140 KC lương NCTT 622 3342 45.544.200 2 30/01/06 HT140 Các khoản trích theo lương CNTT 622 388 50.624.400 … … …. ……. … … ….. ….. 15 31/03/06 HT200 KC lương NCTT T3/06 622 3342 22.160.000 16 31/03/06 HT200 Các khoản trích theo lương CNTT 622 388 3.030.600 17 31/03/06 KC KC CPNCTT xác địnhgiá trị DD quý 1/06 154 622 105.250.200 Tổng phát sinh 106.290.000 105.250.200 2.4 Chi phí sử dụng máy thi công: Máy móc thiết bị phụ vụ cho sản xuấtthi công ở công ty LICOGI 12 bao gồm ôtô, máy xúc, máy ủi, máy lu rung, cần cẩu … Công ty không tổ chức đội máy thi công riêng mà giao trực tiếp cho các đội sử dụng phục vụ thi công công trình hoặc cho các đội thuê xe, máy thi công. Để thực hiện khối lượng xây lắp từng máy, do lượng xe máy thi côg của công ty không nhiều mặt khác các công trình lại nằm phân tán và ở xa công ty, nên các đội công trình có thể thực hiện theo hai cách: sử dụng máy thi công do công ty giao hoặc thực hiện thuê máy thi công. Nếu sử dụng máy thi công do công ty giao cho thì chi phí sử dụng máy thi công bao gồm các khoản tiền lương, khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công; chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và các chi phí khác dùng cho máy thi công ngoài ra còn phải trích khấu hao máy thi công và chi phí sử dụng máy thi côngcủa công trình đó. Cuối mỗi kỳ kế toán công ty tiến hành túnh tổng khấu hao cho toàn bộ TSCĐ trong doanh nghiệp . Số ngày sử dụng máy thi công được tính từ khi có lệnh điều động cho đến khi máy được trả về công ty. Nếu thuê ngoài máy thi công, thông thường việc thuê máy thườngđi kèm người trực tiếp điều khiển và sử dụng cùng với các chi phí nhiên liệu. Do vậy chi phí sử dụng máy thi công phát sinh chỉ bao gồm tiền thuê xe, máy tính trên một giờ hoặc ca máy thi công và tuỳ theo các đièu khoản trong hợp đồng thuê xe, máy thi công. Công trình trường tiểu học Lĩnh Nam là công trình khoán gọn, chủ công trình thuê xe ngoài toàn bộ. Để thực hiện thuê xe, máy thi công chủ công trình phải ký hợp đồng thuê xe máy thi công theo hợp đồng kinh tế. Biểu 3.9 Sổ CHI TIếT TK 623 Quý 1/2006 ST T Ngày tháng Số hiệu Nội dung TK đối ứng Số tiền Nợ Số tiền Có Nợ Có 1 30/01/06 HT92 TT tiền thuê máy ủi máy xúc 623 141 19.800.000 … ….. ….. ……. ….. ….. ……. ……. 15 31/03/06 HT212 TT tiền thuê máy xúc 623 141 24.968.000 25 31/03/06 KC KC CP sử dụng máy thi công 154 623 50.070.500 Tổng phát sinh 50.070.500 50.070.500 2.5 Kế toán chi phí sản xuất cuối kỳ: Để tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ kế toán sử dụng TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK này mở chi tiết cho từng công trình. Cụ thể đối với công trình trường tiểu học Lĩnh Nam, TK này được mở chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ. Căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ chi tiết TK 621, 622,623,627 cuối quý, kế toán lấy số liệu làm kết chuyển chi phí (cột số tiền Có) trên các sổ chi tiết để ghi vào sổ chi tiết TK 154 Nợ TK 154: 519.883.349 Có TK 621: 325.659.000 Có TK 622: 106.290.000 Có TK 623: 50.070.500 Có TK 627: 37.863.849 TK 6271: 16.050.189 TK 6272: 3.638.060 TK 6277: 8.850.600 TK 6278: 9.325.000 Biểu 3.10 Sổ chi tiết TK 154 Quý 1/2006 Số TT Ngày Tháng Số hiệu Nội dung TK đối ứng Số tiền Nợ Số tiền Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 918.709.598 1 31/03/06 KC KC CPNVL – XĐ giá trị DD 154 621 325.659.000 2 31/03/06 KC KC CPNCTT – XĐ giá trị DD 154 622 106.290.000 3 31/03/06 KC KC CPSDMTC – XĐ GTDD 154 623 50.070.500 4 31/03/06 KC KC CPSXC – CPNVQLĐ 154 6271 16.050.189 5 31/03/06 KC KC CPSXC – CPCCDC 154 6272 3.638.060 6 31/03/06 KC KC CPSXC – CPDVMG 154 6277 8.850.600 7 31/03/06 KC KC CPSXC – CP bằng tiền khác 154 6278 9.325.000 31/03/06 XĐ Giá vốn hàng bán 632 154 546.455.571 Tổng phát sinh 1.438.592.947 519.883.349 Số dư cuối kỳ 892.137.376 Biểu 3.11 Sổ cái TK 154 Quý 1/2006 Số TT Ngày Tháng Số hiệu Nội dung TK đối ứng Số tiền Nợ Số tiền Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 5.181.951.498 1 31/03/06 KC KC CPNVL – XĐ giá trị DD 154 621 2.771.535.200 2 31/03/06 KC KC CPNCTT – XĐ giá trị DD 154 622 1.127.667.434 3 31/03/06 KC KC CPSDMTC – XĐ GTDD 154 623 416.250.000 4 31/03/06 KC KC CPSXC – CPNVQLĐ 154 6271 183.434.805 5 31/03/06 KC KC CPSXC – CPCCDC 154 6272 49.222.100 6 31/03/06 KC KC CPSXC – CPDVMG 154 6277 35.242.025 7 31/03/06 KC KC CPSXC – CP bằng tiền khác 154 6278 53.148.707 31/03/06 XĐ Giá vốn hàng bán 632 154 5.710.627.048 Tổng phát sinh 9.818.451.769 4.636.500.271 Số dư cuối kỳ 4.107.824.901 IV. Đối tượng và phương pháp tính giá thành tại công ty LICOGI 12 1. Đối tượng tính ZSP: Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, của sản phẩm xây lắp và tình hình thực tế của công ty mà đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Giá thành sản phẩm sẽ được tính theo từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Kỳ tính giá thành mà công ty thực hiện là theo từng quý. Song tuỳ thuộc vào thời điểm bàn giao công trình, hạng mục công trình đã được quy định trong hợp đồng mà công ty có thể thực hiện kỳ tính giá thành sản phẩm khác nhau. 2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty: Khi công trình hoàn thành và nghiệm thu bàn giao thanh toán có hồ sơ quyết toán công trình hoặc biên bản thanh lý hợp đồng giao thầu. Kế toán tiến hành tính giá thành của công trình đó Phương pháp tính giá thành áp dụng tại công ty LICOGI 12 là phương pháp tính giá thành trực tiếp. Giá thành chi phí thực chi phí thực tế SP hoàn = tế KLXLDD + KLXD phát - Chi phí thực tế Thành đầu kỳ sinh trong kỳ KLDD cuối kỳ Để phản ánh giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành kế toán sử dụng TK 632 – Giá vốn hàng bán. TK này mở chi tíêt cho từng công trình. Biểu 3.12 Sổ chi tiết TK 632 Quý 1/2006 Số TT Ngày Tháng Số Hiệu Nội dung TK đối ứng Số tiền Nợ Số tiền Có Nợ Có 31/03/06 KC KC GTDD – XĐ GVHB 632 154 546.455.571 31/03/06 KC KC GVHB – XĐ KQKD 911 632 546.455.571 Tổng phát sinh 546.455.571 546.455.571 Biểu 2.13 Sổ cái TK 632 Quy 1/2006 Số TT Ngày Tháng Số Hiệu Nội dung TK đối ứng Số tiền Nợ Số tiền Có Nợ Có 31/03/06 KC KC GTDD – XĐ GVHB 632 154 5.710.627.048 31/03 KC KC GVHB – XĐ KQKD 911 632 5.710.627.048 Tổng phát sinh 5.710.627.048 5.710.627.048 Phần II: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty LICOGI – 12. I. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty LICOGI – 12. Để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và tồn tại lâu dài mỗi doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp khẳng định chỗ đứng của mình. Trên tiềm lự có hạn, để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh không con đường nào khác doanh nghiệp phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh để mang lại hiệu quả cao nhất. Do vậy hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng trở nên quan trọng đối với công tác kế toán của doanh nghiệp xây dựng nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Tập hợp chi phí một cách chính xác, tính đúng tính đủ giá thành sản phẩm không những tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm mang lại lợi tối đa cho doanh nghiệp. Công ty cổ phần cơ giới và xây lắp số 12 thuộc tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng tuy mới được thành lập và trưởng thành nhưng công ty luôn cố gắng vượt qua những khó khăn trong nền kinh tế thị trường. Là một doanh nghiệp nhà nước mới cổ phần hoá vào năm 2004 xong nó cũng không nằm ngoài quy luật chung đối với các doanh nghiệp mà khi cơ chế kế hoạch hoá tập trung không còn. Trong quá trình phát triển của mình bên cạnh những lĩnh vực địa bàn được giao trước đây, đồng thời công ty phải tự tìm kiếm cơ hội nhằm duy trì, tồn tại và phát triển theo cơ chế thị trường. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là hoạt động xây lắp với mục tiêu đảm bảo chất lượng, mỹ thuật, kỹ thuật, tiến độ thi công đồng thời tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm nâng cao lợi nhuận góp phần tạo ccong ăn việc làm, cải thiện mức sống của cán bộ nhân viên trong công ty. Để thực hiện tốt điều này bên cạnh những quy định, quy chế chung của công ty, công ty LICOGI – 12 đã thực hiện nhiều biện pháp tổng hợp trong đó việc quản lý chi phí tiết kiệm nhằm hạ giá thành sản phẩm là biện pháp quan trọngnhất bởi điều kiện đặc thù của ngành xây dựng là giá bán được xác định trước. Vì vậy việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phsẩm xây lắp có ý nghĩa quyết định tới việc nâng cao lợi nhuận. Để quản lý chi phí, công ty đã áp dụng các biện pháp khác nhau ngoài việc quả lý bằng các định mức kinh tế kỹ thuật, bằng dự toán chi phí và các biện pháp kỹ thuật. Công ty còn tăng cường các biện pháp quản lý chi phí thông qua công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành nói riêng. Với đạc trưng vốn có kế toán có thể phản ánh kịp thời, nhanh chóng những thông tin về chi phí về mặt giá trị đồng thời cung cấp số liệu phục vụ chính xác, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy có thể nói số liệu do kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng rất cần thiết cho quản trị doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả của công ty. Sau ba tháng thực tập tại công ty, dưới giác độ là một sinh viên làm quen với thực tế em xin đưa ra một số đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty LICOGI - 12 1. Ưu điểm: - Về bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng một cách hợp lý hiệu quả phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp xây lắp cũng như phù hợp riêng với đặc điểm riêng của công ty - Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ, chặt chẽ bao gồm những nhân viên kế toán có trách nhiệm nhiệt tình trong công việc, trình độ các nhân viên kế toán tương đối cao lại được bố trí và phân công nhiêm vụ rõ ràngphù hợp với trình độ khả năng của mỗi người. Do vậy bộ máy kế toán có quy mô tương đối phù hợp và đã đảm bảo được khối lượng công việc kế toán tương đối lớn của công ty đồng thời góp phần đắc lực vào công tác quản lý kinh tế tài chính của công ty. Công ty LICOGI – 12 đồng thời áp dụng cả kế toán tài chính và kế toán quản trị đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng. Các báo cáo quản tri được lạp theo từng tháng hoặc khi có yêu cầu về thông tin tức thời. Cùng với hệ thống báo cáo tài chính tạo thành một hệ thống cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh chi tiết, đầy đủ, kịp thời phục vụ lãnh đạo công ty lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và giám sát kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Hình thức kế toán mà công ty áp dụng lạ hình thức nhật ký chung. Hình thức nhật ký chug có ưu điểm là đơn giản, dễ áp dụng, hệ thống sổ không phức tạp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh rõ ràng trên sổ kế toán theo trình tự về thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản, thuận lợi cho việc tổ chức hạch toán cũng như việc kiểm tra đối chiếu số liệu, phù hợp với tổ chức bộ máy kế toán. Công ty thực hiện việc lập, luân chuyển chứng từ và lưu giữ chứng từ theo đúng chế độ kế toán và quy định về luân chuyển chứng từ của Tổng công ty. Bên cạnh những chứng từ kế toán do chế độ kế toán quy định và hướng dẫn ở công ty còn sử dụng các chứng từ khác theo quy định của Tổng công ty và công ty nhằm phục vụ công tác hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty. Hệ thống sổ kế toán được mở đúng chế độ quy định bao gồm các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết đáp ứng yêu cầu tổng hợp số liệu cung cấp thông tin cần thiết cho đối tượng sủ dụng. Với hình thức khoán gọn xuống từng xí nghiệp, đội xây dựng có kêt hợp với sự kiểm tra giám sát tập trung trọng điểm đã gắn liền trách nhiêm vật chất của xí nghiệp, đội thi công tạo điều kiện cho việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành được xác định hợp lý đúng đắn. Các chi phí sản xuất được tập hợp riêng theo từng khoản mục đối tượng tập hợp chi phí tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm theo từng khoả mục yếu tố chi phí. Khi tiến hành thi công công trình nguyên vật liệu trực tiếp thi công công trình được tiến hành mua ngoài là chuyển thẳng đến chân công trình không qua nhập kho đã tiết kiệm được chi phí vận chuyển bốc dỡ và bảo quản nguyên vật liệu vì đặc điểm của ngành xây dựng là các công trình ở rất xa nhau. Do đó công ty không tiến hành dự trữ nguyên vật liệu. Biện pháp này đã giúp công ty tiết kiêm được một khoản chi phí vận chuyển và bốc dỡ lớn, do vậy đã tiết kiệm được chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm. Những ưu điểm về quản lý và tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nêu trên đã có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất àh giá thanh sản phẩm xây lắp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thanh sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng 12 không tránh khỏi những khó khăn tồn tại nhất định cần phải hoàn thiện. 2. Hạn chế: - Về tình hình luân chuyển chứng từ: Cuối tháng nhân viên thông kê ở các tổ đội xây dựng mới gửi các chứng từ về phòngkế toán. Các chứng từ gửi về chủ yếu là các chứng từ gốc (hoá đơn, biên lai thanh lý hợp đồng,bản chấm công, bản ngiệm thu….)cùng bản kê chi phí thi công và giấy thanh toán tạm ứng(đối với hình thức khoán). Do đó công việc của phòng kế toán tập chung dồn vào cuối tháng trong khi ở thời điểm giữa tháng công việc không nhiều, dẫn tới công việc kế toán không được dàn đều trong tháng. Việc tổng hợp, xử lý số liệu vào cuối tháng rất lớn làm cho việc báo cáo kế toán quản trị và báo cáo kế toán tài chính để cung cấp thông tin bị chậm trễ. Mặt khácviệc lập, tổng hợp và gửi chứng từ ở các tổ đội chưa khoa học và hợp lý,bảng kê chi phí lưu hông thực chất là bảng kê các hoá đơn, chứng từ gốc. Do vậy không có nhiều tác dụng trong việc tổng hợp số liệu, kế toán viên viên ở ban tài chính kế toán công ty phải căn cứ vào trên các chứng từ gốc để tông hựp số liệu heo từng khoản mục chi phí, lập định khoản kế toán trên tờ kê hạch toán. Từ đó làm tăng khối lượng công việc kế toán cuối thang, giảm tính chính xác của số liệu tổng hợp được, phản ánh chi phí sản xuất theo khoản mục nhiều khi bị nhâm lẫn giữa các khoản mục. Hơn nữa việc luân chuyển chứng từ chậm đã làm ảnh hưởng đến việc hoàn thuế. Vì theo luật thuế thì chứng từ quá 3 tháng sẽ không được khấu trừ thuế đầu vào. Về kế toán tập hợp chi phí NVLTT Vật liệu sử dụng cho thi công công trình chủ yếu là do công trình mua và vận chuyển thẳng đến chân công trình. Cuối kỳ đội trưởng các đội xây dựng mới gửi hoá đơn, chứng từ thanh toán về phòng kế toán, kế toán chỉ căn cứ vào hoá đơn mua vật liệu, chứng từ vận chuyển hoặc hoá đơn chứng từ vận chuyển và giấy biên nhận (trường hợp vật liệu do ban vật tư cơ giới mua và chuyển ngay đến công trình) để tiến hành định khoản và ghi nhậnchi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kì. Mặc dùchỉ khi có nhu cầu về vật liệu thì chủ công trình mới tiến hành mua nhưng số vật liệu cuối kỳ tại các công trình do chưa sử dụng hết cũng chiếm một khối lượng không nhỏ. Do vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ không được phản ánh đúng. Thực tế chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ bao gồm giá trị nguyên vật liệu thực tế mua trừ đi phần giá trị còn lại chưa sử dụng cuối kỳ cộng thêm phần giá trị nguyên vật liệu còn lại tại công trình từ cuối kỳ trước. Về kế toán sử dụng máy thi công: Công ty sử dụng TK623 để phản ánh chi tiết sử dụng máy thi công, tài khoản này phải được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công bao gồm: tiền công, tiền lương, các khoản trích theo theo lương của công nhân điều khiển máy, nhiên liệu, vật liệu, dụng cụ…do vậy không theo dõi một cách chi tiết từng yếu tố chi phí, việc theo dõi khoản mục chi phí này vì thế chưa được chặt chẽ. II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty LICOGI – 12. Sau một thời gian tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty. Trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường, em xin trình bày một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty * ý kiến thứ nhất về tập hợp chứng từ kế toán: Để giảm bớt khối lượng công việc kế toán cuối tháng, đảm bảo cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho các đối tượng sử dụng, hạn chế những sai sót trong quá trình tổng hợp sử lý thông tin kế toán và nhằm bảo đảm kịp thời chứng từ phục vụ cho quá trình hoàn thuế hàng tháng. Muốn vậy công ty cần phải có quy định yêu cầu các nhân viên thống kê ở các đội xây dựng định kỳ 10-15 ngày phải gửi chứng từ đã tập hợp được về ban tài chính kế toán công ty (nhưng phải quy định thời gian gửi chứng từ chậm nhất là 5 ngày đầu tháng sau). Kế toán công ty tổ chức hướng dẫn nhân viên kế toán các đội lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh tại các công trình, hạng mục công trình trong tháng gửi kèm cùng các chứng từ gốc (hoá đơn, chứng từ vận chuyển…). Bảng tổng hợp chi phí sản xuất cũng là bảng kê các hoá đơn chứng từ, chứng từ gốc có liên quan đến chi phí sản xuất tại công trình, hạng mục công trình tuy nhiên đã có sự phân loại chi phí sản xuất, phản ánh chi phí sản xuất phát sinh trong thángtheo từng khoản mục chi phí, bảng tổng hựp này có thể lập theo mẫu: Công ty xây dựng số 12 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Đội XL số: Từ ngày…tháng…năm đến ngày…tháng…năm Tên công trình: Chứng từ Diễn giải Tổng số Trong đó ghi Nợ các TK, ghi Có các TK 141, 331, … Số Ngày 621 622 623 627 6271 6272 … 6278 Tổng cộng Thực chất của bảng tổng hợp chi phí sản xuất là một bảng kê hoá đơn và các chứng từ gốc phát sinh trong tháng có liên quan đến chi phí sản xuất của công trình, hạng mục công trình đang thi công và bước đầu tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh theo từng khoản mục chi phí. Cuối tháng hoặc đến cuối kỳ gửi chứng từ gốc về ban kế toán của công ty, nhân viên thống kê đội sẽ kèm bảng tổng hợpchi phí sản xuất (tổng hợp các hoá đơn chứng từ, các chi phí phát sinh lần gửi trước đến lần gửi này). Kế toán công ty chỉ cần kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ, kiểm tra đối chiếu giữa các chứng từ gốc với bảng tổng hợp chi phí sản xuất kèm theo xem xét việc phản ánh chi phí phát sinh theo các khoản mục có đúng không, thực hiện những sửa đổi nếu có sai xót. Sau đó kế toán sẽ căn cứ vào các dòng “tổng cộng” làm căn cứ tính toán chi phi sản xuất phát sinh trong kỳ để tiến hành ghi vào các sổ có liên quan. * ý kiến thứ hai về chi phí NVLTT: Ban tài chính kế toáncong ty cần yêu cầu các nhân viên thống kê đội lập bảng kê vật liệu còn lại chưa sử dụng cuối kỳ ở công trình để căn cứ phản ánh chính xác hơn chi phí NVLTT thực tế phát sinh. Bảng kê NVL còn lại cuối kỳ có thể lập theo mẫu: Công ty XD 12 Bảng kê NVL còn lại cuối kỳ Đội XL số: tháng… năm… Tên công trình: STT Tên vật liệu Đơn vị tính Khối lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú Tổng cộng Để lập bảng kê này, nhân viên thống kê đội cùng cán bộ kỹ thuậttiến hành kiểm kếac định khối lượng vật liệu cuối kỳ còn lại tại công trường để tiến hành tính toán ghi vào bảng kê. Bảng kê được lập theo từng công trình hoặc hạng mục công trình theo từng tháng. Mỗi dòng trên bảng kê sẽ được ghi cho một thứ vật liệu. Phương pháp ghi: Cột tên vật liệu: Ghi tên từng thứ vật liệu cuối kỳ còn lại cuối kỳ tại công trường (có thể ghi theo loại vật liệu). Cột dơn vị tính: Ghi đơn vị tính của từng loại vật liệu Cột khối lượng: Ghi khối lượng vật liệu còn lại cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê. Cột đơn giá: Ghi đơn giá của từng vật liệu, giá này có thể ghi theo giá đích danh hoặc theo giá của lần nhập gần nhất. Cột thành tiền: Ghi giá trị từng thứ vật liệu còn lại cuối kỳ. Cột đơn giá và cột thành tiền có thể do kế toán viên ở ban tài chính công ty xác định. Dòng tổng cộng ở cột thành tiền cho bảng tổng giá trị còn lại cuối kỳ và là căn cứ để tính toán xác định chi phí NVLTT thực tế phát sinh để tiến hành ghi sổ. Nếu ở các đội thực hiện việc lập bảng kê NVL còn lại cuối kỳ chưa sử dụng thì cuối tháng thì kế toán tính toán xác định CPNVLTT phát sinh để tiến hành ghi sổ. Để thực hiện việc lập bảng kê vật liệu còn lại cuối kỳ và bảng tổng hợp chi phí sản xuất (ý kiến một) đòi hỏi nhân viên thống kê đội phỉ có trình độ nhất định về kế toán. Do đó ban tài chính kế toán cần tổ chức hướng dân đào tạo cơ bản về luật các chứng từ nói trên cho các nhân viên thống kê đội. Nếu điều kiện công ty không cho phép không thể tổ chức việc kiểm kê NVL còn lại cuối kỳ ở các công trình thì cũng phải tổ chức kiểm kê lượng vật liệu còn lại chưa sử dụng tại công trường xây dựng khi công trình đã hoàn thành. Bởi vì vật liệu có được mua khi có nhu cầu sử dụng xong việc thừa vật liệu trong thi công là điều khó tránh khỏi cho dù là không nhiều. Khi đó tuỳ theo phương thức sử lý lượng vật liệu thừa này mà hạch toán cho phù hợp . Nếu chuyển số vật liệu này sang thi công công trình khác: kế toán thực hiện ghi theo định khoản: Nợ TK621 (chi tiết công trình nhận vật liệu) Có TK 621(chi tiết công trình thừa vật liệu) Nếu thực hiện việc nhập kho số vật liệu thừa kế toán ghi: Nợ TK 152 Có TK 621(chi tiết cho công trình vật liệu thừa) Nếu thực hiện bán số vật liệu thừa không sử dụng hết kế toán có thể tính toán xác định giá vốn vật liệu thừa đem bán và ghi nhạn doanh thu. Song do lượng vật liệu thừa thường ít kế toán có thể ghi giảm chi phí tương ứng với số tiền thu được theo định khoản: Nợ TK 111, 112, 131,… Có TK 3333(nếu có) Có TK 621(chi tiết cho công trình thừa vật liệu) * ý kiến thứ ba về việ tổ chức hệ thống sổ kế toán Công ty nên mở chi tiết TK 141- Tạm ứng và sổ kế toán chi tiết tương ứng như chế độ kế toán xây lắp hướng dẫn. Các tài khoản chi tiết cấp 2 của TK 141 bao gồm: TK 1411- Tạm ứng lương và các khoản phụ cấp theo lương TK 1412- Tạm ứng chio phí khoán vật tư TK 1413- Tạm ứng chi phí khối lượng xây lắp giao khoán TK 1418- Tạm ứng khác( bao gồm các khoản mục còn lại và các khoản tạm ứng cho công nhân viên trong doanh nghiệp) Trong đó các tài khoản này mức chi tiết cho từng đối tượng tạm ứng. Việc mở chi tiết các TK cấp 2 như trên có tác dụng tách biệt phần tạm ứng để thực hiện khói lượng xây lắp giao khoán nội bộ với các khoản tạm ứng khác nhằm có sự quản lý theo dõi chi tiết, chặt chẽ hơn đối với việc tạm ứng và thanh quyết toán chi phí xây lắp giao khoán nội bộ bởi các khoản tạm ứng này thường lớn và có chế độ quản lý khác biệt so với các khoản tạm ứng khác. Công ty nên mở chi tiết TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nhằm phân biệt chi phí sản xuất vào giá thành của từng loại hình sản phẩm dịch vụ trong công ty. Bên cạnh các hoạt động xây dựng, công ty còn thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh khác như: cho thuê cốt pha, dàn giáo, máy thi công … do vậy việc mở TK chi tiết phản ánh chi phí sản xuất cho từng hoạt động là vấn đề cần thiết nhằm có số liệu chi tiết để đánh giá, quản lý từng hoạt động giúp tổng hợp số liệu dễ dàng hơn cho việc lập báo cáo quản trị theo yêu cầu. Các TK chi tiết cấp 2 của TK154 gồm: TK 1541- CPSXKDDD xây lắp TK 1542- CPSXKDDD sản phẩm khác TK 1543- CPSXKDDD dịch vụ chi phí bảo hành * ý kiến thứ tư về chi phí sử dụng máy thi công: Để có thể theo dõi và quả lý khoản mục chi phí này một cách chặt chẽ và chi tiết theo từng yếu tố chi phí, công ty nên mở chi tiết TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: TK 6231 – chi phí nhân công điều khiển máy thi công TK 6232 – chi phí NVL TK6233 – chi phí dụng cụ sản xuất TK 6234 – chi phí khấu hao máy thi công TK 6237 – chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6238 – chi phí bằng tiền khác Các tài khoản này lại tiếp tục được mở chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí để phản ánh các yếu tố chi phí ssử dụng máy thi công ở từng công trình, hạng mục công trình. * ý kiến thứ năm về chi phí sản xuất chung: Kế toán nên phản ánh các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ trên lương của công nhân trực tiếp sản xuất vào TK 6271 cho phù hợp với chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp. Khoản mục kinh phí sản xuất chung phản ánh các chi phí sản xuất liên quan đến hoạt động chung của đội xây lắp, ngoài ra còn phản ánh các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ trên lương của công nhân trực tiếp thi công và công nhân điều khiển máy thi công. Mặc dù việc hạch toán như công ty áp dụng không làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm xây lắp nhưng đã làm thay đổi tỷ lệ các khoản mục chi phí có thể dẫn đến việc hạch toán sai một số chi phí phân bổ theo tiêu thức chi phí NCTT. * ý kiến thứ sáu về việc gaio khoán và thanh lý hợp đồng giao khoán: Hạch toán cung như tạo năng động cho công ty sử dụng nguồn vốn được khoán thi công công trình. Tuy nhiên để cho giá giao khoán phù hợp cới thực tế hơn, công ty nên theo dõi sát xao sự biến động của giá cả thị trường để có mức khoán phù hợp. * ý kiến thứ bảy về việc áp dung kế toán máy trong công tác kế toán: Mặc dù công ty đã trang bị máy vi tính trong công viẹc hàng ngày, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc tính toán các bảng biểu đơn giản, công ty nên đưa phần mền trong tác kế toán, một mặt giảm khối lượng công việc kế toán, đòng thời cũng thuận tiện cho vịêc kiểm tra số liệu khi cần và phục vụ trong công việc quản lý được tốt hơn. Kết luận Trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là một yếu tố khách quan bởi vậy mỗi doanh nghiệp phải có hai con đương để lựa chọn là doanh nghiệp phải thường xuyên tự hoàn thiện mình để chiến thắng trong cạnh tranh hoặc là donh nghiệp bị tụt hậu vượt khỏi quỹ đạo chung của nền kinh tế nếu như không biết phát huy những tiềm năng và nắm bắt kịp thời sự thay đổi trên thương trường. Chính vì vậy công tác kế toqán nói chung và công tác kế toán tập hợp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng càng quan trọng hơn bao giờ hết. Cũng như các doanh nghiệp khác việc tổ chứ đổi mới, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty xây dựng số 12 là hết sưc cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm xây lắp tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Qua thời gian tìm hiểu thực tế ở công ty LICOGI 12 em đã tìm hiểu và nhận thức sâu sắc vai trò của công tác kế toán đối với việc quản lý trong công ty. Với giác độ là sinh viên thực tập trong chuyên đề này em chỉ muốn đóng góp một vài ý kiến chủ quan của cá nhân mình nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty. Từ đó nâng cao hiệu quả công tác kế toán với việc quản lý nói chung và quản lý chi phí nói riêng của công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PHạM thành long cùng các cô chú cán bộ phòng tài vụ công ty cổ phần cơ giới và xây lắp 12 đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khoá của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32411.doc
Tài liệu liên quan