Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty phát triển công trình du lịch DETOURPRO

Qua một thời gian thực tập tại Công ty Phát triển công trình du lịch DETOURPRO đối diện với thực tế về công tác kế toán và đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty. Em đã hoàn thành báo cáo thực tập nghiệp vụ với đề tài “Công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Phát triển công trình du lịch - DETOURORO”. Kết hợp giữa việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tế về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành, em thấy rõ được tầm quan trọng của công tác này. Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, xác định chính xác, kịp thời giá thành sản xuất là yêu cầu tất yếu của công tác kế toán. Và đây là cơ sở cho việc đề ra các biện pháp hữu hiệu để hạ thấp giá thành, giảm chi phí mà vẫn đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Thấy được tầm quan trọng này, cán bộ công ty DETOURPRO cùng toàn bộ công nhân viên đã nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm chi phí hạ giá thành, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã, đang và sẽ trở thành công cụ đắc lực trong hệ thống các giải pháp đó. Bước đầu, công tác kế hoạch tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Phát triển công trình du lịch DETOURPRO đã đáp ứng những yêu cầu nhất định song vẫn tồn tại những thiếu sót. Kết hợp giữa kiến thức học được trên ghế nhà trường, cộng với số kiến thức học hỏi qua thực tế, em đã mạnh dạn đưa ra những ý kiến đề xuất với nguyện vọng hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty. Em hy vọng những ý kiến đề xuất của em sẽ được công ty nghiên cứu và áp dụng.

doc40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty phát triển công trình du lịch DETOURPRO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội. Bản chất của nền kinh tế thị trường là luôn tồn tại những mặt phải, mặt trái của nó và chịu sự tác động hai chiều của các quy luật vốn có. Nếu một doanh nghiệp biết tuân theo những quy luật vốn có đó, biết vận dụng nó tốt thì ngày càng lớn mạnh và ngược lại sẽ bị đào thải ra khỏi thị trường. Chính vì vậy các doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất phải kể đến đó là sự cạnh tranh lẫn nhau mà vũ khí đắc lực để có thể chiến thắng trong cạnh tranh là chất lượng và giá cả. Doanh nghiệp không chỉ sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng cao mà còn phải tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản xuất sản phẩm chỉ để nhằm mục đích tồn tại và tối đa hoá lợi nhuận. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải thực hiện nguyên tắc hạch toán kinh tế trong kinh doanh và đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Do đó, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là công cụ không thể thiếu của hạch toán kinh tế doanh nghiệp. Hạch toán chính xác đầy đủ kịp thời các chi phí sản xuất đã bỏ ra để tính đúng, tính đủ chính xác giá thành sản phẩm từ đó giúp cho các nhà quản lý đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, việc hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp đem lại sự tiết kiệm của lao động xã hội và tăng tích luỹ cho nền kinh tế. Do đó hạ giá thành sản phẩm không chỉ là vấn đề của mỗi người sản xuất, mỗi doanh nghiệp sản xuất mà còn là vấn đề của toàn ngành, toàn xã hội. Với vai trò quan trọng như vậy, vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất phải làm sao tổ chức chi phí hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành một cách khoa học thống nhất, kịp thời để quản lý có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Công ty Phát triển công trình du lịch DETOURPRO cũng không nằm ngoài vấn đề đó, sản phẩm của công ty là các loại xe máy lắp ráp hoàn chỉnh đang gặp phải sự cố cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm trong và ngoài nước, vì vậy vấn đề hạ thấp chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, áp dụng công nghệ hiện đại…là vấn đề công ty đặc biệt chú trọng. Trong thời gian thực tập tại Công ty Phát triển công trình du lịch DETOURPRO đối diện với thực tế, em nhận thấy khâu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có một số vấn đề đáng quan tâm. Được sự giúp đỡ tận tình của phòng kế toán và cô giáo hướng dẫn cộng với sự nỗ lực của bản thân, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty phát triển công trình du lịch DETOURPRO” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của em. Tuy nhiên do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên chắc chắn chuyên đề này sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong sự đóng góp của các thầy cô giáo và các cán bộ kế toán của Công ty Phát triển công trình du lịch DETOURPRO để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo và các cô chú phòng Kế toán trong Công ty Phát triển công trình du lịch DETOURPRO đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp. Phần I Tìm hiểu chung về tổ chức kế toán của đơn vị 1.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Từ yêu cầu thực tế, phòng Kế toán gồm 5 người: - Đứng đầu bộ máy là kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện công tác ở công ty, tham mưu giúp Giám đốc quản lý về mặt tài chính toàn công ty. - 01 kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp chi phí và tính giá thành, kế toán TSCĐ, tổng hợp các báo cáo kế toán. - 01 kế toán thanh toán, tiền lương và BHXH. - 01 kế toán vật tư và thành phẩm kiêm thủ quỹ. - 01 kế toán bán hàng và công nợ. Giữa các bộ phận kế toán này có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, chúng hỗ trợ lẫn nhau để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình như bộ phận kế toán tiền lương BHXH, kế toán TSCĐ, kế toán NVL cung cấp số liệu chi tiết cho kế toán tổng hợp thực hiện nhiệm vụ tập hợp chi phí và tính giá thành nhằm cung cấp số liệu tổng hợp về các loại sản phẩm cho các nhà quản lý trong doanh nghiệp để từ đó đưa ra các biện pháp và điều chỉnh các bộ phận chi phí cấu thành nên sản phẩm như mức khấu hao, định mức tiêu hao NVL và ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản xuất sản phẩm. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty DETOURPRO Kế toán trưởng Kế toán bán hàng và công nợ Kế toán vật tư, thành phẩm kiêm thủ quỹ Kế toán thanh toán, tiền lương và BHXH Kế toán tổng hợp và tính giá thành, kế toán TSCĐ 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán Công ty Phát triển công trình du lịch DETOURPRO là công ty có quy mô vừa, địa bàn hoạt động tổ chức kinh doanh phân tán. Xuất phát từ đặc điểm trên và căn cứ vào điều kiện thực tế và trình độ quản lý của mình, công ty đã tổ chức bộ sổ kế toán của mình theo hình thức kế toán tập trung và áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ có cải biên để phù hợp với đặc điểm của công ty. Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, chương trình kế toán máy do công ty thuê cá nhân lập trình và cài đặt theo hình thức nhật ký chứng từ, sỡ dĩ có điều này là do công ty có quy mô vừa, kinh doanh thương mại và dịch vụ tư vấn, bên cạnh đó bộ phận sản xuất lại có quy mô nhỏ. Công ty sử dụng các sổ kế toán sau để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành. - Sổ chi tiết tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang” - Sổ cái - Bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm - Bảng tổng hợp xuất kho nguyên vật liệu theo loại sản phẩm. Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Phát triển công trình du lịch DETOURPRO Sổ chi tiết Bảng tổng hợp xuất kho, bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm Chứng từ gốc Sổ cái 1.3. Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng: * Hình thức kế toán: Công ty Đầu tư phát triển công trình du lịch DETOURPRO áp dụng hình thức kế toán là nhật ký chứng từ. * Phương pháp kế toán Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đơn vị kế toán sử dụng trong ghi chép là VND ( đồng tiền Việt Nam). * Hệ thống tài khoản và chế độ kế toán: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. * Quy trình ghi sổ của Công ty ( theo hình thức nhật ký chứng từ ) 4 5 8 7 7 7 1 Sổ cái Nhật ký – chứng từ Bảng kê Bảng phân bổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ (thẻ) hạch toán chi tiết Bảng tổng hợp - cân đối Chứng từ gốc (Bảng tổng hợp CTG) Sổ quỹ 7 1 1 1 2 3 1 8 1: Ghi hàng ngày 2, 3, 4, 5, 6, 7: Ghi cuối tháng 8: Quan hệ đối chiếu Phần II. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất 2. Phân loại chi phí sản xuât, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 2.1. Phân loại chi phí sản xuất Có rất nhiều tiêu thức phân loại chi phí sản xuất trong đó điển hình là một số tiêu thức phân loại chi phí sau: a. Phân loại chi phí theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này người ta căn cứ vào tính chất nội dung kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động nào, ở đâu và tác dụng của chi phí đó như thế nào. Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia ra làm 4 yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ nhiên liệu…doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ. Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương phụ cấp và các khoản tính theo lương quy định của lao động trực tiếp sản xuất. Chế tạo sản phẩm thực hiện công việc lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là khoản giá trị hao mòn của tài sản cố định kết tinh vào giá trị sản phẩm sản phẩm hoàn thành. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chi trả các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, nước, điện thoại phục vụ cho hoạt động sản xuất. Chi phí bằng tiền khác: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí trên. Cách phân loại này cho ta thấy được trong quá trình sản xuất cần những loại chi phí nào, cơ cấu tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất để từ đó lập thuyết minh báo cáo tài chính giúp lãnh đạo biết được các loại chi và tỷ trọng của từng loại chi phí trong doanh nghiệp. Ngoài ra còn cung cấp tài liệu để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ tới. Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ các chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về tiền lương và các khoản tính theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất tại phân xưởng, trại sản xuất bao gồm các khoản chi phí về: + Nhân viên quản lý, phục vụ tại phân xưởng, đội, trại sản xuất. + Nguyên vật liệu dùng cho quản lý phục vụ phân xưởng, đội, trại sản xuất. + Chi phí công cụ dùng cho sản xuất. + Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất. + Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất. + Chi phí bằng tiền khác. Cách phân loại chi phí phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và dùng để lập kế hoạch về giá thành cho kỳ tới. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất Có 2 loại chi phí sản xuất Chi phí khả biến: là chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của khối lượng động, số km thực hiện. Chi phí bất biến: là chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động thực hiện. Cách phân loại này có tác dụng lớn trong việc thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận xác định điểm hoà vốn và các quá trình sản xuất kinh doanh từ đó xác định đúng đắn phương hướng để nâng cao hiệu quả chi phí. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và các đối tượng chịu chi phí - Chi phí hạch toán trực tiếp: là chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất chế tạo một loại sản phẩm, một công việc nhất định. - Chi phí phân bổ gián tiếp: là chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm, nhiều công việc, những chi phí này cần phải phân bổ cho các sản phẩm đó theo những tiêu thức phân bổ thích hợp. Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn. Phân loại theo nội dung cấu thành của chi phí Gồm: - Chi phí đơn nhất: là chi phí do một yêu cầu đơn nhất cấu thành như chi phí vật liệu chính dùng trong sản xuất, tiền lương của công nhân sản xuất. - Chi phí tổng hợp: là những chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung. Cách phân loại này giúp cho việc nhận thức được vị trí của từng loại chi phí trong hình thành từng loại sản phẩm để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất thích hợp với từng loại. Phân loại chi phí hợp lý không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác hạch toán mà còn là tiền đề cho việc kiểm tra và phân tích chi phí sản xuất của từng doanh nghiệp cũng như bộ phận cấu thành giá thành sản xuất sản phẩm 2.2.. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Do đặc điểm của doanh nghiệp là chuyên lắp ráp xe máy từ các linh kiện nhập nguyên cục, nguyên kiện và các phụ tùng được nhập trong nước và do đặc điểm của sản phẩm là có tính chất sản xuất hàng loạt, quy trình công nghệ giản đơn chỉ có một bộ phận là phân xưởng lắp ráp, mỗi chiếc xe được tạo nên từ những linh kiện chi tiết giống nhau và bộ nguyên liệu nhập nguyên cục từ Trung Quốc khác nhau, nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty là loại sản phẩm và kế toán tiến hành chi tiết cho từng loại xe, công ty ký hiệu mã số cho từng loại xe như: 371 CPI 110B, 371 CPI 110C, 371CPI 110B2, 371 CPI 110C2, 320 JL 110-Cơ, 320 JL 110-Dĩa, 371 CPI 100-lùn, 371 CPI 100D2, 320 JL 100. Phần III. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu theo dõi thường xuyên liên tục tình hình xuất, nhập, tồn kho vật liệu, sản phẩm hoàn thành tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất tại công ty là Tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Hiện nay tại phòng Kế toán của công ty đã đưa máy tính vào sử dụng và có phần mềm kế toán dành cho quản lý vật tư, do công ty thuê lập trình riêng nên các khoản mục, yếu tố cài đặt phù hợp với thực tế của công ty. “Tài khoản 154” được ký hiệu mã số cho từng loại xe, cuối tháng kế toán xuất nguyên vật liệu chính ghi vào sổ chi tiết “Tài khoản 152” được ký hiệu mã số cho từng loại xe thì số liệu này tương ứng phản ánh trên sổ chi tiết “Tài khoản 154”. Chi phí nhân công trực tiếp tập hợp vào “Tài khoản 154” sau khi đã phân bổ cho từng loại xe. Tuy nhiên các khoản chi phí gián tiếp ở công ty DETOURPRO phát sinh có liên quan đến quản lý phục vụ tại phân xưởng lại không được tập hợp vào “Tài khoản 154” để tính giá thành sản phẩm. Để tính giá thành sản phẩm kế toán đã sử dụng các hoá đơn xuất kho sau đó vào bảng tổng hợp NVL xuất kho, bảng phân bổ tiền lương BHXH, sổ chi tiết TK 154 và lập bảng tính giá thành. Kế toán sử dụng các mã số chi tiết cho từng loại xe. Các bộ phận liên quan như kế toán tiền lương, kế toán TSCĐ, kế toán NVL… cung cấp các số liệu chi tiết liên quan trực tiếp đến sản phẩm cho kế toán tổng hợp và từ đó tiến hành công việc tính giá thành. Tuy nhiên việc lập các bảng tính này, phần mềm máy vi tính không tự lập được mà kế toán phải tự lập. Tại Công ty Phát triển công trình du lịch DETOURPRO khi kế toán hạch toán chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp lại không thông qua các tài khoản trung gian như các Tài khoản 621, 622, 627. Mà lại hạch toán thẳng vào “Tài khoản 154”. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất Tại Công ty Phát triển công trình du lịch DETOURPRO TK 1521 (1) chi tiết theo nhóm sản phẩm TK 154 Chi phí vật liệu chính trực tiếp TK 334, 338 Chi phí nhân công trực tiếp Phần IV. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những loại chi phí trực tiếp cấu tạo nên thực thể sản phẩm. Vật liệu chính là bộ linh kiện của từng loại xe nhập nguyên cục từ Trung Quốc về các linh kiện khác mua trong nước với tỷ lệ nội địa hoá là 15%. Việc xuất dùng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm được quản lý và tuân theo nguyên tắc tất cả nhu cầu sử dụng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất, kế hoạch sản xuất và theo nhu cầu của thị trường về loại sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty chỉ bao gồm giá trị thực tế vật liệu sử dụng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phân xưởng lập phiếu lĩnh vật tư và yêu cầu xuất nguyên vật liệu trên phiếu lĩnh ghi rõ các vật tư cần dùng về số lượng, chủng loại dùng để làm gì, thủ kho căn cứ vào đó để xuất ra. Và phiếu xuất kho đó hàng tháng theo đúng quy định thủ kho gửi lên phòng Kế toán công ty để phân loại chứng từ xuất vật liệu và xác định giá vật liệu xuất dùng trong tháng theo đơn giá bình quân gia quyền. Với: Đơn giá Giá vật liệu tồn đầu kỳ + Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ bình quân = S .lượng vật liệu tồn đầu kỳ + S .lượng vật liệu nhập trong kỳ => Giá thực tế = Số lượng x Đơn giá bình quân xuất kho xuất kho gia quyền Với khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ được kế toán tính toán như sau: Chi phí Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị NVL trực = NVL cho + NVL đưa - NVL còn - phế liệu tiếp trong sản xuất vào sử dụng cuối kỳ thu hồi kỳ còn đầu kỳ cho SX Các số liệu chi tiết về NVL liên quan đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là do kế toán NVL cung cấp cho kế toán tổng hợp để tiến hành phân bổ chi phí NVL cho từng loại xe. - Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 152 kết chuyển trực tiếp sang tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm và một số tài khoản liên quan. - Chứng từ sử dụng: Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính cho từng nhóm xe. Kế toán sử dụng bảng tổng hợp xuất kho cho từng nhóm xe trong tháng, cụ thể: + Tính giá thành thực tế của các linh kiện để đưa vào lắp ráp. VD: Tính giá thực tế xuất kho của linh kiện chân chống phụ CPI. Tồn đầu kỳ 270 chiếc. Thành tiền 5.940.000. Đơn giá bình quân gia quyền 5.940.000 +2.300.000 của chân chống phụ = = 20.000đ 270c + 115c Giá thực tế xuất kho của chân chống phụ = 220c x 20.000 = 4.400.000 Trong kỳ doanh nghiệp tiến hành nhập kho các linh kiện phụ tùng cần thiết để tiến hành lắp ráp xe máy. Căn cứ vào hoá đơn nhập kho, thủ kho tiến hành nhập số phụ tùng đó để tiến hành lắp ráp. Và đây chính là cơ sở số liệu đầu tiên của công ty. Đồng thời căn cứ vào các phiếu nhập kho (biểu số 1) và các phiếu xuất kho (biểu số 2) kế toán lập sổ chi tiết tài khoản 152 – phản ánh tình hình biến động của nguyên vật liệu trong kho (biểu số 4) Biểu số 1 Công ty DETOURPRO Phiếu nhập kho Số:18232 Ngày: 10/12/06 Tên khách hàng : ý Anh Nội dung : Công ty ý Anh Số tiền : 31.306.000 Viết bằng chữ : Ba mươi mốt triệu, ba trăm linh sáu nghìn đồng chẵn Số TT Mã VT Tên vật tư ĐVT S/lg Đơn giá Số tiền VAT Tổng tiền 1 2 3 4 5 6 6DR 9 2DR 4DR 4CPI 1CPI Chân chống phụ Giàn để chân ng.lái Càng xe, bạc ( Càng sau) Chân chống đứng Chân chống đứng Hộp xích (B) Ch Ch Ch Ch Ch Ch 115 188 38 170 24 160 20.000 34.000 94.000 34.000 34.000 60.000 2.300.000 6.392.000 572.000 5.780.000 816.000 9.600.000 230.000 639.200 357.200 578.000 81.600 960.000 2.530.000 7.031.200 3.929.200 6.358.000 897.600 10.560.000 Tổng cộng Chiếu khấu ( 0%) Còn lại 28.460.000 + 2.846.000 = 31.306.000 31.306.000 Căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra từ đầu năm, dựa trên nhu cầu của thị trường về loại sản phẩm của công ty và dựa vào số lượng đã nhập kho còn trong kỳ, kế toán viết phiếu xuất kho các phụ tùng xe máy linh kiện xe máy giao cho phân xưởng để tiến hành lắp ráp. Và mỗi phiếu xuất kho này kế toán đã tập hợp luôn chi phí nguyên vật liệu của từng nhóm xe rồi như phiếu xuất kho số 92 ngày 31 tháng 12 năm 2006 là tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu toàn công ty đã thực chi ra cho việc lắp ráp 220 chiếc CPI 110C là 2.123.059.400 Biểu số 2 Công ty DETOURPRO Phiếu xuất kho Số:92 Ngày: 31/12/06 Tên khách hàng : Nội dung : Lắp (220) CPI 110C Số tiền : 2.123.059.000 Viết bằng chữ : Hai tỷ, một trăm hai mươi ba triệu, không trăm năm mươi chín nghìn, bốn trăm đồng chẵn. Số TT Mã VT Tên vật tư ĐVT S/lg Đơn giá Số tiền VAT Tổng tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 4CPI 5 6CPI 7CPI 8CPI 9 10 11 12CPI 13CPI 14CPI 15 16 17 18CPI 19CPI 20CPI 21CPI 22CPI 23CPI 24 25 26 27CPI 28 29 30CPI 33 34CPI C110C Chân chống đứng Trục c/c đứng (tr.giữa) Chân chống phụ Cần đạp phanh sau Cần di động fanh (đũa fan) Giàn để chân ng.lái Giá bắt biển số Tăng xích Tay xách sau G/đỡ ống g/âm ( tai tre) ống giảm âm ( pô ) Nhông trước Nhông sau Khoá nhôn ( móng hãm ) Lốp trước ( 250 -17 ) Lốp sau (275 -17 ) Săm trước (275 -17) Săm sau (275 -17) Lót vành trước ( 17 x 17 ) Lót vành sau ( 22 x 17 ) Nan hoa Xích tải ắc quy Yên xe Bộ đồ nghề Cần khởi động Cần số ( C ) Nhựa đỡ xích ( C) Giảm sóc trần ( C) LK CPI 110C Ch Ch Ch Ch Ch Ch Ch Bộ Ch Ch Ch Ch Ch Ch Ch Ch Ch Ch Ch Ch Ch Ch Ch Ch Bộ Ch Ch Ch Ch Bộ 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 440 220 33.943 11.999 20.000 16.178 11.498 33.887 4.996 4.431 29.136 6 104.548 23.882 3.464 2.000 41.544 43.429 11.606 11.606 716 716 24.638 40.178 76.998 73.023 15.472 19.430 17.437 3.210 100.252 8.769.795 7.467.460 2.639.780 4.400.000 559.160 2.529.560 7.445.140 1.099.120 974.820 6.409.920 1.320 23.000.560 5.254.040 762.080 440.000 9.139.680 9.554.380 2.553.320 2.553.320 157.520 157.520 5.420.360 8.839.160 16.939.560 16.065.060 3.403.840 4.274.600 3.836.140 706.200 44.110.880 1.929.354.900 7.467.460 2.639.780 4.400.000 559.160 2.529.560 7.445.140 1.099.120 974.820 6.409.920 1.320 23.000.560 5.254.040 762.080 440.000 9.139.680 9.554.380 2.553.320 2.553.320 157.520 157.520 5.420.360 8.839.160 16.939.560 16.065.060 3.403.840 4.274.600 3.836.140 706.200 44.110.880 1.929.354.900 Tổng cộng Chiếu khấu (0%) Còn lại 2.213.059.400 + = 2.213.059.400 2.213.059.400 Căn cứ vào các phiếu xuất kho Nguyên vật liệu như trên kế toán lập bảng tổng hợp nguyên vật liệu cho 9 loại xe được lắp ráp trong tháng (biểu số 3). Biểu số 3 Công ty DETOURPRO Bảng tổng hợp xuất kho Tháng 12/2006 Tên phân xưởng : Phân xưởng lắp ráp Nội dung : Lắp (130)CPI 110B, (220)CPI 110C, (600)CPICPI 110, (9)CPI 110C2, (33)JL 110-Cơ, (61)JL 110-Đĩa, (1170)CPI 100-D2, (120)CPI 100-Lùn, (221)JL 100 Số tiền : 20.516.208.432 Viết bằng chữ : Hai mươi tỷ năm trăm mười sáu triệu, hai trăm linh tám nghìn, bốn trăm ba mươi hai đồng. TT Chứng từ Diễn giải SL Số tiền Ghi chú Số Ngày tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 91 92 93 94 95 96 97 98 99 31/12/2003 31/12/2003 31/12/2003 31/12/2003 31/12/2003 31/12/2003 31/12/2003 31/12/2003 31/12/2003 Lắp CPI 110B Lắp CPI 110C Lắp CPI 110B2 Lắp CPI 110C2 Lắp JL 110-Cơ Lắp JL 110-Dũa Lắp CPI 110-D2 Lắp CPI 110-Lùn Lắp JL 110 130 220 600 9 33 61 1170 120 221 1.209.602.680 2.213.059.400 4.943.808.600 76.312.548 214.842.969 402.993.649 9.003.704.580 881.615.760 1.660.268.246 Tổng cộng 2564 20.516.208.432 Biểu số 4 Công ty DETOURPRO Sổ chi tiết vật liệu Tài khoản 152 - Tên vật liệu: Càng xe bạc (càng sau) Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Đơn giá Nhập Xuất Tồn Số Ngày S.lg Số tiền S.lg Số tiền S.lg Số tiền Tồn đầu tháng 94 2559 240.546 18232 10/12 Nhập kho chưa thanh toán cho người bán 331 94 38 572 2559 244.118 31/12 Xuất kho để sản xuất 154 94 253 23.782 371CPI 110B 130 12.220 371CPI 110B2 600 56.400 320 JL 110-Cơ 9 846 320 JL 110-Đĩa 33 3.102 371CPI 110D2 61 5.734 371CPI 110-Lùn 1170 109.980 371CPI 110B 120 11.280 320 JL 110 221 20.774 Cộng phát sinh 38 572 2344 Khi xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất theo định kỳ là cuối tháng trên các phiếu xuất kho do nhân viên thống kê phân xưởng gửi lên, kế toán phân loại theo mục đích lắp ráp từng loại xe, từ bảng này kế toán lập nên “Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu” cho từng xe để tính giá thành của từng loại xe. Do đặc điểm của vật liệu đầu vào của sản xuất đó là các linh kiện đưa vào lắp ráp trong một nhóm xe, có các linh kiện dùng chung cho từng loại xe, chỉ riêng bộ linh kiện nhập nguyên cục từ Trung Quốc về là dùng riêng cho từng loại. Do vậy dựa trên bảng tổng hợp xuất kho (biểu số 3) cho từng nhóm xe, kế toán phản ánh lên sổ chi tiết. Tài khoản 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” theo mã số của từng loại xe được lắp ráp, kế toán tập hợp khoản chi phí này vào Tài khoản 154 qua các bút toán: Nợ TK 154: 20.516.208.432 Chi tiết : 154 (371CPI 110B) 1.209.602.680 154 (371CPI 110C) 2.123.059.400 154 (371CPI 110B2) 4.943.808.600 154 (371CPI 110C2) 76.312.548 154 (320 JL 110-Cơ) 214.842.969 154 (320 JL 110-Đĩa) 402.993.649 154 (371 CPI 110D2) 9.003.704.580 154 (371 CPI 110-Lùn) 881.615.760 154 (320 JL 110) 1.660.268.246 Có TK 152 20.516.208.432 Chi tiết : 152 (371CPI 110B) 1.209.602.680 152 (371CPI 110C) 2.123.059.400 152 (371CPI 110B2) 4.943.808.600 152 (371CPI 110C2) 76.312.548 152 (320 JL 110-Cơ) 214.842.969 152 (320 JL 110-Đĩa) 402.993.649 152 (371 CPI 110D2) 9.003.704.580 152 (371 CPI 110-Lùn) 881.615.760 152 (320 JL 110) 1.660.268.246 Số liệu sẽ được phản ánh lên số các Tài Khoản 154 3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương theo đúng chế độ như bảo hiểm y tế, BHXH, kinh phí công đoàn. Hình thức trả lương hiện nay công ty đang áp dụng để trả cho công nhân trực tiếp là hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể với đơn giá lắp một chiếc xe máy do công ty giao là: 50.000đ/1 chiếc, không phân biệt loại xe. Việc cung cấp số liệu về chi phí nhân công trực tiếp là do kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương chuyển cho kế toán tổng hợp để tiến hành phân bổ khoản chi phí này cho từng chiếc xe. Theo đơn giá đã định sẵn cho từng đơn vị sản phẩm nhân viên phân xưởng có trách nhiệm theo dõi số sản phẩm hoàn thành thời gian lao động của từng công nhân để làm cơ sở cho kế toán tiền lương lập bảng thanh toán lương. Với hình thức này tiền lương phải trả theo chi phí sản phẩm được tính như sau: Tiền lương phải trả Số lượng sản phẩm Đơn giá lương đối với sản phẩm A = hoàn thành x sản phẩm Mỗi công nhân sẽ được lương theo hệ số cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của từng người. Lt Công thức: Li = x Ti Hi n Ti Hi i=1 Trong đó: Li : Tiền lương sản xuất của lao động i Ti : Thời gian làm việc thực tế của lao động i Hi : Hệ số lương cấp bậc của lao động i Lt : Tổng tiền lương sản phẩm tập thể n : Số lượng lao động của tập thể Trong phân xưởng của công ty đã hoàn thành nhập kho là : 2.564 chiếc. Với đơn giá lương cho việc hoàn thành một chiếc xe là : 50.000đ/1 chiếc Số tiền lương phải trả cho người lao động trên số sản phẩm hoàn thành là: 2.564chiếc x 50.000 = 128.200.000đ Kế toán tiền lương có nhiệm vụ tính toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, lập “Bảng thanh toán lương” (Biểu số 5) để chi trả lương cho từng người lao động và ghi vào sổ chi tiết sản xuất mở cho phân xưởng. Sau đó kế toán giá thành nhận bảng thanh toán tiền lương từ kế toán tiền lương, lập bảng phân bổ tiền lương BHXH. Khi sử dụng chương trình kế toán, trên màn hình kế toán tiền lương điền các thông tin nợ Tài khoản 154, mã số ký hiệu nhóm sản phẩm, chương trình sẽ hiện tên “Sổ chi tiết tài khoản 154 theo mã số ký hiệu đó” căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương (biểu số 6) kế toán định khoản vào sổ chi tiết Tài khoản 154. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp rồi kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm, kế toán tập hợp khoản chi phí này là: Nợ TK 154 134.235.264 Chi tiết : 154 (371CPI 110B) 6.820.886 154 (371CPI 110C) 11.543.037 154 (371CPI 110B2) 31.481.010 154 (371CPI 110C2) 473.214 154 (320 JL 110-Cơ) 1.731.455 154 (320 JL 110-Đĩa) 3.200.569 154 (371 CPI 110D2) 61.387.969 154 (371 CPI 110-Lùn) 6.296.202 154 (320 JL 110) 11.301.922 Có TK 334 (1) 128.200.000 Có TK 338 6.035.204 Biểu số 5 Công ty DETOURPRO Bảng thanh toán tiền lương theo sản phẩm Tháng 12/2006 Biểu số 6 Công ty DETOURPRO Bảng phân bổ tiền lương và các khoản tiền lương Tháng 12/2006 Biểu số 7: Công ty DETOURPRO Sổ chi tiết ( Theo loại xe ) TK 154 – Chi phí kinh doanh dở dang Tháng 12/2006 TT Số CT Ngày Nội dung TK ĐƯ PS Nợ PS Có * Mã HD 371( CPI 110B) 1 91 31/12/03 Xuất HĐ 371 (CPI110B) 152 1.209.602.680 2 01 31/12/03 Lương lắp 130 xe 33 6.500.000 3 1 31/12/03 BHXH, BHYT, KPCĐ 338 306.002 4 1 31/12/03 Nhập kho 130 xe 155 1.216.408.682 * Mã HD 371(CPI 110C) 5 92 31/12/03 Xuất HĐ 371 (CPI 110C) 152 2.123.059.400 6 01 31/12/03 Lương lắp 220 xe 334 11.000.000 7 01 31/12/03 BHXH, BHYT, KPCĐ 338 517.847 8 01 31/12/03 Nhập kho 220 xe 155 2.134.577.247 * Mã HD 371(CPI 110B2) 9 93 31/12/03 Xuất HĐ 371 (CPI 110B2) 152 4.943.808.600 10 01 31/12/03 Lương lắp 600 xe 334 30.000.000 11 01 31/12/03 BHXH, BHYT, KPCĐ 338 1.412.309 12 01 31/12/03 Nhập kho 600 xe 155 4.975.220.909 * Mã HD 371(CPI 110C2) 13 94 31/12/03 Xuất HĐ 371 (CPI 110C2) 152 76.312.548 14 01 31/12/03 Lương lắp 9 xe 334 450.000 15 01 31/12/03 BHXH, BHYT, KPCĐ 338 21.185 16 01 31/12/03 Nhập kho 9 xe 155 76.783.733 * Mã HD 320 (JL-Cơ) 17 95 31/12/03 Xuất HĐ 320 (JL-Cơ) 152 214.842.969 18 01 31/12/03 Lương lắp 33 xe 334 1.650.000 19 1 31/12/03 BHXH, BHYT, KPCĐ 338 77.677 20 1 31/12/03 Nhập kho 33 xe 155 216.570.646 * Mã HD 320 (JL-Đĩa) 21 96 31/12/03 Xuất HĐ 371 (CPI 110C2) 152 402.993.649 22 01 31/12/03 Lương lắp 61 xe 334 3.050.000 23 01 31/12/03 BHXH, BHYT, KPCĐ 338 143.585 24 01 31/12/03 Nhập kho 61 xe 155 406.187.234 * Mã HD 371 CPI110P2 25 97 31/12/03 Xuất HĐ 371 (CPI110P2) 152 9.003.704.550 26 01 31/12/03 Lương lắp 1170 xe 334 58.500.000 27 01 31/12/03 BHXH, BHYT, KPCĐ 338 2.754.001 9.064.958.581 28 01 31/12/03 Nhập kho 1170 xe 155 * Mã HD 371 CPI110Lùn 29 98 31/12/03 Xuất HĐ 371 (CPI110P2) 152 881.615.760 30 01 31/12/03 Lương lắp 1170 xe 334 6.000.000 31 01 31/12/03 BHXH, BHYT, KPCĐ 338 282.461 32 01 31/12/03 Nhập kho 1170 xe 155 887.898.221 * Mã 320JL 110 33 98 31/12/03 Xuất HĐ 320 (JL 110) 152 1.660.268.246 34 01 31/12/03 Lương lắp 221 xe 334 11.050.000 35 01 31/12/03 BHXH, BHYT, KPCĐ 338 520.200 36 01 31/12/03 Nhập kho 221 xe 155 1.671.838.446 Cộng 20.650.443.699 Biểu số 8 Công ty DETOURPRO Sổ Cái Tài khoản 154 Tháng 12/2004 Nội dung Nợ Có Dư đầu kỳ Cộng phát sinh 20.642.043..969 20.642.043..969 Dư cuối kỳ Tài khoản đối ứng Ghi nợ TK 154 Ghi có TK Số tiền 152 20.516.208.432 334 128.000.000 338 6.035.264 Cộng 20.642.043.969 Ghi có TK 154 Ghi nợ TK Số tiền 155 20.642.043.969 Cộng Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành nó giúp cho việc tính giá thành hợp lý nhằm tạo điều kiện cho việc xác định giá bán, tính toán lợi nhuận dễ dàng hơn từ đó đưa ra các biện pháp giảm giá thành bằng cách giảm chi phí. 3.3. Kế toán tổng hợp sản xuất ở công ty DETOURPRO Mỗi loại xe do công ty lắp ráp được hình thành từ một loại linh kiện riêng, công ty thực hiện việc tính giá thành riêng cho từng loại xe, mỗi loại xe được quy định mã số riêng. Do doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn nên đã áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn: Công thức: Zsx = Dđk + C - Dck Zsx z = Q Trong đó: Zsx : Tổng giá thành sản xuất của loại sản phẩm z : Giá thành đơn vị Q : Khối lượng sản phẩm hoàn thành Dđk, Dck : Giá thành sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ ở đây, trước hết ta xét công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang : Đánh giá sản phẩm dở dang là công việc rất cần thiết đối với công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, qua đó để xác định số chi phí sản xuất tính cho số sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. ở công ty DETOURPRO, thực tế là có phát sinh khoản chi phí này cuối tháng tại phân xưởng có sản phẩm làm dở và những linh kiện xuất ra chưa lắp ráp nhưng do đặc điểm của quy trình sản xuất lắp ráp giản đơn, sản phẩm làm dở cuối kỳ còn lại là rất ít và thời gian để hoàn thành để hoàn thành sản phẩm dở này rất ngắn có thể xong ngày vào ngày đầu tiên của tháng sau, trong tháng không có sản phẩm hỏng nên kế toán coi như xuất nguyên vật liệu ra bao nhiêu thì kết tinh vào sản phẩm hoàn thành bấy nhiêu, chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành nên tại công ty DETOURPRO có Zsx = C. C zđơn vị = Q Ví dụ: Xe CPI 110 Có vật liệu chính trực tiếp là một bộ linh kiện nhập nguyên cục từ Trung Quốc về (Linh kiện 110B) và các chi tiết linh kiện loại CPI khác mua trong nước chiếm khoảng 15%. Mã hoá cho nhóm xe là 371. Phần mềm kế toán mà công ty áp dụng không tính được giá thành cho từng loại xe mà kế toán phải lập bảng tính giá thành để tính giá thành cho từng loại xe. Số liệu để tính giá thành được lấy từ “Bảng tổng hợp xuất kho” (Biểu số 3) do kế toán giá thành lập trên cơ sở số liệu các “Hoá đơn xuất kho” (Biểu số 2) và chi phí nhân công trực tiếp trong tháng phân xưởng lắp ráp có những loại sản phẩm là CPI 110B, CPI 110C, CPI 110B2,CPI 110C2, JL 110-Cơ, JL 110-Đĩa, CPI 100D2, CPI 100-Lùn, JL 100. Căn cứ vào biểu số 6 kế toán phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng chiếc xe là: 134.235.264 Chi phí đơn vị = = 52.534đ/1 xe 2.564 Để tính giá thành sản phẩm, kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp nguyên vật liệu và bảng phân bổ tiền lương – BHXH, để tính ra giá thành đơn vị sản phẩm. Để lập bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu kế toán phải căn cứ vào các hoá đơn xuất kho (biểu số 2) cho từng loại xe và bảng tổng hợp xuất kho (biểu số 3) và số lượng sản phẩm hoàn thành cuối kỳ. Tính chi phí cho nguyên vật liệu cho từng đơn vị sản phẩm là: Tổng chi phí NVL của loại xe đó = Số xe hoàn thành nhập kho Cụ thể: 1.209.602.680 Chi phí NVL xe CPI 110B = = 9.304.636 130 2.123.059.400 Chi phí NVL xe CPI 110C = = 9.650.270 220 4.943.808.600 Chi phí NVL xe CPI 110B = = 8.239.681 600 76.312.548 Chi phí NVL xe CPI 110C2 = = 8.479.172 9 214.842.969 Chi phí NVL xe JL 110-Cơ = = 6.510.393 33 402.993.649 Chi phí NVL xe JL 110-Đĩa = = 6.606.453 61 9.003.704.580 Chi phí NVL xe JL 100-D2 = = 7.695.474 1170 881.615.760 Chi phí NVL xe JL 100-Lùn = = 7.346.798 120 1.660.268.246 Chi phí NVL xe JL 100 = = 7.512.526 221 Lập bảng tính giá thành sản phẩm tháng 12 Chi phí nhân công phân bổ cho từng đơn vị loại xe là : 52.354đ/1xe - Giá thành đơn vị xe CPI 110B = 9.304.636 + 52.354 = 9.356.990 Tổng giá thành của 130 xe là: 9.356.990 x 130 = 1.216.408.700 - Giá thành đơn vị xe CPI 110C = 9.650.270 + 52.354 = 9.702.624 Tổng giá thành của 220 xe là: 9.702.624 x 220 = 2.134.577.280 - Giá thành đơn vị xe CPI 110B2 = 8.239.681 + 52.354 = 8.292.035 Tổng giá thành của 600 xe là: 8.292.035 x 600 = 4.972.221.000 - Giá thành đơn vị xe CPI 110C2 = 8.479.172 + 52.354 = 8.531.526 Tổng giá thành của 9 xe là: 8.531.526 x 9 = 76.783.734 - Giá thành đơn vị xe JL-Cơ = 6.510.393 + 52.354 = 6.562.747 Tổng giá thành của 33 xe là: 6.562.747 x 33 = 216.570.651 - Giá thành đơn vị xe JL-Đĩa = 6.606.453 + 52.354 = 6.658.807 Tổng giá thành của 61 xe là: 6.658.807 x 61 = 406.187.277 - Giá thành đơn vị xe CPI 110D2 = 7.695.474 + 52.354 = 7.747.828 Tổng giá thành của 1170 xe là: 7.747.828 x 1170 = 9.064.958.760 - Giá thành đơn vị xe CPI 100-Lùn = 7.346.798 + 52.354 = 7.399.152 Tổng giá thành của 120 xe là: 7.399.152 x 120 = 887.898.240 - Giá thành đơn vị xe JL 100 = 7.512.526 + 52.354 = 7.564.880 Tổng giá thành của 221 xe là: 7.564.880 x 221 = 1.671.838.480 Biểu số: Công ty DETOURPRO Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu Tháng 12/2006 Mã VT Tên VT ĐVT Số lượng CP Đơn vị Tổng 371 CPI1 CPI110B Bộ 130 9.304.636 1.209.602.000 371 CPI2 CPI110C Bộ 220 9.650.270 2.123.059.400 371 CPI3 CPI110B2 Bộ 600 8.239.681 4.943.808.600 371 CPI14 CPI110C2 Bộ 9 8.479.172 76.312.548 320 JL1 JL 110 Cơ Bộ 33 6.510.393 214.842.969 320 JL2 JL 110 Đĩa Bộ 61 6.606.453 402.993.649 371 CPI5 CPI100D2 Bộ 1170 7.695.474 9.003.704.580 371 CPI6 CPI100 Lùn Bộ 120 7.346.798 881.615.760.000 320 JL3 JL 100 Bộ 221 7.512.526 166.268.240.000 Biểu số 9 Công ty DETOURPRO Bảng tính giá thành Tháng 12/2006 TT Tên sản phẩm Mã sản phẩm ĐVT Số lượng Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Giá thành đơn vị Tổng giá thành 1 CPI 110B 371 CPI 1 Ch 130 9.304.636 52.354 9.356.990 1.216.408.700 2 CPI 110C 371 CPI 2 Ch 220 9.650.270 52.354 9.702.624 2.134.577.280 3 CPI 110B2 371 CPI 3 Ch 600 8.239.681 52.354 8.292.035 4.975.221.000 4 CPI 110C2 371 CPI 4 Ch 9 8.479.172 52.354 8.531.526 76.783.734 5 JL 110-Cơ 320 JL 1 Ch 33 6.510.393 52.354 6.562.747 216.570.651 6 JL 110-Đĩa 320 JL 2 Ch 61 6.606.453 52.354 6.658.807 406.187.227 7 CPI 110D2 371 CPI 1 Ch 1170 7.695.474 52.354 7.747.828 9.064.958.760 8 CPI 110-Lùn 371 CPI 1 Ch 120 7.346.798 52.354 7.399.152 887.898.240 9 JL 110-Cơ 320 JL 3 Ch 221 7.512.526 52.354 7.564.880 1.671.838.480 Cộng 20.650.444.072 Kết luận Qua một thời gian thực tập tại Công ty Phát triển công trình du lịch DETOURPRO đối diện với thực tế về công tác kế toán và đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty. Em đã hoàn thành báo cáo thực tập nghiệp vụ với đề tài “Công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Phát triển công trình du lịch - DETOURORO”. Kết hợp giữa việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tế về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành, em thấy rõ được tầm quan trọng của công tác này. Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, xác định chính xác, kịp thời giá thành sản xuất là yêu cầu tất yếu của công tác kế toán. Và đây là cơ sở cho việc đề ra các biện pháp hữu hiệu để hạ thấp giá thành, giảm chi phí mà vẫn đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Thấy được tầm quan trọng này, cán bộ công ty DETOURPRO cùng toàn bộ công nhân viên đã nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm chi phí hạ giá thành, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã, đang và sẽ trở thành công cụ đắc lực trong hệ thống các giải pháp đó. Bước đầu, công tác kế hoạch tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Phát triển công trình du lịch DETOURPRO đã đáp ứng những yêu cầu nhất định song vẫn tồn tại những thiếu sót. Kết hợp giữa kiến thức học được trên ghế nhà trường, cộng với số kiến thức học hỏi qua thực tế, em đã mạnh dạn đưa ra những ý kiến đề xuất với nguyện vọng hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty. Em hy vọng những ý kiến đề xuất của em sẽ được công ty nghiên cứu và áp dụng. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo và các anh chị phòng Kế toán đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này Hà Nội, ngày tháng năm Sinh viên Đặng Kỳ Lân Mục lục Lời mở đầu 1 Phần I. Tìm hiểu chung về tổ chức kế toán của đơn vị 3 1.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 3 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 3 1.3. Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng 4 Phần II. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất 5 2.1. Phân loại chi phí sản xuất 5 2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 8 Phần III. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất 8 Phần IV. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 9 3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 9 3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 17 3.3. Kế toán tổng hợp sản xuất ở công ty DETOURPRO 25 Kết luận 31

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36747.doc
Tài liệu liên quan