Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội, một doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, trong đó kinh doanh hàng gia công may mặc là chủ yếu, việc ký kết hợp đồng, tìm kiếm đối tác tiêu thụ là mục đích hàng đầu. Nhận thức được điều này, ban lãnh đạo của công ty đã thay đổi chính sách theo qui định của nhà nước, phù hợp với nền kinh tế thị trường và một điều không thể thiếu là công ty đã áp dụng nhanh chóng được các chính sách mới trong công tác của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công tác đổi mới chính sách theo qui định của nhà nước đẫ giúp công ty quản lý chi phí sản xuất, tiết kiệm giá thành, tăng thu nhập của doanh nghiệp.
Vì vậy, sự phát triển của công ty gắn liền với công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công ty đã từng bước chiếm được lòng tin của khách hàng trong và ngoài nước. Công ty đã phát huy được sức mạnh của mình về hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc xuất khẩu để kinh doanh ngày càng phát triển, đứng vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt.
72 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu đầu tư Thanh niên Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm: ZTP = Σ CZn
Chương II
Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư thanh niên Hà Nội
Đặc điểm chung của Doanh nghiệp.
Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp.
Cuối năm 1980 đầu năm 1990, ngành công nghiệp dệt may của nước ta ngày một hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ. Sản phẩm may mặc và đồ thủ công mỹ nghệ đang dần chiếm thị trường trong nước và tìm kiếm thị trường nước ngoài. Nhận thức được điều này, ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập xí nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nhằm:
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.
Dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên.
Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo yêu cầu phân công của Thành đoàn Trung ương, ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phù hợp với pháp luật.
Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội được thành lập ngày 02/4/1992 với tên gọi là Xí nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, là một đơn vị nằm trong đội hình tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế Thủ đô. Xí nghiệp vừa là một doanh nghiệp Nhà nước vừa là trung tâm dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên của Thành đoàn Hà Nội.
Khi vừa mới thành lập, Xí nghiệp chỉ có 3 đơn vị: Một xưởng sản xuất (xưởng len), hai phòng kinh doanh. Sau một thời gian ngắn, Xí nghiệp đã thành lập thêm 2 phòng chức năng. Xưởng sản xuất và phòng kinh doanh đều hoạt động có hiệu quả. Ngay từ những năm đầu tiên xí nghiệp đã chiếm được cảm tình của khách hàng về mặt chất lượng sản phẩm. Thông qua phương pháp tổ chức sản xuất xí nghiệp đã thực sự tạo tiền đề cho năm sau.
Năm 1993, Xí nghiệp đã mở rộng kinh doanh, không những xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ra thị trường nước ngoài mà còn thành lập xưởng may hiện đại với 20 máy may công nghiệp. Tháng 12/1993, xưởng may cùng với xưởng giặt đi vào hoạt động. Cùng với sự giúp đỡ của Trung ương Đoàn, xí nghiệp đã vay vốn mở rộng xưởng may thêm 150 máy với đầy đủ các máy may chuyên dùng như là hơi, ép mếch, máy cắt, may hiện đại.
Cuối năm 1994, công ty đã bắt đầu may gia công hàng áo Jacket xuất khẩu. Xưởng len cùng các phòng kinh doanh tiếp tục phát triển đẩy mạnh doanh số. Ngày 20/10/1994, Bộ Thương mại đã cấp giấy phép công nhận đơn vị đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp.
Năm 1995, Công ty đã tăng cường bổ sung một số thiết bị chuyên dùng cho xưởng may. Công nghệ may đã được hoàn thiện và khép kín với thiết bị hiện đại, sản phẩm may như áo Jacket 2 lớp, áo Jacket 3 lớp lớn đã được khách hàng khối EU chấp nhận hàng xuất khẩu theo chỉ tiêu hạn ngạch của Bộ Thương mại. Cuối năm 1996, xưởng len nghỉ hoạt động. Trong thời gian này, công ty vẫn tiếp tục khai thác thị trường trong nước và đã ký kết được một số hợp đồng với các đơn vị sử dụng đồng phục như đồng phục đường sắt, quân đội, đồng phục thuế …
Tháng 9/1996, công ty thành lập thêm xưởng làm gia công phong thiệp cho thị trường Nhật Bản, qua tổ chức sản xuất và dạy nghề đến tháng 12/1996 đã làm ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Đầu tháng 2/1997, đã xuất khẩu được 3 chuyến hàng sang Nhật. Công nghệ sản xuất dần hoàn thiện và ổn định.
Năm 1998 - 1999, bên cạnh việc ổn định sản xuất, công ty tiếp tục tìm kiếm thị trường, phát triển thêm những hướng đi mới theo phương châm đa nghề.
Chính sự mở rộng và phát triển như vậy, ngày 13/4/1999, ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã quyết định đổi tên xí nghiệp thành Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội với tên giao dịch là Hanoi youth production import - export invertment company (HAGASCO), bổ sung một số chức năng ngành nghề sản xuất kinh doanh cho công ty.
Tháng 9/2003, theo chủ trương của Thành phố Hà Nội và yếu tố môi trường nên công ty đã tiến hành giải thể xí nghiệp may, chuẩn bị cho việc chuyển sản xuất ra ngoại thành với quy mô lớn hơn.
Từ năm 2000 đến nay, công ty đã thực sự hoàn thiện cả về cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất. Sản phẩm của công ty ngày càng chiếm được cảm tình khách hàng về chất lượng cũng như giá bán sản phẩm. Quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội có 400 cán bộ công nhân viên và lao động, đặt trụ sở tại K3B Thành Công - Hà Nội và một phân xưởng gia công ở Hải Dương. Công ty có chức năng hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại ngân hàng Ngoại thương và được phép xuất khẩu trực tiếp.
Sự phát triển của công ty gắn liền với công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một công ty năng động trong các hoạt động kinh doanh, công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội đã từng bước chiếm được lòng tin của khách hàng trong nước và ngày càng phát huy được sức mạnh của công ty là có tiềm năng xuất khẩu những mặt hàng thủ công mỹ nghệ và gần đây là sản phẩm may mặc.
Năm 2002: Thu nhập bình quân: 1 249 512đ/người.
Tổng số vốn cố định: 4 440 356 907đ
Tổng số vốn lưu động: 2 371 943 626 đ.
Năm 2003: Thu nhập bình quân: 1 536 668đ/người.
Tổng số vốn cố định: 4 872 235 907 đ
Tổng số vốn lưu động: 2 371 943 626đ.
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
1. Doanh thu bán hàng
37 158 668 565
24 285 588 105
55 947 695 453
2. Nộp ngân sách
1 139 147 445
1 690 291 445
3 056 556 637
3. Lợi nhuận trước thuế
986 368 045
949 866 250
989 995 425
4. Thu nhập bình quân
1 036 236
1 249 512
1 536 668
5. Nguồn vốn kinh doanh
6 812 300 533
6 812 300 533
7 244 179 533
6. Vốn lưu động
2 371 943 626
2 371 943 626
2 371 943 626
7.Vốn cố định
4 440 356 907
4 440 356 907
4 872 235 907
Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội.
Trực tiếp xuất khẩu, nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng may mặc và các mặt hàng khác do công ty sản xuất chế biến hoặc liên doanh, liên kết tạo ra.
Đặc biệt có nhiệm vụ là một trung tâm dạy nghề và tổ chức việc làm cho Thành đoàn Hà Nội.
Tổ chức sản xuất lắp ráp, gia công, liên doanh, liên kết, kết hợp, hợp tác đầu tư đối với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nội địa. Kinh doanh vật liệu xây dựng, than, xây dựng công trình, trạm điện tới 25 KV …
Sản xuất các sản phẩm may mặc cho xuất khẩu (hay may gia công cho khách hàng) và tiêu dùng nội địa. Công ty thường ký kết các hợp đồng gia công với nước ngoài.
Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản, các thiết bị đầu tư, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất tiêu dùng.
Trong đó nhiệm vụ rất quan trọng của công ty là tổ chức sản xuất gắn với giáo dục và giải quyết việc làm cho thanh niên.
Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội.
Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản phẩm của công ty.
Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội có đặc thù riêng là đơn vị thanh niên xung phong, có nhiệm vụ tập trung, giáo dục, giải quyết việc làm cho thanh niên. Tiền thân là xí nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nên công ty có quy mô không lớn, hoạt động sản xuất của công ty là kinh doanh tổng hợp, hoạt động ở cả lĩnh vực lưu thông và sản xuất. Trong đó hoạt động chủ yếu là của xí nghiệp May, may gia công theo hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước nên rất phong phú về sản phẩm. Mỗi loại hợp đồng có chủng loại, số lượng và đơn giá khác nhau, vì thế khi ký kết các hợp đồng khác nhau thì các định mức chi phí sản xuất cũng phải thay đổi theo. Với đặc điểm kinh doanh của công ty như đã trình bày ở trên, để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục theo quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất được bố trí như sau:
Phân xưởng cắt: Công ty nhận nguyên liệu về kho của công ty hoặc chuyển thẳng nguyên liệu, nguyên liệu này có thể mua hoặc do bạn hàng cung cấp. Sau đó nguyên liệu chuyển đến phân xưởng cắt. Phân xưởng cắt được chia làm 4 tổ, biên chế mỗi tổ từ 10 - 12 người, tùy theo yêu cầu sản xuất của từng hợp đồng mà chia ra 2 - 3 ca. Phân xưởng cắt chịu trách nhiệm về vải, xem vải có lỗi không. Tại bộ phận sản xuất vải được kiểm tra chất lượng, đo độ dài kỹ lưỡng rồi chuyển sang may cắt để cắt theo các phôi đã sắp xếp trên mặt vải một cách tiết kiệm nhất. Sau khi có định mức cụ thể, phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất đại trà và chuyển xuống phân xưởng may. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc lớn vào giai đoạn này.
Phân xưởng may: Được chia làm 10 tổ, mỗi tổ có nhiêm vụ vắt sổ và điều chỉnh lại kích thước cho phù hợp với hợp đồng và sự đồng bộ. Sản phẩm được gia công may thẳng bằng các máy đều bằng 1 kim, 2 kim cố định; 2 kim di động. Sản phẩm được dựng thành mẫu cụ thể.
Bộ phận KCS: Sau khi sản phẩm được hoàn thành được chuyển sang bộ phận KCS. Bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, đường may không quá sâu; kích thước sản phẩm đảm bảo, sản phẩm không bị dúm …
Phân xưởng là: Có nhiệm vụ là ủi sản phẩm theo tiêu chuẩn ghi trong hợp đồng với khách hàng, sau đó chuyển sang phân xưởng đóng gói.
Phân xưởng đóng gói: Có nhiệm vụ đóng gói thành phẩm theo yêu cầu hợp đồng. Mỗi thành phẩm có cách đóng gói bao bì riêng cho phù hợp với mẫu mã, kiểu dáng. Cuối cùng được kiểm tra lần cuối rồi nhập kho.
ở mỗi phân xưởng sản xuất có một đốc công chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi quá trình sản xuất. Mỗi tổ sản xuất đều có tổ trưởng sản xuất chịu trách nhiệm đối với tổ mình về chất lượng cũng như số lượng sản phẩm do tổ mình sản xuất ra.
Công ty tổ chức hoạt động sản xuất theo dây chuyền nên công việc tổ chức theo trình tự các bước công nghệ từ khâu này đến khâu khác; khâu sản xuất sau kiểm tra chất lượng sản xuất của khâu sản xuất trước để tránh trường hợp sản phẩm sai, hỏng.
Có thể khái quát quá trình sản xuất sản phẩm may như sau:
Công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất.
Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng và hoạt động theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng. Giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời với quy mô sản xuất nhỏ hoạt động kinh doanh đa dạng nên cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được bố trí hoạt động rất linh hoạt, dễ điều chỉnh để thích nghi với sự thay đổi của thị trường.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức như sau:
Ban Giám đốc gồm 2 người: 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc. Trong đó:
+ Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ bộ máy quản lý (ngoài những việc đã ủy quyền cho Phó Giám đốc) và đại diện toàn quyền của công ty về các hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Phó Giám đốc là người điều hành đời sống, hành chính của công ty và nhận ủy quyền của Giám đốc.
Các phòng ban chức năng: được chia thành 3 khối: Khối kinh doanh, khối sản xuất và khối hành chính.
+ Khối hành chính gồm: Phòng tài chính - kế hoạch, phòng lao động - tiền lương.
Phòng tài chính - kế hoạch: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh giao cho các bộ phận thực hiện và theo dõi tình hình thực hiện tiến độ sản xuất của các bộ phận. Giúp Giám đốc công ty quản lý hành chính, thống kê kinh tế, giá cả và hạch toán kế toán theo đúng quy định của nhà nước (lập báo cáo tài chính, thực hiện thanh quyết toán và xác định mức vốn ban đầu, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính, kinh tế theo đúng chế độ).
Phòng lao động - tiền lương: Phụ trách việc sắp xếp tuyển chọn nhân viên, công nhân của công ty, giải quyết chế độ chính sách về tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, văn thư, bảo vệ tài sản, mua sắm đồ dùng văn phòng của công ty.
+ Khối kinh doanh gồm: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh 1, 2, 3.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh chính của công ty, tham mưu ký kết các hợp đồng với khách hàng. Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu của công ty vừa thực hiện xuất nhập khẩu trực tiếp cho khách hàng đối với những khách hàng tương đối lớn, vừa xuất nhập khẩu ủy thác cho khách hàng xuất khẩu với những mã hàng nhỏ phải có kết hợp cùng bạn hàng. Đồng thời công ty còn nhận ủy thác xuất khẩu với những bạn hàng khác.
Phòng kinh doanh 1, 2, 3: Hoạt động kinh doanh theo chức năng của công ty, tự kinh doanh, tự hạch toán theo chế độ khoán.
+ Khối sản xuất: Xí nghiệp may, xí nghiệp xây dựng công trình.
Xí nghiệp xây dựng công trình: tham gia các dự án đấu thầu xây dựng và xây dựng những công trình vừa và nhỏ theo chức năng cho phép và thực hiện chế độ tự kinh doanh, tự hạch toán.
Xí nghiệp may: sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, nội địa, đào tạo dạy nghề cho thanh niên. Xí nghiệp gồm phân xưởng cắt, may, KCS … thực hiện theo quy trình công nghệ khép kín.
Phân xưởng gia công phong thiếp được đặt tại Hải Dương thực hiện gia công phong thiếp cho khách hàng Nhật Bản.
Mỗi bộ phận đều có một người thay mặt Giám đốc công ty quản lý điều hành các hoạt động của bộ phận và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động của bộ phận mình phụ trách.
Mô hình bộ máy quản lý như sau:
Tổ chức công tác kế toán trong Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này, bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế.
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung thống nhất trực tiếp của kế toán trưởng, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau:
+ Kế toán trưởng (kiêm kế toán thanh toán và kế toán các loại tiền): chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả các số liệu do các kế toán thống kê dưới xưởng cung cấp, theo dõi các khoản công nợ của doanh nghiệp.
+ Kế toán thống kê xưởng may: Có trách nhiệm lập báo cáo thông kê gửi lên trên phòng kế toán. Theo dõi chủng loại, số lượng nguyên vật liệu đưa vào cắt thành bán thành phẩm theo từng ngày, theo dõi năng suất lao động của từng công nhân phân xưởng cắt may trong ngày. Đồng thời theo dõi toàn bộ số lượng, chủng loại sản phẩm mặt hàng đã sản xuất ra theo từng hợp đồng đã nhận của khách hàng và nhập kho thành phẩm, lượng thành phẩm xuất trả khách hàng.
+ Kế toán thống kê xưởng gia công phong thiếp: Do đặc điểm hoạt động của xưởng phong thiếp ở xa (là một cơ sở của công ty đóng tại Hải Dương), do đó không thể gửi tài liệu lên trên tập hợp hàng ngày về công ty. Kế toán dưới xưởng gia công phong thiếp làm nhiệm vụ tập hợp chi phí, tính giá thành, theo dõi tình hình thanh toán với công nhân, sau đó định kỳ gửi số liệu về phòng kế toán công ty.
+ Kế toán thống kê các bộ phận kinh doanh khác: có nhiệm vụ theo dõi tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản, các thiết bị vật tư, kinh doanh vật liệu xây dựng và bán than … Sau đó gửi số liệu về cho kế toán tổng hợp dưới dạng báo cáo thống kê.
+ Thủ quỹ: Quản lý các khoản vốn bằng tiền của công ty và tiến hành phát lương cho cán bộ công nhân viên của toàn công ty.
Sơ đồ bộ máy kế toán
Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư
Thanh niên Hà Nội
> Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán này là các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại theo các chứng từ cùng nội dung, tính chất nghiệp vụ để lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ kế toán tổng hợp. Theo hình thức này thì việc ghi sổ kế toán tách rời giữa việc ghi theo trình tự thời gian (ghi nhật ký) và ghi theo hệ thống (ghi theo tài khoản) giữa việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
Sổ kế toán tổng hợp: Sổ các tài khoản: Một số sổ kế toán chủ yếu doanh nghiệp sử dụng là: Sổ cái tài khoản 111, 112, 131, 331, 152, 334, 338, 621, 622, 627, 642, 711, 811, 333, 511, 421, 911, 632, …
Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, sổ chi tiết tiền vay, sổ chi tiết phải thanh toán cho công nhân viên.
Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ”:
(1): Hàng ngày (định kỳ) căn cứ vào chứng từ gốc hợp pháp, tiến hành phân loại, tổng hợp để lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ Quỹ tiền mặt và sổ, thẻ kế toán chi tiết.
(2): Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ đã lập ghi vào sổ đăng ký chứng từ, ghi sổ theo trình tự thời gian, sau đó ghi vào sổ cái các tài khoản để hệ thống hóa nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh.
(3): Cuối tháng căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp từ số liệu chi tiết.
(4): Căn cứ vào sổ cái các tài khoản lập bảng cân đối số phát sinh
(5): Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết giữa bảng cân đối phát sinh và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
(6): Căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh tài khoản và bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lấy số liệu lập báo cáo.
> Phương pháp hạch toán:
Doanh nghiệp thường áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Niên độ kế toán của doanh nghiệp: Doanh nghiệp áp dụng niên độ kế toán theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch (1/1 - 31/12).
Kỳ kế toán của doanh nghiệp: Kỳ kế toán của doanh nghiệp áp dụng theo tháng, bên cạnh đó cũng sử dụng kỳ kế toán theo quý, năm phải lập các báo cáo kế toán theo luật định bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng.
Thực tế công tác kế hoạch chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty.
Hoạt động chủ yếu của xí nghiệp may là may gia công theo hợp đồng cho khách hàng trong và ngoài nước. Vì vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng cụ thể. Đối với chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hợp đồng nào thì hạch toán trực tiếp hợp đồng đó theo các chứng từ gốc (hay phân bổ chi phí). Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong, sẽ phân bổ cho từng hợp đồng theo chi phí nhân công trực tiếp.
Việc tính giá thành được áp dụng theo phương pháp trực tiếp đối với từng đơn đặt hàng. Công ty chỉ tiến hành tính giá khi hợp đồng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không thống nhất với kỳ báo cáo. Đối với những hợp đồng đến kỳ kế toán mà chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp theo hợp đồng đó đều coi là chi phí dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau. Còn những hợp đồng đã hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp theo hợp đồng đó sẽ tính giá thành để nhập kho hoặc không nhập qua kho mà giao cho khách hàng luôn.
Do công ty hoạt động kinh doanh tổng hợp ở cả lĩnh vực sản xuất và lưu thông, trong quá trìnhvề thực tập tại công ty, do thời gian thực tập có hạn, và để sát với đề tài thực tập nên em xin đi sâu vào phân tích hoạt động ở xưởng may của công ty.
Phân xưởng may ở công ty chuyên may theo hợp đồng cho khách hàng, do quy mô hoạt động không lớn lắm, chỉ một phân xưởng sản xuất và chia thành tổ cắt, các tổ may, tổ là và đóng gói.
Bộ phận quản lý phân xưởng may bao gồm: Một quản đốc phân xưởng phụ trách kỹ thuật, một phó quản đốc phân xưởng phụ trách sản xuất, và 7 nhân viên khác như bộ phận kỹ thuật, vật tư, thủ kho … Tổng số công nhân sản xuất tại phân xưởng may hiện nay là 150 người kể cả hợp đồng ngắn hạn và dài hạn.
Hoạt động của phân xưởng may là gia công theo hợp đồng với khách hàng. Do vậy, sản phẩm rất đa dạng, mỗi loại sản phẩm có những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật riêng và trình tự gia công cụ thể. Song nhìn chung có thể khái quát quá trình sản xuất may mặc của công ty như sau:
ở công ty, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tiến hành tập hợp và phân loại trực tiếp những chi phí đó cho từng hợp đồng có liên quan, có những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán thì kế toán phân bổ gián tiếp theo tiêu chuẩn phân bổ thích hợp.
Cụ thể việc tập hợp chi phí phân bổ các khoản chi phí sản xuất được thể hiện như sau:
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên liệu, vật liệu chính (nửa thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ sử dụng trực tiếp để sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ.
Nguyên liệu, vật liệu có liên quan chặt chẽ và mật thiết đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Nó không những liên quan đến việc tính giá thành sản phẩm của công ty mà nó còn có phần liên quan đến cả chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh sản phẩm của công ty trên thị trường trong và ngoài nước. Vì thế, căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu để ghi sổ chi tiết theo dõi nguyên vật liệu và quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật theo từng hợp đông sản xuất. Nếu nguyên liệu do công ty mua vào thì cần phải kiểm tra số lượng, khối lượng, chất lượng, qui cách, phẩm chất, chủng loại, giá mua, chi phí và chi phí mua cũng đảm bảo đúng tiến độ thời gian đáp ứng kịp nhu cầu của sản xuất, kinh doanh của công ty. Nguyên vật liệu đã đảm bảo cho quá trình kinh doanh của công ty đồng ý mua thì hạch toán vào tài khoản 152 (bao gồm cả giá mua và chi phí vận chuyển bốc dỡ), nếu nguyên vật liệu đó do khách hàng đem đến thì kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng cho từng hợp đồng, nếu công ty chịu trách nhiệm vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu thì chi phí vận chuyển bốc dỡ đưa vào tài khoản 152 - Nguyên liệu vật liệu: Khi xuất phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, viết phiếu xin lĩnh vật tư. Căn cứ vào phiếu xin lĩnh vật tư, bộ phận cung cấp vật tư viết phiếu xuất trình Giám đốc duyệt. Căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ kho xuất nguyên liệu, vật liệu và ghi rõ số lượng, chủng loại nguyên liệu thực xuất và phiếu xuất. Sau đó, ghi số lượng xuất và tồn kho của từng vật tư vào thẻ kho. Đối với loại nguyên liệu vật liệu do khách hàng mang đến thì phiếu xuất kho chỉ theo dõi về số lượng. Nguyên vật liệu do chính khách hàng cung cấp, được sử dụng để may gia công ngoài vải chính, vải lót còn bao gồm cả xốp đựng áo, khóa … Khi xuất dùng kế toán vật tư lập phiếu xuất kho giống như là phiếu xuất kho nguyên vật liệu mà công ty mua về để sản xuất (Phiếu xuất kho được lập 3 liên: 1 liên gốc, 1 liên giao cho thủ kho, 1 liên chuyển lên phòng kế toán) và chuyển lên phòng Tài chính kế hoạch. Kế toán căn cứ vào đó lập bảng “Bảng kê xuất vật liệu chính” cho từng hợp đồng cụ thể.
Cụ thể tháng 12 năm 2003 phân xưởng may của công ty có 2 hợp đồng đưa vào sản xuất.
Hợp đồng số 17 ký kết ngày 09/10/2003 với hãng PAN PACIFIC về may gia công áo Jacket 2 lớp.
Số lượng: 7000 sản phẩm.
Đơn giá: 2 USD (30.000 VNĐ)
Thời gian thực hiện từ ngày 10/11/2003 đến ngày 20/12/2003.
Toàn bộ nguyên vật liệu chính (vải) do khách hàng cung cấp đến từ cảng Hải Phòng. Các phụ kiện do quá trình gia công do công ty mua hộ khách hàng…
Hợp đồng số 20 ký kết ngày 19/10/2003 với công ty sửa chữa xe máy Việt - Nhật về may gia công quần áo bảo hộ lao động.
Số lượng: 5000 sản phẩm.
Đơn giá: 25.000 VNĐ/ sản phẩm.
Thời gian thực hiện từ ngày 17/11/2003 đến ngày 25/12/2003. Toàn bộ nguyên vật liệu chính (vải) do khách hàng cung cấp đến công ty. Các phụ kiện công ty mua hộ khách hàng.
Kế toán theo dõi vật tư làm như đã nói ở trên và lập “Bảng kê xuất nguyên vật liệu chính” cho từng hợp đồng.
Cụ thể là hợp đồng số 17:
Đơn vị: Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội
Bộ phận: Xí nghiệp may
Bảng kê xuất nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Hợp đồng số 17
Tháng 11/2003
Phiếu xuất kho
Nhóm hàng
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
SH
N/T
X178
12/11
Vải chính 2 mặt
1521
M
10.000
X198
18/11
Vải lót thường
1521
M
8 500
X200
21/11
Khóa
1521
Cái
7 000
Chỉ
1521
M
270.000
Chun 3m/m
1521
Cuộn
2000
Lông thú
1521
Cái
7000
X215
28/11
Cúc dập
1521
Y
7000
X220
30/11
Bông 40 z
1521
Y
6120
Bông 30 z
1521
Y
7530
X235
09/12
Xốp đựng áo
1521
M
2000
Rà nhựa điện 6mm/m
1521
Cái
36850
1 Y = 0,95 m
Riêng đối với hợp đồng này nguyên vật liệu chính do khách hàng cung cấp đến cảng Hải Phòng nên công ty phải thuê xe vận chuyển bốc dỡ. Toàn bộ chi phí vận chuyển bốc dỡ được lập vào “Bảng kê chi phí vận chuyển bốc xếp”.
Vật liệu phụ do công ty mua hộ cho khách hàng khi có yêu cầu xuất dùng cho sản xuất trên cơ sở Phiếu xuất kho về mặt lương do nhân viên thống kê vật tư chuyển đến phòng Tài chính - Kế toán, kế toán áp dụng phương pháp trực tiếp (phương pháp thực tế đích danh) để tính giá thực tế vật liệu xuất dùng về cả số lượng và giá trị.
Đơn vị: Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội
Bộ phận: Xí nghiệp may
Bảng kê xuất nguyên liệu, vật liệu - công cụ dụng cụ
Xí nghiệp may - Hợp đồng 17
Tháng 12/2003
ĐVT: VND
Phiếu xuất kho
Nhóm hàng
Mã số
ĐVT
SL
Đơn giá
Thành tiền
SH
N/T
X375
10/12
Thùng các tông 3 lớp áo
1522
Cái
360
20 000
7 200 000
Túi PE loại to
1522
Cái
500
2 000
1 000 000
Túi PE loại nhỏ
1522
Cái
8 000
600
4 800 000
Bìa giả mầu
1522
Tờ
35
5 000
175 000
Nước cất
1522
lít
1 200
500
6 000 000
…………..
…………..
Bút dạ
1522
Chiếc
10
4 500
45 000
Băng dính to
1522
Cuộn
50
1 500
75 000
Băng dính nhỏ
1522
Cuộn
100
500
50 000
Tổng cộng
17 945 000
Đơn vị: Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội
Bộ phận: Xí nghiệp may
Bảng kê xuất nguyên liệu, vật liệu - công cụ dụng cụ
Hợp đồng số 20
Tháng 11/2003
Phiếu xuất kho
Nhóm hàng
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
SH
N/T
X …
/11
Xuất vải Oxfo
1521
M
15 000
X …
/11
Xuất chỉ
1521
M
300 000
X …
/11
Xuất khuy
1521
Chiếc
35 000
Đơn vị: Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội
Bộ phận: Xí nghiệp may
Bảng kê xuất nguyên liệu, vật liệu - công cụ dụng cụ
Hợp đồng số 20
Tháng 11/2003
Phiếu xuất kho
Nhóm hàng
Mã số
ĐVT
SL
Đơn giá
Thành tiền
SH
N/T
X400
20/12
Phấn hộp
1522
Hộp
5
5 000
25 000
Kim may
công nghiệp
1522
Hộp
4
100 000
400 000
Dao cắt tay
1522
Chiếc
2
28 000
54 000
……….
……….
Thùng
các tông
1522
Cái
200
20 000
4 000 000
Đột vải
1522
Chiếc
10
3000
30 000
Cộng
13 742 000
Căn cứ vào bảng kê xuất vật liệu phụ, bảng kê chi phí vận chuyển vật liệu kế toán ghi vào “chứng từ ghi sổ” cụ thể cho từng hợp đồng gia công. Phần chi phí vận chuyển hạch toán như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chứng từ ghi số
Ngày 10 tháng 11 năm 2003
Số 1100
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Chi phí vận chuyển từ cảng Hải Phòng về công ty
621
133
111
500 000
50 000
Cộng
X
X
550 000
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Chứng từ ghi sổ
Ngày 10 tháng 12 năm 2003
Số 1101
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Xuất nguyên vật liệu phụ
Hợp đồng 17
621
152
17 945 000
Cộng
X
X
17 945 000
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Chứng từ ghi sổ
Ngày 20 tháng 12 năm 2003
Số 1102
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Xuất nguyên vật liệu phụ
Hợp đồng 20
621
152
13 742 000
Cộng
X
X
13 742 000
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Do đối tượng tập hợp chi phí ở xí nghiệp may là theo từng hợp đồng gia công nên đối tượng với từng loại khoản mục chi phí, kế toán mở sổ chi tiết cho từng hợp đồng.
Đơn vị: Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội
Địa chỉ: K3B Thành Công - Hà Nội
Sổ chi tiết chi phí nguyên liệu - vật liệu TT
Tài khoản: 621 - CPNL - VLTT
Đối tượng: Hợp đồng 17
ĐVT: đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK Đứ
Số tiền
SH
Ngày
Nợ
Có
8
10/12
Xuất vật liệu phụ Hợp đồng 17
Kết chuyển sang Tài khoản 154
152
154
17 945 000
17 945 000
Cộng phát sinh
17 945 000
17 945 000
Ngày 10 tháng 12 năm 2003
Kế toán trưởng Người lập
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đơn vị: Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội
Địa chỉ: K3B Thành Công - Hà Nội
Sổ chi tiết chi phí nguyên liệu - vật liệu TT
Tài khoản: 621 - CPNL - VLTT
Đối tượng: Hợp đồng 20
ĐVT: đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK Đứ
Số tiền
SH
Ngày
Nợ
Có
18
10/12
Xuất vật liệu phụ Hợp đồng 20
Kết chuyển sang Tài khoản 154
152
154
13 742 000
13 742 000
Cộng phát sinh
13 742 000
13 742 000
Ngày 20 tháng 12 năm 2003
Kế toán trưởng Người lập
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sau khi vào sổ chi tiết Tài khoản 621 - CP NLVLTT cho từng hợp đồng, kế toán tiến hành ghi vào sổ cái Tài khoản 621
Sổ cái
Tháng 12
Năm 2003
Tên Tài khoản: Chi phí nguyên liệu, vật liệu TT
Số hiệu Tài khoản: 621
ĐVT: đồng
N/T
ghi sổ
CT ghi sổ
Diễn giải
SH
TK Đứ
Số tiền
Ghi
chú
SH
NT
Nợ
Có
10/11
1100
10/11
1. Chi phí vận chuyển từ cảng Hải Phòng về công ty
111
550 000
10/12
1101
10/12
2. Xuất vật liệu phụ
Hợp đồng 17
152
17 945 000
20/12
1102
20/12
3. Xuất vật liệu phụ
Hợp đồng 20
152
13 742 000
20/12
20/12
4. Kết chuyển sang
Tài khoản 154
154
32 237 000
Cộng phát sinh
32 237 000
32 237 000
Ngày 26 tháng 12 năm 2003
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên ,đóng dấu)
Như đã trình bày ở trên hợp đồng sản xuất ở xí nghiệp May có tính chất gia công vì vậy định mức nguyên vật liệu do khách hàng giao. Tuy nhiên, bộ phận phụ trách kỹ thuật dựa trên định mức thực tế trên cơ sở vừa đảm bảo yêu cầu của khách hàng vừa tiết kiệm nguyên vật liệu. Khi kết thúc hợp đồng nếu nguyên vật liệu dôi ra được công ty sử dụng để may thành phẩm hoặc có thể bán ra ngoài thị trường, số thu từ khoản này công ty đưa vào thu nhập khác 50% còn 50% thưởng cho nhân viên phân xưởng.
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ như: lương, các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca, các khoản trích theo lương.
ở công ty việc trả lương cho công nhân sản xuất áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm.
Hằng ngày nhân viên thống kê ở xí nghiệp theo tình hình làm việc của công nhân và căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, nhân viên thống kê của xí nghiệp sẽ thống kê số lượng sản phẩm theo từng hợp đồng. Cuối tháng, nhân viên thống kê sẽ gửi bảng theo dõi lên phòng tài chính kế hoạch để tính lương cho công nhân sản xuất.
Trên cơ sở đó, kế toán căn cứ vào kết quả lao động, theo sản phẩm thực tế của công nhân sản xuất theo từng hợp đồng cụ thể và bảng thanh toán lương để tính tổng hợp chi phí tiền lương cho công nhân sản xuất theo từng hợp đồng.
Hiện tại công ty chỉ ký kết hợp đồng lao động dài hạn với một số công nhân có đủ tiêu chuẩn tay nghề, có ý thức gắn bó, làm việc lâu dài, còn lại là hợp đồng ngắn hạn. Vì vậy bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn chỉ được tính trên quỹ lương của công nhân lao động dài hạn. Các khoản trích trên tiền lương được tính: Trích Bảo hiểm xã hội: 20% (15% tính vào chi phí, 5% khấu trừ vào lương của công nhân sản xuất), Bảo hiểm y tế: 3% (2% tính vào chi phí, 1% khấu trừ vào lương của công nhân sản xuất), kinh phí công đoàn trích 2% trên tổng số lương thực tế của công nhân sản xuất tính vào chi phí.
Số liệu cụ thể tháng 12/2003
Hợp đồng số 17 ngày 9/10/2003 93 756 000
Hợp đồng số 20 ngày 19/10/2003 45 257 000
Căn cứ vào số liệu của công ty và tỷ lệ trích theo quy định kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương và từ đó ghi vào chứng từ ghi sổ, sau đó vào sổ kế toán chi tiết Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp cho từng hợp đồng sản xuất.
Riêng tiền lương công nhân nghỉ phép, hàng tháng công ty không tiến hành trích trước mà khi nào thực tế phát sinh mới hạch toán vào chi phí.
Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Tháng 12/2003
ĐVT: đồng
Tài khoản ghi có
Tài khoản ghi nợ
Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên
Tài khoản 338 - Phải trả phải nộp khác
Tổng cộng
Lương chính
Lương phụ
Các khoản khác
Cộng có 334
TK 3382 KPCĐ
TK 3383
BHXH
TK 3384
BHYT
Cộng có 338
TK 622 - CP NCTT
139 013 000
_
_
139 013 000
2 780 260
20 851 950
2 780 260
26 412 470
165 425 470
Hợp đồng số 17
93 756 000
_
_
93 756 000
1 875 120
14 063 400
1 875 120
17 813 640
111 569 640
Hợp đồng số 20
45 257 000
_
_
45 257 000
905 140
6 788 550
905 140
8 598 830
53 855 830
TK 627 - CP SXC
(Chi phí nhân viên phân xưởng)
17 167 000
_
_
17 167 000
343 340
2 575 050
343 340
3 261 730
20 428 730
TK 642 - CPQLDN
25 690 000
_
_
25 690 000
513 800
3 835 500
513 800
4 881 100
30 571 100
Cộng
181 870 000
_
_
181 870 000
3 637 400
27 280 500
3 637 400
34 555 300
216 425 300
Chứng từ ghi sổ
Ngày 20 tháng 12 năm 2003
Số 1003
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Lương phải trả cho công nhân (hợp đồng số 17)
622
334
93 756 000
Cộng
x
x
93 756 000
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Chứng từ ghi sổ
Ngày 20 tháng 12 năm 2003
Số 1004
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Các khoản trích theo lương hợp đồng số 17
622
338
17 813 640
Cộng
x
x
17 813 640
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Chứng từ ghi sổ
Ngày 30 tháng 12 năm 2003
Số 1104
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Lương phải trả cho công nhân (hợp đồng số 20)
622
334
45 257 000
Cộng
x
x
45 257 000
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Chứng từ ghi sổ
Ngày 30 tháng 12 năm 2003
Số 1105
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Các khoản trích theo lương hợp đồng số 20
622
338
8 598 830
Cộng
x
x
8 598 830
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Vào sổ chi tiết TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Đơn vị: Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội
Địa chỉ: K3B Thành Công - Hà Nội
Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản: 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Đối tượng: Hợp đồng số 17
ĐVT: đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
SH
Ngày
Nợ
Có
Tổng số tiền lương phải trả cho công nhân.
334
93 756 000
Các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất
338
17 813 640
Kết chuyển chi phí
154
111 569 640
Cộng phát sinh
x
111 569 640
Ngày 20 tháng 12 năm 2003
Kế toán trưởng Người lập
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đơn vị: Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội
Địa chỉ: K3B Thành Công - Hà Nội
Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản: 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Đối tượng: Hợp đồng số 20
ĐVT: đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
SH
Ngày
Nợ
Có
Tổng số tiền lương phải trả cho công nhân.
334
45 257 000
Các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất
338
8 598 830
Kết chuyển chi phí
154
53 855 830
Cộng phát sinh
x
53 855 830
Ngày 25 tháng 12 năm 2003
Kế toán trưởng Người lập
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sổ cái
Năm 2003
Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp.
Số hiệu tài khoản: 622.
ĐVT: đồng.
N/T ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
SH TK
đối ứng
Số tiền
Ghi chú
SH
Ngày
Nợ
Có
Tổng số tiền lương phải trả cho công nhân.
334
139 013 000
Các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất
338
26 412 470
Kết chuyển chi phí
154
165 425 470
Cộng phát sinh
x
165 425 470
Ngày 26 tháng 12 năm 2003
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên ,đóng dấu)
Chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý, phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác ngoài chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở phân xưởng. ở xí nghiệp may, chi phí sản xuất chung gồm có:
* Chi phí nhân viên phân xưởng:
Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý và phục vụ phân xưởng. Kế toán ghi vào sổ TK cấp 2: 6271.
Nợ TK 6271 - Chi phí sản xuất chung: 20 428 730
( Chi tiết 6271 - chi phí nhân viên phân xưởng)
Có TK 334 - PTCNV: 17 167 000
Có TK 338 - PTCNK: 3 261 730
* Chi phí công cụ dụng cụ, sản xuất:
ở phân xưởng may công cụ, dụng cụ sản xuất có giá trị cao và thời hạn sử dụng tương đối dài, dùng cho nhiều chu kỳ sản xuất. Do vậy, kế toán tập hợp vào TK 142 “chi phí trả trước” để phân bổ dần.
Tài liệu tháng 12/2003:
Trị giá công cụ, dụng cụ phân bổ trong tháng là: 850 000.
Kế toán ghi sổ:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung: 850 000
(Chi tiết 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất)
Có TK 142 - Chi phí trả trước: 850 000
* Khấu hao tài sản cố định.
Tài sản cố định sử dụng ở phân xưởng may của công ty bao gồm máy móc thiết bị, nhà xưởng, thiết bị phục vụ sản xuất. Việc tính toán khấu hao tài sản cố định dựa trên nguyên giá và tỉ lệ khấu hao đã đăng ký với cơ quan quản lý vốn và thuế là khoản mục chi phí sản xuất chung liên quan đến quá trình sản xuất.
Số liệu tính toán được phản ánh ở bảng trích khấu hao tài sản cố định và các chứng từ sau đó kế toán định khoản.
Bảng tính khấu hao tài sản cố định
Tháng 12/2003
Đơn vị tính: 1000 đồng
STT
Chỉ tiêu
Nhà xưởng
Máy móc thiết bị
Tỉ lệ khấu hao %
Nguyên giá
Số khấu hao
Tỉ lệ khấu hao %
Nguyên giá
Số khấu hao
1
Số khấu hao đã trích tháng trước
6%/12
1 327 000
6 635
8%/12
3 276 000
21 840
2
Số khấu hao tăng tháng này
3
Số khấu hao giảm trong tháng này
4
Số khấu hao phải trích trong tháng này
6%/12
1 327 000
6 635
8%/12
3 276 000
21 840
Kế toán định khoản:
Nợ Tk 627 - Chi phí sản xuất chung: 28 475 000
(Chi tiết TK 627 - Chi phí khấu hao tài sản cố định).
Có TK 214 - Khấu hao tài sản cố định: 28 475 000
* Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Bao gồm chi phí điện nước, điện thoại ... Căn cứ vào các chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung: 1 630 000
(Chi tiết 6277 - chi phí dịch vụ mua ngoài)
Tiền điện thoại của phân xưởng may: 576 000
Tiền điện nước của phân xưởng may: 1 054 000
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 163 000
Có TK 331 - PTCNB: 1 793 000
(Chi tiết: các công ty cung cấp dịch vụ)
* Chi phí bằng tiền khác:
Bao gồm chi phí tiếp khách, hội họp ở phân xưởng phát sinh.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung: 700 000
(Chi tiết: 6278 - Chi phí khác bằng tiền)
Có TK 111 - TM: 700 000
Cuối tháng kế toán tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung ở sổ cái TK 627, sau đó phân bổ cho từng hợp đồng.
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung
Tháng 12/2003
ĐVT: đồng
Diễn giải
Chi tiết các khoản mục
Cộng
6271
6272
6273
6274
6277
6278
1) Chi phí nhân viên phân xưởng may
20 428 730
20 428 730
2) Chi phí vật liệu
-
-
3) Chi phí dụng cụ sản xuất
850 000
850 000
4) Chi phí khấu hao tài sản cố định
28 475 000
28 475 000
5) Chi phí dịch vụ mua ngoài
1 630 000
1 630 000
6) Chi phí khác bằng tiền
700 000
700 000
Cộng
20 428 730
-
850 000
28 475 000
1 630 000
700 000
52 083 730
Trong đó:
Hợp đồng số 17 = x 93 756 000
= 35 127 378
Hợp đồng số 20 = x 45 275 000
= 16 956 352
Sổ cái
Tháng 12
Năm 2003
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung.
Số hiệu tài khoản: 627
ĐVT: đồng.
N/T ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
SH TK
đối ứng
Số tiền
Ghi chú
SH
Ngày
Nợ
Có
Tiền lương nhân viên phân xưởng
334
17 176 000
Các khoản trích theo lương
338
3 261 730
Chi phí dụng cụ sản xuất
142
850 000
Hao mòn tài sản cố định hữu hình
214
28 475 000
Chi phí dịch vụ mua ngoài
331
1 630 000
Chi phí khác bằng tiền
111
700 000
Kết chuyển chi phí
154
52 083 773
Cộng phát sinh
x
52 083 773
52 083 773
Ngày 26 tháng 12 năm 2003
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên ,đóng dấu)
Tổng hợp chi phí sản xuất.
Cuối kỳ kế toán tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất của công ty đã tập hợp được theo từng khoản mục rồi kết chuyển toàn bộ vào TK 154 chi tiết cho từng hợp đồng sản xuất và sổ cái TK 154.
Đơn vị: Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội
Địa chỉ: K3B Thành Công - Hà Nội
Sổ chi tiết tài khoản chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang.
Tài khoản: 154 - CPSXKDDD
Đối tượng: Hợp đồng số 17
ĐVT: đồng.
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
SH
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
0
Số phát sinh trong tháng
1) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
621
18 495 000
2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
622
111 569 640
3) Kết chuyển chi phí sản xuất chung
627
35 127 378
4) Nhập kho thành phẩm
155
165 192 018
Cộng phát sinh
Dư cuối tháng
165 192 018
Ngày 25 tháng 12 năm 2003
Kế toán trưởng Người lập
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đơn vị: Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội
Địa chỉ: K3B Thành Công - Hà Nội
Sổ chi tiết tài khoản chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang.
Tài khoản: 154 - CPSXKDDD
Đối tượng: Hợp đồng số 20
ĐVT: đồng.
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
SH
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
0
Số phát sinh trong tháng
1) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
621
13 742 000
2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
622
53 855 830
3) Kết chuyển chi phí sản xuất chung
627
16 956 352
4) Nhập kho thành phẩm
155
84 554 128
Cộng phát sinh
Dư cuối tháng
84 554 128
Ngày 25 tháng 12 năm 2003
Kế toán trưởng Người lập
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sau đó để theo dõi kiểm tra chi phí cho từng hợp đồng ngoài việc ghi sổ cái TK 154, kế toán còn lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất toàn xí nghiệp may trên cơ sở các sổ chi tiết trước đó.
Sổ cái
Tháng 12
Năm 2003
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Số hiệu tài khoản: 154
Đơn vị tính: đồng
N/T ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Ghi chú
SH
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
0
Số phát sinh trong tháng
1) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
621
32 237 000
2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
622
165 425 470
3) Kết chuyển chi phí sản xuất chung
627
52 083 730
4) Nhập kho thành phẩm
155
249 746 200
Cộng phát sinh
Dư cuối tháng
249 746 200
Ngày 26 tháng 12 năm 2003
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên ,đóng dấu)
bảng tổng hợp chi phí sản xuất toàn công ty
Tháng 12/2003
ĐVT: đồng
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 111 TM
TK 142 CPTT
TK 152 NLVL
TK 214
HM
TSCĐHH
TK 331 PTCNB
TK 334 PTCNV
TK 338 PTPNK
TK 621 CPNL
VLTT
TK 622 CP
NCTT
TK 627 CPSXC
Tổng cộng
TK 621 - CP NLVLTT
32 237 000
32 237 000
TK 622 - CP NCTT
139 013 000
26 412 470
165 425 470
TK 627 - CPSXC
700 000
850 000
28 475 000
1 630 000
17 167 000
3 261 730
52 083 730
TK 154 - CP KDDD
32 273 000
165 425 470
52 083 730
249 746 200
Hợp đồng 17
18 495 000
111 569 640
35 127 378
165 192 018
Hợp đồng 20
13 742 000
53 855 830
16 956 352
84 554 182
Cộng
700 000
850 000
32 237 000
28 475 000
1 630 000
47 167 000
8 961 730
32 273 000
165 425 470
52 083 730
249 746 200
Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp, cần thiết phải kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Xí nghiệp may của công ty hoạt động sản xuất với đặc điểm là nhận gia công theo hợp đồng. Do đó, hợp đồng hoàn thành trong tháng thì hợp đồng đó được coi là không có sản phẩm dở. Cuối tháng hợp đồng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp trong hợp đồng đó được coi là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Quy trình sản xuất sản phẩm may mặc của phân xưởng bao gồm nhiều công đoạn cấu thành sản phẩm. Sản phẩm sản xuất và trong điều kiện như đã nói ở trên, công ty xác định tính giá thành là tính sản phẩm của từng hợp đồng gia công, có nghĩa là công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Nhưng đối với hợp đồng sản xuất chỉ một loại sản phẩm thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp.
Bảng tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
Tên sản phẩm dịch vụ: Hợp đồng số 17
Số lượng: 7000
Hợp đồng sản xuất từ ngày 10 /11/2003 đến ngày 20/12/2003
ĐVT: đồng
Dđk
CPSX
DCK
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
0
18 495 000
0
18 495 000
2 642,14
Chi phí nhân công trực tiếp
0
111 569 640
0
111 569 640
15 938,52
Chi phí sản xuất chung
0
35 127 378
0
35 127 378
5 018,19
Cộng
0
165 642 018
0
165 642 018
23 598,85
Bảng tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
Tên sản phẩm dịch vụ: Hợp đồng số 20
Số lượng: 5000
Hợp đồng sản xuất từ ngày 17/11/2003 đến ngày 25/12/2003
ĐVT: đồng
Dđk
CPSX
DCK
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
0
13 742 000
0
13 742 000
2 748,40
Chi phí nhân công trực tiếp
0
53 855 830
0
53 855 830
10 771,16
Chi phí sản xuất chung
0
16 956 352
0
16 956 352
3 391,27
Cộng
0
84 554 182
0
84 554 182
16 910,83
Chương III
Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty sản xuất và
xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội.
Những đánh giá về công tác kế toán tại công ty sản xuất, xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội.
Cùng với sự phát triển của đất nước trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu tăng trưởng nhanh là điều mong ước lớn của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Sau 9 năm phát triển, công ty đã trở thành một doanh nghiệp không những kinh doanh có hiệu quả mà còn đã đào tạo, dạy nghề cho nhiều thanh niên và tạo thêm việc làm cho thanh niên.
Ưu điểm.
Công tác kế toán ở công ty đã đảm bảo được tính thống nhất về mặt phạm vi, phương pháp tính toán chi tiết giữa các chỉ tiêu kế toán và các bộ phận khác co liên quan cũng như nội dung của công tác kế toán, đồng thời đảm bảo cho số liệu kế toán phản ánh trung thực hợp lý, rõ ràng và dễ hiểu. Nhìn chung, công tác kế toán tại công ty đã thể hiện đúng chế độ, đúng sổ sách kế toán. Do đó, công ty luôn chấp hành các chính sách, các chế độ kế toán tài chính của nhà nước, các chính sách giá, thuế, tổ chức mở sổ sách một cách phù hợp để phản ánh với giám đốc tình hình thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm.
Công ty đã sử dụng sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ là hợp lý và khoa học. Trong tháng có nhiều nghiệp vụ phát sinh tiến hành ghi định kỳ vào chứng từ ghi sổ giúp cho kế toán bớt phần việc hàng ngày. Chính vì vậy, công ty bớt được việc lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Nhân viên trong phòng kế toán đã được bố trí đảm nhiệm từng phần công việc một cách hợp lý, thuận tiện trong mối quan hệ với nhau. Kế toán trưởng đã kịp thời theo dõi chính xác tình hình biến động của thành phẩm, tính toán chính xác các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ cũng như thực hiện nghiêm túc về việc thanh toán với ngân hàng về các khoản thuế và cuối tháng kế toán xác định được kết quả cuối cùng của hoạt động tiêu thụ thành phẩm.
Nhược điểm.
Trong công tác kế toán thành phẩm, công ty đã sử dụng sổ sách trùng lặp, công việc bị dồn vào cuối tháng, thông tin không kịp thời được phản ánh. Việc sử dụng cùng một lúc bảng kê nhập, bảng kê xuất, thẻ kho và sổ chi tiết với cách thức ghi giống nhau. Chính vì sự trùng lặp ấy đã gây mất thời gian, tốn kém công sức của nhân viên, còn hơn thế nữa, là gây khá nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra và sửa chữa tìm kiếm trên cả 3 loại sổ.
Vì công ty nhận làm gia công may mặc, co khi nguyên liệu là do khách hàng mang tới, công ty không tổ chức hạch toán mà chỉ theo dõi nên chỉ tiêu số lượng như vậy là chưa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, khi có chi phí thì mới tập hợp vào đối tượng. Tập hợp chi phí sản xuất như vậy làm cho bộ phận chi phí này tính vào giá thành bất ổn, giá thành kém chính xác.
Sử dụng tiêu thức tiền lương công nhân sản xuất để phân bổ chi phí sản xuất chung là không thích hợp.
Một số ý kiến đóng góp.
Đối với nguyên vật liệu do khách hàng đem đến công ty không tổ chức theo dõi trên chỉ tiêu giá trị mà chỉ tiêu số lượng. Theo chế độ kế toán hiện hành, trong trường hợp này, công ty khi nhận nguyên vật liệu do khách hàng chuyển đến công ty, phải xem xét giá trị trên thị trường của nguyên vật liệu đó rồi tính giá trị của chúng, theo dõi trên tài khoản ngoài bảng 002 “ Vật tư hàng hóa nhận gia công giữ hộ”.
Khi nguyên vật liệu do bên ký kết hợp đồng đem đến, kế toán căn cứ vào giá cả thị trường, xác định giá trị nguyên vật liệu này và ghi vào bên nợ tài khoản 002 và chi tiết cho từng hợp đồng sản xuất. Khi hợp đồng hoàn thành, công ty giao sản phẩm cho bên ký hợp đồng, kế toán ghi có tài khoản 002 và chi tiết cho từng hợp đồng.
Công ty đã không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân. Điều đó đã làm giá thành kém chính xác bởi vì chi phí tiền lương nghỉ phép phát sinh không đều đặn qua các tháng. Để lập được kế hoạch trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép, công ty phải căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép hàng năm của công nhân để tính ra được số tiền lương công nhân nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch năm.
Trên cơ sở tỷ lệ trích trước để xác định được để kế toán tính ra số trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất.
Như vậy thực tế phần trên đã trình bày, công ty phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chung theo tiêu thức trên lương công nhân sản xuất là chưa hợp lý. Công ty có thể phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí trực tiếp ( Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp).
Phân bổ chi phí sản xuất chung theo từng đơn đặt hàng như sau:
Kết luận
Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội, một doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, trong đó kinh doanh hàng gia công may mặc là chủ yếu, việc ký kết hợp đồng, tìm kiếm đối tác tiêu thụ là mục đích hàng đầu. Nhận thức được điều này, ban lãnh đạo của công ty đã thay đổi chính sách theo qui định của nhà nước, phù hợp với nền kinh tế thị trường và một điều không thể thiếu là công ty đã áp dụng nhanh chóng được các chính sách mới trong công tác của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công tác đổi mới chính sách theo qui định của nhà nước đẫ giúp công ty quản lý chi phí sản xuất, tiết kiệm giá thành, tăng thu nhập của doanh nghiệp.
Vì vậy, sự phát triển của công ty gắn liền với công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công ty đã từng bước chiếm được lòng tin của khách hàng trong và ngoài nước. Công ty đã phát huy được sức mạnh của mình về hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc xuất khẩu để kinh doanh ngày càng phát triển, đứng vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0169.doc