Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội

Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo thực tập nghiệp vụ với đề tài: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội. Kết hợp giữa việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại công ty cho thấy: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đều phải chú trọng đến công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm.

doc57 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ khí Hà Nội A. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất 1.Phân loại chi phí sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên cơ khí Hà Nội chi phí sản xuất được phân loại ra thành 3 khoản mục chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Mỗi đơn vị khi tiến hành hoạt động sản xuất đều phải sử dụng những loại nguyên vật liệu nhất định. Nguyên vật liệu có đặc điểm là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, giá trị của nó được kết chuyển toàn bộ vào giá trị của sản phẩm. Tuỳ theo đặc điểm của từng loại sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất ra chúng mà nguyên vật liệu có những đặc điểm riêng biệt. Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội chuyên sản xuất máy móc, phụ tùng cho các nghành thuộc Bộ công nghệp. Với đặc thù của ngành cơ khí nên chi phí nguyên vật liệu của Công ty thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất (từ 60% - 70%). Đặc biệt, sản phẩm máy công cụ có cấu tạo phức tạp, do nhiều bộ phận chi tiết hợp thành nên vật liệu để sản xuất mặt hàng này rất đa dạng và phong phú, bao gồm hàng nghìn loại vật liệu khác nhau như: sắt, thép, đồng, nhôm, tôn…Việc phân chia nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ rất phức tạp và chỉ mang tính chất tương đối bởi có loại vật liệu sử dụng ở xưởng này là nguyên vật liệu chính nhưng ở xưởng khác lại là nguyên vật liệu phụ. Tuy nhiên, căn cứ vào vai trò, tác dụng của từng loại nguyên vật liệu trong sản xuất, vật liệu của Công ty được phân loại như sau: - Nguyên vật liệu chính: Là nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Tuỳ theo từng phân xưởng mà nguyên vật liệu được coi là chính cũng có sự khác nhau. Nhưng nói chung nguyên vật liệu chính bao gồm các loại chủ yếu sau: + Các loại thép: Thép ống, thép tấm, thép lá… + Các loại kim loại mầu: Đồng, nhôm, thiếc + Ngoài các loại nguyên vật liệu mua ngoài kể trên, tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội còn có các phân xưởng tạo phôi chuyên tạo phôi thô cung cấp cho các phân xưởng khác gia công lắp ráp. Các phôi này được coi là nguyên vật liệu chính của các phân xưởng tiếp nhận và được coi là bán thành phẩm - Nguyên vật liệu phụ: Là những loại nguyên vật liệu được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính nhằm góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm, bao gồm: dây điện, sơn, hoá chất. - Nhiên liệu: là những vật liệu sử dụng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất, bao gồm: Than, xăng, dầu - Phụ tùng thay thế - Ngoài ra, ở Công ty có một số trường hợp công cụ dụng cụ xuất kho để chế tạo ra một công cụ dụng cụ mới có tính năng cao hơn: như chế tạo mũi khoan nối dài từ mũi khoan bình thường…Sản phẩm hoàn thành được nhập trở lại kho công cụ dụng cụ. Khi đó giá trị công cụ dụng cụ xuất kho được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Hiện nay, công ty tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cố định cả kỳ như sau : Đơn giá bình quân = Giá trị tồn đầu kỳ + giá trị nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + SL nhập trong kỳ Giá thực tế vật liệu xuất dùng = Đơn giá bình quân vật liệu xuất dùng x SL vật liệu xuất kho Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất như lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp khác (Nếu có)… và các khoản trích nộp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo một tỷ lệ quy định. Tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội việc tính và trả lương được thực hiện tuỳ theo đặc điểm, tính chất công việc. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng, hình thức trả lương là theo sản phẩm cuối cùng. Theo hình thức này thì: Tiền lương sản phẩmcủa công nhân sản xuất = Đơn giá tiền lương một giờ công sản xuất x Tổng số giờ công thực tế sản xuất (đơn giá của khâu gia công cơ khí bình quân là 1800 đ/giờ) Tổng giờ công thực tế sản xuất = Định mức giờ công một chi tiết x Số chi tiết thực tế nhập kho - Định mức giờ công để sản xuất một chi tiết được xác định dựa trên cơ sở yêu cầu kết cấu của sản phẩm do trung tâm kỹ thuật và điều hành sản xuất vạch ra cho từng bước công nghệ của từng sản phẩm, chi tiết - Lương nghỉ phép nghỉ lễ, nghỉ theo chế độ : Trả theo lương cơ bản (tính theo cấp bậc thợ) nhân với số ngày nghỉ được thanh toán - Tiền bồi dưỡng làm thêm giờ: Trả theo đơn giá 1000đ một giờ làm thêm - Tiền bồi dưỡng độc hại được thanh toán theo chế độ quy định với nghành là từ 5% đến 7% trên số giờ sản xuất thực tế trong điều kiện độc hại - Ngoài ra hàng tháng căn cứ vào tình hình thi đua sản xuất thì hội đồng thi đua xét hệ số lương cho toàn đơn vị. Tiền lương hệ số tính theo công thức sau: Tiền lương hệ số = Tổng quỹ lương thanh toán x Hệ số lương - Việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp thực hiện theo chế độ quy định BHXH = 15% Lương cơ bản BHYT = 2% Lương cơ bản KPCĐ = 2% Lương thực tế Lương cơ bản là tiền lương tính theo hệ số lương theo quy định bậc thợ của Nhà nước nhân với mức lương tối thiểu 290.000đ Lương thực tế là tiền lương công nhân thực nhận chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung của Công ty bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng : Là những chi phí về tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp (Nếu có) trả cho nhân viên + Lương công nhân phục vụ: bằng 10% tổng tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp + Lương nhân viên quản lý phân xưởng: bằng 10% tính trên tổng quỹ lương công nhân sản xuất và tổng quỹ lương phục vụ Ngoài ra, nhân viên quản lý và công nhân phục vụ cũng được thanh toán tiền nghỉ lễ nghỉ phép, nghỉ chế độ, tiền bồi dưỡng làm thêm giờ, các khoản trích theo lương như công nhân trực tiếp sản xuất Chi phí vật liệu: là chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trong phạm vi xưởng để sửa chữa máy móc thiết bị, nhà cửa, kho tàng… Chi phí dụng cụ sản xuất: là các chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng trong phạm vi phân xưởng, trừ giá trị của những công cụ đã được tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí khấu hao TSCĐ: là các chi phí khấu hao TSCĐ thuộc phạm vi xưởng sản xuất như khấu hao máy móc, thiết bị, nhà cửa… của xưởng Chi phí dịch vụ mua ngoài: là chi phí thuê ngoài phục vụ sản xuất như chi phí điện, nước, điện thoại… Chi phí sản xuất chung khác: là tất cả các khoản chi phí khác ngoài những chi phí kể trên phát sinh trong phạm vi xưởng như chi phí hội nghị, chi phí tiếp khách… 2. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội, mỗi loại sản phẩm đều có bản vẽ ghi đầy đủ các thông số kỹ thuật. Căn cứ vào bản vẽ, phòng kỹ thuật lập dự trù vật tư để xác định loại vật tư, khối lượng vật tư cần thiết để sản xuất một sản phẩm. Thông thường bản dự trù vật tư được lập cho một năm và phải được Tổng giám đốc ký duyệt. Khi có yêu cầu sử dụng vật liệu, bộ phận sản xuất viết phiếu yêu cầu gửi lên Trung tâm điều hành sản xuất, Trung tâm điều hành sản xuất căn cứ vào bản dự trù vật tư để xét duyệt số vật tư được cấp, lập phiếu cấp vật tư chuyển cho phòng vật tư. Một phiếu cấp vật tư như biểu số 1 Biểu 1 : Phiếu cấp vật tư Hameco PHiếu Cấp vật tư Mã số BM 0907 Số 614/090709 Ngày 16/01/2005 Người lính vật tư: Trung Đơn vị lĩnh: Cơ khí chế tạo Tên vật tư Thép SKD – 61 Ngày cấp 16/01/2005 Ký hiệu quy cách ф 110 x 3.186m Cấp tại kho Thép Đơn vị tính Kg SL thực cấp Tại kho 285 Số lượng duyệt 285 Tại đvị 0 Người duyệt (ghi tên) Kho còn nợ 0 Số lượng hạch toán 285 Còn nợ kho 0 Hạch toán vào sản phẩm Máy gấp mép Người nhập (ghi tên) HĐ Người xuất (ghi tên) Lần cấp thứ TCKT Số lượng vượt định mức 0 Đơn giá 16..286 Lý do Thành tiền 4.571.510 Người xác nhận (ghi tên) Kế toán (ghi tên) Phòng vật tư dựa trên số lượng nguyên vật liệu được duyệt cấp và số lượng hiện còn, xác định số thực cấp, ghi vào phiếu vật tư. Định kỳ (2 hoặc 3 ngày), kế toán vật tư xuống kho đối chiếu giữa các phiếu cấp vật tư với thẻ kho, Nếu số liệu khớp nhau, kế toán ghi giá xuất kho vào các phiếu, ký vào thẻ kho. Phiếu cấp vật tư được kế toán vật tư dùng để nhập số liệu vào máy tính, sau đó chuyển cho kế toán chi phí, giá thành của xưởng để lập bảng phân bổ chi tiết vật liệu – công cụ dụng cụ cho từng xưởng ( Biểu 2). Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ từng xưởng được sử dụng để chi tiết chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phát sinh trong phạm vi xưởng cho từng sản phẩm, hợp đồng. Biểu 2: Bảng phân bổ chi tiết nguyên vật liệu Xưởng Cơ khí chế tạo Tháng 1/2005 TK 152.1 TK 152.2 TK 152.3 Tổng 1.TK 621 160.444.260 46.311.252 13.721.068 220.476.580 - Máy tiện T18A 44.604.824 13.413.862 3.767.280 61.785.966 - Máy gấp mép 12.125.398 7.162.467 928.195 20.216.060 - Hợp đồng 32/05 180.565 1.866.018 237.600 2.284.183 … … … … … 2.TK 627 12.375.610 1.827.519 0 14.203.129 Tổng 172.819.870 48.138.771 13.721.068 243.679.709 Trong quá trình sản xuất xưởng nào dùng phôi của phân xưởng Đúc để tiếp tục gia công chế biến thì các phôi này trở thành nguyên vật liệu chính của phân xưởng đó. Căn cứ vào định mức sử dụng bán thành phẩm, Trung tâm kỹ thuật điều hành sản xuất lập phiếu xuất kho bán thành phẩm Đúc Cuối tháng, kế toán tiến hành lập bảng kê xuất kho bán thành phẩm căn cứ vào các phiếu xuất kho bán thành phẩm theo mẫu biểu sau (biểu 3). Bảng kê này dùng để phân bổ chi phí bán thành phẩm đúc cho từng mặt hàng ở xưởng. Biểu 3: Bảng kê xuất kho bán thành phẩm đúc Tháng 1/2005 Sản phẩm Mác KL Trọng lượng (kg) Đơn giá định mức / kg Thành tiền 1. Xưởng CKCT 157.014.139 - Máy T18A Gang 4403,54 7.100 31.265.153 - Máy gấp mép Gang 5.167,3 7.100 36.687.830 - Máy gấp tôn Gang 317,7 7.100 2.255.670 … … … … … 2. Xưởng CKCT 165.225.391 Trụ lô 47L 7.300 6.300 45.990.000 Vỏ lô Gang 5.300 7.800 41.340.000 … … … … … Cộng 543.274.161 Từ bảng phân bổ vật liệu – công cụ dụng cụ từng xưởng, bảng kê xuất kho bán thành phẩm đúc và các nhật ký chứng từ liên quan, cuối tháng kế toán xưởng lên bảng kê số 4 của xưởng mình theo định khoản sau: (Số liệu xưởng Cơ khí chế tạo) - Chi phí nguyên vật liệu chính: Nợ TK 621: 160.444.260 Có TK 1521: 160.444.260 Chi phí nguyên vật liệu phụ: Nợ TK 621: 46.311.252 Có TK 1522: 46.311.252 Chi phí nhiên liệu: Nợ TK 621: 13.721.068 Có TK 1523: 13.721.068 Chi phí vật liệu thay thế: Trong tháng 1/ 2005 chi phí này không phát sinh, Nếu phát sinh kế toán hạch toán như sau: Nợ TK621 / Có TK1524 - Chi phí công cụ dụng cụ: Nếu trường hợp công cụ dụng cụ là nguyên vật liệu trực tiếp đưa vào sản xuất kế toán sẽ hạch toán như sau: Nợ TK621 / Có TK153 (Tuy nhiên trong tháng 1/2005 tại xưởng cơ khí chế tạo không phát sinh chi phí này - Chi phí bán thành phẩm: Nợ TK 621-BTP: 157.014.139 Có TK154-BTP: 157.014.139 (Số liệu xưởng cơ khí chế tạo tháng 1/2005) Nếu các xưởng trực tiếp nhận vật liệu mua ngoài không qua kho, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK621 / Có TK111, TK331… ( Tháng 1/2005, xưởng cơ khí chế tạo không phát sinh nghiệp vụ này). Từ bảng kê số 4 của xưởng, kế toán xưởng lập bảng tập hợp chi phí sản xuất cho xưởng mình, chi tiết cho từng sản phẩm, từng hợp đồng. Cuối tháng, kế toán vật tư tại phòng kế toán căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu – công cụ dụng của các xưởng để lập bảng phân bổ vật liệu – công cụ toàn Công ty (Biểu 4). Bảng phân bổ vật liệu – công cụ toàn Công ty được dùng để phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phát sinh trong phạm vi toàn Công ty cho từng đối tượng sử dụng. Biểu 4: Bảng phân bổ vật liệu - công cụ dụng cụ toàn Công ty Tháng 1/2005 TK152 Cộng TK 152 TK 152.1 TK 152.2 TK 152.3 TK 152.4 1. TK 621 1.243.202.158 303.892.201 201.425.618 0 1.748.519.977 Xưởng CKL 126.569.765 31.478.392 9.532.147 0 167.580.304 Xưởng CKCT 160.444.260 46.311.252 13.721.068 0 220.476.580 … … … … … … 2. TK 627 69.747.140 15.490.433 0 0 85.237.573 Xưởng CKL 11.385.644 1.571.745 0 0 12.957.389 Xưởng CKCT 12.375.610 1.827.519 0 0 14.203.129 … … … … … … 3. TK 641 … … … … … 4. TK 642 … … … … … 5. TK 241.3 1.243.681 687.529 0 0 1.931.210 Cộng 1.314.192.979 326.885.738 224.678.833 0 1.865.757.550 b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Hàng tháng, căn cứ vào phiếu theo dõi giờ công cho từng sản phẩm, kế toán tính tổng số giờ công thực tế của công nhân sản xuất, số liêu đó là cơ sở để tính tiền lương sản phẩm của công nhân sản xuất: Lương sản phẩm = Tổng giờ công thực tế sản xuất * 1800 = 42.649,07 x 1.800 = 76.768.326 Căn cứ vào phiếu báo làm thêm giờ kế toán tính ra tổng số giờ làm thêm của công nhân, sau đó tính khoản tiền bồi dưỡng làm thêm giờ theo công thức sau: Tiền bồi dưỡng làm thêm giờ = 17.109,772 x 1.000 = 17.109.772 đ Tiền bồi dưỡng độc hại = 10.641.792 đ Tiền trách nhiệm tổ trưởng = 76.768.326 x 1% = 767.683 đ Tổng lương công nhân sản xuất = 76.768.326 + 17.109.772 + 10.641.792 + 767.683 = 105.287.573 đ Lương hệ số = Tổng lương công nhân sản xuất * Hệ số được hưởng = 105.287.573 x 0,15 = 15.793.136 đ Tổng quỹ lương CNSX = 105.287.573 + 15.793.136 = 121.080.709 Đơn giá tiền lương 1 giờ = Tổng quỹ lương CNSX Tổng giờ công thực tế của CNSX 121.080.709 42.649,07 = = 2,839 đ/h (Số liệu xưởng cơ khí chế tạo tháng 1/2005) Căn cứ vào tổng giờ công trên phiếu theo dõi giờ công (đối với công nhấn sản xuất), bảng chấm công (đối với nhân viên quản lý và phục vụ) và đơn giá tiền lương theo 1 giờ, kế toán xưởng lập bảng phân bổ quỹ lương cho xưởng mình (Biểu 5) Biểu 5: Bảng phân bổ quỹ lương Xưởng Cơ khí chế tạo Tháng 1/2005 Tổng giờ Đơn giá Thàng tiền TK 622 42.649,07 2.839 121.080.709 TK 6271 18.007,775 51.124.073 TK 6271- CPNVPX 15.376,514 2.839 43.653.923 TK 6271-Lao vụ 2.631,261 7.470.150 - Xưởng CKL 509,92 2.839 1.447.662 - Xưởng BR 152,025 2.839 431.600 … … … … Cộng 60.656,845 172.204.782 Trên cơ sở bảng phân bổ quỹ lương của các xưởng, các bảng kê và Nhật ký chứng từ liên quan, kế toán tiền lương tính BHXH, BHYT, KPCĐ rồi lên bảng phân bổ lương và BHXH toàn Công ty (Biểu 6) Biều 6 Bảng phân bổ lương và BHXH toàn công ty Tháng 1/2005 TK 334 TK 338 Tổng cộng TK 338.2 TK 338.3 TK 338.4 Cộng TK 338 1.TK 622 557.797.063 11.155.941 60.270.323 8.036.043 79.462.307 637.259.370 - Xưởng CKCT 121.080.709 2.421.614 13.082.846 1.744.380 17.248.840 138.329.549 - Xưởng BR 38.233.440 764.669 4.131.147 550.820 5.446.636 43.680.076 - … … … … … … … 2.TK 627.1 362.295.701 7.245.914 26.139.583 3.485.278 36.870.775 399.166.476 - Xưởng CKCT 57.152.397 1.143.048 5.508.501 734.467 7.368.016 64.538.413 - Xưởng BR 20.670.790 413.416 2.233.492 297.799 2.944.707 23.615.497 - … … … … … … … 3.TK 641.1 15.773.725 315.475 1.704.361 227.248 2.247.084 18.020.809 4.TK 642.1 178.580.048 3.571.601 19.295.686 2.572.758 25.440.045 204.020.093 Cộng 1.114.446.537 22.288.931 107.409.953 14.321.327 144.020.211 1.258.466.748 Căn cứ vào bảng tổng hợp lương và BHXH toàn Công ty kế toán xưởng tính giá thành giờ công và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng san phẩm, từng hợp đồng trên bảng chi tiết phân bổ Nợ TK 622 (Biểu 7). Biểu này giúp kế toán dễ dàng hơn trong việc tính giá thành sản phẩm: Đơn giá giờ công = Tổng chi phí NCTT của xưởng = 138.329.549 = 3.243đ/h Tổng giờ công của CNSX 42.649,7 Biểu 7: Bảng chi tiết phân bổ Nợ TK 622 Xưởng Cơ khí chế tạo Tháng 1/2005 Tên sản phẩm, hợp đồng Tổng giờ Đơn giá Thành tiền Máy tiện T18A 2.856,76 3.243 9.264.473 Máy gấp mép 4531 3.243 14.694.033 HĐ 32/05 568 3.243 1.842.024 … … … … Cộng Nợ TK 622 42.649,07 138.329.549 Cuối tháng, kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp lương và BHXH toàn Công ty để lập bảng kê số 4, bảng tập hợp chi phí sản xuất cho xưởng mình: Nợ TK622: 138.329.549 Có TK334: 121.080.709 Có TK338: 17.248.840 (Số liệu xưởng cơ khí chế tạo tháng 1/2005) c) Kế toán chi phí sản xuất chung Tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên cơ khí Hà Nội, các khoản chi phí SXC kế toán tiến hành hạch toán như sau: - Tiền lương nhân viên phân xưởng: Căn cứ vào bảng chấm công, lương công nhân sản xuất trực tiếp, kế toán xưởng tính lương cho công nhân phục vụ và nhân viên quản lý. Số liệu này được ghi vào bảng phân bổ quỹ lương của xưởng. Sau đó khi lập xong bảng phân bổ quỹ lương, kể toán xưởng chuyển cho kế toán tiền lương tại phòng kế toán lên bảng tổng hợp lao vụ tiền lương toàn Công ty (Biểu 8). Biểu này có ý nghĩa tách các khoản chi phí nhân công xưởng mình phục vụ cho xưởng khác và các khoản chi phí nhân công xưởng khác phục vụ xưởng mình. Bảng này giúp kế toán thuận tiện hơn trong việc xác định các khoản chi phí nhân viên trong chi phí sản xuất chung vì khoản đó phải bao gồm chi phí nhân công xưởng khác phục vụ xửơng mình và loại trừ các khoản chi phí nhân công xưởng mình đi phục vụ cho xưởng khác. Biểu 8: Bảng tổng hợp lao vụ, tiền lương toàn Công ty Tháng 1/2005 Xưởng CKCT Xưởng CKL … Tổng 1.TK 6271 -Xưởng CKCT 43.653.923 13.498.475 … 57.152.397 -Xưởng CKL 1.447.662 23.036.338 … 148.105.980 -… … … … … Công TK 6271 51.124.073 97.253.584 … 416.650.552 2. TK 6411 - - … 3.254.731 3.TK 6421 2.375.200 12.154.465 … 14.829.665 Tổng 53.499.272 109.408.049 … 434.734.948 Trên cơ sở bảng phân bổ quỹ lương của xưởng, bảng tổng hợp lao vụ tiền lương toàn Công ty, Kế toán tiền lương lập bảng tổng hợp tiền lương và BHXH. Kế toán xưởng dùng số liệu này để lên bảng kê số 4 của xưởng mình theo định khoản: Nợ TK6271: 64.538.413 Có TK334: 57.152.397 Có TK338: 7.386.016 (Số liệu xưởng cơ khí chế tạo tháng 1/2005) Chi phí vật liệu: Cũng tương tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán xưởng căn cứ vào phiếu cấp vật tư để lên bảng phân bổ vật liệu - công cụ dụng cụ của xưởng mình, sau đó số liệu được ghi vào bảng kê số 4 của xưởng theo định khoản: Nợ TK 6272: 14.203.129 Có TK 152: 14.2.3.129 (Số liệu xưởng cơ khí chế tạo tháng 1/2005) Chi phí dụng cụ sản xuất: Căn cứ vào các chứng từ gốc là các phiếu cấp vật tư, kế toán xưởng lập bảng phân bổ vật liệu – công cụ dụng cụ của xưởng mình như sau (Biểu 9) Biểu 9 Bảng phân bổ Công cụ dụng cụ toàn Công ty Tháng 1/2005 Ghi Nợ tài khoản khác, ghi Có tài khoản 153 Đối tượng sử dụng TK 153 1.TK 6273 28.673.201 - Xưởng CKCT 4.356.878 - Xưởng CKL 2.127.963 - Xưởng BR 2.997.684 … … 2.TK 641 1.052.900 3.TK 642 3.861.689 Tổng 33.587.790 Tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội thì dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh bất kể giá trị lớn hay bé, thời gian sử dụng dài hay ngắn kế toán đều tập hợp toàn bộ vào TK 6273 mà không tiến hành phân bổ cho kỳ sau. Căn cứ vào số liệu bảng trên kế toán vào bảng kê sô 4 của từng phân xưởng theo định khoản sau: Nợ TK 6273: 4.356.878 Có TK 153: 4.356.878 (Số liệu xưởng cơ khí chế tạo tháng 1/2005) - Chi phí khấu hao TSCĐ: Hàng tháng căn cứ vào bảng khấu hao cơ bản toàn Công ty do kế toán TSCĐ lập (Biểu 10), kế toán ghi vào bảng kê số 4 của xưởng mình theo định khoản: Nợ TK 6274: 13.066.368 Có TK 214: 13.066.368 (Số liệu xưởng cơ khí chế tạo tháng 1/2005) Biểu 10: Bảng khấu hao cơ bản toàn Công ty Năm 2005 Đối tượng sử dụng Tháng 1 … Tháng 12 1.TK6274 130.735.804 -Xưởng CKCT 13.066.368 -Xưởng CKL 12.868.912 … … 2.TK6424 20.000.000 3.TK2413 1.000.000 Cộng 151.735.804 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm tiền điện, tiền nước của các phân xưởng. Đối với tiền điện Công ty tiến hành sản xuất theo 3 ca. Đơn giá tiền điện sử dụng cho sản xuất ở mỗi ca khác nhau Ca Khoảng thời gian Đơn giá 1Kw (đ) 1 Từ 6h à 14h 860 2 Từ 14h à 22h 1.430 3 Từ 22h à 6h 480 Do đó tại mỗi xưởng phải theo dõi lượng điện tiêu hao phục vụ cho sản xuất (dựa vào số công tơ điện ở từng xưởng) chi tiết cho từng ca 1, 2, 3. Ví dụ: Trong tháng 1/2005 điện năng tiêu hao của xưởng Cơ khí chế tạo như sau: Ca 1: 8.524 Kw; Ca2: 5.813 Kw ; Ca 3: 2.956 Kw à Tiền điện xưởng Cơ khí chế tạo tháng 1 là: 8.524 x 860 + 5.813 x 1430 + 2.956 x 480 = 16.913.900 đ Đối với tiền nước Hiện nay Công ty sử dụng nước để phục vụ sản xuất với đơn giá 4.500 đ/khối. Tại mỗi xưởng đều có công tơ nước để theo giõi lượng nước tiêu hao phục vụ sản xuất ở xưởng mình. Ví dụ: Trong tháng 1/2005 xưởng Cơ khí chế tạo sử dụng 238 m3 nước à Tiền nước xưởng Cơ khí chế tạo tháng 1 là: 238 x 4.500 = 1.070.800 đ Căn cứ vào các hoá đơn tiền điện, hoá đơn tiền nước, và kết quả tính toán ở trên, kế toán chi phí giá thành tại phòng kế toán lập bảng phân bổ điện nước (Biểu 11). Chi phí này được phân bổ cho từng xưởng. Số liệu này được kế toán ghi vào bảng kê số 4 của xưởng theo định khoản: Nợ TK 6277: 17.984.700 Có TK 331: 17.984.700 (Số liệu xưởng cơ khí chế tạo tháng 1/2005) Biểu 11: Bảng phân bổ điện nước Tháng 1/2005 TK Nợ Nơi sử dụng Tiền điện Tiền nước Cộng 1.TK6277 -Xưởng CKCT 16.913.900 1.070.800 17.984.700 -Xưởng CKL 21.413.160 2.102.631 23.515.791 -… … … … Cộng TK6277 191.791.650 5.213.929 197.005.579 2.TK642 QLDN 13.177.060 1.502.243 14.679.303 … … … … … Cộng 215.840.380 9.577.619 225.417.999 - Chi phí bằng tiền khác: Tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội chi phí bằng tiền khác gồm có chi phí vân tải, chi phí tiếp khách, hội nghị… Đối với chi phí vận tải, kế toán xưởng căn cứ vào số giờ mà bộ phận vận tải phục vụ phân xưởng mình (từ bộ phận vận tải chuyển sang), và đơn giá một giờ vận tải, để lên bảng kê số 4 cho xưởng mình theo định khoản: Nợ TK 6278: 3.875.330 Có TK 154-Vận tải: 3.875.330 (Số liệu xưởng cơ khí chế tạo tháng 1/2005) Biểu 12: Bảng phân bổ chi phí vận tải Tháng 1/2005 TK Nợ Đối tượng sử dụng Số giờ Đơn giá Thành tiền TK 6278 - Xưởng CKCT 120,5 32.136 3.875.330 - Xưởng CKL 111,7 32.136 3.590.680 - … … … Cộng TK6278 501 32.136 16.103.349 TK 1521 Vận chuyển VLC 198,2 32.136 6.369.355 … … … … Cộng 1652,6 32.136 53.107.953 Đối với các chi phí khác, căn cứ vào các NKCT liên quan như NKCT số 1, NKCT số 5…, kế toán ghi vào bảng kê số 4 của xưởng mình theo định khoản: Nợ TK 6278: 1.100.000 Có TK 111: 1.100.000 (Số liệu xưởng cơ khí chế tạo tháng 1/2005) Sau đó kế toán lập Bảng kê ghi nợ TK 627 (Biểu 13) để tập hợp chi phí sản xuất chung và lên bảng kê số 4 của phân xưởng Biểu 13: Bảng kê ghi nợ TK 627 Xưởng Cơ khí chế tạo Tháng 1/2005 TK 152 TK 153 TK 214 … Tổng TK 627(1) 64.538.413 TK 627(2) 14.203.129 14.203.129 TK 627(3) 4.356.878 4.356.878 TK 627(4) 13.066.368 13.066.368 TK 627(7) 17.984.776 TK 627(8) 8.590.247 Cộng 14.203.129 4.356.878 13.066.368 122.739.811 Tổng chi phí sản xuất chung của mỗi xưởng được phân bổ cho từng sản phẩm, hợp đồng như sau: Tỷ lệ phân bổ = Tổng chi phí SXC = 122.739.811 = 0.887 Tổng chi phí NCTT 138.329.549 (Số liệu xưởng cơ khí chế tạo tháng 1/2005) Số liệu này được ghi vào bảng chi tiết phân bổ Nợ TK 627 (Biểu 14). Biểu này dùng để chi tiết chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm, từng hợp đồng Biểu 14: Bảng chi tiết phân bổ nợ TK 627 Xưởng Cơ khí chế tạo Tháng 1/2005 Tên sản phẩm, hợp đồng CPNCTT Tỷ lệ phân bổ CPSXC -Máy tiện T18A 9.264.473 0,887 8.217.588 -Máy gấp mép 14.694.033 0,887 13.033.607 -HĐ 32/05 1.842.024 0,887 1.633.875 -… … … … Cộng Nợ TK 627 138.329.549 122.739.811 B. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. 1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kế toán chi phí, giá thành tại phòng kế toán căn cứ vào bảng kê số 4 của các xưởng hoặc bảng phân bổ vật liệu – công cụ dụng cụ toàn Công ty để lập bảng kê số 4 toàn Công ty. Số liệu trên bảng kê số 4 là căn cứ để kế toán ghi vào Nhật ký chứng từ số 7, sau đó kế toán vào sổ cái TK 621 ( Biểu 15) Biểu 15: Sổ cái TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Năm 2005 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Nợ TK 621 Ghi Có các TK khác Tháng 1 … Tháng 12 TK 152 1.748.519.977 TK 154 – BTP 543.274.161 Số phát sinh Nợ 2.291.794.138 Có 2.291.794.138 Số dư cuối kỳ Nợ Có 2. Ké toán chi phí nhân công trực tiếp. Kế toán chi phí giá thành tại phòng kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp lương và BHXH toàn Công ty hoặc bảng kê số 4 của các xưởng để lập bảng kê số 4, NKCT số 7, và cuối cùng là lên sổ cái TK622 (Biểu 16) Biểu 16: Sổ cái Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Năm 2005 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Nợ TK 622 Ghi Có các TK khác Tháng 1 … Tháng 12 TK 334 557.797.063 TK 338 79.462.307 Số phát sinh Nợ 637.259.370 Có 637.259.370 Số dư cuối kỳ Nợ Có 3. Ké toán chi phí sản xuất chung Cuối tháng kế toán xưởng căn cứ vào bảng kê số 4 của xưởng để tập hợp chi phí sản xuất chung của xưởng mình vào bảng tập hợp chi phí sản xuất. Kế toán chi phí giá thành tại phòng kế toán lập bảng kê số 4 của toàn Công ty dựa trên bảng kê số 4 của các xưởng, vào NKCT sô7, và cuối cùng là lên sổ cái TK 627 (Biểu 17) Biểu 17: Sổ cái Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung Năm 2005 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Nợ TK 627 Ghi Có các TK khác Tháng 1 … Tháng 12 TK 152 85.237.573 TK 334 362.295.701 TK 338 36.870.775 … Số phát sinh … 829.507.105 Nợ 829.507.105 Số dư cuối kỳ Có Nợ Có 4. Ké toán thiệt hại trong sản xuất Trong quá trình sản xuất của công ty, thực tế có phát sinh các khoản thiệt hại bao gồm: Thiệt hại sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất. Trong công tác kế toán, Công ty không mở tài khoản để theo dõi riêng các khoản thiệt hại này. Phần lớn khi thực tế có phát sinh thiệt hại sẽ được kế toán tập hợp trực tiếp vào chi phí từng thời kỳ coi như sản phẩm chính phẩm. Vấn đề này em sẽ nhận xét rõ hơn ở chương sau. C.Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và tính giá thành sản phẩm 1. Tổng hợp chi phí sản xuất Để tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cuối kỳ, sau khi tập hợp chi phí theo 3 khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kế toán xưởng lập bảng kê số 4 của xưởng mình (Biểu 18). Biểu này được lập dựa trên bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ của toàn Công ty, bảng kê xuất kho bán thành phẩm đúc, Bảng tổng hợp lương và BHXH toàn Công ty, Bảng khấu hao TSCĐ… Sau đó kế toán tổng hợp chi phí sản xuất của xưởng mình, chi tiết cho từng sản phẩm, từng hợp đồng trên bảng tập hợp chi phí sản xuất (Biểu 19). Kế toán chi phí giá thành tại phòng kế toán căn cứ vào bảng kê số 4 của các xưởng để lập bảng kê số 4 toàn Công ty (Biểu 20). Cuối cùng kế toán chuyển số liệu vào nhật ký chứng từ số 7 (Biểu 21), và sổ cái TK 154 (Biểu 22) Biểu 18 Bảng kê số 4 Xưởng Cơ khí chế tạo Tháng 1/2005 TK 152 TK 153 TK 154-BTP TK 334 TK 214 TK 621 TK 622 TK 627 NKCT khác Tổng NKCT số 1 … TK 154 377.490.719 138.329.549 122.739.811 638.560.079 TK 621 220.476.580 157.014.139 377.490.719 TK 622 121.080.709 138.329.549 TK 627 122.739.811 TK 6271 57.152.397 64.538.413 TK 6272 14.203.129 14.203.129 TK 6273 4.356.878 4.356.878 TK 6274 13.066.368 13.066.368 TK6277 17.984.700 TK 6278 1.100.000 8.590.247 Tổng 234.679.709 4.356.878 157.014.139 178.233.106 13.066.368 377.490.719 138.329.549 122.739.811 1.100.000 638.560.079 Biểu 19: Bảng tập hợp chi phí sản xuất Xưởng Cơ khí chế tạo Tháng 1/2005 Tên sản phẩm, hợp đồng TK 621 TK 621-BTP TK 622 TK 627 Cộng -Máy T18A 61.785.966 31.265.153 9.264.473 8.217.588 101.268.707 -Máy gấp mép 20.216.060 36.687.830 14.694.033 13.033.607 84.631.530 -HĐ 32/05 2.284.183 1.842.024 1.633.875 5.760.082 … … … … … … Tổng cộng 220.476.580 157.014.139 138.329.549 122.739.811 638.560.079 Biểu 20: Bảng kê số 4 toàn Công ty Tháng 1/2005 TK 152 TK 154-BTP TK 334 … TK 621 TK 622 TK 627 NKCT khác Tổng NKCTsố 1 … TK 154 2.291.794.138 637.259.370 829.507.105 3.758.560.613 TK 621 1.748.519.977 543.274.161 2.291.794.138 TK 622 557.797.063 637.259.370 TK 627 829.507.105 TK 6271 362.295.701 399.166.476 TK 6272 85.237.573 85.237.573 TK 6273 28.673.201 TK 6274 130.735.804 TK6277 197.005.579 TK 6278 15.000.000 37.000.000 Tổng 1.833.757.550 543.274.161 920.092.764 2.291.794.138 637.259.370 829.507.105 15.000.000 3.758.560.613 Biểu 21: Nhật ký chứng từ số 7 Phần 1: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn Công ty Tháng 1/2005 TK 152 TK 154-BTP TK 334 … TK 621 TK 622 TK 627 NKCT khác Tổng NKCTsố 1 … TK 154 2.291.794.138 637.259.370 829.507.105 3.758.560.613 TK 621 1.748.519.977 543.274.161 2.291.794.138 TK 622 557.797.063 637.259.370 TK 627 85.237.573 362.295.701 15.000.000 829.507.105 … … … … .. … … … … . … Tổng 1.833.757.550 543.274.161 1.114.446.537 2.291.794.138 637.259.370 829.507.105 32.386.200 3.758.560.613 Biểu 22:Sổ cái TK154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Năm 2005 Số dư đầu năm Nợ 6.253.658.714 Có Ghi Nợ TK 154 Ghi Có các TK khác Tháng 1 … Tháng 12 TK 621 2.291.794.138 TK 622 637.259.370 TK 627 829.507.105 Số phát sinh Nợ 3.758.560.613 Có 2.671.972.543 Số dư cuối kỳ Nợ 7.340.246.784 Có 2. Tính giá thành sản phẩm a) Đối tượng tính giá thành Sản phẩm của Công ty nói chung, sản phẩm máy công cụ nói riêng phải qua nhiều giai đoạn chế biến ở các xưởng khác nhau nên sản phẩn hoàn thành ở mỗi xưởng được xác định là bán thành phẩm. Bán thành phẩm của Công ty không thường xuyên bán ra ngoài nên chỉ có sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng mới được xác định là thành phẩm và mới được tính giá thành Do những đặc điểm trên nên Công ty xác định đối tượng tập đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc đơn đặt hàng hoàn thành. Nếu Công ty sản xuất theo yêu cầu của khách hàng thông qua đơn đặt hàng thì Công ty sẽ tập hợp chi phí và tính giá thành theo đơn đặt hàng. Đối với những sản phẩm sản xuất theo kế hoạch của Công ty để bán trực tiếp, gửi đại lý bán… thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. b) Kỳ tính giá thành Mỗi loại sản phẩm có thời gian, quy trình công nghệ sản xuất khác nhau nên không thể xác định kỳ tính giá thành chung cho các sản phẩm mà kỳ tính giá thành của mỗi sản phẩm là kỳ mà sản phẩm hoàn thành nhập kho. c) Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ – tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Cuối mỗi tháng kế toán giá thành ở mỗi xưởng căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, định mức chi phí nguyên vật liệu, định mức sử dụng bán thành phẩm, định mức giờ công công nhân sản xuất…để xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thực tế trong tổng giá thành và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo chi phí nhân công trực tiếp. Từ đó kế toán tiến hành tính giá thành cho các sản phẩm hoàn thành hoặc đơn đặt hàng hoàn thành theo trình tự sau: Tính giá thành cho sản phẩm CPNVLTT = Số máy cần sản xuất * Định mức vật tư cho 1 máy * Đơn giá vật tư xuất kho CPBTP = Số máy cần sản xuất * Định mức BTP cho 1 máy * Đơn giá BTP xuất kho CPNCTT = Số giờ công SX của từng sản phẩm * Tiền lương bình quân 1 giờ công sản xuất Trong đó: Tiền lương bình quân = Tổng CPNCTT dư đầu kỳ + Tổng CPNCTT phát sinh trong kỳ Tổng giờ công đã thanh toán + Tổng giờ công phát sinh trong tháng +CPSXC cho sản phẩm hoàn thành nhập kho = CPNCTT * Tỷ lệ phân bổ Trong đó Tỷ lệ phân bổ = Tổng CPSXC dư đầu kỳ + Tổng CPSXC phát sinh trong kỳ Tổng CPNCTT dư đầu kỳ + Tổng CPNCTT phát sinh trong kỳ * Giá thành thực tế sản phẩm là tổng các khoản mục trên Giá thành của sản phẩm hoàn thành = CPNVLTT tính cho thành phẩm + CPNCTT tính cho thành phẩm + CPSXC phân bổ cho thành phẩm Sau đó kế toán tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: Giá trị SPDD cuối kỳ = Giá trị SPDD đầu kỳ + Giá trị SPDD phát sinh trong kỳ - Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Tính giá thành cho đơn đặt hàng Cũng tương tự như tính giá thành theo sản phẩm, chỉ khác là đến kỳ báo cáo mà đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí phát sinh cho đơn đặt hàng đều là sản phẩm dở dang, khi đơn đặt hàng hoàn thành mới tiến hành tính giá thành. Sau khi tính giá thành sản phẩm hoàn thành, kế toán ghi vào bảng tính giá thành của từng sản phẩm, số liệu đó được chuyển vào sổ cái TK 154. Trong năm 2005, theo kế hoạch Công ty giao cho xưởng máy công cụ sản xuất 24 máy tiện T18A. Trong tháng 1, công ty đã hoàn thành và nhập kho 8 máy. Kế toán tiến hành tính giá thành cho 8 máy theo trình tự sau: Trước hết là căn cứ vào các bảng tập hợp chi phí sản xuất phát sinh của các xưởng tham gia chế tạo máy tiện T18A ta tập hợp được chi phí sản xuất phát sinh trong tháng của sản phẩm máy tiện T18A như sau: (Biểu 23) Xưởng Rèn Cơ khí chế tạo Lắp ráp Cộng phát sinh Giờ 3.062,7 2.856,76 3.260,64 9.180,1 TK 621 20.102.745 61.785.966 10.118.560 92.007.271 TK 621-BTP 31.265.153 31.265.153 TK 622 7.675.432 9.264.473 8.261.532 25.201.437 TK 627 10.241.128 8.217.588 11.875.623 30.334.339 Cộng 38.019.305 110.533.180 30.255.715 178.808.200 Căn cứ vào số dư đầu kỳ của TK 154 của các xưởng tham gia sản xuất máy tiện T18A theo từng khoản mục chi phí để biết được chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ chi tiết theo từng khoản mục: Đối với vật tư: - Thép các loại thực cấp cho 8 máy 82.856.904 * 8 = 27.618.968 đ 24 - Tôn các loại thực cấp cho 8 máy 10.525.440 * 8 = 3.508.480 đ 24 - Động cơ điện thực cấp cho 8 máy : 1.692.666 * 8 = 13.541.328 đ - Công tắc tơ GMC-9: 220V thực cấp cho 8 máy: 1.073.460 * 8 = 8.587.680 đ - Biến thế BT250 thực cấp cho 8 máy: 300.000*8 = 2.400.000 đ - Rơ le thời gian thực cấp cho 8 máy: 301.000 * 8 = 2.408.000 đ …. à Tổng vật tư cho 8 máy là: 115.681.511 đ Bán thành phẩm đúc: Căn cứ vào bản định mức bán thành phẩm cho một máy tiện T18A là 1503,3 kg; đơn trọng 1kg để tính giá thành là 7.100đ. Vậy chi phí về bán thành phẩm đúc xuất cho 8 máy là: 1503,3 x 7100 x 8 = 85.378.728 đ Đối với chi phí NCTT Thực tế giờ công chế tạo một máy tiện T18A được xác định căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm theo định mức thời gian mà bộ phận kỹ thuật lập ra như sau - Công nghệ tạo phôi của phân xưởng rèn : 1.220 h - Gia công cơ khí toàn bộ : 744 h - Lắp ráp và sơn máy : 642,88 h - Tổng cộng giờ công thực tế để sản xuất cho 1 máy là :2.606,88 h Tính đơn giá tiền lương bình quân 1h công sản xuất tháng 1/2005 căn cứ vào bảng sau: (Biểu 24) Nội dung Dư đầu kỳ PS trong kỳ Cộng Giờ thực tế 23.460,1 9180,1 32.640,2 CPNCTT 52.307.928 25.201.437 77.509.365 Đơn giá bình quân 1h công 2.374,66 Vậy chi phí NCTT sản xuất máy tiện T18A là: = 2.606,88 x 8 x 2.347,66 = 49.523.808 đ Khoản mục CPSXC Đối với khoản mục này thì kế toán căn cứ vào Chi phí NCTT đã tập hợp được trong kỳ và tổng CPSXC thực tế phát sinh để tính ra tỷ lệ CPSXC của từng xưởng trong tháng, sau đó lấy tỷ lệ đó nhân với Chi phí NCTT của từng sản phẩm để tính ra phần CPSXC được phân bổ vào giá thành của sản phẩm đó Việc tính toán được thực hiện thông qua bảng sau: (Biểu 25) Nội dung Dư đầu kỳ PS trong kỳ Cộng CP SXC 58.081.133 30.334.339 88.415.472 CP NCTT 52.307.928 25.201.437 77.509.365 Tỷ lệ CPSXC 1,141 - Như vậy CPSXC tính cho 8 máy hoàn thành nhập kho là: = 49.523.808 * 1,141 = 56.506.665 đ - Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành: 115.681.511 + 85.387.728 + 49.523.808 + 56.506.665 = 307.099.712 - Giá thành một máy tiện T18A: 307.099.712 : 8 = 38.387.464 đ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 301.606.128 + 178.808.200 - 307.099.712 = 174.017.012 Số liệu này được ghi vào bảng tính giá thành máy tiện T18A (Biểu 26) Biểu 26: Bảng tính giá thành máy tiện T18A Tháng 1/2005 Số lượng: 8 máy Khoản mục Dư ĐK PS tại xưởng Rèn PS tại xưởng CKCT PS tại xưởng Lắp ráp Cộng phát sinh Tổng giá thành Giá thành đơn vị Dư CK CP NVLTT 120.257.460 20.102.745 61.785.966 10.118.560 92.007.271 115.681.511 14.460.189 96.583.220 CP BTP 70.959.607 31.265.153 31.265.153 85.387.728 10.673.466 16.837.428 CP NCTT 52.307.928 7.675.432 9.264.473 8.261.532 25.201.437 49.523.808 6.190.476 27.985.557 CP SXC 58.081.133 10.241.128 8.217.588 11.875.623 30.334.339 56.506.665 7.063.333 31.908.807 Cộng 301.606.128 38.019.305 110.533.180 30.255.715 178.808.200 307.099.712 38.387.464 174.017.012 Phần 3 Một số ý kiến về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên cơ khí Hà Nội 1.Những ưu điểm cơ bản Thứ nhất: Về bộ máy kế toán: Hiện nay bộ máy kế toán của Công ty gồm có 16 người làm việc tại phòng kế toán và một số kế toán phụ trách trực tiếp tại các xưởng sản xuất chính. Nhân viên kế toán hầu hết có trình độ đại học, có kinh nghiệm để đảm đương khối lượng lớn các công việc của Công ty. Đặc biệt, việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán cũng góp phần giảm nhẹ công việc của kế toán, nâng cao hiệu quả của công tác kế toán. Thứ hai: Về hệ thống tài khoản sử dụng Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT của bộ tài chính. Tuy nhiên do đặc thù của Công ty kế toán mở thêm một số tài khoản chi tiết cấp 2, vì vậy, việc theo dõi, cung cấp thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác hơn. Thứ ba: Về hệ thống sổ sách kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chứng từ là hợp lý, phù hợp với một doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, đội ngũ nhân viên kế toán nhiều, trình độ cao. Đặc biệt hình thức ghi sổ này đảm bảo tính chuyên môn hoá cao của sổ kế tóan, giảm bớt khối lượng ghi sổ và tính chất đối chiếu kiểm tra cao. Đối với phần hành kế toán chi phí, giá thành, kế toán sử dụng bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ vật liệu – công cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao nhằm tập hợp chi phí sản xuất, chi tiết cho từng sản phẩm, từng hợp đồng là phù hợp với quy định.. Ngoài những loại sổ bắt buộc, do yêu cầu quản lý, kế toán mở thêm một số sổ chi tiết như: sổ chi tiết phân bổ Nợ TK622, sổ chi tiết phân bổ nợ TK627…nhằm theo dõi đối tượng kế toán chặt chẽ hơn. Nhìn chung, mẫu sổ kế toán và phương pháp ghi chép tuân thủ đúng chế độ hiện hành. Thứ tư: Về việc xây dựng hệ thống định mức chi phí Công ty đã xây dựng một hệ thống định mức chi phí khá phù hợp và chi tiết cho từng loại sản phẩm nên đã góp phần kiểm soát chi phí một cách dễ dàng, khoa học. Thứ năm: Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và đặc điểm sản phẩm của Công ty (gồm hai luồng sản phẩm: Sản phẩm sản xuất theo kế hoạch và sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng) vì vậy việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoặc đơn đặt hàng hoàn thành là hợp lý và đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo từng địa điểm phát sinh. 2. Những tồn tại và nhược điểm cần khắc phục Thứ nhất: Về việc sử dụng phần mềm kế toán Hiện nay, Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội chỉ sử dụng phần mềm kế toán AC – Soft cho việc hạch toán chi tiết vật tư, còn lại kế toán vẫn làm thủ công với sự trợ giúp của phần mềm Excel. Điều này tạo nên sự thiếu đồng bộ trong việc hạch toán và không khai thác hết các chức năng của phần mềm AC-Soft. Thứ hai: Về việc hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng. Trong quá trình sản xuất của công ty, thực tế có phát sinh các khoản thiệt hại bao gồm: Thiệt hại sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất. Trong công tác kế toán, Công ty không mở tài khoản để theo dõi riêng các khoản thiệt hại này. Phần lớn khi thực tế có phát sinh thiệt hại sẽ được kế toán tập hợp trực tiếp vào chi phí từng thời kỳ coi như sản phẩm chính phẩm. Cách hạch toán này tuy đơn giản, giảm khối lượng công việc ghi chép kế toán. Tuy nhiên, nó không phản ánh được thiệt hại trong sản xuất là khoản thiệt hại (chi phí) ngoài ý muốn của con người.Vì vậy, nó sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc xác định giai đoạn, bộ phận, địa điểm… hư hỏng và việc khắc phục những thiệt hại không cần thiết cũng như việc quy trách nhiệm bồi thường khi cần thiết. Thứ ba: Về việc hạch toán lương nghỉ phép của công nhân SX Tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội, thực chất kế toán tiền lương không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất do khoản này ít biến động giữa các kỳ. Tuy nhiên ta không thể đảm bảo chắc chắn rằng chi phí này là ổn định. Nếu trong tháng nào đó số công nhân nghỉ phép đột nhiên tăng lên mà Công ty lại không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép thì hậu quả là sẽ gây ra sự biến động đến chi phí sản xuất trong kỳ đó. Thứ tư: Về việc hạch toán công cụ dụng cụ Tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội tất cả các loại công cụ xuất dùng cho sản xuất không kể giá trị lớn hay bé, thời gian sử dụng dài hay ngắn đều được tập hợp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ mà không phân bổ cho các kỳ tiếp theo. Đây chính là khoản mục làm tăng chi phí trong kỳ, không phản ánh đúng bản chất hạch toán và làm sai lệch giá thành sản phẩm hoàn thành. Thứ năm: Về việc hạch toán chi phí sản xuất chung: Tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội ,chi phí sản xuất chung được phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp là khá hợp lý nhưng nó chưa gắn với mức công suất hoạt động thực tế của máy móc vì vậy khi mà máy móc hoạt động không hết công suất thì những khoản chi phí sản xuất chung cố định vẫn được tính hết vào giá thành làm cho giá thành bị tằng cao hơn so với thực tế 3. Một số kiến nghị và giải pháp Thứ nhất: Về việc sử dụng phần mềm kế toán Ngày nay, công tác quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường cạnh tranh đòi hỏi phải tính toán chính xác kịp thời chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để có thể đưa ra các quyết định nhanh nhậy tạo được sự cạnh tranh trên thị trường vì vậy việc áp dụng kế toán máy trong công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là rất cần thiết. Sử dụng kế toán máy trong công tác kế toán không những giúp cho việc đưa ra những con số nhanh và chính xác mà còn giảm được sức lao động của kế toán viên. Như vậy, theo em để phát huy hết các chức năng của phầm mềm kế toán đã có (phần mềm AC-Soft) Công ty nên thực hiện một số điều như sau: Trang bị thêm máy vi tính cho phòng kế toán Nghiên cứu, triển khai việc áp dụng phần mềm AC-Soft cho tất cả các phần hành kế toán, đặc biệt là phần hành kế toán chi phí giá thành để giảm thiểu những sai sót, tiết kiệm thời gian ghi chép Có kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng về tin học cho nhân viên kế toán để công tác kế toán có hiệu quả hơn (đội ngũ nhân viên phòng kế toán còn khá trẻ, có trình độ cao vì vậy thuận tiện trong việc nắm bắt công nghệ mới, Công ty nên tận dụng lợi thế này) Thứ hai: Về việc hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng Theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Công ty , sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về kích cỡ, trọng lượng, tiêu chuẩn lắp ráp… Tuỳ theo mức độ hư hỏng, sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại: sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. Trong thực tế, cả 2 loại này đều được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Đối với sản phẩm hỏng trong định mức: là sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi và được coi là chi phí sản phẩm chính phẩm. Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức: là những sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của doanh nghiệp do các nguyên nhân bất thường gây ra và thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ, phải trừ vào thu nhập. Kế toán hạch toán các thiệt hại ngoài định mức như sau: Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng: Nợ TK 138 (1381) Có TK 111, 112, 152… Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Nợ TK 138 (1381) Có TK 154 Xử lý thiệt hại về sản phẩm hỏng: Nợ TK 138 (1388), 334 : Giá trị đòi bồi thờng Nợ TK 811 : Tính vào chi phí khác Có TK 138 (1381) Đối với những khoản thiệt hại do ngừng sản xuất, kế toán nên tiến hành trích trước theo kế hoạch, theo giõi trên TK 335 để khi phát sinh khoản thiệt hại không làm chi phí trong kỳ tăng đột biến. Khi đó, kế toán hạch toán như sau: Trích trước chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch: Nợ TK 627, 642… / Có TK 335 Thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch: Nợ TK 335/ Có TK 111, 334… Chi phí thực tế phát sinh do ngừng sản xuất ngoài kế hoạch: Nợ TK 142/ Có TK 111, 112… Xử lý thiệt hại về ngừng sản xuất ngoài kế hoạch Nợ TK 138, 334: Giá trị đòi bồi thường Nợ TK 811: Tính vào chi phí khác Có TK 142 Thứ ba: Về việc hạch toán lương nghỉ phép của CNSX Nguyên nhân chính của việc không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất là do để đơn giản hoá công tác kế toán song nó lại ảnh hưởng đến công việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chính vì vậy theo em Công ty nên đưa ra một tỷ lệ nhất định để trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm để tránh được sự biến động của giá thành sản phẩm. Công ty có thể áp dụng công thức tính toán như sau: Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép = Tổng tiền lương nghỉ phép CNSXTT (*) Tổng tiền lương chính của CNSXTT Mức trích trước hàng tháng = Tiền lương thực tế của CNSXTT x Tỷ lệ trích trước (**) Kế toán tiến hành hạch toán như sau: +Hàng tháng trích trước tiền lương phép cho công nhân sản xuất: Nợ TK622 / Có TK335 +Khi phát sinh chi phí phải trả về lương phép kế toán ghi Nợ TK335 / Có TK334 Thứ tư: Về việc hạch toán công cụ dụng cụ Đối vơi những công cụ dụng cụ xuất dùng thì kế toán phải căn cứ vào thời gian sử dụng và giá trị thực tế của công cụ dụng cụ để tiến hành phân bổ cho thích hợp. Cụ thể như sau: Đối với những loại công cụ dụng cụ xuất dùng có thời gian sử dụng ngắn, giá trị nhỏ thì kế toán sử dụng phương pháp phân bổ 1 lần. Kế toán tiến hành hạch toán như sau: Nợ TK627, 641, 642. Có TK 1531 Đối với những loại công cụ dụng cụ xuất dùng có thời gian sử dụng lâu dài, giá trị lớn thì kế toán sử dụng phương pháp phân bổ nhiều lần hoặc phân bổ 50% + Nợ TK 242 / Có TK 1531 + Nợ TK 627, TK 641, TK 642/ Có TK 1531 Thứ năm: Về việc hạch toán chi phí sản xuất chung Theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2003, kế toán chỉ phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công xuất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi sản phẩm theo mức công suất bình thường, khoản chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Như vậy, để áp dụng thông tư này vào công tác kế toán, Công ty cần phân loại chi phí sản xuất chung như sau: Chi phí sản xuất chung cố định: chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc Chi phí sản xuất chung biến đổi: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Phần kết luận Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo thực tập nghiệp vụ với đề tài: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội. Kết hợp giữa việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại công ty cho thấy: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đều phải chú trọng đến công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm. Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội nhờ sự giúp đỡ của các cán bộ và nhân viên phòng tài chính kế toán cùng với sự chỉ đạo tận tình của giáo viên hướng dẫn, em đã có sự hiểu biết về thực tế công tác kế toán tại công ty đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và thấy được việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty là tương đối phù hợp với chế độ kế toán hiện hành của bộ tài chính, bộc lộ những ưu và nhược điểm của công tác kế toán tài chính của công ty. Mục lục Lời nói đầu 1 Phần 1:Tìm hiểu chung về tổ chức kế toán của công ty TNHH Nhà Nước một thành viên cơ khí Hà Nội 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 3 2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán và các phương pháp kế toán áp dụng 7 Phần 2: Kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên cơ khí Hà Nội A.Kế toán chi tiết chi phí sản xuất 9 1.Phân loại chi phí sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 9 2. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất 13 a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 13 b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 19 c) Kế toán chi phí sản xuất chung 23 B. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 30 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 31 3. Kế toán chi phí sản xuất chung 32 4. Kế toán thiệt hại trong sản xuất 32 C. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và tính gía thành SP 33 1. Tổng hợp chi phí sản xuất 33 2. Tính giá thành sản phẩm 38 a) Đối tượng tính giá thành 38 b) Kỳ tính giá thành 39 c) Kiểm kê, đánh giá SPDD cuối kỳ và tính giá thành SP hoàn thành 39 Phần 3:Một số ý kiến về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Nhà Nước một thành viên cơ khí Hà Nội 1. Những ưu điểm cơ bản 45 2. Những tồn tại và nhược điểm cần khắc phục 46 3.Một số kiến nghị và giải pháp 48 Phần kết luận 53

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32320.doc
Tài liệu liên quan