Sau một thời gian thực tập tại Công ty, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu, dựa trên những kiến thức đó em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty.
- Về quản lý:
+ Công ty nên tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên môn xuống CT để trực tiếp giám sát trong quá trình các đội thi công làm việc.
+ Công ty nên mở các lớp đào tạo kiến thức trong lĩnh vực quản lý cho đội trưởng các đội thi công. Công việc này sẽ cung cấp cho họ những hiểu biết cần thiết để phục vụ cho chức năng, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, công tác quản lý cũng được cải thiện và bám sát thực tế hơn.
+ Công ty cần có kế hoạch tuyển dụng, điều động lao động hàng năm, tránh tình trạng phải gấp rút tuyển lao động khiến chất lượng lao động không đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tiến độ của CT.
- Về công tác kế toán:
+ Công ty cần xem xét lại cách phân công lao động kế toán, đặc biệt cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa kế toán phần hành và thủ quỹ, như vậy mới đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm.
+ Công ty nên tuyển dụng thêm những kế toán viên mới có trình độ chuyên môn cao để có thể sử dụng kế toán máy một cách thành thạo. Bên cạnh đó, Công ty cũng phải thường xuyên mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ và phổ biến các thay đổi mới trong chính sách tài chính của Nhà nước cho các kế toán viên để họ có thể nắm bắt được những thay đổi trong chính sách cũng như chế độ kế toán hiện hành. Nhờ đó, mới đảm bảo cho các thông tin kế toán sát thực với thực tế và tuân thủ theo đúng chế độ và pháp luật.
+ Công ty cần phải bố trí cán bộ kế toán đến tận CT để giám sát và theo dõi sát sao các chi phí thực tế phát sinh. Qua đó, bộ phận kế toán mới có thể kiểm soát được các chi phí phát sinh ngoài dự toán, từ đó có những biện pháp, phương hướng giải quyết cho phù hợp.
74 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau khi được Giám đốc và Kế toán trưởng phê duyệt. Tiếp đó chuyển cho thủ quỹ để thanh toán lương khi đến hạn. Người lĩnh tiền (người lao động) phải ký vào bảng thanh toán tiền lương và BHXH ngay sau khi nhận lương. Căn cứ vào đó, kế toán thanh toán sẽ lập phiếu chi để hợp thức hoá thủ tục.
Biểu 1.10: Bảng phân bổ tiền lương
Bảng phân bổ tiền lương
Quý IV/2005 (trích)
(Đơn vị: đồng)
STT
Đối tượng sử dụng (Ghi Nợ TK)
Ghi có TK
TK đối ứng
TK 334
ồ
TK 3341
Phải trả CBCNV
TK 3342
Phải trả LĐTN
A
Các công trình chính
2.858.912.902
2.297.698.161
561.214.741
1
CT: EBARA
622
249.385.469
231.749.969
17.635.500
2
CT: Nhà ĐKTT Uông Bí
622
156.670.000
54.286.500
102.383.500
…
…
…
…
…
…
B
Các công trình lẻ
26.304.844
25.764.844
540.000
1
Thuỷ điện Sơn La
622
11.373.645
11.373.645
-
2
Hàn nâng trục xích CT Uông Bí
622
443.659
443.659
-
…
…
…
…
…
…
Tổng cộng
3.134.000.246
2.572.245.505
561.754.741
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2005
Kế toán
Kế toán trưởng
Biểu 1.11: Sổ chi tiết TK 622
Sổ chi tiết
TK 62230
Công trình: Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí
Từ ngày 01/10/2005 đến 31/12/2005
Dư Nợ đầu kỳ:
(Đơn vị: đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
30/12
Phải trả lao động thuê ngoài
3342
102.383.500
30/12
Phải trả lao động trong biên chế
3341
54.286.500
31/12
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
15430
156.670.000
Phát sinh Nợ: 156.670.000
Phát sinh Có: 156.670.000
Dư Nợ cuối kỳ:
Ngày 20 tháng 01 năm 2006
Kế toán trưởng
Người lập biểu
Biểu 1.12: Sổ cái TK 622
Sổ cái
TK 622 (trích)
Từ ngày 01/10/2005 đến 31/12/2005
Dư Nợ đầu kỳ:
(Đơn vị: đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
30/12
Phân bổ tiền lương quý IV cho CT: NDT Nhiệt điện Uông Bí
3341
363.979.006
30/12
Phân bổ tiền lương quý IV cho CT: NDT Nhiệt điện Uông Bí
3342
224.840.741
30/12
Phân bổ tiền lương quý IV cho CT: Nhà ĐKTT Uông Bí
3341
54.286.500
…
30/12
Phân bổ tiền lương quý IV cho CT: Nhà ĐKTT Uông Bí
3342
102.383.500
…
…
…
…
…
…
31/12
Kết chuyển chi phí nhân công CT: NDT nhiệt điện Uông Bí
15429
588.819.747
31/12
Kết chuyển chi phí nhân công CT Nhà ĐKTT Uông Bí
15430
156.670.000
…
…
…
…
…
…
Phát sinh Nợ: 2.858.912.902
Phát sinh Có: 2.858.912.902
Dư Nợ cuối kỳ:
Ngày 23 tháng 01 năm 2006
Kế toán trưởng
Người lập biểu
Như vậy, có thể tóm tắt quá trình hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện qua sơ đồ sau:
TK 111
TK 622
TK 154
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
TK 1413
TK 334
Chi phí nhân công trong trường hợp áp dụng khoán
Tạm ứng cho các CT áp dụng khoán
Thanh toán lương trong trường hợp áp dụng khoán
Chi phí nhân công trong trường hợp không áp dụng khoán
Thanh toán lương trong trường hợp không áp dụng khoán
Các khoản trích theo lương (19%)
TK 338
Sơ đồ 1.9: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
1.2.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Đặc trưng của các DN hoạt động trong lĩnh vực XDCB là trong giá thành của sản phẩm (CT, hạng mục CT) còn bao gồm khoản mục chi phí sử dụng MTC.
Chi phí sử dụng MTC là chi phí cho các MTC, nhằm thực hiện khối lượng công tác xây, lắp bằng máy. MTC chỉ được sử dụng đối với những khối lượng công việc quá lớn mà lao động của công nhân không đem lại hiệu quả kinh tế bằng việc sử dụng máy. Hiện nay, số MTC có tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện hết sức phong phú và đa dạng về chủng loại:
Đối với hoạt động xây lắp: MTC bao gồm: Tời điện T224BT-1,25 tấn (Liên Xô), Palăng xích 5 tấn (Nhật), Kích răng BP-7 (Tiệp), Máy uốn ống thuỷ lực TM-20 (Liên Xô)…
Đối với hoạt động TNCĐ MTC bao gồm: Máy siêu âm USK7B (Đức), Máy chụp Rơnghen 200 KW (Đan Mạch)…
Tuy nhiên, hạn chế của Công ty là MMTB đã khá cũ và lạc hậu. Song, để phục vụ cho việc thi công đạt hiệu quả, Công ty luôn cố gắng trang bị thêm MMTB để áp ứng nhu cầu ngày càng tăng của công việc.
Đối với các CT lớn, khối lượng thi công nhiều hoặc đối với các máy móc đặc thù mà MMTB hiện có tại Công ty không thể đáp ứng được yêu cầu của công việc, Công ty sử dụng phương án thuê ngoài MMTB để sử dụng. Việc làm này sẽ làm tăng chi phí và việc hạch toán khoản chi phí sử dụng MTC thuê ngoài và chi phí sử dụng MTC thuộc sở hữu của Công ty sẽ có sự khác biệt.
Khi Công ty thuê ngoài MTC tuỳ vào nhu cầu thực tế và khả năng tài chính của Công ty sẽ áp dụng phương thức thuê phù hợp. Toàn bộ chi phí thuê máy sẽ được hạch toán vào TK 623 (chi tiết cho từng CT, hạng mục CT). Các chứng từ liên quan đến MTC thuê ngoài như: Hợp đồng kinh tế, văn bản thoả thuận sử dụng MTC ngoài thời gian ghi trong Hợp đồng kinh tế (nếu có) và phiếu nghiệm thu thanh toán số ca máy thực tế… sẽ được chuyển về Phòng Kế toán-Tài chính. Kế toán sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các chứng từ này và căn cứ vào đó để ghi sổ (nhật ký chung, sổ cái TK 331, sổ chi tiết và sổ cái TK 623 và các sổ có liên quan khác) ngay sau khi được Giám đốc và Kế toán trưởng phê duyệt.
Trong quý IV/2005, Công ty không sử dụng MTC thuê ngoài cho CT Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí. Các MTC được sử dụng cho CT Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí là thuộc quyền sở hữu của Công ty. Các hoạt động lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống cứu hoả… tại CT là sự kết hợp giữa lao động thủ công và máy móc. Vì vậy, các chi phí liên quan đến việc sử dụng MTC sẽ được tập hợp trên TK 623
Tuy nhiên, quá trình tập hợp chi phí sử dụng MTC tại Công ty lại khác với các DN hoạt động trong lĩnh vực XDCB khác ở chỗ: chi phí sử dụng MTC ở Công ty chỉ bao gồm: chi phí khấu hao MTC, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. các chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ và chi phí nhân công liên quan đến việc sử dụng MTC lần lượt được phản ánh trên các TK 627, 622. Điều này là không đúng với chế độ kế toán hiện hành. Sự khác biệt này là do Công ty không có sự tách biệt giữa các CT thi công theo phương thức hoàn toàn bằng máy và phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vửa kết hợp bằng máy. Vì vậy, các chi phí phát sinh liên quan đến việc sử dụng MTC sẽ được hạch toán không đúng tài khoản.
Tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, khoản mục chi phí sử dụng MTC chủ yếu là chi phí khấu hao MTC. Chi phí khấu hao MTC được tính trên cơ sở nguyên giá và tỷ lệ khấu hao bình quân năm. Theo đó, mức khấu hao trích trong kỳ được tính như sau:
Mức khấu hao trích trong kỳ
=
Nguyên giá TSCĐ
´
Tỷ lệ khấu hao bình quân năm
´
Thời gian sử dụng (tháng)
12 tháng
Một đặc điểm của Công ty là do máy móc thường xuyên được điều chuyển giữa các CT. Trong một kỳ hạch toán, một số MMTB có thể được sử dụng cùng lúc cho nhiều CT khác nhau. Trong trường hợp này, chi phí khấu hao MTC được phân bổ cho từng CT theo số ngày máy làm việc thực tế xác định dựa trên các bảng chấm công do đội CT gửi về hàng tháng.
Mức khấu hao MTC phân bổ cho từng CT
=
Mức khấu hao MTC cần phân bổ
´
Số ngày máy làm việc thực tế tại CT
Tổng số ngày máy làm việc thực tế
Chi phí khấu hao MTC sẽ được tập hợp trên TK 2141. Cuối quý, kế toán tổng hợp số liệu trên TK 2141 để lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
Ví dụ: Trong quý IV/2005, khi thực hiện thi công CT Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí, đội CT đã sử dụng một máy khoan K125 (Liên Xô) có nguyên giá 16.800.000 đồng, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%. Cũng trong quý, máy khoan K125 cũng được sử dụng cho CT: NDT nhiệt điện Uông Bí và CT lắp thiết bị cơ điện Uông Bí. Số ngày máy làm việc thực tế tại các CT Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí, CT: NDT nhiệt điện Uông Bí và CT lắp thiết bị cơ điện Uông Bí lần lượt là 8, 3, 5.
Theo đó, mức khấu hao bình quân quý IV/2005 của máy khoan K125 tính cho chi phí sử dụng MTC như sau:
Mức khấu hao cần phân bổ trong Quý IV
=
16.800.000 ´ 10%
´ 3 = 420.000 (đồng)
12
Mức khấu hao phân bổ cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí
=
420.000
´ 8 = 210.000 (đồng)
16
Mức khấu hao phân bổ cho CT NDT Nhiệt điện Uông Bí
=
420.000
´ 3 = 78.750 (đồng)
16
Mức khấu hao phân bổ cho CT Lắp thiết bị cơ điện Uông Bí
=
420.000
´ 5 = 131.250 (đồng)
16
Biểu 1.13: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
Quý IV năm 2005 (trích)
Số khấu hao phải trích tháng này (ghi có TK 214)
Cộng có TK 214
86.688.091
71.049.146
2.509.758
…
179.529.654
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2005
Kế toán trưởng
TK 2143
HM TSCĐ vô hình
812.500
812.500
812.500
…
6.500.000
TK 2142
HM TSCĐ thuê tài chính
17.942.108
-
-
…
17.942.108
TK 2141-Hao mòn TSCĐ hữu hình
Cộng có TK 2141
67.933.483
70.236.646
1.697.258
…
195.087.546
HM TSCĐ khác
-
13.542.163
-
…
16.208.828
HM thiết bị, DCQL
-
-
-
…
-
HM Phương tiện VT
-
20.895.650
-
…
20.895.650
HM
MMTB
67.933.483
35.798.833
1.697.258
…
117.983.068
HM Nhà cửa VKT
-
-
-
…
-
Tỷ lệ KH
%
…
Nguyên giá TSCĐ
2.380.939.876
1.404.732.905
35.810.286
…
4.046.630.840
Kế toán
Đối tượng sử dụng (ghi Nợ các TK)
TK 623-Chi phí sử dụng MTC
CT: NDT Nhiệt điện Uông Bí
CT: Nhà ĐKTT Uông Bí
CT: Thuỷ điện Đại Ninh
…
Cộng (I)
STT
I
1
2
3
…
Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (chi tiết cho TK 623), kế toán ghi vào sổ chi tiết và sổ cái TK 623.
Biểu 1.14: Sổ chi tiết TK 623
Sổ chi tiết
TK 62330
Công trình: Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí
Từ ngày 01/10/2005 đến 31/12/2005
Dư Nợ đầu kỳ:
(Đơn vị: đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
31/12
Phân bổ chi phí MTC quý IV
2141
70.236.646
31/12
Phân bổ chi phí MTC quý IV
2143
812.500
31/12
Kết chuyển chi phí MTC quý IV cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí
15430
71.049.146
Phát sinh Nợ: 71.049.146
Phát sinh Có: 71.049.146
Dư Nợ cuối kỳ:
Ngày 20 tháng 01 năm 2006
Kế toán trưởng
Người lập biểu
Biểu 1.15: Sổ cái TK 623
Sổ cái
TK 623 (trích)
Từ ngày 01/10/2005 đến 31/12/2005
Dư Nợ đầu kỳ:
(Đơn vị: đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
31/12
Phân bổ KHTSCĐ quý IV cho CT Xi măng Hải Phòng
2141
1.308.619
31/12
Phân bổ KHTSCĐ quý IV cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí
2141
70.236.646
31/12
Phân bổ KHTSCĐ quý IV cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí
2143
812.500
…
…
…
…
31/12
Kết chuyển chi phí MTC cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí
15430
71.049.146
31/12
Kết chuyển chi phí MTC cho CT Pleikrông
15484
2.588.093
…
…
…
…
Phát sinh Nợ: 179.529.654
Phát sinh Có: 179.529.654
Dư Nợ cuối kỳ:
Ngày 23 tháng 01 năm 2006
Kế toán trưởng
Người lập biểu
Như vậy, có thể tóm tắt quá trình hạch toán tổng hợp chi phí sử dụng MTC tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện qua sơ đồ sau:
TK 111
TK 1413
TK 154
TK 623
Chi phí sử dụng MTC phát sinh
Kết chuyển chi phí sử dụng MTC
Tạm ứng cho các CT áp dụng khoán
TK 2141
Chi phí khấu hao MTC
TK 111, 112, 331…
Chi phí sử dụng MTC phát sinh trong trường hợp không áp dụng khoán
Sơ đồ 1.10: Hạch toán chi phí sử dụng MTC
1.2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
Để tiến hành thi công, ngoài các khoản mục chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng MTC, Công ty còn phải chi các khoản chi phí khác phục vụ cho hoạt động sản xuất chung của đội. Đây là loại chi phí gián tiếp, là một bộ phận của các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, tuỳ theo mục đích sử dụng chi phí, chi phí sản xuất chung sẽ được hạch toán vào các TK chi tiết tương ứng của TK 627. Những khoản chi phí sản xuất chung phát sinh tại CT, hạng mục CT nào thì sẽ được hạch toán thẳng vào chi phí của CT, hạng mục CT đó. Đối với những khoản chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan đến nhiều CT, hạng mục CT mà không tách riêng được kế toán sẽ tập hợp lại và tiến hành phân bổ cho những CT, hạng mục CT có liên quan theo những tiêu thức phù hợp.
Đối với chi phí quản lý đội: Đội trưởng đội thi công là người phụ trách, quản lý các công việc do đội thi công thực hiện, đồng thời đội trưởng cũng là người trực tiếp sản xuất và hưởng lương khoán theo sản phẩm như các công nhân trực tiếp sản xuất khác. Vì vậy, kế toán Công ty không tách riêng lương sản xuất và lương quản lý của đội trưởng mà hạch toán toàn bộ vào chi phí nhân công trực tiếp (TK 622). Do đó, khoản mục chi phí sản xuất (chi phí nhân viên quản lý đội) bao gồm lương của nhân viên phục vụ thi công, các khoản trích theo lương của lao động dài hạn, các khoản công tác phí, phụ phí… Căn cứ vào đó, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương, đồng thời tiến hành ghi sổ nhật ký chung, sổ cái các TK 627. 334. 338 và các TK khác có liên quan.
Đối với chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất: các chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất phát sinh tại đội thi công chủ yếu là chi phí nhiên liệu chạy máy, quần áo bảo hộ lao động…. Cuối quý, căn cứ vào các chứng từ đã được GĐ và Kế toán trưởng phê duyệt, kế toán lập bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ, đồng thời tiến hành ghi sổ nhật ký chung, sổ cái TK 627.
Đối với chi phí khấu hao TSCĐ: hàng tháng, kế toán tiến hành trích khấu hao cho những TS được sử dụng chung ở đội. Cuối quý, kế toán sẽ lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác: Thuộc loại chi phí này gồm có chi phí thuê nhà ở cho người lao động, chi phí sửa chữa thiết bị, chi phí điện nước phục vụ thi công, chi phí giao dịch…. Đối với CT Nhà ĐKTT Uông Bí, do Công ty áp dụng khoán đối với chi phí này nên khi các chi phí này phát sinh, kế toán sẽ hạch toán thông qua TK 1413.
Biểu 1.16: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
Quý IV/2005 (trích)
STT
Tên loại chi phí
ồ
Chi tiết CT
Nhà ĐKTT Uông Bí
NM xi măng Hải Phòng
NDT Nhiệt điện Uông Bí
…
1
TK 627 – Chi phí sản xuất chung
…
- Chi phí nhân viên
580.975.260
-
35.080.972
325.687.425
…
- Chi phí vật liệu
257.920.650
7.965.606
10.250.523
103.657.000
…
- Chi phí dụng cụ sản xuất
120.000.000
-
-
98.460.030
…
- Chi phí khấu hao TSCĐ
11.282.424
2.820.606
4.230.909
1.410.303
…
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
108.181.087
15.931.212
84.490.322
126.758.428
…
- Chi phí bằng tiền khác
195.760.000
-
25.978.487
56.450.854
…
Cộng (1)
1.274.119.421
26.717.424
155.800.304
712.424.040
…
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2005
Kế toán
Kế toán trưởng
Biểu 1.17: Sổ cái TK 627
Sổ cái
TK 627 (trích)
Từ ngày 01/10/2005 đến 31/12/2005
Dư Nợ đầu kỳ:
(Đơn vị: đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
UNC
04/10
Mua thiết bị báo cháy cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí
11211
7.010.826
…
…
…
…
…
…
UNC
18/11
Mua đèn exít cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí
11211
954.780
…
…
…
…
…
…
UNC
30/11
Thuê vận chuyển máy gia nhiệt cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí
11211
15.931.212
PC634
08/12
Thuê ô tô cho cán bộ đi công tác CT NDT Nhiệt điện Uông Bí
1111
1.047.619
30/12
Phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí
2141
2.820.606
…
…
…
…
…
…
31/12
Kết chuyển chi phí sản xuất chung quý IV Nhà máy xi măng sông Gianh
15482
104.497.887
31/12
Kết chuyển chi phí sản xuất chung quý IV CT Nhà ĐKTT Uông Bí
15430
26.717.424
…
…
…
…
…
…
Phát sinh Nợ: 867.763.017
Phát sinh Có: 867.763.017
Dư Nợ cuối kỳ:
Ngày 23 tháng 01 năm 2006
Kế toán trưởng
Người lập biểu
Như vậy, có thể tóm tắt quá trình hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện qua sơ đồ sau:
TK 1413
TK 111
TK 627
TK 154
Chi phí sản xuất chung phát sinh
Tạm ứng cho CT áp dụng khoán
Kết chuyển chi phí sản xuất chung trong kỳ
TK 152, 153, 142
Chi phí NVL, CCDC xuất hoặc phân bổ cho mục đích chung của CT
Các chi phí khác sử dụng cho mục đích chung tại CT
TK 111, 112, 331…
TK 133
VAT được khấu trừ (nếu có)
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 334, 338
Chi phí lương và các khoản trích theo lương
Sơ đồ 1.11: Hạch toán chi phí sản xuất chung
1.2.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Hàng tháng, căn cứ vào các chứng từ do đội thi công chuyển về, kế toán sẽ kiểm tra và ghi sổ (sổ nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ cái các TK có liên quan) ngay sau khi được GĐ và Kế toán trưởng phê duyệt. Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được hạch toán theo từng khoản mục chi phí (chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng MTC và chi phí sản xuất chung). Cuối quý, các chi phí này sẽ được kết chuyển sang TK 154 để phục vụ cho công tác tính giá thành. TK 154 được mở chi tiết cho từng CT, hạng mục CT.
Biểu 1.18: Sổ chi tiết TK 154
Sổ chi tiết
TK 15430
Công trình: Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí
Từ ngày 01/10/2005 đến 31/12/2005
Dư Nợ đầu kỳ: 199.329.285
(Đơn vị: đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
31/12
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
62130
1.127.691.574
31/12
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
62230
156.670.000
31/12
Kết chuyển chi phí sử dụng MTC
62330
71.049.146
31/12
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
627
26.717.424
31/12
Kết chuyển giá vốn
63230
501.844.122
Phát sinh Nợ: 1.382.128.144
Phát sinh Có: 501.844.122
Dư Nợ cuối kỳ: 1.265.899.964
Ngày 20 tháng 01 năm 2006
Kế toán trưởng
Người lập biểu
Biểu 1.19: Sổ cái TK 154
Sổ cái
TK 154 (trích)
Từ ngày 01/10/2005 đến 31/12/2005
Dư Nợ đầu kỳ: 6.913.518.258
(Đơn vị: đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
31/12
62130
1.127.691.574
31/12
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, CT Nhà ĐKTT Uông Bí
62230
156.670.000
31/12
Kết chuyển chi phí sử dụng MTC, CT Nhà ĐKTT Uông Bí
62330
71.049.146
31/12
Kết chuyển chi phí sản xuất chung, CT Nhà ĐKTT Uông Bí
627
26.717.424
31/12
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp CT EBARA
62123
102.378.809
…
…
…
…
…
…
31/12
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, CT NDT Thuỷ điện Đại Ninh
62127
255.250.000
31/12
Kết chuyển giá vốn quý IV/2005 CT Nhà ĐKTT Uông Bí
63230
501.844.122
31/12
Kết chuyển giá vốn quý IV/2005 CT NDT TT Hội nghị quốc gia
63286
516.255.469
…
…
…
…
…
…
Phát sinh Nợ: 7.591.274.547
Phát sinh Có: 9.109.447.847
Dư Nợ cuối kỳ: 5.395.344.958
Ngày 23 tháng 01 năm 2006
Kế toán trưởng
Người lập biểu
Căn cứ vào sổ chi tiết của TK 154, kế toán phần hành lặp bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Như vậy có thể tóm tắt quá trình hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm qua sơ đồ sau:
TK 632
TK 154
TK 621
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
Kết chuyển giá trị CT hoàn thành trong kỳ
TK 622
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
TK 623
Kết chuyển chi phí sử dụng MTC
TK 627
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
Sơ đồ 1.12: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
1.2.3. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty.
Để có thể tính giá thành được chính xác đòi hỏi công tác kiểm kê và đánh giá giá trị CT dở dang cuối kỳ phải sát với thực tế và phù hợp với phương pháp xác định giá trị dở dang mà Công ty đang áp dụng
1.2.3.1. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang.
Trong sản xuất xây lắp, sản phẩm dở dang được xác định bằng phương pháp kiểm kê hàng tháng. Việc tính giá sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành. Hiện nay, tuỳ thuộc vào phương thức giao thầu, việc xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tại Công ty được thực hiện theo hai phương pháp:
Đối với các CT, hạng mục CT thanh quyết toán một lần khi hoàn thành bàn giao, giá trị sản phẩm xây lắp dở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến thời điểm đánh giá giá trị dở dang. Theo đó, giá trị xây lắp dở dang cuối kỳ được tính như sau:
Giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ
=
Giá trị sản phẩm xây lắp dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Ví dụ: Trong quý IV/2005, giá trị dở dang đầu kỳ của CT EBARA là 347.379.391 đồng, tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của CT EBARA là 351.764.278 đồng. Do Công ty áp dụng phương thức thanh quyết toán một lần khi hoàn thành bàn giao nên giá trị dở dang cuối kỳ của CT EBARA được tính như sau:
Giá trị sản CT dở dang cuối kỳ
=
347.379.391
+
351.764.278
=
699.143.669 (đồng)
Đối với các CT, hạng mục CT thanh quyết toán theo từng giai đoạn bàn giao quy ước có ghi nhận doanh thu, giá trị xây lắp dở dang là các khối lượng xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí của CT, hạng mục CT đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng. Theo đó, giá trị sản phẩm xây lắp dở dang được tính theo công thức sau:
Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
´
Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán
Giá trị của khối lượng xây lắp hoàn thành theo dự toán
+
Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán
CT Nhà ĐKTT Uông Bí do áp dụng phương thức thanh quyết toán theo từng giai đoạn bàn giao quy ước có ghi nhận doanh thu nên để xác định giá trị xây lăp dở dang cuối kỳ, cuối quý, bộ phận thống kê kỹ thuật của Công ty tiến hành kiểm tra các công việc chưa hoàn thành theo từng giai đoạn quy ước và lập bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang
Biểu 1.20: Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang
Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang
Công trình: Nhà ĐKTT Uông Bí (trích)
Nội dung: Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống cứu hoả, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống báo cháy.
STT
Diễn giải
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá dự toán
Thành tiền (đồng)
NVL
Nhân công
MTC
NVL
Nhân công
MTC
ồ
1
Lắp ổ cắm
Cái
120
71.818
15.500
-
8.618.160
1.860.000
-
10.478.160
2
Lắp hệ thống cầu giao
Cái
12
309.800
32.500
-
3.717.600
390.000
-
4.107.600
3
Lắp HT đèn huỳnh quang chống thấm nước
Bộ
15
587.273
25.000
-
8.809.095
375.000
-
9.184.095
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
762.590.340
254.196.780
1.016.787.120
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2005
Ban kỹ thuật công trình
Căn cứ vào Bảng kiểm kê khối lượng dở dang, sổ chi tiết TK 154 và giá thành CT hoàn thành theo dự toán (253.459.811 đồng), kế toán xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ.
Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
=
199.329.285 + 1.382.128.144
´ 1.016.787.120 = 1.265.899.964 (đồng)
253.459.811 + 1.016.787.120
Căn cứ vào giá trị khối lượng xây lắp dở dang, kế toán lập bảng tổng hợp giá trị khối lượng xây lắp dở dang
Biểu 1.21: Bảng tổng hợp giá trị khối lượng xây lắp dở dang
Bảng tổng hợp giá trị khối lượng xây lắp dở dang
Công trình: Nhà ĐKTT Uông Bí (trích)
(Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống cứu hoả, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống báo cháy)
STT
Khoản mục
Số tiền
1
Chi phí trực tiếp
1.016.787.120
Chi phí NVL
762.590.340
Chi phí nhân công
254.196.780
Chi phí sử dụng MTC
-
2
Thuế 5%
50.839.356
Cộng
1.067.626.476
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người lập biểu
Phòng KT-KT
Giám đốc
1.2.3.2. Tính giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành các CT, hạng mục CT xây lắp được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí sản xuất phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành. Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất xây lắp và phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành, trong kỳ, có thể có một bộ phận CT, hạng mục CT hoặc khối lượng (xác định được giá trị dự toán)… hoàn thành được thanh toán. Vì vậy, trong kỳ ngoài việc tính giá thành của những CT, hạng mục CT hoàn thành, kế toán còn phải tính giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành và bàn giao trong kỳ.
Đối với CT Nhà ĐKTT Uông Bí, trong quý IV/2005, CT đã hoàn thành một phần của việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng và hệ thống báo cháy. Do đó, giá thành sản xuất của phần việc này được tính như sau:
Giá thành sản xuất của phần xây lắp hoàn thành
=
Giá trị xây lắp dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Giá trị xây lắp dở dang cuối kỳ
Giá thành sản xuất phần xây lắp của CT Nhà ĐKTT Uông Bí
=
199.329.285 + 138.212.844 - 1.265.899.964 = 501.844.122 (đồng)
Tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, để đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như khả năng thu lợi, Công ty sẽ căn cứ vào dự toán và chi phí thực tế phát sinh của từng CT, hạng mục CT để đánh giá. Do đó, Công ty sử dụng chỉ tiêu giá thành toàn bộ để đo lường hiệu quả hoạt động. Theo đó, giá thành toàn bộ tại Công ty được tính như sau:
Giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp
=
Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp
+
Chi phí QLDN phân bổ cho từng CT, hạng mục CT
Chi phí QLDN tại Công ty khi phát sinh sẽ được tập hợp trên TK 642. Cuối quý, kế toán tổng hợp số liệu trên TK 642 và tiến hành phân bổ cho các CT, hạng mục CT theo những tiêu thức phù hợp. Tại Công ty, chi phí QLDN được phân bổ cho các CT, hạng mục CT theo doanh thu của các CT xây lắp. Theo đó, chi phí QLDN được phân bổ theo công thức sau:
Chi phí QLDN phân bổ cho từng CT, hạng mục CT
=
Tổng chi phí QLDN phát sinh trong kỳ
´
Doanh thu của CT, hạng mục CT xây lắp cần phân bổ
Tổng doanh thu của CT, hạng mục CT xây lắp trong kỳ
Biểu 1.22: Bảng phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp
Bảng phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp
Quý IV/2005 (trích)
STT
Tên loại chi phí
ồ
Chi tiết CT
Nhà ĐKTT Uông Bí
NM xi măng Hải Phòng
NDT Nhiệt điện Uông Bí
…
1
TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
…
- Chi phí nhân viên
756.980.520
98.756.230
7.230.000
257.950.500
…
- Chi phí vật liệu
105.000.000
7.923.451
2.650.550
64.750.000
…
- Chi phí đồ dùng văn phòng
164.230.000
25.678.200
2.000.000
12.450.600
…
- Chi phí khấu hao TSCĐ
37.559.230
4.320.000
2.850.000
3.980.000
…
- Thuế, phí và lệ phí
25.500.000
-
-
-
…
- Chi phí dự phòng
112.600.050
54.670.000
-
-
…
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
184.086.200
20.605.937
3.708.223
26.018.485
…
Cộng (1)
1.385.956.000
211.953.818
18.438.773
365.149.585
…
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2005
Kế toán
Kế toán trưởng
Giá thành toàn bộ của CT, hạng mục CT được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ của CT, hạng mục CT
=
Giá thành sản xuất của CT, hạng mục CT
+
Chi phí QLDN phân bổ cho CT, hạng mục CT
Giá thành toàn bộ của CT Nhà ĐKTT Uông Bí
= 501.844.122 + 211.953.818 = 713.797.940 (đồng)
Cuối quý, căn cứ vào các số liệu trên kế toán lập Biểu tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp
Biểu 1.23: Biểu tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp
Biểu tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp
Quý IV/2005 (trích)
(Đơn vị: đồng)
Z toàn bộ
2.656.400.718
847.969.665
713.797.940
491.999.427
…
10.901.760.251
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2005
Giám đốc công ty
Chi phí QLDN
365.149.585
44.693.525
211.953.818
18.438.773
…
1.385.956.000
ZSX
2.291.251.133
803.273.140
501.844.122
473.560.699
…
9.515.804.251
CP SXDD
CK
-
-
1.265.899.964
300.874.257
…
5.395.344.958
ĐK
261.150.113
179.561.802
199.329.285
616.513.533
…
6.913.518.258
Chi phí sản xuất chung
Cộng CP
2.030.101.020
623.714.338
1.382.128.144
157.921.423
…
7.997.630.951
Kế toán trưởng
CP SXC
712.424.040
115.081.962
26.717.424
155.800.304
…
1.274.119.421
CP MTC
157.869.991
2.509.758
71.049.146
2.121.119
…
250.711.554
CP NC
588.819.747
250.872.618
156.670.000
-
…
2.885.217.746
CP NVL
570.987.242
255.250.000
1.127.691.574
-
…
3.587.582.230
Người lập biểu
Tên công trình
NDT Nhiệt điện Uông Bí
NDT Thuỷ điện Đại Ninh
CT: Nhà điều khiển trung tâm Uông Bí
Nhà máy Xi măng Hải Phòng
…
Cộng
STT
1
2
3
4
…
Toàn bộ quá trình tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện sẽ được ghi vào sổ Nhật ký chung.
Biểu 1.24: Sổ nhật ký chung
Nhật ký chung
Từ ngày 01/10/2005 đến 31/12/2005
(Trích)
(Đơn vị: đồng)
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
01/10
101
Ông Khiêm lĩnh vật tư cho CT Nhà ĐKTT Uông bí
Chi phí vật chính
62130
14.450.000
Vật liệu chính
1521
14.450.000
…
…
…
…
…
…
06/11
152
Ông Khiêm lĩnh vật tư cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí
Chi phí vật liệu chính
62130
25.780.300
Vật liệu chính
1521
25.780.300
…
…
…
…
…
…
02/12
196
Ông Long lĩnh vật tư cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí
Chi phí vật liệu phu
62130
13.428.000
Vật liệu phụ
1522
13.428.000
…
…
…
…
…
…
15/12
199
Ông Khiêm lĩnh vật tư cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí
Chi phí vật liệu chính
62130
20.210.710
Vật liệu chính
1521
20.210.710
…
…
…
…
…
…
30/12
202B
Ông Khiêm lĩnh vật tư cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí
Chi phí vật liệu chính
62130
96.150.001
Vật liệu chính
1521
96.150.001
30/12
202C
Ông Khiêm lĩnh vật tư cho CT Nhà ĐKTT Uông Bí
Chi phí vật liệu chính
62130
80.344.160
Vật liệu chính
1521
80.344.160
…
…
…
…
…
…
31/12
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
Chi Phí SXDD
15430
1.127.691.574
Chi phí NVL
62130
1.127.691.574
…
…
…
…
…
…
31/12
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp CT Nhà ĐKTT Uông Bí
Chi phí SXDD
15430
156.670.000
Chi phí nhân công trực tiếp
62230
156.670.000
…
…
…
…
…
…
31/12
Kết chuyển chi phí sử dụng MTC CT Nhà ĐKTT Uông Bí
Chi phí SXDD
15430
71.049.146
Chi phí sử dụng MTC
62330
71.049.146
…
…
…
…
…
…
31/12
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
Chi phí SXDD
15430
26.717.424
Chi phí sản xuất chung
627
26.717.424
…
…
…
…
…
…
31/12
Kết chuyển giá vốn hàng bán CT Nhà ĐKTT Uông Bí
Giá vốn hàng bán
63230
501.844.122
Chi phí SXDD
15430
501.844.122
…
…
…
…
…
…
Cộng
201.100.348.673
201.100.348.673
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc Công ty
(Ký tên, đóng dấu)
Phần 2: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện
2.1. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện
Để sản xuất ra của cải vật chất, bất kỳ một nền sản xuất nào cũng phải bỏ ra chi phí về thù lao lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm là điều tất yếu khách quan.
Đối với hoạt động xây lắp, do sản phẩm của hoạt động này là CT, hạng mục CT có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian thi công dài, địa điểm thi công rải rác… nên việc hạch toán chi phí và tính giá thành CT, hạng mục CT sẽ gặp nhiềukhó khăn nếu không có cách tổ chức quản lý và hạch toán chi phí khoa học. Đây chính là nguyên nhân làm cho giá thành của các CT, hạng mục CT mà Công ty thi công được tính không chính xác. Để khắc phục điều đó, đòi hỏi kế toán phải xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí, mặt khác, các chi phí phát sinh không những phải được ghi chép đầy đủ, đúng theo giá trị thực tế mà còn phải đảm bảo đúng về mặt thời gian và địa điểm phát sinh.
Tính đúng ở đây thể hiện ở việc áp dụng đúng phương pháp tính giá cũng như xác định đúng đối tượng tính giá. Còn tính đủ thể hiện ở việc các chi phí thực tế phát sinh đều đã được bao hàm trong giá thành sản phẩm xây lắp.
Như vậy, để tạo điều kiện cho việc phân tích, đánh giá chính xác tình hình sử dụng chi phí, sử dụng nguồn lực trong DN thì yêu cầu đặt ra cho các DN là phải có phương thức tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất thích hợp. Có như vậy, giá thành sản phẩm mới được xác định đúng.
Xuất phát từ điều đó, việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là vấn đề cần thiết phải thực hiện.
Hiện nay, dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phải được lập dự toán. Căn cứ vào dự toán được lập, DN sẽ có biện pháp tiết kiệm chi phí nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng của CT, hạng mục CT thi công. Do đó, việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phải đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước và phải phù hợp với công tác kế toán tại DN. Vì vậy, hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Phải tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành
Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp phải phù hợp với đặc điểm của DN
Việc hoàn thiện phải đem lại hiệu quả cho DN trong việc quản lý, sử dụng nguồn lực hiện có
Việc hoàn thiện phải bám sát thực tế tại đơn vị, phù hợp với khả năng và trình độ của kế toán, đồng thời khối lượng công tác kế toán phải được giảm nhẹ sao cho khoa học và hợp lý.
2.2. Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện
2.2.1. Những ưu điểm
Sau một thời gian thực tập tại Công ty, em nhận thấy Công ty đã có những biến đổi lớn trong công tác quản lý để thích ứng với mô hình của Công ty cổ phần Nhìn chung, bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện tương đối gọn nhẹ và phù hợp với quy mô hoạt động. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban được phân công, phân nhiệm rõ ràng, vừa đảm bảo sự quản lý tập trung của cấp trên, vừa phát huy được tính năng động sáng tạo của cấp dưới và đảm bảo sự phân cấp, phân quyền trong quản lý.
Bên cạnh đó, quy chế khoán nội bộ mà Công ty đang áp dụng tỏ ra khá phù hợp với hoạt động sản xuất trong Công ty. Điều này thể hiện ở chỗ, quy chế khoán một mặt khuyến khích người lao động tích cực, năng động, sáng tạo trong sản xuất, mặt khác, nâng cao tính tự chủ của người lao động trong công việc do đã gắn trách nhiệm và quyền lợi của họ với công việc.
Song song với những kết quả mà Công ty đã đạt được trong quản lý, công tác kế toán của Công ty cũng không ngừng được đổi mới và hoàn thiện cả về cơ cấu lẫn phương thức hạch toán. Theo đó, sự thay đổi này được thể hiện ở những điểm sau:
Quy trình kế toán của Công ty được tổ chức theo kiểu kết hợp giữa kế toán thủ công và kế toán máy nên các thông tin sẽ được kiểm tra, đối chiếu liên tục giúp cho kế toán phát hiện ra những sai sót kịp thời, để từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp, ngăn chặn kịp thời những sai sót không đáng có, qua đó thông tin cung cấp cho các nhà quản lý sẽ nhanh chóng và có độ chính xác cao.
Hệ thống sổ sách chứng từ tại Công ty được tổ chức khá đầy đủ và được lập theo đúng quy định, chứng từ được phân loại tương đối rõ ràng và được lưu giữ một cách khoa học. Quy trình luân chuyển chứng từ trong Công ty được thực hiện hết sức chặt chẽ thể hiện ở chỗ các chứng từ đều được GĐ và Kế toán trưởng ký duyệt trước khi nhập vào máy và ghi vào các sổ có liên quan. Nhờ vậy, tạo ra sự đảm bảo về mặt pháp lý cao nhất của chứng từ và tính hợp lý, hợp pháp của thông tin trên chứng từ khi nhập vào máy. Ngoài ra, Công ty còn đặc biệt chú trọng tới việc lập hệ thống sổ chi tiết nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho người quản lý, tạo điều kiện cho kế toán tổng hợp, đối chiếu số liệu cuối kỳ để lập BCTC.
Đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành, nhìn chung Công ty đã xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành đó là các CT, hạng mục CT. Các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động xây lắp tại Công ty được tập hợp cho từng CT, hạng mục CT khá rõ ràng trên các sổ chi tiết được mở cho từng CT, hạng mục CT. Phương pháp hạch toán và tính giá thành tại Công ty cụ thể và rõ ràng, đảm bảo tuân thủ chế độ và đúng pháp luật. Mặt khác, công tác tính giá được thực hiện trên máy nên khắc phục được những sai sót số học, chủ quan của kế toán viên, đồng thời đảm bảo độ chính xác cao của các thông tin kế toán.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm sẵn có, tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện còn tồn tại một số bất cập cần khắc phục.
2.2.2. Những tồn tại
Để thấy được những tồn tại của Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, chúng ta sẽ xem xét những tồn tại đó trên một số khía cạnh sau:
Về công tác quản lý:
Do địa bàn thi công dàn trải trên nhiều vùng đất nước, nên việc quản lý, giám sát các đội thi công làm việc gặp rất nhiều khó khăn thể hiện ở chỗ số lượng các cán bộ có chuyên môn xuống giám sát tại các CT còn hạn chế. Mặc dù, Công ty áp dụng khoán cho các đội thi công nhưng nếu không có sự giám sát chặt chẽ của những cán bộ có chuyên môn thì chất lượng CT có thể bị ảnh hưởng, mặc dù vẫn đảm bảo tiến độ thi công.
Bản thân các CT mà Công ty đảm nhận thi công chủ yếu là do TCT phân xuống, số lượng các CT mà Công ty tự tìm kiếm thường không nhiều điều này chứng tỏ Công ty còn phụ thuộc rất lớn vào TCT.
Việc quản lý các đội thi công do đội trưởng đội thi công đảm nhận, điều này sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý lao động tại Công ty vì đội trưởng đội thi công mặc dù là người lao động có tay nghề cao trong công việc nhưng lại không được đào tạo về công tác quản lý.
Do phải dàn trải thi công các CT trên phạm vi toàn quốc nên việc chuẩn bị, cân đối, điều động lao động cho các CT để đảm bảo tiến độ thi công thường gặp nhiều khó khăn. Khi áp lực công việc tăng, Công ty phải gấp rút tuyển lao động và điều ngay tới CT để kiểm tra, thử việc cho nên điều này sẽ làm tăng chi phí gián tiếp cho các CT trong quá trình thi công, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Về công tác kế toán:
Việc xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung đối với các DN thuộc ngành xây lắp như Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, hoạt động trên địa bàn trải rộng cả nước làm chậm quá trình thu thập và xử lý thông tin, đồng thời khó gắn được kế toán với sự chỉ đạo tại chỗ các hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.
Trong phân công lao động kế toán, chưa có sự phân công, tách biệt trách nhiệm rõ ràng thể hiện ở việc kế toán phần hành đảm nhiệm cả chức năng của thủ quỹ.
Quá trình chuyển trả chứng từ về phòng kế toán còn chậm, dẫn đến các thông tin kế toán không được ghi nhận kịp thời, làm cho công tác kế toán không bám sát với thực tế. Thông thường, công tác kế toán thường dồn vào cuối kỳ, điều này làm giảm hiệu quả ghi chép và xử lý thông tin.
Công ty không có sự phân định rõ ràng giữa các phương thức thi công (việc thi công CT được thực hiện hoàn toàn bằng máy và việc thi công CT được thực hiện theo kiểu hỗn hợp tức là kết hợp giữa thủ công và máy). Do đó, kế toán phản ánh không chính xác chi phí, điều này làm cho giá thành của CT được tính không chính xác, sai lệch so với thực tế.
Các kế toán viên của Công ty là những người được đào tạo chuyên môn nhưng theo phương thức cũ (kế toán thủ công), nên khi áp dụng kế toán máy còn nhiều bỡ ngỡ làm cho tiến độ làm việc không được cao.
Công ty không mở TK 641_Chi phí bán hàng. Các chi phí bảo hành phát sinh (nếu có) được hạch toán vào TK 642_Chi phí QLDN. Điều đó là không phù hợp với chế độ và nội dung TK sử dụng.
Đối với quá trình hạch toán chi phí NVL trực tiếp: Hiện nay, Công ty cho phép các đội thi công tự mua NVL phụ, CCDC dùng cho sản xuất và cho mục đích quản lý đội. Nhưng, toàn bộ số chi phí này kế toán lại hạch toán thẳng vào chi phí QLDN, điều này không đúng với chế độ. Do đó, chi phí NVL trực tiếp được ghi nhận là không chính xác.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp: tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, chi phí lương của công nhân sử dụng MTC và lương của nhân viên quản lý đội được kế toán hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp. Điều này, dẫn tới sự sai lệch trong cách phân loại chi phí, nó phản ánh không đúng chi phí nhân công trực tiếp của bộ phận lao động trực tiếp.
Đối với quá trình hạch toán chi phí sử dụng MTC: kế toán hạch toán chi phí lương của công nhân sử dụng MTC vào chi phí nhân công trực tiếp và chi phí NVL, CCDC sử dụng cho MTC vào chi phí sản xuất chung. Như vậy, sẽ không phản ánh đúng các chi phí phát sinh liên quan đến việc sử dụng MTC. Mặt khác, trong quá trình thi công, để đáp ứng yêu cầu về MMTB cũng như để đảm bảo tiến độ CT, Công ty thường xuyên phải thuê MTC. Nhưng, chi phí thuê MTC lại được kế toán hạch toán vào TK 6237_Chi phí dịch vụ mua ngoài, điều này là không đúng với quy định của chế độ vì khoản chi phí này theo quy định phải hạch toán vào TK 6277_Chi phí dịch vụ mua ngoài
Đối với quá trình hạch toán chi phí sản xuất chung: trong quá trình huy động NVL cho sản xuất, các chi phí vận chuyển phát sinh kế toán ghi nhận vào chi phí QLDN thay vì phải ghi nhận vào chi phí sản xuất chung. Điều này làm cho giá thành của CT được tính toán, ghi nhận là không chính xác. Do ghi nhận chi phí lương của nhân viên quản lý đội vào chi phí nhân công trực tiếp và chi phí NVL, CCDC phục vụ cho việc sử dụng MTC vào chi phí sản xuất chung làm cho khoản mục chi phí này cũng không được phản ánh đúng thực tế.
Đối với công tác xác định giá trị dở dang cuối kỳ: Hiện nay, tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, dự toán chi phí dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm các khoản chi phí trực tiếp như: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng MTC mà không bao gồm chi phí sản xuất chung. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị dở dang cuối kỳ, đặc biệt trong những kỳ mà chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất, làm cho giá thành của CT cao hơn so với thực tế mà giá trị dở dang cuối kỳ lại thấp hơn thực tế.
Đối với công tác tính giá: Công ty sử dụng chỉ tiêu giá thành toàn bộ để đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận trong kỳ. Tuy nhiên, còn một số điểm chưa hợp lý thể hiện ở chỗ: chi phí vận chuyển vật tư từ kho đến CT được kế toán hạch toán vào chi phí QLDN, điều này làm cho quy mô của khoản mục chi phí này tăng lên. Cho nên, khi phân bổ chi phí QLDN cho các CT sẽ làm cho cơ cấu của khoản mục chi phí này trong giá thành toàn bộ là không đúng với thực tế. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện không lập thẻ tính giá thành cho từng CT mà Công ty chỉ lập Biểu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp vào cuối mỗi quý, biểu này sẽ bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành của tất cả các CT, hạng mục CT mà Công ty thực hiện trong quý. Điều này sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc phân tích thông tin phục vụ cho mục đích quản lý chi phí. Vì nhìn vào Biểu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp sẽ không thấy được sự tham gia của các khoản mục chi phí vào giá thành.
Như vậy, để Công ty có thể đứng vững và tạo dựng được uy tín trên thị trường thì việc khắc phục những hạn chế trên là điều cần thiết. Do đó, công tác hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả quản lý chi phí trong Công ty, qua đó, giúp cho Công ty có thể sử dụng nguồn lực của mình một cách hiệu quả hứa hẹn đem lại những thành công trong tương lai.
2.3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện.
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí nói chung và công tác hạch toán và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng, tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, em nhận thấy bên cạnh những ưu điểm mà Công ty đã đạt được, Công ty nên tiếp tục phát huy. Ngược lại, đối với những hạn chế Công ty nên có biện pháp, phương hướng khắc phục để công tác kế toán tại Công ty thực sự trở thành một công cụ quản lý nhạy bén, hiệu quả.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu, dựa trên những kiến thức đó em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty.
Về quản lý:
Công ty nên tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên môn xuống CT để trực tiếp giám sát trong quá trình các đội thi công làm việc.
Công ty nên mở các lớp đào tạo kiến thức trong lĩnh vực quản lý cho đội trưởng các đội thi công. Công việc này sẽ cung cấp cho họ những hiểu biết cần thiết để phục vụ cho chức năng, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, công tác quản lý cũng được cải thiện và bám sát thực tế hơn.
Công ty cần có kế hoạch tuyển dụng, điều động lao động hàng năm, tránh tình trạng phải gấp rút tuyển lao động khiến chất lượng lao động không đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tiến độ của CT.
Về công tác kế toán:
Công ty cần xem xét lại cách phân công lao động kế toán, đặc biệt cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa kế toán phần hành và thủ quỹ, như vậy mới đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm.
Công ty nên tuyển dụng thêm những kế toán viên mới có trình độ chuyên môn cao để có thể sử dụng kế toán máy một cách thành thạo. Bên cạnh đó, Công ty cũng phải thường xuyên mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ và phổ biến các thay đổi mới trong chính sách tài chính của Nhà nước cho các kế toán viên để họ có thể nắm bắt được những thay đổi trong chính sách cũng như chế độ kế toán hiện hành. Nhờ đó, mới đảm bảo cho các thông tin kế toán sát thực với thực tế và tuân thủ theo đúng chế độ và pháp luật.
Công ty cần phải bố trí cán bộ kế toán đến tận CT để giám sát và theo dõi sát sao các chi phí thực tế phát sinh. Qua đó, bộ phận kế toán mới có thể kiểm soát được các chi phí phát sinh ngoài dự toán, từ đó có những biện pháp, phương hướng giải quyết cho phù hợp.
Đối với khoản mục chi phí NVL trực tiếp: Công ty nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, vì kiểm soát tốt đảm bảo chi phí sẽ được sử dụng tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí. Tuy nhiên, trên thực tế Công ty mới chỉ thực sự kiểm soát chi phí NVL về mặt cung ứng cho đội. Còn số NVL đó được sử dụng như thế nào, sử dụng vào mục đích gì thì hoàn toàn dựa vào báo cáo do các đội thi công gửi về. Vì vậy, thông tin có thể chứa đựng gian lận mà Công ty không lường được. Để khắc phục được điều này, Công ty cần bố trí cán bộ xuống tận CT để thực hiện kiểm kê vào cuối mỗi tháng hoặc quý. Đồng thời, yêu cầu các đội thi công hàng tháng hoặc quý phải có sự giải trình về tình hình sử dụng NVL. Sau đó, so sánh với kết quả kiểm kê đã thực hiện, công việc này sẽ giúp cho Công ty có thể phát hiện ra những sai lệch về thông tin trên báo cáo và thực tế. Đối với vật liệu phụ do đội tự mua, nếu phát sinh chi phí thu mua thì phải được tính vào giá thực tế của vật tư. Trong trường hợp số vật tư này được sử dụng cho cả sản xuất và cho quản lý đội, thì cần được phân bổ cho từng mục đích sử dụng theo những tiêu thức phù hợp.
Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Công ty cần có sự phân định rõ ràng giữa chi phí nhân công trực tiếp tức là chi phí phải trả cho lao động trực tiếp thực hiện hoạt động xây lắp tạo ra sản phẩm, chi phí của công nhân sử dụng MTC và chi phí của nhân viên quản lý đội.
Đối với khoản mục chi phí sử dụng MTC: bên cạnh việc mở sổ chi tiết TK 623 cho từng CT, hạng mục CT, Công ty nên tách biệt chi phí sử dụng MTC theo từng yếu tố chi phí. Việc làm này sẽ cung cấp cho các nhà quản lý thông tin chi tiết hơn tạo điều kiện cho việc phân tích, đánh giá thông tin. Theo đó, bảng tổng hợp chi phí sử dụng MTC có thể được trình bày như sau:
Biểu 2.1: Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công
Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công
Quý… năm…
STT
Tên CT, hạng mục CT
ồ
TK 623_Chi phí sử dụng máy thi công
TK 6231
CP VL
TK 6232
CP NC
TK 6233
CP DC
TK 6234
CP KH
TK 6237
CP DV
TK 6238
CP khác
...
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
CCC
CCC
CCC
CCC
CCC
CCC
CCC
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Kế toán trưởng
Người lập biểu
Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung: Các chi phí phát sinh liên quan đến việc vận chuyển vật tư từ kho tới CT, kế toán sẽ hạch toán vào chi phí sản xuất chung mà không hạch toán vào chi phí QLDN. Trong trường hợp nếu khoản chi phí này phát sinh với quy mô lớn, liên quan đến nhiều CT, hạng mục CT, kế toán sẽ tập hợp và phân bổ cho từng CT, hạng mục CT theo những tiêu thức phù hợp.
Đối với công tác xác định giá trị dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp: Trong dự toán chi phí dở dang cuối kỳ, Công ty nên đưa khoản mục chi phí sản xuất chung vào để đảm bảo chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ đã được phân bổ đúng đối tượng. Bên cạnh đó, Công ty nên lập thẻ tính giá thành cho từng CT, hạng mục CT. Vì, qua thẻ tính giá thành nhà quản lý sẽ thấy được sự tham gia của các khoản mục chi phí vào giá thành CT. Nhờ đó, giúp cho họ có thể phân tích, quản lý chi phí chặt chẽ đảm bảo sử dụng chi phí hiệu quả hơn.
Kết luận
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là vấn đề quan trọng, hàng đầu của bất kỳ DN nào. Để có thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi mỗi DN phải có kế hoạch, chiến lược riêng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt trong lĩnh vực XDCB thì công việc đó lại càng quan trọng.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hạ thấp giá thành mà chất lượng CT vẫn được đảm bảo, đây là điều mà các DN luôn hướng tới để tìm lời giải đáp.
Cũng như các DN khác hoạt động trong lĩnh vực XDCB, Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện luôn hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng CT, sử dụng chi phí tiết kiệm nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm. Muốn vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty phải không ngừng được thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp với sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và tạo dựng được uy tín đối với khách hàng.
Xuất phát từ điều đó, em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học để nghiên cứu, tìm hiểu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty. Tuy nhiên, do còn hạn chế về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm nên bài viết của em còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thành bài viết này.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình kế toán tài chính (ĐH KTQD-2004)
Mô hình luật kinh tế Việt Nam – TS. Trần Ngọc Dũng (2002)
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (2003)
Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn (tháng 8/2004)
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện (tháng 1/2004)
Hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện (năm 2003, 2004)
Quản lý hành chính nhà nước_Học viện Hành chính Quốc gia (năm 2004)
Các tài liệu, báo cáo, sổ sách… tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36367.doc