Qua quá trình thực tập ở Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1, em đã học hỏi và được tiếp thu các kiến thức thực tế từ bộ phận Kế toán trong Công ty.Với sự chỉ dạy nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn: TH.S Trần Văn Thuân cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trong bộ phận Kế toán của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1, em đã hiểu rõ hơn về hoạt động kế toán trong doanh nghiệp hiện nay để em có đủ tự tin vào công việc của mình trong thời gian tới.
62 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tại công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu đoàn kết 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1: Một số chỉ tiêu của Công ty
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
1.Tổng tài sản
16,968,207,191
18,678,100,350
2.Nguồn vốn CSH
6,559,127,667
6,812,989,680
3.Tổng Doanh thu
37,544,811,000
41,812,217,000
4.Lợi nhuận từ SXKD
1,559,127,667
1,932,077,350
5.Nộp ngân sách
452,000,000
503,375,000
6.Thu nhập/người/tháng
4,320,000
4,420,000
Thông qua một số chỉ tiêu này ta thấy : Công ty đã hoạt động tương đối hiệu quả trong hai năm trở lại đây. Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ mây tre đan gặp nhiều khó khăn, và nhiều đối thủ cạnh tranh xong Công ty không ngừng phát triển và có tốc độ tăng trưởng cao trong ngành.
Chỉ tiêu tổng tài sản năm 2007 tăng 1.709.893.160 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 10,077%. Điều đó cho thấy trong năm 2007, Công ty đã đầu tư mua trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý và sản xuất có hiệu quả hơn. Đó là một quyết định mang tính lâu dài cho hoạt động sản xuất của Công ty. Đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 253.862.013VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng 38.5%. Điều đó càng khẳng định quyết tâm đầu tư lâu dài cho hoạt động của Công ty.
Doanh thu từ hoạt động sản xuất tăng lên từ 35.544.811.000VNĐ lên 41.812.217.000VNĐ tương ứng 17,63%. Đây là một dấu hiệu chứng tỏ tiềm năng kinh doanh lớn của doanh nghiệp. Trong năm 2007, Công ty đã giảm thiểu chi phí và mở rộng thị trường tiêu thụ tại nhiều nước Châu Âu nên doanh thu tăng lên. Điều này cần phải được xem xét trong điều kiện năm 2007, giá dầu thế giới tăng nhanh ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước, càng chứng tỏ khả năng tự chủ trong tài chính của Công ty.
Lợi nhuận năm 2007 tăng 372.949.683VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 23,92%. Điều này chứng tỏ Công ty đã giảm thiểu chi phí một cách hiệu quả, mà vẫn duy trì được hoạt động sản xuất một cách tốt nhất.
Tương ứng với nó là thuế phải nộp ngân sách nhà nước tăng 51.375.000VNĐ tương ứng 11,37 %. Và thu nhập bình quân người một tháng tăng 2.31 % , chủ yếu tăng cho bộ phận sản xuất đã tạo động lực làm việc cho công nhân.
Qua các phân tích sơ bộ ở trên, ta dễ dàng nhận thấy hoạt động của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1 đang ổn định và không ngừng phát triển.
Hiện nay Công ty đã có tổng diện tích sản xuất là hơn 5000m2,lao động có tay nghề cao, sản phẩm do cơ sở sản xuất đã có mặt ở một số thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ, EU, trong đó chủ yếu là thị trường EU, thị trường trong nước là Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Điện Biên ...
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết.
Công ty TNHH Sản Xuất và Xuât nhập khẩu Đoàn Kết 1 ngoài việc cung cấp 80% sản phẩm mây, tre đan cho các Công ty thương mại trong nước, còn bán được 20% sản phẩm cho các Văn phòng Thương mại đại diện cho nước ngoài tại Việt Nam. Thời gian làm việc bình quân là 8 tiếng/ ngày, từ 25 đến 28 ngày/ tháng.Người lao động hưởng lương theo nhiệm vụ được giao và sản lượng sản phẩm từng loại hoàn thành.
Cung ứng
Với mỗi đối tác khách hàng, công ty đều có phương thức cung ứng sản phẩm khác nhau như: +Khách thanh toán ngay,
+Khách hàng thanh toán chậm,
+Khách trong nước,+ Khách quốc tế....
Công ty có danh sách mẫu các loại sản phẩm có gắn mã số, ký hiệu, hình ảnh, thông tin, đơn giá ... gửi cho các đối tác nghiên cứu, định lượng nhu cầu hoặc yêu cầu cần chỉnh sửa. Sau khi nhận được đơn đặt hàng của đối tác (thường là các công ty trung gian của Việt Nam chuyên về xuất nhập khẩu), công ty sẽ phân bổ cho các tổ, đội sản xuất để triển khai thực hiện, đáp ứng yêu cầu của khách hàng về thời gian giao hàng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm... Đặc biệt, mỗi năm Công ty có vài chục lượt khách nước ngoài đến tham quan và mua hàng, từng bước tạo được ấn tượng tốt đẹp của bạn hàng trong, ngoài nước, nâng cao giá trị sản xuất, xuất khẩu tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và các vùng lân cận.
Để sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất phải trải qua nhiều bước từ khâu chọn mua nguyên liệu phơi tái. Sau đó cho vào bể ngâm hoá chất chống mối mọt thời gian ngâm 10 ngày để cho tre ngấm đều hoá chất, khi ta vớt tre ra để nghiến mấu cạo vỏ dùng giấy giáp đánh bóng, phơi tre khô, sau đó ta đưa tre vào lò, dùng rơm, rạ hoặc lá tre để hun lấy mầu, công việc hun lấy mầu đã song, ta đưa tre ra khỏi lò để cho nguội, đưa lên uốn thẳng, muốn sản phẩm mầu nâu tây hay nâu đen, do thị hiếu của khách hàng có yêu cầu. Khi đi vào đóng đồ những người thợ cả, chọn nguyên vật liệu để cắt ra các mặt hàng sao cho phù hợp những sản phẩm được ra đời. Màu sắc của sản phẩm có nhiều loại màu nâu tây, bóng mờ, mầu đen là cách pha chế sơn PU.
+Quy trình sản xuất
*Sơ đồ 1.1. Tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây tre trúc ...của Công ty
Sản xuất lắp ghép tạo sản phẩm
Cắt ngắn để sản xuất từng loại theo yêu cầu
Cắt ngắn nguyên vật liệu thô theo yêu cầu để xử lý
Đánh trấu
Quét dầu bóng
Dóc nguyên vật liệu
Đánh mẫu (cắt gọt các mấu, phần thừa không cần thiết)
Uốn lần 2
Phơi thô sản phẩm
Uốn lần 1 để tạo hình sản phẩm
Nghiến gọt mày, mấu
Cạo tinh
Đóng gói, bao bì sản phẩm
Hun lấy màu sản phẩm theo yêu cầu
Phơi nguyên vật liệu sau khi ngâm
Ngâm xử lý chống mối,mọt, mốc
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1 là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu hoạt động riêng, đã mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chương Mỹ để giao dịch.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo phương thức trực tuyến chức năng.
Sơ đồ bộ máy quản lý như sau:
Sơ đồ 1.2.Tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty
HĐTV
Giám đốc
Phó Giám đốc Kinh doanh
Phó Giám đốc Hành chính
Phòng Xuất nhập khẩu
Phòng Tài chính Kế toán
Phòng Hành chính
*Giám đốc Công ty: là người đại diện trước pháp luật của Công ty, đồng thời là người điều hành hoạt động cao nhất trong doanh nghiệp. Giám đốc giao công việc và các kế hoạch cho các Phó Giám đốc, Phòng Tài chính kế toán và Phòng Xuất nhập khẩu.
*Phó Giám đốc: Các Phó Giám đốc nắm bắt tình hình thực tế, tình hình kinh doanh của Công ty, giúp Giám đốc điều hành Công ty theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc.Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao, thay mặt Giám đốc ký các giấy tờ khi được uỷ quyền.
*Phòng Xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh cho các bộ phận sản xuất và bán hàng khi có các hợp đồng kinh tế.Phòng Xuất nhập khẩu trực tiếp gặp gỡ với khách hàng, tìm kiếm đơn đặt hàng và làm các thủ tục giao dịch giấy tờ có liên quan đến kinh doanh của Công ty sau đó trình lên Giám đốc xét duyệt.
*Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ số vốn của Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế của nhà nước. Kiểm tra việc chi tiêu thường xuyên của Công ty,tăng cường công tác quản lý vốn, sử dụng có hiệu quả và bảo toàn, phát triển nguồn vốn kinh doanh của Công ty.
*Phòng Hành chính: Có nhiệm vụ mua sắm các trang thiết bị hành chính phục vụ cho việc sản xuất và quản lý trong doanh nghiệp.
Giám đốc sẽ giữ trách nhiệm quản lý chung và phân công trách nhiệm cho các Phó giám đốc và các phòng ban.Phó Giám đốc điều hành hoạt động được phân công và thông báo tình hình thực hiện cho cấp trên.Các phòng ban khác có nhiệm vụ thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và báo cáo kết quả cho cấp trên.
1.4.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty :
Công ty TNHH SX và XNK Đoàn Kết 1 phải điều hành một khối lượng công việc lớn. Do đó tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung để đảm bảo hoàn thành tốt công tác kế toán phục vụ cho công tác quản lý và yêu cầu của doanh nghiệp.
Bộ máy kế toán của công ty thực hiện 5 phần hành:
Kế toán tài sản cố định.
Kế toán tiền lương.
Kế toán quĩ.
Kế toán hàng tồn kho.
Kế toán bán hàng.
Bộ máy kế toán được tổ chức đảm bảo hoạt động của các phần hành nói trên thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng
Kế tóan tiền lương
Kế toán hàng tồn kho
Kế toán tài sản cố định
Kế toán quĩ
Kế toán bán hàng
Mỗi bộ phận kế toán đều có chức năng nhiệm vụ nhất định.Cụ thể như sau:
*Kế toán trưởng : trực tiếp phụ trách công tác hạch toán kế toán của Công ty. Nhắc nhở và kiểm tra hoạt động tài chính kế toán trong doanh nghiệp. Là người chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động tài chính của Công ty. Là người tham mưu cho Giám đốc và giám sát hoạt động tài chính. Đồng thời chịu trách nhiệm về mọi mặt tài chính với Giám đốc.
*Kế toán quĩ: theo dõi tình hình về quĩ của Công ty, bao gồm tiền gửi, tiền mặt đảm bảo tình hình chi tiêu trong doanh nghiệp hợp lý.
*Kế toán tài sản cố định: theo dõi việc quản lý tài sản cố định, đảm nhiệm việc trích khấu hao, kiểm tra nhu cầu mua sắm, thanh lý nhượng bán tài sản cố định.
*Kế tóan tiền lương: tính toán lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm chi trả lương theo đúng tiến độ cho nhân viên, trả các khoản trích theo lương cho cơ quan quản lý nhà nước và sử dụng các khoản trích theo lương trong Công ty.
*Kế toán hàng tồn kho: theo dõi tình hình sử dụng vật liệu,công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp, đảm bảo tính phù hợp, kịp thời cho hoạt động sản xuất của Công ty. Bộ phận này phải theo dõi nhu cầu và tiêu thụ nguyên liệu cần thiết.
*Kế toán bán hàng: theo dõi nhu cầu hàng hoá và chịu trách nhiệm về tình hình bán hàng của Công ty. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng.
Ngoài ra, Công ty còn có thủ quĩ đảm nhiệm các quĩ tiền mặt của Công ty.Các bộ phận kế toán của công ty có mối quan hệ mật thiết với nhau.Kế toán tài sản cố định, kế toán quĩ, kế toán hàng tồn kho , kế tóan bán hàng, kế toán tiền lương đều phải báo cáo kết quả hoạt động của mình cho kế toán trưởng.Kế tóan trưởng sẽ kiểm tra và đánh giá lại đảm bảo tính hợp lý và trung thực của thông tin cung cấp.Kế toán hàng tồn kho nếu muốn mua nguyên vật liệu, kế toán tài sản cố định muốn mua sắm, kế toán tiền lương muốn chi trả lương phải có sự đồng ý,xét duyệt của kế tóan trưởng và được chi theo phiếu chi của kế toán quĩ.
1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế tóan tại Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1
1.5.1.Chính sách kế tóan áp dụng tại Công ty :
Công ty hiện nay đang áp dụng theo các chuẩn mực và chế độ kế toán sau:
Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành bốn Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Đợt 1);
Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 về việc ban hành sáu Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Đợt 3);
Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 2 năm 2005 về việc ban hành sáu Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Đợt 4);
Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành bốn Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Đợt 5).
- Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp.
Niªn ®é kÕ to¸n b¾t ®Çu tõ ngµy 01/01/N ®Õn ngµy 31/12/N. Kú kÕ to¸n ¸p dông lµ tõng th¸ng.
Để thuận tiện cho việc theo dõi và báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà Nước cũng như quản trị trong doanh nghiệp, kế tóan trong doanh nghiệp lập báo cáo theo năm.
Phương pháp tính thuế được doanh nghiệp áp dụng kê khai và nộp thuế là phương pháp khấu trừ.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp khấu hao đường thẳng.
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Nhập trước-Xuất trước
Hình thức kế tóan áp dụng: Nhật ký chung
Tỷ giá sử dụng trong qui đổi ngoại tệ : theo giá giao dịch tại ngân hàng Vietcombank Hà Nội.
1.5.2.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ:
Hệ thống chứng từ được sử dụng tại Công ty như sau:
*Các chứng từ liên quan tới kế tóan tiền lương và các khỏan trích theo lương:
-Bảng chấm công.
-Bảng chấm công thêm giờ.
-Bảng thanh tóan tiền lương.
- Bảng thanh tóan tiến làm thêm giờ.
-Bảng kê trích nộp các khoản.
-Bảng phân bổ tiền lương và khoản trích theo lương
* Chứng từ liên quan tới Tài sản cố định:
-Biên bản giao nhận tài sản cố định
-Biên bản thanh lý tài sản cố định.
-Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.
- Sổ tài sản cố định
-Thẻ tài sản cố định
*Chứng từ liên quan tới tiền tệ, thu chi quĩ:
-Phiếu thu.
-Phiếu chi.
*Hệ thống chứng từ của các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho:
-Phiếu nhập kho.
-Phiếu xuất kho.
-Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.
-Bảng kê mua hàng.
-Bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ dụng cụ.
*Hệ thống chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ bán hàng:
-Hoá đơn giá trị gia tăng.
1.5.3.Hệ thống tài khoản kế toán.
Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1 sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 hoàn toàn phù hợp với lĩnh vực hoạt động cũng như tốc độ phát triển của Công ty.
Doanh nghiệp chi tiết các tài khoản theo từng sản phẩm hàng hoá và theo từng khách hàng.
Ví dụ: Công ty chi tiết các tài khoản 154 ra thành các TK 154 MS,154 TG, 154 ĐC, 154 MG, 154 T, 154 G, 154 SMS, 154K….
Các khoản tiền gửi tại các ngân hàng khác nhau được chi tiết cho từng tài khoản: TK 112 VCB( tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank), TK 112 VT(tiền gửi tại Ngân hàng Việt Thái)…..
1.5.4.Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán:
+Hiện nay, Công ty đang thực hiện kế toán thủ công có sử dụng sự trợ giúp của máy tính.
+Doanh nghiệp áp dụng ghi sổ theo hình thức nhật ký chung nên các loại sổ tổng hợp bao gồm nhật ký chung và sổ cái.
+Các loại sổ chi tiết mà doanh nghiệp sử dụng bao gồm:
-Sổ chi tiết hàng tồn kho,
-Sổ chi tiết tài sản cố định,
-Sổ chi tiết thanh toán lương,
-Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng,
-Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng,
-Sổ chi tiết nguyên vật liệu……
+Qui trình ghi sổ kế toán như sau:
Căn cứ vào các chứng từ kế toán hàng ngày, kế toán viên ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào nhật ký chung và các sổ chi tiết. Sau đó , từ nhật ký chung, hàng ngày kế toán tiến hành vào sổ cái. Căn cứ vào sổ chi tiết, cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết theo tài khoản tổng hợp.Cuối kỳ, kế toán so sánh đối chiếu với tài khoản tổng hợp trên sổ cái, và căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu. Đồng thời, kế toán căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết để cuối kỳ lập báo cáo kế toán.
Sơ đồ 1.5.:Qui trình ghi sổ kế toán tại Công ty:
(1) Từ các chứng từ kế tóan hàng ngày ghi vào nhật ký chung, sổ chi tiết.
(2) Từ nhật ký chung, nhật ký đặc biệt , hàng ngày hoặc định kỳ vào sổ cái.
(3) Từ sổ chi tiết cuối kỳ lập bảng tổng hợp chi tiết theo tài khoản tổng hợp
(4) Đối chiếu so sánh với tài khoản tổng hợp trên sổ cái
(5)Từ sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh đẻ kiểm tra số liệu
(6)Từ bảng cân đối số phát sinh , bảng tổng hợp chi tiết, cuối kỳ lập báo cáo kế toán.
(1)1)
Chứng từ kế toán
(1)1)
Nhật ký chung
Sổ chi tiết
(2)
Sổ cái
(3)
(5)
(4)
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối phát sinh
(6)
(6)
Báo cáo kế tóan
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
1.5.5.Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán:
Báo cáo tài chính của Công ty cung cấp những thông tin kinh tế tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, giúp doanh nghiệp kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ đưa ra các quyết định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
Tại Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1, hệ thống báo cáo kế toán được lập theo năm.
Bộ phận kế toán sẽ tiến hành lập báo cáo tài chính , sau đó xin xét duyệt của Giám đốc Công ty.
Hệ thống báo cáo tài chính năm bao gồm:
+Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN);
+Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh(mẫu số B02-DN);
+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ(mẫu số B03-DN);
+Bản thuyết minh báo cáo tài chính( mẫu số B09-DN).
Thời hạn nộp báo cáo tài chính muộn nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.
Báo cáo tài chính được lập và nộp cho Cục thuế tỉnh Hà Tây, Phòng Kế hoạch Kinh tế và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây.
Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1:
2.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty:
Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, việc đầu tiên mà kế toán cần làm là xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.Theo đó, việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất là xác định giới hạn tập hợp chi phí sản xuất mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí.
Ở Công ty với loại hình sản xuất các mặt hàng mây tre đan chi phí sản xuất được tập hợp một lần.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá ở đây như sau: Công ty tập hợp chi phí và tính tổng giá thành theo qui trình sản xuất( sơ chế, tinh chế và lắp ghép), nhưng tính giá thành theo đơn vị sản phẩm lại theo từng sản phẩm.Tại Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1, sản phẩm được chia ra thành nhiều loại khác nhau, bao gồm:
Sản phẩm Mây Song;
Sản phẩm Tre Ghép;
Sản phẩm Đay- Cói;
Sản phẩm Mây-Giang;
Sản phẩm Tre;
Sản phẩm Guộc;
Sản phẩm Sứ cuốn Mây Song;
Sản phẩm khác.
Trong đó, mỗi một loại sản phẩm có một đặc tính riêng, sử dụng những loại nguyên liệu đặc trưng khác nhau. Mỗi loại sản phẩm lại được cung cấp cho một thị trường tiêu thụ chủ yếu khác nhau.
Kế toán tập hợp chi phí phát sinh liên quan đến các mặt hàng, phân tích các chi phí đó theo yêu cầu cụ thể của nội dung chi phí thuộc giá thành. Sau đó tính giá thành cho từng loại thành phẩm xuất kho. Do đó, để thuận lợi cho việc tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp nên Công ty đã lựa chọn việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất theo nhóm sản phẩm.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất được sử dụng trong Công ty là phương pháp trực tiếp.
Phương pháp tập hợp chi phí được sử dụng là phương pháp kê khai thường xuyên phân bổ trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Việc tính tổng giá thành được thực hiện vào cuối kỳ trên cơ sở tổng các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý sản xuất và quản lý giá thành nên Công ty áp dụng cách tính giá thành theo phương pháp giản đơn hay còn gọi là phương pháp trực tiếp. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ giản đơn,…
Theo phương pháp này mọi khoản chi phí phát sinh trong kỳ, sau khi đã tập hợp chi phí vào TK 621, 622, 627 cuối kỳ sẽ kết chuyển vào TK 154 để tính giá thành.
Tổng giá thành bằng chi phí dở dang đầu kỳ cộng chi phí phát sinh trong kỳ trừ chi phí dở dang cuối kỳ.
Mặt khác, trong quá trình sản xuất sản phẩm đã tạo ra thành phẩm và sản phẩm dở dang (sản phẩm đang trong quá trình chế biến) nên phải tiến hành đánh giá các sản phẩm dở dang: do đặc điểm sản phẩm là chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí và được bỏ một lần khi bắt đầu sản xuất nên việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
2.2.Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty:
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp được chia thành 3 loại sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
Chi phí nhân công trực tiếp,
Chi phí sản xuất chung
2.2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nguyên vật liệu chính trong Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1 là các loại mây, tre, giang, nứa…
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu sử dụng tại Công ty là các loại mây giang tre nứa, gỗ với kích thước và độ dẻo khác nhau chiếm tỷ trọng cao như 25 mm,18 mm, 12 mm, 9mm…Kế tiếp đó là các vật liệu như ốc, đinh, keo dán, dải PVC, si dán….
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: kích thước sản phẩm, tay nghề, máy móc thiết bị sử dụng,…
Các chứng từ sử dụng bao gồm:
- Bản vẽ sản phẩm;
- Phiếu nhập xuất nguyên vật liệu;
-Phiếu đề nghị xuất kho vật liệu;
- Thẻ kho;
Bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành.
Để hạch toán , ban đầu kế toán phải sử dụng các phiếu nhập kho, dể hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, kế toán sử dụng sổ chi tiết tài khoản 621 và sổ tổng hợp nhập-xuất-tồn vật liệu, sổ số dư. Để hạch toán tổng hợp, kế toán sử dụng sổ nhật ký chung và sổ cái TK 621.
*Nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước-xuất trước.Theo đó, mỗi loại nguyên vật liệu được nhập vào trước sẽ được xuất kho trước theo giá đã nhập.
Biểu 2.1.Phiếu xuất kho
Đơn vị: Công ty TNHH Sản xuất
và Xuất nhập Khẩu Đoàn Kết 1
Bộ phận: kế toán
Phiếu xuất kho:
Ngày 15 tháng 02 năm 2007
Họ tên người nhận hàng:Trần Văn Tuấn Bộ phận: phân xưởng 1
-Lý do xuất kho: sản xuất sản phẩm
-Xuất tại kho: kho 1 Địa điểm: kho 1 Công ty
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hang hoá
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
(1000đ/m)
Thành tiền (đ)
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
E
F
G
H
1.
Mây tre
1521MT
m
Tốt
250
3,5
875.000
2.
Giang
1521G
m
Tốt
100
3,3
330.000
Tổng
x
x
m
x
350
x
1.205.000
Bằng chữ: một triệu hai trăm linh năm ngàn đồng./
Phụ trách bộ phận Người nhận Thủ kho
Biểu 2.2.Bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn
Bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn
Tháng 2 năm 2007
Đơn vị tính: m
Chủng loại
Ngày tháng
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Đơn giá
Thành Tiền
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Tre
1/02/07
750
2.475.000
125.300
3.350
419.755.000
750
3.300
2.475.000
750
3.350
2.512.500
11.600
3.350
38.860.000
Giang
1/02/07
1.020
3.366.000
15.000
3.500
52.500.000
15.000
3.300
49.500.000
1.020
3.500
3.570.000
13.980
3.500
48.930.000
……
…..
……
…..
….
….
…….
…….
…..
…….
…..
…
……
Tổng
8.386.000
1.400.000.000
1.388.000.000
14.730.000
Thủ kho Kế toán hàng tồn kho
Biểu 2.3. Sổ chi tiết TK 152:
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (sản phẩm, hàng hoá)
Năm 2007
Tài khoản: 152. Tên kho: Kho Công ty.
Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm(hàng hoá):tre BK12mm
Đơn vị tính:1000đ
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiên
Số lượng
Thành tiền
A
B
C
D
1
2
3
4
5
6
7
8
31/01/07
SDĐK
3,3
145.335
479.605,5
Phát sinh
112/011
12/02/07
Mua tre về nhập kho phục vụ cho sản xuất
112
3,35
10.000
33.500
155.335
513.105,5
112/013
13/02/07
Xuất cho sản xuất
621
3,3
9.855
32.521,5
14.548
480.584
……….
…....
……..
……
……
……
……..
……
………
……….
………..
31/12/07
Tổng
x
X
2.097.260
6.920.960,3
1.760.965
6.163.378
481.630
1.237.187,8
Biểu 2.4.Sổ cái TK 621
Đơn vị : Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1
Sổ cái TK 621:
Tháng 2 năm 2007
Tên tài khoản: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Số hiệu
Ngày tháng
Diễn giải
Nhật ký chung
Trang
STT dòng
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
Số dư đầu tháng
Số phát sinh trong tháng
x
x
13/02/07
112/013
13/02/07
Xuất tre cho sản xuất
01
01
152
32521.5
15/02/07
113/013
15/02/07
Xuất nứa cho sản xuất
01
02
152
41250
………..
……….
……..
…………
……
……
……
……....
………
Cộng số phát sinh tháng
X
X
X
31573061
31573061
Số hiệu: TK 621
2.2.2.Kế toán chi phí nhân công trưc tiếp:
Trong Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1, chi phí nhân công trực tiếp là các khoản phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, gồm lương chính, tiền ăn ca, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ…Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp trong Công ty còn bao gồm các khoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn.
Tiền lương được trả cho người lao động gồm lương sản phẩm, lương thời gian, lương khác, phụ cấp, thưởng….
*Lương theo sản phẩm: Đây là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm và chất lượng của sản phẩm họ làm ra và đơn giá tiền lương tính cho 1 sản phẩm
Tiền lương trả cho công nhân = Số lượng sản phẩm x Đơn giá
Hoàn thành đúng quy cách 1sản phẩm
*Lương theo thời gian của một công nhân: là mức lương được trả theo thời gian lao động của nhân viên.
Lương theo thời gian của công nhân= 540.0000 x bậc lương xsố công /26
*Lương khác : là các khoản tiền thưởng:
Lương khác của công nhân=Lương sản phẩm của công nhân x Hệ số thưởng
Trong đó: Hệ số thưởng của công nhân bậc 1 là 0,25
Hệ số thưởng của công nhân bậc 2 là 0,25 x 0,7
Hệ số thưởng của công nhân bậc 3 là 0,25x 0,7 x 0,3
*BHXH,BHYT, KPCĐ:
KPCĐ = tổng lương phải trả trong tháng x tỉ lệ trích
BHXH = Lương cơ bản tháng x tỉ lệ trích
BHYT =Lương cơ bản x tỉ lệ trích
Trong đó,
Lương phải trả = Lương SP + Lương thời gian + Lương khác + Phụ cấp
Các chứng từ sử dụng là bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, Phiếu xác nhận số sản phẩm hoàn thành, Phiếu báo làm thêm giờ, Bảng phân bổ chi phí lương.
Sổ sách kế toán: Sổ NKC, Sổ Cái TK 622
VD : Công nhân: Nguyễn Văn Sơn trong tháng 3 năm 2007sản xuất được 340 sản phẩm đúng quy cách, chất lượng tốt, và đơn giá cho một sản phẩm là 3800đ.Tiền lương sản phẩm của công nhân Nguyễn Văn Sơn là:1.292.000VNĐ
Lương công nhân bậc 1 : 25% x 1.292.000=323.000VNĐ
Như vậy tổng lương của công nhân Nguyễn Văn Sơn là 1.615.000VNĐ
Các khoản phải trừ trong tháng: BHXH= 1.8 x 350.000x 6%=37.800 VNĐ
KPCĐ=1.615.000x1% =16.150VNĐ
Vậy số tiền lương phải trả trong tháng 3 cho Công nhân Nguyễn Văn Sơn là: 1.615.000-37.800-16.150=1.561.050VNĐ
Biểu 2.5. Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành
Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1
Bộ phận: sơ chế
PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM HOÀN THÀNH
Tháng 2 năm 2007
Số thứ tự
Họ tên
Loại sản phẩm
Số lượng
Đơn vị
Đơn giá
Thành tiền
1
Nguyễn Văn Sơn
340
cái
3.800
1.292.000
2
Lê Tuấn
250
cái
3.800
950.000
……….
………..
……….
………..
………..
………..
………….
Tổng
12.552.000
Trưởng bộ phận Kế toán hàng tồn kho
Biểu 2.6.Bảng tính lương và trích lương:
Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1
Bộ phận : Sơ chế
BẢNG TÍNH LƯƠNG VÀ TRÍCH LƯƠNG
` Tháng 2 năm 2007
STT
Họ tên
Lương sản phẩm
Lương thời gian
Lương khác
Tổng lương
Các khoản trích
Tổng
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Bậc luơng
Số tiền
BHXH
BHYT
KPCĐ
1
Nguyễn Văn Sơn
340
3.800
1.292.000
1
323.000
0
1.615.000
48.450
323.000
32.300
2.018.750
2
Lê Tuấn
250
3.800
950.000
2
166.250
0
1.116.250
33.487,5
223.250
22.325
1.395.312,5
…..
Tổng
12.552.000
2.519.600
15.071.600
452.148
3.014.320
301.432
18.839.500
Biểu 2.7.Bảng tổng hợp lương toàn Công ty:
Bảng tổng hợp lương toàn Công ty
Tháng 2 năm 2007
STT
Họ tên
Lương sản phẩm
Lương thời gian
Lương khác
Tổng lương
Các khoản trích
Tổng
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Bậc luơng
Số tiền
BHXH
BHYT
KPCĐ
1
Bộ phận sơ chế
7.200
3.800
27.360.000
5,152,150
0
32.512.150
975.364,5
650.243
650.243
34.788.000,5
2
Bộ phận tinh chế
7156
3.800
27.192.800
9.962.500
0
37.155.300
1.114.659
743.106
743.106
39.756.171
3
Bộ phận lắp ghép
8.120
3800
30.856.000
7.152.000
0
38.008.000
1.140.240
704.419.25
704.419,25
40.557.078,5
Tổng
115.101.250
Biểu 2.8.Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Đơn vị: 1000đ
TKNợ
TKCó
TK334
Tổng
Tk 338
Tổng 338
Tổng Nợ
Lương
Tiền ăn ca
Khoản khác
3382
3383
3384
1.TK622
35.000.000
-PSC
452.148
3.014.320
301.432
18.839.500
18.839.500
-PX2
2.TK627
PX1
PX2
………..
Tổng Có
115.101.250
Biểu 2.10.Sổ chi tiết TK622
Sổ chi tiết TK 622
Bộ phận: Bộ phận sơ chế:
Tháng 2 năm 2007
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
TK Đối ứng
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Diễn giải
Nợ
Có
28/02/07
SLSPSC02
28/02/07
Lương sản phẩm
334
12.552.000
28/02/07
TGSC02
28/02/07
Lương thời gian
334
2.519.600
28/02/07
LK02
28/02/07
Lương khác
334
28/02/07
BTTL02
28/02/07
Trích bảo hiểm xã hội
3383
3.014.320
Trích KPCĐ
3384
301.432
Trích BHYT
3382
452.148
Kết chuyển TK 154
18.839.500
Cộng phát sinh
18.839.500
Ghi có TK 622
18.839.500
SDCK
0
Biểu 2.11.Sổ cái TK 622
Đơn vị : Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1
Sổ cái TK 622:
Năm 2007
Tên tài khoản: chi phí nhân công trực ti ếp
TK Số hiệu: 622
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Số hiệu
Ngày tháng
Diễn giải
Nhật ký chung
Trang
STT dòng
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
Số dư đầu năm
Số phát sinh trong tháng
x
x
28/02/07
BTTLT1
28/02/07
Thanh toán tiền lương tháng 2 cho nhân viên trong công ty
334
35.000.000
………..
……….
……..
…………
……
……
……
……....
………
Cộng số phát sinh tháng
X
X
X
35.000.000
Kết chuyển TK 622 sang TK 154
35.000.000
2.2.3.Kế toán chi phí sản xuất chung:
Trên lý thuyết, chi phí sản xuất chung là toàn bộ các chi phí để sản xuất ra sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
Tại công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1, chi phí sản xuất chung được tạo nên bởi các yếu tố chính sau:
Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí vật liệu bao bì
Chi phí dụng cụ sản xuất
Chi phí khấu hao tài sản cố định.
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
- Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: bao gồm các khoản lương chính( lương theo thời gian, lương theo sản phẩm), các khoản trợ cấp, tiền thưởng, BHYT, BHXH.Việc tính toán các khoản lương theo thời gian và theo sản phẩm sẽ được trưởng các bộ phận lập thành phiếu báo cáo cho từng nhân viên rồi chuyển cho Kế toán. Sau đó, phòng Kế toán phân bổ tiền lương rồi lập bảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận và toàn bộ Công ty. Số liệu trên sẽ được kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung, số liệu trên sổ Nhật ký chung được chuyển ghi vào sổ cái TK627, và sổ chi tiết TK 627 rồi được tập hợp vào Tk 154.
Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp được định khoản như sau:
Nợ TK 6271
Có TK 334
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
-Chi phí nguyên vật liệu bao bì: Để phục vụ cho hoạt động sản xuất, Công ty phải mua nguyên vật liệu và các bao bì. Các chi phí này được định khoản như sau:
Nợ TK 6272
Có TK 152
Số liệu sẽ được chuyển vào Nhật ký chung rồi cập nhật vào sổ cái Tk 154 như sau:
Nợ TK 154
Có TK 6272
- Chi phí dụng cụ sản xuất: chi phí này tương đối nhỏ so với chi phí nguyên vật liệu.Chi phí này đ ược hạch toán như sau:
Nợ TK 6273
Có TK 153
Số liệu trên sổ Nhật ký chung được chuyển ghi vào sổ cái TK 627 và sổ chi tiết TK 627
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định trong Công ty được trích khấu hao dựa vào nguyên giá và để tính ra tỉ lệ khấu hao rồi tính ra mức khấu hao, sau đó tập hợp vào chi phí sản xuất chung.
Chi phí khấu hao TSCĐ từng công trình
=
Chi phí khấu hao TSCĐ của nhà máy
X
Chi phí NVL trực tiếp từng công trình
Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí khấu hao được định khoản như sau:
Nợ TK 6274
Có TK 2141
-Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí như chi phí điện nước. Các khoản chi phí này sẽ được tập hợp hàng tháng trên các hoá đơn. Kế toán sẽ tập hợp lại và ghi vào nhật ký chung rồi tập hợp vào TK154.Chi phí này được định khoản như sau:
Nợ TK 6277
Có TK (111, 112)
- Chi phí bằng tiền khác: bao gồm chi phí tiếp khách, công tác phí, đồ dùng văn phòng. Chi phí này được định khoản như sau:
Nợ TK 6278
Có TK (111, 112)
Nợ TK154
Có TK 6278
Chi phí này ghi lại trên sổ Nhật ký chung là số kết chuyển cuối kỳ chi phí sản xuất chung vào TK 154
Chi phí sản xuất chung còn được phân chia làm 2 nhóm: Biến phí và Định phí.
Biểu 2.13.Báo cáo khấu hao TSCĐ
Báo cáo khấu hao tài sản cố định
Tháng 2 Năm 2007
Nhóm TSCĐ
Khấu hao cơ bản
Khấu hao sửa chữa lớn
Nhà cửa, vật kiến trúc
1.890.000
Máy móc thiết bị
2.055.000
Phương tiện vận tải
410.000
Thiết bị văn phòng
1.089.000
…………………..
Cộng
20.968.000
Biểu 2.14.Bảng phân bổ khấu hao:
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng 2 Năm 2007
Chỉ tiêu
Chứng từ
Số tiền
Phân bổ
Bộ phận sơ chế
Bộ phận tinh chế
Bộ phận lắp ghép
Chi phí khấu hao cơ bản
BCKH02
20.968.000
8.387.200
8.387.200
4.193.600
Chi phí sửa chữa lớn
BCKH02
0
Tổng
20.968.000
8.387.2000
8.387.200
4.193.600
Biểu 2.15.Sổ chi tiết TK 627
Đơn vị : Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1
SỔ CHI TIẾT TK627
Tháng 2 Năm 2007
Tên tài khoản: chi phí sản xuất chung
Số hiệu: TK 627
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
A
B
C
D
H
1
2
Số dư đầu năm
Số phát sinh trong tháng
x
x
02/02/07
BTTLT1
02/02/07
Chi phí lạt buộc
152
453.000
08/02/07
BTTLT2
08/02/07
Chi phí công cụ dụng cụ
153
4.678.000
10/02/07
BTTLT4
10/02/08
Chi phí phân xưởng
111
3.198.000
………..
……….
……..
…………
……
……....
………
Cộng số phát sinh tháng
X
57.366.000
Kết chuyển TK627sang TK 154
57.366.000
Biểu 2.16.Sổ cái TK 627
SỔ CÁI TK 627
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Trang
STT dòng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
Số dư đầu năm
Số phát sinh trong tháng
x
x
29/02/01/07
29/02/07
Chi phí nhân viên phân xưởng
334
12.528.000
29/02/07
29/02/07
Chi phí vật liệu
152
2.132.000
Chi phí dụng cụ sản xuất
153
9.223.000
………..
……….
……..
…………
……
……
……
……....
………
Cộng số phát sinh tháng
X
X
X
57.366.600
Cộng chuyển trang sau
57.366.600
2.2.4.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất:
Các chi phí sản xuất được phân chia và tập hợp trong các tài khoản 621,622,627 đã trình bày ở trên. Sau đó, các chi phí này sẽ được tập hợp trong TK 154 để tính giá thành sản phẩm.
Do Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1 có nhiều mặt hàng với rất nhiều nhóm sản phẩm khác nhau, nên Công ty đã chọn việc tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm để đảm bảo thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm.
Tổng hợp chi phí trong doanh nghiệp được tiến hành theo từng đơn đặt hàng, sau đó, cuối quí sẽ được tổng hợp lại một lần nữa cho tất cả các đơn đặt hàng.
Biểu 2.16.Sổ chi tiết TK 154
Đơn vị : Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1
SỔ CÁI TK154
Tháng 02 ăm 2007
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất dở dang
Số hiệu: TK 154
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Số hiệu
Ngày tháng
Diễn giải
Nhật ký chung
Trang
STT dòng
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
Số dư đầu tháng
Số phát sinh trong tháng
38.600.000
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
621
31.573.061
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
622
115.101.250
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
627
57.366.600
Thành phẩm nhập kho
155
204.040.911
Cộng số phát sinh tháng
X
X
X
204.040.911
204.040.911
Số dư cuối tháng
X
X
X
38.600.000
2.3.Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
2.3.1.Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoàn thành sau quá trình sản xuất. Vì vậy để tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán trong Công ty cần phải tiến hành kiểm kê và đánh gía sản phẩm dở dang. Tại đây, các sản phẩm có 3 loại:
Loại A1: những thành phẩm hoàn thiện
Loại A2: các sản phẩm được tạo ra nhưng chưa hoàn thiện, có sai xót, có thể sửa chữa.
Loại A3: các sản phẩm hỏng không thể sửa chữa, bị loại bỏ.
Tại Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1, các sản phẩm sản xuất ra có bán thành phẩm. Quá trình sản xuất có thể được phân chia làm 3 quá trình cơ bản:
Sơ chế nguyên liệu
Tinh chế
Lắp ghép.
Tại Công ty, các bán thành phẩm được tạo ra từ 3 quá trình trên đều được tính giá thành.
Giá trị sản phẩm dở dang được tính theo chi phí định mức.
Chi phí dở dang ==∑ (số lượng sản phẩm x chi phí định mức)
cuối kỳ giai đoạn j loại j dở dang loại j
Tổng giá trị sản phẩm dở dang =∑ Chi phí sản phẩm dở dang
cuối kỳ giai đoạn i
Nếu i=1 thì chi phí đ ịnh mức cho 1 bán thành phẩm là 10.000đ
Nếu i=2 thì chi phí định mức cho 1 bán thành phẩm là 15.000đ
Nếu i=3 thì chi phí định mức cho 1 bán thành phẩm là 15.000đ
Biểu 2.17.Bảng báo cáo chất lượng sản phẩm tại xưởng:
Báo cáo chất lượng sản phẩm tại các xưởng
Tên sản phẩm
Xưởng 1
Xưởng 2
Đưa vào lắp ghép
Loại A1
Đưa vào lắp ghép
Loại A1
Sản phẩm Mây Song;
1250
1025
1355
1055
Sản phẩm Tre Ghép;
1312
1120
1125
1100
Sản phẩm Đay- Cói
1112
1110
1250
1250
Sản phẩm Mây-Giang
1532
1459
1500
1481
Sản phẩm Tre
1251
1200
1800
1799
Sản phẩm Guộc
1523
1520
1900
1850
Sản phẩm Sứ cuốn Mây Song
800
750
1000
980
Sản phẩm khác.
300
300
200
200
Như vậy ở 2 phân xưởng 1 và phân xưởng 2 của công ty thì số lượng sản phẩm hỏng hoặc cần được sửa chữa chiếm tỉ trọng không lớn.
Các sản phẩm loại B là nhóm sản phẩm mà gía trị được tính vào chi phí sản xuất dở dang. Do vậy, Công ty luôn cải tiến kỹ thuật và nâng cao tay nghề nhằm giảm thiểu số lượng sản phẩm loại B, từ đó giảm chi phí sản xuất dở dang.
Biểu 2.18.
Bảng tính chi phí dở dang theo giai đoạn sản xuất:
Tên sản phẩm
Số lượng sản phẩm dở dang
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
Đơn giá 1 bán thành phẩm
Thành tiền
Đơn giá 1 bán thành phẩm
Thành tiền
Đơn giá 1 bán thành phẩm
Thành tiền
Sản phẩm Mây Song;
525
10.000
5.250.000
15.000
7.875.000
15.000
7.875.000
Sản phẩm Tre Ghép;
217
10.000
2.170.000
15.000
3.255.000
15.000
3.255.000
Sản phẩm Đay- Cói
2
10.000
20.000
15.000
30.000
15.000
30.000
Sản phẩm Mây-Giang
92
10000
920.000
15.000
1.380.000
15.000
1380.000
Sản phẩm Tre
52
10000
520.000
15.000
780.000
15.000
780.000
Sản phẩm Guộc
53
10000
530.000
15.000
795.000
15.000
795.000
Sản phẩm Sứ cuốn Mây Song
70
10000
700.000
15.000
1.050.000
15.000
1.050.000
Sản phẩm khác.
0
10000
0
15.000
0
15.000
0
Tổng
8.270.000
15.165.000
15.165.000
Như vậy, tổng giá trị sản phẩm dở dang ở giai đoạn 1 là 8.270.000đ.Tổng giá trị sản phẩm dở dang giai đoạn 2 là 15.165.000đ x 2=30.330.000đ. Tổng giá trị sản phẩm dở dang giai đoạn 3 là 15.165.000đ. Sản phẩm A2 của giai đoạn 3 sẽ được chuyển về giai đoạn 2 chờ sửa chữa, nẹp, chỉnh lại nên sản phẩm của giai đoạn 3 được coi là bán thành phẩm của giai đoạn 2.Do vậy, ta có:
Sản phẩm DD giai đoạn 2= BTP giai đoạn 2+Sản phẩm loại B giai đoạn 3
= BTP giai đoạn 2 x 2
Biểu 2.19.
Báo cáo tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm tháng 2 năm 2007
Thứ tự
Các khâu sản xuất
Đơn vị
Chât lượng sản phẩm
1
Sơ chế
%
89
2
Tinh chế
%
93
3
Lắp ghép
%
94
4
Chất lượng tính từ đầu đến cuối
%
92
2.3.2.Tính giá thành sản phẩm:
Như đã trình bày ở trên, giá thành sản phẩm được tính theo phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất phân bước theo phương án có tính giá thành bán thành phẩm.
Trong đó các bán thành phẩm ở từng giai đoạn sẽ được tính như sau:
*Giá thành BTP giai đoạn sơ chế =CPDD tồn ĐK giai đoạn sơ chế +
CPNVLTT + chi phí khác – CPDD tồn cuối kỳ giai đoạn sơ chế
*Giá thành BTP giai đoạn tinh chế=CPDD tồn ĐK giai đoạn tinh chế + CPNVLTT +Chi phí khác của giai đoạn sơ chế+GT BTP của giai đoạn sơ chế-CPDD CK giai đoạn tinh chế
*Giá trị TP giai đoạn ghép=CP tồn đầu kỳ giai đoạn ghép+ CPNVLTT+Chi phí khác+GT BTP của giai đoạn tinh chế -CPDD tồn CK
Do có nhiều mặt hàng, do đó Công ty phân bổ từng khoản mục chi phí cho mỗi loại sản phẩm.
Chi phí phân bổ cho =Tổng khoản mục chi phí cần phân bổ x SLsảnphẩm j
loại sản phẩm j Tổng số lượng sản phẩm
Cuối tháng, căn cứ vào từng loại sản phẩm tính giá thành, kế toán sẽ lập bảng tính giá thành sản phẩm:
Biểu 2.20. Bảng tính tổng giá thành sản phẩm
Giai đoạn
Bán thành phẩm chuyển sang
Số dư ĐK TK 154
TK 621
TK 622
TK 627
Số dư CK TK 154
Bán thành phẩm cuối kỳ
Sơ chế
15.120.000
18.219.200
12.629.224,4
46.040.500
22.946.640
18.219.200
96.736.364,4
Tinh chế
15.420.000
18.219.200
12.629.224,4
46.040.500
22.946.640
18.219.200
96.736.364,4
Ghép
7.710.000
9.109.600
6.314.612,2
23.020.250
11.473.320
9.109.600
48.368.182,2
Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm sản xuất/SL SP
Giá thành bán thành phẩm giai đoạn sơ chế= 15.120.000 + 18.129.200 + 12.629.224,4 + 46.040.500 + 22.946.640 + 18.219.200-96.736.364,4 =36.348.400
Giá thành bán thành phẩm giai đoạn tinh chế = 15.420.000 + 18.219.200 + 12629.224,4 + 46.040.500 + 22.946.640 + 18.219.200 -96.736.364,4 =36.738.400
Giá thành bán thành phẩm giai đoạn ghép = 7.710.000 + 9.109.600 + 6314.612,2 + 23.020.250 + 11.473.320 + 9.109.600 - 48.368.182,2 =18.369.200
Biểu 2.21.Bảng tính giá thành sản phẩm(cụ thể cho từng sản phẩm)
Sản phẩm
Giá thành 1 sản phẩm
Số lượng sản phẩm nhập kho
Giá thành sản phẩm nhập kho
Sản phẩm Mây Song;
40.250
2080
83.720.000
Sản phẩm Tre Ghép;
39.250
2220
87.135.000
Sản phẩm Đay- Cói
38.850
2360
91.686.000
………………..
Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1:
3.1. Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty:
3.1.1.Những ưu điểm:
Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1 là một công ty có quy mô vừa và nhỏ, quy trình công nghệ không phức tạp nên chất lượng công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm nói riêng không có ảnh hưởng đáng kể đến việc đánh giá kết quả kinh doanh và công tác quản lý chi phí.
Các khoản mục được theo dõi chi tiết cho từng khách hàng, vật tư, hàng hóa với từng mã số ký hiệu riêng làm cho việc tập hợp chi phí được rõ ràng và chính xác giúp Ban Giám đốc dễ dàng kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và sản xuất thành phẩm.Công tác kế toán việc quản lý và cung cấp thông tin kế toán cho Bộ phận Quản lý kịp thời để đưa ra các quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung Công ty đã thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán về sổ sách chứng từ, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, thực hiện tốt các Báo cáo cuối tháng cho Cơ quan thuế (Cục thuế tỉnh Hà Tây).
Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chủng loại hàng hoá được thực hiện chính xác, kịp thời, phù hợp với nhu cầu của ban Giám đốc, và đảm bảo tuân thủ chế độ kế tóan hiện hành.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp theo phương pháp trực tiếp.Chi phí sản xuất chung tập hợp và phân bổ theo từng giai đoạn hoàn toàn phù hợp với tình hình sản xuất chung của Công ty.
Công ty tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang tuân thủ theo định mức đã lập trong qui định của Công ty.
Tóm lại, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất tại Công ty thực hiện theo đúng qui định của pháp luật và các chế độ hiện hành, phù hợp với nhu cầu phát triển của Công ty.
3.1.2.Những tồn tại:
Tuy đã đạt được sự hợp lý đã nói trên, kế tóan chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm còn những điểm chưa được hoàn thiện.
Tại Công ty, sản phẩm dở dang được đánh giá căn cứ vào định mức do Công ty qui định theo từng qui trình sản xuất. Phương pháp này tương đối phù hợp với tình hình sản xuất hiện tại của Công ty.Tuy nhiên, phương pháp này căn cứ vào định mức theo qui định trước. Mà định mức này luôn thay đổi, nó đòi hỏi phải có sự theo dõi thường xuyên và cập nhật sự biến động kịp thời.Mặc dù phương pháp này có thể cho ta ước tính được giá trị sản phẩm dở dang, nhưng không căn cứ vào tình hình thực tế phát sinh và do đó, các số liệu đưa ra chỉ mang tính dự đoán.
Hiện tại, Công ty có nhiều mặt hàng và việc tập hợp chi phí theo phương pháp thủ công khá phức tạp. Trong thời kỳ phát triển mạnh, mở rộng qui mô sản xuất như hiện nay, Công ty nên sử dụng phần mềm kế toán để giảm bớt công việc cho bộ phận kế toán và đảm bảo sự chính xác trong xử lý thông tin.
Công ty hạch toán chi phí sản xuất và tổng giá thành sản phẩm được tính ra theo qui trình sản xuất, nhưng giá thành đơn vị sản phẩm lại được tính cho từng sản phẩm( không phân chia cụ thể theo qui trình). Điều này là một vấn đề lớn và gây ảnh hưởng đến công tác quản lý và theo dõi, ra quyết định của Ban Giám đốc.Hạn chế này cần được nhanh chóng sửa chửa.
Bộ phận nhân viên kế toán trong Công ty hoạt động chưa có tinh thần trách nhiệm cao, đặc biệt là kế toán kho. Trong hoạt động sản xuất hàng ngày, các nghiệp vụ kinh tế có các chứng từ liên quan phát sinh, nhưng bộ phận kế toán chưa cập nhật ngay, sau đó khi cập nhật rất dễ gây ra nhầm lẫn.
3.2. Kiến nghị:
Qua hơn 01 tháng thực tập tại Công ty TNHH Sản xuất và xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1 trong quá trình nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em có kiến nghị như sau:
Cần có một kế toán kho tại xưởng thì công việc quản lý vật tư sẽ tốt hơn do Công ty cách xa xưởng.
Hạch toán chi phí và tính giá thành nên sử dụng các phần mềm để giảm bớt công tác hạch toán đồng thời phải xây dựng một định mức nguyên vật liệu, nhân công một cách rõ ràng hơn nhằm giúp cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành được kịp thời và chính xác.
Nói chung sau khi tiếp cận với thực tế tại Công ty em nhận thấy công tác kế toán nhất là hạch toán chi phí và tính giá thành không khác lắm so với lý thuyết đã học. Tại mỗi công ty sẽ vận dụng sao cho phù hợp với tình hình đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. Khi đi sâu vào công tác hạch toán chi phí và tính giá thành em thấy vấn đề đáng quan tâm ở đây là cách quản lý chi phí thật tốt để giá thành không cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Như ta đã biết nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất là chất lượng sản phẩm, sản lượng và giá thành sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Mà trong đó chỉ tiêu giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất của Công ty, nó là căn cứ để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó muốn quản lý tốt giá thành thì công ty cần phải quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh.
Từ khi thành lập đến 2002, công ty hoạt động không có lãi do mới thành lập nên còn nhiều vấn đề phải quan tâm như đầu tư trang thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải, máy móc sản xuất,… Nhưng chỉ trong 06 tháng đầu năm 2003 công ty đã hoạt động có lãi, tạo điều kiện thúc đẩy vốn kinh doanh ngày một tăng lên, đời sống CBCNV được cải thiện, có được như thế nhưng công ty vẫn không ngừng tìm đủ biện pháp giảm chi phí, phấn đấu hạ giá thành để lợi nhuận ngày càng tăng nhưng không quên mục tiêu là phải đảm bảo uy tín, chất lượng phục vụ tốt cho khách hàng.
Mặt khác công ty còn đẩy mạnh kinh doanh ở các địa phương khác nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tuy chưa phát triển mạnh hàng sản xuất trong nước nhưng bước đầu đã tạo chỗ đứng trong lĩnh vực nội thất, từ đó từng bước chinh phục khách hàng hướng họ đến hàng nội thất sản xuất tại chỗ với nguyên liệu nhập khẩu nhưng chất lượng, mẫu mã và giá cả cạnh tranh do đã giảm bớt chi phí từ khâu mua hàng, nhân công,…
Qua quá trình học tập và nghiên cứu phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm hàng nội thất, em nhận thấy rằng công ty muốn hoạt động có hiệu quả hơn, lợi nhuận cao hơn thì cần phải thực hiện các biện pháp sau:
Trước hết phải thực hiện tốt các khâu từ nhập nguyên vật liệu đấn khâu bảo quản, dự trữ và sử dụng.
Xây dựng bảng định mức cấp phát nguyên vật liệu cho phân xưởng sao cho phù hợp với tình hình thực tế, bên cạnh đó phải áp dụng chế độ khen thưởng cho những cá nhân có thành tích trong việc phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiện được chi phí.
Ngoài ra để thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu thì vấn đề con người rất quan trọng, mỗi cá nhân phải có tinh thần tự giác trong việc tiết kiệm nguyên vật liệu.
Việc sử dụng CCDC cũng phải hết sức tiết kiệm từ khâu mua đến khâu sử dụng, đảm bảo mua hàng rẻ nhưng chất lượng kỹ thuật cao và phải đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý nghiêm ngặt các khoản chi.
Để thuận lợi cho công tác kế toán cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho hoạt động quản lý, Công ty nên áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán.Từ đó đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin kế toán và tính chính xác của thông tin cung cấp.
Nguyên vật liệu không chỉ chi tiết theo từng loại vật liệu như đang áp dụng tại Công ty, mà cần phải chi tiết theo từng phân xưởng.Từ đó sẽ thuận lợi cho việc tập hợp chi phí.
Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cần được thực hiện theo qui trình sản xuất. Vì mặt hàng của Công ty khá nhiều và có nhiều loại có những đặc điểm chung tương đối giống nhau trong từng giai đoạn sản xuất. Việc đồng bộ đối tượng tính gía thành theo qui trình sản xuất sẽ giúp
Đối với các khoản phải trả người lao động, Công ty nên có các khoản thưởng cho người lao động theo từng tháng, từng đợt giao hàng cho người lao động có thành tích tốt. Từ đó nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và năng suất lao động trong Công ty.
Công ty nên tập hợp chi phí theo chi phí hoạt động của mình. Phương pháp này khi đưa vào sử dụng sẽ hạn chế được những nhược điểm của phương pháp tập hợp mà Công ty đang sử dụng.Theo đó, toàn bộ các chi phí gián tiếp được tập hợp vào chi phí sản xuất chung rồi sau đó phân bổ cho giá thành sản xuất. Còn các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp không được phân bổ.
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tập ở Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1, em đã học hỏi và được tiếp thu các kiến thức thực tế từ bộ phận Kế toán trong Công ty.Với sự chỉ dạy nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn: TH.S Trần Văn Thuân cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trong bộ phận Kế toán của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1, em đã hiểu rõ hơn về hoạt động kế toán trong doanh nghiệp hiện nay để em có đủ tự tin vào công việc của mình trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng Kế toán tại Công ty đã giúp đỡ em hoàn thiện Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1.Giáo trình Lý thuyết và thực hành Kế toán Tài chính của PGS.TS. Nguyễn Văn Công, nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, tháng 8 năm 2006.
2. www.mof.gov.vn
3.Niên gián năm 2007 của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33092.doc