Chuyên đề Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Du lịch và Thương mại Tổng hợp Thăng Long

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài trực tiếp phục vụ sản xuất, kinh doanh. + Chi phí bằng tiền khác: phản ánh những chi phí bằng tiền khác ngoài những chi phí kể trên phát sinh trực tiếp phụcvụ sản xuất, kinh doanh. Việc theo dõi chi phí chi tiết cho từng nghiệp vụ, từng dịch vụ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra số liệu, tài liệu, công tác đối chiếu chứng từ, số liệu trong công ty được dễ dàng hơn. Qua đó đáp ứng được yêu cầu quản lý trong môi trường cạnh tranh nhằm giảm giá thành dịch vụ. - Về công tác kế toán doanh thu: Được sự hướng dẫn của kế toán trưởng công ty nên công tác hạch toán doanh thu tại công ty hiện nay khá hiện đại. Với sự hỗ trợ đắc lực bởi hệ thống máy vi tính với những chương trình được cài đặt sẵn: doanh thu thuê văn phòng, doanh thu dịch vụ ăn uống, phần lớn doanh thu đều được hạch toán và theo dõi chặt chẽ theo từng loại hình dịch vụ, từng bộ phận. Việc hạch toán doanh thu như hiện nay là cơ sở quan trọng để từng bước tiến hành hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh, đánh giá cụ thể hiệu quả loại hình dịch vụ để từ đó có kế hoạch đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Tất cả các báo cáo kế toán của công ty đều được theo dõi riêng biệt theo từng loại hình dịch vụ. Theo định kỳ, kế toán trưởng cùng các kế toán chuyên quản công ty sẽ xuống các đơn vị cơ sở để kiểm tra số liệu báo cáo và đối chiếu với các chứng từ gốc của những khoản thu về và chi ra. Đây là cách làm rất tốt để kiểm tra tài chính và xử lý kịp thời các thiếu xót tại các trung tâm.

doc93 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3259 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Du lịch và Thương mại Tổng hợp Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long. 2.1. Kế toán giá vốn hàng bán a. Đối tượng tập hợp giá vốn hàng bán: giá vốn hàng bán tại công ty bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá nguyên vật liệu, hàng hoá tại các đơn vị kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ăn uống… b. Tài khoản sử dụng tại công ty: TK 632 c. Phương pháp hạch toán: 2.1.1. Giá vốn nguyên vật liệu và hàng hoá - Xuất kho nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc cung cấp dịch vụ, cụ thể ở công ty là dịch vụ ăn uống: Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152 – Nguyên, vật liệu - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Xuất kho hàng hoá đi tiêu thụ: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 156 – Hàng hoá - Khi hàng hoặc dịch vụ được xác định là bán hoặc cung cấp dịch vụ, trị giá vốn hàng bán và dịch vụ được ghi như sau: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Nợ TK 111, 112 (nếu khi mua hàng trả tiền ngay) Hoặc Có TK 331 – Phải trả cho người bán Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, giá bán ở cột thành tiền được ghi vào sổ theo dõi thanh toán với khách hàng số lượng hàng hoá cũng như giá bán ghi trên hoá đơn và còn được ghi vào sổ chi tiết vật tư nguyên liệu, hàng hoá cùng với đơn giá mua bình quân gia quyền của số lượng hàng hiện có trước khi xuất hàng. Kế toán lập thẻ kho cho từng loại hàng để làm căn cứ vào các bảng tổng hợp chi tiết. Ví dụ: Thẻ kho cho mặt hàng bột gà của kho nguyên liệu và Lúa Malt Pháp chưa rang của kho hàng hoá. ĐƠN VỊ: CÔNG TY DU LỊCH & THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP THĂNG LONG ĐỊA CHỈ: 115 LÊ DUẨN - HÀ NỘI THẺ KHO Kho: NL – Nguyên liệu Mặt hàng: BOTGA – bột gà Từ ngày 01/12/02 đến 31/12/02 Chứng từ Diễn giải Giá Nhập Xuất Ngày Số SL Thành tiền SL Thành tiền Tồn đầu kỳ 90.909 4 363.636 01/12/02 023 Xuất chế biến nguyên liệu hàng ăn 81.428 7 572.273 13 1.058.571 23/12/02 335 Nhập nguyên liệu T12/02 – Gia vị các loại – Siêu thị Thăng Long 81.753 3 204.091 31/12/02 354 Nhập nguyên liệu T12/02 – Gia vị dầu ăn – Siêu thị Thăng Long 68.030 10 776.364 Nhập xuất trong kỳ 1 81.429 13 1.058.571 Tồn cuối kỳ ĐƠN VỊ: CÔNG TY DU LỊCH & THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP THĂNG LONG ĐỊA CHỈ: 115 LÊ DUẨN - HÀ NỘI THẺ KHO Kho: HH – Hàng hoá Mặt hàng: MALT _ PHAP – Lúa Malt Pháp chưa rang Từ ngày 01/12/02 đến 31/12/02 Chứng từ Diễn giải Giá Nhập Xuất Ngày Số SL Thành tiền SL Thành tiền Tồn đầu kỳ 4953967 2451 12.142.174.514 12/12/02 DG09260 Tiền hàng T12/02, Malt Pilsen 300 tấn, đợt 2, HĐ 4970432 300 1.491.129.660 30/12/02 EP065410 Tiền hàng hoá T12/02, Malt 501 tấn, HĐ 501 tấn 501 2.490.186.530 30/12/02 EP065411 Tiền hàng hoá T12/02, Malt 250 tấn, HĐ 1200 tấn 250 1.245.093.260 31/12/02 335 Nhập Malt 400 tấn, đợt 2, HĐ 1200 tấn (3 đợt) 5077533 400 2.031.012.900 Nhập xuất trong kỳ 5077533 400 2.031.012.900 1051 5.751.381.400 Tồn cuối kỳ 4970432 1800 8.946.777.957 Cuối tháng, từ các thẻ kho của từng mặt hàng, số liệu tổng hợp tình hình xuất nhập tồn được gửi vào báo cáo chi tiết tồn kho hàng hoá, nguyên liệu cho tất cả các mặt hàng trong cả tháng. Thực chất đây chính là số tổng hợp tình hình nhập – xuất – tồn của các loại hàng trong kho phục vụ cho công tác quản lý cũng như công tác kế toán trong khâu tổng hợp và kết chuyển giá vốn hàng bán. VD: 02 bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, hàng hoá. 2.1.2. Kế toán chi hoạt động sản xuất kinh doanh a. Đối tượng tập hợp chi phí: hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chung tại các đơn vị kinh doanh như cho thuê văn phòng, thuê phòng nghỉ, dịch vụ ăn uống, … và ở các đơn vị sau: + Trung tâm Giảng Võ + Toà nhà 115 Lê Duẩn + Khách sạn 105 Lê Duẩn + Đội xe + 70 Nguyễn Khuyến b. Tài khoản sử dụng tại công ty là TK 627 c. Phương pháp hạch toán * Hạch toán chi phí nhân viên: Tập hợp quỹ phân phối tiền lương cho cán bộ công nhân viên trực thuộc lực lượng kinh doanh thương mại, dịch vụ và căn cứ vào quy chế phân phối tiền lương của công ty và kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh. Quỹ lương được phân phối theo kết quả kinh doanh của tong bộ phận, đơn vị. Tổng quỹ lương = Sản lượng * Đơn giá tiền lương trên 1 đơn vị sản lượng. Cách hạch toán chi phí nhân viên như sau: - Khi phản ánh tiền lương cho công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK 6271 – Chi phí nhân viên sản xuất chung Có TK 334 – Phải trả công nhân viên - Khi trả lương cho cán bộ công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK 334 – Phải trả CNV Có TK 111 – Tiền mặt - Khi trích bảo hiểm xã hội (3383), bảo hiểm y tế (3384), kinh phí công đoàn theo quy đinh, kế toán ghi: Nợ TK 6271 – Chi phí nhân viên sản xuất chung Có TK 338 (Chi tiết TK 3382, 3383, 3384). * Hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ: chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho công tác sản xuất thường là các thiết bị điện phục vụ cho sản xuất như bóng đèn, …các thiết bị phục vụ cho kinh doanh dịch vụ ăn uống như bát, đĩa, … các thiết bị đồ gỗ như bàn, ghế, … các thiết bị âm thanh. - Hàng ngày, căn cứ vào các hoá đơn mua công cụ, dụng cụ, kế toán làm phiếu nhập kho các công cụ, dụng cụ, kế toán ghi: Nợ TK 153 – CCDC Nợ TK 1331 – Thuế GTGT đầu vào Có TK 111 - Cuối tháng căn cứ vào phiếu xuất kho các công cụ, dụng cụ, kế toán ghi: Nợ TK 6273 Có TK 153 Để minh hoạ, xem xét 01 phiếu nhập kho và 01 phiếu xuất kho. Địa chỉ: CÔNG TY DL VÀ TM TỔNG HỢP THĂNG LONG Mẫu số: 01 - TT Đơn vị: số 113 – 115 LÊ DUẨN Ban hành theo QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính PHIẾU NHẬP KHO Ngày 11/12/2002 Số: 167/PN CCDC Nợ TK: 1531, 1331 Có TK: 111 Người nhập: Chị Quỳnh – Trung tâm Giảng Võ Theo chứng từ số: BE 009478 ngày 06/12/2002 của Quách Ngọc Quang – 142 Giảng Võ Kho: Kho công cụ, dụng cụ (CCDC) STT Mặt hàng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Bóng cài Cái 11 3.800 38.115 2 Đèn nháy Bộ 20 13.068 237.600 3 Bóng Halogen Cái 5 10.890 49.500 4 Tủ điện 3 pha Cái 2 130.680 237.600 5 Cầu dao Chiếc 1 268.585 262.350 Cộng tiền hàng: 825.165 Thuế GTGT 82.517 Tổng tiền: 907.682 Cộng thành tiền (bằng chữ): Chín trăm lẻ bảy ngàn sáu trăm tám hai đồng Lập phiếu Người nhập Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Địa chỉ: CÔNG TY DL VÀ TM TỔNG HỢP THĂNG LONG Mẫu số: 02 - TT Đơn vị: số 113 – 115 LÊ DUẨN Ban hành theo QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính PHIẾU XUẤT KHO Ngày 31/12/2002 Số: 170/PX CCDC Nợ TK: 62733 Có TK: 1531 Người nhập: Chị Quỳnh – Trung tâm Giảng Võ Kho: Kho công cụ, dụng cụ (CCDC) STT Mặt hàng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Bóng cài Cái 11 3.464 38.115 2 Đèn nháy Bộ 20 11.880 237.600 3 Bóng Halogen Cái 5 9.900 49.500 4 Tủ điện 3 pha Cái 2 118.800 237.600 5 Cầu dao Chiếc 1 262.350 262.350 Cộng tiền hàng: 825.165 Thuế GTGT Thuế Nũ Tổng tiền: 825.165 Cộng thành tiền (bằng chữ): Tám trăm hai nhăm ngàn một trăm sáu nhăm đồng Lập phiếu Người lĩnh Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị * Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ: - Nguyên tắc tính khấu hao TSCĐ được áp dụng là: những TSCĐ tăng hoặc giảm trong tháng này thì tháng sau mới trích khấu hao hoặc thôi không tính khấu hao. Việc phân bổ khấu hao thực hiện theo phương thức trực tiếp, tức là số trích khấu hao ở bộ phận nào thì được tính hết vào bộ phận đó. - Hàng tháng, kế toán TSCĐ sẽ tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo quyết định số 166/Bộ Tài chính (có bảng trích khấu hao TSCĐ minh hoạ). + Khi trích khấu hao, kế toán ghi: Nợ TK 6274 – chi phí khấu hao TSCĐ Có TK 214 – Khấu hao TSCĐ + Mức trích khấu hao theo công thức sau: KH TSCĐ 01 năm = Nguyên giá TSCĐ/ Thời gian sử dụng KH TSCĐ 01 tháng = KH TSCĐ 01 năm/12 tháng * Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài: - Chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc khối hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh tại công ty thường là chi phí về điện, nước và điện thoại, … - Hàng tháng, căn cứ vào các hoá đơn tiền điện, nước, … phát sinh kế toán ghi: Nợ TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài Có TK liên quan: 111, 112 * Hạch toán chi phí bằng tiền khác. - Các chi phí khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh như chi phí quảng cáo, giặt khăn, vận chuyển, … - Hàng tháng, căn cứ vào các hoá đơn chi thực tế các nghiệp vụ phát sinh, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác Có TK 111, 112, 131 Sau đây là sổ chi tiết TK 627 tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long từ ngày 01/12/2002 đến ngày 31/12/2002. Địa chỉ: CÔNG TY DL VÀ TM TỔNG HỢP THĂNG LONG Đơn vị: số 113 – 115 LÊ DUẨN SỔ CHI TIẾT TK 627 Từ ngày 01/12/2002 đến ngày 31/12/2002 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Tổng tiền Lương BHXH BHYT KPCĐ CCDC KH TSCĐ Mua ngoài Chi phí khác Ngày Số 105 Lê Duẩn 25.888.466 7.800.000 329.805 563.740 113.222 9.862.592 0 5.938.107 1.281.000 09/12 809 Trả tiền điện T9/02 1111 925.136 925.136 28/12 809 Trả tiền điện, nước, điện thoại T10/02 1111 5.012.971 5.012.971 31/12 001V1 Trích BHYT quý IV/02 3384 563.740 563.740 31/12 102/P Phân bổ tiếp giá trị CCDC nhập T5 142201 9.862.592 9.862.592 31/12 092L Phân bổ lương T10/02 3341 7.800.000 7.800.000 31/12 092L Phân bổ lương T10/02 33820 113.222 113.222 31/12 092L Phân bổ lương T10/02 3383 329.805 329.805 31/12 825 Mua giấy vệ sinh, .. 1111 1.281.000 1.281.000 115 Lê Duẩn 142.672.688 12.598.685 1.876.767 1.235.689 845.667 1.184.040 89.000.000 28.868.238 7.063.602 09/12 756 Mua văn phòng phẩm 1111 2.869.523 2.869.523 11/12 756 Thanh toán tiền gửi xe 1111 350.000 350.000 16/12 156/X Xuất CCDC cho toà nhà 115LD 1531 2.419.729 1.235.689 1.184.040 17/12 177/N Trả tiền nước 112 12.568.256 12.568.256 22/12 753 Trả tiền chăm sóc cây 111 500.000 500.000 31/12 001V1 Trích BHYT quý IV/02 3384 0 31/12 01 PB Trả tiền điện 1388 16.299.982 16.299.982 31/12 765 Mua vật tư làm vệ sinh 1111 3.344.079 3.344.079 31/12 093L Phân bổ lương T12/02 3341 12.598.685 12.598.685 31/12 093L Phân bổ lương T12/02 33820 845.667 845.667 31/12 093L Phân bổ lương T12/02 3383 1.876.767 1.876.767 31/12 Phân bổ khấu hao TSCĐ 2141 89.000.000 89.000.000 Trung tâm Giảng Võ 685.543.261 169.168.561 89.596.878 0 2.598.623 47.375.818 111.000.000 189.139.886 76.663.495 09/12 745 Mua văn phòng phẩm 1111 7.984.215 7.984.215 10/12 172C Trả tiền điện T9/02 112 178.882.988 178.882.988 16/12 176A3 Trả tiền điện thoại T9/02 112 10.256.898 10.256.898 30/12 001 V1 Phân bổ tiền mua báo quý IV/02 142206 1.256.289 1.256.289 31/12 001 V1 Trích BHYT quý IV/02 3384 0 15/12 749 Mua CCDC, hóa chất 1111 16.076.873 4.397.005 11.679.868 31/12 758 Bơm hút bể phốt, mua nước uống 1111 15.698.658 15.698.658 31/12 789 Giặt khăn, quảng cáo, … 1111 20.564.965 20.564.965 31/12 096/X Xuất CCDC cho trung tâm Giảng Võ 1531 25.689.256 25.689.256 31/12 096/P Phân bổ 50% giá trị CCDC 142201 17.289.557 17.289.557 31/12 778 Mua than, hoá chất, vận chuyển bia,.. 111 19.479.500 19.479.500 31/12 094L Phân bổ lương T10/02 3341 136.598.687 136.598.687 31/12 094L Phân bổ lương T10/02 3342 32.569.874 32.569.874 31/12 094L Phân bổ lương T10/02 33820 2.598.623 2.598.623 31/12 094L Phân bổ lương T10/02 3383 89.596.878 89.596.878 31/12 Phân bổ khấu hao TSCĐ 2141 111.000.000 111.000.000 70 Nguyễn Khuyến 32.253.962 13.945.989 1.256.897 0 1.568.987 0 4.316.799 9.258.819 1.906.471 30/12 646 Trả tiền điện thoại, điện, nước 1111 9.258.819 9.258.819 31/12 095L Phân bổ tiền lương T10/02 3341 13.945.989 13.945.989 31/12 095L Phân bổ tiền lương T10/02 33820 1.568.987 1.568.987 31/12 095L Phân bổ tiền lương T10/02 3383 1.256.897 1.256.897 31/12 Khấu hao TSCĐ 2141 4.316.799 4.316.799 31/12 Mua vật tư, xà phòng, … 111 1.906.471 1.906.471 Đội xe 59.571.207 13.110.089 1.256.987 0 1.235.0000 0 33.239.360 1.427.385 9.302.386 05/12 601 Mua xăng, thay dầu 1111 6.240.600 6.240.600 09/12 607 Mua văn phòng phẩm 1111 256.232 256.232 16/12 176A9 Trả tiền điện thoại 112 1.427.385 1.427.385 30/12 001 V1 Phân bổ mua báo quý IV 142006 235.698 235.698 31/12 649 In card đội xe, sửa chữa xe 1111 2.569.856 2.569.856 31/12 096L Phân bổ lương T10/02 3341 13.110.089 13.110.089 31/12 096L Phân bổ lương T10/02 33820 1.235.000 1.235.0000 31/12 096L Phân bổ lương T10/02 3383 1.256.987 1.256.987 31/12 Phân bổ khấu hao TSCĐ 2141 33.239.360 33.239.360 Tổng cộng: 945.929584 216.623.324 94.317.334 1.799.429 6.361.499 58.422.450 237.556.159 234.632.435 96.216.954 Ngày tháng năm 200 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh vào TK 632 – giá vốn hàng bán. Nợ TK 632: 945.929.584 Có TK 627: 945.929.584 Tiếp theo là số tổng hợp tài khoản 632 – giá vốn hàng bán tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long Địa chỉ: CÔNG TY DL VÀ TM TỔNG HỢP THĂNG LONG Đơn vị: số 113 – 115 LÊ DUẨN – HÀ NỘI SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN Từ ngày 01/12/02 đến 31/12/02 Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán TKĐƯ Tên tài khoản Phát sinh Nợ Có 111 Tiền mặt 150.902.428 142 Chi phí trả trước 3.373.737 1422 chi phí chờ kết chuyển 3.373.737 156 Hàng hoá 5.766.524.544 331 Phải trả cho người bán 1.244.614.633 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 117.687.565 6271 Chi phí sản xuất chung 945.929.584 6272 Chi phí lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 319.101.586 6273 Chi phí công cụ dụng cụ 58.422.450 6274 Chi phí khấu hao TSCĐ 237.556.159 6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài 234.632.435 6278 Chi phí bằng tiền khác 96.216.954 911 Xác định kết quả kinh doanh 8.229.032.491 9111 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 8.229.032.491 Cộng phát sinh trong kỳ 8.229.032.491 8.229.032.491 Số dư cuối kỳ Ngày tháng năm 200 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng 2.2. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 2.2.1. Kế toán chi phí bán hàng - Chi phí bán hàng là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố phục vụ cho qúa trình bán hàng và nó phát sinh rất thường xuyên trong doanh nghiệp thương mại – dịch vụ. Nếu ta biết sử dụng hợp lý khoản chi phí bán hàng này sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, đánh bật các đối thủ cạnh tranh và tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. a. Đối tượng tập hợp chi phí bán hàng tại công ty là toàn bộ chi phí liên quan đến qúa trình bán hàng chung tại các đơn vị chuyên bán hàng, … và chủ yếu ở các đơn vị sau: + Phòng kinh doanh (bán hàng hoá: lúa Malt, hoa, …) + Bộ phận bao bì (bán, sản xuất bao bì nhãn mác các loại). b. Tài khoản sử dụng tại công ty là TK 641 * Hạch toán chi phí nhân viên: Tập hợp quỹ phân phối tiền lương cho cán bộ công nhân viên thuộc bộ phận bán hàng căn cứ vào quy chế phân phối tiền lương của công ty và kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh của bộ phận bán hàng. Cách hạch toán chi phí nhân viên như sau: - Khi phản ánh tiền lương cho công nhân viên bộ phận bán hàng, kế toán ghi: Nợ TK 6411 – Chi phí nhân viên bán hàng. Có TK 334 – Phải trả công nhân viên - Khi trả lương cho cán bộ công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên Có TK 111 – Tiền mặt - Khi trích BHXH (3383), BHYT (3384), KPCĐ theo quy định, kế toán ghi: Nợ TK 6411 – Chi phí nhân viên bán hàng Có TK 338 (chi tiết TK 3382, 3383, 3384). * Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ - Nguyên tắc tính khấu hao TSCĐ được áp dụng ở bộ phận bán hàng như ở bộ phận sản xuất kinh doanh. - Hàng tháng, kế toán TSCĐ sẽ tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo quyết định số 166/Bộ Tài chính + Khi trích khấu hao, kế toán ghi: Nợ TK 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ Có TK 214 – Khấu hao TSCĐ * Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài: - Chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc khối hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh tại công ty thường là chi phí về điện, nước và điện thoại, … - Hàng tháng, căn cứ vào các hoá đơn tiền điện, nước, … phát sinh kế toán ghi: Nợ TK 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài Có TK liên quan: 111, 112 * Hạch toán chi phí bằng tiền khác: - Các chi phí khác phục vụ cho việc bán hàng như chi phí quảng cáo, in card, vận chuyển hàng hoá, … - Hàng tháng, căn cứ vào các hoá đơn chi thực tế và các nghiệp vụ phát sinh, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 6418 – Chi phí bằng tiền khác Có TK 111, 112, 131 - Căn cứ vào số phát sinh trong kỳ của chi phí bán hàng, kế toán hạch toán và ghi vào sổ chi tiết tài khoản bán hàng rồi tập hợp được vào sổ chi phí bán hàng. - Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 – xác định kết quả Nợ TK 911 có TK 641 Tiếp theo là sổ chi tiết TK 641 tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long từ ngày 01/12/2002 đến 31/12/2002. Địa chỉ: CÔNG TY DL VÀ TM TỔNG HỢP THĂNG LONG Đơn vị: số 113 – 115 LÊ DUẨN SỔ CHI TIẾT TK 641 Từ ngày 01/12/2002 đến ngày 31/12/2002 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Tổng tiền Lương BHXH BHYT KPCĐ CCDC KH TSCĐ Mua ngoài Lãi vay Chi phí khác Ngày Số Bao bì 7.773.190 6.666.000 156.9850 0 133.3320 0 0 711.873 0 105.000 11/11 675 Trả tiền gửi xe T11/02 111 105.000 105.000 12/11 193A Trả tiền điện T10/02 112 372.546 372.546 18/11 197A2 Trả tiền điện thoại T10/02 112 152.685 152.685 20/11 199B Trả tiền nước T10/02 112 186.642 186.642 30/11 089L Phân bổ tiền lương T10/02 3341 6.666.000 6.666.000 30/11 089L Phân bổ tiền lương T10/02 33820 0 30/11 089L Phân bổ tiền lương T10/02 3383 290.317 156.985 133.332 Phòng kinh doanh -103.071.870 21.354.764 315.515 0 427.083 4.880.177 3.156.940 16.293.488 -308.622.524 159.122.687 09/11 670 In card 111 356.987 356.987 12/11 193A Trả tiền điện T10/02 112 8.795.632 8.795.632 11/11 675 Trả tiền gửi xe T10/02 111 420.000 420.000 16/11 193A Trả tiền điện thoại T10/02 112 3.526.897 3.526.897 17/11 197A5 Trả tiền nước T10/02 112 1.256.985 1.256.985 22/11 199B Phân bổ chi phí 450 tấn 142236 158.702.687 158.702.687 29/11 002/T Phân bổ lãi NH lô Malt 450 tấn 142236 1.784.371 1.784.371 30/11 718 Mua văn phòng phẩm, bàn ghế mới 111 7.237.164 4.880.177 2.356.987 30/11 088L Phân bổ lương T11/02 341 21.354.764 21.354.764 30/11 088L Phân bổ lương T11/02 33820 427.083 427.083 30/11 088L Phân bổ lương T11/02 3383 315.515 315.515 30/11 Phân bổ khấu hao TSCĐ 241 3.156.940 3.156.940 Chuyển lãi vay ngân hàng vào chi phí tài chính theo chuẩn mực kế toán mới -310.406.895 -310.406.895 Tổng cộng: -95.298.680 28.020.764 472.500 0 560.415 4.880.177 3.156.940 17.005.361 -308.622.524 159.227.687 Ngày tháng năm 200 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng 2.2.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Cũng giống như chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách ra riêng được cho bất kỳ hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhân viên quản lý, chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Hàng tháng, căn cứ vào các chứng từ phát sinh, kế toán hạch toán tương tự như ở chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí bán hàng. Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK liên quan. Kế toán cũng hạch toán và vào sổ chi tiết tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp như ở tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh chung và chi phí quản lý bán hàng. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 – xác định kết quả. Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Tiếp theo là sổ chi tiết tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp từ ngày 01/12/2002 đến 31/12/2002 tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long. Địa chỉ: CÔNG TY DL VÀ TM TỔNG HỢP THĂNG LONG Đơn vị: số 113 – 115 LÊ DUẨN SỔ CHI TIẾT TK 642 Từ ngày 01/12/2002 đến ngày 31/12/2002 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Tổng tiền Lương BHXH BHYT KPCĐ CCDC KH TSCĐ Mua ngoài Lãi vay Chi phí khác Ngày Số Phòng TC – HC 55.715.306 53.073.172 1.580.670 0 1.061.464 0 0 0 0 0 30/11 090L Phân bổ lương T11/02 3341 53.073.172 53.073.172 30/11 090L Phân bổ lương T11/02 33820 1.061.464 1.061.464 30/11 090L Phân bổ lương T11/02 3383 1.580.670 1.580.670 Phòng KT - TV 26.737.145 25.641.439 582.750 0 512.956 0 0 0 0 0 30/11 090L Phân bổ lương T11/02 3341 25.641.439 25.641.439 30/11 090L Phân bổ lương T11/02 33820 512.956 512.956 30/11 090L Phân bổ lương T11/02 3383 582.750 582.750 Văn phòng công ty 55.238.696 0 0 0 0 0 24.732.653 4.734.935 0 25.771.108 07/11 669 Công chứng quyết địnhdự án, mua hoa, .. 1111 1.920.000 1.920.000 07/11 670 Mua chè, nước uống, VPP 1111 2.546.897 2.546.897 07/11 671 Mua xăng, tử xe, lệ phí cầu phà 1111 700.000 700.000 11/11 675 Trả tiền gửi xe T11/02 cho CBCNV 1111 60.000 60.000 12/11 192N Ngân hàng thu phí thanh toán 112 117.000 117.000 12/11 676 Cước thuê bao Internet 1111 200.000 200.000 31/12 002 V Bảo hiểm xe ô tô chưa phân bổ 142 6.720.000 6.720.552 12/11 193A Trả tiền điện kỳ 2 T10/02 112 1.529.687 1.529.687 13/11 679 Thanh toán tiền công tác phí cho cán bộ 111 11.668.211 11.668.211 13/11 680 Quảng cáo công ty trên sách Tiếng Anh 1111 3.000.000 3.000.000 16/11 689 Mua thanh Ram 128 lắp máy vi tính 111 138.000 138.000 18/11 690 Pho to quyết định sát nhập Giảng Võ 112 68.000 68.000 18/11 197A Trả tiền điện thoại di động 112 1.300.589 1.300.589 18/11 197A Trả tiền điện thoại cố định 2 phòng 111 958.687 958.687 20/11 690 Mua 01 ổ đĩa mềm cho phòng HC 112 85.000 85.000 20/11 198B Trả tiền nước T10/02 112 126.985 126.985 20/11 198B Trả lãi vay khế ước mua ô tô 112 0 25/11 700 Mua giấy in, mực pho to 1111 1.500.000 1.500.000 25/11 701 Mua xăng, rửa xe, lệ phí cầu đường 1111 1.200.000 1.200.000 25/11 702 Dịch vụ đỗ hè đường 1111 120.000 120.000 27/11 708 Mua mực máy in phòng kế toán 1111 218.000 218.000 27/11 204A Thanh toán tiền điện thoại di động 112 618.987 618.987 28/11 710 Thanh toán tiền công tác phí T11/02 111 200.000 200.000 29/11 711 Chi phí họp bàn giao tài chính với Cty vận tải thuỷ 111 230.000 230.000 30/11 718 Mua văn phòng phẩm, thẻ cào, … 1111 1.500.000 1.500.000 30/11 724 Kinh phí tập huấn 4 chuẩn mực kế toán 1111 500.000 500.000 30/11 Phân bổ khấu hao TSCĐ 214 18.012.101 18.012.101 Tổng cộng: 137.691.147 78.714.611 2.163.420 0 1.574.420 0 24.732.653 4.734.935 0 25.771.108 Ngày tháng năm 200 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng 2.3. Kế toán chi phí hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là chi phí lãi vay ngân hàng khi công ty thực hiện các hợp đồng vay vốn để đầu tư. Ngoài ra, chi phí hoạt động tài chính còn bao gồm chi phí góp vốn liên doanh, chi phí chênh lệch tỷ giá, … Hàng tháng căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính Có TK 112 – TGNH Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long được phản ánh trên nhật ký chứng từ số 7. Nhật ký chứng từ số 7 dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và dùng để phản ánh số phát sinh bên Có các tài khoản liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: TK 142, 152, 153, 154, 214, 241, 334, 335, 338, 621, 622, 627, 641, 642, 632 và một số tài khoản đã phản ánh ở các nhật ký chứng từ khác nhưng có liên quan đến chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ và dùng để ghi Nợ các TK 154, 621, 627, 631, 641, 642. Cơ sở để ghi phần I: tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp là: + Căn cứ vào dòng cộng Nợ của các TK 154, 631, 621, 622, 627 trên các bảng kê số 4 để xác định được sống tổng cộng Nợ của từng TK 154, 621, 622, 627 ghi vào các cột và dòng phù hợp của phần này. + Lấy số liệu từ bảng kê số 05 phần ghi bên Nợ của các TK 241, 641, 642 để ghi vào các dòng có liên quan. + Căn cứ vào các bảng phân bổ, các nhật ký chứng từ và các chứng từ có liên quan để ghi vào các dòng phù hợp trên mục B phần I của nhật ký chứng từ số 7. Cơ sở để ghi phần chi phí sản xuất theo yếu tố: + Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: căn cứ vào số phát sinh bên Có của các TK 152, 153 đối ứng Nợ các tài khoản ghi ở mục A phần I Nhật ký chứng từ số 7 sau khi trừ đi phần nhiên liệu xuất dùng vào SXKD để ghi vào các dòng phù hợp phần này. + Yếu tố nhiên liệu, động lực: căn cứ vào các chứng từ và sổ kế toán có liên quan để xác định phần nhiên liệu, động lực đưa vào sản xuất, kinh doanh trong kỳ để ghi vào yếu tố nhiên liệu, động lực ở các dòng phù hợp của phần này. + Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp: căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 334 đối ứng Nợ các TK ghi ở mục A phần I trên nhật ký chứng từ số 7 để ghi vào yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp ở các dòng phù hợp của phần II này. + Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 338 đối ứng Nợ các tài khoản ghi ở mục A phần I để ghi vào yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ ở các dòng phù hợp của phần II nhật ký chứng từ số 7. + Yếu tố khấu hao TSCĐ: căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 214 đối ứng Nợ các TK ghi ở mục A phần I trên nhật ký chứng từ số 7 để ghi vào yếu tố khấu hao TSCĐ ở các dòng phù hợp của phần II nhật ký chứng từ số 7. + Yếu tố chi phí bằng tiền khác: căn cứ vào bảng kê, sổ chi tiết, nhật ký chứng từ số 5, 1, … liên quan, xác định phần chi phí bằng tiền khác để ghi vào cột 8 trên phần II nhật ký chứng từ số 7 này. Cơ sở để ghi phần III: số liệu chi tiết các tài khoản luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí là căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 154 đối ứng Nợ các TK 154, 641, 642, .. ở mục A phần I trên nhật ký chứng từ số 7 để ghi vào cột 3 ở các dòng TK 154, 642, .. cho phù hợp của phần III nhật ký chứng từ. Sau đây, em xin trích nhật ký chứng từ số 7 tháng 12/2002 của công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long Địa chỉ: CÔNG TY DL VÀ TM TỔNG HỢP THĂNG LONG Đơn vị: số 113 – 115 LÊ DUẨN PHẦN II: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH THEO YẾU TỐ Từ tháng 12 đến tháng 12/2002 STT Các TK chi phí SXKD Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí SXKD Tổng cộng chi phí Nguyên liệu, vật liệu Nhiên liệu, động lực Tiền lương và các khoản phụ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ Khấu hao TSCĐ Chi phí khác Cộng 1 154 38.876.281 2 142 14.252.190 82.678.450 96.930.640 96.930.640 3 335 48.155.284 48.155.284 48.155.284 4 621 117.687.565 117.687.565 117.687.565 5 622 0 6 627 216.623.324 101.242.573 237.556.159 309.507.528 945.929.584 945.929.584 7 641 28.020.764 1.032.915 631.388 -285.470.805 -255.785.738 160.487.058 -95.298.680 8 642 78.714.611 3.737.712 18.012.101 30.506.171 130.970.595 6.720.552 137.691.147 9 241 27.194.067 27.194.067 0 Tổng 131.939.755 0 323.358.699 106.013.200 256.199.648 332.446.976 1.111.081.997 167.207.610 1.251.095.540 Ngày tháng năm 200 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Địa chỉ: CÔNG TY DL VÀ TM TỔNG HỢP THĂNG LONG Đơn vị: số 113 – 115 LÊ DUẨN PHẦN III: SỐ LIỆU CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN LUÂN CHUYỂN NỘI BỘ KHÔNG TÍNH VÀO CHI PHÍ Từ tháng 12 đến tháng 12/2002 STT Các TK chi phí SXKD Lao vụ các phân xưởng chuyển lẫn nhau Chi phí nguyên vật liệu Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí trả trước Chi phí phải trả Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Tổng chi phí 1 154 2 142 3 335 4 621 5 622 6 627 7 641 158.702.687 158.702.687 8 642 6.720.552 6.720.552 9 241 Tổng 165.423.239 165.423.239 Ngày tháng năm 200 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng 3. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải quan tâm đến hiệu quả. Kết quả kinh doanh là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với toàn bộ các hoạt động đã thực hiện được biểu hiện dưới chỉ tiêu lãi hay lỗ. Trong doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Nội dung của kết quả kinh doanh tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long bao gồm: - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Kết quả hoạt động tài chính. Kết quả bán hàng là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần với các khoản chi phí kinh doanh được xác định bằng công thức: Kết qủa bán hàng = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ a. Hạch toán ban đầu: - Số liệu kế toán kết quả kinh doanh là số liệu kế thừa của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trước đó. Tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long áp dụng kế toán trên phần mềm máy tính với phần mềm kế toán riêng biệt nên các chứng từ kế toán phát sinh trong kế toán kết quả kinh doanh chủ yếu là chứng từ tự lập như: chứng từ kết chuyển doanh thu, giá vốn, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, chi phí tài chính và các phiếu kế toán, … - Vì kế toán kết quả kinh doanh mang tính chất kế thừa các nghiệp vụ kinh doanh nên để đảm bảo có thông tin chính xác, kế toán công ty thường xuyên kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc về thu nhập, chi phí như hoá đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, … b. Tài khoản sử dụng: để xác định kết quả kinh doanh của công ty, kế toán sử dụng TK 911 – xác định kết quả kinh doanh và các tài khoản khác có liên quan như: - TK 511 – Doanh thu bán hàng (TK này được mở chi tiết như đã nói ở phần trên). - TK 632 – Giá vốn hàng bán - TK 641 – Chi phí bán hàng - TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp - TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính - TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính. * Tháng 12/2002, kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh của công ty thực hiện các bút toán kết chuyển như sau: - Kết chuyển doanh thu bán hàng: Nợ TK 511 : 8.641.952.085 Có TK 911 : 8.641.952.085 Địa chỉ: CÔNG TY DL VÀ TM TỔNG HỢP THĂNG LONG Đơn vị: số 113 – 115 LÊ DUẨN – HÀ NỘI SỔ CÁI TÀI KHOẢN Từ ngày 01/10/02 đến 31/12/02 Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng hoá Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/12/02 Tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ 131, 111 112, 3387 8.641.952.085 8.641.952.085 31/12/02 15 Kết chuyển các khoản giảm trừ 3.193.333 Kết chuyển doanh thu thuần 8.641.952.085 Cộng phát sinh số dư cuối kỳ 8.645.145.418 8.645.145.418 Ngày tháng năm 200 Người lập biểu Kế toán trưởng - Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 : 8.229.032.491 Có TK : 8.229.032.491 Địa chỉ: CÔNG TY DL VÀ TM TỔNG HỢP THĂNG LONG Đơn vị: số 113 – 115 LÊ DUẨN – HÀ NỘI SỔ CÁI TÀI KHOẢN Từ ngày 01/10/02 đến 31/12/02 Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/10/02 13 Giá vốn hàng bán 111, 156, 627, 331 8.229.032.491 Kết chuyển giá vốn hàng bán 911 Cộng phát sinh số dư cuối kỳ 8.229.032.491 8.229.032.491 Ngày tháng năm 200 Người lập biểu Kế toán trưởng Khi thực hiện bút toán kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty cũng sử dụng sổ cái TK như ở bút toán kết chuyển giá vốn. - Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 91111 : - 95.298.680 Có TK 6411 : - 95.298.680 - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 9111 : 357.067.661 Có TK 6421 : 357.067.661 - Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính: Nợ TK 515 : 30.831.222 Có TK 9111: 30.831.222 - Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính: Nợ TK 9112 : 378.441.184 Có TK 635 : 378.441.184 - Kết chuyển lãi: Nợ TK 9111 : 22.917.165 Có TK 421.1: 22.917.165 Sau khi thực hiện các bút toán kết chuyển, ta có kết quả sản xuất kinh doanh của công ty như sau: Địa chỉ: CÔNG TY DL VÀ TM TỔNG HỢP THĂNG LONG Mẫu số: B02 - DN Đơn vị: số 113 – 115 LÊ DUẨN Ban hành theo QĐ số: 167/2000/QĐ/BTC Ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Từ ngày 01/12/2002 đến ngày 31/12/2002 PHẦN I: LÃI, LỖ Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Mã số Kỳ này Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 8.645.145.418 Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu 02 Các khoản giảm trừ (03 = 05 + 06 + 07) 03 3.193.333 - Chiết khấu thương mại 05 - Giảm giá hàng bán 06 - Hàng bán bị trả lại 07 - Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp 08 3.193.333 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11) 10 8.641.952.085 2. Giá vốn hàng bán 11 8.229.032.491 3. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 412.919.594 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 30.831.222 5. Chi phí tài chính 22 378.441.184 Trong đó lãi vay phải trả 23 340.392.650 6. Chi phí bán hàng 24 - 95.298.680 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 137.691.147 8. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh [30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25)] 30 22.917.165 CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP THĂNG LONG I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY * Về hoạt động sản xuất kinh doanh Thương mại, dịch vụ trở thành nhu cầu quan trọng và không thể thiếu trong qúa trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Đón đầu xu thế với tư cách là một công ty cung cấp các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng hoá, … công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long đã không ngừng mở rộng thị trường đầu tư nâng cấp mạng lưới dịch vụ, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhờ đó, sau 7 năm thành lập, doanh thu và lợi nhuận của công ty đã không ngừng nâng cao. Doanh thu của công ty ngày càng tăng trong những năm gần đây: + Năm 2000 : 25.373 tỷ đồng + Năm 2001: 54.991 tỷ đồng – tăng 16% so với năm 2000 + Năm 2002: 61.834 tỷ đồng – tăng 13% so với năm 2001 * Về công tác tài chính kế toán: Công tác quản lý tài chính kế toán đã từng bước được cải thiện đáp ứng được nhu cầu quản lý và phục vụ cho qúa trình sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động khác của công ty. Công ty đã không ngừng hoàn thiện phương pháp hạch toán, nâng cao trình độ của đội ngũ kế toán thông qua các buổi tập huấn, hội thảo, trao đổi nghiệp vụ. Tổ chức kiểm tra thường xuyên đối với các đơn vị, tổ chức tập huấn các nghiệp vụ kinh tế mới. * Về bộ phận kế toán: Trong nền kinh tế thị trường, khi cơ chế quản lý kinh tế trong thời kỳ chuyển đổi hoàn thiện, công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long đã xây dựng được mô hình và hạch toán phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường. Công ty đã chủ động trong kinh doanh, có uy tín trên thị trường. Có được điều đó là nhờ sự cố gắng vượt bậc của Ban giám đốc cũng như toàn bộ công nhân viên của công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán. Phòng kế toán công ty được bố trí hợp lý, phân công công việc rõ ràng. Với đội ngũ nhân viên kế toán trẻ rất chịu khó học hỏi để có được nghiệp vụ vững vàng và am hiểu về công tác kế toán máy nên đã đảm nhiệm tốt một khối lượng công việc lớn vì mỗi kế toán viên được Ban lãnh đạo giao nhiều phần hành và chức năng khác nhau. Kế toán chi phí và doanh thu đã biết gắn liền giữa tình hình thực tế sản xuất kinh doanh tại công ty với những nguyên tắc quy định trong hạch toán doanh thu, chi phí, hạch toán nhanh chóng và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh góp phần đảm bảo thống nhất và nhịp nhàng trong công tác hạch toán của công ty. Hơn nữa, bộ máy kế toán còn luôn đáp ứng kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu báo cáo kế toán phục vụ kịp thời cho nhu cầu của Ban lãnh đạo công ty. * Về tổ chức hệ thống sổ kế toán: Hình thức sổ kế toán đơn vị đang áp dụng là hình thức “chứng từ ghi sổ”. Hình thức kế toán này đã bộc lộ rõ những ưu điểm của mình trong công tác kế toán máy làm giảm khối lượng công việc ghi chép sổ sách hàng ngày của nhân viên kế toán giúp nâng cao năng suất lao động kế toán, cùng với các sổ kế toán chi tiết, việc hạch toán trên máy sẽ đảm bảo cho công tác kiểm tra kế toán thực hiện dễ dàng hơn, đồng thời qúa trình xử lý số liệu trên máy sẽ luôn cung cấp các thông tin kế toán cho lãnh đạo một cách nhanh chóng, kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Hầu hết các sổ kế toán chi tiết ở đơn vị đều được xây dựng theo kết cấu đơn giản, dễ ghi chép và phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu cần thiết lẫn nội dung kinh tế chủ yếu của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. * Về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kế toán kinh doanh Trải qua một qúa trình đổi mới và phát triển công ty đã hoàn thành dần công tác hạch toán của mình. Công ty là một đơn vị nắm bắt nhanh những thông tin kinh tế và những thay đổi về chế độ kế toán để áp dụng cho đơn vị mình một cách phù hợp đặc biệt là vấn đề hạch toán chi phí, doanh thu là xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị. - Về công tác kế toán chi phí: Như chúng ta đã biết chi phí kinh doanh là một vấn đề hầu hết tất cả các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu và luôn luôn tìm mọi cách để quản lý chi phí một cách chặt chẽ nhằm tránh tình trạng chi khống mà ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Chính vì vậy mà mọi chi phí phát sinh tại công ty được theo dõi cụ thể để có thể kiểm soát một cách chặt chẽ. Công ty cũng bắt đầu triển khai việc tính giá thành chi tiết đến từng dịch vụ để đáp ứng kịp thời, chính xác yêu cầu của quản lý. Công ty mở sổ chi tiết hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh của từng nghiệp vụ theo các yếu tố sau: + Chi phí nhân công: Là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân viên trực tiếp sản xuất, khai thác nghiệp vụ như: tiền lương, BHYT, KPCĐ, quỹ khuyến khích tài năng trẻ, quỹ hỗ trợ nhà ở… Chi phí nhân công hạch toán chi tiết như sau: Tiền lương nhân công bao gồm: lương cấp bậc, chức vụ, lương khuyến khích theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lương bưu tá, BHXH, BHYT, KPCĐ. + Chi phí công cụ dụng cụ: phản ánh chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất, kinh doanh. + Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ trực tiếp phục vụ sản xuất, kinh doanh. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài trực tiếp phục vụ sản xuất, kinh doanh. + Chi phí bằng tiền khác: phản ánh những chi phí bằng tiền khác ngoài những chi phí kể trên phát sinh trực tiếp phụcvụ sản xuất, kinh doanh. Việc theo dõi chi phí chi tiết cho từng nghiệp vụ, từng dịch vụ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra số liệu, tài liệu, công tác đối chiếu chứng từ, số liệu trong công ty được dễ dàng hơn. Qua đó đáp ứng được yêu cầu quản lý trong môi trường cạnh tranh nhằm giảm giá thành dịch vụ. - Về công tác kế toán doanh thu: Được sự hướng dẫn của kế toán trưởng công ty nên công tác hạch toán doanh thu tại công ty hiện nay khá hiện đại. Với sự hỗ trợ đắc lực bởi hệ thống máy vi tính với những chương trình được cài đặt sẵn: doanh thu thuê văn phòng, doanh thu dịch vụ ăn uống, … phần lớn doanh thu đều được hạch toán và theo dõi chặt chẽ theo từng loại hình dịch vụ, từng bộ phận. Việc hạch toán doanh thu như hiện nay là cơ sở quan trọng để từng bước tiến hành hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh, đánh giá cụ thể hiệu quả loại hình dịch vụ để từ đó có kế hoạch đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Tất cả các báo cáo kế toán của công ty đều được theo dõi riêng biệt theo từng loại hình dịch vụ. Theo định kỳ, kế toán trưởng cùng các kế toán chuyên quản công ty sẽ xuống các đơn vị cơ sở để kiểm tra số liệu báo cáo và đối chiếu với các chứng từ gốc của những khoản thu về và chi ra. Đây là cách làm rất tốt để kiểm tra tài chính và xử lý kịp thời các thiếu xót tại các trung tâm. - Về công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh: Công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long đã đáp ứng được yêu cầu của Ban giám đốc công ty trong việc cung cấp các thông tin về tình hình kinh doanh của toàn công ty một cách kịp thời và chính xác. Việc ghi chép, phản ánh được tiến hành dựa trên căn cứ khoa học của chế độ kế toán hiện hành và dựa vào tình hình thực tế của công ty. II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP THĂNG LONG Trong mọi công việc, mọi lĩnh vực nói chung cũng như trong công tác hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nói riêng không thể có được sự hoàn hảo tuyệt mỹ mà chỉ đạt đến sự hoàn hảo tương đối nào đó. Người ta luôn tìm mọi cách để quản lý chi phí một cách chặt chẽ hơn, tránh lãng phí và hao hụt đến mức thấp nhất. Đồng thời, cũng tìm mọi cách để tăng doanh thu hơn nữa và vấn đề là làm sao xác định được chi phí, doanh thu một cách đầy đủ và chính xác nhất. Với mong muốn đó, qua một thời gian tìm hiểu tại công ty và tìm hiểu công tác hạch toán kế toán tại công ty với những kiến thức được trang bị ở trường, em xin đưa ra một số đề xuất nhỏ nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả. Với kiến thức còn hạn chế cộng với thời gian thực tế tại công ty không nhiều nên có thể có những ý kiến đóng góp chưa được sâu sắc. Phương hướng hoàn thiện kế toán nói chung, kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh nói riêng muốn có tính khả thi cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, tôn trọng chế độ kế toán. Kế toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế của các đơn vị mà còn là công cụ quản lý nền kinh tế của nhà nước. Mỗi quốc gia đều phải có một cơ chế quản lý tài chính nhất định và xây dựng một hệ thống kế toán thống nhất phù hợp với cơ chế tài chính. Việc tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị kinh tế cụ thể được phép vận dụng và cải tiến chứ không bắt buộc phải dập khuôn hoàn toàn theo chế độ nhưng trong khuôn khổ phải tôn trọng chế độ, tôn trọng cơ chế. - Hoàn thiện phải trên cơ sở phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. Hệ thống kế toán ban đầu mặc dù được soạn thảo công phu, nhưng đó là một bản thiết kế tổng thể. Các doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng hệ thống đó nhưng được quyền sửa đổi trong một phạm vi nhất định cho phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. - Hoàn thiện phải đảm bảo đáp ứng được thông tin kịp thời, chính xác phù hợp với yêu cầu quản lý. - Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí vì mục đích của doanh nghiệp là kinh doanh có lãi và đem lại hiệu quả. Trên cơ sở những yêu cầu của việc hoàn thiện và thực trạng của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong công ty. 1. Hoàn thiện hạch toán ban đầu: Các chứng từ sử dụng trong kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh chủ yếu là những chứng từ tự lập. Hiện nay ở công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long, việc luân chuyển chứng từ giữa các đơn vị với công ty còn chậm và chủ yếu được thực hiện vào cuối tháng. Để khắc phục, các cán bộ kế toán trên công ty cần phải thường xuyên đôn đốc kế toán các đơn vị gửi hoá đơn, chứng từ đúng thời hạn, đảm bảo cung cấp kịp thời cho việc hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. 2. Hoàn thiện việc vận dụng hệ thống tài khoản vào kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. * Đối với việc hạch toán chi phí kinh doanh: - Hiện nay, bộ phận kế toán phản ánh chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý các đơn vị vào TK 627.1 chi phí nhân viên sản xuất và TK 641.1 - chi phí nhân viên bán hàng. Qua tìm hiểu tôi được biết công ty hạch toán như vậy là do ở dưới các đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh và bán hàng là ít và cách hạch toán như vậy là để làm gọn nhẹ công việc của các nhân viên kế toán dưới các đơn vị. Hơn nữa việc này không làm ảnh hưởng gì đến kết quả kinh doanh của công ty. Do đó tôi thấy việc hạch toán như vậy là hợp lý. - Công ty hạch toán các khoản chi phí thăm hỏi người ốm trong công ty, tiền phúng viếng đám ma, chi phí cử cán bộ đi học bồi dưỡng kiến thức, … vào chi phí khác bằng tiền (TK 627), kế toán ghi như sau: Nợ TK 627.8 Có TK 111 Việc hạch toán như trên là chưa chính xác vì các khoản trên không liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty do đó không được phép hạch toán vào chi phí kinh doanh. Các khoản trên nên được hạch toán như sau: - Đối với các khoản chi thăm hỏi ốm đau, phúng viếng đám ma, … trong công ty phải được lấy từ quỹ phúc lợi của công ty. Kế toán công ty phải lập các bút toán như sau: + Phản ánh các khoản chi phúc lợi trong công ty: Nợ TK 431 Có TK 334 Sau đó căn cứ vào phiếu chi hoặc giấy báo nợ để hạch toán như sau: Nợ TK 334 Có TK 111, 112 - Đối với các khoản chi phí đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong công ty phải được lấy từ quỹ đầu tư phát triển, kế toán phải ghi: Nợ TK 415 - Quỹ đầu tư phát triển Có TK 111, 112, .. Như vì trong năm 2001, 2002 công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long sát nhập thêm nhiều đơn vị kinh doanh không có hiệu quả, nợ đọng chồng chất và công ty đã phải trả nợ cho các đơn vị mới sát nhập nên việc không có quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển là có thể chấp nhận được và các cơ quan quản lý cấp trên đã chấp nhận coh công ty hạch toán vào chi phí khác. Ngoài ra, đối với các chi phí thăm hỏi ốm đau, phúng viếng, … công đoàn công ty có hỗ trợ. * Đối với kế toán doanh thu: kế toán công ty phải luôn tuân thủ theo đúng Thông tư 89/2002TT-BTC. - Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và theo năm tài chính. - Ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán theo đúng chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác - Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính và các quy định chế độ kế toán hiện hành. * Đối với kế toán kết quả hoạt động tài chính: kế toán công ty phải tuân thủ theo đúng quy định của Thông tư 89/2002TT-BTC: số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn được người bán chấp nhận: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. Như vậy, theo Thông tư số 89/2002TT-BTC của Bộ Tài chính, năm 2002 công ty cần phải thêm TK mới như TK 515, TK 242, .. bổ sung thêm vào kết cấu như TK 632, 211, … và sửa đổi quyết toán tài chính năm 2002 cho đúng với yêu cầu của thông tư. Qua thời gian thực tập tại công ty, tôi thấy kế toán tổng hợp của công ty đã sửa đổi và bổ sung theo đúng như hướng dẫn của Thông tư 89/2002TT-BTC. KẾT LUẬN Qua qúa trình tìm hiểu thực tế cho thấy kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh có một vai trò không thể thiếu trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Nếu hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh đúng đắn, chính xác sẽ là một trong những biện pháp tích cực và có hiệu quả nhất góp phần vào việc thúc đẩy qúa trình tuần hoàn vốn, tạo điều kiện cho việc kinh doanh hàng hoá và cung cấp dịch vụ ngày càng được mở rộng. Vì nhận thức còn hạn chế nên trong bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em chỉ nói đến kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của các đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty. Hơn nữa, ở công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long, các đơn vị hạch toán độc lập tự làm, tự ăn, tự chịu trách nhiệm về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của đơn vị mình với giám đốc công ty. Cuối tháng kế toán tổng hợp của các đơn vị gửi báo cáo quyết toán tài chính lên công ty. Em thấy công tác kế toán nói chung và kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ở công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long nói riêng về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu vào công tác quản lý của công ty trong điều kiện mới. Tuy nhiên nếu công ty có những biện pháp tích cực hơn nữa nhằm hoàn thiện hơn nữa trong công tác kế toán thì vai trò, tác dụng của kế toán công ty còn được phát huy nhiều hơn nữa trong qúa trình phát triển của công ty. Sau thời gian thực tập tại công ty, em thấy rằng giữa lý thuyết và thực tế có một khoảng cách nhất định. Do đó, đòi hỏi cán bộ kế toán không chỉ nắm vững lý luận mà còn phải hiểu sâu về thực tế thì mới có thể vận dụng một cách khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Để hoàn thành tập chuyên đề này, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo …………….. và các thầy cô trong trường, em xin cảm ơn Phòng Kế toán - Tài vụ của công ty Du lịch và Thương mại Tổng hợp Thăng Long đã hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo để em hoàn thành được tập chuyên đề này. Vì đây là bước đầu tiên nghiên cứu và với trình độ lý luận, nhận thức còn hạn chế nên chắc chắn đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong được sự tiếp tục chỉ bảo của thầy cô. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kế toán Doanh nghiệp Thương mại - Dịch vụ - Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội. 2. Lý thuyết Thực hành Kế toán Tài chính - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 3. Kế toán Tài chính - Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội 4. Kế toán Chi phí - TS. Võ Văn Nhị - Giảng viên khoa Kế toán - Kiểm toán - Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. 5. 162 Sơ đồ Kế toán Doanh nghiệp - Nhà xuất bản Thống kê 6. Hệ thống Kế toán Doanh nghiệp - NXB Tài chính. 7. Quản trị Tài chính Doanh nghiệp - Trường Đại học Tài chính Kế toán 8. Hệ thống Chế độ quản lý Tài chính doanh nghiệp. 9. Hạch toán Kế toán trong các Doanh nghiệp - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 10. Sơ đồ hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính - TS. Võ Văn Nhị - Giảng viên khoa Kế toán - kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29283.doc
Tài liệu liên quan