Trong những năm gần đây, với sự thay đổi liên tục của đất nước cùng với những chính sách tài chính kế toán không ngừng đổi mới và hoàn thiện để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội trong nước cũng như hội nhập quốc tế . Để thực hiện các chủ trương, những đường lối,chính sách của Đảng và nhà nước về vấn đề phát triển nền kinh tế. Nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp chuyển sang nền công nghiệp tiên tiến, từng bước thực hiện mục tiêu Công Nghiệp Hoá- Hiện Đại Hoá đất nước.
Từ những vấn đề trên,Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi, khuyến khích các đơn vị doanh nghiệp thi đua sản xuất, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và các đơn vị doanh nghiệp đã tìm ra những phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với từng nghành nghề mà đơn vị doanh nghiệp đã lựa chọn nhưng cũng phải tuân theo khuôn khổ Pháp Luật mà Nhà Nước qui định. Để đạt được điều này thì các đơn vị doanh nghiệp phải đổi mới dây chuyền ,đầu tư trang thiết bị công nghệ mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, công tác quản lý.Từ đó tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao,càng phong phú và đa dạng của người tiêu dùng.Không những thế, đó cũng là điều kiện để cho các đơn vị doanh nghiệp có chỗ đứng, tồn tại và phát triển để mở rộng thị trường rộng lớn .
Để có được kết quả như mong muốn đòi hỏi các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động phải tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu trên thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và có kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản. Qua đó đòi hỏi nghiệp vụ kế tóan đối với các doanh nghiệp cũng phải được nâng cao hơn, để vừa bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị vừa theo dõi việc mua sắm tài sản và tình hình luân chuyển của từng loại tài sản cũng như tổng số tài sản của đơn vị.Từ đó giúp cho nhà quản lý điều hành trôi chảy các hoạt động của đơn vị, giúp cho công việc quản lý được thực hiện có hiệu quả, tính toán được thu nhập,chi phí để có kết quả điều chỉnh hoạt động sản xuất, tránh hiện tượng thất thoát tài sản, từng bước xử lý những tồn tại về tài sản góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động, phát triển năng lực sản xuất kinh doanh và có thể vạch ra phương pháp hoạt động cho kỳ sau .
Như vậy, ở bất kỳ nghành kinh tế nào thì việc mua sắm tài sản cố định là nhiệm vụ hàng đầu không thể thiếu trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả những vấn đề trên giúp ta thấy được mua sắm tài sản cố định là một yếu tố cơ bản cần thiết đối với một đơn vị. Đây cũng chính là lý do mà em chọn đề tài" Kế Toán Tài Sản Cố Định" tại Công ty TNHH Nhật Linh Đà Nẵng để viết chuyên đề thực tập cho mình.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần :
Phần I : KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NHẬT LINH ĐÀ NẴNG
Phần II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH NHẬT LINH
Phần III : MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI DOANH NGHIỆP
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH Nhật Linh Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, với sự thay đổi liên tục của đất nước cùng với những chính sách tài chính kế toán không ngừng đổi mới và hoàn thiện để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội trong nước cũng như hội nhập quốc tế . Để thực hiện các chủ trương, những đường lối,chính sách của Đảng và nhà nước về vấn đề phát triển nền kinh tế. Nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp chuyển sang nền công nghiệp tiên tiến, từng bước thực hiện mục tiêu Công Nghiệp Hoá- Hiện Đại Hoá đất nước.
Từ những vấn đề trên,Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi, khuyến khích các đơn vị doanh nghiệp thi đua sản xuất, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và các đơn vị doanh nghiệp đã tìm ra những phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với từng nghành nghề mà đơn vị doanh nghiệp đã lựa chọn nhưng cũng phải tuân theo khuôn khổ Pháp Luật mà Nhà Nước qui định. Để đạt được điều này thì các đơn vị doanh nghiệp phải đổi mới dây chuyền ,đầu tư trang thiết bị công nghệ mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, công tác quản lý.Từ đó tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao,càng phong phú và đa dạng của người tiêu dùng.Không những thế, đó cũng là điều kiện để cho các đơn vị doanh nghiệp có chỗ đứng, tồn tại và phát triển để mở rộng thị trường rộng lớn .
Để có được kết quả như mong muốn đòi hỏi các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động phải tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu trên thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và có kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản. Qua đó đòi hỏi nghiệp vụ kế tóan đối với các doanh nghiệp cũng phải được nâng cao hơn, để vừa bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị vừa theo dõi việc mua sắm tài sản và tình hình luân chuyển của từng loại tài sản cũng như tổng số tài sản của đơn vị.Từ đó giúp cho nhà quản lý điều hành trôi chảy các hoạt động của đơn vị, giúp cho công việc quản lý được thực hiện có hiệu quả, tính toán được thu nhập,chi phí để có kết quả điều chỉnh hoạt động sản xuất, tránh hiện tượng thất thoát tài sản, từng bước xử lý những tồn tại về tài sản góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động, phát triển năng lực sản xuất kinh doanh và có thể vạch ra phương pháp hoạt động cho kỳ sau .
Như vậy, ở bất kỳ nghành kinh tế nào thì việc mua sắm tài sản cố định là nhiệm vụ hàng đầu không thể thiếu trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả những vấn đề trên giúp ta thấy được mua sắm tài sản cố định là một yếu tố cơ bản cần thiết đối với một đơn vị. Đây cũng chính là lý do mà em chọn đề tài" Kế Toán Tài Sản Cố Định" tại Công ty TNHH Nhật Linh Đà Nẵng để viết chuyên đề thực tập cho mình.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần :
Phần I : KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NHẬT LINH ĐÀ NẴNG
Phần II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH NHẬT LINH
Phần III : MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI DOANH NGHIỆP
Do thời gian cũng như trình độ kiến thức còn hạn hẹp kèm theo đó chưa có kinh nghiệm và là lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế, chắc chắn rằng không tránh khỏi những khiếm khuyết thiếu sót trong quá trình lập báo cáo. Em kính mong nhận được sự giúp đỡ,những đóng góp kinh nghiệm quý báu của thầy cùng các anh chị tại công ty TNHH Nhật Linh Đà Nẵng.
Qua đây em xin trân trọng gởi lời cảm ơn sâu xa đến thầy Lê Văn Thảo đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám Đốc, Phòng Kế toán công ty TNHH Nhật Linh.Cảm ơn anh Nguyễn Hữu Thịnh-Kế toán trưởng công ty, chị Nguyễn Thị Ngọc Trinh đã tận tình quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề này .
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2005
Học viên thực hiện
Hå ThÞ BÝch Th¶o
PHẦN I
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG
VỀ CÔNG TY TNHH NHẬT LINH ĐÀ NẴNG
I - Quá trình hình thành-phát triển và chức năng-nhiệm vụ của Công Ty TNHH Nhật Linh :
1- Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty:
a/ Quá trình hình thành Công ty
Công ty TNHH Nhật Linh đặt trụ sở chính tại 194 Nguyễn Chí Thanh- TP Đà Nẵng , là công ty TNHH chịu sự chỉ đạo của Sở Thương Mại- TP Đà Nẵng, là một công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân .
Trước đây, với tên gọi Công Ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Dịch Vụ Tổng Hợp Nhật Linh chịu sự chỉ đạo của Sở Thương Mại-TP Đà Nẵng vào thời điểm mới thành lập năm 1994. Công ty còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất cầm chừng, máy móc thiết bị cũ kỹ, sản phẩm cũng như chất lượng chưa đáp ứng được thị trường . Đứng trước tình hình trên đồng thời đòi hỏi những cơ chế của thị trường Công ty đã được UBND Thành Phố Đà Nẵng cấp ưu đãi đầu tư theo quyết định số 134/QĐ-UB của UBND Thành Phố Đà Nẵng quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư và hổ trợ sản xuất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng.
Sau một thời gian đi vào hoạt động gần 10 năm Công ty đã đổi tên thành"CÔNG TY NHẬT LINH ĐÀ NẴNG". Có được tên gọi như hiện nay là kết quả của cả một quá trình dài phát triển không ngừng với nhiều lần thay đổi điều chỉnh để phù hợp với chức năng , nhiệm vụ , tính chất và quy mô hoạt động kinh doanh .
+ Tên gọi hiện nay : CÔNG TY NHẬT LINH ĐÀ NẴNG
+ Tên gọi giao dịch đối ngoại : NHẬT LINH ĐÀ NẴNG CO.,LTD
+ Trụ sở chính công ty : 194 Nguyễn Chí Thanh- Quận Hải Châu- TP Đà Nẵng
Vốn kinh doanh ban đầu là : 7.000.000.000 do 2 thành viên góp vốn:
Trong đó : Ông Lê Văn Đường : 5.350.000.000
Ông Trần Văn Ba : 1.650.000.000
Người đại diên theo pháp luật của công ty là Giám đốc
Họ và tên : Lê Văn Đường
b- Quá trình phát triển của Công ty
Trong nhiều năm đi vào hoạt động Công ty đã có những ưu thế đặc biệt, kinh doanh các mặt hàng : Xây dựng dân dụng; trang trí nội thất; tư liệu tiêu dùng; khách sạn; chế biến lâm sản; sản xuất đồ gỗ; sản xuất cung ứng trang thiết bị phục vụ ngành giáo dục, văn phòng và gia đình; hiện đang đầu tư xây dựng siêu thị và có kết quả rất khả quan. Công ty sẽ không ngừng mở rộng giao tiếp để ngày càng phát triển. Vốn của công ty cũng được phần nào lớn mạnh và nó kéo theo lực lượng lao động ngày một tăng lên, doanh thu bình quân của công ty ngày càng tăng nhanh và đã có uy tín với khách hàng.
Trong những năm qua, tuy gặp không ít khó khăn nhưng công ty đã tìm cách khắc phục và có được những thành quả đáng trân trọng. Doanh thu hằng năm tăng lên rõ rệt. Chính nhờ vậy mà công ty hiện nay đã tìm được chổ đứng cả trong và ngoài nước.
Có được kết quả như vậy là do Công ty mở rộng kinh doanh được nhiều mặt hàng mới lạ, mẫu mã đa dạng và ngày càng thu hút được khách hàng. Hơn nữa, Công ty đã biết năng động, sáng tạo tìm hiểu nghiên cứu thị trường phục vụ đúng thị hiếu khách hàng nên doanh thu tăng lên, buôn bán có lãi hơn. Công ty đã có kế hoạch mở rộng sản xuất,gia tăng lượng bán ra, nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến cũng như nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân cùng với phương châm là:"Chất lượng cao-Kỹ, Mỹ thuật cao". Mặt khác, Công ty còn tự tìm kiếm khách hàng trên những thị trường lớn hơn để mở rộng quan hệ.
Về vấn đề lao động, có thể nói số lượng lao động của Công ty khá đông. Công ty mở rộng quy mô, sản xuất nhanh. Bên cạnh đó, sự đầu tư vào các khâu trọng yếu đã làm tăng việc tuyển thêm lao động nên đòi hỏi cần nhiều nhân công lao động là cần thiết. Từ đó, đem lại hiệu quả lớn cho thành phố, đó là giải quyết được phần nào lao động xã hội.Công ty đã tạo nên một cơ sở vật chất khá lớn cho xã hội. Thu hút và giải quyết được hơn 400 lao động.
Tóm lại, quá trình hình thành- phát triển của Công ty đã trãi qua các giai đoạn củng cố và xây dựng vượt qua không ít khó khăn thử thách khi thực hiện chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Công ty Nhật Linh Đà Nẵng đã tự khẳng định mình trong cơ chế mới trong xu thế cạnh tranh trên thị trường và phát huy vai trò của doanh nghiệp đóng trên địa bàn Thành Phố.
2- Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:
a/ Chức năng:
Hoạt động của công ty là nhằm thực hiện chức năng lưu thông của nhà sản xuất, tổ chức và mở rộng cho được thị trường, nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống xã hội trong địa bàn thành phố. Trên lĩnh vực xây dựng thúc đẩy quá trình sản xuất nghành vật liệu xây dựng phát triển. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
b/ Nhiệm vụ:
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn hiện có
- Hoàn thành các nhiệm vụ tài chính (doanh thu, tiêu thụ, lợi nhuận ) đã đặt ra nhằm góp phần thực hiện các chỉ tiêu.
- Nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách chế độ pháp luật của Nhà nước, đào tạo CBCNV, thực hiện đầy đủ chế độ tiền lương, BHXH, bảo hộ lao động đối với công nhân viên.
II-Cơ cấu tổ chức quản lý:
1. Tổ chức bộ máy quản lý:
Phòng kế toán
tài vụ
Phòng nghiệp vụ kinh doanh
Phòng tổ chức
hành chính
Cửa hàng số 203 Phan Chu Trinh
Cửa hàng số 195 Phan Chu Trinh
Cửa hàng số 34
Lê Đình Dương
GIÁM ĐỐC
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ
Ghi chú :
: Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ phối hợp
2. Khái quát sự phân công nhiệm vụ của từng bộ phận:
Công ty TNHH Nhật Linh chịu sự chỉ đạo của Sở Thương Mại Đà Nẵng nên mọi hoạt động của Công ty được sự giám sát chặt chẽ của cấp trên. Do đó việc tổ chức quản lý bộ máy cũng rất chặt chẽ nhằm quản lý tốt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Ban giám đốc: Giám đốc là người có quyết định cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước UBND Thành Phố Đà Nẵng và quản lý ngành của Sở Thương Mại cho nên tổ chức quản lý của Công ty theo hình thức trực tuyến tức là Giám đốc chỉ đạo trực tiếp các phòng chức năng của cửa hàng. Thực hiện công tác điều hành Công ty theo điều lệ của Công ty.
- Phòng kế toán tài vụ:Theo dõi quản lý mọi hoạt động thu chi,báo cáo với Giám đốc...
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh : Có nhiệm vụ tìm ra nguồn hàng, vạch kế hoạch, phương án kinh doanh.
- Phòng tổ chức hành chính: Sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý nhân viên.
- Cửa hàng phụ trách việc mua bán các mặt hàng.
3. Mối quan hệ:
Giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi công việc của Công ty, quyết định phương án kinh doanh, tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty.
Kế toán trưởng thông qua nghiệp vụ của mình tổng hợp tình hình tài chính của đơn vị báo cáo với Giám đốc và các cơ quan liên quan, cân đối nguồn vốn và đề xuất các biện pháp sử dụng vốn cụ thể theo tình hình kinh doanh của đơn vị.
Trưởng phòng nghiệp vụ kinh doanh chịu trách nhiệm triển khai các nghiệp vụ kinh doanh theo chỉ đạo của Giám đốc như soạn thảo hợp đồng, bố trí nhân lực, giao nhận hàng hoá, đề xuất hướng giải quyết các phát sinh về mua bán hàng hoá...
Trưởng phòng tổ chức hành chính theo dõi về tình hình nhân sự, những biến động về lao động để xin ý kiến giải quyết, nghiên cứu và xem xét về nguồn đào tạo cán bộ. Ngoài ra còn thực hiện nhệm vụ hành chính văn thư của Công ty.
Cửa hàng trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc điều hành tại đơn vị mình, phối hợp với các phòng trong việc thanh toán và những nhiệm vụ có liên quan, chịu trách nhiệm về tình hình lãi, lỗ tại cửa hàng của mình và làm các nghiệp vụ khác do Giám đốc giao.
III. Tổ chức công tác kế toán của đơn vị :
1. Tổ chức bộ máy kế toán:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán thanh toán
Kế toán hàng hoá chi phí
Kế toán TSCĐ công cụ dụng cụ
Kế toán các cửa hàng
Thủ quỹ
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
Ghi chú : : Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ tương trợ
2. Chức năng của từng bộ phận:
Công ty Nhật Linh Đà Nẵng có một kế toán trưởng và 04 kế toán viên được phân công:
+ Kế toán trưởng : Tổ chức kiểm tra giám sát toàn bộ mọi hoạt động của phòng kế toán tham mưu cho giám đốc và kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn để sử dụng phù hợp với mục đích kinh doanh. Xin ý kiến giải quyết các biến động về tài chính của Công ty, giúp đỡ các kế toán hoàn thành nhiệm vụ được giao .
+ Kế toán thanh toán : Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán công nợ của Công ty, thu hồi các khoản thu, chi trả các khoản phải trả, phải nộp thuế .....
+ Kế toán hàng hoá chi phí : Theo dõi quá trình, nhập, xuất, tồn kho hàng hoá, các khoản chi phí bán hàng phát sinh trong Công ty.
+ Kế toán tài sản cố định nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo dõi và chi tiết về tình hình sử dụng tài sản cố định, quá trình tăng giảm, khấu hao đúng chế độ quy định.
+ Kế toán quầy hàng: Theo dõi tình hình tài chính, hàng hóa. Cửa hàng tổng hợp số liệu báo cáo cho kế toán trưởng đôn đốc cửa hàng nộp tiền bán hàng về Công ty .
Thủ quỹ: Theo dõi và thu tiền của khách hàng, tổ chức sắp xếp, kiểm kê, quản lý kho quỹ tiền mặt.
Định kỳ đối chiếu với kế toán .
3. Hình thức kế toán:
Công ty áp dụng hình kế toán chứng từ ghi sổ, với hình thức này kế toán căn cứ để ghi sổ kế toán và lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sở các chứng từ gốc.
Chứng từ ghi sổ là loại chứng từ tổng hợp số liệu các chứng từ gốc theo từng loại nghiệp vụ, có xác định, định khoản các loại nghiệp vụ kinh tế đó.
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán, được lập trên cơ sở chứng từ gốc.
CHỨNG TỪ GỐC
Sổ quỹ
Chứng từ
ghi sổ
Sổ thẻ KT
chi tiết
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo
Tài chính
SƠ ĐỒ TÓM TẮT QUY TRÌNH HẠCH TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu kiểm tra
: Ghi cuối tháng
IV. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế tài chính trong thời gian qua của công ty TNHH Nhật Linh:
a) Sử dụng vốn:
Trong quá trình hoạt động , nguồn vốn của Công ty có phần hạn hẹp song Công ty đã tận dụng triệt để nguồn vốn sẵn có để đưa vào sản xuất kinh doanh, hạn chế các chi phí, tích cực bán hàng, tăng số lần luân chuyển hàng hoá , tập trung mọi năng lực về vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng .
Theo báo cáo quyết toán của đơn vị được duyệt, năm 2004 Công ty TNHH Nhật Linh đã đạt được một số chỉ tiêu sau:
Tổng doanh thu : 29.000.000.000đ
Tổng chi phí : 5.418.060.000đ
Nộp ngân sách : 35.633.447đ
Lợi tức : 23.581.940.000đ
Vốn kinh doanh : 7.000.000.000đ
Để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua, cụ thể một số chỉ tiêu kinh tế, tài chính trong năm 2003-2004 để thực hiện qua biểu sau:
ĐVT: Đồng
CHỈ TIÊU
2003
2004
±
Doanh thu
Chi phí
23.000.000.000
5.224.098.000
29.000.000.000
5.418.060.000
6.000.000.000
193.962.000
-Nhận xét: Nhìn vào bảng ta thấy doanh thu năm 2003 so với năm 2004 tăng lên 6 tỷ đồng (29.000.000.000-23.000.000.000). Để đạt được kết quả như vậy là do Công ty mở rộng kinh doanh nhiều mặt hàng mới lạ, mẫu mã đa dạng nên càng có nhiều khách hàng . Thêm vào đó, Công ty đã biết năng động, sáng tạo tìm hiểu thị trường phục vụ đúng thị hiếu khách hàng nên doanh thu tăng, buôn bán có lãi. Vì vậy Công ty đã hoạch toán chi phí mua sắm thêm đồ dùng, tăng thêm TSCĐ nhằm phục vụ cho việc buôn bán.
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY TNHH NHẬT LINH
I- Những vấn đề chung liên quan đến kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Nhật Linh:
1- Khái niệm:
TSCĐ là những tài sản có thể có hình thức vật chất cụ thể và cũng có thể chỉ tồn tại dưới hình thái giá trị được sử dụng để thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và sử dụng trong thời gian dài.
Các TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể được gọi là TSCĐ hữu hình còn các Tài sản chỉ tồn tại dưới hình thái giá trị được gọi là TSCĐ vô hình như chi phí mua bằng sáng chế bản quyền công nghệ, chí phí sưu tầm phát triển.... Tiêu chuẩn để quy định những tư liệu lao động là TSCĐ cần có 2 điều kiện sau:
- Có giá trị lớn từ 10.000.000đ trở lên.
- Thời gian sử dụng trên một năm.
2. Đặc điểm:
-TSCĐ là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động, là sản phẩm lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.
- Nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị TSCĐ chuyển dần vào giá trị sản phẩm hàng hoá mà nó tham gia sáng tạo ra.
3. Chủng loại
Để tiện cho công tác quản lý và hoạch toán TSCĐ, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại TSCĐ. Đó là cơ sở để tiến hành chính xác công tác kế toán thống kê và phân tích TSCĐ, lập kế hoạch đầu tư trang thiết bị hoặc đổi mới TSCĐ, tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ vào từng đối tượng sử dụng.
Căn cứ vào tính chất của TSCĐ, công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ theo các chỉ tiêu quy định của Nhà nước như sau:
TSCĐ hữu hình:
+ Nhà làm việc, nhà xưởng, nhà máy sản xuất, nhà kho, nhà xưởng PU. Đây là TSCĐ mà doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng.
+ Dây chuyền công nghệ : Dây chuyền sơn TĐ, Buồng sơn PU,
+ Máy móc thiết bị : máy hàn, máy khoan, máy dập, máy cắt, máy bấm, máy dán cạnh Compact-CM, máy chà nhám, máy cưa bàn trượt, máy tạo phôi định hình, máy mài, máy ép nhựa, máy bào liên hợp. Là toàn bộ máy móc thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .
+Phương tiện vận tải : Xe ôtô Nissan bán tải, xe ôtô Isuzu bán tải, xe ôtô Nissan 0099, xe máy Alpha.
+ Thiết bị quản lý : Máy vi tính xách tay, máy điều hoà nhiệt độ, máy photo Ricor, máy vi tính văn phòng, máy in. Là những thiết bị dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .
TSCĐ vô hình: Quyền sử dụng đất, đặc quyền nhãn hiệu hàng hoá, uy tín lợi thế thương mại.
4. Yêu cầu quản lý:
Doanh nghiệp có thể mở và ghi sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ tài sản theo đúng chế độ hoạch toán, thống kê hiện hành, phản ánh tình hình sử dụng, biến động của tài sản trong quá trình kinh doanh.
Xây dựng quy chế quản lý, bảo quản sử dụng tài sản của doanh nghiệp, quy đinh về trách nhiệm của từng bộ phận cá nhân đối với trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản.
Định kỳ và kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản, xác định tài sản thừa thiếu, ứ đọng.
5. Đánh giá TSCĐ tại Công ty
TSCĐ được đánh giá theo ba chỉ tiêu : Nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ.
Tài khoản TSCĐ phản ánh nguyên giá, giá trị hao mòn TSCĐ toàn bộ hiện có thuộc quyền sở hữu của công ty, hình thành từ các nguồn vốn : nguồn vốn pháp định, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn cổ phần, liên doanh...và từ các TSCĐ đi thuê dài hạn bên ngoài.
6. Nhiệm vụ kế toán:
Ghi chép phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ trong toàn bộ công ty cũng như ở từng bộ phận trên các mặt số lượng,chất lượng, cơ cấu giá trị đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc bảo quản bảo dưỡng việc sử dụng TSCĐ ở các bộ phận khác nhau nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ
Tính toán chính xác kịp thời số khấu hao TSCĐ đồng thời phân bổ đúng đắn chi phí khấu hao vào đối tượng TSCĐ.
Phản ánh và kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí sữa chữa TSCĐ, tham gia lập dự toán về chi phí sữa chữa và đôn đốc đưa TSCĐ được sữa chữa vào sử dụng môt cách nhanh chóng.
Theo dõi ghi chép kiểm tra chặt chẽ quá trình thanh lý nhượng bán TSCĐ nhằm đảm bảo việc quản lý và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
Lập các báo cáo về TSCĐ, tham gia phân tích tình hình trang bị sử dụng và bảo quản các loại TSCĐ.
II- Phương pháp hạch toán:
Trong doanh nghiệp việc hạch toán kế toán là phản ánh hoạt động kinh tế tài chính ở tất cả các doanh nghiệp, bên cạnh đó giúp kế toán kiểm tra, đánh giá được tất cả các loại vật tư, tài sản và mọi hoạt động kinh tế khác của doanh nghiệp. Vì vậy, mọi số liệu kế toán đều phải dựa vào cơ sở là chứng từ để ghi sổ kế toán và chứng từ tài liệu để chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng, năm của một doanh nghiệp.
Từ đó, khi mua sắm TSCĐ, kế toán cần phải lập đầy đủ chứng từ, phản ánh được nội dung chứng từ, xác định thời điểm lập chứng từ và số liệu chứng từ để dễ kiểm tra và tránh tình trạng mất mát chứng từ.
1. Kế toán tăng TSCĐ:
Tại Công ty, thủ tục hạch toán tăng TSCĐ được tiến hành do nhiều nguyên nhân khác nhau: do mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản bàn giao, cấp trên cấp, được biếu tặng.
a. Trình tự kế toán:
Kế toán khi hoạch toán nghiệp vụ mua sắm TSCĐ gồm có :
TK 211" Tài sản cố định hữu hình "
TK213 "Tài sản cố định vô hình"
TK 111,112, 331 TK 211 TK 214,811
Mua tài sản cố định Thanh lý, nhượng bán TSCĐ
TK 333 TK 128,222
MuaTSCĐ theo đường nhập khẩu Góp vốn liên doanh với đơn vị khác
TK 241 TK 214, 411
Xây dựng cơ bản bàn giao TSCĐ Trả, chuyển nhượngTSCĐ
cho các đơn vị khác
TK 711 TK 214,142,242,627,641,642
TSCĐ được biếu tặng Chuyển TSCĐ thành CCDC
do giá trị TSCĐ bé
TK 214,411 TK 214,411
TSCĐ tăng do đánh giá lại Kiểm kê số TSCĐ bị đánh giá giảm
TK 128,222 TK 138, 124
Nhận lại TSCĐ đã góp vốn liên doanh Thiếu TSCĐ khi kiểm kê
chưa rõ nguyên nhân
TK 341
Vay dài hạn mua tài sản cố định
TK 411
Nhận TSCĐ do đơn vị khác góp vốn
b.Chứng từ liên quan:
+ Hoá đơn mua TSCĐ:
- Hoá đơn bán hàng và chi phí có liên quan
Hoá đơn bán hàng là dạng hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. Hoá đơn bên bán là chứng từ của đơn vị bán xác nhận số lượng, đơn giá và số tiền bán sản phẩm hàng hoá cho người mua, lập phiếu nhập kho, thanh toán tiền hàng và ghi sổ kế toán.
Phản ánh số lượng,chất lượng đơn giá số tiền mua sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp và làm chứng từ ghi sổ kế toán thanh toán tiền mua hàng cho người bán.
Đơn vị Intex.pat Đà Nẵng
Địa chỉ: 74 Trưng Nữ Vương
Số đăng ký doanh nghiệp (môn bài)
Telefax:.....................
Mẫu số 02-BH
Ban hành theo QĐ số 186- TC/ CĐKTTK
ngày 14 tháng 3 năm 1995
Của Bộ Tài chính
HOÁ ĐƠN KIÊM PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 12 tháng 11 năm 2004
Quyển số: 000448
Số : 18
Nợ:
Có:
Họ và tên người mua : Công ty TNHH Nhật Linh
Địa chỉ : 201 Phan Chu Trinh
Xuất kho tại : 301B Trần Cao Vân - Đà Nẵng
Hình thức thanh toán : Tiền mặt
STT
Tên, qui cách sản phẩm (hàng hoá)
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
01
02
Máy vi tính xách tay
Máy photo Ricor
Cái
Cái
01
01
41.182.551
22.272.000
41.182.551
22.272.000
Cộng
63.454.551
Người mua
Người viết hoá đơn
Thủ kho
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
+ Biên bản giao nhận TSCĐ:
Dùng để xác nhận TSCĐ sau khi hoàn thành việc xây dựng mua sắm TSCĐ, được cấp trên cấp phát, biếu tặng, viện trợ, nhận góp vốn liên doanh, TSCĐ thuê ngoài được đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc bàn giao cho đơn vị khác theo hợp đồng liên doanh.
Cách lập chứng từ và luân chuyển chứng từ :
Khi có TSCĐ mới đưa vào sử dụng thì đơn vị phải lập hợp đồng bao gồm : Đại diện bàn giao, đại diện bên nhận và một số uỷ viên đại diện.
+Biên bản giao nhận phải ghi rõ:
- Ghi trình tự từng cột, ghi số thứ tự, mã hiệu nước sản xuất và năm đưa vào sử dụng.
- Ghi công suất (diện tích) thiết kế.
- Ghi các yếu tố cấu thành bên nguyên giá.
* Cách tính : Giá mua (giá thành sản phẩm), chí phí vận chuyển, chi phí chạy thử. Sau khi ghi các yếu tố, cộng các yếu tố lại và kết quả ghi ở cột nguyên giá TSCĐ. Tính tỉ lệ % hao mòn, số giá trị hao mòn đã trích của TSCĐ đến thời điểm bàn giao, cuối cùng ghi những tài liệu kỹ thuật kèm theo TSCĐ khi bàn giao.
Khi bàn giao xong các thành viên ký vào biên bản.
Biên bản giao nhận được thành lập cho từng TSCĐ. Đối với trường hợp giao nhận nhiều TSCĐ cùng loại, cùng giá trị và do một đơn vị giao cùng một lúc thì kế toán có thể lập chung một biên bản giao nhận TSCĐ.
Biên bản giao nhận tài sản được lập thành 2 bản đủ chữ ký của bên giao và bên nhận. Bên giao giữ một bản, doanh nghiệp giữ một bản chuyển về phòng kế toán. Kế toán phải kiểm tra lại các chỉ tiêu, số liệu phản ánh trên chứng từ để ghi sổ kế toán và lưu trữ các chứng từ kế toán. (Kèm theo mẫu sau)
Đơn vị :.....................
Địa chỉ:.....................
Mẫu C31-H
Ban hành theo QĐ số 999/TC/QĐ/ CĐKT
ngày 02/11/1996
Của Bộ Tài chính
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Ngày 12 tháng 11 năm 2004.
Số : 18
Nợ : 211
Có : 111
Căn cứ quyết định số 420 ngày 10 tháng 9 năm 2003 của ông Lê Văn Đường.
Giám đốc công ty Nhật Linh Đà Nẵng về việc bàn giao TSCĐ.
Ban giao nhận TSCĐ :
- Ông (bà) : Lê Văn Đại Chức vụ : Phó giám đốc Đại diện bên giao
- Ông (bà) : Nguyễn Thanh Hoàng Chức vụ : Phó giám đốc Đại diện bên nhận
- Ông (bà) : Đinh Thế Cường Chức vụ : Nhân viên Đại diện
Địa điểm giao nhận TSCĐ : Công ty TNHH Nhật Linh Đà Nẵng
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau :
S
T
T
Tên, ký hiệu, mã hiệu, qui cách(cấp hạng) TSCĐ
Số hiệu TS
CĐ
Nước sx
Năm sx
Năm đưa vào sử dụng
Công diện tích thiết kế
Tính nguyên giá TSCĐ
Hao mòn TSCĐ
Tài liệu kỹ thuật kèm theo
Giá mua
Cước phí vận chuyển
Chi phí chạy thử
Nguyên giá TSCĐ
Tỷ lệ hao mòn%
Số hao mòn đã trích
A
B
C
D
1
2
3
4
5
6
7
8
9
E
01
02
Máy vi tính xách tay
Máy Photo Ricor
Cộng
Nhật
Nhật
2001
2001
2004
2004
41.182.551
22.272.000
63.454.551
41.182.551
22.272.000
63.454.551
Căn cứ vào hoá đơn ngày 12/11/04 kế toán ghi :
Nợ TK 211 : 63.454.551
Có TK 111 : 63.454.551
Đồng thời ghi :
Nợ TK 414 : 63.454.551
Có TK 411 : 63.454.551
Trong quý IV năm 2004 có nghiệp vụ phát sinh sau :
-Ngày 30 tháng 11 bộ phận xây dựng cơ bản bàn giao cho công ty một khu nhà xưởng PU có diện tích là 500 mét vuông. Tổng giá thanh toán là 647.572.000 . Được biết tài sản này hình thành bằng nguồn vốn đầu tư và thanh toán bằng chuyển khoản. Căn cứ vào biên bản giao nhận nghiệm thu và quyết toán, kế toán ghi :
Nợ TK 211 : 647.572.000
Có TK 112 : 647.572.000
Đồng thời ghi :
Nợ TK 441 : 647.572.000
Có TK 411 : 647.572.000
-Sổ chi tiết TSCĐ dùng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh .
Các số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các chỉ tiêu về tình hình tài sản, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp làm căn cứ lập báo cáo tài chính .
Căn cứ vào chứng từ tăng TSCĐ để ghi sổ chi tiết. Khi ghi sổ chi tiết phải ghi số thứ tự, ngày tháng, số liệu chứng từ( Nợ- Có) và diễn giải nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đồng thời ghi các TK đối ứng, số tiền ở cột Nợ-Có cho phù hợp.
SỔ CHI TIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Tài khoản : 211
Tháng 11 năm 2004
STT
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
01
02
03
12/11/04
12/11/04
30/11/04
Số dư đầu kỳ
Máy vi tính xách tay
Máy Photo Ricor
Nhà xưởng PU
111
111
112
41.182.551
22.272.000
647.572.000
Đơn vị :
Địa chỉ:
Mẫu S02a-H
Ban hành theo QĐ số: 999/TC/QĐ/CĐKT
ngày 02/11/1996
Của Bộ Tài chính
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số : 18
Ngày 12 tháng 11 năm 2004
STT
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
1
2
Mua máy vi tính xách tay
Máy photo Ricor
211
211
111
111
41.182.551
22.272.000
Kèm theo ......................................................................chứng từ gốc
Kế toán trưởng Người lập
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.Kế toán giảm TSCĐ:
Tại công ty, trường hợp hạch toán giảm TSCĐ tiến hành là do nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
Khi có phát sinh giảm TSCĐ lý do nhượng bán, thanh lý TSCĐ. Kế toán tiến hành làm thủ tục
*Trường hợp giảm do thanh lý :
-Tờ trình thanh lý TSCĐ.
- Biên bản thanh lý TSCĐ.
- Hồ sơ chứng từ có liên quan đến việc giảm TSCĐ tại công ty.
Khi tiến hành thanh lý, doanh nghiệp thực hiện thành lập hội đồng thanh lý và nhượng bán TSCĐ theo hình thức đấu giá, quy định hiện hành của Nhà nước. Căn cứ vào quyết định thanh lý và nhượng bán.
Biên bản thanh lý TSCĐ là chứng từ xác nhận việc thanh lý TSCĐ làm căn cứ cho việc ghi giảm TSCĐ.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập-Tự do-Hạnh Phúc
BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Đà Nẵng : 14 -11- 2004
Đơn vị : Công ty TNHH Nhật Linh Đà Nẵng.
Ban thanh lý TSCĐ gồm :
- Ông : Lê Văn Đường Chức vụ : Giám đốc
- Ông : Lê Văn Đại Chức vụ : Phó Giám đốc
- Ông : Nguyễn Hữu Thịnh : Kế toán trưởng
Thành lập ban thanh lý TSCĐ theo nội dung sau :
Sau một thời gian sử dụng, máy tạo phôi định hình đã cũ nên phải sửa chữa nhiều lần. Hiện nay máy không hoạt động và lưu giữ tại kho. Sau khi thống nhất ban giám đốc công ty đồng ý thanh lý máy tạo phôi định hình của Singapo.
Nước sản xuất : Singapo
Năm sản xuất : 1994
Năm đưa vào sử dụng : 1996
Nguyên giá TSCĐ : 199.338.975đ
Giá trị hao mòn đã tính đến thời điểm thanh lý : 107.338.855đ
Giá trị còn lại của TSCĐ : 92.000.120đ
Căn cứ vào giá trị còn lại, theo sổ sách kế toán giá cả thị trường và thực tế của TSCĐ hội đồng thống nhất bán với giá tối thiểu : 70.000.000đ .
Biên bản lập xong cùng ngày
(Hội đồng đã ký)
+Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ ngày 14-11-2004 và thu thanh lý TSCĐ bằng tiền mặt. Kế toán ghi :
Nợ TK 811 : 92.000.120
Nợ TK 214 : 107.338.855
Có TK 211 : 199.338.975
+Đồng thời phản ánh doanh thu :
Nợ TK 111 : 70.000.000
Có TK 711 : 70.000.000
* Trường hợp giảm do nhượng bán :
Ngày 4 -10 -2004 công ty đã đồng ý nhượng bán bốn máy dập, cắt, hàn, bấm với giá 100.000.000đ . Nguyên giá của TSCĐ này là 201.000.000đ và đã khấu hao 50.000.000đ
Giá trị còn lại 151.000.000đ . Toàn bộ số tiền thanh toán bằng chuyển khoản.
+ Căn cứ vào hợp đồng mua bán, kế toán tập hợp chứng từ và định khoản :
Ghi giảm TSCĐ :
Nợ TK 811 : 151.000.000
Nợ TK 214 : 50.000.000
Có TK 211 : 201.000.000
Đồng thời phản ánh doanh thu về nhượng bán :
Nợ TK 112 : 110.000.000
Có TK 711 : 100.000.000
Có TK 333(3331) : 10.000.000
3. Kế toán khấu hao TSCĐ :
Qua quá trình sử dụng thì TSCĐ bị hao mòn, giá trị hao mòn này được tính vào giá thành sản phẩm và thể hiện thông qua trích khấu hao.
-Ý nghĩa của khấu hao TSCĐ là nguồn vốn thu hồi lại đến khi TSCĐ bị hư hỏng hoàn toàn thì đã thu hồi đủ nguồn vốn khấu hao để có thể mua sắm tài sản mới thay thế cho TSCĐ đã hư hỏng.
Công ty áp dụng công thức tính khấu hao TS như sau:
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao năm =
Thời gian sử dụng
Mức khấu hao năm
Mức khấu hao tháng =
12 tháng
Mức khấu hao năm
Mức khấu hao quý =
12 tháng
Mọi TSCĐ từ khi mới mua đến khi thanh lý đều được theo dõi và trích khấu hao đầy đủ. Kế toán phải lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
+ Nguyên tắc :
Nếu TSCĐ tăng trong tháng này thì chưa tính khấu hao tháng này, đến tháng sau mới tính khấu hao. Ngược lại , nếu TSCĐ thôi sử dụng trong tháng này thì đến tháng sau mới thôi tính khấu hao, tháng này vẫn tính khấu hao bình thường.
Trường hợp có nâng cấp TSCĐ thì phải tính lại khấu hao mới.
Đơn vị :
Địa chỉ:
Mẫu S02b-H
Ban hành theo QĐ số: 999/TC/QĐ/CĐKT
ngày 02/11/1996
Của Bộ Tài chính
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm 2004
Chứng từ
Số tiền
Chứng từ 2 ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Số hiệu
Ngày tháng
1
2
3
4
5
6
01
12/11/04
41.182.551
02
12/11/04
22.272.000
Ngày 12 tháng 11 năm 2004
Người ghi sổ Phụ trách kế toán Thủ trưởng đơn vị
(ký) (ký) (ký, đóng dấu)
SỔ CÁI
Tài khoản : 211
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TKĐƯ
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
12/11/04
12/11/04
30/11/04
12/11/04
12/11/04
30/11/04
Số dư đầu kỳ
Mua máy vi tính
Mua máy photo
Nhận nhà xưởng PU
111
111
112
432.000.000
41.182.551
22.272.000
647.572.000
Cộng phát sinh
Số dư cuối kỳ
711.026.551
1.143.026.551
Quy trình kế toán nghiệp vụ:
Xuất phát từ những nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để ghi sổ quỹ và sổ chi tiết, chuyển sang kế toán trưởng tổng hợp để lập chứng từ ghi sổ. Sau khi lập chứng từ ghi sổ kế toán viên chuyển cho kế toán trưởng duyệt, kế toán căn cứ chứng từ ghi sổ để ghi sổ cái.
TÓM TẮT QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ MUA SẮM TSCĐ
Chứng từ gốc
(mua sắm TSCĐ)
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết TSCĐ
Sổ cái
(TK 211,213)
Sổ đăng ký chứng từ ghi
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
PHẦN III
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY.
I. Đánh giá nhận xét chung công tác kế toán tại Công ty TNHH Nhật Linh.
Thông qua công tác kế toán việc hoạch toán nghiệp vụ mua sắm TSCĐ là vấn đề quan trọng, nó đem lại kết quả và phát triển sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Mặt khác, để thuận tiện cho việc theo dõi, ghi chép kế toán mở sổ, sử dụng các tài khoản chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định chung.
Thực tế Công ty Nhật Linh đã tổ chức hạch toán nghiệp vụ mua sắm TSCĐ dựa trên các nguyên tắc chế độ và phương pháp ghi chép, phản ánh theo quy định của nhà nước về quản lý và tổ chức công tác quản lý TSCĐ. Nghĩa là trong quá trình hạch toán nghiệp vụ mua sắm TSCĐ kế toán đã dùng các chứng từ ban đầu để ghi vào sổ sách có liên quan. Sử dụng đúng các chứng từ, cách ghi chép, luân chuyển chứng từ của công ty đã làm rất kỹ và đúng.
Vì vậy, Công ty hoạt động rất hiệu quả và thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước. Nắm bắt được những điều kiện mà nền kinh tế thị trường đã mang lại để tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo doanh thu nộp ngân sách.
Trong những năm qua, nhằm hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra, tổ chức bộ máy của công ty được hoàn thiện và cải tiến hơn về cơ cấu và nhân lực, nhất là bộ phận kế toán của công ty, Từ hạch toán chi tiết để hạch tổng hợp, kế toán đơn vị đã áp dụng tai khoản mới theo Quyết định của Bộ tài chính áp dụng và quy định chế độ kế toán của công ty TNHH Nhật Linh.
1. Ưu điểm :
-Đội ngũ kế toán của Công ty được đào tạo bài bản có trình độ, kinh nghiệm, tích cực trong công việc, có ý thức trách nhiệm cao và biết tổ chức bộ máy kế toán khoa học. Từ ban lãnh đạo đến CBCNV đều năng nổ, nhiệt tình, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công tác.
- Công tác kế toán khá hoàn chỉnh, bộ máy kế toán gọn nhẹ. Hệ thống sổ sách, các chứng từ kế toán được ghi chép phản ánh rõ ràng cụ thể giúp cho những người làm công tác kế toán thu thập, cập nhật chứng từ một cách kịp thời, chính xác.
-Về quản lý và sử dụng TSCĐ của công ty rất có hiệu quả, xử lý kịp thời các trường hợp hư hỏng trước thời hạn thanh lý.
- Về hạch toán thì công ty mở sổ ghi chép, tập hợp chính xác TSCĐ và tình hình tăng giảm TSC Đ do mua sắm hoặc thanh lý trong đơn vị. Ngoài ra kế toán đã hạch toán kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ, theo dõi trích nộp khấu hao TSCĐ cho ngân sách nhà nước đúng thời hạn qui định.
2. Nhược điểm :
Do thị trường luôn biến động đòi hỏi cán bộ kế toán luông tiếp cận nắm bắt thông tin nhanh chóng.
Hiện nay nhu cầu trên thị trường ngày càng phong phú nên doanh nghiệp phải chú trọng trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã để cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
II. Một số ý kiến đề xuất đóng góp :
Ngoài việc mua sắm TSCĐ luôn nâng cấp các tài sản để nâng cao tính năng sử dụng của TSCĐ như cải tạo, nâng cao tay nghề công nhân hơn nữa.
Thanh lý và nhượng bán các TSCĐ đã hết thời gian sử dụng và những TSCĐ đang trong thời gian sử dụng nhưng không cần thiết hay không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Đầu tư vào những thiết bị hiện đại nhằm thu hút tín nhiệm của khách hàng.
Trong quá trình sản xuất thì TSCĐ sẽ bị hao mòn. Do vậy cần tính khấu hao để chuyển dần giá trị hao mòn của TSCĐ vào giá thành sản phẩm. Đó là yếu tố chi phí và thu hồi vốn trong kinh doanh. Đây là nguồn tài chính được tích luỹ và dùng mua sắm TSCĐ nên phải tính toán chính xác nhằm tạo điều kiện cho việc mua sắm máy móc thiết bị ngày càng nhiều hơn.
KÕT LUËN
Thêi gian thùc tËp võa qua t¹i C«ng ty NhËt Linh §µ N½ng ®· gióp em thÊy ®îc c«ng t¸c kÕ to¸n h¹ch to¸n Tµi S¶n Cè §Þnh lµ cÇn thiÕt ®Ó ®¸p øng nhu cÇu s¶n xuÊt ph¸t triÓn cho doanh nghiÖp nãi riªng vµ cho x· héi nãi chung. V× vËy viÖc qu¶n lý n¾m b¾t th«ng tin kÞp thêi lµ kh«ng thÓ thiÕu gióp cho Doanh nghiÖp v¹ch ra ph¬ng ¸n, chiÕn lîc s¶n xuÊt hoµn chØnh cho ®Çu t mua s¾m trang thiÕt bÞ, tµi s¶n cè ®Þnh ®Ó trë thµnh nh©n tè thóc ®Èy s¶n xuÊt kinh doanh cña c«ng ty ngµy cµng ®æi míi vµ ph¸t triÓn .
Còng trong thêi gian qua, ®îc sù gióp ®ì vµ nh÷ng ®ãng gãp quý b¸u cña c¸c anh chÞ trong ban l·nh ®¹o c«ng ty nãi chung vµ phßng kÕ to¸n nãi riªng ®· nhiÖt t×nh cung cÊp nh÷ng sè liÖu còng nh t¹o ®iÒu kiÖn cho em trong qu¸ tr×nh thùc tËp t¹i c«ng ty. Bªn c¹nh ®ã nhê sù híng vÒ mÆt chuyªn m«n cña ThÇy Lª V¨n Th¶o lµ yÕu tè quan träng ®Ó em hoµn thµnh bµi b¸o c¸o .
Tuy nhiªn, do thêi gian thùc tËp kh«ng nhiÒu, viÖc nghiªn cøu thu thËp tµi liÖu ë ®¬n vÞ cßn h¹n chÕ nªn ¸p dông ch¬ng tr×nh lý thuyÕt vµo thùc tiÔn Ýt. B»ng vèn kiÕn thøc, tiÕp thu ë thÇy c« vµ trao ®æi häc hái tõ b¹n bÌ ®Ó nªu lªn nhËn xÐt vÒ t×nh h×nh h¹ch to¸n còng nh ®Ò xuÊt ý kiÕn,biÖn ph¸p nh»m hoµn thiÖn h¬n trong c«ng t¸c kÕ to¸n t¹i c«ng ty nhng kÕt qu¶ vÉn ë møc khiªm tèn. Cïng víi tr×nh ®é lý luËn h¹n hÑp nªn n¾m b¾t mét lóc nhiÒu vÊn ®Ò lµ viÖc rÊt khã ®èi víi em, nªn kh«ng tr¸nh khái sai sãt nhÊt ®Þnh. KÝnh mong ®îc sù gãp ý, chØ b¶o bæ sung cña thÇy, c« ®Ó chuyªn ®Ò ®îc hoµn thiÖn tèt h¬n.
Em ch©n thµnh c¶m ¬n sù quan t©m nhiÖt t×nh cña thÇy híng dÉn còng nh c¸c c« chó anh chÞ trong ban l·nh ®¹o, phßng kÕ to¸n C«ng tyNhËt Linh §µ N½ng ®· chØ b¶o em trong thêi gian qua ®Ó chuyªn ®Ò ®îc hoµn thµnh tèt .
§µ N½ng, ngµy th¸ng n¨m 2005
Häc viªn thùc hiÖn
MôC LôC
Lời mở đầu 1
PHẦN I.
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NHẬT LINH ĐÀ NẴNG
I. Quá trình hình thành - phát triển và chức năng - nhiệm vụ của Công ty TNHH Nhật Linh 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 4
II. Cơ cấu tổ chức quản lý 4
1. Tổ chức bộ máy quản lý 4
2. Khái quát sự phân công nhiệm vụ của từng bộ phận 5
3. Mối quan hệ 5
III. Tổ chức công tác kế toán của đơn vị 5
1. Tổ chức bộ máy kế toá n 5
2. Chức năng của từng bộ phận 6
3. Hình thức kế toán 6
IV. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế tài chính trong thời gian qua của Công ty TNHH Nhật Linh 7
PHẦN II.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY TNHH NHẬT LINH
I. Những vấn đề chung liên quan đến kế toán TSCĐ tại Công ty 8
1. Khái niệm 8
2. Đặc điểm 8
3. Chủng loại 8
4. Yêu cầu quản lý 9
5. Đánh giá TSCĐ tại công ty 9
6. Nhiệm vụ kế toán 9
II. Phương pháp hạch toán 9
1. Kế toán tăng TSCĐ 9
2. Kế toán giảm TSCĐ 14
3. Kế toán khấu hao TSCĐ 16
PHẦN III
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ
TẠI CÔNG TY
I. Đánh giá nhận xét chung công tác kế toán tại Công ty 21
1. Ưu điểm 21
2. Nhược điểm 21
II. Một số ý kiến đề xuất đóng góp 22
Kết luận 23
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TSCD NHAT LINH.doc