LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và sôi động đòi hỏi luật pháp và các biện pháp kinh tế của Nhà nước phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang phát triển. Kế toán là một trong các công cụ quản lý kinh tế rất quan trọng phục vụ cho công tác quản lý kinh tế cũng phải ngày càng phát triển, hoàn thiện.
Song song với sự phát triển này, các doanh nghiệp muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng: chất lượng cao và giá thành hạ. Phải đảm bảo được hai yêu cầu đó thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới thực sự đem lại hiệu quả kinh tế, tức là phải mang lại lợi nhuận và có tích lũy.
Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp phải đạt tới đỉnh cao của sự tiết kiệm chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Tiết kiệm không có nghĩa là giảm chi phí, mà còn phải biết tiết kiệm như thế nào để sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao nhưng giá thành đơn vị cá biệt là nhỏ nhất. Do đó việc tính đúng tính đủ tính chính xác chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm là cơ sở xác định chính xác lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó giúp doanh nghiệp có quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn mặt hàng sản xuất.
Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật HN là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty được tổ chức tương đối tốt song còn nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện hơn. Với tư cách là một sinh viên thực tập, được sự giúp đỡ chỉ bảo của Thầy giáo, cùng với sự nhiệt tình của các cán bộ kế toán của Công ty, em xin trình bày phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP
1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
1.1.1. Chi phí sản xuất
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí (phân loại chi phí theo khoản mục)
1.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm (công việc, lao vụ)
1.1.2.4. Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ đối tượng chịu chi phí
1.1.2.5. Chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành
1.2. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm
1.2.1. Nội dung giá thành sản phẩm
1.2.2. Các loại giá thành sản phẩm
1.2.2.1. Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu, giá thành được chia thành
1.2.2.2. Căn cứ theo phạm vi tính toán, giá thành sản phẩm gồm
1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.4. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.5. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.5.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.5.1.1. Căn cứ vào tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
1.5.1.2. Căn cứ vào loại hình sản xuất
1.5.2. Phân biệt giữa đối tượng kế toán tập hơp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm
1.6. Vai trò và nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
2. Nội dung cơ bản của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1. Phương pháp kế toán tập hơp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
2.1.1. Phương pháp kế toán tập hơp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
2.1.1.1. Tài khoản sử dụng
2.1.1.2. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.3. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
2.1.1.4.Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
2.1.1.5.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
2.1.2.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
2.2.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
2.2.1-Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
2.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương
2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức
2.3. Các phương pháp tính giá thành
2.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn
2.3.2. Phương pháp tính giá thành phân bước
2.3.2.1. Phương pháp phân bước giá thành nửa thành phẩm
2.3.2.2. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
2.3.3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số
2.3.4. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
2.3.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ
2.3.6. Phương pháp loại trừ chi phí
2.3.7. Tính giá thành định mức của sản phẩm
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGƯỜI TÀN TẬT HÀ NỘI
1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty
1.1. Vài nét về quá trình hình thànhvà phát triển của Công ty
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
1.3. Tổ chức bộ máy kế toán
1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
1.4.1. Phân xưởng nhựa
1.4.2. Phân xưởng may
1.4.3. Phân xưởng màng
2. Thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty
2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
2.2. Đối tương kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
2.3.3.1. Kế toán chi phí vật liệu công cụ, dụng cụ
2.3.3.2. Kế toán chi phí nhân viên
2.3.3.3. Kế toán khấu hao tài sản cố định
2.3.3.4. Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài
2.3.3.5. Kế toán chi phí bằng tiền
3. Công tác kế toán giá thành ở Công ty
3.1 Đối tượng giá thành
3.2. Đánh giá sản phẩm làm dở và tính giá thành sản phẩm ở phân xưởng nhựa
3.2.1. Đánh giá sản phẩm làm dở
3.2.2. Tính giá thành sản phẩm
CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY
1. Nhận xét và đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội
2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty
2.1. Kiến nghị 1
2.2. Kiến nghị 2: Về phương pháp tính khấu hao tài sản
2.3. Kiến nghị 3: Về việc kế toán tập hợp chi phi trả trước
2.4.Kiến nghị 4: Phương pháp tính giá thành sản phẩm
2.5. Kiến nghị 5: Việc hạch toán tiền điện
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sản xuất và kinh doanh của những người tàn tật Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h giá thành sản phẩm chính, sản phẩm hoàn thành phục vụ cho các bộ phận không phải là sản phẩm phụ.
Giá thành
=
Tổng SPSX đã tổng hợp
+
CPSP dở đầu kỳ
-
CPSP dở ck
-
CP loại trừ
2.3.7. Tính giá thành định mức của sản phẩm
Giá thành định mức của sản phẩm được tính toán dựa trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và các dự toán chi phí được duyệt.
Kế toán tổ chức tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, mỗi khoản mục đều phải tập hợp riêng chi phí phù hợp với định mức và chi phí chênh lệch định mức.
Chênh lệch CP định mức nhân công
=
CP nhân công phải trả
-
Sản lượng thực tế trong tháng
x
CP nhân công định mức
Chênh lệch định mức sản xuất từng đối tượng
=
CP sản xuất chung thực tế đã phân bổ cho đối tượng
-
Sản lượng thực tế trong kỳ
x
CP sản xuất chung định mức
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGƯỜI TÀN TẬT HÀ NỘI
1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty.
1.1. Vài nét về quá trình hình thànhvà phát triển của Công ty
Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội (trước đây là Xí nghiệp của người tàn tật Hà Nội) được thành lập theo quyết định số 4605/ TC-UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 29 tháng 10 năm 1987 trên cơ sở tách bộ phận sản xuất, gia công của Xí nghiệp thương binh 27/7 Hà Nội để thành lập Xí nghiệp của người tàn tật Hà Nội trực thuộc Sở lao động thương binh xã hội Hà Nội.
Xí nghiệp được giao nhiệm vụ: sản xuất các sản phẩm bằng nhựa, gia công dịch vụ bao bì, các sản phẩm bằng gỗ, dụng cụ gia đình, đồ chơi trẻ em, khai thác thu mua nguyên vật liệu, phế liệu bằng nhựa để tái sản xuất theo nhu cầu xã hội.
Xí nghiệp của người tàn tật Hà Nội là Xí nghiệp đầu tiên ở Hà Nội được thành lập thu hút những thương binh và tàn tật vào làm việc với tổng mức vốn đầu tư ban đầu là: 47.695.342 đồng
Trong đó : Vốn cố định là 10.142.373 đồng
Vốn lưu động là 37.552.969 đồng
Số lao động ban đầu: gồm 30 người chủ yếu là thương binh và các đối tượng chính sách xã hội đã từng làm việc trong thời kỳ bao cấp.
Từ khi mới thành lập Xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, được Nhà nước cấp 2280 m2 đất hồ ao phải san lấp, nhà làm việc không có. Mặt khác Xí nghiệp ra đời đúng vào thời kỳ đất nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, kinh tế gặp nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ ít ỏi, đứng trước cơ chế mới không khỏi bỡ ngỡ.
Trước tình hình đó ban lãnh đạo Xí nghiệp tự xác định mục tiêu phấn đấu cho Xí nghiệp “An cư mới lập nghiệp”, do vậy nhiệm vụ hàng đầu của Công ty lúc này là xây dựng cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho toàn thể cán bộ công nhân viên ổn định và phát triển lâu dài.
Vừa nhanh chóng ổn định tổ chức và sản xuất trên cơ sở thiết bị cũ được Xí nghiệp 27/7 bàn giao ban đầu, với phương châm lấy ngắn nuôi dài, Xí nghiệp đã thử các loại hình sản xuất để phù hợp với thị trường đồng thời khai thác các dịch vụ phù hợp với đặc thù của Xí nghiệp. Bên cạnh đó còn kết hợp với đào tạo hướng nghiệp tạo việc làm ổn định cho người tàn tật có khả năng lao động để có thu nhập. Hoàn thiện dần, từ năm 1987 đến năm 1993 Xí nghiệp đã đạt được những bước tiến đáng kể ,cụ thể:
- Về tổ chức: sắp xếp lại các phòng ban cho hợp lý giảm biên chế hành chính, nhanh chóng kiện toàn đội ngũ cán bộ và tổ chức các phòng ban nghiệp vụ với tổng số 55 người.
- Về công tác xây dựng cơ sở vật chất, đã xây dựng xong cơ sở khu nhà ba tầng ở 25 Thái Thịnh với tổng diện tích gần 1.036 m2.
- Tổng số vốn hoạt động của Xí nghiệp tăng đáng kể:
+ Năm 1987: 47.695.342 đồng
+Năm 1993: 1.048.740.193 đồng trong đó vốn cố định: 1.001.011.079 đồng; vốn lưu động: 47.729.114 đồng.
- Về doanh thu:
+ Năm 1987 đạt: 232.940.000 đồng
+ Năm 1993 đạt: 716.000.000 đồng
- Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng từ: 100.690 đồng/ tháng lên đến 129.500 đồng/ tháng.
Qua 5 năm hình thành và phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Xí nghiệp vẫn phát triển theo hướng tăng dần, do vậy đến tháng 3/ 1994 UBND thành phố Hà Nội, Sở lao động thương binh xã hội Hà Nội xét quy mô và nhiệm vụ của Xí nghiệp đã quyết định đổi tên Xí nghiệp thành “Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội”. Công ty được thành lập theo căn cứ quyết định 520/ QĐ - UB ngày 36/3/1994 của UBND thành phố Hà Nội. Công ty có các nhiệm vụ sau:
Sản xuất sản phẩm may mặc
Sản xuất đồ dùng bằng nhựa
Sản xuất túi ni lông các loại
Từ năm 1993 cho tới nay với sự năng động sáng tạo, nắm vững thị trường. Công ty đã thực tế đổi mới về mọi mặt, từ chỗ có một địa điểm làm việc đến nay Công ty đã có ba địa điểm.
25 Thái Thịnh, diện tích làm việc 1.036m2, kho 720 m2 .
Km 9 thanh xuân, diện tích 2000 m2.
Khu sản xuất Mỗ Lao, diện tích 9.470 m2, tập trung ba phân xưởng sản xuất .
Lấy chữ tín làm đầu, số hàng hóa và sản phẩm sản xuất của Công ty làm đến đâu tiêu thụ đến đó. Nhờ vậy mà các chỉ tiêu chủ yếu của Công ty đã tăng cụ thể như sau:
- Lợi nhuận thực hiện:
+ Nâm 1999: 409.597.221 đồng
+ Năm 2000: 282.838.529 đồng
+ Năm 2005: 302.508.649 đồng
- Lương bình quân một công nhân:
+ Năm 1999: 630.000 đồng / tháng
+ Năm 2000: 678.000 đồng / tháng
+ Năm 2005: 750.000 đồng / tháng
- Về doanh thu:
+ Năm 1999: 17.491.339.024 đồng
+ Năm 2000: 19.562.538.474 đồng
+ Năm 2005: 23.120.779.916 đồng
- Tổng số lao động:
+ Năm 1993: 55 người
+ Năm 1996: 116 người
+ Năm 2005: 500 người, trong đó lao động hợp đồng là 150 người và lao động thời vụ là 350 người.
Cho đến nay số vốn đầu tư của Công ty hiện có là: 13.246.203.772 đồng
Trong đó: vốn cố định: 11.826.159.476 đồng
Vốn lưu động: 1.420.044.296 đồng
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội tổ chức quản lý theo một cấp.
- Giám đốc Công ty là người được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý công ty, là người chỉ huy cao nhất, có nhiệm vụ quản lý Công ty một cách toàn diện, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Giám đốc công ty quản lý theo chế độ một thủ trưởng, điều hành mọi hoạt động của Công ty theo kế hoạch, pháp lý các chính sách và nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Công ty.
- Phó Giám đốc Công ty là người trợ giúp cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc được giao và thay Giám đốc thực hiện công việc khi Giám đốc đi vắng.
- Các phòng chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý của Công ty, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc trợ giúp cho Ban Giám đốc lãnh đạo các công tác sản xuất kinh doanh được thông suốt, các phòng chức năng bao gồm:
+ Phòng tổ chức hành chính:
Gồm 5 người: 1 trưởng phòng, 2 lái xe, 1 tạp vụ. 1 văn thư.
Nhiệm vụ của phòng này: phụ trách công tác về tổ chức, nhân sự cho Công ty, quản lý đội ngũ cán bộ Công ty Trưởng phòng với nhiệm vụ chính là: công tác về tổ chức, nhân sự và công việc chung của cả phòng
Văn thư: chuyên phụ trách về dấu, công văn, giấy tờ và tiếp khách.
+ Phòng kế hoạch vật tư: gồm có 8 người
Có 1 trưởng phòng, còn lại là 7 nhân viên trong đó có 4 nhân viên chuyên mua vật tư các loại và trả hàng, còn lại 3 nhân viên khác chuyên đi ký kết hợp đồng với khách hàng và giao dịch với khách hàng dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng.
Phòng kế hoạch có 2 kho: 1 kho thành phẩm
1 kho dự trữ vật tư
+ Phòng kinh doanh: có 8 người
Gồm 1 trưởng phòng và 7 nhân viên
Nhiệm vụ của phòng này là chuyên làm công tác về chào hàng và bán hàng. Trưởng phòng phụ trách các nhân viên của phòng về công tác tiếp thị sản phẩm, chào hàng, bán hàng còn lại 7 nhân viên làm công tác chào hàng và bán hàng.
+ Phòng tài vụ của Công ty gồm 5 người:
1 kế toán trưởng, 1 kế toán vật tư, 1 kế toán thanh toán, 1 thủ quỹ, 1 kế toán lương bảo hiểm xã hội và tài sản cố định.
Bên cạnh các phòng ban chức năng thì có 3 phân xưởng sản xuất chính:
+ Phân xưởng may: sản xuất các mặt hàng may mặc phục vụ cho tiêu dùng trong nước.
+ Phân xưởng màng: sản xuất các mặt hàng túi ni lông đựng rác thải phục vụ cho tiêu dùng trong nước.
+ Phân xưởng nhựa: sản xuất các sản phẩm nhựa Melamin phục vụ cho tiêu dùng trong nước.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc công ty
Phòng GĐ tổ chức hành chính
Phòng vật tư
Phòng tài vụ
Phòng GĐ sản xuất kinh doanh
Phòng quản lý sản xuất
Phòng kinh doanh
Phân xưởng may
Phân xưởng nhựa
Phân xưởng màng
1.3. Tổ chức bộ máy kế toán:
Là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa, hạch toán độc lập và có đầy đủ tư cách pháp nhân, xuất phát từ đặc điểm tổ chức và tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, trực tiếp và tập trung nên Công ty chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng. Phòng kế toán (hay phòng tài vụ) đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, các nhân viên phòng tài vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng.
Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán vật tư
TT.lương, BHXH, TSCĐ
Thủ quỹ
Kế toán thanh toán
Phòng tài vụ của Công ty gồm 5 người, do yêu cầu của sản xuất kinh doanh bố trí công việc cho từng nhân viên phải phù hợp. Phòng tài vụ có chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty trong công tác sản xuất kinh doanh nhằm sản xuất đồng vốn đúng mức có hiệu quả với nhiệm vụ cụ thể từng người.
- Kế toán trưởng phụ trách chung công việc của cả phòng,trực tiếp làm công tác kế toán tổng hợp
- Kế toán thanh toán làm công việc thanh toán trong nội bộ, theo dõi các khoản phải thu, phải trả, các khoản thanh toán với người mua, người bán, thanh toán lương và bảo hiểm xã hội.
- Kế toán vật tư thường xuyên theo dõi nhập xuất tồn nguyên vật liệu hàng ngày, tập hợp số liệu báo cáo lượng vật tư tồn kho kiêm kế toán thành phẩm, tiêu thụ, theo dõi cụ thể từng phân xưởng.
- Kế toán lương, BHXH, TSCĐ làm lương , theo dõi các chế độ về lương và bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên, theo dõi sổ sách về TSCĐ của Công ty .
- Thủ quỹ có nhiệm vụ chuyên về giữ tiền, phát tiền, lĩnh tiền, thu tiền ở ngân hàng về.
Để phù hợp với công tác quản lý kế toán của đơn vị, Công ty tổ chức sổ sách kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ.
Trình tự luân chuyển chứng từ ghi sổ kế toán
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Chứng từ gốc và các bảng PBổ
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Quy trình công nghệ tổ chức sản xuất sản phẩm là một trong nhứng yếu tố căn cứ quan trọng dể xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Nói cách khác là đặc quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là một nhân tố ảnh hưởng rõ nét đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thành ở Công ty.
Quá trình sản xuất các sản phẩm của Công ty được tiến hành theo trình tự sau.
1.4.1. Phân xưởng nhựa.
Kho vật tư
Kho thành phẩm
Tổ hoa
Các tổ máy
Cắt hoa, làm hồ
Hấp bột
Ép phôi thô làm sáng sản phẩm
Mài bavia
KCS
1.4.2. Phân xưởng may.
Kho vật tư
Tổ cắt
Các tổ may
Nhập kho
KCS
Thùa, dính, là, gấp, gói
1.4.3. Phân xưởng màng.
Kho vật tư
Máy trộn màu
Máy thổi cuộn
Nhập kho
KCS
Máy cắt, dán
2. Thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty.
2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.
Theo phương pháp phân loại chi phí theo công dụng, toàn bộ chi phí sản xuất ở công ty bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính.
- Nguyên vật liệu chính tạo nên các sản phẩm nhựa làm bằng nhựa tại công ty: nhựa Melamin, bột bóng, giấy hoa…
Nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm may của công ty: vải, chỉ, cúc…
Nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm màng của công ty: nhựa hạt PE…
- Chi phí nguyên vật liệu phụ: để hoàn thiện một số sản phẩm ngoài nguyên vật liệu chính còn có rất nhiều nguyên vật liệu phụ tuy không cấu thành nên thực thể sản phẩm song nó có những tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất: bột xoa khuôn, nước cất, hồ dán… các loại nguyên vật liệu này chủ yếu là mua ngoài (thị trường trong nước).
- Chi phí tiền lương công nhân sản xuất: tiền lương của công nhân bao gồm các khoản tiền lương chính được tính trên đơn giá tiền lương, ngoài ra còn các khoản phụ cấp, trách nhiệm như: ăn trưa, độc hại, ca ba…
- Chi phí BHXH: hiện nay Công ty thực hiên theo chế độ trích BHXH cho công nhân viên tính trên 19% tổng số tiền lương thực tế trả cho công nhân sản xuất (15% BHXH, 2% kinh phí công đoàn, 2% BHYT).
- Chi phí sản xuất chung là các khoản liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất và chế tạo sản phẩm.
+ Chi phí nhân viên phân xưởng la các khoản tiềnlương và BHXH phải trả cho nhân viên trực tiếp quản lý sản xuất tại phân xưởng sản xuất.
+ Chi phí vật liệu, công cụ dùng cho việc sửa chữa trực tiếp máy móc thiết bị, nhà xưởng, thiết bị và dụng cụ dùng cho phục vụ quản lý tại phân xưởng.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định là việc khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí sản xuất phần giá trị hao mòn của tài sản cố định (nhà xưởng, máy móc thiết bị tại phân xưởng).
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản chi phí điện nước, điện thoại…
+ Chi phí khác bằng tiền là các khoản chi phí hội nghị tiếp khách được phép tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Trong quá trình tôngr hợp chi phí vào đối tượng trực tiếp sản xuất (TK 154), chi phí sản xuất được tập hợp qua 3 khoản mục chính:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
2.2. Đối tương kế toán tập hợp chi phí sản xuất .
Với quy trình công nghệ sản xuất liên tục, hoạt động sản xuất. Chế tạo diễn ra ở các tổ trong từngphân xương khác nhau, các đơn vị sản phẩm vận đọng từ tổ sản xuất này qua tổ sản xuất khác một cách liên tục cho đến khio hoàn thành (trở thành sản phẩm).
ở phân xưởng nhựa sản phẩm được làm qua các tổ như: tổ hoa, tổ cắt hoa, các tổ máy, tổ hấp bột, tổ mài bavia…
ở phân xưởng may gồm có tổ cắt, tổ may, tổ thùa…
ở phân xưởng màng có các tổ trộn màu nhựa, tổ phụ trách máy thổi cuộn…
Do đó đối tượng kế toán tập hơp chi phí sản xuất là theo từng phân xưởng đến kỳ tính giá thành mới phân bổ gián tiếp chi phí cho từng sản phẩm.
2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty sản xuất và kinh doanh của người tàn tật Hà Nội được áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng là phương pháp trực tiếp, sau đó đến kỳ tính giá thành mới áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bố chi phí cho từng loại sản phẩm. Do đó trên các bảng phân bổ, bảng kê, sổ chi tiết không chi tiết cho các loậi sản phẩm mà chỉ tập hợp chi phí dến phân xưởng.
Theo phương pháp này việc tập hợp và phân bổ các khoản chi phí sản xuất ở Công ty được thực hiện như sau:
2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu.
Khi một hợp đồng được ký kết với khách hàng, phòng kế hoạch sẽ lập một lệnh về sản xuất sản phẩm. Trong đó ghi rõ yêu cầu về sản xuất sản phẩm như thời gian sản xuất, số lượng sản phẩm, quy cách mẫu mã, thời gian trả hàng… và định mức về nguyên vật liệu cho các sản phẩm đó.
Các phân xưởng tiến hành sản xuất dựa trên lệnh sản xuất đó để viết phiếu xin lĩnh vật tư lên phòng kế toán sau đó phòng kế toán viết phiếu xuất vật tư.
Hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất vật tư, kế toán vật tư ghi vào sổ chi tiết vật tư phần xuất. Phiếu xuất kho gồm 3 liên: 01 lưu lại phòng kế toán, 01 giao cho thủ kho, 01 để lại phân xưởng.
Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật bao gồm 3 phân xưởng.
+ Phân xưởng nhựa chuyên sản xuất các loại bát nhựa.
+ Phân xưởng may sản xuất các mặt hàng may mặc như quần áo, chăn màn cho y tế.
+ Phân xưởng màng sản xuất các loại túi đựng rác.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất la từng phân xưởng. Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tiến hành lập và phân loại trực tiếp những chi phí đó theo từng phân xưởng. Những chi phí xuát dùng cho bộ phận nào, vào mục đích gì được tập hợp trực tiếp vào các tài khoản 621 chi tiết từng phân xưởng.
6211 Phân xưởng nhựa.
6212 Phân xưởng may.
6213 Phân xưởng màng.
* Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực hiện như sau:
- Hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi vào sổ chi tiết nhập xuất tồn theo từng thứ vật tư. Cuối tháng căn cứ vào giá thực tế vật tư tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ và số lượng tương ứng để tính dơn giá bình quân cho cả kỳ.
- Sử dụng đơn giá bình quân cả kỳ để tính giá thực tế từng thứ vật tư đó xuất dùng trong kỳ. Từ đó ghi vào cột giá trị xuất trong sổ chi tiết vật tư.
- Đồng thời hàng ngày kế toán sử dụng phiếu xuất vật tư để ghi vào bảng kê chi tiết xuất vật tư cho từng phân xưởng (theo số lượng).
- Cuối tháng căn cứ vào đơn giá đã tính được ở sổ chi tiết vật tư để tính và ghi vào chỉ tiêu giá trị xuất trong bảng kê xuất tính vật tư theo phân xưởng. Sử dụng bảng kê xuất vật tư theo từng phân xưởng để lập bảng phân bổ vật tư (bảng phân bổ số 2).
- Sử dụng bảng phân bổ số 2 để lập bảng kê số 4 liên quan đến phat sinh nợ tài khoản 621, 627… chi tiết theo từng phân xưởng và đối ứng có tài khoản 152,153… chi tiết cho 3 phân xưởng.
- Căn cứ vào bảng kê số 4 phần chi phí nguyên vật liệu ta ghi số liệu vào nhật ký số 7. Từ nhật ký số 7 vào các sổ cái TK 621, 622, 627 chi tiết cho phân xưởng May, Nhựa, Màng.
- Căn cứ vào các sổ cái các TK 621, 622, 627 kế toán vào sổ cái tài khoản 154 - kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Biểu số 1.
BẢNG KÊ XUẤT VẬT LIỆU CHO PHÂN XƯỞNG NHỰA
Tháng 6 năm 2005
Chứng từ
Diễn giải
Dùng cho sản xuất
Dùng cho quản lý phân xưởng
152
Số
Ngày
Số lượng
Số tiền
3
5/6
Melamin
150 kg
2.099.850
5
7/6
Bột bóng
200 kg
6.742.400
6
8/6
Melamin
230 kg
3.219.770
8
9/6
Bột xoa khuôn
120 kg
4.680.000
11
12/6
Mỡ bảo dưỡng
502.000
13
15/6
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
26
25/6
Melamin
420 kg
5.879.580
27
26/6
Dầu lau máy
300.000
Cộng
783.034.565
2.200.745
Biểu số 2.
Doanh nghiệp: ……
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
Tháng 6 năm 2005
Số TT
Ghi có các TK
Đối tượng
SD (ghi nợ các TK)
Tài khoản 152
Tài khoản 153
HT
TT
HT
TT
1
TK 621
1.831.904.981
29.858.128
6211 PX Nhựa
777.904.888
5.129.677
6212 PX May
964.799.777
23.028.451
62113 PX Màng
89.200.316
1.700.000
2
TK 627
79.079.392
4.472.294
6271 PX Nhựa
32.000.932
2.200.745
6272 PX May
41.756.052
1.971.549
6273 PX Màng
5.322.408
300.000
3
TK 641
7.535.000
4
TK 642
11.247.500
1.910.984.373
53.112.922
Ngày 30 tháng 6 năm 2005
Người lập bảng Kế toán trưởng
(Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên)
Ví dụ: Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tháng 6/2005, tổng số nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ cho
Phân xưởng nhựa là : 777.904.888
Phân xưởng may là : 946.799.777
Phân xưởng mang là : 89.200.316
Số liệu này được chuyển để ghi vào bảng kê số 4 ghi vào dòng nợ tài khoản 621
Nợ TK 621
621 phân xưởng nhựa 777.904.888
621 phân xưởng may 946.799.777
621 phân xưởng màng 89.200.316
Có TK 152 1.831.904.981
2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí về tiền lương và trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn… khoản chi phí này chiếm tỷ lệ tương đối lổntng cơ cấu giá thành sản phẩm ở Công ty.
` Hiện nay Công ty trả lương cho công nhân sản xuất theo hai hình thức: lương sản phẩm và lương thời gian. Nhưng chủ yếu là hình thức lương sản phẩm.
Lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất
=
Số sản phẩm hoàn thành
x
Đơn giá sản phẩm
Tiền lương cấp bậc tính theo ngày = Hệ số tiền lương x lương cơ bản / số ngày làm việc trong tháng
Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm, công nhân sản xuất ở 3 phân xưởng được hưởng mức lương theo đơn giá trên từng loại sản phẩm mà Công ty quy định, từng công việc trên từng quy trình công nghệ.
Hàng ngày căn cứ vào các phiếu giao việc, bộ phận tiền lương tập hợp được phải chi phí nhân công theo từng loại sản phẩm.
Chi phí nhân công cho từng sản phẩm ở 3 phân xưởng là tính theo số lượng sản xuất ở từng tổ trong mỗi phân xưởng cụ thể.
Bên cạnh việc tính lương theo sản phẩm công nhân trực tiếp còn được tính lương theo thời gian, trong những trường hợp nghỉ phép, ốm đau, thai sản, học việc… có những bộ phận được tính theo thời gian như: bộ phận văn phòng, bộ phận sản xuất phụ trợ (bộ phận cơ điện).
Như vậy tổng tiền lương của công nhân sản xuất gồm 2 bộ phận: tổng tiền lương sản phẩm + tổng tiền lương thời gian.
Cùng với các ngày lễ lớn trong năm, Công ty còn có các khoản lương thưởng cho các cán bộ công nhân viên, nhằm gắn bó trách nhiệm của họ với Công ty nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả.
* Thực tế kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty.
- Cuối tháng nhân viên thống kê căn cứ vào bảng chấm công, phiếu giao việc, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, bảng thanh toán tiền lương sản phẩm cho công nhân, giấy báo ốm, giấy xin nghỉ phép, giấy báo làm việc ngoài giờ ở 3 phân xưởng. Bộ phận tiền lương tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ, sau đó tiến hành lập bảng thanh toán lương của từng phân xưởng.
Hàng tháng Công ty thực hiện trích BHXH là 15%, BHYT là 2%, kinh phí công đoàn 2% theo hệ số lương cơ bản của từng công nhân.
Biểu số 4.
BẢNG TÍNH LƯƠNG THÁNG 6 NẮM 2005 PHÂN XƯỞNG NHỰA
TT
Họ tên
LCB
BHXH
BHYT
KPCĐ
SLSP
TT
1
Nguyễn Văn Thường
2,92
91.980
12.264
12.264
5.600
873.600
2
Trần Cảnh Điệp
3,48
109.620
14.616
14.616
5.800
904.800
...
...
...
...
...
...
...
...
71
Nguyễn Trọng Xuân
2,54
80.010
10.668
10.668
6.000
936.000
72
Lý Nhận Lương
2,84
89.460
11.928
11.928
5.900
924.000
208,3
6.561.450
874.825
874.825
402.150
62.735.400
BẢNG LƯƠNG QUẢN LÝ PHÂN XƯỞNG THÁNG 6 NĂM 2005
LCB
BHXH
BHYT
KPCĐ
Đỗ Văn Hùng
3,23
101.745
13.566
13.566
Nguyễn Văn Hải
2,4
73.677
10.080
10.080
Cộng
175.422
23.646
23.646
222.714
LSP
1.150.000
2.372.714
1.000.000
Cụ thể được minh họa như sau: dựa vào bảng tính lương tháng 6/2005 ở phân xưởng nhựa.
+ Số công nhân là 72 người
+ Tổng hệ số cấp bậc lương 208,3
+ Lương cơ bản 210.000 đồng
- Số tiền lương cơ bản của 72 người là: 210.000 x 208,3 = 43.743.000
- Việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ như sau:
BHXH 43.743.000 x 15% = 6.561.450
BHYT = KPCĐ 43.743.000 x 2 % = 874.825
Và tổng các koản trích là 8.311.100. Kế toán làm bút toán sau:
Nợ TK 622 Phân xưởng nhựa 8.311.100
BHXH 43.743.000 x 15% = 6.561.450
BHYT = KPCĐ 43.743.000 x 2 % = 874.825
Có TK 338 8.311.100
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương ở các phân xưởng, kế toán tiến hành lập bảng lưởng của toàn Công ty.
Sau khi lập bảng lương của toàn Công ty, kế toán tiền lương lập bảng phân bổ số 1 “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.
Ví dụ: Căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ tiền lương tháng 6 năm 2005.
Số liệu này được ghi vào bảng kê số 4, dòng nợ TK 622 phân xưởng Nhựa, phân xưởng May, phân xưởng Màng, và cột có TK 334, 338 theo định khoản sau:
Nợ TK 622 - phân xưởng Nhựa 71.046.500
Có TK 334 62.735.400
Có TK 338 8.311.100
Nợ TK 622 - phân xưởng May 163.940.306
Có TK 334 141.700.200
Có TK 338 22.240.106
Nợ TK 622 - phân xưởng Màng 13.414.663
Có TK 334 11.772.800
Có TK 338 1.641.863
Cuối tháng các khoản chi phí nhân công trực tiếp được kêt chuyển sang TK 154 theo từng đối tượng.
Nợ TK 154
154 phân xưởng Nhựa 71.046.500
154 phân xưởng May 193.940.306
154 phân xưởng Màng 13.414.663
Có TK 622
622 phân xưởng Nhựa 71.046.500
622 phân xưởng May 193.940.306
622 phân xưởng Màng 13.414.663
2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung có tính chất tổng hợp, nó bao gồm toàn bộ chi phí phục vụ cho công tác quản lý, tổ chức và điều hành cho quá trình sản xuất ở phạm vi Công ty, các phân xưởng sản xuất…Tại Công ty khoản muc chi phí này bao gồm:
- Chi phí vầt liệu, công cụ, dụng cụ.
- Chi phí quản lý.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí khác bằng tiền.
2.3.3.1. Kế toán chi phí vật liệu công cụ, dụng cụ.
Ở Công ty các loại chi phí này bao gồm: chi phí vật liệu phụ, chi phí nguyên liệu, chi phí phụ tùng thay thế, chi phí phế liệu và chi phí về công cụ, dụng cụ. Các chi phí này phát sinh thực tế trong tháng xuất dùng cho mục đích phục vụ hay quản lý đều được hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
Thủ tục giao nhận: tất cả các loại vật liệu khác và công cụ, dụng cụ được trên một sổ chi tiết, và giá thành thực tế xuất kho cũng được tính theo đơn giá bình quân. Do đó trong tháng, kế toán chỉ theo dõi tình hình xuất kho về mặt số lượng. Cuối tháng kế toán căn cứ vào phiếu xuât vật tư để tính giá trị thực tế công cụ, dụng cụ và các vật liệu khác xuất dùng ở 3 phân xưởng trong bảng kê xuất vật tư.
Sử dụng bảng kê xuất vật tư theo từng phân xưởng để tạo lập bảng phân bổ vật tư.
Căn cứ vào bảng phân bổ số 2 kế toán sử dụng số liệu để ghi vào bảng kê số 4, dòng TK 627. Cột TK nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ. Việc hạch toán được thực hiện chi tiết cho từng phân xưởng cụ thể.
Ví dụ: dựa vào số liệu tháng 6/2005, vật liệu liệu xuất dùng cho mục đích chi phí sản xuất chung của Công ty được tổng hợp trên bảng phân bổ số 2 ở 3 phân xưởng.
Số liệu này được ghi ở bảng kê số 4, dòng ghi nợ TK 627 và gồm có TK 152, 153 theo định khoản sau:
Nợ TK 627 - Nguyên liệu vật liệu
627 phân xưởng Nhựa 32.000.932
627 phân xưởng May 41.756.052
627 phân xưởng Màng 5.322.408
Có TK 152 79.079.392
Nợ TK 627 công cụ, dụng cụ
627 phân xưởng Nhựa 2.200.745
627 phân xưởng May 1.971.549
627 phân xưởng Màng 300.000
Có TK 153 4.472.294
2.3.3.2. Kế toán chi phí nhân viên.
Chi phí quản lý là chi phí cho nhân viên quản lý Công ty bao gồm: Giám đốc, phó Giám đốc, thủ kho…
Cũng như việc hạch toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất hàng tháng kế toán tiền lương của Công ty có trách nhiệm theo dõi thời gian làm việc của từng nhan viên quản lý trên bảng chấm công.
Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương và BHXH cho từng phân xưởng. Kế toán tiền lương lập “Bảng phẩn bổ số 1”.
Sau đó căn cứ vào số liệu tương ứng trên “Bảng phân bổ số 1” kế toán lấy số liệu ghi vào “Bảng kê số 4” dòng nợ TK 627 cột có TK 334 và có TK 338 chi tiết cho từng phân xưởng.
Ví dụ tháng 6/2005 chi phí nhân viên quản lý tổng hợp được trên “Bảng phân bổ số 1” cho 3 phân xưởng như sau: 2.150.000 số tiền phải trả, phải nộp khác là 222.714
Ta có định khoản sau:
Nợ TK 627 - Phân xưởng Nhựa 2.372.714
Có TK 334 2.150.000
Có TK 338 222.714
2.3.3. Kế toán khấu hao tài sản cố định.
Tài sản cố định của Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội được tính khấu hao bao gồm: nhà xưởng, thiết bị động lực, xe ô tô, máy móc thiết bị.
Tại Công ty, chi phí khấu hao tài sản cố định bao gồm chi phí tài sản cố định phục vụ cho sản xuất và tài sản cố định phục vụ quản lý chung toàn Công ty.
Để trích mức khấu hao hàng năm, Công ty căn cứ vào nguyên giá tài sản cố định kiểm kê và đặc biệt hiện nay chuẩn mực kế toán tài sản cố định hữu hình để ban hành.
Mặt khác ngoài nguyên giá của tài sản cố định, để trích mức khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý, Công ty còn phải căn cứ vào tình hình thực tế, vào năng lực sản xuất, vào sản lượng đã đạt ở năm trước, dự kiến sản lượng kế hoạch năm nay, căn cứ vào sự phát triển của khoa học công nghệ về những máy móc có cùng tính năng sử dụng như máy móc thiết bị đang dùng để giao khoán mức khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý nhất, nhằm mục đích thu hồi vốn đầu tư để phát triển chiều rộng, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất sử dụng máy móc, nhằm mục đích làm giảm giá thành thúc đẩy cạnh tranh.
Bởi vậy, kế toán trích khấu hao tài sản theo phương pháp số dư giảm dần trên nguyên tắc ấy tính ra được khấu hao cả năm và tính ra được số khấu hao tháng cho từng loại tài sản cố định.
Số khấu hao tính trong tháng = Số khấu hao năm / 12 tháng
Số tài sản cố định của Công ty phát sinh trong kỳ tăng hoặc giảm. Cuối năm kế toán cân đối và điều chỉnh vào tháng cuối năm.
Số khấu hao cơ bản cho từng bộ phận sửv dụng được phản ánh ở “Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định”.
Ví dụ: tháng 6/2005, số khấu hao phải trích cho bộ phạn sản xuất của phân xưởng Nhựa là: 34.142.000, phân xưởng May là: 11.664.000 và phân xưởng Màng là: 2.449.500 (số liệu này được ghi vào trên bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định). Số liệu này được ghi vào “Bảng kê số 4” dòng nợ TK 627cột có TK 214 chi tiết cho từng phân xưởng, các số liệu trên được thể hiện ở “Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định”.
Định khoản
Nợ TK 627
Phân xưởng Nhựa 34.142.000
Phân xưởng May 11.664.000
Phân xưởng Màng 2.449.500
Có TK 214
Phân xưởng Nhựa 34.142.000
Phân xưởng May 11.664.000
Phân xưởng Màng 2.449.500
2.3.3.4. Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí dịch vụ mua ngoài là những chi phí dùng để chi trả tiền điện, nước, điện thoại…
Trong tháng nếu phát sinh chi phí dịch vụ mua ngoài cuối tháng căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi chứng từ liên quan, sau đó ghi vào “Bảng kê số 4” dòng nợ TK 627 cột có, tài khoản liên quan chi tiết theo từng đối tượng cụ thể.
Ví dụ trong tháng 6/2005 căn cứ vào Nhật ký 5 sử dụng điện, Công ty trả tièn cho Sở điện lực theo giấy báo (hóa đơn của cơ quan điện)
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 5
Tháng 6 năm 2005
Số
TT
Chứng từ
Diễn giải
Ghi có TK 331, ghi nợ các TK
Cộng có
Số
Ngày
111
121
128
133
141
627
642
811
TK 331
1
TK-046
Tháng 6 trích tiền gửi ngân hàng trả tiền cho Sở điện lực
2.510.389
25.103.899
27.614.288
Kế toán ghi:
Nợ TK 627 25.103.899
Nợ TK 133 (VAT 10%) 2.510.389
Có TK 331 27.614.228
Sau đó căn cứ vào phần thanh toán để ghi vào “Bảng kê số 4” dòng nợ TK 627 và cột có TK 331 với số tiền là 25.103.899.
2.3.3.4. Kế toán chi phí bằng tiền.
Các khoản chi phí bằng tiền thực té phát sinh ở Công ty chủ yếu như: chi phí hội nghị, công tác phí, đào tạo cán bộ… các khoản chi phí này được phản ánh trên sổ “Nhật ký chứng từ số 1”.
Cuối tháng căn cứ vào “Nhật ký chứng từ số 1”, sử dụng số liệu để ghi vào “Bảng kê số 4” dòng nợ TK 627 cột có TK 111 chi tiết cho từng đối tượng cụ thể.
Ví dụ. Trong tháng 6/2005 các chi phí khác bằng tiền ở phân xưởng Nhựa là 20.037.300 số liệu phản ánh trên “Nhật ký chứng từ số 1”.
Số liệu này được chuyển vào “Bảng kê số 4” dòng ghi nợ TK 627 cột có TK 111 theo định khoản sau.
Nợ TK 627 - Nhựa 20.037.300
Có TK 111 20.037.300
Cuối tháng toàn bộ chi phí sản xuất chung sẽ được kết chuỷen sang TK 154 phân bổ cho từng đối tượng cụ thể.
Ví dụ: trong tháng 6/2005, tổng hợp chi phí chung trên “Bảng kê số 4” của 3 phân xưởng là 2.353.013.227 số liệu này được chuyển sang dòng:
Nợ TK 154 2.353.013.227
Có TK 621 1.861.763.109
Có TK 622 278.401.469
Có TK 627 212.848.649
Cuối tháng tổng hơp tính theo toàn bộ chi phí phát sinh trong tháng cụ thể, sau khi đã tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất và bên nợ TK 154, 621, 622, 627 trên “Bảng kê số 4” kế toán sử dụng “Nhật ký chứng từ số 7” để phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất của phân xưởng.
Căn cứ vào “Nhật ký chứng từ số 7” ta lên sổ cái TK 621, 622, 627 và từ đó lên tiếp sổ cái TK 154.
3. Công tác kế toán giá thành ở Công ty.
3.1 Đối tượng giá thành.
Đối tượng tính giá thành: từng loại sản phẩm của từng phân xưởng.
Ví dụ: phân xưởng Nhựa là sản phẩm bát cơm 97-18, bát tô sóng nhỏ…
Trong phạm vi của chuyên đề này em xin trình bày về công tác tính giá thành sản phẩm tại phân xưởng Nhựa.
Như phần đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất em đã trình bày.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng nhưng thực chất là vừa theo phân xưởng vừa chi tiết các loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, trên các sổ lại không chi tiết theo loại sản phẩm.
Đến kỳ tính giá thành kế toán mới thực hiện phương pháp phân bổ gián tiếp chi phí để tính giá thành cho từng sản phẩm theo phương pháp giản đơn (trực tiếp).
3.1.2. Kỳ tính giá thành.
Công ty xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng, phù hợp với kỳ báo cáo kế toán.
Điều này đã tạo điều kiện cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty được đảm bảo kịp thời nhanh chóng cung cấp thông tin phục vụ quản lý thông tin một cách nhạy bén.
3.2. Đánh giá sản phẩm làm dở và tính giá thành sản phẩm ở phân xưởng nhựa.
3.2.1. Đánh giá sản phẩm làm dở.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm làm dở cuối kỳ là những sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, chế tạo nằm trên dây truyền, quy trình công nghệ sản xuất chưa đến kỳ thu hoạch, chưa hoàn thành, chưa bàn giao.
Thực tế ở phân xưởng Nhựa mặt hàng của phân xưởng là các đồ nhựa, nguyên vật liệu chính là nhựa Melamin các loại. Do đặc điểm khác biệt về tính chất lý học và hóa học của nhựa cho nên không có sản phẩm dở dang.
3.2.2. Tính giá thành sản phẩm.
Cuối tháng:
+ Căn cứ vào bảng kê xuất vật tư theo từng phân xưởng để kế toán tập hợp chi phí vật liệu chính thực tế, vật liệu phụ thực tế cho từng phân xưởng.
+ Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương để tập hợp chi phí nhân công theo từng phân xưởng.
+ Căn cứ vào sổ cái tài khoản 627 chi phí sản xuất chung.
+ Căn cứ vào tài liệu báo cáo về sản lượng sản xuất của từng mặt hàng(từng loại sản phẩm của phân xưởng để tính giá thành theo phương pháp giản đơn).
Ví dụ: Giá thành loại thành phẩm bát cơm 97 – 18 VHD 24b:
Có thể nêu ra phương pháp tính ở công ty như sau:
Đối với chi phí vật liệu chính đều được xuất kho theo kế hoạch sản xuất và theo dịnh mức rất chặt chẽ - nghĩa là chi phí thực tế và vật liệu chính luôn đúng bằng chi phí định mức về vật liệu chính:
* Định mức về nhựa Melamin: 83,03 gam / 1chiếc bát
bột bóng : 3,33 gam /1 chiếc bát
giấy hoa : 2 bông hoa / 1 chiếc bát
* Số lượng các nguyên vật liệu chính để sản xuất ra 116.462 chiếc bát là: nhựa Melamin: 83,03 gam x 116.462 = 9.669.839,86 gam
bột bóng : 3,33 gam x 116.462 = 387.818,46 gam
giấy hoa : 2 bông hoa x 116.462 = 232.924 bông hoa
* Tổng giá trị thực tế của các loại vật liệu chính xuất dùng là:
nhựa Melamin: 9.669.839,86 x 13.999 = 135.371.092 đ
bột bóng : 387.818,46 x 33.712 = 13.074.138 đ
giấy hoa : 232.924 x 247,8 = 57.715.002 đ
- Số lần khuôn để dập 116.462 chiếc bát là: 29.116 lần dập, chi phí này được tính như sau: 29.116 x 974,95 đ = 28.386 đ.
Chi phí này được tính ở phần chi phí sản xuất chung và khấu hao.
- Nguyên vật liệu phụ 32.000.932 đ: số tiền này được tính và phân bổ theo tiêu chuẩn giá trị thực tế của Nhựa Melamin đưa vào dùng trong tháng, cụ thể:
Công thức:
Hệ số phân bổ vật liệu phụ
=
Tổng chi phí vật liệu phụ
Tổng chi phí vật liệu chính Melamin
Phân bổ chi phí vật liệu phụ cho sản phẩm i
=
Chi phí vật liệu chính Melamin để sản xuất sản phẩm i
x
Hệ số phan bổ vật liệu phụ
* 32.000.932 / 529.370.224 = 0,06 đồng / bát
Vậy số nguyên vật liệu phụ phân bổ cho 116.426 chiếc bát là:
0,06 x 135.371.092 = 8.183.311
Tiền lương: số sản phẩm sản xuất là 116.462. Đơn giá tiền lương 156/ sp
116.462 x 156 = 18.168.072 đ
áp dụng công thức tính giá thành giản đơn. Công ty tính giá thành sản phẩm VHD 24b như sau:
Tổng giá thành = chi phí vật liệu chính + vật liệu phụ + chi phí nhân công + chi phí sản xuất chung và khấu hao = (135.371.092 +13.074.138 + 57.715.002) + 8.183.311 + 18.168.072 + 28.386.124 = 260.897.793
Tuy là chi phí vật liệu chính xuất dùng tính theo định mức sản xuất để sản xuất ra từng thứ sản phẩm nhưng thực tế số sản phẩm cuối kỳ được chia thành 3 loại. Loại A; loại B; phế liệu. Do tính chất lý, hóa học của nhựa sản phẩm B và phế liệu không tái chế được. Vậy tổng giá thành của sản phẩm chỉ tính cho sản phẩm A.
Đơn giá của một sản phẩm là:
260.897.793 đ / (116.462 – 1.617 – 579) = 23.283 đ /sản phẩm
CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY
1. Nhận xét và đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội.
Từ một bộ phận sản xuất nhựa của Xí nghiệp thương binh 27/ 7 được tách ra, đến nay đã có những bước đi lên đáng kể. Khi nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Công ty đã nhanh chóng tiếp cận thị trường mở rộng ngành nghề kinh doanh. Thực hiện phương châm: “mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng”. Vấn đề bức xúc đặt ra cho công ty là sản phẩm của công ty sản xuất ra có được khách hàng chấp nhận hay không? Có khả năng cạnh tranh với các đơn vị khác trong lĩnh vực sản xuất của mình hay không? Điều đó sẽ đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty hiện tại cũng như trong tương lai.
Ý thức dược tầm quan trọng của các vấn đề trên cho nên cùng với việc triẻn khai các hoạt động tìm hiểu thị trường tiêu thụ, tìm nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiến độ giao hàng cho khách thì công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty luôn được đảm bảo ở mức hợp lý. Tạo điều kiện ở công ty xác định được giá bán các mặt hàng của mình và khách hàng chấp nhận được. Với những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý của công ty, hiện nay đã thu hút được sự tín nhiệm của khách hàng, công ty không những đã duy trì được các bạn hàng chuyền thống mà ngày càng có thêm nhiều bạn hàng mới. Giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng được nâng cao, đời sống cán bộ công nhân viên luôn được đảm bảo. Đó là kết quả của những cố gắng hết sức to lớn của ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty nói chung, sự linh hoạt nhạy bén cuẩ công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất và đặc biệt là quảnlý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.
Qua thời gian tìm hiểu nghiên cứu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội. Em thấy nhìn chung công tác kế toán quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty là tương đối chặt chẽ biểu hiện qua việc chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty được thực hiện khá nề nếp việc tập hợp chi phí sản xuất dược diễn ra thường xuyên theo định kỳ hàng tháng đã cung cấp thông tin kịp thời nhanh chóng cho lãnh đạo công ty nắm rõ tình hình biến đọng của các khoản chi phí trong giá thành sản phẩm, đồng thời có biẹn pháp thích hợp để giảm chi phí tiết kiệm nguyên vật liệu và lao động để mang lại lợi ích cho công ty.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từ các phân xưởng, đối tượng tính giá thành sản phẩm là những loại sản phẩm hoàn thành và hoàn thành đúng đắn và hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nói chung và công tác tính giá thành sản phẩm nói riêng.
Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty hiện naylà phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ chuyên môn của từng nhan viên kế toán. Việc bố trí cán bộ kế toán như hiện nay là đảm bảo cho công tác kế toán nói chung được tiến hành thuận lợi. Hiện nay, một số phần việc kế toán ở công ty đã được xử lý trên máy vi tính, đây là điều kiện thuận lợi đối với công ty. Thực hiện xử lý số liệu kế toán trên máy vi tính đã làm giảm nhẹ được số lượng ghi chép, tính toánđược nhanh nhạy hơn. Nhất là công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với khối lượng tính toán nhiều như ở công ty hiện nay.
Bên cạnh những ưu điểm đó, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty hiện nay vẫn còn tồn tại một số mặ nhất định chưa phù hợp với chế độ kế toán chung và chưa khoa học. Việc đó cần phải phân tích và làm sáng tỏ trên cơ sở đó có những phương hướng biện pháp nhằm tiếp tục củng cố và hoàn thiện hơn nữa công tác này ở công ty.
2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty.
Là một sinh viên thực tập tốt nghiệp ở công ty, trên cơ sở những kiên thức và phương pháp luận đã được trang bị ở trường và thực tế ở công ty, em đã tìm hiểu nghiên cứu, đặc biệt là công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty, với mong muốn công tác này ở công ty khắc phục được những hạn chế nêu trên và ngày càng được hoàn thiện hơh nữa góp phần, làm tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiêu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của công ty. Vậy em xin có một số ý kiến sau:
2.1. Kiến nghị 1
Về cách lập bảng kê xuất vật tư của công ty.
Dựa vào cách lập trước, em xin có ý kiến sau: khi tiến hành lập bảng xuất vật tư nên chi tiết từng vật liệu chính riêng, vật liệu phụ riêng để cung cấp số liệu lập bảng tính giá thành chính xác theo các khoản mục vật liệu chính, vật liệu phụ. Nếu không công ty phải tốn nhiều thời gian và có thể nhầm lẫn cho việc tách từng loại vật liệu riêng. Theo cách lập hiện nay của công ty về bảng xuất vật liệu thì nên lập lại như sau:
Ví dụ về phân xưởng Nhựa:
Để đảm bảo phát triển được nguồn vốn của công ty mà vẫn quản lý tốt được giá thành sản phẩm, công ty cần phải có biện pháp nhằm tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạch toán chính xác, hợp lý các chi phí sản xuất trong từng tháng (kỳ) và giá thành sản phẩm.
BẢNG KÊ XUẤT VẬT LIỆU CHO PHÂN XƯỞNG NHỰA
Tháng 6 năm 2005
Chứng từ
Diễn giải
Dùng cho sản xuất
Dùng cho quản lý phân xưởng
Số
Ngày
1521
1522
Cộng
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
3
5/6
Melamin
150 kg
2.099.850
…
….
….
…..
…
…
….
……
5
7/6
Bột bóng
200 kg
6.742.400
8
9/6
Nước cất
120 lít
60.000
11
7/6
Bột xoa khuôn
50 kg
1.950.000
13
15/6
Mỡ bảo dưỡng
502.000
…
…
…..
….
….
….
….
….
….
…
…
….
….
….
….
…..
….
…..
….
….
…..
…..
…..
…..
…..
…..
…..
26
25/6
Melamin
420 kg
5.421.780
27
26/6
Dầu lau máy
300.000
Cộng
777.904.888
5.129.677
783.034.565
2.200.745
2.2. Kiến nghị 2: Về phương pháp tính khấu hao tài sản
Về vấn đề tính chi phí khấu hao tài sản cố định: hiện nay ở công ty, theo quyết định 1062 và mới có văn bản sửa đổi mới điều chỉnh là số 166/ 1999 QĐ - BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999 về đăng ký khấu hao tài sản cố định trong từng năm, công ty thực hiện tính mức khấu hao tài sản cố định bằng tổng mức khấu hao bình quân năm chia cho 12 tháng.
Mức khấu hao tháng = mức khấu hao năm / 12 tháng
Mặt khác trong năm có thể có phát sinh các nghiệp vụ tăng hoặc giảm tài sản cố định và giá trị phát sinh tăng hoặc giảm tài sản cố định là rất lớn, nhưng công ty chỉ điều chỉnh số phát sinh đó vào cuối năm. Cách tính khấu hao theo mức khấu hao bình quân như vậy sẽ dẫn đến những ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Nghĩa là tài sản cố định tăng, giảm trong năm thì ảnh hưởng mức khấu hao tăng giảm vào tháng cuối năm.
Việc tính khấu hao theo mức bình quân năm, năm chia theo tháng sẽ dẫn đến hiện tượng nếu trong tháng kế hoạch sản xuất không thực hiện tốt sẽ làm cho giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm tăng quá cao và ngược lại có hại làm cho giá thành sản phẩm hạ xuống quá thấp điều đó sẽ ảnh hưởng đến tính hợp lý của giá thành sản phẩm.
Bởi vậy, công ty cần có biện pháp thay đổi phương pháp khấu hao tài sản cố định như hiện nay theo quy định của Bộ tài chính về văn bản mới quy định về khấu hao tài sản cố định ngày 30 / 12 / 1999, cụ thể: căn cứ vào mức trích khấu hao tài sản cố định của những tài sản cố định hiện có được đăng ký với cơ quan quản lý vốn. Hàng tháng khi co tài sản cố định tăng, giảm thì phải điều chỉnh tăng, giảm mức khấu hao vào tháng tiếp theo chứ không để đến cuối năm mới điều chỉnh một lần.
Mức khấu hao TSCĐ tháng n
=
Mức khấu hao tài sản cố định đã trích tháng trước (n-1)
+
Mức khấu hao tăng tháng n (căn cứ vào TSCĐ tăng tháng n-1)
-
Mức khấu hao giảm tháng n (căn cứ vào tài sản cố định giảm tháng n-1)
2.3. Kiến nghị 3
Về việc kế toán tập hợp chi phi trả trước:
Hiện nay chi phí trả trước ở công ty nếu phát sinh thì chủ yếu là chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, mà khoản chi phí này thường là rất lớn.
Trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi thiết bị máy móc bị hư hỏng phải sửa chữa lớn.
Thực tế tại công ty cong tác sửa chữa lớn tài sản cố định thực tế phát sinh thì tập hợp toàn bộ vào chi phí có liên quan (TK 627, 642).
Nợ TK 2413 giá trị công trình sửa chữa lớn
Có TK liên quan (331) hoàn thành
Kết chuyển giá trị công trình sửa chữa lớn hoàn thành vào chi phí
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 2413
Như vậy chi phí trong kỳ của tháng thực tế sửa chữa lớn tài sản bị tăng lên rất nhiều, trong khi đó tài sản cố định đó không chỉ sản xuất vài tháng mà dùng vào hoạt động sản xuất cho nhiều năm mới phải sửa chữa và thanh lý.
Nhưng ở công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội chưa có khoản trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh tránh bị động, công ty cần quan tâm xem xét vấn đề:
Hàng năm công ty nên xây dựng lập dự toán, lập kế hoạch trích trước chi phí quản lý lớn.
+ Hàng tháng trích trước:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 335
+ Khi công trình sửa chữa lớn thực tế phát sinh:
Nợ TK 2413
Có TK 331
+ Kết chuyển chi phí:
Nợ TK 335
Có TK 2413
Cuối năm điều chỉnh mức trích trước với giá thành thực tế sửa chữa lớn:
* Chênh lệch tổng mức trích trước lớn hơn giá thành thực tế sửa chữa lớn:
Nợ TK 335
Có TK 721
* Chênh lệch tổng mức trích trước nhỏ hơn giá thành thực tế sửa chữa lớn:
Nợ TK 627, 642
Có TK 335
2.4.Kiến nghị 4: Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Vì: - Các loại sản phẩm của phân xưởng nhựa đều có quy trình công nghệ giống nhau.
- Các chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, nhân công, sản xuất chung đều tương tự nhau.
- Nếu tính theo phương pháp giản đơn thì số lượng các bước tính toán quá nhiều, trong khi đó tính chính xác của việc phân bổ chi phí cũng không thể tuyệt đối do đó để đơn giản hơn, dễ tính toán hơn mà vẫn đảm bảo tính chính xác (tương đối) của giá thành. Theo em công ty nên thay đổi phương pháp tính giá thành sản phẩm giản đơn, bằng phương pháp tính giá thành tỷ lệ cho phân xưởng nhựa.
Bước 1:
Xác định tỷ lệ phân bổ giá thành theo từng khoản mục
=
DĐK + CTK - DCK
x
100
Σti
Trong đó: DĐK; DCK = 0
ti : là tiêu chuẩn để tính tỷ lệ phân bổ giá thành có thể dùng giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch tính theo sản lượng thực tế.
Bước2: Giá thành của sản phẩm i = ti +T%
2.5. Kiến nghị 5: Việc hạch toán tiền điện.
Tiền điện cần phải phân bổ vào đúng các đối tượng chịu chi phí. ở công ty chỉ tập hợp toàn bộ vào TK 627 vậy cần phải phân bổ cho các hoạt động khác như quản lý doanh nghiệp, phân xưởng… Trên cơ sở các đồng hồ đo (công tơ) để phân bổ chi phí.
KẾT LUẬN
Chi phí sản xuất là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, bởi lẽ có thể tồn tại và phát triển thì điều trước tiên là phải tiêu thụ được sản phẩm, có thu nhập để bù đắp chi phí, duy trì sản xuất để có lãi.
Muốn duy trì được sản phẩm thì ngoài việc đảm bảo được chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà còn phải đảm bảo được giá bán sản phẩm phải ở mức hợp lý mà người mua chấp nhận được. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý tốt chi phí sản xuất, tiết kiệm chi phí để giảm giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý chi phí sản xuất, Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội đã chú trọng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên để kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất nói riêng thực sự trở thành công cụ quản lý, góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, cần phải hoàn thành và tổ chức công tác kế toán một cách chính xác và khoa học hơn.
Là người cán bộ kế toán em nghĩ rằng không phải chỉ nắm vững về phần lý luận mà cần phải hiểu sâu sắc về phần thực tế. Trên cơ sở nắm vững lý luận và tình hình thực tế của công ty người cán bộ kế toán mới có thể vận dụng một cách khoa học hợp lý, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn để giải quyết vấn đề trên công tác kế toán ở công ty nhằm nâng cao hiệu suất của hoạt động hạch toán mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh cho công ty.
Qua hai tháng thực tập tại công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội, vì điều kiện thời gian nghiên cứu và sự hiểu biết còn hạn chế, bản báo cáo này mới chỉ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu của công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Từ đó rút ra được những ưu - nhược điểm trong công tác này ở công ty. Đồng thời nêu ra một số vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện, hơn nữa trong công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội.
Mặc dù đã rất cố gắng song thời gian và khả năng còn hạn chế nên nhận thức, nội dung trình bày cũng như phương pháp đánh giá của cá nhân còn nhiều hạn chế. Do vậy, bản chuyền đề này khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy, cô giáo, các cán bộ phòng kế toán tham gia giúp đỡ để bản báo cáo thêm phong phú, khoa học và có giá trị thiết thực trong cuộc sống.
Đây là công trình khoa học đầu tay của em trong quá trình nghiên cứu học tập tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Để đạt được kết quả này em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung và em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ kế toán – Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội.
Hà Nội ngày … tháng … năm 2005
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kế toán tài chính
Giáo trình kế toán quản trị
Hệ thống kế toán doanh nghiệp
Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính
Phân tích các hoạt động kinh tế
Kế toán tài chính doanh nghiệp
Một số tài liệu của công ty
.
NXB Tài chính. 1999
NXB Tài chính. 1999
NXB Tài chính. 2000
NXB Tài chính. 2000
NXB Tài chính. 2000
- NXB Thống Kê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT1-125.docx