Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình

LỜI MỞ ĐẦU ------˜&™------ Trong thời buổi nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân được nâng cao. Giày dép là một phần giúp họ tôn lên vẻ đẹp của mình. Thấy được nhu cầu ngày càng đa dạng về chủng loại cũng như chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình đã nỗ lực không ngừng để mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu với nhiều mẫu mã đa dạng về kiểu dáng, phong phú về hình thức và giá cả cạnh tranh. Để tạo được chỗ đứng trên thị trường thế giới, Công ty đã và sẽ không ngừng cải tiến để mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá thành phù hợp nhất. Vì vậy việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Với những ý nghĩa như trên, được sự đồng ý của khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng thuộc trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô Ngô Thị Mỹ Thúy, cũng như sự giúp đỡ của Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình, em tiến hành thực hiện đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. t Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Sản xuất Giày Thái Bình. Qua đó thấy được những điểm mạnh và những điểm yếu còn tồn tại đồng thời đề xuất ý kiến góp phần làm cho công tác kế toán tại Công ty ngày càng hoàn thiện và phù hợp với quy định. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để em có thể củng cố, nâng cao kiến thức chuyên ngành của mình. t Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu trong bài áp dụng là: Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích và xử lý số liệu. t Đối tượng nghiên cứu Sổ tổng hợp Chứng từ ghi sổ, các Sổ Cái và các Sổ chi tiết có liên quan đến quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm t Phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu như sau: Phạm vi không gian: Tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Sản xuất Giày Thái Bình. Phạm vi thời gian: Từ 11/07/2011 đến 20/09/2011 Nội dung nghiên cứu: Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Sản xuất Giày Thái Bình. t Sơ lược cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất - Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình - Chương 3: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rực Tiếp Tháng 10/2010 Nhận xét: Công ty đã tổ chức tốt công tác quản lý nguyên vật liệu bằng cách thiết lập mã cho mỗi loại nguyên vật liệu theo từng khách hàng (Mã nguyên vật liệu: “Loại vật tư - mã số khách hàng”) như sau: FO 001: FORM DECATHON; FO 008: FORM PISTON,… Công ty đã không phân nguyên vật liệu thành nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ mà quản lý nguyên vật liệu dưới dạng vật tư và phân chúng thành những loại có chung tính chất như sau: Vật tư đế (TK1521De) gồm những loại nguyên vật liệu để sản xuất đế, vật tư mũ (TK1521Mu) gồm những loại nguyên vật liệu để sản xuất nên phần mũ của đôi giày. Việc quản lý nguyên vật liệu như vậy đã giúp đơn vị thấy được rõ ràng hơn dòng chi phí (tỷ lệ) của từng nhóm nguyên vật liệu cấu thành nên những bộ phận của đôi giày. Đơn vị đã tổ chức sổ sách chứng từ theo đúng chế độ kế toán. Ngoài ra việc tổ chức hạch toán kế toán khá chặt chẽ thông qua việc thiết lập hệ thống luân chuyển chứng từ được xét duyệt ở các khâu chứng từ đi qua. Tuy nhiên việc tổ chức hạch toán chi phí và theo dõi cho từng đơn hàng của các khách hàng theo mẫu mã, chủng loại sản phẩm thì Công ty vẫn chưa theo dõi được. 2.2.5.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình ê Những vấn đề chung về chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Hình thức trả lương: - Công ty trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức lương sản phẩm. Công thức tính tiền lương: Tiền lương = Tiền lương theo sản phẩm + Tiền lương khác ngoài lương sản phẩm Trong đó: + Tiền lương theo sản phẩm = Số lượng sản phẩm nhập kho * Đơn giá lương sản phẩm + Tiền lương khác ngoài lương sản phẩm bao gồm các khoản: Bù lương chế độ, lương phụ trội (tăng ca, chủ nhật), lương học việc, ngừng việc chế độ, nghỉ phép, phụ cấp (chuyên cần, nhà ở, độc hại,..). - Tiền lương trong tháng của công nhân viên được trả làm 2 lần: * Lần đầu: Công ty tạm ứng lương cho người lao động căn cứ vào thời gian họ làm trong tháng vào ngày 15 hàng tháng. * Lần 2: Sau khi tính lương phải trả cho người lao động trong tháng, Công ty tiến hành thanh toán số tiền người lao động còn được lĩnh sau khi trừ đi tiền lương đã tạm ứng. Việc trả lương được thực hiện vào ngày 4 của tháng sau. - Hàng năm, Công ty tổ chức xét duyệt nâng lương cho người lao động, đây là cơ sở tốt nhằm khuyến khích người lao động cố gắng làm việc và gắn bó với Công ty. - Ngoài ra Công ty còn trả lương cho bộ phận lao động gián tiếp theo hình thức lương thời gian. Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Công ty mở chi tiết tài khoản 622 để theo dõi riêng chi phí lương và các khoản trích theo lương (Chế độ) như sau: TK6221: Lương của bộ phận trực tiếp và gián tiếp TK6222: Chế độ Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công của Công ty, nó được theo dõi chung cho các đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Trên phần mềm kế toán thì tài khoản này phản ánh số tổng chi phí nhân công trực tiếp và gián tiếp cho toàn bộ các lô sản phẩm trong kỳ. Việc kết chuyển và phân bổ chi phí nhân công cho từng đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm theo tiêu thức phân bổ “ Sản lượng sản xuất ”. Các khoản trích theo lương: Căn cứ vào tổng quỹ lương và lương cơ bản, các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được trích cụ thể như sau: - BHXH: trích 22% lương cơ bản, trong đó 16% đưa vào chi phí sản xuất và 6% khấu trừ vào lương. - BHYT: trích 4.5% lương cơ bản, trong đó 3% đưa vào chi phí sản xuất và 1.5% khấu trừ vào lương. - BHTN: trích 2% lương cơ bản, trong đó 1% đưa vào chi phí sản xuất và 1% khấu trừ vào lương. - KPCĐ: trích 2% lương cơ bản đưa vào chi phí sản xuất. Ngoài ra, theo quyết định số 12/2010/QĐ-DN, Công ty quy định người lao động đóng đoàn phí công đoàn 8.000 đ/người/tháng để bổ sung nguồn quỹ công đoàn trong Công ty. Chứng từ sử dụng Bảng chấm công Bảng tổng hợp thanh toán lương Bảng báo cáo tổng hợp chế độ, chính sách Nội dung sơ đồ luân chuyển chứng từ Quy trình luân chuyển chứng từ về lương qua các bộ phận sau: Nhà máy Phòng quản lý nhân sự Phòng phát triển nguồn lực Phòng kiểm soát tài chính tiền lương (KSTC-TL) Phòng kế toán Thủ quỹ Bước 1: Hàng ngày các tổ trưởng, chuyền trưởng theo dõi chấm công cho công nhân sản xuất, cuối tháng tổng hợp lại gửi Bảng chấm công cho phòng quản lý nhân sự. Bước 2: Phòng quản lý nhân sự kiểm tra Bảng chấm công có đúng đối tượng lao động, đúng hợp đồng không. Sau khi kiểm tra xong phòng quản lý nhân sự chuyển bảng chấm công cho phòng phát triển nguồn lực. Bước 3: Phòng phát triển nguồn lực căn cứ vào Bảng chấm công đã được kiểm tra lập bảng tính lương và bảng chế độ. Sau khi lập xong lưu lại Bảng chấm công và chuyển bảng lương và bảng chế độ sang phòng kiểm soát tài chính tiền lương. Bước 4: Phòng kiểm soát tài chính tiền lương xem xét bảng lương và bảng chế độ. Sau đó ký duyệt và chuyển qua phòng kế toán 2 bảng này. Bước 5: Kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng lương và bảng chế độ phòng kiểm soát tài chính tiền lương chuyển qua tiến hành ghi sổ và sau cùng chuyển 2 bảng này cho thủ quỹ làm căn cứ lập phiếu chi lương và lưu ở phòng kế toán. Sơ đồ 2.6 Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Lương Bắt đầu Nhà Máy Lập bảng chấm công Bảng chấm công Bảng chấm công Kiểm tra Bảng chấm công(BCC) Bảng chấm công Lập bảng tính lương ti BCC Bảng lương Bảng chế độ N Bảng lương Bảng chế độ Ký duyệt ti Bảng lương Bảng chế độ Bảng lương Bảng chế độ Kiểm tra ti Bảng lương Bảng chế độ Sổ tổng hợp Sổ cái Kế toán Z Bảng lương Bảng chế độ Lập phiếu chi tiền lương Bảng lương Bảng chế độ Phiếu chi N Phòng Quản lý nhân sự Phòng nguồn lực Phòng kiểm Soát TC-TL Phòng Kế Toán Thủ Quỹ Phương pháp hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, gián tiếp được theo dõi trên Microsoft Excel cho từng mã hàng thể hiện ở Bảng phân bổ tiền lương. Trên phần mềm, kế toán theo dõi chi phí nhân công của bộ phận sản xuất trực tiếp và gián tiếp của toàn nhà máy. Cuối tháng, tại nhà máy tập hợp bảng chấm công lại và gửi lên bộ phận quản lý nhân sự, sau đó được chuyển qua bộ phận tính lương. Căn cứ vào bảng chấm công bộ phận tính lương sẽ tính ra số lương phải trả cho người lao động, cũng như các khoản trích và khấu trừ có liên quan. Ở bộ phận kế toán, kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng tổng hợp lương và bảng báo cáo tổng hợp chế độ chính sách được gửi từ bộ phận lương sang, kế toán định khoản như sau: Chi phí tiền lương: Nợ TK6221: (Chi phí lương của bộ phận trực tiếp và gián tiếp) Có TK334: (Phải trả lương của bộ phận trực tiếp và gián tiếp) Các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất: Nợ TK6222: (Chế độ) Có TK3382: (Kinh phí công đoàn) Có TK3383: (Bảo hiểm xã hội) Có TK3384: (Bảo hiểm y tế) Có TK3389: (Bảo hiểm thất nghiệp) Sau khi lên Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp tiến hành nhập liệu vào phần mềm Microsoft Excel, sau đó tổng hợp số liệu. Từ Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, kế toán lên Sổ Cái các tài khoản có liên quan. ?Một số nghiệp vụ phát sinh tại Công ty: - Căn cứ vào Bảng tổng hợp thanh toán lương tháng 10/2010, tổng tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và gián tiếp là 24.813.784.000, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK6221: 24.813.784.000 Có TK334: 24.813.784.000 Bảng 2.7 Bảng tổng hợp thanh toán lương tháng 10/2010 Căn cứ vào Bảng báo cáo tổng hợp chế độ - chính sách tháng 10 năm 2010, tổng số tiền các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và gián tiếp tính vào chi phí sản xuất là: 2.867.460.300. Trong đó, BHXH là: 2.152.979.000, BHYT là: 403.683.600, BHTN là: 134.561.100, KPCĐ là: 176.236.600, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK6222: 2.867.460.300 Có TK3383: 2.152.979.000 Có TK3384: 403.683.600 Có TK3382: 176.236.600 Có TK3389: 134.561.100 Bảng 2.8 Bảng báo cáo tổng hợp chế độ - chính sách tháng 10 năm 2010 Minh họa cách tính các khoản trích theo lương và khấu trừ vào lương như sau: Công nhân A: Hệ số lương = 2,13 ; Mức lương cơ bản = 730.000 Lương cơ bản để tính: 2,13 * 730.000 = 1.554.900 Trích theo lương đưa vào chi phí sản xuất: BHXH: 1.554.900 * 16% = 248.784 BHYT: 1.554.900 * 3% = 46.647 BHTN: 1.554.900 * 1% = 15.549 KPCĐ: 1.554.900 * 2% = 31.098 Khấu trừ vào lương: BHXH: 1.554.900 * 6% = 93.294 BHYT: 1.554.900 * 1.5% = 23.324 BHTN: 1.554.900 * 1% = 15.549 PCĐ: 8.000 Kế toán lập Chứng từ ghi sổ như sau: CTY CPĐT & SX GIÀY THÁI BÌNH PHÒNG KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 10 năm 2010 Stt Diễn giải ĐKN ĐKC Số tiền Ghi chú 01 Lương công nhân sản xuất 6221 334 24.813.784.000 02 Trích BHXH 6222 3383 2.152.979.000 03 Trích BHYT 6222 3384 403.683.600 04 Trích KPCĐ 6222 3382 176.236.600 05 Trích BHTN 6222 3389 134.561.100 Tổng cộng 27.681.244.300 Từ Chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ như sau: Đơn vị: Cty CPĐT & SX Giày Thái Bình Mẫu số: S02B-H Địa chỉ: 5A Xa lộ Xuyên Á – An Bình - Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Dĩ An – Bình Dương ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Từ ngày 01/10/2010 đến 31/10/2010 Kèm theo: chứng từ gốc Ngày 31 tháng 10 năm 2010 Người lập Kế toán trưởng Từ Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành ghi vào Sổ Cái như sau: CTY CP ĐT & SX GIÀY THÁI BÌNH PHÒNG KẾ TOÁN SỔ CÁI Tên TK: Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp Số hiệu: 622 Tháng 10 năm 2010 Kế toán trưởng Người lập CTY CP ĐT & SX GIÀY THÁI BÌNH PHÒNG KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT Tên TK: Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp Số hiệu: 622 Tháng 10 năm 2010 Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và gián tiếp: Do Công ty sản xuất rất nhiều chủng loại giày, mỗi chủng loại lại có nhiều dạng khác nhau. Tháng 10/2010 Công ty sản xuất được 1.051.598 đôi giày. Vì vậy, tiền lương công nhân không thể xác định trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Kế toán phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức phù hợp và Công ty đã áp dụng phương pháp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng mã sản phẩm dựa vào đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương được tính theo công thức sau : Đơn giá tiền lương/đôi = Tổng chi phí nhân công trực tiếp và gián tiếp Tổng sản phẩm hoàn thành + Chi phí nhân công trực tiếp và gián tiếp phân bổ cho từng mã hàng theo đơn hàng là: Tổng chi phí nhân công trực tiếp và gián tiếp = L * Hi Trong đó: L: Đơn giá tiền lương/đôi Hi: Sản phẩm hoàn thành theo từng mã hàng. Đơn giá tiền lương = 27.681.244.300 = 26.323 đồng/đôi 1.051.598 Như vậy: + Phân bổ tiền lương nhân công trực tiếp và gián tiếp cho từng mã sản phẩm theo từng đơn hàng như sau : Mã giày KID 80 GREY PINK : 26.323 * 3.707 = 97.579.361 đồng. Mã giày KID 80 BLACK RED: 26.323 * 3.703 = 97.474.069 đồng. Mã giày KID 300 GREY ORANGE: 26.323 * 7.490 = 197.162.954 đồng. Tính tương tự cho các mã giày còn lại, kế toán lên Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các mã giày như sau: Bảng 2.9 Bảng Phân Bổ Chi Phí Nhân Công Tháng 10/2010 Nhận xét: Công ty đã tổ chức tốt công tác tiền lương, việc tổ chức phân loại chi tiết tài khoản “TK622” thành hai tài khoản chi tiết nhằm theo dõi riêng biệt cho phần lương phải trả và phần chế độ có liên quan tương đối rõ ràng. Về mặt tổ chức chứng từ nhằm phục vụ cho công tác hạch toán rất chặt chẽ. Chứng từ được luân chuyển qua từng bộ phận, ký duyệt đã đảm bảo được nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Công ty có bộ phận phụ trách việc tính lương riêng. Điều này đã làm giảm khối lượng công việc cho kế toán rất nhiều. Tuy nhiên, về mặt theo dõi khoản lương phải trả, Công ty không theo dõi riêng cho bộ phận trực tiếp sản xuất và bộ phận gián tiếp. Công ty đã gộp hai bộ phận này lại thành một và theo dõi chung trên “TK622” (Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất). 2.2.5.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình ê Những vấn đề chung về chi phí sản xuất chung tại Công ty Chi phí sản xuất chung là toàn bộ các khoản chi phí thực tế mà Công ty đã chi ra cho việc quản lý và phục vụ trong phạm vi các phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung được theo dõi chung và hạch toán hàng ngày. Đến cuối tháng, kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng mã sản phẩm theo từng khách hàng theo tiêu thức “Sản lượng sản xuất”. Tài khoản sử dụng TK627 “Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này mở chi tiết như sau: Chứng từ sử dụng Phiếu xuất kho. Bảng tính khấu hao. Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ. Bảng phân bổ chi phí khấu hao. Chứng từ khác Phương pháp hạch toán - Căn cứ vào Phiếu xuất kho, Hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ, Bảng phân bổ chi phí khấu hao và các chứng từ khác, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. - Cuối tháng căn cứ vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ được kế toán phụ trách gửi lên, kế toán tổng hợp tiến hành nhập liệu vào phần mềm Microsoft Excel, sau đó tổng hợp số liệu các tài khoản có liên quan. Từ đó lên Sổ Cái các tài khoản. Cụ thể như sau: Chi phí vật liệu (TK 6272): Các loại vật liệu xuất dùng cho phân xưởng bao gồm: + Phụ tùng thay thế (TK1525): Bạc đạn (cái), bù lon (cái), dây curoa (sợi),… + Nhiên liệu (TK1526) để vận hành lò hơi: Dầu Do, dầu nhớt, xăng A92,… + Vật tư khác (TK1527): Giấy chống ẩm, khóa, carton,… Trị giá vật liệu xuất dùng ở phân xưởng trong kỳ được tính giống như nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trực tiếp tức là tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Kế toán định khoản chi phí vật liệu xuất dùng phục vụ sản xuất như sau: Nợ TK6272: (Chi phí vật liệu) Có TK152: (Nguyên vật liệu xuất dùng) Chi phí dụng cụ sản xuất (TK6273): Các loại công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng bao gồm: Viết bạc korea, viết bạc tự xóa, kéo bấm chỉ, thớt chặt dài,… Phần lớn các công cụ, dụng cụ của Công ty đều được xuất dùng một lần trong kỳ. Tuy nhiên có một số công cụ, dụng cụ có giá trị lớn được phân bổ thành nhiều kỳ. Kế toán định khoản chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần trong kỳ như sau: Nợ TK6273: (Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất) Có TK153: (Công cụ, dụng cụ) Kế toán định khoản chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng nhiều lần trong kỳ như sau: Nợ TK6273: (Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất trong kỳ) Có TK153: (Công cụ, dụng cụ dùng trong kỳ) Có TK142,242: (Chi phí trả trước ngắn hạn, chi phí trả trước dài hạn) Chi phí khấu hao tài sản cố định (TK6274): Tài sản cố định của công ty bao gồm: Máy chặt da, máy đúc khuôn, máy may,.… Giá trị tài sản cố định được xác định theo nguyên giá. Công ty trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng. Công thức tính mức khấu hao như sau: Mức khấu hao bình quân/năm = Nguyên giá Số năm sử dụng Mức khấu hao tháng = Mức khấu hao bình quân/năm 12 Kế toán định khoản chi phí khấu hao như sau: Nợ TK6274: (Chi phí khấu hao) Có TK2141: (Hao mòn tài sản cố định) Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK6277): Tại Công ty chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm: Tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, chi phí lắp đèn chiếu sáng, đồ dùng văn phòng phẩm ở phân xưởng,… Kế toán định khoản chi phí dịch vụ mua ngoài như sau: Nợ TK6277: (Chi phí dịch vụ mua ngoài) Có TK331: (Phải trả người bán) Các chi phí bằng tiền khác (TK6278): Kế toán định khoản chi phí bằng tiền khác như sau: Nợ TK6278: (Chi phí bằng tiền khác) Có TK111,112: (Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng) ? Một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 10 năm 2010: - Căn cứ vào Phiếu xuất kho số PXCC/09-006 ngày 08/10/2010, trị giá công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất là 12.015.000, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. (Phụ lục 06) Kế toán định khoản như sau: Nợ TK6273: 12.015.000 Có TK1533: 12.015.000 - Căn cứ vào Phiếu xuất kho số PXSC/08-001 ngày 11/10/2010 trị giá vật tư xuất dùng để sửa chữa phục vụ sản xuất là 14.141.000, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. (Phụ lục 07) Kế toán định khoản như sau: Nợ TK6272: 14.141.000 Có TK1528: 14.141.000 Căn cứ vào Hóa đơn tiền điện số 1030402 ngày 13/10/2010, tổng tiền điện dùng cho phân xưởng sản xuất phải thanh toán là 10.243.614, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. (Phụ lục 08) Kế toán định khoản như sau: Nợ TK6277: 9.312.376 Nợ TK 1331: 931.238 Có TK33112(Điện): 10.243.614 Ghi chú: TK33112(Điện) “Phải trả tiền điện” - Căn cứ vào Bảng phân bổ khấu hao tháng 10 năm 2010, tổng hợp chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận phân xưởng sản xuất là 1.195.757.655. Trong đó, khấu hao tài sản cố định hữu hình: 221.912.291, tài sản cố định thuê tài chính: 858.799.907, tài sản cố định vô hình: 115.045.457, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. (Phụ lục 09) Kế toán định khoản như sau: Nợ TK6274: 1.195.757.655 Có TK2141: 221.912.291 Có TK2142: 858.799.907 Có TK2143: 115.045.457 Kế toán lập Chứng từ ghi sổ như sau: CTY CP ĐT & SX GIÀY THÁI BÌNH PHÒNG KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 10 năm 2010 Stt Diễn giải ĐKN ĐKC Số tiền Ghi chú 01 Xuất công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất 6273 1533 12.015.000 02 Xuất vật tư sửa chữa phân xưởng sản xuất 6272 1528 14.141.000 03 Chi phí điện phân xưởng sản xuất 6277 33112 9.312.376 04 Chi phí khấu hao TSCĐ phân xưởng sản xuất 6274 214 1.195.757.655 … …. … … … … Tổng cộng 21.509.709.032 Từ Chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ như sau: Đơn vị: Cty CPĐT & SX Giày Thái Bình Mẫu số: S02B-H Địa chỉ: 5A Xa lộ Xuyên Á – An Bình - Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Dĩ An – Bình Dương ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Từ ngày 01/10/2010 đến 31/10/2010 Kèm theo: chứng từ gốc Ngày 31 tháng 10 năm 2010 Người lập Kế toán trưởng Từ Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, cuối tháng kế toán tiến hành ghi vào Sổ Cái như sau: CTY CP ĐT & SX GIÀY THÁI BÌNH PHÒNG KẾ TOÁN SỔ CÁI Tên TK: Chi Phí Sản Xuất Chung Số hiệu: 627 Tháng 10 năm 2010 Kế toán trưởng Người lập CTY CP ĐT & SX GIÀY THÁI BÌNH PHÒNG KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT Tên TK: Chi Phí Sản Xuất Chung Số hiệu: 627 Tháng 10 năm 2010 Phân bổ chi phí sản xuất chung Do chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho toàn phân xưởng, để biết được chi tiết chi phí sản xuất chung cho từng mã sản phẩm, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung dựa trên “Sản lượng hoàn thành”. Ta có công thức sau: Hệ số phân bổ = Tổng chi phí sản xuất chung Tổng sản lượng hoàn thành Chi phí sản xuất chung cho từng mã sản phẩm = Hệ số phân bổ * Sản lượng từng mã sản phẩm Trong tháng 10/2010: Tổng chi phí sản xuất chung là 21.509.709.032 Tổng sản lượng hoàn thành là 1.051.598 đôi Hệ số phân bổ = 21.509.709.032 = 20.454 đồng/đôi 1.051.598 Chi phí sản xuất chung cho từng mã sản phẩm được tính như sau: Mã giày KID 80 GREY PINK: 20.454 * 3.707 = 75.822.978 Mã giày KID 80 BLACK RED: 20.454 * 3.703 = 75.741.162 Mã giày KID 300 GREY ORANGE: 20.454 * 7.490 = 153.200.460 Tính tương tự cho các mã giày còn lại, kế toán lên Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho các mã giày như sau: Bảng 2.10 Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng mã sản phẩm Nhận xét: Về mặt chứng từ để làm căn cứ cho việc hạch toán, ghi chép sổ sách kế toán đơn vị đã thực hiện đầy đủ chứng từ cần thiết để làm cơ sở cho việc ghi sổ. Tuy nhiên, Công ty còn một số mặt hạn chế như: Đơn vị chọn cách phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng mã sản phẩm của đơn hàng cho các khách hàng theo tiêu thức phân bổ “Sản lượng sản xuất” là chưa hợp lý. Vì Công ty đã xem chi phí sản xuất chung cho mỗi đôi giày là như nhau. Đơn vị đã hạch toán chi phí lương nhân viên phân xưởng vào chi phí nhân công trực tiếp. Điều này thực tế đã không phản ánh chính xác chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. 2.3 Kế toán kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình Cuối tháng, phân xưởng tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang để chuyển lên cho kế toán giá thành đánh giá sản phẩm dở dang làm căn cứ tính giá thành sản phẩm. Cách xác định trị giá sản phẩm dở dang Công ty thường lập kế hoạch sản xuất từng lô giày với lượng nguyên liệu đã tính toán trước nên nguyên liệu thường xuất dùng một lần trong kỳ tương ứng với cỡ lô sản xuất, lượng nguyên liệu xuất dùng bao nhiêu là đưa vào sản xuất hết bấy nhiêu. Vì vậy, Công ty xem lượng nguyên liệu xuất kho mà chưa sử dụng là sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang là những đôi giày chưa được đóng gói, những sản phẩm chưa được kiểm nghiệm, dán nhãn và làm thủ tục nhập kho. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Công ty thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nên trị giá sản phẩm dở dang chỉ tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn các chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Nhưng Công ty không áp dụng công thức đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà cuối kỳ căn cứ vào các báo cáo kiểm kê của các phân xưởng gửi lên, theo đó báo cáo kiểm kê sẽ theo dõi cho từng khách hàng với các dữ liệu kiểm kê được, kế toán sẽ tiến hành tính ra số nguyên vật liệu tiêu hao cho sản phẩm dở dang và tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Cuối tháng 10/2010 chúng ta có các Báo cáo kiểm kê của các phân xưởng gửi lên. Kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cho từng mã sản phẩm theo từng khách hàng. Tổng trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của chi phí NVL TT là: 1.730.538.214 Bảng 2.11 Bảng tổng hợp báo cáo kiểm kê tháng 10/2010 KH.HÀNG Mà SẢN PHẨM TRỊ GIÁ SẢN PHẨM DDCK NHÓM VẬT TƯ MŨ NHÓM VẬT TƯ ĐẾ PACKING VTDA PLMA ĐẾ NGOÀI ĐẾ GIỮA C&C Decathlon Kid 80 Grey Pink 5.663.869 1.405.542 789.823 979.771 453.186 701.901 1.333.646 KID 80 Black Red 8.239.674 2.764.194 839.204 1.072.619 939.027 694.205 1.930.425 KID 300 Grey Orange 15.387.630 5.439.432 1.147.164 3.550.518 1.646.134 2.562.629 1.041.753 Piston Pist001-B 9.712.666 1.830.080 2.067.546 1.169.393 916.887 2.152.507 1.576.253 Pist002-R 14.892.951 2.793.969 3.488.956 2.305.013 1.031.436 3.515.718 1.757.859 Pist003-W 18.541.427 8.785.299 1.106.185 3.339.557 1.397.900 941.657 2.970.829 … … … ... ... ... ... ... ... TỔNG 1.730.538.214 831.318.516 492.638.879 196.516.868 114.884.569 60.568.617 34.610.764 Nguồn tin: Phòng kế toán 2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình Tài khoản sử dụng. Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”. Phương pháp hạch toán Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sản xuất chung, kế toán ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ, ghi: Nợ TK 155 - Thành phẩm Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Kế toán tiến hành lên Sổ Cái TK 154 như sau: CTY CP ĐT & SX GIÀY THÁI BÌNH PHÒNG KẾ TOÁN SỔ CÁI Tên TK: Chi Phí Sản Xuất, Kinh Doanh Dở Dang Số hiệu: 154 Tháng 10 năm 2010 Giá thành toàn bộ sản phẩm trong kỳ: 137.555.829.609. Trong kỳ xuất bán thẳng không qua nhập kho: 23.258.145.824. Trị giá thành phẩm nhập kho trong kỳ: 137.555.829.609 - 23.258.145.824 = 114.297.683.785 2.5 Công tác kế toán giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình 2.5.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty Với sự đa dạng và phong phú về chủng loại cũng như mẫu mã của sản phẩm, nên Công ty cần quản lý chi phí cũng như hiệu quả sản xuất của từng đơn hàng, Công ty xác định đối tượng tính giá thành là các mã sản phẩm của từng đơn hàng hoàn thành trong tháng. 2.5.2 Kỳ tính giá thành Cuối mỗi tháng, kế toán giá thành tiến hành tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành cho từng mã sản phẩm theo từng đơn hàng hoàn thành nhập kho. Vì vậy, kỳ tính giá thành tại Công ty là tháng. 2.5.3 Phương pháp tính giá thành Do đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm nên Công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp. 2.5.4 Kế toán giá thành sản phẩm tại Công ty Để tính giá thành sản phẩm được chính xác nhằm cung cấp thông tin và phân tích giá thành cần phải xác định giá thành đơn vị sản phẩm, giúp doanh nghiệp có thể dùng để so sánh đánh giá và cạnh tranh trên thị trường. Công thức tính giá thành: Giá thành toàn bộ sản phẩm trong kỳ = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Giá thành đơn vị sản phẩm = Giá thành toàn bộ sản phẩm trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Giá thành sản phẩm = 88.364.876.277 + 27.681.244.300 + 21.509.709.032 =137.555.829.609 Giá thành đơn vị sản phẩm = 137.555.829.609 =130.806 đồng/đôi 1.051.598 Cuối tháng, kế toán giá thành tiến hành lên Bảng báo cáo giá thành cho từng mã sản phẩm của mỗi khách hàng như sau: Bảng 2.12 Bảng Báo Cáo Giá Thành – Đơn Vị Cho Khách Hàng DECATHLON Bảng 2.13 Bảng Báo Cáo Giá Thành – Đơn Vị Cho Khách Hàng PISTON CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH ------˜&™------ 3.1 Nhận xét Qua nghiên cứu trên cả lý thuyết và thực tiễn, chúng ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của chi phí sản xuất và tính giá thành trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp đều quan tâm đến vấn đề tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng đáp ứng yêu cầu đó. Chi phí và giá thành sản phẩm có ý nghĩa thiết thực với các nhà quản trị doanh nghiệp. Giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định phù hợp cho việc mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Với xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới thì đòi hỏi hệ thống kế toán trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước phải ngày càng hoàn thiện, phù hợp với chuẩn mực Quốc Tế. Như vậy, hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là rất cần thiết mà thực tế đang đặt ra không chỉ ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình mà tất cả các doanh nghiệp hiện nay. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình về phần hành kế toán, cụ thể là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, em có những nhận xét sau: 3.1.1 Thuận lợi 3.1.1.1 Về tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ làm việc một cách khoa học, luôn nắm bắt nhanh và kịp thời những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, có năng lực lãnh đạo, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc. Với sự nhạy bén trong công tác quản lý của đội ngũ cán bộ và sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, chặt chẽ giữa các phòng ban đã giúp cho Công ty hòa nhập được bước đi của mình với nhịp điệu chung của đất nước. Công ty có bộ phận kiểm soát tài chính có chức năng như bộ phận kiểm soát nội bộ. Đây là ưu điểm lớn nhất của công ty. Việc tổ chức các hoạt động và các chính sách quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty là động lực thúc đẩy tinh thần lao động cho nhân viên, tạo mối đoàn kết và phát huy sức mạnh của tập thể. Công ty thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ miễn phí cho cán bộ công nhân viên, mở căn tin công đoàn phục vụ nhu cầu anh chị em trong Công ty với giá thấp. 3.1.1.2 Về bộ máy kế toán Quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay là rất lớn, công tác hạch toán của Công ty rất phức tạp và bận rộn. Phòng Kế Toán đã rất cố gắng thực hiện tốt những chức năng kế toán, phản ánh chính xác, kịp thời những nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đồng thời Công ty đã trang bị đầy đủ cho bộ máy kế toán những trang thiết bị phục vụ cho công tác kế toán, làm cho bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả, góp phần vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đội ngũ nhân viên kế toán đều có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao. Từ đó thực hiện tốt chức năng giám sát của mình, phục vụ và hỗ trợ đắc lực cho yêu cầu quản lý sản xuất. Công ty lựa chọn hình thức kế toán tập trung đã giúp nắm bắt được kịp thời các thông tin, số liệu một cách nhanh chóng, chính xác nhất. Bộ máy kế toán của Công ty tương đối gọn nhẹ, tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ được nhanh chóng. 3.1.1.3 Về công tác hạch toán kế toán Công tác kế toán tại Công ty đã thể hiện và phát huy được vai trò của mình. Phòng Kế Toán đã cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị, nhằm giúp cho Ban lãnh đạo Công ty điều hành và quản lý các hoạt động tài chính đạt hiệu quả cao. Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán Công ty có hệ thống chứng từ ban đầu đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ và tuân thủ Bảng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và thông tư số 244TT–BTC và mở các tài khoản chi tiết phù hợp với việc hạch toán của kế toán ở doanh nghiệp. Công ty sử dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, khả năng yêu cầu quản lý của Công ty. Qua đó, phản ánh kịp thời và thường xuyên tình hình sử dụng nguyên vật liệu, sự biến động của tài sản cũng như mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Về hệ thống sổ sách © Công ty có quy mô lớn nên việc công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là hợp lý. Hình thức này phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty. © Các biểu mẫu kế toán đảm bảo tuân thủ các quy định và nguyên tắc kế toán theo đúng quy định chung của Bộ Tài Chính ban hành. Đảm bảo phù hợp với mọi hoạt động kế toán của Công ty và tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các phần hành kế toán. © Hệ thống sổ sách của Công ty được trình bày rõ ràng, chi tiết và khoa học. Thuận tiện cho việc theo dõi và lên các báo cáo quản trị. Tổ chức việc luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận cũng được đảm bảo chặt chẽ, tạo điều kiện cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng và chính xác. Về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng và chi phối đến chất lượng công tác kế toán khác, cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý kế toán tài chính, tình hình thực hiện chính sách và chế độ tài chính của doanh nghiệp. Trong công việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Công ty đã thực hiện được những công việc sau: Tổ chức kế toán đúng, hợp lý, chính xác và kịp thời các chi phí sản xuất. Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Việc quản lý chi phí giá thành, tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phát sinh ở Công ty nói chung, ở từng bộ phận nói riêng đã góp phần quản lý tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn tiết kiệm có hiệu quả cho Công ty, tạo điều kiện và có biện pháp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó là một trong những điều kiện quan trọng để thị trường chấp nhận sản phẩm của Công ty. Đồng thời sản phẩm của Công ty có thể cạnh tranh với sản phẩm của các Công ty khác. Căn cứ vào đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất giày Công ty đã xác định phù hợp đối tượng tính giá thành sản phẩm là đơn đặt hàng. Tổ chức và phân công chức trách, nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận kế toán liên quan, cũng như mối quan hệ cung cấp số liệu giữa bộ phận kế toán với nhau có tính khoa học và hợp lý. Tổ chức hợp lý và chặt chẽ sơ đồ luân chuyển chứng từ nhằm tránh thất lạc và dễ dàng kiểm tra sai sót qua các khâu chứng từ đi qua. Từ đó, giúp kế toán tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm chính xác. Nguồn nguyên liệu của Công ty được các đơn vị là nhà cung cấp uy tín luôn đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sản xuất và đảm bảo chất lượng. Góp phần giảm chi phí trong việc tìm nhà cung cấp. Bên cạnh đó, Công ty còn được chiết khấu phần trăm khi mua hàng với số lượng lớn và được hưởng các dịch vụ khuyến mãi của đơn vị cung cấp. Chính vì vậy, phần nào đã giúp cho Công ty giảm bớt chi phí đầu vào. Các chi phí nguyên vật liệu cần cho quá trình sản xuất rất đa dạng. Do đó, Công ty phải mã hóa các nguyên liệu cho dễ quản lý. Việc mã hóa các nguyên liệu được Công ty thực hiện ngay từ khâu mua vào và có được một hệ thống mã nguyên vật liệu rất khoa học và hợp lý, dễ quản lý. Công ty tổ chức quản lý nguyên vật liệu theo từng kho riêng. Điều này thuận tiện cho việc sắp xếp, kiểm kê và xuất vật tư phục vụ cho sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp: Tại Công ty có bộ phận tính lương riêng và được kiểm tra qua các bộ phận. Điều này làm giảm được khối lượng lớn công việc vào cuối tháng của kế toán và giúp tính chính xác tiền lương cho từng cán bộ công nhân viên. Trong công tác kế toán tiền lương, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Việc áp dụng hình thức trả lương này đã khuyến khích được cán bộ nhân viên trong Công ty làm việc có năng suất và tinh thần trách nhiệm cao. Do đó, việc sử dụng lao động tại Công ty đạt hiệu quả cao. Như vậy, công nhân sản xuất vừa có ý thức cố gắng để mang lại thu nhập cao cho bản thân vừa đem lại lợi ích cho Công ty. Chi phí sản xuất chung: Được kế toán tập hợp căn cứ trên các chứng từ, hóa đơn chung toàn phân xưởng, sau đó phân bổ cho từng mã sản phẩm theo sản lượng sản xuất. Đây là một cách phân bổ dễ thực hiện theo thông tin về sản phẩm hoàn thành. Nhìn chung công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra. 3.1.2 Khó khăn Công tác kế toán tập hợp vá tính giá thành sản phẩm tại Công ty đã phát huy được vai trò của mình trong những năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm vẫn còn một số tồn tại nhất định. 3.1.2.1 Công tác quản lý Mặc dù trong công tác quản lý đã có sự nhạy bén, đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao nhưng kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế nên việc bố trí công việc ở từng bộ phận chưa thật sự hợp lý. Đặc biệt ở bộ phận kế toán, việc phân nhiệm giữa các kế toán viên là chưa hợp lý. Cụ thể như nhân viên kế toán này chỉ đảm nhiệm một phần hành kế toán đơn giản trong khi đó nhân viên kế toán khác đảm nhiệm cùng một lúc nhiều công việc phức tạp. Sự bố trí công việc trong công tác quản lý như vậy đã làm ảnh hưởng đến tiến bộ chung của toàn Công ty và việc cung cấp thông tin bị thiếu khách quan. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các nhà quản trị cũng như việc kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của Công ty. Công ty không sử dụng phần mềm kế toán, tất cả các nghiệp vụ được xử lý bằng Excel, nên khối lượng công việc rất lớn vào thời điểm cuối niên độ kế toán, khó tránh khỏi những sai sót trong quá trình nhập liệu và nhận dữ liệu. Công ty không có sự thống nhất về chương trình sử dụng, có hai chương trình chính là Excel 98 và Excel XP hai chương trình này không thể kiên kết thông tin với nhau. Công ty phân định như sau: Những phần hành có khối lượng công việc lớn như hàng tồn kho, tài sản cố định, phải trả nhà cung cấp ,….sử dụng Excel XP, các phần hành còn lại sử dụng Excel 98, do đó khi những người kế toán trưởng, kế toán tổng hợp muốn kiểm tra thì rất khó thực hiện vì các người này dùng Excel XP. 3.1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty là tương đối hoàn thiện và phù hợp với yêu cầu đặt ra nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số thiếu sót: Trong việc tổ chức hạch toán chi phí nguyên vật liệu và theo dõi cho từng đơn hàng của các khách hàng theo mẫu mã, chủng loại sản phẩm thì Công ty vẫn chưa theo dõi được. Về chi phí nhân công trực tiếp Công ty không theo dõi riêng cho bộ phận trực tiếp sản xuất và bộ phận gián tiếp mà hạch toán chung vào TK622 là không hợp lý. Công ty cũng chưa trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân. Đơn vị chọn cách phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho các mã sản phẩm của đơn hàng cho các khách hàng theo tiêu thức phân bổ: “Sản lượng sản xuất” là chưa được hợp lý. Vì công ty đã xem các chi phí này tính cho một đôi giày sản xuất ra là như nhau. 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình Với mục tiêu đạt được lợi nhuận hàng năm cao, Công ty trước hết phải làm tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sao cho chính xác, đầy đủ giúp cho việc báo cáo được kịp thời. Qua thời gian nghiên cứu thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tuy chưa thật sâu sắc và vốn kiến thức thực tiễn còn hạn chế, em xin đề xuất một số ý kiến nhằm hướng tới việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau: 3.2.1 Về công tác kế toán Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, công tác quản lý luôn là khâu hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tại Công ty công tác quản lý nhìn chung là tương đối tốt nhưng bộ máy kế toán của Công ty bố trí chưa hợp lý, một kế toán kiêm đến mấy chức năng. Theo em để bộ máy kế toán được tổ chức hợp lý, hoạt động có hiệu quả và phù hợp với yêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường. Để đảm bảo Công ty có đủ khă năng tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì bộ máy kế toán không nên kiêm nhiệm mà phải bố trí đúng người đúng việc, đúng chuyên môn. Có như vậy việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị mới kịp thời và đầy đủ, bộ máy kế toán mới trở thành công cụ đắc lực cho nhà quản trị. Hiện nay, kế toán tiền mặt kiêm đảm nhiệm luôn phần doanh thu và theo dõi cả bếp ăn công đoàn và chi phí hành chánh là quá nhiều. Vì trong công ty, hàng ngày những khoản mục này phát sinh khá nhiều nên một người không thể đảm nhiệm hết. Theo em Công ty nên tách kế toán doanh thu tiền mặt thành hai bộ phận riêng biệt như sau: Kế toán công nợ tiền mặt và kế toán thành phẩm doanh thu. Công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán, chỉ sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm Excel khiến cho khối lượng công việc không được giải quyết nhanh chóng và vấn đề sai sót là không tránh khỏi. Vì vậy Công ty nên sử dụng phần mềm kế toán có sẵn, thuê người viết phần mềm hoặc nếu có thể tự thiết kế cho mình một phần mềm kế toán riêng thì càng tốt. Việc sử dụng phần mềm kế toán hỗ trợ rất nhiều cho công tác kế toán vì nó có thể giúp công việc được giải quyết nhanh chóng và chính xác hơn với chương trình kế toán đã được cài sẵn. Nên sử dụng chung một chương trình quản lý trong công tác kế toán để đảm bảo cho việc thống nhất thông tin dễ dàng trong kiểm tra giám sát. 3.2.2 Về công tác quản lý Trong kinh doanh các doanh nghiệp luôn đặt ra mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để thu được lợi nhuận cao. Để làm được điều đó phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ có liên quan đến việc giảm giá thành sản phẩm. Công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được hoàn thiện hơn nữa em xin đưa ra một số phương hướng sau: 3.2.2.1 Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Ta có: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp = Số lượng nguyên vật liệu xuất dùng * Đơn giá nguyên vật liệu ª Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu bằng cách giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu do bộ phận kế hoạch vật tư chuẩn bị sản xuất đưa ra. Trong giá thành sản phẩm chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn, nên việc giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất đem lại hiệu quả rất cao trong mục tiêu hạ giá thành. Tuy nhiên, việc giảm bớt định mức tiêu hao nguyên vật liệu cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, quy cách theo đúng thiết kế kỹ thuật. ª Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu bằng cách giảm giá nguyên vật liệu mua vào. Để làm được điều này Công ty tăng cường thiết lập mối quan hệ ổn định với nhà cung cấp, giữ uy tín trong quan hệ kinh doanh trên cơ sở ký kết hợp đồng mua vật tư với họ trong thời gian dài và đảm bảo thanh toán các khoản nợ đúng thời hạn. Đồng thời, Công ty phải nghiên cứu thị trường để tìm mua được những nguyên vật liệu rẻ hơn hoặc những nguyên vật liệu thay thế hợp lý cho những nguyên vật liệu đắt tiền nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. ª Do hiện nay nguồn nguyên liệu, nhiên liệu không ổn định, giá cả tăng giảm thất thường. Chính vì thế Công ty cần dự trữ sao cho hợp lý nhất, tránh tình trạng thiếu hụt nguyên liệu gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hay dư thừa nguyên liệu làm ứ đọng vốn của Công ty 3.2.2.2 Về chi phí nhân công trực tiếp © Công Ty cần giám sát công nhân một cách chặt chẽ, kiểm tra hàng ngày. Để tránh tình trạng có đến mà không làm, làm việc không tích cực hoặc bỏ việc. © Công ty có thể xây dựng định mức sản phẩm với đơn giá tiền lương hợp lý của từng loại sản phẩm để tính đủ, tính đúng với sức của người lao động đã bỏ ra. Công nhân biết được công sức một đôi giày mình làm ra là bao nhiêu. Từ đó khuyến khích họ tích cực hơn trong công việc và làm việc có hiệu quả để tăng năng suất lao động. Có như vậy mới phát huy được chức năng của tiền lương là đòn bẩy kinh tế, tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Hoặc Công ty có thể phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo tiêu thức phân bổ “Doanh thu sản xuất”. Việc áp dụng mức lương cơ bản để tính các khoản trích theo lương và khấu trừ vào lương 730.000 là chưa đúng quy định. Công ty nên thay đổi theo quy định là 830.000. Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất để tránh biến động về chi phí ở tháng cuối năm. Kế toán sử dụng TK 335 “Chi phí phải trả”. 3.2.2.3 Về chi phí sản xuất chung § Để tính giá thành sản phẩm được chính xác thì phải tập hợp chi phí phản ánh đúng đối tượng có liên quan đến chi phí đó. Thực tế, Công ty hạch toán chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng vào lương công nhân trực tiếp sản xuất là chưa đúng. Công ty nên hạch toán vào TK 6271 theo đúng quy định trong Bảng hệ thống tài khoản kế toán. § Công ty nên phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức “Doanh thu sản xuất” thì hợp lý hơn so với “Sản lượng sản xuất”. § Với những chi phí này rất khó mà quản lý chặt chẽ, chính xác được như: Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, điện nước sinh hoạt, điện thoại,...Kế toán cần kiểm tra và nắm bắt được các nguồn hình thành lên chi phí. Đối với công cụ dụng cụ rất dễ bị hư hỏng và thất lạc trong quá trình sử dụng. Vì vậy, cần bảo quản và tập trung đưa các công cụ sản xuất vào trong kho sau mỗi ngày làm việc. Giao việc quản lý công cụ dụng cụ sản xuất cho các tổ trưởng để tiện cho việc theo dõi và kiểm tra. § Về phần khấu hao tài sản cố định hiện nay còn chiếm tỷ lệ khá cao trong việc tính giá thành. Công ty nên xem xét lại việc xác định thời gian sử dụng cho từng loại tài sản cố định để việc phân bổ khấu hao được hợp lý. Đồng thời phải theo dõi chặt chẽ sự biến động của tài sản để có những biện pháp xử lý kịp thời. § Để dây chuyền công nghệ hoạt động hết công suất Công ty cần có một đội ngũ nhân viên kỹ thuật cao, sử dụng thành thạo máy móc, nguồn nguyên liệu phải luôn cung cấp đầy đủ. Để tránh tình trạng có lúc máy chạy không hoặc phải ngưng hoạt động trong một thời gian. 3.2.2.4 Về tính giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm = chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí sản xuất chung Ta có: Từ những nhận xét trên, em xin đưa ra các bảng tính để so sánh lại cách tính giá thành thực tế tại Công ty. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Giống cách Công ty đã thực hiện Bảng 3.1 Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu Mã giày Sản lượng hoàn thành Doanh thu sản xuất Tỷ lệ phân bổ Chi phí NVLTT Đơn giá CP NVLTT KID 80 GREY PINK 3.707 541.870.725 43,17% 233.925.592 63.104 KID 80 BLACK RED 3.703 541.286.025 43,17% 233.673.177 63.104 KID 300 GREY ORANGE 7.490 1.197.036.820 43,17% 516.760.795 68.993 Chi phí nhân công trực tiếp: Vì Công ty tính lương nhân viên phân xưởng vào lương công nhân trực tiếp sản xuất nên phải tính và phân bổ lại chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung - Chi phí nhân công trực tiếp (TK622): 27.681.244.300 – (3.111.731.400 + 226.082.900) = 24.343.430.000. Trong đó, tổng lương là: 27.681.244.300 Chi phí lương nhân viên phân xưởng: 3.111.731.400 Các khoản trích theo lương đưa vào chi phí của nhân viên phân xưởng: 226.082.900 - Phân bổ: theo tiêu thức “Doanh thu sản xuất”. Doanh thu sản xuất trong kỳ là 204.686.288.300 Tỷ lệ phân bổ = 24.343.430.000 x 100% = 11,89% 204.686.288.300 Chi phí nhân công trực tiếp = Doanh thu sản xuất * tỷ lệ phân bổ Bảng 3.2 Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp Mã giày Sản lượng hoàn thành Doanh thu sản xuất Tỷ lệ phân bổ Chi phí NCTT Đơn giá CP NCTT KID 80 GREY PINK 3.707 541.870.725 11,89% 64.428.429 17.380 KID 80 BLACK RED 3.703 541.286.025 11,89% 64.358.908 17.380 KID 300 GREY ORANGE 7.490 1.197.036.820 11,89% 142.327.678 19.002 Chi phí sản xuất chung: - Chi phí sản xuất chung (TK627): 21.509.709.032 + (3.111.731.400 + 226.082.900) = 24.847.523.332. Trong đó, tổng chi phí sản xuất chung là: 21.509.709.032 Chi phí lương nhân viên phân xưởng: 3.111.731.400 Các khoản trích theo lương đưa vào chi phí của nhân viên phân xưởng: 226.082.900 - Phân bổ: theo tiêu thức “Doanh thu sản xuất”. Doanh thu sản xuất trong kỳ là 204.686.288.300 Tỷ lệ phân bổ = 24.847.523.332 x 100% = 12,14% 204.686.288.300 Chi phí sản xuất chung = Doanh thu sản xuất * tỷ lệ phân bổ Bảng 3.3 Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Mã giày Sản lượng hoàn thành Doanh thu sản xuất Tỷ lệ phân bổ Chi phí SXC Đơn giá CP SXC KID 80 GREY PINK 3.707 541.870.725 12,14% 65.783.106 17.746 KID 80 BLACK RED 3.703 541.286.025 12,14% 65.712.123 17.746 KID 300 GREY ORANGE 7.490 1.197.036.820 12,14% 145.320.270 19.402 Giá thành sản phẩm Bảng 3.4 Bảng giá thành sản phẩm – Khách hàng Decathlon Mã sản phẩm Sản phẩm hoàn thành Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị KID 80 GREY PINK 3.707 233.925.592 64.428.429 65.783.106 364.137.127 98.230 KID 80 BLACK RED 3.703 233.673.177 64.358.908 65.712.123 363.744.208 98.230 KID 300 GREY ORANGE 7.490 516.760.795 142.327.678 145.320.270 804.408.743 107.398 Mã sản phẩm Sản phẩm hoàn thành Chi phí NVL TT Chi phí NC TT Chi phí SXC Giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị KID 80 GREY PINK 3.707 233.925.592 97.579.361 75.822.978 407.327.931 109.881 KID 80 BLACK RED 3.703 233.673.177 97.474.069 75.741.162 406.888.408 109.881 KID 300 GREY ORANGE 7.490 516.760.795 197.162.954 153.200.460 867.124.209 115.771 Bảng giá thành theo cách tính của Công ty Nhận xét: Với cách tính và phân bổ này đã phản ánh chính xác giá thành của từng mã phẩm cho từng đơn đặt hàng. Giá thành của giày trẻ em sẽ thấp hơn so với giá thành của giày người lớn. Và với cách tính này đã phản ánh chính xác chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cấu thành nên đôi giày. Từ đó, giúp Công ty định giá bán hợp lý hơn. KẾT LUẬN ------˜&™------ Trong kinh doanh, vấn đề mà mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải quan tâm đó chính là chi phí, giá thành và chất lượng sản phẩm. Để thị trường chấp nhận hay không đó là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng, đòi hỏi phải chính xác, hợp lý và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Để có thể đứng vững và phát triển trong thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tìm tòi biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận. Một trong những công cụ đắc lực giúp các nhà quản trị thực hiện được điều đó chính là “Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm”. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình đã đáp ứng phần nào yêu cầu đặt ra của các nhà quản trị. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán của mình Công ty cần phát huy những mặt tích cực đã đạt được, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế. Thời gian tìm hiểu thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty vừa qua đã giúp em rất nhiều trong việc vận dụng lý luận vào thực tế. Tuy nhiên, đây là một đề tài hết sức rộng, phức tạp nên chắc chắn em không thể phản ánh được hết tình hình hoạt động của Công ty cũng như đưa ra được các vấn đề cần giải quyết. Ngoài ra, với thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo của Cô Ngô Thị Mỹ Thúy cùng các Thầy Cô và ý kiến đóng góp của các Anh chị trong Phòng Kế Toán của Công ty để em có thể hoàn thiện bài Luận văn tốt nghiệp này. TÀI LIỆU THAM KHẢO ------˜&™------ Một số tài liệu từ nội bộ Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình. Phan Đức Dũng (2006). Kế toán giá thành. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, TP. Hồ Chí Minh. Võ Văn Nhị (2007). Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới. Nhà xuất bản Tài chính. Võ Văn Nhị (2009). Kế toán tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản tài chính. Võ Văn Nhị, Trần Anh Hoa, Nguyễn Ngọc Dung và Nguyễn Xuân (2006). Kế toán tài chính. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI HOAN CHINH - Copy.doc
  • pdfbai hoan chinh.pdf
  • pdfloi cam doan.pdf
  • pdfphan dau.pdf
  • pdfTRANG BIA.pdf
Tài liệu liên quan