Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành xây lắp ở Công ty xây dựng số 1

Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các đợn vị xây lắp nói riêng có hiệu quả nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh là vấn đề quan trọng trong tình hình kinh tế hiện nay khi Nhà nước giao quyền quản lý cho các doanh nghiệp, mở rộng quyền làm chủ, tăng cường thêm trách nhiệm cho các doanh nghiệp trước sự biến đổi phức tạp và tính cạnh tranh gay gắt cuả thị trường. Việc đổi mới, không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán trong cơ chế hiện nay là điều cần quan tâm. Với mục tiêu góp phần đổi mới công tác hạch toán kế toán nói chung, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, bài viết này đề cập đến:

doc94 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành xây lắp ở Công ty xây dựng số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây dựng số 2.2. Hạch toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty xây dựng số 1 bao gồm: - Chi phí tiền lương và các khoản phải trích tiền lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất. Tiền lương và số trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương cơ bản của Giám đốc Xí nghiệp, Đội trưởng sản xuất, nhân viên kỹ thuật, Kế toán viên, Thủ kho, Bảo vệ công trình. Ngoài ra bao gòm các khoản phụ cấp công trường của công nhân trực tiếp sản xuất , phụ cấp trách nhiệm các khoản trợ cấp BHXH như trợ cấp ốm đau, thai sản.... 2.2.1 Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, tiền lương của bộ phận trực tiếp sản xuất khác và bộ phận gián tiếp sản xuất: * Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất: Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức hợp đồng dài hạn (công nhân trong danh sách và hợp đồng ngắn hạn theo thời vụ( công nhân ngoài danh sách). Cong ty áp dụng hình thức trả lương khoán theo sản phẩm kết hợp với xếp loại chất lượng lao đôngj và trả lương theo thời gian cho công nhân thực hiện các việc như đào hố vôi, tát nước... Như vậy tiền lương cồng nhân trực tiếp sản xuất tại Cong ty bao gồm: - Tiền lương trả theo sản phẩm. - Tiền lương trả theo thời gian. - Các khoản phụ cấp. - Trợ cấp BHXH trích sử dụng cho công nhân sản xuất ốm đau, thai sản... Dựa vào khối lượng công việc được công ty giao khoán cho từng Xí nghiệp và đội sản xuất, xí nghiệp xây lắp và đội sản xuất sẽ giao khoán công việc còn lại cho các tổ. Tổ trưởng sản xuất đôn đốc lao động thực hiện thi công phần công việc được giao, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật thời theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ làm căn cứ cho việc thanh toán lương tiền công lao động sau này. Cụ thể hang ngày tổ trưởng sản xuất có nhiệm vụ theo dõi thời gian sản xuất chấm công cho từng công nhân trong ngày ghi vào các ngày tương ứng với các cột (từ 1- 31) theo các ký tự quy định ở bảng chấm công. Bảng chấm công (biểu 05) Bảng chấm công Tháng 2 năm 2001. Công trình : Nhà C1- khu chung cư. Số TT Họ tên Số hiệu C/N Bậc lương Số Ngày trong tháng Tổng số công Hệ số bậc lương Số công tính theo bậc 1 Thành tiền lương cấp bậc Tổng số tiền được lĩnh 1 2 .. .. 31 A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 11 1 Đoàn Nam Thế HĐ * * * * 28 936,000 2 Phan Nhật Anh HĐ * * * * 28 936,000 3 Nguyễn Tiến Dũng HĐ * * * * 28 936,000 4 Hoàng Văn Hải HĐ * * * * 28 936,000 5 Nguyễn Lam Sơn HĐ * * * * 28 936,000 Tổng cộng 112 4,680,000 Tổ trưởng sản xuất theo dõi thời gian sản xuất của từng công nhân phục vụ thi công cho từng công trình, hạng mục công trình cụ thể trong tháng ghi vào nhật ký làm việc. Cuối tháng phó Giám đốc công ty phụ trách thi công, Giám đốc Xí nghiệp xây lắp hoặc đội trưởng đội sản xuất cùng phòng kinh tế kế hoạch và kỹ thuật viên công trình tiến hành nghiệm thu khối lượng xây lắp làm được trong tháng khi xem xét tài liệu, bản vẽ, hồ sơ và kiểm tra xác minh tại hiện trường. Trên cơ sở đó xí nghiệp xây lắp đội sản xuất lập bảng sản lượng cho từng tháng có chi tiết từng công việc đã thực hiện theo 2 yếu tố là chi phí vật liệu và chi phí nhân công . Cụ thể trong tháng 2 năm 2001 phó giám đốc công ty, giám đốc xí nghiệp xây lắp 3 cùng kỹ thuật viên của xí nghiệp và phòng kinh tế kế hoạch tiến hành nghiệm thu khối lượng xây lắp và bảng tổng hợp kinh phí thực hiện tại công trình nhà C1 - khu chung cư trung tầng làng Quốc tế thăng long, từ đó lập bảng sản lượng tháng 2 năm 2001 như sau: Biểu 6 Sản lượng tháng 2/2001 Trích công trình: Làng Quốc Tế Thăng Long Đơn vị thi công : Xí Nghiệp XD số 3. Tên công việc Đ/v K lượng Vật liệu Nhân công Đơn giá Thành tiền Đơn giá Thành tiền ......... Xây tường 110 vữa TH 50 M3 3.2 290.000 928.000 30.000 96.000 Trát tường vữa tổng hợp M3 830.6 3.500 2.907.098 1.725 1.432.785 .......... Bê tông dầm M3 7.12 440.350 3.135.292 71.200 5.069.440 Cộng 6.970.390 6.598.225 Căn cứ vào bảng sản lượng tháng của Xí nghiệp xây lắp, đội sản xuất báo về phòng hành chính, phòng hành chính sẽ xác định chi phí nhân công trong trị giá khối lượng xây lắp là bao nhiêu. Tiền lương của toàn Xí nghiệp xây lắp đội sản xuất được tính vào giá thành sản phảm xây lắp sau khi trừ đi tiền lương trả cho bộ phận gián tiếp sản xuất, quỹ tiền lương còn lại chia cho bộ phận trực tiếp sản xuất khá Chi phí nhân công trực tiếp được chia cho từng tổ sản xuất căn cứ vào khối lượng thực hiện được trong tháng của từng tổ sản xuất khối lượng công việc thực hiện được của từng tổ sản xuất do cán bộ kỹ thuật theo dõi ghi vào sổ theo dõi khối lượng công việc hoàn thành. Tại mỗi tổ sản xuất, căn cứ vào tổng số tièn lương chia cho tổ trong tháng, số lao động trong tổ, khối lượng công việc từng người lao động thực hiện để tiến hành bình xét lương cho từng công nhân và ghi vào bảng chia lương tháng. Riêng đối với công nhân thuộc diện lao động theo hợp đồng thời vụ thì tiền lương chi trả cho họ được thoả thuận trước trong hợp đồng kinh tế nội bộ giữa xí nghiệp đội xâylắp với người lao động làm thời vụ (khi họ hoàn thành khối lượng công việc giao khoán đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu ghi trong hợp đồng đã ký). Đối với bộ phận công nhân thuê ngoài, xí nghiệp không tiến hành trích BHXH, BHYT vào chi phí mà đã tính toán trong đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động, còn KPCĐ vẫn trích như công nhân trong danh sách. Đối với lao động thuê ngoài: Các bước tiến hành gồm Hợp đồng thuê nhân công, nội dung hợp đồng giao khoán khối lượng công việc thuê ngoài. Khi kết thúc công việc bàn giao phải thông qua biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành để làm căn cứ lập nên bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài. Có mẫu hợp đồng thuê nhân công sau: Công ty xây dựng số1 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam số: 06 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà nội, ngày 01 tháng 2 năm 2001 Hợp đồng thuê nhân công - Căn cứ quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1997........... .............................. Chúng tôi gồm: ( Bên A ) 1. Ông (bà): 2. Ông (bà): Bên B Ông: Trần Văn Hùng Đại diện cho tổ trưởng người lao động ký hợp đồng lao động số:..... ngày ........ đã thoả thuận ký hợp đồng theo các nội dung sau: Điều 1:...................... Điều 2:...................... ......................... Điều 4: Điều khoản chung Hai bên cam kết hợp đồng đã ký. Nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng sẽ bị xử phạt theo pháp luật. Hợp đồng này lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản dể làm cơ sở thanh toán lương hàng tháng. Đại diện bên A Đại diện bên B ( nhận khoán) Cuối tháng khi khối lượng công việc hoàn thành đội trưởng kỹ thuật công trình cùng tổ trưởng nghiệm thu qua biên bản nghiệm thu khối lượng công việc đã hoàn thành. Biên bản này là căn cứ để kế toán lập " Bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài". Bảng thanh toán khối luợng thuê ngoài Ngày 28 tháng 2 năm 2001 Công trình: Làng QTTL Theo hợp đồng số 06 ngày 01 tháng 2 năm 2001 Giữa giám đốc Công ty với ông: Trần Văn Hùng Căn cứ vào khối lượng công việc đạt được trong tháng TT Nội dung công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 Trát tường Trát trần Đào đất ............. m2 m2 m2 632.5 561.4 617.6 .......... 20.000 22.000 17.000 ............. 12.650.000 12.350.000 10.500.000 .............. Cộng 35.500.000 ấn định thành tiền:............... Giám đốc Cán bộ kỹ thuật Kế toán Người nhận Đơn giá nhân công là đơn giá nội bộ xí nghiệp do phòng quản lý kỹ thuật công trình lập dựa trên cơ sở đơn giá quy định của Nhà nước và sự biến động của thị trường và điều kiện thi công từng công trình cụ thể . Dựa trên bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài, chủ nhiệm công trình sẽ lập phiếu đề nghị thanh toán gửi kèm lên Phòng kế toán xin thanh toán Cách tính lương tại Công ty. Lương thời = Mức lương bình * Số ngày hưởng Gian quân 1 ngày lương thời gian. Lương theo = Mức lương bình * Số ngày hưởng sản phẩm quân 1 ngày lương thời gian Mức lương bình quân một ngày của mỗi công nhân ở mỗi tổ đội sản xuất có sự khác biệt phụ thuộc vaò khối lượng, mức độ công việc của người công nhân thực hiện. ngoài ra còn có khoản phụ cấp khác như nghr phép, đi học nâng tay nghề (hưởng 100% lương cơ bản được xác định) = Số ngày công * Mức lương cơ bản ngừng, vắng bình quân 1 ngày Trong đó : Mức lương cơ bản = Lương cơ bản bình quân 1 ngày 26 ngày Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, bảng chia lương, nhật ký làm việc do các tổ sản xuất gửi lên cùn hợp đồng kinh tế nội bộ, kế toán các Doanh nghiệp, các đội sản xuát sẽ tính tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất biểu hiện trên bảng thanh toán lương cho từng tổ sản xuất, bảng thanh toán tiền lương cho toàn xí nghiệp. * Tiền lương của bộ phận trực tiếp và gián tiếp sản xuất khác. Công ty tiến hành hạch toán cả tiền lương của bộ phận trực tiếp sản xuát khác như thủ kho, bảo vệ công trình, và tiền lương của bộ phận gián tiếp sản xuất ( Giám đốc, phó giám đốc, kế toán viên, kiểm toán viên ) và chi phí nhân công trực tiếp. Đối với tiền lương của bộ phận trực tiếp khác và bộ phận gián tiếp sản xuất được tiến hành như đối với tiền lươn của công nhân trực tiếp sản xuất. Riêng đối với tiền lương của bộ phận gián tiếp sản xuất không được tính quá 12% tổng quỹ tiền lương tháng của xí nghiệp xây lắp, đội sản xuất. Bảng chấm công, Nhật ký làm việc, bảng chia lương của các bộ phận trực tiếp khác, của bộ phận gián tiếp sản xuất sẽ là căn cứ để kế toán Xí nghiệp xây lắp, đội sản xuất tính lương trả cho cán bộ công nhân viên biểu hiện trên bảng thanh toán lương của bộ phận gián tiếp sản xuất. Căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán Xí nghiệp xây lắp đội sản xuất sẽ lập bảng phân bổ lương theo từng đối tượng cụ thể. Biểu 7 Bảng thanh toán tiền lương tháng 2 năm 2001 Công trình : Làng Quốc Tế Thăng Long Số TT Nội dung CBCNV trong danh sách Công nhân thuê ngoài Cộng Ghi có TK 334 ghi nợ TK I TK 622 35.500.000 35.500.000 Cộng TK 622 35.500.000 35.500.000 II TK 627.1 11.856.230 11.856.230 Cộng TK 627.1 11.856.230 11.856.230 Tổng cộng 11.856.230 35.500.000 47.356.230 Kế toán Xí nghiệp xây dựng số3 Biểu 8 Công ty xây dựng số 1 Xí nghệp xây dựng số 3 Bảng phân bổ lương tháng 2 năm 2001 Số TT Nội dung CBCNV trong danh sách Công nhân thuê ngoài Cộng Ghi có TK 334 ghi nợ TK I TK 622 1 Ngân hàng Quảng Ninh 10.841.000 10.841.000 2 Làng Quốc tế thăng long 35.500.000 35.500.000 3 Các trường tiểu học miền núi phía bắc 40.491.000 40.491.000 Cộng TK 622 86.832.000 86.832.000 II TK 627.1 1 Ngân hàng Quảng Ninh 2.877.538 2.877.538 2 Làng Quốc tế thăng long 11.856.230 11.856.230 3 Các trường tiểu học miền núi phía bắc 6.000.000 6.000.000 Cộng TK 627.1 20.733.768 86.832.000 107.565.768 Kế toán XNXD số 3 Kế toán căn cứ váo bảng phân bổ tiên lương và các chứng từ có lương để ghi vào bảng kê cuối tháng kế toán xí nghiệp xây lắp, đội sản xuất gửi bảng thanh toán lương , bảng phân bổ lương kèm bảng chấm công, bảng sản lượng, bảng kê để phòng hành chính xét duyệt. Sau đó chuyển sang phòng tài vụ công ty. 2.2.2 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất khác và của bộ phận gián tiếp sản xuất. Đối với lao động thêu ngoài danh sách, khi có công trình Công ty thuê lao động tự do thì các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ Công ty đều không tiến hành trích mà tính toán hợp lý trong đơn giá nhân công rả trực tiép cho người lao động. Đối với lao động trong danh sách, hàng tháng phòng tài vụ Công ty dựa vào bảng phân bổ lương do xí nghiệp xây lắp, đội sản xuất gửi lên để tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp chi hết cho từng công trình, hạng mục công trình. Tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ ở Công ty là 25% trong đó: - 6% khấu trừ vào lương của công nhân viên. -19% tính vào giá thành sản phẩm xây lắp. Cụ thể là : 15 % BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ tính trên lương cơ bản. Các khoản này sẽ được phản ánh vào bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ và hạch toán vào TK 622. Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng phân bổ, bảng kê chi phí nhân công trực tiếp kế toán tiến hành ghi sổ NKCT có liên quan sau đó ghi chuyển số liệu vào sổ cái TK 334, 338 có liên quan. Biểu 9 Công ty xây dựng số 1 Xí nghiệp xây dựng số 3 Danh sách trích nộp BHXH Tháng 2 /2001. Công trình : Chung cư C 1- Làng quốc tế Thăng long. TT Họ tên Mức lương Trích nộp BHXH 17% 6% 1 Nguyễn tuấn Phong 403200 68544 24192 2 Nguyễn thị Vóc 457800 77826 27468 3 Nguyễn xuân Bắc 596400 101388 35784 4 Phạm đức Lợi 453600 77112 27216 5 Phạm thanh Bình 359100 61047 21546 6 Trịnh thị Mai 457800 77826 27468 7 Hoàng đình lê 535500 91035 32130 8 Đào quang KhảI 590100 00317 35406 9 Phạm ngọc Lưu 403200 68544 24192 Cộng 4256700 723639 255402 2% KPCĐ: 29.445.000 *2% = 588.900đ Kế toán Xí nghiệp xây dựng số 3 2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: Tại Công ty xây dựng số 1, chi phí sản xuất chung là toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho công trình, hạng mục công trình, chi phí phục vụ quản lý chung ở phạm vi xí nghiệp xây lắp, đội sản xuất như chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí thuê máy thi công, chi phí điện nước .... Những chi phí này phát sinh sẽ được hạch toán vào TK 627 “ Chi phí sản xuất chung ” theo từng yếu tố cụ thể và được tập hợp trực tiép cho từng công trình, hạng mục công trình thi công. Sau đây là trình tự tập hợp chi phí sản xuất chung tại XNXLắp số 3 * Chi phí nhân viên phân xưởng Vhi phí này bao gồm lương chính, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ phảI trả cho bộ phận quản lý xí nghiệp. Lương bộ phận quản lý xí nghiệp được tính trên cơ sở 10 % lương công nhân trực tiếp sản xuất và tuân thủ theo công thức sau: Lương từng người trong = bộ phận quản lý xí nghiệp Tổng quỹ lương nhân công trực tiếp * Hệ số lương của từng người trong bộ phận quản lý Tổng số nhân công trực tiếp Phòng kế toán Xí nghiệp sẽ tính tóan và lập bảng lương, phụ cấp cho từng bộ phận quản lý gián tiếp công trình, bảng thanh toán lương này là cơ sở cho việc ghi chú số liệu về chi phí nhân viên xí nghiệp vào các tờ kê chi tiết chi phí sản xuất chung cho từng công trình, hạng mục công trình. Sau đó Kế toán Công ty ghi vào sổ Kế toán tổng hợp, sau đó chuyển sang tờ kê chi tiết chi phí sản xuất chung và Kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung, sổ Cái các tài khảon liên quan . * Chi phí dụng cụ sản xuất Đối với công cụ luân chuyển có giá trị lớn như ván khuôn, cốp pha,thép... kế toán phân bổ giá trị ván khuôn, cốp pha luôn một lần cho công trình chúng sử dụng đầu tiên. Thủ tục xuất dùng công cụ, dụng cụ tương tự như xuất dùng NVL. * Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ thi công công trình. Trích khấu hao TSCĐ là tính vào chi phí một phần giá trị hao mòn TSCĐ để tạo nguồn tái sản xuất cho TSCĐ đó. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, việc tăng cường trang bị kỹ thuật máy móc thiết bị sử dụng trong thi công xây lắp sẽ giúp cho Công ty phần lớn lao động trực tiếp tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng công trình. TSCĐ trong Công ty được trích khấu hao theo phương pháp tuyến tính tức là: Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao trong tháng 12 Tỷ lệ khấu hao TSCĐ Công ty dựa vào quyết định só 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ trưởng bộ tài chính. Trên cơ sở tỷ lệ khấu hao đã xác định và nguyên giá TSCĐ tính khấu hao, Công ty trích số khấu hao TSCĐ phải trích từng tháng vào chi phí sản xuất thi công cho các đối tượng sử dụng. VD: Trong tháng 2/2001 công trình làng Quốc tế Thăng long có sử dụng một máy dầm đất và một máy dầm dùi, số tiền trích khấu hao được xác định như sau: - Máy dầm đất: nguyên giá là 16 triệu đ, tỷ lệ khấu hao quy định là 14% Số khấu hao trích = 16.000.000 * 14% = 186.666đ. trong tháng 12 Một máy dầm dùi : nguyên giá 9 triệu đ, tỷ lệ khấu hao là 10%. số khấu hao trích trong tháng sẽ là : 75.000đ Số liệu này được phản ánh vào trong bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Vây số trích khâú hao trong tháng 2 trích vào chi phí sản xuất chung của Công tình làng Quốc tế thăng long là 261.6666 và phản ánh vào bảng khấu hao TSCĐ, ghi vào sổ NKCT và sổ cái TK 214, 627 căn cứ vào số tiền được trích khấu hao máy thi công sử dụng ở công trình kế toán định khoản như sau: Nợ TK 6274 ”Khấu hao TSCĐ” : 261.666 Có TK 214 ” Hao mòn TSCĐ” : 261.666 Biểu 10 : Trích Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 2 năm 2001. STT Tên TSCĐ Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao 1 ............. 2 Máy dầm đất 16.000.000 14% 186.666 3 Mô tơ máy dầm dùi 630.500 10% 52.540 4 Máy dầm dùi 9.000.000 10% 75.000 5 ............ Cộng 655.5000.000 34% 314.206 * Chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Chi phí này gồm nhiều loạI như : Chi phí tiền điện nước, chi phí vận chuyển, nội bộ phục vụ thi công công trình. Hàng tháng, Công ty tạm ứng chi xí nghiệp một khoản tạm ứng nhất định tuỳ theo yêu cầu sản xuất cuả từng đơn vị. Cuối tháng, kế toán tập hợp các chứng từ chi trong tháng làm thủ tục thanh toán tạm ứng hoặc do số tiền tạm ưngs dư nợ thấp kế toán xí nghiệp làm thủ tục thanh toán tiền mặt. Cụ thể thanh toán tiền mặt tháng 3 như sau: Biểu 11 Đơn vị: XNXD số 3 Bảng thanh toán tiền mặt Tháng 2/2001 Số TT Diễn giải TK đối ứng Số tiền 1 Tiền vệ sinh tháng 2/2001 627 350.000 2 Tiền cước điện thoại tháng 2/2001 627 570.000 3 Thuê vận chuyển 627 1.990.000 Cộng 2.910.000 Ngày, 28/2/2001 Kế toán Xí nghiệp XD số 3 Sau đó kế toán ghi vào sổ nhật ký chung và sổ cái TK 627. Vào cuối tháng, kế toán xí nghiệp đối chiếu trên máy vi tính đối với phần chi phí sản xuất của xí nghiệp khi đó Công ty sẽ báo cho Xí nghiệp. Khi Công ty nhận được các chứng từ báo nợ hợp lệ như báo tiền lãi vay Ngân hàng, tiền điện thoại của xí nghiệp chuyển qua Tk 112, 331. Vậy căn cứ vào bảng phân bổ Khấu hao TSCĐ, thuê máy thi công thuê giáo, các bảng thanh toán tiền mặt, hoàn tạm ứng và sau khi đã đối chiếu với Công ty trên máy vi tính, kế toán Xí nghiệp ghi vào sổ chi tiết chi phí cho từng công trình và tập hợp cho toàn Xí nghiệp. 2.4 Chi phí máy thi công: Do số lượng máy móc thiết bị dùng cho thi công của các xí nghiệp không đủ phục vụ cho nhu cầu về máy thi công cho các công trình nên xí nghiệp phảI tiến hành đI thuê máy móc thiết bj của xí nghiệp nội bộ Công ty, Xí nghiệp xe máy Điện nước, xí nghiệp xe máy điện nước gần như quản lý tất cả máy thi công, cốp pha, giàn giáo ván khuôn... các loại dụng cụ này được hạch toán vào TK 627(6274) “ Chi phí máy thi công “. Các công cụ có giá trị nhỏ, khi mua vào nhập kho cũng được kế toán ghi vào tờ kê chi tiết và được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Khi các xí nghiệp có nhu cầu sử dụng maý, thủ tục thuê theo giá nội bộ được áp dụng cho toàn công ty. Chi phí thuê máy thi công sẽ được hạch toán vào TK 6274 “ chi phí máy thi công “ Máy thi công thuê cho công trình nào sử dụng thì được hạch tóan vào chi phí sản xuất cho công trình đó. Việc thuê máy có thể thuê máy đẻ tự sử dụng, hoặc có thể thuê cả máy và người sử dụng đIều khiển máy. Trong trường hợp này chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí thuê máy là biên bản thanh lý hợp đồng thuê máy và các bảng theo dõi hoạt động của máy thi công sổ theo dõi trích khấu hao máy thi công. Tháng 2/2001 : Công trình Làng QTTL. STT Diễn giải Nguyên giá KHCB KHSCL 1 2 3 Máy cắt sắt f 40 Máy thuỷ chấn Máy bơm vận hành 12.800.000 9.930.000 928.880.445 609.800 190.000 7.765.500 926.850 Ngoài ra đối với các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Công ty đều tiến hành trích chi phí SCL hàng tháng. Trích trước chi phí SCLTSCĐ: Nợ TK 6234(HV) 926.850 Có TK 335 926.850 Đối với nhân công sử dụng máy, quy trình hạch toán như chi phí nhân công trực tiếp (qua hợp đồng làm khoán). Chi phí BHXH, BHYT,KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định được trích vao chi phí sử dụng máy TK 6231 Nợ TK 6231 (HV): 1.744.000 Có TK 334 1.542.000 Có TK 338 202.000 Các chi phí khác, vật liệu.. được tập hợp, hạch toán như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, với chi phí bằng tiền hạch toán vào TK 6238. Để tiện cho việc vào sổ chi tiết chi phí, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công . Bảng tổng hợp chi phí máy thi công Công trình: Làng QTTL tháng 2/2001. STT Loại chi phí Số tiền 1 2 3 Chi phí nhân công sử dụng máy Chi phí khấu hao máy + trích trước Chi phí bằng tiền 1.774.000 9.492.150 120.000 Cộng 11.356.150 * Trường hợp đi thuê máy. Trong trường hợp máy thi công thuê ngoài. Chứng từ trước tiên lấy làm cơ sở xác định chi phí thuê máy là hợp đồng thuê máy. Trong hợp đồng thuê máy nêu rõ nội dung khối lượng công việc, đơn giá thuê… Khi công việc hoàn thành, đội trưởng thi công tập hợp những chứng từ gốc, thuê thiết bị bao gồm hợp đồng thuê máy, biên bản thanh lý hợp đồng gởi lên phòng kế toán. Phần lớn máy móc thi công đều do nhân công của đội sử dụng do đó chi phí nhân công ở đây hạch toán như chi phí nhân công trực tiếp. Sau đó kế toán lập bảng tổng hợp chi phí máy thi công như đối với trường hợp máy thuộc quyền quản lý của đội, trên cơ sở đó định khoản, nạp số liệu vào sổ Nhật ký chung, lên sổ cái, sổ chi tiết chi phí . sổ chi tiết TK 623- Chi phí máy thi công Đối tượng: Công trình Làng QTTL tháng 2/2001 Chứng từ Diễn giải TK Đ.Ư Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có 30/2 30/2 30/2 30/2 30/2 Cp nhân công Trích BHXH Trích khấu hao Trích Cp SCL Kc Cp nhân công 334 338 214 335 154 1.542.000 202.000 8.565.300 926.850 11.356.150 Cộng 17.034.200 17.034.200 3. Tổng hợp chi phí sản xuất cuối tháng Việc tổng hợp chi phí sản xuất tháng được căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, mỗi đối tượng tập hợp chi phí được mở chi tiết theo dõi các khoản mục chi phí để làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp. Công ty áp dụng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên để tổng hợp chi phí sản xuất (TK sử dụng 154” chi phí KD dở dang”), Toàn bộ chi phí NVL trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp cuối tháng được kết chuyển vào bên nợ TK 154. Từ các số liệu chi tiét chi phí từng công trình, hạng mục công trình kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng theo từng khoản mục chi phí để làm cơ sở cho việc lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất từng tháng. Đồng thời cũng từ các sổ chi tiết , chi phí từng công trình, hạng mục công trình kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất tháng để ghi vào sổ theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho công trình, hạng mục công trình đó. Biểu 12: Bảng tổng hợp chi phí Công trình : Làng Quốc tế Thăng Long Tháng 2/2001 Số TT Nội dung Tổng tiền 1 Chi phí NVLiệu 203.543.193 2 Chi phí nhân công 24.968.172 3 Chi phí máy thi công 11.356.150 4 Chi phí sản xuất chung 14.481.540 5 Thu nhập chịu thuế tính trước 13.884.025 6 Giá trị dự toán xây lắp trươc thuế 266.320.850 7 Thuế giá trị gia tăng đầu ra 13.316.043 8 Giá trị dự toán xây lắp sau thuế 279.636.893 Tổng cộng 298.759.196 2.4. Tổng hợp chi phí của xí nghiệp theo quý Hàng tháng, khi lập báo cáo chi phí sản xuất, sản lượng, thu vốn, kế toán Xí nghiệp đã luỹ kế chi phí cho từng tháng trong quý. Đến cuối quý khi đối chiếu số liệu song nếu thấy khớp, đúng thì kế toán đã lập song báo cáo chi phí sản xuất quý cho từng công trình và toàn Xí nghiệp. Cụ thể bảng tổng hợp chi phí sản xuất quý I /2001 của Xí nghiệp số 3 như sau: ( Biểu 14) Căn cứ vào bảng sản lượng, chi phí sản xuất của từng tháng kế toán Xí nghiệp lập bảng báo cáo sản lượng, thu vốn, doanh thu, thuế quý 1/2001 của toàn Xí nghiệp. Đồng thời cuối mỗi tháng, từ nghiệp vụ kinh tế đã được ghi chuyển từ sổ nhật ký chung vào sổ cáI TK 621, TK 622, TK 627 kế toán tính toán, tổng hợp chi phí trên toàn Xí nghiệp, kết chuỷển sang bên nợ TK 154 “ Chi phí sản xuất dở dang”. Cụ thể chi phí sản xuất tập hợp được trong quý I/2001 của Xí nghiệp là : Chi phí nguyên vật liệu tập hợp từ sổ cái TK 621 là: 1560.000.000đ Chi phí nhân công tập hợp từ sổ cái TK 622 là: 420.000.000đ Chi phí sản xuất chung tập hợp từ sổ cái TK 627 là: 223.000.000đ Chi phí sử dụng máy thi công từ sổ cáI TK 623 là 11.356.150 Số liệu này được ghi chuyển vào sổ Nhật ký chung vào cuối kỳ theo định khoản: Nợ TK 154 2.203.000.000 Có TK621 1560.000.000 Có TK 622 420.000.000 Có TK 627 223.000.000 Số liệu này cũng được phản ánh vào sổ cáI TK 154 “ chi phí sản xuất dở dang “ của quý I năm 2001 Biểu 13: Sổ cái TK 154 ( Chi phí sản xuất dở dang ) Quý I/2001 Đ/vị: 1.000đ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng PS Nợ PS Có Dư Nợ Dư Có Số NT Dư đầu kỳ 250.000 ....... 30/3 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 1.560.000 30/3 Chi phí nhân công trong tháng 622 420.000 30/3 Chi phí sản xuất chung 627 223.000 30/3 Chi phí sử dụng máy thi công 623 11.356. 30/3 Kết chuyển giá thành KLXL HT trong kỳ 632 1.187.500 Cộng phát sinh trong quý 2.203.000 2.187.500 Giá trị XL dở dang cuối quý 276.856 2.5. Công tác đánh giá sản lượng xây lắp dở dang ở Xí nghiệp XD số 3 Xuất phát từ đặc điểm thi công các công trình xây dựng có thời gian thi công dài, khối lượng lớn cho nên việc bàn giao thanh toán khối lượng công tác xây dựng hoàn thành bàn giao được xác định theo giai đoạn quy ước. Tùy theo từng hợp đồng và tiến độ thi công mà trong quý có thể thực hiện bàn giao khối lượng hoặc phần việc xây lắp. Xuất phát từ lý do trên đồi hỏi xí nghiệp phải xác định chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Do đặc điểm của nghành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng đồng thời để phù hợp với yêu cầu quản lý phù hợp với kỳ hạch toán nên kỳ tính giá thành của Xí nghiệp được xác định là hàng quý và vào cuối quý. Để tính toán được giá thành thực tế khối lương xây lắp hoàn thành trong quý, bắt buộc Xí nghệp phảI xác định được chi phí sản xuất dở dang đầu quý và cuối quý đó. Khối lượng xây lắp dở dang cuối quý và khối lượng chưa được nghiệm thu và bên A chưa chấp nhận thanh toán, ở Xí nghiệp XD số 3 nghiệm thu khối lượng công tác xây lắp được thực hiện theo các bước sau: - Nghiệm thu nội bộ: hàng ngày kỹ thuật công trình kiểm tra xác nhận khối lượng công việc thực hiện trong ngày để làm cơ sở cho việc thanh toán lương với các tổ, đội công trình. - Nghiệm thu cơ sở khi khối lượng công tác xây lắp : hoàn thành đạt yêu cầu kỹ thuật, bên B mời giám sát kỹ thuật bên A tổ chức nghiệm thu. Nếu khối lượng công tác xây lắp hoàn thành đạt yêu cầu kỹ thuật đúng với thiết kế yêu cầu, bên B lập biên bản nghiệm thu kỹ thuật khối lượng công việc hoàn thành. - Nghiệm thu thanh toán của chủ đầu tư theo giai đoạn điểm dừng kỹ thuật: trong bước này Xí nghiệp tập hợp tất cả các công việc nghiệm thu kỹ thuật thanh toán, tính tóan khối lượng lập hồ sơ thanh toán giá trị xây lắp hoàn thành bàn giao theo điểm dừng kỹ thuật. - Nghiệm thu cấp bộ chủ quản thanh quyết toán công toán công trình đưa vào sử dụng : cuối quý kỹ thuật Xí nghiệp kết hợp với kỹ thuật Công ty kiểm kê xác định khối lượng xâylắp dở dang đã thực hiện trong quý. Sau đó căn cứ vào đơn giá định mức Xí nghiệp lập đơn giá dự toán phù hợp với từng công trình, công việc cụ thể thống nhất với phòng Q/S rồi gửi về bộ phận tài vụ Xí nghiệp. Bộ phận tài vụ Xí nghiệp sau khi nhận được tài liệu này xác định chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang trong quý. Xí nghiệp áp dụng phương pháp áp dụng chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang như sau: 1.Phương pháp trực tiếp : Được áp dụng khi thòi điểm tính giá thành trùng với thời điểm khối lượng xây lắp hoàn thành được bên A nghiệm thu chấp nhận thanh toán. 2. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá trị dự toán : Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức sau: Chi phí thực tế Chi phí thực tế Chi phí thực tế của khối lượng + của KL XL thực Giá trị dự Của khối lượng dở dang Đ.kỳ hiện trong kỳ toán của Xây lắp dở = * KLXL dở Dang C.kỳ Giá trị dự toán Giá trị dự toán dang cuối Của KLXL của KLXL dở kỳ HThành bàn dang C.kỳ Giao trong kỳ Ngoài ra đối với một số công việc như nâng cấp, sửa chữa, hoàn thiện, hoặc xây dựng các công trình có giá trị nhỏ, thời gian thi công ngắn, theo hợp đồng được bên chủ đầu tư thanh toán sau khi đã hoàn thành toàn bộ, thì giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ chính là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh, từ khi thi công tới thời điểm kiểm kê đánh giá. Công tác xác định chi phí thực tế, khối lượng xây lắp dở dang cuối quý theo phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở dang theo giá trị dự toán của Xí nghiệp trong quý 1/2001 thể hiện trên các bảng sau: Bảng kê khối lượng công việc dở dang Quý 1 /2001 Công trình: Làng quốc Tế Thăng Long. Số TT Tên công việc Đvị Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 Trát ngoàI nhà M2 450.50 3.40 1531.7 ......., 5 Láng nền M2 4000.5 3.50 14001.75 ..... 15 Phá bê tông Chiếc 1.00 3.500.0 3.500.000 ...... Tổng cộng 19.033.45 Khối lượng chính với tỷ giá là 11.000 : 19.033.45* 11. 000đ = 209.367.950 Với tổng số tiền nhân công của cán bộ kỹ thuật và nhân công công nhân là 7.500.000 Khối lượng xây lắp dở dang cuối quý theo dự toán =209.367.950 + 7500.000 = 284.367.950 Chi phí KLXL dở dang cuối quý 1/2001 của Công trình làng QTTL sẽ được phản ánh vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất quý 1/2001 của Xí nghiệp ở cột chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, từ đó tính ra giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất QI/2001 Đ/vị: 1000đ TT Tên công trình, hạng mục công trình Chi phí sản xuất chung trong QI Vật liệu Nhân công Chi phí sử dụng máy Chi phí sản xuất chung Cộng Làng QTTL 510.000 120.000 35.000 50.550 715.550 Ngân hàng Quảng ninh 450.000 110.000 20.000 45.000 625.000 Các trường tiểu học miền núi phía bắc 110.000 40.000 20.750 27.900 198.650 Cộng 1070.000 270.000 75.750 123.450 1.539.200 5. Tính giá thành công trình xây dựng ở Xí nghiệp xây dựng số3 Xuất phát từ đặc điểm của Công ty XD sô1 thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc, quy trình sản xuất đơn chiếc và phức tạp, thời gian thi công dài, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công trình xây dựng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuâts theo từng công trình. Do vậy đối tượng tính giá thành công trình xây dựng ở Công ty được xác định là từng bộ phận hoàn thành, giai đoạn công việc hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành. Do vậy kỳ tính giá thành của Xí nghiệp XD số 3 được xác định theo từng quý. Tuỳ theo các phần khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao theo kế hoạch hoặc theo hợph đồng đã ký kết trong quý, căn cứ vào tiến độ thực hiện mà bàn giao thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành theo từng công trình. Xí nghiệp áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp cho từng công trình, toàn bọ chi phí thực tế phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành bàn giao đó chính là giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình đó. Do công trình có thời gian thi công dài, nên trong quý xí nghiệp chỉ tính giá thành cho các công trình bàn giao hoặc các công trình hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Trong trường hợp này giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong từng kỳ của từng công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức sau: Giá thành Chi phí Chi phí Chi phí thực tế KL thực tế thực tế thực tế XL hoàn = của KL + của KL - của KL Thành XL dở XL P/S XL P/S Bàn giao dang Đ/kỳ trong Q1 Cuối kỳ Theo công thức trên, với số liệu của công trình Làng QTTL trong quý 1/2001 có các số liệu như sau: Chi phí thực tế của KLXL dở dang đầu kỳ: Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dd đầu kỳ: 250.000.000 Chi phí thực tế của khối lượng p/s bên Nợ trong quý 1 2.203.000 Chi phí thực tế của khối lượng p/s bên Có trong quý 1 : 2.203.000 Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dd cuối kỳ :276.856.000 Việc tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình được thể hiện trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất QI /2001. Toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm thực tế hoàn thành ở Công ty được thực hiện trên bảng tính giá thành xây lắp theo công thức sau: Giá thành công trình, hạng mục = công trình Chi phí thực tế sản phẩm làm + dở đầu kỳ Chi phí thực tế khối lượng xây lắp phát -sinh trong kỳ Chi phí sản xuất thực tế khối lượng xây lắp DD cuối kỳ Phần thứ ba. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạIcông ty xây dựng số 1. I. Đánh giá khái quát chung về công ty. 1.ưu điểm. Từ những ngày đầu bước vào sản xuất kinh doanh cùng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo,đội ngũ cán bộ công nhân viên và nhất là sự nỗ lực của bản thân Công ty. Công ty xây dựng số 1 luôn xứng đáng là một trong những đơn vị hàng đầu của Bộ Xây dựng . Công ty đã , đang và sẽ xây dựng những công trình có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất về cả bề rộng lẫn bề sâuđể đạt được trình độ quản lí như hiện nay và những kết quả sản xuất kinh doanh như vừa qua. Đó là cả một quá trình phấn đấu liên tục của ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên trong Công ty. Nó trở thành một đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy quá trình phát triển của Công ty. Việc vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế thị trường đồng thời thực hiện chủ trương cải tiến quản lý kinh tế của Nhà nước và Bộ Xây dựng, không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Quá trình tìm hiểu về công tác quản lý kế toán nói chung, công tác quản lý hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng em nhận thấy Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của kinh tế thị trường. Hình thức kế toán được áp dụng tại Công ty là hình thức: Nhật ký chung. Tận dụng những ưu điểm của hình thức này là mẫu sổ đơn giản, dễ thiết kế, ghi chép, dễ cơ giới hoá công tác kế toán. Phòng kế toán Công ty đã đưa máy vi ính vào phục vụ cho công tác kế toán, bởi vậy: Công ty với quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều và phức tạp song phòng kế toán Công ty vẫn được bố trí gọn nhẹ, hợp lý, phân công công việc cụ thể với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao, chính sách nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình với công tác kế toán , đáp ứng yêu cầu quản lý kịp thời. Mặt khác, bộ phận kế toán Công ty đã xây dựng được hệ thống sổ sách kế toán, cách thức ghi chép , phương pháp hạch toán một cách hợp lý,khoa học, phù hợp với yêu cầu, mục đích của chế độ kế toán mới, tổ chức công tác kế toán quản trị, kế toán tài chính rõ ràng, khoa học. Cụ thể: Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán Công ty đã hạch toán chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình tronh từng tháng, từng quý một cách rõ ràng, đơn giản, phục vụ tốt yêu cầu quản lý và phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty. Công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang được tổ chức một cách khoa học, cung cấp số liệu chính xác, phục vụ kịp thời công tác tíng giá thành. Với đặc điểm sản phẩm, đặc điểm quy trình kỹ của Công ty như hiện nay thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm mà Công ty xác định là hợp lý, tạo điều kiện cho việc tính giá thành nhanh, gọn, chính xác. 2. Nhược điểm. Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác của Công ty, nhất là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không phải không còn những khó khăn và tồn tại nhất định. Cụ thể: Đối với kế toán nguyên vật liệu : Công ty chưa phản ánh chính xác trị giá thực tế vật liệu mua về nhập kho cho công trình, làm ảnh hưởng đến việc phân tích chi phí dùng trong sản xuất. Đối với chi phí sản xuất chung tuy đã hạch toán được cụ thể rõ ràng nhưng việc hạch toán chi phí thuê mua vận chuyển vật tư vào chi phí sản xuất chung làm thay đổi tỷ trọng chi phí vật liệu và chi phí sản xuất chung trong cơ cấu giá thành. Mặc dù không làm thay đổi giá trị giá thành sản phẩm xây lắp nhưng lạI làm ảnh hưởng đến công tác quản lý vật tư, gây khó khăn cho việc xác định định mức chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình. Trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình theo các yếu tố chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Trong khi đó cơ cấu giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ lạI bao gồm các khoản mục chi phí : chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí sử dụng máy và khoản mục chi phí chi phí sản xuất chung. Doanh nghiệp không có sự đồng nhất này mà việc ghi chép chuyển số liệu từ bảng tổng hợp chi phí sản xuấtớang báo cáo chi phí sản xuất và giá thành xây lắp không được chính xác, gây khó khăn cho việc tính toán, phân tích giá thành sản phẩm xây lắp trong kỳ cuả Công ty. Đồng thời chi phí sản xuất chung trong cơ cấu giá thành sản phẩm mà Kế toán Công ty lập chưa phù hợp với chế độ kế toán mới quy định. Theo thông tư số 23 BCD/VKT ngày 15/12/1994 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý giá thành xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư, trong giá thành dự toán công trình xác định theo các khoản mục chi phí vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi công và chi phí trực tiếp khác. Đối với kế toán chi phí sử dụng máy thi công. Về công tác kế toán khấu hao TSCĐ. Theo nguyên tắc, hàng tháng kế toán phải tiến hành trích khấu hao đã tính bình quân vào giá thành nhưng ở Công ty việc trích hay không trích khấu hao phụ thuộc vào giá trị sản lượng đạt được trong kỳ. Mặt dù việc khấu hao tài sản đã được đăng ký với cục quản lý vốn và tài sản của Nhà nước . Với cách khấu hao như vậy, đến hết năm Công ty vẫn đảm bảo trích đủ khấu hao nhưng trong kỳ sẽ làm giá thành sai lệch, ảnh hưởng tới việc phân tích chi phí và giá thành. Đối với kế toán chi phí nhân công trực tiếp . Việc trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định không được đưa vào chi phí sản xuất chung mà đưa vào chi phí nhân công trực tiếp (cũng như vậy đối với TK 6231). Đối với giá thành công trình thì điều này không ảnh hưởng nhưng khi phân tích các khoản mục phí sẽ có sự sai lệch trong việc tính toán tỷ trọng của từng loại phí. Gây sai lệch trong công tác phân tích chi phí và giá thành. Hơn nữa chi phí nhân công và chi phí nhân viên quản lý đội quản lý chưa được theo đõi rõ ràng và hạch toán chính xác. II. Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 1. Qua quá trình thực tập tại Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành tại Công ty như sau: í kiến 1:Đối với kế toán nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ. 1Công tác lập chứng từ ban đầu: Doanh nghiệp đặc điểm của nghành xây dựngcủa sản phẩm xây dựng cơ bản nên Công ty không tổ chức kho vật liệu chung tạI Công ty mà các kho vật liệu được công ty bố rí ở từng công trình, hạng mục công trình, từng công trình, hạng mục công trình đều có kho vật liệu tương ứng, trong khi đó Công ty lạI tổ chức thi công nhiều công trình, hạng mục công trình khác nhau tạI các địa điểm khác nhau và nhu cầu sử dụng vật tư tạI công trình là thường xuyên Doanh nghiệp đó việc theo dõi vâtj tư xuất dùng hàng ngày theo từng phiếu xuất vật tư ở từng công trình, hạng mục công trình lên phòng kế toán Công ty là rất khó khăn phức tạp mất nhieèu thời gian. Biết rằng trong tình hình thực tế hiện nay, nhu cầu xây dựng được tăng lê không ngừng, giá cả vật tư không đồng ij luôn luon biến động, vật liệu cung cấp cho sản xuất thi công theo công thức dựa trên tiến độ thi công, trên kế hoạch cung ứng vật tư cho từng công trình cụ thể, vật liệu mua về được xuất dùng ngay. Tuy nhiên khối lượng xây lắp đều có khối lượng định mức khối lượng vật tư cụ thể định mức này Doanh nghiệp phòng Kế toán quản lý khối lượng và vật tư của Công ty lập dựa trên cơ sở các định mức trong thiết kế công trình và đIều kiện thi công từng công trình, hạng mục công trình cụ thể. Với hai lý Doanh nghiệp trên để tạo đIều kiện thuận lợi cho việc cấp phát vật tư vào sản xuất được nhanh chóng và kịp thời góp phần tăng tiến độ hoàn thành thi công từng công trình, hạng mục công trình đôngf thời góp phần kiểm tra được tình hinhf thực hiện kế hoạch sản xuất em xiin mạnh dạn đưa ra ý kiến đề xuất việc công ty nên sử dụng phiếu xuất kho theo hạn mức (trang sau) Mục đích của phiếu này dùng để heo dõi số lượng xuất vật tư trong trường hợp lập phiếu xuất một lần theo định mức nhưng xuất kho nhiều lần trong thanhgs cho bộ phânj sử dụng vật tư theo định mức làm căn cứ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành, kiểm tra việc sử dụng vật tư theo định mức. Số lượng thực xuất trong thánh Doanh nghiệp thủ kho ghi căn cứ vào hạng mục được duyệt theo yêu cầu sử dụng từng lần hoặc số lượng thực xuất từng lần. Phụ trách bọ phận quản lý vật tư căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch sản xuất trong tháng và định mức sử dụng vật tư cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc để xác định hạn mức được duyệt trong tháng cho từng bộ phận sử dụng. Phiếu này được lập thnàh hai liên cho bộ phận sử dụng chi lĩnh lần đầu, bộ phận sử dụng mang hai liên đến kho, người nhận vật tư giữ 1 liên, giao cho thủ kho một liên. Thủ kho ghi số lượng thực xuất và ngày xuất ( cột 2,3,4.. ) người nhận vật tư ký vào hai liên ( ngày cuối cùng và lĩnh tương ứng), lần lĩnh tiếp theo người nhận mang phiếu đến kho lĩnh không phảI qua ký duuyệt. Cuói tháng dù hm còn hay hết thủ kho ghi cả hai phiếu, công số thực xuất trong tháng (9) dể ghi thẻ kho và ký tên vào phiếu ( ghi rõ họ tên ) sau khi ghi thẻ kho thủ kho chuyển về phòng kế hoạch 1 liên và phòng Kế toán 1 liên, trường hợp chưa hết tháng mà hạn mức được duyết đã lĩnh hết ( Dovượt kế hoạch sản xuất, vượt định mức sử dụng vật tư ) đơn vị sử dụng muốn lĩnh thêm phảI lập phiếu xuất vật tư theo hạn mức mới có kế hoạch xác nhận, hoặc kỹ thuật xác nhận thủ trưởng đơn vị duyệt làm căn cứ thống kê 1 liên Đơn vị: Phiếu xuất vật tư theo hạn mức Địa chỉ Ngày tháng năm Nợ : Có Bộ phận sử dụng: Lý Doanh nghiệp xuất Xuất tạI kho STT Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư Mã số ĐV Hạn mức được duyệt trong tháng Số lượng Đơn giá Thành tiền ngày ngày ngày ngày Cộng Cộng * * * * * * * * * * Người nhận ký Như vậy việc sử dụng “ phiếu xuất kho theo hạn mức “ sẽ tạo đIều kiện theo dõi quản lý chặ chẽ hơn việc dùng vật liệu ở kho công trình và của Kế toán viên ở phong Kế toán Xí nghiệp. Mặt khác nó còn hạn chế được những hao hụt mất mát thì việc kiểm tra phát hiện cũng dễ dàng hơn , việc quy trách nhiệm vật chất cho đối tượng liên quan có cơ sở xác đáng hơn. Vậy Xí nghiệp có thể khặc phục những hạn chế khi sử dụng phiếu xuất kho bằng cách sử dụng “ phiếu xuất kho theo hạn mức “ Việc ghi chép và sử dụng mẫu này được quy định và giảI thích rõ trong hướng dẫn thực hành chế độ Kế toán mới 2.Về giá trị thực tế vật liệu mua về nhập kho công trình : ở Công ty xây dựng số 1 trong quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ, nguyên vật liệu mua vào trong kỳ, trị giá nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ không bao gồm chi phí vận chuyển thu mua, bóc dỡ vật liệu mà chỉ bao gồm giá mua nguyên vật liệu , chi phí vận chuyển thu mua, bốc dỡ được hạch toán vào TK 627(6277) “ chi phí dịch vụ mua ngoàI “Do đó Công ty thực hiện đúng theo nguyên tắc: Giá trị thực tế vật liệu mua vào = giá mua + chi phí vận chuyển thu mua Với cách tính như trên Kế toán Công ty không phán ánh chính xác trị giá nguyên vật liệu mua vào trong kỳ, tồn kho đầu kỳ, tồn kho cuối kỳ và xuất dùng trong kỳ nó làm chi phí nguyên vật liệu giảm đI chi phí sản xuất chung tănglên Tuy về mặt tổng số thì không thay đổi ( Chi phí nguyên vật liệu giảm đI thì chi phí sản xuất chung lạI tăng lên tương ứng) nhưng về cơ cấu chi phí giá thành sẽ bị thay đổi Do tỷ trọng từng loạI chi phí khoản mục chi phí thay đôỉ. Dovậy sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi đánh giá và phân tích chi phí sản xuất phát sinh và giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thnàh trong kỳ ảnh hưởng lớn đến kết quả, độ chính xác, những thông tin, số liệu mà hoạt động này cung cấp. Ví dụ : Trong thánh 1 công trình Làng QTTL dựa vào bảng luỹ kế nhập xuất tồn vật tư và tờ kê chi tiết chi phí sản xuất chung ta có số liệu sau: Các chỉ tiêu Giá mua Chi phí vận chuyển Cộng Tồn kho đầu thánh Mua vào trong tháng Tồn kho cuối tháng Xuất dùng 91.491.500 55.174.900 85.711.500 60.954.900 6.843.000 6.843.000 91.491.500 62.017.900 85.711.500 67.797.900 Như vvậy theo cách hạch toán của Công ty thì trị giá xuất dùng nguyên vật liệẩttong thánh là 60.954.900. Nừu hạch toán đúng theo nguyên tắc của nó ( giá mua cộng chi phí vận chuyển thu mua ) thì giá trị nguyên vật liệuxuất dùng trong tháng của công trình Lang QTTl sẽ là 67.797.900. Dođó với cách hạch toán như trên của Công ty, Công ty đã làm giảm chi phí vật liệu trong thanhgs là 6.843.000 Và làm tăng chi phí sản xuất chunglên một khoản tương ứng. Như vậy để phục vụ tốt hơn cung cấp số liệu chính xác hơn cho công tác phân tích, quản lý chi phí sản xuất mà giá thành sản phẩm thì Kế toán Công ty nên đánh giá trị giá nguyên vật liệu theo đúng nguyên tắc giá phí. Trị giá nguyên vật liệu = Giá mua = Chi phí vận chuyển thu mua. Việc xác định trj giá nguyên vật liệu này có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định chi phí nguyên vật liệu, góp phần đảm bảo cho việc tính đúng tính đủ chi phí vào giá thành. í kiến 2: Hạch toán chi phí sản xuất Theo thông tư sô 23 BXD/vkt ngày 15/12/1994 của Bộ xây dựng, hướng dẫn việc lập và quản lý giá xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư trong gía thành dự toán công trình xác định theo các khoản mục chi phí vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi công, chi phí trực tiếp khác. Mặt khác trong giá thành dự toán công trình xác định theo khoản mục chi phí vật liệu, nhân công sử dụng máy máy thi công, chi phí trực tiếp khác. Nhưng tập hợp chi phí thực tế và tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp, xác đinh theo yếu tố vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Sự không đồng nhất này gây khó khăn cho việc phân tích đánh giá hiệu quả, xác định trọng tâm, đIúm quản lý chi phí sản xuất tính vào giá thành sản phẩm . Để đảm bảo sự thống nhất giá thành thực tế và giá thành dự toán, theo em nên chăng chế đọ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nên lập lạI giá thành dự toán công trình theo 3 yếu tố chi phí. Như vậy sẽ thuận tiện cho việc so sánh, phân tích, đánh giá giữa giá thnàh dự toán và giá thnàh thực tế theo các yếu tố chi phí, từ đó dề ra các biện pháp phù hợp đối với các yếu tố chi phí nào chưa thích hợp. Đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân công điều khiển máy, Công ty nên bóc tách khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương hạch toán vào Tk 627. Như vậy việc phân tích, tính toán chi phí sẽ được chính xác hơn. Đối với việc trích khấu hao TSCĐ. Kế toán Công ty cần tuân thủ chế độ kế toán trong việc tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao vào chi phí sản xuất trong kỳ. Từ đó giúp cho nhà quản lý ra các quyết định phù hợp. Nhưng từ đây cũng nảy sinh vấn đề là Bộ Tài chính cần xem xét lại quy định khấu hao đối với các doanh nghiệp xây dựng. Tại các doanh nghiệp xây dựng khi khối lượng công tác xây lắp lớn hoặc khi Công ty đẩy nhanh tiến độ thi công thì máy thi công phải hoạt động liên tục, làm cho máy móc hao mòn và hư hỏng nhanh. Có khi máy chưa hết thời gian khấu hao đã không thể sử dụng được. Trong số khấu hao chưa đủ khiến doanh nghiệp chưa có vốn để mua, đầu tư máy móc thiết bị mới, làm ảnh hưởng đến sản xuất. Ngược lại, có những năm máy móc hầu như không sử dụng vẫn phải trích khấu hao đều đặn như mọi năm. Điều này làm giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp tăng lên. Chính vì vậy, nên chăng Bộ Tài chính có quy định mới về việc trích khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp xây lắp vì việc trích khấu hao theo thời gian sử dụng của máy móc đối với doanh nghiệp xây lắp là không phù hợp. Đối với hệ thống chứng từ, biểu mẫu trong Công ty. Hiện nay, công tác kế toán đã được thực hiện trên máy và tiến tới sẽ nối mạng giữa toàn bộ Công ty. Điều này sẽ làm cho công tác kế toán cũng như công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ Công ty thuận lợi hơn. Nhưng khó khăn ở đây là cần có sự thống nhất về sổ sách ( ngoài những biểu mẫu quy định) trong Công ty cũng như trình tự lập các sổ sách kế toán.Thực trạng Công ty hiện nay là hệ thống biểu mẫu ở các xí nghiệp không thống nhất, không có hướng dẫn cụ thể. Trong mỗi xí nghiệp lại phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người làm công tác kế toán . kết luận Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các đợn vị xây lắp nói riêng có hiệu quả nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh là vấn đề quan trọng trong tình hình kinh tế hiện nay khi Nhà nước giao quyền quản lý cho các doanh nghiệp, mở rộng quyền làm chủ, tăng cường thêm trách nhiệm cho các doanh nghiệp trước sự biến đổi phức tạp và tính cạnh tranh gay gắt cuả thị trường. Việc đổi mới, không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán trong cơ chế hiện nay là điều cần quan tâm. Với mục tiêu góp phần đổi mới công tác hạch toán kế toán nói chung, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, bài viết này đề cập đến: Đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu một số vấn đề lý luận cơ bản thuộc chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Tìm hiểu thực trạng bộ máy quản lý, kế toán, đặc điểm kinh doanh và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty xây dựng số 1 thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội . Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, đề xuất các phương hướng cơ bản nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Do trình độ có hạn cùng với thời gian thực tập không dài, bài viết này mới chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo để chuyên đề tốt nghiệp được chặt chẽ hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Văn bá thanh, các thầy cô giáo trong khoa Kế toán, các cán bộ công nhân viên kế toán Công ty xây dựng số1 đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Hà nội tháng 4 năm 2001. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34107.doc
Tài liệu liên quan