Lao động là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp. Công ty TNHH Xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội là một Doanh nghiệp đã và đang áp dụng các quy định về sử dụng lao động của bộ luật lao động quy định.
Tuy nhiên Công ty còn có những quy định riêng trong việc quản lý, sử dụng, trả lương cho cán bộ công nhân viên của mình. Chuyên đề của em là những tìm hiểu sơ bộ về Công ty về cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty nói chung và bộ máy kế toán nói riêng cũng như “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty TNHH Xây dựng và phát triển công nghệ cao Hà Nội”. Qua thời gian thực tập tại Công ty em đã hiểu hơn phần nào về cách làm việc tại một Doanh nghiệp tư nhân, và hiểu rõ hơn các kiến thức được trang bị trong trường.
53 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty TNHH xây dựng và phát triển công nghệ cao Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thành viên của Công ty có thể là tổ chức, cá nhân nhưng tổng số không vượt quá 50 thành viên.
Quyền và nghĩa vụ của thành viên:
* Thành viên công ty có quyền:
Sử hữu một phần tài sản của Công ty tương ứng với phần vốn góp vào vốn điều lệ của Công ty, được chia lợi nhuận sau khi Công ty đã nộp thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật tương ứng với phần góp vốn vào Công ty:
Tham dự họp Hội đồng thành viên, tham gia thao luận, kiếm nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp.
Xem sổ đăng ký thành viên, sổ kế toán, báo cáo tài chính hàng năm, các tài liệu khác của Công ty và nhận bản trích lục hoặc bản sao các tài liệu này.
Được chia giá trị tài sản còn lại của Công ty tương ứng với phần vốn góp khi Công ty giải thể hoặc phá sản.
Được ưu tiên góp them vốn vào Công ty khi Công ty tăng vốn điều lệ; được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp.
Khởi kiện Giám đốc tại Toà án khi Giám đốc không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên đó.
Các quyền khác quy định tại Luật Doanh nghiệp
Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 35% vốn điều lệ có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.
* Thành viên Công ty có nghĩa vụ:
Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào Công ty
Cung cấp những thông tin, kinh nghiệm cần thiết giúp Công ty hoạt động có hiệu quả.
Chấp hành đúng theo Điều lệ, Nghị quyết của Hội đồng thành viên Công ty, không làm bất cứ điều gì gây phương hại đến tài sản, uy tín danh dự và lợi ích khác của Công ty. Bảo vệ nguyên tắc quyền lợi hợp pháp của Công ty, không vì lợi ích riêng của mình mà tiết lộ cho bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về hoạt động của Công ty, trừ trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật hoặc khi được phép bằng văn bản của Hội đồng thành viên Công ty.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Hội đồng thành viên:
Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty là Hội đồng thành viên của Công ty tham gia Hội đồng thành viên là tất cả thành viên có đủ vốn góp theo quy định của Công ty.
Hội đồng thành viên của Công ty có quyền và nghĩa vụ sau:
Quyết định mục tiêu, phương hướng phát triển Công ty
Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn.
Quyết định các phương thức đầu tư, dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty.
Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty.
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, kế toán trưởng của Công ty.
Phê duyệt báo cáo tài chính, báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty
Phê duyệt phương án phân phối thu nhập và sử dụng các quỹ của Công ty, cách thức và thể lệ chia lãi cho các thành viên Công ty.
Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án sử dụng và phân chia hoặc phương án xử lý lỗ của Công ty.
Quyết định mức lương, lợi ích khác đối với Giám đốc , kế toán trưởng
Quyết định cơ cấu, tổ chức quản lý Công ty.
…
1.1.2.2. Chủ tịch Hội đồng thành viên:
Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch, Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc Công ty.
Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau:
Chuẩn bị chương trình và kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên
Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên.
Triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc thực hiện việc lấy ý kiến các thành viên.
Giám sát việc tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên
Giám đốc Công ty:
Ông Cao Bá Định là một trong số 2 thành viên góp vốn sáng lập ra Công ty TNHH Xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà nội.
Giám đốc là điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Giám đốc tổ chức điều hành hoạt động của Công ty theo quyết định của hội đồng thành viên Công ty và theo luật hiện hành.
Giám đốc công ty có các quyền sau:
Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên.
Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty;
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty.
Ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức Công ty.
Trình báo các quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên;
Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh;
Tuyển dụng lao động
…
Giám đốc có các nghĩa vụ sau:
Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích hợp pháp của Công ty.
Không được lạm dụng địa vị và các quyền hạn, sử dụng tài sản của Công ty để thu lợi riêng cho bản than, cho người khác, không được tiết lộ bí mật của Công ty, trừ trường hợp được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Khi Công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì phải thông báo tình hình tài chínhcủa Công ty cho tất cả thành viên Công ty và chủ nợ biết, không được tăng tiền lương, không được trả tiền thưởng cho công nhân viên Công ty, kể cả cho người quản lý, phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện các nghĩa vụ thực hiện quy định tại điểm này; kiến nghị các biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của Công ty.
Thực hiện các nghĩa vụ khác do pháp luật và điều lệ Công ty quy định.
Phòng kế toán:
Gồm 5 nhân viên:
Nguyễn Thị Minh Nguyệt (kế toán trưởng): chịu trách nhiệm xem xét, chỉnh sửa, phê duyệt các báo cáo sổ sách kế toán, trình duyệt lên giám đốc và ban lãnh đạo Công ty. Chịu hoàn toàn trách nhiệm về các sai sót do kế toán gây ra.
Trần Thị Phương (kế toán vật tư): chịu trách nhiệm theo dõi, ghi chép việc xuất nhập vật tư, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập về công ty . Hàng ngày, có sự báo cáo tổng hợp và chi tiết cho kế toán trưởng biết. Nói cách khác là chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và Giám đốc của Công ty.
Nguyễn Thị Hà (kế toán tiền lương): chịu trách nhiệm hạch toán tiền lương cho công nhân viên trong công ty. Đảm bảo cho đội ngũ công nhân viên trong công ty được hưởng đầy đủ tiền lương, chế độ theo quy định của nhà nước cũng như của Công ty. Hàng ngày, có sự báo cáo tổng hợp và chi tiết cho kế toán trưởng biết. Nói cách khác là chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và Giám đốc của Công ty.
Nguyễn Thị Liên Hương (thủ quỹ): chịu trách nhiệm thu, chi, rút tiền mặt ở Ngân hàng về quỹ tiền mặt của Công ty, kiểm soát lượng tiền ra, vào quỹ. Chịu mọi trách nhiệm giải trình số tiền trong két nếu có hiện tượng thiếu hoặc thừa.
Đặng Xuân Lân (kế toán tổng hợp): chịu trách nhiệm tổng hợp toàn bộ số liệu liên quan đến các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong Công ty.
Tóm lại:
Bộ phận kế toán của Công ty Chịu trách nhiệm kiểm soát sổ sách, hạch toán vật tư xuất - nhập - tồn, công nợ, TGNH, báo cáo thuế hàng tháng, báo cáo tài chính hàng năm…và chịu trách nhiệm trước Giám đốc v à Hội đồng thành viên của Công ty về các việc đã làm.
1.1.2.5. Phòng kỹ thuật:
Gồm 4 nhân viên:
Trần Văn Duy (cán bộ kỹ thuật): Chịu trách nhiệm thiết kế bản vẽ, dự toán, quyết toán theo yêu cầu của Bên A (bên ký kết hợp đồng với Công ty)
Vũ Công Khiết (cán bộ vật tư): Chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, thiết bị cho công trình của Công ty. Đảm bảo đủ vật liệu, nguyên liệu cho công nhân thi công công trình đúng tiến độ, thời gian đã định.
Nguyễn Văn Vinh (cán bộ kỹ thuật): Chịu trách nhiệm thiết kế bản vẽ, dự toán, quyết toán theo yêu cầu của Bên A (bên ký kết hợp đồng với Công ty).
Nguyễn Đức Mừng (cán bộ kỹ thuật): Chịu trách nhiệm thiết kế bản vẽ, dự toán, quyết toán theo yêu cầu của Bên A (bên ký kết hợp đồng với Công ty).
Công nhân công trường:
Gồm 45 công nhân, làm việc theo giờ hành chính, ký hợp đồng lao động dài hạn, được hưởng mọi quyền lợi của người lao động (ngày làm 8 tiếng, được phụ cấp ăn trưa và làm ngoài giờ, được đóng BHXH và BHYT, …). Được đóng bảo hiểm theo đúng mức quy định của nhà nước và phòng bảo hiểm.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY
Hội đồng thành viên
Giám đốc
Phòng kế toán
Phòng kỹ thuật
Cán bộ kỹ thuật
Cán bộ kỹ thuật
Cán bộ vật tư
Cán bộ kỹ thuật
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế
toán
vật tư
Kế toán
tiền lương
Công nhân
Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội
Trong giấy phép kinh doanh của Công ty có đăng ký nhiều ngành nghề như: Xây dựng mặt bằng nhà xưởng, tư vấn thiết kế, vận chuyển, kinh doanh các loại thiết bị điện tử, đại lý,… Nhưng cho đến nay ngành nghề mà Công ty hoạt động chính là nghề xây dựng mặt bằng nhà xưởng hay nói cách khác là xây dựng cơ sở hạ tầng.
Trụ sở Công ty đặt tại Đường 69, xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Nhưng do đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty là thực hiện xây dựng các công trình mặt bằng nhà xưởng và nâng cấp sửa chữa cơ sở hạ tầng của các Công ty. Và chủ yếu là trúng thầu trên địa bàn ngoại tỉnh như Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh,… Vì vậy, Công ty có văn phòng thuê tại các địa điểm thi công, và cán bộ vật tư, cán bộ kỹ thuật cũng như cá kỹ sư giám sát luôn theo sát công trình và ở tại văn phòng đi thuê của Công ty để tiện theo dõi nắm bắt tình hình của tiến độ thi công các Công trình.
Ngoài ra, do tính chất của công trình là ở các tỉnh ngoài nên công nhân công trường hầu hết là đi thuê ngay tại địa điểm thi công công trình của Công ty, với hợp đồng lao động khoán. Số lượng công nhân công trường tuỳ thuộc vào khối lượng công việc và giá thành công trình.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay Công ty đã và đang thi công tổng cộng là 15 công trình với giá trị từ nhỏ đến lớn, từ ít nhất 340 triệu đồng (Sửa chữa nhà làm việc cho Công ty Quang Minh ởThái Bình) đến Công trình 6 tỷ đồng để sửa chữa cải tạo kho than thành nhà xưởng của Công ty TNHH NN MTV DIESEL Sông Công.
SỐ LIỆU TÀI CHÍNH
STT
Các thông tin
tài chính
Năm
2003
2004
2005
1
Tổng tài sản có
2.996.025.504
5.070.060.240
6.260.634.850
2
Tài sản có lưu động
2.900.978.790
4.502.220.098
5.656.649.223
3
Tổng số tài sản Nợ
2.996.025.504
5.070.060.240
6.260.634.850
4
Tài sản Nợ lưu động
2.463.716.640
3.770.501.991
5.274.301.956
5
Doanh thu thuần
10.386.584.372
12.690.580.644
13.205.478.412
6
Lợi nhuận trước thu
383.692.223
472.372.700
623.783.262
7
Lợi nhuận sau thu
276.258.400
340.108.344
449.123.948
1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
NGHIỆP VỤ KINH TẾ Ở CÁC ĐỘI XÂY DỰNG
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN VẬT TƯ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
THỦ QUỸ
Như trên đã trình bày nhiệm vụ của bộ máy kế toán. Và qua sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty, ta có thể thấy rằng Công ty có một bộ máy kế toán tương đối chặt chẽ và đầy đủ. Và chịu trách nhiệm cao nhất vẫn là kế toán trưởng.
1.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty:
1.1.5.1. Chứng từ kế toán:
Hệ thống kế toán của Công ty bao gồm hệ thống chứng từ thống nhất bắt buộc và hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn. Việc xử lý và luân chuyển chứng từ theo một trình tự sau:
Kiểm tra chứng từ: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và tính trung thực của nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trong chứng từ.
Quản lý chứng từ: Bổ sung các yếu tố cần thiết còn thiếu, sửa chữa sai sót nếu có, phân loại chứng từ theo tính chất cùng loại.
Luân chuyển chứng từ: Chứng từ được luân chuyển tới các bộ phận liên quan để kiểm tra và ghi sổ.
Bảo quản và lưu trữ chứng từ tại phòng kế toán và phòng lưu trữ.
1.1.5.2. Hệ thống tài khoản:
Công ty áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo Nghị quyết QĐ 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng bộ tài chính và hệ thống tài khoản áp dụng trong Doanh nghiệp xây lắp ban hành theo Nghị quyết số 1864/1999/QĐ/BTC ngầy 16/12/1998 của Bộ tài chính.
1.1.5.3. Hình thức kế toán:
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Hình thức sổ kế toán Công ty sử dụng:
Sổ nhật ký chung
Sổ nhật ký chi tiết
Sổ cái các tài khoản
1.1.5.4. Hệ thống báo cáo kế toán:
Hệ thống báo cáo tài chính Công ty sử dụng bao gồm:
Bảng cân đối kế toán
Thuyết minh báo cáo tài chính
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Từ chứng từ gốc hàng ngày ghi vào sổ Nhật ký chung, sau đó từ sổ Nhật ký chung ghi vào sổ cái các tài khoản. Riêng những trường hợp ghi qua Nhật ký đặc biệt thì không vào Nhật ký chung nữa, mà từ Nhật ký đặc biệt của tháng ghi thẳng vào Sổ cái các tài khoản. Cuối tháng từ Sổ cái các tài khoản lập Bảng cân đối tài khoản.
Về kế toán chi tiết thì từ chứng từ gốc ghi vào sổ chi tiết liên quan hàng ngày, cuối tháng lập bảng chi tiết số phát sinh.
Cuối tháng sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu ghi thì lấy số liệu từ các Bảng cân đối tài khoản hoặc Sổ cái các tài khoản và bảng chi tiết số phát sinh để lập Báo cáo kế toán.
Chứng từ gốc
Trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký chung
Nhật ký chung
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Sổ nhật ký chuyên dùng
Bảng tổng hợp số liệu chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
:Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
1.1.5.5. Quy chế tiền lương ở Công ty TNHH Xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội
1.1.5.5.1. Những quy định chung:
Quỹ tiền lương dùng để phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc tại Công ty, không sử dụng vào mục đích khác.
Quy chế này thực hiện phân phối theo lao động. Tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động và thời gian lao động của từng người, ở từng bộ phận khác nhau. Những người thực hiện công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty thì sẽ được nhận thêm thưởng ngoài mức lương cơ bản theo quy định.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, tổ chức lao động, Công ty quy định chế độ trả lương theo thời gian và lương khoán cán bộ, công nhân viên chức Công ty như sau:
+ Hình thức trả lương thời gian: Dùng để trả lương cho người lao động thuộc khối gián tiếp, bao gồm: các cán bộ kỹ thuật, cán bộ vật tư, nhân viên kế toán.
Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên chức hưởng lương thời gian được xác định chia làm 2 phần:
Tiền lương trả cho người lao động theo chế độ quy định tại nghị định số 26/CP ban hành ngày 23/5/1993 và nghị định 28/CP ban hành ngày 28/3/1997 của Chính phủ gọi tắt là lương cơ bản (KH: TLcb).
TLmin: Tiền lương tối thiểu do Nhà nước ban hành theo từng thời kỳ.
Hi : Hệ số tiền lương và phụ cấp (nếu có) của người lao động thứ i
Ci: Số ngày công hoặc giờ công thực tế mà chức danh công việc của người lao động thứ i
Cd: Số ngày công hoặc giờ công theo chế độ
+ Hình thức trả lương khoán: Dùng để trả lương cho những người lao động thực hiện khoán xông việc như công nhân xây dựng, công nhân sơn nền, công nhân phụ,…
Tiền lương trả cho người lao động theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp của công việc, đòi hỏi mức độ hoàn thành công việc và kết quả cuối cùng của từng người, từng đơn vị với số ngày công hoặc giờ công thực tế đạt được. Phần này không phụ thuộc vào hệ số mức lương được xếp theo Nghị định 26/CP mà phụ thuộc vào hệ số phức tạp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động đảm nhiệm gọi tắt là lương bổ sung (KH: TLbs).
TLbs = TLcb x Ki
Ki: Hệ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động thứ i
Hệ số này được xác định theo đánh giá của lãnh đạo các phòng ban, đơn vị, bộ phận thuộc Công ty hàng tháng kèm theo bảng chấm công để lãnh đạo Công ty duyệt khi thanh toán lương.
Được chia làm 3 mức (theo bảng dưới đây):
Mức 1: Ki = 1,8 -:- 2
Mức 2: Ki = 1,5 -:- 1,7
Mức 3: Ki = 1,0 -:- 1,4
Cơ sở thực hiện lương bổ sung:
Phân lương bổ sung trong quy chế này được xây dựng trên cơ sở nội dung, tính chất và mức độ hoàn thành của các chức danh công việc.
Khi người lao động được bố trí đảm nhiệm chức danh gì, công việc gì thì hưởng hệ số lương tương ứng của chức danh công việc đó theo phương án tiền lương bổ sung. Khi có sự thay đổi chức danh, công việc thì hệ số lương cũng thay đổi theo. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu công tác, Giám đốc điều động thực hiện công việc khác có tính chất tạm thời hoặc kiêm nhiệm thì hưởng lương hệ số bổ sung do Giám đốc quy định.
BẢNG HỆ SỐ TIỀN LƯƠNG BỔ SUNG CỦA CÔNG TY :
Mức
(Ki)
Diễn giải
Hệ số
1
Hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao
Có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp
nhiều vào hiệu quả sản xuất của Công ty.
Có đề xuất cải tiến trong công tác nghiệp vụ được đánh giá cao.
1,8-:-2
2
Cán bộ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có kiêm nhiệm thêm công việc hoặc có thực hiện
thêm một số công việc đột xuất khác trong tháng
Đảm bảo ngày công theo quy định
1,5-:-1,7
3
Hoàn thành nhiệm vụ ở mức trung bình
Đảm bảo ngày công theo quy định
Năng suất lao động ở mức trung bình
1,0-:-1,4
Ghi chú: Bảng hệ số tiền lương sẽ thay đổi phụ thuộc vào kết quả SXKD của Công ty trong cùng thời kỳ.
+ Ngoài cách trả lương như trên, Công ty còn áp dụng mức lương khoán theo tháng cho một số lao động không mang tính chất thay đổi nhiều trong quá trình làm việc như lái xe, bảo vệ, tạp vụ…mức lương này do thủ trưởng đơn vị sử dụng đề nghị cụ thể, nhưng cao nhất không vượt quá mức thu nhập bình quân của CB CNV cơ quan (trừ chức danh lãnh đạo quản lý) hoặc trả lương khoán gọn theo công việc.
Tiền lương đối với người lao động hưởng mức lương khoán
Kỳ trả lương: Tiền lương của cán bộ công nhân viên chức trong công ty được nhận một lần trong tháng và vào cuối tháng, chậm nhất là vào ngày mùng 5 tháng kề sau đó.
1.1.5.5.3. Phụ cấp và BHXH:
Phụ cấp: Tiền lương trong trường hợp ngừng việc, chờ việc, nghỉ ngày lễ, nghỉ việc riêng. Cán bộ công nhân viên chức trong công ty nghỉ việc do ngừng việc, chờ việc vì lý do khách quan, nghỉ việc ngày lễ, tết, nghỉ phép, nghỉ việc riêng được hưởng theo pháp luật lao động hiện hành. Hơn nữa, Công ty TNHH Xây dựng và phát triển công nghệ cao Hà Nội còn thưởng ngoài hơn mức quy định của nhà nước để đảm bảo nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
+ Phụ cấp làm thêm giờ: Phụ cấp làm thêm giờ được quy định như sau: mỗi giờ làm thêm vào ngày thường được hưởng 150% tiền lương của ngày làm việc bình thường; vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương 200% tiền lương của ngày làm việc bình thường. Phụ cấp làm thêm giờ chỉ áp dụng đối với những trường hợp không bố trí nghỉ bù được và công việc cần phải hoàn thành gấp trong thời gian ngắn, không áp dụng đối với các đơn vị làm việc theo ca, kíp và công trường đã giao khoán.
+ Phụ cấp khác: Các chế độ phụ cấp khác được áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Bảo hiểm xã hội: Được áp dụng theo quy định hiện hành của Luật lao động.
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN BHXH, BHYT, KPCĐ
TK 111,112. . .
TK 334
TK 338
TK 622,627,641,642
TK 334
TK 111,112. . .
Nộp BHXH, BHYT cho cơ quan quản lý
Chi tiêu KPCĐ tại cơ sở
Số BHXH phải trả trực tiếp cho CNV
Trích BHXH,BHYT
Tính vào chi phí KD
Trích BHYT,BHXH
Trừ vào thu nhập của CNV
Số BHXH, KPCĐ chi vượt quá số được cấp
1.1.5.5.4. Khen thưởng:
Đối tượng khen thưởng là công nhân, viên chức làm việc thường xuyên trong Công ty có từ 6 tháng trở lên trong 1 năm chấp hành tốt nội quy, kỷ luật lao động, có đóng góp vào kết quả kinh doanh của Công ty.
Mức tiền thường cho từng đơn vị, cá nhân được Hội đồng xét và Giám đốc quyết định cụ thể.
1.2. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty.
1.2.1. Đặc điểm về quỹ lương và các khoản trích theo lương tại Công ty.
* Đặc điểm về quỹ lương:
Quỹ lương của Doanh nghiệp được tính trả cho toàn bộ nhân viên văn phòng, công nhân lao động dưới công trường. Hàng tháng, kế toán tiền lương trên Công ty chịu trách nhiệm tính lương cho nhân viên văn phòng căn cứ vào bảng chấm công của các nhân viên. Và kế toán này còn chịu trách nhiệm tổng hợp tính trả lương cho công nhân dưới công trường căn cứ vào mức lương khoán đối với từng công nhân dưới công trường (những người đã ký kết hợp đồng lao động khoán).
Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN VỚI CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC
TK 334
TK 622, 627,641, 642
TK 431
TK 338
TK 141
TK 138
TK 333
TK 111
TK 338
TK 512
TK 33311
Khấu trừ 6%
Tiền lương, phụ cấp, thưởng, ăn ca phải trả cho công nhân viên
Tiền tạm ứng chưa chi hết
Khấu trừ thu về TSCĐ thiếu
Tiền thưởng phải trả
Thuế thu nhập cá nhân
BHXH phải trả
Thanh toán lương
DT bán hàng nội bộ
Thuế VAT
Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động (Vtt)
Vtt = Vk + Vtg
Trong đó:
Vk: Quỹ tiền lương khoán: dùng để trả người lao động thuộc các đơn vị hưởng khoán.
Vtg: Quỹ tiền lương thời gian: dùng để trả cho người lao động thuộc khối gián tiếp, không thực hiện trả lương khoán.
Tiền lương thời gian được trả cho các đối tượng hưởng lương thời gian: bao gồm phần lương cơ bản và phần lương bổ sung. Theo đó, tiền lương của người lao động được xác định như sau:
TLtg = TLcb + TLbs
Trong đó:
TLtg: Tiền lương thời gian của cá nhân người lao động
TLcb: Tiền lương phần cơ bản
TLbs: Tiền lương phần bổ sung
Bảng 1: Bảng chấm công tháng 10 của công nhân viên khối văn phòng:
STT
Họ và tên
Bậc
lương
PC
CV
Bậc
Ki
Ngày công hưởng
lương theo thời gian
Tổng
1
2
3
...
26
1
Cao Bá ĐỊnh
6.97
2.0
x
x
x
...
x
26
2
Trần Văn Duy
5.98
2.0
x
x
x
...
x
26
3
Vũ Công Khiết
5.98
2.0
x
x
x
...
x
26
4
Nguyễn VănVinh
4.0
0.4
2.0
x
x
x
...
x
26
5
Nguyễn Đức Mừng
4.0
0.5
2.0
x
x
x
...
x
26
6
Nguyễn Thị Hà
2.34
1.7
x
x
x
...
x
26
7
Cao Thị Minh Nguyệt
2.65
1.7
x
x
x
...
x
26
8
Trần Thị Phương
1.8
1.4
x
x
x
...
x
26
9
Đặng Xuân Lân
2.31
1.4
x
x
x
...
x
26
10
Nguyễn Liên Hương
2.34
1.4
x
x
x
...
x
26
Từ bảng chấm công hàng tháng như trên, kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào đó để tính lương cho người lao động, theo số công hưởng lương theo thời gian 100% lương, phụ cấp làm thêm giờ được quy định như sau: mỗi giờ làm thêm vào ngày thường được hưởng 150% tiền lương của ngày làm việc bình thường; vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương 200% tiền lương của ngày làm việc bình thường. Phụ cấp làm thêm giờ chỉ áp dụng đối với những trường hợp không bố trí nghỉ bù được và công việc cần phải hoàn thành gấp trong thời gian ngắn, không áp dụng đối với các đơn vị làm việc theo ca, kíp và công trường đã giao khoán.
Bảng 2: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 10 năm 2006
Khối văn phòng
Đơn vị: VNĐ
SốTT
Họ và tên
Lương và các khoản phụ cấp
Tổng cộng
Tạm ứng
Các khoản phải trừ
Thực lĩnh
Bậc lương
Ngày công
Lương
cơ bản
Hệ số Ki
Lương
bổ sung
Các khoản phụ cấp
PC
CV
Ăn ca
Cộng
BHXH
BHYT
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(16)
1.
Cao Bá Định
6,97
26
2.439.500
2,0
4.042.600
156.000
156.000
6.219.900
2.000.000
4.976.632
2
Trần Văn Duy
5,98
26
2.093.000
2,0
3.468.400
156.000
156.000
5.358.600
2.000.000
86.710
17.342
3.218.688
3
Nguyễn Thành Vinh
5,98
26
2.093.000
2,0
3.468.400
156.000
156.000
5.358.600
1.500.000
86.710
17.342
3.718.688
4
Cao Thị Minh Nguyệt
4,0
26
1.400.000
2,0
2.320.000
0.4
156.000
272.000
3.752.000
1.500.000
2.175.440
5
Nguyễn Liên Hương
4,0
26
1.400.000
2,0
2.320.000
0.5
156.000
301.000
3.781.000
1.000.000
68.000
24.000
2.702.700
6
Nguyễn Thị Hà
2,34
26
819.000
2,0
1.357.200
156.000
156.000
2.191.800
500.000
1.651.084
7
Đặng Xuân Lân
2,65
26
927.500
1,7
1.306.450
156.000
156.000
2.230.950
500.000
38.425
7.685
1.684.840
8
Vũ Công Khiết
1,8
25
630.000
1,4
702.692
156.000
156.000
1.360.615
500.000
68.000
24.000
829.925
9
Trần Thị Phương
2,31
24
808.500
1,4
866.094
156.000
156.000
1.640.085
500.000
68.000
24.000
1.092.891
10
Nguyễn Đức Mừng
5,98
25
2.093.000
2,0
3.468.400
156.000
156.000
5.358.600
1.500.000
86.710
17.342
3.718.688
Tổng cộng
39.141.500
45.374.776
17.004.000
17.265.000
32.781.076
61.500.000
1.057.066
531.413
21.098.869
Từ bảng thanh toán lương cho nhân viên văn phòng đó, kế toán tiền lương tổng hợp quỹ lương của khối văn phòng và hạch toán vào sổ các loại tài khoản có liên quan như tài khoản 334 (lương phải trả công nhân viên), tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp),…
Vì Công ty TNHH Xây dựng và phát triển công nghệ cao Hà Nội áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung. Vì thế Công ty sử dụng các loại sổ: Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký chi tiết và Sổ cái các tài khoản.
Mẫu sổ 1:SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Từ 01/10/2006 đến 31/10/2006
Đơn vị: VNĐ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
DIỄN GIẢI
TK
Phát sinh
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
Số phát sinh trong tháng
15/06
02
15/6
Tạm ứng lương cho CBCNV
334
111
15.842.000
15.842.000
25/06
03
Tiền lương phải trả trong tháng
334
463.977.366
Tính vào chi phí nhân công trực tiếp
622
5.375.000
Tính vào chi phí thực hiện ca máy
6231
2.065.000
Tính vào chi phí QLDN
6421
32.781.076
Tính vào chi phí sản xuất chung
627
4.350.000
Chi phí nhân viên quản lý đội
6421
9.600.000
26/06
04
Trích BHXH, BHYT khấu trừ vào lương
Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
6241
8.564.479,2
Tính vào chi phí sản xuất chung
627
2.476.500
3383
9.200.816
3384
1.840.163,2
26/06
05
Tính BHXH, BHYT vào CPSXKD
Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
6421
27.120.847
Tính vào chi phí sản xuất chung
627
13.714.750
3383
33.474.945
3384
3.680.326
3382
3.680.326
Nhờ sổ Nhật ký chung mà kế toán có thể diễn giả, trình bày và kiểm soát các nghiệp vụ phát sinh liên tục, diễn ra trong Doanh nghiệp. Và cũng nhờ đó, kế toán có cơ sở để trình ban Giám đốc của Công ty và căn cứ lập Báo cáo tài chính.
Cũng từ quyển sổ Nhật ký chung, kế toán vào Sổ cái các tài khoản như tài khoản 334, tài khoản 111 (tiền mặt), tài khoản 112 (Tiền gửi Ngân hàng),… Sổ cái dùng để theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến các tài khoản riêng biệt. Ví dụ như Sổ cái tài khoản 334 của Công ty TNHH Xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội giúp theo dõi được tổng mức lương cũng quỹ lương của Công ty. Và tương ứng với mỗi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền lương lại có các tài khoản đối ứng…
Mẫu sổ 2:SỔ CÁI
Năm 2006
TK: phải trả công nhân viên
Số hiệu: 334
Đơn vị: VNĐ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
Số dư đầu tháng
Số phát sinh trong kỳ
15/06
02
15/06
Tạm ứng lương cho CBCNV
111
61.500.000
25/06
03
15/08
Tiền lương phải trả trong tháng
Tính vào chi phí nhân công trực tiếp
622
95.375.000
Tính vào chi phí thuê MTC thuê ngoài
6231
2.065.000
Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
6241
463.977.366
Tính vào chi phí SXC
627
4.350.000
27/06
(8)
27/06
Thanh toán lương cho CBCNV
111
931.436.386,8
27/07
(9)
27/07
Số tiền tạm ứng giữ hộ CNV đi vắng
3388
2.170.000
Mẫu sổ 3: SỔ CÁI
Năm 2006
TK: phải trả khác
Số hiệu: 338
Đơn vị: VNĐ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
26/06
04
26/06
Trích BHXH, BHYT trừ vào lương CBCNV
Tính vào chi phí QLDN
6421
8.564.479,2
Tính vào chi phí SXC
627
2.476.500
09
26/06
Trích BHXH, BHYT, KFCĐ tính vào chi phí SXKD
Tính vào chi phí QLDN
6421
27.120.847
Tính vào chi phí SXC
627
13.714.750
12
26/06
Chuyển tiền BHXH, BHYT cho cơ quan quản lý
112
51.876.576,2
SỐ CÁI
Năm 2006
TK 621: Nguyên vật liệu trực tiếp
Đơn vị: VNĐ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
31/12
01
31/12
Xuất NVL trực tiếp cho công trình xây lắp
152
1.759.426.474
31/12
02
31/12
Mua NVL sử dụng ngay không qua kho
111
276.506.032
31/12
03
31/12
Cuối kỳ kết chuyển CF NVLTT
154
2.035.932.506
SỔ CÁI
Năm 2006
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Đơn vị: NĐ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
31/12
04
31/12
Trả lương cho CNTT
334
799.590.000
31/12
05
31/12
Trích lương nghỉ phép cho CNTTSX
335
12.321.500
31/12
06
31/12
Tạm ứng lương cho CN
141
243.451.000
31/12
07
31/12
Cuối kỳ kết chuyển chi phí NCTT
154
1.055.362.500
SỔ CÁI
Năm 2006
TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công thuê ngoài
Đơn vị: VNĐ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
31/12
08
31/12
Mua NVL phụ phục vụ máy thi công
111
7.379.994,6
31/12
09
31/12
Tạm ứng sử dụng máy thi công
141
9.465.700
31/12
10
31/12
Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công
154
93.471.051,6
SỔ CÁI
Năm 2006
TK 627: Chi phí sản xuất chung
Đơn vi: VNĐ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
31/12
11
31/12
Trích lương trả cho NVQL đội
334
58.760.413
31/12
12
31/12
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
338
179.986.481,3
31/12
13
31/12
Xuất NVL theo yêu cầu QL đội
152
176.701.501
31/12
14
31/12
Chi phí CCDC sử dụng trongkỳ
153
3.218.320
31/12
15
31/12
Khấu hao TSCĐ dung cho công tác QL
214
1.416.500
31/12
16
31/12
Chi phí dịch vụ mua ngoài
111
29.163.640
31/12
17
31/12
Chi phí bằng tiền khác
111
5.628.400
31/12
18
31/12
Phân bổ chi phí SXC
154
454.875.255,3
SỔ CÁI
Năm 2006
TK 154: Chi phí kinh doanh dở dang
Đơn vị: VNĐ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
31/12
03
31/12
Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL TT
621
2.035.932.506
31/12
07
31/12
Cuối kỳ kết chuyển chi phí NCTT
622
1.055.362.500
31/12
10
31/12
Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công
623
93.471.051,6
31/12
14
31/12
Phân bổ chi phí SXC
627
454.875.255,3
31/12
15
31/12
Kết chuyển chi phí giá thành công trình
632
3.639.641.313
Mẫu sổ 3:SỔ CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH
Công trình: Cải tạo kho than thành nhà xưởng
Đơn vị: VNĐ
Tài khoản
Dư đầu kỳ
Phát sinh
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
111
283.886.026,6
283.886.026,6
133
25.807.820,6
25.807.820,6
334
58.350.413
58.350.413
335
12.321.500
12.321.500
338
19.986.481,3
19.986.481,3
622
1.055.362.500
1.055.362.500
623
93.471.051,6
93.471.051,6
627
454.875.255,3
454.875.255,3
154
3.639.641.313
3.639.641.313
632
3.639.641.313
3.639.641.313
* Đặc điểm về các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội.
- Công ty TNHH Xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội như đã trình bày ở trên là do tính chất công việc và địa điểm thi công công trình mà công nhân công trình chủ yếu là công nhân thuê khoán, với hợp đồng không dài hạn (theo thời gian và tiền độ thi công công trình mà Công ty ký kết với nhà thầu). Vì vậy chỉ có nhân viên văn phòng mới được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Thế nên chỉ có nhân viên văn phòng mới có các khoản trích theo lương như:
+ Bảo hiểm y tế được quy định là trích 3% theo lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động; trong đó, 2% tính vào chi phí kinh doanh của Doanh nghiệp, 1% người lao động phải nộp bằng cách khấu trừ trực tiếp vào lương mà nhân viên được hưởng. Quỹ BHYT chi phí cho việc khám chữa, điều trị, tiền thuốc chữa bệnh ngoại trú,… chi phí khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động.
+ Bảo hiểm xã hội: nhà nước quy định Doanh nghiệp phải trích bằng 20% mức lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động; trong đó 15% tính vào chi phí kinh doanh của Đơn vị, 5% người lao động phải nộp từ thu nhập của mình. Quỹ BHXH được dùng chi: bảo hiểm xã hội thay lương trong thời gian người lao động ốm đau, nghỉ chế độ thai sản, tai nạn lao động không thể làm việc tại doanh nghiệp, trả lương hưu trí cho người lao động khi về nghỉ hưu…
+ Kinh phí công đoàn: do Công ty TNHH xây dựng và phát triển công nghệ cao Hà Nội là một Công ty tư nhân, với số nhân viên chính thức, làm việc lâu dài là 11 người nên chưa có công đoàn riêng của Công ty. Nên Công ty không trích lập quỹ này.
Nhưng trên thực tế mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên văn phòng của Công ty còn quá thấp. Vì thực chất Công ty TNHH xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội chỉ mới đóng cho nhân viên mức bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo mức lương tối thiểu do nhà nước bắt buộc. Tức là hiện nay mức tiền lương mà Công ty chấp nhận để đóng bảo hiểm là 450.000 đồng/người/tháng.
Trên thực tế hiện nay, kế toán công ty mới làm thao tác trích lập và nộp bảo hiểm xã hội cho nhân viên của Công ty, nhưng chưa có làm các thủ tục để được hưởng công ốm đau, tai nạn lao động,… cho người lao động. Vì thế mà tính cho đến nay Công ty đã hoạt động được 3 năm và đã đóng BHXH cũng bằng từng đó năm nhưng nhân viên chưa hề được hưởng một công ôm hay hưởng bất kỳ chế độ nào mà BHXH được hưởng do nhân viên kế toán thiếu sót, không làm bảng thanh toán bảo hiểm xã hội.
1.2.2. Kế toán tiền lương tại Công ty:
Cứ định kỳ cuối tháng kế toán tiền lương của Công ty lại phải làm một số thao tác kế toán như sau để tính lương phải trả cho người lao động, mà cụ thể ở đây là nhân viên văn phòng, công nhân công trường tháo khoán và một số nhân viên quản lý dưới công trường của Công ty.
- Hàng tháng tính tiền lương phải trả cho công nhân viên và phân bổ cho các đối tượng kế toán ghi: (Cụ thể tháng 10 tại Công ty TNHH xây dựng và phát triển công nghệ cao Hà Nội)
Nợ TK 622: 45.751.000đ
Nợ TK 627: 10.017.000đ
Nợ TK 642: 30.245.000đ
Có TK 334: 86.013.000đ
- Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên:
Nợ TK 431: 2.000.000đ
Nợ TK 622 (627, 642): 5.000.000đ
Có TK 334: 7.000.000đ
- Thanh toán tiền lương kế toán ghi:
Nợ TK 334: 93.013.000đ
Có TK 111, 112: 93.013.000đ
1.2.3. Kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty:
- Để đảm bảo cho nhân viên văn phòng (nhân viên chính thức, hợp đồng lao động dài hạn của Công ty ) có đủ chế độ BHXH, BHYT thì bắt buộc cuối tháng kế toán tiền lương phải trích lập BHXH, BHYT hàng tháng:
Nợ TK 642: 875.000đ (Vì có mỗi nhân viên văn phòng được đóng BHXH)
Nợ TK 334: 258.000đ
Có TK 338(3383, 3384): 1.133.000đ
…
PHẦN II: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI
2.1. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty:
2.1.1. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội:
- Như chúng ta đã biết thì tiền lương là số tiền thù lao lao động phải trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Ngoài tiền lương công nhân viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT mà theo chế độ tài chính hiện hành thì các khoản này doanh nghiệp phải tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, người lao động có gắn bó với Doanh nghiệp hay không? Câu trả lời là có nếu Doanh nghiệp biết bố trí hợp lý sức lao động, tạo điều kiện để cải tiến lối làm việc, bảo đảm an toàn lao động, nâng cao năng suất lao động đem lại lợi nhuận và lợi ích cao nhất hay tối đa cho Doanh nghiệp nói riêng và người lao động nói chung. Và nhất là chính sách tiền lương là vấn đề người lao động quan tâm hơn cả. Vì thế để giữ chân người lao động ở lại làm việc cho Doanh nghiệp thì nhất thiết các chế độ và mức lương do nhà nước quy định cho người lao động phải đợc thoả mãn tối đa. Nên kế toán tiền lương là việc vô cùng cần thiết không chỉ với riêng Công ty TNHH Xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội mà cần thiết đối với tất cả các Doanh nghiệp.
2.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty:
Hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động mà còn chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp, liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước. Vì thế nguyên tắc để hoàn thiện kế toán tiền lương và các khảon trích theo lương tại công ty chúng ta cần :
Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động.
Tính toán, phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng liên quan.
Định kỳ tiền hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương. Cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận có liên quan.
2.2. Đánh giá chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty:
2.2.1. Những ưu điểm:
Trước sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường , mặc dù là một công ty mới thành lập nhưng Công ty TNHH Xây dựng và phát triển công nghệ cao Hà nội không ngừng đổi mới công nghệ, hoàn thiên bộ máy quản lý, chú trọng đến việc củng cố bộ máy kế toán. Biểu hiện là từ khi mới thành lập số nhân viên kế toán là 2 người, trong vòng 2 năm tăng lên thêm 3 người nữa. Đảm bảo các công việc trong công tác kế toán được phân công sâu hơn, chuyên môn hơn. Điều này giúp cho Doanh nghiệp hạch toán chính xác và theo dõi chuẩn hơn, sát sao hơn công tác kế toán.
Vì thế sau một thời gian ngắn Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Thể hiện là Doanh thu đạt được năm 2005 là 8 tỷ, đến năm 2006 đã là 10 tỷ (một số lượng không nhỏ đối với một công ty tư nhân).
Về công tác kế toán nói chung:
Công ty có đội ngũ kế toán với chuyên môn nghiệp vụ tốt, bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp với yêu cầu của Công ty và chuyên môn của mỗi người.
Công ty trang bị máy tính riêng biệt và phần mềm kế toán cho bộ phận kế toán
Hình thức kế toán mà Công ty đang sử dụng là hình thức Nhật ký chung. Đây là hình thức có nhiều ưu điểm và phù hợp với quy mô cũng như hoạt động của Công ty. Kế toán Công ty không sử dụng tất cả các loại sổ mà chỉ sử dụng những sổ, bảng biểu cần thiết như: Chứng từ sổ gốc, sổ Nhật ký chung, Sổ cái… Vừa giảm bớt được khối lượng ghi chép mà kiểm tra thực hiện dễ dàng, đơn giản và đầy đủ, chính xác hơn.
Về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng:
Do bộ máy kế toán của Công ty TNHH Xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội càng ngày càng hoàn thiện, số lượng nhân viên kế toán nhiều hơn, mỗi người phụ trách một nghiệp vụ chính: kế toán tiền lương, kế toán vật tư, kế toán tổng hợp,… làm cho công tác kế toán được chính xác hơn, chuyên môn hơn. Vì thế mà kế toán tiền lương được chính xác theo số lượng công việc, năng suất lao động mà người lao động bỏ ra theo đúng mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của từng người lao động. Khen thưởng đúng dịp, khuyến khích người lao động thường xuyên bằng việc tăng lương, tăng thưởng cho những lao động tốt,… Cũng vì thế mà quỹ lương của Doanh nghiệp tăng lên tương đối theo hàng năm.
2.2.2. Những tồn tại:
Để đánh giá và xếp bậc lương Công ty không thường xuyên đánh giá lại năng lực chuyên môn của cán bộ công nhân viên mà thường chỉ dựa vào thâm niên công tác. Điều này dẫn đến tình trạng nhân viên chưa thực sự cố gắng và phát huy hết khả năng của mình.
Hiện nay, Công ty có áp dụng trả lương thưởng cho CBCNV nhưng lại không làm kịp thời bởi vì Công ty chỉ trích quỹ khen thưởng từng năm, đến cuối năm Công ty mới xét thưởng. Do đó không kích thích người lao động trong việc sáng tạo và làm mất đi lòng nhiệt tình, hăng say với công việc.
Ngoài ra, Công ty có sử dụng “Bảng chấm công” nhưng thực tế lại không theo dõi chặt chẽ số ngày làm việc thực tế của cán bộ công nhân viên phòng hành chính. Ví dụ đối với cán bộ nghỉ ốm, nghỉ phép…vẫn được hưởng nguyên lương.
Phương pháp tính lương như vậy sẽ không tận dụng được trợ cấp BHXH mà Công ty đang đóng góp làm tăng chi phí của Công ty.
Mặt khác, do Công ty là công ty tư nhân nên mức đóng chế độ bảo hiểm cho người lao động còn rất thấp. Chỉ ở mức thấp nhất do BHXH thành phố quy định. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến lòng nhiệt tình làm việc của công nhân. Vì mức đóng BHXH cho họ ít vậy, thì khi về hưu hay nghỉ phép, nghỉ chế độ mức lương hưu hay tiền phụ cấp họ được hưởng là rất thấp.
Hơn thế nữa, do tính chất công việc hay ngành nghề xây dựng là làm việc, thi công tại nhiều địa danh, địa hình,… khác nhau nên số công nhân chính thức của Công ty không nhiều. Vì thế số nhân viên được đóng BHXH hầu hết chỉ là nhân viên khối văn phòng hay lao động gián tiếp. Còn số lao động trực tiếp tại công trường không hề có một chính sách ưu đãi nào ngoài mức lương khoán trong hợp đồng, điều này sẽ làm cho số công nhân này bớt phần trách nhiệm và nhiệt tình với công việc của Công ty, vì họ chỉ là nhân viên thời vụ, không gắn kết với Công ty.
2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Xây dựng và phát triển công nghệ cao Hà Nội.
Qua thời gian tìm hiểu công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty TNHH xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội, trên cơ sở những kiến thức đã học, đã tiếp thu được trong nhà trường em xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty.
2.3.1. Chọn hình thức tiền lương theo thời gian để phù hợp với Công ty
- Việc vận dụng hình thức tiền lương thích hợp nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, kết hợp chắt chẽ giữa lợi ích chung của xã hội với lợi ích của Doanmh nghiệp và người lao động, lựa chọn hình thức tiền lương đúng đắn còn có tác dụng đòn bẩy kinh tế, khuyến khích người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhân công để hạ giá thành sản phẩm.
Vì Công ty TNHH xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công trình ở ngoại tỉnh nên việc theo dõi, chấm công cho công nhân công trường có thể không chính xác, vì thế Công ty nên thực hiện lương khoán đối với công nhân công trường. Có kèm theo chế độ thưởng phạt nếu công nhân hoàn thành đúng tiến độ hoặc sai tiền độ công trình đã giao khoán.
Còn đối với nhân viên văn phòng thì nên trả theo mức lương tháng, tức là theo bảng chấm công của đơn vị, theo ngày giờ lao động... Vì nó phù hợp với những lao động ko trực tiếp tạo ta sản phẩm (hay nói cách khác là những lao động không trực tiếp tham gia thi công công trình).
2.3.2. Quỹ lương của Công ty:
Trên thực tế Công ty TNHH xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội trong mấy năm hoạt động nhưng chưa trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi. Vì vậy, kế toán tiền lương cần trích lập trong năm nay để còn có quỹ khen thưởng, động viên lao động kịp thời, đúng lúc. tạo điều kiện thúc đẩy, khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả hơn.
Thành phần quỹ lương bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc, tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng làm việc, nghỉ phép hoặc đi học; các loại tiền thưởng trong sản xuất, các khoản phụ cấp thường xuyên. Trong quan hệ với sản xuất – kinh doanh, kế toán nên phân loại quỹ tiền lương của doanh nghiệp như sau:
Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ chính đã quy định cho họ, bao gồm : Tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất.
Tiền lương phụ: Là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, hội họp , đi học, tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất.
Việc phân chia quỹ tiền lương thành tiền lương chính và tiền lương phụ có ý nghĩa nhất định trong công tác hoạch toán, phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng và trong công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương ở các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH xây dựng và phát triển công nghệ cao nói riêng.
Về nguyên tắc quản lý tài chính, Công ty phải quản lý chặt chẽ quỹ tiền lương, như: Chi quỹ lương theo đúng mục đích, gắn với kết quả sản xuất – kinh doanh trên cơ sở các định mức lao động và đơn giá tiền lương hợp lý được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2.3.3. Các khoản trích theo lương của Công ty TNHH Xây dựng và phát triển công nghệ cao Hà Nội
Hiện nay thì Công ty TNHH xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội đã đóng BHXH, BHYT cho một số nhân viên văn phòng, nhưng còn đóng ở mức thấp và chưa có làm các thủ tục xét duyệt công ôm, công nghỉ phép,... cho nhân viên. Vì vậy, kế toán tiền lương nên làm sớm việc xin công phép và công ốm cho nhân viên, đảm cho cho việc khi nhân viên nghỉ ốm hay nghỉ chế độ vẫn đảm bảo có lương, đảm bảo cuộc sống.
Ngoài ra, Công ty nên đóng cho nhân viên trong công ty mức BHXH cao hơn hiện tại. Để đảm bảo cho nhân viên của Công ty có mức thu nhập đảm bảo cuộc sống, cho họ cảm thấy được quan tâm đúng mực, sẽ hết mình với Công ty.
KẾT LUẬN
Lao động là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp. Công ty TNHH Xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội là một Doanh nghiệp đã và đang áp dụng các quy định về sử dụng lao động của bộ luật lao động quy định.
Tuy nhiên Công ty còn có những quy định riêng trong việc quản lý, sử dụng, trả lương cho cán bộ công nhân viên của mình. Chuyên đề của em là những tìm hiểu sơ bộ về Công ty về cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty nói chung và bộ máy kế toán nói riêng cũng như “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty TNHH Xây dựng và phát triển công nghệ cao Hà Nội”. Qua thời gian thực tập tại Công ty em đã hiểu hơn phần nào về cách làm việc tại một Doanh nghiệp tư nhân, và hiểu rõ hơn các kiến thức được trang bị trong trường.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Hàn Thị Lan Thư, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội cùng các anh chị trong phòng kế toán của Công ty đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập của mình.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS Nguyễn Văn Công lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – Nhà xuất bản tài chính.
TS. Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu. Kinh tế lao động – Nhà xuất bản lao động – xã hội.
PGS. PTS. Đặng Xuân Thanh, PTS. Đoàn Xuân Tiến Kế toán quản trị doanh nghiệp – Nhà xuất bản tài chính
Tài liệu của Công ty TNHH Xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội.
Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - Trường ĐH KTQD - Khoa kế toán
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
Lời mở đầu
Phần 1
Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội
1
1.1
Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty TNHH Xây dựng và phát triển Công nghệ cao Hà Nội
1
1.1.1.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1
1.1.1.1
Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty TNHH Xây dựng và PT công nghệ cao Hà Nội
1
1.1.1.2
Mục tiêu và thời hạn hoạt động của công ty
1
1.1.1.3
Các thành viên công ty
2
1.1.1.4
Vốn và tỷ lệ góp vốn
2
1.1.1.5
Hình thức
3
1.1.1.6
Quyền và nghĩa vụ của thành viên
3
1.1.2
Đặc điểm và tổ chức bộ máy quản lý của công ty
4
1.1.2.1
Hội đồng thành viên
4
1.1.2.2
Chủ tịch hội đồng thành viên
5
1.1.2.3
Giám đốc công ty
6
1.1.2.4
Phòng kế toán
7
1.1.2.5
Phòng kỹ thuật
8
1.1.2.6
Công nhân công trường
9
1.1.3
Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty TNHH xây dựng và phát triển công nghệ cao hà nội
10
1.1.4
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty
13
1.1.5
Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty
13
1.1.5.1
Chứng từ kế toán
13
1.1.5.2
Hệ thống tài khoản
14
1.1.5.3
Hình thức kế toán
14
1.1.5.4
Hệ thống báo cáo kế toán
14
1.1.5.5
Qui chế tiền lương ở công ty TNHH phát triển và công nghệ cao HN
15
1.1.5.5.1
Những qui định chung
15
1.1.5.5.2
Phụ cấp và bảo hiểm xã hội
19
1.1.5.5.3
Khen thưởng
20
1.2
Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty.
20
1.2.1
Đặc điểm về quĩ lương và các khoản trích theo lương
20
1.2.2
Kế toán tiền lương tại công ty
38
1.2.3
Kế toán các khoản trích theo lương
39
Phần II
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH xây dựng và phát triển công nghệ cao HN
40
2.1
Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
40
2.1.1
Sự cần thiết hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
40
2.1.2
Nguyên tắc hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
41
2.2
Đánh giá trung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
41
2.2.1
Những ưu điểm
41
2.2.2
Những tồn tại
43
2.3
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH xây dựng và phát triển công nghệ cao HN
44
2.3.1
Chọn hình thức tiền lương theo thời gian để phù hợp với công ty
44
2.3.2
Quĩ lương của công ty
45
2.3.3
Các khoản trích theo lương của công ty
45
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28248.doc