Tiền lương và các khoản trích theo lương hiện nay đang là một vấn đề lớn đối với xã hội và cũng như đối với từng đơn vị, người lao động. Việc áp dụng hình thức trả lương và các khoản trích theo lương cho người lao động đang là một vấn đề hết sức quan trọng của các nhà quản lý doanh nghiệp. Để tiền lương và các khoản trích theo lương phát huy hết vai trò của nó, làm động lực phát triển sản xuất kinh doanh, kích thích người lao động làm việc với hiệu quả cao. Mỗi hình thức trả lương và các khoản trích theo lương đều có ưu nhược điểm. Do vậy phải có sự kết hợp giữa các hình thức trả lương và các khoản trích theo lương thích hợp nhất.
87 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty TNHH Nhật Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, KPCĐ được tổng hợp ở bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Bảng phân bổ số 1: Dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả (gồm tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản khác) BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích nộp trong kỳ cho các đối tượng sử dụng lao động (ghi có TK 334, 335, 338 (2,3,4)).
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
6666
Ghi có TK
hi nợ TK
TK 334
TK 338
Tổng cộng
Lương chính
Các khoản phụ
Cấp
Các khoản khác
Cộng có TK 334
KPCĐ
3382
(2%)
BHXH
3383
(15%)
BHYT
3384
(2%)
Cộng có TK 338
1
TK 622
2
TK 627
3
TK 641
4
TK 642
5
TK 241
6
TK 142
c. Hạch toán các khoản thu nhập khác
Như đã nêu ở trên trong thu nhập của người lao động ngoài tiền lương chính, BHXH thì người lao động còn được hưởng các khoản khác như tiền thưởng, phụ cấp ca 3, độc hại ... Trong phần hạch toán này ta chỉ cần đề cập đến 2 loại thưởng tại Công ty đó là tiền thưởng thường xuyên và tiền thưởng định kỳ.
* Đối với các khoản thưởng thườn xuyên.
áp dụng cho công nhân viên sản xuất trực tiếp, gián tiếp hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm giảm tỷ lệ sai hỏng ... thì được phân bổ vào chi phí sửa chữa chung toàn của Công ty
Nợ TK 627 : chi phí sản xuất chung
Có TK 334 : phải trả công nhân viên
* Đối với khoản thưởng định kỳ:
Những công nhân viên được bình bầu là lao động giỏi hàng tháng, hàng quý do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ... phần thưởng này nằm trong kế hoạch khen thưởng của Công ty.
Nợ TK 431 : quỹ khen thưởng phúc lợi.
Có TK 334 : phải trả công nhân viên
Ngoài ra còn một khoản thưởng gọi là thưởng đột xuất như phát minh ra bằng sáng chế, thưởng cuối năm phần này cũng nằm trong quỹ khen thưởng của Công ty và hạch toán giống như thưởng định kỳ. Việ trả thưởng cho công nhân viên được thực hiện thông qua: "bảng thanh toán tiền thưởng".
TT
Họ và tên
Bậc lương
Mức lương
Ghi chú
Xếp loại thưởng
Số tiền
Ký nhận
1
Nguyên Văn A
...
A
B
C
Sơ đồ hạch toán thưởng
TK 334
TK 431
TK 421
Số tiền thưởng phải trả
Cho công nhân viên
Trích lập quỹ khen thưởng
TK 111, 112, 338
Thưởng phúc lợi từ kết quả
Sản xuất kinh doanh
Chi trợ cấp khó khăn, tham
Quan, nghỉ mát ...
Kế toán trên cơ sở bảng chấm công, hay phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành bảng thanh toán BHXH ... làm căn cứ để kế toán lập bảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận, phòng ban. Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng và mỗi công nhân được ghi trên một dòng căn cứ vào thời gian làm việc, mức phụ cấp để tính lương cho từng công nhân viên trong đó có cả phần trợ giá, bù giá. Sau đó lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương cho toàn Công ty.
Trên đây là những lý luận chung nhất về vai trò cũng như nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Tuỳ từng doanh nghiệp mà áp dụng các cách trả lương khác nhau nhưng luôn đảm bảo tính công bằng cho người lao động cũng như đảm bảo được lợi nhuận cho toàn doanh nghiệp.
Trình tự luân chuyển chứng từ để hạch toán tiền lương tại
Công ty như sau:
Bảng chấm công
Bảng thanh toán lương ở từng bộ phận
Phòng tổ chức
Phòng Tài vụ
Giám đốc duyệt chi
Thủ quỹ phát tiền
Kế toán tổng hợp
Lưu chứng từ
Phần II
Thực trạng công tác kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương của
Công ty TNHH Nhật Quang
Đặc điểm tình hình chung của Công ty TNHH Nhật Quang
1. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
2. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nhật Quang:
Công ty TNHH Nhật Quang là một doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyên sản xuất bao bì Carton 3 lớp, 5 lớp. Công ty được thành lập theo Quyết định số 2591/GPUB ngày 23/07/1996 của UBND Thành phố Hà nội do phó chủ tịch UBND thành phố Đình Hạnh kí. Công ty là đơn vị toán hạch toán độc lập, tự chủ hoàn toàn về mặt tài chính, có tư cách pháp nhân, sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước Công ty có tài khoản mở tại ngân hàng Exim Bank và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hà nội. Trụ sở chính của Công ty đặt tại xã Phú Diễn – huyện Từ Liêm – thành phố Hà nội.
Từ năm đầu mới thành lập, Công ty chỉ có hơn 50 cán bộ công nhân viên làm việc với dây chuyền sản xuất nhỏ, thiết bị máy móc lạc hậu và thiếu đồng bộ, doanh thu mỗi tháng chỉ đạt vài chục triệu đồng. Sản xuất chủ yếu bằng phương pháp thủ công, sản lượng hàng năm đạt thấp, chất lượng sản phẩm không cao và khách hàng chỉ là một vài cơ sở nhỏ. Đến nay Số lượng CBCNV của Công ty đã lên tới trên 170 người, Công ty đã tiến hành nhập dây chuyền thiết bị sản xuất bao bì từ Hàn Quốc với công suất mỗi năm đạt từ 2.237.000 m2 đến 3.000.000 m2.Với hệ thống máy sản xuất bìa carton 3 lớp, 5 lớp bao gồm 01 dàn máy sản xuất carton chính do Hàn Quốc sản xuất, hệ thống máy phụ gồm 09 máy con, đặc biệt có hệ thống máy vi tính đặt tại dàn máy sản xuất để kiểm tra số lượng và chất lượng sản phẩm. Công ty trang bị hệ thống máy vi tính tại các phòng ban tương đối đầy đủ, hệ thống nhà xưởng, kho chứa hàng tương đối rộng, đội ngũ CBCNV có trình độ quản lí và thành thạo tay nghề cao, doanh thu mỗi tháng đạt trên 2.000 triệu đồng. Sản phẩm của Công ty đảm bảo tính quốc tế, có thể thay thế cho hàng nhập ngoại. Hiện nay Công ty có rất nhiều khách hàng, như Công ty Deawo Hanel, Công ty hệ thống dây Sumi Hanel, Công ty Unitet Moto Việt Nam, Nhà máy gạch ốp lát Granit Thạch Bàn, Công ty gạch Vĩnh Phúc, Công ty TNHH dây cáp Vina KDC, Nhà máy bia Đông Nam á, Xí nghiệp Dịch vụ dầu khí Thái Bình (Nước khoáng Tiền Hải),... mạng lưới khách hàng đã vươn ra hầu hết các tỉnh thành ở miền Bắc Việt Nam.
Với phương châm “ Chất lượng , tiến độ giao hàng là sự sống còn của doanh nghiệp”, Công ty ngày càng mở rộng được thị phần và khẳng định được vị trí là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Sự phát triển của Công ty được phản ánh qua số liệu sau:
Biểu 01. Một số chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng Cty Đơn vị :1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1. Giá trị sản xuất
5.278.190
6.475.171
10.387.246
2. Nộp Ngân sách
75.682
80.717
437.416
3. Doanh thu thuần
7.251.565
7.515.133
12.864.189
4. Lợi nhuận sau thuế
205.055
214.030
906.286
Việc mở rộng quy mô sản xuất hàng năm của Công ty đã giúp cho một lượng người lao động ngoài xã hội có việc làm và khoản thu nhập ổn định. Số lượng CBCNV của Công ty hàng năm tăng.
Phòng kinh doanh và điều hành sản xuất
Ban quản đốc
Tổ
máy chính
Tổ
máy phụ
Tổ
in
Tổ phục vụ
giao hàng
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Sơ đồ 1:
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty Nhật Quang là quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn chế biến, song chu kì sản xuất ngắn. Đây là điểm thuận lợi cho việc tổ chức sắp xếp cũng như bố trí lao động phù hợp, đồng thời cũng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn sản xuất của Công ty.
Nguyên vật liệu
Máy carton
Phôi carton
Máy cắt, lằn kẻ
Hình thành hộp
carton
Hệ thống máy con
(bế, xẻ rãnh, ghim)
Định hình hộp
In
KCS
Nhập kho thành phẩm
Sơ đồ 2. Quy trình công nghệ sản xuất bao bì carton của Công ty
Đặc điểm sản phẩm của Công ty
Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, đời sống xã hội không ngừng tăng lên, vì vậy nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng cao, người tiêu dùng không chấp nhận sản phẩm có chất lượng thấp, nên bất kì một doanh nghiệp nào sản xuất sản phẩm chất lượng thấp sẽ không tiêu thụ được, chính vì vậy công ty đặc biệt quan tâm đến chất lượng của sản phẩm.
Sản phẩm sản xuất và tiêu thụ chủ yếu của Công ty là Bao bì Carton sóng 3 lớp và sóng 5 lớp, bao bì hộp Duplex. Do vậy công ty không ngừng đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, kiện toàn bộ máy quản lí, đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lí.
Là một doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH, Công ty Nhật Quang tổ chức bộ máy theo hình thức tập trung, phân cấp quản lí. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ.
1. Ban giám đốc : 03 người (01 giám đốc và 02 phó giám đốc).
- Giám đốc : là người có nghĩa vụ và trách nhiệm trong mọi công việc và hoạt động của công ty. Là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật cũng như hội đồng quản trị về toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và kinh doanh là người giúp việc cho giám đốc được giám đốc giao nhiệm vụ quản lý toàn bộ công nghệ, thiết bị trong công ty, giám sát và chỉ đạo trực tiếp phòng kinh doanh và điều hành sản xuất. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả kinh doanh của đơn vị dựa trên các quyền quyết định cụ thể.
- Phó giám đốc phụ trách nhân sự và hành chính được giám đốc giao nhiệm vụ tổ chức quản lý công tác nhân sự, tuyển dụng nhân lực, nghiên cứu soạn thảo các nội quy, quy chế nhân sự trong công ty. Thực hiện việc ký kết hợp đồng với người lao động. Theo dõi lập kế hoạch bảo hộ lao động, tình hình an ninh trật tự trong toàn công ty.
2. Phòng Phát triển thị trường : 03 người (01 trưởng phòng và 02 nhân viên) có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Nghiên cứu và phát triển mạng lưới khách hàng, đưa ra các mẫu mã sản phẩm mới thích ứng với nhu cầu của khách hàng
3. Phòng kinh doanh và điều hành sản xuất : 06 người (01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 01 chuyên gia Hàn Quốc và 03 nhân viên) có nhiệm vụ lập kế hoạch dự trù về vật tư hàng hoá triển khai, thực hiện các đơn đặt hàng, tính toán giá cả và thương lượng với những khách hàng mới, thảo các hợp đồng kinh tế trình giám đốc duyệt. Lập kế hoạch dự trù nguyên vật liệu, vật tư và lập kế hoạch sản xuất.
4. Phòng kế toán: là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ giúp giám đốc trong công tác quản lí về tài chính, Các chính sách liên quan đến tài chính hoặc các lĩnh vực hoạt động tài chính khác để tham mưu cho giám đốc có những quyết định đúng dắn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ghi chép, phản ánh kịp thời chính xác đầy đủ tình hình tài chính của Công ty để phục vụ cho công tác quản lí và chỉ đạo kinh doanh được kịp thời và có hiệu quả.
5. Ban quản đốc : 03 người (01 quản đốc và 02 phó quản đốc) có nhiệm vụ đôn đốc các tổ sản xuất thực hiện các kế hoạch sản xuất từ phòng kinh doanh và điều hành sản xuất.
6. Phân xưởng sản xuất và các bộ phận liên quan 152 người
2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán
2.1.4.1. Bộ máy kế toán của Công ty
Cùng với sự đổi mới cơ chế quản lí của Công ty trong thời kì hiện nay, phòng kế toán với vai trò là công cụ điều hành quản lí.
Phòng kế toán của Công ty bao gồm : 04 người (01 kế toán trưởng và 03 kế toán viên). Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán được sắp xếp gọn nhẹ, phù hợp với tình hình chung hiện nay, các phần hành của các thành viên trong phòng như sau:
Kế toán trưởng: Phụ trách tổng hợp, chỉ đạo tất cả các bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ và ghi chép chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán, chịu trách nhiệm chung về các thông tin do phòng kế toán cung cấp.
Kế toán tổng hợp, tập hợp chi phí và tính giá thành: Tổng hợp số liệu kế toán đưa ra các thông tin cuối cùng trên cơ sở số liệu, sổ sách do kế toán các phần hành khác cung cấp. Kế toán tổng hợp của Công ty đảm nhận công việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đến kì lập báo cáo quyết toán.
Kế toán thanh toán kiêm kế toán nguyên liệu vật liệu và tổng hợp vật tư .
Thủ quỹ: kiêm kế toán tiền lương, Tài sản cố định.
(Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trang sau)
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
Công ty TNHH Nhật Quang là một đơn vị trực có tính chất sản xuất đồng bộ và có chu kỳ sản xuất dài, đứng đầu là ban Giám đốc điều hành chung hoạt động Công ty mình và chịu sự lãnh đạo trực tiếp cuả ban Giám đốc Công ty.
Để đảm bảo cho việc sản xuất được thực hiện có hiệu quả Công ty CKGP tổ chức bộ máy gọn nhẹ và tổ chức theo kiểu trực tuyến. Đứng đầu là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là hai Phó giám đốc, một Phó giám đốc phụ trách sản xuất, một Phó giám đốc nghiệp vụ. Giám đốc đồng thời cũng điều hành và giám sát hoạt động của phòng Tài chính kế toán và phòng hành chính - bảo vệ.
Công tác tổ chức quản lí sản xuất được khái quát theo sơ đồ sau:
Mô hình tổ chức quản lý của Công ty CKGP:
Giám đốc
P.Hành chính Bảo vệ
P. Kế toán -
Tài chính
Phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc nghiệp vụ
P. Kỹ thuật - Tổng hợp
Tổ máy chính
Tổ máy phụ
Tổ in
Tổ phục vụ giao hàng
2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành chung toàn Công ty và đồng thời cũng điều hành và giám sát hoạt động của phòng kế toán và phòng hành chính - bảo vệ.
- Phó giám đốc: giúp việc cho Giám đốc gồm có 2 phó Giám đốc:
+ Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: có nhiệm vụ chỉ huy điều phối lập kế hoạch các hoạt động chuẩn bị sản xuất, thực hiện sản xuất và quản lý các phòng ban.
+ Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách về công tác vật tư tiêu thụ sản phẩm, tổ chức và chỉ đạo việc ký kết thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm với các Công ty và thị trường bên ngoài.
- Phòng tổ chức Hành chính - Bảo vệ:
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức các phòng ban, phân xưởng sản xuất, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các mặt công tác theo chức năng của phòng. Tiếp nhận các công văn, phân loại báo cáo, giám đốc kịp thời chính xác những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, lập lịch công tác hàng tuần của Công ty theo đúng quy định của Nhà nước. Kiểm tra giám sát mọi cán bộ công nhân viên của Công ty thực hiện nghiêm chỉnh nội quy quy chế của Công ty các chính sách Pháp luật của Đảng và Nhà nước.
- Phòng Kế toán - Tài chính ( Phòng tài vụ)
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về các mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ của phòng. Quản lý các công việc của phòng kế toán tài chính, giúp Giám đốcvề công tác kế toán tài chinh. Cung cấp vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lý vốn đúng chếa độ của Nhà nước và phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh.
- Phòng Kỹ thuật - Tổng hợp:
Dưới sự chỉ đạo của 2 Phó giám đốc, căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch được giao, lập kế hoạch công tác của phòng để thực hiện tốt kế hoạch thường kỳ cũng như kế hoạch thực hiện các đề tài tiến bộ kx thuật. Thiết kế sản phẩm mới phù hợp với tổ chức và điều kiện thiết bị của Công ty. Theo dõi quá trình chế tạo sản phẩm, kiểm tra thiết kế xử lý, thông báo thay đổi về kỹ thuật. Theo dõi giám sát kiểm tra thực hiện công nghệ sản xuất tại các phân xưởng sản xuất, đảm bảo duy trì chất lượng các sản phẩm do Công ty sản xuất. Tham gia cùng các phòng nghiệp vụ khác xây dựng các quy chế quản lý. Cung cấp kịp thời các loại vật tư sản phẩm. Tham mưu đề xuất tính toán hợp lý các loại hợp đồng sản xuất cho Giám đốc ký với khách hàng.
III. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Nhật Quang:
1.Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Nhật Quang
Để đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của kế toán trưởng, đảm bảo kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán tài chính giúp lãnh đạo Công ty nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình một cách kịp thời bắng những thông tin kế toán cung cấp, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán và quản lý tài chính tập trung tại phòng kế toán tài chính của Công ty.
Theo loại hình thức này thì ở phòng kế toán tài chính trung tâm của Công ty sẽ tiến hành nhận các chứng từ gửi về để ghi sổ kế toán và lập báo cáo kế toán toàn đơn vị.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CKGP:
Kê toán trưởng kế toán tổng hợp
Kế toán vật tư và tiêu thụ
Kế toán thanh toán và kế toán lương
Kế toán TSCĐ, thủ quỹ
Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của Nhà máy biên chế nhân sự của phòng kế toán thống kế hiện nay gồm 3 người dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Nhiệm vụ cụ thể của phòng kế toán như sau:
- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Là người chỉ đạo giám sát toàn bộ mạng lưới kế toán của Công ty, kế toán trưởng có nhiệm vụ giám sát việc chấp hành các chế độ bảo vệ tài sản, vật tư tiền vốn... Kế toán trưởng điều hành chính sách kế toán tài chính đồng thời báo cáo một cách kịp thời, chính xác và đúng đắn với Giám đốc tình hình và kết quả hoạt động tài chính trong doanh nghiệp để tìm ra những mặt mạnh cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục để đưa ra những kiến nghị với Giám đốc nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời căn cứ vào các bảng kê, các chứng từ gốc để vào các sổ cái hàng quý tiến hành tập hợp chi phí, tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh, lập bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính khác.
- Kế toán vật tư kiêm tiêu thụ: Có trách nhiệm hạch toán theo dõi tình hình biến động củ vật liệu, công cụ dụng cụ cả về số lượng và giá trị. Đồng thời kế toán còn căn cứ vào hoá đơn chứng từ, hóa đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, các chứng từ thanh toán, chứng từ chấp nhận thanh toán và các chứng từ khác có liên quan để hạch toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
- Kế toán thanh toán kiêm kế toán tiền lương: căn cứ vào các chứng từ hợp lệ như hoá đơn bán hàng, các những từ nhập - xuất kho, để lập các phiếu thu, phiếu chi, viết séc uỷ nhiệm chi, lập bảng chứng từ thu, chi tiền mặt, lập bảng kê chứng từ ngân hàng, làm các thủ tục thu vay, theo dõi tình hình tồn quỹ tiền mặt, đôn đốc và quyết toán, theo dõi chi tiết các tài khoản công nợ. Đồng thời có nhiệm vụ hạch toán và kiểm tra tình hình thực hiện quỹ lương, phân tích việc sử dụng lao động và định mức lao đọng, lập bảng thanh toán bảo hiểm xã hội, thanh toán tiền thưởng, lập bảng phân bổ tiền lương.
- Kế toán tài sản cố định kiêm thủ quỹ: có nhiệm vụ giám sát và hạch toán tình hình biến động TSCĐ, tính trích khấu hao TSCĐ, phân tích, phản ánh kết quả của Công ty hàng quý, hàng năm. Đồng thời có nhiệm vụ gửi tiền mặt vào ngân hàng và rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ. Căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi hợp lý, hợp lệ để thu và phát tiền mặt.
2. Hệ thống sổ sách Chứng từ tại Công ty:
a. Hệ thống tài khoản sử dụng:
Công ty TNHH Nhật Quang đã đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất của Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết định số 1141 QĐ/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 và vào năm 1999 cá bổ sung thêm một số tài khoản mới nhằm phục vụ công tác hạch toán thuế giá tri gia tăng.
b. Hình thức sổ kế toán áp dụng trong Công ty
Công ty áp dụng theo hình thức Nhật ký - chứng từ:
- Sổ Nhật ký - chứng từ: là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của tài khoản. Công ty TNHH Nhật Quang hiện nay đang sử dụng các loại NKCT số: 1, 2, 5, 7, 10.
- Các bảng kê: dùng để phản ánh các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của các tài khoản không thể kết hợp phản ánh trực tiếp trên Nhật ký - chứng từ, số liệu chứng từ gốc được ghi vào bảng kê. Cuối tháng số liệu được tổng cộng của các bảng kê được chuyển vào các Nhật ký - chứng từ có liên quan. Công ty TNHH Nhật Quang đang sử dụng các bảng kê 1, 2, 3, 4, 5, 6, 11.
- Sổ cái các tài khoản: là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm mỗi tờ sổ dùng cho một tài khoản trong đó gồm có số phát sinh nợ, số phát sing có được tập hợp vào cuối tháng hoặc cuối quý.
- Sổ chi tiết hoặc các bảng phân bổ, tờ kê chi tiết: được mở cho từng tài khoản chi tiết theo mẫu hướng dẫn.
Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chứng từ là các nghiệp vụ phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào sổ. Sổ Nhật ký chứng từ cuối tháng tổng hợp số liệu từ các sổ Nhật ký chứng từ để ghi sổ cái các tài khoản.
Việc áp dụng hình thức này phù hợp với quy mô sản xuất của Công ty và phù hợp với tay nghề trình độ của cán bộ kế toán. Đây là một hình thức kế toán được xây dựng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết đảm bảo được việc tiến hành thường xuyên, công việc đồng đều các khâu trong tất cả các phần kế toán, đảm bảo số liệu chính xác kịp thời, phục vụ nhạy bén cho nhu cầu quản lý kinh tế của Công ty.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ được khái quát theo sơ đồ sau:
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - chứng từ:
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Sổ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo
tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Nhật Quang:
Công ty TNHH Nhật Quang là một đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực cơ khí chế tạo. Song cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty nên quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty đã không ngừng phát triển, không những bảo toàn được số vốn ban đầu mà còn có sự tăng trưởng. Hơn 35 năm qua hầu như năm nào Công ty cũng hàn thành kế hoạch Nhà nước giao đồng thời làm cho đời sống cán bộ công nhân viên cũng không ngừng được cải thiện, Công ty luôn làm ăn có hiệu quả và làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước giao cho.
Dưới đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được trong 2 năm qua:
Đơn vị tính : Đồng VN
STT
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
1
Doanh thu bán hàng
15.868.800.000
17.096532.000
2
Lợi nhuận trước thuế từ HĐKINH DOANH
607.090.000
670.486.500
3
Các khoản nộp ngân sách
525.083.150
531.705.500
4
Thu nhập bình quân
550.000
600.000
5
Nguồn vốn kinh doanh
+ vốn cố định
+ Vốn lưu động
14.587.550.000
10.634.324.000
3.953.266.000
16.208.154.000
11.966.554.000
4.251.600.000
4. Tình hình lao động của Công ty TNHH Nhật Quang:
Nói đến tiền lương tức là nói đến con người. Con người là lực lượng lao động đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất kinh doanh của Công ty từ khâu quản lý đến khâu sản xuất và phục vụ sản xuất. Người chủ doanh nghiệp (Giám đốc) có bộ phận tham mưu là phòng nhân sự chịu trách nhiệm cân đối phân bổ lực lượng lao động trong toàn Công ty ở từng vị trí, từng bộ phận sao cho trình độ chuyên môn hoá, tay nghề, năng lực phù hợp đảm bảo cho sản xuất có hiệu quả. Việc đảm bảo lực lượng lao động cho Công ty, việc quản lý và sử dụng lao động và thời gian của họ có ảnh hưởng đến cả quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến công tác tổ chức tiền lương trong Công ty.
Thông qua bảng sau ta có thể thấy tình hình lao động của Công ty:
--
TT
Chỉ tiêu
Năm 2001
Tỷ trọng
I
Tổng số lao động
120 (người)
100%
Lao động gián tiếp
54
45%
Lao dộng trực tiếp
66
55%
II
Trình độ chuyên môn
Đại học
24
20%
Trung cấp
30
25%
Trinh độ sơ cấp
6
5%
Công nhân kỹ thuật
60
50%
Lao động nam
90
75%
Lao động nữ
30
25%
B. Nội dung của kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội rong Công ty Cơ Khí Giải Phóng:
I. Nguồn hình thành quỹ lương:
Hàng năm Công ty xây dựng quỹ lương căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đưa vào số lao động định biên, biên chế tiền lương theo văn bản Nhà nước quy định dựa vào năng suất hiện vật và một số chế độ khác như: Xây dựng quỹ lương cho Công ty. Việc xây dựng quỹ lương cho Công ty gồm hai phần:
- Tiền lương sản phẩm quy đổi.
- Tiền lương các hệ số phụ cấp.
Sau đó mới trình tổng Công ty, yêu cầu cho phép duyệt tổng quỹ lương cho Công ty để Công ty phân phối trả lương cho công nhân viên.
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nguồn tiền lương được xác định trả cho đơn vị gồm:
- Quỹ lương của Công ty Mai Động - Công ty TNHH Nhật Quang thanh toán cho Công ty theo kết quả sản xuất kinh doanh.
- Quỹ lương từ hoạt động sản xuất kinh doanh (có ảnh hưởng đến quy định trả lương riêng).
- Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang (nếu có).
Để tiền lương gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị và là đòn bẩy kinh tế động viên cán bộ công nhân viên phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Công ty TNHH Nhật Quang tạm thời quy định việc thanh toán tiền lương hàng tháng đối với đơn vị phòng ban và các phân xưởng.
II. Các hình thức trả lương và một số khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhật Quang:
Việc tính lương và các khoản phải trả có tính chất lương của công nhân sản xuất nói riêng và công nhân viên Công ty nói chung được thực hiện dưới hai hình thức đó là trả lương theo thời gian và hình thức trả lương khoán sản phẩm.
1. Hình thức trả lương theo thời gian:
Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương theo thời gian làm việc, trình độ cấp bậc và theo thang lương của người lao động. Trong mỗi thang lương tuỳ theo trình độ thành thạo mà Công ty chia lương thành nhiều bậc, mỗi bậc lương có một mức lương nhất định.
Tại Công ty hình thức trả lương thời gian áp dụng chủ yếu đối với khối văn phòng, phần lớn cũng áp dụng đối với khối quản lý và nhân phục vụ.
Lương thời gian được tính như sau:
Lương cơ bản = Hệ số lương x Tiền lương tối thiểu
Lương cơ bản là tiền lương mà Công ty trả cố định hàng tháng cho công nhân viên. Tại Công ty thì công nhân viên được lĩnh lương làm 2 kỳ:
- Kỳ I: là kỳ tạm ứng cho công nhân viên vào 15 hàng tháng, tiền lương tạm ứng của công nhân viên trong Công ty được nhận tuỳ thuộc vào từng người chứ không quy định là trích trước bao nhiêu phần trăm của tiền lương thự lĩnh trong tháng.
- Lương kỳ II: là số còn lại
Lương kỳ II = Tổng lương - Lương kỳ I - Các khoản giảm trừ - (BHXH + BHYT) + Phụ cấp (nếu có).
Trong đó: 5% BHXH, 1% BHYT người lao động phải đóng dựa vào hệ số cấp bậc của người đó không kể người đó làm nhiều hay ít.
(BHXH, BHYT) = (Ki x Lmin + PCTN) x 6%
- Phụ cấp trách nhiệm của Công ty áp dụng đối với những người quản lý: như Phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng.
Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
Đơn vị: Đồng
Hạng doanh nghiệp
Hệ số, mức lương
- Trưởng phòng và tương đương
Hệ số
0,3
Mức phụ cấp
63.000
- Phó phòng và tương đương
Hệ số
0,2
Mức phụ cấp
42.000
- Tổ trưởng
Hệ số
0,15
Mức phụ cấp
31.500
Ta có công thức tính phụ cấp như sau:
FCTN = Hi x Lmin
Trong đó:
FCTN : phụ cấp trách nhệm
Hi : hệ số trách nhiệm
Lmin: tiền lương tối thiểu
Hệ số lương của Công ty đang áp dụng dựa vào hệ thống thang lương bảng lương áp dụng tại các doanh nghiệp.
Đôi với đại học thì hệ số lương có 8 bậc, trung cấp có 12 bậc, công nhân có 7 bậc
Ta có hệ thống thang lương như sau:
- Bảng lương viên chức chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ ở các doanh nghiệp:
Đơn vị: 1.000 đ
Chức danh
Hệ số, mức lương
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đại học
Hệ số
1,78
2,02
2,26
2,5
2,74
2,98
3,23
3,48
Mức lương
373,8
424,2
474,6
525
575,4
625,8
678,3
730,8
Trung cấp
Hệ số
1,46
1,58
1,7
1,82
1,94
2,06
2,18
2,3
2,42
2,55
2,68
2,81
Mức lương
306,6
331,8
357
382,2
407,4
432,6
457,8
483
508,2
535,5
562,8
590,1
Bậc lương đối với công nhân trong Công ty
Đơn vị: 1000 đ
Nhóm mức lương
ậc
I
II
III
IV
V
VI
VII
Hệ số
1,4
1,55
1.92
2.98
3.05
2,33
3,45
Mức lương
294
325,5
403,2
625,8
640
678,3
724,5
Dựa vào bảng chấm công của phòng Kế toán - Tài chính ta có thể tính được lương của các nhân viên trong phòng. Dựa vào công thức sau:
Lương tháng
=
Lương tối thiểu x hệ số lương
x
Số ngày làm việc thực tế
Số ngày làm việc chế độ (22ngày)
Ví dụ trả lương cho phòng kế toán - tài chính.
* Ông Trần Minh Hùng - trưởng phòng Kế toán - Tài chính trong tháng 3/2002 như sau:
Trong tháng dựa vào bảng chấm công của phòng kế toán ta biết được ông Trần Minh Hùng đi làm được 22 công. Với trình độ bậc 8/8 và hệ số lương là 3,45. Vậy ta có lương tháng của ông Trần Minh Hùng như sau:
- Lương cơ bản = 210.000 x 3,48= 730.800 đ
- Tiền lương ngày của ông Trần Minh Hùng là:
Lương ngày
=
730.800
=
33.218 đ/ngày
22
-Tiền lương tháng thực lĩnh của ông Hùng là:
Lương tháng = lương ngày x số ngày làm việc thực tế.
22 x 33.218 = 730.800 đ.
Vào ngày 15 hàng tháng thì công nhân viên trong Công ty được tạm ứng trước một khoản tiền tuỳ theo từng người. Số tiền ông Hùng nhận tạm ứng là 300.000 đ
- Phụ cấp trách nhiệm của ông Trần Minh Hùng với chức trưởng phòng có hệ số phụ cấp là 0,3 và mức phụ cấp là: 63.000đ.
- Phụ cấp khác ngoài phụ cấp trách nhiệm là: 50.000 đ
- Tổng cộng lương và các khoản là:
730.800 + 63.000 + 50.000 = 843.800 đ
- Các khoản khấu trừ (BHXH , BHYT) = 6%
210.000 x(3,48 + 0,3) x 6% = 47.628 đ.
- Kỳ II còn lại = tổng lương - tạm ứng kỳ I - (BHXH, BHYT) + phụ cấp.
Kỳ II = 843.800 - 300.000 - 47.628 = 496.172 đ
Vậy cuối tháng ông Hùng được lĩnh số tiền là: 496.172 đ
* Dựa vào bảng thanh toán lương kế toán hạch toán tiền lương như sau:
- Thanh toán cho nhân viên quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 642 843.800
Có TK 334 843.800
- Công ty tạm ứng tiền lương kỳ I:
Nợ TK 334 300.000
Có TK 141 300.000
- Các khoản khấu trừ trực tiếp vào lương của ông Hùng là
Nợ TK 334 47.628
Có TK 338 47.628
3383: 39.690
3384: 7.938
* Thanh toán lương cho chị Trịnh Thu An như sau:
Theo dõi trên bảng chấm công ta thấy chị An đi làm có số công là 21 công. Có mức lương cơ bản là 678.300 đ
- Tiền lương ngày của chị An là:
Lương ngày
=
678.300
=
30.832 đ
22
- Tiền lương tháng thực lĩnh của chị An là:
Lương tháng = 30.832 x 21 = 647.468 đ
Trong đó có 1 ngày chị An được Công ty cho đi học, Công ty vẫn tính lương 1 ngày đó như 1 ngày đi làm bình thường.
- Tiền lương tạm ứng của chị An là: 250.000 đ
- Phụ cấp trách nhiệm của chị An là: 42.000 đ
- Tổng tiền lương và các khoản của chị An là:
648.468 + 30.832 + 42.000 = 720.300
- Các khoản giảm trừ (BHXH , BHYT) là:
210.000 x(3,23 + 0,2) x 6% = 40.950 đ
- Kỳ II còn lĩnh là:
720.300 - 250.000 - 40.950 = 429.350 đ.
Vậy cuối tháng chị An được nhận số tiền là: 429.300 đ
* Thanh toán lương cho chị Nguyễn Thu Hương.
Theo dõi trên bảng chấm công ta thấy chị Hương đi làm được 21 công. Chị Hương có mức lương cơ bản là 625.800 đ. Tiền lương 1 ngày của chị Hương là:
Lương ngày
=
625.800
=
28.446
22
- Tiền lương thực lĩnh của chị Hương là: 28.446 x 21 = 597.355 đ
- Tiền lương tạm ứng của chị hương là: 250.000 đ.
- Phụ cấp khác của chị Hương là: 31.500 đ
- Tổng tiền lương tháng thực lĩnh của chị Hương là:
597.355 + 28.446 + 31.500 = 657.300 đ
- Các khoản giảm trừ (BHXH, BHYT ) x6%
210.000 x 2.98 x 6% = 37.548 đ
- Lương kỳ II được lĩnh là:
657.300 - 250.000 - 37.548 = 369.752 đ
vậy cuối tháng chị Hương được lĩnh số tiền là: 369.752 đ.
* Tiền lương của chị Hậu cũng tính tương tự như của chị Hương.
2. Hình thức trả lương khoán sản phẩm
Lương khoán sản phẩm do phòng Kỹ thuật - Tổng hợp xây dựng cho từng phân xưởng và cho từng loại sản phẩm . Định mức lương khoán cho các phân xưởng được xây dựng như sau:
Ví dụ: Tại phân xưởng Cơ khí định mức lương theo giờ máy như sau:
Tiền lương phải trả
=
Khối lượng sản xuất hoàn thành trong tháng
x
đơn giá tiền lương sản phẩm sản xuất trong tháng
Đối với mặt hàng truyền thống:
Lương sản phẩm
=
Đơn giá lương 1 sản phẩm
x
Số lượng sản phẩm
Đối với hàng gia công lẻ:
Lương sản phẩm
=
Giờ máy định mức cho hàng
x
Đơn giá 1 giờ
Đối với sản phẩm máy K525 đơn giá tính lương sản phẩm là 1750đ/giờ máy.
Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng rộng rãi và áp dụng chủ yếu cho công nhân sản xuất trực tiếp.
Ngoài lương chính, chi phí mang tính chất lương phải trả cho công nhân sản xuất là các khoản phụ cấp độc hại, phụ cấp làm thêm giờ vào ngày bình thường thì trả thêm 1,5% số tiền ngày công bình thường. Các khoản phụ cấp này được cộng vào lương chính và được trả vào cuối tháng.
* Phương pháp hạch toán:
Chi phí lương chi trả công nhân trực tiếp sản xuất gồm có tiền lương khoán sản phẩm, lương phụ cấp (phụ cấp trách nhiệm).
Hiện nay, Công ty thực hiện tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức lương khoán sản phẩm, còn lương thời gian thì chỉ tính cho ngày phép, ngày lễ.
Hàng ngày tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi thời gian sản xuất, chấm công cho từng công nhân viên trong ngày để ghi vào sổ chấm công. Đồng thời theo dõi kết quả lao động trong phân xưởng thông qua các phiếu xác nhận hoàn thành sản phẩm.
Cuối tháng, tổ trưởng gửi bảng chấm công và xác nhận sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng lên phòng kế toán.
Cuối tháng căn cứ vào báo cáo kết quả sản xuất tháng, kế toán tính lương sản phẩm cho từng công nhân sản xuất trong tháng đó ở từng phân xưởng.
Ví dụ: Thông qua báo cáo sản xuất tháng 3 năm 2002 của công nhân Phùng Văn Thêm tính lương trực tiếp sản xuất trong tháng như sau:
Công ty CKGP. Báo cáo kết quả sản xuất trong tháng 3/2002
Phân xưởng: Cơ khí. Họ tên công nhân: Phùng Văn Thêm
Tổ sản xuất: Nghề thợ: Phay
Tên nguyên công chi tiết hoặc công việc, lý do ngừng
Ký hiệu
Số lượng
Định mức
Thực hiện
Kiểm tra chất lượng
SL
TG
100%
Cộng
Lấy dầu đầu khoan 112
21c
1h
21c
21h
23.100
Bào bề trượt k525
04 011
10c
15h
10c
210h
626.500
Làm côn nối k525
k5 N3
8c
3h
8c
24h
420.000
Bàn đưa kẹo phát sinh
CK 30
10c
12h
10c
120h
210.000
Cộng
915.100
Trong đó :
Đơn giá tính theo sản phẩm máy khoan K112 là 1.100 đ
Đơn giá tính theo sản phẩm máy khoan K525 là 1.750 đ
Đơn giá tính theo sản phẩm bàn đưa kẹo là 1.750 đ.
Để tính lương cho công nhân Phùng Văn Thêm trong tháng 3/2002 kế toán căn cứ vào bảng chấm công của phân xưởng Cơ khí trong tháng đó.
Đơn giá tiền lương đối với sản phẩm máy khoan K525 là : 1750đ/giờ máy.
Thời gian mà công nhân Phùng Văn Thêm thực hiện là 445 giờ công/tháng.
Vậy lương sản phẩm của công nhân Phùng Văn Thêm là:
1750 x 445 = 778.750 đ.
Trong đó số công ngừng việc hưởng 100% lương thời gian là 2h.
Dựa vào bảng hệ số lương ta thấy anh Thêm có hệ số lương là 2,33. Mức lương cơ bản của anh Thêm là:
Lương cơ bản = 2,33 x 210.000 = 489.300 đ
Lương thời gian một ngày công của anh Thêm là:
Lương cơ bản
=
489.300
=
22.240 đ
22
22
Lương một giờ công của anh Thêm là:
Lương ngày
=
22.240
=
2780 đ
8
8
Như vậy lương thời gian 2 giờ của anh Thêm là
2 x 2780 = 5560 đ
Vậy tổng tiền lương anh Thêm nhận được trong tháng 3 khi chưa trừ các khoản trích bảo hiểm là:
778.750 + 5560 = 784.310
Tiền lương tạm ứng kỳ I của anh Thêm là: 200.000 đ
Các khoản khấu trừ (BHXH, BHYT) = 6%
210.000 x 2.33 x 6% = 29.350 đ
Số tiền lương còn lại kỳ II của anh Thêm là:
784.310 - 200.000 - 29.350 = 554.960 đ
Vậy cuối tháng tiền lương của anh Thêm sẽ là: 554.960 đ
Cuối tháng kế toán tiền lương hạch toán trên tài khoản như sau:
+ Tổng số tiền lương mà Công ty phải thanh toán cho anh Thêm là:
Nợ TK 627 784.310
Có TK 334 784.310
+ Số tiền lương tạm ứng trừ vào tiền lương cuối tháng của anh Thêm là:
Nợ TK 141 200.000
Có TK 334 200.000
+ Các khoản khấu trừ trực tiếp vào lương của anh Thêm là:
Nợ TK 334: 29.350
Có TK 338 : 29.350
3383 : 24.457
3384 : 4.893
* Thanh toán tiền lương cho Nguyễn Tuấn Dũng:
Căn cứ vào bảng chấm công thì kế toán tính lương phải trả cho anh Dũng như sau:
Đơn giá lương cho sản phẩm máy khoan K525 là: 1750đ/giờ máy.
Thời gian mà anh Dũng thực hiện được là: 307giờ công/ tháng.
Vậy lương sản phẩm của anh Dũng là:
307 x 1750 = 537.250 đ
Với trình độ tay nghề bậc 7/7 kế toán biết được hệ số lương của anh Dũng là 3,45. Mức lương cơ bản của anh Dũng là:
3,45 x 210.000 = 724.500 đ
Tiền thời gian làm một ngày của anh Dũng là:
Lương ngày
=
724.500
=
32.932 đ
22
Vậy tiền lương một giờ được hưởng lương thời gian của anh Dũng là:
Lương giờ
=
32.932
=
4.116 đ
8
Như vậy lương 2h của anh Dũng là:
2 x 4.116 = 8.232 đ.
Trong tháng anh Dũng được hưởng 2 ngày nghỉ việc hưởng lương 100%:
Số tiền được hưởng là:
2 x 32.932 = 65.864 đ.
Tổng tiền lương và các khoản mà anh Dũng được hưởng trong tháng khi chưa trừ các khoản trích bảo hiểm:
Tổng lương = 538.200 + 8.232 + 65.864 = 612.296 đ
Tiền lương tạm ứng kỳ I của anh Dũng là 200.000 đ
Các khoản trích trừ trực tiếp vào lương của công nhân viên là (BHXH, BHYT) = 6%
210.000 x 3,45 x 6% = 43.470 .
Lương kỳ II của anh Dũng là:
612.296 - 200.000 - 43.470 = 368.826 đ
Vậy cuối tháng số lương còn lại của anh Dũng là: 368.826 đ
Cuối tháng kế toán lập bảng thanh toán lương cho công nhân viên trong từng phân xưởng và dựa vào các bảng thanh toán lương kế toán lên bảng tổng hợp lương cho toàn Công ty và kế toán cũng lập sổ chi tiết TK 334 vào cuối tháng.
3. Hạch toán các khoản trích theo lương:
Ngoài tiền lương, công nhân viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
BHXH được trích theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương như tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp của từng công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHXH là 20% trong đó 15% do đơn vị sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. Tại Công ty hiện nay thì khoản trích BHXH tính cho công nhân viên trong Công ty là 11% trên tổng tiền lương thực tế.
Bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh,viện phí, thuốc thang ... cho người lao động trong thời gian ốm đau,sinh đẻ. BHYT được trich theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT hiện nay là 3% trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
Ngoài ra, để có nguồn chi phí cho hoạt động công đoàn, hàng tháng, doanh nghiệp còn phải trích theo một tỷ lệ quy định với tổng số tiền lương, tiền công và phụ cấp thực tế phải trả cho người lao động, kể cả lao động hợp đồng tính vào chi phí kinh doanh để hình thành kinh phí công đoàn. Tỷ lệ kinh phí công đoàn trích theo chế độ hiện hành là 2%.
Các khoản trích:
- BHXH, phân bổ cho nhân công trực tiếp là:
37.619.000 x 11% = 4.138.090 đ
- BHYT phân bổ cho công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng là:
37.619.000 x 2% = 752.380 đ
KPCĐ phân bổ cho công nhân trực tiếp sản xuất là:
37.619.000 x 2% = 752.380 đ
cuối tháng, kế toán tiền lương hạch toán các khoản phải trả:
Nợ TK 622: 37.619.000
Nợ TK 627: 13.213.250
Nợ TK 642: 18.583.586
Có TK 334: 69.415.836
Đồng thời phản ánh bảo hiểm phải trích cho nhân công trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622: 5.642.850
Có TK 3382: 752.380
Có TK 3383: 4.138.090
Có TK 3384: 752.380
Đối với các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được trích cho chi phí SXC và chi phí quản lý tính tương tự như đối với chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.
Một số quy định về việc nghỉ hưởng trợ cấp BHXH và hưởng lương đối với người lao động theo điều lệ BHXH:
Đối với trợ cấp xã hội
Số ngày được nghỉ
Tỷ lệ trợ cấp
Bản thân ốm
- Làm việc bình thường 15 năm công tác
30 ngày/ năm
75% L.chính
- Làm việc bình thường 30 năm công tác
40 ngày/ năm
75%
- Làm việc độc hại nặng nhọc dưới 15 năm
30 ngày/ năm
75%
- Làm việc độc hại từ 15 – 30 năm công tác
40 ngày/ năm
75%
- Làm việc độc hại trên 30 năm
50 ngày/ năm
75%
- Đối với CBCNV mắc căn bệnh cần chữa ngay tại bệnh viện
60 ngày/ năm
75%
Con ốm mẹ nghỉ ( con thứ nhất, con thứ 2)
- Đối với con nhỉ 36 tháng tuổi
20 ngày/ năm
75%
- Đối với con nhỏ 36 đến 84 tháng tuổi
15 ngày/ năm
75%
Chế độ thai sản
- Nghỉ đi khám thai
3 ngày/ 1 lần khám
100%
- Nghỉ đẻ con 1, 2 làm việc bình thường
120 ngày/ năm
100%
- Nghỉ đẻ con 1, 2 làm việc độc hại
150 ngày/ năm
100%
- Mỗi đứa con sinh 2 hoặc 3 được nghỉ thêm
30 ngày/ năm
100%
- Nếu con chết sau khi sinh 60 ngày trở xuống
75 ngày/ năm
100%
- Nếu con chết sau 60 ngày thì mẹ nghỉ
15 ngày/ năm
100%
Sẩy thai
- Thai dưới 3 tháng thì mẹ được nghỉ
20 ngày/năm
100%
- Từ 3 tháng trở lên
30 ngày/ năm
100%
Phần III
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhật Quang
1. Nhận xét chung:
Xét về mặt bản chất thì sản phẩm hàng hoá chính là do lao động của con người kết tinh trong đó tạo thành. Do vậy, chính lao động của cong người là gốc của của cải vật chất, là yếu tố duy nhất để tạo ra giá trị mới.
Như vậy để khuyến khích người lao động tích cực sản xuất, tăng năng suất lao động sẽ thúc đẩy việc tăng lợi nhuận. Muốn vậy thì doanh nghiệp cần phải xác định một tỷ lệ hợp lý trong giá trị mới sáng tạo ra. Tức là doanh nghiệp phải trả lương cho công nhân viên một cách xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra và công bằng cho người lao động để họ có thể tái sản xuất sức lao động, đồng thời làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Từ đó tiền lương mới trở thành công cụ khuyến khích vật chất và hoàn thành tốt các chức năng của nó.
Trong mỗi một doanh nghiệp, mỗi xã hội đều có một hình thức trả lương cho công nhân viên khác nhau. Tuy nhiên các doanh nghiệp đều mong muốn có một cách thức tính, cách chi trả và hạch toán tiền lương một cách phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Cũng do sự thay đổi về kinh tế, do đặc thù về sản xuất kinh doanh, tiền lương của mỗi doanh nghiệp cũng đều có những tồn tại và các nhà quản lý doanh nghiệp cũng đang nỗ lực và mong muốn khắc phục các tồn tại đó để hoàn thiện cơ chế trả lương của mình.
2. Những ưu, nhược điểm của Công ty TNHH Nhật Quang:
Qua thời gian thực tập nghiên cứu hệ thống kế toán nói chung và kế toán tiền lương nói riêng tại Công ty TNHH Nhật Quang có một số ưu điểm như sau:
- Đội ngũ kế toán trẻ nhưng có nhiều kinh nghiệm. Cán bộ nhân viên hầu hết đều là những người có năng lực, kết hợp với trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại sử dụng máy vi tính thành thạo. Cán bộ phòng tài chính kế toán đều làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, bộ máy tổ chức được sắp xếp gọn nhẹ phù hợp với trình độ, sự tiến bộ của từng người. Với sự đầu tư và trang thiết bị hiện đại nên công tác kế toán nói chung và hệ thống chứng từ, sổ sách của Công ty TNHH Nhật Quang được thiết lập một cách tương đối đầy đủ và khoa học.
- Công ty TNHH Nhật Quang đã áp dụng hình thức "nhật ký chứng từ" nên việc mở sổ ghi chép tính toán chính xác theo đúng chế độ quy định của Nhà nước, phần nghiệp vụ kế toán nói chung, phần kế toán tiền lương và BHXH nói riêng đã được vận dụng đúng các chế độ kế toán hiện hành mà đúng như phần lý thuyết em đã được học ở tại trường.
- Trong phòng kế toán, bộ phận kế toán tiền lương chỉ có một người nhưng kế toán tiền lương tại Công ty TNHH Nhật Quang đã tập hợp được các chứng từ có liên quan tại các phân xưởng, tổ đội để có thể tính lương, phân bổ lương và các khoản trích theo lương cho công nhân tại các phân xưởng rất thuận lợi và nhanh chóng.
- Việc phân bổ, hạch toán tiền lương và các khoản thu nhập đã phần nào đáp ứng được sự quan tâm tới đời sống của người lao động, đã động viên, khuyến khích được sự hăng say nhiệt tình lao động của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm của việc thanh toán lương và các khoản trích theo lương tại Công ty còn có một số khó khăn sau:
- Trong công tác hạch toán còn thiếu một số bảng tổng hợp về lương và các khoản trích theo lương.
- Công ty chưa có chế độ thưởng đối với các công nhân sản xuất tại các phân xưởng như: đi làm đầy đủ, năng suất chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo đúng quy định mà Công ty giao cho.
Chế độ phạt đối với công nhân viên đi làm muộn, đánh bạc trong giờ làm việc, đánh nhau trong Công ty, nghỉ làm nhiều trong 1 tháng và nghỉ tự do không xin phép.
Về phụ cấp ăn trưa của công nhân viên trong Công ty vẫn còn ít, mỗi công nhân viên trong Công ty chỉ được khoảng 3000 đ/ngày.
Về chế độ phụ cấp làm thêm giờ của công nhân viên cũng chưa được cao, mỗi công nhân viên nếu làm thêm giờ từ 1h-4h thì chỉ được 1000đ/h từ 4h trở lên thì được 1300đ/h...
3. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhật Quang.
Trong điều kiện đổi mới của nền kinh tế, để hoà nhập, tồn tại và phát triển đơn vị thì việc cung cấp thông tin kinh tế, thông tin tài chính của đơn vị một cách chuẩn xác từ bộ phận kế toán cho bộ máy lãnh đạo đơn vị là rất quan trọng và cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu đó thì Công ty cần phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao cho đội ngũ cán bộ kế toán của đơn vị để kịp thời đáp ứng với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng của xã hội chủ nghĩa.
Qua quá trình thực tập tại Công ty, qua sự nghiên cứu tìm hiểu cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của tập thể cán bộ tại Công ty, em xin phép được đưa ra một số tồn tại trong công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
* Về sổ sách kế toán:
Kế toán tiền lương của Công ty đã dùng đúng sổ sách theo đúng quy định của Nhà nước nhưng vẫn còn một số sổ sách chưa được dùng đến như sổ tổng hợp tài khoản 334, sổ tổng hợp tài khoản 338.
* Về các khoản phụ cấp:
- Phụ cấp ăn trưa của công nhân viên cần được tăng cao hơn so với hiện nay. Hiện nay phụ cấp ăn trưa của Công ty chỉ với 3.000đ thì bây giờ Công ty có thể tăng lên khoảng 5.000đ cho một người một ngày, điều này sẽ giúp cho công nhân viên trong Công ty có sức khoẻ để làm việc tốt hơn và nâng cao năng suất và làm tăng chất lượng của công việc lên cao hơn.
- Phụ cấp làm thêm giờ: hiện nay Công ty có khoản phụ cấp làm thêm giờ cho công nhân viên còn ít. Em xin có ý kiến là Công ty lên tăng khoản phụ cấp làm thêm giờ cho công nhân từ 1000đ cho 1h-4h lên 1500đ cho 4 giờ đầu và 2000đ là làm việc từ 4giờ trở lên, điều này cũng làm cho công nhân có thêm khoản thu nhập và từ đó dẫn đến họ sẽ làm nhiều hơn, làm cho công việc được song sớm hơn.
Tăng cường việc thưởng, phạt để công nhân có trách nhiệm với công việc của mình hơn và có chính sách đãi ngộ thoả đáng để người lao động yên tâm sản xuất, tạo ra năng suất lao động ngày một cao hơn.
Kết luận
Tiền lương và các khoản trích theo lương hiện nay đang là một vấn đề lớn đối với xã hội và cũng như đối với từng đơn vị, người lao động. Việc áp dụng hình thức trả lương và các khoản trích theo lương cho người lao động đang là một vấn đề hết sức quan trọng của các nhà quản lý doanh nghiệp. Để tiền lương và các khoản trích theo lương phát huy hết vai trò của nó, làm động lực phát triển sản xuất kinh doanh, kích thích người lao động làm việc với hiệu quả cao. Mỗi hình thức trả lương và các khoản trích theo lương đều có ưu nhược điểm. Do vậy phải có sự kết hợp giữa các hình thức trả lương và các khoản trích theo lương thích hợp nhất.
Thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động kết hợp hài hoà 3 lợi ích: lợi ích Nhà nước, lợi ích doanh nghiệp, người lao động để phát huy tính sáng tạo.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nhật Quang, em đã tìm hiểu xung quanh vấn đề trả và các khoản trích theo lương cho người lao động. Để phát huy hơn nữa tác dụng của các hình thức trả lương và các khoản trích theo lương, trên cơ sở khoa học về các chế độ trả lương và các khoản trich theo lương.
Em có một số ý kiến đóng góp nhằm ngày càng hoàn thiện công tác trả lương và các khoản trích theo lương. Lần đầu viết chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu xót về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn em rất mong thầy hướng dẫn và các cô chú cùng các anh chị kế toán Công ty góp ý kiến thêm để cho chuyên đề của em được tốt hơn để áp dụng vào thực tế.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 30 tháng 8 năm 2003
Sinh viên:
nguyễn tuyết mai
mục lục
Trang
lời nói đầu 1
Phần I: cơ sở lý luận về tiền lương và các khoản trích
theo lương 3
A. Lý luận chung 3
I. khái niệm, bản chất, vai trò của tiền lương 3
1. Khái niệm về tiền lương 3
2. Bản chất của tiền lương 5
3. Vai trò của tiền lương 5
II. Chức năng của tiền lương và nguyên tắc trả lương 6
1. Chức năng của tiền lương 6
2. Nguyên tắc trả lương 6
III. Phân loại tiền lương 8
IV. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp, quỹ tiền lương
và quỹ BHXH 10
1. Hình thức trả lương theo thời gian 10
a, Trả lương theo thời gian giản đơn 11
b, Trả lương theo thời gian có thưởng 12
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 12
a, Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân 12
b, Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể 13
c, Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp 14
d, Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng 15
e, Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến 16
3. Chế độ lương khoán theo công việc 17
4. Tiền thưởng và các hình thức tiền thưởng 18
a, Tiền thưởng 18
b, Các hình thức thưởng 18
5. Chế độ phụ cấp 20
6. Quỹ tiền lương 20
7. Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ 21
V. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương của
doanh nghiệp 22
1. Quy định của chính phủ về tiền lương trong doanh nghiệp
nhà nước 22
2. Khả năng tài chính của doanh nghiệp 22
3. Độ phức tạp của lao động 23
4. Điều kiện lao động 23
5. Kết quả lao động 23
6. Các nhân tố không liên quan trực tiếp đến hao phí lao động 24
B. Các nghiệp vụ kế toán tiền lương và BHXH 24
1. Trích trước tiền lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất 25
2. Hạch toán tổng hợp tiền lương và BHXH 26
a, Hạch toán tổng hợp tiền lương 26
b, Hạch toán tổng hợp BHXH 32
c, Hạch toán các khoản thu nhập khác 36
Phần II. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhật Quang 39
A. Đặc điểm tình hình chung của Công ty 39
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nhật Quang 39
II. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại
Công ty CKGP 41
1. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh 41
2. Chức năng của các phòng ban 42
III. Đặc điểm công tác tổ chức kế toán tại Công ty 44
1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 44
2. Hệ thống sổ sách chứng từ tại Công ty 46
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 48
4. Tình hình lao động của Công ty 49
B. Nội dung của kế toán tiền lương và BHXH trong
Công ty 50
I. Nguồn hình thành quỹ lương 50
II. Các hình thức trả lương và một số khoản trích theo lương
tại Công ty 51
1. Hình thức trả lương theo thời gian 51
2. Hình thức trả lương khoán sản phẩm 59
3. Hạch toán các khoản trích theo lương 68
Phần III. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác trả
lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 72
1. Nhận xét chung 72
2. Ưu nhược điểm của Công ty TNHH Nhật Quang 72
3. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhật Quang 74
Kết luận 76
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32248.doc