Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty giống cây trồng và con nuôi tỉnh Nam Định

6. Hình thức thanh toán lương cho công nhân viên của Công ty. Việc thanh toán lương của Công ty vận dụng trên cơ sở đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đây là hình thức trả lương rất phong phú, đó là trả lương theo thời gian, lương ngày và lương khoán. Chính sự trả lương này đã góp phần không nhỏ trong việc kích thích, động viên tinh thần nhiệt tình lao động. Căn cứ vào bảng lương toàn Công ty kế toán tiền mặt viết phiếu chi tiền mặt, thủ quỹ xuất tiền. Toàn bộ các nghiệp vụ kế toán phát sinh đều được cập nhật vào sổ cái tiền lương và các khoản khác cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, kế toán ghi sổ:

doc48 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty giống cây trồng và con nuôi tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Phần 3: kết luận 40 Lời nói đầu Theo Marx, lao động là một trong ba yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất. Lao động đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, lao động có năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Khi sức lao động được coi là hàng hoá thì việc xác định đúng giá trị của nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với người lao động, người sử dụng lao động và cho toàn xã hội. Để quá trình sản xuất diễn ra liên tục thì người lao động phải tái sản xuất sức lao động và tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động được dùng để bù đắp sức lao động của họ đã bỏ ra. Do vậy, họ phải có một mức lương xứng đáng đủ để đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Bên cạnh đó việc quản lý tốt tiền lương là yêu cầu cấp thiết tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Qua tiền lương, xã hội không chỉ được đảm bảo phát triển ổn định mà nó còn phản ánh được ý nghĩa tích cực và nhân đạo thông qua việc giải quyết tốt nhu cầu sống và lao động của mỗi cá nhân. Đi liền với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm có BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của xã hội đến từng thành viên. Thông qua việc hạch toán, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương đã được nhà nước ban hành, song nó vẫn được vận dụng linh hoạt tại các doanh nghiệp, phụ thuộc vào những đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và tính chất của mỗi công việc. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương đồng thời với sự tận tình hướng dẫn của cô giáo Phan Thị Thanh Hà và các cô chú Phòng kế toán tài chính của Công ty mà em thực tập, em đã chọn đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương”. Đề tài của em gồm 3 phần: Phần 1: Đánh giá thực trạng công tác kế toán của đơn vị. Phần 2: Nội dung chính của báo cáo. Phần 3: Kết luận. Phần 1 đánh giá thực trạng công tác kế toán của đơn vị 1.1. Đặc điểm chung và tình hình chung của công ty giống cây trồng và con nuôi tỉnh Nam Định. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty giống cây trồng và con nuôi tỉnh Nam Định. - Công ty giống cây trồng và con nuôi tỉnh Nam Định hiện nay có tiền thân là Công ty giống cây trồng Nam Hà. - Công ty giống cây trồng Nam Hà được thành lập năm 1972, đến năm 1976 do có sự hợp nhất giữa hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình nên Công ty giống cây trồng có tên gọi là: Công ty giống cây trồng Hà Nam Ninh. Năm 1992 khi có sự chia tách giữa 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình, đồng thời thực thi theo quyết định 338 của Hội đồng Bộ trưởng thành lập Doanh nghiệp Nhà nước, chuẩn y theo quyết định 558QĐ-UB ngày 23-11-1992, Công ty giống cây trồng Hà Nam Ninh lại trở về với tên gọi trước kia là Công ty giống cây trồng Nam Hà. - Năm 1996, do có sự chia tách tỉnh Nam Hà thành 2 tỉnh khác nhau là Nam Định và Hà Nam, đồng thời Công ty giống cây trồng Nam Hà cũng phải chia tách nên được gọi là Công ty giống cây trồng Nam Định. - Ngày 23-6-1997, theo quyết định số 29/QĐ-UB của UBND tỉnh Nam Định, Công ty giống cây trồng Nam Định được công nhận là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. - Ngày 1-4-1997 Công ty giống cây trồng Nam Định được hợp nhất giữa hai Công ty đó là Công ty giống cây trồng Nam Định và Công ty gia súc, gia cầm Nam Định. Khi có sự hợp nhất trên thì nó được UBND tỉnh quyết định là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Hiện nay có Công ty giống cây trồng và con nuôi Nam Định đang hoạt động theo cơ chế tài chính doanh nghiệp nhà nước, hoạt động công ích và có trụ sở đặt tại 96A Đường Giải Phóng, Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định. 1.1.1.1. Chức năng của công ty. Công ty giống cây trồng và con nuôi Nam Định có chức năng cung ứng, sản xuất giống và con nuôi (siêu nguyên chủng và nguyên chủng). 1.1.1.2. Nhiệm vụ. Do Công ty giống cây trồng và con nuôi Nam Định dựa theo chức năng cung ứng và sản xuất giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng ngoài ra còn kinh doanh theo nhiệm vụ là chính và kinh doanh về kĩ thuật nên lãi chủ yếu của Công ty là lãi trên đồng ruộng, do đó công ty có nhiệm vụ là hoạt động công ích. 1.1.1.3. Vị trí của công ty với ngành. - Công ty giống cây trồng và con nuôi Nam Định có vai trò quan trọng đối với ngành nông nghiệp, do có chức năng sản xuất giống, con nuôi. Hơn nữa Công ty còn cho lai tạo các giống cây và con nuôi có chất lượng cao như giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng và các đời lai F1 để phục vụ cho ngành nông nghiệp phát triển một cách toàn diện hơn. Do công ty luôn cử những cán bộ đi thực tế, đi học về kỹ thuật cấy ghép và lai tạo các loại cây trồng như: giống lúa, hoa màu, cây công nghiệp cho năng suất cao, chất lượng tốt để phục vụ cho người dân làm nông nghiệp. Do sự tìm tòi và nghiên cứu không ngừng của những cán bộ có tâm huyết với công việc của mình tại công ty nên đã tạo được lòng tin cho người dân làm nông nghiệp. Từ đó ta có thể khẳng định Công ty giống cây trồng và con nuôi Nam Định nói riêng và Công ty giống cây trồng nói chung là không thể thiếu trong ngành nông nghiệp. 1.1.1.4. Phương hướng hoạt động của công ty. Qua quá trình nghiên cứu, Công ty giống cây trồng và con nuôi Nam Định đã tìm ra những phương hướng hoạt động khác nhau như phương pháp thu thập tài liệu số liệu, phương pháp hạch toán kế toán, phương pháp phân tích… a. Phương pháp thu thập tài liệu số liệu. Phương pháp này thông qua hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo quyết toán của doanh nghiệp. b. Phương pháp so sánh. Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng rộng rãi trong việc phân tích kinh tế nhằm rút ra xu hướng biến động của một số chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho việc tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh. c. Phương pháp cân đối. Nhằm điều chỉnh mức kinh doanh- kỹ thuật đã được thiết lập sử dụng các tính toán cân đối trong thực tiễn. d. Phương pháp hạch toán kế toán. - Phương pháp chứng từ: là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành bằng giấy theo các mẫu quy định theo thời gian và đặc điểm phát sinh của mỗi nghiệp vụ. Mọi biến động của tài sản, nguồn vốn đều phải lập chứng từ kế toán làm căn cứ pháp lý để ghi vào sổ. - Phương pháp tài khoản: là phương pháp phân loại để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và giám sát một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống đối với từng loại tài khoản kế toán riêng biệt. - Phương pháp ghi sổ kép: là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản kế toán theo đúng nội dung kinh tế của từng nghiệp vụ kế toán. - Phương pháp lập báo cáo tài chính: là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế và tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế tài chính của đơn vị trong thời gian nhất định. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy đơn vị. 1.1.2.1. Do là doanh nghiệp chuyên sản xuất giống cây trồng và con nuôi như đã nêu trên nên Công ty có nhiều đơn vị trực thuộc: - Trại giống lúa Nghĩa Sơn. - Trại giống gia súc gia cầm Lộc Hoà. - Trại giống lợn Hải Sơn. Cùng với những đặc điểm trên và những đặc thù trong công tác tái sản xuất kinh doanh của công ty nên bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty được bố trí sắp xếp như sau: a. Ban lãnh đạo: gồm có giám đốc và hai phó giám đốc. * Giám đốc: là người phụ trách chung theo chế độ thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn,trước toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty về mọi kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, giám đốc tổ chức, thực hiện đầy đủ các chức năng quyền hạn của Công ty do Nhà nước quy định. - Giám đốc trực tiếp phụ trách và giải quyết các công việc sau: + Công tác tổ chức bộ máy và cán bộ. + Công tác tài chính kế toán. + Phân công các phó giám đốc phụ trách hoặc giải quyết từng phần việc của công ty. Điều hành những công việc, yêu cầu sự phối hợp của các phó giám đốc. - Giám đốc trực tiếp giải quyết hoặc báo cáo với cấp tỉnh- ngành về những chủ trương công tác lớn, những đề nghị có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. * Giúp việc cho giám đốc công ty có hai phó giám đốc. - Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách một số phần việc, trạm trại cụ thể hoặc những công việc đột xuất khác, được giám đốc uỷ quyền điều hành, giải quyết công việc của phó giám đốc khác khi người đó vắng mặt. - Phó giám đốc phải chịu trách nhiệm về những phần việc được giám đốc phân công, thường xuyên báo cáo tình hình, kết quả công việc đã giải quyết cho giám đốc. Các phòng ban chuyên môn, các trạm trại trực thuộc công ty có trách nhiệm báo cáo với phó giám đốc phụ trách về những ý kiến giải quyết và các công việc có liên quan giữa các phó giám đốc. b. Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh. - Phòng tổ chức hành chính: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có chức năng đảm nhiệm công tác nhân sự của công ty. - Phòng kế toán tài vụ: là bộ phận kế toán tài chính giúp giám đốc mọi hoạt động về kinh tế- tài chính … của đơn vị, xác định giá thành sản phẩm sản xuất tại công ty. Phối hợp với các phòng ban lập báo cáo tổng hợp kế toán, kế hoạch tài chính là định hướng trong mọi hoạt động tài chính của toàn công ty. Ngoài ra còn giúp giám đốc lập kế hoạch về công tác sản xuất kinh doanh, lưu trữ sổ sách, dữ liệu và toàn bộ các chứng từ gốc liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty. - Phòng kế hoạch kinh doanh: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh, lập phiếu xuất nhập khẩu, lập hoá đơn bán hàng nắm bắt kịp thời những biến động của thị trường để kịp thời báo cáo với lãnh đạo Công ty nhằm điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp. - Phòng kĩ thuật, phòng KCS: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kĩ thuật. Đảm nhiệm việc hướng dẫn kĩ thuật ở các trại giống lúa và trại gia súc gia cầm, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm của Công ty. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc sản xuất Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng tài vụ Phòng kỹ thuật Phòng KCS Trại giống lúa Nghĩa Sơn Trại giống gia súc, gia cầm Lộc Hoà Trại giống lợn Hải Sơn 1.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị, hình thức kế toán được áp dụng. 1.1.3.1. Bộ máy kế toán của đơn vị. - Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ của cán bộ kế toán, bộ máy kế toán của Công ty giống cây trồng và con nuôi Nam Định được tổ chức theo mô hình vừa tập trung vừa phân tích. - Theo hình thức này phòng kế toán tài vụ thực hiện công việc kế toán tại đơn vị ở văn phòng Công ty, các kế toán viên thực hiện chủ yếu là công tác kế toán phần dành riêng cho văn phòng Công ty. Đó là việc tổ chức mua vào bán ra giống cây trồng và con nuôi theo nhiệm vụ kinh doanh ngoài chỉ tiêu công ích của Công ty mà hợp thành báo cáo riêng thành một phần báo cáo của Công ty. - Phòng kế toán tài vụ nhận báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc để kiểm tra xét duyệt tổng hợp cùng với phần báo cáo của văn phòng Công ty thành báo cáo chung cho toàn Công ty. Các đơn vị báo sổ trực thuộc thực hiện công tác hạch toán kế toán đầy đủ từ tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm tới xác định kết quả kinh doanh cuối cùng của từng đơn vị. Công việc này diễn ra thường xuyên và cuối mỗi tháng phải gửi báo cáo quyết toán về phòng kế toán tài vụ Công ty để kiểm tra xét duyệt và tổng hợp. * Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Nhằm đáp ứng yêu cầu gọn nhẹ trong tổ chức đồng thời đạt kết quả trong công việc, hiện tại phòng kế toán tài vụ trong Công ty bố trí một người kiêm nhiệm nhiều phần việc. Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng kế toán tài vụ Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư tài sản Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán trạm, trại (các đơn vị trực thuộc) - Kế toán trưởng: với chức năng giúp việc cho Giám đốc công ty, kế toán trưởng là người chỉ đạo toàn diện công tác thống kê và hạch toán kinh tế ở công ty. Kế toán trưởng có quyền phân công, chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động công việc về tài chính, có quyền yêu cầu các bộ phận trong công ty cung cấp đầy đủ các tài liệu, số liệu liên quan đến các nghiệp vụ kế toán. - Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tập hợp phần hành chính của văn phòng công ty, nhận báo cáo của các đơn vị trực thuộc, thời gian kiểm tra báo cáo tổng hợp, lập báo cáo kế toán của toàn công ty. Ngoài ra còn làm nhiệm vụ kế toán BHXH để tổng hợp thanh toán cho người lao động và quyết toán với BHXH. - Kế toán vật tư tài sản: theo dõi tình hình xuất, nhập khẩu vật tư tài sản mua bán hàng hoá. Theo dõi tình hình hàng tồn kho, tính và khấu hao TSCĐ, tính giá vốn hàng bán ra. - Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, tiền vay và tiền gửi ngân hàng. Quan hệ với người mua, người bán và các khoản công nợ khác, ngoài ra kế toán thanh toán còn phải thanh toán lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên gián tiếp, trực tiếp của văn phòng. - Thủ quỹ: có nhiệm vụ nắm bắt các tình hình thu, chi quỹ của Công ty mình. - Kế toán các đơn vị trực thuộc: thực hiện công tác kế toán đầy đủ như một đơn vị hạch toán độc lập, chịu trách nhiệm trước Công ty về phần việc kế toán hạch toán mình được giao. 1.1.3.2. Hình thức sổ sách kế toán trong Công ty. - Hình thức sổ kế toán là một hệ thống của các loại sổ kế toán có chức năng ghi chép kết cầu nội dung khác nhau, chúng được liên kết với nhau trong một trình tự hạch toán trên cơ sở chứng từ ghi sổ. Theo chế độ kế toán hiện hành có 4 hình thức ghi sổ kế toán, nhưng để phù hợp với điều kiện sản xuất và kinh doanh của Công ty nên công ty đã lựa chọn theo hình thức: chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Bảng cân đối phát sinh Sổ cái Chứng từ ghi sổ Thẻ, sổ chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Sổ quỹ Chứng từ kế toán Ghi thường xuyên trong kỳ báo cáo * Ghi chú: Ghi cuối ngày Đối chiếu kiểm tra 1.1.4. Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới công tác hạch toán của đơn vị. Công ty giống cây trồng và con nuôi hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ nên có những thuận lợi và khó khăn trong công tác hạch toán của Công ty. a. Thuận lợi. Việc hạch toán theo chứng từ ghi sổ phù hợp với trình độ, nghiệp vụ và yêu cầu quản lý kinh tế của đơn vị. Do là một đơn vị hạch toán độc lập và có nhiều các đơn vị phụ thuộc (các trạm trại) dễ lập báo cáo. b. Khó khăn. Vì các đơn vị phụ thuộc ở xa Công ty (ở dưới các huyện) nên việc quản lý các chứng từ gốc được lưu trữ ở các đơn vị cơ sở, khi kiểm tra, phân tích gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, xét duyệt. 1.2. Thực trạng công tác kế toán của đơn vị. 1.2.1. Hệ thống chứng từ được áp dụng. Tổ chức chứng từ tiền lương và BHXH ở các doanh nghiệp được sử dụng chứng từ bắt buộc sau (theo chế độ chứng từ kế toán). - Bảng chấm công (Mẫu số 02- LĐTL) - Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 04- LĐTL) - Bảng nghỉ hưởng BHXH (Mẫu số 05- LĐTL) - Bảng thanh toán BHXH (Mẫu số 03- LĐTL) - Bảng thanh toán tiền lương. Ngoài ra còn sử dụng các chứng từ hướng dẫn: + Phiếu xác định sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Mẫu số 06- LĐTL) + Phiếu báo làm thêm giờ (Mẫu số 07- LĐTL) + Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08- LĐTL) + Biên bản kiểm tra tai nạn lao động (Mẫu số 09- LĐTL) Các chứng từ trên được sử dụng làm căn cứ ghi sổ kế toán trực tiếp hoặc làm cơ sở để ghi sổ tổng hợp. Từ chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ cái TK 334 và sổ cái TK 338. 1.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ và hạch toán của Công ty. Sơ đồ luân chuyển chứng từ Sổ lương Bảng thanh toán lương Bảng chấm công hoặc giấy báo khối lượng công việc hoàn thành Chứng từ- Bảng kê kế toán Chứng từ ghi sổ Sổ cái * Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng các tài khoản sau: TK 334: Phải trả công nhân viên TK 338: Phải trả phải nộp khác Phần 2 Nội dung chính của báo cáo Khi lập các bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng, kế toán tiến hành phân loại tiền lương, tiền thưởng phải trả cho từng nhóm lao động bộ phận như: lao động trực tiếp, lao động phục vụ quản lý ở các bộ phận sản xuất, lao động làm việc ở các phòng ban trong doanh nghiệp. Để tiến hành phân bổ tiền lương, tiền thưởng vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641: Chi phí bán hàng Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 334: Phải trả công nhân viên Với cách phản ánh vào tài khoản như trên thì tiền lương, tiền thưởng phải trả trong kỳ nào được tính vào chi phí của kỳ đó theo nguyên tắc phù hợp giữa sản xuất và kết quả sản xuất. Cách phản ánh này chỉ phù hợp với doanh nghiệp có thể bố trí cho người lao động nghỉ phép tương đối đều đặn giữa các kỳ hạch toán. Còn trong trường hợp những doanh nghiệp sản xuất không có điều kiện bố trí cho người lao động nghỉ phép thì phải dự toán tiền lương nghỉ phép của người lao động trực tiếp để tiến hành trích trước tính vào chi phí của từng kỳ hạch toán để giá thành sản phẩm bị biến đổi đột ngột. Cách tính tiền lương nghỉ phép năm của người lao động trích trước vào chi phí sản xuất. Mức trích tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo kế hoạch = Tiền lương thực tế phải trả công nhân sản xuất trong tháng x Tỷ lệ trích trước Tỷ lệ trích trước: Tỷ lệ trích trước = ồ Tiền lương nghỉ phép kế hoạch năm của CNSX x 100 ồ Tiền lương chính kế hoạch Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của người lao động trực tiếp khi người lao động trực tiếp nghỉ phép, phản ánh tiền lương nghỉ thực tế phải trả cho người lao động trực tiếp phản ánh các khoản phụ cấp, tiền thưởng có nguồn bù đắp riêng như trợ cấp khó khăn từ quỹ phúc lợi, trợ cấp ốm đau từ quỹ BHXH, tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng. * Sơ đồ. TK 333 TK 334 TK 622 TK 627, 641, 642 TK 335 TK 338 TK 431 TK 111, 112 TK 141, 131, 138 (6) (7) (8) (4) (3) (2) (1) (5) (1): Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. (2): Tiền lương phải trả cho các cán bộ gián tiếp. (3): Tiền lương nghỉ phép phải trả công nhân sản xuất. (4): Bảo hiểm xã hội phải trả công nhân viên. (5): Tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên. (6): Phải nộp thuế. (7): Các khoản khấu trừ vào lương. (8): Thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên. * Sơ đồ hạch toán: BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn. TK 622, 627, 641 TK 338 (3382, 3383, 3384) TK 334 (3) (2) (1) (5) (4) TK 334 TK 111, 112, 311 TK 111, 112 (1): Trích kinh phí công đoàn, BHYT, BHXH vào giá thành sản phẩm. (2): BHYT, BHXH trừ vào lương tháng của công nhân viên. (3): Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù. (4): BHXH trả thay lương. (5): Nộp BHYT, BHXH, kinh phí công đoàn tại Công ty. 2.1. Sau đây là bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001-2002 như sau: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2001-2002 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối Tổng doanh thu 15.590,064 19.785,289 4.195,224 126,9 Thuế doanh thu phải nộp 41,323 60,81 19,487 164,36 1. Doanh thu thuần 15.048,733 19.335,816 4.287,083 128,48 2. Giá vốn hàng bán 12.910,091 16.871,637 3.961,546 130,68 3. Lợi nhuận gộp 2.138,642 2.464,178 325,536 115,2 4. Chi phí bán hàng 1.020,556 2.326,59 1.306,033 228,08 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.106,84 641,403 -465,437 57,9 6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 11,244 43,815 32,57 389,67 - Thu nhập HĐTC 24,246 32,838 8,591 135,44 - Chi phí HĐTC 22,907 4,923 -17,983 21,49 7. Lợi nhuận thuần từ HĐTC 1,339 27,915 26,575 2.084,7 8. Lợi nhuận bất thường 116,52 665,958 549,405 571,37 9. Tổng lợi nhuận trước thuế 129,136 190,058 60,921 147,18 Qua số liệu trên đã cho thấy các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của năm 2002 đều tăng so với năm 2001. Do vậy, ta phân tích các chỉ tiêu sau: Năm 2001 Năm 2002 Giá vốn/Doanh thu 82,8% 85,2% Lợi nhuận thuần/Doanh thu 0,07% 0,22% Qua phân tích ta thấy tỷ lệ giá vốn năm 2002 tăng 2,4% so với năm 2001. Phần giá tăng do tăng chi phí bán hàng. Nhưng năm 2002 Công ty lại giảm đáng kể về chi phí quản lý so với năm 2001, chính điều này đã làm cho tỷ lệ lợi nhuận thuần so với doanh thu tăng 0,15%. Tỷ lệ tăng này của Công ty không phải là cao nên Công ty cần có biện pháp kịp thời sắp xếp hợp lý tiết kiệm mọi chi phí để giảm giá thành nhằm tăng được lợi nhuận tối ưu cho Công ty. Tình hình thu nhập của người lao động. Đơn vị: 1000đ TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Ghi chú 1 Tổng doanh thu Tr.đ 14.750 15.590 19.785 2 Tổng quỹ lương Tr.đ 963 1.002 1.412 3 Thu nhập khác Tr.đ 158 178 282 4 Số lượng lao động Người 203 206 253 5 Thu nhập bình quân Ngàn đồng 406 477 588 Tháng Qua nghiên cứu trên ta thấy tổng doanh thu tăng đều qua các năm, số lượng người lao động tăng chứng tỏ Công ty gia tăng quy mô sản xuất kinh doanh làm cho lương bình quân của người lao động năm 2000 là 460.000đ đến năm 2002 đã đạt được 558.000đ. Sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty ổn định và phát triển, do vậy thu nhập của người lao động năm sau cao hơn năm trước. Là doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động công ích hầu hết lao động ở các đơn vị trực thuộc phân bổ ở các huyện trong tỉnh nên mức thu nhập bình quân trên đủ để tái sản xuất sức lao động, làm cho người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp. 2.2. Các chỉ tiêu được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở những số liệu về lao động và tiền lương của Công ty, trong thời gian nghiên cứu Công ty đã tiến hành phân tích các chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu chất lượng: phân tích đánh giá chất lượng của từng loại giống cây trồng và con nuôi thông qua số lượng sản phẩm nhập kho của người lao động. - Chỉ tiêu năng suất lao động: phân tích năng suất lao động của từng công nhân theo số lượng sản phẩm của từng người đã nhập kho ở các trạm, trại. Từ đó đánh giá năng suất lao động của các trạm, trại trực thuộc Công ty. - Chỉ tiêu thống kê thời gian lao động: thống kê, phân tích thời gian lao động của từng bộ phận, từ đó rút ra hiệu quả sử dụng lao động của Công ty. - Chỉ tiêu thu nhập (mức lương của người lao động): phân tích mức lương của người lao động qua các năm 2000, 2001, 2002. 2.2.1. Công tác nhân sự ở Công ty giống cây trồng và con nuôi Nam Định. - Công tác nhân sự có vai trò rất quan trọng tong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng to lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc bố trí đội ngũ cán bộ gián tiếp, phục vụ ở các phòng ban, các đơn vị trực thuộc một cách hợp lý, đảm bảo gọn nhẹ trong bộ máy quản lý. Đối với số lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh, tổ chức, sắp xếp, phân bổ theo ngành, nghề đảm bảo hợp lý, đầy đủ, đúng người, đúng việc nhằm phát huy một cách tối đa sự năng động sáng tạo của người lao động trong sản xuất mang lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp. - Do có nhận thức đầy đủ trong vai trò công tác nhân sự, Công ty giống cây trồng và con nuôi Nam Định đã bố trí hợp lý, phân công cụ thể, các công việc cho từng phòng ban, trạm trại và cho từng lao động trực tiếp tham gia sản xuất ở các trạm trại giống và con nuôi. Cơ cấu lao động theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh. TT Chi tiết Năm 2001 Năm 2002 Số người Cơ cấu Số người Cơ cấu 1 Tổng lao động - Lao động hợp đồng xác định thời hạn - Lao động hợp đồng không xác định thời hạn 173 165 8 100 227 206 21 100 2 Lao động gián tiếp phục vụ 36 20,8 36 15,8 3 Lao động trực tiếp sản xuất 137 79,1 191 84,1 Qua số liệu trên ta thấy số lượng lao động gián tiếp phục vụ năm 2002 so với năm 2001 vẫn giữ nguyên. Điều đáng chú ý là số lao động trực tiếp sản xuất năm 2002 tăng nhanh so với năm 2001 là 54 lao động tương đương với 5%. Điều này chứng tỏ Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, do đó Công ty tập trung tăng cường lao động trực tiếp sản xuất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Bên cạnh sự đổi mới về tổ chức lao động, Công ty còn chú trọng đến chất lượng lao động, Công ty đã tổ chức thi tuyển tay nghề, mở hội đồng thi nâng bậc thợ, những công nhân có đầy đủ các tiêu chuẩn, từ đó nhằm phát huy tính sáng tạo khuyến khích người công nhân nâng cao năng suất lao động, hoàn thành vượt mức mọi công việc mà Công ty đã giao, cụ thể được thể hiện trong bảng sau: Trình độ tay nghề công nhân trực tiếp sản xuất. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Số người Cơ cấu Số người Cơ cấu * Tổng số công nhân trực tiếp sản xuất 137 100 191 100 - Công nhân trồng trọt, chăn nuôi bậc 6 27 19,7 39 20,42 - Công nhân trồng trọt, chăn nuôi bậc 5 22 16 34 17,8 - Công nhân trồng trọt, chăn nuôi bậc 4 23 16,8 28 14,7 - Công nhân trồng trọt, chăn nuôi bậc 3 26 19 44 23 - Công nhân trồng trọt, chăn nuôi bậc 2 3 2,2 3 1,5 - Công nhân trồng trọt, chăn nuôi bậc 1 8 5,8 8 4,1 - Công nhân khác 28 20,4 35 18,3 Cơ cấu chuyên môn trong bộ máy quản lý của Công ty. TT Các bộ phận Tổng số người Cơ cấu Phân theo các loại nhân viên Kỹ thuật Kinh tế Hành chính Khác Tổng số 36 100 8 10 1 17 1 Phòng TCHC 8 22,5 1 2 1 4 2 Phòng KT- tài vụ 5 13,8 5 1 3 Phòng KHKD 16 44,45 4 12 4 Phòng kỹ thuật 5 13,88 5 5 Phòng KCS 2 5,56 2 - Phân tích số liệu ở trên ta thấy được đội ngũ cán bộ kinh tế và kỹ thuật gồm 18 người, chiếm 7,93% tổng số lao động trong toàn Công ty, trong đó có 14 người (chiếm 77,*%) có trình độ đại học, 4 người (chiếm 12,2%) có trình độ trung cấp. Đây là lợi thế lớn nhất của Công ty trong cơ chế thị trường hiện nay. Qua đó ta có thể thấy rõ được ảnh hưởng to lớn trong công tác nhân sự đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty giống cây trồng và con nuôi Nam Định đã có những biện pháp thích hợp, bố trí, sắp xếp phân bổ lao động hợp lý trong toàn Công ty nhằm tạo đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty. 2.2.2. Hạch toán lao động. a. Hạch toán số lượng lao động. - Trong mọi chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách rời lao động, lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội, là yếu tố cơ bản có tác dụng quyết định trong quá trình sản xuất. Số lượng lao động thời gian và năng suất lao động của công nhân viên chức, có quan hệ mật thiết với thực hiện kế hoạch và kết quả sản xuất kinh doanh. - Chỉ tiêu số lượng lao động được phản ánh trên sổ sách lao động của Công ty do phòng lao động tiền lương lập căn cứ vào sổ hiện có của Công ty, bao gồm cả số lao động hợp đồng không xác định thời hạn và sổ lao động hợp đồng xác định thời hạn, cả số lượng lao động gián tiếp, trực tiếp và lao động thuộc các lĩnh vực khác. Ngoài ra danh sách lao động không chỉ tập trung cho toàn Công ty nhằm thường xuyên nắm chắc được số lượng lao động hiện có của từng bộ phận, cơ sở để ghi sổ danh sách lao động là: hợp đồng lao động, nâng bậc, thôi việc. Các chứng từ này, đại bộ phận là do Phòng tổ chức hành chính và lao động tiền lương lập mỗi khi tuyển dụng, nâng bậc, cho thôi việc … - Mọi biến động đều được ghi chép kịp thời vào sổ sách lao động, để trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương phải trả và các chế độ khác cho người lao động một cách kịp thời. b. Hạch toán sử dụng thời gian lao động. - Hạch toán sử dụng thời gian lao động phải đảm bảo ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác số ngày công, giờ công làm việc thực tế của từng lao động, từng bộ phận sản xuất, từng phòng ban trong Công ty. - Việc hạch toán này có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động, làm căn cứ tính lương, tính thưởng cho người lao động. - Chứng từ ban đầu và cũng là quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động chính là bảng chấm công (Mẫu 02- LĐTL). Mọi thời gian thực tế làm việc, nghỉ việc, vắng mặt của người lao động đều phải ghi chép hàng ngày vào bảng chấm công. Bảng chấm công đều phải lập riêng cho từng bộ phận, phòng, ban … và dùng trong một tháng. Danh sách người lao động ghi trong sổ danh sách lao động của từng bộ phân. Trưởng phòng, ban là người trực tiếp ghi bảng chấm công, căn cứ vào số lượng có mặt, vắng mặt đầu ngày làm việc của đơn vị mình. Bảng chấm công được để tại một địa điểm công khai để người lao động giám sát thời gian lao động của mỗi người. Bảng chấm công là căn cứ để tính lương, thưởng và tổng hợp thời gian lao động trong Công ty ở mỗi bộ phận. - Đối với các trường hợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản đều phải có các chứng từ nghỉ việc do các cơ quan có thẩm quyền cấp như y tế, hội đồng y khoa … để được ghi vào bảng chấm công theo những ký hiệu quy định. Các chứng từ để được thanh toán ốm đau, tai nạn, thai sản được sử dụng theo quy định. c. Hạch toán kết quả lao động. - Đi đôi với việc hạch toán số lượng lao động và thời gian lao động, việc hạch toán kết quả lao động là một nội dung quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý và hạch toán lao động ở các doanh nghiệp sản xuất. - Hạch toán kết quả lao động phải đảm bảo phản ánh chính xác số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng người, từng bộ phận làm căn cứ tính lương, tính thưởng và kiểm tra sự chính xác của tiền lương phải trả với kết quả lao động thực tế. Tính toán xác định năng suất lao động, kiểm tra tình hình thực hiện định mức kinh doanh của từng người, từng bộ phận và toàn Công ty. - Dựa vào đặc điểm ngành sản xuất, tính chất của từng loại công việc Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân viên. áp dụng hình thức trả lương theo khoán sản phẩm, khoán khối lượng công việc hoàn thành tuỳ theo đặc điểm của từng đơn vị trực thuộc. Với sản xuất nông nghiệp thì sản xuất thóc giống, lương của người lao động tính trong kế hoạch tài chính của từng vụ sản xuất. Mỗi tháng căn cứ vào diện tích nhận khoán để xác định và chi trả tiền lương cho người lao động đã thực hiện đầy đủ các khâu công việc và thời gian lao động cuối mỗi vụ. Căn cứ vào số lượng giao khoán kế hoạch và số lượng nhập kho để mỗi đơn vị thanh toán lương cho từng lao động (có xem xét các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới số lượng không đạt theo kế hoạch giao khoán). Với sản xuất chăn nuôi, hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công và phiếu báo trọng lương gia súc gia cầm tăng. Định mức lương của từng loại sản phẩm để thanh toán lương cho người lao động. Với mua bán giống cây trồng và con nuôi, hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công định mức tiền lương cho từng khối lượng sản phẩm hàng hoá mua vào, bán ra để thanh toán lương cho từng lao động. d. Tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất ở các đơn vị trực thuộc. - Đơn vị sản xuất giống lúa: là doanh nghiệp nông nghiệp nên các trạm, trại sản xuất giống lúa của Công ty mang tính thời vụ (thường là 6 tháng 1 vụ) nên đầu vụ Công ty ứng trước tiền cho người lao động. Cuối mỗi vụ căn cứ vào số lượng thóc giống từng loại của từng lao động, cán bộ điều hành trạm trại sản xuất giống lúa, tổng hợp số liệu và tính lương cho từng người theo số lượng sản phẩm quy đổi. Bảng tính lương được cán bộ điều hành chuyển đến cho Phòng kế toán- tài vụ của Công ty. Phòng kế toán xem xét và kiểm tra thanh tra cuối vụ cho người lao động. * Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán lập chứng từ ghi sổ như sau: Nợ TK 334: 208.847.100 Có TK 141: 183.600.000 Có TK 3382: 400.000 Có TK 3383: 2.331.200 Có TK 3384: 446.240 Có TK 3388: 1.020.000 Có TK 1111: 21.069.660 - Tính lương cho ông Lê Văn Tâm, công nhân trại giống lúa Nghĩa Sơn. Hiện tại Công ty vẫn áp dụng theo chế độ tiền lương trước đây với mức lương tối thiểu là 210.000đ. Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu x Hệ số = 210.000 x 1,92 = 403.200đ - Tính số lượng sản phẩm quy đổi = Số sản phẩm x hệ số Thóc giống nguyên chủng: 1.320 x 1,6 = 2.112kg Thóc giống xác nhận: 550 x 1,4 = 770kg Thóc giống tiến bộ kỹ thuật: 200 x 1,2 = 240kg - Tính tổng sản phẩm quy đổi: 2.112 + 240 + 770 = 3.122kg - Trích BHXH 5% theo lương cơ bản: 403.200đ x 5% = 20.160đ - Trích BHYT 1% theo lương cơ bản: 403.200 x 1% = 4.032đ - Tổng cộng các khoản khấu trừ: 1.800.000 + 20.160 + 4.032 + 10.000 = 1.834.192đ - Số tiền lương mà ông Tâm còn lĩnh là: 2.575.650 – 1.834.192 = 741.458đ * Đơn vị chăn nuôi: Khác với đơn vị sản xuất giống lúa trả lương theo thời vụ của sản xuất, tiền lương của đơn vị chăn nuôi được tính cho từng tháng. Hàng tháng, cán bộ điều hành của trại căn cứ phiếu báo tăng trọng, căn cứ số lượng gia súc, gia cầm được bán ra trong tháng để tổng hợp số liệu, lập bảng thanh toán lương cho từng lao động. Bảng lương được chuyển lên phòng kế toán tài vụ xem xét, kiểm tra và thanh toán lương cho từng lao động. Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán của trại lập chứng từ ghi sổ: Nợ TK 334: 10.403.200 Có TK 3383: 321.760 Có TK 3384: 64.352 Có TK 3388: 160.000 Có TK 1111: 9.857.088 - Tính lương cho bà Nguyễn Thị Nga, công nhân trại giống gia súc gia cầm Lộc Hoà. Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu x Hệ số = 210.000 x 2,5 = 525.000đ - Trích BHXH 5% theo lương cơ bản: 525.000 x 5% = 26.250đ - Trích BHYT 1% theo lương cơ bản: 525.000 x 1% = 5.250đ - Tổng cộng các khoản khấu trừ: 26.250 + 5.250 + 10.000 = 41.500đ - Số tiền lương còn lĩnh là: 715.000 – 41.500 = 673.500đ * Đối với cán bộ điều hành phục vụ ở các trạm, trại giống lúa và con nuôi. Do đặc thù của công tác sản xuất kinh doanh và hình thức trả lương của Công ty, tiền lương của cán bộ điều hành được tính như sau: Lương cán bộ điều hành = Lương cơ bản x hệ số x Số ngày công thực tế làm việc trong tháng 26 Tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của trạm, trại trong tháng mà lương cán bộ điều hành cao hay thấp. - Hệ số tính lương cho cán bộ điều hành cũng khác nhau, tuỳ theo mức độ trách nhiệm và công việc được giao phó cho từng người. Hệ số lương này do Hội đồng của Công ty xét duyệt và được áp dụng cho từng công việc cụ thể. Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán lập chứng từ ghi sổ: Nợ TK 334: 6.503.240 Có TK 3383: 251.475 Có TK 3384: 50.295 Có TK 1111: 6.201.470 - Tính lương cho ông Dương Viết Vinh, chức vụ trại trưởng trại giống lúa Nghĩa Sơn. Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu x Hệ số = 210.000 x 3,98 = 835.800đ Lương phải trả = 835.800 x 1,5 x 26 = 1.253.700đ 26 - Tổng tiền lương tháng = 1.253.700 + 63.000 = 1.316.700đ - Trích BHXH 5% theo lương cơ bản: 835.800 x 5% = 41.790đ - Trích BHYT 1% theo lương cơ bản: 835.800 x 1% = 8.358đ - Số tiền lương còn lĩnh là: 1.316.700đ - (41.790 + 8.358) = 1.266.552đ * Với bộ phận mua bán hàng hoá: Bộ phận này có vai trò trong hoạt động kinh doanh, có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Công ty. Khối lượng hàng hoá mua vào và bán ra nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếp thị, năng lực kinh doanh, sự am hiểu thị trường của từng cá nhân trong bộ phận. Nhằm đẩy nhanh doanh thu, Công ty đã áp dụng chính sách giá cả cho cán bộ bộ phận mua và bán hàng. Căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán lập chứng từ ghi sổ: Nợ TK 334: 13.624.164 Có TK 3383: 233.230 Có TK 3384: 133.810 Có TK 1111: 13.257.124 -Tính lương cho ông Hà Văn Giang, cán bộ bán hàng Công ty. - Tiền lương theo số lượng lúa lai: 2.100 x 126 = 264.600đ - Tiền lương theo số lượng lúa thuần: 7.400 x 70 = 518.000đ - Tiền lương theo số lợn giống: 5 x 30.000 = 150.000đ - Tiền lương theo số lượng gia cầm: 1.100 x 300 = 330.000đ - Tổng tiền lương theo số lượng hàng hoá mua bán được: 264.600 + 518.000 + 150.000 + 330.000 = 1.262.000đ - Trích BHXH 5% theo lương cơ bản: 625.000 x 5% = 31.250đ - Trích BHYT 1% theo lương cơ bản: 625.000 x 1% = 6.250đ - Số tiền lương còn lĩnh = ồ tiền lương bán được – (BHXH + BHYT) = 1.262.000 – (31.250 + 6.250) = 1.224.500đ * Đối với cán bộ thuộc bộ máy quản lý của Công ty. Kế hoạch kinh doanh ngoài công ích hàng năm do Công ty xây dựng để tận dụng mọi khả năng về năng lực tiền vốn và lợi thế kinh doanh của Công ty, được UBND tỉnh đồng ý nhằm trang trải toàn bộ chi phí của bộ máy quản lý toàn Công ty trong điều kiện nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp (chi phí quản lý văn phòng công ty không được phân bổ cho các đơn vị trực thuộc). Đơn giá tiền lương: căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, đơn vị xây dựng đơn giá tiền lương hàng năm cho các chỉ tiêu kinh doanh ngoài công ích. Cụ thể năm 2002 đơn giá tiền lương được Sở lao động thương binh xã hội duyệt là 70,2đồng/nghìn đồng doanh thu. Hàng năm đơn vị tổ chức bình xét, xếp hệ số lương, chức vụ cho từng bộ phận quản lý trên cơ sở khoa học sản xuất và đơn giá tiền lương được duyệt. Cụ thể trả lương cho cán bộ quản lý công ty được biểu hiện qua “Bảng thanh toán lương cho bộ máy quản lý”. Căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán lập chứng từ ghi sổ: Nợ TK 334: 43.855.315 Có TK 3383: 790.500 Có TK 3384: 199.500 Có TK 1111: 42.865.315 - Tính lương cho ông Vũ Mạnh Toàn, chức vụ giám đốc công ty. - Lương cơ bản = 210.000 4,98 = 1.045.800đ - Số ngày công: 26 ngày - Lương theo chức vụ: 1.045.800đ x 1,9 = 1.987.020đ - Lương trách nhiệm: 210.000 x 0,3 = 63.000đ - Trích BHXH 5% theo lương cơ bản: 1.045.800 x 5% = 52.290đ - Trích BHYT 1% theo lương cơ bản: 1.045.800 x 1% = 10.458đ - Tổng lương: 1.987 020 + 63.000 = 2.050.020đ - Số tiền lương còn lĩnh = 2.050.020 – (52.290 + 10.458) = 1.987.272đ Với cách tính lương như trên ta tính lương cho từng nhân viên của các phòng ban. Căn cứ vào bảng thanh toán lương của các phòng ban, kế toán lập bảng thanh toán lương cho cán bộ của bộ máy quản lý công ty. Kế toán thanh toán tập hơp bảng thanh toán lương của tất cả các phòng ban, đơn vị trực thuộc công ty thành 1 bảng lương thanh toán lương cho toàn Công ty và nó được thể hiện ở “Bảng thanh toán lương cho toàn Công ty”. * Căn cứ vào bảng thanh toán lương toàn Công ty, kế toán ghi sổ: Nợ TK 622: 219.250.300 Nợ TK 6271: 6.503.240 Nợ TK 6411: 13.381.000 Nợ TK 6421: 43.855.315 Có TK 334: 282.629.863 Chứng từ ghi sổ Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Phân bổ lương tháng 12 vào giá thành sản phẩm 622 6271 6411 6421 334 219.250.300 6.503.240 13.381.000 43.855.315 282.629.863 Cộng 282.629.863 282.629.863 Kế toán trưởng (Ký họ và tên) Ngày 03 tháng 12 năm 2002 Người lập chứng từ (Ký họ và tên) Tên cơ sở y tế: Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Nam Định Ban hành theo mẫu tại công văn Số 64 TC/CĐKT ngày 22/6/2000 của BTC Quyển số: 01 Số: 378 Giấy chứng nhận nghỉ ốm Hưởng BHXH Họ và tên : Trần Văn Dương- 40 tuổi Đơn vị công tác : Công ty giống cây trồng và con nuôi Nam Định Lý do nghỉ việc : Nghỉ ốm điều dưỡng Số ngày nghỉ : 4 ngày Từ ngày 03 tháng 12 năm 2002 đến hết ngày 07 tháng 12 năm 2002. Xác nhận của phụ trách đơn vị Số ngày thực nghỉ: 04 ngày (Ký họ và tên) Ngày 27 tháng 12 năm 2002 Y bác sĩ khám chữa bệnh (Ký và đóng dấu) Phần BHXH Số sổ: BHXH 576 1. Số ngày thực nghỉ được hưởng BHXH: 04 ngày 2. Luỹ kế từ ngày cùng chế độ: 3. Lương tháng đóng BHXH: 688.800 đồng 4. Lương bình quân ngày: 5. Tỷ lệ % hưởng BHXH: 75% lương 6. Số tiền hưởng BHXH: 79.500 đồng Cán bộ cơ quan BHXH (Ký họ và tên) Ngày 31 tháng 12 năm 2002 Phụ trách BHXH của đơn vị (Ký họ và tên) 2.2.3. Kế toán các khoản trích theo lương. Điều 149 bộ luật lao động quy định: - Người sử dụng lao động đóng 15% trên tổng số tiền lương tháng theo cấp bậc của những người tham gia BHXH và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Người sử dụng lao động đóng 2% BHYT trên tổng số tiền lương cấp toàn thể cán bộ công nhân và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Người sử dụng đóng 2% kinh phí công đoàn trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động. * Căn cứ vào tiền lương cấp bậc cho người tham gia BHXH kế toán trích 15% BHXH vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 622: 32.833.545 Nợ TK 6271: 975.486 Nợ TK 6411: 699.690 Nợ TK 6421: 6.578.298 Nợ TK 334: 14.131.493 Có TK 3383: 56.252.972 * Căn cứ vào tiền lương cấp bậc cho người tham gia BHYT kế toán trích 2% BHYT vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 622: 4.377.806 Nợ TK 6271: 130.064 Nợ TK 6411: 267.620 Nợ TK 6421: 877.106 Nợ TK 334: 2.826.298 Có TK 3383: 8.478.894 * Căn cứ vào tiền lương thực tế trả trong tháng kế toán trích 2% kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 622: 4.377.806 Nợ TK 6271: 130.064 Nợ TK 6411: 267.620 Nợ TK 6421: 877.106 Có TK 3382: 5.625.590 Chứng từ ghi sổ Niên bộ 2002 Số 58 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Phân bổ 15% BHXH vào giá thành sản phẩm 622 6271 6411 6421 334 3383 32.833.545 975.486 2.007.150 6.578.298 14.131.493 56.252.972 Cộng 56.252.972 56.252.972 Kế toán trưởng duyệt (Ký họ và tên) Ngày 28 tháng 12 năm 2002 Người lập chứng từ (Ký họ và tên) Chứng từ ghi sổ Niên bộ 2002 Số 58 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Phân bổ 2% BHYT vào giá thành sản phẩm 622 6271 6411 6421 334 3384 4.377.806 130.064 267.620 877.106 2.826.298 8.478.894 Cộng 8.478.894 8.478.894 Kế toán trưởng duyệt (Ký họ và tên) Ngày 28 tháng 12 năm 2002 Người lập chứng từ (Ký họ và tên) Chứng từ ghi sổ Niên bộ 2002 Số 58 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Phân bổ 2% kinh phí công đoàn vào giá thành sản phẩm 622 6271 6411 6421 3382 4.377.806 130.064 267.620 877.106 2.826.298 8.478.894 Cộng 8.478.894 8.478.894 Kế toán trưởng duyệt (Ký họ và tên) Ngày 28 tháng 12 năm 2002 Người lập chứng từ (Ký họ và tên) 2.2.4. Tiền thưởng. - Ngoài tiền lương mà người lao động nhận được, người lao động còn nhận được một khoản tiền đó là tiền thưởng. Đây là nguồn thu nhập tăng lên của người lao động. Tiền thưởng không chỉ có tác dụng bổ sung cho tiền lương, tăng thêm phần thu nhập cho người lao động mà nó còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn. Hình thức thưởng hợp lý khuyến khích người lao động làm việc nhiệt tình, sáng tạo trong sản xuất. - Để công bằng trong việc trả thưởng cho cán bộ công nhân viên, Công ty đã áp dụng hình thức thưởng theo tháng. Tính thưởng cho công nhân viên được căn cứ vào chất lượng công việc hoàn thành của từng người. Hàng tháng, các trạm, trại, các phòng ban trong Công ty tổ chức bình bầu, phân loại theo A-B-C sau đó chuyển tới hội đồng xét duyệt của Công ty. Tiêu chuẩn bình bầu loại A-B-C dựa trên những quy định cụ thể của Công ty làm căn cứ để bình xét. - Cuối mỗi quý, kế toán dựa trên danh sách bình xét A-B-C của từng trạm, trại, phòng ban đã được Công ty xét duyệt, tính số tiền thưởng cho từng người. Ví dụ: Quý IV năm 2002 Công ty giống cây trồng và con nuôi Nam Định có 220 công nhân được xét thưởng, tương đương với 220 x 3 = 660 tháng, trong đó có 450 tháng loại A, 150 tháng loại B và 60 tháng loại C. Công ty trích quỹ khen thưởng: 80.000.000đ Lấy tháng loại B hệ số 1; loại A hệ số 1,2; loại C là 0,8. Quy đổi số tháng thưởng loại A và C sang loại B. (450 x 1,2) + (60 x 0,8) = 588 tháng Tổng số tháng thương qui đổi thành loại B: 150 + 588 = 738 tháng Số tiền thưởng một tháng loại B: 80.000.000 : 738 = 108.401đ Như vậy số tiền thưởng 1 tháng loại A: 108.401 x 1,2 = 130.081đ Số tiền thưởng loại C: 108.401 x 0,8 = 86.720đ Căn cứ vào danh sách bình xét kế toán tính tiền cho các phòng ban, trạm, trại trong Công ty. Danh sách bình xét A-B-C quý IV năm 2002 Cán bộ quản lý điều hành trại giống Nghĩa Sơn TT Họ và tên Phân loại Thành tiền A B C 1 Dương Viết Vinh 3 390.243 2 Bùi Thị Hạnh 3 390.243 3 Nguyền Văn Huỳnh 2 1 368.563 4 Vũ Hải Triều 3 390.243 5 Lã Văn Lâm 3 390.243 6 Mai Hùng Thái 2 1 368.563 7 Đỗ Văn Khâm 2 1 368.563 8 Nguyễn Văn Chới 3 390.243 Tổng cộng 21 3 3.056.904 Từ các danh sách thưởng của các phòng ban, trạm, trại kế toán lâp bảng thanh toán tiền thưởng cho toàn Công ty và ghi sổ: Nợ TK 431: 80.000.000 Có TK 334: 80.000.000 Chứng từ ghi sổ Niên bộ 2002 Số 60 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích quỹ khen thưởng cho cán bộ công nhân viên 431 334 80.000.000 80.000.000 Cộng 80.000.000 80.000.000 Kế toán trưởng duyệt (Ký họ và tên) Ngày 29 tháng 12 năm 2002 Người lập chứng từ (Ký họ và tên) 2.2.5. Bảng tổng hợp thanh toán BHXH. - Căn cứ vào chi phí BHXH của từng người để tíh BHXH cho mỗi người. Sau đó kế toán BHXH tổng hợp lại, lập thành bảng tổng hợp thanh toán BHXH cho toàn Công ty làm căn cứ chi trả. Căn cứ vào danh sách số người lao động hưởng trợ cấp BHXH kế toán ghi sổ. Chứng từ ghi sổ Niên bộ 2002 Số 65 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có BHXH trả thay lương 3383 334 80.000.000 80.000.000 Cộng 80.000.000 80.000.000 Kế toán trưởng duyệt (Ký họ và tên) Ngày 29 tháng 12 năm 2002 Người lập chứng từ (Ký họ và tên) Chứng từ ghi sổ Niên bộ 2002 Số 60 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích quỹ khen thưởng cho cán bộ công nhân viên 431 334 80.000.000 80.000.000 Cộng 80.000.000 80.000.000 Kế toán trưởng duyệt (Ký họ và tên) Ngày 29 tháng 12 năm 2002 Người lập chứng từ (Ký họ và tên) 2.2.5. Bảng tổng hợp thanh toán BHXH. - Căn cứ vào chi phí BHXH của từng người để tính BHXH cho mỗi người. Sau đó kế toán BHXH tổng hợp lại, lập thành bảng tổng hợp thanh toán BHXH cho toàn Công ty làm căn cứ chi trả. Căn cứ vào danh sách số người lao động hưởng trợ cấp BHXh kế toán ghi sổ. Chứng từ ghi sổ Niên bộ 2002 Số 65 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có BHXH trả thay lương 3383 334 873.310 873.310 Cộng 873.310 873.310 Kế toán trưởng duyệt (Ký họ và tên) Ngày 29 tháng 12 năm 2002 Người lập chứng từ (Ký họ và tên) Chứng từ ghi sổ Niên bộ 2002 Số 68 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có BHXH, BHYT khấu trừ vào lương 334 338 4.926.198 4.926.198 Cộng 4.926.198 4.926.198 Kế toán trưởng duyệt (Ký họ và tên) Ngày 29 tháng 12 năm 2002 Người lập chứng từ (Ký họ và tên) 2.2.6. Hình thức thanh toán lương cho công nhân viên của Công ty. Việc thanh toán lương của Công ty vận dụng trên cơ sở đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đây là hình thức trả lương rất phong phú, đó là trả lương theo thời gian, lương ngày và lương khoán. Chính sự trả lương này đã góp phần không nhỏ trong việc kích thích, động viên tinh thần nhiệt tình lao động. Căn cứ vào bảng lương toàn Công ty kế toán tiền mặt viết phiếu chi tiền mặt, thủ quỹ xuất tiền. Toàn bộ các nghiệp vụ kế toán phát sinh đều được cập nhật vào sổ cái tiền lương và các khoản khác cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, kế toán ghi sổ: Nợ TK 334: 363.503.173 Có TK 111: 363.503.173 Chứng từ ghi sổ Niên bộ 2002 Số 69 Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Trả lương, thưởng BHXH, trả thay lương cho CBCNV 334 111 363.503.173 363.503.173 Cộng 363.503.173 363.503.173 Kế toán trưởng duyệt (Ký họ và tên) Ngày 29 tháng 12 năm 2002 Người lập chứng từ (Ký họ và tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34536.doc
Tài liệu liên quan