Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng sông đà 11

Bất kỳ hình thức sản xuất nào cũng phải có yếu tố lao động và bất kỳ sản phẩm nào hoàn thành cũng cấu thành trong nó giá trị sức lao động. Tiền lương và các khoản trích theo lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Quản lý chặt chẽ tiền lương và các khoản trích theo lương cũng là một đòi hỏi đặt ra nhằm đem lại hiệu quản sản xuất cao. Trong quá trình thực tập tại Công ty với thời gian thực tập tương đối ngắn, kinh nghiệm thực tế cũng như trình độ bản thân còn có hạn nên em chưa thật sự có một cách nhìn thật tổng quát cũng như chưa thể nắm bắt hết các vấn đề trong tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty. Qua đề tài, em muốn đề cập đến một số phương hướng cần hoàn thiện “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” với mục đích góp phần phản ánh và tính toán chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty, đồng thời phát huy hơn nữa tác dụng tích cực của chế độ hạch toán kinh tế trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế mới, giúp Công ty đứng vững và không ngừng phát triển. Để hoàn thiện chuyên đề này, em xin cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS. Nguyễn Thế Khải cùng toàn thể cán bộ phòng kế toán Công ty xây dựng Sông Đầ 11đã giúp đỡ chỉ bảo cho em trong thời gian qua.

doc61 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng sông đà 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắp năng lượng, năm 2006 với việc phát triển đa dạng hoá ngành nghề được đổi tên thành Công ty Sông Đà 11, đến nay chuyển thành Công ty Cổ phần Sông Đà 11. Trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, qua nhiều lần nâng cấp, đổi tên, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, Công ty đã không ngừng lớn mạnh về quy mô, tổ chức, cơ cấu ngành nghề. Sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 11. Xuất phát từ yêu cầu và sự thích ứng với nền kinh tế thị trường, thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, hiện nay theo đăng ký kinh doanh, Công ty có những chức năng và nhiệm vụ sau: - Xây lắp đường dây tải điện, trạm biến áp đến cáp điện sau 500KV. Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông, bưu điện. Quản lý, vận hành, phân phối điện năng do Tổng công ty Sông Đà quản lý. - Xây lắp hệ thống cấp thoát nước khu đô thị và khu Công nghiệp; Xây lắp các kết cấu công trình. Quản lý, vận hành nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, nhà máy nước khu công nghiệp và khu đô thị. - Sản xuất kinh doanh các sản phẩm về cơ khí; Quản lý và vận hành kinh doanh bán điện. - Mua bán phương tiện vân tải cơ giới, chuyên chở hàng hoá đồng bộ, vật tư thiết bị phục vụ thi công xây dựng, xuất nhập khẩu, vật tư thiết bị phụ tùng cơ giới và công nghệ xây dựng, các công trình giao thông, thuỷ lợi và bưu điện. - Xây lắp, thí nghiệm, hiệu chỉnh, bảo dưỡng, lắp ráp tủ bảng điện công nghiệp cho đường dây, nhà máy điện, trạm biến áp và các dây truyền công nghệ có cấp điện áp đến 500KV. - Bảo trì, bảo dưỡng định kì các nhà máy điện, trạm biến áp, xử lý sự cố bất thường cho các công trình điện. Tư vấn chuyên ngành thiết kế hệ thống điện - điện tử và tự động hoá. - Kinh doanh xây dựng các khu đô thị, nhà cao tầng và chung cư, kinh doanh xây dựng khu Công nghiệp. - Kinh doanh các ngành nghề khác được pháp luật cho phép 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý. Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Sông Đà 11(sơ đồ 1) - Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ): Bao gồm tất cả các cổ đông tham dự, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. - Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) : là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ ) . - Ban Kiểm Soát (BKS) : Do ĐHĐCĐ bầu ra, Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép, lưu giữ chứng từ sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của công ty, thường kỳ thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động của công ty, tham khảo ý kiến HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên ĐHĐCĐ. - Tổng Giám Đốc (TGĐ): Do HĐQT bổ nhiệm. TGĐ có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty, là người đại diện theo pháp luật của công ty. -Các phó TGĐ: Là người giúp việc cho TGĐ, các phó TGĐ do TGĐ đề nghị và HĐQT bổ nhiệm. - Các phòng ban chức năng, các đơn vị sản xuất: Các phòng ban chức năng, các đơn vị sản xuất có nhiệm vụ thực hiện công việc do TGĐ giao theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng, từng đơn vị. cụ thể: + Phòng tổ chức - hành chính: + Phòng dự án: + Phòng kỹ thuật - cơ giới: + Phòng kinh tế - kế hoạch: + Phòng Tài chính - Kế toán: 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của công ty Sông Đà 11 * Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (sơ đồ 2) Như vậy, Phòng Kế toán Công ty gồm : 01 Kế toán trưởng, 01 Phó kế toán trưởng và 09 kế toán viên phụ trách từng mảng cụ thể kế toán tổng hợp, kế toán ngân hàng và thu vốn, kế toán tạm ứng và thanh toán, kế toán tiền lương và bảo hiểm, kế toán vật tư và TSCĐ, 01 kế toán các đội công trình, kế toán thuế và nhật ký chung. Ngoài ra có 01Thủ quỹ làm nhiệm vụ giữ tiền mặt của Công ty, hàng ngày lập bảng kê giao nhận chứng từ, xác định số tiền tồn quỹ cuối ngày. Các đơn vị trực thuộc đều có kế toán riêng thực hiện độc lập công tác TCKT ở đơn vị đó, hàng kỳ gửi báo cáo về phòng TCKT để tập hợp. *. Chế độ kế toán tại công ty cổ phần Sông Đà 11. Sơ đồ Quy trình luân chuyển chứng từ ( sơ đồ 3 ) Công ty áp dụng chế độ kế toán của Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. Kì kế toán bắt đầu từ 01/01 và kết thúc 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng : Việt Nam Đồng (VNĐ). Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Phương pháp khấu trừ. 2.2. Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty xây dựng sông đà 11. 2.2.1. Nguyên tắc chung trả lương cho CBCNV. - Phải trả đủ lương và phụ cấp cho CBCNV của Công ty theo chế độ Nhà nước ban hành theo cấp bậc lương của mỗi CBCNV được hưởng lương theo định 28/CP ngày 28/03/1997, thông tư số 05/2006/TT - BLĐTBXH ngày 29/01/2005 của Bộ lao động thương binh xã hội. - Ngoài mức lương đang hưởng theo quy định của Nhà nước các CBCNV đang làm việc trong doanh nghiệp được hưởng theo hệ số lương riêng của Công ty (hệ số này căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty) dựa trên cấp bậc công việc đang làm và định mức công việc được giao. - Chế độ lương khoán sản phẩm, khoán đất lượng nhằm gắn nhiệm vụ của người lao động với sản phẩm cuối cùng của đơn vị trên cơ sở quỹ lương được duyệt, việc phân phối tiền lương cho người lao động được áp dụng dưới hình thức khoán gọn công trình cho đơn vị đối với công việc có định mức kỹ thuật. Công nhân hỗ trợ cho sản xuất, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo, quản lý, được thực hiện chế độ lương khoán, lương sản phẩm được hưởng đầy đủ các khoản đãi ngộ khác theo chế độ hiện hành. 2.2.2. Các hình thức trả lương cho CBCNV. 2.2.2.1. Lương khoán sản phẩm. *. Quy định về đơn giá tiền lương. Đơn giá cấp bậc. ĐGLCB = {eq\f(450.000xHSL;26)} Trong đó : ĐGLCĐ: Tiền lương cấp bậc 1 công . 450.000: Mức lương tối thiểu. HSL: Hệ số lương. Đơn giá lương tối thiểu: ĐGLTT = {eq\f(450.000(1+KCL);26)} Trong đó: KCL: Hệ số CL tính theo mức độ hoàn thành KH KCL từ 01 -> 05 Đơn giá sản phẩm (ĐGSP) xác định đơn giá sản phẩm căn cứ vào định mức lao động có kèm theo tiêu chuẩn kỹ thuật. ĐGSP = ĐM x LCBCV (1 + KCL) Trong đó: ĐM : Là định mức lao động tính bằng giờ, hoặc ngày LCBCV: lương cấp bậc công việc. *. Khoán sản phẩm lẻ: Đối tượng áp dụng công nhân xây dựng công trình, các công nhân sản xuất trên cơ sở lương hoàn thành toàn bộ hay quy ước. + Định mức. + Đơn giá trả lương cho từng công việc sản phẩm. Tiền lương = Đơn giá sản phẩm của từng việc thực tế x Định mức Định mức lao động ở đây do nhà nước quy định cho từng công việc hạng mục công trình được quy ra các công việc đã làm thực tế. Chẳng hạn lương của ông Trần Anh Tuấn - công nhân điều khiển máy thi xí nghiệp được tính như sau: - Số ca máy làm việc: 26 ca . - Đơn giá tiền công 1 ca máy: 20.045đ/ ca máy. Số tiền lương ông Trần Anh Tuấn đựoc lĩnh : 26 x 20.045 = 521.170đ. *. Lương khoán sản phẩm tập thể. - Đối tượng áp dụng: Cho một tập thể trong Công ty như đội sản xuất, đội xây dựng công trình. - Quỹ lương khoán của cả tổ, đội sau khi chi trả lương thời gian làm khoán (trích trên lương tối thiểu và tính trên hệ số lương) của cá nhân. Đối với Công ty xây dựng thông thường trả cho CNCNB 100% lương. Sau khi trừ đi khoản lương thời gian còn lại bao nhiêu sẽ được tính lương năng suất chất lượng. - Hàng ngày đội trưởng căn cứ vào tay nghề, cấp bậc thợ để phân công công tác để đảm bảo công tác sản xuất. Cuối ngày làm việc chấm công năng suất chất lượng cho tổ viên, người có năng suất cao, chất lượng tốt được cộng thêm, người có năng suất thấp thì hưởng lương ít hơn hoặc bị trừ công. Mỗi tháng tổ trưởng, đội trưởng phải gửi bảng chấm công lần 1 để phòng tổ chức kế toán biết để tính lương tạm ứng. Cuối tháng tổng kết vào bảng chấm công để thanh toán lương (cột cộng lương sản phẩm). - Cơ sở để lập quỹ lương khoán là dựa trên phiếu giao việc và nghiệm thu thanh toán, số công việc thực tế và đơn giá lương sản phẩm kế hoạch. * Tính lương cho cá nhân: Tiền lương = {eq\f({eq\a(Tổng số tiền lương sản phẩm của cả đội)}x {eq\a (Ngay công làm việc thực tế của từng cá nhân};Tổng số sản phẩm thực tế của cả đội trong tháng)} Trong đó: Tổng số tiền lương; sản phẩm của cả đội = Tổng số tiền lương; chi trong tháng - Tổng số lương; phân phối lần I Tổng số tiền lương; chi trong tháng = Tổng số tiền trên phiếu; giao việc nghiệm thu; và thanh toán + Tổng số tiền; nghỉ phép việc riêng; trách nhiệm Tiền lương sản phẩm chi trả cho CBCNV ở đây chính là số tiền năng suất, chất lượng người nào làm được nhiều công trong tháng sẽ được hưởng nhiều tiền công và ngược lại… 2.2.2.2. Lương thời gian: Đối tượng áp dụng: Được áp dụng cho những người làm công tác quản lý công tác hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của Công ty bao gồm: Cán bộ các phòng ban, công nhân viên văn phòng lực lượng lao động gián tiếp. Tiền lương = ĐGLCB [ Công sản xuất * (1+ KCL) + VK + P] +LTN Trong đó: Csx: Công sản xuất KCL: Hệ số lương chất lượng LTN: Lương trách nhiệm VK: Công việc khác, trực dự phòng. P: Công nghỉ phép, việc riêng có lương + Hệ số lương chất lượng và lương trách nhiệm. Hệ số lương chất lượng. KCL = 0.5: Công nhân viên hướng chế độ lương thời gian ở các đội, tổ, phòng ban, cán bộ chuyên trách đoàn thể. KCL = 0,3: Nhân viên nhà trẻ mẫu giáo, công nhân thử việc. + Lương trách nhiệm được tính trên mặt bằng lương tối thiểu của Công ty thường ở Công ty hưởng lương trách nhiệm theo hệ số trách nhiệm và ngày công trực tiếp công tác. Quy định hệ só trách nhiệm: KTN Chứng danh bộ phận 1,0 Giám đốc 0,7 Phó giám đốc, kế toán trưởng, chủ tịch công đoàn chuyên trách 0,5 Trưởng phòng,ban, phó chủ tịch công đoàn cơ sở, bí thư Đoàn xí nghiệp, đội trưởng đội sản xuất 0,3 Phó phòng, ban, phó đội trưởng đội xây dựng. * Trả lương ngày nghỉ chế độ: - Nghỉ lễ tết theo quy định của Nhà nước, nghỉ mát, nghỉ phép được trả lương cơ bản không hệ số của Công ty. - Nghỉ ốm, nghỉ trông con ốm, nghỉ thực hiện các biện pháp sinh đẻ kế hoạch, nghỉ trống con ốm, nghỉ thực hiện các biện pháp sinh để kế hoạch, nghỉ thai sản được trả 25% tiền lương cơ bản vào quỹ BHXH để thực hiện chế độ BHXH như ốm, con ốm, thai sản, hưu trí cho người lao động khi người lao động nghỉ hữu. * Trả lương cho các trường hợp khác. Trong trường hợp phải ngừng việc do khách quan như mất nước, mất điện, máy móc hỏng, người lao động được trả 100% tiền lương (phải có biên bản và xác định của phòng KTSX, có giám đốc duyệt mới được thanh toán lương). - Người lao động làm đủ ngày công, đủ định mức nhưng do bản thân tự nguyện làm thêm giờ (không do phụ trách yêu cầu) thì số giờ làm thêm đó được tính như ngày đi làm bình thường có hưởng hệ số của Công ty. - Làm thêm ca 3 mỗi giờ thêm 5.000đ/giờ. Hoặc khoán công trong công việc cụ thể cần giải phóng mặt bằng thay những công việc phù trợ cho những công việc ngày hôm sau. Ngoài ra, Công ty còn áp dụng các hình thức khen thưởng. Vượt số lương, đảm bảo chất lượng, khen thưởng từ 50.000 - 100.000 đ/người trong một hạng mục công trình. Khen thưởng lao động tiên tiến 100.000đ/người. 2.2.3. Tổ chức hạch toán lao động, tiền lương phải trả trong Cty. 2.2.3.1. Lương khoán sản phẩm tập thể. - Chứng từ xác định tiền lương cho CNV dựa trên bản chấm công của đội, xác định phiếu giao việc, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành nghiệm thu và thanh toán. Bảng chấm công là chứng từ theo dõi thời gian làm việc của mỗi công nhân. Bảng chấm công được lập theo từng tổ, phòng ban và do tổ trưởng chấm cuối tháng bảng chấm công gửi lên phòng tổ chức xét duyệt và là cơ sở để lập bảng công tháng cho từng tổ, đội. Sau khi lập bảng công cho từng tổ, đội xây dựng, kế toán tiến hành tính lương cho mỗi cá nhân trong đội. Kế toán tiến hành lập bảng lương cho đội. Theo phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành: 13.669.000đ. Lương nghỉ phép 169.100 Lương nghỉ việc riêng 68.800 Lương trách nhiệm 157500 Tổng lương cả tháng của toàn đội 14.064.400 Cụ thể theo bảng chấm công trong tháng 05/2006 (Bảng 1) của đội xây dựng 205, có 2 nhân viên nghỉ phép, 1 nhân viên nghỉ việc riêng * Lương nghỉ phép = {eq\f(lương cơ bản ; 26} x Số công phép (nghỉ việc riêng) - Anh Trương Văn Cương trong tháng nghỉ phép 5 ngày nên số lương phép là. Lương thời gian nghỉ phép = x 5 = 564.960đ - Anh Nguyễn Duy Tiến trong tháng nghỉ phép 2 ngày. Lương thời gian nghỉ phép = x 2 = 210.522,5đ. * Lương nghỉ việc riêng. Anh Hoàng Quốc Nguyên trong tháng nghỉ 3 ngày việc riêng Lương nghỉ việc riêng =x 3 = 315.479,448đ * Lương trách nhiệm Lương trách nhiệm = Csx x ĐGLTT x KTN Ông Bùi Mạnh Cường là đội trưởng nên hưởng hệ số lương trách nhiệm là 0,5 do vậy ông có lương trách nhiệm như sau. = {eq\f (26x450.000(1+0.5) ; 26)} x 0,5 = 157.500 Tính lương sản phẩm của Công ty, Công ty tính sản phẩm cuối cùng cho các đội rồi dưới các đội tự phân chia lương cho nhau. Phòng kế toán Công sẽ chia tiền lương cho đội theo số liệu bảng khối lượng nghiệm thu thanh toán của từng công trình và hạng mục công trình và phần việc cụ thể giao cho đã được nghiệm thu. Dựa trên lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của từng người để tính lương phân phối lần I cho từng người. Lương phân phối lần I = {eq\f(lương cơ bản ; 26} x Ngày công làm việc thực tế Ông Bùi Mạnh Cường có số lương phân phối lần I như sau: Lương phân phối lần I = x 26 = 1.370,670đ Tương tự các công nhân khác cũng tính như vây. Ta sẽ có tổng số lương phân phối lần I = 5.154.000 đ Sau khi số tiền trên bảng khối lượng nghiệm thu thanh toán trừ đi tổng số tiền phân phối lần I cuả đội sẽ là tổng số năng suất của cả đội. Tổng số năng suất của cả đội = 14.064.400 - 5.154.000 = 8.910.400đ Năng suất bình quân cả đội là = {eq\f(8.910.400 ; 224)} = 39.800đ Ta sẽ có: = 39.800 x 21( ngày công) = 835.800 = 39.800 x 26 = 1.034,800đ. Tương tự cũng được tính với các công nhân khác trong đội. Như vậy ta tính được tổng số tiền lương được lĩnh cả tháng của từng CNV như sau. Ông Bùi Mạnh Cường có tổng số lương là. 1.370,670 + 1.034,800 + 157,500= 2.567.970đ. Các khoản giảm trừ: - Nộp 1% bảo hiểm y tế (tính trên lương cơ bản): = 1% x 450.000 x 3,05 = 13.725đ - Nộp 5% bảo hiểm xã hội (tính trên lương cơ bản): = 5% x 450.000 x 3,05 = 68.625đ. Tổng các khoản giảm trừ = 13.725 + 68.625 = 82.350đ Tổng số tiền thực lĩnh của Ông Bùi Mạnh Cường là: = 2.567.970 - = 82.350 = 2.485.620đ Căn cứ vào số tiền lương của từng cá nhân trong đội, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ lập bảng thanh toán tiền lương cho toàn đội (số lương của từng cá nhân sẽ được ghi tương ứng vào các cột trên bảng tính lương toàn đội) (Bảng 2). Phòng Kế Toán sẽ căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng thanh toán tiền lương toàn đội để trả lương cho các cá nhân. Đồng thời dựa vào số liệu tổng cộng này để lập Bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty. 2.2.3.2. Lương thời gian. Đối với nhân viên hỗ trợ sản xuất như nhân viên kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ các cán bộ lãnh đạo của Công ty được trả lương theo thời gian và được trả dưới nhiều dạng như lương trách nhiệm… Chứng từ hạch toán lao động gồm có: - Bảng chấm công. - Phiếu báo làm thêm giờ. ở những bộ phận này hàng tháng mỗi phòng có một bảng chấm công riêng, trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng có nhiệm vụ chấm, theo dõi thời gian làm việc của công nhân viên trong phòng để lập bảng chấm công và chứng từ có liên quan cho trưởng phòng tổ chức xem xét và ký duyệt vào cuối tháng. Sau khi ký duyệt trưởng phòng tổ chức chuyển bảng chấm công và các giấy tờ khác về Phòng Kế Toán để kế toán tiền lương lập bảng tính trả lương cho từng phòng, ban và từng công nhân viên. Nhìn vào bảng chấm công tháng 5/2006 của phòng kế hoạch - điều động (Bảng 3) ta thấy. * Bà Phạm Lê Anh là trưởng phòng nên hưởng hệ số lương TN là 0,5 Lương trách nhiệm = Csx x ĐGLTT x KTN = 26 x ĐGLTT = {eq\f(450.000(1+KCL);26)} x 0,5 = 26 x ĐGLTT = {eq\f(450.000(1+0,5);26)} x 0,5 = 26 x 25.894 x 0,5 Lương thời gian = {eq\f(Lương cấp bậc ; 26)}x Ngày công làm việc thực tế = 336.622đ = x 26 = 1.370,670 Lương khoán chất lượng = Csx x ĐGLtt x Kkcl = 26 x 25.894 x 0,5 = 336.622 Tổng lương của Bà Phạm Lê Anh = 1.370,670 + 336.622+336.622 = 2.043.670đ Các khoản khấu trừ. - Tạm ứng = 65% x 450.000 x 3,05 = 892.125đ - Trừ 1% BHYT = 1% x 450.000 x 3,05 = 13.725đ Trừ 5% BHXH = 5% x 450.000 x 3,05 = 68.625đ Tổng các khoản khấu trừ = 974.375đ Số tiền thực lĩnh kỳ II của Bà Phạm Lê Anh = 2.043.375 – 974.375 = 1.069.000đ Tương tự các nhân viên khác phòng kế hoạch - điều độ cũng tính tương tự. Sau khi đã tính lương cho cá nhân kế toán tiền lương thành lập bảng thanh toán lương của cả phòng lên sổ tổng hợp của mình (số lương của từng cá nhân sẽ được ghi tương ứng vào các cột trên bảng tính lương cả phòng) (Bảng 4). Phòng kế toán sẽ căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng thanh toán tiền lương toàn đội để trả lương cho các cá nhân. Đồng thời dựa vào số liệu tổng cộng này để lập bảng thanh toán lương toàn Công ty. 2.2.4. Chi trả lượng cho CBCNV trong Công ty. Công ty thanh toán lương cho CBCNV hàng tháng làm 2 kỳ. Kỳ I (hay còn goi là kỳ tạm ứng): Tạm ứng lương vào ngày 26 hàng tháng Kỳ II: Thanh toán lương kỳ II vào đầu những ngày đầu tháng sau kể từ ngày 6 đến ngày 10 tháng sau. Cụ thể: * Kỳ tạm ứng: Căn cứ vào Quyết định của Giám đốc, kế toán tiền lương tiến hành trả tiền tạm ứng cho CNV theo công thức. Tam ứng lương = 65% x tổng quỹ lương cơ bản của Công ty. Tiền tạm ứng được chia theo tổ, phòng, ban. Căn cứ vào số tiền thanh toán tạm ứng kế toán tiến hành lập phiếu chi, căn cứ vào phiếu chi, các bảng thanh toán tạm ứng của tổ, phòng ban, thủ quỹ tiến hành chi. Phiếu chi Ngày 26/5/2006 Quyển số Số: Nợ: Có: Họ tên người nhận: Phạm Lê Anh Địa chỉ: Phòng kế hoạch - điều độ Lý do chi: Trả lương kỳ I – Tháng 05/2006 cho CBCNV Số tiền: 2.440.600 VNĐ (Viết bằng chữ) Hai triệu bốn trăm bốn mươi ngàn sáu trăm đồng chẵn. Kèm theo………… chứng từ gốc. Đã nhận đủ số tiền. Thủ trưởng (Ký, dấu) Kế toán trưởng Ký, họ tên Người lập Ký, họ tên Thủ quỹ Ký, họ tên Người nhận tiền Ký, họ tên Kỳ II: Căn cứ vào bảng lương tháng của từng đội, từng bộ phận, phòng kế toán tiền lương tiến hành tổng hợp thanh toán tiền lương, kế toán tiền lương sẽ tổng hợp theo từng bộ phận, sau khi được sự đồng ý của kế toán trưởng, Giám đốc sẽ chuyển bảng tổng hợp cho kế toán thanh toán để lập phiếu chi. Số tiền kỳ II được xác định: Số tiền được lĩnh Kỳ II = Tổng số tiền lương phải trả - Số tiền CBCNV đã tạm ứng - Số tiền các khoản phải trừ vào lương Do đặc điểm của ngành xây dựng nên số lao động ngoài danh sách được bổ xung thường xuyên nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành. Nên Công ty đã ký hợp đồng ngắn hạn đối với một số công nhân viên ngoài danh sách. Do đặc điểm như vậy nên họ không có cấp bậc thợ, không được hưởng các khoản chế độ cũng không phải chi trả đóng góp các khoản BHXH, BHYT trừ vào lương. Mà hầu như tiền công của họ dựa trên lương khoán. Đối với các công nhân ngoài danh sách thì kế toán cuối tháng lập phiếu chi và kế toán tiền lương sẽ trả lương cho họ. Phiếu chi Ngày 31/5/2006 Quyển số Số: Nợ: Có: Họ tên người nhận: Hồ Hữu Nguyên Địa chỉ: Đội XD 201 - Thuộc đội nề (HĐ) Lý do chi: Trả lương theo hợp đồng khoán lao động Số tiền: 750.000 VNĐ (Viết bằng chữ) Bảy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn Kèm theo………… chứng từ gốc. Đã nhận đủ số tiền. Thủ trưởng (Ký, dấu) Kế toán trưởng Ký, họ tên Người lập Ký, họ tên Thủ quỹ Ký, họ tên Người nhận tiền Ký, họ tên 2.2.5. Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương. Cuối tháng kế toán tiền lương căn cứ vào số liệu lương tổng hợp từ các bảng tính lương của các bộ phận, phòng ban, tổ đội trong Công ty để lập bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc cho các đơn vị sản xuất kinh doanh đồng thời là căn cứ thống kê về lao động tiền lương. Sau đó dựa vào số liệu của bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty này, kế toán sẽ lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương mục đích dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả (gồm lương chính, lương phụ và các khoản khác), BHXH, BHYT và KPCĐ phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động. Số liệu của bảng phân bổ được sử dụng để ghi vào các bảng kê, chứng từ ghi sổ và các số kế toán có liên quan, đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ dịch vụ hoàn thành. 2.2.6. Kế toán tiền lương và các khoản BHXH, BHYT và KPCĐ. * Tài khoản sử dụng: - TK 334: Tài khoản "phải trả công nhân viên". Tài khoản được sử dụng để phản ánh số tiền thanh toán với tất cả cán bộ, công nhân viên trong danh sách Công ty. TK 335: Tài khoản "chi phí phải trả". Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số tiền thanh toán cho công nhân lao động theo hợp đồng. - TK 338 - để phản ánh số tiền thanh toán các khoản trích theo lương là BHXH, BHYT và Kinh phí công đoàn của Công ty. Ví dụ: căn cứ vào bảng tổng hợp phân bổ tiền lương tháng 5/2006 (bảng 5) kế toán ghi Nợ TK 622: 150.520.640 đ Có TK 334: 150.520.640 đ 2.2.7. Trích nộp, thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ Căn cứ vào tổng qũy lương, kế toán lương tiến hành trích 25%. Trong đó: - 19% tính vào chi phí + 15% BHXH. + 2% BHYT + 2% KPCĐ. - 6% trừ vào lương. + 1% BHYT + 5% BHXH Tính tiền lương cơ bản (lương cấp bậc) của CBCNV trong danh sách Công ty. Cuối tháng căn cứ vào mức cần thiết phải nộp kế toán tiền lương tiến hành thủ tục đem nộp cho BHXH của Thành phố bằng tiền mặt hoặc uỷ nhiệm chi. Ví dụ: căn cứ số liệu bảng 5 kế toán ghi Nợ TK 627: 22.578.096 đ Có TK 338(3): 22.578.096 đ Chương 3: Một số ý kiến nhận xét công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty xây dựng Sông Đà 11 và một số kiến nghị. 3.1. Những ưu điểm và những vấn đề tồn tại. Qua một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán nói chung và đặc biệt là công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty xây dựng Sông Đà 11., em có một vài nhận xét sau: 3.1.1. Các ưu điểm của Công ty . *. Tình hình quản lý và sử dụng lao động Trong điều kiện hiện nay, việc quản lý hợp lý nguồn lao động có ý nghĩa vô cùng to lớn. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa người lao động với tư liệu lao động, môi trường lao động sẽ góp phần tăng năng suất lao động mang lại hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp. Thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý lao động, Công ty đã cố gắng ngày một hoàn thiện công tác quản lý lao động sao cho hợp lý hơn. Năm 2006, Công ty đã ký hợp đồng lao động dài hạn cho 6 người tăng 2,51% so với năm 2005. Điều này chứng tỏ đội ngũ CBCNV hợp đồng làm việc trong Công ty chưa lâu nhưng đã đáp ứng được yêu cầu của công việc, tạo được sự tin tưởng với Công ty. Có được điều này một phần là do sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân người lao động, một phần là do sự giúp đỡ của Công ty đã tạo điều kiện để họ phát huy hết khả năng của mình trong công việc. Trong năm 2006, Công ty đã ký thêm 13 hợp đồng lao động ngắn hạn tăng 9,3% so với năm 2005. Hiện nay, do thị trường sức lao động đang bị dư thừa nên giá cả sức lao động cũng trở nên rẻ mạt, các Công ty đều tận dụng cơ hội này để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản xuất, tăng doanh thu, tăng thu nhập cho CBCNV trong danh sách của Công ty. Việc tăng thêm các hợp đồng lao động ngắn hạn cũng là một dấu hiệu tốt báo hiệu Công ty đang trên đà phát triển. Tuy nhiên đối với những người lao động theo hợp đồng ngắn hạn họ không phải đóng các khoản BHXH, KPCĐ và họ cũng không được hưởng một khoản trợ cấp nào khi ốm đau, tai nạn lao động… Công ty cần phải xem xét đến các trường hợp này để đảm bảo an toàn cho người lao động có như thế người lao động mới có thể yên tâm làm việc và đóng góp hết khả năng lao động của mình. *Tình hình tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng sông đà 11.. Công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cũng như các phần hành khác luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các chế độ về lương, thưởng, phụ cấp ... của Nhà nước luôn được thực hiện đầy đủ và chính xác. Công việc tổ chức tính lương và thanh toán lương được làm tốt. Theo em, việc tổ chức hệ thông sổ là khá đầy đủ, hoàn thiện với việc ghi chép số liệu trung thực và khách quan theo đúng quy định của Nhà nước. Hệ thống chứng từ ban đầu luôn phản ánh đúng số lượng, chất lượng lao động của nhân viên trong Công ty. *Về việc tổ chức tính lương và thanh toán lương cho CBCNV: Công ty luôn nhận thức được chi phí nhận công là một trong 3 khoản mục chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm nên kế toán tiền lương cũng như kế toán các phần hành khác luôn ý thức được trách nhiệm của mình là tính đủ, kịp thời tiền lương cho người lao động. Ngoài ra, Công ty còn khuyến khích công nhân hoàn thành tốt công việc bằng cách tăng tiền thưởng, tiền bồi dưỡng các cán bộ đi công tác xa và làm những công việc hao tổn nhiều sức lực. *Về việc quản lý và sử dụng các quỹ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ: Xây dựng quỹ tiền lương để trả CBCNV Công ty thường căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm kế hoạch, căn cứ vào lợi nhận của năm trước liền kề để xây dựng định mức lương cho năm nay Định mức tiền lương được xác định = 15,3% x Tổng doanh thu trong năm. Công ty không trích lập quỹ dự phòng, quỹ tiền lương mà chi hết 100% quỹ lương cho CBCNV. Chính vì thế nên tiền lương của CBCNV luôn ổn định cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của CBCNV trong Công ty. Quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ Quỹ BHXH của Công ty được lập ra để sử dụng khi CBCNV trong Công ty gặp phải rủi ro cần được trợ cấp. Hơn thế nữa, Công ty thực hiện nghĩa vụ của mình đối với xã hội. Quỹ BHXH của Công ty được dùng vào những mục đích sau: Chi chế độ trợ cấp ốm đau, cho người lao động bị tai nạn lao động, bị ốm đau phải nghỉ việc. Tiền trợ cấp = 75% tiền lương Chi chế độ thai sản cho người lao động nữ có thai, sinh con. Tiền trợ cấp = 75% tiền lương Chi chế độ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Tiền trợ cấp = 100% tiền lương trong quá trình điều trị. Chi lương hưu cho người lao động về hưu. Quỹ BHXH được quản lý thường xuyên ở tài khoản của người lao động, thương binh và xã hội. Hàng tháng, Công ty trích nộp lên cơ quan BHXH cấp trên theo tỷ lệ Nhà nước quy định và theo đúng thời hạn. Quỹ BHYT Công ty lập quỹ BHYT nhằm mục đích trợ cấp cho CBCNV trong Công ty một phần nào đó trang trải tiền khám, chữa bệnh, tiền viện phí, tiền thuốc thang. Quỹ BHYT được thành lập từ: - 1% người lao động đóng góp. Phần này trừ thẳng vào lương CBCNV trong Công ty. - 2% tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. KPCĐ Tổ chức công đoàn đại diện cho tập thể CBCNV trong Công ty tổ chức công đoàn luôn đứng ra đảm bảo sự công bằng quyền lợi cho CNV. Hàng tháng Công ty trích nộp KPCĐ dựa trên việc trích quỹ lương thực tế phát sinh. Trong đó 1% KPCĐ thu được sẽ nộp lên tổ chức công đoàn cấp trên. Còn 1% KPCĐ sẽ được giữ lại chi tiêu cho tổ chức công đoàn Công ty. Nguồn quỹ KPCĐ của Công ty dùng để trả thưởng cho CBCNV hoàn thành tốt công việc của mình, ngoài ra còn được sử dụng cho các sinh hoạt đoàn thể của CBCNV trong Công ty. Công ty không những chú trọng đến việc tăng năng suất tối đa tiết kiệm chi phí hạ giá thành, tăng lợi nhuận mà Công ty còn rất quan tâm đến đời sống CBCNV trong Công ty, luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguyện vọng của CBCNV. Chính vì thế mà đội ngũ cán bộ, đội ngũ công nhân viên luôn nhiệt tình với công việc không ngừng sáng tạo, ngày càng đưa ra nhiều ý kiến thiết thực góp phần phát triển Công ty. 3.1.2. Những tồn tại Một công ty có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì cũng không tránh khỏi những mặt còn sai sót, yếu kém và Công ty xây dựng Sông Đà 11 cũng vậy, công tác kế toán tiền lương tại Công ty xây dựng Sông Đầ 11vẫn còn tồn tại những mặt yếu cần giải quyết. Cụ thể: - Việc phân loại công nhân viên trong Công ty chủ yếu là công nhân viên trong danh sách và công nhân viên hợp đồng (Hợp đồng dài hạn và hợp đồng ngắn hạn). Cho nên dẫn đến việc quản lý lao động đôi khi chưa chặt chẽ. - Về khoản trích trước tiền lương nghỉ phép cho CBCNV, công ty thường tạm ứng 65% tính trên lương cơ bản. Việc tạm ứng đồng đều cho CBCNV như vậy cũng chưa được sát với thực tế. Bởi giả sử CBCNV nghỉ làm việc nửa tháng (lý do việc riêng…) hay nói cách khác là trong tháng công nhân đó chỉ làm việc nửa tháng, nếu kế toán cứ trích theo một tỷ lệ trên thực tế như vậy liệu có hợp lý không? Đã tiết kiệm được chi phi lương chưa? - Việc trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ được kế toán theo dõi trên sổ chi tiết TK338. Do đó khó có thể theo dõi một cách chi tiết từng tài khoản cũng như việc đối chiếu, kiểm tra các tài khoản đó. - Một số TK Công ty sử dụng để hạch toán và thanh toán lương với CNV hợp đồng trên TK 335 chưa thật hợp lý vì đây không phải là một khoản chi phí trích trước (chi phí phải chi trả không đồng đều giữa các kỳ). - Hiện nay, Công ty ngày càng trên đà phát triển, mở rộng công ty nếu chỉ có một mình kế toán tiền lương đảm nhận tất cả các công việc như chấm công, theo dõi tình hình lao động ở các tổ đội, tính lương cho các tổ, đội cuối tháng tập hợp tính lương cho toàn công ty. Với khối lượng công việc như vậy một kế toán tiền lương khó có thể đảm đương hết công việc của mình. Công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng trên để đảm bảo cho công việc tính lương và thanh toán lương cho người lao động được chính xác đầy đủ và hợp lý, đảm bảo sự công bằng cho người lao động. 3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty xây dựng sông đà 11. Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán luôn luôn là cần thiết, vì hạch toán kế toán là công cụ hữu hiệu để quản lý và phục vụ quản lý doanh nghiệp với nhiệm vụ cung cấp thông tin phản ánh theo dõi chi tiết các quan hệ kinh tế dưới sự biểu hiện bằng tiền. Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một việc cần làm ngay và phải làm thật tốt. Với những mặt còn tồn tại trên, em xin đưa một số kiến nghị sau: 1-ý kiến về: Việc phân loại nhân viên trong công ty là công nhân viên trong danh sách và công nhân viên hợp đồng (cả hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn). Cho nên dẫn đến việc quản lý lao động đôi khi còn chưa chặt chẽ. Để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán Công ty cần phải tiến hành phân loại lao động và xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Công ty có thể áp dụng việc phân loại lao động theo các tiêu thức sau: + Phân theo thời gian lao động: Công ty có thể chia lao động thành lao động thường xuyên, trong danh sách (gồm hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn) và lao động tạm thời. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của mình, từ đó có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần thiết. Đồng thời, xác định các khoản nghĩa vụ với Nhà nước được chính xác. + Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất: Công ty có thể phân loại thành lao động trực tiếp sản xuất: Như cán bộ kỹ thuật trực tiếp sử dụng máy móc, công nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện lao vụ, dịch vụ. Những người phục vụ quá trình sản xuất (vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu...). Và phân loại thành lao động gián tiếp sản xuất: Như nhân viên kỹ thuật, nhân viên hướng dẫn kỹ thuật nhân viên quản lý kinh tế.... Cách phân loại này giúp cho Công ty đánh giá được tính hợp lý của lao động, từ đó có biện pháp tổ chức bố trí lao động cho phù hợp . + Phân loại theo chức năng của lao động: * Lao động thực hiện chức năng sản xuất. * Lao động thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, tiếp thịi nghiên cứu thị trường. * Lao động thực hiện chức năng quản lý. Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. 2 -ý kiến về: Thực hiện trích trước tiền lương của người lao động vào chi phí sản xuất kinh doanh. Công ty cho cán bộ công nhân viên nghỉ phép theo đúng chế độ, tiền nghỉ phép sẽ tính theo lương cấp bậc. Việc không trích trước tiền lương nghỉ phép là chưa hợp lý vì chỉ dựa vào thực tế của những năm trước nếu tiền lương nghỉ phép phát sinh tăng đột biến trong khi đó sản phẩm trong kỳ làm giảm đi đáng kể và số tiền lương này được phân bổ vào giá thành sản phẩm sẽ làm giá thành bị biến động tăng bất hợp lý. Theo em nên thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của người lao động theo công thức sau: Tỷ lệ trích trước = Tổng tiền lương nghỉ phép,theo kế hoạch năm phải trả cho công nhân sản xuất ở các bộ phận sản xuất chính Tổng tiền lương chính phải trả cho CNSX ở các bộ phận sản xuất chính theo kế hoạch năm x 100% Mức trích trước = (% trích trước) x Tiền lương chính phải trả cho CNSX ở các bộ phận SX chính trong tháng + Khi trích trước kế toán ghi Nợ TK 622: Có TK 335: + Thực tế phát sinh kế toán ghi Nợ TK 335: Có TK 334: 3- ý kiến về: Về sử dụng TK 335 để hạch toán việc tính lương và thanh toán lương với công nhân hợp đồng chưa phù hợp vì đây không phải là một khoản chi phí trích trước. Mà theo em, Công ty nên phản ánh tiền lương công nhân hợp đồng trên tài khoản 334 để phục vụ yêu cầu quản lý. Có thể mở 2 tài khoản cấp 2. TK 3341: Phải trả người lao động TK 3342: Phải trả ngườ lao động khác Khi đó với số liệu T5/2006 kế toán ghi sổ tiền lương phải trả: Nợ TK 622: 203.853.870 Có TK 334 : 203.853.870 (Chi tiết TK 3341: 150.520.640 Chi tiết TK 3342: 53.333.230 ) 4 - ý kiến về: Sổ chi tiết tài khoản 338 là do kế toán BHXH lập là tổng hợp của cả 3 tài khoản cấp II (TK 3382,3383,3384). Sổ chi tiết chưa phân biệt được tình hình trích nộp của các khoản trích đó. Theo em, Công ty nên lập 3 sổ chi tiết cho từng TK cấp II đó. Được như vậy sẽ dễ dàng theo dõi một cách chi tiết từng TK cũng như việc đối chiếu, kiểm tra các TK đó. Kết luận Bất kỳ hình thức sản xuất nào cũng phải có yếu tố lao động và bất kỳ sản phẩm nào hoàn thành cũng cấu thành trong nó giá trị sức lao động. Tiền lương và các khoản trích theo lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Quản lý chặt chẽ tiền lương và các khoản trích theo lương cũng là một đòi hỏi đặt ra nhằm đem lại hiệu quản sản xuất cao. Trong quá trình thực tập tại Công ty với thời gian thực tập tương đối ngắn, kinh nghiệm thực tế cũng như trình độ bản thân còn có hạn nên em chưa thật sự có một cách nhìn thật tổng quát cũng như chưa thể nắm bắt hết các vấn đề trong tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty. Qua đề tài, em muốn đề cập đến một số phương hướng cần hoàn thiện “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” với mục đích góp phần phản ánh và tính toán chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty, đồng thời phát huy hơn nữa tác dụng tích cực của chế độ hạch toán kinh tế trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế mới, giúp Công ty đứng vững và không ngừng phát triển. Để hoàn thiện chuyên đề này, em xin cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS. Nguyễn Thế Khải cùng toàn thể cán bộ phòng kế toán Công ty xây dựng Sông Đầ 11đã giúp đỡ chỉ bảo cho em trong thời gian qua. Phụ lục Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Sông Đà 11(sơ đồ 1) ( phần phụ lục) Đại Hội Đồng Cổ Đông Ban Kiểm Soát ' Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc Công Ty Phó TGĐ Kỹ Thuật Phó TGĐ kinh tế Phó TGĐ thi công Phòng TC- HC Phòng KT- cơ giới Phòng TCKT Phòng KTKH Phòng Dự án Công ty SĐ 11.1 Công ty SĐ 11.2 Công ty SĐ11.3 Công ty SĐ 11.4 Công ty SĐ 11.5 TT Thí nghiệm điện SĐ 11 BQL DAn Thác Trắng * Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (sơ đồ 2 Kế toán trưởng Phó Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp KT ngân hàng và thu vốn KT tạm ứng và thanh toán Thủ quỹ KT tiền lương và BH KT vật tư và TSCĐ KT các đội công trình KT thuế và nhật ký chung Kế toán đơn vị trực thuộc Ghi chú: Chỉ đạo trực tuyến Chỉ đạo chức năng Sơ đồ Quy trình luân chuyển chứng từ ( sơ đồ 3 ) Chứng từ gốc Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Phụ lục 1: Sơ đồ hạch toán TK 112 TK 111 TK 335 TK 622 Rút TGNH về Chi trả lương cho Tiền lương phải trả cho quỹ tiền mặt CBCNV công nhân lao động HĐ để trả lương TK 334 Tiền lương phải trả cho CN TK 338 trong danh sách TK 627 BHXH, BHYT KPCĐ trừ vào lương Tiền lương phải trả cho bộ phận cơ quan, Cty, K.sạn TK 111 TK 642 Tiền lương phải trả cho bảo vệ, lái xe, giám đốc Tạm ứng lương cho TK 431 CBCNV Trả thưởng cho CBCNV Phụ lục 2: Công ty xây dựng sông đà 11. Ban hành theo quyết định Số 14 Chứng từ ghi sổ Tháng 5/2006 STT Chứng từ Trích yếu Tài khoản Số tiền Ghi chú S N Nợ Có Tiền lương phải trả cán bộ công nhân viên T5/2006 trong danh sách 622 627 642 334 334 334 150.520.640 46.831.700 9.404.600 Cộng 206.756.940 Công ty xây dựng Sông Đà 11 Ban hành theo quyết định Số 15 Chứng từ ghi sổ Tháng 5/2006 STT Chứng từ Trích yếu Tài khoản Số tiền Ghi chú S N Nợ Có Tiền lương phải trả cán bộ công nhân viên T5/2006 ngoài danh sách 622 335 53.333.230 Cộng 53.333.230 Kèm theo…… chứng từ gốc Người lập chứng từ Kế toán trưởng Phụ lục 3: Sổ cái Năm…..2006…. Tên tài khoản: Phải trả công nhân viên Số hiệu: 334 Số dư đầu kỳ Nợ Có Đơn vị: Đồng Ghi có TK Đối ứng nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 … Tháng 5 … Tháng 12 TK 111 206.756.940 Cộng số phát sinh nợ 206.756.940 Cộng số phát sinh có 206.756.940 Số dư cuối kỳ Nợ Có Người giữ sổ Ký, họ tên Kế toán trưởng Ký, họ tên Phụ lục 4: Sổ cái Năm…..2006…. Tên tài khoản: Chi phí trả trước Số hiệu: 335 Số dư đầu kỳ Nợ Có Đơn vị: Đồng Ghi có TK Đối ứng nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 … Tháng 5 … Tháng 12 TK 111 53.333.230 Cộng số phát sinh nợ 53.333.230 Cộng số phát sinh có 53.333.230 Số dư cuối kỳ Nợ Có Người giữ sổ Ký, họ tên Kế toán trưởng Ký, họ tên Phụ lục 5:TK 111 Khi nộp, chi BHXH TK338 TK622 Trích BHXH, BHYT TK627 TK642 TK334 Kinh phí công đoàn tính vào chi phí BHXH trừ vào lương Sơ đồ hạch toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ Phụ lục 6: Sổ chi tiết tk 338 Ngày tháng ghi sổ Số chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư Thu Chi Nợ Có Nợ Có I. Số dư đầu kỳ II. Số phát sinh trong kỳ - Nộp BHXH lên cơ quan BHXH cấp trên T5/2006 111 6.488.800 - Mua BHYT 1297.000 Trích 15% BHXH - Cho CN lao động thị trường 622 22.578.096 - Cho CNV sản xuất chung 627 7024755 - Cho CNV quản lý doanh nghiệp 642 1410690 Trích 2% BHYT - Cho CNLĐTT 622 3.010.413 - Cho CNV sản xuất chung 627 936.634 - Cho CNV – QLDN 642 188100 Trích 2% KPCĐ - Cho CNLĐTT 622 3.010.413 - Cho CNV sản xuất chung 627 936.634 - Cho CNV QLDN 642 188100 III. Số dư cuối kỳ Đối tượng: BHYT, BHXH, KPCĐ Phụ lục 7: Sổ chi tiết TK 338 (3383) Ngày tháng ghi sổ Số chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư Thu Chi Nợ Có Nợ Có I. Số dư dầu kỳ II. Số phát sinh trong kỳ - Nộp BHXH lên cơ quan BHXH cấp trên T5/2006 111 6.488.800 Trích 15% BHXH - Cho CN lao động TT 622 22.578.096 - Cho CNV sản xuất chung 627 7.024.755 - Cho CNV quản lý doanh nghiệp 642 1.410.690 III. Cộng phát sinh có 31.013.541 IV. Cộng phát sinh nợ 6.488.800 V. Số dư cuối kỳ đối tượng: BHXH Phụ lục 8: Sổ chi tiết tk 338 ( 3384) Đối tượng BHYT Ngày tháng ghi sổ Số chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư Thu Chi Nợ Có Nợ Có I. Số dư dầu kỳ II. Số phát sinh trong kỳ - Mua BHYT 1.297.000 Trích 2% BHYT - Cho CNLĐthị trường 622 3.010.413 - Cho CNV sản xuất chung 627 936.634 - Cho CNV – QLDN 642 188.100 III. Cộng phát sinh có 4.135.147 IV. Cộng phát sinh nợ 1.297.000 V. Số dư cuối kỳ Phụ lục 9: Sổ chi tiết tk 338 ( 3382) Đối tượng KPCĐ Ngày tháng ghi sổ Số chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư Thu Chi Nợ Có Nợ Có I. Số dư dầu kỳ II. Số phát sinh trong kỳ - Mua BHYT 1.297.000 Trích 2% KPCĐ - Cho CNLĐTT 622 3.010.413 - Cho CNV sản xuất chung 627 936.634 - Cho CNV – QLDN 642 188.100 III. Cộng phát sinh có 4.135.147 IV. Cộng phát sinh nợ 1.297.000 V. Số dư cuối kỳ Phụ lục 10: Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương TK 338,138,141 TK 334 Các khoản khấu trừ TK 338 BHXH, BHYT do người lao động đóng góp Thanh toán các khoản cho người lao động Các khoản phải trả TK 335 Tiền lương phép của CNSX TK 431 Tiền lương từ quỹ khen thưởng TK 338 BHXH TK 622,627,641,642 Trích trước lương phép của CNSX Trích BHXH, BHYT KPCĐ vào chi phí TK 111,112 Số chi vượt được cấp bù Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, chỉ tiêu KPCĐ TK 111,112,512,3331 Bảng 1: Đơn vị: Công ty XD sông đà 11. Bộ phận: Xí Nghiệp Bảng chấm công Tháng 5 năm 2006 Mẫu số 01 - TĐTL Ban hành theo QĐ số 1141-TC CĐKT ngày 20/03/2006của BTC STT Họ và tên Bậc lương Chức vụ Ngày trong tháng Cộng trong tháng Quy ra công Ký hiệu chấm công 1 2 3 4 5 … 27 28 29 30 31 Phép Họp CV VR Ngừng việc hưởng lương Lương SP 1 Bùi Mạnh Cường 3,05 Đội trưởng A A A A A ... 1/2H A A A A 25,5 26 - Làm việc thực tế - Làm lương SP:K - Làm lương thời gian :X - Lương SP C3:KĐ Lương TG C3: XĐ - Ngừng việc: - Máy hỏng: M - Mất điện nước: E - Thiếu NVL; V - Mưa bão: B - Không NVSX: P - Vắng mặt: - Di chuyển: Q - Con bú CB, ốm: Cố - Thai sản: Đ - TNLĐ: T 2 Trương Văn Cương 3,05 A F F F F ... 1/2H F A A A 20,5 5 21 3 Đào Trung Kiên 3,05 A A A A A ... 1/2H A A A A 25,5 26 4 Hoàng Quốc Nguyên 2,84 A VR VR VR A ... 1/2H A A A A 22,5 3 23 5 Nguyễn Duy Tiến 2,84 A A A A A ... 1/2H A F F A 19,5 2 24 6 Nguyễn Viết Cường 2,84 A A A A A ... 1/2H A A A A 25,5 26 7 Đoàn Kim Cương 2,84 A A A A A ... 1/2H A A A A 25,5 26 8 Phạm T.Bích Nguyệt 2,84 A A A A A ... 1/2H A A A A 25,5 26 9 Kiều Cao Đức 2,84 A A A A A ... 1/2H A A A A 25,5 Cộng 215,5 7 3 224 Phụ trách đơn vị (Ký, họ tên) A: Công sản phẩm H: Họp VR: Việc riêng có lương CV: Việc công Ngày 31 tháng 5 năm 2006 Đội trưởng Bảng 2: Đơn vị: Công ty XD sông đà 11. Bộ phận:Phòng kế hoạch điều độ Bảng chấm công Tháng 5 năm 2006 Mẫu số 01 - TĐTL Ban hành theo QĐ số 1141-TC CĐKT ngày 20/03/2006của BTC Số TT Họ và tên Cấp bậc Chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 … 29 30 31 Số công hưởng lương sản phẩm Số công hưởng lương thời gian Số công nghỉ việc dừng việc được hưởng 100% lương Số công nghỉ việc ngừng việc hưởng …% lương Số công hưởng BHXH Ký hiệu chấm công A B C D 1 2 3 … 29 30 31 32 33 34 35 36 37 1 Phạm Lê Anh 3,05 Trưởng phòng x x x … x x x 26 - Làm lương SP:K - Làm lương thời gian :X - ốm , điều dưỡng: O - Thai sản: TS - Hội nghị, HT: H - Nghỉ: NB - Nghỉ không lương: Ro - Ngừng việc: N - Tai nạn: T - LĐ nghĩa vụ: LĐ 2 Nguyễn thị Diên 3,05 x x x … x x x 26 3 Hoàng Thanh Mai 3,05 x x x … x x x 26 4 Bùi Thị Kim Chi 3,05 x x x … x x x 26 5 Trương Thu Thuỷ 2,84 x x x … x x x 26 6 Vũ Thị Huệ 2,84 x x x … x x x 26 Cộng Người chấm công (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Người duyệt (Ký, họ tên) (Bảng 3) Đơn vị: Công ty XD sông đà 11. Bộ phận: Phòng Kế hoạch điều độ Bảng thanh toán lương Tháng 5 năm 2006 Mẫu số 02 - TĐTL Ban hành theo QĐ số 1141-TC CĐKT ngày 20/03/2006của BTC TT Họ và tên Lương công việc Lương sản phẩm Lương thời gian và nghỉ việc hưởng 100% lương Lương thời gian nghỉ, ngừng việc hưởng ..….% lương Nghỉ việc, ngừng việc hưởng …. % lương Phụ cấp thuộc quỹ lương Phụ cấp khác Tổng số lương tháng Thuế TN Tạm ứng kỳ I Các khoản phải khấu trừ Kỳ II dược lĩnh SP ST SC ST TN PC SC ST SC ST PN ST 1% BHYT 5% BHXH 1 Phạm Lê Anh 3,05 26 797.800 157.300 955.100 416.300 64.000 32.000 500.400 2 Nguyễn thị Diên 3,05 26 797.800 797.800 416.300 64.000 32.000 343.100 3 Hoàng Thanh Mai 3,05 26 797.800 7970800 416.300 64.000 32.000 343.100 4 Bùi Thị Kim Chi 3,05 26 797.800 797.800 416.300 64.000 32.000 343.100 5 Trương Thu Thuỷ 2,84 26 753.700 753.700 387.700 5.900 29.800 330.300 6 Vũ Thị Huệ 2,84 26 753.700 753.700 387.700 5.900 29.800 330.300 Tổng số 4698600 157.300 4855900 2440600 37400 187600 2190300 Kế toán thanh toán (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu) (Bảng 4) Đơn vị: Công ty XD sông đà 11. Bộ phận: Đội xây dựng 205 Bảng thanh toán lương Tháng 5 năm 2006 Mẫu số 02 - TĐTL Ban hành theo QĐ số 1141-TC CĐKT ngày 20/03/2006của BTC STT Họ và tên Bậc lương chức vụ Lương phân phối lần 1 Lương sản phẩm Phép Việc riêng Trách nhiệm Phụ cấp khác Tổng số lương tháng Thuế TN Tạm ứng kỳ I Các khoản phải trừ Kỳ II được lĩnh SC ST SC ST SC ST SC ST SC ST ST LM 1% BHYT 5% BHXH ST 1 Bùi Mạnh Cường 3,05 26 640.500 26 1034800 157500 1832800 6400 32100 1794300 2 Trương Văn Cương 3,05 21 517.300 21 835800 5 123200 1476300 6400 32100 1437800 3 Đào Trung Kiên 3,05 26 640.500 26 1034800 1675300 6400 32100 1636800 4 Hoàng Quốc Nguyên 2,84 23 527.600 23 915400 3 68.800 1511800 6000 30.000 1475800 5 Nguyễn Duy Tiến 2,84 24 550.500 24 955200 2 45.900 1551600 6000 30.000 1515600 6 Nguyễn Viết Cường 2,84 26 569.400 26 1034800 1604200 6000 30.000 1568200 7 Đoàn Kim Cương 2,84 26 569.400 26 1034800 1604200 6000 30.000 1568200 8 Phạm T.Bích Nguyệt 2,84 26 569.400 26 1034800 1604200 6000 30.000 1568200 9 Kiều Cao Đức 2,84 26 569.400 26 1034800 1604200 6000 30.000 1568200 Cộng 224 5154000 224 8915200 169100 68.800 157500 14464600 55200 276300 14133100 Kế toán thanh toán (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu) Bảng 5: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng 5/2006 S TT Ghi Có đối tượng sử dụng Ghi Nợ các tài khoản TK 334 - Phải trả cán bộ công nhân viên TK 338 - Phải trả phải nộp khác TK chi phí phải trả TK 335 Tổng cộng Lương Các khoản phụ cấp Các khoản phụ cấp khác Cộng Có TK334 KPCĐ 3382 BHXH 3383 BHYT 3384 Cộng có TK338 I Chi phí nhân công trực tiếp 150.520.640 150.520.640 3.010.413 22.578.096 3.010.413 28.598.922 53.333.230 232.452.792 II Chi phí sản xuất chung 46.831.700 46.831.700 936.634 7.024.755 936.634 8.898.023 55.729.723 1. Chi phí đội sản xuất 34.035.700 34.035.700 680.714 5.105.355 680.714 6.466.783 40.502.483 2. Khách sạn 12.796.000 12.796.000 255.920 1.919.400 255.920 2.431.240 15.227.240 III Chi phí quản lý doanh nghiệp 9.404.600 9.404.600 188.100 1.410.690 188.100 1.786.890 11.191.490 Cộng 206.756.940 206.756.940 4.135.147 31.013.541 4.135.147 39.283.835 53.333.230 299.374.005 Người lập bảng (Ký, họ tên) Ngày 31 tháng 5 năm 2006 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Bảng 6: Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương toàn công ty Tháng 5/2006 STT Tên bộ phận Lương phân phối lần I Lương sản phẩm Lương trách nhiệm Lương thời gian Tổng cộng Các khoản phải khấu trừ 1% BHYT 5% BHXH 1 Đội XD 201 37.731.500 21.653.420 1.050.000 720.300 277.400 1.387.100 - CNDS 27.742.000 16.553.420 1.050.000 720.300 46.065.720 277.400 1.387.100 - CNHĐ 9.989.500 5.100.000 15.089.500 2 Đội XD 202 11.520.400 10.565.000 405.000 710.200 90.200 451.100 - CNDS 9.020.400 6.465.000 405.000 710.200 16.600.600 90.200 451.100 - CNHĐ 2.500.000 4.100.000 6.600.000 3 Đội XD 204 23.985.000 13.861.350 700.000 282.500 152.500 762.500 - CNDS 15.250.000 8.335.620 700.000 282.500 24.568.120 152.500 762.500 - CNHĐ 8.735.000 5.525.730 14.260.730 4 Đội XD 207 38.263.000 25.206.200 1.485.000 1.250.400 285.500 1.427.200 - CNDS 28.543.000 17.543.200 1.485.000 1.250.400 48.821.600 285.000 1.427.200 - CNHĐ 9.720.000 7.663.000 17.383.000 5 Đội XD 205 5.154.000 8.915.200 157.500 237.900 14.464.600 55200 276.300 6 Khách sạn 3.680.500 7.995.000 800.000 320.500 12.796.000 36.800 184.100 7 Cơ quan công ty 31.785.000 1.800.000 450.700 34.035.700 317.900 1.593.700 - Phòng kế hoạch điều độ 4.698.600 157.300 4.855.900 37.400 187.600 8 Lái xe + Bảo vệ 7.435.000 7.435.000 74.400 371.700 9 Lương giám đốc 701.200 1.268.400 1.969.600 7.100 35.100 Cộng 160.255.600 89.464.570 6.397.500 3.972.500 260.090.170 1.297.000 6.488.800 Kế toán thanh toán (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu) Đơn vị:.............. Bảng 7: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội S TT Ghi có tài khoản Đối tượng sử dụng (ghi nợ các tài khoản) TK 334 - Phải trả cán bộ công nhân viên TK 338 - Phải trả phải nộp khác TK chi phí phải trả TK 335 Tổng cộng Lương Các khoản phụ khác Các khoản khác Cộng Có TK334 KPCĐ 3382 BHXH 3383 BHYT 3384 Cộng có TK338 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp - Phân xưởng (sản phẩm) -............... -.............. - Phân xưởng (sản phẩm -............ 2 TK 627 - chi phí sản xuất chung - Phân xưởng -............. -............ - Phân xưởng (sản phẩm) -.............. 3 TK 641 - chi phí bán hàng 4 - TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp 5 - TK 142 - chi phí trả trước 6 TK 335 - chi phí phải trả 7 TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang 8 TK 334 - phải trả công nhân viên 9 TK 338 - phải trả, phải nộp khác 10 .......... Cộng: gày………..tháng……….năm………. Người lập bảng (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Mục lục Trang Lời mở đầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36587.doc
Tài liệu liên quan