Chuyên đề Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long

Tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Tiêu thụ thể hiện trình độ, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy là một khâu cuối cùng nhưng là vấn đề đầu tiên cần được cá nhà quản lý tìm hướng giải quyết trước khi tiến hành họat động kinh doanh. Tiêu thụ là cơ sở để hình thành, tồn tại và phát triển của bất cứ sông ty nào. qua quá trình tiêu thụ, công ty thu hồi được số vốn đã bỏ ra và bù đắp các chi phí phát sinh. Số chênh lệch giữa số tiền thu về và chi phí phát sinh là kết quả lãi- lỗ của quá trình tiêu thụ thành phẩm. Vì lợi nhuận là mục đích đầu tiên và cũng là mục đích cuối cùng của công ty nên việc xác định kết quả tiêu thụ giữ vai trò rất quan trọng. Việc tính ra kết quả lãi- lỗ chính là việc xác định hiệu quản xuất kinh doanh của công ty. Mặc dù đã rất cố gắng, song vì trình độ có hạn nên chuyên đề tốt nghiệp không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự phê bình, đóng góp ý kiến của TS Đỗ Kim Chung cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long.

doc79 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán tổng quát doanh thu về tiêu thụ tại các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp. TK 152, 153... Doanh thu trực tiếp bằng vật tư , hàng hoá (cả thuế VAT) Doanh thu tiêu thụ bán chịu hoặc bằng tiền( cả thuế VAT phải nộp) Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ Kết chuyển chiết khấu hàng bán,giảm giá, doanh thu hàng bán trả lại Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp TK 911 TK 521,531,532 TK 333 TK 511, 512 TK 111, 112.131 III.-Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 1.- Tài khoản sử dụng. Để tiến hành kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ, ké toán sử dụng các tài khoản sau: TK 155 "thành phẩm". Tài khoản thành phẩm được sử dụng để theo dõi trị giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ. Bên nợ: Trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ. Bên có: Kết chuyển trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ. Dư nợ: Trị giá thành phẩm tồn kho tại thời điểm kiểm kê. TK 157 "hàng gửi bán": dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng gửi bán, ký gửi, đại lý chưa được bán tai thời điểm kiểm kê. Bên nợ: Trị giá hàng gửi bán cuối kỳ. Bên có: Kết chuyển trị giá hàng gửi bán đầu kỳ. Dư nợ: Trị giá hàng gửi bán tại thời điểm kiểm kê. TK 632 "giá vốn hàng bán". dùng xác định trị giá vốn hàng tiêu thụ. Bên nợ: Trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ. Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ sản xuất hoàn thành trong kỳ. Bên có: Kết chuyển giá vốn hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ. Kết chyển trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ. TK 632, cuối kỳ không có số dư. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK khác như: TK 511, 512, 531, 532.... Các tài koản có nội dung giống như phương pháp kê khai thường xuyên. 2.- Phương pháp kế toán tiêu thụ thành phẩm. Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, hạch toán các nghiệp vụ về tiêu thụ và thành phẩm chỉ khác với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong việc xác định giá vốn thành phẩm, dịch vụ hoàn thành nhập kho và tiêu thụ; còn việc phản ánh doanh thu và các khoản liên quan đến doanh thu(chiết khấu, giảm giá, doanh thu hàng bán trả lại...) hoàn toàn giống nhau. Đầu kỳ kinh doanh, kết chuyển giá vốn hàng chưa tiêu thụ: Nợ TK 632 Có TK 155: Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ. Có TK 157: Trị giá vốn hàng gửi bán đầu kỳ. Trong kỳ kinh doanh, căn cứ vào các chứng từ có liên quan, phản ánh nhập, xuất, tiêu thụ thành phẩm, dịch vụ, kế toán ghi các bút toán sau: Các bút toán phản ánh doanh thu tiêu thụ, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại: ghi giống phương pháp kê khai thường xuyên. Giá vốn của hàng bán bị trả lại, nếu nhập kho hay gửi tại kho người mua thì không ghi. Nếu sử lý, bồi thường, bán thu bằng tiền, tính vào chi phí bất thường hay trừ vào quỹ dự phòng tài chính... thì ghi như sau: Nợ TK 138(1388): Quyết định cá nhân bồi thường. Nợ TK 334: Quyết định trừ vào lương. Nợ TK 821: Tính vào chi phí bất thường. Nợ TK 415: Trừ vào quỹ dự phòng tài chính. Nợ TK 111, 112: Bán phế liệu thu bằng tiền. Có TK 632: Giá vốn hàng bị trả lại đã sử lý. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản giảm giá, doanh thu hàng bán bị trả lại vào tổng doanh thu bán hàng trong kỳ: giống phương pháp kê khai thường xuyên. Để xác định giá vốn hàng bán, kế toán ghi các bút toán kết chuyển: Giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp. Nợ TK 632 Có TK 631 Giá trị sản phẩm lao vụ, dịch vụ chưa tiêu thụ cuối kỳ: Nợ TK 157: Hàng đang gửi bán, ký gửi, đại lý. Nợ TK 155: Thành phẩm tồn kho. Có TK 632: Giá vốn hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ. Kết chuyển giá vốn hàng đã tiêu thụ trong kỳ. Nợ TK 911 Có TK 632. 3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. a. Chi phí bán hàng. Để kế toán chi phí bán hàng, kế toán sử dụng TK 641 "chi phí bán hàng" . Bên nợ: Tập hợp vhi phí bán hàng thực tế phát sinh. Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng. - Kết chuyển chi phí bán hàng. TK 641 không có số dư cuối kỳ. Chi phí bán hàng được chi tiết thành các tiểu khoản : 6411: Chi phí nhân viên 6412: Chi phí vật, liệu bao bì. 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng. 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ 6415: Chi phí bảo hành. 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài. 6418: Chi phí bằng tiền khác. Việc hạch toán chi phí bán hàng theo phương pháp kiểm kê định kỳ tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. b. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Để tiến hành kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 642 "chi phí quản lý doanh nghiệp". Bên nợ: Tập hợp toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp. TK 642 cuối kỳ không có số dư. TK 642 được chi tiết thành các tiểu khoản. 6421: Chi phí nhân viên quản lý. 6422: Chi phí vật liệu quản lý. 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng. 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ. 6425: Thuế, phí và lệ phí. 6426: Chi phí dự phòng. 6427: Chi pgí dịch vụ mua ngoài. 6428: Chi phí bằng tiền khác. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, TK 642 có thể được mở thêm một số tiểu khoản khác để theo dõi các nội dung thuộc yếu tố chi phí quản lý quản lý doanh nghiệp. Về cơ bản, chi phí quả lý doanh nghiệp hạch toán tương tự như TK 641 " chi phí bán hàng". Cụ thể: Tập hợp chi phí thực tế phát sinh. Nợ TK 642 ( chi tiết tiểu khoản). Có TK liên quan (152, 111, 112...) Phản ánh các khoản ghi giảm chi phí. Nợ TK liên quan (152,111,112...) Có TK 642. Kết chuyển chi phí quản lý. Nợ TK liên quan(911, 1422) Có TK 642. TK 111,152,1388.. TK 641, 642 TK 334, 338 1 5 TK 142 TK 911 TK 152,153 TK 214 TK 142, 335, 331, 111,112... 2 3 4 6 7 1. Chi phí nhân viên. 2. Chi phí khấu hao TSCĐ. 3. Các chi phí khác(chi phí theo dự toán, chi phí dịch vụ mua ngoài...). 4. Chi phí dịch vật liệu, dụng cụ. 5. Giá trị ghi giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 6. Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 7. Chi phí chờ kết chuyển. 4.- Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. a. khái niệm. Xác định kết quả tiêu thụ là xác định kết quả của hoạt động bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Kết quả đó được xác định bằng cách so sánh giữa một bên là doanh thu thuần với một bên là giá vốn hàng tiêu thụ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả này được biểu hiện qua chỉ tiêu lãi- lỗ về tiêu thụ. b. Tài khoản sử dụng. Thông thường, cuối kỳ kinh doanh hay sau mỗi thương vụ, kế toán tiến hành xác định kết quả tiêu thụ. Công việc này được thực hiện trên TK 911- xác định kết quả kinh doanh. Kết cấu: Bên nợ: Các chi phí sản xuất kinh doanh liên quan đến tiêu thụ(giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp). Chi phí hoạt động tài chính. Chi phí bất thường Kết chuyển kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên có: Tổng số doanh thu thuần trong kỳ. Tổng số thu nhập thuần về hoạt động tài chính. Tổng số thu nhập thuần về hoạt động bất thường. Kết chuyển kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. c. Sơ đồ hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết chuyển lợi nhuận về tiêu thụ Kết chuyển lỗ về tiêu thụ Kết chuyển doanh thu thần Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ Trừ vào thu nhập trong kỳ Kêt chuyển Chờ kết chuyển K/C chi phí bán hàng và chi phí QLDN TK 632 TK 911 TK 511,512 TK 641, 642 TK 421 TK 1422 Phần II: thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long. I.- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long có ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ. 1.- Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm( bánh kẹo, bột canh) và là dại lý mua, đại lý bán, ký gửi các loại hàng hoá. Ngoài ra, Thăng Long còn tiến hành buôn bán các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và kinh doanh dịch vụ du lịch. Từ một cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 9/4/1999 tại sở kế hoặch và đầu tư thành phố Hà Nội, giấy phép kinh doanh số 4179 GB/TLDN của UBND thành phố hà nội, với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, nhiệt tình, đã đưa công ty nhanh chóng phát triển và quy mô sản xuất ngày càng mở rộng. Đến năm 2002, công ty mở rộng quy mô sản xuất với việc xây dựng thêm một xưởng sản xuất, chế biến bánh kẹo, bột canh và dã tiến hành đăng ký kinh daonh lần 2 ngày 4/12/2002 với số vốn điều lệ 6.720.000.000đ. Số đăng ký kinh doanh 071218 và Bà Khuất Thị Thu làm giám đốc. Trụ sở chính của công ty: 275 đường Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tên công ty: Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long. Tên giao dịch: Thăng Long confectionery company limited. Tên viết tắt: Thăng Long co.LTD. Là công ty TNHH nên số vốn được đóng góp bởi các thành viên: 1- Khuất Đức Thịnh góp 258.000.000đ chiếm 3,8% tổng số vốn của công ty. 2- Khuất Thị Thu góp 5.397.000.000đ chiếm 80,3% số vốn,. 3- Khuất Thế Thịnh góp 695.000.000đ, chiếm 10,4% số vốn. 4- Khuất Mạnh Tú góp 370.000.000đ, chiếm 5,5% số vốn. Giám đốc, Bà Khuất Thị Thu là người đại diện cao nhất cho công ty và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.- Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long. 2.1.- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh daonh. Hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất, chế biến thực phẩm, sản xuất kinh doanh các loại bánh, kẹo, bột canh với trên 50 sản phẩm các loại phục vụ tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Công ty tổ chức sản xuất với 3 phân xưởng chế biến (phân xưởng sản xuất kẹo cứng, phân xưởng sản xuất kẹo mềm, phân xưởng sản xuất bột canh). Nguyên vật liệu chính của công ty dùng vào sản xuất gồm: Đường, nha, sữa, vừng, lạc, muối, bột mỳ... Tất cả các NVL này được thu mua từ trong nước. Nguyên vật liệu phụ của công ty dùng vào sản xuất gồm: Than đốt, các chất phụ gia, hương liệu, dầu ăn, bao bì... Do đặc điểm của NVL có thời gian sử dụng ngắn, chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhân tố thời tiết, dễ bị hư hỏng, mất phẩm chất nên công ty tổ chức hạch toán , cung ứng, dự trữ NVL theo phương phá giá thực tế NVL nhập trước- xuất trước, nhập sau-xuất sau. Tức là: NVL nào thu mua, nhập kho trước thì xuất dùng trước. Phải xuất dùng hết số nhập trước rồi mới xuất dùng số nhập sau theo giá thực tế NVL xuất dùng. Giá NVL tồn kho cuối kỳ là giá NVL thực tế mua vào sau cùng. Nguyên vật liệu được theo dõi một cách chặt chẽ, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục phục vụ sản xuất theo đặc điểm, yêu cầu của từng phân xưởng. Phân xưởng I: Chuyên sản xuất, cung ứng các loại kẹo cứng như: kẹo chocola milk, kẹo cam, kẹo tranh, kẹo rứa... Phân xưởng II: Chuyên sản xuất, cung ứng các loại kẹo mềm như: kẹo Merry, kẹo Lovely, kẹo Hương xuân, kẹo Sữa... Phân xưởng III: Chuyên sản xuất, cung ứng các loại bột canh như: bột canh tôm, bột canh Iốt... 2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. Quy trình công nghệ sản xuất được thể hiện qua các sơ đồ sau: Sơ đồ quy trình sản xuất kẹo cứng. Nguyên liệu Hoà tan Nấu Làm nguội Gói máy Đóng gói Bơm nhân Nấu nhân Sàng Bao gói Tạo hình Nha( mặt nước) Quy trình sản xuất kẹo mềm. Nguyên liệu Hoà tan, lọc Làm nguội Máy quật kẹo Tạo hình Đánh khối Trộn phụ Đóng túi Lăn, cán Gói tay Máy gói Cân kẹo Máy vuốt Máy cắt Quy trình sản xuất bột canh. Rang muối Nghiền nhỏ Trộn Iốt Bao gói, đóng hộp Bao gói, đóng hộp Trộn phụ gia Trộn phụ gia Sàng, lọc 2.3. Đặc điểm tổ chức bọ máy công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu " tổ chức trực tuyến". Theo cơ cấu này, mối quan hệ giữa các nhân viên trong tổ chức bộ máy công ty được thể hiện trực tuyến (đường thẳng), tức là trực tiếp từ người lãnh đạo cao nhất đến người thấp nhất theo kênh dọc. Người thừa hành công việc nhận lệnh trực tiếp từ người phụ trách trực tiếp. Kiểu tổ chức này tạo điều kiện thuận lợi cho chế độ quản lý một thủ trưởng, giúp giám đốc quản lý, theo giõi chặt chẽ từng khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giám Đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc du lịch Phòng kinh doanh Phòng nhân sự Phòng kế toán Tiếp thị Phụ trách xe Phòng kỹ thuật Trưởng ca Kỹ thuật viên Phân xưởng kẹo cứng Phân xưởng kẹo mềm Phân xưởng bột canh Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long được thể hiện qua sơ đồ sau: Ban giám đốc công ty gồm: Giám đốc và 3 phó giám đốc phụ trách công việc kinh doanh, sản xuất, dịch vụ du lịch. Giám đốc là người chịu trách nhiệm chung và chịu trách nhiệm cao nhất về hành vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với nhà nước và pháp luật, vừa đại diện cho cán bộ công nhân viên, quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty theo đúng chế độ pháp luật của nhà nước và quyền lợi của công nhân viên trong công ty. Phó giám đốc, giúp giám đốc điều hành một hay một số lĩnh vực công tác của công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao. Phòng kế toán có chức năng tham mưu cho giám đốc và giúp giám đốc quản lý các mặt kế toán, thống kê tài chính trong công ty. Đứng đầu phòng kế toán là trưởng phòng (Kế toán trưởng) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các kế hoặch về kế toán, thống kê tài chính. Theo dõi kịp thời, liên tục có hệ thống các số liệu về sản phẩm, tài sản, nguồn vốn, và quỹ công ty, thu chi tiền mặt, tài chính và hạch toán kinh tế. Quyết toán tài chính và lập các báo cáo cuối kỳ theo quy định của nhà nước, cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết giúp ban giám đốc đưa ra được các quyết định kinh doanh hợp lý. Phòng kinh doanh: Lập kế hoặch sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, thu mua vật tư, thiết bị, ký hợp đồng, thực hiện hợp đồng, thăm dò mở rộng thị trường. Phòng nhân sự: Đảm bảo công việc tổ chức lao động, tiền lương, giải quyết việc làm, tuyển dụng lao động, giải quyết các chính sách, chế độ bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên. Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất, nghiên cứu sản phẩm mới, quản lý kỹ thuật, quy trình công nghệ kỹ thuật, giải quyết các sự cố trong sản xuất, xây dựng nội quy, quy trình sản phẩm. Trưởng ca: Chỉ đạo chung việc sản xuất cả 3 phân xưởng kẹo cứng, kẹo mềm, bột canh, trực tiếp quản lý công nhân trong quá trình sản xuất. Các phân xưởng thực hiện nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm theo chỉ đạo của phòng kỹ thuật. Kỹ thuật viên: Kiểm tra các quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. II.- Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tịa công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long. Kế toán trưởng ( trưởng phòng kế toán) 1.- Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Kế toán NVL và tiền lương Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm Kế toán công nợ Kế toán quỹ Kế toán phân xưởng Phòng kế toán được cơ cấu thành 6 bộ phận, mỗi bộ phận được bố trí một công việc cụ thể. Kế toán trưởng phụ trách toàn bộ phòng kế toán, giúp giám đốc tổ chức, mọi hoạt động của bộ phận kế toán theo pháp lệnh kế toán thống kê. Có trách nhiệm làm và nộp các báo cáo cuối kỳ, cung cấp thông tin cần thiết cho bộ phận quản lý công ty và các cơ quan có liên quan. Kế toán quỹ: Hạch toán và theo dõi chi tiết các nghiệp vụ liên quan đến thu, chi tiền mặt, tiền gửi của công ty. Kế toán công nợ: Hạch toán, theo dõi chi tiết từng khoản công nợ của từng khách hàng, từng chủ nợ của công ty. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm: Tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan để tính giá thành sản phẩm nhập kho. Kế toán NVL và tiền lương: Phụ trách nhiệm hạch toán và tính giá nhập, xuất, tồn NVL đồng thời hạch toán các khoản lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên. Kế toán phân xưởng: Tập hợp các chi phí phát sinh và các chứng từ có liên quan tại phân xưởng. 2.- Đặc điểm tổ chức bộ sổ và hình thức kế toán tại công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long. Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ để tiến hành hạch toán kế toán.hình thức này rất phù hợp với đặc điểm của công ty. Vì là một công ty nhỏ, khói lượng công việc ít, không phức tạp, cho phép chuyên môn hoá trong phân công công tác kế toán, thuận tiện cho việc áp dụng máy tính. Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Chứng từ gốc Báo cáo kế toán Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ hạch toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng II.- Tình hình thực tế về công tác tiêu thụ thành phẩm và xác định kết tiêu thụ tại công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long. 1.- Đặc điểm chung và phương pháp tiêu thụ thành phẩm của công ty. Do đặc điểm bánh kẹo, bột canh là những sản phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thời tiết, dễ bị hư hỏng, giảm phẩm chất và thời gian bảo quản ngắn nên công ty luôn xúc tiến việc tiêu thụ một cách khẩn trương, nhanh chóng và hiệu quả. Để thúc đẩy việc tiêu thụ, công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, không ngừng cải tiến mẫu mã, chủng loại sản phẩm. Việc tiếp thị, quảng cáo cũng đã được quan tâm đúng mức. Công tác quản lý tiêu thụ của công ty. Về chất lượng sản phẩm: Trong quá trình sản xuất, kỹ thuật viên luôn kiểm tra quy cách, chất lượng sản phẩm. Khi sản phẩm hoàn thành nhập kho, thủ kho chịu trách nhiệm bảo quản thành phẩm trong kho và đảm bảo giao cho khách hàng với chất lượng cao nhất. Về khối lượng sản phẩm: Phòng kinh doanh và phòng kế toán luôn nắm bắt chặt chẽ về tình hùnh nhập, xuất, tồn kho thành phẩm làm cơ sở để ký kết các hợp đồng và đưa ra các phương án tiêu thụ thích hợp. Về giá bán: Công ty áp dụng giá bán linh hoạt và được phòng kinh doanh đưa ra trên cơ sở số liệu của phòng kế toán về thành phẩm sản xuất và thị trường. Về hình thức tiêu thụ: Công ty lựa chọn phương thức tiêu thụ trực tiếp, tức là giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho hay trực tiếp tại phân xưởng, không qua kho. Thường thì khách hàng của công ty được công ty vận chuyển hàng đến nơi giao hàng theo yêu cầu. Về hình thức thanh toán: Hầu hết các hợp đồng mua bán hàng hoá của công ty áp dụng theo hình thức thanh toán ngay. Nghĩa là sau khi giao hàng, người mua chấp nhận hàng và nhân viên giao hàng sẽ thu tiền ngay. Hình thức này hầu hết được khách hàng của công ty chấp thuận. 2.- Thủ tục chứng từ. Sản phẩm của công ty sau khi sản xuất hoàn thành sẽ tiến hành nhập kho. Phiếu nhập kho thành phẩm được lập thành 2 liên. Liên 1: Lưu tại quyển gốc tại phòng kế toán. Liên 2: Thủ kho giữ để vào thẻ kho và theo dõi chi tiết từng chủng loại và số lượng sản phẩm. Khi xuất kho thành phẩm. Kế toán tiến hành lập hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho của công ty được lập thành 3 liên. Liên 1: Lưu tại phòng kế toán. Liên 2: Dùng để vận chuyển và giao cho khách hàng. Liên 3: Thủ kho giữ. 3.- Tài khoản sử dụng. Để tiến hành kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, kế toán công ty sử dụng các TK sau: TK 511: Doanh thu tiêu thụ. TK 155: Thành phẩm. TK 632: Giá vốn hàng bán. TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. Ngoài các TK nói trên, trong quá trình hạch toán thành phẩm, tiêu thụ, chi phí kết quả... Kế toán công ty còn sử dụng một số TK khác có liên quan như TK 111,112,333,334,421... Công ty không sử dụng TK 131 vì công ty lựa chọn hình thức tiêu thụ trực tiếp thu tiền ngay. Tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến chi phí bán hàng, kế toán công ty không tổ chức hạch toán riêng mà toàn bộ chi phí này được tập hợp vào TK 642 "chi phí quản lý doanh nghiệp". Sổ sách kế toán công ty đang sử dụng: Chứng từ ghi sổ. Sổ chi tiết TK 154,155,511... Sổ cái các TK 155,111,511,911... Công ty không sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. 4.- Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm. Vì tiêu thụ theo phương pháp trực tiếp, vận chuyển hàng đến nơi giao hàng theo yêu cầu của bên mua. Vì vậy, công ty đảm nhiệm thêm khâu vận chuyển nên giá bán thành phẩm gồm cả chi phí vận chuyển trong đó. Khi xuất kho thành phẩm, căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm hoá đơn vận chuyển, kế toán lập các chứng từ liên quan để làm căn cứ ghi sổ. Ví dụ: tháng 1 năm 2003, công ty xuất kho một lô hàng, phiếu xuất kho kiêm hoá đơn vận chuyển được lập như sau: Công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Sử dụng theo công văn số 517TCT/AC ngày 25/ 1/ 2002 của TCT Ký hiệu:AA/02 275 Cầu giấy- Hà Nội Liên 2: Dùng để vận chuyển hàng ĐT: 833191/8334588 Ngày 09/ 01/2003 No: 001696 Căn cứ lệnh điều động số giao ngày 09/01/2003 của giám đốc công ty: Vê việc:................vận chuyển.............................................. Họ tên người vận chuyển: Nguyễn Văn Kiên Phương tiện vận chuyển:.........ô tô....................................... Xuất tại kho: Công ty Nhập tại kho:.......... TT Tên nhãn hiệu, cách, phẩm chất vật tư( SP, hàng hoá) Ma số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Thực xuất Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Kẹo trái cây Kẹo bốn mùa Kẹo vừng Kẹo ký Kẹo socola Kẹo nhân dâu Kẹo bạc hà Kẹo lạc xốp Kẹo gừng Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg 140 145 30 71 55 60 30 62,5 25 9818 8364 9252 7402 8412 9240 8883 9636 8618 1374520 1212780 277560 525542 462660 554400 266490 602250 602250 Cộng 5.491.652 Xuất ngày 09/01/2002 Nhập ngày... tháng... năm... Người lập phiếu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển là căn cứ để thủ kho vào thẻ kho và căn cứ để kế toán vào sổ chi tiết thành phẩm. Phiếu xuấ kho được viết kèm theo hoá đơn thuế giá trị gia tăng. Đây là căn cứ để kế toán lập các chứng từ theo dõi doanh thu về số hàng đã tiêu thụ. Ví dụ: Trong tháng 01 năm 2003, công ty xuất lô hàng có hoá đơn thuế GTGT sau: Công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long Hoá đơn (GTGT) (dùng cho kinh doanh sản xuất và dịch vụ du lịch của công ty) Sử dụng theo CV số 3199/TCT/AV ngày 17/8/2001 Ký hiệu:AA/2001 275 Cầu Giấy- Hà Nội Liên 2: khách hàng ĐT: 833191/8334588 No: 0008892 Tên khách hàng: Nguyễn Quốc Huy Địa chỉ: Yên Sơn- Tuyên Quang Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số thuế:...... TT Tên hàng hoá, dịch vụ đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thàh tiền 1 2 3 Kẹo bốn mùa Kẹo trái cây Kẹo cân 1000g Kg Kg Kg 20 25 50 12364 11818 10.000 247280 295450 500.000 Cộng tiền hàng 1.042.730 Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 104273 Tổng cộng tiền thanh toán : 1.147.003 ( Số tiền viết bằng chữ: Một triệu, một trăm bố bảy nghìn, không trăm ninh ba đồng.) Khách hàng Kế toán Thủ trưởng đơn vị Căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất, thủ kho vào thẻ kho để theo dõi số lượng nhập- xuất- tồn kho thành phẩm từng loại về số lượng, giá trị. Cuối mỗi tháng, kế toán sẽ cộng tổng của số trên thẻ kho và đối chiếu với số liệu của phòng kế toán. Nếu số liệu trùng khớp nhau là đúng. Ví dụ: Căn cứ vào phiếu nhập, xuất kho thành phẩm trong tháng 1 năm 2003, thủ kho sẽ lên thẻ kho để theo dõi lượng hàng tồn kho cuối tháng. Đơn vị: Công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long Mẫu số: 06-VT QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Thẻ kho Người lập:...................................................................... Tờ số:............................................................................. Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư:......... Kẹo nhân dâu... Đơn vị tính: ...............Kg.............................................. Mã số:........................................................................... TT Chứng từ Diễn giải Ngày N_X Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số Ngày Nhập Xuất Tồn 1 2 ... 10 11 ... 16 ... 1/1 3/1 ... 5/1 5/1 ... 9/1 ... Tháng 1 Tồn đầu tháng Nhập kho TP Xuất bán TP ... Nhập kho TP Xuất bán TP ... Xuất bán TP ... Dư cuối kỳ ... 970 ... 157 ... ... 1324 ... 862 ... 60 ... 987,6 633,4 ... 1364,8 502.8 ... 697,4 ... 124 Đơn vị: Công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long Mẫu số: 06-VT QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Thẻ kho Người lập:...................................................................... Tờ số:............................................................................. Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư:......... Kẹo trái cây... Đơn vị tính: ...............Kg.............................................. Mã số:........................................................................... TT Chứng từ Diễn giải Ngày N_X Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số Ngày Nhập Xuất Tồn 1 2 ... 10 11 ... 16 ... 1/1 3/1 ... 5/1 5/1 ... 9/1 ... Tháng 1 Tồn đầu tháng Nhập kho TP Xuất bán TP ... Nhập kho TP Xuất bán TP ... Xuất bán TP ... Dư cuối kỳ ... 720 ... 257 ... ... 1231 ... 789 ... 140 ... 682.8 1402.8 171.8 ... 1326.4 537.4 ... 796.6 ... 607 Đơn vị: Công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long Mẫu số: 06-VT QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Thẻ kho Người lập:...................................................................... Tờ số:............................................................................. Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư:......... Kẹo lạc xốp...... Đơn vị tính: ...............Kg.............................................. Mã số:........................................................................... TT Chứng từ Diễn giải Ngày N_X Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số Ngày Nhập Xuất Tồn 1 2 ... 10 11 ... 16 ... 1/1 3/1 ... 5/1 5/1 ... 9/1 ... Tháng 1 Tồn đầu tháng Nhập kho TP Xuất bán TP ... Nhập kho TP Xuất bán TP ... Xuất bán TP ... Dư cuối kỳ ... 402 ... 452 ... ... 312 ... 236 ... 62.5 ... 278.6 680.6 368.6 ... 478.6 242.6 ... 428.4 ... 148.2 5.- Kế toán tổng hợp xác định kết quả tiêu thụ. 5.1. Kế toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm. Để theo dõi doanh thu tiêu thụ, kế toán sử dụng TK 511 " doanh thu bán hàng". Ngoài ra, kế toán sử dụng sổ chi tiết TK 511, chứng từ ghi sổ và sổ cái TK doanh thu bán hàng. Khi thành phẩm của công ty được giao cho khách hàng, khách hàng thanh toán tiền hàng, căn cứ vào hoá đơn xuất kho và hoá đơn GTGT để ghi vào sổ chi tiết bán hàng. Theo mẫu sổ chi tiết bán hàng của công ty, kế toán không phản ánh giá vốn hàng bán mà chỉ phản ánh về mặt số lượng, đơn giá và số tiền thu được từ bán. Sổ chi tiết bán hàng được kế toán theo dõi chi tiết từ ngày 01 đến ngày cuối cùng trong tháng. Sổ chi tiết bán được ghi theo từng hoá đơn và đối chiếu với sổ cái. Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết và sổ cái, kế toán tiến hành lập các báo cáo kế toán. Ví dụ: Trong tháng 1 năm 2003, căn cứ vào các hoá đơn bán hàng, kế toán tiến hành lập sổ chi tiết bán hàng như sau: Sổ chi tiết bán hàng TK 511( tháng 1/2003) Đơn vị tính: đồng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Xuất Các khoản giảm trừ Số Ngày Số lượng đơn giá Thành tiền Thuế Khoản khác 0007 '' '' ... 0020 '' '' '' '' ... 0195 '' '' ... 1/1 ... 9/1 ... 28/1 ... Kẹo bốn mùa Kẹo trái cây Kẹo cân 1000g ... Kẹo trái cây Kẹo bốn mùa Kẹo sữa dừa 120g Hương cốm Kẹo socola ... Kẹo bạc hà Kẹo nhân dâu Kẹo gừng ... 111 111 111 ... 111 111 111 111 111 ... 111 111 111 ... 20 25 50 ... 140 145 12 6 55 ... 30 60 25 ... 12364 11818 10.000 ... 11818 12364 13636 15151 12464 ... 10465 11487 12464 ... 247280 295450 500000 ... 1654520 1792780 163632 90906 685520 ... 313950 689220 311600 ... 24728 29545 50000 ... 165452 179278 16363.2 9090.6 68552 ... 31395 68922 31160 ... Cộng 392324500 3923450 Căn cứ vào hoá đơn thuế GTGT, cuối tháng, kế toán tập hợp lại ghi vào chứng từ ghi sổ và sổ cái TK có liên quan. Ví dụ: Trong tháng 1, căn cứ vào hoá đơn thuế GTGT, kế toán phản ánh vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ Số.....7..... Ngày. 31..tháng..1..năm..2003. Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Thu tiền bán hàng 111 511 1042730 Cộng x x 1042730 Kèm theo ................. Chứng từ gốc. Người ghi sổ Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số.....20..... Ngày. 31..tháng..1..năm..2003. Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Thu tiền bán hàng 111 511 5182540 Cộng x x 5182540 Kèm theo ................. Chứng từ gốc. Người ghi sổ Kế toán trưởng Sở kế hoặch và đầu tư Đơn vị: Công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long Sổ cái Năm: 2003, đơn vị tính: đồng Tên tài khoản: thành phẩm Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diên giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 31/1 31/1 ... 31/1 ... 31/1 ... 8 12 ... 21 ... 32 ... 1/1 4/1 ... 9/1 .... 28/1 ... Số dư đầu kỳ Xuất bán TP Nhập kho TP ... Xuất bán TP .... Xuất kho thành TP ... Cộng phát sinh Số dư cuối tháng 632 154 ... 632 ... 632 ... 135464132 375185423 ... ... ... 435642987 148517347 32564132 ... 5491652 ... 854236 ... 287125640 Ngày 31 tháng 1 năm 2003 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Số hiệu: 155 Sở kế hoặch và đầu tư Đơn vị: Công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long Sổ cái Năm: 2003, đơn vị tính: đồng Tên tài khoản: doanh thu bán hàng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diên giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 31/1 ... 31/1 ... 31/1 7 ... 20 ... 34 1/1 ... 9/1 ... 31/1 Thu tiền bán hàng .... Thu tiền bán hàng ... Kết chuyển doanh thu Cộng phát sinh 111 .... 911 ... 911 .... ... 392324500 392324500 1042730 ..... 5182540 ... 392324500 Ngày 31 tháng 1 năm 2003 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Số hiệu TK: 511 5.2- Kế toán giá vốn hàng bán. Công ty áp dụng phương phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho theo giá đích danh. Theo phương pháp này, thành phẩm thộc lô hàng nào thì lấy đúng giá đơn vị nhập kho của lô hàng đó nhân với số lượng thành phẩm thực xuất để tính giá vốn của hàng xuất bán. Theo phương pháp tính giá thành sản xuất của thành phẩm nhập kho thì mọi chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp trực tiếp vào TK 154 chứ không thông qua các TK phản ánh chi phí 621 "chi phí NVL trực tiếp", TK 622 " chi phí nhân công trực tiếp", TK 627" chi phí SX chung". Căn cứ vào sổ chi tiết TK 154, kế toán tính được giá thực nhập của từng lô hàng. Khi xuất kho thành phẩm để bán cho khách hàng, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán lập các chứng từ ghi sổ phản ánh giá vốn của lô hàng xuất bán và ghi vào sổ cái TK 632 và sổ cái TK 155. Ví dụ: trong tháng 1 năm 2003, công ty xuất một lô hàng bán cho khách hàng, căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho kế toán lập chứng từ ghi sổ và phản ánh vào sổ cái TK 632. Chứng từ ghi sổ Số.....8..... Ngày..31..tháng..1..năm..2003. Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Giá vốn hàng bán 632 155 32564132 Cộng x x 32564132 Kèm theo ................. Chứng từ gốc. Người ghi sổ Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số....21...... Ngày..31..tháng..1..năm..2003. Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Giá vốn hàng bán 632 155 5491652 Cộng x x 5491652 Kèm theo ................. Chứng từ gốc. Người ghi sổ Kế toán trưởng Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ trong tháng 1, cuối tháng kế toán tiến hành tập hợp toàn bộ giá vố hàng bán vào sổ cái TK 632. Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diên giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 31/1 ... 31/1 ... 31/1 ... 31/1 8 ... 21 ... 194 ... 34 1/1 ... 9/1 ... 28/1 ... 31/1 Giá vốn hàng bán ... Giá vốn hàng bán ..... Giá vốn hàng bán ... Kết chuyển giá vốn hàng bán Cộng phát sinh 155 ... 155 ... 155 ... 911 32564132 ... 5491652 ... 854236 ... 287125640 287125640 287125640 Ngày 31 tháng 1 năm 2003 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Công ty TNHH bánh kẹo thăng long 275 Cầu Giấy- Hà Nội Sổ cái Năm: 2003, đơn vị: đồng Tên TK: Giá vốn hàng bán Số hiệu: 632 5.3.- Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, toàn bộ chi phí phát sinh được tập hợp chung vào TK 641"chi phí quản lý doanh nghiệp". Khi phát sinh các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp như chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vận chuyển... được kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ về từng loại liên quan đến chi phí này và tập hợp vào TK 642. Công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long 275 Câu Giấy- Hà Nội Phiếu chi Ngày 9 tháng 1 năm 2003 Quyển số:33 Mẫu số: 02TT QĐ: 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995 của bộ TC Ví dụ: Trong tháng 1 năm 2003, công ty bán một số thành phẩm. Theo hợp đồng, công ty vận chuyển hàng đến nơi người nhận, chi phí vận chuyển phát sinh, căn cứ vào hoá đơn vận chuyển, kế toán lập phiếu chi. Nợ TK 642: 398000 Có TK 111: 398000 Người nhận tiền: Nguyễn Văn Trung Lý do: Chi phí đi bán hàng Số tiền: 398000đ (Viết bằng chữ: Ba trăm chín tám nghìn đồng) ............. Chứng từ gốc Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận ............. Đã nhận đủ số tiền: Ba trăm chín tám nghìn đồng Căn cứ vào các phiếu chi cùng loại, cuối tháng kế toán lập các chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ Số....117...... Ngày..31..tháng..1..năm..2003. Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Chi phí thuê kho 642 111 6000000 Cộng x x 6000000 Kèm theo ................. Chứng từ gốc. Người ghi sổ Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số....131...... Ngày..31..tháng..1..năm..2003. Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Lương bộ phận quản lý 642 111 14538000 Cộng x x 14538000 Kèm theo ................. Chứng từ gốc. Người ghi sổ Kế toán trưởng Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ, bảng tính lương và trích theo lương, cuối tháng, kế toán tập hợp toàn bộ chi phí quản lý và chi phí bán hàng vào sổ cái TKL 642. Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diên giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 31/1 3 15 41 42 61 95 117 131 132 204 2/1 5/1 14/1 14/1 15/1 17/1 19/1 21/1 21/1 21/1 31/1 Chi phí bằng tiền mặt Chi phí trả trước KHTSCĐ bán hàng KHTSCĐ quản lý NVL cho bán hàng + QL Lương bộ phận bán hàng Chi phí thuê kho Lương bộ phận QL BHYT + BHXH Kết chuyển chi phí BH+QL Cộng phát sinh 111 142 214 214 152 334 338 334 338 911 27698460 290000 8565050 1208950 1450000 13931000 6000000 14538000 4839736 78521196 78521196 78521196 Ngày 31 tháng 1 năm 2003 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Công ty TNHH bánh kẹo thăng long 275 Cầu Giấy- Hà Nội Sổ cái Năm: 2003, đơn vị: đồng Tên TK: Giá vốn hàng bán Số hiệu TK: 642 5.4.- Kế toán xác định kết quả tiêu thụ. Xác định kết quả tiêu thụ là tính ra số lãi-lỗ trong quá trình tiêu thụ của công ty. Cuối kỳ, căn cứ vào các chứng từ ghi sổ, sổ cái các TK liên quan, kế toán lập chứng từ tập hợp tất cả các khoản doanh thu về tiêu thụ thành phẩm trên TK 511 và toàn bộ giá vốn hàng bán trên TK 632, chi phí bán hàng, chi phí quản lý trên TK 642 vào TK 911 để bù trừ cho nhau. Phần chênh lệch chính là kết quả của quá trình tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ: Cuối tháng 1, vào ngày 31 căn cứ vào sổ cái các TK, kế toán lập chứng từ kết chuyển các TK và xác định kết quả tiêu thụ. Chứng từ ghi sổ Số....254...... Ngày..31..tháng..1..năm..2003. Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ 911 632 287125640 Cộng x x 287125640 Kèm theo ................. Chứng từ gốc. Người ghi sổ Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số....255...... Ngày..31..tháng..1..năm..2003. Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Kết chuyển chi phí QLDN+chi phí bán hàng 911 642 78521196 Cộng x x 78521196 Kèm theo ................. Chứng từ gốc. Người ghi sổ Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số....256...... Ngày..31..tháng..1..năm..2003. Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Kết chuyển doanh thu thuần vềtiêu thụ thành phẩm 511 911 392324500 Cộng x x 392324500 Kèm theo ................. Chứng từ gốc. Người ghi sổ Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số....257...... Ngày..31..tháng..1..năm..2003. Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Kết chuyển lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ 911 421 26677664 Cộng x x 26677664 Kèm theo ................. Chứng từ gốc. Người ghi sổ Kế toán trưởng Căn cứ vào kết quả tính được và các chứng từ, sổ sách đã lập, kế toán tiến hành lập các báo cáo kế toán cần thiết. Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết SXKD tại công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long. I.- Đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ và xác định kết quả SXKD tại côg ty TNHH bánh kẹo Thăng Long. Nhìn chung, công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long đã đạt được những thành công đáng kể. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường khắp các tỉnh thành trong nước và nước ngoài. Tuy chưa chiếm được thị phần cao trên thị trường, song trong những bước đi vững chắc của mình, công ty đang dần khẳng định được mình và hứa hẹn một triển vọng tốt đẹp, sản phẩm của công ty đang dần được nhiều người tiêu dùng biết đến. Đối với công ty Thăng Long, phương thức tiêu thụ trực tiếp thu tiền ngay rất phù hợp . Phương thức nay tận dụng được ưu thế về nguồn nhân lực và phương tiện vận chuyển của công ty. Nó còn giúp thu hồi vốn nhanh, tránh được tình trạng vốn bị ứ đọng do bị chiếm dụng vốn. Cùng với sự lỗ lực của toàn công ty, để khẳng đinh mình công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả SXKD cũng ngày càng được hoàn thiện để phù hợp hơn với xu thế phát triển và quy mô sản xuất của công ty. Hình thức chứng từ ghi sổ được công ty áp dụng là rất phù hợp với phương thức kế toán thủ công bằng tay. Bộ máy kế toán gọn nhẹ, cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ và năng lực nên công việc luôn được hoàn thành đúng thời gian, đảm bảo nộp các báo cáo đúng niên độ do bộ tài chính quy định. Hệ thống sổ sách kế toán dễ kiểm tra và dễ sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công và thuận lợi, công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của công ty vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. II.- Một ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long. 1- Vấn đề về tiêu thụ thành phẩm. Sản phẩm sản xuất ra là để bán và để bán được trên thị trường thì nhất định phải thực hiện tốt ba khâu trong quá trình sản xuất. Trong đó phải đặc biệt phải chú trọng đến khâu tiêu thụ. Trong điều kiện ngày nay, với trình độ khoa học ngày càng phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi được phục vụ tốt. Vì vậy, tổ chức tốt mạng lưới bán hàng, các dịch vụ hỗ trợ bán, quá trình bán và dịch vụ hỗ trợ sau bán là tiền đề để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho công ty. Với công ty Thăng Long, công ty lựa chọn phương thức tiêu thụ trực tiếp, hàng hoá tiêu thụ được công ty vận chuyển đến nơi giao hàng theo yêu cầu của khách hàng. Do công việc vận chuyển dễ gặp rủi ro, chi phí bảo quản hàng hàng hoá tăng, đặc biệt với nhiều khách hàng ở xa hợp đồng mua với số lượng lớn cùng một lúc sẽ gây khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Vì vậy, hình thức tiêu thụ hiện này chỉ thích hợp với mô hình sản sản xuất nhỏ lẻ, chưa thật phù hợp với quy mô sản như hiện nay của công ty. Vậy theo ý kiến cá nhân tôi, công ty nên mở thêm hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các đại lý và thiết lập hệ thống bán buôn hàng hoá ở khắp các thị trường tiêu thụ của công ty. Công ty nên đa dạng hoá hình thức thanh toán, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ trước và sa bán nhằm khuyến khích người mua. Việc mở thên các kênh phân phối, thúc đẩy tiêu thụ thành phẩm là cơ sở để tăng doanh số bán, tăng lợi nhuận cho công ty. 2.- Vấn đề sử dụng tài khoản. Trong công tác kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán công ty không sử dụng TK 621, 622, 627 và TK 641. Tất cả các nghiệp vụ chi phí sản xuất phát sinh đều được kế toán tập hợp trực tiếp vào TK 154. Với chi phí bán hàng, tất cả các chi phí phát sinh có liên quan đều được tập hợp chung vào TK 642 "chi phí quản lý doanh nghiệp". Việc hạch toán như vậy không phản ánh đúng nội dung và bản chất của từng loại chi phí, không xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh. Về TK 641" chi phí bán hàng" nên được hạch toán riêng Ví dụ: Từ chứng từ số 131 sẽ sửa thành như sau: Căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ Số.......... Ngày..31..tháng..1..năm..2003. Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Lương bộ phận quản lý 642 111 14538000 Cộng x x 14538000 Kèm theo ................. Chứng từ gốc. Người ghi sổ Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số.......... Ngày..31..tháng..1..năm..2003. Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Lương bộ phận bán hàng 641 111 13931000 Cộng x x 13931000 Kèm theo ................. Chứng từ gốc. Người ghi sổ Kế toán trưởng Cuối tháng, căn cứ vào chứng từ ghi sổ TK 641, kế toán tiến hành lập sổ cái TK này và từ tổng số chi phí phát sinh đã tập hợp được,cuối kỳ kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Ngoài ra, trong hệ thống TK sử dụng của công ty chưa áp dụng chế độ kế toán mới sửa đổi bổ sung ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, ngày 31/12/2001 của bộ trưởng bộ tài chính. Theo thông tư của bộ tài chính ban hành ngày 9/10/2002 thì một số tài khoản công ty đang sử dụng nên sửa đổi như sau: a. Tài khoản 511 "doanh thu bán hàng" đổi thành TK 511 "doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ". Nội dung phản ảnh của TK 511 " doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ " Bán hàng: bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hoá mua vào. Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một kỳ hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động... Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp. Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Khi bán trả chậm, trả góp, chi số tiền lần đầu và số tiền còn phải thu về bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu bán hàng và lãi phải thu ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán) Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113 Giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT) Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331, thuế GTGT phải nộp) Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện ( chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả châm, trả góp với giá bán tiền ngay chưa có thuế GTGT). Khi thực hiện thu tiền bán hàng tiếp lần sau ghi: Nợ TK 111, 112... Có TK 131: Phải thu khách hàng. Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ, ghi: Nợ TK 3387: Doanh thu thực hiện. Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính( lãi trả chậm, trả góp). Đối với hàng hoá không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Khi bán hàng trả chậm, trả góp, số tiền trả lần đầu và số tiền còn phải thu về bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu bán hàng và lãi phải thu ghi: Nợ các TK111,112,131... Có TK 511: Doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ( giá bán trả tền ngay có thuế GTGT). Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện( chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm với số tiền thanh toán ngay có thuế GTGT). Khi thực hiện thu tiền hàng lần tiếp sau, ghi: Nợ TK 111,112... Có TK 131: Phải thu của khách hàng. Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ, ghi: Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện. Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính( lãi trả chậm). Kế toán thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp. Cuối kỳ, kế toán tính toán, xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động SXKD, ghi: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ. Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. b. Tài khoản 3387: Doanh thu chưa thực hiện Đổi tên TK 3387:"Doanh thu nhận trước" thành TK 3387 "Doanh thu chưa thực hiện" TK này dùng để phản ánh doanh thu chưa thực hiện của công ty trong kỳ kế toán. Nội dung của TK 3387 gồm: Số tiền nhận trước nhiều năm về cho thuê hoạt động tài sản( cho thuê hoạt động). Khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay. Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ( trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu...). Kết cấu và nội dung phản ảnh của TK 3387. Bên nợ: Kết chuyển "Doanh thu chưa thực hiện" sang TK " Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ", hoặc TK "Doanh thu hoạt động tài chính"( tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia). Bên có: Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện trong kỳ. Số dư bên có: Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ. c. Bổ sung TK 515 " Doanh thu hoạt động tài chính". Tài khoản 515 dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp gồm: Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ, lãi cho thuê tài chính... Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản( Bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính... Cổ tức, lợi nhuận được chia. Thu nhập về hoạt động đầu tư khác. Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng. Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỉ giá ngoại tệ. Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn. d. Bổ sung kết cấu, nội dung TK 632. " giá vốn hàng bán". Bên nợ: Phản ánh giá vốn của của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Phản ánh chi phí NVL, nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Phản ánh khoản hao hụt, mất mát, hư hỏng của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế tạoTSCĐ hữu hình hoàn thành. Phản ánh số chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản dự phòng đã lập năm trước. Bên có: Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính(31/12) (khoản chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản đã lập dự phòng năm trước). Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sangTK 911" xác định kết quả kinh doanh". TK 632 không có số dư cuối kỳ. 3.- Vấn đề về sử dụng sổ kế toán. Kế toán công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ nhưng kế toán không sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ hạch toán chi tiết. Việc không mở hai sổ trên không thuận lợi cho việc áp dụng máy vi tính vào phục vụ công tác kế toán. Vậy theo ý kiến cá nhân em, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ công ty nên được mở như sau: Bộ(sở):................. Đơn vị:................. sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Năm....... Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng 1 2 3 1 2 3 7 8 ... 20 21 ... 31/1 31/1 ... 31/1 31/1 ... 1042730 32564132 ... 5182540 5491652 ... 117 ... 131 ... 254 ... 31/1 ... 31/1 ... 31/1 ... 4000000 ... 14538000 ... 487125640 ... Cộng Cộng tháng Cộng quý 537828642 Ngày..31. tháng.1.. năm...2003 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Việc mở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ giúp việc tra cứu, tìm kiếm dễ dàng hơn. Để có thể đưa máy tính vào phục vụ công tác kế toán, kế toán công ty cũng nên mở sổ hạch toán chi tiết. Sổ hạch toán chi tiết có thể được sử dụng theo mẫu sau: Bộ(sở):............... Đơn vị:............... sổ hạch toán chi tiết Đơn vị:............ Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK Nợ TK Có Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Ngày... tháng...năm... Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Kế toán tập hợp chi tiết toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh trong tháng vào sổ hạch toán chi tiết trong máy tính và từ đó, cuối tháng kế toán lập được sổ cái các TK và các báo cáo kế toán cần thiết. Kết luận Tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Tiêu thụ thể hiện trình độ, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy là một khâu cuối cùng nhưng là vấn đề đầu tiên cần được cá nhà quản lý tìm hướng giải quyết trước khi tiến hành họat động kinh doanh. Tiêu thụ là cơ sở để hình thành, tồn tại và phát triển của bất cứ sông ty nào. qua quá trình tiêu thụ, công ty thu hồi được số vốn đã bỏ ra và bù đắp các chi phí phát sinh. Số chênh lệch giữa số tiền thu về và chi phí phát sinh là kết quả lãi- lỗ của quá trình tiêu thụ thành phẩm. Vì lợi nhuận là mục đích đầu tiên và cũng là mục đích cuối cùng của công ty nên việc xác định kết quả tiêu thụ giữ vai trò rất quan trọng. Việc tính ra kết quả lãi- lỗ chính là việc xác định hiệu quản xuất kinh doanh của công ty. Mặc dù đã rất cố gắng, song vì trình độ có hạn nên chuyên đề tốt nghiệp không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự phê bình, đóng góp ý kiến của TS Đỗ Kim Chung cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty TNHH bánh kẹo Thăng Long. Em xin chân thành cảm ơn !!! Danh mục tài liệu tham khảo Kế toán tài chính- nhà xuất bản tài chính 1999 Kế toán doanh nghiệp- nhà xuất bản tài chính 2000 Luận văn tốt nghiệp Thông tư số 89/2002/TT-BTC hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán của bộ tài chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0139.doc
Tài liệu liên quan