Hạch toán tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là một khâu rất quan trọng trong một chu trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Vì vậy tổ chức công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cũng có một vị trí, vai trò và ý nghĩa to lớn trong tổ chức hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Để kế toán phát huy được vai trò của mình, trong quản lý kinh tế thông qua việc phản ánh và giám đốc một cách chặt chẽ, toàn diện tài sản, tiền vốn của công ty ở mọi khâu của quá trình tái sản xuất, nhằm cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời phục vụ cho việc lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và Kế toán "Tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm" nói riêng của các doanh nghiệp là tất yếu khách quan.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, các doanh nghiệp cần chú trọng, quan tâm đến khâu quản lý thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Phòng kế toán và bộ phận tiêu thụ sản phẩm đã góp phần không nhỏ vào thành công chung của công ty. Với phương châm tiến tới ra nhập WTO của chính phủ Việt Nam thì vai trò của phòng kế toán mà đặc biệt là kế toán "Tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm" sẽ giữ một vai trò rất quan trọng trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp nước ngoài sau khi Việt Nam ra nhập WTO, đặc biệt việc thực hiện tốt công tác hạch toán "Tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ" sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nước ngoài.
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ nguyên tắc nhất quán về tính giá vốn, nghĩa là phải lựa chọn một phương pháp tính giá vốn nhất định. Nếu có sự thay đổi trong cách tính toán phải có văn bản chỉ rõ và nêu được lý do cụ thể.
Cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết về tình hình tiêu thụ hàng hoá phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
Tổng hợp, tính toán và phân bổ chính xác chi phí bán hàng cho hàng hoá đã tiêu thụ, đồng thời xác định các khoản thuế phải nộp nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
Nắm bắt theo dõi chặt chẽ trong phương thức bán hàng, từng thể thức thanh toán, và từng loại hàng hoá tiêu thụ.
Đôn đốc thanh toán, thu hồi kịp thời, đầy đủ tiền vốn, tính toán xác định đúng kết quả tiêu thụ từng loại hàng hoá.
Xác định chính xác đầy đủ kết quả bán hàng, lập và gửi báo cáo kết quả kinh doanh theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Với phương thức bán hàng hay tiêu thụ là cách thức bán hàng và thanh toán tiền hàng. Trên thực tế hàng hoá có thể tiêu thụ bằng cách bán buôn ( qua kho, chuyển hàng, vận chuyển thẳng) hay bán lẻ, bán trả góp hoặc ký gửi đại lý. Mỗi một phương thức tiêu thụ sẽ không giống nhau về cách thức, địa điểm giao hàng, chi phí bán hàng...
5. các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán.
5.1. Các phương thức bán hàng.
Bán hàng trực tiếp.
Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho, tại quầy hàng hay tại các bộ phận sẩn xuất. Hàng hoá khi bàn giao cho người mua được chính thức coi là tiêu thụ và đơn vị bán mất quyền sở hữu về số hàng này.
Phương thức trả góp:
Theo phương thức này thì người mua trả trước một phần tiền còn lại chấp nhận trả lãi để được trả chậm trong một thời gian nhất định. Số lãi trả góp được coi là thu nhập từ hoạt động tài chính. Hàng hoá bán trả góp thường là những loại có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Về hạch toán, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng được chuyển giao thì coi đây là tiêu thụ hàng hoá nhưng chỉ khi người mua trả hết tiền hàng thì doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu.
Phương thức tiêu thụ gửi bán chờ chấp nhận (còn gọi là chuyển hàng theo hợp đồng).
Bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Hàng gửi đi vẫn thuộc sở hữu của đơn vị, chỉ khi nào thu được tiền hoặc được bên mua chấp nhận (đã kiểm nhận, bàn giao) thì số hàng được chấp nhận mới chính thức coi là tiêu thụ.
Phương thức bán hàng ký gửi, đại lý:
Bên bán xuất giao hàng cho các đơn vị, cá nhân làm đại lý số hàng gửi giao đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị chỉ khi nào nhận thông báo của các đại lý hoặc quá thời gian quy định thì số hàng gửi đại lý mới chính thức được coi là tiêu thụ theo phương thức này. Chủ hàng phải trả hoa hồng cho các đại lý ( tính vào chi phí bán hàng) và đại lý được hưởng hoa hồng ( tính vào doanh thu bán hàng).
Phương thức bán buôn, vận chuyển thẳng không qua kho:
Phương thức này chỉ áp dụng với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Hàng thu mua không nhập kho mà chuyển thẳng cho đơn vị mua. Công ty thương mại phải tiến hàng thanh toán với cả bên bán và bên mua (có tham gia thanh toán) hoặc chỉ làm trung gian, môi giới để hưởng hoa hồng ( không tham gia thanh toán).
Phương thức hàng đổi hàng:
Hàng hoá xuất kho đem đổi coi như bán và hàng nhận về khi đổi coi như mua, việc trao đổi dựa trên sự thoả thuận của hai bên
5.2. Các phương thức thanh toán.
Cùng với các phương thức bán hàng thì cũng có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Việc áp dụng phương thức thanh toán nào là do hai bên mua và bán tự thoả thuận được ghi trong hợp đồng quản ly các nghiệp vụ thanh toán. Tiền hàng là công tác quan trọng trong công tác kế toán nhằm tránh tổn thất tiền hàng giúp doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn, tạo điều kiện tăng vòng quay của vốn và giữ uy tín với khách hàng. Hiện nay có một số phương thức thanh toán phổ biến sau:
Phương thức thanh toán bằng tiền mặt.
Phương thức thanh toán bằng chuyển khoản.
Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng.
Phương thức thanh toán bằng hình thức hàng đổi hàng.
6. chứng từ sử dụng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm.
Phiếu xuất kho.
Phiếu xuất kho có mục đích: Theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ và kiểm tra việc sử dụng thực hiện định mức tiêu hao vật tư.
Phiếu nhập kho.
Mục đích của phiếu nhập kho là: Nhằm xác nhận số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập kho làm căn cứ ghi thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan.
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ có mục đích: Theo dõi số lượng vật tư còn lại cuối kỳ hạch toán ở đơn vị sử dụng làm căn cứ tính gía thanh sản phẩm và kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng vật tư.
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa.
Mục đích của bên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa nhằm xác định số lượng, chất lượng và giá trị vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa có ở kho tại thời điểm kiểm kê làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư, công cụ. sản phẩm, hàng hóa thừa, thiếu và ghi sổ kế toán.
Bảng thanh tóan hàng đại lý, ký gửi.
Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi có mục đích phản ánh tình hình thanh toán hàng đại lý, ký gửi giữa đơn vị có hàng và đơn vị nhận bán hàng, là chứng từ để đơn vị có hàng và đơn vị nhận bán hàng đại lý, ký gửi thanh toán tiền và ghi sổ kế toán.
Thẻ quầy hàng.
Mục đích của thẻ quầy hàng là theo dõi số lượng và giá trị hàng hóa trong quá trình nhận và bán tại quầy hàng, giúp cho người bán hàng thường xuyên nắm được tình hình nhập, xuất, tồn tại quầy, làm căn cứ để kiểm tra, quản lý hàng hóa và lập bảng kê bán hàng từng ngày(kỳ).
Phiếu thu.
Nhằm xác định số tiền mặt, ngoại tệ,... thực tế nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ, kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan. Mọi khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ nhập quỹ đều phải có phiếu thu.
phiếu chi.
Nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ và kế toán ghi sổ kế toán.
Một số chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác như :
Hóa đơn gía trị gia tăng.
Hóa đơn bán hàng thông thường.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
........
phần II
hạch toán quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm.
Những quy định chung về ghi nhận doanh thu
Chuẩn mực kế toán “ Doanh thu và thu nhập khác” ( VAS 14), là một trong bốn chuẩn mực được ban hành và công bố lần 1 quyết định số 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở để ghi sổ kế toán và lập BCTC. Vấn đề quan trọng nhất trong kế toán doanh thu là xác định khi nào ghi nhận doanh thu, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định yếu tố đúng kỳ của doanh thu là cơ sở để xác đinh lợi nhuận thực hiện trong kỳ của doanh nghiệp. Nhìn chung, doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp có khả năng tương đối chắc chắn sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và các lợi ích kinh tế đó có thể được tính toán một cách đáng tin cậy.
Điều đó được cụ thể hoá thành năm điều kiện và chỉ ghi nhận doanh thu khi đồng thời thoả mãn tất cả các điều kiện đó, đó là:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản ly hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
Doanh thu xác định tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch tiêu thụ.
Xác định được chi phí liên quan tới giao dịch tiêu thụ.
Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đo. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn đồng thời bốn điều kiện sau:
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán.
Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Để theo dõi doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ, theo quy định của Bộ Tài Chính, kế toán sử dụng TK511 hoặc TK512 ( nếu sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ nội bộ). Các khoản giảm trừ được hạch toán vào các tài khoản: TK521 ( chiết khấu hàng bán), TK531 ( hàng bán bị trả lại), TK532 ( giảm giá hàng bán).
II. Tài khoản sử dụng, kết cấu tài khoản và phương pháp hạch toán trong tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm.
Doanh thu tiêu thụ và cung cấp dịch vụ.
Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 511 (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau:
Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào và bán bất động sản đầu tư.
Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê tài sản cố định theo phương thức cho thuê hoạt động...
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511 - doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Bên nợ:
số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong kỳ kế toán.
Số thuế GTGT phải nộp củ doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.
Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ.
Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ.
Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ.
Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Bên có:
Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 5 tài khoản cấp 2.
- Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hóa
- Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm
Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ.
Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá:
Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Tài khoản 512: Hạch toán doanh thu bán hàng nội bộ.
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thu trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh thu tiêu thụ nội bộ là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trông cùng một công ty tính theo gía bán nội bộ.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ.
Bên nợ:
Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán nội bộ kết chuyển cuối kỳ kế toán.
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán nội bộ.
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp củ số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ.
Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Bên có:
Tổng số doanh thu bán hang nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ, có 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5121 - Doanh thu bán hàng hóa
Tài khoản 5122 - Doanh thu bán các thành phẩm
Tài khoản 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ
Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Kế toán bán hàng theo phương thức thông thường.
Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111, 112 131 ( tổng giá thanh toán)
Có TK 511 (gía bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 512 (giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
(2). Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 111
Nợ TK 112
Nợ TK 131
Có TK 511 ( Tổng giá thanh toán).
Có TK 512 (Tổng giá thanh toán).
Trường hợp, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh bằng ngoại tệ, thì ngoài việc ghi sổ kế toán chi tiết số nguyên tệ đã thu hoặc phải thu, kế toán phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để quy đổi ra Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán để hạch toán vào Tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ".
Kế toán bán hàng thông qua các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng.
Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý:
Khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa, giao cho các đại lý phải lập phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, ghi:
Nợ TK 157.
Có TK 155,156.
Khi hàng hóa giao cho các đại lý đã bán được, căn cứ vào Bảng kê hóa đơn bán ra của hàng hóa đã tiêu thu do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về:
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111,112,131 ( Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 ( Giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331.
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi:
Nợ TK 632
Có TK 157.
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo tổng giá thanh toán, ghiGTGT
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi:
Nợ TK 632
Có TK 157
Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng, ghi:
Nợ TK 641 (Hoa hồng đại lý chưa có thuế).
Nợ TK 133
Có TK 131,111,112.
Kế toán ở đơn vị nhận đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng:
Khi nhận hàng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, kế toán phản ánh toàn bộ giá trị hàng hóa nhận bán đại lý vào tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (Tài khoản 003 "Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược"). Khi nhận hàng, ghi bên Có tài khoản 003.
Khi hàng hóa nhận bán đại lý đã bán được:
Khí xuất bán hàng nhận đại lý, phải lập hóa đơn (GTGT) hoặc hóa đơn bán hàng theo chế độ quy định. Căn cứ vào hóa đơn (GTGT) hoặc hóa đơn bán hàng và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền bán hàng đại lý phải trả cho bên giao hàng, ghi:
Nợ TK 111,112,131
Có TK 331 ( Tổng giá thanh toán).
Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:
Nợ TK 331
Có TK 511 (Hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331.
Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, ghi:
Nợ TK 331
Có TK 111,112...
Kế toán bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp.
Đối với hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT, ghi:
Khi bán hàng trả chậm, trả góp, ghi số tiền trả lần đầu và số tiền còn phải thu về bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu bán hàng và lãi phải thu, ghi:
Nợ TK 111,112,131 ( Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 ( Giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)
Có TK 333
Có TK 3387 ( Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT).
Khi thực thu tiền bán hàng, ghi:
Nợ TK 111,112...
Có TK 131.
Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ, ghi:
Nợ TK 3387
Có TK 515 (Lãi trả chậm, trả góp)
Đối với hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay đã có thuế GTGT ghi:
Khi bán hàng trả chậm, trả góp, số tiền trả lần đầu và số tiền còn phải thu về bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu bán hàng và lãi phải thu, ghi:
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511 (Giá bán trả tiền ngay có thuế GTGT)
Có TK 3387 ( Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay có thúê GTGT)
Khi thực thu tiền bán hàng, ghi:
Nợ TK 111,112
Có TK 131.
Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ, ghi:
Nợ TK 3387
Có TK 515 (Tiền lãi trả chậm, trả góp)
Kế toán bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ để đổi lấy vật tư, hàng hóa, TSCĐ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng để đổi lấy vật tư, hàng hóa, TSCĐ khác theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331
Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ trao đổi về, kế toán phản ánh giá trị vật tư hàng hóa, TSCĐ nhận trao đổi, ghi:
Nợ TK 152,153,156,211... (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 (Nếu có)
Có TK 131 (Tổng giá thanh toán).
Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hóa đưa đi trao đổi lớn hơn gía trị hợp lý của vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhận được do trao đổi thi fkhi nhận được tiền của bên có vật tư, hàng hóa, TSCĐ trao đổi, ghi:
Nợ TK 111,112 (Số tiền đã thu thêm)
Có TK 131
Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hóa, đưa đi trao đổi nhỏ hơn gí trị hợp lý của vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhận được do trao đổi thi khi trả tiền cho bên có vật tư, hàng hóa, TSCĐ trao đổi, ghi:
Nợ TK 131
Có TK 111,112....
Khi xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT hoặc thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp để đổi lấy vật tư, hàng hóa, TSCĐ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản anh doanh thu bán hàng trao đổi theo tổng giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 131
Có TK 511 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 512 (Tổng giá thanh toán)
Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ trao đổi về, kế toán phản ánh giá trị vật tư hàng hóa, TSCĐ nhận trao đổi, ghi:
Nợ TK 152,153,156,211... (Theo gía thanh toán)
Có TK 131.
Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị hợp lý của sản phẩm, doanh thu đưa đi trao đổi lớn hớn giá trị hợp lý của vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi nhận được tiền của bên có vật tư, hàng hóa, TSCĐ trao đổi, ghi:
Nợ TK 111,112 (Số đã thu thêm)
Có TK 131.
Trường hợp phải trả thêm tiền do gí trị hợp lý của sản phẩm, hàng hóa, đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi trả tiền cho bên có vật tư, hàng hóa, TSCĐ trao đổi, ghi:
Nợ TK 131
Có TK 111,112...
Hạch toán các khoản giảm trừ.
Kế toán chiết khấu thương mại.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại
Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm,hàng hóa), dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua, bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại.
Bên nợ:
Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Bên có:
Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản 511 - "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.
Phương pháp kế toán.
Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 521
Nợ TK 3331 (nếu có).
Có TK 111,112,131...
Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 511
Có TK 521.
Kế toán hàng bán bị trả lại.
Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ, bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
Kế cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 531.
Bên Nợ:
Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán ra, dịch vụ đã tiêu thụ.
Bên có:
Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ", hoặc tài khoản 512 "Doanh thu bán hàng nội bộ" để xác định doanh thu thuần trong kỳ kế toán.
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.
Phương pháp kế toán.
Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:
+ Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, ghi:
Nợ TK 154
Nợ TK 155
Nợ TK 156
Có TK 632
+ Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, ghi:
Nợ TK 611 (Đối với hàng hóa).
Nợ TK 631 (Đối với sản phẩm)
Có TK 632.
Thanh tóan với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:
+ Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 531 (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 (Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại)
Có TK 111,112,131...
+ Đối với sản phẩm, hàng hóa hông thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 531
Có TK 111,112,131...
Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi:
Nợ TK 641
Có TK 111,112,141,334...
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc tài khoản doanh thu bán hàng nội bộ, ghi:
Nợ TK 511
Nợ TK 512
Có TK 531.
Kế toán giảm giá hàng bán.
Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 532 - giảm giá hàng bán
Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ kế toán.
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Kết cấu và nội dung phan ánh của tài khoản 532.
Bên Nợ:
Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng
Bên Có:
Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc tài khoản doanh thu nội bộ.
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ.
Phương pháp kế toán.
Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượng hàng đã bán do kém, mất phẩm chất, sai quy cách hợp đồng:
+ Trường hợp sản phẩm, hàng hóa đã bán phải giảm giá cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua, ghi:
Nợ TK 532 (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 (Số thuế GTGT của hàng bán phải giảm giá)
Có TK 111,112,131,...
+ Trường hợp sản phẩm, hàng hóa đã bán phải giảm giá cho người mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua, ghi:
Nợ TK 532
Có TK 111,112,131,...
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang tài khoản "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" hoặc tài khoản "Doanh thu bán hàng nội bộ", ghi:
Nợ TK 511
Nợ TK 512
Có TK 532.
Hạch toán chi phí bán hàng.
Khái niệm chi phí bán hàng.
Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Chi phí bán hàng được theo dõi chi tiết theo từng nội dung cch như: chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dung, khấu hao TSCĐ, bảo hành, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Tùy theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý từng ngành, từng doanh nghiệp, chi phí bán hàng có thể theo dõi chi tiết thêm một số nội dung chi phí.
Chi phí bán hàng bao gồm:
Chi phí nhân viên.
Chi phí vật liệu, bao bì.
Chi phí dụng cụ, đồ dùng.
Chi phí khấu hao TSCĐ.
Chi phí bảo hành.
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí bằng tiền khác.
Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng
Tài khỏan này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển...
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 641 - chi phí bán hàng .
Bên Nợ:
Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Bên Có:
Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911"Xác định kết quả kinh doanh" để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
Phương pháp kế toán.
Tính tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca và tính trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp cho quá trình bán các sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 641
Có TK 334,338,...
Giá trị vật liệu, dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng, ghi:
Nợ TK 641
Có TK 152,153,142,242
Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng, ghi:
Nợ TK 641
Có TK 214
Chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí thông tin (điện thoại, fax..) chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ có giá trị không lớn, được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng, ghi:
Nợ TK 641
Nợ TK 133 (Nếu có)
Có TK 111,112,141,331,...
Trường hợp sử dung phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lơn TSCĐ:
Khi trích trước chi phí sửa chữa lơn TSCĐ vào chi phí bán hàng, ghi:
Nợ TK 641
Có TK 335
Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 335
Có TK 331,241,111,112,152,...
Trường hợp chi phí sửa chữa lơn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn và liên quan đến việc bán sản phẩm, hàng hóa, gichj vụ trong nhiều kỳ hạch toán, doanh nghiệp không sử dung phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ mà kế toán sử dụng tài khoản 242.
Định kỳ, tính vào chi phí bán hàng từng phần chi phí sửa chữa lớn đã phát sinh, ghi:
Nợ TK 641
Có TK 242
Hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (Không bao gồm bảo hành công trình xấy lắp):
Trường hợp doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng có kèm theo giấy bảo hành sửa chữa cho các hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong thời gian bảo hành sản phẩm, hàng hóa, doanh nghiệp phải xác định cho từng mức hàng hóa sửa chữa cho toàn bộ nghĩa vụ bảo hành:
Khi xác định số dự phòng phải trả về chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hóa kế toán ghi:
Nợ TK 641
Có TK 352
Cuối kỳ kế toán sau, doanh nghiệp phải tính, xác định số dự phòng phải trả về sửa chữa bảo hành sản phẩm, hàng hóa cần lập:
+ Trường hợp số dự phòng phai trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được trích thêm ghi nhận vào chi phí, ghi:
Nợ TK 641
Có TK 352
+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhở hơn số dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí:
Nợ TK 352
Có TK 641.
Đối với sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ cho hoạt động bán hàng, căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán phản anh doanh thu, thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ:
Nếu sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ dùng vào hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì không phải tính thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 641 ( TK 6412,6413,6417,6418)
Có TK 512 (Ghi theo chi phí sản xuất dp hoặc giá vốn hàng hóa xuất tiêu dùng nội bộ)
Nếu sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ dùng chohoatj động bán hàng, cung cấp dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ tính vào chi phí bán hàng, ghi:
Nợ TK 641 (TK 6412,6413,6417,6418)
Có TK 333
Có TK 512 (Ghi theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc gía vốn hàng xuất tiêu dùng nội bộ cộng thuế GTGT).
Số tiền phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu về các khoản đã chi hộ liên quan đến hàng ủy thác xuất khẩu và phí ủy thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 641
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK338 (chi tiết cho từng đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu)
Hoa hồng bán hàng bên giao đại lý phải trả cho bên nhận đại lý,ghi:
Nợ TK 641
Nợ TK 133
Có TK 131
Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí bán hàng, ghi:
Nợ TK 111,112,...
Có TK 641
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh", ghi:
Nợ Tk 911
Có TK 641
Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Khái niệm
Là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp được theo dõi chi tiết theo từng nội dung chi phí như chi phí nhân viên, vật liệu, đồ dùng văn phòng, khâu hao TSCĐ, thuế và phí, dự phòng, dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Tùy theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, chi phí quản lý doanh nghiệp có thể có theo dõi chi tiết thêm một số nội dung chi phí.
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
chi phí nhân viên quản lý.
Chi phí vật liệu quản lý.
Chi phí đồ dùng văn phòng.
Chi phí khấu hao TSCĐ.
Thuế, phí và lệ phí.
Chi phí dự phòng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí bằng tiền khác.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gômg các chi phí về lương nhân viên bộ phạn quản lý doanh nghiệp (Lương chính, lương phụ,..) bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp, thuế nhà đất, thuế môn bài, khoản lập dự phòng phải thu khó đòi, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 642.
Bên nợ:
các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.
Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết).
Dự phòng trợ cấp mất việc làm.
Bên có:
Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết)
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào thương mại 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Tài khoản 642 cuối kỳ không có số dư.
Phương pháp kế toán:
Tiền lương, các khoản phụ cấp (nếu có) phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp (Ban giám đốc, nhân viên các phòng ban quản lý), ghi:
Nợ TK 642 (6421)
Có TK 334
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 642 (6421)
Có TK 338
Giá trị vật liệu xuất dùng cho quản lý doanh nghiệp như xăng, dầu, mỡ để chạy xe, vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ chung của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 (6422)
Có TK 152
Trị giá công cụ, dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng được tính trực tiếp một lần hoặc phân bổ nhiều lần cho chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 (6423)
Có TK 153,1421,242
Trích khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như nhà cửa làm việc của các phòng ban...
Nợ TK 642 (6424)
Có TK 214
Đồng thời ghi bên nợ tài khoản 009
Nợ TK 009
Các khoản thuế môn bài, thuế nhà đất phải nộp nhà nước, ghi:
Nợ TK 642 (6425)
Có TK 333 (3337,3338)
Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu phà phải nộp, ghi:
Nợ TK 642 (6425)
Có TK 111,112 - Số đã nộp.
Có TK 333 (3339) - Số phải nộp.
Dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tính vào chi phí ghi:
Nợ TK 642 (6426)
Có TK 139
Tiền điện thoại, điện báo, điện nước mua ngòai, ghi:
Nợ TK 642 (6427)
Nợ TK 133 - Nếu có
Có TK 111,112,331,335...
Chi phí sửa chữa TSCĐ có giá trị nhỏ, ghi:
Nợ TK 642.
Có TK 331
Có TK 111,112.
Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước về chi phí sửa chữa TSCĐ.
+ Khi trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ ghi:
Nợ TK 642
Có TK 335
+ Khi chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh ghi:
Nợ TK 335
Có TK 331
Có TK 241 (2413)
Có TK 111,112
Cuối kỳ xác định số phải nộp cấp trên về chi phí quản lý ghi:
Nợ TK 642
Có TK 336.
Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí ghi:
Nợ TK 111,112,138 (1388)
Có TK 642
Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 ghi:
Nợ TK 911
Có TK 642.
Đối với hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài trong kỳ không có sản phẩm tiêu thụ, cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 1422, ghi:
Nợ TK 142 (1422)
Có TK 642.
Khi có sản phẩm tiêu thụ, chi phí quản lý doanh nghiệp đã được kết chuyển vào tài khoản 142 (1422) sẽ được kết chuyển toàn bộ sang TK 911 ghi:
Nợ TK 911
Có TK 142 (1422).
Hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nội dung chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) của một năm tài chính.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thúê thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm và hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hõa lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Kết cấu và nội dung phản ánh của tk 821
Bên nợ:
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm.
Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung cho phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm).
Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm).
Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có TK 8212 - chi phí thúê thu nhập doanh nghiệp hoãn lại lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 phát sinh trong kỳ vào bên có tài khoản 911
Bên có:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập hiện hành đã ghi nhận trong năm.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại,
Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm)
Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm).
Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có TK 8212 phát sinh trong kỳ vào bên Nợ TK 911.
Phương pháp kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 8211
Có TK 3334
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 111,112...
Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp:
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn phải nộp, ghi:
Nợ TK 8211
Có TK 3334.
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 111,112...
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 8211
Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót.
+ Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại , ghi:
Nợ TK 8211
Có TK 3334
Khi nộp tiền, ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 111,112,...
+ Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiên hành trong năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 8211
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 8211
+ Nếu tài khoản 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 8211
Có TK 911.
Phương pháp kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thúê thu nhập hoãn lại phải trả (Là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm), ghi:
Nợ TK 8212
Có TK 347
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đã ghi nhận từ các năm trước (Là số chênh lệch giữa tài sản thúê thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hoan tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm), ghi:
Nợ TK 8212
Có TK 243
Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm), ghi:
Nợ TK 243
Có TK 8212
Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm), ghi:
Nợ TK 347
Có TK 8212
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên có TK 8212
+ Nếu TK 8212 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 911
Có TK 8212
+ Nếu TK 8212 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 8212
Có TK 911.
Hạch toán các khoản thu nhập và chi phí khác.
Khái niệm thu nhập và chi phí khác.
Các khoản thu nhập và chi phí khác là những khoản thu nhập hay chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 711: Tài khoản này phản ánh các khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết cấu tài khoản 711 như sau:
Bên nợ:
Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.
Cuối kỳ kế toán, kết chuyenr các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911.
Bên có:
Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 811 - chi phí khác: Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp.
Kết cấu tài khoản 811 như sau:
Bên nợ:
Các khoản chi phí khác phát sinh.
Bên có:
Cuối kỳ kế toán kết chuỷên toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
Kế toán các khoản thu nhập khác.
Thu nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
Nợ TK 111,112
Nợ TK 152...
Nợ TK 131
Có TK 711
Có TK 3331
Thu từ bán vật tư, hàng hóa, tài sản dôi thừa, bán CCDC đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng.
Nợ TK 111,112,...
Có TK 711
Có TK 3331
Thu các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ (nợ không ai đòi)
Nợ TK 331,334,338...
Có TK 711
Thu các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ nay thu hồi được.
Nợ TK 111,112,...
Có TK 711.
Đồng thời ghi đơn bên có TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý.
Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.
Nợ TK 111,112,...
Có TK 711.
Thu các khoản thuế phải nộp được nhà nước miễn giảm (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp)
Nợ TK 333
Có TK 711.
Nhận qùa biếu tặng bằng hiện vật, tiên...
Nợ TK 111,112,152,211,213
Có TK 711.
Kế toán các khoản chi phí khác.
Giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán và thanh lý
Nợ TK 811
Nợ TK 214
Có TK 211,213
Các chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ phát sinh.
Nợ TK 811
Có TK 111,112,141,331....
Chi tiền phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế
Nợ TK 811
Có TK 111,112,...
Chi phí để thu tiền phạt
Nợ TK 811
Có TK 111,112
Giá trị tài sản tổn thất thực tế sau khi đã giảm trừ tiền đền bù của người phạm lỗi, giá trị phế liệu thu hồi nếu có và số đã được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính.
Nợ TK 811
Có TK 1381
Có TK 211,152,153,155,156....
Chi cho việc thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa sổ kế toán.
Nợ TK 811
Có TK 111,112...
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí khác để xác định kết quả.
Nợ TK 911
Có TK 811.
Hạch toán xác định kết quả kinh doanh.
Cách xác định kết quả kinh doanh.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
Kết quả hoạt động kinh doanh
=
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh
+
Kết quả hoạt động tài chính
Kết quả hoạt động khác
+
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Giá vốn hàng bán
-
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
=
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
-
Chi phí bán hàng
-
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết quả hoạt động tài chính.
Kết quả hoạt động tài chính
=
Doanh thu hoạt động tài chính
-
Chi phí hoạt động tài chính
Kết quả hoạt động khác.
Kết quả hoạt động khác
=
Các khoản thu nhập khác
-
Các khoản chi phí khác
-
Chi phí thuế TNDN
Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (Hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính...) Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành, từng loại dịch vụ.
Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản này phản ánh việc xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì xác định kết quả hoạt động kinh doanh theo quý.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911.
Bên nợ:
Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán.
Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết chuyển lãi.
Bên có:
Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ.
Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Kết chuyển lỗ.
Phương pháp kế toán.
Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào tài khoản xác đinh kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 511
Nợ TK 512
Có TK 911
Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượng bán bất động sản đầu tư, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 632
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 515
Nợ TK 711
Có TK 911
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 635
Có TK 811
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 8211
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 "chi phí thuế thu nhập hoãn lại"
+ Nếu TK 8212 có số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên có, thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 8212
+ Nếu số phát sinh Nợ TK 8212 nhơ hơn số phát sinh Có TK 8212, kế toán kết chuyển số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 8212
Có TK 911
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 641
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 642
Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 421
Kết chuyển số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 421
Có TK 911.
Kết luận.
Hạch toán tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là một khâu rất quan trọng trong một chu trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Vì vậy tổ chức công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cũng có một vị trí, vai trò và ý nghĩa to lớn trong tổ chức hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Để kế toán phát huy được vai trò của mình, trong quản lý kinh tế thông qua việc phản ánh và giám đốc một cách chặt chẽ, toàn diện tài sản, tiền vốn của công ty ở mọi khâu của quá trình tái sản xuất, nhằm cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời phục vụ cho việc lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và Kế toán "Tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm" nói riêng của các doanh nghiệp là tất yếu khách quan.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, các doanh nghiệp cần chú trọng, quan tâm đến khâu quản lý thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Phòng kế toán và bộ phận tiêu thụ sản phẩm đã góp phần không nhỏ vào thành công chung của công ty. Với phương châm tiến tới ra nhập WTO của chính phủ Việt Nam thì vai trò của phòng kế toán mà đặc biệt là kế toán "Tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm" sẽ giữ một vai trò rất quan trọng trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp nước ngoài sau khi Việt Nam ra nhập WTO, đặc biệt việc thực hiện tốt công tác hạch toán "Tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ" sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nước ngoài.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán. "PGS.TS. Nguyễn Thị Đông" - Chủ biên.
Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. "PGS.TS. Đặng Thị Loan" - Chủ biên.
Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp bài tập và lập báo cáo tài chính (Ban hành theo quyết định số 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng Bộ Tài chính). "TS. Phạm Huy Đoán"
Giáo trình kiểm toán tài chính. "GS.TS. Nguyễn Quang Quynh - TS. Ngô Trí Tuệ" - Chủ biên.
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán, kế toán việt nam. nhà xuất bản tài chính, hà nội.
Mục lục:
Lời mở đầu. 1.
1. Tính cấp thiết của đề tài 1.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1
Phần I: cơ sở lý luận về hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp 2.
1. Các khái niệm 2.
2. Vai trò của việc hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm 3.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ. 4
4. Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ thành phẩm. 5
5. Các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán. 6
5.1. Các phương thức bán hàng 6
5.2. Các phương thức thanh toán 7
6. Chứng từ sử dụng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm 7
Phần II: Hạch toán quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm 8
I. Những quy định chung về ghi nhận doanh thu. 8
II. Tài khoản sử dụng, kết cấu tài khoản và phương pháp
hạch toán trong tiêu thụ và xác định kết quả
tiêu thụ thành phẩm. 9
A. Hạch toán Doanh thu tiêu thụ và cung cấp dịch vụ 9
B. Hạch toán các khoản giảm trừ 15
C. Hạch toán chi phí bán hàng 18
D. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 21
E. Hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 24
F. Hạch toán các khoản thu nhập và chi phí khác. 27
G. Hạch toán xác định kết quả kinh doanh. 29
Kết luận 33
Danh mục tài liệu tham khảo 34
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36693.doc