Qua tìm hiểu về tình hình khai thác tiềm năng thế mạnh công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ta có thể khẳng định được việc tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay để có thể thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh cũng như của cả nước.
Trong giai đoạn 2000 -2010 các chuyên ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt là nhóm ngành công nghiệp chế biến đã có bước phát triển ấn tượng, tạo động lực cho các chuyên ngành phát triển, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh cũng như tạo nguồn thu ổn định cho tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong giai đoạn tiếp theo tỉnh Vĩnh Phúc cũng cần tiếp tục khai thác thế mạnh các ngành công nghiệp chủ yếu để thúc đẩy các ngành công nghiệp này phát triển hơn nữa. Để sớm đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp.
77 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Khai thác tiềm năng thế mạnh ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông lâm sản thực phẩm với quy mô nhỏ, mật độ lao động thấp). Lực lượng lao động được tập trung ở đây là khu vực có lợi thế về điều kiện dân trí và là khu vực trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc nên có thể thu hút được nguồn lao động có chất lượng, và có các điều kiện đảm bảo phục vụ cho nhu cầu của các cơ sở công nghiệp
Bảng 2.8: lao động làm việc trên địa bàn có đến 31/12/2008 theo huyện thị
Đơn vị: Người
Đơn vị
Tổng số
Tỷ lệ
Nhà nước
Ngoài nhà nước
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
Trung ương
Địa phương
Tập thể
Tư nhân
Cá thể
Thành phố Vĩnh Yên
19.899
29.1%
-
161
24
2.952
2.247
14.515
Thị xã Phúc Yên
13.863
20.3%
643
844
4.270
1.351
6.755
Huyện Lập Thạch
9.213
13.4%
-
-
38
865
8.310
-
Huyện Tam Dương
2.835
4.2%
34
-
9
539
2.253
-
Huyện Bình Xuyên
8.917
13.1%
490
-
-
2.292
2.959
3.176
Huyện Vĩnh Tường
5.908
8.7%
-
-
94
785
4299
730
Huyện Yên Lạc
6.994
10.2%
-
-
-
1.286
5.708
-
Huyện Tam Đảo
783
1%
-
-
-
120
663
-
Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2008
3. Công nghiệp đóng góp cho ngân sách địa phương:
- Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh có xu hướng liên tục tăng trong thời gian vừa qua do các nguồn thu có xu hướng tăng đặc biệt là nguồn thu nội địa ( vì nguồn thu của ngành công nghiệp có xu hướng tăng trong thời gian vừa qua)-. Ngoài ra thuế XNK cũng tăng cao trong thời gian vừa qua do những thành công của hàng hóa xuất khẩu trong đó chủ yếu là sản phẩm công nghiệp ( chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến).
Bảng 2.9: Thu ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 -2010
Đơn vị
2000
2005
UTH 2010
Tổng thu ngân sách địa phương
Tỷ đồng
669,1
3.182,9
8.139,6
Thu nội địa
“
319,6
2.471,0
7.040
Thu thuế XNK và GTGT hàng nhập khẩu
Tỷ đồng
349,5
711,9
1.100
Tỷ lệ huy động tài chính vào ngân sách trên GDP
Tỷ đồng
18,63
35,64
27,5
Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ năm 2000, Vĩnh Phúc là một trong số ít tỉnh thành của cả nước có số thu ngân sách nhiều hơn chi và đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước, tổng thu ngân sách liên tục tăng do tác động tốt từ ngành công nghiệp.
4. Giá trị sản xuất công nghiệp:
Trong giai đoạn 2001 – 2010 ngành công nghiệp – xây dựng phát triển rất mạnh, đặc biệt là công nghiệp đóng vai trò là nền tảng của nền kinh tế,góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh, tạo vị thế mới cho công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đối với vùng đồng bằng sông Hồng và với cả nước. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp xây dựng (giá ss 1994) năm 2010 dự kiến đạt 1.808 tỷ đồng tăng bình quân 19,7 % / năm.
Đồ thị 2.3: Quy mô, tốc độ tăng trưởng GO công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng ( giá CĐ năm 1994) dự kiến tăng từ 5552.2 tỷ đồng năm 2000 lên 40.285 tỷ đồng năm 2010, đạt tốc độ bình quân tăng 21,14%/năm ( vượt mục tiêu kế hoạch 2006 – 2010 đề ra là 18,5 – 20%/ năm)
Riêng giá trị sản xuất ngành công nghiệp ( giá CĐ năm 1994) đạt tốc độ tăng bình quân 22,3 %/năm trong đó: Công nghiệp nhà nước tăng 12,2 %/ năm, công nghiệp ngoài nhà nước tăng 37,6 % /năm, công nghiệp có vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài tăng 21,5 %/ năm.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng cao do thu hút được nhiều dự án từ khu vực FDI và DDI, các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất, sản lượng các sản phẩm chủ yếu đều tăng cao, dự kiến năm 2010 sản lượng một số sản phẩm chính đạt được: ô tô 33.400 chiếc, tăng 21,7%/ năm; xe máy các loại đạt 1,54 triệu chiếc tăng 25%/ năm; gạch ốp lát đạt 65 triệu m2. tăng bình quân 51,1% / năm, quần áo các loại đạt 35 triệu chiếc, tăng bình quân 47,3 %/ năm; gạch xây dựng đạt 700 triệu viên , tăng bình quân 9,5%/ năm… Bên cạnh đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng lên cũng do đóng góp của nhiều dự án mới bắt đầu đi vào hoạt động.
Bảng 2.10 : GTSX ngành công nghiệp giai đoạn 2000 -2010
TT
Ngành
công nghiệp
2000
2003
2005
2010
Tốc độ tăng trưởng
bình quân (%)
GTSX
(Triệu đồng)
GTSX
(Triệu đồng)
GTSX
(Triệu đồng)
GTSX
(Triệu đồng)
2001 - 2005
2006 - 2010
2001 - 2010
Tổng số
5.337.709
10.140.930
14.891.000
38.623.419
22,78
21,00
21,88
1
CN cơ khí
4.750.338
7.840.149
11.335.986
25.933.991
19,00
18,00
18,50
2
CN điện tử, tin học
37.519
39.748
335.668
2.548.978
55,00
50,00
52,48
3
CN khai thác và sản xuất VLXD
200.004
1.067.987
1.789.358
4.452.495
55,00
20,00
36,38
4
CN dệt may, da giầy
65.895
332.696
552.471
2.299.153
53,00
33,00
42,65
5
CN CB NLS, thực phấm, đồ uống
130..297
622.486
483.784
2.169.302
30,00
35,00
32,48
6
CN dược phẩm và hoá chất tiêu dùng
133.356
190.833
331.832
1.012.672
20,00
25,00
22,47
7
CN khác
20.300
47.031
61.901
206.829
24,98
27,29
26,13
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong giai đoạn này, ngành công nghiệp cơ khí có tỷ trọng trong GO công nghiệp tỉnh giảm xuống nhưng vẫn là ngành công nghiệp chủ đạo của tỉnh Vĩnh Phúc, giá trị sản xuất vẫn tăng trưởng tốt và có những tác động thúc đẩy tới các ngành công nghiệp khác.
Ngành công nghiệp điện tử, tin học được đánh giá là ngành có bước tiến dài. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử, tin học cao và ổn định ( tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2010 là 52,48%). Với tốc độ tăng trưởng cao thì tỷ trọng đóng góp của ngành CN điện tử, tin học cho nền kinh tế ước đạt 6,60% tăng lên nhiều lần so với năm 2000 ( 0,70%).
Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có đóng góp vào GTSX ngành công nghiệp cao thứ 2. Nhưng tăng trưởng còn chưa ổn định do phụ thuộc nhiều vào điều kiện khai thác.
Ngoài ra một số ngành như công nghiệp dệt may, da giày; chế biến nông lâm sản thực phẩm, đồ uống luôn duy trì được mức tăng trưởng tốt,
5. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
5.1 Theo chuyên ngành:
Với những bước tiến của các ngành Công nghiệp thì cơ cấu phát triển ngành công nghiệp có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp điện tử, tin học và ngành công nghiệp chế biến Nông lâm sản, thực phẩm, công nghiệp dược phẩm… và giảm tỷ trọng ngành công nghiệp cơ khí. Trong khi ngành công nghiệp cơ khí vẫn tăng trưởng cao, điều này cho thấy các ngành công nghiệp khác đã có những bước tăng trưởng trong thời gian qua
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2000
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Vĩnh Phúc
Năm 2000 ngành công nghiệp cơ khí đã khẳng định thế mạnh và tầm quan trọng của ngành trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh, ở thời điểm này ngành công nghiệp điện tử, tin học chưa phát huy được khả năng và chỉ chiếm 0,70% trong cơ cấu công nghiệp.
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005
c¬ cÊu ph¸t triÓn c«ng nghiÖp vÜnh phóc n¨m 2005
CN chÕ biÕn
NLS,TP,§U
3,25%
CN ®iÖn tö, tin häc
2,25%
CN kh¸c
0,42%
CN dîc phÈm
vµ ho¸ chÊt TD
2,23%
CN khai th¸c
vµ SX vËt liÖu XD
12,02%
CN dÖt may, da giÇy
3,71%
CN c¬ khÝ
76,13%
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Vĩnh Phúc
Tới năm 2005 cơ cấu ngành công nghiệp đã có sự thay đổi. Các ngành công nghiệp như khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may da giày … đã có sự tăng lên về tỷ trọng, ngành công nghiệp cơ khí vẫn là ngành chủ đạo
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc năm 2010
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Vĩnh Phúc
Qua 3 biểu đồ trên Từ năm 2000 tới nay công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GO ngành công nghiệp. Năm 2000, tỷ trọng công nghiệp chế biến chiếm 99,7% GO công nghiệp và năm 2010 là 99,8% trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác giảm từ 0,2 % năm 2010 xuống còn 0,1 % năm 2010, công nghiệp cung cấp điện ổn đinh khoảng 0,07 – 0,1 %.
Trong công nghiệp chế biến phải kể tới công nghiệp cơ khí luôn chiếm tỷ trọng cao và đang có xu hướng giảm dần ( 89% năm 2000; 76,13 % năm 2005 và 67,15 % năm 2010); ngành công nghiệp điện tử tin học, công nghệ dệt may da giày, CN chế biến NLS thực phẩm cũng có sự gia tăng và chuyển dịch cơ cấu ổn định, dần khẳng định thế mạnh của ngành; Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng cao tuy nhiên công nghiệp khai thác mỏ chủ yếu là khai thác vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng không đáng kêt dưới 1% và đang có xu hướng giảm dần trong khi công nghiệp điện nước ở mức ổn định, đạt khoảng 1,6 – 1,7 %.
5.2 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế :
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu là công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, từ năm 2000 đến nay, tỷ trọng công nghiệp FDI chiếm khoảng 83 – 84 % , cao nhất là năm 2000 chiếm tới 92,7 % / năm. Công nghiệp do nhà nước quản lý chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng giảm dần, năm 2008 chỉ còn 1% trong GO công nghiệp toàn tỉnh. Từ năm 2001, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh có sự phát triển vượt bậc với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2005 đạt tới 58,0 % làm cho tỷ trọng của khu vực này trong GO toàn ngành công nghiệp tăng nhanh chóng từ 6,0 % năm 2001 lên 14,6% năm 2008. Sự gia tăng của công nghiệp ngoài quốc doanh (trong nước) làm cho tỷ trọng của khu công nghiệp trong nước tăng nhanh góp phần nâng cao tiềm lực công nghiệp trong nước, hướng tới một cơ cấu công nghiệp bền vững hơn.
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu GTSX công nghiệp theo thành phần kinh tế
- giai đoạn 2000 – 2009
Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Như vậy khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn đóng vai trò quan trọng đối với ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
5.3 Chuyển dịch tỷ trọng công nghiệp theo lãnh thổ:
Giá trị sản xuất công nghiệp Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu ở khu vực đông nam tỉnh giáp Hà Nội và dọc theo quốc lộ 2 từ Phúc Yên qua Bình Xuyên đến Vĩnh Yên. Thị xã Phúc Yên với các dự án lớn có vốn đầu tư nước ngoài của Toyota, Honda…đóng góp hơn 80% giá trị sản xuất công nghiệp, tiếp đó là thành phố Vĩnh Yên vói 8,47%, huyện Bình Xuyên với 8,24%; huyện Vĩnh Tường 1,23% còn lại các huyện khác ở dưới mức 1% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ( Không tính Mê Linh đã tách về Hà Nội). Đóng góp của Thành phố Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên có xu hướng ngày càng tăng trong tỷ trọng công nghiệp của tỉnh do được đầu tư và có nhiều dự án FDI có giá trị trong thời gian vừa qua. Đồng thời có nhiều cơ sở công nghiệp thuộc chuyên ngành công nghiệp chế biến tại các địa phương này đã bắt đầu đi vào hoạt động.
Bảng 2.11 : Giá trị sản xuất theo giá ss 1994 phân theo
quận huyện, thị xã thành phố.
Năm
Địa bàn hành chính
2005
2006
2007
2008
TP Vĩnh Yên
1.506.470
2.092.109
2.021.484
2.769.445
TX Phúc yên
11.090.542
14.555.718
21.655.555
26.275.057
Huyện Lập Thạch
48.414
57.045
69.889
75.487
Huyện Tam Dương
117.214
146.135
191.323
229.672
Huyện Tam Đảo
12.304
14.320
17.086
21.894
Huyện Bình Xuyên
1.532.227
1.510.888
2.180.024
2.708.321
Huyện Yên Lạc
127.222
148.195
199.905
225.142
Huyện Vĩnh Tường
89.195
140.959
319.850
402.825
Tổng số ( tr.đ)
14.523.588
18.665.369
26.655.116
32.707.843
Nguồn: Niên giám thống kê 2008
Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2008 – không tính huyện Sông Lô ( do 1/4/2009 mới tách khỏi huyện Lập Thạch)
5.4. Về cơ cấu thu hút và sử dụng lao động sản xuất công nghiệp:
Cùng với sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp một cách nhanh chóng, có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu sử dụng lao động trong nền kinh tế cũng như cơ cấu lao động công nghiệp.
Năm 2003 lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc là 59,9 ngàn người chiếm 9,44 % lực lượng lao động làm việc trong nền kinh tế tỉnh thì đến năm 2008 lực lượng lao động công nghiệp và xây dựng là 127,5 ngàn người ( chiếm 18,12 % lực lượng lao động làm việc trong nền kinh tế tỉnh). Bình quân mỗi năm khu vực công nghiệp và xây dựng thu hút khoảng 2,1 vạn lao động. Riêng đối với ngành công nghiệp, năm 2003, tổng số lao động sử dụng là 50,04 ngàn người ( bằng khoảng 90% lực lượng lao động công nghiệp và xây dựng), năm 2008 con số này tăng lên tới 68,4 ngàn người bằng khoảng 54,9 % lực lượng lao động công nghiệp và xây dựng).
Cơ cấu lao động trong lĩnh vực công nghiệp chế tác chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động công nghiệp ( với 96,9 % năm 2002 và tăng lên 98,07 năm 2008). Sau 4 năm 2005 – 2008, ngành công nghiệp sử dụng thêm 14,7 nghìn lao động, bình quân mỗi năm tạo ra 4,7 ngàn chỗ làm việc mới.
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động là kết quả của chuyển dịch cơ cấu đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung (đặc biệt là đầu tư phát triển hạ tầng) và đầu tư phát triển nhanh chóng và thu hút một số lượng lớn lao động. Điều này làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Bảng 2.l2.: Cơ cấu lao động công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc theo ngành giai đoạn 2005 -2008
Ngành công nghiệp
ĐVT
2005
2006
2007
2008
1. Tổng số lao động Cn
Người
53.751
55.110
64.162
68.412
Công nghiệp khai thác
“
875
788
1.046
1.056
Công nghiệp chế biến
“
52.713
54.105
62.882
67.090
SX, phân phối điện, nước
“ 163
163
217
234
266
2. Cơ cấu lao động CN
%
100,00
100,00
100,00
100,00
Công nghiệp khai thác
“
1,63
1,43
1,63
1,54
Công nghiệp chế biến
“
98,07
98,18
98,01
98,07
SX, phân phối điện, nước
“
0,30
0,39
0,36
0,39
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
III: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
1. Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống:
Trước năm 1986 sản phẩm ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm phát triển khá, một thời là niềm tự hào của công nghiệp địa phương. Nhiều sản phẩm nông nghiệp đã được công nghiệp chế biến như mía, chuối, dưa chuột, đỗ lạc, cây có dầu, khoai, sắn... Hàng năm đã cung cấp hàng nghìn tấn sản phẩm chế biến phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu như hoa quả hộp, thịt đông lạnh, dầu lạc, bánh phồng tôm, chuối sấy, tinh bột sắn, nước chấm, tương, rượu, bánh kẹo, thức ăn gia súc... Các sản phẩm này phát triển mạnh ở các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, một số đơn vị đã không chuyển biến kịp với môi trường mới, thị trường tiêu thụ thu hẹp dần. Bên cạnh đó, Nhà nước lại thiếu vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ... nên một số đơn vị đã bị giải thể hoặc ngừng sản xuất, số còn lại phải thu hẹp sản xuất.
Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm không phát triển đã kéo theo sự giảm sút và mất dần các vùng nguyên liệu như mía ở Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh; dưa chuột, chuối dứa ở Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên.
Ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm hiện nay có nhiều khó khăn, chưa có vùng nguyên liệu, trình độ trang thiết bị lạc hậu nên chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao.
Với xuất phát điểm thấp ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản phẩm đã có bước tăng trưởng nhảy vọt với tốc độ 36,22 % giai đoạn 2001 – 2007 . Tuy nhiên giai đoạn 2005 – 2008 ( 2008 tách Mê Linh ) tăng trưởng bình quân chỉ còn 12,45%. Hiện nay mặt hàng được biết đến nhiều nhất là xuất khẩu chè, hiện nay Vĩnh Phúc có 12 doanh nghiệp chế biến tham gia xuất khẩu chè ( chè được mua chủ yếu từ các tỉnh như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai…), riêng chợ đầu mối thị trấn Thổ Tang – huyện Vĩnh Tường có hàng trăm hộ gia đình tham gia xuất khẩu chè, hàng năm các hộ gia đình này đã góp phần trung chuyển tiêu thụ 5000- 6000 tấn chè và hàng chục tấn nông sản ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên việc xuất khẩu chè ở Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều hạn chế do chất lượng chè chưa cao, vùng nguyên liệu chưa ổn đinh. Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chè mở rộng thị trường tiêu thụ, Vĩnh Phúc đã có cuộc tòa đàm hợp tác và phát triển giữa ngành chè Vĩnh Phúc với hiệp hội chè cà phê Liên bang Nga nhằm tái thiết lập xuất khẩu chè sang Nga và các nước Đông âu, ngoài ra tỉnh Vĩnh Phúc cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh chè tại tỉnh.
Ngoài sản phẩm chè thì hiện tại cũng có một số nhà máy khai thác chế biến thực phẩm tại tỉnh.
Như vậy Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm còn phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa có sự tác động mạnh, hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển.
2. Ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng
Công nghiệp khai thác mỏ của Vĩnh Phúc chủ yếu khai thác cao lanh, fenspat, đất sét để phục vụ cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác cát sỏi phục vụ xây dựng nhà cửa và xây dựng kết cấu hạ tầng của tỉnh. Trong giá trị sản xuất công nghiệp đóng góp trên địa bàn tỉnh có thể thấy phần đóng góp đáng kể của các ngành cơ khí chế tạo chiếm tỷ trọng gần 48% su đó tới ngành sản xuất cá sản phẩm khoáng phi kim loại, gạch, gốm sứ chiếm tỷ trọng khoảng 8%. Đây là ngành được các doanh nghiệp nhà nước tập chung để tận dụng lợi thế về tài nguyên và nguồn lực. Trong giai đoạn 2000 – 2010 ngành công nghiệp SX vật liệu xây dựng đã phát huy được lợi thế về nguồn nguyên liệu và đã đạt được những kết quả tốt trong khai thác tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất vật liệu xây dựng phát triển
Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế về nguyên liệu chất lượng tốt, thuận tiện về vận chuyển tới khu vực sản xuất và vận chuyển tiêu thụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong những năm trở lại đây đã có tốc độ tăng trưởng khá, phát triển mạnh cả về quy mô sản xuất, số lượng và chất lượng sản phẩm. Thành phần kinh tế trong lĩnh vực này chủ yếu là khu vực kinh tế ngoài nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước chỉ trong lĩnh vực sản xuất gạch, ngói, chưa có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
3. Ngành công nghiệp dệt may, da giầy
Đây là ngành đã tận dụng được lợi thế về lao động của tỉnh Vĩnh Phúc và đã thu hút được một lượng lớn lao động tại các địa phương trong tỉnh. Năm 1998 sau khi tái lập tỉnh số cơ sở sản xuất lĩnh vực này mới chỉ có 10 cơ sở về dệt và 924 về may, 11 cơ sở về da giày thu hút tất cả 3.298 lao động thì sau 10 năm số cơ sỏ dệt đã tăng lên 71 cơ sở, số cơ sở may là 1050 cơ sở, và 26 cơ sở da giày thu hút tổng cộng 15.564 lao động. Ngành công nghiệp này đã góp phần đáp ứng ổn định nhu cầu tiêu dùng trong toàn tỉnh và nhu cầu xuất khẩu.
Tuy nhiên đóng góp vào GTSX CN còn thấp do hàng được xuất khẩu còn hạn chế
Biểu đồ 2.13: GTSX ngành công nghiệp dệt may da giày giai đoạn 2000 - 2010
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2003
2005
2010
Giá trị sản xuất CN (giá 1994)
Triệu đồng
44.125
295014
369.949
1.539.572
Tỷ trọng
%
0,83
2.91
2,48
3,98
Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2008
4. Ngành công nghiệp cơ khí, lắp ráp ôtô xe máy
Đây là ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh Vĩnh Phúc. là ngành có bước phát triển khá, số lượng ôtô xe máy lắp ráp đã tăng lên rất nhanh, số lượng ôtô từ 1.975 chiếc (1998) đã tăng lên 7.763 chiếc (2002), tới năm 2008 số lượng đã vượt 30.000 chiếc); số lượng xe máy từ 81.761 chiếc (1998) tăng lên gần 1,4 triệu chiếc năm 2008 tăng gần 17,5 lần. Đồng thời với phát triển công nghiệp lắp ráp ôtô xe máy, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số nhà máy cơ khí sản xuất các loại phụ tùng chi tiết có chất lượng cao phục vụ cho lắp ráp ôtô xe máy, góp phần đưa tỷ lệ nội địa hoá ôtô lên 9% xe máy trên 70%. Ngoài ra còn hình thành nhiều xưởng cơ khí nhỏ sản xuất sản phẩm cơ khí tiêu dùng, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp xây dựng. Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cơ khí chế tạo như: Công ty cơ khí chính xác Việt Nam 1 (sản xuất phụ tùng ôtô xe máy, máy móc nông nghiệp), Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị nước Puricom Việt Nam - Đài Loan (sản xuất lắp đặt các thiết bị nước), Công ty TNHH Degen Đài Loan (sản xuất các loại linh kiện phụ tùng ôtô xe máy)v.v... Có thể nói ngành cơ khí đang có hướng phát triển tốt và là động lực phát triển ngành cơ khí chế tạo tỉnh Vĩnh Phúc.
Biểu 2.14: GTSX ngành công nghiệp cơ khí, lắp ráp ô tô xe máy giai đoạn 2000 -2010
Đơn vị
2000
2003
2005
2010
Giá trị sản xuất (giá 1994)
Triệu đồng
4.750.338
7.937.132
11.335.986
25.993.991
Tỷ trọng
%
89,00
78,48
76,13
67,15
Nguồn xử lý số liệu: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2008
5. Công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề
Cùng với phát triển các ngành công nghiệp sản xuất tập trung, công nghiệp nông thôn và đặc biệt là tiểu thủ công nghiệp làng nghề đã được quan tâm đầu tư phát triển, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Tỉnh đã tiến hành quy hoạch và thực hiện một số đề án phát triển công nghiệp ở nông thôn, khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công và làng nghề truyền thống. Các ngành nghề tiểu thủ công, làng nghề ngày càng được đầu tư nhân rộng và phát triển góp phần làm tăng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế tư nhân.
Một số làng nghề truyền thống đã và đang dần được khôi phục và phát triển như đá Hải lựu, rèn Lý nhân, mộc Bích chu, Thanh lãng, đan lát Triệu đề, gốm Hương canh; những làng nghề mới cũng đã và đang dần được hình thành như nghề mộc Lũng hạ - Minh tân (thị trấn Yên lạc); nghề ươm tơ, xe tơ, dệt lụa, nghề mây tre đan xuất khẩu ở các xã như Nguyệt đức, Trung kiên (Yên lạc); An tường (Vĩnh tường); Bắc bình, Liễn sơn (lập thạch); Đồng Tâm, Thânh Trù, Hội hợp (thị xã Vĩnh Yên); Minh quang, Sơn lôi (Bình xuyên)…. Sản phẩm sản xuất chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu, thu nhập của một số làng nghề đã được nâng lên, đời sống người lao động đã được cải thiện.
Tỉnh rất quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề cho các ngành nghề thủ công, trong 3 năm qua đã đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu cho 1.868 người, đào tạo nghề điêu khắc đá cho 65 người, đào tạo nghề gốm mỹ thuật cho 20 người, đào tạo nghề mộc mỹ nghệ và khảm trai cho hơn 70 người. Những lao động được đào tạo nghề đã được các cơ sở sản xuất tiếp nhận vào sản xuất. Các làng xã có nghề đã và đang dần dần hình thành, sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, thu nhập của một số làng nghề đã được nâng lên, đời sống người lao động đã được cải thiện rõ rệt.
6. Công nghiệp dược phẩm và hoá chất tiêu dùng
Ngành công nghiệp dược phẩm là một ngành công nghệ cao, vốn đầu tư lớn, liên quan đến an ninh quốc gia về thuốc chữa bệnh. Ngành này hiện đang phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập ngoại và các nhà phân phối lớn trên thế giới.
Ngành công nghiệp dược phẩm chưa có quy hoạch tổng thể phát triển trên cả nước. Nhưng với lợi thế của Vĩnh Phúc có vùng núi, có vườn quốc gia Tam Đảo có thể trồng nhiều cây dược liệu và nuôi khai thác nhiều động vật làm thuốc, Vĩnh Phúc có thể phát triển công nghiệp dược phẩm, hỗ trợ một phần cho 2 trung tâm sản xuất dược lớn của cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
7. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện:
Vĩnh Phúc có hệ thống lưới điện quốc gia đến tận các huyện thị. Đường dây 110KV đi qua tỉnh nằm trong lưới điện quốc gia, từ đường dây này có thể dễ dàng nối đến nhiều trạm biến áp đầu nguồn xây dựng mới cung cấp cho các nhu cầu phát triển trên địa bàn tỉnh.
Sức tải của lưới điện hiện có chỉ có thể chuyển tải được khoảng 200 triệu KW. Vì vậy cần tăng thêm công suất các trạm biến thế trung gian và toàn bộ hệ thống lưới điện trung gian, đảm bảo nhu cầu cho phát triển kinh tế và phát triển công nghiệp.
IV: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CỤM CÔNG NGHIỆP
Nhận thức những lợi thế từ việc hình thành các khu, cụm, điểm công nghiệp Trong những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành và xây dựng được 9 khu công nghiệp (Kim Hoa, Khai Quang, Bình Xuyên, Bá Thiện, Bình Xuyên II, Bá Thiện II, Chấn Hưng, Hội Hợp. Sơn Lôi) và 3 cụm công nghiệp (Hương Canh, Lai Sơn, Hợp Thịnh), và một số cụm làng nghề dự kiến tới năm 2020 sẽ có thêm 10 khu công nghiệp mới tại các địa phương với tổng diện tích đất quy hoạch dự kiến là 6.038 ha ( không kể các khu công nghiệp đã chuyển về Hà Nội).
Tính đến hết năm 2008 toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 5 khu công nghiệp đi vào hoạt động với 39 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài ( trong đó tỷ lệ lấp đầy đạt cao: 60 %) . 4 Khu công nghiệp còn lại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.
Biểu đồ: Quy hoạch Khu công nghiệp.
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc hiện đang là điểm sáng trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng các khu cụm công nghiệp. Trước đây việc đền bù giải phóng mặt bằng các khu cụm công nghiệp tại Vĩnh Phúc, đặc biệt là tại các vùng giáp Hà Nội như huyện Mê Linh, gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do người dân thiếu hiểu biết về pháp luật, nhận thức không đầy đủ về chủ trương chính sách thu hút đầu tư của tỉnh và quan niệm sai lầm về giá đất cao do vị trí gần kề thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chủ trương chính sách hợp lòng dân, đặc biệt là chính sách cấp “đất dịch vụ” cho các hộ dân có đất đền bù để xây dựng khu cụm công nghiệp. Cùng với việc công khai giá đất đền bù, tuyên truyền sâu rộng chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh, sự ra đời của chính sách cấp “đất dịch vụ” đã đáp ứng được mong muốn và lợi ích của người dân nên đã khiến cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng các khu cụm công nghiệp được thuận lợi hơn nhiều và đảm bảo đúng tiến độ.
V: ĐÁNH GIÁ KHAI THÁC TIỀM NĂNG THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2009
Trong những năm qua, với sự nỗ lực hết mình, ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước biến đổi ngoạn mục. Từ một tỉnh thuần nông, hiện nay ngành nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc chuyển hướng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với các ngành công nghiệp chủ chốt là công nghiệp cơ khí chế tạo. Giai đoạn 2000-2009 các ngành công nghiệp mũi nhọn đã được khai thác lợi thế phát triển.
1. Thành tựu đạt được trong quá trình khai thác tiềm năng lợi thế ngành công nghiệp của tỉnh:
Các ngành công nghiệp có tiềm năng của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước tiến tích cực trong những năm qua, công nghiệp hiện đại như chế tạo máy, lắp ráp linh kiện điện tử... ngày càng chiếm ưu thế trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Chỉ tính riêng hai công ty Toyota và Honda Việt Nam hàng năm cũng đóng góp từ 60-70% tổng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp.
Đúng như tìm hiểu về tiềm năng phát triển ngành công nghiệp ở chương I, trong giai đoạn 2000 – 2009 ngành công nghiệp cơ khí đã được phát huy tiềm năng lợi thế để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn và là tiền đề, cơ sở thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển. Trong giai đoạn 2000- 2009 Cơ cấu công nghiệp Vĩnh Phúc chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế. Nhờ vào các cơ chế chính sách thu hút đầu tư, cũng như là lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh, ngành có hàm lượng kỹ thuật và chất xám cao ngày càng được đầu tư nhiều và chiếm tỷ trọng lớn. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cũng ngày càng được hoàn thiện nhiều hơn, hiện đại hơn.
Ngành công nghiệp điện tử, tin học đã khẳng đinh được thế mạnh của mình và đạt được mức tăng trưởng cao, tuy nhiên đóng góp vào GTSX công nghiệp của tỉnh còn thấp, cần phát huy hơn nữa về quy mô phát triển của ngành.
Ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng đặc biệt là sản xuất vật liệu xây dựng đã được đầu tư có hiệu quả mặc dù trình độ công nghiệp khai thác còn thấp, nhưng ngành sản xuất vật liệu xây dựng vẫn có mức đóng góp cao cho GTSX ngành công nghiệp của tỉnh.
Các ngành công nghiệp khác như Công nghiệp dệt may, da giầy; Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống; Công nghiệp dược phẩm và hoá chất tiêu dùng.. cũng được khai thác hiệu quả và ngày càng nắm đóng góp nhiều hơn vào GTSX ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong quá trình phát triển, công nghiệp Vĩnh Phúc, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, với công nghiệp hiện đại, đã có những mặt hàng chủ lực xuất khẩu và được tiêu thụ khắp trong cả nước, đáng chú ý phải nói đến các sản phẩm như xe máy Vespa, Honda ôtô Toyota và Honda ngoài ra còn có nhà máy sản xuất ống thép Việt-Đức, gạch ngói Prime,….
2. Những tồn tại và hạn chế trong quá trình khai thác tiềm năng lợi thế ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc:
Cơ cấu công nghiệp theo hướng đa dạng hoá, chưa tập trung sâu vào chuyên môn hoá. Điều nay đặc biệt quan trọng với ngành Công nghiệp chế biến và Công nghiệp khai thác. Công nghiệp vẫn chưa gắn liền với nông nghiệp, các sản phẩm đầu ra của nông nghiệp vẫn ít được sử dụng làm đầu vào của Công nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng của ngành Công nghiệp cao nhưng không ổn định, có những năm cao hơn mức trung bình cả nước rất nhiều, nhưng cũng có năm thấp hơn mức này. Điều này là do, Công nghiệp của tỉnh hiện phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm tới 78,24% GTSXCN) điều này những nguy cơ mất ổn định khi kinh tế khu vực và thế giới có biến động, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Chưa chú trọng đến yếu tố vùng và liên vùng trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu Công nghiệp. Các cơ sở sản xuất ít có liên hệ với vùng nguyên liệu cũng như giữa các cơ sở với nhau. Trong quy hoạch xây dựng, các vùng cung cấp nguyên liệu còn nằm xa các cơ sở sản xuất, điều đó dẫn đến hiệu quả tất yếu là hiệu quả sản xuất giảm.
Các thành phần kinh tế còn nhỏ bé và phát triển ở trình độ thấp, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn yếu, chưa phát triển và chưa đa dạng.
Chính sách đào tạo nguồn lao động phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp còn chưa thực sự hiệu quả. Vì thế, mặc dù nguồn lao động ở Vĩnh Phúc khá dồi dào, song lực lượng lao động có khả năng làm việc với những máy móc tiên tiến hiện đại là không nhiều. Đòi hỏi trong thời gian lâu dài, tỉnh cần có những chính sách thiết thực hơn giúp người dân trang bị được những kiến thức cần thiết phục vụ cho quá trình chuyên môn hóa cao hơn để tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển đồng đều hơn.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KHAI THÁC TIỀM NĂNG THẾ MẠNH CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
I - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2015.
1- Mục tiêu:
Phát triển nhanh, mạnh về công nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ; tạo bước tiến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số ngành và sản phẩm công nghiệp, theo hướng lựa chọn công nghệ hiện đại và tiên tiến, ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao và thân thiện với môi trường nhằm phát triển bền vững, lấy công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao và công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy làm mũi nhọn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh; ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng mới, hàng tiêu dùng, dược phẩm, …, chú trọng đưa công nghiệp về nông thôn gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp. Hình thành hệ thống các khu công nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững và thực sự trở thành động lực cho sự phát triển.
Phấn đấu nhịp độ giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng bình quân 5 năm 2011-2015 trên 16,5%/năm. Nhịp độ tăng GTSX ngành công nghiệp - xây dựng bình quân 5 năm 17,5-18%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh chiếm khoảng 65%. Nhịp độ tăng GTTT (giá CĐ 94) tăng 13,5-14%/năm.
2. - Định hướng phát triển công nghiệp - TTCN:
* Phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh như:
- Ngành công nghiệp có công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, sử dụng nhiều lao động, có nhiều sản phẩm tham gia xuất khẩu (linh kiện điện tử, máy tính, điện thoại, máy điều hoà không khí, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, các sản phẩm điện tử văn phòng, sản xuất lắp ráp các thiết bị tin học, phần mềm).
- Phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo như: sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy; các ngành phụ trợ như sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy;…
- Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: tập trung đầu tư và phát triển sản xuất sản phẩm có thế mạnh của địa phương là các loại gạch ceremic, gạch ốp lát; vật liệu nhẹ;…
- Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản: xây dựng khu công nghiệp chuyên ngành chế biến đồ uống, nông lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng; sản xuất bia, rượu, các loại nước uống tinh khiết, nước hoa quả, nước giải khát chất lượng cao; xây dựng các vùng chuyên canh trồng trọt và chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến; phát triển sản phẩm mộc dân dụng từ vật liệu mới,…
3.- Định hướng phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn.
* Mục tiêu: Hình thành hệ thống các khu công nghiệp hợp lý trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn tỉnh, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tăng tỷ lệ đóng góp vào phát triển ngành của công nghiệp của tỉnh.
Phát triển thêm 11 khu công nghiệp mới, nâng tổng số khu công nghiệp đến năm 2015 là 20 khu, với tổng diện tích là 6.618 ha.
* Định hướng phát triển:
Tập trung phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít nguyên liệu đầu vào, suất đầu tư lớn, sử dụng nhiều lao động, có nhiều sản phẩm tham gia xuất khẩu như: cơ khí chế tạo, công nghiệp ô tô, xe máy, công nghiệp điện tử, cơ điện tử...
Phát triển ngành công nghiệp cơ khí - ngành có nhiều tiềm năng nhằm sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí thay thế nhập khẩu, thiết bị đồng bộ cho các nhà máy.
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng khả năng cung cấp phụ nguyên liệu cho ngành dệt may, giầy dép, chi tiết phụ tùng ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo.
Tiếp tục duy trì phát triển ngành dệt may, giầy dép để trở thành ngành trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Duy trì và từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chủ lực như dệt may, giầy dép, linh kiện, thiết bị điện tử, sản phẩm gỗ…
Hình thành các trung tâm công nghiệp theo vùng với lợi thế và nguồn lực từng vùng, địa phương.
II- GIẢI PHÁP THÚC ĐẤY KHAI THÁC TIỀM NĂNG THẾ MẠNH CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC:
1. Giải pháp về vốn và nguồn vốn thực hiện mục tiêu quy hoạch công nghiệp tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn:
Ở thời điểm hiện tại công nghệ sử dụng của chúng ta còn chưa cao, để thúc đẩy quá trình phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng và thế mạnh của tỉnh thì vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy đối với tỉnh Vĩnh Phúc cần chú trọng chủ trương huy động các nguồn vốn. Trong đó đặc biệt chú trọng tới vốn ưu đãi đầu tư và vốn tín dụng (đây là 2 nguồn vốn thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn), ngoài ra còn các nguồn vốn như: Nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, huy động từ quỹ đất, …
Huy động vốn đầu tư nước ngoài: Vốn đầu tư nước ngoài có thể huy động qua đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp của nước ngoài, nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA, nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ ( NGO) .
Để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cần xây dựng chiến lược vận động xúc tiến đầu tư để nhà đầu tư thấy được các ngành công nghiệp tiềm năng thế mạnh của tỉnh.
Huy động vốn đầu tư trong nước: Đầu tư trong nước vào ngành công nghiệp của tỉnh tuy tăng nhanh trong thời gian gần đây nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế về quy mô, trình độ công nghệ. Những hạn chế này một phần do khả năng về vốn không lớn, do các một số thủ tục còn bất cập nên các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận với vốn vay ngân hàng, nhiều cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh vẫn phải huy động vốn phi chính thức, lãi suất cao nhiều rủi ro trong hoạt động…Vì vậy cần sớm hình thành quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, quỹ phi lợi nhuận của các tổ chức quốc tế, quỹ đóng góp của các hiệp hội giúp các cơ sở đầu tư phát triển… Ngoài ra cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư, huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, phát hành cổ phiếu, trái phiếu… Tiến hành cổ phần hóa toàn bộ hoặc một phần các doanh nghiệp nhà nước nhằm huy động vốn trong dân. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh bỏ vốn đầu tư dưới hình thức liên kết, đóng cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp, gián tiếp.
2. Giải pháp về thị trường và tính cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh:
Để tạo điều kiện đầu ra cho sản phẩm công nghiệp của các ngành công nghiệp thì cần phát triển thị trường tỉnh gắn với bên ngoài tỉnh (đặc biệt khu vực lân cận) đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thị trường xuất khẩu. Đối với các sản phẩm tiềm năng cần tích cực tìm kiếm và phối hợp với nhiều hình thức quảng cáo, tham gia hội chợ…
Có chính sách hỗ trợ thị trường nông thôn, đây là thị trường còn chưa được khai thác nhiều do sức mua còn hạn chế. Thành lập trung tâm hỗ trợ và xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, nâng cao khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp công nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, tăng cường việc tham gia các hội chợ chuyên ngành được tổ chức trong nước cũng như ở nước ngoài để tìm kiếm thị trường mới cũng như nắm bắt kịp thời xu thế tiêu dùng đối với các loại sản phẩm chủ yếu và có thế mạnh của tỉnh
Hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa bao gồm: Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và mạng lưới các cửa hàng phù hợp và đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất. Đồng thời đổi mới tổ chức và hoạt động của các HTX thương mại dịch vụ theo hướng hình thành HTX cổ phần để thực hiện các dịch vụ hai đầu cho kinh tế hộ gia đình thông qua phương thức đại lý mua bán và hợp đồng hai chiều giữa một bên là nông dân và một bên là doanh nghiệp, nâng cao vai trò trung gian của lực lượng thương lái trong mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp.
Khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này được ưu tiên vay vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng ở vùng nguyên liệu, phối hợp các hoạt động khuyến nông , chuyển giao giống và kỹ thuật mới.
3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp mũi nhọn:
Để khai thác tốt tiềm năng lợi thế các ngành công nghiệp tỉnh đòi hỏi lao động phải có tay nghề và chuyên môn hóa cao. Lao động chất lượng cao cũng là yếu tố quyết định để nâng cao vị thế cạnh tranh thu hút đầu tư cho tỉnh. Phải có đội ngũ cán bộ, công nhân đủ về số lượng và chất lượng bảo đảm cho việc tổ chức, triển khai và thực hiện thành công những chủ trương, biện pháp xây dựng và phát triển kinh tế. Cơ cấu đội ngũ phải đồng bộ bao gồm cả cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ kinh tế, cán bộ trong các ngành kinh doanh, công nhân kỹ thuật.
Đào tạo nguồn nhân lực vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài. Đào tạo nghề phải tăng nhanh về cả quy mô, chất lượng, hiệu quả và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý cho các thời kỳ phát triển công nghiệp. Ưu tiên đào tạo trước mắt cho các ngành then chốt. Song song với việc đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho lao động công nghiệp và dịch vụ cần phải chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: chăn nuôi, trồng chọt, chế biến nông sản và các làng nghề truyền thống…
+ Đào tạo nghề dài hạn, có dự báo về tình hình và nhu cầu các lao động ngành công nghiệp trong giai đoạn tới để có đầy đủ đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề có đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại để đáp ứng nguồn cầu về lao động của các ngành công nghiệp hiện đại.
+ Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn nhằm tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm. Theo hướng này có các hình thức đào tạo như: Đào tạo nghề dịch vụ; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo các nghề truyền thống ở các làng nghề.
+ Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cần được qua đào tạo tại trường quản lý hành chính nhà nước thường xuyên, định kỳ được bổ túc đầy đủ về luật pháp và nắm bắt các thong tin về khoa học công nghệ, về thị trường trong nước và quốc tế nhất là các mặt hàng đang và sẽ được sản xuất trên địa bàn tỉnh. Áp dụng chính sách tuyển dụng cán bộ thông qua thi tuyển.
Ưu tiên đầu tư các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề hiện có và hình thành các trung tâm mới đào tạo các nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, tăng tỷ lệ qua đào tạo đạt 66% vào năm 2015 và 75% năm 2020.
Có chính sách khuyến khích thỏa đáng để phát huy khả năng cao nhất, khả năng đóng góp của đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi ở các địa phương và thu hút các chuyên gia giỏi từ bên ngoài nhất là những lĩnh vực cần ưu tiên phát triển ở địa phương.
4. Giải pháp về nghiên cứu khoa học chuyển giao và tiếp nhận công nghệ:
Để phát huy khai thác tiềm năng thế mạnh tỉnh thì Khoa học công nghệ giữ vai trog quan trọng, là tiền đề thúc đẩy ngành công nghiệp hiện đại như điện tử tin học phát triển thành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thì phải tập trung giải quyết tốt các vấn đề về công nghệ, tạo môi trường thuận lợi cho công tác nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học về công nghiệp. Ngoài ra cần khuyến khích các cơ sở công nghiệp ứng dụng KHKT tiên tiến để sử dụng công nghệ mới, nguyên liệu vật liệu thay thế, tiết kiệm nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, không ngừng cải tiến sản phẩm thân thiện với môi trường.
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao từ nay đến năm 20210 phải tập trung giải quyết tốt vấn đề trang bị cho công nghiệp trên địa bàn tỉnh những máy móc và công nghệ mới. Theo hướng chính là hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước.
Đối với các dự án đầu tư nước ngoài cần đánh giá, xem xét công nghệ sản xuất được sử dụng, không nhập khẩu công nghệ và thiết bị đã lạc hậu, CN gây ô nhiễm môi trường. Hỗ trợ đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất máy móc, trang thiết bị, nhất là máy móc trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho chế biến nông lâm sản thực phẩm.
III. NHỮNG CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU:
Để khai thác tiềm tiềm năng, thế mạnh các ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc hiệu quả hơn nữa thì cần thực hiện các chính sách như:
1. Chính sách phát triển thị trường:
- Xây dựng tổ chức Hải quan tạo điều kiện thông quan cho nguyên vật liệu, hàng hóa công nghiệp đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.
- Đẩy mạnh các kênh cung cấp thông tin về tình hình biến động của cung cầu và giá cả trên thị trường ( cả trong và ngoài nước) đối với các sản phẩm chủ yếu của tỉnh, xúc tiến hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các đối tác trong và ngoài nước.
- Tạo điều kiện thành lập và khuyến khích các hiệp hội kinh doanh trong cùng ngành hàng; tăng cường vai trò trong việc phổ biến thông tin thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho điều phối thị trường của các hiệp hội này.
- Thực hiện tốt chính sách kích cầu để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ở nông thôn; khuyến khích nhân dân sử dụng hàng nội; kiên quyết thực hiện các biện pháp chống buôn lậu, chống hàng giả.
2. Chính sách khuyến khích vốn đầu tư:
Xây dựng và hoàn thiện các thủ tục hành chính cùng bộ máy nhân sự theo hướng tinh gọn tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho các nhà đầu tư, xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư qua từng giai đoạn, phù hợp với luật đất đai, luật đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thu hút các nhà đầu tư.
Thực thi hệ thống hạ tầng cơ sở ngoài hàng rào theo quy hoạch đảm bảo thúc đẩy phát triển công nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư.
Đồng hành và phối hợp cùng nhà đầu tư tháo gỡ các vướng mắc khi triển khai thực hiện dự án.
3. Chính sách huy động vốn:
Nâng mức tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước lên trên 50%.
Ưu tiên cho các địa phương vay vốn phát triển vùng nguyên liệu tập trung vốn đào tạo nghề và truyền nghề. Phân bổ quỹ phát triển công nghiệp hợp lý và hiệu quả.
Tạo vốn thông qua tín dụng ngân hàng: Để tạo sức hút đầu tư cho các thành phần kinh tế ngân hàng cải tiến thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn như: Nới rộng điều kiện thế chấp( có thể thế chấp bằng doanh nghiệp), áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho những khoản vay dài hạn để đầu tư phát triển công nghiệp.
Áp dụng huy động vốn ứng trước đối với khách hàng để đầu tư hạ tầng mà trước tiên là đầu tư cho điện nước và giao thông.
4. Chính sách khoa học công nghệ:
Áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công nghệ, miễn giảm cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thay thế hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong một thời gian nhất định.
Hàng năm tỉnh dành một phần ngân sách hỗ trợ nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ mới ( từ 1 – 2% GDP).
Ban hành chính sách ưu đãi để thu hút nguồn lực cho hoạt động khoa học và công nghê. Đối với các cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học kỹ thuật hàng đầu, công nhân có tay nghề cao… đến tỉnh làm việc được hưởng chế độ ưu đãi về nhà ở, đất ở, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, phụ cấp lương.
5. Chính sách đào tạo và sử dụng các nguồn lực:
- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước: ngoài khả năng chuyên môn ra phải đào tạo qua trường quản lý, phải được đào tạo đầy đủ về các kiến thức pháp luật.
Đối với đội ngũ chính quản lý doanh nghiệp phải được đào tạo qua các trường quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp. Những cán bộ trẻ có năng lực cần được gửi đi đào tạo các nước phát triển.
Triệt để áp dụng chính sách tuyển dụng các bộ thông qua thi tuyển. Tiến dần tới chính sách thuê giám đốc thông qua hợp đồng, có quy định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng.
Tạo điều kiện thường xuyên cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giao lưu trao đổi học hỏi với nước ngoài để cập nhật được các thông tin thị trường, thông tin khoa học công nghệ va thông tin của các đối tác cạnh tranh.
Lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp phải được chuẩn bị đào tạo cẩn thận về chuyên môn cũng như tính kỷ luật và tác phong công nghiệp. Những nguồn lực lao động này chính là lực hấp dẫn quan trọng đối với các nhà đầu tư.
6. Chính sách phát triển các vùng nguyên liệu:
Xây dựng các vùng chuyên cạnh, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại để tạo ra sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có chất lượng cao, tập trung và có số lượng lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Tạo mối liên hệ giữa nông dân và công nhân nhà mát, giữa trồng trọt và chế biến trong các tổ chức hợp tác nhằm điều hòa lợi ích hợp lý giữa các phía, ưu đãi phát triển ở các vùng sâu, vùng xa nhiều hơn ở các vùng có điều kiện thuận lợi. Khuyến khích người sản xuất nguyên liệu góp vốn hoặc đóng cổ phần) với nhà máy. Khuyến khích người sản xuất nguyên liệu góp vốn ( hoặc đóng cổ phần với nhà máy). Các nhà máy cần có bộ phận nông vụ để lo về nguyên liệu.
Từ đó tạo được vùng nguyên liệu ổn định vững chắc đảm bảo cho nhà máy hoạt động hết công suất và có hiệu quả.
Hướng dẫn nông dân trong việc chọn giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây trồng vật nuôi, kỹ thuật thu hái và sơ chế, bảo quản vận chuyển sau thu hoạch để nâng cao chất lượng nguyên liệu và hiệu quả sản xuất.
Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng về giao thông, lưới điện cho các khu, cụm công nghiệp tập trung của tỉnh và các huyện thị, hình thnahf khôi phúc các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu về tình hình khai thác tiềm năng thế mạnh công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ta có thể khẳng định được việc tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay để có thể thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh cũng như của cả nước.
Trong giai đoạn 2000 -2010 các chuyên ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt là nhóm ngành công nghiệp chế biến đã có bước phát triển ấn tượng, tạo động lực cho các chuyên ngành phát triển, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh cũng như tạo nguồn thu ổn định cho tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong giai đoạn tiếp theo tỉnh Vĩnh Phúc cũng cần tiếp tục khai thác thế mạnh các ngành công nghiệp chủ yếu để thúc đẩy các ngành công nghiệp này phát triển hơn nữa. Để sớm đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại sở Kế Hoạch & Đầu Tư tỉnh Vĩnh Phúc được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phạm Văn Vận ( Khoa KH& PT) cùng với cán bộ hướng dẫn Hoàng Xuân Phú - trưởng phòng Tổng Hợp Doanh Nghiệp- sở KH& ĐT và sự tư vấn hỗ trợ của chú Nguyễn Kim Khải – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Tuy nhiên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót nên em rất mong nhận được ý kiến góp ý đánh giá của các thầy cô giáo.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Văn Vận và các cô chú ở Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp - GS.TS Nguyễn Đình Phan
2. Giáo trình: Kinh tế Phát triển – NXB Lao động Xã hội.
3. Một số vấn đề lý luận và phương pháp hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội – NXB Thống kê.
4. Dự thảo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc tới năm 2020 – Tài liệu UBND tỉnh Vĩnh Phúc
5. Kế hoạch 5 năm 2010 – 2015 tỉnh Vĩnh Phúc – Tài liệu UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006- 2010 và định hướng 2020.
7. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001- 2010 và định hướng 2020.
8. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.
9. Một số web như: Vinhphuc.gov; trang web tổng cục thống kê;….
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:
CN : Công nghiệp
CNXD: Công nghiệp xây dựng
CN CBNLS: Công nghiệp chế biến nông lâm sản
VLXD: Vật liệu xây dựng
GTSX: Giá trị sản xuấtKHCN: Khoa học công nghệTTCN: Tiểu thủ công nghiệp
TP: Thành Phố
TX: Thị Xã
QL2: Quốc lộ 2
UTH: Ước thực hiện
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
TW: Trung ương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25717.doc