Chuyên đề Khảo sát chi tiết số dư TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Tổng công ty xây dựng Sông Đà

Kiểm toán nội bộ là hoạt động cần thiết không thể thiếu được đối với các Tổng Công ty có quy mô lớn. Hoạt động kiểm toán giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp phát hiện và khắc phục những hoạt động yếu kém, ngăn chặn và hạn chế sai sót gian lận trong hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. TSCĐ là một trong ba yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và Tổng Công ty xây dựng Sông Đà nói riêng. Qua kiểm toán TSCĐ, kiểm toán viên phát hiện ra các sai sót trong các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ và góp phần nâng cao công tác hiệu quả quản lý TSCĐ.

doc33 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Khảo sát chi tiết số dư TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Tổng công ty xây dựng Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp, TSCĐ là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nó thể hiện trình độ công nghệ và thế mạnh của doanh nghiệp trong sản xuất, đồng thời là điều kiện cần thiết để giảm bớt sức lao động và nâng cao năng suất lao động. TSCĐ là khoản mục quan trọng có ảnh hưởng nhiều tới báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, TSCĐ phải được hạch toán chính xác vì nếu không nó sẽ ảnh hưởng xấu tới tình hình tài chính của đơn vị mà đặc biệt đối với các doanh nghiệp có tỷ trọng TSCĐ lớn so với nguồn vốn chủ sở hữu. Mặt khác, việc đánh giá chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa lớn cũng cần được tính toán và được phản ánh đúng vì chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng công ty xây dựng Sông Đà là một doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Hoạt động xây lắp là hoạt động chủ yếu nên TSCĐ đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong Tổng công ty. Chính vì vậy, việc kiểm toán TSCĐ là rất cần thiết và chú trọng trong mỗi cuộc kiểm toán của phòng kiểm toán nội bộ của Tổng công ty. Qua thời gian thực tập tại tổng công ty xây dựng Sông Đà, qua quá trình nghiên cứu lý luận kết hợp bức xúc của thực tiễn, Em chọn đề tài: "Khảo sát chi tiết số dư TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Tổng công ty xây dựng Sông Đà": Nội dung đề tài bao gồm. Phần I. Cơ sở lý luận khảo sát chi tiết số dư TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính Phần II: Khảo sát chi tiêt số dư TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Tổng Công ty xây dựng Sông Đà. Phần III:Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán TSCĐtại Tổng công ty xây dựng Sông Đà. Để thực hiện đề tài trên, em đã vận dụng các môn như kinh tế học, kế toán, kiểm toán, quản lý và khảo sát thực tế tại Tổng Công ty xây dựng Sông Đà. Trong quá trình viết chuyên đề kế toán trưởng, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của TS. Ngô Trí Tuệ, sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Sự - Trưởng phòng kiểm toán nội bộ, Chị Nguyễn Bích Hạnh - Chuyên viên kiểm toán TSCĐ, đầu tư xây dựng cơ bản và các anh chị công tác tại phòng kiểm toán nội bộ tổng Công ty. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của em đối với thầy giáo, các anh chịu đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, do thời gian ,trình độ và kinh nghiệm có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót . Em mong nhận được sự góp ý, bổ sung của thầy giáo, anh chị phòng kiểm toán nội bộ để em tiếp tục học hỏi và hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn! PHần I Cơ sở lý luận khảo sát chi tiết số dư tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính I. Khảo sát chi tiết số dư tài khoản TSCĐ. 1. Các nghiệp vụ tăng tài sản cố định trong kiểm toán: Đối với mỗi doanh nghiệp số tiền đầu tư, mua sắm, thuê TSCĐ trong một năm thường rất lớn. Vì vậy, việc ghi sổ và cộng sổ các nghiệp vụ tăng TSCĐ phải chính xác thì mới đưa ra được con số chính xác trên báo cáo tài chính. Các mục tiêu kiểm toán và các khảo sát chi tiết số dư các tài khoản TSCĐ hữu hình, vô hình và TSCĐ thuê tài chính được trình bày trong bảng sau: Bảng1.1 các khảo sát chi tiết số dư tài khoản. Mục tiêu kiểm toán Các khảo sát chi tiết số dư tài khoản TSCĐ Chú ý 1 2 3 Các nghiệp vụ tăng TSCĐ trong năm đều được ghi chép hợp lý - So sánh với tổng số nguyên giá TSCĐ tăng của năm trước. - Đánh giá các khoản tăng TSCĐ (đặc biệt là các nghiệp vụ có giá trtị lớn) có hợp lý với công việc kinh doanh của DN hay không. - Đánh giá tổng các khoản mua vào, đầu tư, tiếp nhận... có nhận xét đến các biến động về kinh doanh và các điều kiện kinh tế. - Các kiểm toán viên phải có những hiểu biết đầy đủ và sâu sắc công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên giá TSCĐ được tính toán và ghi sổ đúng đắn - Cộng bảng liệt kê mua sắm, đầu tư, cấp phát... - Đối chiếu số tổng cộng sổ cái tổng hợp - Đối chiếu từng trường hợp tăng với sổ chi tiết TSCĐ. - Các cuộc khảo sát này cần phải được cân nhắc tuỳ thuộc vào mức rủi ro kiểm soát của khoản mục TSCĐ trong báo cáo tài chính. Các trường hợp tăng TSCĐ đều có thật - Kiểm tra các hoá đơn của người bán, các biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản giao nhận vốn, bản quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản, biên bản liên doanh, liên kết... - Kiểm kê cụ thể các TSCĐ hữu hình. - Kiểm tra quá trình mua sắm, chi phí để hình thành TSCĐ. Các trường hợp tăng TSCĐ đều được ghi chép đầy đủ - Xem xét hoá đơn của người bán, các chứng từ tăng TSCĐ, các chi phí sửa chữa TSCĐ để phát hiện ra các trường hợp quên ghi sổ TSCĐ hoặc ghi TSCĐ thành chi phí sản xuất kinh doanh. - Kiểm tra lại các hợp đồng thuê TSCĐ. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của kiểm toán TSCĐ. Các TSCĐ thể hiện trên bảng cân đối kế toán đều thuộc sở hữu của DOANH NGHIệP hoặc DOANH NGHIệP có quyền kiểm soát, sử dụng lâu dài - Kiểm tra các hoá đơn của người bán và các chứng từ khác về tăng TSCĐ. - Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chính. - Xem xét các TSCĐ có được hình thành bằng tiền của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có phải bỏ chi phí ra để TSCĐ đó hay không - Không cần chú ý nhiều đến máy móc thiệt bị sản xuất. - Cần kiểm tra thường xuyên đối với đất đai, nhà xưởng chủ yếu và TSCĐ vô hình. Nguyên giá TSCĐ đều được tính toán và đánh giá đúng đắn - Kiểm tra hoá đơn của người bán và chứng từ gốc liên quan đến tăng TSCĐ (biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng...) - Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chính liên quan đến xác định nguyên giá TSCĐ đi thuê Cần nắm vững các nguyên tắc, quy định hiện hành về đánh giá TSCĐ. - Mức độ và phạm vi kiểm tra phụ thuộc vào tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ. - Các trường hợp tăng TSCĐ trong kỳ được ghi chép theo đúng sự phân loại TSCĐ - Các trường hợp tăng TSCĐ được ghi sổ đúng kỳ - Kiểm tra các chứng từ tăng TSCĐ và các bút toán trong sổ kế toán căn cứ vào các quy định hạch toán của hệ thống kế toán hiện hành. - Kiểm tra cscs nghiệp vụ tăng TSCĐ vào gần ngày lập báo cáo kế toán để kiểm tra xem việc ghi sổ có đúng kỳ không - Mục tiêu này được kết hợp chặt chẽ với viêck ghi sổ đầy đủ các trường hợp tăng TSCĐ và cách tính giá TSCĐ. - Chú ý thời gian ghi sổ TSCĐ. Khi kiểm toán các nghiệp vụ tăng TSCĐ trong kỳ, kiểm toán viên cần chú trọng vào những TSCĐ hình thành thông qua quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. Sở dĩ như vậy bởi vì các nghiệp vụ này thường phức tạp, liên quan đến nhiều loại chi phí như chi phí nguyên vật liệu, nhân cộng... mà việc hạch toán thường có nhiều điểm nghi ngờ. Đối với TSCĐ hình thành qua mua sắm, kiểm toán viên xem xét việc tính giá và ghi sổ TSCĐ. Cuộc khảo sát thông dụng nhất để kiểm tra việc mua sắm TSCĐ là xem xét các chứng từ phê duyệt mua, hợp đồng TSCĐ. Kiểm toán viên so sánh số tiền ghi trên hoá đơn của người bán, người vận chuyển lắp đặt, các khoản thuế và phí... với số liệu phản ánh nguyên giá TSCĐ ghi trên sổ kế toán; kiểm tra quá trình ghi sổ TSCĐ. Ngoài ra, kiểm toán viên còn quan tâm tới việc hạch toán các chi phí cải tạo nâng cấp TSCĐ làm tăng nguyên giá TSCĐ vì trong nhiều trường hợp doanh nghiệp đã hạch toán chi phí này vào chi phí kinh doanh trong kỳ để làm giảm lợi nhuận, trốn thuế lợi tức. 2. Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ Khi kiểm toán các nghiệp vụ giảm TSCĐ, kiểm toán viên có thể lập hoặc sử dụng bảng kê các nghiệp vụ giảm TSCĐ. Sau đó, kiểm toán viên sẽ cộng tác chỉ tiêu giá trị của bảng và đối chiếu các số liệu trên bảng kê với các nghiệp vụ giảm TSCĐ trong sổ kế toán, xem xét mức trích khấu hao từng TSCĐ và mức khấu hao luỹ kế, trên cơ sở đó tính toán giá trị còn lại của TSCĐ. Đồng thời, kiểm toán viên còn xem xét chứn từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ việc ghi sổ chi phí và thu thập của quá trình này. Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ chưa ghi sổ hoặc ghi sổ không đúng, kiểm toán viên có thể phát hiện ra bằng cách áp dụng các thủ tục và biện pháp kiểm tra. - Xem xét mối quan hệ giữa TSCĐ đưa vào sử dụng và doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó có thể phát hiện có TSCĐ nào đã thanh lý, nhượng bán, điều chuyển nhưng vẫn được ghi trên sổ không. - Tính toán lại những thu nhập và chi phí của nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán để thấy được những điểm bất hợp lý trong đó. - Phân tích chỉ tiêu giá trị hao mòn lỹ kể để xem tính đúng đắn của việc ghi chép các nghiệp vụ tăng và giảm TSCĐ. - So sánh mức khấu hao luỹ kế và chi phí liên quan đến việc giảm TSCĐ trongcác sổ kế toán chi tiết. - Xem xét quá trình bổ sung TSCĐ, quá trình sử dụng TSCĐ để tính toán mức hao mòn của từng loại tài sản. 3. Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản TSCĐ. Số dư đầu kỳ: Số dư đầu kỳ này của TSCĐ là số dư cuối kỳ trước chuyển sang. Nếu khoản mục TSCĐ đã được kiểm toán năm trước hoặc đã được khẳng định là chính xác thì kiểm toán viên không phải kiểm tra số này. Ngược lại, kiểm toán viên phải chia số dư đầu kỳ ra thành các bộ phận nhỏ chi tiết ứng với từng loại TSCĐ. Đối chiếu sổ chi tiết với sổ tổng hợp để xem xét tính chính xác của các số dư. - Số cuối kỳ: Trên cơ sở kết quả kiểm toán của số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ trong kỳ để xác định số dư cuối kỳ. Kiểm tra đánh giá kết quả kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp. Chọn mẫu một vài TSCĐ ở các sổ chi tiết để đối chiếu với TSCĐ trên thực tế. 4. Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ - Xem xét bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp trong đó đã có xét duyệt của các cấp có thẩm quyền. - Kiểm tra xem doanh nghiệp có trích khẩu hao theo đúng đăng ký hay không. - Xem xét việc phân bổ chi phí khấu háo TSCĐ cho các bộ phận trong doanh nghiệp có hợp lý hay không. - Kiểm tra việc hạch toán khấu hao TSCĐ có đúng theo chế độ quy định hay không và chúng có được ghi chép đúng đắn trên các sổ chi tiết không. - Đối với các trường hợp nâng cấp TSCĐ dẫn tới thay đổi mức tính khấu hao có được doanh nghiệp tính toán chính xác hay không. - Mọi trường hợp thay đổi mức khấu hao của doanh nghiệp phải được kiểm toán viên xem xét cụ thể việc xin duyệt mức khấu hao mới có hợp lý và chính xác hay không. 5. Kiểm tra tài khoản hao mòn TSCĐ Tài khoản hao mòn TSCĐ có hai phân bên Nợ phản ánh các nghiệp vụ giảm TSCĐ, bên Có phản ánh các nghiệp vụ trích khấu hao TSCĐ. Khi kiểm tra tài khoản này, kiểm toán viên sẽ tập trung kiểm tra số khấu hao luỹ kế bằng cách phân tích số dư TK 214 thành các bộ phân chi tiết của từng loại tài sản. Với sổ tổng hợp xem xét số dư cuối kỳ được tính toán chính xác không. 6. Kiểm tra chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. - Kiểm tra việc tập hợp chi phí sửa chữa lớn có đầy đủ và chính xác không, có phát sinh chi phí sửa chữa lớn "khống" không. - Đối với phát triển sửa chữa lớn có hai trường hợp: sửa chữa lớn theo kế hoạch và sửa chữa lớn ngoài kế hoạch. + Khi tiến hành sửa chữa lớn theo kế hoạch, doanh nghiệp thường trích trước chi phí này. Kiểm toán viên phải xem xét mức trích trước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp đã được Bộ Tài chính duyệt chưa và doanh nghiệp có thực hiện đúng theo đăng ký hay không. + Đối với sửa chữa lớn ngoài kế hoạch, doanh nghiệp phải tiến hành phân bổ chi phí đã chi ra cho sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Kiểm toán viên phải xem mức phân bổ có hợp lý khong, có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ không. - Xem xét việc quyết toán chi phí sửa chữa lớn có thực hiện đúng theo chế độ quy định không; kiểm tra việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn đơn thuần và chi phí sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ. Sau khi đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến nhận xét về khoản mục TSCĐ và các vấn đề khác cần kế toán. Kiểm toán viên kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán và lưu bằng chứng vào hồ sơ kiểm toán. II.Hoàn tất công việc kiểm toán và công bố kết quả kiểm toán. Trong giai đoạn này, các kiểm toán viên nội bộ tiến hành tổng hợp các thông tin thu thập được để đưa ra kết luận nêu trong báo cáo kiểm toán. Trong giai đoạn này kiểm toán viên phải thực hiện các công việc: - Tổng hợp các kết quả thu thập được. - Rà xét lại tài liệu kiểm toán và lưu trữ theo tài liệu thường trực và tài liệu hàng năm. - Lập dự thảo báo cáo kiểm toán để tham khảo ý kiến của nhóm kiểm toán làm việc với lãnh đạo đơn vị được kiểm toán. - Sau khi trao đổi thống nhất trong nhóm kiểm toán và đơn vị được kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành lập báo cáo kiểm toán chính thưc. Báo cáo kiểm toán được gửi cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty. III. Theo dõi việc thực hiện các kiến nghị. Các kiến nghị của nhóm kế toán được Tổng giám đóc thông qua sẽ phải được kiểm toán thực hiện. Các kiểm toán viên nội bộ phải tiến hành theo dõi để đảm bảo các kiến nghị nêu trong báo cao kiểm toán sẽ được thực hiện. Phần II. Thực trạng khảo sát chi tiết số dư Tài Sản Cố Định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Tổng công ty xây dựng Sông Đà I. Thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là công việc tiếp theo của việc lập kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn này các kiểm toán viên nội bộ của Tổng Công ty xây dựng Sông Đà tiến hành kiểm tra chi tiết các khoản mục trên báo cáo tài chính. Mỗi khoản mục sẽ được kiểm toán viên sử dụng các biện pháp và các cách thức khác nhau để thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán. Đối với TSCĐ kiểm toán viên tiến hành công việc như sau 1..Kiểm tra nghiệp vụ tăng TSCĐ 1.1.Đối vơi TSCĐ hữu hình: Tài sản cố định hữu hình của Công ty xây dựng Sông Đà 8 được chia thành như sau Máy móc thiết bị, nhà cửa và kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng. Để kiểm tra việc phân loại TSCĐ và tính đúng đắn của việc ghi chép TSCĐ và TSLĐ, kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn kế toán phần hành tài sản cố định. Qua đó, kiểm toán viên sẽ biết kế toán viên của doanh nghiệp có phân loại đúng TSCĐ trước khi ghi sổ không, xem xét việc trình bày TSCĐ trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính có tuân thủ đúng chế độ kế toán quy định hay không. Khi kiểm toán phần tăng TSCĐ, kiểm toán viên chia TSCĐ thành các nhóm : TSCĐ do Tổng Công ty điều chuyển từ các Công ty thành viên khác sang. Để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị thành viên, đồng thời sử dụng tối đa năng lực hiện có của TSCĐ trong toàn Tổng Công ty. Thông thường để thay thế cho việc mua sắm mới một số TSCĐ nhằm phục vụ công tác thi công, công tác quản lý, Tổng Công ty tiến hành điều động TSCĐ giữa các đơn vị thành viên. Các chứng từ kiểm toán viên cần xem xét bao gồm: quyết định của Tổng Công ty về việc điều chuyển TSCĐ giữa các thành viên với bộ phận sử dụng TSCĐ. Đối với TSCĐ điều động trong nội bộ Công ty, kiểm toán viên cần xem xét quyết định điều động của Giám đốc Công ty và biên bản giao nhận TSCĐ. Mục đích chính của việc xem xét này là kiểm tra TSCĐ có được hạch toán đúng không và việc sử dụng TSCĐ có đúng theo công trình, bộ phận sử dụng không. Để kiểm tra, kiểm toán viên nộ bộ phải đối chiếu số liệu về nguyên giá, số khấu hao và giá trị còn lại ghi trên quyết định điều chuyển với số liệu hạch toán trên sổ nhật ký chung. Kiểm toán viên xem xét tính đúng đắn của các bút toán và tính chính xác của việc chuyển số liệu từ sổ nhật ký chung sang sổ cái. Thông thường, các nghiệp vụ này thường được ghi chép đúng vì việc hạch toán tăng do điều chuyển, thường do Tổng Giám đốc, Giám đốc hướng dẫn hạch toán. Ví dụ việc điều chuyển máy xúc lật HL 750 giữa Công ty Xây dựng Sông Đà 8 và chi nhánh Sông Đà 7. Căn cứ ghi sổ là quyết định điều chuyển TSCĐ Biểu 2.1: Quyết định điều chuyển tài sản cố định Bộ Xây dựng Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà Số 43 TCT/TCKT V/v Điều chuyển TSCĐ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------o0o------ Hà nội, ngày 27 tháng 06 năm 1999 Kính gửi: - Công ty Xây dựng Sông Đà 7 - Công ty Xây dựng Sông Đà 8 - Cơ quan Tổng Công ty - Căn cứ QĐ 162 TCT / HĐQT ngày 15 tháng 08 năm 1997 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị về việc ban hành quy chế quản lý tài chính của Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà - Căn cứ QĐ 27 TCT / CG&CN ngày 09 tháng 04 năm 1999 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty về việc điều chuyển xe máy thiết bị từ chi nhánh Công ty xây dựng Sông Đà 7 đến Công ty xây dựng Sông Đà 8 - Căn cứ biên bản bàn giao thiết bị ngày 03 tháng 05 năm 1999 giữa chi nhánh Công ty xây dựng Sông Đà 7 và Công ty xây dựng Sông Đà 8 - Căn cứ công văn số 21 / CT / TCKT ngày 22 tháng 05 năm 1999 của Giám đốc Công ty Xây dựng Sông Đà 7 về việc xin giảm TSCĐ Tổng Công ty ra quyết định tăng giảm vốn và hướng dẫn đơn vị hạch toán kế toán như sau: A. Chi tiết tăng giảm TSCĐ TT Tên tài sản Số lượng Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại Nguồn vốn Máy xúc lật 01 960.426.000 306.160.620 654.265.380 Tổng 960.426.000 306.160.620 654.265.380 B. Hạch toán kế toán 1. Công ty Xây dựng Sông Đà 7 hạch toán * Giảm TSCĐ do điều chuyển Nợ TK 336 : 654.265.380 Có TK 2141: 306.160.620 Có TK 2113: 960.426.000 2. Công ty Xây dựng Sông Đà 8 hạch toán * Tăng TSCĐ do điều chuyển Nợ TK 2113: 960.426.000 Có TK 336 : 654.265.380 Có TK 2141: 306.160.620 3. Cơ quan Tổng Công ty hạch toán Nợ TK 1368 Sông Đà 8: 654.265.380 Có TK 1368 Sông Đà 7 : 654.265.380 Yêu cầu các đơn vị ghi sổ kế toán tháng 06 năm 1999. Đơn vị nghiêm chỉnh chấp hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao theo chế độ hiện hành. KT Tổng Giám đốc Phó Tổng giám đốc Hoạt động điều chuyển nội bộ công ty là hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục. Do vậy, ngoài việc xem xét việc tuân thủ về chứng từ, kiểm toán viên còn xem xét tính hiệu quả của việc điều chỉnh TSCĐ - Đối với những tài sản công ty tự mua sắm trang bị kiểm toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp các hồ sơ chứng từ về việc mua sắm, trang bị tài sản cố định. Nó bao gồm : quyết định mua TSCĐ đã được tổng giám đốc phê duyệt, hợp đồng mua TSCĐ, hoá đơn nộp thuế, chứng từ vận chuyển, phiếu chi, phiếu báo giá của bên bán, biên bản giao nhận TSCĐ. Kiểm toán viên xem xét tính hợp lệ của chứng từ và đặc biệt chú ý đến quyết định phê chuẩn về việc mua bán TSCĐ. Đối với TSCĐ nhỏ hơn 100 triệu đồng thì giám đốc các công ty thành viên quyết định mua. Đối với TSCĐ có giá trị lớn hơn 100 triệu đồng thì phải xin duyệt mua của Trổng giám đốc công ty, khi đó kiểm toán viên sẽ xem xét sự đầy đủ tính hợp lệ của chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ. Trong năm, tổng giá trị TSCĐ mua về tại Công ty Xây dựng Sông Đà 8 là trên 3 tỷ đồng, các tài sản cố định này đều có giá trị trên 100 triệu đồng. Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra tương tự như việc điều chuyển tài sản cố định giữa các công ty thành viên. Việc điều chuyển nội bộ tài sản cố định giữa các xí nghiệp trong công ty xây dựng Sông Đà 8 được kiểm toán viên đặc biệt chú trọng. Qua việc kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện những sai sót sau: Máy ép khí PDS 655 được công ty mua về từ tháng 6 nhưng đến tháng 12 năm 1999 mới được ghi sổ kiểm toán viên yêu cầu đơn vị trích thêm khấu hao vào giá thành sản phẩm là : 36.934.328đ kiểm toán viên đề nghị đơn vị bổ xung bút toán Nợ TK 6274 :36.934.328 Có TK 2141 :36.934.328 Kiểm toán viên cũng phát hiện sai sót khi hạch toán tài sản cố định thuộc phương tiện vận tải truyền dẫn của Chi nhánh Bắc Ninh. Cụ thể đơn vị đã hạch toán trùng xe ô tô Pord, kiểm toán viên đề nghị đơn vị điều chỉnh theo bút toán. Nợ TK 336 : 349.597.636 Có TK 2114 : 349.597.636 Bút toán ghi trùng được đơn vị hạch toán vào tháng 12, do đó đơn vị không phải điều chỉnh khấu hao. Ngoài ra, để đảm bảo các nghiệp vụ tài sản cố định ghi sổ đầy đủ, kiểm toán viên nận thấy Chi nhánh Ninh Bình đã không hạch toán máy trộn bê thông 500 lít mà công ty điều chuyển cho đơn vị .Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị hạch toán tăng tài sản cố định Nợ TK2113:24.965.000 Có TK336:24.965.000 Qua việc kiểm toán tăng tài sản cố định tại công ty xây dựng Sông Đà8, Kiểm toán viên nhận thấyhầu hàng hoáầu hết các tài sản cố định của công ty xây dựng Sông Đà 8 được mua bằng vốn lưu động.Việc sử dụng vốn lưu động mua tài sản cố định là sai quy chế quản lý tài sản của Tổng công ty. Đối với tài sản cố định do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành Kiểm toán viên xem xét quy trình đầu tư có tuân thủ theo quy định Nhà nước không? Dự án đầu tư đã được duyệt chưa ? Nếu dự án đầu tư do đơn vị tư làm thi công kiểm tra việc tập hợp chi phí trên tài khoản 241 có hợp lý và chính xác không. Khối lượng thanh toán ó với thực tế làm có không lê không? Tổng chi phí bỏ ra có đúng, với quyết toán đơn vị lập và quyết toán được tổng giám đốc duyệt không?. Kiểm toán tổng tài sản cố định do đầu tư xây dựng có ban hành là cùng việc khó khăn phức tạp đòi hỏi kiểm toán viên không chỉ am hiểu về lĩnh vực tài chính mà con am hiểu về kỹ thuật xây dựng. Để thực hiện tốt công việc kiểm tra này đòi hỏi các kiểm toán viên nội bộ có sự phối hợp cùng thực hiện. Trong năm, Công ty xây dựng Sông Đà 8 thực hiẹn 3 dự án đầu tư xây dựng cơ bản, hoàn thành 2 dự án trị giá 971.718.358.356 đ. Còn dở dang 2.978.924.003 đ. Công việc thực hiện quyết toán các công trình có một số vấn đề. Biểu 2.1 Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Tổng công ty xây dựng Sông Đà Khoản mục: các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành Đơn vị: Công ty xây dựng Sông Đà 8. Dự án Đơn vị thực hiện Quyết toán được duyệt Chi phí thực tế Chênh lệch Trạm trộn bê tông số 2 Công trình sản xuất cát Nhà E14 Xí nghiệp bê tông CN Hà Nội Cơ quan công ty 514.895.853 340.897.193 641.740.635 407.625.884 275.964.394 641.740.635 10.269.969 64.932.799 Tổng cộng 1.497.533.681 1.325.330.913 172.202.768 Trạm trộn bê tông số 2 do xí nghiệp bê tông thực hiện theo dự toán được duyệt là 514.895.853. Nhưng chi phí thực tế là 407.625.884. Như vậy quyết toán vượt so với chi phí thực tế là 107.269.969. Công trình sản xuất cát do chi nhánh Hà Nội thực hiện giá trị quyết toán là 340.897.193 chi phí thực tế là 275.964.394. Vậy quyết toán vượt so với chi phí thực tế là: 64.932.799. 1.2Đối với tài sản cố định thuê tài chính : Trong năm doanh nghiệp có tiến hành thuê tài chính máy nghiền đá CMD 186 - 187 trị giá 547.850.000 vào tháng12/1999 Kiểm toán yêu cầu đơn vị cung cấp hợp đồng thuê tài chính máy nghiền dó CMD 186 - 187 và tiền hành kiểm tra hợp đồng xem có thoả mãn một trong các điều kiện sau không: - Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng bên cho thuê được chuyển quyền sở tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo thoả thuận của hai bên. - Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản cố định thue theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cố định thuê tại thời điểm mua lại. - Thời gian cho thuê mộ loại tài sản ít nhất phải bừng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. - Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê ít phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng. Qua việc kiểm tra, kiểm toán viên nhận thấy tài sản cố định thuê tài chính của đơn vị thoả mãn các điều kiện. Do đó, việc ghi chép giá trị tài sản cố định thuê vào khoản mục tài sản cố định thuê tài chính là hoàn toàn chính xác và hợp lý. Trên cơ sở hợp đồng thuê kiểm toán viên tính toán lại nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính, tiền lái thuê, đối chiếu với sổ sách kế toán và kiểm tra bút toán hạch toán. kiểm toán viên kết luận sổ sách kế toán đã phản ánh chính xác và đúng đắn nghiệp vụ thuê tài chính tài sản cố định. 1.3.Kiểm toán tài sản cố định vô hình Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp tài liệu, chứng từ chứng minh cho nghiệp vụ tăng tài sản cố định và cho sự tồn tại và quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với tài sản cố định vô hình đó. Tài sản cố định này là quyền sử dụng đất đã trích đủ khấu hao. Kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận về tài sản cố định vô hình này đã được kiểm toán viên kiểm tra kỳ trước. 2. Kiểm tra nghiệp vụ giảm tài sản cố định. Biểu2.2 Thủ tục kiểm toán giảm tài sản cố định. Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm toán Nguời thực hiện Các nghiệp vụ giảm tài sản cố định là có thật - Thu thập, các quyết định về việc giảm tài sản cố định của tổng giám đốc Tổng công ty, giám đốc công ty và những người được uỷ quyền 2. Các nghiệp vụ giảm tài sản cố định được ghi số đầy đủ Đối chiếu chứng từ của các nghiệp vụ giảm tài sản cố định với sổ sách kế toán để xem xét sự hiện diện của các nghiệp vụ tương ứng với các chứng từ. 3. Các nghiệp vụ điều chuyển,thanh lý, nhượng bán tài sản cố định đều được phê chuẩn đúng đắn - Kiểm tra các chứng từ gốc, xem xét sự phana cấp trong việ xét duyệ các nghiệp vụ giảm tài sản cố định có tuân thủ theo đúng quy chế quản lý tài chính của đơn vị không. 4.Các nghiệp vụ giảm tài sản cố định - Kiểm toán viên tính giá chuyển nhượng, thu thập về thanh lý, nhượng bán trong các biên bản có phù hợp với tài sản cố định trên thực tế không. 5. Việc tính toán giá trị các tài sản cố định được thực hiện chính xác - Kiểm tra tính chính xác trong việc tập hợp các số liệu phát sinh liên quan tới các nghiệp vụ giảm tài sản cố định của kế toán. Các nghiệp vụ giảm tài sản cố định đều được trình bày chính xác trên sổ kế toán - Kiểm tra cac nghiệp vụ hạch toán trong sổ kế toán, việc chuyển sổ kế toán. Trong năm 1999, giá trị tài sản cố định giảm do điều chuyển rất lớn. Tài sản cố định giảm là do đơn vị điều chuyển đi và thanh lý. Tổng tài sản cố định điều chuyển gồm 2.8 tỷ, tổng tài sản cố định thanh lý 1.647.746.084. Khi kiểm toán phần hành này, các kiểm toán viên cùng tiến hành theo đúng các thủ tục kiểm toán đã được phòng kiểm toán nội bộ Tổng công ty thiết lập và áp dụng đối với mọi cuộc kiểm tra. Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp các chứng từ có liên quan đến các nghiệp vụ giảm tài sản cố định trong năm như: các quyết định điều chuyển biên bản bàn giao, biên bản thanh lý, các chứng từ phản ánh chi phí thanh lý, biên bản kiểm kê tài sản cố định. Đối với tài sản cố định mà tổng công ty điều chuyển cho đơn vị khác kiểm toán viên kiểm tra, xem đơn vị có hạch toán đúng như tổng giám đốc hướng dẫn hay không. Nói chung các nghiệp vụ này thường chính xác vì kế toán ghi sổ căn cứ vào hướng dẫn tăng giảm của Tổng giám đốc(Giám đốc) Đối với tài sản cố định giảm do thành lý, kiểm toán viên yêu cầu đơn vị lập bảng thanh lý tài sản cố định có sự giám sát của kiểm toán viên. kiểm toán viên kiểm tra các biên bản, chứng từ, hoá đơn có liên quan, đặc biệt chú ý các nghiệp vụ có giá trị dới 100 triệu đồng vì những tài sản cố định này công ty được quyền thanh lý, trước khi thanh lý công ty phải có tiên bản báo cáo với Tổng giám đốc. Kiểm toán viên tập trung kiểm tra nguyên giá, khấu hao lỹ kế và giá trị còn lại của những tài sản cố định đã thanh lý, xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của chứng từ và việc kê khai các tài sản cố định thanh lý trên bảng kê. Gửi thư xác nhận đến một số cá nhân và đơn vị mà kiểm toán viên thấy cần thiết, phỏng vấn những người có trách nhiệm đối với những tài sản cố định đó trước đây để chứng minh cho tính có thật của các nghiệp vụ thanh lý. Xem xét biên bản kiểm kê tài sản cố định ở các kho, các công trình, các đội xây dựng để phát hiện ra tài sản cố định chưa được thanh lý mà đã ghi vào sổ. Đối chiéu trên bản kiểm kê năm nay với biên bản kiểm kê năm trước để phát hiện ra những chênh lệch về tài sản cố định. Đối với các tài sản cố định đã được điều chuyển thanh lý, nhượng bán, kiểm toán viên phải kiểm tra các bút toán hạch toán giảm, bút toán phản ánh chi phí, thu nhập, giảm nguồn vốn kinh doanh. Để hiểu rõ thủ tục kiểm toán ta xem xét quy trình kiểm toán thông qua nghiệp vụ thanh lý. Máy ép khí DK9M. kiểm toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp biên bản thanh lý Biểu2.3: Biên bản thanh lý tài sản cố định Tổng công ty xây dựng Sông Đà Công ty xây dựng Sông Đà 8 Mẫu số 03-TSCĐ Ban thành theo quyết định số 1141 - tài chính/QĐ/CĐkiểm toán Ngày 1/11/1999 của Bộ tài chính Biên bản thanh lý tài sản cố định Ngày 28 tháng 9 năm 1999 Số 858 Nợ TK: 214 Nợ TK: 821 Có TK: 2111 Căn cứ vào quyết định số 82/QĐ/QLTS ngày 20 tháng 9 năm 1999 của giám đốc về việc thanh lý tài sản cố định. I - Ban thanh lý gồm: Ông: Nguyễn Tiến Thành : Đại diện ban giám đốc làm trưởng ban Bà: Trần Thị Thu: Đại diện phòng kế toán - uỷ viên Ông: Lê Quốc Trung: đại diện phòng quản lý cơ giới - uỷ viên II - Đã tiến hành thanh lý tài sản cố định Tên (Mã, ký hiệu, quy cách): máy ép khí DKGM Nơi sản xuất: Nhật bản Năm sản xuất: 1990 Năm đưa vào sử dụng: 1/1/1993 Nguyên giá: 40.768.000 Hao mòn trích đến thời gian thanh lý 40.765.000 Giá trị còn lại: 40.768.000 III- Kết luận của ban thanh lý Máy đã hỏng, không thích hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Ngày 28/9/1999 Trưởng ban thanh lý. IV - kết quả thanh lý tài sản cố định Chi phí thanh lý: 1.500.000đ (Viết bằng chữ: Một triệu năm trăm nghìn đồng) Giá trị thu hồi 10.000.000đ(viết bằng chữ: Mười triệu đồng) Đã ghi giảm số thu tài sản cố định ngày 30/9/1999 Ngày 30/9/1999 Thủ trưởng đơn vị kế toán trưởng Bộ phận sử dụng TSCĐ Sau đó kiểm toán viên xem biên bản kiểm kê và việc hạch toán tài sản cố định trong các sổ kế toán. Biểu2.4: Số nhật ký chung và sổ cái tài sản cố định của công ty xây dựng Sông Đà 8 Sổ nhật ký chung Năm 1999 Ngày chứng từ Ngày ghi sổ Nội dung SHTK Nợ Có 28/9/1999 28/9/1999 28/9/1999 28/9/1999 28/9/1999 28/9/1999 Thanh lý máy ép khí DK9M Chi phí thanh lý Sổ thu từ thanh lý 214 211 821 111 112 721 40.768 150.000 10.000.000 40.768.000 1.500.000 10.000.000 Kiểm toán viên kết luận nghiệp vụ giảm tài sản cố định đã được thực hiện theo đúng nguyên tắc. 3. kiểm tra chi tiết số dư tài khoản tài sản cố định Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp báo cáo quyết toán đã được điều chỉnh theo biên bản kiểm toán năm trước. Do đó số dư đầu kỳ là chính xác. Đối với số dư cuối kỳ: Số dư cuối kỳ là kết quả tổng họp của số dư đầu kỳ và số phát sinh trong kỳ. Kiểm toán viên loại trừ những sai sót phát hiện ra trong quá trình kiểm toán tăng, giảm tài sản cố định thì số dư cuối kỳ của các tài khoản phản ánh tài sản cố định có được doanh nghiệp tính toán chính xác không. Thủ tục kiểm toán được kiểm toán viên sử dụng đây là kiểm tra việc tổng hợp giá trị tài sản cố định trên các sổ chi tiết theo loại tài sản cố định. Tính toán các số liệu trên các sổ chi tiết và đối chiếu với số liệu tổng hợp trên sổ cái các TK 211, 212, 213, 214 trong quá trình này kiểm toán viên cũng tiến hành việc lựa chọn một số tài sản cố định trên các sổ chi tiết để kiểm tra sự tồn tại tài sản cố định đó trên thực tế, đối chiếu với kết quả kiểm kê để đánh giá việc kiểm kê tài sản cố định ở đơn vị. 4. Kiểm tra chi phí khấu hao Biểu2.5 : Thủ tục kiểm toán chi phí khấu hao Thủ tục kiểm toán Người thực hiện 1. Mục tiêu: - Chính sách khấu hao có nhất quán không - Tính khấu hao tài sản cố định có chính xác không - Tính hợp lý của việc phân bổ khấu hao cho tài sản cố định cho các đối tượng liên quan 2. Tài liệu - Khung thời gian sử dụng tài sản cố định theo QĐ 1062 TC/QĐ/CSTC. - Bảng đăng ký mức trích khấu hao tài sản cố định được Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. - Bảng tổng hợp khấu hao tài sản cố định 3. Thủ tục - Đối chiếu các bảng khấu hao hoặc tính toán, lại chi phí khấu hao - Kiểm tra chứng từ sổ sách kế toán. Các thành viên của Tổng công ty xây dựng Sông Đà nói chung và công ty xây dựng Sông Đà 8 nói riêng đều áp dụng một chính sách khấu hao thống nhất. Trong đó, phương pháp tính khấu hao là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian (khấu hao đường thẳng). Mức khấu hao trung bình hằng năm chính là tỷ lệ giữa nguyên giá tài sản cố định và thời gian sử dụng tài sản cố định. Từ đó, Công ty ính mức khấu hao trung bình một tháng. Do công ty xây dựng Sông Đà 8 là doanh nghiệp thuần tuý sản xuất nên việc tính khấu hao của Công ty tuân thủ theo nguyên tắc tài sản cố định giảm trong thán này tháng sau mới thôi không tính khấu hao. Khi tiến hành kiểm toán chi phí khấu hao, kiểm toán viên phải kiểm tra việc tính khấu hao của từng tài sản cố định, khấu hao lũy kế và tổng hợp khấu hao năm của toàn bộ tài sản cố định. Mục tiêu của quá trình kiểm toán là xem xét. - Chính sách khấu hao có nhất quan không - Tính khấu hao tài sản cố định có chính xác không - Tính hợp lý của việc phân bổ khấu hao tài sản cố định cho các đối tượng liên quan.Kiểm toán viên tiến hành theo thủ tục kiểm toán đã được lập sẵn, trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng bảng thời gian sử dụng các loại tài sản cố định của công ty xây dựng Sông Đà 8. Bảng này được các kiểm toán viên lập căn cứ vào các loại tài sản cố định sử dụng ở đơn vị và khung thời gian sử dụng các loại tài sản cố định hienẹ hành trong quyết định số 1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của bộ trưởng bộ tài chính. Bảng2.2 : Thời gian sử dụng các nhóm tài sản cố định ở cùng công ty xác định Sông Đà 8. Danh mục tài sản cố định Thời gian sử dụng tối thiểu Thời gian sử dụng tối đa A. Máy móc thiết bị động lực 1. Máy phát điện 2. Máy biến áp và thiết bị ổn định nguồn điện 3. Máy móc thiết bị động lực khác 7 7 6 13 12 15 B. Máy móc thiết bị công tác 1. Máy công cụ 2. Máy khai khoáng xây dựng 3. Máy bơm nước và xăng dầu 4. Thiết bị gia công bề mặt và ăn mòn kim loại 5. Máy móc thiết bị chuyên dùng sản xuất đồ vật liệu xây dựng 6. Máy móc thiết bị loại điện tử tin học 7. Máy móc thiết bị công tác 7 5 6 7 6 5 5 10 8 8 10 8 15 12 D. Thiết bị và phương tiện vận tải 1. Phương tiện vận tải đường bộ 6 10 E. Dụng cụ quản lý 1. Thiết bị tính toán đo lường 2. Máy móc thiết bị điện tử 3. Phương tiện và dụng cụ quản lý 5 4 5 8 8 10 F. Nhà cửa vật kiến trúc 1. Nhà cừa loại kiên cố 2. Kho chứa, cầu đường, bãi đỗ, sân phơi. 25 5 50 20 4.1 kiểm toán chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình Do số lượng tài sản cố định tại công ty xây dựng Sông Đà 8 là rất nhiều. Vì vậy, kiểm toán viên thường tiến hành kiểm từng xí nghiệp một. Trong trường hợp bảng đăng ký mức trích khấu hao của công ty đã được cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp duyệt. Kiểm toán viên xem xét các mức duyệt khấu hao đối với những tài sản cố định từng bảng đăng ký. Sau đó, kiểm toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp bảng tổng hợp khấu hao tài sản cố định và kiểm tra việc trích khấu hao tài sản cố định. Tuy nhiên, tại công ty xây dựng Sông Đà 8 bảng đăng ký khấu hao tài sản cố định chưa được cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp duyệt. Do đó, kiểm toán viên yêu cầu các xí nghiệp lập bảng kê chênh lệch chi phí khấu hao tài sản cố định. Bảng này cómẫu sẵn và được kiểm toán viên lưu trên máy vi tính. Công việc lập bảng được giám sát bởi kiểm toán viên. Công ty xây dựng Sông Đà 8 Chi nhánh Ninh Bình Bảng kê chênh lệch chi phí khấu hao Stt Tên tài sản Nguyên giá Tổng số tiền khấu hao Tổng cộng Ngân sách Tự bổ sung Tín dụng Nguồn khác Số đa trích Theo KT Chênh lệch I 2112 12.914.688.020 2.472.406.994 1.023.191.142 58.439.100 709.777.976 0 1 Đất đai tại Ninh Bình 92.978.400 92.978.400 5.578.704 5.578.704 0 2 Nhà cừa tại Ninh Bình 881.006.600 881.006.600 52.860.396 52.860.396 0 II 2113 5.970.351.510 1.236.203.497 24.603.071 0 325.669.438 325.669.438 0 1 Máy xúc Robox 420 (hết khấu hao) 2.350.307.929 9.000.000 20.064.085 2.321.243.844 10.832.652 10.832.652 0 2 Máy xúc Robox 320 (hết khấu hao) 1.410.875.630 1.410.875.630 90.560.100 90.560.100 0 3 Máy ủi D6H 1.227.203.497 1.227.203.497 209.184.535 0 4 Máy trắc đạt ĐT6 (Hết khấu hao) 45.598.454 4.538.986 41.059.468 6.995.585 6.995.585 0 5 Máy xúc lật (tăng tháng 6 giảm T7) 936.366.000 936.366.000 8.096.566 8.096.566 0 III 2114 1.761.951.055 316.466.600 132.300.000 656.692.150 440.913.148 -215.779.002 1 Ô tô 35N-1700 316.466.600 316.466.600 262.636.891 56.964.908 56.964.908 0 2 Ô tô 48H - 0641 (Giảm T5) 132.300.000 132.300.000 262.636.891 7.938.000 7.938.000 0 3 Ô tô 29L - 6144 (Giảm T6) 262.636.891 262.636.891 82.551.334 39.395.534 -43.155.800 4 Ô tô 29L - 6145 (Giảm T6) 262.636.891 262.636.891 82.551.334 39.395.534 -43.155.800 5 Ô tô 29L - 6151 (Giảm T6) 262.636.891 262.636.891 82.551.334 39.395.534 -43.155.800 6 Ô tô 29L - 6150 (Giảm T6) 262.636.891 262.636.891 82.551.334 39.395.534 -43.155.800 7 Ô tô 29L - 6152(Giảm T6) 262.636.891 262.636.891 82.551.334 39.395.534 -43.155.800 8 Ô tô 29L - 6250 (Tăng T6) 349.597.636 334.863.636 14.734.000 50.288.483 50.288.483 0 9 Ô tô 29L-6268 (Tăng T6 - Giảm T12) 349.597.636 334.863.636 14.734.000 50.288.483 50.288.483 0 10 Ô tô 29L - 6270 (Tăng T6) 349.597.636 334.863.636 14.734.000 50.288.483 50.288.483 0 11 Ô tô 29L - 6276 (Tăng T6 - Giảm T9) 349.597.636 334.863.636 14.734.000 21.201.959 21.201.959 0 11 Ô tô 29L - 6271 (Tăng T6 - Giảm T7) 349.597.636 334.863.636 14.734.000 6.965.164 6.965.164 0 IV 26.847.110 0 26.857.110 0 0 4.855.840 4.855.840 0 1 Máy vi tính 26.847.110 26.857.100 4.855.840 4.855.840 0 Tổng cộng 7.759.159.675 1.552.670.097 183.760.181 0 0 4.855.840 771.438.426 -215.779.002 4.2 kiểm toán chi phí khấu hao tài sản cố định vô hình: Tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp đã được trích đủ khấu hao từ kỳ kiểm toán trước. Kiểm toán viên đã xác nhận là doanh nghiệp đã trích đúng. 5 .Kiểm toán chi phí sửa chữ lớn tài sản cố định Công ty xây dựng Sông Đà 8 có một số lượng lớn tài sản cố định sử dụng cho nhiều công trình. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường,sản cố định phải thường xuyên được bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp. Do đó,, các nghiệp vụ sửa chữa lớn, theo kế hoạch và không theo kế hoạch được, diễn ra thường xuyên trong năm theo kế toán đơn vị cho biết một số tài sản cố định có giá trị lớn được bảo dưỡng định kỳ. Chi phí bảo dưỡng lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải trích trước chi phí này. Các tài sản cố định khi hỏng hóc sẽ được bộ phận sửa chữa tài sản cố định tiến hành sửa chữa. Mọi chi phí phát sinh sẽ được doanh nghiệp phân bổ toàn bộ hay một phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên yêu cầu đơn vị cung cấp bảng kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn của Bộ tài chính duyệt,các chứng từ phản ánh chi phí sửa chữa tài sản cố định và sổ sách có liên quan Bảng2.3:Kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn cố định của công ty xây dựng Sông Đà 8 TT Tài sản cố định Nguyên giá Chi phí trích trước Thời gian trích trước Chi phí trích trước mỗi tháng Thời gian sửa chữa lớn 1 Máy xúc 2.350.307.929 91.231.473 02-1999 22.807.868 06-1999 2 Máy ủi D6H 1.227.203.497 59.195.440 04-1999 14.798.680 08-1999 3 Trạm nghiền sàng 743.871.065 34.607.905 05-1999 8.651.947 09-1999 Cộng 4.321.382.491 185.034.818 46.258.704 Kiểm toán viên đối chiêu sổ đăng kí trích trước với số l;iệu phản ánh trên sổ nhật ký chung và sổ cái, xem xét tính đúng đắn của các bút toán hạch toán. Qua việc đối chiếu kiểm toán viên nhận thấy doanh nghiệp phản ánh chính xác II. Lập biên bản kiểm toán Sau khi công việc lập kiểm toán kết thúc, nhóm kiểm toán tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán. Do mỗi kiểm toán viên đảm nhận một phần hành khác nhau trong cuộc kiểm toán nên các kiểm toán viên phải báo cáo kết quả của mình trước trưởng nhóm kiểm toán và toàn bộ nhóm. Trưởng phòng kiểm toán căn cứ vào kết quả trên tiến hành lập báo cáo kiểm toán. Tổng công ty xây dựng Sông Đà lập biên bản kiểm toán bao gồm những phần sau: Phần mở đầu Tiêu đề: Thường dùng là biên bản kiểm toán Địa chỉ: tên đơn vị được kiểm toán Căn cứ tiến hành kiểm toán Ngày, tháng, năm lập biên bản kiểm toán Đại diện đoàn kiểm toán của Tổng công ty Đại diện của đơn vị Đặc điểm, tình hình chung của đơn vị được kiểm toán. Phần ý kiến : đưa ra ý kiến của kiểm toán viên đối với vấn đề được kiểm toán Ví dụ : đối với vấn đề kế toán tài sản cố định - Số báo cáo: - Số kiểm toán: - chênh lệch: -Nguyên nhân: ..................... Phần kết thúc Chữ ký đại diện đoàn kiểm toán và đơn vị kiểm toán III- Công việc tiếp theo Sau khi lập và đề trình biên bản kiểm toán, kiểm toán viên cần kiểm tra lại kiến nghị đưa ra trong báo cáo kiểm toán. Việc kiểm tra được tiến hành thường xuyên bằng cách kiểm toán viên sẽ khảo sát thực tế việc thực hiện, nghe báo cáo trực tiếp từ đơn vị, nghe phản ánh các đơn vị khác Phần III một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán tại Tổng Công ty xây dựng Sông Đà 1. Thiết lập các thủ tục chính sách đối với TSCĐ cho mỗi thành viên của Tổng Công ty. Hiên nay các đơn vị thành viên của Tổng Công ty xây dựng Sông Đà đều thực hiện quy chế quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của Tổng Công ty. Tại các công ty quy chế này chưa được cụ thể hoá để phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị thành viên.Việc qui định thủ tục chặt chẽ giúp cho kiểm toán viên tiến hành kiểm toán rễ dàng hơn. Các thủ tục này vừa phải đảm bảo tính đầy đủ và tính hiệu quả trong việc ngăn chặn các sai sót hoặc gian lận có thể xảy ra và đồng thời cũng phải phù hợp với quy chế chung của tổng công ty. Các thủ tục này cần quy định như sau: - Phân chia trách nhiệm đầy đủ được thực hiện thông qua việc phân chia trách nhiệm thực hiện một nghiệp vụ cho nhiều người, nhiều bộ phận cùng tham gia. Mục đích không để cho một cá nhân hay bộ phận nào có thể kiểm soát một mặt của một nghiệp vụ. Khi đó, thông qua cơ cấu tổ chức, công việc của một nhân viên này được kiểm soát tự động bởi công việc của một nhân viên khác. Cụ thể: + Chức năng kế toán và chức năng hoạt động: Bộ phận thực hiện các nghiệp vụ TSCĐ không được ghi chép sổ sách kế toán vì khi đó họ có thể ghi chép và báo cáo sai lệch để cải thiện kết quả hoạt động cuả mình. + Chức năng kế toán và bảo vệ tài sản. Các nhân viên kế toán không được giao nhiệm vụ giữ tài sản vì có thể tham ô tài sản và che giấu hành vi bằng cách chữa lại sổ sách kế toán. + Chức năng xét duyệt nghiệp vụ và chức năng bảo quản tài sản. Người xét duyệt nghiệp vụ không nên kiêm nhiệm việc giữ các tài sản liên quan vì sẽ làm tăng rủi ro lạm dụng tài sản. -Uỷ quyền đúng đắn cho các nghiệp vụ về TSCĐ. Các giám đốc của các đơn vị thành viên chỉ được quyền mua bán, thanh lý TSCĐ trong phạm vi giới hạn cho phép của Tổng giám đốc. - Bảo vệ TSCĐ: TSCĐ cần phải được bảo vệ không bị mất mát tham ô, hư hỏng hay sử dụng lãng phí sai mục đích. Bảo vệ bằng cách xây dựng nhà kho an toàn, bố trí lực lượng bảo vệ đầy đủ, sử dụng các thiết bị bảo vệ, tổ chức kiểm kê định kỳ. Kế hoạch toàn diện TSCĐ. Bao gồm toàn bộ các kế hoạch về đầu tư, mua sắm, mà chưa lớn, thanh lý, nhượng bán TSCĐ cho một năm. Các kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở phân tích nhu cầu sản xuất, khả năng hiện tại của TSCĐ, đồng thời cân đối với khả năng trung đông các nguồn tài trợ của đơn vị, kế hoạch này là cần thiết vì nó đảm bảo cân đối về năng lực sản xuất, tránh sự đầu tư lãng phí hoặc ngược lại. Không đáp ứng yêu cầu sản xuất hoặc khả năng cạnh tranh trên thị trường. Kế hoạch này cũng hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cân đối về tài chính. Việc đầu tư quá khả năng tài chính của đơn vị mà thiếu các nguồn tài trợ thích hợp sẽ đảy đơn vị đến chỗ thiếu vốn luu động, mất khả năng thanh toán hoặc phải gánh chịu chi phí tài chính quá lớn. - Thủ tục đầu tư mua sắm tài sản cố định nhắm đảm bảo các khoản đầu tư mang lại hiệu quả cao. Thường cần qui định những thủ tục sau đây: +Xét duyệt về nhu cầu và khả năng đầu tư bao gồm việc xem xét hiệu quả của việc đầu tư tài sản cố định, nguồn tài trợ và khả năng thu hồi vốn. +Xét duyệt về kết cấu cụ thể của TSCĐ . Đối với nhà xưởng là bản thiết kế. Đối với máy móc thiết bị là công nghệ, công suất và tính năng cụ thể khác của máy móc thiết bị. Kết cấu cụ thể này bảo đảm TSCĐ đáp ứng được các yêu cầu và hiệu quả. +Xét duyệt về dự toán cụ thể của các khoản đầu tư nhằm bảo đảm chúng nằm trong khả năng cân đối. +Lựa chọn nhà cung cấp hoặc nhà thầu. +Giám sát quá trình thi công nếu là công trình xây dựng cơ bản. +Nghiệm thu và quyết toán công trình . -Thủ tục thanh lý TSCĐ qui định người xét duyệt, điều kiện thanh lý...nhằm ngăn chặn những sai sót và gian lận có thể xảy ra liên quan đến thanh lý TSCĐ . -Hồ sơ chi tiết TSCĐ . Hồ sơ này là toàn bộ các chứng từ tài liệu cần phải lưu trữ và theo dõi cho từng TSCĐ : +Sổ chi tiết TSCĐ mở cho toàn bộ TSCĐ , theo dõi chi tiết về từng tài sản cố định: kết cấu, tính năng, tình hình sửa chữa lớn và kế hoạch khấu hao. + Lý lịch kỹ thuật TSCĐ, bao gồm hồ sơ lưu trữ về thiết kế TSCĐ, từng kết cấu thay đổi trong các lần sửa chữa lớn ... Lý lịch này rất quan trọng cho việc sửa chữa hay cải tạo TSCĐ. + Hồ sơ pháp lý TSCĐ bao gồm các tài liệu xác lập các quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý đối với TSCĐ, như chứng từ về quyền sở hữu TSCĐ. Các hồ sơ này Tổng công ty yêu cầu các đơn vị thực hiện thật nghiêm túc vì qua kiểm toán một số đơn vị không thực hiện đầy đủ các hồ sơ trên. - Kiểm kê TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình trạng TSCĐ để có biện pháp phù hợp ( thí dụ tăng cường các công tác bảo dưỡng, điều chỉnh tỷ lệ khấu hao ...). Ngoài ra kiểm kê TSCĐ còn giúp tăng cường ý thức, trách nhiệm người bảo vệ TSCĐ, nhất là đối với các thiết bị đi kèm TSCĐ. - Đưa ra các chính sách phân biệt giữa chi phí đầu tư và chi phí lợi tức, trong đó quy định cụ thể tại đơn vị những trường hợp nào xem là chi phí đầu tư, trường hợp nào xem là chi phí lợi tức. - Căn cứ để ghi sổ TSCĐ: theo nguyên tắc việc ghi chép tăng giảm TSCĐ phải căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ. Nhưng tại Tổng Công ty xây dựng Sông Đà việc ghi chép phải căn cứ vào hướng dẫn hạch toán của Tổng giám đốc (giám đốc). Các quyết định ghi này thường chậm hơn so với biên bản giao nhận từ hai đến ba tháng thậm trí có TSCĐ là 6 tháng. Việc ghi chép không đúng nguyên tắc này sẽ ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Để khắc phục nhược điểm trên Tổng Công ty xây dựng Sông Đà nên lập sổ tay TSCĐ quy định việc ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ.Các đơn vị căn cứ vào đó tạm ghi tăng tài sản cố định .Và khi nhận được quyết định ghi tăng giảm TSCĐ của Tổng giám đốc (Giám đốc) đơn vị sẽ điều chỉnh theo quyết định đó. 2. Về giấy tờ làm việc. Trong quá trình kiểm toán, các kiểm toán viên nội bộ Tổng Công ty xây dựng Sông Đà đã sử dụng giấy tờ làm việc để ghi chép , phương pháp kiểm toán áp dụng, các chứng từ, bằng chứng thu thập, các bút toán điều chỉnh, các đánh giá nhận xét của kiểm toán viên... Tuy nhiên, việc tổng hợp kết quả kiểm toán và kiểm tra công tác kiểm toán còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục nhược điểm trên kiểm toán viên có thể sử dụng các bảng biểu trong giấy tờ làm việc để tổng hợp kết quả công việc kiểm toán. Bảng kê chênh lệch để ghi các sai sót phát hiện được trong hoạt động tài chính kiểm toán của đơn vị kiểm toán khi đã có bằng chứng minh. Bảng 3.1. Bảng kê chênh lệch (đơn vị đồng) Chứng từ Nội dung Số tiền Thủ tục phát hiện Ghi chú SH NT Sổ sách Thực tế Chênh lệch Bảng kê xác minh để ghi các sai phạm còn nghi vấn, các nghiệp vụ chứng từ, thủ tục. Bảng 3.2. Bảng kê xác minh Chứng từ Nội dung Số tiền Đối tượng xác minh Thủ tục phát hiện Ghi chú SH NT Trực tiếp Gián tiếp Kiểm toán viên cũng sử dụng để tổng hợp các bút toán điều chỉnh để theo dõi và ghi vào báo cáo kiểm toán. Bảng 3.3. Bảng tổng hợp các bút toán điều chính Sổ kế toán Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Nội dung Số tiền Bút toán ghi sổ Bút toán điều chỉnh SH Nt N C N C Các bảng này giúp cho kiểm toán viên có thể tổng hợp kết quả thực hiện kiểm toán một cách rõ ràng tránh được nhầm lẫn biết được công việc gì cần tiếp tục thực hiện công việc gì đã thực hiện xong. Chẳng hạn, đối với nghiệp vụ được ghi vào bảng kê xác minh đòi hỏi kiểm toán viên cần tiếp tục thu thapạ bằng chứng. Mặt khác các bảng này giúp kiểm toán viên tổng hợp kết quả kiểm toán nhanh, chính xác, không bỏ sót và đánh giá công việc kiểm toán đã thực hiện. Kết luận Kiểm toán nội bộ là hoạt động cần thiết không thể thiếu được đối với các Tổng Công ty có quy mô lớn. Hoạt động kiểm toán giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp phát hiện và khắc phục những hoạt động yếu kém, ngăn chặn và hạn chế sai sót gian lận trong hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. TSCĐ là một trong ba yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và Tổng Công ty xây dựng Sông Đà nói riêng. Qua kiểm toán TSCĐ, kiểm toán viên phát hiện ra các sai sót trong các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ và góp phần nâng cao công tác hiệu quả quản lý TSCĐ. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và sự hiểu biết và kinh nghiệm nên chuyên đề chắc chắn còn những thiếu sót. Em rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo trong khoa và các anh chị trong Tổng Công ty xây dựng Sông Đà. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn TS Ngô Trí Tuệ, cô Nguyễn Thị Sự, Chị Nguyễn Bích Hạnh và các anh chị Phòng kiểm toán nội bộ đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này Danh mục tham khảo Kiểm toán(Alvin Arens)-Đăng kim Cương và Phạm văn Dược dịch Kiểm toán nội bộ -Nhà xuất bản thống kê1999 Kiểm toán -Nhà xuất bản tài chính1996 Lý thuyết kiểm toán - GS - TS Nguyễn Quang Quynh Thực hành kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp - Nxb tài chính năm 1997. Tổ chức hạch toán kế toán - Khoa kế toán trường đại học kinh tế quốc dân. Quyết định 1062 TC/QĐ/CSTC của Bộ tài chính Một số tài liệu của Tổng Công ty xây dựng Sông Đà Tạp chí kế toán và kiểm toán năm 1998 - 1999 - 2000. Mục lục Trang Lời nói đầu 1 PHần I Cơ sở lý luận khảo sát chi tiết số dư tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính I-Khảo sát chi tiết số dư tài khoản TSCĐ. 3 1. Các nghiệp vụ tăng tài sản cố định trong kiểm toán: 3 2. Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ6 3. Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản TSCĐ. 6 4. Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ 7 5. Kiểm tra tài khoản hao mòn TSCĐ 7 6. Kiểm tra chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. 7 II-Hoàn tất công việc kiểm toán và công bố kết quả kiểm toán. 8 III-Theo dõi việc thực hiện các kiến nghị. 8 Phần II. Thực trạng kiểm toán Tài Sản Cố Định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Tổng công ty xây dựng Sông Đà 9 I. Thực hiện kiểm toán 9 1. Kiểm tra nghiệp vụ tăng TSCĐ 9 . 2.Kiểm tra nghiệp vụ giảm tài sản cố định. 15 3. kiểm tra chi tiết số dư tài khoản tài sản cố định 19 4 kiểm tra chi phí khấu hao 20 5.Sửa chữa lớn tài sản cố định 24 II.Lập biên ban kiểm toán III.Công việc tiếp theo 25 Phần III: một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán tại Tổng Công ty xây dựng Sông Đà 26 Kết luận 31 Danh mục tham khảo 33

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT1323.doc
Tài liệu liên quan