Chuyên đề Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty AASC thực hiện

Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo đúng các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế chung được chấp nhận tại Việt Nam. Các Chuẩn mực này yêu cầu công việc lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý rằng các BCTC không còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Chúng tôi đã thực hiện kiểm toán theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh theo thông tin trên BCTC; đánh giá việc tuân thủ các Chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, các nguyên tắc và phương pháp ước đoán quan trọng của Ban Giám đốc cũng như trình bày tổng quát các BCTC. Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi. Tuy nhiên theo ý kiến của chúng tôi phần nào bị giới hạn bởi vấn đề sau: Do tiến bộ của ngành điện tử viễn thông dẫn đến giá thành của các sản phẩm ngành giảm giá nhanh, để đáp ứng yêu cầu này việc dự phòng giảm giá Hàng tồn kho của Nhà máy được thực hiện theo chiến lược của Nhà máy. Tuy nhiên căn cứ trích lập dự phòng của Nhà máy chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Thông tư 107/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 về hướng dẫn trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ phải thu khó đòi tại doanh nghiệp. Theo ý kiến của chúng tôi., ngoại trừ những ảnh hưởng nêu trên, Báo cáo tài chính của Nhà máy TBĐ ABC đã phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính tại thời điểm 31/12/2002 cũng như kết quả sản xuất kinh doanh trong năm tài chính 2002. Báo cáo tài chính được lập phù hợp với Chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan

doc116 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2546 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty AASC thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng tăng giá, do vậy cần loại khỏi giá trị dự phòng, trị giá:525.000.000 đồng. Tại kho thành phẩm : Loại khỏi giá trị dự phòng thành phẩm gồm các loại hạt nhựa vì giá trị thị trường cũng đang có xu hướng tăng, trị giá: 741.550.000 đồng CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Khách hàng: Công ty ABC – Văn phòng Niên độ kế toán: 31/12/2002 Khoản mục thực hiện: TK 159 Bước công việc: kiểm tra đơn giá Tham chiếu: F6/9 Người thực hiện: LHH Ngày thực hiện: Bảng kê chi tiết dự phòng vật tư kho Kim khí Mã vật tư Tên thành phẩm ĐVT Giá hạch toán Giá dự kiến giảm Chênh lệch Số lượng Thành tiền 86 Thép lá Silic các loại Kg 11.000 7.500 3.500 150.000 525.000.000ü 203 Nhôm lá mềm 12 Kg 32.000 30.000 2.000 13.633 27.266.000 Tổng cộng 552.266.000 f f : cộng dồn chính xác ü:Thép lá Silic đang có xu hướng tăng giá trên thị trường. I. Người kiểm tra: CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Khách hàng: Công ty ABC – Văn phòng Niên độ kế toán: 31/12/2002 Khoản mục thực hiện: TK 159 Bước công việc: Kiểm tra đơn giá Tham chiếu: F6/9 Người thực hiện: LHH Ngày thực hiện: Mã vật tư Tên thành phẩm ĐVT Giá hạch toán Giá dự kiến giảm Chênh lệch Số lượng Thành tiền 15 Bảo an Crone Cái 168.000 50.000 118.000 1.400 165.200.000 41 Vỏ HD Cái 70.000 59.000 11.000 3150 34.650.000 41.1 Vỏ HC1 Cái 70.000 59.000 11.000 2314 25.454.000 161 DVT 901 a Cái 80.000 65.000 15.000 10120 151.800.000 176 Tổ hợp máy ĐT Cái 600.000 200.000 400.000 194 77.600.000 182 Bảo an DS 301 Cái 28.000 15.000 13.000 6880 89.440.000 185 Bảo an PCM Cái 1.300.000 500.000 800.000 110 88.000.000 190 Hạt nhựa Hạt 300.000 155.690 144.310 5000 741.550.000ü 275 Khối dẫn ngang Cái 500.000 0 500.000 44 22.000.000 353 Hộp đấu chéo Cái 1.300.000 200.000 1.100.000 4 4.400.000 354 Hộp đấu chéo 12 Cái 1.800.000 300.000 1.500.000 4 6.000.000 373 Hộp ODF 144 Cái 10.000.000 2.500.000 7.500.000 5 37.500.000 385 Điều khiển quạt Cái 65.000 20.000 45.000 702 31.590.000 410 Bảo an chống sét Cái 515.500 300.000 215.000 16 3.448.000 ... ... Cái ... ... ... Tổng cộng 3.193.194.490f Note: ü:Loại khỏi dự phòng vì hạt nhựa trên thi trường đang có xu hướng tăng. f: Công dồn đúng I. Người kiểm tra: II. Ngày thực hiện CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Khách hàng: Công ty ABC – Văn phòng Niên độ kế toán: 31/12/2002 Khoản mục thực hiện: TK 159 Bước công việc: Kết luận Tham chiếu: FS1 Người thực hiện: LHH Ngày thực hiện: Khi hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải hạch toán vào TK 632, không hạch toán vào TK 642 Điều chỉnh giảm dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với mặt hàng thép lá Silic: Nợ TK 159: 525.000.000 Có TK 632: Điều chỉnh giảm dự phòng đối với sản phẩm hạt nhựa tại kho sản phẩm: Nợ TK 159: 741.550.000 Có TK 632: - Đề nghi Công ty trích lập dự phòng đúng theo quy định hiện hành. I. Người kiểm tra: TẠI CHI NHÁNH 3: CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Khách hàng: Công ty ABC – Chi nhánh 3 Niên độ kế toán: 31/12/2002 Khoản mục thực hiện: TK 159 Bước công việc: Tổng hợp Tham chiếu: F6/1 Người thực hiện: ĐQT Ngày thực hiện: Số dư đầu kỳ: 1.200.000.000 L/y Phát sinh nợ trong kỳ: 0 Phát sinh có trong kỳ: 300.000.000 Dư cuối kỳ: 1.500.000.000 Ag Note: L/y : Đối chiếu với Báo cáo của đơn vị 9 tháng đầu năm. Ag: Khớp với Bảng cân đối phát sinh và bảng kê. I. Người kiểm tra: CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Khách hàng: Công ty ABC – Chi nhánh 3 Niên độ kế toán: 31/12/2002 Khoản mục thực hiện: TK 159 Bước công việc: Kiểm tra đơn giá Tham chiếu: F6/2 Người thực hiện: ĐQT Ngày thực hiện: Mã vật tư Tên thành phẩm ĐVT Giá hạch toán Giá dự kiến giảm Chênh lệch Số lượng Thành tiền 17.1 Phiến SL 10 Cái 25.000 15.000 10.000 2.031 20.310.000 17.2 Phiến P010D Cái 25.000 15.000 10.000 9.658 96.580.000 20 Nắp đậy phiến ND Cái 1.700 1.000 700 72.568 50.797.600 21 Vỏ HPDR - 50 Cái 215.500 121.100 94.400 230 21.712.000 22 Card SLMAS Cái 5.500.000 3.500.000 2.000.000 125 250.000.000 ü 23 Dây tròn Bưu chính Cái 600 500 100 221.910 22.191.000 250 ICBA 8250 F Cái 8.100 0 8.100 200 1.620.000 251 Măng sông Cáp Cái 198.800 194.000 4.800 1.041 4.996.800 252 Bảo an S71 Cái 150.000 80.000 70.000 2.126 148.820.000 ...  … …  …  …  …  …  …  Tổng cộng 1.502.827.740f f:Cộng dồn đúng ü : Giá card qua xem xét thấy giá trên thị trường đang có xu hướng tăng. I. Người kiểm tra: hhiag CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Khách hàng: Công ty ABC – Chi nhánh 3 Niên độ kế toán: 31/12/2002 Khoản mục thực hiện: TK 159 Bước công việc: Kết luận Tham chiếu: FS19 Người thực hiện: LHH Ngày thực hiện: Điều chỉnh lại dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với mặt hàng Card : Nợ TK 159: 250.000.000 Có TK 632: I. Người kiểm tra: B/3 Kiểm toán dự phòng giảm giá đầu tư tài chính Tại Công ty AASC mặc dù các khách hàng của Công ty không lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ( ngắn hạn, dài hạn ) song các thủ tục kiểm toán được AASC thiết kế để kiểm toán các khoản dự phòng giảm giá đầu tư đó. Để kiểm toán khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, KTV dựa vào các quy định liên quan đến trích lập và xử lý các khoản dự phòng, từ đó kiểm tra tính tuân thủ đối với khoản dự phòng của Công ty khách hàng; đồng thời kiểm tra tính chính xác trong cộng dồn, ghi sổ. Khi kiểm toán dự phòng giảm giá đầu tư tài chính , KTV thường kết hợp với kiểm toán các khoản đầu tư tài chính: Ø Đối với các khoản đâù tư tài chính ngắn hạn, dài hạn bị giảm giá so với giá trị thị trường mà đã được khách hàng trích lập dự phòng giảm giá thì KTV kiểm tra các cơ sở trích lập dự phòng, điều kiện trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư tài chính đó: Œ Nếu là chứng khoán mua bán trên thị trường chứng khoán được công nhận, Kiểm toán viên đối chiếu đơn giá ghi sổ với giá trị thị trường của trái phiếu, cổ phiếu. Giá thị trường được xác định theo công bố của thị trường chứng khoán tại thời điểm cuối niên độ kế toán. Trường hợp không có giá trị thị trường của các chứng khoán thì KTV đánh giá sự cần thiết lập các khoản dự phòng này bằng cách kiểm tra thu nhập từ việc bán đầu tư ngắn hạn cho tới thời điểm Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.  Nếu là các khoản đầu tư bằng hình thức liên doanh thì KTV đối chiếu với ghi nhận vốn liên doanh của liên doanh.  Nếu các khoản đầu tư khác ( đầu tư bất động sản ), KTV so sánh với sự đánh giá bất động sản thực tế của các tài sản tương tự hoặc thu thập các bằng chứng thích hợp. ØĐối với những khoản đầu tư nào trong quá trình kiểm toán KTV thấy rằng giá trị thị trường của chúng có xu hướng giảm mà Công ty khách hàng chưa trích lập dự phòng thì KTV yêu cầu trích lập thêm. Công việc này được tiến hành song song với việc kiểm tra các khoản đầu tư tài chính dựa trên bảng kê chi tiết và kiểm tra đơn giá ghi sổ với đơn giá trên thị trường. 2.3 Kết thúc kiểm toán Kết thúc kiểm toán là công việc sau cùng hoàn tất cho một cuộc kiểm toán. Tại Công ty AASC việc kết thúc kiểm toán được thực hiện theo trình tự: Hoàn thiện giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên và giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý. Lập Báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có). Trình lên Ban giám đốc ký và phê duyệt . ²Hoàn thiện các giấy tờ làm việc và giải quyết các vấn đề còn tồn tại: Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán, KTV phải hoàn thiện giấy tờ làm việc của mình. Thông thường công việc này được giao cho trưởng nhóm kiểm toán thực hiện. Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành soát xét các giấy tờ làm việc, hoàn thiện việc thu thập các bằng chứng kiểm toán, kiểm tra việc đánh số tham chiếu, soát xét các công việc đã tiến hành của KTV , nếu còn thiếu, cần bổ sung thì tiếp tục hoàn thiện. ²Xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán. ²Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý: Trong quá trình kiểm toán, nếu KTV phát hiện ra những sai sót của Công ty khách hàng thì cần đưa ra các bút toán điều chỉnh. Kết thúc kiểm toán, KTV tổng hợp lại kết quả kiểm toán của mình để đưa ra ý kiến trên Báo cáo kiểm toán. Nếu khách hàng yêu cầu có thư quản lý, trong bước này KTV sẽ chuẩn bị các vấn đề cần tư vấn . Tại Công ty ABC, các bút toán điều chỉnh đối với dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau: àĐiều chỉnh giảm dự phòng nợ phải thu khó đòi : 12.678.856 đồng Nợ TK 139: 12.678.856 Có TK 642: àĐiều chỉnh giảm dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 1.416.550.000 đồng Nợ TK 159: 1.416.550.000 Có TK 632: ²Lập Báo cáo kiểm toán và thư quản lý(nếu có): Sau khi đưa ra các bút toán điều chỉnh và thống nhất kết quả kiểm toán với Công ty khách hàng, KTV phát hành Báo cáo kiểm toán. Nếu Công ty khách hàng đồng ý điều chỉnh các bút toán xét trên các khía cạnh trọng yếu mà KTV đưa ra thì Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần được phát hành; nếu khách hàng không điều chỉnh lại theo ý kiến của KTV thì căn cứ vào mức độ hệ trọng mà KTV đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hay từ chối đưa ra ý kiến . Tại Công ty ABC, căn cứ trên mức độ trọng yếu được phân bổ cho các khoản dự phòng, KTV nhận thấy mức sai phạm đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho là trọng yếu. AASC đã yêu cầu điều chỉnh ghi giảm dự phòng giảm giá hàng tồn kho, Ban giám đốc Công ty ABC đồng ý song vẫn không chấp nhận ý kiến của KTV cho rằng cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Công ty là chưa phù hợp với chế độ hiện hành. Công ty cho rằng đó là chiến lược kinh doanh của Công ty. Ý kiến được đưa ra trong Báo cáo kiểm toán là ngoại trừ những ảnh hưởng nêu trên, Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực, hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu. Báo cáo kiểm toán của Công ty AASC và được trình bày tại phụ lục 4 ²Trình lên Ban giám đốc ký và phê duyệt: Báo cáo kiểm toán và thư quản lý sau khi được lập phải được kiểm tra kỹ lưỡng bởi Ban Giám đốc AASC. Ban Giám đốc sẽ soát xét lại công việc mà KTV đã tiến hành, từ đó ký và phê duyệt. KTV căn cứ vào những nhận xét này để phát hành chính thức Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý. PHẦN III : BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TẠI CÔNG TY AASC I.NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VIỆC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 1.1 Nhận xét chung và bài học kinh nghiệm từ công tác kiểm toán tại Công ty AASC Trải qua hơn 10 năm hoạt động với bề dầy 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán Công ty AASC đã không ngừng phát triển. Mặc dù hoạt động kiểm toán ở nước ta trong thời gian qua chưa thực sự trở thành công cụ kiểm soát hữu hiệu trong nền kinh tế nhưng cũng đã hình thành một cơ chế kiểm soát và đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Cùng với các Công ty kiểm toán khác trong nước như VACO, các Công ty kiểm toán Quốc tế, AASC đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường kiểm toán còn rất mới mẻ này. Với những kết quả đạt được trong thời gian qua phần nào đã chứng tỏ sự thành công vượt bậc của AASC. Ban đầu khi mới thành lập Công ty chỉ có 8 thành viên, vốn hoạt động kinh doanh rất ít ỏi, nay Công ty đã mở rộng mạng lưới kinh doanh tới khắp nơi trong cả nước, doanh thu không ngừng tăng lên qua các năm, số lượng nhân viên và cộng tác viên được đào tạo chuyên sâu, có bài bản… Để đạt được những thành công đó không thể không kể đến vai trò lãnh đạo của Ban Giám đốc Công ty, họ là những người tiên phong trong công cuộc tìm kiếm và mở rộng thị trường, là những người trụ cột chính cho sự phát triển của Công ty. Ban Giám đốc Công ty đã điều hành, điều phối hoạt động tại Văn phòng cũng như tại các Chi nhánh một cách có hiệu quả ; tham chủ động trực tiếp trong việc lập kế hoạch kiểm toán chiến lược cho các Công ty khách hàng và lên kế hoạch kiểm toán cho các Phòng nghiệp vụ; trực tiếp kiểm tra, giám sát kết quả kiểm toán do kiểm toán viên thực hiện tại các Công ty khách hàng ; đưa ra các chính sách khuyến khích đối với nhân viên của mình… vì vậy hoạt động của Công ty trong những năm qua luôn đi vào nề nếp và quy củ. Góp phần vào những thành công của Công ty còn phải kể đến đội ngũ nhân viên lành nghề, đầy nhiệt huyết. Tham gia vào các cuộc kiểm toán của Công ty đều có những kiểm toán viên có trình độ chuyên môn vững vàng. Đội ngũ nhân viên trong trong những năm qua luôn được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, cập nhật với những thay đổi của thời đại, làm việc với tinh thần cao, luôn ý thức được trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo uy tín đối với Công ty khách hàng. Đặc biệt với sự trẻ hoá đội hình nhân viên trong những năm gần đây đã giúp Công ty giải quyết được những khó khăn trước đây vì họ có đủ những kiến thức bắt nhịp với thời đại, sẵn sàng đi khắp nơi khi công việc cần. Mặc dù có những bước tiến lớn trong các lĩnh vực kinh doanh song Công ty AASC không tránh khỏi những khó khăn trong hoạt động kiểm toán: Một trong những khó khăn hiện nay là sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Sự ra đời của các Công ty kiểm toán tư nhân cũng như các Công ty kiểm toán có uy tín lâu nay trên thị trường đã tạo nên một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Để đứng vững được trên thị trường đồng thời giữ được các khách hàng quen thuộc, Công ty buộc phải nâng cao chất lượng dịch vụ và nhiều khi phải hạ giá phí kiểm toán tới mức rất thấp, điều đó có nghĩa là chất lượng kiểm toán sẽ không thể tốt hơn và doanh thu của Công ty vì thế cũng bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, về phía Nhà nước, hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán vẫn thực sự chưa ổn định. Các Chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán chưa được ban hành đầy đủ, do vậy Công ty vẫn phải dựa nhiều vào cơ sở các Chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán Quốc tế được thừa nhận rộng rãi. Các chính sách, chế độ Kế toán còn nhiều bất cập, mâu thuẫn với thực tế … cũng là những khó khăn trong kiểm toán của Công ty. Mặt khác, ở nước ta hiện nay nhu cầu kiểm toán đối với các doanh nghiệp là chưa nhiều. Trừ những Công ty có quy mô lớn, các Công ty mà Nhà nước yêu cầu phải kiểm toán bắt buộc mới kiểm toán thì còn lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa ý thức được nhu cầu kiểm toán đối với họ. Họ luôn có tâm lý cố gắng giữ kín thông tin. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ cho Công ty kiểm toán khi tìm kiếm khách hàng. Đối với các Công ty được kiểm toán, khi kiểm toán viên tiến hành kiểm toán cũng đã gây cản trở lớn cho Công ty. Ví dụ như thái độ dè dặt, thiếu hợp tác của khách hàng, gây khó dễ đối với kiểm toán viên, hoặc cung cấp các thông tin không chính xác, đầy đủ… Điều này dẫn đến kết quả kiểm toán đã phản ánh không thực sự trung thực, hợp lý, khách quan , có nhiều trường hợp kết quả đó không nhất trí với kết quả kiểm tra của cơ quan thuế. Chính vì vậy mà rủi ro kiểm toán khi tiến hành kiểm toán là rất cao và Công ty cũng đã không ít lần gặp phải những trường hợp như vậy. Khó khăn nữa trong kiểm toán Công ty khách hàng là hiện nay mặc dù Công ty AASC đã xây dựng quy trình kiểm toán chung cho các khách hàng của mình song quy trình đó vẫn còn nhiều bất cập khi ứng dụng vào thực tế. Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên nhiều khi phải sử dụng kinh nghiệm kiểm toán của mình để kiểm toán . Rõ ràng khó khăn này cũng cản trở chất lượng kiểm toán của AASC. 1.2 Bài học kinh nghiệm từ kiểm toán các khoản dự phòng tại AASC: Qua thực tiễn kiểm toán Báo cáo tài chính cho kỳ kết thúc niên độ kế toán ngày 31/12/2002 tại khách hàng của AASC (Công ty ABC) cho thấy: thực tế kiểm toán các khoản dự phòng được thực hiện thống nhất theo quy trình kiểm toán chung cũng như quy trình kiểm toán được AASC xây dựng, từ khâu lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến khâu kết thúc kiểm toán. Các thủ tục kiểm toán luôn được vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình kiểm toán. Công ty AASC đã tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận. Cụ thể như sau: FGiai đoạn chuẩn bị kiểm toán: Để chuẩn bị cho cuộc kiểm toán, kiểm toán viên bắt đầu với việc tiếp cận khách hàng, sau đó là lập kế hoạch kiểm toán. Tiếp cận khách hàng là giai đoạn đầu tiên của quy trình kiểm toán. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiếp cận khách hàng là tìm kiếm thêm những khách hàng mới và giữ vững uy tín đối với khách hàng cũ, ngay từ đầu Công ty AASC đã thực hiện tốt công tác này. Bắt đầu là việc gửi thư chào hàng tới các khách hàng kiểm toán, thư chào hàng đơn giản, xúc tích nhưng nêu bật lên được sức thu hút đối với các khách hàng. Việc tiếp cận khách hàng không dập khuôn, máy móc mà linh hoạt tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa công ty và khách hàng. Thường là Ban lãnh đạo Công ty đảm nhận trách nhiệm này. Thực tế cho thấy việc tiếp cận khách hàng được tiến hành nhanh, gọn, nhanh chóng đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán. Khi ký kết hợp đồng kiểm toán, Công ty cũng đã tuân thủ theo luật định hiện hành, phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 “Hợp đồng kiểm toán”. Khi lập kế hoạch kiểm toán, tính thận trọng nghề nghiệp buộc kiểm toán viên phải thực hiện đầy đủ các bước từ thu thập thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng, về cơ sở pháp lý của khách hàng cho tới việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro trọng yếu. Đối với các khách hàng thường niên, kiểm toán viên thường cập nhật từ hồ sơ kiểm toán chung, các vấn đề thay đổi đều được kiểm toán viên ghi lại (Công ty ABC). Còn đối với các khách hàng mới, kiểm toán viên tìm hiểu thông qua việc phỏng vấn Ban Giám đốc, quan sát hoạt động của khách hàng, hoặc nhờ chuyên gia khi cần thiết… Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ được tiến hành khá đầy đủ. Các thông tin mới về sự thay đổi HTKSNB đều được kiểm toán viên thu thập và ghi lại. Mô hình đánh giá mức độ trọng yếu của Công ty được đánh giá hợp lý. Tuy mới chỉ là những thử nghiệm ban đầu nhưng nhìn chung thực sự hiệu quả trong việc giúp kiểm toán viên định hướng các công việc kiểm toán cũng như việc đưa ra các bút toán điều chỉnh dựa vào mức độ trọng yếu đối với từng khoản mục. Như vậy, các công việc mà kiểm toán viên thực hiện trong khâu lập kế hoạch đã tuân thủ đầy đủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”. FGiai đoạn thực hiện kiểm toán: Sau khi lập kế hoạch kiểm toán, đồng thời phân công công việc cho các kiểm toán viên và lên lịch kiểm toán các khách hàng, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết một cách toàn diện các khoản mục trên Báo cáo tài chính theo quy trình kiểm toán chung đã được xây dựng. Kiểm toán các khoản dự phòng cũng được thiết kế một cách chặt chẽ theo quy trình kiểm toán chung. Trong quá trình kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán luôn bám sát tiến trình thực hiện công việc của các trợ lý để kiểm tra tiến độ thực hiện và chất lượng công việc. Các vấn đề phát hiện luôn được đưa ra thảo luận để tìm ra hướng giải quyết. Kiểm toán viên cũng đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để kiểm toán như quy trình phân tích trên Báo cáo tài chính, thủ tục kiểm tra chi tiết số dư… Thực tế khi tiến hành kiểm toán các khoản dự phòng tại Công ty ABC cho thấy công việc kiểm toán chi tiết thực hiện chưa thực sự đầy đủ. Kiểm toán viên chủ yếu kiểm tra chi tiết tính hợp lý, chính xác của các con số ghi sổ mà chưa thực hiện các thủ tục kiểm tra khác nhằm phát hiện các sai sót như liệu các khoản dự phòng được lập có thực sự thuộc quyền sở hữu của Công ty hay không, Công ty đã trích lập dự phòng một cách đầy đủ không… FGiai đoạn kết thúc kiểm toán: Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán. Giai đoạn này cũng được kiểm toán viên tuân thủ chặt chẽ theo quy trình kiểm toán chung. Để hình thành nên ý kiến của mình về các khoản dự phòng trên Báo cáo kiểm toán, trước đó kiểm toán viên tiến hành rà soát và đánh giá lại các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán, kiểm tra các chênh lệch giữa số liệu kiểm toán với số liệu trên sổ sách kế toán, soát xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán, hoàn thiện các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên .Trường hợp có sự chênh lệch cần phải điều chỉnh, kiểm toán viên đưa ra bút toán điều chỉnh đối với khoản mục trên Báo cáo tài chính của Công ty khách hàng. Đối với các bút toán điều chỉnh, sau khi có sự thoả thuận với khách hàng, đồng thời căn cứ vào mức độ trọng yếu của các khoản mục sẽ là căn cứ để kiểm toán viên hình thành ý kiến trên Báo cáo kiểm toán. Trong trường hợp có sự yêu cầu từ phía khách hàng trong vấn đề tư vấn sau kiểm toán, Công ty sẽ phát hành thư quản lý tới khách hàng. Nhìn chung các công việc trong giai đoạn kết thúc kiểm toán được kiểm toán viên tiến hành hợp lý, nhanh gọn. Báo cáo kiểm toán của Công ty AASC được trình bày ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, rõ ràng, phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 về “ Báo cáo kiểm toán”. II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG. Có thể nói sự ra đời của các Công ty Kiểm Toán Việt Nam từ đầu thập niên 90 đã mở ra một hướng đi mới cho lĩnh vực Kiểm Toán. Sau hơn 10 năm hoạt động, một thời gian không phải là nhiều nhưng các Công ty Kiểm toán Độc lập đã đạt được một khối lượng công việc đáng khích lệ. Sự ra đời của Kiểm toán Độc lập đã khẳng định vai trò của nó đối với nền kinh tế Quốc dân trong việc kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, có thực sự lành mạnh hay không, có đủ tin tưởng với các nhà đầu tư hay không…điều đó chỉ có thể khẳng định qua hoạt động kiểm toán. Nói cách khác, Kiểm toán chính là một công cụ sắc bén đảm bảo cho nền kinh tế Nhà nước phát triển một cách vững mạnh. Tuy nhiên, xét cho cùng thì đây vẫn chỉ là một loại hình dịch vụ còn rất mới mẻ. So với bề dày lịch sử của ngành kiểm toán trên thế giới, Kiểm toán Độc lập tại Việt Nam còn quá non trẻ, sức cạnh tranh với các công ty Kiểm toán Quốc Tế chưa cao, uy tín trên thị trường chưa được mở rộng, hoạt động kiểm toán còn nhiều bất cập giữa lý luận và thực tiễn. Do vậy, để khẳng định vị thế của mình trên trường Quốc tế, Kiểm toán Độc lập ở nước ta phải tự tìm cho mình một hướng đi mới, một trong những hướng đi đó là phải tự hoàn thiện công tác kiểm toán ở Việt Nam. Thêm vào đó, trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, nền kinh tế Việt Nam sẽ không thể đứng vững nếu không tự hoà nhập. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới, của các liên minh đa Quốc Gia đã chứng tỏ xu thế toàn cầu hoá là một tất yếu. Chính vì vậy trong những năm qua Việt Nam đã không ngừng xúc tiến hội nhập. Sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối vớiViệt Nam, Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với nhiều nước trên thế giới cũng như các tổ chức quốc tế như quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), tham gia khu mậu dịch tự do ASEAN, AFTA, APEC và trong tương lai sẽ tiếp tục tiến trình hội nhập đặc biệt là gia nhập vài tổ chức kinh tế thế giới ( WTO ) . Sự hội nhập này mang đến cho Việt Nam rất nhiều điều kiện có lợi trong nền kinh tế nước nhà. Song kéo theo với nó là buộc các doanh nghiệp phải cải thiện kỹ thuật để tăng sức cạnh tranh. Kiểm toán Việt nam không nằm ngoài xu thế đó. Đứng trước cơ hội mở rộng thị phần song phải đối đầu với các Công ty kiểm toán Quốc tế lớn mạnh, bất kì Công ty Kiểm toán nào ở Việt Nam cũng phải hoàn thiện công tác kiểm toán, trước hết là chương trình kiểm toán phải hiệu quả và linh hoạt. Có như vậy kiểm toán Việt Nam mới có thể đứng vững được trong một xu thế toàn cầu hoá như hiện nay. Tiếp theo, một trong những điều kiện cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán kiểm toán nói chung cũng như quy trình kiểm toán các khoản mục nói riêng đó là môi trường pháp lý tại Việt Nam chưa thực sự tạo điều kiện cho các nhà kiểm toán hoạt động. Hiện nay nước ta đã ban hành được một số Chuẩn mực kế toán, kiểm toán nhưng vẫn còn nhiều bất cập khi đi vào thực tế, chưa tạo ra được một hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động kiểm toán, điều đó đã làm cho công việc kiểm toán của kiểm toán viên gặp rất nhiều khó khăn. Để hạn chế những bất cập của chế độ thì Công ty kiểm toán nhất thiết phải tự hoàn thiện qui trình kiểm toán cho mình. Ngoài ra, qua thực tế kiểm toán Báo cáo tài chính tại các công ty khách hàng nói chung cũng như qua kiểm toán các khoản dự phòng tại công ty ABC do AASC thực hiện cho thấy quy trình kiểm toán còn nhiều hạn chế. Ví dụ như việc tìm hiểu, đánh giá HTKSNB chưa thực sự đầy đủ; các thủ tục phân tích khi kiểm toán chưa mang lại hiệu quả cao theo đúng tầm quan trọng của nó; khi kiểm tra chi tiết các khoản mục dự phòng kiểm toán viên mới chỉ tập trung vào việc kiểm tra tính chính xác, trung thực, hợp lệ của các số dư, chưa đi sâu kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh cũng như tính hiện hữu của các nghiệp vụ phát sinh… Hơn thế nữa, quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính được Công ty thiết kế chung cho mọi khách hàng nên rõ ràng không thể bao quát hết được, nhất là những khách hàng kinh doanh trong các lĩnh vực mang tính đặc thù. Xuất phát từ những yêu cầu đó, nhu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán sao cho khoa học hơn, phù hợp hơn là thực sự cần thiết không chỉ đối với công ty AASC mà còn đối với tất cả các công ty kiểm toán khác. Một quy trình kiểm toán hiệu quả luôn là một lợi thế đối với bất kỳ một Công ty kiểm toán nào. Nó không những cho phép Công ty kiểm toán giảm bớt chi phí mà còn giảm thiểu rủi ro, tạo uy tín với khách hàng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các khách hàng kiểm toán. Để hoàn thiện quy trình kiểm toán nói chung phải hoàn thiện quy trình kiểm toán đối với từng khoản mục. Quy trình kiểm toán các khoản dự phòng tại Công ty AASC hiện chưa thực sự có hiệu quả, do vậy cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng. III. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY AASC Từ những kiến thức đã học tại nhà trường, trên cơ sở những hiểu biết thực tế khi kiểm toán các khoản dự phòng tại AASC, Em xin nêu một số nhận xét và những đề xuất hy vọng sẽ góp phần vào việc hoàn thiện quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung, quy trình kiểm toán các khoản dự phòng nói riêng tại Công ty AASC. 1.Hoàn thiện chương trình kiểm toán chuẩn đối với các khoản dự phòng Các khoản dự phòng tuy phát sinh không nhiều tại các khách hàng của AASC nhưng thực sự đó là những khoản mà Công ty khách hàng rất dễ điều chỉnh thêm bớt vì các khoản này liên quan đến nhiều lợi ích của chính các khách hàng. Do liên quan đến lợi ích của khách hàng, các khách hàng có thể ghi không đúng sự thực đối với các khoản dự phòng nhằm hạch toán tăng chi phí để làm giảm lợi nhuận, từ đó giảm thuế thu nhập phải nộp Nhà nước. Các khoản dự phòng chính là nguyên do nảy sinh rất nhiều sai phạm và khó có thể kiểm soát được chúng, do vậy rủi ro khi kiểm toán các khoản dự phòng thường cao. Ý thức được vấn đề đó, Công ty AASC đã thiết kế các thủ tục kiểm toán đối với các khoản dự phòng.Tuy nhiên, quy trình chuẩn đối với các khoản dự phòng chưa được xây dựng. Kiểm toán các khoản dự phòng chỉ được thiết kế chung khi kiểm toán các khoản mục có liên quan. Ví dụ như kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính trong đó có dự phòng đầu tư tài chính(ngắn hạn, dài hạn), kiểm toán các khoản phải thu khách hàng có dự phòng nợ phải thu khó đòi, kiểm toán hàng tồn kho có dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Vẫn biết là cần có sự phối kết khi kiểm toán các khoản dự phòng với mỗi khoản mục liên quan nhưng có thể sẽ tốt hơn nếu xây dựng một quy trình chuẩn để kiểm toán riêng các khoản dự phòng.Việc thiết kế đó sẽ giúp Công ty kiểm toán có thể thực hiện kiểm toán tốt hơn, chặt chẽ hơn các khoản dự phòng được trích lập tại các Công ty khách hàng và từ đó hạn chế được những vấn đề thiếu sót khi kiểm toán các khoản dự phòng mà trước đây Công ty đã xây dựng. Cụ thể: các thủ tục kiểm toán các khoản dự phòng chưa được đánh giá cao,việc kiểm tra chỉ là đối chiếu các giá trị ghi sổ cuối kỳ đối với những khoản dự phòng mà khách hàng đã lập. Còn đối với các khoản dự phòng theo quy định hiện hành phải trích lập những khách hàng đã bỏ sót chưa trích lập ( xem xét điều kiện trích lập) thì công ty chưa thiết kế các thủ tục để kiểm tra chi tiết. Do vậy việc phát hiện các sai sót chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên. Tuy nhiên cho dù khả năng phán xét và trình độ nghiệp vụ của kiểm toán viên cao thì vẫn có khả năng còn những khiếm khuyết. Bên cạnh đó chế độ kiểm toán đối với các khoản dự phòng luôn phải thay đổi. Tiếp theo Thông tư số 64/TT- BTC quy định về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng là Thông tư 107/TT-BTC lại có quy định khác khi xử lý dự phòng, tiếp theo nữa là các Chuẩn mực kế toán mới được ban hành trong đó Chuẩn mực hàng tồn kho cũng có quy định mới về dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Sự thay đổi liên tục đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình kiểm toán của công ty. Để giải quyết vấn đề này, chương trình kiểm toán các khoản dự phòng nên được bổ sung cập nhật làm nền tảng cho hoạt động của kiểm toán viên trong Công ty. Theo đó chương trình có thể bổ sung theo hướng thiết kế chương trình theo các mục tiêu kiểm toán kết hợp với các quy định hiện hành về các khoản dự phòng của Bộ Tài chính và các quy tắc trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Với trình độ và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán nhiều năm thì việc thiết kế chương trình kiểm toán chuẩn đối với các khoản dự phòng tại Công ty AASC là hoàn toàn có khả năng thực hiện được 2. Hoàn thiện công tác tìm hiểu và đánh giá HTKSNB của các công ty khách hàng. Tìm hiểu và đánh giá HTKSNB được thực hiện trong giai đoạn đầu tiên của quy trình kiểm toán ( lập KHKT). Trong giai đoạn này kiểm toán viên tiến hành thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến HTKSNB của khách hàng gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, kiểm toán nội bộ và các thủ tục kiểm soát. Việc tìm hiểu hệ thống KSNB có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá rủi ro kiểm soát từ đó xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro kiểm toán xuống thấp đến mức có thể chấp nhận được. Qua tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty ABC cho thấy việc tìm hiểu HTKSNB được tiến hành song chưa sâu. Tìm hiểu HTKSNB chủ yếu thông qua phỏng vấn ban GĐ. Các tài liệu thu thập được lại rất ít trong hồ sơ kiểm toán, chủ yếu chỉ gồm các bản sao về quy chế quản lý, quy chế hoạt động tài chính, Báo cáo tài chính, Biên bản họp Hội đồng Quản trị… Các thông tin thu được đều được xếp hết vào một File hồ sơ thường niên, không có sự chắt lọc, phân tích, tổng hợp, điều này sẽ gây cản trở tới các lần kiểm toán tiếp theo khi phải tìm kiếm những thông tin cần thiết, nhất là công việc có thể được giao cho người khác thực hiện. Việc xây dựng một hệ thống các câu hỏi để tìm hiểu HTKSNB đối với các khoản mục đã được Công ty AASC thiết kế song chưa thực sự hiệu quả. Bảng câu hỏi được lưu trữ trên hồ sơ kiểm toán của mỗi khách hàng nhưng nhiều khi không có dấu hiệu của công tác kiểm tra ( đánh dấu tích). Đối với các khoản dự phòng, do việc kiểm toán các khoản này là không nhiều nên hệ thống các câu hỏi chưa được thiết kế một cách đầy đủ. Còn đối với việc đánh giá HTKSNB : tại Công ty, trong mỗi cuộc kiểm toán đều thực hiện công việc này, tuy nhiên mức độ đánh giá chỉ mang tính khái quát, không chi tiết và thường không lưu lại trên giấy tờ làm việc, việc đánh giá chủ yếu qua sự phán xét của kiểm toán viên. Theo Em, để đáp ứng nhu cầu kiểm toán và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán, trong công việc tìm hiểu và đánh giá HTKSNB sẽ tốt hơn nếu kiểm toán viên mở rộng các kỹ thuật kiểm toán, không chỉ qua phỏng vấn Ban Giám đốc khách hàng mà thực hiện điều tra đối với hệ thống kế toán toàn Công ty. Việc tìm hiểu có thể thực hiện qua việc đưa ra một hệ thống các câu hỏi tắt lược Có/ không. Sau khi có được thông tin về khách hàng, kiểm toán viên nên tóm tắt lại các thông tin đó dưới Bảng tường thuật hoặc Lưu đồ. Như vậy vừa đạt được sự hiểu biết đầy đủ, vừa làm cơ sở hình thành nên các ý kiến tư vấn cho khách hàng. Các tài liệu liên quan đến tình hình kinh doanh, cơ sở pháp lý của khách hàng nên chắt lọc và sắp xếp cẩn thận trong các File để tiện theo dõi. Công việc đánh giá HTKSNB nên lưu lại những đánh giá của kiểm toán viên . Đối với các khoản dự phòng, sẽ hiệu quả hơn khi hệ thống câu hỏi được thiết lập nhằm tìm hiểu và đánh giá HTKSNB . Các câu hỏi có thể là: wHạch toán các khoản dự phòng có được theo dõi chi tiết theo từng loại không. wCơ sở trích lập các khoản dự phòng là gì, có tuân thủ theo các quy định hiện hành về trích lập và xử lý các khoản dự phòng không. wGiá trị thị trường có được theo dõi để đảm bảo đưa ra các quyết định về chúng một cách kịp thời không. wCác khoản dự phòng có thực sự tồn tại tại ngày 31/12 không. wCó mở sổ phụ theo dõi không, có đối chiếu giá trị thị trường với giá trị ghi sổ vào thời điểm cuối niên độ kế toán không… 3. Việc áp dụng các thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 quy định: “ kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giám đốc, soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán. Quy trình phân tích cũng được thực hiện ở các giai đoạn khác trong quy trình kiểm toán”. Tại Công ty AASC, qua kiểm toán đối với Công ty ABC cho thấy, thủ tục phân tích được áp dụng trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, kiểm toán viên chỉ phân tích ở mức độ cơ bản, đó là so sánh chênh lệch đầu kỳ, cuối kỳ của các khoản mục trên Báo cáo tài chính để xem những biến động bất thường, đồng thời phân tích một số chỉ suất tài chính để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích như vậy sẽ cho phép kiểm toán viên có được cái nhìn cụ thể hơn sau khi tìm hiểu về HTKSNB của khách hàng. Song sẽ không thể đánh giá chính xác nếu chỉ phân tích một vài biến động như vậy. Trường hợp kiểm toán cụ thể đối với từng khoản mục trên Báo cáo tài chính sẽ hiệu quả hơn khi kiểm toán viên sử dụng quy trình phân tích trong việc đánh giá các tỷ suất liên quan trực tiếp đến khoản mục đấy. Ví dụ phân tích tỷ suất dự phòng nợ phải thu khó đòi / tổng các khoản phải thu, tỷ suất dự phòng giảm giá hàng tồn kho/ tổng hàng tồn kho, tỷ suất quay vòng vốn, quay vòng hàng tồn kho… Ngoài ra, mọi vấn đề phân tích và đánh giá kiểm toán viên nên trình bày trên giấy tờ làm việc. Thực tế cho thấy khi phân tích kiểm toán viên chỉ đưa ra bảng so sánh mà chưa có được những nhận xét tổng quát, hầu như những nhận định kiểm toán viên thu được chỉ được tổng kết qua trực quan. 4. Hoàn thiện kiểm toán chi tiết các khoản dự phòng Tại Công ty AASC, các thủ tục kiểm toán chi tiết được thiết kế đến từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Các khoản dự phòng cũng được thiết kế theo các khoản mục có liên quan ( khoản mục đầu tư tài chính, phải thu khách hàng, hàng tồn kho ). Việc thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết nhằm kiểm tra số dư của các khoản dự phòng trên Báo cáo tài chính tại AASC phần nào đã định hướng cho kiểm toán viên những công việc để phát gian lận, sai sót. Tuy nhiên, như đã phân tích, các khoản dự phòng chỉ là một phần nhỏ khi kiểm toán các khoản mục đầu tư tài chính, phải thu khách hàng, hàng tồn kho nên các thủ tục kiểm tra chi tiết chỉ được thiết kế một cách sơ lược. Cụ thể như sau: vĐối với dự phòng giảm giá đầu tư tài chính: Theo quy định tại Thông tư 107/ 2001/TT-BTC quy định về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng, các loại chứng khoán giảm giá được trích lập dự phòng bao gồm: các chứng khoán của doanh nghiệp đầu tư theo quy định của pháp luật và được mua bán trên thị trường chứng khoán. Như vậy, dựa vào những quy định đó kiểm toán viên sẽ tiến hành xem xét cả tính tuân thủ cũng như tính chính xác trong việc trích lập dự phòng của khách hàng. Theo quy trình kiểm toán dự phòng giảm giá đầu tư, đối với các loại chứng khoán được chấp nhận, thủ tục kiểm toán được thiết kế để kiểm tra chi tiết là đối chiếu giá ghi sổ với giá trên thị trường chứng khoán vào thời điểm khoá sổ kế toán. Công việc này nhằm kiểm tra xem liệu chứng khoán có thực sự bị giảm giá hay không. Tuy nhiên, nếu chỉ kiểm tra như vậy kiểm toán viên có thể sẽ bỏ sót những chứng khoán có khả năng bị giảm giá nhưng Công ty khách hàng chưa đưa vào dự phòng. Mặt khác, thủ tục để kiểm tra mệnh giá chứng khoán ghi sổ hay kiểm tra tính hiện hữu phát sinh vẫn chưa được thiết kế. Điều này cho thấy nếu chỉ kiểm tra giá trên thị trường vào thời điểm 31/12 thì kết luận kiểm toán sẽ không chính xác. Theo Em, có thể những công việc này kiểm toán viên đều biết và thực hiện kiểm toán theo kinh nghiệm của mình nhưng trong quy trình kiểm toán nên xây dựng chi tiết hơn các thủ tục kiểm tra chi tiết để công việc kiểm toán mang lại hiệu quả cao. vĐối với dự phòng nợ phải thu khó đòi: Thủ tục kiểm tra chi tiết dự phòng nợ phải thu khó đòi được Công y AASC thiết kế một cách phù hợp. Trên thực tế khi tiến hành kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi cho thấy các công việc được tiến hành theo đúng trình tự kiểm toán. Tuy vậy, trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên còn nhiều phần thu thập chưa được đầy đủ, các nhận xét mới chỉ mang tính chất sơ lược. Theo em, khi kiểm toán, các vấn đề phát sinh mà kiểm toán viên phát hiện ra trong quá trình kiểm toán cần được ghi nhận trên giấy tờ làm việc, các nhận xét sau khi kiểm toán nên tổng hợp lại để tiện theo dõi. vĐối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Để kiểm tra chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tại Công ty AASC, thủ tục kiểm tra bao gồm: kiểm tra chi tiết đơn giá ghi sổ, đơn giá lập dự phòng và đơn giá trên thị trường vào thời điểm cuối niên độ kế toán. Cũng giống như thủ tục kiểm tra đối với dự phòng giảm giá chứng khoán, các thủ tục như vậy cũng chỉ có thể kiểm tra được số dư của cuối kỳ, chưa thực sự chính xác. Nó vẫn có thể bỏ sót nghiệp vụ trích lập dự phòng và chưa thể biết các loại hàng tồn kho doanh nghiệp đã lập có thực sự thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp hay không. Thực tế khi kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại Công ty ABC cho thấy số liệu trên Bảng kê về các khoản dự phòng được Công ty ABC trích lập đều được kiểm toán viên chấp nhận là đã phù hợp, chỉ trừ những loại hàng tồn kho công ty đã trích lập mà thiếu chứng từ gốc thì kiểm toán viên mới loại khỏi giá trị dự phòng. kiểm toán viên chủ yếu chỉ kiểm tra tính cộng dồn ghi sổ, chưa kiểm tra được tính hiện hữu phát sinh, chưa có các thủ tục kiểm toán để tìm kiếm thêm các loại hàng tồn kho theo quy định cần phải trích lập. Mặt khác, khi kiểm tra giá trị thị trường, do tính đặc thù của mặt hàng Công ty ABC kinh doanh, kiểm toán viên vẫn chưa thể kiểm tra được hết giá của hàng tồn kho trên thị trường vào thời điểm cuối năm, chỉ trừ một số mặt hàng phổ biến kiểm toán viên mới có được nhận xét, Như vậy rõ ràng chấp nhận với kết quả kiểm toán đưa ra trong còn chứa đựng nhiều sai sót sẽ tạo ra rủi ro lớn cho Công ty kiểm toán. Hơn thế nữa, các thủ tục kiểm toán khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại Công ty AASC mới chỉ được thiết kế theo quy định hướng dẫn tại Thông tư 107. Việc ra đời của Chuẩn mực kế toán về hàng tồn kho cũng đã có những thay đổi trong việc nhìn nhận khoản dự phòng này. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán, phù hợp với quy định hiện hành Công ty nên xây dựng các thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản dự phòng một cách đầy đủ hơn, khả thi hơn. Với trình độ và kinh nghiệm trong ngành Công ty hoàn toàn có thể thực hiện một cách dễ dàng. KẾT LUẬN Trải qua một thời gian hoạt động tuy chưa nhiều nhưng Kiểm toán Độc lập tại Việt Nam đã dần khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế. Sự nhìn nhận của mọi người đối với lĩnh vực kiểm toán đã thay đổi. Hoạt động kiểm toán không phải đơn thuần là hoạt động kiểm tra kế toán mà nó còn là công cụ quản lý đối với nền kinh tế vĩ mô. Với cách nhìn nhận đó, các doanh nghiệp ngày càng tin tưởng vào hoạt động kiểm toán của Việt Nam. Kiểm toán sẽ mang lại cho họ một sự tin tưởng vững chắc vào tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó có được những quyết định đúng đắn. Như vậy có thể nói cùng với những thành công trong ngành kiểm toán nói chung, Công ty AASC cũng đã, đang và sẽ tạo đà vững bước trong tương lai. Được học tập và tìm hiểu thực tiễn trong môi trường kiểm toán tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC) là một niềm vinh dự đối với các sinh viên chúng em. Với mong muốn tìm hiểu và đóng góp những ý kiến nhỏ bé của mình trong thời gian thực tập tại Công ty, Em đã nghiên cứu về quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty và đi sâu nghiên cứu quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trên Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện. Có thể nói hiện nay hầu như các doanh nghiệp chưa ý thức được sự cần thiết của việc trích lập dự phòng và Nhà nước cũng chưa có những quy định thống nhất đối với việc trích lập dự phòng đó, do vậy nhiều khi các Công ty trích lập dự phòng một cách chủ quan, máy móc. Còn đối với Công ty kiểm toán do mức độ trích lập dự phòng của các khách hàng là chưa nhiều nên cũng chưa có được một quy trình kiểm toán chuẩn, vì thế mà gây khó khăn cho Công ty khi tiến hành kiểm toán. Nhìn nhận vấn đề dưới góc độ nghiên cứu chuyên đề thực tập tốt nghiệp, với những kiến thức đã học và bằng thực tế thu được trong quá trình thực tập, Em đã mô tả quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trên Báo cáo tài chính tại một khách hàng cụ thể do Công ty AASC thực hiện, qua đó rút ra được những bài học kinh nghiệm khi kiểm toán các khoản dự phòng nói riêng, kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung, đồng thời đóng góp một phần nhỏ những nhận xét hy vọng sẽ góp phần vào hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng cũng như quy trình kiểm toán chung của Công ty. Trong quá trình thực tập, do trình độ và thời gian có hạn, việc tìm hiểu khách hàng chưa được sâu, những ý kiến của Em chỉ mang tính chất gợi mở chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy Em rất mong sự đóng góp của thầy, cô, của các anh chị trong Công ty để có được một bài viết hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Trần Mạnh Dũng, Ban lãnh đạo Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán AASC, các anh chị kiểm toán viên Phòng kiểm toán thương mại và dịch vụ đã tạo điều kiện cho Em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Phụ lục số 1 CÔNG TY TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Số 01 - Lê Phụng Hiểu Tel: Fax: Email: : Hà Nội, ngày, tháng, năm THƯ CHÀO HÀNG Kính gửi: … Thưa quý Ngài và Công ty Trước hết, qua sự giới thiệu của Bộ kế hoạch và đầu tư, chúng tôi- Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) xin gửi lời chúc sức khoẻ và thành công tới quý Ngài và công ty. Qua thư này chúng tôi muốn sẽ được chọn là Nhà cung cấp dịch vụ vhuyên ngành cho quý Công ty, chúng tôi xin gửi tới quý Ngài phần dự tính cho giá phí kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán như sau: Nội dung Giá phí kiểm toán Kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2002 60.000.000 Thuế GTGT(10%) 6.000.000 Cộng giá thanh toán 66.000.000 (Bằng chữ: sáu mươi sáu triệu đồng chẵn ) Chúng tôi tin tưởng rằng với kiến thức và thực tiễn sâu sắc trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn tài chính đối với các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam cùng với sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động của quý Công ty, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý Công ty những dịch vụ với chất lượng cao và đóng góp cho quý Công ty những lợi ích thiết thực nhất. Chúng tôi hy vọng rằng dịch vụ kiểm toán này sẽ là một cơ hội tốt để chứng minh sự cam kết của mình. Đồng thời AASC sẽ là người bạn đồng hành của quý Công ty trên con đường phát triển. Chúng tôi rất vui lòng được cung cấp bất cứ thông tin bổ sung nào mà Ngài và Quý Công ty yêu cầu. Phó tổng Giám đốc Phụ lục số 2: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh Bảng cân đối kế toán 31/12/2001 31/12/2002 Chênh lệch Phần I. Tài sản A. TSLĐ và ĐTDH 105.518.029.767 113.724.038.780 8.206.009.013 8% I. Tiền 3.382.102.642 1.957.273.080 -1.424.829.562 -42% 1.Tiền mặt tại quỹ 307.773.386 255.019.792 -52.753.594 -17% 2.Tiền gửi Ngân hàng 3.074.329.256 1.702.253.288 -1.372.075.968 -45% II.Các khoản đầu tư TCNH III.Các khoản phải thu 50.553.444.940 45.676.291.273 -4.877.153.667 -10% 1.Phải thu khách hàng 48.076.862.878 43.342.518.637 -4.734.344.241 -10% 2.Trả trước cho người bán 1.799.995.848 2.731.298.454 931.302.606 52% 3.Thuế GTGT được khấu trừ 378.644.100 0 -378.644.100 -100% 4.Khoản phải thu khác 486.297.414 301.525.990 -184.771.424 -38% 5.Dự phòng nợ phải thu khó đòi (188.355.300) (700.051.358) -511.696.058 272% IV.Hàng tồn kho 49.155.640.709 65.517.661.414 16.362.020.705 33% 1.Nguyên vật liệu 19.971.587.393 24.445.667.330 4.474.079.937 22% ... 7.Dự phòng giảm giá HTK (6.200.000.000) (6.700.000.000) -500.000.000 8% V. TSLĐ khác 2.126.841.431 354.805.805 -1.772.035.626 -83% B/TSCĐ và ĐTDH 35.459.070.438 41.838.204.167 6.379.133.729 18% I. TSCĐ 35.459.070.438 33.366.226.218 -2.092.844.220 -6% II.Các khoản đầu tư dài hạn III.Chi phí trả trước dài hạn 8.471.977.949 8.471.977.949 Tổng tài sản 140.977.100.205 155.62.242.947 14.585.142.742 10% Phần II. Nguồn vốn A/Nợ phải trả 94.741.722.373 102.104.183.424 7.362.461.051 8% I. Nợ ngắn hạn 69.745.907.525 87.778.652.901 18.032.745.376 26% II.Nợ dài hạn 23.199.943.684 11.841.669.543 -11.358.274.141 -49% III.Nợ khác 1.795.871.164 2483.860.980 687.989.816 38% B/Nguồn vốn chủ sở hữu 46.235.377.832 53.458.069.523 7.222.691.691 16% I. Nguồn vốn - quỹ 43.377.932.425 49.829.302.257 6.451.369.832 15% II.Nguồn kinh phí, quỹ khác 2.897.445.407 3.628.857.266 731.411.859 25% Tổng nguồn vốn 140.977.100.205 155.562.242.947 14.585.142.742 10% Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy ABC từ 01/01/2002 đến 31/12/2002 Đơn vị tính:VNĐ Chỉ tiêu Số tiền Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 213.216.634.364 Các khoản giảm trừ 1.333.251.713 Chiết khấu thương mại 0 Giảm giá hàng bán 117.545.10 Hàng bán bị trả lại 1.015.706.613 Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp 0 1.Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 212.183.382.651 2.Giá vốn hàng bán 177.754.142.972 3.Lợi tức gộp 34.329.239.679 4.Thu nhập hoạt động tài chính 319.349.646 5.Chi phí hoạt động tài chính 4.267.732.647 6.Chi phí bán hàng 13.905.428.052 7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.967.304.000 8.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 9.508.124.626 9.Các khoản thu nhập khác 4.418.784.349 10.Chi phí khác 442.776.930 11.Lợi tức khác 3.976.007.419 12.Tổng lợi nhuận trước thuế 13.484.132.054 13.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 4.119.922.254 14. Lợi nhuận sau thuế 9.364.209.791 Phụ lục số 3: Số liệu của Công ty ABC về các khoản dự phòng Phụ lục số 4: Báo cáo kiểm toán của Công ty AASC BÁO CÁO KIỂM TOÁN “về báo cáo tài chính của Công ty ABC cho năm kết thúc niên độ kế toán 31/12/2002” Kính gửi Ban Giám đốc Công ty ABC. Chúng tôi tiến hành kiểm toán BCTC cho năm kết thúc ngày 31/12/2002 của Công ty ABC, được đánh số từ trang 5 đến trang 21 bao gồm: Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2002 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2002 Việc lập và trình bày BCTC thuộc trách nhiệm của Ban Giám đốc Nhà máy. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về các Báo cáo này căn cứ trên kết quả kiểm toán của chúng tôi. Cơ sở ý kiến: Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo đúng các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế chung được chấp nhận tại Việt Nam. Các Chuẩn mực này yêu cầu công việc lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý rằng các BCTC không còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Chúng tôi đã thực hiện kiểm toán theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh theo thông tin trên BCTC; đánh giá việc tuân thủ các Chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, các nguyên tắc và phương pháp ước đoán quan trọng của Ban Giám đốc cũng như trình bày tổng quát các BCTC. Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi. Tuy nhiên theo ý kiến của chúng tôi phần nào bị giới hạn bởi vấn đề sau: Do tiến bộ của ngành điện tử viễn thông dẫn đến giá thành của các sản phẩm ngành giảm giá nhanh, để đáp ứng yêu cầu này việc dự phòng giảm giá Hàng tồn kho của Nhà máy được thực hiện theo chiến lược của Nhà máy. Tuy nhiên căn cứ trích lập dự phòng của Nhà máy chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Thông tư 107/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 về hướng dẫn trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ phải thu khó đòi tại doanh nghiệp. Theo ý kiến của chúng tôi., ngoại trừ những ảnh hưởng nêu trên, Báo cáo tài chính của Nhà máy TBĐ ABC đã phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính tại thời điểm 31/12/2002 cũng như kết quả sản xuất kinh doanh trong năm tài chính 2002. Báo cáo tài chính được lập phù hợp với Chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Alvin A.Arens, James K.loebbecker, Kiểm toán- Auditng, NXB Thống kê, Đặng Kim Cương, Phạm Văn Được biên dịch. 2. TS. Ngô Thế Chi, TS. Vương Đình Huệ, TS. Đoàn Xuân Tiên, Kế toán -Kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính. 3. TS Vương Đình Huệ- Vũ Huy Cẩm, Kiểm toán quốc tế, NXB Thống kê. 4.TS. Vương Đình Huệ-TS. Đoàn Xuân Tiên, Kiểm toán, NXB Tài chính. 5.TS. Đặng Thị Loan, Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, NXB Giáo dục- 2001 6. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính 7. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, Kiểm toán tài chính, NXB Tài chính. 8. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính. 9. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, NXB Chính trị quốc gia. 10. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quyển I, II, III, NXB Tài chính. 11. Tạp chí kiểm toán . 12. Luận văn khoá 38, 40. 13. Các văn bản pháp quy hiện hành về kiểm toán 14. Tài liệu nội bộ của Công ty AASC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29743.doc
Tài liệu liên quan