Chuyên đề Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện

Chương trình kiểm toán  Hiện nay, VAE đưa khoản mục vay ngắn hạn và vay dài hạn vào 2 chương trình kiểm toán khác nhau. Theo em, VAE nên đưa 2 khoản mục này vào cùng một chương trình kiểm toán vì mặc dù thời hạn nợ khác nhau nhưng bản chất của 2 khoản mục này vẫn là khoản vay chịu lãi từ bên thứ 3, các thủ tục kiểm toán áp dụng đối với 2 khoản mục này là tương tự nhau. Thí dụ như đối với khách hàng VIC, tất cả các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của đơn vị này đều từ ngân hàng Ngoại thương Quảng Ninh, do đó các đối chiếu số dư lãi vay và tiền vay ngắn hạn, dài hạn giữa VIC và ngân hàng đều có liên quan đến nhau: xem “Thông báo số dư tài khoản” kiểm toán viên có thể khẳng định được số dư của cả nợ ngắn hạn và dài hạn. Việc sắp xếp vay ngắn hạn và dài hạn vào cùng 1 chương trình kiểm toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên ghi chép trên giấy tờ làm việc và cũng tạo thuận lợi trong đối chiếu, kiểm tra.  Công ty không thiết kế chương trình kiểm toán cho các khoản mục trên BCTC đối với từng khách hàng mà chủ yếu dựa vào những hướng dẫn trong chương trình kiểm toán mẫu. Mặc dù các thủ tục kiểm toán trong chương trình kiểm toán mẫu khá đầy đủ và phù hợp với mọi cuộc kiểm toán nhưng công ty vẫn nên xây dựng chương trình kiểm toán riêng cho từng khách hàng vì hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay rất đa dạng, mỗi khách hàng lại có những điểm riêng cần tập trung nắm bắt. Xây dựng chương trình kiểm toán riêng sẽ giúp VAE tiết kiệm chi phí và thời gian kiểm toán.  Thông tư 23/2005/TT – BTC ngày 30 tháng 3 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện 6 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam đợt 3 đã đưa ra cách lập BCTC, đặc biệt là BCĐKT và Thuyết minh BCTC khác với cách lập BCTC trước đây, trong đó có những khoản mục mới: bất động sản đầu tư. Do đó, VAE nên xây dựng thêm chương trình kiểm toán cho những khoản mục này để nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán đối với khách hàng có phát sinh nghiệp vụ liên quan đến những khoản mục này. Việc bắt kịp những thay đổi trong chính sách, chế độ của Nhà nước chính là một điều kiện tiên quyết giúp VAE phát triển vững mạnh.

doc99 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng kiểm soát đối với các khoản phải trả ngắn hạn khá hoàn thiện. Các thủ tục kiểm toán này được thể hiện trong Bảng 2.9 như sau: Bảng 2.11 Thủ tục kiểm toán để kiểm tra hệ thống kiểm soát (Trích chương trình kiểm toán các khoản phải trả ngắn hạn) Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Tham chiếu I Kiểm tra hệ thống kiểm soát 1 Kiểm tra quy chế, chính sách kế toán và phương pháp hạch toán, công nhận khoản phải trả ngắn hạn và vay nợ ngắn hạn. 2 Xem xét biên bản họp Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các hợp đồng vay ngắn hạn, thỏa thuận, điều khoản thế chấp, thư bảo lãnh và thư cam kết của công ty với ngân hàng. Xem xét tính chất hợp lý và hợp pháp của các khoản vay ngắn hạn về hình thức, thời hạn thanh toán đối với gốc và lãi. Việc kiểm soát của Ban Giám đốc đối với các khoản nợ: có báo cáo công nợ thường xuyên không. Ghi chép các sai sót được phát hiện trên WP. Đánh giá của kiểm toán viên về việc kiểm soát các khoản công nợ. 3 Rà soát lại kết quả kiểm tra tính tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ của quy trình quản lý chi phí 4 Kết luận về hệ thống kiểm soát nội bộ Đối với khách hàng VIC, sau khi xem xét kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với các khoản phải trả người bán và vay ngắn hạn, kiểm toán viên kết luận như sau: - Nguyên tắc xác định các khoản phải trả nhà cung cấp: dựa theo hợp đồng và ghi nhận theo hóa đơn mua hàng của bên mua. - Chính sách kế toán vay ngắn hạn: các khỏan vay ngắn hạn được hạch toán căn cứ vào hợp đồng vay, khế ước vay. Tất cả các khoản vay ngắn hạn phải được sự phê duyệt của Ban Giám đốc. - Trong 2 năm 2004, 2005 tất cả các khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp đều là vay của ngân hàng ngoại thương Quảng Ninh. Doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ việc đối chiếu gốc vay, lãi vay với ngân hàng vào cuối kỳ. - Đối với các khoản phải trả nhà cung cấp: đơn vị chưa thực hiện đầy đủ việc đối chiếu công nợ phải trả tới từng đối tượng tại 31/12/2005. - Đơn vị đã theo dõi riêng công nợ đối với từng nhà cung cấp và theo dõi riêng các khỏan vay ngắn hạn, vay dài hạn. - Vào đầu tháng, đơn vị hạch toán lãi vay vào tài khoản 335 “chi phí phải trả”. Những đánh giá này của kiểm toán viên được ghi trên WP có kí hiệu N30. Kiểm toán viên không nhất thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát đầu tiên mà thực hiện song song với thủ tục kiểm tra chi tiết. Phân tích soát xét VAE xây dựng một số phương pháp để hướng dẫn cho các kiểm toán viên phân tích soát xét các khỏan phải trả ngắn hạn như sau: Phân tích tỷ trọng các khỏan phải trả ngắn hạn với tổng số công nợ phải trả và so sánh với các kỳ trước để tìm ra các biến động lớn. Từ đó yêu cầu khách hàng cho biết nguyên nhân chính về các biến động đó. Đánh giá tỷ trọng này có hợp lý không. Phân tích tuổi nợ của khoản nợ. Phân tích tỷ suất khả năng thanh toán chung và khả năng thanh toán nhanh. Đối với VIC, kiểm toán viên không thực hiện thủ tục phân tích đối với các khỏan phải trả ngắn hạn. Kiểm tra chi tiết Thủ tục kiểm tra chi tiết là thủ tục kiểm toán chủ yếu được VAE sử dụng trong tất cả các cuộc kiểm toán. Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản phải trả nhà cung cấp và vay ngắn hạn của VAE được thể hiện trong Bảng 2.12 như sau: Bảng 2.12 Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khỏan phải trả người bán và vay ngắn hạn (Trích chương trình kiểm toán các khoản phải trả ngắn hạn) Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Tham chiếu III Kiểm tra chi tiết Kiểm tra các khỏan phải trả thương mại Ghi chú về các khoản phải trả Lập danh sách nợ phải trả thương mại với đầy đủ các thông tin bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, số dư cuối kỳ) tại ngày lập Báo cáo tài chính. Đối chiếu các khoản phải trả thương mại với sổ cái, phân loại các khoản dưới 1 năm và trên 1 năm. Kiểm tra một số nghiệp vụ chi tiết đối chiếu với hóa đơn của nhà cung cấp nhằm xác định các khoản phải trả này chưa được thanh toán. Các khỏan phải trả thương mại có số dư lớn phải được kiểm toán viên chi tiết ra và kiểm tra chọn mẫu. Đảm bảo rằng các khoản phải trả trọng yếu trong danh mục các khoản phải trả đã được thanh toán đúng theo thủ tục và quy chế kiểm soát nội bộ. 2 Lập thư xác nhận số dư đối với các khỏan có số dư lớn. Tổng hợp kết quả thư xác nhận theo yêu cầu. Lập các bút toán điều chỉnh nếu cần thiết. Trong trường hợp không gửi thư xác nhận số dư hoặc không nhận được câu trả lời, thực hiện kiểm tra các khỏan thanh toán với nhà cung cấp sau ngày khóa sổ. 3 Đảm bảo rằng các khỏan chênh lệch đã được xác minh và thuộc các khỏan dưới đây: - Khoản đã thanh toán cho nhà cung cấp đang trên đường đi - Hóa đơn chưa xử lý - Giấy báo điều chỉnh hóa đơn đang trên đường đi 4 Kiểm tra đối chiếu phần kiểm toán hàng tồn kho xem xét các vấn đề sau: - Soát xét phiếu nhập, hóa đơn mua hàng trước và sau ngày khóa sổ để kiểm soát đối với hàng trong kho và hàng không ở trong kho. - Đối chiếu giá trị lô hàng nhập cuối cùng với giá trị ghi trên tài khoản phải trả thương mại và sổ hàng tồn kho. - Hàng về chưa có hóa đơn - Hàng mua nhưng chuyển thẳng xuống khách hàng của công ty - Hàng bán bị trả lại Kiểm tra các khỏan công nợ chưa được ghi sổ: chi phí đã trả bằng tiền mặt sau ngày khóa sổ và các khoản nợ thanh toán ngay sau ngày khóa sổ. 5 Xác định các khoản phải trả bằng ngoại tệ và đảm bảo rằng nó đã được phản ánh trên Báo cáo tài chính Kiểm tra các khoản trả trước cho nhà cung cấp Xác định các khoản trả trước cho nhà cung cấp là việc chi trả chính xác cho các khoản chi phí liên quan đến doanh thu của các kỳ tiếp theo. Nếu không có sự liên quan đến chi phí các kỳ sau thì phải điều chỉnh. Thu thập danh sách nhà cung cấp đã nhận các khoản trước. Đối chiếu với tờ tổng hợp các khỏan phải thu. Sau đó đối chiếu với các chứng từ gốc và sổ sách, ghi chép lại lý do trả trước và cân nhắc tính hợp lý của các khỏan trả trước này. Kiểm tra và cân nhắc xử lý các trường hợp điều chỉnh tăng các khoản trả trước vào thời điểm cuối kỳ kế toán. Kiểm tra các khoản vay ngắn hạn Ghi chú về phần vay ngắn hạn, nội dung chủ yếu của các khoản mục Lập thư xác nhận số dư đối với các khoản có số vay lớn. Tổng hợp kết quả thư xác nhận theo yêu cầu. Lập các bút toán điều chỉnh nếu cần thiết. Trong trường hợp không gửi thư xác nhận số dư hoặc không nhận được thư trả lời, thực hiện kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của các hợp đồng vay ngắn hạn và việc thanh toán gốc và lãi sau ngày khóa sổ. Kiểm tra việc tuân thủ các điều khỏan của hợp đồng vay ngắn hạn. Kiểm tra các khỏan vay dài hạn đến hạn trả được phản ánh trên Báo cáo tài chính Lập bảng và tính toán lại các khỏan lãi phải trả của các khoản vay ngắn hạn. Kiểm tra việc bảo lãnh, thế chấp của công ty đối với các khỏan vay Kiểm tra việc thanh toán các khoản vay ngắn hạn bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc thanh toán bù trừ nội bộ. Yêu cầu cung cấp kế hoạch thanh toán cả gốc và lãi của các khỏan vay trên. Kiểm tra phương pháp tính lãi, thời điểm tính lãi đối với các khoản công nợ. Kiểm tra các thư cam kết vay nợ Kiểm tra việc đánh giá các khoản vay ngắn hạn có gốc ngoại tệ cuối kỳ và phương pháp hạch toán, xử lý chênh lệch tỷ giá (nếu có). 6 Các thủ tục khác Kiểm tra báo cáo của các nhà cung cấp đối với các khoản chênh lệch. Soát xét kỹ các khoản chênh lệch trên có được tính vào năm tài chính này không? Kiểm tra hóa đơn của người bán nhận sau ngày khóa sổ để đảm bảo rằng các hóa đơn liên quan đến những lô hàng nhận được trước ngày khóa sổ đã được bao gồm trong nợ phải trả cuối năm kiểm toán hiện thời Kiểm tra các phiếu nhập mà chưa có hóa đơn Xem xét biên bản họp Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc IV Kết luận Trên cơ sở kiểm tra tất cả các nghiệp vụ trọng yếu và các nghiệp vụ không trọng yếu, theo ý kiến của tôi các ghi chép kế toán về các khoản phải trả thương mại và các khoản vay ngắn hạn là đầy đủ và hợp lý. Tôi khẳng định rằng tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết đã được thực hiện, được ghi chép trên các giấy tờ làm việc theo các thủ tục kiểm toán của hãng và cung cấp đấy đủ bằng chứng cho kết luận đưa ra. Tôi khẳng định rằng tất cả các sai sót và yếu điểm cũng như các kiến nghị đã được nêu ra để đưa vào thư quản lý gửi cho khách hàng. Căn cứ trên các công việc kiểm toán và các quy trình kiểm toán đã thực hiện, chúng tôi thấy có đủ tin tưởng kết luận rằng số dư các khoản phải trả của Công ty trên sổ sách và báo cáo kế toán là phản ánh tương đối chính xác và hợp lý cho kỳ hoạt động từ ngày đến ngày Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản phải trả người bán và vay ngắn hạn của VIC như sau: Bước 1: Kiểm tra sự khớp đúng của số liệu trên các sổ sách có liên quan Để kiểm tra sự khớp đúng của các số liệu trên các sổ sách có liên quan, kiểm toán viên: +Đối chiếu số liệu trên Báo cáo tài chính với số dư cuối năm trên sổ cái. Nếu không có sai lệch thì số liệu này sẽ được kiểm toán viên ghi trên tờ tổng hợp N20 – “Tổng hợp nợ ngắn hạn” trong mục “Số liệu của khách hàng”. Nếu có sai lệch thì kiểm toán viên phải tìm hiểu nguyên nhân của sự sai lệch đó rồi ghi chép vào giấy tờ làm việc. Bước công việc này chỉ là xem xét quá trình chuyển sổ của đơn vị từ sổ cái lên Báo cáo tài chính chứ không phải là sự khẳng định của kiểm toán viên đối với sự chính xác của số liệu. Sau khi kiểm tra, kiểm toán viên nhận thấy đã có sự khớp đúng giữa số liệu trên sổ cái với số liệu trên Báo cáo tài chính của các khoản phải trả nhà cung cấp và vay ngắn hạn. + Đối chiếu số liệu trên sổ cái với sổ chi tiết của khoản mục vay ngắn hạn và khoản mục phải trả người bán: kết quả của việc đối chiếu giữa số liệu trên sổ cái với số liệu trên sổ chi tiết của khoản vay ngắn hạn thông thường được thể hiện trên giấy tờ làm việc WP N100 - Biến động vay ngắn hạn, còn kết quả của việc đối chiếu giữa số liệu trên sổ cái với số liệu trên sổ chi tiết của khoản mục phải trả nhà cung cấp thường được thể hiện trên giấy tờ làm việc WP N300 - Biến động phải trả người bán. Ngoài ra, kiểm toán viên có thể thể hiện kết quả đối chiếu của tất cả các khoản vay ngắn hạn trên cùng một giấy tờ làm việc. Đối với khách hàng VIC, số liệu này được ghi trong WP N100 – “Tờ biến động tài khoản nợ ngắn hạn”. Nếu số liệu có sự sai lệch thì kiểm toán viên tìm hiểu nguyên nhân rồi ghi số liệu điều chỉnh bằng mực đỏ bên dưới số liệu của đơn vị. Kết quả như sau: Đối với các khoản vay ngắn hạn: có sự thống nhất giữa số liệu trên sổ chi tiết và số liệu trên sổ cái. Đối với khoản phải trả nhà cung cấp: có sự chênh lệch giữa sổ cái và sổ chi tiết với số tiền là 6 973 150,7 USD. Nguyên nhân là do đơn vị chưa bù trừ giữa 2 bên Nợ/Có của cùng một đối tượng. Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên thể hiện bước công việc này như sau: Bảng 2.13 Trích giấy tờ làm việc WP – N100 CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM VIET NAM AUDITING AND EVALUATION JOINT STOCK COMPANY N100 Client/Khách hàng: VIC Period/Kỳ : 31/12/2005 Subject/Nội dung: Biến động Nợ ngắn hạn Prepare/Người lập: Review by/Người soát xét: Review by/Người soát xét Date: Date: Date: Đơn vị tính: USD Khoản mục Số liệu trên sổ Cái Số liệu trên sổ Chi tiết Chênh lệch Số điều chỉnh 1. Vay ngắn hạn 1 253 026,05 (N20) 1 253 026,05 (N110) - - 2. Phải trả nhà cung cấp 8 993 444,67 2 020 293,97 (6 973 150,70) (N20) (6 973 150,70 3. Chi phí phải trả … … … … Cộng 10 288 791,42ü 3 315 640,72ü (6 973 150,7)ü (6 973 150,7)ü Ghi chú: Số liệu được lấy từ sổ cái đã so sánh và đối chiếu với sổ chi tiết tại 31/12/2005. ü: Số liệu đã được cộng dồn Kết luận: Đối với khoản phải trả nhà cung cấp, đơn vị chưa bù trừ giữa hai bên Nợ/Có của cùng một đối tượng số tiền là: 6 973 150,70 Bước 2: Kiểm tra sự chính xác của số dư và nghiệp vụ. Sau khi đã xem xét sự khớp đúng của các số liệu trên sổ cái, sổ chi tiết và Báo cáo tài chính của khỏan vay ngắn hạn và phải trả người bán, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra sự đúng đắn của các số dư và nghiệp vụ. Các thủ tục kiểm tra chi tiết được thiết kế chủ yếu phục vụ cho bước công việc này. Đối với vay ngắn hạn Thông thường các nghiệp vụ liên quan đến vay ngắn hạn phát sinh không nhiều nên VAE thường kiểm tra chi tiết tất cả các nghiệp vụ phát sinh tăng, giảm vay ngắn hạn xảy ra trong năm. Tuy nhiên qua xem xét, kiểm toán viên được biết ngân hàng giao dịch của VIC là ngân hàng ngoại thương Quảng Ninh, tất cả các khoản vay ngắn hạn của công ty 2 năm qua đều là vay của ngân hàng này. Do đó, kiểm toán viên đánh giá không thể xảy ra sai phạm ghi nhầm giữa khỏan vay của chủ vay này với chủ vay khác, như vậy vấn đề quan trọng chỉ là xác định sự đúng đắn của các số dư tài khoản vay ngắn hạn. Vào ngày 31/12/2005, ngân hàng có gửi đến đơn vị Thông báo số dư tài khoản đến ngày 31/12/2005 trong đó có phản ánh số tiền mà đơn vị vay ngắn hạn của ngân hàng cùng số lãi đơn vị còn phải thanh toán. Kiểm toán viên đã đối chiếu số dư tài khoản vay ngắn hạn với số liệu này đồng thời kết hợp xem xét với hợp đồng vay và thấy khớp đúng. Ngòai việc gửi Thông báo số dư tài khoản, giữa ngân hàng và công ty VIC còn lập Biên bản xác nhận lãi tiền vay trong đó ghi rõ số lãi vay dài hạn, ngắn hạn đã thanh toán, số còn phải thanh toán trong từng tháng của năm 2005. Kiểm toán viên đối chiếu biên bản này với các nghiệp vụ trích trước lãi vay, thanh toán lãi vay phản ánh trong tài khoản 335 và thấy khớp đúng, đơn vị hạch toán lãi vay theo đúng quy định kế toán hiện hành. Như vậy, sau khi thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên kết luận đơn vị đã phản ánh đúng số dư vay ngắn hạn với số tiền là 1 253 026,05 USD. Đối với nợ phải trả người bán Trước khi kiểm tra tính đúng đắn của số dư và nghiệp vụ, kiểm toán viên lập “Tờ chi tiết phải trả người bán” (WP – N310/1) trong đó chi tiết số phát sinh tăng, giảm và số dư cuối kỳ của từng nhà cung cấp. Số liệu này được lấy từ “Bảng tổng hợp các khỏan phải trả theo đối tượng” của VIC. Kết quả kiểm tra số dư đối với từng nhà cung cấp sẽ được thể hiện trên giấy tờ làm việc này. Tất cả những số điều chỉnh sẽ được kiểm toán viên phản ánh ở vị trí bên dưới của “Tờ chi tiết phải trả người bán” Số liệu trên “Tờ chi tiết phải trả người bán” sau kiểm toán là căn cứ lấy số liệu đưa vào thuyết minh Báo cáo tài chính trong phần “Phải trả người bán”. Các thủ tục kiểm tra chi tiết mà kiểm toán áp dụng đối với nợ phải trả người bán của khách hàng VIC là: đối chiếu số dư từng nhà cung cấp với Biên bản đối chiếu công nợ, Biên bản thanh lý hợp đồng; đối với những nhà cung cấp có số dư lớn, kiểm toán viên tiến hành gửi thư xác nhận; ngoài ra, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chọn mẫu đối với một số nghiệp vụ có phát sinh lớn hoặc đối ứng bất thường: VIC là doanh nghiệp liên doanh mới thành lập cách đây 2 năm do đó doanh nghiệp có khá nhiều hợp đồng về xây dựng cơ bản (nhà xưởng, nhà văn phòng...) để phục vụ cho hoạt động của công ty. Hầu hết các hợp đồng này đều thanh lý vào năm 2005. Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu số dư trên “Bảng tổng hợp các khoản phải trả theo đối tượng” của các nhà cung cấp này với Biên bản thanh lý hợp đồng về số tiền còn phải thanh toán. Nếu khớp đúng, kiểm toán viên kết luận số dư nợ phải trả là đúng. Nếu số liệu không khớp, kiểm toán viên phỏng vấn đơn vị về các lần thanh toán sau khi thanh lý hợp đồng và kiểm tra các chứng từ chứng minh. Do đơn vị hạch toán bằng ngoại tệ trong khi tất cả các hợp đồng xây dựng đều là VND nên kiểm toán viên phải tiến hành quy đổi từ VND sang USD theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh công nợ. Đối với nhà cung cấp mà đơn vị có thực hiện đối chiếu công nợ vào cuối năm, kiểm toán viên so sánh giữa số dư công nợ của nhà cung cấp đó trên sổ sách của đơn vị với số liệu trên Biên bản đối chiếu công nợ. Kết quả đối chiếu giữa số liệu của đơn vị và Biên bản thanh lý hợp đồng, Biên bản đối chiếu công nợ cho thấy số liệu khớp đúng. Gửi thư xác nhận: gửi thư xác nhận là quá trình thu thập thông tin do bên thứ 3 độc lập cung cấp để xác minh tính chính xác của thông tin mà kiểm toán viên nghi vấn.. Thư xác nhận do kiểm toán viên lập và có chữ ký, đóng dấu của công ty khách hàng rồi gửi cho bên thứ 3. Thư trả lời sẽ được gửi trực tiếp cho kiểm toán viên theo địa chỉ trong thư xác nhận. Đối với khách hàng VIC, đơn vị chưa tiến hành đối chiếu đầy đủ số dư công nợ cuối kỳ với từng nhà cung cấp, do đó kiểm toán viên tiến hành gửi thư xác nhận tới một số nhà cung cấp có số dư lớn. Sau khi xem xét “Bảng tổng hợp các khoản phải trả theo đối tượng”, VAE gửi thư xác nhận cho các nhà cung cấp sau: Công ty TNHH Đức Lâm, Tổng công ty lâm nghiệp và Công ty Thương mại Hà Nội. Dưới đây là một Thư xác nhận của VAE đã lập và gửi để xác nhận về số dư công nợ của VIC với công ty TNHH Đức Lâm: Bảng 2.14 Thư xác nhận số dư Ngày tháng năm 2005 Kính gửi: Công ty TNHH Đức Lâm V/v: Xác nhận số dư công nợ với Công ty Kính thưa Quý Công ty. Theo sổ sách của chúng tôi, tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004, số dư của Quý Công ty với Công ty liên doanh VIC như sau: Số dư ngày 31 tháng 12 năm 2005: Khoản phải trả cho Quý Công ty: 210 553 USD Để phục vụ cho công tác kiểm toán Báo cáo tài chính, đề nghị Quý Công ty xác nhận các số liệu nêu trên. Nếu quý công ty đồng ý với số liệu nêu trên, đề nghị Quý Công ty ký xác nhận vào phần để trống dưới đây và GỬI TRỰC TIẾP cho kiểm toán viên chúng tôi theo địa chỉ: Nguyến Diệu Linh Kiểm toán viên Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam Tầng 11 Tòa nhà Sông Đà - Số 165 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội Tel: (84-04) 2 670 491/492/493 Fax: (84-04) 2 670 494 Nếu Quý Công ty không nhất trí với số liệu trên, xin vui lòng trả lời TRỰC TIẾP cho kiểm toán viên chúng tôi và cung cấp đầy đủ chi tiết của sự khác biệt. Tất cả các xác nhận qua fax phải được gửi kèm bằng bản xác nhận gốc qua đường bưu điện. Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý Công ty. Kính thư! Công ty liên doanh VIC Tổng Giám đốc Akiko Suto 1. Nếu Quý Công ty đồng ý thì xin điền vào phần sau: Tôi/ Chúng tôi xin xác nhận số dư trên là chính xác. 2. Nếu Quý Công ty không đồng ý với số dư này, xin vui lòng cho biết chi tiết. Chúng tôi không đồng ý với số dư này. Sau đây là chi tiết về sự chênh lệch đó. Tên Đơn vị/ Dấu của Đơn vị (nếu được) Chữ ký Chức vụ Thư xác nhận này chỉ phục vụ mục đích kiểm toán chứ không nhằm mục đích nào khác. Kết quả gửi thư xác nhận như sau: số liệu trên thư xác nhận và số liệu trên sổ sách của đơn vị trùng khớp. Kiểm toán viên kết luận rằng đơn vị đã phản ánh đúng số dư công nợ với 3 nhà cung cấp này. Kiểm tra chọn mẫu nghiệp vụ: do giới hạn về thời gian và chi phí, kiểm toán viên không thể tiến hành kiểm tra chọn mẫu 100% do đó, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chọn mẫu đối với những nghiệp vụ phát sinh với các nhà cung cấp còn lại. Kiểm toán viên chọn mẫu theo xét đoán cá nhân, những phần tử được chọn là những nghiệp vụ phát sinh với quy mô lớn và tập trung vào các nghiệp vụ ứng trước cho nhà cung cấp hoặc những nghiệp vụ có đối ứng bất thường. Kết quả kiểm tra được kiểm toán viên thể hiện trực tiếp lên sổ chi tiết phải trả nhà cung cấp: với mỗi nghiệp vụ đúng, kiểm toán viên sử dụng ký hiệu ü, đối với mỗi nghiệp vụ sai kiểm toán viên sử dụng dấu gạch chéo. Các sổ chi tiết này sẽ được lưu trong file kiểm toán. Kết quả kiểm tra chọn mẫu như sau: - Khoản tạm ứng cho nhà cung cấp Sojitz Corporation (Phiếu chi số 152 ngày 22/4) đơn vị hạch toán nhầm vào khoản phải trả với số tiền là 547 200 USD. Kiểm toán viên đưa ra bút toán phân loại như sau: Nợ TK 331 - Phải trả nhà cung cấp 547 200 Có TK 331 - Ứng trước cho người bán 547 200 - Khoản phải thu khách hàng theo hóa đơn GTGT số 23836 kế toán cộng vào chỉ tiêu ứng trước tiền cho nhà cung cấp với số tiền là: 300 USD. Kế toán đưa ra bút toán điều chỉnh như sau: Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng 300 Có TK 331 - Ứng trước cho người bán 300 Tất cả các bút toán điều chỉnh, phân loại liên quan đến khoản phải trả nhà cung cấp được kiểm toán viên phản ánh trong WP - N30. Bảng 2. Giấy tờ làm việc WP – N30 CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM N30 VIET NAM AUDITING AND EVALUATION JOINT STOCK COMPANY Client/Khách hàng: VIC Period/Kỳ : 31/12/2005 Subject/Nội dung: Kiểm soát nội bộ phải trả người bán Prepare/Người lập: Review by/Người soát xét: Review by/Người soát xét Date: Date: Date: - Đơn vị chưa tiến hành đấy đủ việc đối chiếu công nợ phải trả tới từng đối tượng tại 31/12/2005. - Số dư tài khoản 331 trình bày trên BCTC tại ngày 31/12/2005 là số liệu chưa được bù trừ giữa hai bên Nợ/Có của cùng một đối tượng, do đó đã làm tăng số dư khoản mục phải trả nhà cung cấp. Bút toán phân loại như sau: Nợ TK 331 - Phải trả nhà cung cấp 6 973 150,7 Có TK 331 - Ứng trước cho người bán 6 973 150,7 - Kế toán đã hạch tóan nhầm khỏan tạm ứng cho nhà cung cấp Sojitz Corporation (Phiếu chi số 152 ngày 22/4) thành khoản phải trả nhà cung cấp với số tiền là:547 200 USD Nợ TK 331 - Phải trả nhà cung cấp 547 200 Có TK 331 - Ứng trước cho người bán 547 200 Khoản phải thu khách hàng theo HĐ GTGT số 23836 kế toán cộng vào chỉ tiêu ứng trước tiền cho nhà cung cấp với số tiền là: 300 USD Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng 300 Có TK 331 - Phải trả nhà cung cấp 300 (N20) Tổng số điều chỉnh, phân loại: 7 520 650,7 Bước 3: Tổng hợp kết quả kiểm toán. Tổng hợp số tiền cần phân loại điều chỉnh đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp là: 6 973 150,7 + 547 200 + 300 = 7 520 650,7. Kiểm toán viên không có bất cứ điều chỉnh gì đối với khoản vay ngắn hạn. Kết quả kiểm toán đối với các khoản phải trả nhà cung cấp và vay ngắn hạn được thể hiện trong WP – N20 “Tổng hợp nợ ngắn hạn” như sau: Bảng 2.15 Trích giấy tờ làm việc N20 CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM N20 VIET NAM AUDITING AND EVALUATION JOINT STOCK COMPANY Client/Khách hàng: VIC Period/Kỳ : 31/12/2005 Subject/Nội dung : Tổng hợp nợ ngắn hạn Prepare/Người lập: Review by/Người soát xét: Review by/Người soát xét: Date: Date: Date: Số liệu tại 31/12/2005 Số điều chỉnh/ Phân loại Số liệu của kiểm toán viên Số liệu tại 01/01/2005 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả nhà cung cấp ............. 1 253 026,05 (N100) 8 993 444,67 (N100) - (7 520 650,7) (N30) 1 253 026, 05 1 472 793,97 46 213,05 540 698,95 Cộng 13 815 577,42ü (7 520 650,7)ü 6 294 926,72ü 2 450 132,5ü Ghi chú: Số liệu được lấy từ bảng cân đối kế toán đã so sánh và đối chiếu với sổ cái tại ngày 31/12/2005 ü: Số liệu đã được cộng dồn 3.2. Thực hiện kiểm toán đối với khoản mục vay dài hạn Chương trình kiểm toán của VAE đối với các khoản vay dài hạn nằm trong chương trình kiểm toán vay và nợ dài hạn được thể hiện trong Bảng 2. như sau: Bảng 2.16 Chương trình kiểm toán khỏan mục vay dài hạn Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Tham chiếu I Kiểm tra hệ thống kiểm soát 1 Kiểm tra quy chế kiểm soát các khoản vay dài hạn, thuê mua tài sản thể hiện ở những quyết định, định hướng phát triển chiến lược của Công ty. 2 Kiểm tra quy trình thiết lập việc vay dài hạn: trình tự rút vốn và sử dụng vốn vay dài hạn, quy trình hạch toán. II Phân tích soát xét 1 Phân tích các khoản vay dài hạn đối với tổng công nợ phải trả, với TSCĐ, với nguồn vốn kinh doanh. So sánh biến động tăng giảm so với năm trước. Giải thích nguyên nhân biến động. III Kiểm tra chi tiết 1 Thu thập chi tiết tất cả các nghiệp vụ trong năm, đối chiếu với số dư trên báo cáo năm trước. 2 Kiểm tra các khoản vay thế chấp 3 Gửi thư xác nhận trực tiếp tới các chủ nợ. Nếu chủ nợ không xác nhận hoặc xác nhận có chênh lệch, thực hiện kiểm tra chi tiết từng chứng từ nhận nợ và trả nợ, thu thập bằng chứng giải thích cho các chênh lệch 4 Kiểm tra tính toán lãi vay và đối chiếu với tài khoản chi phí lãi vay cho từng kỳ kế toán. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của Hợp đồng vay, đối chiếu lãi suất vay theo hợp đồng với lãi suất tối đa do Ngân hàng Nhà nước công bố, xác định số chi phí lãi vay có thể không hợp lý cho mục đích tính thuế lợi tức. 5 Đảm bảo rằng các khoản nợ dài hạn đã trình bày đầy đủ trên BCĐKT hoặc Thuyết minh BCTC 6 Xác định thời hạn hiện tại và chắc chắn rằng phần nợ đến hạn trả đã được phân loại thành nợ ngắn hạn. IV Kết luận Trên cơ sở kiểm tra tất cả các nghiệp vụ trọng yếu và các nghiệp vụ không trọng yếu, theo ý kiến của tôi các ghi chép kế toán về các khoản vay và nợ dài hạn là đầy đủ và hợp lý. Tôi khẳng định rằng tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết đã được thực hiện, được ghi chép trên các giấy tờ làm việc theo các thủ tục kiểm toán của hãng và cung cấp đầy đủ bằng cho kết luận đưa ra. Tôi khẳng định rằng các sai sót và yếu điểm cũng như các kiến nghị đã được nêu ra để đưa vào thư quản lý gửi cho khách hàng. Căn cứ trên các công việc kiểm toán và các quy trình kiểm toán đã thực hiện, chúng tôi thấy có đủ tin tưởng kết luận rằng số dư các khoản vay và nợ dài hạn của Công ty trên sổ sách và báo cáo kế toán là phản ánh tương đối chính xác và hợp lý cho kỳ hoạt động từ ngày đến ngày Kiểm tóan viên không thực hiện thủ tục phân tích đối với các khỏan vay dài hạn của khách hàng VIC. VIC thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khỏan vay dài hạn tương tự như đối với các khoản vay ngắn hạn nhưng các khỏan vay dài hạn phải được sự phê chuẩn của Hội đồng quản trị. Do các nghiệp vụ vay dài hạn phát sinh không nhiều nên VAE thường kiểm tra chi tiết tất cả các nghiệp vụ. Đối với khách hàng VIC cũng vậy. Các bước công việc kiểm tra chi tiết đối với khoản vay dài hạn cũng được thực hiện tương tự như đối với vay ngắn hạn. Hơn nữa, trong 2 năm 2004, 2005, VIC chỉ vay dài hạn ngân hàng ngoại thương Quảng Ninh nên kiểm toán viên có thể sử dụng Thông báo số dư tài khoản cũng như Biên bản xác nhận lãi tiền vay ở trên để kiểm tra số dư của khỏan vay dài hạn như đối với vay ngắn hạn. Kết quả kiểm tra cho thấy, số liệu của khoản vay dài hạn mà đơn vị phản ánh trong Báo cáo tài chính là trung thực và hợp lý: tại 31/12/2005 VIC chỉ còn một khỏan vay dài hạn với ngân hàng ngoại thương Quảng Ninh theo hợp đồng vay số 01/2004/VIC CL – NTQN trong thời hạn 4 năm, thanh toán gốc vào cuối kỳ, thanh toán lãi 6 tháng 1 lần. Kết quả kiểm tra này được thể hiện trong WP – Q20 như sau: Bảng 2.17 Giấy tờ làm việc Q20 CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM Q20 VIET NAM AUDITING AND EVALUATION JOINT STOCK COMPANY Client/Khách hàng: VIC Period/Kỳ : 31/12/2005 Subject/Nội dung : Tổng hợp vay dài hạn Prepare/Người lập: Review by/Người soát xét: Review by/Người soát xét: Date: Date: Date: Số liệu tại 31/12/2005 Số điều chỉnh/ phân loại Số liệu KTV tại 31/12/2005 Số liệu tại 01/01/2005 1.Vay dài hạn 1 720 000 (Q100) - 1 720 000 1 354 500 Notes: Số liệu được lấy từ BCĐKT và đã so sánh đối chiếu với sổ cái tại ngày 31/12/2005 3.3. Kết thúc kiểm toán Thu thập giái trình của Ban Giám đốc Trước khi đưa ra ý kiến kiểm toán về Báo cáo tài chính, VAE tổ chức một cuộc họp nhằm thảo luận và thống nhất với khách hàng về Báo cáo tài chính đã được kiểm toán đồng thời thu thập Giải trình của Ban Giám đốc (Báo cáo của Ban Giám đốc) Người phụ trách công việc này thường là trưởng phòng nghiệp vụ. Nội dung chủ yếu của bản báo cáo này là sự thừa nhận của Ban Giám đốc công ty VIC về trách nhiệm đối với Báo cáo tài chính và sự khẳng định của Ban Giám đốc công ty về các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán. Như trên đã nói, thủ tục chủ yếu của VAE để xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán là phỏng vấn những cá nhân trong đơn vị. Do đó, giải trình của Ban Giám đốc đơn vị về vấn đề này được xem là bằng chứng kiểm toán bổ sung cho ý kiến của kiểm toán viên về Báo cáo tài chính. Phát hành Báo cáo Kiểm toán Trước khi gửi cho khách hàng Báo cáo Kiểm toán chính thức, VAE gửi cho khách hàng một bản dự thảo Báo cáo kiểm toán đã được Ban Giám đốc VAE soát xét, nếu khách hàng đồng ý thì kiểm toán viên sẽ phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức. Trong thời gian này, VAE luôn giữ liên lạc với công ty khách hàng để nắm bắt kịp thời những sự kiện mới phát sinh có ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán viên. Báo cáo kiểm toán được phát hành bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nếu yêu cầu này cóđược ghi trong hợp đồng kiểm toán). Số lượng Báo cáo phát hành tùy thuộc vào yêu cầu của công ty khách hàng, trong đó VAE giữ 1 bản. Cùng với việc phát hành Báo cáo kiểm toán, công ty kiểm toán còn phát hành thư quản lý kèm theo. Thư quản lý đề cập đến những thiếu sót liên quan đến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị cùng những ý kiến đóng góp để hoàn thiện của kiểm toán viên. Dưới đây em xin trích Báo cáo kiểm toán do VAE phát hành đối với công ty liên doanh VIC: Bảng 2.18 Trích Báo cáo kiểm toán Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam (VAE) Số:........../T1 - VAE Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2006 BÁO CÁO KIỂM TOÁN Về Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2005 của công ty liên doanh VIC Kính gửi: Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công ty liên doanh VIC Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2005, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính cho năm 2005 của công ty liên doanh VIC (gọi tắt là “Công ty”) từ trang 07 đến trang 10 kèm theo. Báo cáo tài chính đã được lập theo các chính sách kế toán trình bày trong Thuyết minh Báo cáo tài chính. Trách nhiệm của Ban Giám đốc và của Kiểm toán viên ....... Cơ sở của ý kiến Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, các Hướng dẫn thực hành Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam và Quy chế kiểm toán độc lập hiện hành ở Việt Nam. Công việc kiểm toán bao gồm kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các ghi chép kế toán, những bằng chứng liên quan đến các số liệu và thông tin được trình bày trong Báo cáo tài chính. Chúng tôi cũng đồng thời đánh giá những kế hoạch và quyết định trọng yếu của Ban Giám đốc trong quá trình lập Báo cáo tài chính này và xem xét các chính sách kế toán có được áp dụng nhất quán, trình bày đầy đủ và phù hợp với điều kiện của Công ty hay không. Chúng tôi đã lập kế hoạch và tiến hành kiểm toán để đạt được các thông tin va sự giải trình mà chúng tôi thấy cần thiết, qua đó cung cấp các bằng chứng xác thực cho chúng tôi để có được sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo tài chính không có các sai sót trọng yếu. Để đưa ra ý kiến, chúng tôi cũng đánh giá tổng quát tính đúng đắn của việc trình bày các thông tin trên Báo cáo tài chính. Chúng tôi tin tưởng rằng, công việc kiểm toán đã cung cấp một cơ sở hợp lý cho ý kiến của chúng tôi. Giới hạn phạm vi kiểm toán Do được bổ nhiệm làm kiểm toán viên của Công ty sau ngày 31/12/2005, do vậy chúng tôi không thể tham gia chứng kiến công việc kiểm kê tài sản cố định, hàng tồn kho và tiền mặt tại quỹ của Công tỵ tại thời điểm khóa sổ kế toán. Trong giới hạn phạm vi kiểm toán, chúng tôi không đưa ra ý kiến về tính hiện hữu cũng như giá trị của các khoản mục này được trình bày trên Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc cùng ngày. Giá vốn hàng bán của đơn vị hiện nay đang được tính toán dựa trên khối lượng dăm tươi quy khô và tỷ lệ quy khô được áp dụng là tỷ lệ đơn vị xây dựng trên Báo cáo khả thi mà không phải là tỷ lệ quy khô đã được kiểm định bởi Vinacontrol. Khối lượng dăm tươi mà đơn vị tính giá vốn chênh lệch với khối lượng thực tế xuất khẩu là: 5 603 538 tấn dăm tươi. Việc tính toán như trên đã làm ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán và hàng tồn kho thực tế của đơn vị. Mọi sự điều chỉnh đều làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho năm tài chính 2005. Ý kiến của kiểm toán viên Theo ý kiến của chúng tôi, xét trên các khía cạnh trọng yếu và ngoại trừ giới hạn kiểm toán nêu trên, Báo cáo tài chính của Công ty liên doanh VIC cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005: a) Đã phản ánh trung thực và hợp lý về tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2005 cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty liên doanh VIC cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2005 đến 31/12/2005; và b) Phù hợp với Chuẩn mực, Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. Báo cáo kiểm toán được lập thành 04 bản tiếng Việt và tiếng Anh. Công ty liên doanh VIC giữ 03 bản tiếng Việt và tiếng Anh, Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam giữ 01 bản tiếng Việt và tiếng Anh. Các bản có giá trị pháp lý như nhau. Trần Quốc Tuấn Phó Tổng Giám đốc Chứng chỉ kiểm toán viên số: 0148/KTV Thay mặt và đại diện CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM Nguyễn Diệu Linh Kiểm toán viên Chứng chỉ Kiểm toán viên số: 0920/KTV PHẦN 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN I UƯ ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO VAE THỰC HIỆN. Từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế đất nước thì sự quan tâm đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Hơn nữa, nhận thức được tính tất yếu khách quan cũng như vai trò tích cực của hoạt động kiểm toán độc lập trong việc phát triển nền kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước đã tạo mọi điều kiện để kiểm toán độc lập ngày càng lớn mạnh. Đặc biệt từ khi nghị định 105 ngày 30/3/2004 về kiểm toán độc lập ra đời thì nhu cầu kiểm toán ngày càng rộng mở cho các công ty kiểm toán độc lập thi thố tài năng, chinh phục khách hàng bằng đẳng cấp nghiệp vụ, bằng việc xây dựng niềm tin trên hiệu quả và chất lượng các dịch vụ tài chính cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, trong điều kiện ngành kiểm toán nước ta mới chỉ thực sự phát triển trong mấy năm trở lại đây thì khung pháp lý cho hoạt động kiểm toán và các vấn đề có liên quan cũng chưa được hoàn chỉnh. Vì thế, thị trường kiểm toán tại Việt Nam tuy đang có nhiều triển vọng nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các công ty kiểm toán. Bên cạnh đó, quy luật kinh tế thị trường đã tạo ra một cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty kiểm toán. Muốn đứng vững và phát triển, các công ty kiểm toán phải không ngừng tự hoàn thiện mình, VAE cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Nắm bắt được điều này, VAE luôn cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ kiểm toán nói riêng. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và quy trình kiểm toán các khỏan nợ phải trả nói riêng của VAE có những mặt tích cực sau: Cách thức tiếp cận thị trường Công ty tích cực chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường của mình bằng cách chủ động gửi thư chào hàng đến các khách hàng tiềm năng, còn đối với khách hàng cũ thì công ty trực tiếp liên hệ, đề nghị được cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tiếp theo. Thông qua thư chào hàng, khách hàng có thể nhận biết được các loại hình dịch vụ cũng như lợi ích mà họ nhận được. Trong điều kiện hiện nay, mặc dù ngành kiểm toán đã phát triển hơn trước rất nhiều nhưng khách hàng vẫn chưa có nhiều hiểu biết về dịch vụ kiểm toán cũng như các công ty cung cấp dịch vụ này thì việc chủ động tìm kiếm khách hàng của công ty đạt được hiệu quả rất cao. Hệ thống kiếm soát chất lượng cuộc kiểm toán VAE đã xây dựng và thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toán đều được tiến hành phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. Hệ thống kiểm soát chất lượng của công ty bắt đầu ngay từ khâu tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Điều này giúp công ty có được một đội ngũ nhân viên giỏi về chuyên môn và có đầy đủ phẩm chất đạo đức. Công việc kiểm toán luôn có sự hướng dẫn chu đáo, chỉ đạo và giám sát chặt chẽ ở mọi cấp nhằm đảm bảo mọi vấn đề nảy sinh đều được giải quyết kịp thời. Các Báo cáo kiểm toán luôn được Ban Giám đốc soát xét cả về hình thức và nội dung trước khi phát hành. Đây là một yếu tố quan trọng giúp công ty ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong ngành kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể Công ty đã xây dựng được một kế hoạch kiểm toán tổng thể khá hoàn thiện, về cơ bản đã đáp ứng được yếu cầu của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán do chủ nhiệm kiểm toán lập và phải được sự phê duyệt của Ban Giám đốc. Kế hoạch kiểm toán không chỉ đưa ra nội dung, lịch trình và phạm vi cuộc kiểm toán mà còn có sự phân công công việc rất chặt chẽ giữa các kiểm toán viên kể cả khâu soát xét lập Báo cáo kiểm toán. Soát xét hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nôi bộ Công việc soát xét hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ đã được công ty tập hợp thành một chương trình riêng do đó đã hỗ trợ rất nhiều cho kiểm toán viên trong quá trình tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, từ đó đánh giá mức độ tin cậy vào hệ thống và xác định các chính sách, phương pháp chủ yếu áp dụng. Chương trình kiểm toán mẫu Công ty xây dựng một chương trình kiểm toán khá đầy đủ cho các khỏan mục trong Báo cáo tài chính. Đây là kết quả của quá trình học tập cũng như đúc kết kinh nghiệm của VAE trong 4 năm hoạt động và phát triển. Chương trình kiểm toán là những hướng dẫn quan trọng cho các kiểm toán viên về các thủ tục cơ bản cần thực hiện cho tất cả các cuộc kiểm toán. Thực hiện theo chương trình kiểm toán này, công việc kiểm toán trở nên khoa học và bài bản. Đặc biệt là đối với nhân viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm thì chương trình kiểm toán giúp họ có những định hướng cơ bản về những bước công việc liên quan đến khỏan mục đang xét cũng như hiểu được phần nào phương pháp làm việc của công ty. Hợp đồng kiểm toán Công ty đã tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng kinh tế cũng như tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 - Hợp đồng kiểm toán. Nhờ đó, giữa công ty và khách hàng luôn hạn chế tối đa những bất đồng liên quan đến nội dung cuộc kiểm toán. Đây là một yếu tố quan trọng giúp công ty duy trì được khách hàng cũ song song với việc tìm kiếm khách hàng mới. Đội ngũ nhân viên Đội ngũ nhân viên là một trong những nhân tố cơ bản tạo nên thành công cho VAE. Bên cạnh khâu tuyển chọn chặt chẽ, VAE luôn chú trọng đào tạo, nâng cao phẩm chất nghiệp vụ cho nhân viên đồng thời cũng tạo mọi điều kiện để nhân viên nâng cao trình độ. Nhờ đó, công ty đã có được một đội ngũ nhân viên giỏi đảm bảo thực hiện dịch vụ kiểm toán với chất lượng cao. Tổ chức và lưu trữ hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán của VAE được sắp xếp và bố trí khoa học. Cách thức chi chép và sắp xếp giấy tờ làm việc cũng theo một chuẩn chung nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên trong quá trình làm việc cũng như tạo điều kiện cho trưởng nhóm kiểm toán dễ dàng tham gia soát xét cuộc kiểm toán. II HẠN CHẾ CỦA CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO VAE THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Công ty xây dựng một kế hoạch kiểm toán mẫu khá đầy đủ trong đó có bước công việc đánh giá rủi ro kiểm toán nhưng trên thực tế công ty ít khi thực hiện bước công việc này. Thông thường công ty luôn xác định rủi ro ở mức trung bình cao đối với khách hàng năm đầu tiên. Điều này mặc dù giảm bớt được khối lượng công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nhưng lại làm tăng khối lượng công việc trong giai đoạn thực hiện kiểm toán vì công ty đã không dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị để giảm thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ. Bên cạnh đó công ty cũng không ước lượng mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ Báo cáo tài chính cũng như không phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục, nghiệp vụ. Điều này làm tăng rủi ro kiểm toán vì khi xác định được quy mô sai phạm thực tế của mẫu chọn thì kiểm toán viên không có căn cứ để đánh giá rằng liệu với mức quy mô sai phạm như thế đối với mẫu thì sai phạm ước lượng đối với tổng thể có phải là trọng yếu hay không. Do đó công ty nên cố gắng thực hiện đầy đủ công việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán để nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán cũng như giảm bớt chi phí và thời gian thực hiện. Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm Theo quy định của Báo cáo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế SAS7 thì kiểm toán viên kế tục phải liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm nếu được sự cho phép của khách hàng. Mục đích của quy định này là để giúp kiểm toán viên kế tục đánh giá liệu có nên chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không. Tuy nhiên, hiện nay VAE chưa tiến hành liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm. Quá trình đánh giá khả năng kiểm toán của công ty khách hàng chủ yếu được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán thông qua cuộc họp với khách hàng trước khi kí kết hợp đồng kiểm toán. Theo em, trước khi chấp nhận một cuộc kiểm toán, VAE nên liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm vì thủ tục này không chỉ giúp kiểm toán viên đánh giá khả năng kiểm toán của công ty khách hàng, mà còn giúp kiểm toán viên thu thập được những thông tin quan trọng về khách hàng. Thủ tục phân tích Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: theo kế hoạch kiểm toán mẫu của VAE thì trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán phải tiến hành thủ tục phân tích sơ bộ về tình hình tài chính của khách hàng. Việc phân tích này giúp kiểm toán viên có được những đánh giá quan trọng về tình hình tài chính của khách hàng. Từ đó giúp kiểm toán viên có được những nhận định ban đầu về gian lận và sai sót có thể có. Thí dụ: qua phân tích tình hình tài chính, kiểm toán viên nhận thấy rằng kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng năm nay tăng rất nhiều so với năm trước trong khi quy mô của doanh nghiệp ít thay đối. Khi đó, kiểm toán viên có thể đặt nghi vấn về sự gian lận hoặc sai sót trong doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, VAE chỉ sử dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn này đối với những khách hàng lớn và quan trọng. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: tất cả các chương trình kiểm toán xây dựng cho các khoản mục, kể cả các khoản phải trả nhà cung cấp và các khỏan vay công ty cũng xây dựng thủ tục phân tích soát xét giúp kiểm toán viên có những thông tin cơ bản về các khoản mục này. Trên thực tế, VAE chủ yếu thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu, chi phí còn các khoản mục khác thì VAE chỉ áp dụng khi các khỏan mục này có quy mô lớn để giảm các thủ tục kiểm tra chi tiết trên số dư và nghiệp vụ. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán: VAE chỉ áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán đối với những khách hàng lớn. Theo em, VAE nên tăng cường áp dụng các thủ tục phân tích trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán để giảm thủ tục kiểm tra chi tiết cũng như để có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình tài chính cũng như về sự phù hợp của kết quả kiểm toán so với những hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị. Chọn mẫu kiểm toán Giới hạn về thời gian và chi phí kiểm toán buộc kiểm toán viên phải tiến hành kiểm toán trên mẫu để đưa ra kết luận về tổng thể. Mẫu được chọn phải đảm bảo có tính đại diện để hạn chế rủi ro do chọn mẫu. Hiện nay, VAE chủ yếu thực hiện chọn mẫu dựa theo xét đoán của cá nhân về khoản mục, nghiệp vụ và chọn mẫu theo lô (khối). Cách chọn mẫu này tuy giúp kiểm toán viên không bỏ sót những vấn đề nghi vấn nhưng cũng ảnh hưởng đến tính đại diện của mẫu. Ngoài ra, VAE còn áp dụng phương pháp chọn mẫu hệ thống (chọn mẫu hệ thống là cách chọn để sao cho chọn được các phần tử trong tổng thể có khoảng cách đểu nhau. Khoảng cách mẫu này được tính bằng cách lấy tổng số đơn vị tổng thể chia cho kích cỡ mẫu). Tuy nhiên, VAE nên sử dụng thêm một số phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên khác. Đây là phương pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu mà mỗi phần tử trong tổng thể đều có cơ hội như nhau để được chọn vào mẫu. Kiểm toán viên có thể chọn mẫu dựa vào Bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu theo chương trình máy vi tính. Chọn mẫu dựa trên Bảng số ngẫu nhiên: Bảng số ngẫu nhiên là một bảng bao gồm nhiều số ngẫu nhiên được sắp xếp thành các cột và dòng theo kiểu bàn cờ, mỗi con số gồm 5 chữ số thập phân. Quá trình chọn mẫu theo Bảng số ngẫu nhiên có thể gồm 4 bước sau: Bước 1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất: mục tiêu của bước công việc này là gắn cho mỗi phần tử của tổng thể với một con số duy nhất để có được mối quan hệ giữa các số duy nhất trong tổng thể với Bảng số ngẫu nhiên. Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa Bảng số ngẫu nhiên với đối tượng kiểm toán đã định lượng. Bước 3: Lập hành trình sử dụng bảng: đây là việc xác định hướng đi của việc chọn các số ngẫu nhiên: có thể theo cột hoặc theo hàng, có thể xuôi từ trên xuống hoặc ngược từ dưới lên. Bước 4: Chọn điểm xuất phát: kiểm toán viên có thể ngẫu nhiên chọn ra một số trong Bảng để làm điểm xuất phát. Chọn mẫu theo chương trình máy vi tính: các hãng kiểm toán có thể thuê hoặc tự xây dựng các chương trình chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy vi tính nhằm tiết kiệm thời gian và giảm sai sót trong mẫu. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm sai sót chủ quan của con người trong quá trình chọn mẫu. Xem xét tính liên tục hoạt động Nguyên tắc hoạt động liên tục là một nguyên tắc cơ bản trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính. Nhận thức được tầm quan trọng của nguyên tắc này, VAE đã xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá tính liên tục hoạt động của đơn vị, giúp kiểm toán viên nhận biết được những dấu hiệu quan trọng ảnh hưởng đến tính liên tục hoạt động của đơn vị. Nhưng trên thực tế, kiểm toán viên chỉ áp dụng đầy đủ các chỉ dẫn này đối với những khách hàng lớn hoặc những khách hàng mà kiểm toán viên đã có sẵn nghi vấn về tính liên tục hoạt động, còn những khách hàng khác thì kiểm toán viên áp dụng kỹ thuật phỏng vấn là chủ yếu. VAE nên áp dụng đầy đủ thủ tục này đối với tất cả các khách hàng vì kỹ thuật phỏng vấn không thể nắm bắt được hết tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến tính liên tục hoạt động mà đơn vị đang phải đối mặt, đặc biệt là trong trường hợp đơn vị cố tình giấu diếm thông tin. Chương trình kiểm toán Hiện nay, VAE đưa khoản mục vay ngắn hạn và vay dài hạn vào 2 chương trình kiểm toán khác nhau. Theo em, VAE nên đưa 2 khoản mục này vào cùng một chương trình kiểm toán vì mặc dù thời hạn nợ khác nhau nhưng bản chất của 2 khoản mục này vẫn là khoản vay chịu lãi từ bên thứ 3, các thủ tục kiểm toán áp dụng đối với 2 khoản mục này là tương tự nhau. Thí dụ như đối với khách hàng VIC, tất cả các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của đơn vị này đều từ ngân hàng Ngoại thương Quảng Ninh, do đó các đối chiếu số dư lãi vay và tiền vay ngắn hạn, dài hạn giữa VIC và ngân hàng đều có liên quan đến nhau: xem “Thông báo số dư tài khoản” kiểm toán viên có thể khẳng định được số dư của cả nợ ngắn hạn và dài hạn. Việc sắp xếp vay ngắn hạn và dài hạn vào cùng 1 chương trình kiểm toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên ghi chép trên giấy tờ làm việc và cũng tạo thuận lợi trong đối chiếu, kiểm tra. Công ty không thiết kế chương trình kiểm toán cho các khoản mục trên BCTC đối với từng khách hàng mà chủ yếu dựa vào những hướng dẫn trong chương trình kiểm toán mẫu. Mặc dù các thủ tục kiểm toán trong chương trình kiểm toán mẫu khá đầy đủ và phù hợp với mọi cuộc kiểm toán nhưng công ty vẫn nên xây dựng chương trình kiểm toán riêng cho từng khách hàng vì hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay rất đa dạng, mỗi khách hàng lại có những điểm riêng cần tập trung nắm bắt. Xây dựng chương trình kiểm toán riêng sẽ giúp VAE tiết kiệm chi phí và thời gian kiểm toán. Thông tư 23/2005/TT – BTC ngày 30 tháng 3 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện 6 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam đợt 3 đã đưa ra cách lập BCTC, đặc biệt là BCĐKT và Thuyết minh BCTC khác với cách lập BCTC trước đây, trong đó có những khoản mục mới: bất động sản đầu tư... Do đó, VAE nên xây dựng thêm chương trình kiểm toán cho những khoản mục này để nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán đối với khách hàng có phát sinh nghiệp vụ liên quan đến những khoản mục này. Việc bắt kịp những thay đổi trong chính sách, chế độ của Nhà nước chính là một điều kiện tiên quyết giúp VAE phát triển vững mạnh. KẾT LUẬN Trong xu thế toàn cầu hóa, tiến trình mở cửa nền kinh tế của Việt Nam không chỉ dừng lại ở các giao dịch thương mại hàng hóa mà còn mở rộng sang các phân ngành dịch vụ khác nhau trong đó có dịch vụ kiểm toán. Điều này tạo nên những cơ hội to lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các công ty kiểm toán ở Việt Nam. Để đứng vững và phát triển thì mỗi công ty kiểm toán phải tự nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, các kiểm toán viên phải không ngừng trau dồi nâng cao kiến thức và phẩm chất đạo đức. Nhận thức được vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam, em đã cố gắng nắm bắt được thực trạng hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và hoạt động kiểm toán nợ phải trả nói riêng. Kết hợp với những lí luận tiếp thu tại nhà trường, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện”. Cùng với những vấn đề về lí luận và thực tiễn của kiểm toán khoản mục nợ phải trả do VAE thực hiện, em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khỏan mục này. Do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên trong chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô cùng các anh chị kiểm toán viên trong công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy Phan Trung Kiên và các anh chị kiểm toán viên trong công ty VAE đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Sinh viên thực hiện Đặng Thị Hương Giang DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Alvin A. Arens, Jame K. loebbecke (2000). Kiểm toán. NXB Thống kê Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam ĐH Kinh tế Tp.HCM (2004). Kiểm toán. NXB Thống kê GS. TS. Vương Đình Huệ (2004). Kiểm toán. NXB Tài chính GS. TS. Nguyễn Quang Quynh (2001). Kiểm toán tài chính. NXB Tài chính GS. TS. Nguyễn Quang Quynh (2003). Lý thuyết kiểm toán. NXB Tài chính Luận văn các khóa DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC BCĐKT BCKQKD BGĐ HĐQT Báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Ban Giám đốc Hội đồng quản trị MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36294.doc
Tài liệu liên quan