Kiểm toán nói chung và kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng ra đời ở nước ta chưa lâu, mười bảy năm phát triển và trưởng thành chứng kiến những đóng góp thần kỳ của kiểm toán đối với sự phát triển kinh tế, sự trong sạch và vững mạnh nền tài chính nước nhà. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy các công ty kiểm toán trong nước phải không ngừng năng cao khả năng cạnh tranh mà trọng tâm là chất lượng dịch vụ cung cấp phải có thương hiệu và phẩm chất quốc tế.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính, em đã thu thập được rất nhiều thông tin bổ ích về hoạt động của các công ty kiểm toán về tổ chức quản lý nhân sự, tổ chức thực hiện kiểm toán Trong đó, em có đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền, khoản mục trọng yếu và có ý nghĩa rất qua trọng trong mỗi cuộc kiểm toán. Vì thế em đã chọn quy trình kiểm toán khoản mục tiền làm nội dung chính của báo cáo thực tập của mình với hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé giúp hoàn thiện hơn nữa quá trình thực hiện kiểm toán tại Công ty.
93 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5178 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chinh ACAGroup thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười lập: TTG Ngày: 13/01/2007
Kì kế toán: 31/12/2006 Người soát xét: TVD Ngày: 15/01/2007
Kế hoạch kiểm toán tổng thể
-Khách hàng: Thường xuyên
-Trụ sở: Số XX Đức Giang Long Biên - Hà Nội - Việt Nam.
-Mã số thuế: 0100xxxxxx- x
-Điện thoại: xx.xxxxxxx
- Giấy phép hoạt động:
+ Giấy phép đầu tư số 1125/GP ngày 30/4/1988
+ Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 1125/ GPDC Ngày 10/9/2005.
- Lĩch vực hoạt động: Vận tải xăng dầu.
- Địa bàn hoạt động: Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
- Vốn pháp định: 13.000.000.000 VND.
- Các bên liên doanh:
+ Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam 6.700.000.000 VND tương đương 51.5%.
+ Công ty Bảo Hiểm Dầu Khí 1.200.000.000 VND chiếm 9.2%
+ Góp vốn khác : 5.100.000.000 VND chiếm 39.3%
- Hội đồng quản trị :
+ Ông : Trần Anh T _ Chủ tịch hội đồng quản trị.
+ Ông: Lê Trân H
+ Ông Nguyễn Chấn C
-Ban giám đốc:
+ Ông: Nguyễn Chấn C _Tổng giám đốc.
+ Bà: Đỗ Thanh T _ Phó Tổng Giám Đốc.
+ Ông: Phạm Xuân Q
- Kế toán trưởng: Phan Trung K
- Ban giám đốc:
Trong lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên xác định và phân bổ mức độ trọng yếu cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính.
Member of Kreston International
Khách hàng: Công ty VTCX Người lập: NVC Ngày: 13/01/2007
Kì kế toán: 31/12/2006 Người soát xét: TVD Ngày: 15/01/2007
Nội dung: Ước tính và phân bổ mức trọng yếu.
Đơn vị: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Phần trăm
Số liêu của doanh nghiệp
2006
Min
Max
Min
Max
Lợi nhuận thuần
5.0%
7.0%
2,019,140
100,957
141,340
Doanh thu thuần
0.4%
0.6%
943,759,487
3,775,038
5,662,557
TSLD và DTNH
1.5%
2.5%
11,235,202,221
168,528,033
280,880,056
Nợ ngắn hạn
1.5%
2.5%
5,839,543,016
87,593,145
145,988,575
tổng tài sản
0.8%
1.0%
20,948,550,946
167,588,408
209,485,509
Theo khung của ACA thì mức trọng yếu là theo lợi nhuận thuần. Vậy mức trọng yếu mà kiểm toán viên lựa trọn là 6% lợi nhận thuần trước thuế, 121,148,400 VND. Mức trọng yếu này được phân bổ cho các khoản mục chính như sau:
Đơn vị : VND
Chỉ tiêu trên Bảng CDKT
MS
HS
Giá trị
Trọng yếu
Tài sản
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
100
11,249,571,218
34,940,655
I. Tiền
110
3
218,532,360
899,535
Tiền mặt tại quỹ
111
3
163,086,652
671,306
Tiền gửi ngân hàng
112
3
41,076,711
169,082
Tiền đang chuyển
113
3
14,368,997
59,146
III. Phải thu
130
2
8,283,340,214
22,730,893
Phải thu của khách hàng
131
2
8,274,168,566
22,705,724
Trả trước cho người bán
132
2
724,041
1,987
Phải thu theo tiến độ hợp đồng
137
2
8,447,607
23,182
IV. Hàng tồn khi
140
3
2,726,144,704
11,221,506
Nguyên vật liệu
142
3
1,168,936,865
4,811,642
Công cụ dụng cụ
143
3
51,295,449
211,145
Chi phí sản xuất kinh doanh DD
144
3
1,035,949,000
4,264,230
Thành phẩm
145
3
469,963,390
1,934,489
Biểu số 15: Tính và phân bổ mức trọng yếu
2.2.1 / Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng :
2.2.2 / Tìm hiểu hệ thống kế toán và môi trường kiểm soát nội bộ :
2.2.3 / Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết :
2.3 / Thực hiện kiểm toán :
2.4 / Kết thúc kiểm toán :
Member of Kreston International
Khách hàng: Công ty VTCX Người lập: NVC Ngày: 13/01/2007
Kì kế toán: 31/12/2006 Người soát xét: TVD Ngày: 15/01/2007
Nội dung: Ước tính và phân bổ mức trọng yếu. ( tiếp)
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu trên Bảng CDKT
MS
HS
Giá trị
Trọng yếu
V. Tài sản lưu động khác
150
3
21,553,940
88,722
Tạm ứng
151
3
5,200,000
21,405
Chi phí trả trước
152
3
16,353,940
67,317
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
200
1
9,713,348,725
13,327,540
I. Tài sản cố định
210
1
9,713,348,725
13,327,540
Tài sản cố định hữu hình
211
1
9,713,348,725
13,327,540
Nguyên giá
212
1
12,830,747,165
17,604,875
Hao mòn lũy kế
213
1
-3,117,398,440
-4,277,335
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
300
5,839,543,016
11,071,862
I. Nợ ngắn hạn
310
1
3,840,987,546
5,270,161
Phải trả người bán
313
1
2,790,779,807
3,829,187
Người mua trả trước
314
1
9,624,100
13,205
Phải nộp ngân sách
315
1
279,104,301
382,955
Phải trả công nhân viên
316
1
174,514,000
239,448
Phải trả khác
318
1
460,711,533
632,135
II. Nợ dài hạn
320
2
1,767,283,270
4,849,726
Vay dài hạn
321
2
1,767,283,270
4,849,726
III. Nợ khác
330
3
231,272,200
951,975
Chi phí phải trả
331
3
231,272,200
951,975
B.Nguồn vốn kinh doanh
400
15,109,007,930
61,808,343
I. Nguồn vốn - quỹ
410
3
14,829,007,930
61,039,975
Vốn chủ sở hữu
411
3
12,894,800,000
53,078,283
Lợi nhuận chưa phân phối
416
3
1,919,838,933
7,902,546
II. Kinh phí và quỹ khác
420
2
280,000,000
768,368
Quỹ phúc lợi
422
2
280,000,000
768,368
Tổng Cộng :
121,148,400
2.2.2/ Chương trình kiểm toán với khoản mục tiền
Chương trình kiểm toán là những chỉ dẫn cho kiểm toán viên và trợ lí kiểm toán thực hiện công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép cũng như kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán sẽ xác định các thủ tục kiểm toán đối với các phần hành, quy mô mẫu chọn, cách lựa chọn khoản mục, thời gian bắt đầu và kết thúc thủ tục kiểm toán cho từng phần hành cụ thể. Mỗi công ty kiểm toán sẽ có chương trình kiểm toán mẫu và chương trình kiểm toán cụ thể đối với từng khách hàng tuỳ theo đặc thù ngành nghề, lĩnh vực sản xuất - kinh doanh của khách hàng. Chương trình kiểm toán được lập bắt buộc đối với mọi cuộc kiểm toán và là căn cứ để kiểm toán viên tiến hành theo trình tự và kế hoạch định trước.
Khoản mục tiền là đối tượng trực tiếp và thường xuyên của mỗi cuộc kiểm toán tài chính nên chương trình kiểm toán đối với khoản mục tiền thông thường được thiết kế chi tiết gồm ba phần chính:
- Trắc nghiệm công việc:
- Trắc nghiệm phân tích:
- Trắc nghiệm trực tiếp số dư:
Với mỗi khoản mục kiểm toán ACAGroup đã xây dựng cho mình một chương trình kiểm toán chung nhất. Đối với VTCX, khoản mục tiền chủ nhiệm kiểm toán xác địn không chứa đựng nhiều rủi ra kiểm toán do hệ thống kiểm soát nội bộ với khoản mục tiền là hiệu quả và rủi ro tiềm tàng cũng chỉ ở mức thấp. Vì vậy, quy trình kiểm toán khoản mục tiền được thực hiện tại VTCX là quy trình chuẩn của ACAGroup.
Nội dung chi tiết của chương trình kiểm toán khoản mục tiền sẽ được trình bày trong phần phụ lục của chuyên đề thực tập này.
Biểu số 16: Chương trình kiểm toán khoản mục tiền (trích dẫn)
Tên khách hàng
Niên độ kế toán
Nhóm trưởng:…………………….…….Ngày:……………………
Giám đốc (Phó giám đốc):……………..Ngày:……………………
I. Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị:
II. Mục tiêu kiểm toán
III. Thủ tục kiểm toán:
A. Thủ tục phân tích
B. Thủ tục kiểm tra chi tiết:
I. Tiền mặt:
II. Tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển
C. Các thủ tục bổ sung (nếu có)
IV. Kết luận và kiến nghị
A. Kết luận về mục tiêu kiểm toán
B. Kiến nghị
C. Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong những đợt kiểm toán sau:
Biểu số 17: Chương trình kiểm toán khoản mục tiền
2.3 / Thực hiện kiểm toán
2.3.1/ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với khoản mục tiền
Với khoản mục tiền, kiểm soát nội bộ là các biện pháp thủ tục kiểm soát nhằm bảo vệ sự an toàn với các tài khoản tiền; ghi sổ khoản mục tiền đúng đắn và có căn cứ hợp lý, trung thực. Có nhiều phương pháp để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng thông thường và được ACAGruop thực hiện là hai phương pháp:lập bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ và lập sơ đồ hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty Vận tải và Thương mại VTCX là công ty có quy mô khá lớn nhưng hệ thống kiểm soát nội bộ được phát triển với quy mô các bộ phận chưa cao. Vì thể phương pháp được kiểm toán viên vận dụng trong đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là lập bảng câu hỏi.
Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm sóat nội bộ tại công ty được trình bày như sau:
Member of Kreston International
Khách hàng: Công ty VTCX
Kì kế toán: 31/12/2006 Người lập: NVC Ngày: 28/2/2007
Nội dung: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
Bước kiểm toán
Có
Không
Không
áp dụng
Ghi chú
1. Có sự phân công tách biệt giữa bộ phận kế toán với thủ quỹ ?
2. Kiểm kê quỹ có được lập thường xuyên ?
Cuối năm
3. Biên bản kiểm kê có đầy đủ chữ ký và nội dung chi tiêt ?
4. Căn cứ ghi sổ có phải là chứng từ hợp lý và hợp lệ ?
5. Các nghiệp vụ kinh tế có được hạch toán đúng kỳ ?
6.Định mức tồn quỹ và số dư ngân hàng có được thực hiện và dựa trên cơ sở đúng ?
Có quyết định cụ thể của BGD
7. Các khoản ngoại tệ (tiền mặt và tiền gửi) có được hạch toán riêng ?
8.Định kỳ có sự phân công, thực hiện đối chiếu giữa sổ quỹ và sổ cái tiền mặt ?
9. Số chênh lệch từ đối chiếu sổ tiền gửi với ngân hàng, giữa sổ quỹ và sổ cái tiền mặt… có được theo dõi và xử lý ?
Vào cuối tháng.
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ với khoản mục tiền mặt là
Tốt: Khá : Trung bình: Yếu kém:
Biểu số 17: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
2.3.2/ Tổng hợp khoản mục và thủ tục phân tich:
Với khoản mục tiền đang chuyển do chỉ xuất hiện vào cuối kỳ kế toán nên kiểm toán phần tiền đang chuyển chỉ thực hiện kiểm tra số dư cuối kỳ và kiểm tra chênh lệch. Tức chỉ tiến hành tổng hợp với khoản mục tiền đang chuyển chứ không thực hiện kiểm tra chi tiết, kiểm tra tính đúng kỳ. Số tiền đang chuyển của Công ty Vận tải và Thương mại VTCX là 14,368,997 VND là số tiền Công ty đã xuất quỹ tiền mặt để chuyển vào ngân hàng nhưng cuối kỳ vẫn chưa nhận được giấp báo có của ngân hàng. Thủ tục tổng hợp thực hiện kiểm toán viên kiểm tra số tiền đang chuyển này trên sổ chi tiết với báo cáo tài chính và theo dõi việc kết toán khoản tiền đang chuyển vào tiền gửi ngân hàng vào kỳ sau.
Biểu số 18: Tổng hợp khoản mục tiền đang chuyển
Member of Kreston International
Khách hàng: Công ty VTCX
Kì kế toán: 31/12/2006 Người lập: TTT Ngày: 1/3/2007
Nội dung: Tổng hợp tiền đang chuyển.
Loại tiền
Số tiền
Bảng kê chi tiết tiền đang chuyển
Nhận được giấy báo có
VND
14,368,997
ν
ν
tổng
14,368,997
ν
ν
Ghi chú: ν: Đã kiểm tra phù hợp.
Kết luận:
Tiền đang chuyển được phản ánh trung thực và hợp lý.
Lập trang tổng hợp các tài khoản sẽ phát hiện các tăng, giảm bất thường về số dư các tài khoản và có được những giải trình về những biến động bất thường đó. Đồng thời các số phát sinh từng tháng sẽ được đối chiếu với sổ chi tiết, các số dư tài khoản được đối chiếu lại với Bảng cân đối kế toán và Bảng cân đối tài khoản. Số dư trên các tài khoản tiền đầu năm được đối chiếu với các báo cáo tài chính năm trước (đã được ACA kiểm toán năm trước).
Biểu sô 19: Tổng hợp tiền gửi
Member of Kreston International
Khách hàng: Công ty VTCX
Kì kế toán: 31/12/2006 Người lập: TTT Ngày: 28/2/2007
Nội dung: Tổng hợp tiền gửi ngân hàng
Đơn vị : VND
Tài khoản
Tên Ngân Hàng
Số dư trên sổ
Số trên giấy báo có của NH
Chênh lệch
Note
11211
Incombank:
20,000,000
20,000,000
0
ν
11221
Incombank:
21,076,711
21,159,986
83,275
ν 1
Tổng cộng
41,076,711
41,159,986
83,275
Ghi chú:
ν : Đã kiểm tra không có chênh lệch
ν 1 : Hạch toán sai tỉ giá ngoại tệ.
Theo tỉ giá thị trường liên ngân hàng 31/12/2006 do Ngân hàng nhà nước công bố thì tỉ giá USD là 16,013,875 VND nên số ngoại tệ quy đổi : 21,159,986 VND số đã hạch toán là : 21,076,711 VND, Chênh lệch: 83,275 VND .
Điều chỉnh đánh giá lại chênh lệch:
Nợ tk 635: 83,275.
Có tk 112: 83,275.
Biểu số 20: Tổng hợp tiền mặt
Biểu số 20: Tổng hợp tiền mặt
Member of Kreston International
Khách hàng: Công ty VTCX
Kì kế toán: 31/12/2006 Người lập: TTT Ngày: 28/2/2007
Nội dung: Tổng hợp tiền mặt
Chỉ tiêu
Nợ
Có
Note
Đầu năm
208,758,652
ν
Tháng 1
2,346,746,425
1,789,654,235
A1
Tháng 2
2,564,115,668
2,267,836,837
A1
Tháng 3
1,125,456,368
1,368,953,652
A1
Tháng 4
2,009,865,456
1,986,577,456
A1
Tháng 5
2,365,898,795
2,356,845,698
A1
Tháng 6
1,859,756,423
2,004,367,546
A1
Tháng 7
2,986,547,563
2,874,563,514
A1
Tháng 8
1,486,954,686
1,536,544,869
A1
Tháng 9
1,236,589,756
1,665,895,460
A1
Tháng 10
2,368,649,756
2,468,975,654
A1
Tháng 10
1,536,243,258
2,000,469,874
A1
Tháng 12
2,125,469,876
1,737,281,235
A1
Tống số phát sinh
24,012,294,030
24,057,966,030
A1
Cuối năm
163,086,652
∂
Ghi chú :
ν : Đúng với bảng cân đối kế toán 2005. (đã đựơc kiểm toán)
A1: Khớp với sổ chi tiết.
∂ : Khớp với bảng CDKT 2006 và biên bản kiểm kê quỹ.
Sau khi lập xong tờ tổng hợp công việc tiếp theo kiểm toán viên thực hiện các thủ tục phân tích. Thủ tục phân tích được thực hiện đối với khoản mục tiền không phức tạp mà theo đó chỉ thực hiện so sánh đối chiếu số liệu số dư khoản mục tiền mặt trên báo cáo tài chính năm nay và các báo cáo tài chính năm trước đó xem xét dấu hiệu, biến động bất thường những biến động bất thường.
Member of Kreston International
Khách hàng: Công ty VTCX
Kì kế toán: 31/12/2006 Người lập: TNL Ngày: 5/3/2007
Nội Dung: Phân tích tổng quan các số dư tiền.
Bảng Phân tích tổng quát
Đơn vị: VND
Khoản mục
2005
2006
Tăng giảm
Tuyệt đối
Tương đối (%)
1. Tiền
387,910,390
204,163,363
-183,747,027
-47.37
2.Tiền mặt
331,065,904
163,086,652
-167,979,252
-50.74
3.Tiền gửi NH
39,601,690
41,076,711
1,475,021
3.72
4. Tiền đang chuyển
17,242,796
14,368,997
-2,873,799
-16.67
Ghi chú:
+ Số dư các tài khoản tiền có xu hướng giảm trong năm 2006. Do chính sách thanh toán mới hiệu quả của Công ty dành cho khách hàng. Hiệu quả sử dụng tiền và tiêu thụ sản phẩm đều tôt.
+ Định mức dự trừ tiền mặt vẫn đảm bảo. Tính liên tục trong thanh toán của công ty vẫn được duy trì tốt.
+ Xét về tỉ trọng thanh toán và tỉ trọng số dư của tài khoản tiền gửi thấy còn rất thấp. Thanh toán bằng tiền gửi, quan hệ thống ngân hàng chưa được coi trọng cần thiết.
Biểu số 21: Phân tích khoản mục tiền
2.3.3/ Thủ tục kiểm tra chi tiết
Thủ tục kiểm tra chi tiết giúp kiểm toán viên đưa ra nhận định về sự trung thực và hợp lý của số phát sinh của các tài khoản tiền thông qua việc kiểm toán viên chọn mẫu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ và thực hiện kiểm tra đối chiếu các chứng từ, sổ sách kế toán xem xét về giá trị, nội dung kinh tế và tính đúng kỳ của việc ghi nhận.
Hiện nay công ty sử dụng nhiều phương pháp chọn mẫu đối tượng cần kiểm toán, đặc biệt có phương pháp chọn mẫu CMA theo chuẩn quốc tế. Phương pháp này cho phép chọn mẫu một cách đại diện, ngẫu nhiên đảm bảo tính khách quan.
Công thức Xác định cơ bản như sau:
J =MP/R N= POP./ J
Trong đó:
MP: Mức trọng yếu chi tiét
R : Chỉ số về độ tin cậy
J : Bước chọn mẫu
N : Số mẫu cần kiểm tra.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán viên thường vận dụng phương pháp chon mẫu phi thống kê. Kiểm toán viên dựa trên xét đoán nghề nghiệp của mình chọn ra những nghiệp vụ thu, chi tiền để kiểm tra chi tiêt và căn cứ thường được vận dụng là các nghiệp vụ có số phát sinh lớn và bất thường.
2.3.3.1/ Kiểm tra tính đúng đắn của các nghiệp vụ đã phát sinh
A/ Kiểm tra tính đúng đắn của các nghiệp vụ tiền mặt:
Thực hiện kiểm tra tính đúng đắn của các nghiệp vụ tiền mặt, kiểm toán viên sẽ chọn ra một số nghiệp vụ kinh tế thu chi tiền mặt và tiến hành thu thập các Phiếu thu, Phiếu chi và các chứng từ gốc tương ứng. Các nghiệp vụ được chọn là những nghiệp vụ có số phát sinh trên 15,000,000 VND và những nghiệp vụ thu chi tiền có tính chất bất thường. Kiểm toán viện tiến hành:
- Kiểm tra về hình thức các phiếu chi, phiếu thu, giấy đề ghi thanh toán, biên bản giao nhận tài sản.. liên quan có đúng về hình thức theo các quy định hiện hàng hay không. Các chữ ký của người có trách nhiện có thực sự đầy đủ và hợp lệ… Khẳng đinh nghiệp vụ là có sự phê chuẩn,tính toán giá trị đúng.
- Kiểm tra tính liên tục của việc đánh số thứ tự các phiếu thu, phiếu chi nhằm đưa đến nhận định các nghiệp vụ có bị bỏ sót hay không được ghi nhận hay không ?
- Kiểm tra các chứng từ gốc của nghiệp vụ như: Hợp đồng vận tải, biên bản thanh lý hợp đồng, giấy đề ghi thanh toán, giấy đề ghi chuyển séc, giấy đề ghi mua hàng, biên bản nghiệm thu tài sản… về tính hợp pháp, nội dung, giá trị và thời gian ghi nhận. Để khẳng định nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được ghi nhận dựa trên các căn cứ hợp lý ?
Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên được trình bày như sau:
Biểu số 22: Kiểm tra tính đúng đắn của các nghiệp vụ tiền mặt.
Member of Kreston International
Khách hàng: Công ty VTCX
Kì kế toán: 31/12/2006 Người lập: TNL Ngày: 5/3/2007
Nội dung: Kiểm tra chi tiết tiền mặt
Chứng Từ
Nội Dung
TK Đ.Ư
Số Phát sinh
Note1
Note2
SH
NT
6
2/1/06
XD Bắc Giang thanh toán
131
159,000,000
ν
ν
8
2/1/06
Tạm ứng cho A.Tuấn Tổ lái I
141
19,800,000
ν
ν
186
20/1/06
Thanh toán tiền lương T12/06
334
189,200,000
ν
ν
638
4/6/06
Mua vật tư sửu chữa 29H 5987
153
33,000,000
ν
ν
658
5/6/06
Mua vật tư sửu chữa 29H 6318
153
34,000,000
ν
ν
800
30/7/06
Trợ cấp khó khăn A. Hải Tổ IV
431
2,000,000
ν
ν
…
…
……………………….
…………..
………….
ν
ν
1125
29/11/06
Chi tiếp khách Tổng công ty XD
642
1,860,000
ν
ν
1268
5/12/06
Mua máy in cho Phòng HC
642
27,000,000
ν
ν
1286
9/12/06
Hoàn nhập tạm ứng thừa A.Dũng
334
15,800,000
v
ν
Ghi chú :
Note1 : Đã kiểm tra với phiếu thu, phiếu chi và háo đơn phù hợp.
Note 2: Đã kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc khác.
Kết luận: - Các nghiệp vụ ghi sổ có đầy đủ căn cứ chứng từ hợp lý hợp lệ.
- Giá trị khoản chi, thu được hạch toán đúng.
B/ Kiểm tra tính đúng đắn của các nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng:
Kiểm toán viên thực hiện lựa chọn một vài nghiệp vụ tăng giảm tiền gửi ngân hàng đáng chú ý thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết với các chứng từ gốc các nghiệp vụ được chọn là những nghiệp vụ có số phát sinh trên 10,000,000 VND và một số nghiệp vụ theo kiểm toán viên là bất thường có dễ sai phạm. Đưa ra nhận định về căn cứ ghi sổ các nghiệp vụ, tính giá đúng đăn, không bị bỏ sót… các nghiệp vụ ngân hàng.
Do Công ty chỉ mở tài khoản và thực hiện giao dich taih ngân hang Incombank và cuối năm Incombank đã có gửi cho VTCX giấy xác nhận số dư tiền gửi nên kiểm toán viên không thực hiện công việc gửi thư xác nhận nữa.
Giấy tờ làm việc của kiểm toán viênđược trình bày như sau:
Member of Kreston International
Khách hàng: Công ty VTCX
Kì kế toán: 31/12/2006 Người lập: TNL Ngày: 5/3/2007
Nội dung: Kiểm tra chi tiết tiền mặt
Chứng Từ
Nội Dung
TK Đ.Ư
Số Phát sinh
Note1
Note2
SH
NT
3
1/1/07
VCB trả lãi năm 2005
515
2,900,000
ν
ν
6
2/1/07
Phí kiểm toán 2005 ( 50%)
642
14,000,000
ν
ν
…
…
……………………….
…………..
………….
ν
ν
386
1/11/06
Thanh toán với XD Nam Định
331
5,800,000
ν
ν
422
8/12/06
Phí cầu đường Tháng 11/2006
627
17,000,000
ν
ν
453
9/12/06
Chuyển tiền mặt vào VCB
111
10,000,000
v
ν
Ghi chú :
Note1 : Đã kiểm tra giấy báo có, giấy báo nợ, giấy chuyển tiền hợp lý, hợp lệ.
Note 2: Đã kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc khác.
Kết luận: - Các nghiệp vụ ghi sổ có đầy đủ căn cứ chứng từ hợp lý hợp lệ.
- Hợp đồng kinh tế, hóa đơn… có căn cú đúng.
Biểu số 23: Kiểm tra tính đúng đắn của các nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng.
2.3.3.2/ Kiểm tra tính đúng kỳ
Mục đích của kiểm tra tính đúng kỳ là xác định là xác định xem các khoản thu, chi qua ngân hàng có được ghi nhận đúng kỳ trên sổ sách theo các quy định hiện hàng. Đối với khoản mục tiền nguy cơ này là rất lớn vì số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh váo các thời điểm chuyển giao năm tài chính là rất lớn, đặc biệt với Công ty Vận tải và Thương mại VTCX đặc thù cung cấp dịch vụ có tính thời vụ rất cao.
A/ Kiểm tra tính đúng kỳ của khoản mục tiền mặt:
Kiểm toán viên chọn ra những nghiệp vụ thu chi bằng tiền mặt trong khoản thời gian 5 ngày trước và sau ngày kết thúc năm tài chính. Vì các nghiệp vụ này không nhiều nên kiểm toán viên đã thực hiện kiểm tra toàn bộ với các nghiệp vụ đó. Giấy tờ là việc của kiểm toán viên có thể trình bày như sau:
Member of Kreston International
Khách hàng: Công ty VTCX
Kì kế toán: 31/12/2006 Người lập: TNL Ngày: 5/3/2007
Nội dung: KT tính đúng kỳ của khoản mục tiền mặt
Chứng Từ
Nội Dung
TK Đ.Ư
Số Phát sinh
Note1
Note2
SH
NT
3
1/1/07
Chi phí hội họp tổng kết 2007
642
3,600,000
ν
ν
6
2/1/07
A.Tuấn TT tiền tạm ững VT
141
19,500,000
ν
ν
…
…
……………………….
…………..
………….
ν
ν
1358
24/12/06
Công ty An Đức Thanh toán
331
23,850,000
ν
ν
1380
26/12/06
Tạm ững A.Hùng Tổ lái I
141
17,000,000
ν
ν
1441
31/12/06
Mua văn phòng phẩm
153
863,000
v
ν
Ghi chú :
Note1 : Đã kiểm tra Phiếu thu, phiếu chi đúng ngày tháng ghi sổ.
Note 2: Đã kiểm tra, đối chiếu với hóa đơn, giấy đề ghi thanh toán…
Kết luận:
Các nghiệp vụ tiền mặt được hạch toán đúng kỳ.
Biểu số 24: Kiểm tra tính đúng kỳ của khoản mục tiền mặt.
B/ Kiểm tra tính đúng kỳ của khoản mục tiền gửi:
Do số lượng các nghiệp vụ tiền gửi ngân hang của khách hàng vào khoản thời gian 5 ngày trước và sau ngày kết thúc năm tài chính là ít. Kiểm toán viên đã kiểm tra toán bộ các nghiệp vụ này theo hướng kiểm tra từ chứng từ tới sổ cái với các khoản thu và từ sổ cái tời chứng từ với các khoản chi do doanh nghiệp sai phạm có xu hướng tăng thu và giảm chi so với thực tế.
Biểu số 25: Kiểm tra tính đúng kỳ của khoản mục tiền gửi.
Member of Kreston International
Khách hàng: Công ty VTCX
Kì kế toán: 31/12/2006 Người lập: TNL Ngày: 5/3/2007
Nội dung: KT tính đúng kỳ của khoản mục tiền gửi NH
Chứng Từ
Nội Dung
TK Đ.Ư
Số Phát sinh
Note
SH
NT
1
1/1/07
Thanh toán cho PETAJICO
331
128,000,000
ν
2
2/1/07
Lãi tiền gửi VCB
515
4,500,000
ν
3
15/1/07
Tiền điện T 11/12 Năm 2006
642
7,000,000
ν
498
24/12/06
Mua săm lốp A.Nhật
153
5,750,000
ν
500
26/12/06
Nộp tiền vào ngân hàng
111
55,000,000
ν
501
31/12/06
C.ty An Đức thanh toán tiền nhờn T11
153
9,000,000
v
Ghi chú :
Note : Đúng kỳ
Kết luận:
Các nghiệp vụ tiền mặt được hạch toán đúng kỳ.
2.3.3.3/ Kiểm toán viên đánh giá số dư ngoại tệ cuối kỳ
Viêc kiểm toán viên đánh giá số dư ngoại tệ cuối kỳ được thực hiện cho mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên qua đến ngoại tệ. Với Công ty Vận tải và Thương mại VTCX số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên qua tới ngoại tệ ít vì thế trong khi kiểm toán khoản mục tiền kiểm toán viên không thực hiện đanh giá số dư ngoại tệ riêng biệt mà thực hiện trong từng khoản mục riêng biệt và đưa ra bút toán điều chỉnh ngay trên khoản mục đó.
Như vậy, quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền đã kết thúc. Thông qua các giấy tờ là việc của kiểm toán viên nhận thấy về cơ bản các khoản mục tiền mặt, tiền mặt và tiền đang chuyển được lập và trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Chỉ có số dư tài khoản tiền gửi có gốc ngoại tệ kiểm toán viên đã đưa ra một bút toán điều chỉnh với số tiền gửi tại ngân hàng công thương.
2.4/ Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo tài chính
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán kiểm toán viên xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ như các việc khách hàng bị chiếm dụng, mất mát tiền do thiên tai động đất, hỏa hoạn…thì thấy không có sự kiện nào. Kiểm toán viên kết luận sau ngày lập báo cáo tài chính kết thúc niên độ kế toán 31/12/2006 đến thời điểm kiểm toán không có sự kiện kinh tế nghiêm trọng nào phát sinh làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của đơn vị.
Tổng hợp lại các kết quả kiểm toán thu thập được qua kiểm toán khoản mục tiền, kiểm toán viên đưa ra nhận xét về khoản mục tiền tại đơn vị: hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty VTCX là tương đối tốt, các nghiệp vụ thu chi tiền đã được hạch toán đúng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Không có sai phạm trọng yếu nào đối với khoản mục và chỉ có một bút toán điều chỉnh đối với số dư tài khoản tiền gửi có gốc ngoại tệ.
Trong thư quản lí, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến đóng góp đối với Công ty nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng và tổ chức thực hiênh tương đối tốt và kiểm toán viên đưa ra tư vấn là VTCX cần thường xuyên hơn nữa trong việc kiểm kê tiền mặt tại quỹ thay vì chỉ kiểm kê vào cuối năm tài chính như hiện nay. Do tiền mặt có tính chất thanh khoản cao, dễ vận chuyển và dễ biển thủ, chiếm dụng.
Chương 3 :
NHẬN XÉT VÀ VÀI Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH
THỰC HIỆN
I / Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục tiền do ACA Group thực hiện
1.1/ Nhận xét về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
- Tiếp cận khách hàng:
Trước khi chấp nhận thư mời kiểm toán của khách hàng, Công ty sẽ thu thập thông tin cơ sở, tìm hiểu mục đích kiểm toán của khách hàng, đánh giám sơ bộ về rủt ro kiểm toán để đi đến quyết định có chấp nhận thư mời kiểm toán của khách hàng hay không?
Đối với những khách hàng quen của Công ty công việc đánh giá khách hàng chỉ được thực hiện khi có những sự kiện quan trọng có thể làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa công ty kiểm toán và khách hàng như: khách hàng thay đổi hoạt động, lãnh đạo bị thải hồi hay từ chức…
Đối với các khách hàng mới, những thông tin được công ty thu thập rất phong phú gồm thông tin về nghĩa vụ pháp lý, thông tin cơ sở làm cơ sở rất tốt cho công ty đưa ra những quyết định chấp nhận hay từ chối thư mới kiểm toán phù hợp điều kiện năng lực của công ty, mức rủi ro kiểm toán thấp và chất lượng kiểm toán được đảm bảo.
Tuy nhiên, đối với những khách hàng truyền thống Công ty cũng nên thực hiện thu thập lại những thông tin về khách hàng ngay cả khi không có sự thay đổi nào lớn trong mối quan hệ của khách hàng với Công ty nhằm hạn chế rủi ro và có hiểu biết tốt nhất và thông tin cập nhập về khách hàng.
Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán:
Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, Ban giám đốc Công ty thực hiện phân công cho những kiểm toán viên có năng lực nhất và hiểu biết tốt về ngành nghề kinh doanh của khách hàng thực hiện lập kế hoạch kiểm toán và lập chương trình kiểm toán chi tiết. Các công việc lập, kiểm tra, phê chuẩn các kề hoạch, chương trình kiểm toán được thực hiện rất chi tiết và giao trách nhiện cho từng công đọan, độc lập.
Kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán được xây dựng trên cơ sở chương trình, biểu mẫu chuẩn của Công ty. Đây là cơ sở đảm bảo toàn bộ cuộc kiểm toán được thực hiện thống nhất, có sự phối hợp và có chất lượng.
Thực hiện kiểm toán:
Theo đúng chương trình kiểm toán và sự phân công trong kế hoạch kiểm toán tổng thể. Các kiểm toán viên thực hiện các phần hành của mình theo sự phân công và cách thực đã định.
Kiểm toán khoản mục tiền được thực hiện lần lượt từ: đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với khoản mục tiền, tổng hợp khoản mục vàt thủ tục phân tich, thủ tục kiểm tra chi tiết với khoản mục tiền, qua đó giúp kiểm toán viên thu thập một cách đầy đủ những bằng chứng kiểm toán có giá trị làm cơ sở đưa ra ý kiến về tính trung thực và hơp lý của khoản mục tiền của khách hàng. Trắc nghiệp đạt yêu cầu và trắc nghiệ độ vững trãi sẽ được vân dụng một cách thích hợp để hướng tới tiết kiệm chi phí kiểm toán và hiệu quả thu được từ các bằng chứng thu được.
Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo tài chính:
Tuân thủ theo đúng chuẩn mực của kiểm toán báo cáo tài chính, sau khi thực hiện kiểm toán Công ty thực hiện xem xét tính liên tục của hoạt động của khách hàng, các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán và thực hiện soát xét các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. Nhằm đưa đến một kết quả là báo cáo tài chính chứa đựng rủi ro thấp nhất và đem lại sự hài lòng cho khách hàng từ chất lượng kiểm toán tốt nhất.
Đồng thời, sau mỗi cuộc kiểm toán công tác đánh giá chất lượng kiểm toán thông qua nhận định từ phía khách hàng, Ban giám đốc và của chính các kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toàn sẽ đảm bảo hơn nữa cho chất lượng dịch vụ cung cấp của ACA. Các mối quan hệ thường xuyên với khách hàng luôn được coi trọng thông qua nhiều hình thức như đa dạng hóa dịch vụ cung cấp, thảo luận…
Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính đã thiết lập và thực hiện quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đến giai đoạn kết thúc kiểm toán được thực hiện một cách đầy đủ tuân thủ chặt chẽ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế.
1.2/ Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.1/ Ưu điểm
Kiểm toán khoản mục tiền luôn được xác định là quy trình kiểm toán rất quan trọng trong quy trình thực hiện kiểm toán của Công ty. Kiểm toán khoản mục tiền đạt hiệu quả cao, Công ty đã thực hiện kiểm toán theo quy trình chuẩn và phát huy những ưu điểm của mình trong quá trình thực hiện.
Công ty xây dựng cho mình một quy trình kiểm toán thống nhất và chuẩn mục theo tiêu chuẩn quốc tế. Với mỗi cuộc kiểm toán cụ thể, chương trình vốn bằng tiền sẽ được xây dựng trên cơ sở chương trình kiểm toán chuẩn này và có những điều chỉnh phù hợp với những đặc thù quản lý, kinh tế của khách hàng. Điều đó đảm bảo quản lý chất lượng kiểm toán thống nhất và phù hợp nhất cho mọi khách hàng.
Kiểm toán khoản mục tiền được thực hiện một cách nhịp nhàng và có mối quan hệ đối chiếu, liên kết chặt chẽ với các phần hàng kiểm toán khác. Giúp cho cuộc kiểm toán thực hiện theo đúng tiến độ và tăng hiệu quả cho kiểm toán tứng quy trình.
Thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hang đối với khoản mục tiền và vận dụng thích hợp thông tin đố xây dựng và thực hiện vận dụng các trắc nghiệp kiểm toán phù hợp. Tiết kiệm chi phí kiểm toán và đạt tới thu thập bằng chứng kiểm toán có giá trị và đầy đủ.
1.2.2/ Những hạn chế còn tồn tại
Tuy nhiên, tron quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền Công ty còn có một số tồn tại cần khắc phục nhằm hoàn thiện năng cao chất lượng chung của dịch vụ kiểm toán được cung cấp.
Trong việc gửi thư xác nhận với ngân hàng: Khi khách hàng đã có bảng xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng rồi thì đối với khách hàng có số dư tài khoản tiền gửi không nhiều và không phức tạp thì kiểm toán viên không thực hiện gửi thư xác nhận nữa. Nên thu được bằng chứng kiểm toán có giá trị không cao do từ nguồn của khách hàng vad dể dẫn tới khả năng những chứng nhận là bị làm giả, có thông đồng giữa ngân hàng và khách hàng …vv
Trong sử dụng thủ tục phân tích: trong quy trình kiểm toán khoản mục tiền Công ty có sử thủ tục phân tích như là một thủ tục có hiệu quả trong việc đánh giá khái quát tình hình hoạt động của khách hàng về các số dư tiền, nhận định các dấu hiệu bất thường để thực hiện các trắc nghiệm kiểm toán hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng quy trình phân tích chỉ mới dừng lại ở phân tích ngang (phân tích xu hường) chứ chưa tiến hành phân tích tỉ xuất. Nên hiệu quả không phát huy hết hiệu quả của thủ tục phân tích trong quy trình.
Trong đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ : Trong lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tìm hiểu thông tin về khách hàng, rủi rỏ kiểm toán và đi đến xây dựng kế hoạch,chương trình kiểm toán phù hợp. Nhưng trong quy trình kiểm toán của mình, Công ty mới chỉ đưa ra cách thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát là phỏng vấn và quan sát khách hàng. Đồng thời, tài liêu quả quá trình đánh giá mới chỉ được thể hiện theo dạng bảng tường thuật chứ chưa được thể hiện qua sơ đồ hay các bảng câu hỏi.
Trong sử dụng phương pháp chọn mẫu: theo quy trình kiểm toán khoản mục tiền, kiểm toán viên thực hiện chọn mẫu phi thống kê với các nghiệp vụ kinh tế để thực hiện kiểm tra chi tiết. Phương pháp chọn mẫu phi thống kê dựa trên xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên, những nghiệp vụ được chọn thông thường là các nghiệp vụ mà kiểm toán viên cho rằng số phát sinh là trọng yếu, không thường xuyên, dễ có sai sót. Việc không kết hợp sử dụng chọn mẫu thông kê vào kiểm toán đối với khoản mục tiền sẽ có thể làm tăng rủi ro kiểm toán do chọn mẫu.
II / Một vài ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
2.1/ Thực hiện các phân tích tỉ suất trong thủ tục phân tích
Trong giai đoạn nào của cuộc kiểm toán thì thủ tục phân tích cũng cần phải thực hiện vì nó có vai trò rất qua trọng cho ta một cái nhìn toàn cục, khái quát, sự hợp lý chung của thông tin tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền do ACA thực hiện thủ tục phân tích chỉ thực hiện phân tích ngang hay còn gọi là phân tích xu hướng.
Kiểm toán viên sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính của các năm trước so sánh với năm nay nhằm đưa ra số tăng hay giảm tương đối và tuyệt đối của các loại tiền. Từ đó, tìm thấy những dấu hiệu bất thường trong thu chi của khách hàng.
Như vậy, trong việc thực hiện thủ tục phân tích của công ty còn thiết sót. Tuy đã được thực hiện nhưng không phát huy được tối đa hiệu quả. Công ty cần chú trọng và thực hiện đồng bộ:
- Phân tích xu hướng: Mở rộng so sánh định mức giừ tiền mặt tại quỹ với số dư tồn quỹ cuối năm, so sánh tỉ lệ tương qua giữa số thu, chi tiền với các khoản mục khác như doanh thu và chi phí…
-Phân tích tỷ suất: Trọng tâm là các tỷ suất thanh toán của doanh nghiệp như tỷ suất thanh toán nhanh, tỷ suất thanh toán tức thời,… cho ta cái nhìn rõ hơn về tình hình tài chính khả năng thanh toán, hoạt động liên tục và hiệu quả sử dụng tài sản của khách hàng.
2.2/ Thực hiện gửi thư xác nhận với số dư tiền gửi
Bằng chứng kiểm toán thu được từ bên thứ ba luôn luôn có tính độc lập và tin cậy hơn bằng chứng kiểm toán do doanh nghiệp cung cập. Trong quy trình kiểm toán khoản mục tiền gửi ngân hàng tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính ACAGroup thực hiện vai trò của thủ tục gửi thư xác nhận tới các Ngân hàng có số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng cũng được coi trọng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nếu khách hàng kiểm toán có số dư tiền gửi ngân hàng không lớn và các nghiệp vụ ngân hàng không phát sinh thường xuyên thì nếu khách hàng đã thực hiện và có giấy xác nhận số dư tiền gửi rồi thì kiểm toán viên thực hiện phần hành đó sẽ không thực hiện gửi thưc xác nhận nữa mà sử dụng bằng chứng kiểm toán do khách hàng cung cấp. Không gửi thư xác nhận như vậy sẽ giảm được chi phí kiểm toán về mức thấp nhưng đã làm tăng khả năng gian lận và sai sót trong các nghiệp vụ ngân hàng do có thể có khă năng khách hàng làm giả giấy xác nhận, có sự thông đồng…trong khi nếu việc gửi thư xác nhận độc lập với khách hàng kiểm toán viên có được những bằng chứng kiểm toán có giá trị hơn.
Vì vậy, việc gửi thư xác nhận cần được thực hiện rộng hơn nữa ngay cả khi khách hàng đã có bảng đối chiếu số dư tài khoản rồi.
2.3/ Vận dụng thích hợp phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán
Hiện nay công ty sử dụng nhiều phương pháp chọn mẫu đối tượng cần kiểm toán, đặc biệt có phương pháp chọn mẫu CMA theo chuẩn quốc tế. Phương pháp này cho phép chọn mẫu một cách đại diện, ngẫu nhiên đảm bảo tính khách quan.
Công thức Xác định cơ bản như sau:
J =MP/R N= POP./ J
Trong đó:
MP: Mức trọng yếu chi tiét
R : Chỉ số về độ tin cậy
J : Bước chọn mẫu
N : Số mẫu cần kiểm tra.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán viên thường vận dụng phương pháp chon mẫu phi thống kê. kiểm toán viên dựa trên xét đoán nghề nghiệp của mình chọn ra những nghiệp vụ thu, chi tiền để kiểm tra chi tiêt và căn cứ thường được vận dụng là các nghiệp vụ có số phát sinh lớn và bất thường. Việc thực hiện như vậy giúp kiểm toán viên tiết kiệm được chi phí kiểm toán và thời gian thực hiện nhưng rủi ro chọn mẫu có thể phát sinh nếu trong những trường hợp phải sử dụng phương pháp chọn mẫu CMA nhưng không được thực hiện.
Như vậy, trong các trường hợp chọn mẫu cho tổng thể Công ty nên vận dụng phương pháp chọn mẫu thống kê (chọn mẫu CMA) để đảm báo tính ngẫu nhiên và khách quan. Đồng thời, xem xét trên qua điểm hiệu quả và chi phí để trong những trường hợp có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu phi thống kê (theo xét đoán).
2.4/ Lập sơ đồ và bảng câu hỏi trong đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Trong lập kế hoạch kiểm toán kiểm toán viên tuân thủ theo yêu cầu của chuẩn mục kiểm toán, thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ để có thông tin đầy đủ hơn về khách hàng, rủi ro kiểm toán, khoanh vùng dễ có sai phạm… Từ đó, xây dựng chương trình kiểm toán thích hợp nhất.
Trong quá trình thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, kiểm toán viên thực hiện thông qua các cơ sở sau:
Kinh nhiệm của kiểm toán viên về khách hàng: trong trường hợp khách hàng là khách hàng truyền thống kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán cho khách hàng trong các năm tài chính trước có thể vận dụng những hiểu biết đã có về khách hàng là nguồn thông tin tốt về khách hàng.
Thẩm vấn nhân viên của khách hàng: thẩm vấn trực tiếp nhân viên thực hiện kiểm soát nội bộ, các bộ phận liên quan sẽ cho ta những thông tin trực tiếp về thiết kế và sự tuân thủ trong quá trình thực hiện.
Thể thực và chế độ kiểm soát của tông ty: qua các bảng điều lệ hoạt động, sơ đồ tổ chức, những quy chế kiểm soát… do khách hàng cung cấp cũng cho ta bằng chứng có giá trị về hệ thống kiểm soát của khách hàng.
Kiểm tra, soát xét các chứng từ và sổ sách kế toán: các thủ tục kiểm soát thường để lại dấu vết trên chứng từ và phản ánh trên sổ sách kế toán. Kiểm sát, soát xét chúng kiểm toán viên có thông tin về việc tuân thủ các quy chế kiểm soát của khách hàng.
Quan sát quá trình thực hiện: ngoài các biện pháp trên để có được thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán viên còn thực hiện trực tiếp quan sát quá trình thực hiện kiểm tra, kiểm soát, quá trình ghi sổ kế toán của khách hàng.
Những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ thu thập được phải được trình bày trên các tài liệu rõ ràng. Có ba dạng tài liệu có thể vận dụng, mỗi dạng có những ưu điểm và nhiều nhược điểm riêng trong quá trình thực hiện phải vận dụng kết hợp linh hoạt các hình thực để có kết quả cao nhất.
Bảng mô tả tường thuật: là bảng mô tả bằng văn bản về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Nó rất dễ được lập ra trong thời gian không lâu nhưng lại có nhược điểm là không có tính khái quát cao và rất khó thực hiện tại các công y lớn, hệ thống kiểm soát nội bộ được tổ chức phức tạp.
Sơ đồ kiểm soát nội bộ: Trình bày các thông tin về sự hoạt động, tổ chức qua các ký hiệu và biểu đồ. Phương pháp cho ta cái nhìn tổng thể về hệ thống kiểm soát nhưng thường không đi vào chi tiết như bảng tường thuật.
Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ: là bảng một loạt các câu hỏi về quá trình kiểm soát trong các lĩnh vực kiểm toán. Bảng câu hỏi rất dễ dạng được lập theo những mẫu có sẵn và cung cấp thông tin một cách khá đầy đủ về hệ thống kiểm soát. Bảng câu hỏi không cho ta được cái nhìn thật khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Kết luận
Kiểm toán nói chung và kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng ra đời ở nước ta chưa lâu, mười bảy năm phát triển và trưởng thành chứng kiến những đóng góp thần kỳ của kiểm toán đối với sự phát triển kinh tế, sự trong sạch và vững mạnh nền tài chính nước nhà. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy các công ty kiểm toán trong nước phải không ngừng năng cao khả năng cạnh tranh mà trọng tâm là chất lượng dịch vụ cung cấp phải có thương hiệu và phẩm chất quốc tế.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính, em đã thu thập được rất nhiều thông tin bổ ích về hoạt động của các công ty kiểm toán về tổ chức quản lý nhân sự, tổ chức thực hiện kiểm toán… Trong đó, em có đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền, khoản mục trọng yếu và có ý nghĩa rất qua trọng trong mỗi cuộc kiểm toán. Vì thế em đã chọn quy trình kiểm toán khoản mục tiền làm nội dung chính của báo cáo thực tập của mình với hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé giúp hoàn thiện hơn nữa quá trình thực hiện kiểm toán tại Công ty.
Do bản thân năng lực còn hạn chế và thời gian thực tập nghiên cứu chưa dài chuyên đề thực tập sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định em rất mong nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn của các thầy cô và anh chị trong Công ty.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tời THs. Phan Trung Kiên và các anh chị trong Công ty đã hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình giúp em hoàn thành báo cáo thực tập của mình.
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn Cường
Phụ lục
Member of Kreston International
Khách hàng: Công ty VTCX Người lập: TTG Ngày: 13/01/2007
Kì kế toán: 31/12/2006 Người soát xét: TVD Ngày: 15/01/2007
Kế hoạch kiểm toán tổng thể
-Khách hàng: Thường xuyên
-Trụ sở: Số XX Đức Giang Long Biên - Hà Nội - Việt Nam.
-Mã số thuế: 0100xxxxxx- x
-Điện thoại: xx.xxxxxxx
- Giấy phép hoạt động:
+ Giấy phép đầu tư số 1125/GP ngày 30/4/1988
+ Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 1125/ GPDC Ngày 10/9/2005.
- Lĩch vực hoạt động: Vận tải xăng dầu.
- Địa bàn hoạt động: Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
- Vốn pháp định: 13.000.000.000 VND.
- Các bên liên doanh:
+ Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam 6.700.000.000 VND tương đương 51.5%.
+ Công ty Bảo Hiểm Dầu Khí 1.200.000.000 VND chiếm 9.2%
+ Góp vốn khác : 5.100.000.000 VND chiếm 39.3%
- Hội đồng quản trị :
+ Ông : Trần Anh T _ Chủ tịch hội đồng quản trị.
+ Ông: Lê Trân H
+ Ông Nguyễn Chấn C
-Ban giám đốc:
+ Ông: Nguyễn Chấn C _Tổng giám đốc.
+ Bà: Đỗ Thanh T _ Phó Tổng Giám Đốc.
+ Ông: Phạm Xuân Q
Kế toán trưởng: Phan Trung K
- Ban giám đốc:
1 Thông tin chung về khách hàng
- Tóm tắt các quy chế kiểm soát nội bộ:
+ Kiểm kê tiền mặt: Hàng quý và có định mức.
+ Kiểm kê tài sản cố định: 6 tháng.
+ Kiểm kê hàng hóa: Hàng tháng.
+ Kiểm soát chứng từ thu, chi tiền mặt và chững từ kế toán:
- Năng lực quản lý của Ban giám đốc: Ông: Nguyễn Chấn C _Tổng giám đốc có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh, là người có năng lực lãng đạo và có uy tín trong ngành xăng dầu do trước đó có trên 10 năm là trưởng phòng kinh doanh của Tổng Công ty Xăng dầu Miền bắc.
- Môi trường và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng: Do là Công ty vận tải và thương mại trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, Công ty có thế mạnh (Độc quyền) trong việc nhận được các hợp đồng vận tải. Thị phần được đảm bảo và ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ.
- Đặc điểm hoạt động kinh doanh và thực trạng:
+ Rủi ro kinh doanh: Ơ mức rất thất.
+ Các điều kiện bất lợi : Không.
+ Quy mô mạng bán hàng: Vẫn duy trì ít biến động.
+ Nhà cung cấp: Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam.
- Thời gian thực hiện: 28/2/2007 đến 8/3/2007.
- Địa điểm thực hiện kiểm toán: Tại Phòng Kế toán của Công ty VCTX
- Yếu cầu Báo cáo kiểm toán: Lập bằng tiềng Anh và tiếng Việt.
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng: Trung bính.
- Đánh giá rủi ro kiểm soát: Trung bính.
- Đánh giá chung: Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động không hiệu quả cao. Nhiều bước kiểm soát tốt đã được thiết kế tốt nhưng trong thực hiện lại bị giảm thiểu. Cần tăng cường số lượng kiểm tra chi tiết.
2 Hợp đồng kiểm toán
3 Đánh giá rủi ro
6 Nhân lực
5 Hệ thống kiểm soát nội
Khả năng có những sai phạm trọng yếu: ít
Cần chú trọng: .
Kiểm tra toàn bộ với: tài sản cố định, hàng hóa ( Xăng, dầu).
Kiểm tra chọn mẫu với: Chi phí, tiền, doanh thu.
Kiểm tra các khoản mục chủ yếu : phải thu, phải trả.
Giám đốc phụ trách: A. L
Trưởng nhóm kiểm toán: HDH
Kiểm toán viên: LNT
Trợ lý kiểm toán 1 : NVC.
Trợ lý kiểm toán 2 : NND.
Trợ lý kiểm toán 3 : TTT.
Trợ lý kiểm toán 4 : DVG.
- Kiểm kê hàng hóa: Công ty tiến hành kiểm kê và lập báo cáo kiểm kê với sự giúp đỡ của Phong kế toán và Phòng vật tư của khách hàng.
- Thời gian lập báo cáo kiểm toán: 23/3/2007
4 Xác định mức trọng yếu ( Có bảng đính kèm).
Phụ lục 2: Chương trình kiểm toán khoản mục tiền
Tên khách hàng
Niên độ kế toán
Nhóm trưởng:…………………….…….Ngày:……………………
Giám đốc (Phó giám đốc):……………..Ngày:……………………
I. Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị:
Biên bản kiểm kê cuối kỳ.
(Trong trường hợp không có kiểm toán viên chứng kiến việc kiểm kê tại thời điểm kiểm kê thì cần thiết phải phối hợp với khách hàng tổ chức kiểm kê tại thời điểm kiểm toán và cộng trừ lùi để xác định lại số dư thực tế cuối kỳ).
Văn bản có liên quan đến việc giải quyết khoản chênh lệch (nếu có chênh lệch khi kiểm kê).
Bảng xác nhận số dư của các tài khoản tại ngân hàng.
Sổ phụ ngân hàng.
Sổ cái.
Sổ quỹ.
Sổ chi tiết tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan.
II. Mục tiêu kiểm toán
Hiện hữu, đầy đủ,
Chính xác:
Số dư vốn bằng tiền phản ánh tất cả các khoản tiền có trong quỹ, tại ngân hàng, đang chuyển có thực và được ghi chép đúng và đầy đủ.
Sở hữu:
Tất cả các khoản hiện có thuộc sở hữu của Công ty.
-Đánh giá:
Số dư vốn bằng tiền phản ánh trên bảng cân đối được đánh giá đúng đắn.
-Trình bày và công bố:
Số dư vốn bằng tiền phải được trình bày, phân loại và công bố đầy đủ…
Biểu số 17: Chương trình kiểm toán khoản mục tiền
III. Thủ tục kiểm toán:
Trình tự kiểm toán
Tham chiếu
Ngoại lệ
Chữ ký, nt
Có
Không
Đã
làm rõ
A. Thủ tục phân tích
Sự biến động chỉ tiêu TM, TGNH
Tìm hiểu hệ thống thanh toán của đơn vị chủ yếu qua ngân hàng hay bằng tiền mặt.
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ về phần vốn bằng tiền của đơn vị xem có đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc phân nhiệm.
+ Bất kiêm nhiệm.
+ Phê chuẩn, phân cấp quản lý với tiền mặt.
B. Thủ tục kiểm tra chi tiết:
I. Tiền mặt:
Đối chiếu giữa Biên bản kiểm kê với sổ quỹ, sổ chi tiết và sổ cái để đảm bảo số dư đã được trình bày trên Bảng cân đối kế toán là hợp lý.
Đọc lướt qua sổ quỹ để phát hiện những nghiệp vụ bất thường và tiến hành kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc để đảm bảo việc trình bày là đúng và phù hợp.
a. Chọn – tháng bất kỳ và mỗi tháng chọn – nghiệp vụ trên sổ cái (hoặc sổ chi tiết) để đối chiếu sự khớp giữa sổ sách kế toán và chứng từ gốc về nội dung, ngày tháng, số tiền. Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền của khách hàng.
Trình tự kiểm toán
Tham chiếu
Ngoại lệ
Chữ ký
Có
Không
Đã làm rõ
+ Nếu kết quả tốt : Chấp nhận.
+ Nếu kết quả xấu : Mở rộng phạm vi thử nghiệm chi tiết.
b. Chọn – tháng bất kỳ và mỗi tháng chọn – chứng từ để đảm bảo việc ghi sổ (sổ quỹ, sổ chi tiết và sổ cái) là phù hợp.
Chọn nghiệp vụ trước ngày kết thúc niên độ, nghiệp vụ sau ngày kết thúc niên độ để kiểm tra thủ tục cut-off của khách hàng là đúng đắn và phù hợp.
II. Tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển
Xem xét có tài khoản nào được xác nhận mà đã hết số dư từ năm trước không. Bất kỳ tài khoản nào cũng đều phải được xác nhận.
Lập bảng đối chiếu số dư ngân hàng
Kiểm tra cộng dồn. Xem xét các khoản bất thường (có giá trị lớn).
Đối chiếu số dư trên sổ chi tiết với sổ cái và sổ phụ ngân hàng vào ngày cuối năm.
Kiểm tra bảng đối chiếu của 2 tháng bất kỳ đối với từng tài khoản để xem xét các khoản bất thường và xác định lại thời gian, tính chính xác. Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền.
Thu thập thư xác nhận của ngân hàng và kiểm tra ghi nhận trong sổ sách kế toán
+ Giải thích các khoản chênh lệch nếu có tại thời điểm khoá sổ.
+ Kiểm tra lại tất cả các khoản tiền gửi chưa được ghi vào ngày cuối kỳ với sổ phụ ngân hàng sau ngày khoá sổ.
Trình tự kiểm toán
Tham chiếu
Ngoại lệ
Chữ ký, ngày tháng
Có/
Không
Đã làm rõ
Xem xét khoản tiền đang chuyển được liệt kê phản ánh trong “Tiền đang chuyển” là hợp lý (xem xét khoản tiền có giá trị lớn).
Đối chiếu với sổ TGNH, phiếu chuyển tiền ngân hàng về ngày, số tiền, diễn giải.
Đối chiếu với sổ phụ ngân hàng cuối năm, cut-off về ngày, số tiền, diễn giải. Ghi chú các khoản tiền gửi được ngân hàng phản ánh sau ngày cuối năm.
Xem xét các khoản tiền gửi được ngân hàng ghi chép trong khoảng thời gian hợp lý (1-2 ngày sau ngày đơn vị ghi sổ).
Xem xét Báo cáo Tài chính năm trước và giấy tờ làm việc năm nay để thấy được các dữ liệu đối chiêú đã có trong hồ sơ.
C. Các thủ tục bổ sung (nếu có)
+ Xem xét các khoản số dư ngoại tệ đã được đánh giá theo đúng tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố (hoặc tỷ giá liên ngân hàng) tại thời điểm kết thúc niên độ.
+ Các thủ tục khác (nếu có).
IV. Kết luận và kiến nghị
A. Kết luận về mục tiêu kiểm toán
B. Kiến nghị
C. Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong những đợt kiểm toán sau:
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Kiểm toán - Nhà xuất bản Thống kê, 1996
Alvin A.Arens - James K.Loebbecke.
2. Kế toán tài chính - Nhà xuất bản tài chính, 2006
PGS.TS Nguyễn Văn Công
3. Lý thuyết kiểm toán - Nhà xuất bản Tài chính, 2006
GS.PTS Nguyễn Quang Quynh.
4. Kiểm toán tài chính – NXB ĐH KTQD, 2006
GS.TS Nguyễn Quang Quynh – TS Ngô Trí tuệ
5. Kiểm toán - Nhà xuất bản Tài chính
PGS.PTS Vương Đình Huệ - PTS Đoàn Xuân Tiên.
6. Kiểm toán - Nhà xuất bản Tài chính, 2003
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Tài liệu đào tạo nội bộ ACAGroup
Danh mục sơ đồ biểu bảng
Biểu số 1: Hạch toán tiền mặt VND
Biểu số 2 : Hạch toán khoản mục tiền ngoại tệ theo tỉ giá hạch toán
Biểu số 3: Hạch toán Tiền đang chuyển
Biểu số 4 : Khoản mục tiền và các chu trình khác.
Biểu số 5 : Mục tiêu kiểm toán chung của khoản mục tiền .
Biểu số 6 : Chu trình kiểm toán báo cáo tài chính
Biểu số 7 : Tổng hợp các thủ tục kiểm soát nghiệp vụ tiền mặt.
Biếu số 8 : Các thủ tục kiểm soát nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng
Biểu số 9: Các thành viên Ban giám đốc Công ty
Biểu số 10 : Danh sách một số khách hàng lớn của Công ty ngần đây
Biểu số11: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty :
Biểu số 12: Bảng kết quả doanh thu của Công ty.
Biểu số 13: Quy trình thực hiện kiểm toán tài ACAGroup
Biểu số 14: Kế hoạch kiểm toán tổng thể
Biểu số 15: Tính và phân bổ mức trọng yếu
Biểu số 16: Chương trình kiểm toán khoản mục tiền:
Biểu số 17: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Biểu số 18: Tổng hợp khoản mục tiền đang chuyển
Biểu sô 19: Tổng hợp tiền gửi
Biểu số 20: Tổng hợp tiền mặt
Biểu số 21: Phân tích khoản mục tiền
Biểu số 22: Kiểm tra tính đúng đắn của các nghiệp vụ tiền mặt
Biểu số 23: Kiểm tra tính đúng đắn của các nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng.
Biểu số 24: Kiểm tra tính đúng kỳ của khoản mục tiền mặt
Biểu số 25: Kiểm tra tính đúng kỳ của khoản mục tiền gửi
Phụ lục 1 : Kế hoạch kiểm toán Công ty VTCX
Phụ lục 2: Chương trình kiểm toán khoản mục tiền
Nhận xét của đơn vị thực tập
Hà Nội, ngày 7/5/2007
Trưởng đơn vị
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32156.doc