Lạm phát và tác động của nó tới tăng trưởng kinh tế là vấn đề rất lớn và rất quan trọng trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô của đất nước, nên rất cần được xem xét, nghiên cứu một cách thật đầy đủ và sâu sắc.
Bài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về lạm phát và tăng trưởng ở Việt Nam, phân tích diễn biến và những nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 đến nay, đồng thời tập trung phân tích thực tiễn điều hành chính sách vĩ mô nhằm kiềm chế lạm phát của nước ta và đưa ra được những hàm ý điều chỉnh trong thời gian tới. Với sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Văn Công, tôi đã hoàn thành bài chuyên đề với những nội dung cụ thể đạt được là:
42 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lạm phát ở Việt Nam: Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác động vào chi phí ngoài lương nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả như: xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu và kỷ luật lao động nhằm tôn trọng định mức đó, hợp lý hóa nguồn khai thác, vận chuyển và sử dụng nguyên liệu; hạn chế tối đa các chi phí trung gian làm tăng giá nguyên liệu. Trong trường hợp sử dụng nguyên liệu nhập ngoại, cần quan tâm tới những ảnh hưởng bên ngoài đến giá xuất khẩu và có xu hướng tìm nguyên liệu thay thế nếu giá tăng quá cao, sự giúp sức của chính sách tỷ giá cũng như thuế nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm giá nội địa nguyên liệu nhập. Ngoài ra, các chi phí dây chuyền công nghệ bất hợp lý cũng phải được xem xét và giảm thiểu tối đa.
Bên cạnh đó là các giải pháp tình thế và tác động tức thời đến cân đối tiền hàng như nhập khẩu hàng hóa, nhất là các hàng hóa đang khan hiếm, góp phần làm giảm áp lực đối với giá cả. Tuy nhiên giải pháp này chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng: làm cạn kiệt nguồn dự trữ quốc tế, tạo thói quen dùng hàng ngoại và đặc biệt làm giảm sức sản xuất trong nước.
Tăng khả năng sản xuất trong nước được coi là giải pháp chiến lược cơ bản nhất, tạo cơ sở ổn định tiền tệ một cách vững chắc. Thực chất đây là giải pháp nhằm tăng mức sản lượng tiềm năng của xã hội. Đây là chiến lược dài hạn tập trung vào việc khai thác triệt để năng lực sản xuất của xã hội, nâng cao trình độ của lực lượng lao động, đổi mới thiết bị hiện đại hóa dây chuyền sản xuất và quan trọng nhất là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, khuyến khích cạnh tranh và hiệu quả.
II. Tăng trưởng
1. Khái niệm và đo lường
Khái niệm
Theo nghĩa chung nhất, tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng lên hay gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Hay nói một cách cụ thể hơn, tăng trưởng kinh tế là sự tăng thu nhập quốc dân và quốc dân đầu người.
Đo lường
Tăng trưởng kinh tế được xác định bằng cách so sánh quy mô sản lượng giữa các thời kỳ.
Tốc độ tăng trưởng (gt):
gt = (Yt –Yt-1)/Yt-1 x 100%
Trong đó: gt là tốc độ tăng trưởng thời kỳ t
Y là GDP thực tế của thời kỳ t.
Thực chất, Y chính là tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) hay tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Như chúng ta đã biết GDP là thước đo được chấp nhận rộng rãi về mức sản lượng của một nền kinh tế. Tất nhiên ở đây chúng ta nói đến GDP thực tế chứ không phải GDP danh nghĩa, tức là đã có sự loại bỏ sự biến động của giá cả theo thời gian ( tỷ lệ lạm phát).
Thước đo trên có thể gây nhầm lẫn nếu như dân số tăng rất nhanh trong khi GDP thực tế lại tăng trưởng chậm. Một định nghĩa khác có thể thích hợp hơn về tăng trưởng kinh tế tính theo mức sản lượng bình quân đầu người được tính bằng tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong năm chia cho dân số. Chính vì vậy chỉ tiêu ý nghĩa hơn về tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi của GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ nghiên cứu so với thời kỳ trước- thông thường tính cho một năm.
gtpc = (yt- yt-1)/yt-1 x 100%
Trong đó: gtpc là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thời kỳ t
y là GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ t.
Có thể nói, tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về sức sản xuất của nền kinh tế. Càng ngày thì tăng trưởng kinh tế càng được gắn với yêu cầu tính bền vững hay yêu cầu việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Tức là tăng trưởng không những phải nhanh mà phải đảm bảo liên tục, quy mô hiệu quả và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người cao. Hơn thế nữa quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý.
2. Các nhân tố ảnh hưởng
- Lao động (L): Là một yếu tố đầu vào của sản xuất. Trước đây chúng ta chỉ quan niệm lao động là sự tăng trưởng về số lượng của nguồn lao động xuất hiện do tăng dân số hay tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến chất lượng của lao động gọi là vốn nhân lực (trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động), đó là các lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành máy móc thiết bị phức tạp và có sáng kiến, phương pháp mới trong hoạt động kinh tế.
- Tư bản (K): Là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Vốn sản xuất đứng trên góc độ vĩ mô có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được đặt ra ở khía cạnh vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền (giá trị), nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế. Nên đầu tư vào tư bản hiện vật như xây dựng nhà máy mới, mua sắm máy móc thiết bị mới cũng như các phương tiện vận tải và viễn thông mới sẽ thúc đẩy tăng trưởng đạt hiệu quả cao.
- Công nghệ kỹ thuật (T): Là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng trong điều kiện hiện đại. Yếu tố này cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng: thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật; thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ chung của sản xuất. Yếu tố công nghệ được hiểu theo nghĩa toàn vẹn như thế đã được K.Marx xem như là “chiếc đũa thần tăng thêm sự giàu có của cải xã hội”. Còn Solow thì cho rằng “tất cả các tăng trưởng bình quân đầu người trong dài hạn đều thu được nhờ tiến bộ kỹ thuật”, Kuznets và Samuelson đều khẳng định: công nghệ kỹ thuật là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tăng trưởng kinh tế bền vững”. Vì vậy luôn luôn phải đổi mới công nghệ tạo ra những sản phẩm mới, các phương pháp sản xuất mới, và hình thức tổ chức kinh doanh mới; và đầu tư vào tư bản con người thông qua đào tạo hay tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn công tác.
Tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế
Giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát thường có mối quan hệ nhất định. Tuy nhiên mức độ gắn kết như thế nào vẫn là vấn đề tranh cãi.
Các nhà kinh tế theo trường phái cơ cấu lập luận cho rằng lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ tỉ lệ thuận, nếu có tăng trưởng kinh tế tất có lạm phát. Với lý luận này, ở một số nước đang phát triển, lạm phát được coi là yếu tố tích cực để đảy mạnh tăng trưởng kinh tế. Bởi lẽ lạm phát sẽ làm tăng tiết kiệm và đầu tư do chuyển thu nhập từ những người làm công ăn lương sang các chủ doanh nghiệp. Và nếu giá tăng nhanh sẽ có xu hướng làm tăng khoản tiết kiệm từ lợi nhuận cao hơn tăng khoản tiết kiệm từ lương. Mức đầu tư và tiết kiệm thực tế sẽ tăng lên, kết quả là đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Lạm phát cũng có thể làm phân phối lại thu nhập từ khu vực tư nhân sang khu vực nhà nước, thậm chí nếu dự báo và điều chỉnh một cách hoàn toàn được lạm phát thì lạm phát giống tăng thuế đối với khu vực tư nhân để tăng thu nhập cho khu vực nhà nước, và tăng nguồn cho đầu tư thực tế. Kết quả là làm tăng tổng đầu tư và cuối cùng là tăng trưởng kinh tế được tăng lên.
Tuy nhiên, lập luận trên không tránh bị phản đối. Một số nhà kinh tế cho rằng lạm phát làm mức lãi suất thực tế giảm, tạo ra mất cân bằng ở thị trường vốn. Điều này làm cho cung nguồn vốn đầu tư giảm, và kết quả là đầu tư tư nhân bị hạn chế do cung nguồn vay bị giới hạn, nguồn lực từ khu vực tư nhân chuyển sang khu vực nhà nước, từ đó đầu tư nhà nước có thể đẩy đầu tư tư nhân ra ngoài. Do đó, lạm phát đưa đến giảm lãi suất thực dương và mất cân bằng thị trường vốn, kết quả là đầu tư và tăng trưởng kinh tế giảm. Nếu lạm phát cao và luôn luôn biến đổi thì đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh sẽ dồn sang đầu tư thu lợi nhuận nhanh và giảm đầu tư dài hạn, do đó chất lượng đầu tư bị giảm sút. Hơn nữa lạm phát cao thì vốn trong nước dư thừa và vốn ngoài nước sẽ khan hiếm do nhiều nhà đầu tư không dám mạo hiểm đầu tư vào, bên cạnh đó tỉ giá hối đoái không phải là thả nổi mà hoàn toàn theo cơ chế thị trường, nên nhập khẩu tăng lên và xuất khẩu giảm, cán cân thương mại bị thâm hụt trầm trọng, kết quả làm cho nền kinh tế khó khăn và tăng trưởng kinh tế giảm sút.
Theo quan điểm triết chung, một số nghiên cứu theo lối kinh nghiệm cho thấy, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát là phi tuyến tính( hình chữ U).
Nhiều mô hình kinh tế lượng đã được xây dựng để khảo sát phải chăng có tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng dài hạn và phải chăng mối quan hệ đó có dạng phi tuyến, tức là khi lạm phát ở mức thấp thì mối quan hệ này có thể là thuận chiều - lạm phát thấp đi kèm với tăng trưởng thấp, nhưng khi lạm phát vượt qua một ngưỡng nào đó mối quan hệ này trở thành ngược chiều - lạm phát cao sẽ có ảnh hưởng bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế.
Năm 1959, Tun Wai khi nghiên cứu số liệu của 31 nước đang phát triển trong giai đoạn 1938-54 dã phát hiện một mối quan hệ dương giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế đến một tỷ lệ lạm phát nhất định, sau đó tăng trưởng giảm rõ rệt. Tỷ lệ lạm phát cho phép tối đa hoá tốc độ tăng trưởng trong mô hình của ông là 12,8%.
Năm 1966, với số liệu của 48 nớc trong giai đoạn 1953-61, Dorrance đã tìm thấy một số sự kiện chứng tỏ lạm phát thấp và giảm phát đi kèm với tăng trưởng thấp và lạm phát vừa phải có thể có ảnh hưởng khuyến khích đến tăng trưởng. Khi lạm phát vượt quá một giới hạn nào đó lạm phát có xu hướng không có lợi cho phát triển và đặc biệt là lạm phát quá cao sẽ cản trở nghiêm trọng tăng trưởng kinh tế.
Thirlwall (1974) bằng mẫu số liệu của 15 nước Mỹ La tinh cho giai đoạn 1958-68 đã khẳng định tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ dương ở những mức lạm phát thấp. Khi lạm phát vượt quá 10% tăng trưởng kinh tế giảm. Ông kết luận rằng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có thể được biểu diễn bằng hình chữ U ngược và đưa ra một tỉ lệ lạm phát "tối ưu" là dưới 10%.
Fischer (1993) đã nghiên cứu vấn đề này với kết luận, khi lạm phát tăng ở mức độ thấp mối quan hệ này có thể không tồn tại , hoặc thậm trí mang tính đồng biến, và lạm phát ở mức cao mối quan hệ này là nghịch biến
Năm 1996, Sarel kiểm định về sự tồn tại của một ngưỡng mang tính cơ cấu về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. Ông đã phát hiện những bằng chứng thực nghiệm về mức ngưỡng của tỷ lệ lạm phát là 8% năm. Dưới tỷ lệ đó, lạm phát ảnh hưởng không đáng kể đến tăng trưởng, hoặc có thể ảnh hưởng dương nhẹ đến tăng trưởng. Với tỷ lệ lạm phát cao hơn 8%, ảnh hưởng này là ngược chiều và quan trọng. Theo ông, nếu bỏ qua thực tế quan trọng này chắc chắn chúng ta sẽ đưa ra những kết luận lệch lạc về ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế.
Một số các nhà Nghiên cứu sau này như Shan và Senhadji(2001), ngưỡng lạm phát cho các nước đang phát triển là 7- 11%, các nước công nghiệp khoảng 1-3%. Các tác giả đã sử dụng các kỹ thuật phân tích hiện đại nhất để kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. Công trình của các ông bao quát số liệu của 140 nước (trong đó có cả các nước đang phát triển và các nước đã công nghiệp hoá) trong giai đoạn 1960-98. Một lần nữa kết quả cho thấy có tồn tại một mức ngưỡng (threshold) mà dưới đó lạm phát và tăng trưởng có mối tương quan dương và trên đó lạm phát gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. Một phát hiện rất thú vị của các tác giả là mức ngưỡng đó khác nhau giữa các khối nước.
Gần đây nhất là nghiên cứu của tác giả Khan( 2005) đã tập trung nghiên cứu xác định mức lạm phát tối ưu . Kết quả Khan đã tìm ra mức lạm phát tối ưu đối với các nước vùng trung đông và trung Á là khoảng 3.2%.Và một số các nhà nghiên cứu khác đã cố gằng tìm ra đặc điểm đặc biệt về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Bằng các nghiên cứu khác nhau họ đã tìm ra một ngưỡng lạm phát, mà tại ngưỡng đó nếu lạm phát vượt ngưỡng sẽ có tác động tiêu cực (tác động ngược chiều) đến tăng trưởng. Vậy chúng ta thấy mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có thể biểu diễn bằng hình chữ “U” ngược.
Trong chiến lược phát triển của mình, hầu hết các nước trên thế giới đều theo đuổi hai mục tiêu có tầm quan trọng hàng đầu là tăng trưởng cao và lạm phát thấp, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, “khống chế” lẫn nhau.
Muốn tăng trưởng cao hơn thì phải tăng đầu tư, tăng chi ngân sách, hạ lãi suất cho vay, kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu … nhưng nếu làm như vậy thì lạm phát sẽ tăng. Đó là chưa kể các yếu tố tác động bên ngoài như giá nhập khẩu tăng làm tăng chi phí đầu vào; hay các yếu tố thiên tai, dịch bệnh như đại hạn, bão lụt, dịch cúm gia cầm… vừa làm tăng chi phí đầu vào, vừa làm giảm nguồn cung, tăng chi ngân sách…
Muốn lạm phát thấp, thì phải thắt chặt chi ngân sách, thắt chặt đầu tư, tiêu dùng, tăng lãi suất cho vay, tăng dự trữ bắt buộc, giảm thuế suất thuế nhập khẩu… nhưng như thế thì tăng trưởng kinh tế sẽ không cao. Chính vì mối quan hệ này, trong khi không thể cùng thực hiện cả hai mục tiêu, muốn ưu tiên mục tiêu nào, các chuyên gia đã dùng các cụm từ “hy sinh mục tiêu tăng trưởng cho mục tiêu kiềm chế lạm phát” hay “hy sinh mục tiêu kiềm chế lạm phát cho mục tiêu tăng trưởng” để nói về chính sách kinh tế - tài chính của một nước.
Sử dụng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, một số nước đã sử dụng lạm phát cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, đây là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng kém bền vững.
Hay còn nói đó là giải pháp tăng trưởng “ bong bóng”. Xu hướng các nước phát triển chọn giải pháp tăng trưởng kinh tế thực chất, đó là dựa trên cơ sở giá cả ổn định ở mức thấp. Căn cứ biện luận cho giải pháp này là: Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát ổn định thì tính dự báo được nâng cao. Điều đó giúp các nhà đầu tư có thể xây dựng được các phương án đầu tư hiệu quả. Đối với người tiêu dùng thì chi tiêu yên tâm, họ không phải lo cân nhắc các mặt hàng khác để thay thế do giá tăng. Tất cả điều đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực chất. Hiện nay các nước phát triển chọn mức lạm phát gần 2% là mức tối ưu cho tăng trưởng. Tuy nhiên cũng phải hiểu rằng, lạm phát ổn định chỉ là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế, còn điều kiện cần cho tăng trưởng phải là vấn đề của Chính phủ trong việc phát triển nguồn lực,vốn và công nghệ kỹ thuật.....
Chương 2: Thực trạng lạm phát và và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
I. Diễn biến lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam qua các thời kỳ
Giai đoạn từ 1986-1991
Bắt đầu từ thời kỳ nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã có những dấu hiệu khác biệt một cách nhanh chóng: vào những năm 1984 và 1985 tỷ lệ lạm phát ở mức 164.9% và 191.6%… thì năm 1986 đã tăng vọt tới mức cao nhất là 557% và sau đó có xu hướng giảm. Như vậy mức lạm phát cao và không ổn định, song vấn đề lạm phát chưa được thừa nhận trong các văn kiện chính thức. Vấn đề này chỉ được xử lý các khía cạnh “giá- lương- tiền”, mà chủ yếu bằng các giải pháp hành chính, như xem xét và điều chỉnh giá cả trong khu vực thị trường có tổ chức như năm 1987, và “bù vào giá lương” đổi tiền năm 1985… Đây là thời kỳ xuất hiện siêu lạm phát với ba chữ số kéo dài suốt ba năm 1986- 1988.
Sau năm 1988, mọi nỗ lực của chính phủ được tập trung vào kiềm chế, đẩy lùi lạm phát từ mức ba chữ số xuống còn một chữ số. Đây là kết quả của quá trình đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Trong khi lạm phát được kéo xuống thì kinh tế vẫn tăng trưởng cao và khá ổn định, bình quân hàng năm tăng 7- 8%.
Bảng 1: Lạm phát và tăng trưởng thời kỳ 1986- 1991
Đơn vị:%
Năm
1986
1987
1988
1989
1990
1991
Tăng trưởng
3.4
3.9
5.1
8.0
5.1
6.0
Lạm phát
557
301.3
410.9
34.8
67.2
67.4
Chúng ta có thể biểu diễn dưới dạng đồ thị như sau:
Đồ thị 3:
Đây là thời kỳ lạm phát quá cao và tăng trưởng thấp(chỉ đạt 4.7% )
Công cuộc chống lạm phát ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào những vấn đề: Nới lỏng cơ chế kiểm soát giá cả, phi tập trung hóa tiến trình ra các quyết định về kinh tế, thống nhất điều hành tỷ giá theo quan hệ cung cầu ngoại tệ, khuyến khích xuất khẩu đồng thời thi hành một chính sách lãi suất thực dương, kết hợp thắt chặt đúng mức việc cung ứng tiền. Các giải pháp lúc đầu được tiếp nối với sử dụng từng bước có hiệu quả các công cụ tài chính đã nhanh chóng đem lại nhiều thành quả đáng khích lệ trong điều kiện kiểm soát được lạm phát. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1986- 1988, việc thực hiện chính sách lãi suất thực dương, điều hành phù hợp sự biến động của chỉ số giá đã làm khôi phục niềm tin người dân với đồng nội tệ, hấp dẫn người dân gửi tiền vào ngân hàng, giảm áp lực cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước của hệ thống ngân hàng, từ đó đã chặn đứng mức siêu lạm phát.
- Năm 1988, Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách cung ứng tiền tệ và phối hợp chính sách tài khóa cùng các chính sách kinh tế vĩ mô khác: Ban hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới: tăng số lần tính dự trữ bắt buộc hàng tháng, loại bỏ dần tín phiếu kho bạc vào một thời kỳ không kỳ hạn chung. Điều này cho phép điều chỉnh linh hoạt hơn dự trữ các ngân hàng thương mại tại ngân hàng nhà nước, khống chế lãi suất thị trường và khối lượng tín dụng.
- Đến năm 1989, chính sách tài khóa thắt chặt đã góp phần kiềm chế lạm phát. Cải cách thuế bước một năm 1990 nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách đáp ứng được yêu cầu chi ngân sách, mặt khác tạo cơ sở bình đẳng cho các doanh nghiệp phát triển, khuyến khích sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lành mạnh hóa hoạt động ngân sách, đóng góp tích cực vào quá trình chống lạm phát.
Giai đoạn 1992- 1998
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1992-1995 là 8.2% và có khả năng tiếp tục tăng mạnh khi năm 1995 đạt tỷ lệ tăng trưởng 9.5% đã khiến các nhà hoạch định chính sách nghĩ đến việc phải kiềm chế tốc độ tăng trưởng cao và đề ra những giải pháp cấp bách để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên từ năm 1996, cụ thể từ 1997, xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như mức lạm phát của Việt Nam đã liên tục giảm. Đáng lưu ý là đã có mầm mống xuất hiện hiện tượng giảm phát ở một vài tháng trong năm 1996,1997. Tuy nhiên xét về trung và dài hạn, tuy tốc độ tăng trưởng có giảm sút song nền kinh tế nước ta vẫn chủ yếu có tỷ lệ lạm phát với mức độ vừa phải , bình quân 6% /năm kể từ 1995- 1998.
Giai đoạn 1992-1998 lạm phát được giảm dần đi cùng với tăng trưởng cao(7.3%)
Bảng 2: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1992-1998
Đơn vị: %
Năm
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
GDP
8.65
8.07
8.5
9.56
9.34
8.80
5.80
Lạm phát
17.6
5.2
14.4
12.7
4.5
3.5
9.2
Năm 1996 là một thắng lợi với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao( 9.34%) và tỷ lệ lạm phát thấp( 4.5%), đây là một kết quả theo chiều nghịch: lạm phát giảm và tăng trưởng tăng ( thực ra thấp hơn năm trước). Nguyên nhân chủ yếu là việc thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ, giá lương thực giảm liên tục- bình quân cả năm chỉ tăng 0.2% thấp xa so với mức giá trung bình, giá cả thị trường thế giới biến động theo chiều hướng giảm đối với nhiều loại hàng cũng ảnh hưởng đến mặt bằng giá trong nước. Năm 1992 đã chấm dứt việc phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách và thay thế bằng ODA, viện trợ không hoàn lại và một số ít bằng vay dân cư trong nước thông qua phát hành trái phiếu kho bạc; chính sách tiền tệ thắt chặt đã làm cho tốc độ tăng tổng các phương tiện thanh toán( cung tiền M2) giảm nhanh chóng( từ 53.1% năm 1990 xuống còn 27.7% năm 1995); và chính sách lãi suất dương cũng có hiệu quả tốt.
Và trong năm 1997, công tác điều hành chống lạm phát đã được chuẩn bị chu đáo, chỉ đạo sát sao nên lạm phát đã giảm ở mức 3.5%, nhưng tốc độ tăng trưởng cũng có dấu hiệu thụt lùi còn 8.8%, mối quan hệ này không phản ánh một quy luật nào rõ nét. Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh mức lãi suất trần đối với tất cả các loại cho vay phù hợp với chỉ số lạm phát của năm trước và khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất kinh doanh; chính sách tài khóa thực hiện thuế VAT nhằm tránh tình trạng đánh thuế nhiều lần, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nhờ cơ chế khấu trừ thuế đầu vào và áp dụng thuế suất 0% cho xuất khẩu.
Đầu năm 1997, tình hình Quốc tế và thị trường thế giới không có những biến động và đột biến lớn, xu thế hợp tác trong khu vực và toàn cầu tăng lên cũng tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Nhưng giữa năm 1997, tình hình thế giới và khu vực đã có nhiều biến động đã tạo ra một tình hình bất lợi cho nền kinh tế nước ta. Năm 1998, khủng hoảng kinh tế ở các nước trầm trọng hơn đã tác động không thuận lợi đến nền kinh tế nước ta và từ đó mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát lại không tuân theo một quy luật nào: tỷ lệ lạm phát ở mức 9.2% còn tăng trưởng chỉ đạt 5.8%.
Đồ thị 4:
3. Giai đoạn năm 1999- 2003
Đây là thời kỳ thiểu phát và tăng trưởng kinh tế phục hồi. Trước ngưỡng hội nhập, nền kinh tế nước ta đã khởi sắc trở lại, nhưng vẫn trong tình trạng tăng trưởng chưa cao được như mong muốn.
Tình hình thiểu phát kéo dài từ các năm 1999 đến 2003, tỷ lệ lạm phát thấp, nhiều tháng ở mức âm nên hậu quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng ở mức thấp: năm 1999 lạm phát là 0.1% và tăng trưởng là 4.8%. Và đến năm 2000, chúng ta đã chặn được sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng ( 6.79%) và tỷ lệ lạm phát cũng ở mức âm (-0.6%)
Năm 2001, tốc độ tăng trưởng đã cao hơn 3 năm trước đó, đạt 6.84% nhưng thấp hơn các năm 1995,1996 và 1997. Điều này cũng thể hiện ở tình trạng từ 1999- 2003, tốc độ tăng trưởng đạt 6.6%, thấp hơn thời kỳ 1992-1998 đạt 7.3%. Tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn này cũng ở mức thấp cho đến tận năm 2004 lại cao đột biến gây ra mối đe dọa lạm phát cao( năm 2001 lạm phát là 0.8%, năm 2002: 4%, năm 2003: 3%).
Bảng 3: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1999- 2003
Đơn vị: %
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
GDP
4.8
6.79
6.9
7.1
7.3
Lạm phát
0.1
-0.6
0.8
4
3
Hay được biểu thị qua đồ thị sau:
Đồ thị 5:
Tình hình thiểu phát thể hiện rõ nhất ở lĩnh vực tiền tệ. Năm 2001, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế bị giảm sút, tăng 21.44% so với năm trước( năm 2000 tăng 38.4%) thấp hơn nhiều so với 2000. Nguyên nhân làm tín dụng suy giảm là do sự suy giảm chung của nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, tổng phương tiện thanh toán trong năm 2001 cũng tăng thấp, chỉ tăng 25.53% so với năm 2000 ( năm 2000 tổng phương tiện thanh toán tăng 38.96% so với 1999). Đến năm 2003, tổng phương tiện thanh toán có tăng lên 24.94% cao hơn 2002 (17.7%) là do tổng tài sản có trong nước ròng tăng 32.16%( năm 2002 tăng 30.56%) và tài sản có ngoại tệ ròng tăng 11.91%( năm 2002 giảm 0.17%).
Và thực tế chúng ta đã có nhiều biện pháp hạn chế thiểu phát trong giai đoạn này như sau:
- Về chính sách tiền tệ, những năm 2000-2002 đã thực hiện trên quan điểm thận trọng, bám sát diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế. Điều này đã giúp công tác điều tiết cung cầu vốn trên thị trường thông qua các công cụ tiền tệ gián tiếp diễn ra thành công. Đến năm 2001, áp dụng cơ chế lãi suất theo hướng tự do hóa, giúp cân bằng thị trường vốn và phản ánh chính sách quan hệ cung cầu tiền tệ; Ngân hàng nhà nước chú trọng nghiệp vụ thị trường mở, số phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tăng rất nhanh.
- Về chính sách tài khóa, tăng cường các khoản thu và chi, khuyến khích đầu tư và tiêu dung nhằm kích cầu hiệu quả. Thực hiện các luật thuế VAT, thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt. Cải tổ hệ thống doanh nghiệp, xóa bỏ cổ phần khống chế doanh nghiệp nhà nước; cải cách hệ thống tiền lương cho cán bộ, công chức.
- Bên cạnh đó cũng đã triển khai nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ xuất khẩu: hỗ trợ giá cho một số mặt hằng xuất khẩu nhằm tìm kiếm thị trường mới; kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu qua biên giới, trên biển và đất liền; hỗ trợ tìm kiếm thị trường cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh.
4. Giai đoạn 2004 đến nay
Giai đoạn này bắt đầu là thời kỳ lạm phát cao hơn (vẫn một con số) đi cùng với tăng trưởng cao( 2004- 2007): lạm phát cả giai đoạn khoảng 9.3% và tốc độ tăng trưởng đạt gần 8.2%.
Sau một thời gian dài lạm phát được giữ ở một con số thì đến năm 2004 lạm phát lại bùng nổ ở mức cao( 9.5%). Sang năm 2005, mặc dù thấp hơn so với 2004, nhưng lạm phát vẫn ở mức 8.4%. Đến năm 2006, lạm phát CPI ở mức 6.6%, thấp hơn nhiều so với 2 năm trước đó. Nguyên nhân ở đây là do mức giá của nhiều mặt hàng trong nước và trên thế giới đều thấp hơn so với năm 2005 và do các giải phát kiềm chế giá của chính phủ và các Bộ, ngành. Nhưng sang năm 2007, lạm phát vẫn tiếp tục tăng cao, mức tăng chỉ số giá tiêu dung là 12.63%, cao hơn mức 6.6% của năm 2006, lạm phát bình quân cũng tăng từ 7.45% lên 8.3%( Báo cáo thường niên Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2007).
Việc lạm phát vẫn tiếp tục tăng cao là do các nguyên nhân như tác động bất lợi của nền kinh tế toàn cầu, nhất là sự tăng giá mạnh của các mặt hàng thiết yếu như dầu thô, lương thực, thép… Trong điều kiện độ mở của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới lớn thể hiện ở nhập khẩu chiếm 80% GDP, khoảng 70% hàng xuất khẩu là có nguyên liệu từ hàng nhập khẩu nên việc giá cả thế giới tăng sẽ tác động mạnh mẽ đến giá cả trong nước làm cho chỉ số giá tiêu dung tăng cao. Một nguyên nhân khác dường như được đánh giá là có vai trò quan trọng xuất phát từ các chính sách tỷ giá hối đoái và tiền tệ của Việt Nam: trong thời gian chúng ta đã duy trì tỷ giá hối đoái cố định với một rổ tiền tệ, đặc biệt khi cố gắng duy trì tỷ giá hối đoái cố định với USD với biên độ dao động +/-1%, khiến mỗi khi dòng vốn đổ vào nguy cơ lên giá đồng nội tệ lại xuất hiện và Chính phủ phải mua vào USD, do đó lượng cung tiền tăng và lạm phát lại xảy ra. Trong năm 2007, khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, lượng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam khá lớn, để ngăn chặn nguy cơ đồng Việt Nam lên giá, Chính phủ phải tung VND để mua USD, vì vậy lượng VND được tung ra thị trường và nguy cơ lạm phát đã xảy ra.
Vì vậy, để kìm hãm tốc độ tăng giá có dấu hiệu vượt khỏi tầm kiểm soát, chúng ta đã chủ trương đặt trọng tâm vào các công cụ tài chính giá cả như cắt giảm thuế nhập khẩu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, hạn chế điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá, hạn chế điều chỉnh tiền lương tối thiểu, cắt giảm chi phí sản xuất,…trong khi hầu như “cố định” các công cụ của chính sách tiền tệ, chỉ điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Năm 2004 chúng ta cũng đã thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt. Đến tháng 12/2005, ban hành pháp lệnh ngoại hối tạo cơ sở hành lang pháp lý để thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối, trong đó ngân hàng nhà nước chịu trách nhiệm trước chính phủ; tiến hành tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cùng lãi suất cơ bản từ 0.625%/tháng( tháng 7/2004) lên 0.65%/tháng( tháng 9/2005). Sử dụng công cụ lãi suất dương và thị trường mở để giảm bớt cung về tiền tệ trên thị trường, tăng dự trữ bắt buộc làm cho giảm tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế; điều chỉnh tỷ giá ổn định và cân đối ngoại tệ... Đến năm 2007, chính sách tiền tệ điều chỉnh theo hướng thận trọng và bám sát với thị trường của chính phủ, phá vỡ chính sách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Cùng với tỷ lệ lạm phát ngày một tăng cao, tốc độ tăng trưởng cũng có xu hướng tăng dần. Năm 2004, tốc độ tăng trưởng đạt 7.6%, sang năm 2005 tăng lên 8.4%- kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong năm, sang năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế có giảm nhẹ, đạt 8.17% và năm 2007 đã tăng lên 8.48%, đó là kết quả của quá trình mở cửa và hội nhập WTO.
Năm 2008, lạm phát tiếp tục tăng cao tới 22.97% còn tăng trưởng kinh tế thấp( 6.23%), nguyên nhân là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu và khó khăn kinh tế trong nước nên mức tăng trưởng chậm lại. Đặc biệt trong sáu tháng đầu năm 2008, mỗi tháng trung bình chỉ số CPI tăng khoảng 2.86%, đến tháng 6/2008, lạm phát ở Việt Nam đã là 18.44% so với 31/12/2007 và 24.8% so với cùng kỳ năm trước- mức cao nhất trong mười lăm năm kể từ 1993.( TS. Nguyễn Đại La, Tạp chí ngân hàng). Nhưng đến những tháng cuối năm 2008, CPI đã chững lại và đang đi xuống. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể nhận thấy như sau:
- Giá cả trên thế giới tăng mạnh: giá lương thực tăng từ mức 9.46% của 8 tháng đầu năm 2007 lên mức 32.68% của 6 tháng đầu năm 2008, giá xăng dầu và các mặt hàng khác tăng cao, cùng với VND giảm giá làm cho giá nhập khẩu tính bằng VND tăng tương ứng: phân bón tăng 88%, gas tăng 32%, đường tăng 20%, thép tăng 25%. Tình hình này đã tạo sức ép làm tăng mặt bằng giá ở thị trường trong nước do các mặt hàng trọng yếu phần lớn phải nhập khẩu thành phẩm hoặc nguyên liệu như 100% sản phẩm xăng dầu, gần 50% phân bón, 60% phôi thép, 50% nguyên liệu sản xuất trong nước.
- Chính phủ đã điều chỉnh giá xăng dầu, than, làm tăng chi phí sản xuất và chi phí tiêu dung: giá xăng dầu trong nước tăng 30.8%, giá than tăng 20-70%.
- Giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất trong nước tăng cao: phân bón tăng 45%, xi măng tăng 46%, thép tăng 28%) do ảnh hưởng của giá thế giới và nguồn cung trong nước khan hiếm.
- Chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng từ các năm trước tác động trễ tới lạm phát: chính sách tài khóa nới lỏng giai đoạn 2005-2007 nhằm ưu tiên mục tiêu tăng trưởng kinh tế( thâm hụt hàng năm vào khoảng 5%GDP); chính sách tiền tệ mở rộng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao( tín dụng tăng trưởng hàng năm khoảng 33%). Nhưng đến những tháng cuối năm, Chính phủ lại thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Đặc biệt là gói 8 nhóm giải pháp đồng bộ của chính phủ vào tháng 4/2008 nhằm “ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững”. Và coi kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu.
- Vào cuối năm 2008, giá cả trên thế giới đang đi xuống, đặc biệt giá dầu giảm rất mạnh, đến cuối năm chỉ còn trên 40USD. Cùng đó là giá lương thực( giá gạo) đang giảm dần do các nước đã có những kế hoạch cho sản xuất lúa gạo mới. Việc giảm giá này đã giúp giảm áp lực chi phí đầu vào của các doanh nghiệp, giảm giá thành sản phẩm đầu ra, và chỉ số giá tiêu dung đã giảm dần qua các tháng cuối năm.
Bảng 4: Lạm phát và tăng trưởng giai đoạn 2004-2008
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
GDP
7.6
8.4
8.17
8.48
6.23
Lạm phát
9.5
8.4
6.6
12.63
22.97
Ta có đồ thị sau:
Đồ thị 6:
Bước sang năm 2009, do chịu tác động trực tiếp của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, mặc dù nền kinh tế nước ta không rơi vào suy thoái nhưng tốc độ tăng trưởng giảm mạnh, 9 tháng đầu năm đạt 4.56%, và tốc độ tăng trưởng kinh tế quý sau tăng cao hơn quý trước. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dung được kiềm chế ở mức thấp.
Những kết quả đó cho thấy những tháng còn lại của năm 2009, chúng ta có khả năng và điều kiện phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội cả năm , đạt chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 5%.
Tuy nhiên, trong thời gian tới dự báo kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như tốc độ tăng trưởng còn thấp, xuất khẩu giảm và khả năng chậm được cải thiện, tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng cao…
Để đạt được mức tăng trưởng nhanh và bền vững, chúng ta cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trong thời gian tới. Cụ thể, tiếp tục rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc nhằm thực hiện tốt các giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dung, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu. Phát huy cao nhất tiềm năng, thế mạnh thị trường trong nước.
Chính phủ nhấn mạnh việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ; vốn ODA thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng, phát triển nông nghiệp, nông thôn; điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phòng ngừa lạm phát cao trở lại.
II. Mô hình kinh tế lượng về tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế
1. Các nghiên cứu thực nghiệm:
Lạm phát không phải bao giờ cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Điều này được rất nhiều các nhà kinh tế trên thế giới thừa nhận. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế được biểu thị theo hình chữ U ngược. Có nghĩa là đối với mỗi quốc gia thì tỷ lệ lạm phát ở một khoảng nào đó sẽ có tác động kích thích tăng trưởng và vượt qua một ngưỡng nào đó thì mối quan hệ này sẽ trở thành ngược chiều và có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Thirlwall (1974) bằng mẫu số liệu của 15 nước Mỹ Latinh cho giai đoạn 1958-1968 đã khẳng định tỉ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối tương quan dương ở những mức lạm phát thấp. Khi lạm phát vượt quá 10% tăng trưởng kinh tế giảm. Ông kết luận rằng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có thể được biểu diễn bằng hình chữ U ngược và đưa ra một tỉ lệ lạm phát "tối ưu" là dưới 10%.
Năm 1996 Sarel kiểm định về sự tồn tại của một ngưỡng mang tính cơ cấu về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. Ông đã phát hiện những bằng chứng thực nghiệm về mức ngưỡng của tỉ lệ lạm phát là 8% năm. Dưới tỉ lệ đó, lạm phát ảnh hưởng không đáng kể đến tăng trưởng, hoặc có thể ảnh hưởng dương nhẹ đến tăng trưởng. Với tỉ lệ lạm phát cao hơn 8%, ảnh hưởng này là ngược chiều và có ý nghĩa thống kê. Theo ông, nếu bỏ qua thực tế quan trọng này chắc chắn chúng ta sẽ đưa ra những kết luận lệch lạc về ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế.
Năm 2000, M.Khan và A.Senhadji đã sử dụng kỹ thuật phân tích hiện đại nhất để kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng bằng bộ số liệu của 140 nước trong đó bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển cho giai đoạn 1960-1998. Kết quả đạt được là có tồn tại một ngưỡng mà dưới đó lạm phát và tăng trưởng có mối tương quan dương và trên đó lạm phát tác động ngược chiều đến tăng trưởng. Đối với các nước phát triển thì ngưỡng này rất thấp, chỉ vào khoảng 1-3% năm, còn đối với các nước đang phát triển thì mức ngưỡng này vào khoảng 7-11%.
PGS.TS Nguyễn Văn Công(2001) (ĐH KTQD) dựa vào số liệu quý từ năm 1991-1999 của Việt Nam tìm được mức lạm phát tối ưu tại 9%/năm và phân tích trên thực tế của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1986-2004 gợi ý rằng lạm phát có ảnh hưởng theo hình chữ U ngược đến tăng trưởng với mức lạm phát tối ưu là 3.5%/năm. Cụ thể là lạm phát có tác động dương đến tăng trưởng trong ngưỡng 3.5% một năm, vượt quá ngưỡng này lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng.
2. Xây dựng mô hình
Từ những nghiên cứu ở trên, tôi tiến hành sử dụng phương pháp “quét” để chọn ra mức lạm phát tối ưu (opi). Tiêu chí lựa chọn trong phương pháp này là hệ số xác định của hồi quy tuyến tính đơn giản.
Ở đây tôi sử dụng mô hình hồi quy bội theo phương pháp bình phương nhỏ nhất(OLS) để đo lường tác động của các cú sốc tới những dao động của tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1990-2007. Hàm hồi quy cho ta biết sự phụ thuộc của tốc độ tăng trưởng kinh tế (LTT) vào các nhân tố ảnh hưởng tới nó.
LTTt = b1 + b2•LLPt + b3• LGIt +b4.LGLt + b5•dum•[ LLPt –log( opi)]
Trong đó các biến số được tóm tắt như sau :
LLP = Log( lạm phát)
LTT = Log( tăng trưởng)
LGI = Log( GI) trong đó GI là tốc độ tăng vốn đầu tư năm này so với năm trước đó
LGL = Log( GL) trong đó GL là tốc độ tăng nguồn lao động năm này so với năm trước đó.
Dum*(LLP- log(opi))
Dum=1 nếu πt >opi, còn lại = 0 ( biến vượt ngưỡng)
Toàn bộ số liệu được tính theo năm ở giai đoạn 1990-2007 cụ thể như sau :
Để đo lường mức giá chung, tỉ lệ lạm phát tính trung bình năm từ CPI theo quý, với quý 4 năm 1994 =100.
- Tốc độ tăng trưởng tính trung bình năm theo giá so sánh năm 1994.
- Tốc độ tăng vốn đầu tư năm này so với năm trước được tính theo giá so sánh năm 1994.
- Tốc độ tăng nguồn lao động năm này so với năm trước cũng được tính theo giá so sánh năm 1994
Chúng ta cho biến ngưỡng lạm phát chạy từ 0,5 phần trăm đến 20 phần trăm, với bước nhảy 0.5 phần trăm một năm, và ghi lại hệ số xác định (R2). Mức lạm phát tối ưu được xác định tương ứng với hồi quy có hệ số xác định lớn nhất.
Đồ thị 7 : Hệ số xác định của hồi quy với các ngưỡng lạm phát khác nhau
Chú ý: ngưỡng lạm phát (%) trên trục hoành, hệ số xác định (R2) của hồi quy trên trục tung.
Nguồn: Niên giám Thống Kê, Tổng cục Thống Kê Việt Nam.
Từ hình vẽ trên, chúng ta chọn mức lạm phát tối ưu là 3.5 phần trăm một năm trong giai đoạn 1990-2007, có nghĩa là lạm phát có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế trong ngưỡng 3.5% một năm, vượt quá ngưỡng này lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng.
Mục tiêu ổn định lạm phát là kiểm soát được lạm phát và duy trì được lạm phát dao động trong một phạm vi an toàn, hỗ trợ cho việc ổn định nền tài chính- tiền tệ quốc gia thúc đẩy sản xuất phát triển có lợi cho tăng trưởng dài hạn.
3. Hồi quy tăng trưởng với mức lạm phát tối ưu
Trong phần trước, chúng ta dùng hồi quy đơn giản làm khuôn khổ cơ bản cho việc xác định mức lạm phát tối ưu. Cả lý thuyết và thực tế đều cho thấy mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có thể biểu diễn bằng hình chữ "U" ngược. Điều đó hàm ý rằng ở mỗi nước đều tồn tại một phạm vi lạm phát "an toàn" khi lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ cùng chiều. Tiến hành hồi quy tăng trưởng với mức lạm phát tối ưu như sau:
LTTt = b1 + b2•LLPt + b3• LGIt +b4.LGLt + b5•dum•[ LLPt –log( 3.5)]
Trong đó định nghĩa các biến đã được nêu trong phần trước, và chú ý rằng ngưỡng lạm phát được giữ ở mức tối ưu 3.5 phần trăm một năm.
Bảng 5
Dependent Variable: LTT
Method: Least Squares
Date: 01/13/10 Time: 14:13
Sample(adjusted): 1991 2007
Included observations: 16
Excluded observations: 1 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
1.031509
0.448795
2.298399
0.0422
LLP
0.072386
0.052506
1.378637
0.1954
LGI
0.015087
0.026553
0.56816
0.5813
LGL
0.048131
0.127631
0.377106
0.7133
DUM*(LLP-LOG(3.5))
-0.192693
0.087507
-2.202032
0.0499
R-squared
0.402888
Mean dependent var
0.884313
Adjusted R-squared
0.185756
S.D. dependent var
0.077221
S.E. of regression
0.069681
Akaike info criterion
-2.239473
Sum squared resid
0.05341
Schwarz criterion
-1.998039
Log likelihood
22.91578
Fstatistic
1.855498
Durbin-Watson stat
1.636704
Prob(F-statistic)
0.188629
Từ các kết quả ở bảng trên ta thấy các hệ số phản ánh quan hệ giữa tăng trưởng và các biến độc lập với mức ỹ nghĩa thống kê 5% là đúng với kỳ vọng nghiên cứu lạm phát và tăng trưởng, hệ số phản ánh quan hệ cho biết lạm phát trong kỳ có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng kinh tế. Qua hệ số này chúng ta thấy nếu như tỉ lệ lạm phát tăng một điểm thì tốc độ tăng trưởng kinh tế lập tức tăng 0.072386 điểm phần trăm. Nhưng tác động này không có ỹ nghĩa thống kê tại mức 5% vì P-value = 0.1954 >0.05.
Chúng ta cũng thấy rằng tuy tốc độ tăng vốn đầu tư có tác động dương đến tăng trưởng, tốc độ tăng vốn đầu tư tăng một điểm thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tăng 0.015087 điểm phần trăm., nhưng P-value = 0.5813 >0.05.
Tương tự, tốc độ tăng nguồn nhân lực cũng có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế, nếu tốc độ tăng nguồn nhân lực tăng một điểm thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tăng 0.048131 điểm phần trăm, nhưng tác động này không có ỹ nghĩa thống kê vì P-value = 0.7133.
Tiến hành kiểm định mô hình trên có tốt không, ở độ trễ 4, ta thấy mô hình không có hiện tượng tự tương quan vì P-value = 0. 470497 > 0.05.
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
F-statistic
0.498779
Probability
0.738475
Obs*R-squared
3.548801
Probability
0.470497
Tương tự, mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi vì
P-value = 0.170974> 0.05
ARCH Test:
F-statistic
3.008194
Probability
0.196189
Obs*R-squared
6.403488
Probability
0.170974
Những kết luận rút ra từ nghiên cứu này là một cơ sở cho những ngụ ý điều chỉnh chính sách ổn định vĩ mô nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong những năm tới.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới
1. Chính sách tài khóa
1.1 Đối với chính sách chi tiêu:
Trong những năm tới, Chính phủ nên điều chỉnh chính sách chi tiêu theo hướng thắt chặt một cách hợp lý để giảm tỷ lệ lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính phủ cần phải có các ưu tiên hợp lý hơn trong chi tiêu, đồng thời cần cơ cấu lại chi tiêu theo hướng kiên quyết loại bỏ những khoản chi không cần thiết, bao biện, tăng tỷ lệ chi đầu tư xây dựng cơ bản và có biện pháp hạn chế thất thoát, lãng phí. Việc đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách hành chính đi đôi với sắp xếp và cơ cấu lại bộ máy tổ chức của nhà nước theo hướng gọn nhẹ hơn sẽ có tác động không nhỏ để giảm bớt gánh nặng chi tiêu công.
1.2 Về thâm hụt ngân sách và các biện pháp tài trợ:
Thâm hụt ngân sách là hiện tượng khá phổ biến ở tất cả nền kinh tế hiện đại. Bài học rút ra cả từ lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế là ngân sách chính phủ không nên thâm hụt quá lớn và kéo dài. Theo quan điểm tài chính hiện đại, điều quan trọng trong việc điều hành chính sách tài khóa là cần đảm bảo thâm hụt ngân sách trong phạm vi có thể quản lý được tức là ở mức có thể bù đắp được mà không gây mất ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong thời gian tới, Việt Nam vẫn cần duy trì chính sách tài khóa thận trọng. Tuy nhiên chính sách tài khóa không nên thắt chặt quá mức, bởi vì sẽ gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế dài hạn. Phải quản lý chặt chẽ các khoản chi, chống tham nhũng một cách quyết liệt…Khống chế thâm hụt NSNN ở mức cho phép (4-5%), tài trợ thâm hụt thông qua đi vay chứ không bằng con đường phát hành tiền và tránh không gây thêm tác động đến tỷ lệ lãi suất trong nước và giảm các chi phí đi vay.
2. Chính sách tiền tệ
Đổi mới chính sách tiền tệ theo hướng thị trường:
Trong những năm qua, đã có nhiều cải tiến trong việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở nhưng các công cụ vẫn còn mang tính trực tiếp và thiếu linh hoạt. Trong điều kiện có nhiều thay đổi trong nước và quốc tế, đặc biệt là để Ngân hàng nhà nước có thể kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý, thì việc điều hành chính sách tiền tệ cũng cần phải đổi mới căn bản theo hướng thị trường hơn. Đó là:
Lựa chọn chính sách tiền tệ lấy lạm phát làm mục tiêu
Chuyển đổi các công cụ của chính sách tiền tệ từ trực tiếp hiện nay sang gián tiếp nhằm điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, và ít gây những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.
Tăng cường mức độ độc lập nhất định trong điều hành của ngân hàng trung ương.
Đổi mới chính sách tiền tệ đồng bộ với hệ thống chính sách kiểm soát lạm phát khác mà đặc biệt là chính sách tài khóa.
2.2 Điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng hơn:
Trong các năm tới, chính phủ cần điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt hơn, kiểm soát chặt và hạn chế sự tăng trưởng cung tiền đồng thời thực hiện chính sách lãi suất thực dương theo cơ chế thị trường. Bài học kinh nghiệm trong việc điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa sau hiện tượng lạm phát năm 2008 cho chúng ta thấy rằng sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cùng chính sách tỷ giá hối đoái là vô cùng quan trọng trong việc ổn định thị trường tài chính tiền tệ. Vì độ mở kinh tế của Việt Nam tương đối lớn và Việt Nam cũng đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO từ năm 2007 nên việc phối kết hợp chặt chẽ những chính sách vĩ mô trên đây mới chỉ được xem là điều kiện cần ổn định kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát lạm phát thấp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao trong dài hạn còn điều kiện đủ phải là sự vận dụng linh hoạt việc phối kết hợp những chính sách này dựa trên điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn gắn trong bối cảnh xu hướng biến đổi về kinh tế- chính trị quốc tế.
2.3 Cải cách hệ thống ngân hàng:
Mô hình tổ chức của Ngân hàng nhà nước như hiện nay chưa đảm bảo tính độc lập của Ngân hàng nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ. Hoạt động của Ngân hàng nhà nước thường bị chi phối bởi các quyết định của chính phủ. Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế đã có nhiều thay đổi, Ngân hàng nhà nước đã và đang thực hiện đổi mới các công cụ điều hành và thực thi chính sách tiền tệ theo định hướng thị trường. Do đó vấn đề đổi mới bộ máy tổ chức của hệ thống Ngân hàng nhà nước là yêu cầu cấp thiết. Hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống Ngân hàng nhà nước là nhiệm vụ chiến lược quan trọng, trong đó đặc biệt là cải thiện tính độc lập của ngân hàng nhà nước với các nội dung chủ yếu như nâng cao vị thế tương đối độc lập của Ngân hàng nhà nước trong việc thực thi chính sách tiền tệ và cả trong việc tổ chức.
Song song cải cách Ngân hàng nhà nước thì việc cải cách hệ thống Ngân hàng thương mại là yêu cầu rất cấp thiết trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Việc cải cách hệ thống Ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo để hệ thống này hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế, nhằm đảm bảo chức năng trung gian tài chính của nó và cả vai trò là kênh truyền tải chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước để đảm bảo Ngân hàng nhà nước có thể thực hiện tốt chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô.
Điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái theo hướng linh hoạt:
Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các chính sách nói chung và chính sách tỷ giá hối đoái nói riêng phải điều chỉnh linh hoạt, thích ứng với môi trường quốc tế thường xuyên thay đổi. Tính linh hoạt đòi hỏi việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái không thể rập khuôn kinh nghiệm nước ngoài hay áp dụng lý thuyết một cách cứng nhắc, mà phải cân nhắc phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ, hành vi của các tác nhân kinh tế, góp phần thực hiện các mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ.
Chính vì vậy, giải pháp điều hành chính sách tỷ giá hối đoái để góp phần kiềm chế lạm phát, cải thiện cán cân thương mại và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới đó là:
Tiếp tục thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có sự điều tiết của nhà nước.
Không nên tiếp tục phá giá đồng nội tệ mặc dù chính sách này có tác dụng cải thiện cán cân thương mại và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, song tác động này khá hạn chế trong điều kiện hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết xuất khẩu của ta đều là các sản phẩm thô còn nhập khẩu lại tập trung vào máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và phụ tùng..Như vậy Việt Nam sẽ không được lợi nhiều từ giảm giá đồng nội tệ.
Chế độ tỷ giá hối đoái neo đồng Việt Nam với đô la Mỹ không còn phù hợp nữa. Nên tiến hành đưa rỏ tiền tệ vào việc xác định tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam để hỗ trợ tích cực cho việc phòng tránh rủi ro do biến động tỷ giá.
Chính phủ cần thực hiện hàng loạt các biện pháp, chính sách tài khóa và tiền tệ đồng bộ với nhau cùng chính sách tỷ giá hối đoái.
Kết luận
Lạm phát và tác động của nó tới tăng trưởng kinh tế là vấn đề rất lớn và rất quan trọng trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô của đất nước, nên rất cần được xem xét, nghiên cứu một cách thật đầy đủ và sâu sắc.
Bài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về lạm phát và tăng trưởng ở Việt Nam, phân tích diễn biến và những nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 đến nay, đồng thời tập trung phân tích thực tiễn điều hành chính sách vĩ mô nhằm kiềm chế lạm phát của nước ta và đưa ra được những hàm ý điều chỉnh trong thời gian tới. Với sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Văn Công, tôi đã hoàn thành bài chuyên đề với những nội dung cụ thể đạt được là:
Tổng hợp một cách có hệ thống những lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ nhất định, xem xét những nguyên nhân gây ra lạm phát để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm duy trì mức lạm phát hợp lý để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
Phân tích tình trạng thực tế ở Việt Nam về lạm phát và tăng trưởng qua các giai đoạn từ 1986 đến nay, và các chính sách đã thực hiện để kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.
Ước lượng mô hình kinh tế lượng để tìm ra mức lạm phát tối ưu với số liệu theo năm của Việt Nam giai đoạn 1990-2007, từ đó ước lượng sự ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế.
Đưa ra một số kiến nghị về chính sách vĩ mô nhằm xử lý lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
Tuy nhiên vì một số nguyên nhân khách quan nên bài chuyên đề cũng còn một số hạn chế nhất định. Mong thầy cô giáo và bạn đọc sẽ góp ý để bài chuyên đề phát triển hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo
PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, Bộ môn KT Vĩ mô- ĐH KTQD
Phan Thị Hồng Hải, (2005), Lạm phát trong các nước chuyển đổi nền kinh tế và vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Bộ giáo dục và đào tạo, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
TS. Lê Quốc Lý, Lạm phát- Hành trình và giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam, Nhà xuất bản tài chính- Hà Nội, 2005.
TS. Châu Đình Phương, Bàn về quan hệ giữa lạm phát tiền tệ và tăng trưởng kinh tế, Nghiên cứu- trao đổi, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 1/2006.
PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính- Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê
TS. Hoàng Xuân Quế, Lạm phát ở Việt Nam- nguyên nhân và giải pháp, Tài chính- Tiền tệ, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 319- tháng 12/2004.
Nguyễn Đại La, Những thành tựu và bất cập giữa chính sách tài khoá và tiền tệ tại Việt Nam trong 10 năm qua, Tạp chí Ngân hàng tháng 3/2006
Lạm phát thách thức lớn tại các nước đang phát triển,
Tiếp tục nỗ lực phục hồi tăng trưởng kinh tế,
Mục lục
Trang
Danh mục hình vẽ bảng
Trang
Đồ thị 1: Lạm phát chi phí đẩy 6
Đồ thị 2: Lạm phát cầu kéo 7
Đồ thị 3:Lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1986 - 1991 19
Đồ thị 4:Lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1992 - 1998 22
Đồ thị 5:Lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1999 - 2003 23
Đồ thị 6:Lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2004 đến nay 28
Đồ thị 7 : Hệ số xác định của hồi quy với các ngưỡng lạm phát khác nhau 31
Bảng 1: Lạm phát và tăng trưởng giai đoạn 1986- 1991 18
Bảng 2: Lạm phát và tăng trưởng giai đoạn 1992-1998 21
Bảng 3: Lạm phát và tăng trưởng giai đoạn 1999- 2003 23
Bảng 4: Lạm phát và tăng trưởng giai đoạn 2004-2008 28
Bảng 5: Kết quả hồi quy mô hình 32
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31745.doc