Chuyên đề Lý luận và thực tiễn về hợp đồng vận tải quốc tế tại công ty vận tải quốc tế Châu Giang

Trong những năm đầu thế kỷ 21, sự phát triển của nền kinh tế thế giới và các nước trong khu vực đã đặt ra cho chúng ta nhiều thử thách cũng như triển vọng mới. Vì thế chúng ta cần phát triển thương mại quốc tế theo xu hướng toàn cầu để nước ta có thể hoà nhập nhanh vào sự phát triển chung. Nền kinh tế còn nghèo thì việc hoà nhập nền kinh tế nước ta vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới là rất cần thiết. Nó sẽ tạo ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội để phát triển. Nhưng để có thể thực hiện việc này một cách nhanh chong thì việc đầu tiên chúng ta cần làm là hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế. Sự cải cách về pháp luật, đặc biệt là pháp luật về kinh tế. Sự cải cách pháp luật tạo ra một hệ thống pháp luật vững chắc chặt chẽ, tiến bộ sẽ tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể từ đó chúng ta có thể dễ dàng trong việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế cũng như nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.

doc82 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lý luận và thực tiễn về hợp đồng vận tải quốc tế tại công ty vận tải quốc tế Châu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hại, điều này sẽ được ghi vào bảo lưu trên vận đơn. Nếu vậy, B/L không thể được chấp nhận khi xuất trình trong phương thức tín dụng chứng từ. 4.1.2. Hóa đơn thương mại Chứng từ này có ghi các thông tin và địa chỉ của người bán hàng và người mua, danh mục và mô tả hàng hóa (bao gồm giá, chiết khấu và số lượng), số hóa đơn, chi tiết bao gói, ký mã hiệu, chi tiết về giao hàng, tổng số tiền, ngày và số tham chiếu của người mua. Vì các chứng từ khác sẽ được đối chiếu với hóa đơn thương mại, nên hóa đơn có vị trí cực kỳ quan trọng do đó phải chính xác đến từng chi tiết. Một hóa đơn không chính xác có thể ảnh hưởng lớn đối với các giao dịch có sử dụng thư tín dụng. Người mua thường cần thông tin trong hóa đơn để tiến hành các thủ tục về giấy phép nhập khẩu, thuế, thủ tục hải quan và theo đúng các hạn chế về hối đoái. Vì những điều này, người mua thường yêu cầu có một hóa đơn thương mại gửi trước, gọi là hóa đơn sơ bộ (Proforma invoice). 4.1.3. Chứng từ bảo hiểm Trong các giao dịch bán hàng theo các điều kiện CIF và CIP Incoterms 2000, người bán phải mua và thanh toán phần bảo hiểm cho người mua. Trong đơn xin mở thư tín dụng phải ghi rõ trách nhiệm bảo hiểm, và người bán phải xuất trình chứng từ bảo hiểm có thể thu tiền hàng. Tùy từng trường hợp, chứng từ bảo hiểm có thể là một hợp đồng bảo hiểm (hoặc hợp đồng theo từng chuyến hoặc một hợp đồng bảo hiểm bao, tức là cho giao hàng liên tục, thường xuyên), giấy chứng nhận bảo hiểm. Tổ chức các nhà bảo hiểm London đã cụ thể hóa phạm vi bảo hiểm theo yêu cầu Incoterms 2000: nói chung được đính kèm vào bản hợp đồng, và cho biết một cách chính xác các rủi ro được bảo hiểm và các miễn trừ bảo hiểm. 4.1.4. Giấy chứng nhận và giấy phép Quan trọng nhất trong số các giấy chứng nhận này là giấy chứng nhận xuất xứ, chứng minh xuất xứ hàng hóa và thường được Phòng thương mại ở nước người bán phát ra. Giấy chứng nhận kiểm định hàng hóa chứng nhận chất lượng hàng hóa được các công ty kiểm định tư nhân và trung lập phát ra. Một số công ty nổi tiếng như: SGS (Thụy Sĩ) và Bureau Veritas (Pháp). ở Việt Nam có công ty giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (VINACONTROL), các Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn v.v... 4.1.5. Hối phiếu Hối phiếu là một công cụ thanh toán có thể chuyển nhượng, là lệnh đòi trả tiền vô điều kiện của người ký phát. Cùng với vận đơn, hối phiếu tạo nên cơ sở cho quy trình nhờ thu chứng từ. Cùng với hóa đơn thương mại của người bán, người bán có thể sử dụng một cách đơn giản để đòi tiền hàng. 4.2. Nội dung của hợp đồng vận tải quốc tế bằng đường không. Hợp đồng vận tải hàng không thể hiện bằng vé máy bay (Passenger Ticket), phiếu gửi hành lý (Luggage Ticket) hoặc vận đơn hàng không (Air Way Bill - AWB). a. Vé máy bay Khi một hành khách đồng ý bay trên một hành trình nào đó, anh ta trả tiền, vé máy bay sẽ được cấp, hợp đồng coi như được ký và ràng buộc cả hai bên. Công ước Vacsava quy định vé phải có các chi tiết sau đây: - Ngày và nơi phát hành vé. - Nơi đi và nơi đến, nơi dừng lại dọc đường. - Ngày giờ bay. - Tên và địa chỉ của người chuyên chở hoặc các người chuyên chở. - Ghi rõ là việc chuyên chở phải tuân thủ các quy định của công ước, đặc biệt là về trách nhiệm của người chuyên chở. b. Phiếu hành lý Trong trường hợp có hành lý, hàng hóa gửi vào khoang máy bay, người chuyên chở hàng không phải cấp cho hành khách một phiếu hành lý (có thể gắn liền với vé). Phiếu hành lý phải được phát hành ít nhất là 2 bản: một bản người chuyên chở giữ, một bản đưa cho hành khách. Phiếu hành lý phải có các chi tiết sau đây: - Nơi và ngày phát hành. - Nơi đi và nơi đến. - Tên và địa chỉ của người chuyên chở hoặc các người chuyên chở. - Số lượng bản phát hành. - Nói rõ hành lý sẽ được giao cho người xuất trình phiếu. - Số kiện và trọng lượng của từng kiện. c. Vận đơn hàng không (AWB) Khi gửi hàng bằng máy bay người gửi hàng phải điền và ký tên vào một chứng từ gọi là Vận đơn hàng không. Vận đơn hàng không là bằng chứng của một hợp đồng vận tải, ký kết giữa chủ hàng và người chuyên chở hàng không. Vận đơn hàng không được lập thành 3 bản gốc, có các màu khác nhau, phân phối cho các người khác nhau: Bản gốc 1 (Original 1) màu xanh lá cây, có chữ ký của người gửi hàng dành cho người chuyên chở; Bản gốc 2 (Original 2) màu hồng, có chữ ký của cả hai bên, đi theo hàng đến nơi đến và dành cho người nhận; Bản gốc 3 (Original 3) màu xanh da trời, có chữ ký của người chuyên chở, dành cho người gửi. Ngoài ra còn có từ 6 đến 11 bản sao được phân phối cho các người có liên quan khác. Người gửi hành phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các chi tiết liên quan đến hàng hóa mà anh ta đã kê khai vào AWB và phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại của người chuyên chở hoặc những người khác phát sinh do sự không chính xác hoặc không đầy đủ các nội dung đó. Theo Công ước Vacsava, vận đơn hàng không phải có nội dung sau đây: - Ngày và nơi phát hành. - Nơi đi và nơi đến. - Nơi dừng lại dọc đường đã thỏa thuận. - Tên và địa chỉ của người gửi hàng. - Tên và địa chỉ của người chuyên chở thứ nhất. - Tên và địa chỉ của người nhận. - Tên hàng, tính chất của hàng hóa, số lượng kiện. - Phương pháp đóng gói, ký mã hiệu, số hiệu. - Trọng lượng, số lượng, thể tích, kích thước của hàng hóa. - Tình trạng bên ngoài của hàng hóa và bao bì. - Tiền cước, ngày và nơi thanh toán tiền cước, người trả tiền cước. - Giá hàng và các chi phí khác, nếu giao hàng mới trả tiền. - Giá trị hàng hóa khai báo. - Số lượng bản gốc vận đơn. - Thời gian vận chuyển, nếu có thỏa thuận. - Qui định về việc áp dụng Công ước. Mặt sau của AWB còn có các điều kiện, điều khoản vận tải, trong đó quy định về trách nhiệm của người chuyên chở hàng không như: phạm vi trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm, thông báo tổn thất, thời hạn khiếu nại... Vận đơn hàng không có các chức năng sau đây: - Là bằng chứng của một hợp đồng vận tải, ký kết giữa người gửi hàng và người chuyên chở. - Là bằng chứng về việc nhận hàng để chở của hãng hàng không. - Là hóa đơn thanh toán cước phí. - Là giấy chứng nhận bảo hiểm. - Là tờ khai hải quan. - Là hướng dẫn đối với nhân viên hàng không. 4.3. Hợp đồng vận tải quốc tế bằng đường bộ Nhằm mục đích thống nhất và tiêu chuẩn hóa các quy tắc, điều kiện điều chỉnh các hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ quốc tế, đặc biệt về chứng từ và trách nhiệm của người chuyên chở đường bộ, các nước Tây Âu đã ký kết “Công ước về hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ quốc tế” (CMR) ngày 19/5/1956 tại Giơnevơ có hiệu lực từ ngày 2/7/1961 (theo điều 43) đến nay có 30 nước châu Âu tham gia. Phạm vi áp dụng công ước: Công ước này áp dụng cho mọi hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ khi nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng ghi trong hợp đồng vận tải nằm ở hai nước khác nhau, trong đó có ít nhất là một nước là thành viên của Công ước. Theo điều 4 Công ước: “Hợp đồng vận tải được xác nhận bằng một Giấy gửi hàng (Consignment note). Việc thiếu, không có hoặc mất giấy gửi hàng sẽ không ảnh hưởng đến sự tồn tại hoặc hiệu lực của hợp đồng vận tải. Trong trường hợp này sẽ căn cứ vào các điều khoản của Công ước”. Giấy gửi hàng là bằng chứng hiển nhiên của việc ký kết hợp đồng chuyên chở, của các điều kiện, điều khoản của hợp đồng vận tải và của việc nhận hàng của người chuyên chở. Nếu trên giấy gửi hàng không có ghi chú, bảo lưu của người chuyên chở thì được suy đoán rằng hàng hóa và bao bì là ở trong điều kiện tốt khi người chuyên chở nhận hàng và số kiện, ký mã hiệu và số hiệu của hàng hóa là phù hợp với lời ghi trong giấy gửi hàng, trừ phi người chuyên chở có thể chứng minh ngược lại. 4.4 Hợp đồng vận tải quốc tế bằng đường sắt Vận đơn đường sắt Theo Hiệp định SMGS, vận đơn đường sắt bao gồm các chứng từ (5 tờ) có nội dung như nhau. - Tờ 1: Bản chính giấy gửi hàng: Bản chính giấy gửi hành đi theo hàng tới ga đến và được giao cho người nhận cùng với hàng hóa; - Tờ 2: Giấy theo hàng: Giấy này đi theo hàng tới ga đến và lưu ở đường sắt nước đến; - Tờ 3: Bản sao giấy gửi hàng: Bản này được giao cho người gửi sau khi xếp hàng lên toa xe; - Tờ 4: Giấy giao hàng: Giấy này đi theo hàng tới ga đến và được lưu ở ga đến; - Tờ 5: Giấy báo tin hàng đến: Giấy này theo hàng đến ga đến và được giao cho người nhận. Trong số các tờ của vận đơn nói trên thì bản chính giấy gửi hàng là quan trọng nhất. Bản chính giấy gửi hàng có ghi ngày tháng của ga gửi là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở. Bản sao giấy gửi hàng là bằng chứng nhận hàng để chở của đường sắt. Nội dung của vận đơn đường sắt gồm hai phần: phần do chủ hàng điền và phần do đường sắt điền. Chủ hàng phải điền các nội dung: Tên hàng, ký mã hiệu, số kiện, trọng lượng, loại bao bì: tên, địa chỉ của người gửi, người nhận; ga đi, ga biên gới mà hàng hóa đi qua; đường sắt đến và ga đến; số hợp đồng; giá trị hàng hóa, chữ ký của người gửi. Đường sắt phải điền các chi tiết về toa xe, cước phí và tạp phí, số lô hàng, trọng lượng, thể tích ... và ký tên, đóng dấu ngày tháng nhận hàng. 4.5. Nội dung của hợp đồng vận tải đa phương thức Chứng từ vận tải đa phương thức phải có các chi tiết sau đây: - Tính chất chung của hàng hóa, những ký mã hiệu chính để nhận dạng hàng hóa. Tính chất nguy hiểm của hàng hóa nếu có, số lượng kiện, trọng lượng cả bì và những chi tiết khác do người gửi hàng cung cấp; - Tình trạng bên ngoài của hàng hóa; - Tên và trụ sở kinh doanh chính của MTO; - Tên người gửi hàng; - Người nhận hàng, nếu do người gửi hàng chỉ định; - Ngày và nơi mà MTO nhận hàng để chở; - Nơi giao hàng; - Ngày và thời hạn giao hàng nếu có thỏa thuận giữa các bên; - Chứng từ vận tải đa phương thức là lưu thông được hay không lưu thông được; - Ngày và nơi cấp chứng từ vận tải đa phương thức; - Chữ ký của MTO hoặc người được MTO ủy quyền; - Tiền cước cho mỗi phương thức vận tải nếu có thỏa thuận hoặc tiền cước do người nhận trả; - Hành trình vận tải đa phương thức, các phương thức vận tải tham gia và nơi chuyển tải; - Điều nói về việc áp dụng Công ước; - Mọi chi tiết khác mà các bên thỏa thuận đưa vào nếu không trái với luật lệ của nước mà ở đó chứng từ vận tải đa phương thức được cấp. Chương II Thực tiễn áp dụng hợp đồng vận tải quốc tế tại công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang I. Giới thiệu chung về công ty cổ phần thương mại vận tải quốc tế Châu Giang 1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thương mại vận tải quốc tế Châu Giang Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang với tên giao dịch C&G FREIGHT INT’L., JSC, với chức năng chính là giao nhận vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng nhân viên chuyên nghiệp, Công ty Châu Giang luôn cung cấp tất cả các dich vụ vận tải và xuất nhập khẩu. Công ty thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang được thành lập vào năm 1996 tại Hà Nội. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là bắt đầu thời kì Việt Nam mở cửa. Nền kinh tế mở cửa làm cho nhu cầu trong xã hội tăng lên rất mạnh, do vậy đòi hỏi cần có một doanh nghiệp đứng ra hoạt động trong lĩnh vực vận tải. Công ty thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang đã được thành lập trong giai đoạn này, ban giám đốc của Công ty đã nắm bắt được điều này và đã phát triển công ty. Công ty đã đứng vững trong hơn mười năm nay. Và trong công việc, việc làm ngày càng phát triển * Giới thiệu chung về công ty thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang Tên công ty: Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang Tên giao dịch: CHAU GIANG FREIGHT INTERNATIONAL AND TRADING JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: C&G.JSC Địa chỉ trụ sở chính: 12 Bích Câu, Phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (04)8230680 Fax: (04)7321270 * Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế được thành lập thep giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103001102 do phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà nội cấp ngày 04/06/2002 *Nghề kinh doanh: -Đại lý vận tải tàu biển và hàng không; - Dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, hàng không trong nước và quốc tế; - Dịch vụ làm thủ tục hải quan, khai thuê hải quan, cho thuê kho bãi; - Vận tải hàng hoá; đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá; - Uỷ thác mua bán hàng hoá; - Mua bán hàng may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ, hàng nông, lâm, thủy, hải sản, lương thực, thực phẩm, đồ uống, rượu, bia, thuốc lá; - Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, hàng tiêu dùng./ Vốn điều lệ của Công ty: 2.000.0000.000 đồng ( hai tỷ đồng Việt Nam) Số cổ phần : 20.000 - Loại cổ phần: + Cổ phần phổ thông : 20.000 + Cổ phần ưu đãi : Không - Mệnh giá cổ phần : 100.000 đồng VN * Cơ cấu và phương thức huy động vốn - Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông sang lập Công ty + Góp 1.400.000.000 đồng tương ứng 14.000 cổ phần chiếm 70% tổng vốn điều lệ. + Góp 300.000.000 đồng tương ứng 3000 cổ phần chiếm 15% tổng vốn điều lệ. + Góp 300.000.000 đồng tương ứng 3000 cổ phần chiếm 15% tổng vốn điều lệ. -Ngay sau khi mua bản thoả thuận góp vốn, toàn bộ số tiền mà các cổ đông sáng lập góp để mua cổ phiếu, tiền góp vốn của các cổ đông sẽ được chuyển vào tài khoản tại một Ngân hàng do đại diện cổ đông sáng lập chỉ định. Số tiền bảo đảm chỉ được lấy ra khi Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc theo quyết định khác của các cổ đông sáng lập. - Cổ đông sáng lập Công ty: + Ông : Nguyễn Châu Thành Sinh năm: 1962 Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: P305, C6 Giảng Võ - Phường Giảng Võ - Quận Ba Đình – Hà Nội Số SMND: 011492150 Do công an Hà Nội cấp ngày 24/09/1997 + Ông: Dương Tuấn Cường Sinh năm: 1979 Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú : 106B Ngõ xã đàn 2 Phường Nam Đồng - Quận Đống Đa- Hà Nội Số CMND: 011902150 do công an Hà Nội cấp ngày 08/09/1995 +Bà Nguyễn Hạnh Phúc Sinh năm 1963 Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số 12 Bích Câu -Phường Quốc Tử Giám- Quận Đống Đa – Hà Nội 2. Tổng quan về Công ty thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang * Chức năng của công ty - Vận chuyển hàng hoá quốc tế - Vận chuyển hàng hoá trong nước - Thực hiện uỷ thác xuất nhập khẩu. * Nhiệm vụ - Thực hiện chế độ thu chi hoá đơn chứng từ theo chế độ hoạch toán của Nhà Nước - Chấp hành nghiêm chỉnh Luật pháp trong sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng đường lối chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường * Đặc điểm: Hoạt động trong nên kinh tế thị trường xây dựng mô hình quản lý gọn nhẹ phải có hiệu quả với phục vụ tốt cho chiến lược kinh doanh đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường, cũng như tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên của công ty phát huy hết năng lực để giúp cho công ty ngày càng phát triển. Theo đó công ty đã tổ chức bộ máy quản lý như sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Giám đốc Trưởng phòng kinh doanh Trưởng phòng nhân sự Kế toán trưởng PhóGiám đốc *Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban - Ban giám đốc gồm + Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của công ty, điều hành chung toàn bộ hoạt động của công ty thông qua phó giám đốc và các trưởng phòng chức năng đồng thời là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên về mọi hoạt động của hoạt động kinh doanh của công ty. + Phó Giám đốc: là người giúp giám đốc điều hành công ty. Phó giám đốc là người chịu trách nhiệm cụ thể hơn so với giám đốc là người điều hành trực tiếp tới nhân viên của công ty. Và chịu trách nhiệm trước giám đốc - Các trưởng phòng chức năng: là người trực tiếp điều hành nhân viên của phòng mình và chịu trách nhiệm trước giám đốc - Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm cùng với giám đốc về tính minh bạch của toàn bộ sổ sách kế toán của công ty trước pháp luật và công ty. 3. Thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang Là công ty thương mại và vận tải,nhưng công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải là chủ yếu. Vận tải trong những năm qua rất đang phát triển ở Việt nam, nhất là ở các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh. Công ty thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang có không gian hoạt động khá lớn. Không những phát triển ở trong thị trường trong nước mà còn phát triển lớn mạnh ra thị trường thế giới. Công ty đã có rất nhiều đại lý ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Các đại lý làm cầu nối giữa hàng hóa trong nước và hàng hoá nước ngoài, giúp hàng hoá lưu thông dễ dàng hơn. Ngành nghề vận tải quốc tế còn khá mới với chúng ta. Nhưng trên thế giới thì vận tải quốc tế đã phát triển trên thế giới rất lớn mạnh. Qua hai bảng số liệu ở dưới đây là báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tê, thể hiện mức độ phát triển của công ty trong những năm qua là khá cao Báo cáo kết quả kinh doanh: Năm 2005 Chỉ tiêu Năm nay Năm trước 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.397.537.928 2.453.891.082 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.397.537.928 2.453.891.082 4. Giá vốn bán hàng 5.156.301.961 1.941.950.813 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.241.235.967 511.940.269 6. Doanh thu từ hoạt động tài chính 17.909.049 487.525 7. Chi phí tài chính Chi phí lãi vay 7.084.103 3.450.000 9.882.946 9.882.946 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.201.371.574 482.248.457 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 50.689.339 20.296.391 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 40 13. Lợi nhuận khác 40 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50.689.299 20.396.393 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp 9.334.948 5.682.994 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 41.354.351 14.613.412 Lập ngày 31 tháng 12 năm 2005 Qua bản báo cáo kết quả kinh doanh cho ta thấy, công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang đã có những bước phát triển nhảy vọt. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đã tăng gần ba lấn. Doanh thu là hơn 6 tỷ đồng, hơn so với năm trước là hơn 2 tỷ đồng. Lợi nhuận của công ty đã tăng lên rất mạnh, lợi nhuận gộp của công ty là 1,2 tỷ đồng hơn gần 2 lần so với năm trước là 500triệu đồng. Cùng với đó là sự tăng lên của chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí này đã tăng 2 lần từ 400 triệu lến đến 1,2 tỷ đồng. Cho thấy quy mô của doanh nghiệp đã được mở rộng lên rất nhiều so với năm trước. Và công ty đã đạt được lợi nhuận sau thuế là 41 triệu lớn hơn so với năm trước là 14triệu. Hoạt động kinh doanh của công ty khá hiệu quả. Bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ Chỉ Tiêu Năm 2005 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 6.069.055.253 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ 4.511.618.277 3. Tiền chi trả cho người lao động 870.327.000 4. Tiền chi trả lãi vay 3.450.000 5. Tiền cho nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 10.040.000 7. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 558.849 8. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 111.598.778 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 562.580.047 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác 83.666.667 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 83.666.667 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chỉnh Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 85.000.000 Tiền chi trả nợ gốc vay 49.200.000 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 35.800.000 Lưu chuyển tiền thuần trong năm/kỳ 514.713.380 Tiền và tương đương tiền đầu năm 295.932.768 Tiền và tương đương tiền cuối năm/kỳ 810.646.148 Bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho ta thấy luồng tiền ra vào công ty. Lượng tiền thu được từ hoạt động bán hàng và các doanh thu khác là hơn 6tỷ đồng. Lượng tiền chi trả cho người cung cấp dịch vụ là 4,5 tỷ đồng. Một lượng ra và lượng vào là khá lớn. Chênh lệch giữa hai luồng tiền này là 1,5 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các luồng tiền khác như tiền chi trả cho người lao động, tiền lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản khác thì lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là hơn 500 triệu đồng. Công ty cũng đầu từ vào việc mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn. Luồng tiền lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính công ty nhận được 35,8 triệu đồng, thông qua các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, các khoản chi trả nợ gốc vay. Trong năm nay công ty đã lưu chuyển một lượng tiền là 514 triệu đồng. Và số tiền và tương đương tiền cuối năm là 810 triệu đồng. Bảng cân đối kế toán Tại ngày 31 tháng 12 năm 2005 Tài sản Số cuối năm Số đầu năm A. Tài sản ngắn hạn 1.981369.259 1.225.522.016 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 810.646.148 295.932.768 1. Tiền 808.209.789 282.378.936 2. Các khoản tương đương tiền 2.436.359 13.553.832 II. Các khoản phải thu 800.328.394 228.455.388 1. Các khoản phải thu khách hàng 768.508.678 223.775.388 2. Các khoản phải thu khác 31.819.716 4.680.000 III. Hàng tồn kho 10.229.520 IV. Tài sản ngắn hạn khác 370.394.717 690.904.340 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 370.394.717 676.515.451 2. Các khoản thuế phải thu 14.388.889 B. Tài sản dài hạn 952.692.596 915.540.350 I. Tài sản cố định 189.069.596 151.917.350 1. Tài sản cố định hữu hình 189.069.596 151.917.350 Nguyên giá 320.230.017 236.563.350 Giá trị hao mòn luỹ kế 131.160.421 84.646.000 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 763.623.000 763.623.000 Đầu tư dài hạn khác 763.623.000 763.623.000 Tổng cộng tài sản 2.934.061.855 2.141.062.366 Nguồn vốn Số cuối năm Số đầu năm A. Nợ phải trả 904.396.786 112.751.648 I. Nợ ngắn hạn 295.270.786 112.751.648 1. Vay và nợ ngắn hạn 295.270.786 100.751.648 2. Phải trả cho người bán 556.402.757 18.644.270 3. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước 6.497.203 6.525.018 4. Các khoản phải trả phải nộp khác 46.226.040 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.029.665.069 2.028.310.718 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.000.000.000 2.000.000.000 2. Lợi nhuận chưa phân phối 29.665.069 28.310.718 Tổng cộng nguồn vốn 2.934.061.855 2.141.062.366 Qua bảng cân đối kế toán năm 2005 của công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang cho ta thấy tổng tài sản và nguồn vốn của công ty đã tăng lên hơn 60% một con số rất tốt. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền đã tăng gần ba lần từ 295 triệu lên 810 triệu, khả năng thanh toán của công ty đã được nâng cao một cách nhanh chóng. Các khoản phải thu cũng như vậy đã tăng từ 282 triệu lên đến 808 triệu. Khoản đầu từ ngắn hạn công ty đã giảm đi từ 691 triệu xuống còn 370 triệu. Các khoản nợ phải trả của công ty đã tăng nhanh chóng từ 112 triệu lên tới 904 triệu, do trong quá trình kinh doanh thì cũng như cho đối tác nợ thì công ty cũng là đối tác của một công ty khác do đó khoản nợ này tăng lên cũng tình huống dễ hiểu. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty vẫn giư nguyên. Tổng cộng nguồn vốn của công ty đã tăng lên từ 2141 triệu lên 2934 triêu cho thấy nguồn vốn của công ty đã tăng lên tốt. Qua bảng cân đối kế toán của công ty cho ta thấy trong giai đoạn này tình hình hoạt động kinh doanh của công ty là tốt II. Thực tiễn việc áp dụng hợp đồng vận tải quốc tế tại công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang 1. Thực hiện các nguyên tắc trong hợp đồng Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải quốc tế vì vậy khi công ty tham gia thực hiện việc vận chuyển hàng hoá quốc tế thì cần tuân theo các nguyên tắc của hợp đồng vận tải quốc tế. Ngoài những nguyên tắc chung ra thì cần phải có những nguyên tắc riêng biệt tuỳ thuộc vào loại hình vận tải. Nguyên tắc chung là dựa theo nguyên tắc chung của hợp đồng kinh tế : - - Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. - Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Trong hoạt động kinh doanh cần phải nắm rõ các nguyên tắc khi tham gia vào hoạt động kinh doanh. Công ty Châu giang khi tham gia vào hoạt động vận tải quốc tế cần nắm rõ các nguyên tắc này. Vì đối tác của công ty là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế vì thế để có thể tồn tại lâu dài thì cần có sự tin tưởng và hợp tác. Để có những điều này cần tuân thủ các nguyên tắc Sau khi hợp đồng kinh tế về giao nhận vận chuyển hàng hoá được ký kết và có giá trị pháp lý. Công ty cùng đối tác phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Việc thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng theo nguyên tắc nhất định. Đó là: + Nguyên tắc chấp hành thực hiện: theo nguyên tắc này công ty phải thực hiện đúng điều khoản đối tượng của hợp đồng. Công ty không được tự ý thay đổi đối tượng này bằng một đối tượng khác hoặc không được thay thế việc thực hiện nó bằng cách trả một số tiền nhất định hoặc không thực hiện nó. Nguyên tắc này đòi hỏi công ty thoả thuận vấn đề gì thì thực hiện đúng vấn đề đó + Nguyên tắc chấp hành đúng: đây là nguyên tắc đòi hỏi công ty và đối tác phải thực hiện đúng và đầy đủ tấtcả các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá, tức là tất các các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá phải được thực hiện đầy đủ. Cụ thể là công ty phải thực hiện đúng đối tượng, đúng thời gian, số lượng, đảm bảo an toàn cho hàng hóa, đúng phương thức thanh toán và các thoả thuận khác trong hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá. Nguyên tắc này có phạm vị rộng hơn, bao trùm cả việc thực hiện đúng đối tượng của hợp đồng và nhìn chung Công ty luôn thực hiện nguyên tắc này một cách đầy đủ, đúng đắn và chính xác + Nguyên tắc hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng: Trong quá trình thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá, Công ty thường xuyên hợp tác chặt chẽ với đối tác để theo dõi, giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết. Thực tiễn cho thất Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang luôn tuân thủ các nguyên tác thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây dựng theo đúng pháp luật. Chính điều này đã giúp cho quá trình thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá của công ty được thuận lợi và làm tăng uy tín của công ty trên thị trường 2. Các đối tượng của hợp đồng Đối tượng của hợp đồng là người nếu đó là vận tải hành khách và là hàng hoá nếu đó là vận tải hàng hoá. Ở mỗi loại vận tải hành khách hay vận tải hàng hoá thì đối tượng hợp đồng sẽ có những đặc điểm riêng biệt so với đối tượng khác. Đối với vận tải hành khách thì đòi hòi yêu cầu cao cho chất lượng của cuộc hành trình trong vận tải. Còn đối với vận tải hàng hoá thì cũng có yêu cầu riêng biệt. Đối với từng loại hàng hoá được vận chuyển thì có những yêu cầu yêu đối với việc bảo quản và giao nhận hàng. Trong các hợp đồng của công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang thì đối tượng hợp đồng là các loại hàng hoá có yêu cầu theo hợp đồng. Các loại đối tượng này là mặt hàng mà bên thuê công ty Châu Giang vận chuyển thường là các mặt hàng gia dụng, vật liệu, sản phẩm đồ gỗ, vải, trang thiết bị, gốm sứ. Một số đối tác chính của công ty là: - Về gốm sứ là: + công ty gốm sứ Minh Hải + Công ty gốm sư Quang Minh + Công ty gốm sư Thủy Toan - Về lụa: + Cửa hàng Xuân Thịnh Silk + Của hàng xuất nhập khẩu dệt lụa tơ tằm Hà Đông - Một số Công ty khác: + Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị 198 + Công ty thương mại và xuất nhập khẩu Rạng Đông 3. Hình thức hợp đồng. Hình thức của hợp đồng vận tải quốc tế thường là thông qua vận đơn và các hình thức khác. - Đối với vận tải đường biển thì đó là vận đơn, hoá đơn thương mại. - Đối với vận tải hàng không thì đó là vận đơn hàng không (AWB – airwaybill) AWB là một chứng từ vận chuyển hàng hoá và là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện hợp đồng và việc đã tiếp nhập hàng hoá để vận chuyển. - Đối với vận tải đường sắt đó là vận đơn đường sắt. Vận đơn đường sắt, Theo Hiệp định SMGS, vận đơn đường sắt bao gồm các chứng từ (5 tờ) có nội dung như nhau.Tờ 1: Bản chính giấy gửi hàng: Bản chính giấy gửi hành đi theo hàng tới ga đến và được giao cho người nhận cùng với hàng hóa;Tờ 2: Giấy theo hàng: Giấy này đi theo hàng tới ga đến và lưu ở đường sắt nước đến;Tờ 3: Bản giấy sao gửi hàng: Bản này được giao cho người gửi sau khi xếp hàng lên toa xe;Tờ 4: Giấy giao hàng: Giấy này đi theo hàng tới ga đến và được lưu ở ga đến;;Tờ 5: Giấy báo tin hàng đến: Giấy này theo hàng đến ga đến và được giao cho người nhận.. - Đối với vận chuyển đường bộ và vận tải thỡ đú là giấy gửi hàng (consignment Note). -Đối với vận tải đa phương thức là chứng từ vận tải đa phương thức. Chứng từ Vận tải đa phương thức là một chứng từ chứng minh cho một hợp đồng vận tải đa phương thức. Đối với các hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá do công ty thiết lập là các văn bản được thiết lập theo quy định chung của hợp đồng về hợp đồng dịch vụ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - hạnh phúc ***** HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ số : CG – EEC/060716 Hôm nay ngày 21 tháng 12 năm 2006 , tại văn phòng công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang. Chúng tôi gồm có: Bên A ( Bên thuê vận chuyển) : CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU RẠNG ĐÔNG. Địa chỉ : Số 67 Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Hải Phòng. Điện thoại : 031.3229344 Fax : 031.552908 Do Ông : NGUYÊN THUY chức vụ: Gián đốc làm đại diện Mã số thuế : 0200682656 Bên B (Bên vận chuyển): CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ CHÂU GIANG Địa chỉ : 12 Bích Câu, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại : 84-4-5567391/2/3 Fax: 84-4-5567390 Do Ông : NGUYỄN CHÂU THÀNH Chức vụ: Giám đốc, làm đại diện Mã số thuế : 0101252363 Sau khi cùng bàn bạc trao đổi, hai bên đã thống nhất ký kết trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, đường bộ và Dịch vụ xuất khẩu với những điều kiện và điều khoản như sạu: Điều I : Đối tượng của hợp đồng Bên A chỉ định bên N làm dịch vụ vận chuyển, giao nhận từ cảng Sydney, Autralia đến cản Hải Phòng, Việt Nam như sau: Tên Hàng: Nhựa ốp trần, tường Số lượng : 2×40’DC Cảng xếp hàng: Sydney, Autralia, (ADD: 225 GRANGE AVN MARSDEN PARK NSM 2765 AUTRALIA, các địa chỉ khác trong vòng bán kính 50 km tính từ cảng Sydney cung đường tương đương với các địa chỉ trên) Cảng dỡ hàng: Hải Phòng, Việt Nam Điều II: Trách nhiệm của mỗi bên Trách nhiệm của bên A - Cung cấp đầy đủ chi tiết thực tế về lô hàng cho bên B. Báo cho bên B tiến trình hàng hoá của lô hàng để bên B sắp xếp tàu cho hợp lý, thông báo cho bên B địa chỉ liên hệ của Sipper ở Sydney để bên B liên hệ đóng hàng, thông báo cho bên B thời gian đóng hàng trước 48h - Chịu trách nhiệm pháp lý về hàng hoá xuất nhập khẩu - Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có gì phát sinh vượt quá quyền hạn, trách nhiệm, bên B đề nghị ý kiến giải quyết thì bên A phải cử người có trách nhiệm, trình độ chuyên môn hoặc cho ý kiến giải quyết để tránh trường hợp ách tắc trong quá trình giao nhận, vận chuyển hàng hoá - Thanh toán cho bên B đúng hạn theo hợp đồng Trách nhiêm của bên B - Chịu trách nhiệm an toàn cho lô hàng từ Sydney, Autralia đến cảng Hải Phòng, Việt nam. - Bên B không chịu trách nhiệm pháp lý về toàn bộ tính chất như: Số lượng, chất lượng, giá trị thương phẩm của hàng hoá Điều III: Cước phí dịch vụ giao nhận hàng hoá và phương thức thanh toán. Đơn giá dịch vụ Thành tiền Ghi chú - Cước biển từ Sydney - Hải Phòng : 1×40’DC 2.400 AUD - Phí bảo hiểm từ Taichung – Hà Nội - Dịch vụ nội địa bao gồm : Hải quan, giao nhận, vận chuyển, nâng hạ, D/O, handling - Phí lưu bãi ( sau 5 ngày kể từ ngày hàng về đến cảng) 14USD/ ngày *Ghi chú: các phí trên chưa bao gồm thuế Nhập khẩu, những phát sinh khác. 2. Phương thức thanh toán: - Bên A có trách nhiệm thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyênt khoản toàn bộ giá trị hợp đồng cho bên B kể từ khi có giấy báo hàng gửi đến cho bên B trước khi nhận hàng. - Trong trường hợp có thắc mắc về thanh toán, bên A sẽ trực tiếp gửi thông báo cụ thể bằng văn bản cho bên B. Đây là một phần trong một hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá của Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang 4. Thẩm quyền ký kết hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá Người có thẩm quyền ký kế hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá cho công ty là đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc đại diện theo sự uỷ quyền. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân chính là người đứng đầu của pháp nhân ( hay còn gọi là đại diện đương nhiên, đại diện chính thức). Đại diện theo sự uỷ quyền là người được đại diện theo pháp luật uỷ quyền. Đại diện hợp pháp bao hàm cả đại diện theo pháp luật và cả đại diện theo sự uỷ quyền. Nhưng đại diện theo pháp luật khác đại diện theo uỷ quyền ở chỗ: đại diện theo pháp luật của pháp nhân có quyền đại diện cho pháp nhân trong tất cả các mối quan hệ còn đại diện theo uỷ quyền thì chỉ được đại diện trong những quan hệ nào được uỷ quyền. Người đại diện có trách nhiệm ràng buộc trong việc ký kết hợp đồng bao gồm: trách nhiệm tài sản, trách nhiệm hành chính và cả trách nhiệm hình sự để có thể ngăn chặn tiêu cực có thể sảy ra. Mặt khác, cũng có quy định trách nhiệm của người được uỷ quyền khi ký kết hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá trong trường hợp hành vi của họ có thể gây thiệt hại cho Nhà nước. 5. Giải quyết tranh chấp. Trong hoạt động kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào thì không thể tránh khỏi những tranh chấp, tranh chấp do khi một bên bị ảnh hưởng đến quyền lợi do bị tác động của các tình huống sảy ra mà không thể tránh khỏi. Quy tắc giải quyết tranh chấp của công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang cũng theo như các quy định về vận tải quốc tế .Trong hợp đồng vận tải hàng hoá quốc tế quy định về tranh chấp và giải quyết tranh chấp như sau: Trong trường hợp bất khả kháng vì một lý do nào đó (bão tố, chiến tranh, hoả hoạn, động đất…) mà hàng hoá bị hỏng hóc, mất mát, hay chậm trễ thì bên vận chuyển sẽ thông báo cho bên thuê vận chuyển bằng văn bản được biết. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Tất các tranh chấp nảy sinh trong khi thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết bằng thương lượng trên tinh thần xây dựn và hợp tác vì lợi ích chính đáng của mỗi bên, không bên nào được đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Trường hợp hai bên không giải quyết được thì chuyển đến toà kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hà nội là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những tranh chấp trong hợp đồng này. Và mọi tổn thất do bên thu kiện chịu Phần 3 Một số kiến nghị trong việc áp dụng hợp đồng vận tại quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO I. Một số kiến nghị về phía nhà nước 1. Chi phí làm hàng tại cảng (THC) Theo một số tin Việt Nam có thể thống nhất với các hãng tàu thuộc Hiệp hội Hiệp thương chủ tàu châu á (IADA) về việc sẽ áp dụng chi phí làm hàng tại cảng (THC) theo hướng có lộ trình cụ thể. Vì vậy, bản thân công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang hoạt động trong lĩnh vực vận tải quốc tế cũng cần có kiến nghị về phía Nhà nước để được bảo vệ quyền lợi *Về khái niệm, chi phí làm hàng tại cảng còn chưa thống nhất Theo hiệp hội Hiệp thương chủ tàu châu Á (IADA), THC là một bộ phận không thể tách rời của cước vận tải biển bao gồm các khoản chi phí để dịch chuyển đưa container từ kho bãi cảng xếp xuống tàu hoặc ngược lại và việc tách THC là nhằm minh bạch hóa các loại cước trong vận chuyển container quốc tế, không ảnh hưởng gì đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp Việt Nam lại cho rằng THC là khoản thu do các hãng tàu áp đặt ngòai cước vận chuyển container quốc tế và việc áp dụng THC tại Việt Nam sẽ khiến họ phải trả thêm một khoản chi phí mới. Tập quán thương mại hiện nay tại Việt Nam chủ yếu là mua CIF, bán FOB, người mua/bán hàng Việt Nam không có trách nhiệm thuê tàu và chỉ phải chịu trách nhiệm với hàng hóa tại kho bãi cảng đến (đối với người mua CIF) và cảng đi (đối với người bán FOB). Theo tập quán này, người mua CIF Việt Nam đã thanh toán hoàn toàn tiền hàng cho người bán nước ngoài, trong đó đã bao gồm các loại cước liên quan đến vận tải và người bán FOB Việt Nam đã thu tiền hàng của người mua nước ngoài, trong đó, không bao gồm các loại cước liên quan đến vận tải. Nghĩa là, đối với việc vận chuyển container, người mua CIF/bán FOB Việt Nam không có trách nhiệm phải thanh toán trực tiếp cước vận chuyển cho chủ tàu. Như vậy, việc các hãng tàu đòi thu THC đối với mỗi container từ các chủ hàng Việt Nam là hòan tòan không đúng và thực chất là thu thêm của nhà XNK Việt Nam một khỏan chi phí. Cũng đồng tình với quan điểm của các doanh nghiệp Việt nam, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam cho rằng, IADA thu THC của các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam là để nhằm bù đắp cho khoản chi phí mà hãng tàu phải trả tại cảng biển Việt Nam, và do các yếu tố thiếu minh bạch trong chi phí THC nên thực chất, đây là một việc làm nhằm tăng lợi nhuận vận tải của các hãng tàu. THC không phải là chi phí làm hàng trực tiếp tại các cảng mà chỉ là khỏan thu từ cước vận tải do hiệp hội các hãng tàu ấn định cho các hãng tàu thu của chủ hàng theo phương thức liên kết định giá và áp đặt cho một thị trường cụ thể. “Việc tách chi phí làm hàng tại cảng (THC) ra khỏi cước vận tải có nghĩa là chọn vận tải containerấtheo điều kiện Free-In-Out (FIO) như hàng bách hóa là không đúng và mâu thuẫn với tập quán vận tải container hóa. Bản thân các hàng tàu cũng không lý giải được điều này”. Như vậy, theo các cách hiểu trên thì với tập quán thương mại hiện nay tại Việt Nam, đối với việc vận chuyển container, nếu bị các hãng tàu thu thêm THC thì các nhà XNK Việt Nam sẽ phải trả 2 lần khỏan chi phí này, tính ra, hằng năm, họ sẽ phải mất đi từ 40 đến 80 triệu USD. Tóm lại, cho đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các nước khác, các nhà xuất nhập khẩu và các hãng tàu vẫn chưa có sự đồng thuận về khái niệm THC. Hơn nữa, tại Việt Nam, giá dịch vụ cảng biển do các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cảng biển quy định nên mức giá tại các cảng có khác nhau, do đó, việc chấp nhận hay không chấp nhận ấn định mức THC bao nhiêu là hợp lý thì chưa đủ cơ sở. *Các doanh nghiệp Việt Nam nên định hướng thế nào về vấn đề THC? Theo chúng tôi, trong thời điểm hiện nay chưa nên áp dụng THC tại Việt Nam. Việc áp dụng THC chỉ nên thực hiện khi việc đó không ảnh hưởng lớn đến lợi ích quốc gia nói chung và quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và phải hội đủ một số điều kiện sau: (1) phải thay đổi tập quán thương mại từ mua CIF bán FOB sang mua FOB bán CIF; (2) phải ký lại hợp đồng thương mại; (3) phải có sự đồng thuận giữa các bên (người bán, người mua, chủ tàu); (4) bản thân các nhà XNK Việt Nam phải có ý kiến chính thức về vấn đề này vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Trong trường hợp các bên có liên quan (gồm các chủ hàng Việt Nam, những người mua, người bán nước ngoài và các hãng tàu) thống nhất sẽ tách THC tại Việt Nam thì cần phải nghiên cứu đưa ra một lộ trình cụ thể, cân nhắc tách vào thời điểm nào cho phù hợp với điều kiện, tình hình và thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam và phải bảo đảm việc tách THC ra khỏi cước vận tải không làm tăng chi phí đối với các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam. Trước mắt, các doanh nghiệp Việt Nam cần từng bước thay đổi tập quán thương mại quốc tế trước đây chủ yếu là mua CIF, bán FOB. Để tránh phải trả hai lần chi phí trên bờ tại cảng thì các chủ hàng Việt Nam có thể thỏa thuận với người mua/ bán nước ngoài để hoặc là thanh tóan trực tiếp THC cho các nhà cung ứng dịch vụ tại cảng chứ không phải trả thông qua các Hãng tàu hoặc là phải thỏa thuận lại về giá mua và giá bán hàng hóa với đối tác nước ngoài để trừ đi khỏan THC ra khỏi cước vận tải container theo điều kiện CY-CY (từ bãi đến bãi) và điều chỉnh giảm giá mua hoặc tăng giá bán hàng hóa. *Một số đề xuất, kiến nghị Về thẩm quyền quyết định việc áp dụng THC: THC là vấn đề mới nảy sinh trong giao dịch thương mại và vận chuyển container quốc tế, vì vậy, tùy theo hợp đồng mua bán và điều kiện vận chuyển container, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các chủ hàng, người nhận hàng, trả hàng sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng có áp dụng hay không áp dụng THC theo yêu cầu của các hãng tàu. Trong việc này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần phải chủ động đàm phán với các hãng tàu. Do tập quán thương mại hiện nay tại Việt Nam là mua CIF, bán FOB, nên để tránh tranh chấp, chủ động đối phó với việc này, các doanh nghiệp cần thực hiện ngay việc ghi rõ điều khỏan ràng buộc về trách nhiệm người phải thanh toán THC khi ký hợp đồng mua/ bán hàng hóa, hợp đồng giao nhận, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, trong đó cần ghi rõ người mua, người bán nước ngoài phải trả khỏan tiền THC. Đây sẽ là một trong những cơ sở pháp lý để các chủ hàng Việt Nam đấu tranh không phải trả khoản chi phí này cho các hãng tàu khi các vấn đề liên quan đến THC còn chưa được quyết. Về việc tách THC ra khỏi giá cước vận tải, thời điểm áp dụng THC và mức thu THC tại Việt Nam: Chúng tôi cho rằng đến khi nào chưa thống nhất được cách lý giải về nội dung THC, tách THC ra khỏi giá cướcvận tải hay cộng thêm một khoản gọi là THC vào cước CY- CY hiện nay, thì chưa thể áp dụng THC tại Việt Nam. Cần nhanh chóng thành lập Hiệp hội các nhà gửi hàng (shippers council): Hiện nay, các nước trên thế giới đều có Hiệp hội chủ hàng để làm đối tác với các hãng tàu nhằm cùng xây dựng hình thành một biểu giá cước và phụ phí hợp lý cùng có lợi. Vì vậy, Bộ Thương mại cần chủ trì, phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) làm đầu mối cùng các đơn vị có liên quan nhanh chóng thành lập hiệp hội này. Hiệp hội này sau khi được thành lập sẽ trực tiếp bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia vào thương mại quốc tế, và trực tiếp đàm phán với Hiệp hội chủ tàu châu á.Trong khi chưa thành lập được Hiệp hội những người gửi hàng Việt Nam, đề nghị VCCI tiếp tục làm đầu mối, đàm phán với phía IADA về vấn đề THC. II. Một số kiến nghị về phía công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang, qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tôi thấy việc ký kế và thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá có nhiều thành tựu đáng kể. Song bên cạnh những thành tựu, việc ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá của công ty còn có một số vấn đề cần xem xét. Một số đề nghị mà tôi xin đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả công tác về hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hóa tại Công ty: - Thứ nhất, là những biện pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty. Để thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá vấn đề tài chính khá là quan trong. Để giải quyết vấn đề tạo vốn nhằm phục vụ việc kinh doanh và tăng khả năng hoàn thành công việc đúng thoả thuận, Công ty cần tiến hành một số biện pháp nhằm làm tăng vốn của Công ty trong thời gian tới như sau: + Tận dụng vốn của các bạn hàng, chủ hàng đối chiếu thanh toán kịp thời khi hoàn thành nhằm làm tăng vòng quay của vốn và không để nợ quá hạn thông qua các biện pháp “mềm, dẻo” + Xây dựng mối quan hệ bền vững, tốt đẹp với các tổ chức tín dụng để tranh thủ việc giúp vốn để tăng nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Thứ hai, trên cơ sở kiểm tra số, chủng loại, chất lượng, cơ cấu tài sản, vật tư, thiết bị, có kế hoạch điều động sắp xếo và đầu từ thích hợp trang thiết bị, dụng cụ quản lý phù hợp với tình hình thực tế để phát huy hiệu quả của đầu từ , tăng năng lực sản xuất Thứ ba, xây dựng một hệ thống chuyên trách về Marketing trong Công ty nhằm thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, xây dựng kế hoạch dự báo giá cả để có thể linh hoạt ứng biến kịp thời với sự biến động của thị trường. Trên thực tế nước tế mới trải qua gần 20 năm phát triển theo cơ chế thị trường, nhưng công tác Marketing đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà kinh doanh. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, dù ít nhiều cũng đã chú ý đến công tác này. Marketing tạo ra chất lượng, hiệu quả, giá cả, sự phục vụ phù hợp với yêu cầu thị trường. Công tác Marketing trong xây dựng cơ bản thường bao gồm các nội dung sau: + Thu thập thông tin về tình hình biến động giá cả thị trường để có biện pháp điề chỉnh giá cả của thị trường. Và đồng thời có thể tìm ra khách hàng cho hoạt động của công ty + Thu thập các thông tin về đối thủ cạnh tranh trong hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá để có biện pháp đề xuất, ứng phó kịp thời nhằm nâng cao khả năng của công ty Thứ tư, cần tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao trình độ của Công ty trên tất cả các mặt như: các vấn đề chuyên ngành, ngoại ngữ, pháp luật và kinh nghiệm thực tế. Mục tiêu đặt ra là phải có những cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết sâu sắc cũng như có khả năng phân tích tình hình chính xác tình hình thực tế trong và ngoài nước. Để nâng cao kiến thức pháp luật kinh doanh cho đội ngũ cán bộ Công ty có thể thực hiện các biện pháp sau: + Tổ chức đào tạo tại chỗ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên + Cử các cán bộ chuyên môn đi học nâng cao nghiệp vụ tài các trung tâm đào tạo như các trường Đại học, các vụ, viện… + Tham gia xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật tại Công ty. Và, để thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá một cách nhanh chóng hiệu quả, Công ty cần hoàn thiện các điều khoản hợp đồng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình, xây dưng điều khoản “mở” có tính linh động để có thể thích ứng với tình hình thực tế khi tiến hành đàm phán ký kết mà vẫn đúng pháp luật. Cuối cùng, những việc cần thiết khi ký hợp đồng – Phòng ngừa xảy ra vi phạm hoặc tranh chấp Hợp đồng phải được thủ trưởng đơn vị của hai bên ký tên và đóng dấu. Nếu vì một vài điều khoản mà hai bên chưa thống nhất thì ghi vào hợp đồng, mỗi bên vẫn còn bảo lưu quan điểm của mình, thì hai bên vẫn ký hợp đồng với các điều đã thống nhất, còn những điều chưa thống nhất nên ghi rõ vào hợp đồng ý kiến bảo lưu của hai bên báo cáo cho cơ quan chủ quản cấp trên xử lý. Trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp vận tải (Nhà nước và tập thể…) thường khoán vận chuyển cho từng đầu phương tiện (kể cả khoán cho đi khai thác hàng), nhiều chủ hàng hay ký trực tiếp với lái xe, chủ tàu…, không ký với đơn vị vận tải. Về nguyên tắc của hợp đồng là không đúng, nhưng quan trọng hơn là khi có tranh chấp xảy ra (như mất mát hàng hoá…) thì đơn vị vận tải chủ quản không chịu trách nhiệm giải quyết và cơ quan trọng tài cũng không xem xét, giải quyết được, do hợp đồng phảt hai pháp nhân ký với nhau. Vì vậy chủ hàng nên kiên quyết tránh kiểu ký hợp đồng trên. Lưu ý việc ký hợp đồng theo giấy giới thiệu cũng không đảm bảo nguyên tắc. Kết luận Trong những năm đầu thế kỷ 21, sự phát triển của nền kinh tế thế giới và các nước trong khu vực đã đặt ra cho chúng ta nhiều thử thách cũng như triển vọng mới. Vì thế chúng ta cần phát triển thương mại quốc tế theo xu hướng toàn cầu để nước ta có thể hoà nhập nhanh vào sự phát triển chung. Nền kinh tế còn nghèo thì việc hoà nhập nền kinh tế nước ta vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới là rất cần thiết. Nó sẽ tạo ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội để phát triển. Nhưng để có thể thực hiện việc này một cách nhanh chong thì việc đầu tiên chúng ta cần làm là hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế. Sự cải cách về pháp luật, đặc biệt là pháp luật về kinh tế. Sự cải cách pháp luật tạo ra một hệ thống pháp luật vững chắc chặt chẽ, tiến bộ sẽ tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể từ đó chúng ta có thể dễ dàng trong việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế cũng như nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Lĩnh vực vận tải quốc tế là một lĩnh vực quan trọng, liên quan đến rất nhiều ngành khác. Vì vậy việc củng cố và hoàn thiền hệ thống pháp luật về vận tải quốc tế là rất cần thiết. Bài viết này đã nghiên cứu tổng quan chế độ pháp lý về hợp đồng vận tải quốc tế như khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc ký kết, cách thức ký kết, cũng như các nội dung cần thoả thuận trong hợp đồng vận tải quốc tế khi ký kết. Trên cơ sơ phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng chế độ pháp lý đó tại công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang, bài viêt có một số kiến nghị góp phần cho việc sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về vận tải quốc tế. Do kiên thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian khảo sát thực tế chưa nhiều nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự góp ý của thầy cô giáo, bạn bè và mong ban lãnh đạo công ty Châu giang để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Danh mục tài liệu tham khảo 1. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật Luật Thương Mại 2005 số 36/2005/QH ngày 14 tháng 6 năm 2005 Luật Hải Quan 2005 số 42/2005/QH ngày 14 tháng 6 năm 2005 Luật Hàng Hải 2005 số 40/2005/QH ngày 14 tháng 6 năm 2005 Luật Dân Sự 2005 số 33/2005/QH ngày 14 tháng 6 năm 2005 Công Ước Brucxen 25/8/1924 Công ước quốc để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển Nghị định thư 1968 23/12/1968 Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển Nghị định thư bổ xung Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường ký tại Brexen 21/12/1979 Công ước Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hoá bằng đường biển ký tại Hamburg ngày 30/3/1978 Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận tải hàng không quốc tế ký kết tại Vacsava ngày 12 tháng 10 năm 1929 Nghị định thư sửa đổi Công ước Vacsava ký 28/9/1955 tại Hague Công ước bổ xung cho Công ước Vacsava, ký kết tại Guadalajara ngày 18/9/1961 Hiệp định Montreal 1966 sửa đổi về trách nhiệm giới hạn của Công ước Vacsava 1929 Công ước về hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường bộ quốc tế (CMR) ngày 2/7/1961 tại Giơnevơ Công ước về vận chuyển đường sắt quốc tế (COTIF) 1980 Hiệp định liên vận hàng hoá đường sắt quốc tế (SMGS) áp dụng ở các nước thuộc Liên xô cũ Công ước của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hoá bằng vận tải đa phương thức quốc tế 1980 Quy tắc UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phương thức 1/1/1992 2. Tài liệu tham khảo khác Giáo trình Luật Thương Mại quốc tế, Đồng chủ biên TS. Trần Thị Hoà Bình- TS. Trần Văn Nam Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Chủ biên PGS.TS Nguyễn Hồng Đàm Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005 Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang Bảng cân đối kế toán năm 2005 Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2005 Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang Điều lệ Công ty cổ phần MỤC LỤC Danh mục tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32000.doc
Tài liệu liên quan