Chuyên đề Mô hình phân tích ảnh hưởng của tỷ giá đến xuất nhập khẩu của Việt Nam

* Từ phân tích trên cho thấy chính sách tỷ giá hối doái không phải là chính sách duy nhất có tính quyết định đến cán cân thương mại. Do thực tế xuất, nhập khẩu của Việt Nam còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và các chính sách khác ngoài tỷ giá như các chính sách tín dụng, chính sách lãi suất cho vay, chính sách quản lý vốn và đầu tư v.v. và nguồn tiềm năng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tất nhiên các chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái cũng có ảnh hưởng nhưng không phải là chủ yếu và quyết định. Chính sách tỷ giá là công cụ vĩ mô của nhà nước để điều phối xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mô hình trên khẳng định ty giá hối đoái có tác động đến tình hình xuất, nhập khẩu điều đó cũng có nghĩa là chính sách phá giá VND có tác dụng nhất định đến cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên có nên sử dụng chính sách phá giá hay không để cải thiện cán cân thương mại (tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu) thì đó lại là cả một vấn đề lớn đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách bởi vì: chính sách tỷ giá có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách tài chính tiền tệ do vậy nếu không có sự phân phối tốt giữa các chính sách này với nhau thì việc phá giá nhất định sẽ gây ra sự hỗn loạn. Hơn nữa, phá giá sẽ làm nợ nước ngoài của chính phủ đắt hơn tính theo VND khiến ngân sách chính sách chính phủ thêm khó khăn, những doanh nghiệp vay ngoại tệ của ngân hàng để kinh doanh trên thị trường nội địa sẽ cũng bị thiệt hại do ngoại tệ lên giá so với VND.

doc55 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mô hình phân tích ảnh hưởng của tỷ giá đến xuất nhập khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước trên thế giới sử dụng phương pháp này là: Mỹ, Anh, úc, Ireland, New Zealeand. nội tệ = x ngoại tệ. Trong đó: Đồng j: đồng tiền nội tệ, còn gọi là đồng tiện yết giá Đồng i: đồng tiền ngoại tệ, còn gọi là đồng tiền yết giá Đồng i: đồng tiền ngoại tệ, còn gọi là đồng tiền định giá Phương pháp yết giá trực tiếp: là phương pháp lấy đồng tiền ngoại tệ làm đồng yết giá còn đồng nội tệ làm đồng định giá. Hầu các nước còn lại sử dụng phương pháp này. ngoại tệ = x nội tệ Theo điều 4, Nghị định số NĐ 63/1998 của Chính phủ Việt Nam thì: tỷ giá hối đoái là giá cả của 1 đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng tiền tệ của Việt Nam. Như vậy Việt Nam sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp. 2. Các loại tỷ giá Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái biểu hiện ở nhiều tên gọi khác nhau, bản chất kinh tế khác nhau. Điều đó không có gì ngạc nhiên bởi tỷ giá hối đoái ở các thị trường khác nhau thì phụ thuộc những đặc tính vốn có của những thị trường đó chi phối cũng như mục đích kinh doanh khác nhau. Ngoài ra tỷ giá hối đoái còn chịu sự chi phối, can thiệp của các lực lượng thị trường và Chính phủ. Tỷ giá hối đoái chính thức: là tỷ giá hối đoái do ngân hàng trung ương thông báo chính thức, nó phản ánh chính thức về giá trị của đồng nội tệ. Tỷ giá này là cơ sở cho các ngân hàng thương mại xác định tỷ giá kinh doanh và tính toán các quan hệ trao đổi như thuế xuất nhập khẩu, trả nợ nước ngoài. Tỷ giá hối đoái doanh nghĩa: là tỷ giá hối đoái được sử dụng hàng ngày trong các hoạt động giao dịch. Tỷ giá này chỉ phản ánh tỷ lệ trao đổi tuyệt đối giữa các đồng tiền mà không đề cập đến tương quan sức mua hàng hoá và dịch vụ giữa chúng. Tỷ giá hối đoái thực: là tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai đồng tiền được điều chỉnh bởi chỉ số giá cả giữa hai nước. Tỷ giá thực phản ánh tương quan sức mua hàng hoá và dịch vụ giữa chúng. EPPP = E. Pf/Ph. Trong đó: E: tỷ giá hối đoái danh nghĩa đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ. Pf: giá cả hàng hoá trung bình ở nước ngoài thông thương lấy chỉ số giá - CPI. Ph: giá cả hàng hoá trung bình ở trong nước thông thương lấy chỉ số giá - CPI. EPPP: tỷ giá hối đoái thực. Tỷ giá hối đoái trung bình danh nghĩa: là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi giá trị danh nghĩa của một đồng tiền đối với các đồng tiền khác mà nó có quan hệ thương mại. Tỷ giá hối đoái kinh doanh: là tỷ giá hối đoái do các ngân hàng thương mại công bố áp dụng trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tỷ giá này có hai loại: tỷ giá mua (Buying rate), tỷ giá bán (Selling rate). Các tỷ giá này có sự phân biệt giữa các hình thức tiền tệ. Tỷ giá hối đoái chéo: Về cơ bản đây là kỹ thuật tính toán các loại tỷ giá mà đồng tiền của nước đó chưa chuyển đổi trên thị trường ngoại hối quốc tế thông qua một đồng tiền khác làm trung gian. Bằng phương pháp này chúng ta có thể tính toán một cách trực tiếp các loại tỷ giá trao đổi cũng như dự đoán được xu hướng vận động của tỷ giá thông qua tương quan cung cầu ngoại tệ và hoạt động kinh doanh chênh lệch ngoại hối. Tỷ giá hối đoái xuất khẩu và nhập khẩu: là tỷ giá hối đoái dùng trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu để các nhà kinh doanh xuất, nhập khẩu tính toán tỷ giá sao cho có lợi nhất. Tỷ giá hối đoái thị trường tự do hay tỷ giá hối đoái" chợ đen": là tỷ giá hối đoái không chính thức hình thành trên thị trường tự do. Có thể nói những nghiên cứu đã chỉ rõ tỷ giá hối đoái thị trường tự do là tỷ giá hối đoái phản ánh sát thực quan hệ cung - cầu trên thị trường. 3. Các nhan tố tác động lên quá trình hình thành tỷ giá. Lạm phát: là nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái theo chênh lệch lạm phát. Lý thuyết ngang giá sức mua - PPP chỉ ra sự vận động trong trung, dài hạn của tỷ giá. Về cơ bản, nếu chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia (Việt Nam và Mỹ) tăng (giảm) thì tỷ giá hối đoái tăng (giảm) tương ứng với các yếu tố khác không đổi. Trong đó: là lạm phát của VND, USD. là tỷ giá kỳ vọng trong tương lai là tỷ giá hối đoái Lãi suất: là yếu tố tác động trực tiếp trên nhiều loại thị trường như: thị trường tiền tệ, thị trường vốn. Đặc biệt thị trường ngoại hối sẽ cân bằng khi các khoản tiền gửi của mỗi loại tiền đều có tỷ suất sinh lời kỳ vọng như nhau. Lý thuyết ngang bằng lãi suất (IRP - Interest rate rarity) đã chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái thông qua công thức: Trong đó: là lãi suất của USD, VND. Về cơ bản, nếu chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia (Việt Nam và Mỹ) tăng (giảm) thì tỷ giá hối đoái tăng (giảm) tương ứng với các yếu tố khác không đổi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tăng thì người dân có xu hướng thích dùng hàng ngoại hơn làm cho nhu cầu ngoại tệ tăng cao lúc đó tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng tăng tương đối. Nhưng tỷ giá tăng bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa như: sự can thiệp của các lực lượng thị trường và Chính phủ. Trạng thái của cán cân thanh toán: Nếu cán cân thanh toán của một nước thăng dư thì cầu ngoại tệ có xu hướng giảm so với cung nên tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Hiệu ứng "bầy đàn" - một biểu hiện của quy luật tâm lý: tỷ giá hối đoái có những bước đi ngẫu nhiên mà các quy luật kinh tế khó có thể nghiên cứu chính xác. Hiệu ứng "bầy đàn" tác động liên tục đến sự hình thành tỷ giá, nó tạo lên công cụ cho người dầu cơ ngoại tệ. Lòng tin của các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh ngoại tệ và người dân sẽ quyết định đến sự hình thành tỷ giá. 4. Các chế độ tỷ giá hối đoái Chế độ tỷ giá hối đoái cố định: là chế độ tỷ giá hối đoái theo đó ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái ở mức mà họ cho là phù hợp với các nền tảng cơ bản của nền kinh tế. Chế độ tỷ giá hối đoái hả nổi: là chế độ tỷ giá hối đoái theo đó ngân hàng trung ương không can thiệp vào thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái được xác định và vận động một cách tự do trên thị trường. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý: là chế độ tỷ giá hối đoái theo đó các lực lượng thị trường quyết định sự hình thành và vận động của tỷ giá hối đoái, đồng thời ngân hàng trưng ưong có can thiệp vào thị trường nhưng không làm thay đổi xu hướng vận động quá mức của tỷ giá. II. Lý thuyết về xuất khẩu, nhập khẩu. 1. Khái quát về xuất khẩu Xuất khẩu là những hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trong nước để bán ra nước ngoài, xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng. 1.1. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của xuất khẩu * Tầm quan trọng của xuất khẩu đố với quá phát triển kinh tế Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho xuất khẩu: Công nghiệp hoá đất nước đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn đẻ nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn khác nhau trong đó nguồn quan trọng nhất là từ sản xuất. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ của nhập khẩu. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại: thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất, đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá ở nước ta là phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Sự tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được nhìn nhận theo các hướng sau: * Xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà các nước khác cần. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. * Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi. * Xuất khẩu toạ ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước. * Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. * Xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn kỹ thuật, công nghiệp tiên tiến từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nước ta. Xuất khẩu tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân: trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. * Hạn chế và nhiệm vụ của xuất khẩu Hạn chế xuất khẩu của nước ta: Xuất khẩu Việt Nam mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng cả về kim ngạch và cơ cấu cũng như thị trường song còn nhiều vấn đề phải khắc phục. Có thể nêu ra một số nhận định như sau: * Tốc độ xuất khẩu tăng nhanh nhưng quy mô còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế. * Cơ cấu xuất khẩu thay đổi rất chậm, phần lớn xuất khẩu hàng hoá dạng nguyên liệu ở dạng sơ chế. chất lượng hàng hoá xuất khẩu của nước ta thấp nên khả năng cạnh trnah rất yếu. * Hàng xuất khẩu còn manh mún, chưa có mặt hàng xuất khẩu chủ lực. * Kim ngạch xuất khẩu thấp, nhưng lại có quá nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài chèn ép giá. Nhiệm vụ xuất khẩu: để khắc phục hiện trạng trên trước hết hoạt động xuất khẩu cần hướng vào thực hiện các nhiệm vụ sau: * Phải mở rộng thị trường, nguồn hàng và đối tác kinh doanh xuất khẩu nhằm tạo thành cao trào xuất khẩu, coi xuất khẩu là mũi nhọn đột phá cho sự giàu có. * Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước như đất đai, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, kỹ thuật - công nghệ chất xám, theo hướng khai thác lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh. * Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. 1.2 Quản lý xuất khẩu Việc quản lý xuất khẩu được thực hiện bằng cơ chế giấy phép xuất khẩu, hạn ngạch xuất khẩu và bằng các quy chế quản lý ngoại tệ. Không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi vì quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài dạng xuất khẩu . Nhà nước quản lý xuất khẩu bằng: Thủ tục hải quan - xuất khẩu hàng hoá, hạn ngạch xuất khẩu , quản lý ngoại tệ. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu có yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan, ở đây xin nêu ra một số yếu tố khái quát cơ bản: - Kỹ năng của lực lượgn sản xuất . - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội - Chính sách ngoại thương trong nước - Thị trường tiêu thụ nước ngoài - Môi trường pháp luật của Nhà nước can thiệp - Quan hệ ngoại thương giữa các nước với nhau - Chính sách ngoại thương của các nước nhập khẩu - Các xu hướng biến động của nền kinh tế thế giới 3. Khái quát về nhập khẩu 3.1 Vai trò và nhiệm vụ của nhập khẩu Nhập khẩu là những hàng hoá và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài được nhân dân trong nước mua vào, nhập khẩu là hoạt động của thương mại quốc tế. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp vào quyết định đến sản xuất và đời sống. Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại chưa sản xuất và các hàng hoá cho tiêu dùng mà trong nước không sản xuất ra được hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuấ trong nước sẽ không có lựoi bằng nhập khẩu. Làm được như vậy sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động, vốn, cơ sở vật chất, tài nguyên và khoa học kỹ thuật. Trong điều kiện nước ta hiện nay, vai trò và nhiệm vụ của nhập khẩu được thể hiện ở khía cạnh sau đây: * Thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước. * Bổ sug kịp thời những mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối ổn định, khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế. * Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất , tạo việc làm cho người lao động góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. * Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu tạo mội trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là nước nhập khẩu. 3.2 Quản lý nhập khẩu Mỗi quốc gia có đặc trưng riêng trong quản lý hoạt động nhập khẩu của mình. Một số nước tập trung vào công cụ thuế, nhưng nước khác lại quản lý nhập khẩu qua giấy phép, hạn, ngạch, ngoại tệ, phi thuế quan v.v.... Thông qua các công cụ trên nhằm mục đích là nhập khẩu phải đảm bảo phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân. Các nhà kinh doanh nhập khẩu phải hiểu được những chính sách quản lý nhập khẩu của Nhà nước. Đối với nwocs ta những chính sách quản lý nhập khẩu chủ yếu bao gồm: Thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, quản lý ngoại tệ, tỷ giá hối đoái. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nhập khẩu Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nhập khẩu có yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan, ở đây xin nêu ra một số yếu tố khái quát cơ bản: * Định hướng phát triển kinh tế - xã hội * Khả năng cung ứp của nước xuất khẩu * Chính sách ngoại thương trong nước * Sự biến động của thị trường nước ngoài * Năng lực của các chính sách xuất nhập khẩu * Các xu hướng biến động của nền kinh tế thế giới III - Mối quan hệ giữa tỉ giá và xuất khẩu, nhập khẩu 1. Khi tỷ giá tăng hay giảm giá nội tệ: Giảm giá nội tệ sẽ làm cho giá hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng lên tức là cùng với một khoản tiền như trước người tiêu dùng trong nước mua được ít hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu hơn vì vậy người tiêu dùng có xu hướng hạn chế mua hàng nhập khẩu, khiến cho hàng nhập khẩu bị ế thừa. Như vậy nhập khẩu bị hạn chế. Ngược lại, giảm giá nội tệ sẽ có lợi cho xuất khẩu vì nhà xuất khẩu sẽ ảnh hưởng lợi qua chênh nội tệ do số lượng nọi tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ tăng. Như vậy xuất khẩu sẽ tăng lên. 2. Khi tỷ giá giảm hay tăng giá nội tệ: Khi tăng giá nội tệ thì người tiêu dùng nước ngoài ( người nhập khẩu ) cũng với một khoản tiền như trước sẽ mua được ít hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu của ta hơn tức là giá hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu tính bằng ngoại tệ tăng lên, người tiêu dùng nước ngoài có xu hwosng hạn chế mua hàng xuất khẩu của ta, khiến cho hàng xuất khẩu bị ế thừa. Như vậy xuất khẩu bị hạn chế. Ngượclại, tăng giá nội tệ sẽ làm cho nhập khẩu tăng lên vì người tiêu dùng trong nước thấy hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu rẻ hơn trước. Tóm lại, kim ngạch xuất khẩu có quan hệ cùng chiều với tỷ giá hối đoái và kim ngạch nhập khẩu có quan hệ nghịch với tỉ giá hối đoái. Ngoài ra, với việc sử dụng mô hình hệ số co giãn thì lỹ thuyết nói rằng với một nền kinh tế ở vị trí có cán cân vãng lai cân bằng, khi tỉ giá hối đoái tăng ( đồng nội tệ giảm ) sẽ có tác động làm cải thiện cán cân vãng lai nếu điều kiện Marshall-Lerner thoả mãn nghĩa là tổng các hệ số co giãn của xuất khẩu và hệ số co giãn của nhập khẩu theo tỷ giá hối đoái có giá trị lớn hơn một. Dây là một kết luận khá quan trọng để đánh giác tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến tình hình cán cân vãng lai thông qua việc phân tích ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái đến tình hình xuất, nhập khẩu. Chương II Mô hình lý thuyết phân tích sự ảnh hưởng của tỷ giá đến xuất nhập khẩu I- Đề xuất dạng hàm lý thuyết Xuất phát từ cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, dự kiến hàm xuất khẩu và hàm nhập khẩu lý thuyết có dạng: Các biến: EX: Giá trị xuất khẩu GDP: Thu nhập quốc dân. Pb: Chỉ số giá tiêu dùng trong nước. Pex: Chỉ số giá xuất khẩu. Er: Tỷ giá hối đoái thực. IM: Giá trị nhập khẩu. Pim: Chỉ số giá nhập khẩu. Trong đó: Các biến nội sinh (biến được giải thích): Đó là cácbiến mà về bản chất chúng phản ánh, thể hiện trực tiếp sự kiện, hiện tượng kinh tế và giá trị của chúng phụ thuộc vào giá trị của các biến khác có trong mô hình. Trong mô hình trên thì biến nội sinh bao gồm: EX, IM. Các biến ngoại sinh (biến giải thích): Đó là các biến độc lập với các biến khác trong mô hình, giá trị của chúng được xem là tồn tại bên ngoài mô hình. Trong mô hình trên thì biến ngoại sinh bao gồm: GDP, Pd, Er, Pim, Pex. Biến ngoại sinh bao gồm cả các biến trễ. 1. Hàm xuất khẩu lý thuyết EX = EX (GDP, Pd, Pex, Er) Tức là ta có: X = (x1, x2, x3,...,xn): Véc tơ biến ngoại sinh. Hệ số co giãn riêng của biến y theo biến tại X, ký hiệu là được định nghĩa như sau: Gọi sự thay đổi của y là yi khi xi thay đổi một lượng xi, ta có yi/y và xi/x là tỷ lệ thay đổi tương đối của y và xi (tỷ lệ % thay đổi 1%, chuyển qua giới hạn khi ta có công thức: Để đo tỷ lệ của sự thay đổi tương đối (%) của biến nội sinh với sự thay đổi tương đối của tất cả các biến ngoại sinh, người ta dùng hệ số co giãn toàn phần. Nếu y, x>0 khi đó hệ số co giãn riêng có thể tính theo công thức: 2. ý nghĩa kinh tế. * Hệ số co giãn riêng cho biết tại X xác định (cụ thể), khi biến xi thay đổi 1% còn các biến khác không đổi thì y thay đổi bao nhiêu %. Nếu thì xi, y thay đổi cùng hướng, ngược lại thì xi, y thay đổi ngược hướng. * Hệ số co giãn toàn phần cho biết tại X, khi tất cả các biến xi thay đổi 1% thì y thay đổi bao nhiêu %. Xu hướng thay đổi của y phụ thuộc vào dấu và độ lớn của các hệ số co giãn riêng Nói chung hệ số co giãn của y (riêng hoặc toàn phần) phụ thuộc vào điểm chúng ta tính (điểm tức là phụ thuộc các biến ngoại sinh. III -Phân tích mô hình lý thuyết. Với mô hình. Ta có một số phân tích dựa trên kết quả ước lượng mô hình với số liệu thực. 1. Kỳ vọng về dấu đối với các hệ số của phương trình ước lượng. Theo lý thuyết thì kỳ vọng về dấu của các hệ số của phương trình hồi quy hàm xuất khẩu sẽ là: và kim ngạch xuất khẩu dự kiến có quan hệ cùng chiều với thu nhập quốc dân, chỉ số giá xuất khẩu và tỷ giá hối đoái. Còn dự kiến quan hệ với chỉ số giá tiêu dùng trong nước (Pd) là quan hệ nghịch (a2<0). * tức là nhập khẩu có quan hệ nghịch với chỉ số giá tiêu dùng trong nước, chỉ số giá nhập khẩu và tỷ giá hối đoái quan hệ thuận với thu nhập quốc dân (b1>0). 2. ý nghĩa kinh tế. Theo công thức tính hệ số co giãn vì các biến đều là dương nên công thức tính hệ số co giãn là: Như vậy: : Lần lượt cho biết khi GDP, Pex, Er tăng (giảm) 1% thì EX tăng (giảm), a1, a3, a4 %. . Cho biết khi Pd tăng (giảm) 1% thì EX giảm (tăng) a2 %). Lần lượt cho biết khi Pd, Pim, Er tăng (giảm) 1% thì IM giảm (tăng), b1, b2, b4 , %. Cho biết khi GDP tăng (giảm) 1% thì IM tăng (giảm) b3 %. Chương III Mô hình phân tích ảnh hưởng của tỷ giá đến xuất nhập khẩu của Việt Nam I - Bức tranh tỷ giá hối đoái và xuất, nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1992 - 2002. Trước khi đo vào tính toán chi tiết mô hình hồi quy trên, việc xem xét quá trình vận động của tỷ giá và hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua là cần thiết, cho phép chúng ta có được bức tranh ban đầu về mối quan hệ giữa chúng. Bảng dưới đây cho thấy sự vận động của tỷ giá và hoạt động xuất, nhập khẩu. Bảng 1: Tốc độ tăng của một số chỉ tiêu, thời kỳ 1992 - 2002 (%) Nguồn: Thời báo Kinh tế 2003 - 2004 Năm GDP Xuất khẩu Nhập khẩu Tỷ giá thực 1992 8.7 23.7 8.7 -36.8 1993 0.08 15.7 54.4 -4.6 1994 8.83 35.8 48.5 -11.1 1995 9.54 34.4 40 -11.8 1996 9.34 33.2 36.6 -3.1 1997 8.15 26.6 4 10.2 1998 5.76 1.9 -0.8 0.3 1999 4.77 23.3 2.1 0.9 2000 6.79 25.5 33.2 4.2 2001 6.89 3.8 3.4 2.3 2002 7.04 11.2 21.7 2.53 1- Xuất khẩu. Bảng 2: Tốc độ tăng xuất khẩu (XK), thời kỳ 1992 -2002 (%) Nguồn: Thời báo kinh tế 2003 -2004 Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 XK 23.7 15.7 35.8 34.4 33.2 26.6 1.9 23.3 25.5 3.8 11.2 Xem bảng 2 ta thấy xuất khẩu của nước ta đạt mức tăng khá cao, năm 1992 đạt 23,7% năm 1993 đạt 15,7% so với năm 1991 là -13,2%. Sở dĩ xuất khẩu có sự phục hồi nhanh như vậy là vì sau khi thị trường xuất khẩu truyền thống ở Đông Âu hầu như không còn nữa (Liên Xô cũ sụp đổ) Nhà nước ta đã có những thay đổi kịp thời về mặt chính sách quan hệ thương mại quốc tế. Vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu phục hồi rất nhanh, cao nhất vào năm 1994 với tăng là 35.8% và liên tục tăng ở mức cao trong ba năm tiếp theo 34.4% (1995); 33.2% (1996) và 26.6% (1997). Điều này phần nào giải thích cho việc tốc độ tăng GDP của nước ta trong ba năm đó cao nhất trong thời kỳ này, năm 1994 là 8.83%; 1995 là 9.54%; 1996 là 9.34%. Có hai yếu tố chính giải thích cho sự tăng trưởng ổn định của xuất khẩu trong thời gian này là: thứ nhất, năng suất lao động tăng. Thứ hai, dòng đầu tư nước ngoài kích thích tăng trưởng kinh tế và gia tăng xuất khẩu. Đến năm 1997 dấu hiệu xuất khẩu sụt giảm bắt đầu xuất hiện và quả thật ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á (1997) mặc dù nước ta không bị ảnh hưởng trực tiếp và lớn như một số nước trong khu vực (Thái Lan; Inđônêxia; Malaisia) tuy nhiên hiệu ứng khủng hoảng sau đó đã làm cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta giảm xuống một cách kinh khủng 1,9% (1998) (giảm 24,7% so với năm trước) và tất nhiên là GDP cũng sụt giảm đáng kể, tốc độ chỉ còn 5.76% vào năm 1998 và 4,77% (mức thấp nhất trong thời kỳ này) vào năm 1999. Sau đó với nhiều sự điều chỉnh chính sách vĩ mô trong đó có chính sách phá giá đồng nội tệ (tỷ giá hối đoái tăng) thì tình hình xuất khẩu được cải thiện đáng kể năm 1999 tăng 23,3%; năm 2000 là 25%. Tuy nhiên sau đó thì tình hình xuất khẩu lại xấu đi rõ rệt nguyên nhân chính là do sự tăng trưởng kinh tế thế giới có phần chậm lại cùng với tình chính trị bất ổn ở một số khu vực là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam mà điển hình là Mỹ (vụ khủng bố lịch sử ngày 11/9/2001 vào toà nhà trung tâm thương mại thế giới- WTO) tốc độ tăng chỉ là 3,8 % (2001) và 11.2 % (2002). Như vậy có thấy là tình hình hoạt động xuất khẩu của nước ta trong thời kỳ 1992 - 2002 có nhiều biến động và phụ thuộc vào nhiều tình hình kinh tế chính trong trong khu vực cũng như chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước tuy nhiên nhìn chung thì kim ngạch xuất khẩu trung bình vẫn đạt mức khá cao (21,273%/năm). 2- Nhập khẩu. Bảng 3: Tốc độ tăng nhập khẩu (NK), thời kỳ 1992 -2002 9%) Nguồn: Thời báo kinh tế 2003 - 2004 Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 XK 8,7 54,4 48,5 40 36,6 4 -0,8 2,1 33,2 3,4 21,7 Từ bảng số liệu trên có thể thấy tình hình nhập khẩu của nước ta biến động không đều. Kết quả tốc độ tăng 8,7% vào năm 1992 cho thấy sự phục hồi của kim ngạch nhập khẩu sau sự sụt giảm lớn vào năm 1991 (-15,1%) mà nguyên nhân chính là sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu - là các nước chủ yếu mà nước ta nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư... Sau đó nhờ có sự điều chỉnh chính sách đúng đắn và định hướng nhập khẩu đa dạng cũng như đầu tư nước ngoài ngoài tăng mạnh mà kim ngạch nhập khẩu của nước ta đã tăng vọt vào bốn năm tiếp theo: 54,4% (1993); 48,5% (1994); 40% (1995) và 36,6% (1996). Ba năm tiếp theo do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á (1997) một loạt các đồng tiền trong khu vực mất giá nghiêm trọng và sau đó cùng với sự chủ động phá giá đồng nội tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam đã hạn chế phần nào hoạt động nhập khẩu (các nước trong khu vực hạn chế xuất khẩu), năm 1997 tốc độ tăng nhập khẩu chỉ còn là 4%, năm 1998 nhập khẩu giảm 0,8% (tăng -0,8%) và năm 1999 là 2,1%. Các năm tiếp theo thì nhập khẩu lại tăng dần và khá cao, năm 2000 là 33,2%; năm 2002 là 21,7% và ước tính năm 2003 đạt mức 26,7%, chỉ ngoại trừ năm 2001 phần nào do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị bất ổn của thế giới mà tốc độ tăng xuất khẩu đạt 3,4%. 3- Tỷ giá hối đoái. Bảng 4: Tốc đột tăng tỷ giá thực (T giá), thời kỳ 1992 -2002 Nguồn: Thời báo kinh tế 2003 -2004 Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tgiá -36,8 -4,6 -11,1 -11,8 -3,1 10,2 0,3 0,9 4,2 2,3 5,23 Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy được giai đoạn 1992 - 1996 là giai đoạn mà tỷ giá hối đoái thực giảm liên tục (Giá trị VNĐ tăng) và cao nhất vào năm 1992 (-36.6%). Giai đoạn sau đó tỷ giá hối đoái thực lại liên tục tăng (giá trị VNĐ xuống giá), với các mức độ không đều. Sự biến động này có cả nguyên nhân chủ quan - chiến lược điều hành tỷ giá hối doái của chính phủ và nguyên nhân khách quan - sự biến động của tình hình khu vực và thế giới. Sự biến động có quy luật này gợi ý cho chúng ta một điều thú vị là liệu sự biến động như vậy có tác động gì đến tình hình cán cân thương mại không? Nếu có thì mức độ tác động đến đâu? II - Phân tích mối quan hệ tỷ giá hối đoái và xuất, nhập khẩu qua việc xem xét số liệu. 1. Mối quan hệ giữa tỷ giá với xuất khẩu qua phân tích số liệu. Bảng 4: Tốc độ tăng xuất khẩu và tỷ giá thực, thời kỳ 1992 - 2002 (%) NGuồn: Thời báo kinh tế 2003 -2004 Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 XK 23.7 15.7 35.8 34.4 33.2 26.6 1.9 23.3 25.5 3.8 11.2 T giá -36,8 -4,6 -11,1 -11,8 -3,1 10,2 0,3 0,9 4,2 2,3 5,23 Nếu nhìn vào hai chuỗi số liệu năm của tỷ giá và xuất khẩu khó có thể thấy rõ mối tương quan giữa hai biến số. Chiều hướng thay đổi cảu hai biến số đó trong 11 năm từ 1992 - 2002 không thể hiện rõ mối tương quan giữa chúng. VNĐ xuống giá vào năm 1991 (+21.1%) khi chính phủ chịu sức ép giá VNĐ rất lớn nhằm khắc phục tình trạng cán cân thanh toán đang xấu đi và nguồn dự trữ ngoại tệ bị cạn kiệt. Mặc dù phá giá VND nhưng xuất khẩu của Việt Nam trong năm đó không tăng lên mà lại giảm 13.2% có lẽ là do yếu tố khác chứ không phải là tỷ giá hối đoái giải thích cho việc xuất khẩu tăng này (ở đây có lẽ là do yếu tố thị trường Đông Âu - thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam sụp đổ). Mặc dù trong giai đoạn 1992 -1996, tỷ giá thực lên giá liên tục nhưng xuất khẩu lại tăng liền trong năm năm với mức tăng trưởng 23,7%, 15.7%, 35.8%, 34.4%, 33.2%. Như đã nói ở phần trên có hai yếu tố chính giải thích co sự tăng trưởng ổn định của xuất khẩu trong thời gian này là: Năng suất lao động, dòng đầu tư nước ngoài kích thích tăng trưởng kinh tế và gia tăng xuất khẩu. Hai yếu tố này đã bù đắp cho sự tác động tiêu cực của việc lên giá tỷ giá thực. Sau khủng hoảng tài chính Châu Âu năm 1997, ngân hàng nhà nước Việt Nam chủ động phá giá VND nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của việc phá giá các đồng tiền trong khu vực. Đặc điểm của đợt phá giá này mức độ phá giá thấp và tiến hành theo nhiều bước dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Mức độ phá giá mạnh nhất là 5% vào năm 1997 và 7% năm 1998. Tuy xuất khẩu có tăng vào giai đoạn này nhưng không có nghĩa là xuất khẩu tăng tỷ lệ với mức tăng của tỷ giá, vào năm 1997 là 26.6% năm 1998 là 1.9%, 1999 là 23.3%. Như vậy ta có thể thấy rằng mặc dù quá trình xuống giá của tỷ giá thực đi kèm với tăng trưởng xuất khẩu nhưng điều này không có nghĩa là thành công của xuất khẩu hoàn toàn do tỷ giá quyết định, vì ngoàiy yếu tố tỷ giá còn có các yếu tố khác tác động như việc bỡ dỏ giấy phép xuất khẩu, sự phục hồi kinh tế của các nước Đông âu cũng như những thị trường quan trọng của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu của EU tăng lên v.v. Chính xác hơn, có thể nói rằng cùng với các yếu tố khác sự xuống giá của VND có thể đã đóng góp một phần vào tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. 2- Mối quan hệ giữa tỷ giá với nhập khẩu qua phân tích số liệu. Bảng 5: Tốc độ tăng xuất khẩu và tỷ giá thực, thời kỳ 1992 - 2002 Nguồn: Thời báo kinh tế 2003 -2004 Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 XK 8,7 54,4 48,5 40 36,6 4 -0,8 2,1 33,2 3,4 21,7 Tgiá -36,8 -4,6 -11,1 -11,8 -3,1 10,2 0,3 0,9 4,2 2,3 5,23 Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể có một số nhận định về mối quan hệ giữa tỷ giá thực và nhập khẩu như sau: Giai đoạn từ năm 1992 - 1996 tỷ giá thực liên tục giảm với những mức độ khác nhau không tuân theo một quy luật nào cả và nhập khẩu thì liên tục tăng với mức độ cao ngoại trừ năm 1992 tăng chỉ 8.7% - mức thấp nhất trong giai đoạn này, điều này có thể giải thích là do thị trường nhập khẩu chính là Đông Âu vừa sụp đổ còn các năm khác đều đạt mức độ tăng rất cao, điều này phản ánh mối quan hệ tương quan mà phần lý thuyết đã chỉ ra những nhập khẩu tăng không chỉ do tác động của việc tỷ giá thực giảm mà một phần quan trọng là do dòng đầu tư nước ngoài - phần lớn mang ý nghĩa nhập khẩu tăng mạnh trong giai đoạn này. Giai đoạn 1997 -2002 tỷ giá thực tăng tuy nhiên thì nhập khẩu vẫn tăng ngoại trừ năm 1998 giảm 0.8%. Điều này càng khẳng định rằng không chỉ có yếu tố tỷ giá tác động đến nhập khẩu mà còn nhiều yếu tố khác nữa và có thể nó đã làm mờ đi ảnh hưởng của tỷ giá đến nhập khẩu và số liệu năm đã không cho ta thấy được ảnh hưởng này. Nhưng dù sao thì ta vẫn có thể khẳng định rằng tỷ giá là một trong những yếu tố tác động đến nhập khẩu và câu hỏi đặt ra là mức độ ảnh hưởng của nó đến đâu, làm thế nào để đo được mức độ ảnh hưởng đó. Sự biến động của hai chuỗi số liệu được minh hoạ trên đồ thị sau: 3. Nhận định chung qua việc phân tích số liệu. Tóm lại, qua việc xem xét động thái của tỷ giá thực, xuất khẩu và nhập khẩu trong giai đoạn 1992 - 2002 có thể có một số nhận định sau: thứ nhất, không có mối tương quan rõ ràng giữa biến tỷ giá và biến xuất khẩu, nhập khẩu qua ba chuỗi số liệu năm. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng không có quan hệ gì với nhau, mà đúng hơn nó gợi ý rằng có thể có những yếu tố khác che lấp quan hệ thực sự giữa chúng. Thứ hai, tỷ giá là một biến số rất động, không tĩnh, do vậy số liệu năm không phản ánh tốt nhất động thái của tỷ giá theo thời gian và số liệu quý có thể khắc phục được nhược điểm này. III. Thu nhập và xử lý số liệu. Bộ số liệu 1992 - 2002 về các biến được sử dụng trong mô hình phân tích được thu thập từ thực tế thông qua các niên giám hàng năm cũng như qua các sách báo và có những biến được thu thập theo quý, có những biến được thu thập theo năm và có thể theo giá hiện hành hoặc giá so sánh. Tất cả các biến sử dụng trong mô hình đều được tính theo logrit cơ số tự nhiên và đều được quy đổi về năm gốc. Do giới hạn về nhiều mặt nên những chuỗi số liệu thu thập theo năm được nội suy thành các chuỗi số liệu quý (phương pháp nội suy toàn phương được sử dụng ở đây là các tác giả - PGS.TS. Nguyễn Khắc Minh - Khoa Toán Kinh tế - ĐHKTQD để đảm bảo về mặt quan sát cho việc ước lượng mô hình. IV - mô hình kinh tế lượng về sự phụ thuộc của xuất, nhập khẩu vào tỷ giá và một số yếu tố khác. Trước khi thực hiện ước lượng các phương trình: Bẳng kiểm định nghiệm đơn vị đối với các biến và thấy các biến đều là các chuỗi dừng sai phân (dừng xu thế). Các bảng kiểm định ở phần phụ lục. Sau khi kiểm tra, thử nghiệm, chắt lọ dạng phương và tiến hành khắc phục các khuyết tạt của mô hình thì cuối cùng ta có thể được hai mô hình tốt nhất có thể. Bảng ước lượng và các bảng kiểm định ở phần phụ lục. 1. Ước lượng mô hình trên bộ số liệu thu thập được. Trong hai mô hình ước lượng trên bộ số liệu quý có những kết quả về dấu của các hệ số của các biến là không giải thích được về mặt kinh tế nhưng không thể phủ nhận sự có mặt của chúng trong mô hình qua việc kiểm định hệ số với mức ý nghĩa 5%, mặt khác sự có mặt của chúng giúp cho phép ta khắc phục được một số khuyết tật của mô hình. Mô hình xuất khẩu. Mô hình nhập khẩu. 2. Phân tích mô hình Mô hình xuất khẩu. * Kỳ vọng về dấu đối với các hệ số của phương trình ước lượng. Theo kết quả ước ở phương trình (1) thì dấu của các hệ số ước lượng. : Dấu cả hệ số GDP dương phù hợp với lý thuyết kinh tế khi thu nhập quốc dân tăng thì xuất khẩu cũng tăng. a2=0.999>0: Dấu cảu hệ số Pd dương không phù hợp với lý thuyết kinh tế, điều này có thể là do chính phủ Việt Nam có những chính sách cải thiện cán cân thương mại sau nhiều năm nhập siêu vì vậy mà khuyến khích xuất khẩu nên mặc dù gía cả tiêu dùng trong nước tăng nhưng xuất khẩu vẫn gia tăng. a3=2.31>0: Dấu của hệ số Pex dương phù hợp với lý thuyết kinh tế, khi chỉ số giá xuất khẩu tăng thì xuất khẩu cũng tăng. a0=0.26>0: Dấu của Er dương hoàn toàn phù hợp với lý thuyết kinh tế, khi tỷ giá hối đoái thực tăng (đồng VNĐ mất giá) thì xuất khẩu tăng. * ý nghĩa kinh tế. Theo công thức tính hệ số co giãn về các biến đều là dương nên công thức tính hệ số co giãn là: . Như vậy: cho chúng ta biết khi GDP tăng (giảm) 1% thì EX tăng (giảm) 2.036%. : Cho chúng ta khi biết Pex tăng (giảm)1% thì EX tăng (giảm) 2.31%. =0.999; Cho chúng ta biết khi Er tăng (giảm) 1% thì EX tăng(giảm) 0.999%. : Cho chúng ta biết khi Er tăng (giảm) 1% thì EX tăng (giảm) 0.26%. Có nghĩa là khi VND giảm (tăng) giá 1% thì EX tăng (giảm) 0.26%. Mô hình nhập khẩu. * Kỳ vọng về dấu đối với các hệ số của phương trình ước lượng. b1=-0.178<0: Dấu của hệ số Er âm phù hợp với lý thuyết kinh tế với ý nghĩa khi tỷ giá thực tăng (giảm) thì nhập khẩu giảm (tăng). b2=0.637>0:Dấu của hệ số GDP dương phù hợp với lý thuyết kinh tế, khi thu nhập quốc dân tăng (giảm) thì nhập khẩu tăng (giảm). b3, b4: Dấu của hệ số IM (1-) và IM (2-) đổi dấu khi trễ tăng thực chất không có nhiều ý nghĩa kinh tế vì hai biến này được đưa vào mô hình nhằm phục một số khuyết tật củamô hình. * ý nghĩa kinh tế. cho biết khi GDP tăng (giảm) 1% thì IM tăng (giảm 0.637%. =1.253: Cho biết khi IM (-1) (nhập khẩu của quý trước) tăng (giảm) 1% thì IM tăng (giảm) 1.253%. Cho biết khi IM (-2) (nhập khẩu của 2 quý trước) tăng (giảm) 1% thì IM giảm (tăng) 0.566%. Điều này không thực sự có ý nghĩa kinh tế tuy nhiên kiểm định hệ cho thấy nó khác không với mức ý nghĩa rất nhỏ. Cho chúng ta bíêt khi Er tăng (giảm) 1% thì IM giảm (tăng) 0.178 %. Có nghĩa là khi VND giảm (tăng) giá 1%thì In tăng (giảm) 0.178%. kết luận Từ hai phương trình ước lượng (1),(2) với ý nghĩa của các hệ số cùng với mục đích nghiên cứu của chuyên đề ta rút ra được một số kết luận sau: * : Cho chúng ta biết khi Er tăng (giảm0 1% thì EX tăng(giảm) 0.26%. Có nghĩa là khi VND giảm (tăng) giá 1% thì EX tăng (giảm) 0.26%. * Cho chúng ta biết khi Er tăng (giảm) 1% thì IM giảm (tăng) 0.178%. Có nghĩa khi VND giảm (tăng) giá 1% thì IM tăng (giảm) 0.178%. * Ngoài ra với việc sử dụng mô hình hệ số co giãn thì lý thuyết nói rằng với một nền kinh tế ở vị trí có cán cân vãng lai cân bằng, khi tỷ giá hối đoái tăng (đồng nội tệ giảm) sẽ có tác dụng làm cải thiện cán cân vãng lai nếu điều kiện Marshall - Lenrnet thoả mãn, nghĩa là tổng các hệ số co giãn của xuất khẩu và hệ số co giãn của nhập khẩu theo tỷ giá hối đoái có gia trị lớn hơn 1 tức là . Theo trên thì: . Như vậy điều kiện Marshall - Lerner không thoả mãn đối với nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 1992 -2002. Nghĩa là theo kết quả ước lượng mô hình thì chính sách giảm VND không có tác dụng cải thiện cán cân vãng lai Việt Nam trong thời kỳ 1992 -2002. Kết luận trên phần nào phù hợp với tình hình tỷ giá, xuất, nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1997 - 2002 vì trong giai đoạn này chính phủ điều chỉnh tỷ giá nhiều lần làm giảm giá VND tương ứng xuất khẩu có tăng liên tục nhưng tốc độ không đều, nhập khẩu có giảm nhưng đều ở mức nhỏ vì vậy không tránh khỏi tình trạng nhập siêu, và kết quả vẫn là thâm hụt cán cân vãng lai. * Từ phân tích trên cho thấy chính sách tỷ giá hối doái không phải là chính sách duy nhất có tính quyết định đến cán cân thương mại. Do thực tế xuất, nhập khẩu của Việt Nam còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và các chính sách khác ngoài tỷ giá như các chính sách tín dụng, chính sách lãi suất cho vay, chính sách quản lý vốn và đầu tư v.v... và nguồn tiềm năng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tất nhiên các chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái cũng có ảnh hưởng nhưng không phải là chủ yếu và quyết định. Chính sách tỷ giá là công cụ vĩ mô của nhà nước để điều phối xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mô hình trên khẳng định ty giá hối đoái có tác động đến tình hình xuất, nhập khẩu điều đó cũng có nghĩa là chính sách phá giá VND có tác dụng nhất định đến cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên có nên sử dụng chính sách phá giá hay không để cải thiện cán cân thương mại (tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu) thì đó lại là cả một vấn đề lớn đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách bởi vì: chính sách tỷ giá có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách tài chính tiền tệ do vậy nếu không có sự phân phối tốt giữa các chính sách này với nhau thì việc phá giá nhất định sẽ gây ra sự hỗn loạn. Hơn nữa, phá giá sẽ làm nợ nước ngoài của chính phủ đắt hơn tính theo VND khiến ngân sách chính sách chính phủ thêm khó khăn, những doanh nghiệp vay ngoại tệ của ngân hàng để kinh doanh trên thị trường nội địa sẽ cũng bị thiệt hại do ngoại tệ lên giá so với VND. Bảng phụ lục * Sử dụng phương pháp OLS (bình phương nhỏ nhất) ước lượng phương trình (1) ta có kết quả ở bảng sau. Với mức ý nghĩa 5%. Dependent Variable: LOG (EX) Method: Least Squares Sample: 1992: 1 2001:4 Included observations: 40 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob LOG (ER) 0.259981 0.107619 2.415748 0.0211 LOG (GDP) 2.036072 0.122159 16.66736 0.000 LOG (PD) -0.999945 0.337480 -2.962971 0.0054 LOG (PEX) 2.310428 0.597985 3.863687 0.0005 C -20.36479 2.367671 -8.601190 0.000 R-squared 0.995334 Mean dependent var 10.00471 Adjusted R - squared 0.994801 S.D.dependent var 0.426849 S.E.of regression 0.030777 Akaike info criterion -4.007649 Sum squared resid 0.033152 Schwarz criterion -3.796539 Log likelihood 85.15298 F-statistic 1866.712 Durbin - Watson stat 0.648921 Prob (F_statistic) 0.00000 Kiểm định cho ta thấy các hệ số của phương trình ước lượng đều có ý nghĩa (khác không). - Kiểm định White cho thấy MH (1) chưa khắc phục được hiện tượng phương sia thay đổi. White Heteroskedasticity Test: Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob LOG (ER) 0.259981 0.107619 2.415748 0.0211 LOG (GDP) 2.036072 0.122159 16.66736 0.000 LOG (PD) -0.999945 0.337480 -2.962971 0.0054 LOG (PEX) 2.310428 0.597985 3.863687 0.0005 C -20.36479 2.367671 -8.601190 0.000 F-statistic 4.928798 Probability 0.000540 Obs*R-squared 22.39396 Probability 0.004236 - Kiểm định BG cho thấy MH (1) chưa khắc phục được hiện tượng tự tương quan. Breusch - Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 25.92645 Probability 0.000000 Obs*R-squared 24.44367 Probability 0.000005 F-statistic 4.928798 Probability 0.000540 Obs*R-squared 22.39396 Probability 0.004236 - Kiểm định BG cho thấy MH (1) chưa khắc phục được hiện tượng tự tương quan. Breusch - Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 25.92645 Probability 0.000000 Obs*R-squared 24.44367 Probability 0.000005 - Kiểm định Ramsy cho thấy MH(1) định đạng đúng. Ramsey RESET Test: F- statistic 1.041905 Probability 0.314587 Log likelihood ration 1.207365 Probability 0.271855 * Sử dụng phương pháp OLS (bình phương nhỏ nhất) ước lượng phương trình (2) ta có kết quả ở bảng sau. Với mức ý nghĩa 5%. Dependent Variable: LOG (IM) Method: Least Squares Sample (adjusted): 1992: 3 2001:4 Included observations: 38 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob LOG (ER) -0.171719 0.068334 -2.512943 0.0170 LOG (GDP) 0.636958 0.189194 3.366688 0.0019 LOG (IM (1-)) 1.253415 0.145574 8.610173 0.0000 LOG(IM(-2)) -0.565973 0.128736 -4.396689 0.0001 C -2.141836 0.689867 -3.104706 0.0039 R-squared 0.998697 Meandependent var 10.20331 Adjusted R - squared 0.998539 S.D.dependent var 0.354539 S.E.of regression 0.013550 Akaike info criterion -5.642795 Sum squared resid 0.006059 Schwarz criterion -5.427323 Log likelihood 112.2131 F-statistic 6324.562 Durbin - Watson stat 2.97322 Prob (F-statistic) 0.000000 Kiểm định cho ta thấy các hệ số của phương trình ước lượng đều có ý nghĩa thống kê (khác không). - Kiểm định Ramsy cho thấy MH(1) định đạng đúng. Ramsey RESET Test: F- statistic 1.041905 Probability 0.314587 Log likelihood ration 1.207365 Probability 0.271855 - Kiểm định White cho thấy MH (2) đã khắc phục được hiện tượng phương sai thay đổi. White Heteroskedasticity Test: F-statistic 0.902739 Frobalility 0.527382 Obs* R - squared 7.576423 Probability 0.475900 - Kiểm định BG cho thấy MH (2) đã khắc phục được hiện tượng tự tương quan. Breusch - Godfrey Serial Correlation LM Test: F- statistic 2.160049 Probability 0.132363 Obs*R-spuared 4.647884 Probability 0.097887 - Kiểm định Rasmy cho thấy MH (2) định dạng đúng. Ramsey RESET Test: F- statistic 1.594604 Probability 0.215794 Log likelihhod ratio 1.847923 Probability 0.174025 BảNG KIểM ĐịNH TíNH DừNG CủA CáC CHUỗI Số LIệU Đối với Pim ADF Test Statistic -1.992538 1% Critical Value* -3.6117 5% Critical Value -2.9399 10% Critical Value -2.6080 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(PIM) Method: Least Squares Date: 05/06/08 Time: 13:04 Sample(adjusted): 1992:3 2001:4 Included observations: 38 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. PIM(-1) -0.062261 0.031247 -1.992538 0.0542 D(PIM(-1)) 0.620841 0.126025 4.926350 0.0000 C 6.339279 3.170592 1.999399 0.0534 R-squared 0.438850 Mean dependent var 0.049316 Adjusted R-squared 0.406785 S.D. dependent var 0.420723 S.E. of regression 0.324043 Akaike info criterion 0.659773 Sum squared resid 3.675127 Schwarz criterion 0.789056 Log likelihood -9.535691 F-statistic 13.68598 Durbin-Watson stat 2.262883 Prob(F-statistic) 0.000041 Đối với Pd ADF Test Statistic -2.263169 1% Critical Value* -3.6117 5% Critical Value -2.9399 10% Critical Value -2.6080 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(PD) Method: Least Squares Date: 05/06/08 Time: 13:04 Sample(adjusted): 1992:3 2001:4 Included observations: 38 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. PD(-1) -0.032866 0.014522 -2.263169 0.0299 D(PD(-1)) 0.096732 0.078740 1.228509 0.2275 C 5.419788 2.131119 2.543165 0.0156 R-squared 0.244334 Mean dependent var 0.803947 Adjusted R-squared 0.201154 S.D. dependent var 0.947573 S.E. of regression 0.846924 Akaike info criterion 2.581245 Sum squared resid 25.10480 Schwarz criterion 2.710528 Log likelihood -46.04365 F-statistic 5.658395 Durbin-Watson stat 1.021516 Prob(F-statistic) 0.007426 Đối với Pex ADF Test Statistic -1.876628 1% Critical Value* -3.6117 5% Critical Value -2.9399 10% Critical Value -2.6080 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(PEX) Method: Least Squares Date: 05/06/08 Time: 13:07 Sample(adjusted): 1992:3 2001:4 Included observations: 38 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. PEX(-1) -0.053996 0.028773 -1.876628 0.0689 D(PEX(-1)) 0.574686 0.130999 4.386940 0.0001 C 5.597709 2.964512 1.888239 0.0673 R-squared 0.396573 Mean dependent var 0.081158 Adjusted R-squared 0.362092 S.D. dependent var 0.489676 S.E. of regression 0.391100 Akaike info criterion 1.035950 Sum squared resid 5.353572 Schwarz criterion 1.165233 Log likelihood -16.68304 F-statistic 11.50105 Durbin-Watson stat 2.288410 Prob(F-statistic) 0.000145 Đối với GDP ADF Test Statistic 0.754856 1% Critical Value* -3.6117 5% Critical Value -2.9399 10% Critical Value -2.6080 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(GDP) Method: Least Squares Date: 05/06/08 Time: 13:08 Sample(adjusted): 1992:3 2001:4 Included observations: 38 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. GDP(-1) 0.001527 0.002023 0.754856 0.4554 D(GDP(-1)) 0.752941 0.113755 6.618960 0.0000 C 170.2310 126.6665 1.343931 0.1876 R-squared 0.612483 Mean dependent var 984.8537 Adjusted R-squared 0.590339 S.D. dependent var 195.2475 S.E. of regression 124.9677 Akaike info criterion 12.56964 Sum squared resid 546592.8 Schwarz criterion 12.69893 Log likelihood -235.8233 F-statistic 27.65927 Durbin-Watson stat 2.287074 Prob(F-statistic) 0.000000 Đối với IM ADF Test Statistic 1.434492 1% Critical Value* -3.6117 5% Critical Value -2.9399 10% Critical Value -2.6080 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(IM) Method: Least Squares Date: 05/06/08 Time: 13:08 Sample(adjusted): 1992:3 2001:4 Included observations: 38 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. IM(-1) 0.011747 0.008189 1.434492 0.1603 D(IM(-1)) 0.516683 0.152267 3.393278 0.0017 C 127.6457 170.7946 0.747364 0.4598 R-squared 0.453764 Mean dependent var 826.9106 Adjusted R-squared 0.422550 S.D. dependent var 491.4803 S.E. of regression 373.4764 Akaike info criterion 14.75924 Sum squared resid 4881961. Schwarz criterion 14.88853 Log likelihood -277.4256 F-statistic 14.53743 Durbin-Watson stat 2.051799 Prob(F-statistic) 0.000025 Đối với EX ADF Test Statistic 0.589075 1% Critical Value* -3.6117 5% Critical Value -2.9399 10% Critical Value -2.6080 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(EX) Method: Least Squares Date: 05/06/08 Time: 13:09 Sample(adjusted): 1992:3 2001:4 Included observations: 38 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. EX(-1) 0.004668 0.007925 0.589075 0.5596 D(EX(-1)) 0.550294 0.143684 3.829889 0.0005 C 279.6050 226.7976 1.232839 0.2259 R-squared 0.340673 Mean dependent var 878.2353 Adjusted R-squared 0.302998 S.D. dependent var 503.7385 S.E. of regression 420.5545 Akaike info criterion 14.99668 Sum squared resid 6190314. Schwarz criterion 15.12597 Log likelihood -281.9370 F-statistic 9.042230 Durbin-Watson stat 2.092311 Prob(F-statistic) 0.000683 Đối với Er ADF Test Statistic 0.060217 1% Critical Value* -3.6117 5% Critical Value -2.9399 10% Critical Value -2.6080 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(ER) Method: Least Squares Date: 05/06/08 Time: 13:09 Sample(adjusted): 1992:3 2001:4 Included observations: 38 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. ER(-1) 0.001137 0.018877 0.060217 0.9523 D(ER(-1)) 0.543389 0.124987 4.347571 0.0001 C 39.43079 228.9711 0.172209 0.8643 R-squared 0.386841 Mean dependent var 95.67368 Adjusted R-squared 0.351803 S.D. dependent var 201.3387 S.E. of regression 162.0992 Akaike info criterion 13.08995 Sum squared resid 919664.7 Schwarz criterion 13.21923 Log likelihood -245.7091 F-statistic 11.04070 Durbin-Watson stat 2.439381 Prob(F-statistic) 0.000192 BảNG Số LIệU STT Pim Pex Pd Er EX IM GDP 1 99.377 99.787 112.207 11980 12551.5 11205.5 36812.52 2 99.135 99.598 123.718 11399.7 12901.54 11571.2 37533.83 3 98.982 99.44 124.955 11053.7 13352.55 11862.76 38300.64 4 98.917 99.316 125.897 10795 13889.19 12067.97 39070.39 5 99.057 99.025 125.046 10465 14536.36 11576.76 39785.39 6 99.124 99.045 125.961 10596.3 15217.55 11839.8 40543.36 7 99.233 99.177 127.215 10665.3 15996.34 12278.61 41383.73 8 99.384 99.422 128.777 10831.7 16854.98 12878.33 42260.25 9 99.52 99.758 131.42 10874.7 18130.66 14107.3 43187.96 10 99.778 100.233 133.251 10974 18993.63 14826.01 44086.31 11 100.103 100.83 135.126 10988.7 19826.58 15538.52 45076.16 12 100.493 101.549 137.008 11021.7 20608.74 16228.5 46107.23 13 101.198 103.055 139.633 11062.3 20785.8 16460.65 47260.18 14 101.618 103.744 141.189 11054.7 21663.05 17259.32 48292.65 15 102.007 104.29 142.508 11041.7 22742.57 18234.71 49400.88 16 102.362 104.69 143.547 10998.7 23998.5 19366.1 50530.05 17 102.649 104.72 143.702 11013.7 26462.32 21446.6 51792.96 18 102.949 104.912 144.375 11016 27630.22 22549 52865.71 19 103.232 105.54 145.069 11019.3 28596.49 23518.67 53986.88 20 103.498 105.141 145.733 11097 29332.32 24331.87 55096.71 21 103.943 105.213 145.675 11249.7 29167.64 24703.91 56357.34 22 104.087 105.167 146.51 11659.3 29679 25291.1 57322.89 23 104.138 105.055 147.66 11691 30268.27 25868.94 58290.4 24 104.091 104.871 149.07 12196.7 30901.37 26409.17 59195.43 25 104.053 104.33 152.444 12736.3 31838.07 26568.65 59979.93 26 103.765 104.114 153.642 12986.3 32423.14 27142.64 60723.78 27 103.34 103.947 154.488 13602.7 32992.33 27854.9 61511.97 28 102.775 103.824 154.925 13903.7 33509.34 28673.73 62275.66 29 101.146 103.61 154.046 13895.3 33610.15 29797.04 62767.23 30 100.669 103.624 153.975 13914 34133.89 30718.19 63518.76 31 100.426 103.743 153.932 13954.7 34799.47 31709.58 64434.26 32 100.413 103.961 153.855 13996 35567.23 32736.27 65440.67 33 101.417 105.044 153.521 14050.7 36277.85 33650.75 66746.59 34 101.552 105.15 153.415 14080.7 37274.97 34769.91 67785.13 35 101.604 105.053 153.441 14145 38491.94 36032.18 68925.74 36 101.574 104.75 153.535 14465 39885.09 37397.51 70091.26 37 101.189 103.377 153.956 14555 42125.01 39499.49 71316.85 38 101.102 103.003 154.038 14718.7 43557.58 40775.72 72446.61 39 101.042 102.773 154.162 14941 44956.82 41955.36 73687.91 40 101.009 102.682 154.268 15035.3 46274.48 42993.8 74958.27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28918.doc
Tài liệu liên quan