Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một thành phần kinh tế rất năng động và có vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn vừa qua. Trong thời gian tới, các DNNQD sẽ là một khu vực kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất và là động lực to lớn thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển; vì vậy, cần tạo ra một cơ chế thông thoáng để các DNNQD có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của đất nước. Để có thể tận dụng tối đa mọi nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, nhất là các DN thuộc thành phần kinh tế tư nhân, cần sớm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và xây dựng Quỹ bảo lãnh cho DNVVN (mà trong đó chủ yếu là các DNNQD) để các Ngân hàng có cơ sở để cho vay đối với các DNVVN NQD.
85 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua là năm mà hoạt động cho vay đối với DNNQD đã thực sự chiếm ưu thế áp đảo với việc cho vay trung - dài hạn đối với DNNQD đã chiếm tỷ trọng tuyệt đối (100%) còn cho vay ngắn hạn đối với DNNQD cũng chiếm tỷ trọng cao gấp hơn 2,5 lần so với cho vay đối với DNQD.
Bảng cơ cấu cho vay phân theo thành phần kinh tế (bảng 7)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1. Ngắn hạn
193.309
100
324.730
100
279.837
100
- DNQD
162.613
84,12
139.180
42,86
78.406
28,02
- DNNQD
+ DN lớn
+ DNVVN
30.696
858
29.838
15,88
0,44
15,44
185.550
1.637
183.913
57,14
0,50
56,64
201.431
4.647
196.784
71,98
1,66
70,32
2. Trung-dài hạn
10.492
100
122.895
100
115.263
100
- DNQD
10.492
100
3.662
2,98
0
0
- DNNQD
+ DN lớn
+ DNVVN
0
0
0
0
0
0
119.233
10.107
109.126
97,02
8,22
88,8
115.263
51.722
63.541
100
44,87
55,13
Tổng cộng
203.801
447.625
395.100
- Bên cạnh đó, do số DNNQD có quy mô lớn năm 2003 chỉ có 2 DN, năm 2004 có 3 DN nên DS cho vay đối với các DN này chiếm tỷ trọng không đáng kể, tổng DS cho vay đối với DNVVN NQD luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DS cho vay nói chung và trong tổng DS cho vay đối với DNNQD nói riêng, kể cả trong cho vay ngắn hạn cũng như cho vay trung - dài hạn (nếu như năm 2003, DS cho vay đối với DNVVN NQD chỉ chiếm 14,42% tổng DS cho vay đối với DN thì đến năm 2004, tỷ trọng này đã tăng lên là 65,47%, năm 2005 là 73,48% tổng DS cho vay).
Tuy nhiên, năm 2005 có một sự khác biệt so với các năm khác; đó là do năm 2005, Chi nhánh đã cùng với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư - phát triển và Chi nhánh Ngân hàng NN0 - PTNT cho vay hợp vốn đối với Công ty thép Việt-Ý với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng để xây dựng nhà máy cán thép; vì vậy, trong tổng DS cho vay DN cũng như trong tổng DS cho vay đối với DNNQD thì tỷ trọng cho vay đối với DNVVN trong năm 2005 đã giảm, nhất là trong cho vay trung-dài hạn (năm 2005, trong số 115.263 triệu đồng dành cho vay trung-dài hạn thì 100% là cho vay đối với DNNQD, trong đó cho vay đối với DNVVN chỉ chiếm 44,87%, thấp hơn rất nhiều so với năm 2004).
2.2.3.4. Quy mô và cơ cấu thu nợ
- Nhìn vào tổng thể, DS thu nợ đối với DNVVN NQD cũng tăng hàng năm, nếu như năm 2003, DS thu nợ DNVVN NQD chỉ đạt 22.780 triệu đồng, (chiếm 12,80% tổng DS thu nợ); thì đến năm 2004 là 82.806 triệu đồng, (chiếm 52,43% tổng DS thu nợ); và đến năm 2005 là 313.271 triệu đồng, (chiếm 56,58% tổng DS thu nợ).
- Nếu nhìn vào cơ cấu thu nợ trong 3 năm qua, có thể thấy:
+ DS thu nợ đối với DNNQD luôn chiếm tỷ trọng cao; trong đó, thu nợ đối với DNVVN chiếm tỷ trọng cao nhất.
+ Năm 2003 và năm 2004, trong thu nợ trung - dài hạn thì DS thu nợ DNNQD thấp hơn so với DS thu nợ NQD (trong đó, thu nợ đối với DNVVN NQD luôn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối), vì năm 2003 và 2004 là 2 năm chuẩn bị tích cực cho hoạt động CPH DNNN, các NHTM tích cực thu hồi nợ đối với DNQD để các DN có thể định giá giá trị DN và tiến hành CPH; năm 2005, thu nợ trung - dài hạn đối với DN NQD đã tăng lên cả về DS và tỷ trọng và lớn hơn DS, tỷ trọng thu nợ đối với DNQD do DS cho vay trung-dài hạn đối với DNQD trong năm 2003 chỉ có 10.492 triệu đồng và 2004 đã giảm hẳn, chỉ còn 3.662 triệu đồng.
+ Trong hoạt động thu nợ đối với DNNQD, thì DS thu nợ của các DNVVN luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, năm 2005 còn chiếm 100% DS thu nợ của các DNNQD (trong 115.924 triệu đồng thu nợ đối với DNNQD thì tất cả đều là thu nợ của các DNVVN).
Bảng cơ cấu thu nợ phân theo thành phần kinh tế (bảng 8)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1. Ngắn hạn
161.284
100
231.212
100
336.667
100
- DNQD
140.572
87,16
149.162
64,51
135.137
40,14
- DNNQD
+ DN lớn
+ DNVVN
20.712
648
20.064
12,84
0,40
12,44
82.050
1.244
80.806
35,49
0,54
34,95
201.530
4.183
197.347
59,86
1,24
58,62
2. Trung-dài hạn
16.667
100
23.165
100
217.027
100
- DNQD
13.078
78,47
21.291
91,91
101.103
46,59
- DNNQD
+ DN lớn
+ DNVVN
3.589
873
2.716
21,53
5,23
16,30
1.874
0
1.874
8,09
0
8,09
115.924
0
115.924
53,41
0
53,41
Tổng cộng
177.951
254.377
553.694
2.2.3.5. Quy mô và cơ cấu dư nợ
Trong tổng dư nợ của 3 năm gần đây, tỷ trọng dư nợ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang ngày càng chiếm tỷ trọng áp đảo; điều này thể hiện rất rõ thông qua bảng số liệu dưới đây:
- Năm 2003, dư nợ ngắn hạn của DNQD chiếm trọng gấp 5,5 lần so với DNNQD còn dư nợ trung - dài hạn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối (99,96%).
- Sang năm 2004, dư nợ ngắn hạn của DNQD đã giảm đáng kể, thấp hơn nhiều so với DNNQD; song trong cơ cấu dư nợ trung và dài hạn thì sự chênh lệch này là không đáng kể, tuy tỷ trọng dư nợ của DNNQD cao hơn so với dư nợ của DNQD.
Bảng cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế (bảng 9)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1. Ngắn hạn
85.907
100
179.425
100
122.595
100
- DNQD
72.865
84,82
62.883
35,05
6.152
3,43
- DNNQD
+ DN lớn
+ DNVVN
13.042
497
12.545
15,18
0,58
14,60
116.542
890
115.652
64,95
0,49
64,46
116.443
1.354
115.089
96,57
2,69
93,88
2. Trung-dài hạn
119.266
100
218.996
100
117.231
100
- DNQD
119.216
99,96
101.587
46,39
483
0,41
- DNNQD
+ DN lớn
+ DNVVN
50
0
50
0,04
0
0,04
117.409
10.107
107.302
53,61
4,61
49,00
116.748
61.829
54.919
99,59
52,74
46,85
Tổng cộng
205.173
398.421
239.826
- Tuy nhiên, năm 2005 lại là một sự thay đổi bất ngờ: Tỷ trọng dư nợ của DNQD giảm mạnh (dư nợ ngắn hạn chỉ chiếm 3,43%, dư nợ trung - dài hạn chỉ còn 0,41% do năm 2005 Ngân hàng giảm cho vay ngắn hạn và không cho vay trung và dài hạn đối với DNQD); dư nợ của DNNQD chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối (dư nợ ngắn hạn chiếm 96,57% dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn chiếm 99,59% dư nợ trung - dài hạn).
- Trong tổng dư nợ của khu vực kinh tế DNNQD thì:
+ Dư nợ của DNVVN NQD đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, ở hầu hết các năm, cả trong ngắn hạn cũng như trong trung - dài hạn. Năm 2003, dư nợ đối với DNVVN NQD chiếm 96,57%, năm 2004 là 95,30%, năm 2005 tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao (chiếm 72,91%); điều này là do số DNVVN NQD luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách hàng là DN nói chung vầ DNNQD nói riêng của Chi nhánh nên dư nợ cho vay đối với các DNVVN NQD cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ.
+ Tuy nhiên, năm 2005 có một sự thay đổi nhỏ tổng cơ cấu dư nợ của khu vực kinh tế NQD, đó là: trong tổng dư nợ trung và dài hạn của kinh tế ngoài quốc doanh thì DN lớn tăng lên và chiếm tỷ lệ 52,74% tổng dư nợ trung - dài hạn, đó là do trong năm 2005, Chi nhánh đã cho vay trung - dài hạn với DS lớn.
2.2.4. Đánh giá về hoạt động cho vay đối với DNVVN NQD của Chi nhánh NHCT Hưng Yên
2.2.4.1. Những thành tựu đạt được
Với sự đổi mới tư duy trong công tác đầu tư, cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, trong những năm vừa qua, Chi nhánh NHCT Hưng Yên đã có sự đầu tư ngày một lớn vào các DNVVN NQD (mà thực chất là các DNNQD vì hầu hết các DNNQD trên địa bàn tỉnh đều có quy mô vừa và nhỏ, trừ một vài công ty cổ phần do mới chuyển đổi từ mô hình DNNN nên có quy mô vốn lớn).
Như đã phân tích ở trên, qua bảng 7 có thể thấy dược sự dịch chuyển về cơ cấu cho vay của Ngân hàng trong 3 năm qua; Ngân hàng đã có sự đầu tư ngày một lớn vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, chuyển dần sự quan tâm về phía các khách hàng là các DNVVN NQD; điển hình như việc dành 97,02% khoản cho vay trung và dài hạn năm 2004 cho các DNNQD (trong đó DNVVN chiếm 88,80%); ngoài ra, cho vay ngắn hạn đối với các DNNQD cũng chiếm tỷ trọng ngày một lớn và có chiều hướng tiếp tục tăng trong các năm sau, khi một số DNNN khác tiếp tục hoàn thành CPH.
Bảng tỷ trọng cho vay đối với DNVVN NQD phân theo thời gian (bảng 8)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Ngắn hạn
29.838
100
183.913
62,76
196.784
67,71
Trung-dài hạn
0
0
109.126
37,24
93.541
32,29
Tổng cộng
29.838
100
293.039
100
290.625
100
Mặt khác, nhìn vào bảng 8 có thể thấy Chi nhánh đang có sự đầu tư dài hạn vào các DNVVN NQD để các DN này mua sắm máy móc, thiết bị, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ nhằm cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế; doanh số cho vay trung và dài hạn đang có chiều hướng tăng lên và năm 2004 đã tăng lên đáng kể; tỷ trọng đầu tư trung và dài hạn cũng có chiều hướng gia tăng (điều này chứng tỏ Chi nhánh đã quan tâm tới việc đầu tư cho vay đối với các DN để họ tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất theo chiều sâu, có nghĩa là Ngân hàng đã ngày một chú trọng và thấy được tiềm năng phát triển của việc đầu tư cho các DNVVN NQD).
Ngoài ra, để thấy được tốc độ phát triển của hoạt động cho vay đối với DNVVN NQD chúng ta hãy nhìn vào tốc độ tăng trưởng của DS cho vay trong 3 năm gần đây.
Bảng doanh số cho vay đối với DNVVN NQD năm 2003 - 2005 (bảng 9)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
% tăng, giảm
2004/2003
2005/2004
Ngắn hạn
29.838
183.913
196.784
+516,37
+7,00
Trung - dài hạn
0
109.126
93.541
-14,28
Tổng cộng
29.838
293.039
290.625
+882,10
-0,82
- Năm 2004 là một năm mà tốc độ tăng trưởng thực sự đáng “kinh ngạc” khi mà tốc độ tăng trưởng của DS cho vay trung - dài hạn tăng tới 882,10%; trong đó DS cho vay ngắn hạn tăng với tốc độ 516,37%, bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng của DS cho vay trung và dài hạn cũng tăng rất cao, (từ chỗ năm 2003 không cho vay trung - dài hạn đối với DNVVN NQD thì năm 2004, DS cho vay trung - dài hạn đã là 109.126 triệu đồng); đó là do năm 2004, các DN có nhu cầu vốn trung - dài hạn rất lớn để tập trung đầu tư vào tài sản cố định, điều này chứng tỏ Chi nhánh đã quan tâm hơn tới các DNVVN NQD nên đầu tư dài hạn vào các DN này.
- Năm 2005 tốc độ tăng trưởng của DS cho vay giảm; trong đó: DS cho vay ngắn hạn tăng 12.871 triệu đồng (tương ứng với 7%), trong khi đó DS cho vay trung - dài hạn giảm tới 15.585 triệu đồng (tương ứng với 14,28%); đó là do trong năm vừa qua, Chi nhánh đã tập trung vào việc đầu tư vào các DN lớn như: Công ty TNHH thép Việt-Ý, Công ty Cổ phần công trình giao thông... nên số vốn đầu tư cho DNVVN giảm đi đáng kể, nhất là đầu tư trung - dài hạn.
Ngoài ra, một thành tựu nữa cần đề cập đến, đó là về chỉ tiêu nợ quá hạn.
Bảng cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian (bảng 7)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1. Ngắn hạn
147
37,03
103
37,59
77
57,89
2. Trung-dài hạn
250
62,97
171
62,41
56
42,11
Tổng cộng
397
100
274
100
133
100
Qua bảng trên có thể thấy tình hình nợ quá hạn nói chung của NHCT Hưng Yên đang có chiều hướng chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng giảm nợ quá hạn; trong đó, điều đáng mừng là nợ quá hạn của khu vực DNNN đã hoàn toàn được kiểm soát, năm 2005 không có nợ quá hạn của DNNN; trong tổng số nợ quá hạn thì DNNQD quy mô lớn không phá sinh nợ quá hạn, còn nợ quá hạn của khu vực DNVVN NQD cũng giảm đáng kể, nếu như năm 2003, nợ quá hạn của các DNVVN NQD là 397 triệu đồng thì đến năm 2004 đã giảm xuống còn 274 triệu đồng và năm 2005 là 133 triệu đồng .
2.2.4.2. Hạn chế
Phần trên chúng ta đã phân tích về những thành tựu mà NHCT Hưng Yên đạt được trong thời gian qua, đó là sự tăng trưởng không ngừng về số lượng (chỉ tiêu DS cho vay và chỉ tiêu Dư nợ) và chất lượng (chỉ tiêu nợ quá hạn); song, sự tăng trưởng của chỉ tiêu DS cho vay không đều và không liên tục là một hạn chế cần chú ý của Chi nhánh.
Bảng doanh số cho vay đối với DNVVN NQD năm 2003 - 2005 (bảng 9)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
% tăng, giảm
2004/2003
2005/2004
Ngắn hạn
29.838
183.913
196.784
+516,37
+7,00
Trung - dài hạn
0
109.126
93.541
-14,28
Tổng cộng
29.838
293.039
290.625
+882,10
-0,82
Chúng ta có thể thấy:
- Tốc độ tăng trưởng không đồng đều và không ổn định; biểu hiện:
+ Nếu như năm 2004 là một năm mà DS cho vay tăng trưởng “bùng nổ” với tốc độ đáng kinh ngạc (882,1%) thì đến năm 2005 lại chững lại; nếu như năm 2004, tốc độ tăng trưởng của DS cho vay ngắn hạn là 516,37% thì đến năm 2005 chỉ còn 7%.
+ Năm 2004 cũng là năm mà DS cho vay trung - dài hạn tăng mạnh với DS lên tới 109.126 triệu đồng (trong khi năm 2003 hoàn toàn không có cho vay trung - dài hạn), nhưng đến năm 2005 lại giảm xuống chỉ còn 93.541 triệu đồng.
+ Tổng DS cho vay giảm 0,82% do DS cho vay ngắn hạn chỉ tăng với tốc độ 7%, trong khi đó DS cho vay trung - dài hạn lại giảm tới 14,28%.
- Mặt khác, trong khi tổng nguồn vốn trung - dài hạn mà Chi nhánh huy động được trong năm 2005 là 163.465 triệu đồng mà Chi nhánh mới chỉ sử dụng có 115.263 triệu đồng để cho vay trung - dài hạn, như vậy là còn để xảy ra tình trạng là có vốn mà không sử dụng.
Ngoài ra, một hạn chế nữa mà NHCT Hưng Yên gặp phải là chưa đa dạng hoá các hình thức cho vay, hiện tại chi nhánh mới chỉ tập trung cho vay từng lần, phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là một phương thức giúp giảm bớt thủ tục mỗi lần cho vay đối với DN song mới chỉ được áp dụng đối một số ít DN, mà hầu hết đều là DNNN mới chuyển đổi thành Công ty cổ phần bởi trình độ thẩm định để xem xét hạn mức đối với các DNVVN NQD của CBTD hiện nay còn hạn chế do chưa có cán bộ chuyên thẩm định; mặt khác, do nhiều DN còn e ngại cung cấp thông tin chính xác về tình hình DN mình nên gây không ít khó khăn cho Ngân hàng.
2.2.4.3. Nguyên nhân
2.2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng
a. Chất lượng thẩm định tín dụng
Tại NHCT Hưng Yên, do chưa có phòng thẩm định riêng nên CBTD vẫn phải thực hiện công việc này, do đó các quy trình nghiệp vụ vẫn chưa được chuyên môn hoá, mất thời gian cho công tác thẩm định và công tác giải ngân.
Nội dung thẩm định của NHCT Hưng Yên tuy đã tương đối đầy đủ nhưng vẫn còn mang nhiều tình hình thức, chưa thực sự khoa học và linh hoạt. Tuy quy trình thẩm định đã được NHCT Việt Nam quy định rõ ràng trong sổ tay tín dụng, cần tuân thủ những nguyên tắc đó song mỗi dự án đều có những đặc điểm, với những khó khăn và thuận lợi riêng nên công tác thẩm định cần có sự linh hoạt, đối với mỗi dự án thuộc những ngành, nghề khác nhau, do các chủ đầu tư khác nhau thì nên tập trung vào những chỉ tiêu khác nhau để phân tích để có thể đưa ra kết quả thẩm định tốt nhất.
NHCT Hưng Yên vẫn chưa xây dựng được phương pháp thẩm định cụ thể đối với từng ngành nghề, từng lĩnh vực khác nhau nên đôi khi CBTD tuân thủ cứng nhắc những hướng dẫn chung của NHCT Việt Nam, hoặc đôi khi CBTD tự đưa ra một phương pháp thẩm định riêng nên không thể tránh khỏi sự chủ quan, đôi khi dẫn tới sai lầm trong kết quả thẩm định.
b. Quy chế đảm bảo tiền vay
Các DNVVN NQD do có quy mô kinh doanh nhỏ, nguồn lực vốn và tài sản tự thân hạn chế nên rất khó tiếp cận với vốn tín dụng Ngân hàng, cần đi vay nhưng lại không có đủ tài sản bảo đảm theo quy định của Ngân hàng, ngoài ra còn phải kể đến không ít những nhiêu khê khác nữa; thủ tục, giấy tờ, thời gian giải quyết món vay tuy đã được Ngân hàng tích cực cải tiến nhưng trong con mắt khách hàng vẫn còn rườm rà, phức tạp, chậm chạp so với nhu cầu vốn của DN vì kinh doanh trên thương trường yêu cầu phải có tính tức thời, đơn giản, linh hoạt.
Việc thẩm định, đánh giá điều kiện tài sản đảm bảo tiền vay như: chất lượng tài sản, thời gian sử dụng và tính hợp pháp của việc sở hữu, giao dịch, mua bán, chuyển nhượng tài sản trên thị trường, đăng ký giao dịch bảo đảm, mua bảo hiểm tài sản trong thời gian hợp đồng bảo đảm nợ vay... vẫn còn nhiều rắc rối, chưa tìm ra một cơ chế đủ thông thoáng, tích cực, hữu hiệu từ các ngành chức năng liên quan để giúp Ngân hàng vừa thực hiện đúng pháp luật, vừa đẩy nhanh quá trình thẩm định, hoàn tất thủ tục bảo đảm tiền vay.
Luật đất đai mới ra đời ngày 01/7/2004 coi quyền sử dụng đất là hành hoá nên yếu tố giá cả của nó cũng tuân theo quy luật thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động giá cả của đất đai rất đa dạng, nhạy cảm, như: vị trí của miếng đất, khả năng chuyển nhượng, sự đầu cơ, yếu tố tâm lý...thậm chí xét riêng mỗi yếu tố thì cách đáng giá của mỗi người cũng không giống nhau; đây chính là sự khó khăn của Ngân hàng khi đánh giá giá trị của các loại tài sản nói chung và đất đai nói riêng khi dùng để làm tài sản bảo đảm tiền vay.
Mặt khác, do giá đất mà UBND tỉnh quy định thường thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực tế của đất trên thị trường, nhiều khi gây rất nhiều khó khăn cho CBTD trong quá trình thẩm định để xác định giá trị tài sản đảm bảo.
c. Chất lượng nguồn nhân lực
Để đạt được những thành công kể trên, đội ngũ cán bộ, nhân viên của NHCT Hưng Yên đã nỗ lực hết mình vì sự thành công và lớn mạnh của Chi nhánh. Chi nhánh có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ Ban Giám đốc đến đội ngũ lãnh đạo các phòng rất năng động, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và rất tâm huyết với nghề.
Đồng thời Chi nhánh đã xây dựng một chiến lược kinh doanh trong đó định hướng cho từng cán bộ, nhân viên nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm bằng việc đổi mới thái độ phục vụ, phong cách giao dịch hoà nhã với khách hàng. Bên cạnh đó, mỗi nhân viên đều tự trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao khả năng tự xử trí công việc một cách độc lập, sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo đúng quy chế, chế độ. Đội ngũ cán bộ, nhân viên của Chi nhánh rất gắn bó với nghề, các phòng - ban đều có sự liên hệ trong công tác chung của Chi nhánh, công tác đoàn kết nội bộ được tăng cường. Ban giám đốc Chi nhánh cùng với các nhân viên trong Chi nhánh đã cố gắng xây dựng một tập thể gắn bó, đoàn kết, cùng vì mục đích chung của Ngân hàng.
Trong khâu tổ chức, bố trí cán bộ đã có những bước đột phá, với mục tiêu trẻ hoá đội ngũ cán bộ, từ cán bộ lãnh đạo cấp trưởng, phó phòng đến các cán bộ nghiệp vụ tại các phòng, Chi nhánh đã mạnh dạn đề bạt những cán bộ trẻ, thực sự có năng lực, phẩm chất và bản lĩnh vào những vị trí chủ chốt. Đối với đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, tác nghiệp, Chi nhánh đã cử đi đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức thị trường, am hiểu sâu về pháp luật; đồng thời, Chi nhánh đã sắp xếp, bố trí đúng người, đúng việc kịp thời điều chỉnh nguồn nhân lực khi cần thiết.
Tuy nhiên, những hạn chế nêu trên của Chi nhánh cũng một phần bắt nguồn từ chính chất lượng nguồn nhân lực. Do điều kiện còn hạn chế nên Chi nhánh chưa thể lập một phòng thẩm định riêng; vì vậy, công tác thẩm định vẫn do CBTD thực hiện, chính điều này dẫn tới hiệu quả công tác thẩm định chưa được như mong muốn, đôi khi còn chậm, làm cho công tác phê duyệt gặp khó khăn. Tuy mỗi CBTD đã được phân công theo dõi một số DN song bên cạnh việc cho vay đốivới các DN, mỗi cán bộ còn phải theo dõi các khoản cho vay khác như: cho vay lương đối với CBCNV, cho vay tư nhân, cá thể, hộ gia đình... nên không thể chuyên tâm vào việc theo dõi tình hình hoạt động của DN thuộc phạm vi mà mình phải theo dõi; đôi khi có cán bộ chỉ quan tâm đến các thông tin do DN cung cấp và một phần thông tin do mình tự tìm hiểu nên không tránh khỏi tình trạng thiếu khách quan, điều này cũng một phần do tình trạng trao đổi thông tin giữa các NH chưa được cập nhật, chất lượng thông tin từ các tổ chức chuyên cung cấp thông tin chưa cao.
Chất lượng cán bộ chưa cao còn thể hiện ở việc đa số CBTD đều thiếu kiến thức về tin học, về ngoại ngữ, có CBTD có trình độ đại học song trình độ tiếng Anh vẫn còn nhiều hạn chế, nên công tác lập hồ sở tín dụng còn chậm, với những khoản vay của các DN có quan hệ làm ăn với nước ngoài (đặc biệt là các DN nằm trong khu công nghiệp Như Quỳnh, có rất nhiều DN có quan hệ xuất - nhập khẩu), thường mất nhiều thời gian để thẩm định dự án.
Mặt khác, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa thực sự được quan tâm; phòng kiểm soát hiện nay đang thiếu cán bộ, khối lượng công việc nhiều; bên cạnh đó có một số cán bộ chỉ kiểm soát trên giấy tờ và qua mạng thông tin nội bộ nên không tránh khỏi sự thiếu khách quan và đôi khi còn gây ra sai sót.
2.2.4.3.2. Nguyên nhân khác
a. Nguyên nhân từ phía khách hàng là các DNVVN NQD
Trong quá trình cho vay đối với các DNVVN NQD, Chi nhánh NHCT Hưng Yên gặp không ít khó khăn từ phía các DNVVN NQD.
Khó khăn đầu tiên mà Ngân hàng gặp phải là do sự hạn chế về trình độ xây dựng dự án của các DN; đây cũng là hạn chế chung của các DNVVN NQD nói chunh trên địa bàn cả nước. Chính do trình độ xây dựng dự án của các DN nên các CBTD mất rất nhiều thời gian để hướng dẫn các DN lập lại dự án, do đó thời gian giải quyết cho vay kéo dài; mặc dù có thể dự án của DN mang tính khả thi và hiệu quả dự tính cao. Ngoài ra, DN còn chưa thông thạo các thủ tục vay vốn mặc dù CBTD đã phải mất thời gian để giải thích cho DN hiểu rằng phải cung cấp những tài liệu gì trong hồ sơ vay vốn và quy trình lập hồ sơ vay vốn đã được Ngân hàng niêm yết rõ ràng.
Một nguyên nhân khác khiến cho Ngân hàng còn e ngại khi cho vay đối với các DNVVN NQD đó là do một số DN không muốn cung cấp các thông tin chính xác cho Ngân hàng, các báo cáo tài chính thường được xây dựng nhằm đối phó với cơ quan thuế, mang tính không chính thức nên đã gây không ít khó khăn cho công tác thẩm định của Ngân hàng. Các DN, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh vẫn luôn ngần ngại cung cấp thông tin tài chính, không thực hiện đúng chế độ thống kê kế toán, hệ thống báo cáo ghi chép và theo dõi hoạt động kinh doanh không có hoặc thiếu, các DN thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hoá đơn bán hàng, trong khi hoạt động kiểm toán hiện nay còn thiếu và yếu.
Chính những đặc điểm trên đã khiến cho Ngân hàng rất e ngại khi cho vay đối với DNVVN NQD.
b. Môi trường kinh tế - xã hội và pháp luật
Trong những năm gần đây, nhất là trong giai đoạn 2000-2005 là giai đoạn phát triển vượt bậc của kinh tế Việt Nam, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành Ngân hàng có những bước phát riển đáng ghi nhận, trong đó có sự đóng góp to lớn cho tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm (trên 8%) với việc đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế những năm gần đây có những biến động rất lớn; điển hình là cuộc khủng hoảng năng lượng khi giá dầu liên tục tăng tới mức giá kỷ lục trong năm 2004 và 2005 do cuộc chiến mà Mỹ phát động ở Irăc, cuộc khủng hoảng chính trị ở một số nước có trữ lượng dầu lớn trên thế giới và là nguồn cung cấp dầu mỏ chính cho thế giới hay cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Mỹ, Anh... với Triều Tiên, Iran xung quanh việc hai nước này đang làm giàu Uranium...Tất cả các biến động này không chỉ tác động tới các nước trực tiếp tham gia mà còn làm cho các nước khác trên thế giới cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng. Là một nước xuất khẩu dầu mỏ song Việt Nam chỉ xuất khẩu dầu thô và lại phải nhập khẩu các sản phẩm chiết xuất từ dầu mỏ nên giá xăng, gas...trong nước cũng đã tăng trong những năm qua với nhiều lần điều chỉnh lên, sự tăng giá của các loại nguyên liệu này ảnh hưởng tới các ngành kinh tế quan trọng trong nước như: giao thông vận tải, điện...Đặc biệt, năm 2005 là năm mà Việt Nam phải chịu các biến động bất lợi không nhỏ của thời tiết như: hạn hán, lũ lụt, bão lớn...nên nước ta đã lâm vào tình trạng thiếu điện trầm trọng, điều này đã dẫn tới sự tăng giá của các ngành khác. Ngoài ra, nước ta cũng phải đấu tranh với dịch cúm ở gia cầm và dịch cúm ở người nên cũng gặp không ít khó khăn.
Chính những biến động lớn của tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới trong những năm qua đã tác động không nhỏ tới sự ổn định kinh tế của Việt Nam; vì vậy, các DN cũng không dám mạo hiểm trong các dự án đầu tư trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động như vậy, cũng chính vì vậy mà ngành Ngân hàng nói chung và NHCT Hưng Yên nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng tín dụng đối với các DNVVN NQD.
Mặt khác, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trong khi hệ thống pháp luật còn đang trong quá trình hoàn thiện, còn thiếu tính ổn định và còn nhiều điểm chồng chéo nên gây không ít khó khăn cho các DN khi giao dịch với các cơ quan hành chính và các NHTM khi giải quyết nhu cầu vay vốn (cụ thể như ở Thị xã Hưng Yên hiện nay, khi khách hàng muốn đăng ký GDBĐ thì phải chờ đến ngày thứ 5 hàng tuần nên đôi khi gây sự chậm trễ trong giải quyết nhu cầu vay vốn cho DN, do phòng đăng ký GDBĐ chỉ làm một ngày trong tuần nên khối lượng hồ sơ xin đăng ký trong cả tuần dồn lại dẫn tới việc giải quyết nhu cầu xin đăng ký GDBĐ rất phức tạp).
Đã 3 năm kể từ ngày Chính phủ ra Nghị định 90/NĐ-CP về việc trợ giúp phát triển DNVVN và Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ban hành về quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN song Hưng Yên vẫn chưa thành lập được; điều này là do sự phối hợp giữa các cấp, các ngành các điạ phương còn chậm chạp, chưa hiệu quả.
CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN NQD TẠI CHI NHÁNH NHCT HƯNG YÊN
3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN NQD TẠI CHI NHÁNH NHCT HƯNG YÊN
3.1.1. Tăng cường huy động vốn để mở rộng cho vay
Nhìn lại bảng cân đối vốn kinh doanh của NHCT năm 2005 có thể thấy sự tăng trưởng đáng kể của hoạt động huy động vốn; song trên thực tế, nguồn vốn huy động vẫn hạn chế, Chi nhánh vẫn phải nhận nguồn vốn điều hoà từ trụ sở chính nên hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, nhất là tín dụng trung và dài hạn; vì vậy, trong năm 2006 này, Ngân hàng cần tăng cường hoạt động huy động vốn bằng cách đa dạng hóa các hình thức huy động như: khuyến khích mở tài khoản cá nhân để hạn chế thói quen để tiền trong nhà, mở rộng và đa dạng hoá các hình thức gửi tiền (tiết kiệm hỗn hợp, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng...), làm tốt các nghiệp vụ thu hộ, kiểm đếm, phát triển hệ thống máy rút tiền tự động, thu hút nguồn tiền gửi của các DN trên địa bàn (đây là nguồn vốn có nhiều ưu điểm là rẻ, khối lượng lớn, có thể thu hút bằng cách giảm phí thanh toán cho các DN có tiền gửi tại Chi nhánh hoặc giảm lãi suất khi DN vay vốn, thực hiện một số dịch vụ tư vấn miễn phí)...
Ngoài ra, cần triển khai mạnh mẽ hình thức gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi, để làm được việc này không chỉ yêu cầu Chi nhánh cần mở mạng lưới kinh doanh mà còn cần có sự tăng cường hợp tác với các NHTM trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, cần mở rộng hoạt động phát hành Giấy tờ có giá (GTCG), nhất là GTCG trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn trong thời gian tới.
3.1.2. Xây dựng chính sách phân loại khách hàng phù hợp
Ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo Ngân hàng tuy đã bắt đầu quan tâm tới chiến lược khách hàng nhưng tư tưởng này vẫn chưa được thể hiện rõ nét trong chién lược hoạt động kinh doanh.
Trong chiến lược kinh doanh, mỗi Ngân hàng cần theo đuổi một chiến lược khách hàng phù hợp với điều kiện các nguồn lực riêng của mình, đặt trong điều kiện chung của nền kinh tế và môi trường hoạt động của mình. Vì vậy, Ngân hàng cần xác định thị trường cụ thể của mình (tức là tiến hành phân đoạn thị trường - PĐTT); đó là việc xác định: đâu là thị trường phục vụ, đối tượng khách hàng của Ngân hàng (họ là ai, họ cần gì, trong DN ai là người quyết định mua sản phẩm của Ngân hàng, làm thế nào để phục vụ họ tốt nhất). Ngân hàng nên chọn cho mình một đoạn thị trường rõ ràng (tính có thể đo lường và xác định được) và tính khả thi (có thể tiếp cận được và thu được lợi nhuận đáng kể).
Với các khách hàng là DN thì Ngân hàng nên tập trung vào các khách hàng là các DNVVN vì các DN này đã, đang và sẽ ngày càng phát triển và phát sinh những nhu cầu đa dạng, nếu Ngân hàng có thể thu hút được đối tượng này, không chỉ đáp ứng các nhu cầu vay vốn mà còn đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ tư vấn tài chính cho các DN thì thu nhập sẽ ngày càng cao, không chỉ qua việc thu lãi từ các khoản cho vay mà còn tăng các khoản thu từ phí dịch vụ, qua đó chuyển đổi cơ cấu thu nhập theo hướng hiện đại.
Ngoài ra, trong các DNVVN NQD, đa số là các DN thuộc lĩnh vực dệt may, cơ khí - điện tử, chế biến lương thực - thực phẩm; vì vậy, Chi nhánh cần chú trọng hơn tới các DN này, cần xây dựng một chiến lược khách hàng phù hợp trong đó đặc biệt chú ý tới nhóm khách hàng chiến lược này vì trong thời gian tới, các lĩnh vực này sẽ ngày càng phát triển và các DN thuộc các lĩnh vực này sẽ rất cần vốn để thực hiện tái đầu tư, mở rộng sản xuất - kinh doanh.
3.1.3. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt
Một mức lãi suất hợp lý cho phép DN tính toán được lợi nhuận thu về từ các dự án khả thi, nắm bắt các cơ hội kinh doanh, đồng thời DN sẽ có lợi nhuận sau khi đã trừ đi chi phí lãi vay, do đó sẽ kích thích DN đầu tư mở rộng sản xuất.
- Một mức lãi suất cho vay quá cao đến mức bất hợp lý sẽ làm cho DN không muốn vay Ngân hàng, nhiều dự án hiệu quả không được thực hiện, nhiều cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ và Ngân hàng thì bị ứ đọng vốn dẫn tới lợi nhuận giảm, thậm chí thua lỗ.
- Một mức lãi suất quá thấp thì DN sẽ vay vốn dễ dàng, thậm chí sử dụng không đúng mục đích, sử dụng lãng phí, không hiệu quả và rủi ro của DN sẽ là tiền đề dẫn tới rủi ro của Ngân hàng và ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển nói chung của nền kinh tế. Mặt khác, đôi khi sự mở rộng tín dụng do giảm lãi suất cho vay không đủ để bù đắp chi phí mà Ngân hàng bỏ ra.
Vì vậy, một mức lãi suất hợp lý đối với Ngân hàng cần phải đảm bảo duy trì sự hoạt động và phát triển của Ngân hàng, đồng thời bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, không nên có một bảng lãi suất cho vay cố định cho tất cả các khách hàng bởi tuy điều này giúp giản tiện cho việc cho vay song không thu hút được những khách hàng làm ăn hiệu quả. Một khách hàng làm ăn hiệu quả sẽ mang lại cho Ngân hàng những khoản lợi nhuận lớn nên có thể được áp dụng mức lãi suất cho vay thấp hơn những khách hàng khác, còn những khách hàng làm ăn kém thì phải chịu mức lãi suất cao hơn để hạn chế và ngăn ngừa rủi ro.
Trong thời gian tới, Ngân hàng cần xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt. Có rất nhiều phương pháp xác định lãi suất của các khoản cho vay, như: xác định lãi suất cho vay theo phương pháp tổng hợp chi phí - thu nhập, phương pháp xác định lãi dựa trên lãi suất cơ bản...Tuỳ từng đối tượng khách hàng mà ngân hàng chọn các phương pháp tính lãi khác nhau, vừa giúp cho DN có thể tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng, vừa đủ để Ngân hàng có lợi nhuận. Với các DNVVN, Ngân hàng nên áp dụng mức lãi suất cho vay cho từng đối tượng khách hàng (phương pháp định giá cá biệt), với các DN là khách hàng truyền thống, có quan hệ tín dụng tốt trong thời gian qua thì nên áp dụng mức lãi suất ưu đãi vì đối với các DN này, Ngân hàng giảm được chi phí thẩm định và giảm thiểu rủi ro do thường xuyên nắm các thông tin về DN qua các khoản cho vay trước đó; bên cạnh đó, Ngân hàng có thể có những tư vấn giúp khách hàng thực hiện tốt hơn dự án của mình, qua đó sẽ nhanh chóng thu hồi vốn để trả nợ Ngân hàng, đồng thời tạo mối quan hệ gắn bó giữa Ngân hàng và DN; để thực hiện được điều này đòi hỏi Ngân hàng phải thường xuyên nắm bắt, cập nhất thông tin về các DNVVN hoạt động trên địa bàn.
3.1.4. Đổi mới, cải tiến quy chế cho vay, xây dựng chính sách tín dụng hợp lý
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, không chỉ là sự cạnh tranh giữa các NHTM mà còn có sự cạnh tranh của các tố chức tài chính phi Ngân hàng và của thị trường phi tài chính thì sự khẳng định về uy tín, chất lượng phục vụ có tầm quan trọng rất lớn; vì vậy, đổi mới, cải tiến quy chế cho vay là một yêu cầu cần thiết trong thời gian tới, cần đơn giản hoá thủ tục cho vay sao cho vừa bảo đảm yêu cầu hạn chế rủi ro, vừa có thể giữ được khách hàng truyền thống đồng thời thu hút thêm những khách hàng mới.
Trong phạm vi hoạt động, chi nhánh có thể thực hiện một số giải pháp cụ thể sau: rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, thẩm định dự án, lập quy trình kinh doanh “một cửa”: Một trong những yếu tố quyết định sự thu hút khách hàng đến giao dịch là sự hoàn thiện dần quy trình kinh doanh “một cửa”, đặc biệt đối với khách hàng là DNVVN NQD, nếu quy trình càng phức tạp, nhiều cửa thì càng khó thu hút khách hàng và càng khó cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Khách hàng là DN nói chung và DNVVN NQD nói riêng luôn mong muốn được giải quyết đề nghị vay vốn một cách nhanh chóng vì các dự án, phương án sản xuất - kinh doanh thường yêu cầu tính thời điểm rất cao, nếu không đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời thì sẽ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh; vì vậy, từng bộ phận của chi nhánh cần xây dựng một quy trình giao dịch “một cửa”, nếu không đồng ý cho vay thì cần giải thích thoả đáng cho khách hàng lý do và để khách hàng dù không vay được vẫn thấy thoải mái; mặt khác, nếu thấy dự án, phương án sản xuất - kinh doanh mà khách hàng xây dựng chưa hợp lý nhưng dự án, phương án ấy có tính khả thi cao thì nên tư vấn, hướng dẫn khách hàng xây dựng lại cho hợp lý hơn.
Tại chi nhánh đã có một quy trình thống nhất được ban hành song cần nghiên cứu để xây dựng một quy trình có tính cụ thể, sát với thực tế khách hàng hơn nữa; trong đó cần chú trọng đến việc hướng dẫn cụ thể, chi tiết các chế độ, thể lệ tín dụng cho khách.
Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của Ngân hàng; với tầm quan trọng và quy mô lớn, hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ ràng, chính sách này được xây dựng và hoàn thiện trong nhiều năm. Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một Ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và cho toàn thể nhân viên Ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
Chính sách tín dụng của NHCT Việt Nam bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư, do Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam ban hành phù hợp với chiến lược phát triển của NHCT Việt Nam và những quy định pháp lý hiện hành.
NHCT Việt Nam tiến hành các hoạt động tín dụng và đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở đáp ứng những nhu cầu hợp lý của khách hàng. Các chính sách tín dụng của NHCT Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn, hiệu quả, đúng định hướng và chiến lược của NHCT Việt Nam.
Tuy nhiên, chính sách tín dụng của NHCT Việt Nam quy định:
- Hạn chế cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản.
- NHCT Việt Nam không khuyến khích cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản.
- Hằng năm, Hội đồng tín dụng cơ sở của từng chi nhánh đề xuất cấp mức tín dụng không có bảo đẩm bằng tài sản đối với một khách hàng và tỷ trọng cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản trong tổng cơ cấu tín dụng trình Hội đồng tín dụng trụ sở chính phê duyệt; đề xuất được xây dựng trên nguyên tắc: mức tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản đối với một khách hàng và tổng số cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản của chi nhánh chỉ được chiếm tỷ trọng nhỏ ở mức bảo đảm không có ảnh hướng lớn đến sự ổn định của chi nhánh khi có rủi ro đối với các khoản tín dụng không có tài sản bảo đảm.
Trong hạn mức tín dụng không có tài sản đảm bảo đã được NHCT Việt Nam phê duyệt hằng năm, NHCT Hưng Yên cũng cần có sự chủ động, xây dựng một chính sách mềm dẻo, linh hoạt để không bỏ lỡ những dự án, phương án sản xuất - kinh doanh có khả năng tạo nên lợi nhuận. Trong một số trường hợp, đối với các khách hàng truyền thống, có quan hệ tín dụng tốt từ trước thì Chi nhánh nên tạo điều kiện để DN vay vốn không có tài sản đảm bảo hoặc giảm tỷ lệ tài sản đảm bảo, hoặc cho phép DN dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, cần mở rộng tín dụng một cách thận trọng, đảm bảo phát triển bền vững và hiệu quả, đầu tư vào các trọng điểm trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế của địa phương để mở rộng đầu tư vốn đối với mọi thành phần kinh tế; sàng lọc, lựa chọn khách hàng, chỉ đầu tư đối với các khách hàng có đủ điều kiện tín dụng, có phương án, dự án có tính khả thi cao, hạn chế và giảm đầu tư không có tài sản đảm bảo, nhất là đối với DN chưa có uy tín trên thị trường, chưa có quan hệ tín dụng với Chi nhánh và với các TCTD khác.
Đồng thời, đối với các DN thường xuyên có quan hệ tín dụng với Chi nhánh, đặc biệt là các DN được cấp hạn mức tín dụng thì Ngân hàng cần thường xuyên phân tích về năng lực điều hành, tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, kịp thời nắm bắt các thông tin, đặc biệt là thông tin về những biến động của ngành hàng, giá cả thị trường để có chính sách tín dụng hợp lý.
3.1.5. Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
Trong nền kinh tế đang vận động không ngừng thì nhu cầu của khách hàng cũng đang thay đổi tương ứng với trình độ phát triển của nhân loại. Nhu cầu của con người luôn vận động theo trình tự từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ngày nay, chất lượng cuộc sống đã và đang ngày càng biến đổi mạnh mẽ, nhu cầu và thị hiếu cũng đa dạng hơn rất nhiều; vì vậy, muốn tồn tại và phát triển được trên thị trường thì Ngân hàng phải tiến hành đa dạng hoá các loại hình sản phẩm, dịch vụ với chất lượng ngày một tốt hơn. Triết lý kinh doanh đòi hỏi Ngân hàng phải tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng để thoả mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng với phương châm: “bán những gì khách hàng cần chứ không phải bán những gì mình có”.
Bên cạnh các sản phẩm truyền thống là cho vay, Ngân hàng có thể mở rộng sang các sản phẩm mang tính chất tư vấn cho khách hàng vì đặc điểm chung của các DNVVN NQD là khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin kém, kỹ năng lập dự án, phương án đầu tư thấp, khả năng quản lý DN chưa cao; thông qua các dịch vụ tư vấn, Ngân hàng có thể thu được những khoản phí cao.
3.1.6. Tăng cường công tác Marketing
Ngày nay, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM, nhất là khi chúng ta đang tiến tới việc gia nhập WTO là sự giảm sút hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với DNNN do các DNNN làm ăn hiệu quả ngày càng ít và cũng do một thực tế là không ít DNNN làm ăn thua lỗ, nợ quá hạn của khu vực kinh tế Nhà nước đang chiếm tỷ trọng lớn thì Ngân hàng cần chuyển đổi sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó DNVVN chiếm tỷ trọng lớn. Một tất yếu hiện nay là các Ngân hàng đang dần chuyển hướng quan tâm của mình tới đối tượng là các DNVVN NQD do các khoản cho vay đối với các DNVVN NQD có những đặc điểm rất thuận lợi:
- Đa số các món vay có quy mô vừa và nhỏ nên độ rủi ro không lớn
- Đây là nghiệp vụ kinh doanh bán lẻ, địa bàn hoạt động của các DN lớn, dàn trải, số lượng khách hàng đông nên phân tán rủi ro
Để có thể thu hút khách hàng là các DNVVN NQD, để các DN tiếp cận dễ hơn đối với tín dụng Ngân hàng, Chi nhánh cần tăng cường công tác Marketing, như:
- Chủ động tìm kiếm khách hàng: để có thể tìm kiếm khách hàng trước hết Ngân hàng cần có thông tin về khách hàng (tức là Ngân hàng chủ động thẩm định khách hàng trước rồi tìm cách kéo khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình; việc chủ động thẩm định khách hàng trước cũng mang lại lợi thế là kết quả thẩm định sẽ đáng tin cậy hơn). Tuy nhiên, với những DNVVN NQD, khi mà họ đã có dự án khả thi thì không chỉ có Ngân hàng mà nhiều Ngân hàng khác cũng muốn họ trở thành khách hàng của mình nên Chi nhánh cần có những ưu đãi cho khách hàng như: giảm bớt thủ tục, giảm bớt thời gian xét duyệt, cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc có phương thức cho vay, phương thức trả nợ phù hợp với điều kiện của khách hàng.
- Quảng cáo về các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh: mỗi cán bộ, nhân viên của chi nhánh là một tuyên truyền viên tích cực cho Ngân hàng; trong quan hệ giao dịch với khách hàng, ngoài việc giúp khách hàng làm các thủ tục cần thiết để vay vốn thì nhân viên cần qua đó giới thiệu về các sản phẩm khác của Ngân hàng.
- Chính phong cách giao dịch là những điều tuy rất nhỏ song lại có hiệu quả đáng kể để Ngân hàng giới thiệu với khách hàng về mình; vì vậy cần xây dựng tác phong văn minh thương mại trong giao tiếp với khách hàng.
- Ngoài việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng thì hàng năm Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, đặc biệt là các hội thảo giới thiệu về các sản phẩm mới; thông qua hội nghị, Ngân hàng cần giải đáp những thắc mắc của khách hàng và cũng qua đó hiểu thêm về những vướng mắc của khách hàng để nghiên cứu hướng giải quyết.
3.1.7. Nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực
Khi hoạt động trên thị trường tức là Ngân hàng đã tự nguyện chấp nhận cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ; trong cuộc cạnh tranh đó, ai nhanh nhạy nắm bắt cơ hội và huy động các tiềm năng, có chiến lược đúng đắn sẽ thắng. Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ (nhất là công nghệ thông tin) là quá trình hội nhập, hoạt động Ngân hàng ngày càng mang tính cạnh tranh cao, bất cứ sản phẩm nào mới tung ra thì gần như ngay sau đó đã mất quyền sở hữu riêng để trở thành sản phẩm chung, bất cứ ai cũng có quyền nghiên cứu, cải tiến để hưởng lợi, bất cứ sản phẩm mới nào ra đời nhằm tăng cường ưu thế cạnh tranh đều nhanh chóng bị bắt trước và ưu thế bị triệt tiêu. Vì vậy, nguồn lực để tạo ưu thế cạnh tranh hiện nay chính là xây dựng một đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, lành nghề chuyên khai thác thông tin và đổi mới kịp thời trước đối thủ cạnh tranh.
Để xây dựng một đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ CBTD có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có trình độ, năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm và có hiểu biết về pháp luật thì Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa tới công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ.
Chi nhánh đã phân công mỗi cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm theo dõi một số khách hàng, song do nhiều DN hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề mà khi Việt Nam gia nhập vào WTO thì các DN này sẽ chịu tác động rất lớn, một số CBTD chưa thể theo kịp được với những biến động phức tạp của các lĩnh vực này; (điển hình như các DN thuộc lĩnh vực dệt may, cơ khí - điện tử, khi mà Việt Nam sắp gia nhập WTO thì các DN này vẫn chưa có sự chuẩn bị tích cực, vì vậy khi Việt Nam gia nhập vào WTO sẽ là một thử thách rất lớn đối với các DN này), nếu như các CBTD không tích cực trau dồi các kiến thức pháp luật, đặc biệt là các kiến thức về luật pháp quốc tế thì sẽ không thể tư vấn cho các DN được. Vì vậy, trong thời gian tới, mỗi CBTD phải tự trang bị cho mình những kiến thức pháp luật cần thiết và Chi nhánh cần có sự hỗ trợ đắc lực cho các CBTD; đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, cần nâng cao hiểu biết để đưa ra những quyết định đúng đắn; cần chú trọng hơn nữa tới công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá.
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.2.1. Đối với NHNN
NHNN Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và Ngân hàng; một trong những chức năng của NHNN là đảm bảo sự an toàn của toàn hệ thống, vì vậy, NHNN cần nghiên cứu xây dựng các quy chế, quy định hợp lý, vừa chặt chẽ song cũng phải tạo sự thông thoáng cho các Ngân hàng có thể tự chịu trách nhiệm về hoạt động vủa mình.
NHNN cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xây dựng hệ thống thanh tra, kiểm tra đủ mạnh về cả chất lượng và số lượng; đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát độ an toàn của hệ thống.
Đồng thời, NHNN cần tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin Ngân hàng để giúp các Ngân hàng có được những thông tin hữu ích, phục vụ cho công tác thẩm định của Ngân hàng.
3.2.2. Đối với NHCT Việt Nam
Để khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng của nhóm đối tượng khách hàng là các DNVVN NQD, ngoài nỗ lực của bản thân chi nhánh còn cần có sự giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ của Hội sở chính; Hội sở chính cần thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo chuyên sâu đối với công tác thẩm định, đánh giá thực trạng kinh doanh, giúp các chi nhánh có những quyết định đúng đắn trong quá trình thẩm định dự án và không để lỡ cơ hội đầu tư.
3.2.3. Đối với các cơ quan quản lý
3.2.3.1.Đối với cơ quan điều hành vĩ mô
Đại đa số DNVVN NQD có quy mô vốn khá khiêm tốn, tài sản bảo đảm khá nhỏ so với nhu cầu vốn và quy mô phát triển dự án; mặc dù Nhà nước đã cho phép các NH nhận thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, song DN vẫn gặp nhiều khó khăn do thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm còn khá phiền phức, mất nhiều thời gian; mặt khác, thủ tục cấp quyền sở hữu và quyền sử dụng đất cũng rất phức tạp, trong khi cho vay tín chấp còn gặp nhiều trở ngại đối với DNVVN nói chung và DNVVN NQD nói riêng.
Quy định hiện nay về cho vay tín chấp là: bắt buộc phải có lãi trong 2 năm liên tục, trong khi các DNVVN mới được đầu tư mới hoặc mới mở rộng sản xuất, điều này gây khó khăn cho NH khi quyết định cho vay mặc dù phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có khả năng thành công cao. Vì vậy, cần nới rộng và cụ thể các quy định cho vay tín chấp đối với DNVVN theo hướng cho phép các NH được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay tín chấp trên cơ sở xem xét, đánh giá thời gian quan hệ, uy tín trong giao dịch với NH. Nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã công nhận thương hiệu là tài sản vô hình và có giá trị bằng tiền; vì vậy, Pháp luật cần quy định rõ ràng, cụ thể về giá trị thương hiệu nhằm hỗ trợ cho NH an tâm đầu tư vào DNVVN.
Cần thúc đẩy sự hình thành và hoạt động của các quý bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN nhằm bổ sung cho mức độ tín chấp của NH.
Cần thúc đẩy sự lành mạnh hoá quan hệ tín dụng, nâng cao trình độ quản trị: các báo cáo quyết toán của các DNVVN thường không đủ độ tin cậy, gây khó khăn cho NH khi thẩm định. Bên cạnh đó, trình độ và năng lực quản lý của DN còn tương đối yếu kém, chưa tương xứng với quy mô hoạt động kinh doanh; để khai thông các kênh đầu tư cho DNVVN, đặc biệt là kênh tín dụng Ngân hàng, Nhà nước cần hoàn thiện các hành lang pháp lý và đưa ra các chính sách nhất quán và cụ thể hoá nhằm khuyến khích các DN này tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật; cụ thể là cơ quan Tài chính, Thuế nên hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành hoạt động kinh doanh thông qua hoạt động nộp thuế trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DN.
Với mức rủi ro tín dụng cao khi đầu tư cho các DNVVN NQD, Nhà nước cần có chính sách cụ thể, rõ ràng nhằm bảo vệ quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của NH, hạn chế hình sự hoá các vụ tranh chấp dân sự giữa Ngân hàng và khách hàng khi có rủi ro xảy ra. Gần đây các phương tiện thông tin đại chúng đã nhắc lại tình trạng hình sự hoá các quy định trong lĩnh vực tín dụng đã tước đi tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của Ngân hàng, để các Ngân hàng thừa vốn mà không thể cho vay. Thực tế, có nhiều phương án kinh doanh, dự án đầu tư chắc chắn, an toàn, có khả năng thu được hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt song do sự trói buộc ngặt nghèo của cơ chế, thể lệ mà các Ngân hàng buộc phải từ chối.
Đây chính là sự mâu thuẫn giữa Ngân hàng và DN mà để giải quyết mâu thuẫn này không chỉ cần tới thiện chí của Ngân hàng và khách hàng mà còn cần tới sự giúp đỡ của các cơ quan hữu quan trong việc tạo sự thông thoáng trong quá trình giải quyết các thủ tục về bảo đảm tiền vay và việc đảm bảo thực hiện đúng quy chế về bảo đảm tiền vay.
3.2.3.2. Đối với cơ quan quản lý của tỉnh
Các cơ quan quản lý của tỉnh cần có sự phối hợp nhịp nhàng để giúp DNVVN NQD tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để các DNVVN NQN phát triển.
Đối với Phòng đăng ký GDBĐ nên nghiên cứu để giải quyết linh hoạt nhu cầu đăng ký GDBĐ cho các DN, nên tăng số ngày giải quyết để DN không phải mất thời gian chờ đợi.
KẾT LUẬN
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một thành phần kinh tế rất năng động và có vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn vừa qua. Trong thời gian tới, các DNNQD sẽ là một khu vực kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất và là động lực to lớn thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển; vì vậy, cần tạo ra một cơ chế thông thoáng để các DNNQD có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của đất nước. Để có thể tận dụng tối đa mọi nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, nhất là các DN thuộc thành phần kinh tế tư nhân, cần sớm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và xây dựng Quỹ bảo lãnh cho DNVVN (mà trong đó chủ yếu là các DNNQD) để các Ngân hàng có cơ sở để cho vay đối với các DNVVN NQD.
Mục tiêu của Hưng Yên là đến năm 2010 sẽ cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13%; phấn đấu cơ cấu kinh tế (nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ) : 20% - 47% - 33%. Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra nhiều biện pháp, trong đó có việc khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển: “Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể theo hướng đa dạng hoá các hình thức sở hữu và hình thức sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi để các loại hình hợp tác và hợp tác xã phát triển thành những tổ chức kinh tế đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Xóa bỏ mọi trở ngại, tạo tâm lý xã hội và môi trường thuận lợi cho kinh tế tự nhân phát triển, không hạn chế về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực mà Nhà nước không cấm”. Như vậy là tỉnh đã có những quan điểm đổi mới trong việc khuyến khích và tạo điều kiện để các DNNQD nói chung và các DNVVN NQD nói riêng phát triển; đây chính là một điều kiện hết sức thuận lợi để các DN nói chung và các DNVVN NQD nói riêng có thể đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của tỉnh cũng như cho đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Ngân hàng thương mại - Peter Rose
2- Tiền tệ - ngân hàng - thị trưòng tài chính - Miskin
3- Quản trị NHTM - GS.TS Lê Văn Tư
4- Giáo trình NHTM
5- Giáo trình TCDN
6- Giáo trình Marketing ngân hàng
7- Tạp chí Tài chính doanh nghiệp
8- Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ
9- Tạp chí Ngân hàng
10- Tạp chí Thông tin tài chính
11- Thời báo Ngân hàng
12- Báo Hưng Yên
13- Sổ tay tín dụng Ngân hàng công thương Việt Nam
14. Báo cáo tình hình doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên
15. Bản tin doanh nghiệp - doanh nhân Hưng Yên
MỤC LỤC
Trang
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32428.doc