Chuyên đề Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội

Mở bài .Hiện nay, với xu thế hội nhập thế giới, nhu cầu vốn nhằm để đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh đang là một vấn đề rất cấp thiết. Như ta đã biết rằng, hiện nay doanh nghiệp khi cần vốn sẽ có hai cách huy đông: phát hành các giấy tờ có giá và đi vay Ngân hàng. Nhưng với cách phát hành ra các giấy tờ có giá ở nước ta vẫn chưa thực sự phổ biến, chính vì vậy vay ngân hàng vẫn là một hình thức truyền thống của các doanh nghiệp nước ta. Đặc biệt trong những năm gần đây, hoạt động ngân hàng tài chính đã được Đảng - Nhà Nước và các tổ chức kinh tế trên thế giới có sự quan tâm rõ rệt, đó chính là sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, dự án hiện đại hoá ngân hàng của ngân hàng quốc tế (WB) tài trợ vv Đó là những điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng, phát triển ngành ngân hàng - tài chính. Song trên thực tế việc cung cấp, đáp ứng nhu cầu về tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng còn nhiều hạn chế, cụ thể đó là hình thức tín dụng chưa phong phú , nguồn vốn còn hạn hẹp, quy mô còn nhỏ, chất lượng tín dụng còn chưa cao Chính vì vậy quá trình mở rộng cho vay là vấn đề hết sức quan trọng đố với mỗi ngân hàng trong tình hình hiện nay. Bởi cho vay là một dịch vụ mang lại nguồn thu nhập chính cũng như danh tiếng của ngân hàng. Vớiviệc phát triển các hình thức cho vay đã tác động trực tiếp tới các nghành kinh tế, tạo tính ổn định, vững chắc trong vai trò trung gian tài chính.Đặc biệt trong xu hướng hiện nay thì việc đầu tư vay vốn sản xuất kinh doanh đang ngày một lớn do xu thế phát triển của nền kinh tế, chính vì vậy mở rộng cho vay kinh doanh đang là một vấn đề quan tâm đối với ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Eximbank Hà Nội nói riêng. Xuất phát từ nhận thức trên, qua thời gian thực tập tại Eximbank Hà Nội, em đã chọn đề tài: “Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội” làm chuyên đề thực tập. MỤC LỤC Mở bài 1 Chương I: Lý thuyết cơ bản 2 I Tổng quan về ngân hàng và dịch vụ của ngân hàng 2 1.1Khái niệm về ngân hàng 2 1. 2.Chức năng của ngân hàng 3 1.2.1 Trung gian tài chính 3 1.2.2 Tạo phương tiện thanh toán 4 1.2.3 trung gian thanh toán 5 II-Một số vấn đền về tín dụng của ngân hàng 6 2.1.Khái niệm tín dụng 6 2.2.Phân loại các nghiệp vụ tín dụng 7 2.2.1.phân theo hình thức cấp tín dụng 8 2.2.2.Phân theo thời gian: 19 III.Các khoản cho vay kinh doanh ngắn hạn 22 3.1.Khái niệm và đặc điểm cho vay kinh doanh ngắn hạn 22 3.2.Lý do cho vay kinh doanh ngắn hạn 23 3.2.1.Xuất phát từ nhu cầu vốn của doanh nghiệp 23 3.2.2. Xuất phát từ yêu cầu quản lý của NH 24 3.3. Các khoản cho vay kinh doanh ngắn hạn 25 3.3.1.Các khoản cho vay mua hàng dự trữ 25 3.3.2.Cho vay vốn lưu động 26 3.3.3.Cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng 27 3.3.4.Cho vay kinh doanh chứng khoán 28 3.3.5.Cho vay kinh doanh bán lẻ 29 3.3.6.Cho vay trên tài sản 30 3.4.Vai trò của cho vay kinh doanh ngắn hạn 30 3.4.1. Đối với nền kinh tế 31 3.4.2. Đối với doanh nghiệp 31 Chương II:Thực trạng và giải pháp cho vay kinh doanh ngắn hạn ở ngân hàng Eximbank Hà Nội 32 I.Giới thiệu về ngân hàng EXIMBANK Hà Nội 32 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Eximbank Hà Nội 32 1.1.1.Tổng quan về ngân hàng Eximbank 32 1.1.2.Quá trình hình thành của ngân hàng Eximbank Hà Nội 33 1.1.3.Quá trình phát triển của ngân hàng Eximbank Hà Nội 34 1.1.4.Cơ cấu tổ chức 35 1.2.Khái quát tình hình kinh doanh của ngân hàng Eximbank Hà Nội. 43 1.2.1.Huy động vốn 43 1.2.2.Hoạt động tín dụng 44 1.2.3.Kinh doanh ngoại tệ 46 1.2.4.Thanh toán quốc tế 47 1.2.6:Kết quả kinh doanh 49 II.Thực trạng cho vay kinh doanh ngắn han của ngân hàng EIB Hà Nội 49 2.1.Quy trình cho vay của ngân hàng Eximbank 49 2.1.1.Quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay bằng ngoại tệ 49 2.1.2.Quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay bằng đồng Việt Nam để kinh doanh, sản xuất. 53 2.2. Thực trạng cho vay kinh doanh ngắn hạn ở EIB Hà Nội 55 2.3. Đánh giá thực trạng cho vay kinh doanh ngắn hạn tại ngân hàng Eximbank 58 2.3.1.Kết quả 58 2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân: 58 Chương III.Giải pháp để mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn 61 I Định hướng phát triển của chi nhánh 61 II. Giải pháp 61 2.1.Tăng cường các biện pháp huy động vốn đầu vào 61 2.2.Đa dạng hoá và sử dụng linh hoạt, phù hợp các hình thức tín dụng 62 2.3.Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý linh hoạt 63 2.4.Nâng cao công tác quản lý tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ tín dụng 63 2.5.Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, chủ động tìm kiếm 65 2.6.Mở rộng các dịch vụ khác nhằm thu hút doanh nghiệp 66 2.7.Nâng cao chất lượng công nghệ thông tin 66 2.8.Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát trong toàn Chi nhánh 67 2.9. Thu hồi nợ quá hạn. 68 Kết luận 69

docx71 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ,tăng tích luỹ. Phòng tín dụng _đầu tư chia làm nhiều tổ :tổ tín dụng doanh nghiệp ,tổ tín dụng cá nhân,tổ cho vay du học ,tổ bảo lãnh… Nhiệm vụ chung của phòng : -Nghiên cứu ,nắm tình hình thu lượm thông tin kinh tế ,lập hồ sơ kinh tế , phân tích khách hàng và tính toán hiệu quả kinh tế để đầu tư . -Cho vau theo dõi việc sử dụng vốn vay ,thu hồi nợ vay, -Hợp tác liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế để sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả . -Nghiên cứu các yêu cầu bảo lãnh thanh toán ,dự thầu,thực hiện hợp đồng …cho khách hàng . -Thực hiện công tác tư vấn ,cho vay du học . -Báo cáo các thống kê và phân tích hiệu quả kinh tế về nghiệp vụ tín dụng bảo lãnh và đầu tư. -Một trong những nhiệm vụ quan trọng của phòng tín dụng là nghiên cứu lập các hồ sơ kinh tế của các đơn vị và tổ chức kinh tế có quan hệ tín dụng với ngân hàng để theo dõi tình hình hoạt động ,năng lực tài chính ,khả năng thực hiện kế hoạch …nhằm ra quyết định cho vay , đảm bảo vốn cho vay sử dụng đúng mục đích ,có hiệu quả , đảm bảo trả được nợ vay. 1.1.4.3.Phòng Dich vụ khách hàng -Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế toán giao dịch trực tiếp với khách hàng theo đúng các quy định. -Thực hiện việc đóng ,mở tài khoản cho khách hàng ,thực hiện các giao dịch có liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Eximbank Hà Nội. -Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu ,bảo lãnh thực hiện hợp đồng ,bảo lãnh phát hành có ký quỹ đủ 100%. -Thực hiện nghiệp vụ rút vốn ,lãi các sổ tiết kiệm của Eximbank Hà Nội ,hạch toán nghiệp vụ cầm cố sổ tiết kiệm theo yêu cầu của các phòng có liên quan -Thực hiện các nghiệp vụ chi lương bằng chuyển khoản của các khách hàng là doanh nghiệp. -Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến dịch vụ kiều hối ,bán ngoại tệ đi công tác nước ngoài cho các doanh nghiệp có tài khoản tại ngân hàng Eximbank,bán ngoại tệ phục vụ cho du học sinh . -Trao đổi, phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan để phối hợp công tác nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán giao dịch của chi nhánh. 1.1.4.4 Phòng thanh toán quốc tế. -Tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu có chứng từ của khách hàng Eximbank Hà Nội theo đúng quy định. -Thực hiện việc phát hành ,tiếp nhận ,tu chỉnh ,thanh toán L/C,nghiên cứu kỹ các điều khoản ,kịp thời phát hiện những điểm không hợp lý để lưu ý đơn vị xuất nhập khẩu tu chỉnh . -Hướng dẫn đơn vị xuất nhập khẩu lập chứng từ thanh toán cho chính xác ,nghiên cứu ,tư vấn cho cá đơn vị xuất khẩu , áp dụng linh hoạt phương thức thanh toán có lợi nhất. -Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu chứng từ xuất hàng cho doanh nghiệp theo quy định . -Thực hiện lệnh thanh toán cho ngâ nhàng nước ngoài liên quan đến nghiệp vụ thanh toán L/C và nhờ thu của các chi nhánh trong hệ thống Eximbank thưo đề nghị của chi nhánh . -Thực hiện các thủ tục đòi tiền hàng xuất khẩu với ngân hàng nước ngoài và đối với jhách hàng xuất khẩu liên quan tới nghiệp vụ thanh toán xuẩt khẩu. -Thu các khoản thủ tục phí , điện phí đối với ngân hàng và khách hàng xuất khẩu liên quan tới nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu -Chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng nước ngoài cho các chi nhánh theo L/C ,nhờ thu hàng xuất khẩu. -Kiểm soát lại các nghiệp vụ liên quan trong khâu đối ngoại trước khi chuyển tiền ra nước ngoài . -Cập nhập và theo dõi lượng nghiệp vụ giao dịch của từng khách hàng để kịp thời đề ra phương án tiếp thị từng thời điểm ,từng tháng ,quý ,năm. 1.1.4.5.Phòng Ngân quỹ: Bộ phận thu đổi tiền ,mua bán ngoại tệ tại quầy thu phát tiền ,kiểm đếm tiền và boả quản tiền ,các dấy tờ có giá trị. Nhiệm vụ của phòng là : -Thực hiện thu chi chính xác kịp thời và quản lý chặt chẽ tiền mặt nội tệ và ngoại tệ ,séc và các giấy tờ có giá trị ở kho quỹ,Theo dõi tồn quỹ để kịp thời báo cáo với lãnh đạo để có kế hoạch điều chuyển. -Thực hiện đúng nội quy ,chế độ ,ghi chép đối chiếu ,bảo quản kho quỹ để đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản. -Ngiên cứu biện pháp chống tiền giả ,theo dõi ngoại tệ đang lưu hành và hết thời hạn lưu hành ,phổ biến và hướng dẫn các đơn vị thu ngoại tệ tránh nhầm lẫn thất thoát tài sản. -Thực hiện các nghiệp vụ mua bán ,thu đổi ngoại tệ và VND tại quầy,phòng ngân quỹ bao gồm các tổ giao dịch thu ,giao dịch chi ,tổ mua bán và thu đổi ngoại tệ,tổ tiết kiệm,tổ kho và kiểm ngân. 1.1.4.6.Kinh doanh tổng hợp: -Thực hiện việc quản lý tài khoản tiền gửi của chi nhánh tai ngan hàng Nhà Nước và các ngân hàng thương mại trong nước .giao nhận chứng từ ,hạch toán các báo cáo đối chiếu ,tra soát ,theo dõi số dư tài khoản ,có kế hoạch điều vốn đảm bảo đủ vốn thanh toán. -Thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ ,xử lý ,thực hiện các lệnh chuyển tiền nhận từ phiên thanh toán bù trừ và hạch toán . -Quản lý tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại ngân hàng nước ngoài ,xử lý các điện thanh toán ,hạch toán ,tra soát , đối chiếu .Theo dõi số dư tài khoản ,có kế hoạch điều chuyển vốn để đảm bảo đủ vốn thanh toán. -Thực hiện các chỉ thị ,văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ của hội sở . -Nhật ký chứng từ :tâp hợp và lưu trữ chứng từ hàng ngày theo đúng chế độ. -Cân đối kế toán hàng ngày ,hàng tháng,thực hiện công tác quyết toán năm. -Thực hiện việc lập ,kiểm tra,kiểm toán các báo cáo tài chính -Thanh toán các khoản chi phí quản lý theo đúng chế độ . -Quản lý về mặt kế toán các tài sản mà Eximbank Hà Nội đang quản lý và khai thác -Hạch toán tiền mặt ,tài sản quý ,giấy tờ có giá theo đúng chế độ .Hướng dẫn ,kiểm tra việc mở và ghi chép sổ sách thủ quỹ,thủ kho . -Kiểm quỹ cuối ngày đảm bảo khớp đúng giữa sổ sách kế toán và thủ quỹ . Tổ chức kiểm kê định kì hoặc đột xuất đảm bảo khớp đúng giữa tồn quỹ thực tế với tồn quỹ trên sổ sách kế toán và sổ sách thủ quỹ ,thủ kho quỹ. -Xây dựng nội quy và lề lối làm việc của phòng nhằm đảm bảo hiệu quả công tác và giữ bí mật tài liệu ,thông tin do phòng quản lý. Tổ thẻ tín dụng -Thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong và ngoài nước theo đúng quy định. -Thực hiện thẩm định hồ sơ khách hàng một cách có hệ thống ,chặt chẽ ,có chất lượng và hạn mực tín dụng được xác định phù hợp với từng đối tượng khách hàng theo từng thời kỳ đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất. -Theo dõi tình hình thanh toán các khoản tín dụng ,các loại phí mà chi nhánh cung cấp cho khách hàng để kịp thời thu hồi đúng hạn . -Thực hiện việc mở , đóng tài khoản và hạch toán theo đúng chế độ về hạch toán nghiệp vụ liên quan đến thẻ tín dụng. -Đề xuất và xây dựng kế hoạch tiếp thị theo từng thời kỳ cho từng đối tượng phục vụ từng loại thi trường khác nhau mà Eximbank sẽ tham gia .Mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ của chi nhánh thông qua các chiến lược quảng cáo khyển mãi cho đơn vị chấp nhận thẻ và khách hàng. 1.1.4.7.Phòng hành chính nhân sự -Thực hiện công tác hành chính,văn thư ,lưu trữ ,lễ tân ,lao vụ. Đảm bảo thông tin liên lạc,luân chuyển văn thư phục vụ cho các hoạt động ở chi nhánh . -Quản lý ,sửa chữa ,bảo quản toàn bộ tài sản ,cơ sở vật chất của chi nhánh bao gồm :nhà cửa ,kho tàng ,máy móc ,thiết bị ,phương tiện làm việc .. -Đầu mối tiếp xúc với các cơ quan , đơn vị có nhu cầu làm việc với chi nhánh .Quan hệ giao dịch với các ban ngành đối với các vấn đề liên quan đến công việc chi nhánh . -Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ ,lao động ,tiền lương và công tác đào tạo của chi nhánh. 1.1.4.8.Tổ Pháp chế công nghệ-thẩm định giá -Thực hiện chức năng thẩm định giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng -Thực hiện định giá tài sản đảm bảo -Thường xuyên kiểm tra tài sản đảm bảo và hoạt động kinh doanh của khách hàng -Nếu đến hạn khách hàng không chịu trả tiền thì tổ pháp chế sẽ thực hiện những biện pháp thu hồi vốn như thoả thuận trong hợp đồng với khách hàng. 1.1.4.9.Tổ Kiểm Tra nội bộ Tổ chức kiểm tra nội bộ có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc điều hành thông suốt ,an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động của chi nhanh . -Chịu sự chỉ đạo về mọi mặt nghiệp vụ của phòng kiểm tra nội bộ hội sở. -Xây dựng và trình giám đốc duyệt và triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch kiểm tra ,kiểm toán nội bộ tại chi nhánh . -Thực hiện các nhiệm vụ khách đựoc trưởng phòng kiểm tra nội bộ Eximbank giao hoặc giám đốc chi nhánh giao. -Báo cáo kịp thời và đầy đủ về phòng Kiểm tra nội bộ Hội sở các sự việc không bình thường xảy ra tại chi nhánh Eximbank Hà Nội ,có đề xuất nhằm dúp giám đốc Eximbank Hà Nội kịp thời xử lý những tồn tại xảy ra tại chi nhánh. 1.1.4.10.Tổ xử lý thông tin: -Quản trị và phát triển hệ thống công nghệ thông tin . -Tổ chức xây dựng ,quản lý và khai thác có hiệu quả hệ thống tin chi nhánh -Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị phần cứng cho chi nhánh theo yêu cầu phát triển nghiệp vụ tại hệ thống chi nhánh. -Quản lý và phân phối một cách tốt nhất nhằm khai thác tối đa khả dụng của các thiết bị tin học cho mục đích hoạt động king doanh Eximbank Hà Nội. -Tổ chức quản lý an toàn ,bảo mật hệ thống phần mềm tin học hiện toàn bộ cơ sở dữ liệu chi nhánh.Giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển cơ sở hệ thống hiện tại. -Thường xuyên nghiên cứu phần mềm ứng dụng mới trong lĩng vực tư vấn cho ban giám đốc lựa chọn công nghệ thông tin phù hợp nhu cầu kinh doanh của chi nhánh. -Xây dựng hệ thống tin học dự phòng đảm bảo an toàn cho hệ thống và sự liên tục cho hoạt động kinh doanh của Eximbank trong trường hợp xảy ra sự cố. 1.2.Khái quát tình hình kinh doanh của ngân hàng Eximbank Hà Nội. Trong 14 năm hoạt động,dù có những lúc hết gặp nhiều khó khăn nhưng Eximbank Hà Nội đã luôn cố gắng ,nỗ lực hết mình và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.Với sự tăng trưởng về nhiều mặt ,chi nhánh đã dần dần khẳng định được vị thế của mình trên nhiều lĩnh vực hoạt động. 1.2.1.Huy động vốn So với các ngân hàng thương mại Việt Nam, lãi suất huy động của Eximbank được xem là hấp dẫn trên thị trường hiện nay. Đây là một động thái để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư và đáp ứng được nhu cầu cũng như theo kịp xu hướng chung của thị trường .Bên cạnh chính sách lãi suất linh hoạt ,chủ trương đa dạng hoá hình thức huy động vốn cũng góp phần tạo ra tốc độ tăng trưởng cao cho nguồn vốn huy động của Eximbank Hà Nội trong thời gian gần đây. Chi nhánh đã triển khai mở rộng công tác huy động vốn tập hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau, đảm bảo cho nhu cầu vốn để kinh doanh của chi nhánh.Việc áp dụng linh hoạt cơ chế lãi suất thoả thuận ,phí dịch vụ ngân hàng chính sách khách hàng ưu đãi,tiếp thị và chăm sóc khách hàng có trọng điểm đã nâng tổng số lượng khách hàng giao dịch tại chi nhánh .Nguồn vốn huy động từ các tổ chức dân cư , Eximbank còn được hỗ trợ từ ngân hàng nhà nước ,nhận vốn uỷ thác đầu tư,tài trợ từ chương trình viện trợc của Chính phủ Thuỵ Sỹ. Eximbank Hà Nội cũng liên tục triển khai các chương trình huy động vốn đa dạng và phong phú như:các chương trình tiết kiệm dự thưởng ,Lộc tài liền tay,gửi tiết kiệm và du xuân cùng Eximbank….với những phần quà hấp dẫn ,lãi suất cao cho khách hàng. Bảng 1.2.3:tình hình huy động vốn tại Eximbank Hà Nội Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 Tổng nguồn vốn(tỷ) 1.408,960 1.914,474 2.031,093 Vốn huy động (tỷ) 1.019,450 1.502,069 1.731,093 Tăng vốn huy động so với năm trước(%) 47,34 15,24 Trong những năm qua,nguồn vốn Eximbank Hà Nội liên tục tăng ,trong đó có phần đóng góp chủ yếu của việc tăng lượng vốn huy động .Năm 2004 vốn huy động là 1019,450 tỷ, đến năm 2005 là 1502,069 tỷ,tăng 47,334%,đến năm 2006 thì vốn huy động lên tới 1731,093 tỷ,tăng 229,024 tỷ (15,24%).Như vậy ,tuy tốc độ tăng trưởng không ổn định ,song xét về số tuyệt đối thì nguồn vốn huy động tăng một lượng lớn hơn qua các năm. 1.2.2.Hoạt động tín dụng Mặc dù chịu sức ép từ cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hệ thống ngân hàng ,trong những năm gần đây , Eximbank Hà Nội vẫn tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng tín dụng cao.Doanh số cho vay năm 2004 là 1005,23 tỷ đồng.Năm 2005 là 1501,262 tỷ đồng ,tăng 496,032 tỷ đồng(49,34%) so với năm 2004.Năm 2006 đạt 1730,287 tỷ đồng, tăng 229,024 tỷ(15,26%). Bảng 1.2.3:Báo cáo kết quả cho vay của Eximbank Hà Nội Năm Doanh số cho vay trị giá %tăng ,giảm 2004 1005,23 2005 1501,262 49,34% 2006 1730,287 15,26% Trong những năm gần đây ,ngoài những sản phẩm cho vay truyền thống như tài trợ xuất nhập khẩu,cho vay vốn lưu động chủ yếu phục vụ doanh nghiệp… chi nhánh cũng đã nỗ lực thực hiện đa dạng hoá với các hoạt động mới như:cho vay tiêu dùng các nhân ,hỗ trợ du học ,chiết khấu dấy tờ có giá…Đây là nguồn mà lãi suất cho vay không chỉ cao hơn mức cho vay các doanh nghiệp mà còn giúp ngân hàng phân tán được rủi ro.Chính sự chuyển dịch này đã giúp cho hoạt động tín dụng của Eximbank Hà Nội thời gian qua phát triển những vẫn kiểm soát tốt tình hình nợ xấu mới phát sinh.Chi nhánh cũng chủ động tư vấn cho doanh nghiệp vay vốn với chi phí rẻ nhất như phân tích tình hình biến động tỷ giá và tư vấn khách hàng nên vay vốn băng ngoại tệ.Tư vấn chính cho khách hàng của chính mình là một trong nhiều dịch vụ mà Eximbank Hà Nội đang tiến hành và đạt được hiệu quả. Năm 2006 chi nhánh tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ,các công ty cổ phần ,các khách hàng có uy tín ,có quan hệ tốt với ngân hàng, có tài sản đảm bảo,vay trả đúng hạn.Trong 763,5394 tỷ dư nợ,dư nợ của các công ty cổ phần và doanh nghiệp là 667,8129 tỷ,chiếm 87,46 tổng dư nợ cho vay.Dư nợ cho vay cá nhân là 95,7265 tỷ chiếm 12,54% tổng dư nợ cho vay. Chi nhánh tập trung vào củng cố ,nâng cao chất lượng tín dụng ,rà soát lại hồ sơ vay vốn đặc biệt là hồ sơ còn nợ quá hoạn nợ khó đòi.Theo dõi sát các khoản nợ để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc ,lãi đúng hạn,hạn chế nợ quá hạn phát sinh.Năm 2006 chi nhánh đã thu được 1,784 tỷ nợ tồn đọng đã xử lý DPRR,nợ quá hạn còn lại là 11,06118 tỷ(chủ yếu nợ quá hạn trong năm trước tồn lại. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng ngày càng cao, đây là kết quả của chính sách đa dạng hoá khách hàng , đa dạng hoá danh mục cho vay và thực hiện một chế độ lãi suất tín dụng hợp lý.Nhằm đa dạng hoá danh mục cho vay ,bên cạnh các sản phẩm dịch vụ mới như:tín dụng cầm cố sổ tiết kiệm nhằm khuyến khích người dân gửi tiền ,tín dụng cầm cố sổ tiết kiệm nhằm khuyến khích người dân gửi tiền ,tín dụng tiêu dùng cá nhân nhằm phục vụ các nhu cầu tài chính cho việc đi du học,sửa chữa nhà cửa… Để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm tín dụng , Eximbank Hà Nội đã áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt với từng đối tượng khách hàng trên cơ sở phân tích năng lực tài chính và mức độ rủi ro của họ ,cải tiến thủ tục tín dụng theo hướng đơn giản ,giễ thực hiện mà vẫn đảm bảo đúng quy chế tín dụng và bảo lãnh của ngân hàng Nhà nước ,tăng cường công tác tiếp thị và săn sóc khách hàng trong hoạt động tín dụng,cùng khách hàng tháo gỡ những khó khăn,vướng mắc trong kinh doanh. Bên cạnh đó,việc chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng đã dúp ngân hàng hạn chế được những khoản vay có mức độ rủi ro cao. 1.2.3.Kinh doanh ngoại tệ Trong năm 2005 có phát sinh nhiều diễn biến bất lợi do các yếu tố thi trường bên ngoài ,nhưng Eximbank Hà Nội đã linh hoạt áp dụng các biện pháp về tỷ giá và quản trị tốt rủi ro trong hoạt động kinh doanh nên kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn đạt mức tăng trưởng tốt.Tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2005 tăng 36% so với năm 2004.Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2006 đạt 406,86 triệu USD.Tăng 82,59 triệu USD(25,46%) so với năm 2005.Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ tăng 58%,góp phần nâng tỷ trọng thu nhập từ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chiếm 10% trong tổng thu nhập của ngân hàng.Thông qua hoạt động kinh doanh ngoại tệ , Eximbank Hà Nội đã phát triển mạnh các mảng nghiệp vụ khác như:Thanh toán nhập khẩu ,thanh toán phi mậu dịch ,các sản phẩm kiều hối ,giữ vững và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch. Đến nay, Eximbank Hà Nội đã triển khai các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cho khách hàng như:giao ngay,kỳ hạn ,hoán đổi,quyền chọn. 1.2.4.Thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế vừa là nghiệp vụ truyền thống vừa là thế mạnh của Eximbank Việt Nam nói chung và Eximbank Hà Nội nói riêng.Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2005 đạt 165.374,93 ngàn USD ,tăng 28,01% so với năm 2004.Trong khi đó thanh toán xuất khẩu đạt 67.192,48 ngàn USD ,chiếm 40,63% tổng giá trị thanh toán ,giá trị thanh toán nhập khẩu đạt 67.192,48 ngàn USD,chiếm 40,63% tổng giá trị thanh toán,giá trị thanh toán nhập khẩu đạt 98.182,45 ngàn USD,chiếm 59,37% tổng giá trị thanh toán. Tháng 01/2006, Eximbank đã vinh dự nhận bằng khen về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế(chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanhtoán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên quan đến ngân hàng). Bảng 1.2.4:Thanh toán quốc tế Chỉ tiêu 2004 2005 2006 1.Thanh toán xuất khẩu a.L/C Số món 342 263 374 Giá trị(ngàn USD) 58.752,28 66.344,28 75.987,54 b.Nhờ thu Số món 58 52 73 Giá trị(ngàn USD) 701 848,2 1250,8 c.TTR Số món 356 464 486 Gía trị(ngàn USD) 6.654,78 7.560,43 8.965,09 2.Thanh toán nhập khẩu a.L/C Số món 721 925 1242 Giá trị(ngàn USD) 56.099,22 76.824,48 95.643,78 b.Nhờ thu Số món 152 152 175 Giá trị(ngàn USD) 3.425,15 1.887,3 3.764,67 c.TTR Số món 688 791 869 Giá trị(ngàn USD) 10.215,26 19.470,67 24.342,98 Eximbank tài trợ tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Những nhóm mặt hàng thanh toán xuất khẩu là nông sản,thuỷ sản,may mặc,giày da,thủ công mỹ nghệ,than đá.Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu như:nguyên liệu dược,xăng dầu,hạt nhựa,giấy,sợi,sắt thép phục vụ cho san xuất trong nước và máy móc thiết bị đầu tư mở rộng.Trong thời gian tới ,chi nhánh sẽ tiếp tục đưa ra nhiều gói sản phẩm mới để khách hàng lựa chọn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu thanh toán của khách hàng. Hơn 10 năm hoạt động , Eximbank Hà Nội luôn chấp hành tốt các quy đinh, quy trình nghiệp vụ thanh toán qua chi nhánh không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng.Về lĩnh vực thanh toán quốc tế, Eximbank được đánh giá rất cao bởi không chỉ các khách hàng trong nước mà cả bởi các ngân hàng lớn,có uy tín trên thế giới.Năm 2006 vừa qua ,ngân hàng đã vinh dự được nhận bằng khen về chất lượng dịch vụ thanh toán . 1.2.6:Kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh của Eximbank Hà Nội trong ba năm gần đây tương đối khả quan, đặc biệt năm 2004,2005,2006,lợi nhuận đã vượt mức kế hoạch.Lợi nhận năm 2004 là 17,54 tỷ đồng,tăng 112% so với năm trước.Cuối năm 2005,mức lợi nhuận thống kê được là 19,7 tỷ đồng ,tăng 12% so với năm 2004.Năm 2006 lợi nhuận là 23,19 tỷ,nếu tính cả dự phòng rủi ro là khoảng 29 tỷ.Tăng so với năm 2005 là 47,21%.Đây là kết quả của việc triển khai một cách có hiệu quả mọi hoạt động của Eximbank Hà Nội. II.Thực trạng cho vay kinh doanh ngắn han của ngân hàng EIB Hà Nội 2.1.Quy trình cho vay của ngân hàng Eximbank 2.1.1.Quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay bằng ngoại tệ 2.1.1.1.Tiếp nhận hồ sơ xin vay: Doanh nghiệp xin vay ngoại tệ, trước khi nộp hồ sơ xin vay trước hết phải biết và hiểu thể lệ tín dụng của Ngân hàng và phải quán triệt Điều lệ Quản lý ngoại hối của Nhà nước. Xét thấy cần thiết phải phổ biến cặn kẽ cho doanh nghiệp xin vay quán triệt đầy đủ khi quan hệ tín dụng với ngân hàng. Hồ sơ xin vay ngoại tệ gồm có: +Đơn xin vay +Phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả +Hợp đồng mua hàng ký kết với nhà cung cấp nước ngoài +Giấy phép nhập khẩu +Đơn xin mở L/C nhập khẩu +Các giấy tờ nhận hàng và khai hải quan +Bảng tổng kết tài sản hoặc tình hình tài chính của doanh nghiệp xin vay đến thời điểm xin vay. +Các giấy tờ thế chấp, cầm cố (nếu có) +Các giấy tờ chứng minh về tư cách pháp nhân, tư cách người đại diện đứng đơn xin vay. 2.1.1.2.Nghiên cứu hồ sơ xin vay: Trên cơ sở hồ sơ xin vay, cán bộ tín dụng cần nghiên cứu: tính hợp pháp, tính chính xác, sự hoàn chỉnh đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho việc thẩm định. Nếu thiếu, không đầy đủ, cần tu chỉnh, bổ sung phải thông báo cho doanh nghiệp xin vay cung cấp cho đầy đủ. 2.1.1.3.Thẩm định hồ sơ để xét duyệt cho vay: Thẩm định để xét duyệt cho vay là khâu đầu tiên quan trọng, nó quyết định đến kết quả của tín dụng. Do vậy, cán bộ tín dụng là người đầu tiên tiếp xúc với doanh nghiệp xin vay, tiếp nhận hồ sơ xin vay và người phải nghiên cứu hồ sơ để xem xét, cần phải quán triệt thể lệ nhận hồ sơ xin vay và các nguyên tắc, chế độ, quy đinh về nghiệp vụ tín dụng để xử lý: -Xem xét đối tượng khách hàng (doanh nghiệp xin vay) -Xem xét số tiền xin vay và thời hạn trả nợ -Xem xét mục đích của việc sử dụng vốn vay -Xem xét điều kiện cho rút vốn vay -Xem xét việc thực hiện đảm bảo vốn cho vay 2.1.1.4.Trình duyệt hồ sơ xin vay Sau khi đã thẩm định hồ sơ xin vay, cán bộ tín dụng lập tờ trình (theo mẫu) để trình cho Trưởng, Phó phòng tín dụng xem xét lại và có ý kiến trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay quyết định. Việc xử lý xét duyệt hồ sơ xin vay được tiến hành như sau: Cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng chỉ được quyền từ chối tiếp nhận hồ sơ để thẩm định trình duyệt cho vay trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không rõ ràng để thẩm định. Ngoài ra, không được quyền từ chối cho vay và hoàn trả hồ sơ cho doanh nghiệp xin vay, nếu không có ý kiến quyết định của cấp có thẩm quyền. -Sau khi thẩm định hồ sơ xin vay, cán bộ tín dụng lập tờ trình cho cấp có thẩm quyền quyết định xét duyệt cho vay, phải ghi rõ ý kiến của mình là đề nghị cho vay hay không cho vay với lý do rõ ràng. Trưởng phó phòng tín dụng: Trưởng phòng tín dụng phải nghiên cứu tờ trình của cán bộ tín dụng cùng hồ sơ xin vay đính kèm và có trách nhiệm: -Nghiên cứu lại thật kỹ hồ sơ và ý kiến cán bộ tín dụng đã trình -Có thể chỉ đạo cán bộ tín dụng nghiên cứu lại, bổ túc hồ sơ để xem xét - Trong trường hợp xét cảm thấy cần thiết, tự mình đích thân pahỉ đi khảo sát nghiên cứu lại trước khi có ý kiến trình cho cấp có thẩm quyền cấp trên. -Trưởng phó phòng tín dụng nghiên cứu và xem xét hồ sơ và xét không thể cho vay đuợc có thể trực tiếp trao đổi với doanh nghiệp xin vay, và nếu họ chấp thuận việc từ chối cho vay của Trưởng Phó phòng tín dụng thì hoàn trả lại hồ sơ xin vay cho doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp xin vay yêu cầu trình cho cấp có thẩm quyền cấp trên xem xét thì Trưởng Phó phòng tín dụng phải trình hồ sơ lên cấp có thẩm quyền và ghi rõ ý kiến của mình để cấp trên xem xét. Cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt hồ sơ xin vay Cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ xin vay là Tổng Giám Đốc và các Phó Giám Đốc được uỷ quyền (tại hội sở trung ương). Giám Đốc và các phó giám đốc được uỷ quyền (Tại chi nhánh). 2.1.1.5.Thực hiện việc cho vay: Căn cứ tờ trình được cấp thẩm quyền phê duyệt cho vay, cán bộ thực hiện việc làm các thủ tục cho vay. -Trước khi làm các thủ tục cho vay, cán bộ tín dụngcần nghiên cứu kĩ tờ trình, quán triệt các ý kiến chỉ đạo và phê duyệt của cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện cho đúng. Trong khi quán triêtj các ý kiến chỉ đạo, có điều gì chưa rõ, chưa hiểu phải hỏi lại cho rõ và hiểu cho chắc để thực hiện. Nếu có ý kiến gì khác nhằm bảo tồn vốn cho vay thì kịp thời trực tiếp báo cáo và trình ý kiến của mình trực tiếp cho người kí duyệt hồ sơ cho vay để nghiên cứu. Nếu chấp nhận thực hiện là chịu trách nhiệm phải thực hiện đầy đủ và đúng hồ sơ đã đựơc duỵet. -Làm thông báo chấp nhận tín dụng -Tuy hồ sơ xin vay đã được phê duyệt, chưa thực hiện cho vay, trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh tình hình mới, có thể đe doạ đến an toàn vốn cho vay, cán bộ tín dụng cũng phải có trách nhiệm báo cáo, phản ánh tình hình mới để cấo có thẩm quyền phê duyệt cho vay xem xét để xử lý. 2.1.1.6.Theo dõi vốn cho vay và thu hồi nợ vay Khi duyệt vốn vay, đã xem xét yêu cầu, mục đích, phương án sử dụng vốn vay và các điều kiện cho vay và đảm bảo vốncho vay. Đồng thời theo hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp xin vay đã chấp nhận thực hiện thể lệ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và hợp đồng tín dụng. Vì vậy, khi rút vốn vay là bắt đầu phải theo dõi việc sử dụng vốn vay và thực hiện các điều kiện cho vay của doanh nghiệp vay vốn. 2.1.1.7.Sửa đổi, bổ sung, tu chỉnh hợp đồng tín dụng: Hợp đồng tín dụng vốn lưu động đã ký rồi là qua một quá trình đã thẩm định xét duyệt. Nếu trong quá trình thực hiện có yêu cầu bổ sung, tu chỉnh, phải xem xét kỹ lại các yêu cầu để chấp nhận hay không chấp nhận bổ sung, sửa đổi và tu chỉnh. 2.1.1.8.Sắp xếp hồ sơ, ghi chép sổ sách theo dõi và lập thống kê báo cáo -Sắp xếp hồ sơ -Ghi chép sổ sách -Lập thống kê báo cáo 2.1.2.Quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay bằng đồng Việt Nam để kinh doanh, sản xuất. Cho vay đồng VN để mua nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu sản xuất sản phẩm hàng hoá để tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu, có thể gọi là cho vay vốn lưu động phục vụ trực tiếp cho sản xuất, gọi tắt là “cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp”. 2.1.2.1.Tiếp nhận hồ sơ xin vay Doanh nghiệp xin vay, trước khi nộp đơn xin vay, phải biết và hiểu thể lệ tín dụng của ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của ngân hàng ta về thực hiện thể lệ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Xét thấy cần thiết phải phổ biến cặn kẽ cho doanh nghiệp xin vay quán triệt đầy đủ khi quan hệ tín dụng với ngân hàng. 2.1.2.2.Nghiên cứu hồ sơ xin vay: Trên cơ sở hồ sơ xin vay, cán bộ tín dụng cần nghiên cứu tính hợp pháp, tính chính xác, sự hoàn chỉnh đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho việc thẩm định: Nếu thiếu, không đầy đủ, cần tu chỉnh bổ sung phải thông báo cho doanh nghiệp xin vay để cung cấp cho đầy đủ. 2.1.2.3.Thẩm định hồ sơ để xét cho vay: Thẩm định để xét cho vay là khâu đầu tiên quan trọng, nó quyết định đến kết quả của tín dụng.Do vậy, cán bộ tín dụng là người đầu tiên tiếp xúc với doanh nghiệp xin vay, tiếp nhận hồ sơ xin vay là người phải nghiên cứu hồ sơ để xem xét, cần phải quán triệt thể lệ tín dụng và các nguyên tắc, chế độ quy định về nghiệp vụ tín dụng để xử lý: -Xem xét đối tượng khách hàng -Xem xét số tiền xin vay và thời hạn trả nợ -Xem xét điều kiện cho rút vốn vay -Xem xét tính khả thi của phương án sản xuất và sử dụng vốn -Xem xét thực hiện bảo đảm vốn cho vay 2.1.2.4.Trình duyệt hồ sơ xin vay Sau khi đã thẩm định hồ sơ xin vay, cán bộ tín dụng lập tờ trình để trình cho Trưởng phó phòng tín dụng xen xét lại và có ý kiến trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vau quyết định. 2.1.2.5.Thực hiện việc cho vay Căn cứ tờ trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay, cán bộ tín dụng thực hiện việc làm các thủ tục cho vay. 2.1.2.6.Theo dõi sử dụng vốn cho vay và thu hồi nợ cho vay Khi duyệt cho vay, đã xem xét yêu cầu, mục đích phương án sử dụng vốn vay và các điều kiện cho vay và đảm bảo vốn cho vay. Đồng thời theo hợp đồng tín dụng doanh nghiệp xin vay đã và đảm bảo vốn cho vay. Đồng thời, theo hợp đồng tín dụng doanh nghiệp xin vay đã chấp nhận thực hiện Thể lệ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng nhà nước và hợp đồng tín dụng .Vì vậy khi cho rút vốn vay là bắt đầu phải theo dõi việc sử dụng vốn vay và thực hiện các điều kiện cho vay của doanh nghiệp vay vốn. 2.1.2.7.Sửa đổi bổ sung, tu chỉnh hợp đồng tín dụng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, có thể có yêu cầu thay đổi, bổ sung, tu chỉnh, cần phải xem xét xử lý theo quy trình 2.1.2.8.Sắp xếp hồ sơ, ghi chép, theo dõi và lập thống kê báo cáo. Hồ sơ được sắp xếp theo tưng hợp đồng tín dụng trong một bìa đựng hồ sơ xin vay. -Sắp xếp hồ sơ -Ghi chép sổ sách -Lập thống kê báo cáo 2.2. Thực trạng cho vay kinh doanh ngắn hạn ở EIB Hà Nội Cho vay kinh doanh ngắn hạn là một trong những dịch vụ quan trọng hàng đầu của các ngân hàng trong đó ngân hàng Eximbank Hà Nội không phải là một ngoại lệ. Dịch vụ này là một trong những dịch vụ đầu tiên của ngân hàng, nó là một thế mạnh cũng là một trong những nguồn thu nhập quan trọng của Eximbank Hà Nội. Với nền kinh tế của nưới ta ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cần vốn để đầu tư vào nhằm mở rộng sản xuất, kinh doanh, chính vì vậy nhu cầu vốn ngày càng tăng, chính vì vậy cho vay kinh doanh của ngân hàng Eximbank ngày càng được mở rộng nhằm để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn. Bảng 2.1:Tỷ trọng cho vay kinh doanh ngắn hạn (tỷ đồng) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Dư nợ tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Tổng dư nợ 1005,23 100% 1501,262 100% 1730,287 100% Cho vay ngắn hạn 638,32 63,5% 977,32 65,1% 1214,66 70,2% Cho vay kinh doanh ngắn hạn 405,11 40,3% 588,49 39,2% 745,75 43,1% Cho vay tiêu dùng ngắn hạn 233,21 23,2% 388,83 25,9% 468,91 27,1% Nhìn chung Eximbank đang ngày càng phát triển cho vay kinh doanh ngắn hạn, năm 2004 thì cho vay kinh doanh ngắn hạn là 405,11chiếm tới 40,3% số lượng cho vay của ngân hàng, tới năm 2005 thì mặc dù có giảm về số tương đối song số tuyệt đối vẫn ngày càng tăng, năm 2005 tăng hơn so với 2004 là 183,38 tỷ, đến năm 2006 thì cho vay kinh doanh ngắn hạn đã đạt tới 745,75 tỷ (43,1%) tăng hơn so với năm 2005 là 157,26 tỷ. Cùng với việc mở rộng khách hàng,thì ngân hàng còn phát triển các loại dịch vụ mới nhằm ngày càng phục vụ khách hàng tốt hơn. Với việc tách biệt giữa cho vay cá nhân với cho vay doanh nghiệp thành hai phòng riêng biệt, ngân hàng Eximbank Hà Nội đã chuyên môn hoá các nghiệp cho vay, tạo thuận lợi cho khách hàng cũng như tạo điều kiện mở rộng cho vay. Như ta đã biết cho vay kinh doanh ngắn hạn bao gồm cho doanh nghiệp và cá nhân, hộ gia đình vay để làm kinh doanh. Bảng 2.1.Cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp và cá nhân Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Dư nợ Tỷ trọng (trên tổng dư nợ) Dư nợ Tỷ trọng (trên tổng dư nợ) Dư nợ Tỷ trọng (trên tổng dư nợ) Cho vay KDNH đối với doanh nghiệp 265,38 26,4% 402,34 26,8% 486,21 28,1% Cho vay KDNH đối với cá nhân, hộ gia đình.. 139,73 13,9% 186,16 12,4% 259,54 15% Nhìn chung, tại các NHTM nói chung và ngân hàng Eximbank Hà Nội nói riêng thì tỷ lệ giữa cho vay kinh doanh đối với các doanh nghiệp luôn chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với cho cá nhân và hộ gia đình vay. Nguyên nhân cũng bởi quy mô kinh doanh sản xuất tại các doanh nghiệp lớn hơn nhiều lần so với cá nhân hộ gia đình. Tại ngân hàng Eximbank Hà Nội thì cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp năm 2005 là 402,34 tỷ, tăng so với năm 2004 là 136,96 tỷ chiêm (51,6%). Đến năm 2006 là 486,21 tỷ, tăng so vơi năm 2005 là 83,87tỷ chiêm(20,84%). Đối với cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với cá nhân thì tăng khá đều, năm 2005 là 186,16 tỷ tăng 46,43 tỷ (33,23%) so với năm 2004.Tới năm 2006 là 259,54 tỷ tăng 73,38 tỷ (39,41%) so với năm 2005.Nhìn chung cho vay đối vơi các nhân hộ gia đình ngày càng được ngân hàng chú trọng hơn. 2.3. Đánh giá thực trạng cho vay kinh doanh ngắn hạn tại ngân hàng Eximbank 2.3.1.Kết quả Theo các kết quả ở trên thì thấy hoạt động cho vay kinh doanh ngắn hạn ngày càng phát triển, điều này được thể hiện rất rõ ở dư nợ cho vay tăng. Hoạt động cho vay của ngân hàng có hiệu quả và tỷ lệ tỷ lệ nợ quá hạn không cao so với chỉ tiêu đã đề ra. Ngân hàng cũng đã thực hiện việc mở rộng thị trường với nhiều hình thức dịch vụ mới, đáp ứng đa dạng hoạt động kinh doanh. Và điều đó cũng đã khẳng định rằng các chính sách mà ngân hàng đưa ra đã có kết quả. 2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân: 2.3.2.1.Hạn chế: Thế mạnh của ngân hàng Eximbank là cho vay xuất nhập khẩu xuất nhập khẩu, chính vì vậy các hoạt động dịch vụ khác vẫn chưa thực sự được chú trọng.Vì vậy hoạt động cho vay của ngân hàng còn hạn hẹp. Mặc dù doanh số cho vay có tốc độ tăng trưởng khá cao lần so với năm trước nhưng quy mô và tốc độ như vậy vẫn còn thấp. Bên cạnh đó ngân hàng còn rất hạn hẹp trong phương thức cho vay. Do vậy làm cho hoạt động cho vay bị hạn hẹp. Các đối tượng cho vay của ngân hàng lại bị bó hẹp trong phạm vi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.Các doanh nghiệp trả nợ không đúng hạn làm cho chất lượng tín dụng chưa cao, ngân hàng còn phải gia hạn nợ nhiều lần. Trong vài năm gần đây mặc dù kinh tế đã phát triển nhưng những khó khăn vẫn còn đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn không lớn. Tình trạng khó khăn đó đã ảnh hưởng tới thu nhập của các công ty khiến cho không trả nợ ngân hàng kip thời. Chính điều này làm cho nợ ngân hàng tăng lên. 2.3.2.2.Nguyên nhân: * Từ phía ngân hàng Nguồn vốn bị hạn chế do hiện nay ngân hàng chỉ mới huy động tiền gửi các tổ chức kinh tế, cá nhân mà chưa chú ý các biện pháp huy động khác như phát hành kỳ phiếu hoặc các chúng chỉ tiền gửi. Nguồn nhân lực mặc dù được đào tạo chủ yếu ở trình độ đại học trở lên song nhân viên chủ yếu còn rất trẻ, chính vì vậy kinh nghiệm làm việc chưa thực sự có nhiều, và còn phải đào tạo, do đó trong quá trình làm việc thỉnh thoảng có những thiếu sót như việc thẩm định tài sản, quản lý khách hàng… * Từ môi trường bên ngoài Yếu tố về môi trường kinh tế là yếu tố bên ngoài đầu tiên ảnh hưởng đến cho vay kinh doanh ngắn hạn. Sự biến động của giá giá cả những năm gần đây cũng gây khó khăn không ít cho doanh nghiệp. Giá cả tăng làm chi phí đầu vào tăng làm lợi nhuận giảm trong khi vẫn phải trả lãi cho ngân hàng nên các doanh nghiệp phải lựa chọn rất nhiều lần mới đưa ra quyết định vay vốn ngân hàng hay không. Các biến động gần đây của nên kinh tế cũng gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp đặc biệt là các nhà sản xuất dễ bị ảnh hưởng biến động về kinh tế. Các biến động đó là sự thay của tỷ giá đồng nội tệ, các đại dịch như cúm gia cầm, lở mồm long móng, hay như sự kiện bán phá giá tôm, cá Basa như Mỹ kiện… Bên cạnh đó môi trường kinh tế của Việt Nam không phải là một môi trường thuận lợi. Các doanh nghiệp mới được thành lập và các văn bản điều chỉnh pháp lý thường xuyên được bổ sung và sửa đổi nên còn rất nhiều khó khăn. Kinh nghiệm quản lý của các cán bộ quản lý của các doanh nghiệp thường không cao. Mặt khác, sổ sách kế toán của các doanh nghiệp này không được chặt chẽ và rõ ràng vì vậy nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu ngân hàng đưa ra. Doanh nghiệp không theo kịp sự thay đổi của các văn bản pháp lý khi mà việc chỉnh sửa này được tiến hành hàng năm, có khi chưa kịp áp dụng văn bản này đãn có văn bản mới ra đời. Việc cho vay kinh doanh ngắn hạn thường đòi hỏi phải có tài sản bảo đảm hặc tài sản thế chấp bởi các rủi ro mà gặp phải không nhỏ (hệ số rủi ro của nền kinh tế Việt Nam là khá cao so với các nước khác). Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có tài sản bảo đảm. Các doanh nghiệp đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, quy mô vốn không lớn, tài sản ít nên nếu mỗi lần vay đều phải bảo đảm tài sản trong khi nợ lần trước chưa trả được thì có thể không có tài sản để làm bảo đảm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải đáp ứng yêu cầu phương án sản xuất khả thi nên việc cho vay càng thêm khó khăn. Chương III.Giải pháp để mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn I Định hướng phát triển của chi nhánh Năm 2007 là năm mở đầu cho giai đoạn nước ta gia nhập vào WTO. Vì vậy đây là một năm rất quan trọng, nó sẽ quyết định tới các năm tiếp theo của giai đoạn, đây là năm mà Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn để có thể nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp đang được tạo cơ hội để phát triển. Bởi các doanh nghiệp là nhân tố chủ chốt tạo nên sự phát triển của nền kinh tế. Các doanh nghiệp luôn là tổ chức đi đầu trong việc gia nhập các lĩnh vực mới mà việc đầu tư vào nó mang rất nhiều rủi ro. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ mới ra trường. Nhận thấy những điếu đó và dựa trên những định hướng của Ngân hàng Eximbank Hà Nội đã xác định : Tăng cường cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với các Doanh nghiệp. Tiếp tục duy trì và tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời. Tập trung đầu tư hiện hoá, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với xu hướng hiện đại hoá nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng. II. Giải pháp 2.1.Tăng cường các biện pháp huy động vốn đầu vào Vốn là một yếu tố không thể thiếu để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cần có vốn để đầu tư nhằm sản xuất ra sản phẩm. Và ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ, ngân hàng cần có vốn thì mới tiến hành hoạt động của mình được. Bởi vì tiền vốn là sản phẩm đầu ra của ngân hàng. Ngân hàng dùng tiền vốn đó đem cho vay và thu lãi về. Tăng cường các biện pháp thu hút vốn đầu vào để tăng cường nguồn vốn cho vay đầu ra là điều quan trọng hàng đầu của ngân hàng. Vậy ngân hàng cần làm những gì để thu hút vốn? Ngân hàng cần cho phép khách hàng gửi tiền một nơi rút một nơi. Đây là yêu cầu rất chính đáng vì vậy cần phải được thực hiện ngay. Như cầu đi lại của khách hàng ngày càng tăng bởi vì họ không chỉ có mục đích công việc mà còn du lịch. Mặt khác ngân hàng cũng có thể cho phép phát hành thẻ thanh toán mà các thẻ này đòi hỏi chi phí về công nghệ phù hợp với khả năng của khách hàng và ngân hàng. Ngân hàng cần phải đơn giản hoá các giấy tờ, thủ tục cho khách hàng đến gửi tiền. Khách hàng sẽ không thích quá trình gửi tiền rườm rà nhiều thủ tục, và nếu như không thay đổi thì họ chuyển sang gửi tiền ở ngân hàng khác. Vì vậy quá trình này càng đơn giản càng tốt (nhưng cũng không được bỏ qua các thủ tục bắt buộc phải có). 2.2.Đa dạng hoá và sử dụng linh hoạt, phù hợp các hình thức tín dụng Mặc dù có rất nhiều cách thức cho vay vốn nhưng hiện tại Eximbank Hà Nội mới chỉ thực hiện được một số hình thức phổ biến như cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo món… Do đó đa dạng hoá hình thức cho vay sẽ làm cho Ngân hàng mở rộng đối tượng cho vay và tăng được dư nợ. Ngày nay xu hướng của nền kinh tế là đa dạng hoá cũng như các ngân hàng không chỉ là tổ chức tín dụng mà còn mở rộng hoạt động bằng việc thành lập các công ty chứng khoán. Tuỳ theo tình hình của ngân hàng mà có thể thực hiện các phương thức cho vay khác nhau. Ngân hàng Eximbank cần đưa ra các biện pháp hợp lý đối với các dự án. Với các dự án mà vốn vay lớn (theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng thì ngân hàng không được cho một khách hàng vay quá 15% vốn của ngân hàng), ngân hàng có thể cho vay theo hình thức trả góp. 2.3.Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý linh hoạt Chính sách tín dụng rất quan trọng trong việc ngân hàng cho vay nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Hiện nay các doanh nghiệp muốn vay vốn phải có tài sản bảo đảm mà điều này không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được (các doanh nghiệp này quy mô vốn nhỏ) vì vậy không thể mỗi lần vay đều có tài sản làm bảo đảm. Vì vậy Ngân hàng có thể tạo điều kiện đối với các doanh nghiệp đã có mối quan hệ lâu dài. Ngân hàng có thể mở rộng đối tượng cho vay, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. Các doanh nghiệp này là những khách hàng tiềm năng không chỉ đối với hoạt động cho vay mà còn đối với các hoạt động khác như thanh toán. Và đối với ngân hàng Eximbank thì rất chú trọng cho vay đối với các doanh nghiệp có xu hướng xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài như các công ty xuất nhập khẩu hàng gốm sứ hay các doanh nghiệp vay để đổi mới công nghệ sản xuất (các doanh nghiệp gốm vay vốn để chuyển từ dùng lò than sang dùng lò gas hoặc thay đổi dây chuyền mới để sản xuất phụ tùng) vì vậy nhu cầu vay sẽ tăng. Với các doanh nghiệp có dư nợ lớn mà chưa thu hồi nợ được cần phải xem xét kỹ nguyên nhân gây ra. Và khi đã có kết quả chính xác mới đi đến biện pháp xử lý một cách thật linh động. Ví dụ như các doanh nghiệp chậm thanh toán nợ do chưa nhận được tiền hàng thì có thể gia hạn nợ cho họ, chính việc làm đó đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục thu tiền bán hàng và mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp ngày càng được củng cố và giữ lâu dài hơn. 2.4.Nâng cao công tác quản lý tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ tín dụng Bác Hồ đã từng nói con người là nhân tố hết sức quan trọng trong việc làm kinh tế. Do đó, con người cần được coi trọng, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay. Mặc dù máy móc có thể thay thế con người trong một số việc nhưng con người vẫn đóng vai trò trung tâm,chủ đạo. Con người sáng tạo ra những máy móc, các phần mềm hiện đại nhất nhằm phục vụ cho sản xuất và kinh doanh.Mặt khác việc ứng dụng các máy móc thiết bị cũng là con người. Ví dụ như việc nhập các số liệu cần thiết vào máy tính để máy tính đưa ra két quả tính toán, do đó khâu nhập số liệu rất quan trọng, nếu nhập máy tính sẽ cho ta một kết quả sai và con người có thể đưa ra kết luận sai. Cán bộ tín dụng là những người xem xét, quyết định, giám sát việc cho vay vì vậy cần phải có đủ trình độ nghiệp vụ. Do đó đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết nhằm đáp ứng các nhu cầu đó. Mặt khác công tác tuyển dụng đầu vào phải đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, sự năng động, nhiệt tình… Sự nhiệt tình với công việc là một điều rất quan trọng. Chính vì vậy cần phải tạo các điều kiện, môi trường nhằm giúp nhân viên luôn thể hiện tốt được những năng lực cũng như sự nhiệt tình đó, các điều kiện đó bao gồm: Thứ nhất là sắp xếp vị trí phù hợp cho từng cán bộ: Điều này cần đảm bảo 2 yêu cầu đó là phù hợp với trình độ và khả năng của từng người, không thể để một người không biết gì về việc thanh toán giao dịch tiến hành nhập lệnh cho khách cũng như một cán bộ không hiểu gì về việc cho vay mở L/C lại làm trong phòng thanh toán quốc tế. Khi đã đảm bảo 2 điều này, hiệu quả công việc được nâng cao không chỉ ở tất cả các bộ phận mà còn trong cả việc cho vay doanh nghiệp. Thứ hai là đảm bảo lợi ích cho các cán bộ: Các chế độ lương thưởng, phụ cấp hàng kỳ… của cán bộ nhân viên cần được đảm bảo, không nên quá bắt ép họ làm việc họ không thích, chính điều này làm họ giảm nhiệt tình trong công việc. Mặt khác cũng phải cho họ thấy những trách nhiệm của họ, phải buộc các cán bộ chịu trách nhiệm với công việc của mình khi không hoàn thành. Vì hàng tháng các cán bộ tín dụng phải tiến hành phân tích tình hình cho vay và lâp báo cáo phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mà họ phụ trách thông qua bảng phân tích tài chính. Định kỳ cần tổ chức học tập chuyên môn cho cán bộ để nâng cao trình độ về phương pháp thẩm định dự án đầu tư, kế toán... Đây là một trong những kiến thức thiết yếu trong thời đại ngày nay. Thông tin cũng như công nghệ luôn luôn thay đổi, vì vậy nếu không tổ chức định kỳ học tập để nâng cao trình độ thì sẽ bị lạc hậu, không theo kịp thời đại đồng thời có nguy cơ bị các đối thủ chèn ép. 2.5.Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, chủ động tìm kiếm Khách hàng được coi là thượng đế đối với mọi đối tượng tham gia kinh doanh. Đối với ngân hàng thì các doanh nghiệp luôn có vai trò hết sức quan trọng. Trứoc đây thì thường khách hàng phải tìm đến ngân hàng để vay,và ngân hàng chỉ việc chờ khách đến. Nhưng bây giờ với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì ngân hàng buộc phải thay đổi cách thức, chủ động tìm tới khách hàng. Hiện nay các ngân hàng đều ra sức thu hút khách hàng về phía mình. Vì vậy để có thể tạo dựng quan hệ lâu dài ngân hàng Eximbank cần một chính sách hợp lý. Các ngân hàng không chỉ chờ đợi khách hàng tìm đến với mình mà cần chủ động tìm đến với họ. Ngày nay, khách hàng có quyền lựa chọn cho mình đối tác mang lại cho mình lợi ích nhiều nhất, điều này không chỉ xét trên mặt lãi suất cho vay mà còn nhiều yếu tố khác nữa. Ngân hàng Eximbank cũng có thể tăng số lượng cho vay đối với một khách hàng khi họ là những khách hàng luôn thực hiện thanh toán đầy đủ và kịp thời. Khi làm như vậy ngân hàng đã tạo ra mối quan hệ lâu dài với khách hàng này và thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp khác với mình. Ngân hàng cần thực hiện họp Hội nghị khách hàng mỗi quý để thông báo kết quả kinh doanh trong quý đó. Đây là một hoạt động cần duy trì vì qua đó thể hiện sự tôn trọng của ngân hàng với khách hàng, họ để khách hàng thấy họ đã làm được gì đồng thời qua củng cố thêm mối quan hệ vơi khách hàng. Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng là điều kiện để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó không chỉ duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng mà còn giải quyết những vướng mắc: thanh toán chậm, vay vốn trong khi vẫn còn nợ quá hạn… Ngân hàng cần cung cấp đầy đủ cho khách hàng các dịch vụ và những lợi ích mà họ đáng được hưởng. Không thể vì một vài những vướng mắc phát sinh mà những lợi ích bị ảnh hưởng, điều này làm củng cố tin của khách hàng. Sự tin tưởng lẫn nhau này sẽ khiến doanh nghiệp tiếp tục có quan hệ công việc với ngân hàng như vay vốn hoặc sẽ cố gắng trong việc thanh toán tiền vay. Bên cạnh đó ngân hàng cần quan tâm đến nguyện vong của doanh nghiệp và phân tích những khó khăn mà họ gặp phải để đưa ra quyết định chính xác có tài trợ hay không? 2.6.Mở rộng các dịch vụ khác nhằm thu hút doanh nghiệp Hiện nay trên thế giới, các ngân hàng có rất nhiều dịch vụ đã được đưa vào sử dụng, những dịch vụ đó rất tiện lợi đối với giao dịch của khách hàng cũng như đối với ngân hàng. Song ở nước ta do trình độ còn hạn hẹp, máy móc kỹ thuật còn lạc hậu nên nhìn chung chỉ mới phát triển một số những dịch vụ cơ bản. Trong những năm gần đây, để hội nhập vào xu hướng phát triển thế giới thì các ngân hàng Việt Nam đang triển khai nhiều dịch vụ mới. Và ngân hàng Eximbank cũng đang củng cố thêm nhiều dịch vụ để thu hút các doanh nghiệp. 2.7.Nâng cao chất lượng công nghệ thông tin Công nghệ là các điều kiện cần thiết để thực hiện công việc hàng ngày, nó bao gồm cả các biện pháp xử lý công việc, các quy trình giải quyết công việc. Vì vậy cần nâng cao chất lượng của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin là một việc rất quan trọng. Chương trình này dùng để nhập thông tin và xử lý thông tin hàng ngày. Như ta đã biết, các cán bộ hàng tháng phải lập báo cáo về tình hình cho vay và mỗi quý phải tiến hành phân tích tài chính của doanh nghiệp mà mình cho vay, chính vì vậy mà các cán bộ này cần phải được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để phục vụ công việc. Các chương trình cần phải đảm bảo yêu cầu về tốc độ cũng như chi phí. Một chương trình có tốc độ cao nhưng chi phí để hoạt động nó lớn không phải là sự lựa chọn, mà nó phải phù hợp với công việc của hàng ngày. Bên cạnh đó cần phải nâng cao trình độ của cán bộ để họ có thể sử dụng thành thạo các chương trình phục vụ công việc hàng ngày. Các cán bộ tín dụng hàng ngày phải kiểm tra tài khoản giao dịch để biết được tình hình thanh toán nợ của các doanh nghiệp,chính vì vậy cần nâng cao tốc độ của máy tính để họ kịp thời có số liệu. Thông qua các số liệu này họ sẽ đưa ra biện pháp xử lý cho kịp thời, ví dụ như như nếu chậm thanh toán thì phải giục các doanh nghiệp để họ tìm cách thanh toán, còn nếu thấy họ chậm thanh toán quá lâu thì phải chuyển sang thành nợ quá hạn… Công nghệ thông tin cũng là yếu tố chủ yếu mà các doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng làm đối tác. Những ngân hàng mà công nghệ lạc hậu sẽ không thể là lựa chọn của doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao chất lượng công nghệ là điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. 2.8.Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát trong toàn Chi nhánh Hoạt động cho vay là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Eximbank Hà Nội. Mặc dù hoạt động của NHTM ngoài hoạt động cho vay còn có hoạt động đầu tư vào các doanh nghiệp và các tổ chức khác để hưởng hoạt động kinh doanh. Do tầm quan trọng đó của hoạt động cho vay mà việc tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát trong Eximbank Hà Nội rất quan trọng. Do đó chi nhánh cần thực hiện một số hoạt động sau để có thể đảm bảo công tác này: -Các cán bộ tín dụng cần kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của các hồ sơ xin vay. Để có thể xin vay doanh nghiệp cần phải có 2 bộ hồ sơ: Hồ sơ kinh tế và Hồ sơ pháp lý. Vì vậy các cán bộ này cần phải kiểm tra thật cẩn thận các bộ hồ sơ này. -Sau quá trình giải ngân vốn vay cần theo dõi sát sao các hoạt động sử dụng vốn. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần xem xét kỹ các hoạt động này để phát hiện các dấu hiệu bất thường nhằm báo cáo kịp thời với cấp trên và có biện pháp xử lý. -Các cán bộ kiểm tra kiểm soát cần phải kết hợp với các cán bộ ở ngân hàng Cấp II và Phòng giao dịch để theo dõi các dự án, nếu phát hiện điều gì cần báo cho cán bộ theo dõi dự án đó để họ xem xét và phân tích các số liệu để đưa ra kết luận chính xác. 2.9. Thu hồi nợ quá hạn. Ngân hàng cần tiến hành thu hồi các khoản nợ quá hạn và nợ khó đòi để làm lành mạnh tình hình tài chính, nâng cao chất lượng tín dụng bởi một phần được thể qua tỷ lệ nợ quá hạn. Tiến hành phân loại các khoản nợ này để có biện pháp thu hồi nợ thích hợp. Tuỳ từng khoản nợ mà có các biện pháp khác nhau, nếu có tài sản thế chấp thì có thể siết nợ bằng tài sản thế chấp. Đối với các khoản nợ đã được siết nợ bằng tài sản thì có thể tiến hành phát mại tài sản để thu hồi vốn cho vay. Trong trường hợp tài sản này không có thị trường tiêu thụ ngân hàng có thể sử dụng vào các mục đích khác nhằm sinh lợi như cho thuê hoặc dùng làm văn phòng cho các chi nhánh mới mà ngân hàng có dự định sẽ mở trong tương lai. Kết luận Sau gần 15 năm thành lập và phát triển, Eximbank Hà Nội luôn nỗ lức hết mình nhằm nâng cao uy tín của ngân hàng. Cùng với sự phát triển và hội nhập của nển kinh tế, Ngân hàng luôn cố gắng làm tốt mọi nhiệm vụ được giao, năng động linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Ngân hàng luôn chủ động đa dạng hoá khách hàng, mở rộng thị trường. Khách hàng của Ngân hàng không chỉ nằm trên địa bàn Hà Nội mà đã vươn xa ra nhiều tỉnh thành trong cả nước. Cùng với sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh, Eximbank Hà Nội cũng phải luôn luôn đổi mới hoạt động. Đây là điều kiện tiên quyết để duy trì, phát triển và thực hiện mục tiêu: “Chất lượng - An toàn - Hiệu quả” Chuyên đề thực tập với đề tài “Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn” đã cố gắng đi sâu vào tìm hiểu, phân tích những hoạt động cho vay kinh doanh ngắn hạn để từ đó đề ra giải pháp mở rộng cho vay. Để thực hiện chiến lược này có hiệu quả cần phải hoạch định một hệ thống kế hoạch cụ thể chi tiết và đòi hỏi nghiên cứu sâu hơn. Do khả năng chuyên môn cũng như kiến thức về thực tế của tôi còn hạn chế, nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các cán bộ của Eximbank Hà Nội và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNH125.docx
Tài liệu liên quan