LỜI MỞ ĐẦU
Trong buổi sơ khai của xã hội loài người, nhu cầu của con người thật đơn giản, chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn, ở. Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng cao hơn phong phú hơn. Khi một nhu cầu nào đó được thoả mãn thì gần như ngay lập tức sẽ có nhu cầu khác cao hơn xuất hiện.
Người Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật đó. Từ khi nên kinh tế chuyển đổi từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, nền kinh tế nước ta đã thu được những thành tựu to lớn. Bức tranh kinh tế - xã hội được cải thiên đáng kể, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao. Cùng với sự phát triển của sản xuất, hàng hoá tiêu dùng ngày càng phong phú phục vụ nhu cầu cũng rất đa dạng. của dân chúng
Làm thế nào để có thể sở hữu một chiếc ô tô trong khi mình chưa đủ tiền để mua nó? Câu trả lời có thể tìm thấy với dịch vụ cho vay tiêu dùng (CVTD) của ngân hàng thương mại (NHTM). Đây là một loại hình tín dụng còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã khá phổ biến trên thế giới.
VPBank nói chung và VPBank Hà Nội nói riêng là một trong những ngân hàng tại Việt Nam đang cung cấp sản phẩm CVTD. Hoạt động này đã triển khai được một thời gian không phải là dài những cũng đã thu được nhiều kết quả khả quan.
Sau thời gian gần 4 tháng thực tập tại ngân hàng VPBank Chi nhánh Hà Nội, được sự giúp đỡ của các anh chị trong chi nhánh và các thầy cô giáo, đặc biệt là của thầy giáo TS.Đặng Ngọc Đức; đồng thời với mong muốn được tìm hiểu về thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội, và khả năng phát triển của nó trong tương lai. Đề tài: “ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – Chi nhánh Hà Nội” được em chọn làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng tại NHTM.
Chương 2 : Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội.
Chương 3 : Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng
tại VPBank Hà Nội.
MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
CỦA NHTM 4
1.1.Sự xuất hiện và phát triển của cho vay tiêu dùng
1.2. Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của NHTM
1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng
1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng
1.2.3. Vai trò của cho vay tiêu dùng
1.2.4. Khách hàng của dịch vụ CVTD
1.2.5. Phân loại cho vay tiêu dùng
1.2.6. Nguyên tắc chung trong cho vay tiêu dùng
1.2.7. Điều kiện cho vay tiêu dùng
1.2.8. Quy trình cho vay tiêu dùng
1.3. Các điều kiện để mở rộng cho vay tiêu dùng
1.3.1. Các điều kiện thuộc bản thân ngân hàng.
1.3.2. Các điều kiện khách quan.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CVTD CỦA VPBANK Hà Nội
2.1. Tổng quan về NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chi nhánh Hà Nội
2.1.1. Về kết quả huy động vốn
2.1.2. Về hoạt động tín dụng.
2.1.3. Các mặt hoạt động khác
2.1.4. Về lợi nhuận
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội
2.2.1. Đối tượng cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội
2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng
2.2.3. Phân loại cho vay tiêu dùng.
2.2.4. Tình hình và kết quả cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội
2.2.4.1. Mục đích sử dụng vốn vay được tài trợ.
2.2.4.2. Về thời hạn cho vay tiêu dùng
2.2.4.3. Phương thức cho vay
2.2.4.4. Về chất lượng tín dụng
2.2.5. Thuận lợi và khó khăn trong CVTD của VPBank Hà Nội.
2.2.5.1. Thuận lợi.
2.2.5.2. Khó khăn.
2.2.6. Ưu điểm và hạn chế trong CVTD của VPBank Hà Nộ
2.2.6.1. Ưu điểm
2.2.6.2 Han chế
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CVTD
TẠI VPBANK HÀ NỘI
3.1. Định hướng phát triển của VPBankHà Nội trong thời gian tới
3.2.Giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại VPBank hà Nội
3.2.1. Đa dạng hóa loại hình dịch vụ
3.2.2. Cho vay tiêu dùng thông qua thẻ tín dụng, tài khoản cá nhân
3.2.3. Cho cán bộ nhân viên vay tiền không có tài sản bảo đảm
3.2.4. Đẩy mạnh CVTD trả góp trên cơ sở liên kết với các đối tác bán hàng.36
3.2.5. Đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị đến người tiêu dùng
3.2.6. Nâng cao năng lực CBNV ngân hàng cùng với việc đổi mới công
nghệ ngân hàng.
3.2.7. Thường xuyên khảo sát, đánh giá, thu thập và phân tích các thông tin
về nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong từng thời kỳ kinh tế.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
3.3.2. Đối với NHNN
3.3.3. Đối với VPBank
Kết luận
Phụ lục 1 (Bảng xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân)
Phụ lục 2 (Bảng đánh giá tài sản bảo đảm)
Phụ lục 3 (Bảng đánh giá tín dụng kết hợp)
Phụ lục 4: Thể lệ cho vay có đảm bảo bằng xe ô tô đã qua sử dụng
Phụ lục 5 Thể lệ cho vay hỗ trợ tài chính du học sinh
Bảng kê các chữ viết tắt.
Danh mục tài liệu tham khảo.
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TT(%)
Tổng dư nợ CVTD
339525
100%
360481
100%
98.920
100%
Dư nợ ngắn hạn
77615
22,86%
91382
25,28%
25.917
26,2%
Dư nợ trung-dài hạn
261910
77,14%
269099
74,72%
73.003
73.8%
2.2.4.3. Phương thức cho vay
Áp dụng chủ yếu hiện nay tại VPBank Hà Nội là cho vay tiêu dùng trả góp, lãi khách hàng phải trả hàng tháng :
Lãi hàng tháng = Lãi suất tháng x Dư nợ thực tế
Như đã trình bày ở trên, lãi suất hàng tháng trong 6 tháng đầu là lãi suất quy định tại thời điểm ký hợp đồng, sau đó áp dụng lãi suất thả nổi theo thị trường.
Sở dĩ hình thức này chiếm tỷ trọng lớn là do cho vay tiêu dùng trả góp tạo sư thuận lợi cho người vay, hàng tháng có thể tích lũy một phần thu nhập ngoài chi tiêu để trả nợ. Do đó khách hàng đến với ngân hàng ngày càng nhiều.
- Đối với hình thức CVTD trả theo kỳ hạn, VPBank Hà Nội chỉ cho vay nếu khách hàng chứng minh được thu nhập để trả nợ vào thời điểm đáo hạn là chắc chắn.
2.2.4.4. Về chất lượng tín dụng tiêu dùng
Hoạt động tín dụng cá nhân giúp cho rất nhiều khách hàng chưa đủ năng lực tài chính hoặc chu kỳ thu nhập không phù hợp với nhu cầu chi tiêu có khả năng mua nhà, sửa chữa nhà, mua ôtô, du học...Mặc dù mang lại những nguồn lợi không nhỏ nhưng hoạt động này cũng mang lại cho ngân hàng không ít rủi ro. Do đó mà ngân hàng phải tìm mọi cách nâng cao chất lượng của các khoản vay, giảm thiểu rủi ro. Một món cho vay có chất lượng cao là khoản vay trong đó nhu cầu tín dụng của khách hàng được đáp ứng một cách nhanh chóng, chính xác về thời gian, quy mô như họ mong muốn trong khi đó vẫn đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng. Có rất nhiều chỉ tiêu được dùng để phản ánh chất lượng tín dụng nhưng chỉ tiêu đơn giản nhất là nợ quá hạn.
Bảng 3 - Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng giai đoạn 2005-2006
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng
339.525
360.481
- Dư nợ ngắn hạn
77615
89185
Trong đó: Nợ quá hạn
0
0
- Dư nợ trung – dài hạn
261.910
271.296
Trong đó: Nợ quá hạn
6665
0
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình tín dụng tại VPBank Hà Nội trong thời gian qua là khá lành mạnh, năm 2005 và năm 2006 không có nợ ngắn hạn quá hạn, năm 2005 dư nợ quá hạn tín dụng tiêu dùng là 6,665 tỷ đồng chiếm 1,96% tổng dư nợ CVTD
Bên cạnh đó chất lượng tín dụng tiêu dùng được đảm bảo, tất cả các món vay tiêu dùng của VPBank Hà Nội đều phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố
(tài sản thế chấp có thể hình thành từ món vay), VPBank Hà Nội không cho khách hàng vay thông qua tín chấp (không có tài sản đảm bảo).
2.2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội
Trong điều kiện hiện nay, hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội gặp khá nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn.
2.2.5.1. Thuân lợi:
* Xét dưới góc độ khách quan:
- Nền kinh tế nước ta trong những năm qua phát triển nhanh và vững chắc. Trong 2 năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của cả nước luôn vượt ngưỡng 8%. Bên cạnh đó, vấn đề việc làm luôn được nhà nước quan tâm với 1,5 triệu việc làm mới được tạo ra mỗi năm. Tình hình kinh tế khả quan cùng với sự ổn
định về chính trị khiến mức sống người dân ngày càng cao và người dân lạc quan, tin tưởng vào tương lai hơn. Từ đó mà nhu cầu tiêu dùng cũng ngày càng dược nâng cao. Hơn nữa, VpBank Hà Nội có đia bàn hoạt động là Hà Nội – trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước. Đây là điều kiện thuận lợi không nhỏ để mở rộng CVTD
Theo số liệu thống kê về nhu cầu tiêu dùng đến năm 2010 cho thấy.
Bảng 4 – Dự báo nhu cầu hàng tiêu dùng đến năm 2010
STT
Chỉ tiêu
1991
1995
2005
2010
1
Dân số ( Triệu người)
65
70
85
>90
2
TNQD bình quân (USD/người)
100
300
600
900
3
Mức chi bq đầu người về hàng tiêu dùng thiết yếu (USD/ người)
40
125
260
524
4
Nhu cầu thị trường trong nước về hàng tiêu dùng so với năm 1991 (lần).
-
3,3
6,7
13,1
Nguồn: Tạp chí Dự báo kinh tế 12/2003
- Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, giúp người dân có điều kiện cập nhật thông tin, mở rộng sự hiểu biết về các dịch vụ của ngân hàng nói chung và CVTD nói riêng. Bên cạnh đó trình độ văn hóa của người dân cũng được nâng cao khiến cho những quan niệm không đúng về CVTD cũng được thay đổi...
- Cơ chế chính sách điều chỉnh hoạt động tín dụng của NHTM nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng luôn được Chính phủ, NHNN quan tâm
sửa đổi, từng bước hoàn thiện theo hướng ngày càng mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của ngân hàng, đồng thời tạo ra căn cứ pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động CVTD
* Xét dưới góc độ chủ quan
- Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Hội đồng quản trị và của ban lãnh đạo.
- Công tác tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ luôn được quan tâm đúng
mực.
- Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động nhiệt tình, khá vững nghiệp vụ chuyên môn.
2.2.5.2. Khó khăn
* Xét dưới góc độ khách quan:
- Tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng có xu hướng gia tăng khiến cho ngân hàng rất khó đáp ứng được nhu cầu vay tiêu dùng của tất cả các đối tượng khách hàng
- Qui mô tiêu dùng cuối cùng bình quân đầu người vẫn còn rất thấp, Việt Nam vẫn nằm trong tốp những quốc gia nghèo nhất thế giới. Đây là rào cản rất lớn để mở rộng qui mô cho vay tiêu dùng
- Môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Ngân hàng phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ khác có tiềm lực tài chính mạnh và giàu kinh nghịêm trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
- Hệ thống pháp luật tuy đã phần nào hỗ trợ cho hoạt động tín dụng tiêu dùng nhưng còn rất hạn chế. Các văn bản liên quan đến lĩnh vực này còn rời rạc, thiếu đồng bộ, cản trở không nhỏ việc mở rộng CVTD
- Một khó khăn nữa cần phải kể đến là người tiêu dùng – khách hàng của ngân hàng, rất khó chứng minh được nguồn thu nhập và khả năng trả nợ của bản thân. Đây là một trở ngại không nhỏ đối với hoạt động CVTD.
* Xét dưới góc độ chủ quan
- Công nghệ ngân hàng chưa được hoàn thiện, đồng bộ. Mặc dù Vpbank nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng đã đầu tư nhiều vào công nghệ ngân hàng nhưng vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của tín dụng nói chung và CVTD
nói riêng
- Hoạt động cho vay tiêu dùng chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các cán bộ tín dụng do qui mô các khoản vay nhỏ so với các khoản vay thương mại trong khi thủ tục cho vay không đơn giản hơn cho vay thương mại là mấy.
Với những thuận lợi và khó khăn như vậy hoạt động cho vay tiêu dùng tại
VPBank Hà Nội đã có những ưu điểm và hạn chế được nhắc tới trong phần sau
2.2.6. Ưu điểm và thiếu sót trong cho vay tiêu dùng của VPBank Hà Nội
2.2.6.1. Ưu điểm
Hoạt động CVTD tại VPBank Hà Nội trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan:
- Hoạt động CVTD có xu hướng ngày càng mở rộng qua các năm 2005-2006, tỷ trọng CVTD năm 2006 chiếm gần 30% trong hoạt động cho vay của Chi nhánh. Đây là hoạt động mang lại nguồn thu chưa lớn nhưng cũng không phải là nhỏ cho chi nhánh. Trong tương lai, khi hoạt động CVTD được mở rộng hơn thì tỷ lệ này chắc chắn sẽ còn cao hơn nữa. Nếu xét tại một vài chi nhánh cấp 2 thì tỷ lệ này khá cao, có nơi lên tới trên 80%. Đây là một tín hiệu đáng mừng, khẳng định VPBank Hà Nội đã và đang có chỗ đứng vững chắc trong thị trường CVTD cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay.
- Chất lượng CVTD trong những năm qua luôn được bảo đảm, nợ quá hạn trong thời gian qua chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh. Phần lớn khách hàng đều trả lãi và nợ gốc đúng hạn; Rất ít xảy ra trường hợp khách hàng lừa đảo hoặc cố tình chây lì không trả nợ...Nợ quá hạn trong năm 2005 chủ yếu là do khách hàng bị ốm đau dẫn đến không trả được nợ cho ngân hàng.
2.2.6.2. Hạn chế
Đánh giá khách quan, hoạt động CVTD của chi nhánh vẫn còn một số hạn chế
- Mặc dù quy mô CVTD của VPBank Hà Nội năm sau cao hơn năm trước đồng thời chiếm tỷ lện không nhỏ trong toàn bộ hoạt động của chi nhánh, song nếu so sánh với nhu cầu thị trường vay tiêu dùng hiện nay thì vẫn còn quá nhỏ so với tiềm năng của nó
- Khách hàng của VPBank Hà Nội còn chưa đa dạng. Khách hàng vay tiêu dùng chủ yếu vẫn là các cá nhân ngoài doanh nghiệp Nhà nước, có thu nhập cao, có tài sản bảo đảm. Còn đối với khách hàng là công viên chức làm việc tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, hay những khách hàng có thu nhập vừa và nhỏ rất phù hợp với những khoản vay tiêu dùng có quy mô nhỏ thì Chi nhánh chưa khai thác được.
- Cơ cấu CVTD chưa thật hợp lý khi mà dư nợ cho vay vào lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng lớn (tỷ lệ dư nợ vay mua nhà, sửa nhà trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của các năm 2005,2006 và quí I/2007 đều trên dưới 60%), cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu sinh họat khác như phương tiện đi lại, trang thiết bị nhà ở còn nhỏ.
Nhu cầu vay vốn chủ yếu là trung và dài hạn (chiếm tỉ lệ trên 70%). Trong khi đó, nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng còn chịu nhiều hạn chế, chi phí liên quan đến CVTD cao hơn so với các loại hình cho vay khác. Vì vậy, việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn với đối tượng CVTD thường tiềm ẩn rủi ro cao.
- Hệ thống các loại hình dịch vụ còn chưa đa dạng mới chỉ dừng lại ở cho vay sửa chữa và nâng cấp nhà, mua nhà, cho vay mua ôtô, vay du học. Với các mục đích vay tiền cho nhu cầu y tế, du lịch hay các mục đích khác không được cho vay.
- Việc liên kết giữa ngân hàng và các hãng sản xuất vẫn còn yếu. Chẳng hạn trong lĩnh vực xây dựng, VPBank Hà Nội mới liên kết với 2 công ty xây dựng, như vậy là rất hạn chế, ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng CVTD
- Trong nhưng năm qua, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã dần làm thay đổi phương thức thanh toán của người dân Việt Nam đặc biệt là người dân Hà Nội, việc sử dụng thẻ tín dụng trở nên phổ biến. Từ đó nhu cầu vay tiêu dùng thông qua thẻ tín dụng của các TCTD rất lớn, song dịch vụ thẻ của Vpbank còn rất yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK HÀ NỘI.
3.1. Định hướng phát triển của VPBank Hà Nội trong năm 2007 và thời gian tới.
Để thực hiện chiến lược chung của VPBank trở thành một “ngân hàng bán lẻ” hàng đầu tại phía bắc, toàn hệ thống VPBank nói chung và VPBank Hà Nội nói riêng đang nỗ lực thực hiện nhiều chương trình mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Cùng với nỗ lực chung của toàn hệ thống, VPBank Hà Nội đã xác định được phương hướng nhiệm vụ năm tới cụ thể như sau:
Phấn đấu nâng tổng nguồn vốn huy động năm 2007 đạt 1800 tỷ. Tổng dư nợ cho vay toàn Chi nhánh đạt 1450 tỷ đồng, trong đó dư nợ trung và dài hạn đạt khoảng 50%. Tỷ lệ nợ quá hạn không quá 2%. Lợi nhuận sau trích dự phòng rủi ro 45 tỷ đồng…
Để đạt được điều đó, ban giám đốc cũng như các phòng ban đã đưa ra các biện pháp cụ thể sau:
- Về huy động vốn: Trong thời gian tới, VPBank Hà Nội sẽ duy trì một chính sách huy động vốn hợp lý, điều tiết lượng vốn huy động phù hợp với nhu cầu sử dụng, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn tốt nhất. Việc cải tiến các sản phẩm huy động vốn sẽ được tiếp tục và đẩy mạnh theo hướng linh hoạt với nhiều tiện ích kèm theo cho khách hàng.
- Về hoạt động tín dụng: Quán triệt quan điểm “cho vay bảo thủ”, đi đôi với việc tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng, đảm bảo cho vay an toàn, hiệu quả. Tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, mở rộng đối tượng cho vay, đẩy mạnh CVTD kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đa dạng hóa khách hàng và phân tán rủi ro. Tăng cường chất lượng công tác xếp hạng tín dụng và thẩm định trước, trong và sau khi cho vay đồng thời giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 2%.
- Về các hoạt động dịch vụ: Đẩy mạnh các họat động dịch vụ, tăng thu phí dịch vụ, giảm thiểu rủi ro. Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối, tìm kiếm và tăng thêm số lượng khách hàng xuất khẩu.
Trong chiến lược phát triển của mình VPBank Hà Nội đã xác định hướng đi của mình, xác định mở rộng CVTD là một trong những mục tiêu được ưu tiên hàng đầu.
Vừa qua các tập đoàn kinh doanh lớn của nước ngoài như Metro Cash Carry, Visa International… đã nghiên cứu và đưa ra thông tin về nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam hiện tại và tương lai. Theo kết quả điều tra nghiên cứu của tập đoàn AC Nielsen (Thời báo Sài Gòn số 31 ngày 28/7/2005), thì tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập trên 3 triệu một tháng ở khu vực thành thị tại 36 thành phố lớn trong cả nước đã tăng từ 36% năm 2002 lên 65% năm 2005. Đồng thời, đi kèm với nó, mức chi tiêu của các hộ gia đình cũng tăng theo, nếu như cách đây 3 năm tỷ lệ hộ gia đình có mức chi tiêu hàng tháng trên 1 triệu đồng là 15,9% thì hiện nay đã tăng lên 40%. Như vậy, có thể thấy rằng, tiềm năng về lĩnh vực CVTD là rất rộng lớn, đang mở ra cơ hội lớn cho hoạt động của các NHTM nói chung và của VPBank Hà Nội nói riêng.
3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội
Xuất phát từ định hướng phát triển của VPBank Hà Nội và để khắc phục những tồn tại hạn chế đã nêu trên, em xin đề xuất một số giải pháp như sau:
3.2.1. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ
Hiện nay, cho vay tiêu dùng của VPBank Hà Nội mới chỉ đáp ứng nhu cầu trong việc: Mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà, mua ôtô, vay du học. Trong thời gian tới, Chi nhánh có thể mở rộng thêm một số dịch vụ mới như: cho vay mua xe máy đắt tiền, vay đi du lịch...
3.2.2. Cho vay tiêu dùng thông qua thẻ tín dụng, tài khoản cá nhân
Với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thanh toán thì trong thời gian tới thẻ tín dụng sẽ là phương tiện hữu hiệu cho khách hàng vay vốn của ngân hàng để tiêu dùng. Việc sử dụng thẻ có nhiều ưu điểm: làm cho lượng tiền mặt giảm trong lưu thông, thuận tiện trong mua bán, cất giữ, quản lí chi tiêu…Vì thế, ngân hàng có thể phát hành thẻ nội địa hoặc làm đại lý phát hành thể tín dụng quốc tế Visa Card, Master Card…Để thực hiện điều đó ngân hàng có thể hình thành hệ thống thanh toán đặt tại các quầy bán lẻ, các đại lý bán hàng tiêu dùng đắt tiền. Khuyến khích các khách hàng vay tiêu dùng mở và giao dịch qua tài khoản của mình tại ngân hàng.
3.2.3. Cho cán bộ nhân viên vay tiền không có tài sản bảo đảm.
Đây là những người có việc làm và thu nhập ổn định. Tuy là những món vay không lớn, không có tài sản đảm bảo nhưng đây là thị trường khách hàng dồi dào và đầy tiềm năng. Để giải quyết những khó khăn trong công việc khi không có tài sản bảo đảm đối với CBNV thì VPBank Hà Nội nên xem xét tăng giải pháp cho vay thông qua người đại diện. Giải pháp này đưa ra trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên (ngân hàng – đại diện bên vay – người trực tiếp vay) cũng như việc phối hợp chặt chẽ giữa các bên trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay, giải ngân và thu hồi nợ. Điều này có thể giúp ngân hàng tiết kiệm được chi phí cho vay và thu hồi nợ, hạn chế rủi ro và đảm bảo thu hồi được nợ gốc và lãi đúng hẹn. Với người vay cũng tiết kiệm được thời gian trong việc đến ngân hàng làm thủ tục vay vốn và trả nợ. Bên cạnh đó để đảm bảo quyền lợi cho người đại diện, nhằm khuyến khích họ làm tốt việc được giao, ngân hàng cũng nên có những chính sách ưu đãi đối với người đại diện.
3.2.4. Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng trả góp trên cơ sở liên kết với các đối tác bán hàng.
Hiện nay VPBank Hà Nội đã thiết lập được mối quan hệ với một số hãng bán xe như Toyota Giải phóng, Toyota Láng Hạ, Ford, MISHUBISHI, MESCEDES BENZ, VIDAMCO... để tài trợ cho các khách hàng có nhu cầu mua xe hay một số công ty xây dựng. Tuy nhiên sự sự liên kết của chi nhánh với các hãng bán lẻ còn khá hạn hẹp, chủ yếu trong lĩnh vực bán ôtô, còn lại trong các lĩnh vực khác vẫn còn rất yếu. Để mở rộng hơn nữa dịch vụ CVTD trả góp, Ngân hàng cần ký tăng cường kết hợp đồng liên kết với các hãng bán lẻ ôtô, xe máy, trang thiết bị nội thất đắt tiền trong gia đình...
3.2.5. Đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị đến người tiêu dùng
Trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, ngân hàng phải không ngừng đẩy mạnh công tác quảng bá tiếp thị, nhất là với một dịch vụ còn mới mẻ như cho vay tiêu dùng. Có thể sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền thanh, truyền hình, phát tờ rơi đến từng doanh nghiệp, hộ dân cư…hay thông qua các hoạt động tài trợ. Tuy nhiên cần chú ý rằng, hoạt động quảng cáo tiếp thị không nhất thiết phải phô trương rầm rộ, vừa rất tốn kém mà có khi không đạt được hiệu quả như mong đợi thậm chí là phản cảm. Ví dụ như đối với sản phẩm vay du học, ngân hàng có thể kết hợp cung với các trường mở các cuộc hội thảo. Vừa tuyên truyền được sản phẩm của mình lại có thê tranh thủ các ý kiến phản hồi để hoàn thiện qui chế, thủ tục. Ngoài ra, VPBank nên tiến hành xuất bản một cuốn tạp chí riêng phát hành ra công chúng hay tặng thường kỳ cho khách hàng ngoài tập san nội bộ: bản tin VPBank như hiện nay, để một mặt nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, mặt khác tạo điều kiện cho khách hàng nắm đầy đủ thông tin về sản phẩm dịch vụ của VPBank, qua đó mà nâng cao quan hệ giữa ngân hang và khách hang.
3.2.6. Nâng cao năng lực CBNV ngân hàng cùng với việc đổi mới công nghệ ngân hàng.
Cán bộ ngân hàng được coi là nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Nhất là trong xu thế hội nhập như hiện nay khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO, có sự tham gia của nhiều NHTM nước ngoài vào thị trường ngân hàng chắc chắn sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt hơn do ngân hàng nước ngoài có lợi thế hơn về quy mô vốn cũng như trình độ quản lý và công nghệ...Do đó, để đứng vững trong giai đoạn mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (cả về đạo đức và chuyên môn) và công nghệ ngân hàng phải được ưu tiên hàng đầu
Để nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực thì trước hết phải đánh giá lại một cách khách quan khoa học chất lượng đội ngũ cán bộ đang có. Từ đó đề ra các biện pháp cụ thể để nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ này. Có thể băng cách thường xuyên có các khoá học nâng cao nghiệp vụ, kiểm tra thường xuyên, đề cao ý thức tự trau dồi kĩ năng nghiệp vụ, tư cách đạo đức của mỗi cán bộ. Bên cạnh đó phải co chế độ khen thưởng kịp thời. Ngoài ra, ngay trong công tác tuyển chọn cán bộ đầu vào cũng phải hết sức chú ý đến phương thức tuyển dụng, chế độ đãi ngô với nhân viên mới..., sao cho có thể chọn được những cán bộ tốt nhất, tâm huyết với ngân hàng.
Đi đôi với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì tăng cương đầu tư vào công nghệ ngân hàng cũng hết sức quan trọng. Một mặt nó sẽ giúp cho ngân hàng tăng được năng suất lao động, giảm chi phí nhân công (chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phi), mặt khác, nó lại rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, nâng cao sự tin cậy của khách hàng đối với ngân hàng.
3.2.7. Thường xuyên khảo sát, đánh giá, thu thập và phân tích các thông tin về nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong từng thời kỳ kinh tế.
Điều tra thu thập và phân tích thông tin về người tiêu dùng cũng như cách thức để VPBank Hà Nội có thể mở rộng CVTD. Đây là hoạt động hết sức quan trong, bởi vì nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi. Có nắm bắt được những thông tin của khách hàng thì ngân hàng mới đưa ra được nhưng loại hình dịch vụ phù hợp, thu hút khách hàng. Ngân hàng có thể thu thập được thông tin của khách hàng thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp, điều tra chọn mẫu, qua phương tiện thông tin đại chúng... Mặt khác ngân hàng cũng nên tổng hợp về
các đối tượng khách hàng đã và đang giao dịch với mình, qua đó có được những thông tin phản hồi của khách hàng về các dịch vụ của mình
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Nhà nước cần phát huy hơn nữa những việc đã làm được để tạo một môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định và lành mạnh, kiện nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư khiến cho khả năng tích lũy và tiêu dùng của công chúng ngày càng tăng. Tuy nhiên, đi đôi với nó, Nhà nước cũng cần có biện pháp để giảm khoảng cách phân hoá giàu nghèo, nâng cao bình đẳng xã hội
- Đầu tư hơn nữa cho hệ thống giáo dục. Nhà nước cũng như NHNN cần tổ chức cho cán bộ đi học tập ở những nước phát triển để nghiên cứu, học hỏi, tham khảo từ đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của mình, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
- Thành lập trung tâm thanh về thẻ thống nhất cho toàn bộ hệ thống ngân hàng Đây là phương thức tạo ra nhiều thuận lợi cho cả hệ thống NHTM cũng như người dân bớt đi các thủ tục rườm rà trong việc thanh toán thẻ, người dân có thể rút tiền ở bất cứ máy rút tiền tự động nào mà không cần quan tâm đến nó có thuộc hệ thống ngân hàng nơi mình mở tài khoản hay không?
3.3.2. Đối với ngân hàng Nhà nước
- Để tạo điều kiện cho các ngân hàng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, ngân hàng Nhà nước nên đối xử công bằng hơn và có sự hỗ trợ hợp lý đối với các ngân hàng cổ phần mới thành lập gặp rất nhiều khó khăn, vì các cá nhân đến với ngân hàng, ngoài chất lượng phục vụ còn quan tâm đến trang thiết bị và cơ sở hạ tầng cũng như quy mô vốn của ngân hàng.
- NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về các loại hình sản phẩm dịch vụ CVTD. Tạo ra hành lang pháp lí thông thoáng và đầy đủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các NHTM phát triển loại hình dịch vụ này. Ngoài ra, NHNN cũng cần có những chính sách khuyến khích các ngân hàng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng.
- NHNN thường xuyên tổ chức các buổi làm việc giữa các ngân hàng để hoàn thiện hơn hoạt động CVTD. Có thể cử các cán bộ sang học tập các nước có dịch vụ CVTD phát triển
3.3.3. Đối với VPBank Việt Nam.
- Để mở rộng CVTD trên toàn hệ thống, VPBank cần hoàn thiện các văn bản quy chế cho vay tiêu dùng. Đặc biệt là văn bản qui chế liên quan đến cho vay mua nhà trả góp và phương tiệ đi lại. Vì ta biết rằng, hiện nay cũng như vài năm tới, nhu cầu nhà ở và phương tiện đi lại hnư ô tô sẽ tăng lên rất cao nhất là trong đối tượng khách hàng co thu nhập trung bình Hiện nay ngoài các văn bản của NHNN, hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank đã có một vài văn bản của riêng mình, song như thế vẫn chưa đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng khi áp dụng vào thực tế.
- VPBank nên mở rộng hơn nữa các loại hình tài sản đảm bảo và có thể cho vay bằng tín chấp đối với khách hàng truyền thống.
- Nhanh chóng đưa vào hoạt động trung tâm thẻ của ngân hàng thông qua đó có thể cho vay tiêu dùng bằng thẻ tín dụng của ngân hàng, hoặc thẻ tín dụng của ngân hàng khác.
- Ngân hàng cũng nên kết hợp với các hãng bán hàng, mua trái phiếu bán lẻ hàng hóa và cấp tín dụng cho khách hàng. Làm được việc này ngân hàng sẽ mở rộng được hoạt động tín dụng tiêu dùng, đó cũng là cách mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Điều đó không chỉ tạo thuận lợi cho người tiêu dùng mà còn góp phần làm tăng uy tín của ngân hàng với các hãng kinh doanh.
- Triển khai mạnh mẽ hơn nữa tín dụng tiêu dùng vào các khu dân cư mới, các trang trại, các hộ nông dân bằng cả hình thức thế chấp và tín chấp. Đây là một thị trường tiềm năng rất lớn cho ngân hàng khai thác.
KẾT LUẬN
Cho vay tiêu dùng là một dịch vụ còn khá mới mẻ tại Việt Nam, không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn mới mẻ với chính các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, việc mở rộng hoạt động này lại là một tất yếu trong điều kiện hiện nay với những lợi ích thiết thực mà nó mang lại: nó giúp cho người dân thoả mãn nhu cầu của mình khi chưa đủ khả năng chi trả; giúp cho các nhà sản xuất đảy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá từ đó mà thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn; mặt khác nó lại đa dạng hoá các dịch vu, phân tán rủi ro cho ngân hàng.
Sớm nhận thấy những lợi ích đó mà VpBank nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng đã sớm triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể: tỷ lệ tăng trưởng cho vay tiêu dùng khá cao; chất lượng các khoản vay tốt; dần chiếm được lòng tin của dân chúng... Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế: các loại hình dịch vụ CVTD chưa đa dang; đối tượng CVTD còn hạn chế; doanh số cho vay chưa tương xứng với tiềm năng...
Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội đòi hỏi Vpbank Hà Nội phải vượt qua những khó khăn, mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng.
Trong khoảng thời gian thực tập tại Vpbank Hà Nội, em đã nghiên cứu, tìm hiểu và manh dạn đưa ra những kiến nghị và giải pháp để mở rộng CVTD tại VPBank Hà Nội. Măc dù vậy, do những hạn chế về kiến thức, cả về lí luận và thực tiễn cũng như sự hạn chế về thời gian, chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Ngọc Đức cùng các anh chị tại VPBank Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
PHỤ LỤC 1
*Bảng xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là cá nhân*
Chỉ tiêu
Trường hợp 1
Trường hợp 2
Trường hợp 3
Trường hợp 4
Yêu cầu đối với chỉ tiêu
Điểm
Yêu cầu đối với chỉ tiêu
Điểm
Yêu cầu đối với chỉ tiêu
Điểm
Yêu cầu đối với chỉ tiêu
Điểm
Yếu tố nhân thân lai lịch
1. Tiền án, tiền sự
Không
6
Chỉ vi phạm luật giao thông
5
Có, trong vòng 20 năm
0
Có, trong vòng 10 năm
-4
2. Tuổi
Dưới 18 tuổi
-4
Từ 18 – 25
0
Từ 25 - 55
5
Trên 55
3
3. Trình độ học vấn
Trên đại học
5
Đại học
4
Trung học
1
Phổ thông hoặc thấp hơn
-1
4. Nghề nghiệp
Chuyên môn kỹ thuật, lãnh đạo doanh nghiệp
6
Thư ký văn phòng
4
Kinh doanh cá thể
1
Nghỉ hưu
0
5. Thời gian công tác
Dưới 6 tháng
1
6 – 12 tháng
2
1 – 5 năm
4
Trên 5 năm
5
6. Thời gian làm công việc hiện tại
Dưới 6 tháng
1
6 – 12 tháng
2
1 – 5 năm
4
Trên 5 năm
5
7. Tình trạng cư trú
Nhà riêng tự mua/ sở hữu
7
Nhà thuê
3
ở với gia đình
1
Khác
0
8. Số người ăn theo
Độc thân
0
Dưới 3 người
2
3 – 5 người
1
Trên 5 người
-1
9. Thu nhập hàng năm của cá nhân
Trên 120 triệu đồng
7
36 – 120 triệu đồng
5
12 – 36 triệu đồng
1
Dưới 12 triệu đồng
-1
10. Thu nhập hàng năm của gia đình
Trên 240 triệu đồng
7
72 – 240 triệu đồng
5
24 – 72 triệu đồng
1
Dưới 24 triệu đồng
-1
Yếu tố tài chính
11. Tỷ trọng vay vốn trên tổng phương án xin vay
Dưới 30%
6
30 – 50%
2
50 - 70%
1
Trên 70%
-1
12. Tình hình trả nợ với ngân hàng (VPBank và ngân hàng khác)
Chưa phát sinh
0
Chưa quá hạn
6
Quá hạn dưới 30 ngày
0
Quá hạn trên 30 ngày
-1
13. Tình hình trả lãi
Chưa phát sinh
0
Chưa chậm trả hoặc có nhưng đã trên 24 tháng trước
5
Không chậm trả trong 12 tháng qua
1
Có chậm trả trong 12 tháng qua
-1
14. Tổng nợ ( kể cả khoản vay đang xem xét) trên giá trị bất động sản và động sản có thể chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp của người vay.
Dưới 30%
6
30 – 50%
2
50 – 70%
1
Trên 70%
-1
15. Các dịch vụ sử dụng của VPBank
Chỉ có TKTG/ tiết kiệm
3
Chỉ chuyển tiền
1
Tiền gửi và tiền chuyển
5
Chưa sử dụng
0
16. Loại tài sản bảo đảm
Tiền gửi/ tiết kiệm
6
Bất động sản ở quận nội thị, ôtô mới
5
Bất động sản ở ngoại thành, xe cộ đã qua sử dụng
2
Loại khác
1
17. Mức biến động về giá tài sản bảo đảm có thể xảy ra trong thời gian vay
0%
6
1 – 20%
1
21 – 50%
0
Trên 50%
-5
18. Giá trị tiền vay so với tài sản bảo đảm
Dưới 30%
5
30 – 50%
1
50 – 65%
1
Trên 65%
-1
BẢNG 1: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG
Điểm số
Xếp loại
Đánh giá
Nhóm rủi ro
87 – 100
A+
Xuất sắc
Thấp
74 – 86
A
Tốt
Thấp
61 – 73
B+
Trung bình
Trung bình
48 - 60
B
Dưới trung bình
Trung bình
35 – 47
C©+
Rủi ro không thu hồi cao
Cao
0 - 34
C
Rủi ro không thu hồi rất cao
Cao
PHỤ LỤC 2
BẢNG 2: ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
Loại tài sản bảo đảm
Tỷ lệ vay trên giá trị TS bảo đảm
<=
30%
30 -50%
50 – 65%
65 – 85%
85 – 100%
1. Bảo lãnh tín chấp của Chính phủ hoặc NHNN, NHTM quốc doanh
2. Tiền gửi, thẻ tiết kiệm tại VPBank
Mạnh
3. Giấy tờ có giá do Chính phủ Hoặc các NHTM quốc doanh phát hành
Mạnh
Trung bình
4. Bất động sản tại các quận của đô thị lớn trực thuộc TW.
5. Ô tô mới 100%
6. Hàng hóa thông dụng, dễ chuyển nhượng.
Mạnh
Trung bình
Yếu
7. Bất động sản ở các huyện ngoại thành ven đô thị lớn thuộc TW hoặc tại các quận của đô thị thuộc tỉnh.
8. Các phương tiện vận chuyển đã qua sử dụng.
Mạnh
Trung bình
Yếu
9. Bảo đảm bằng khoản phải thu hoặc tài sản bảo đảm khác được VPBank chấp nhận.
10. Máy móc thiết bị sản xuất mới nhập khẩu ( dưới 1 năm) công nghệ hiện đại
Trung bình
Yếu
11. Bất động sản ở ven đô thị thuộc tỉnh hoặc bất động sản khác ỏ nông thôn.
Trung bình
Yếu
12. Máy móc thiết bị sản xuất cũ hoặc mua lại của đơn vị khác, hoặc mới nhưng công nghệ lạc hậu.
13. Hàng hóa thông dụng hoặc tồn kho lâu ngày.
Yếu
PHỤ LỤC 3
BẢNG 3: ĐÁNH GIÁ TÍN DỤNG KẾT HỢP
Xếp hạng rủi ro
A+
A
B+
B
C+
C
Rủi ro thấp
Rủi ro trung bình
Rủi ro cao
Xếp hạng tài sản bảo đảm
Mạnh
Xuất sắc
Tốt
Trung bình
Trung bình
Tốt
Trung bình
Từ chối
Yếu
Trung bình
Từ chối
Từ chối
PHỤ LỤC 4
THỂ LỆ CHO VAY
CÓ BẢO ĐẢM BẰNG XE Ô-TÔ ĐÃ QUA SỬ DỤNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 2183-2006/QĐ-HĐQT ngày 22/09/2006 của Tổng giám đốc VPBank)
1. Phạm vi cho vay:
- Thể lệ này quy định về việc cho vay đối với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức … có bảo đảm bằng xe ôtô đã qua sử dụng.
- Trường hợp khách hàng vay mua xe ô-tô đã qua sử dụng nhưng bảo đảm bằng tài sản khác thì thực hiện theo quy định chung tại “Quy chế cho vay của VPBank đối với khách hàng” như đối với các khoản vay thông thường.
2. Điều kiện cho vay:
- Khách hàng phải đáp ứng các điều kiện cho vay theo đúng quy định chung tại “Quy chế cho vay của VPBank đối với khách hàng” do VPBank ban hành.
- Ngoài ra, để được chấp nhận làm tài sản bảo đảm theo thể lệ này, các xe ôtô đã qua sử dụng phải đáp ứng các điều kiện sau:
▪ Xe có thời gian sử dụng chưa quá 5 năm tính từ ngày xuất xưởng đến ngày thế chấp (trường hợp không xác định được ngày xuất xưởng thì tính theo ngày đăng ký lần đầu)
▪ Không phải là xe ôtô do Trung Quốc sản xuất.
▪ Quãng đường chạy xe (thể hiện trên đồng hồ đo quãng đường xe chạy gắn trên xe) không quá 150.000 km.
▪ Chất lượng còn lại của xe theo đánh giá của VPBank và/ hoặc cơ sở chuyên môn kỹ thuật không dưới 70%
3. Thời hạn cho vay:
- Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào mục đích vay vốn, nguồn và kế hoạch trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không quá 3 năm.
- Trường hợp xe ôtô thế chấp cho khoản vay được sử dụng vào mục đích kinh doanh vận tải, ta-xi, cho thuê, chở khách…thì thời hạn cho vay tối đa không quá 2 năm.
4. Phương thức cho vay và thu nợ: Cho vay trả góp
- Thu nợ gốc hàng tháng hoặc hàng qúy
- Thu nợ lãi hàng tháng
5. Lãi suất cho vay:
- Lãi suất cho vay áp dụng theo biểu lãi suất cho vay do Tổng giám đốc VPBank quy định trong từng thời kỳ.
6. Định giá xe ôtô đã qua sử dụng để làm tài sản đảm bảo:
6.1. Đối với xe ôtô đã qua sử dụng do các công ty liên doanh ôtô tại Việt Nam (Toyota VN, Ford VN…) trực tiếp bán ra và có chế độ bảo hành xe, thì có thể định giá trên cơ sở giá bán xe thực tế của các hãng xe này, tương tự như định giá xe mới.
6.2. Trường hợp xe của khách hàng vay vốn tại VPBank để sử dụng chưa quá 5 năm, đã trả hết nợ sau đó có nhu cầu vay lại, hoặc đã bán cho người khác và người mua tiếp tục thế chấp để vay VPBank thì nhân viên ngân hàng có thể tự xác định giá trị căn cứ vào chất lượng xe thực tế và lai lịch sử dụng xe mà nhân viên ngân hàng nắm được.
6.3. Đối với các trường hợp khác:
- Việc định giá xe ôtô đã qua sử dụng không chỉ căn cứ vào giá trên hợp đồng mua xe, mà phải dựa trên kết quả đánh giá chất lượng xe thực tế. Khi định giá xe, nhất thiết phải kiểm tra trực tiếp, vận hành xe thực tế, không được định giá trên giấy tờ.
- Các chi nhánh cần có sự hợp tác với những cơ sở có chuyên môn kỹ thuật ôtô (xưởng sửa chữa, công ty kinh doanh ôtô…) để tham khảo khi định giá xe. Chi phí định giá xe do bên vay trả.
- Tiêu chuẩn tối thiểu để lựa chọn cơ sở chuyên môn kỹ thuật trong việc đánh giá chất lượng xe như sau:
▪ Là doanh nghiệp có chức năng sửa chữa, giám định chất lượng xe ôtô
▪ Có xưởng sửa chữa xe cùng với đội ngũ nhân viên kỹ thuật và các trang thiết bị đang hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng xe bình thường.
▪ Cơ sở chuyên môn kỹ thuật không phải là đơn vị bán xe cần định giá.
- Giá ghi trong trong văn bản định giá chất lượng của cơ sở chuyên môn kỹ thuật là mức giá tham khảo khi định giá xe. Trường hợp tình trạng xe quá phức tạp, quá trình sử dụng đã xảy ra tai nạn phải sửa chữa lớn, hoặc có nghi ngờ về chất lượng thì không nhận xe làm tài sản bảo đảm.
- Mức giá cuối cùng được định giá làm cơ sở xác định mức cho vay không được vượt quá mức giá thực tế ghi trong hợp đồng mua bán xe (nếu có) và các chi phí hợp lý như thuế, lệ phí, bảo hiểm liên quan đến việc nhập khẩu và/ hoặc đăng ký, lưu hành xe.
7. Mức cho vay:
- Trường hợp bảo đảm bằng xe đã qua sử dụng do các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh ôtô trong nước (Toyoto VN, Ford VN…) trực tiếp bán, có bảo hành cho người mua xe, thời gian sử dụng từ 3 – 5 năm: Tỷ lệ cho vay tối đa 55%.
- Trường hợp xe đã qua sử dụng nhập từ nước ngoài, thời gian sử dụng dưới 3 năm: Tỷ lệ cho vay tối đa 60%.
- Trường hợp xe đã qua sử dụng không thuộc đối tượng trên: Tỷ lệ cho vay tối đa 50% giá trị xe.
8. Bảo hiểm tài sản mua bằng vốn vay:
- Bên vay phải mua bảo hiểm vật chất toàn bộ cho tài sản mua bằng vốn vay trong suốt thời gian vay vốn và người thụ hưởng là VPBank.
- Sau khi cho vay, VPBank chỉ cấp bản sao đăng ký xe để lưu hành xe với thời hạn tối đa 6 tháng/1 lần. Mỗi lần cấp bản sao lưu hành mới, yêu cầu khách hàng mang xe đến ngân hàng để kiểm tra tình trạng xe (hoặc tạo điều kiện cho nhân viên ngân hàng kiểm tra ở địa điểm khác). Sau khi kiểm tra tình trạng xe, tình hình trả nợ (gốc, lãi) của khách hàng, và việc mua bảo hiểm vật chất xe theo quy định, ngân hàng sẽ cấp bản sao đăng ký xe để lưu hành trong thời gian tiếp theo.
9. Quy trình cho vay:
Quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay thực hiện theo quy trình nghiệp vụ tín dụng do Chủ tịch HĐQT VPBank ban hành.
10. Giải ngân:
- VPBank chỉ giải ngân sau khi khách hàng hoàn thành thủ tục bảo đảm tiền vay.
- Trường hợp đặc biệt, VPBank có thể giải ngân sau khi có giấy hẹn đăng ký xe (Chuyển khoản trực tiếp cho đơn vị bán xe), nhưng chỉ áp dụng với những đơn vị bán xe đã đăng ký hợp đồng liên kết cho vay mua xe ôtô với VPBank, tương tự như đối với trường hợp cho vay mua xe ôtô mới.
11. Áp dụng các quy định khác có kiên quan:
Các vấn đề khác nếu có phát sinh mà chưa được quy định cụ thể trong Thể lệ này thì thực hiện theo quy định tại Quy chế cho vay của VPBank và các quy định khác có liên quan của NHNN và của VPBank.
Tæng gi¸m ®èc vpbank
(đã ký)
PHỤ LỤC 5
THỂ LỆ CHO VAY
HỖ TRỢ TÀI CHÍNH DU HỌC SINH
(Ban hµnh kÌm theo quyÕt ®Þnh sè…....../Q§-TG§, ngµy .... /..../2005
cña Tæng Gi¸m §èc VPBank)
I. C¸c quy ®Þnh chung
1. Ph¹m vi cho vay
C«ng d©n ViÖt nam cã con em, ngêi th©n ®ang du häc hoÆc s¾p cã kÕ ho¹ch ®i du häc níc ngoµi hoÆc du häc t¹i chç (tróng tuyÓn c¸c ch¬ng tr×nh ®µo t¹o ®¹i häc vµ/hoÆc trªn ®¹i häc do c¸c tæ chøc gi¸o dôc ngoµi níc vµ trong níc tæ chøc hoÆc c¸c tæ chøc gi¸o dôc níc ngoµi kÕt hîp víi c¸c ®¬n vÞ trong níc vµ ®îc cÊp b»ng cña níc ngoµi).
2. Môc ®Ých cho vay
Phôc vô cho nhu cÇu cña du häc sinh, bao gåm:
- Bæ tóc hå s¬ xin pháng vÊn du häc.
- Thanh to¸n häc phÝ vµ c¸c chi phÝ kh¸c (gäi t¾t lµ chi phÝ du häc) ph¸t sinh trong qu¸ tr×nh häc tËp.
3. §iÒu kiÖn cho vay
- Kh¸ch hµng cã ®ñ n¨ng lùc ph¸p luËt vµ n¨ng lùc hanh vi d©n sù
- Ngêi vay ph¶i cã hé khÈu thêng tró (hay KT3) cïng ®Þa bµn cña ®¬n vÞ cho vay trùc thuéc VPBank (Héi së chÝnh hoÆc c¸c chi nh¸nh)
- Ngêi vay cã thu nhËp æn ®Þnh ®¶m b¶o kh¶ n¨ng tr¶ nî vay
- Ngêi vay cã tµi s¶n thÕ chÊp (TSTC) lµ bÊt ®éng s¶n (Nhµ ë, ®Êt ë); tµi s¶n cÇm cè (TSCC) lµ giÊy tê cã gi¸(bao gåm sæ tiÕt kiÖm cña VPBank, cña c¸c NHTM quèc doanh, kú phiÕu hoÆc tr¸i phiÕu cña c¸c NHTM quèc doanh); TSCC kh¸c ®îc VPBank chÊp thuËn ®¶m b¶o cho kho¶n vay.
4. Møc cho vay
- Phï hîp víi nhu cÇu vay vèn vµ kh¶ n¨ng tr¶ nî cña kh¸ch hµng
- Tæng sè tiÒn cho vay mét kh¸ch hµng kh«ng vît qu¸ møc chi phÝ cña kho¸ häc do nhµ trêng hoÆc c¬ së ®µo t¹o th«ng b¸o b»ng v¨n b¶n.
- Tèi ®a b»ng 70% gi¸ trÞ TSTC do VPBank thÈm ®Þnh hoÆc b»ng 95% gi¸ trÞ TSCC lµ gi¨y tê cã gi¸, hoÆc tèi ®a b»ng 65% gi¸ trÞ TSCC lµ «t« hoÆc tµi s¶n kh¸c ®îc VPBank chÊp thuËn. C¸c trêng hîp kh¸c sÏ do Ban TÝn Dông/Héi ®éng tÝn dông quyÕt ®Þnh nÕu xÐt thÊy kho¶n vay ®¶m b¶o an toµn.
5. Thêi h¹n cho vay
Thêi h¹n cho vay c¨n cø vµo thêi h¹n du häc céng thªm 1 n¨m, nhng tèi ®a kh«ng qu¸ 10 n¨m.
6. §ång tiÒn cho vay
Cho vay b»ng ®ång ViÖt Nam hoÆc cho vay b»ng ®ång ViÖt Nam ®¶m b¶o ngo¹i tÖ, cho vay b»ng ngo¹i tÖ theo quy ®Þnh cña Ng©n Hµng Nhµ Níc ViÖt Nam.
7. L·i suÊt cho vay
L·i suÊt cho vay ¸p dông theo khung l·i suÊt cho vay do VPBank quy ®Þnh trong tõng thêi k× tuú theo thêi h¹n cho vay:
- NÕu thêi h¹n kh«ng qu¸ 12 th¸ng th× ¸p dông l·i suÊt cè ®Þnh
- NÕu thêi h¹n vay qu¸ 12 th¸ng th× ¸p dông l·i suÊt th¶ næi ®iÒu chØnh hµng n¨m c¨n cø vµo l·i suÊt huy ®éng tiÕt kiÖm bËc thang thÊp nhÊt cña kú h¹n 12 th¸ng tr¶ l·i cuèi kú . Ban TÝn Dông/ Héi §ång TÝn Dông quyÕt ®Þnh cô thÓ ®èi víi tõng mãn vay.
8. Gi¶i ng©n
Ng©n hµng cho vay vµ gi¶i ng©n:
- TiÒn mÆt (ViÖt Nam ®ång hoÆc ngo¹i tÖ)
- ChuyÓn kho¶n trùc tiÕp (ViÖt Nam ®ång hoÆc ngo¹i tÖ ) th«ng qua dÞch vô chuyÓn tiÒn cña VPBank ®Õn tµi kho¶n cña ngêi häc hay c¬ së du häc níc ngoµi hoÆc ®Õn tµi kho¶n cña c«ng ty t vÊn du häc lµm dÞch vô cho kh¸ch hµng theo qui chÕ qu¶n lý ngo¹i hèi cña Ng©n nhµ níc Viªt Nam.
Trêng hîp kh¸ch hµng cÇn chøng minh tµi chÝnh ph¶i cã cam kÕt b»ng v¨n b¶n kh«ng rót tiÒn vay ra ®Ó sö dông cho c¸c môc ®Ých kh¸c hoÆc khi kh¸ch hµng muèn rót tiÒn vay ra sö dông th× ph¶i hoµn thµnh mäi thñ tôc c«ng chøng hîp ®ång thÕ chÊp vµ ®¨ng ký giao dÞch b¶o ®¶m. Khi gi¶i ng©n tiÒn vay cña kh¸ch hµng ®îc chuyÓn vµo tµi kho¶n tiÒn göi (hoÆc sæ tiÕt kiÖm) cña kh¸ch hµng.
9. Thu nî
- Tr¶ vèn: Tuú vµo kh¶ n¨ng tr¶ nî cña kh¸ch hµng mµ cã nh÷ng ph¬ng thøc thu håi vèn thÝch hîp. Cã 2 c¸ch thu håi vèn sau:
. Tr¶ vèn 1 lÇn khi ®¸o h¹n ( nÕu kho¶n vay kh«ng qu¸ 12 th¸ng)
. Tr¶ vèn dÇn trong nhiÒu kú (th¸ng, quý)
- Tr¶ l·i: Cã 2 h×nh thøc tr¶ l·i:
. Tr¶ l·i 1 lÇn khi ®¸o h¹n.
. Tr¶ l·i hµng th¸ng.
VÒ ph¬ng thøc tr¶ nî:
- §èi víi nh÷ng mãn vay cã thêi gian vay nhá h¬n hoÆc b»ng 3 th¸ng th× cã thÓ ¸p dông h×nh thøc tr¶ gèc, l·i cuèi kú.
- §èi víi nh÷ng mãn vay cã thêi gian vay trªn 3 th¸ng th× ¸p dông h×nh thøc tr¶ l·i hµng th¸ng, gèc tr¶ cuèi kú.
- §èi víi kh¸ch hµng vay chøng minh tµi chÝnh mµ ng©n hµng ¸p dông h×nh thøc thanh to¸n l·i hµng th¸ng th× kh¸ch hµng vay ph¶i më tµi kho¶n tiÒn göi thanh to¸n, nép tiÒn vµo tµi kho¶n trªn ®Ó trÝch thu l·i dÇn trong suèt thêi gian vay vµ cã cam kÕt b»ng v¨n b¶n r»ng kho¶n tiÒn nµy chØ sö dông cho môc ®Ých thu l·i cho ®Õn khi kh¸ch hµng hÕt nghÜa vô tiÒn vay t¹i VPBank.
· Ph¬ng thøc tÝnh l·i: l·i ®îc tÝnh trªn d nî thùc tÕ.
10. Hå s¬ vay
Hå s¬ xin vay cña kh¸ch hµng gåm cã:
- GiÊy ®Ò nghÞ vay vèn (MÉu cña ng©n hµng)
- Ph¬ng ¸n vay vèn (MÉu cña ng©n hµng)
- B¶n sao CMND, Hé khÈu (ho¨c KT3) cña ngêi vay vµ vî (hoÆc chång) nÕu cã.
- B¶n sao CMND, hé khÈu (nÕu cha ®i du häc) hoÆc hé chiÕu cña du häc sinh.
- GiÊy tê chøng minh quan hÖ nh©n th©n cña ngêi vay vµ du häc sinh (giÊy khai sinh vµ hé khÈu).
- GiÊy tê chøng minh chi phÝ du häc cña c¬ së ®µo t¹o (th«ng b¸o häc phÝ cña nhµ trêng, ho¸ ®¬n chi phÝ sinh ho¹t......)
- GiÊy tê chøng minh kh¶ n¨ng tµi chÝnh ®Ó thanh to¸n nî vay (giÊy phÐp kinh doanh; hîp ®ång cho thuª nhµ, cho thuª xe, x¸c nhËn thu nhËp cña ®¬n vÞ....) trong trêng hîp kh¸ch hµng nhËn tiÒn vay b»ng tiÒn mÆt hoÆc chuyÓn tiÒn cho c¸c ®¬n vÞ cã liªn quan vµ kh«ng cã tiÒn tù cã ®Ó nép vµo tµi kho¶n tiÒn göi cña kh¸ch hµng t¹i VPBank.
- B¶n sao giÊy tê liªn quan ®Õn tµi s¶n thÕ chÊp, cÇm cè.
- GiÊy phÐp xin chuyÓn ngo¹i tÖ ra níc ngoµi
11. ChÊm døt gi¶i ng©n
NÕu kh¸ch hµng kh«ng thanh to¸n vèn hoÆc l·i vay ®óng h¹n 2 k× liªn tiÕp, trong trêng hîp tr¶ vèn dÇn nhiÒu k× vµ l·i hµng th¸ng, th× VPBank dõng gi¶i ng©n.
12. ChuyÓn nî qu¸ h¹n
NÕu kh¸ch hµng tr¶ nî gèc hoÆc nî l·i trÔ h¹n mµ kh«ng ®îc gia h¹n nî hoÆc ®iÒu chØnh kú h¹n tr¶ nî th× viÖc xö lý c¸c khÕ íc vi ph¹m ®ã ¸p dông theo qui ®Þnh vÒ chuyÓn nî qu¸ h¹n nh trong Quy chÕ cho vay cña VPBank do Chñ tÞch H§QT ban hµnh.
II.C¸c quy ®Þnh kh¸c
1. C¸c lo¹i cho vay
a. §èi víi cho vay ®Ó bæ tóc hå s¬ xin pháng vÊn du häc, ¸p dông 2 h×nh thøc cho vay:
- Cho vay ®Ó më sæ tiÕt kiÖm
- Cho vay h¹n møc dù phßng: Ng©n hµng cam kÕt cho kh¸ch hµng vay ®Ó thanh to¸n toµn bé chi phÝ du häc cña du häc sinh.
b. §èi víi cho vay ®Ó thanh to¸n chi phÝ du häc:
- Cho vay ng¾n h¹n hoÆc trung dµi h¹n ®Ó thanh to¸n mét phÇn hoÆc toµn bé chi phÝ du häc cña du häc sinh
2. C¸c c¸ch thøc gi¶i ng©n vµ thu nî ®èi víi tõng kho¶n cho vay
a. §èi víi cho vay ®Ó më sæ tiÕt kiÖm
- Gi¶i ng©n 1 lÇn ngay sau khi ®îc phª duyÖt.
- Ph¬ng thøc thu nî:
+ §èi víi trêng hîp tµi s¶n b¶o ®¶m kh«ng ph¶i lµ giÊy tê cã gi¸ th× ¸p dông h×nh thøc tr¶ vèn khi ®¸o h¹n, tr¶ l·i hµng th¸ng nÕu kho¶n vay trªn 3 th¸ng.
+ §èi víi trêng hîp tµi s¶n b¶o ®¶m lµ giÊy tê cã gi¸ th× cã thÓ ¸p dông h×nh thøc tr¶ vèn vµ l·i khi ®¸o h¹n.
b. §èi víi cho vay h¹n møc dù phßng.
- §©y lµ h×nh thøc cam kÕt cho vay, do ®ã cã thÓ kh«ng cã gi¶i ng©n
- Thu phÝ cam kÕt theo møc phÝ b¶o l·nh trong níc cã tµi s¶n ®¶m b¶o.
- Trêng hîp kh¸ch hµng cã nhu cÇu rót tiÒn vay ph¶i lËp giÊy nhËn nî theo quy ®Þnh t¹i Quy chÕ cho vay cña VPBank.
c. §èi víi cho vay thanh to¸n chi phÝ du häc
* Trêng hîp vay ng¾n h¹n
- Gi¶i ng©n 1 lÇn hoÆc nhiÒu lÇn trªn cïng 1 Hîp ®ång tÝn dông/KhÕ íc nhËn nî tuú theo yªu cÇu cña tæ chøc ®µo t¹o vµ ph¶i phï hîp víi quy chÕ qu¶n lý ngo¹i hèi cña NHNN.
- Thu nî theo h×nh thøc: Tr¶ vèn 1 lÇn khi ®¸o h¹n, l·i tr¶ hµng th¸ng nÕu kho¶n vay trªn 3 th¸ng.
* Trêng hîp vay trung, dµi h¹n:
- §Çu tiªn kh¸ch hµng ph¶i kÝ mét hîp ®ång tÝn dông víi VPBank
- Gi¶i ng©n nhiÒu lÇn, mçi lÇn gi¶i ng©n kh¸ch hµng kÝ khÕ íc nhËn nî. Tæng sè tiÒn cho vay cña c¸c khÕ íc ph¶i b»ng sè tiÒn vay ®îc ghi trªn hîp ®ång tÝn dông ®· ký. Thêi h¹n cho vay cña mçi khÕ íc ®îc tÝnh tõ ngµy ký khÕ íc nhËn nî ®Õn ngµy ®¸o h¹n cña Hîp ®ång tÝn dông tæng.
- Thu nî theo h×nh thøc: Tr¶ vèn dÇn nhiÒu kú (th¸ng, quý), l·i tr¶ hµng th¸ng.
3. Thñ tôc ®¶m b¶o tiÒn vay
Thùc hiÖn theo quy ®Þnh cña nhµ níc vµ cña VPBank nh c¸c mãn vay th«ng thêng:
- Trong trêng hîp kh¸ch hµng cã cam kÕt kh«ng rót ra ®Ó sö dông (hoÆc chØ ®îc rót ra sö dông sau khi ®· hoµn thµnh mäi thñ tôc c«ng chøng hîp ®ång thÕ chÊp vµ ®¨ng kÝ giao dÞch b¶o ®¶m) th× cã gi¶m thiÓu mét sè thñ tôc cho kh¸ch hµng, cô thÓ:
. Hîp ®ång b¶o ®¶m tiÒn vay kh«ng cÇn c«ng chøng vµ ®¨ng kÝ giao dÞch b¶o ®¶m.
. TiÒn vay chuyÓn vµo tµi kho¶n tiÒn göi hoÆc göi tiÕt kiÖm cña kh¸ch hµng vay.
. Kh¸ch hµng ph¶i nép tiÒn tù cã vµo tµi kho¶n tiÒn göi vµ uû quyÒn cho VPBank trÝch thu l·i dÇn theo quy ®Þnh t¹i hîp ®ång tÝn dông vµ c¸c giÊy tê ph¸p lý kÌm theo.
- Trêng hîp kh¸ch hµng kh«ng cã cam kÕt kh«ng rót tiÒn ra khái ng©n hµng th× tiÕn hµnh thñ tôc b¶o ®¶m tiÒn vay theo qui ®Þnh.
Sau khi hoµn thµnh c¸c thñ tôc trªn VPBank sÏ x¸c nhËn sè d tµi kho¶n theo yªu cÇu cña kh¸ch hµng.
4. Quy tr×nh cho vay
Thùc hiÖn theo quy tr×nh nghiÖp vô tÝn dông cña VPBank do Chñ tÞch Héi ®ång qu¶n trÞ ban hµnh.
5. ThÈm quyÒn xÐt duyÖt cho vay
ViÖc quyÕt ®Þnh cho vay thuéc thÈm quyÒn cña Ban TÝn Dông/Héi §ång TÝn Dông theo quy ®Þnh cña VPBank.
Tæng gi¸m ®èc VPBank
(đã ký)
BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
2
NHTM
Ngân hàng thương mại
3
NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần
4
CVTD
Cho vay tiêu dùng
5
VPBank
Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
6
VPBank Hoàn Kiếm
Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – Chi nhánh Hoàn Kiếm
7
CBNV
Cán bộ nhân viên
8
TCTD
Tổ chức tín dụng
9
SXKD
Sản xuất kinh doanh
10
TKTG
Tài khoản tiền gửi
11
A/O
Nhân viên phòng tín dụng cá nhân
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình NHTM – Nhà xuất bản Thống Kê
2. Quản trị ngân hàng Thương mại – Peter S.Rose – NXB Tài chính
3. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - NXB Thống Kê.
4. Các văn bản pháp luật liên quan đến quy chế cho vay của NHNN, VPBank.
5. Ngân hàng Thương mại – Quản trị và nghiệp vụ - NXB Thống Kê
6. Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành – NXB Thống Kê
7. Thời báo Sài Gòn số 31/2005
8. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ 15/2005.
9. Tạp chí Ngân hàng 2003-2005
10. Tạp chí dự báo kinh tế số 12/2003
11. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm các năm 2003, 2004, 2005.
12. . Website: www.vpb.com.vn
MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
CỦA NHTM 4
1.1.Sự xuất hiện và phát triển của cho vay tiêu dùng......................................4
1.2. Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của NHTM...................................................4
1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng ..................................................................4
1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng...................................................................5
1.2.3. Vai trò của cho vay tiêu dùng.................................................................6
1.2.4. Khách hàng của dịch vụ CVTD..............................................................7
1.2.5. Phân loại cho vay tiêu dùng....................................................................8
1.2.6. Nguyên tắc chung trong cho vay tiêu dùng..........................................10
1.2.7. Điều kiện cho vay tiêu dùng.................................................................11
1.2.8. Quy trình cho vay tiêu dùng.................................................................11
1.3. Các điều kiện để mở rộng cho vay tiêu dùng.............................................13
1.3.1. Các điều kiện thuộc bản thân ngân hàng...........................................13
1.3.2. Các điều kiện khách quan..................................................................14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CVTD CỦA VPBANK Hà Nội.........................16
2.1. Tổng quan về NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chi nhánh Hà Nội…..................................................................................16
2.1.1. Về kết quả huy động vốn......................................................................16
2.1.2. Về hoạt động tín dụng...........................................................................17
2.1.3. Các mặt hoạt động khác.......................................................................19
2.1.4. Về lợi nhuận...........................................................................................19
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội..................................20
2.2.1. Đối tượng cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội..............................20
2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng.................................................................20
2.2.3. Phân loại cho vay tiêu dùng.................................................................23
2.2.4. Tình hình và kết quả cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội.............23
2.2.4.1. Mục đích sử dụng vốn vay được tài trợ..........................................25
2.2.4.2. Về thời hạn cho vay tiêu dùng........................................................25
2.2.4.3. Phương thức cho vay......................................................................26
2.2.4.4. Về chất lượng tín dụng...................................................................26
2.2.5. Thuận lợi và khó khăn trong CVTD của VPBank Hà Nội.................27
2.2.5.1. Thuận lợi.........................................................................................28
2.2.5.2. Khó khăn........................................................................................29
2.2.6. Ưu điểm và hạn chế trong CVTD của VPBank Hà Nộ......................30
2.2.6.1. Ưu điểm............................................................................... 30
2.2.6.2 Han chế................................................................................. 31
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CVTD
TẠI VPBANK HÀ NỘI.............................................................33
3.1. Định hướng phát triển của VPBankHà Nội trong thời gian tới.............33
3.2.Giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại VPBank hà Nội............34
3.2.1. Đa dạng hóa loại hình dịch vụ...............................................................34
3.2.2. Cho vay tiêu dùng thông qua thẻ tín dụng, tài khoản cá nhân...............35
3.2.3. Cho cán bộ nhân viên vay tiền không có tài sản bảo đảm.....................35
3.2.4. Đẩy mạnh CVTD trả góp trên cơ sở liên kết với các đối tác bán hàng.36
3.2.5. Đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị đến người tiêu dùng..................36
3.2.6. Nâng cao năng lực CBNV ngân hàng cùng với việc đổi mới công
nghệ ngân hàng......................................................................................36
3.2.7. Thường xuyên khảo sát, đánh giá, thu thập và phân tích các thông tin
về nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong từng thời kỳ kinh tế..........37
3.3. Kiến nghị............... .....................................................................................37
3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ................................................37
3.3.2. Đối với NHNN......................................................................................38
3.3.3. Đối với VPBank....................................................................................38
Kết luận .............................................................................................................40
Phụ lục 1 (Bảng xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân)…...................41
Phụ lục 2 (Bảng đánh giá tài sản bảo đảm)……...……………………………..43
Phụ lục 3 (Bảng đánh giá tín dụng kết hợp)........................................................44
Phụ lục 4: Thể lệ cho vay có đảm bảo bằng xe ô tô đã qua sử dụng .................45
Phụ lục 5 Thể lệ cho vay hỗ trợ tài chính du học sinh.........................................49
Bảng kê các chữ viết tắt.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CDMo Rong CV Tieu Dung.doc