Chuyên đề Mở rộng hoạt động huy động vốn của Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ

Nguồn vốn có vai trò quan trọng, thiết yếu đối với các trung gian tài chính. Nguồn vốn là cơ sở để các trung gian tài chính nói chung và công ty tài chính nói riêng có thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ, sản phẩm đầu ra cho nền kinh tế trên mọi phương diện tài chính Hoạt động huy động vốn, tạo nguồn vốn luôn được xem là một mảng quan trọng trong hoạt động của các công ty tài chính được các công ty tài chính đặc biệt quan tâm. Các công ty tài chính luôn nỗ lực để gia tăng thị phần huy động, tăng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Trong điều kiện khủng hoảng nền kinh tế hiện nay và trong tương lai vói xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động gia tăng huy động vốn được các công ty tài chính thực hiện sẽ diễn ra ngày càng sôi động. điều này buộc các trung gian tài chính nói chung và công ty tài chính nói riêng đặc biệt quan tâm đến hoạt động này nhiều hơn. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đã góp phần đưa lại một cách nhìn cụ thể hơn về mở rông họat động huy động vốn của mở rộng hoạt động huy động vốn của Công ty Tài Chính trực thuộc tập đoàn trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay. Qua đó chúng ta khảng định được vai trò quan trọng của việc mở rộng huy động vốn của Công ty tài chính. Giải pháp mở rộng huy động vốn của Công ty tài chính tuy chỉ mang tính chất phương hướng và tham khảo nhưng cũng xuất phát từ thực trạng của chính Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy nói riêng và Công ty tài chính ở Việt Nam nói chung.

doc55 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng hoạt động huy động vốn của Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ. Điạ chỉ: 120 Hàng Trống – Hoàn Kiếm – Hà Nội www.vinashin-finance.com Công ty tài chính công nghiệp tàu thủy – VFC ( Vietnam Shipbuilding Finance Company) là tổ chức tín dụng Nhà nước, thành viên Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam – VINASHIN, được thành lập theo quyết định số 3456/1998/QĐ- BGTVT ngày 19/12/1998 cuả Bộ trưởng Bộ GTVT. VFC luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về tài chính cho các cá nhân và tổ chức kinh tế với vai trò: - Huy động và thu hút các nguồn vốn - Tư vấn, thu xếp tài chính và cung ứng tín dụng dưới mọi hình thức - Cung ứng dịch vụ tư vấn đầu tư và lập dự án - Cung ứng các dịch vụ Ngân hàng – Tài chính Với một số mốc lịch sử quan trọng như sau: + 11/2005: Hội đồng quản trị, Ban kiểm sóat, Ban điều hành công ty ra mắt và chính thức đi vào hoạt động + 11/2005: Được Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam ủy thác quản lý và sử dụng 750 triệu USD từ nguồn vốn vay lại cuả Bộ tài chính, nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn Quốc tế + 12/2005: Được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép kinh doanh ngoại tệ + 12/2005: Tăng vốn điều lệ lên 140 tỷ đồng + 05/2006: Quyết định số 106/2008/TTg của Thủ tướng chính phủ làm tiền đề cho VFC trở thành tổng công ty tài chính + 09/2006: Thành lập tổ tín dụng tại khu công nghiệp Dung Quất + 11/2006: Khai trương hoạt động của chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh + 11/2006:Tăng vốn điều lệ lên 640 tỷ đồng + 01/2007: Nhận ủy thác quản lý và sử dụng vốn 1000 tỷ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu trong nước của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam + 02/ 2007: Tăng vốn điều lệ lên 663 tỷ đồng + 04/2007: Nhận ủy thác 3000 tỷ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu trong nước của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam + 05/2007: Tăng vốn điều lệ lên 1023 tỷ đồng + 06/2007: Nhận ủy thác 600 triệu đô-la Mỹ từ nguồn vay nước ngoài của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam + 03/2008: Công ty TNHH cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy – Công ty trực thuộc VFC được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động với số vốn ban đầu là 100 tỷ đồng. Tham gia triển lãm về công nghệ đóng tà + 07/2008: Công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy chính thức đi vào hoạt động + 08/2008: Công ty tài chính CNTT – Chi nhánh Hà Nội được Ngân hàng nhà nước chấp thuận nguyên tắc về việc thành lập + 10/2008: Công ty tài chính CNTT – Chi nhánh Hải Phòng được Ngân hàng nhà nước chấp thuận thành lập. + 12/2008: Công ty TNHH 1 Thành viên chứng khoán VFC được cấp giấy phép hoạt động với vốn điều lệ ban đầu 300 tỷ đồng với đầy đủ các nghiệp vụ: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán và lưu ký chứng khoán. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ. Phòng kiểm toán nội bộ Hội đồng quản trị Ban điều hành Phòng giao dịch ngân quỹ Phòng phát triển dự án p Phòng kinh doanh tiền tệ Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng công nghệ thông tin Phòng hành chính quản trị Phòng Marketing Phòng tín dụng 2 Phòng tín dụng 3 Phòng đầu tư Phòng thẩm định Phòng kinh doanh Phòng nguồn vốn Phòng bảo lãnh Phòng pháp chế Chin nhánh TP.HCM Công ty tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính ( V.IBC ) Công ty cho thuê tài chính CNTT ( VFL) Ban kiểm soát Phòng tín dụng 1 2.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh. Sản phẩm – Dịch vụ Sản phẩm tiền gửi Sản phẩm tín dụng Dịch vụ tài chính Dịch vụ tư vấn tài chính Tín dụng cá nhân Tín dụng doanh nghiệp Cho vay mua ô tô Cho vay cầm cố giấy tờ có giá Cho vay sxkd cá nhân Cho vay mua mới,XD,sửa chữa nhà Tư vấn và phát triển dự án Dịch vụ tư vấn MA DV tái cấu trúc doanh nghiệp DV ngân quỹ DV chuyền tiền nhanh DV ủy thác vốn DV ủy thác pháthành trái phiếu Bảo lãnh Đồng tài trợ Bao thanh toán Cho vay thực hiện phương án sxkd và DAĐT 2.2. Thực trạng hoạt động mở rộng hoạt động huy động vốn của công ty Tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ Cho đến nay công ty Tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ đã chính thức đi vào hoạt động hơn 8 năm. Tuy thời gian hoạt động chưa lâu nhưng tổng nguồn vốn của công ty luôn có xu hướng tăng trưởng đều, cho thấy vị thế của công ty trên thị truờng tài chính nước ta. thể hiện qua biểu đồ sau: TỔNG VỐN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 (đơn vị: triệu đồng) ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ năm 2006 – 2008 ) Căn cứ vào biểu đồ trên cho thấy tổng nguồn vốn của Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ trong 2 năm 2006 – 2007 tăng lên nhanh chóng năm 2006 tổng nguồn vốn mới chỉ có 3.645.740 triệu đồng thì sang đến năm 2007 đã tăng lên gấp đôi 7.211.498 triệu đồng nhưng sang đến năm 2008 tổng nguồn vốn của công ty đã giảm xuống còn 6.982.576 triệu đồng mức giảm này không đáng kể, nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính tác động hầu hết đến nền kinh tế Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ không nằm trong phạm vi loại trừ. Hoạt động huy động vốn của Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ được thực hiện thông qua hai hình thức chính đó là huy động vốn chủ sở hữu và huy động vốn nợ. Hiện nay, công ty cơ bản đã tận dụng được hầu hết các phương thức được phép huy động vốn để tài trợ cho hoạt động của mình cũng như hỗ trợ tập đoàn. Tình hình huy động vốn chủ sở hữu và huy động nợ cụ thể như sau: 2.2.1. Hoạt động huy động vốn chủ sở hữu. VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ( đơn vị: triệu đồng ) ( Nguồn: bảng cân đối kế toán của Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ năm 2006 – 2008) Năm 2006 Vốn chủ sở hữu của công ty là 649.316 triệu đồng trong đó vốn điều lệ là 640.000 triệu đồng, vốn khác là 574 triệu đồng quỹ các tổ chức tín dụng là 8.741 triệu đồng. Như vậy trong năm 2006 sự tăng lên của vốn chủ sở hữu là sư tăng lên của vốn điều lệ. Sang đến năm 2007 vốn chủ sở hữu là 7.172.274 triệu đồng trong đó vốn điều lệ là 1.023 triệu đồng, năm 2007 có sự tăng lên rõ rệt như vậy vì là năm công ty làm ăn có hiệu quả nhất lợi nhuận sau thuế là:142.093 triều đồng, lợi nhuận giữ lại đã được trích 1 phần bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu. Năm 2008 Vốn chủ đã giảm xuống còn 6.982.115 triệu đồng nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu vốn và trang trải các chi phí cho công ty. Vốn chủ sở hữu trong 3 năm qua tuy có sự tăng giảm nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu vốn của Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ. 2.2.2. Hoạt động huy động vốn nợ của Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ. Cũng như các trung gian tài chính khác, để thu hút khách hàng Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ cũng đã đưa ra nhiều hình thức huy động nợ khác nhau. Tuy hình thức chưa phong phú nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và ngày càng hoạn thiện hơn. Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ cung cấp các hình thức huy động nợ sau: Nhận tiền gửi có kỳ hạn trên 1năm. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác. Vay tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Tiếp nhận vốn uỷ thác của chính phủ, các tổ chức và các cá nhân. Kết quả huy động nợ được thể hiện cụ thể như sau: HUY ĐỘNG NỢ TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ( đơn vị: triệu đồng ) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tiền gửi KBNN và TCTD 600.625 438.026 365.239 Vay NHNN và TCTD khác 873.448 310.872 275.632 Tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư 7.536 6.773 5.306 Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư 102.103 4.498.995 5.156.992 Phát hành giấy tờ có giá 21 300.007 250.000 ( Nguồn: bảng cân đối kế toán của Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ năm 2006 – 2008) Nhận tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm. Nguồn tiền gửi là nguồn hết sức quan trong đối với Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ thể hiện qua tỷ trọng nguồn nay so với các nguồn khác. Bởi vậy công ty luôn có kế hoạch tăng cường nguồn này tăng tỷ trọng trong cơ cấu nợ. Khách hàng đến gửi tiền tại Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ được chia làm 2 nhóm: + Tiền gửi KBNN và TCTD khác. + Tiền gửi TCKT và dân cư. Trong nhóm Tiền gửi KBNN và TCTD khác chỉ có TCTD đến gửi tiền tại công ty, nguồn này có xu hướng giảm qua các năm nhưng mức giảm không đáng kể. Nhóm Tiền gửi TCKT và dân cư chiếm tỷ trọng rất nhỏ và cũng có xu hướng giảm, do đối tượng khách hàng của Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ là các Công ty tài chính trực thuộc tập đoàn và cấccns bộcông nhânviên trong ngành. Còn lượng tiền gửi từ các tổ chức dan cư ngoài ngành thường rất ít. Hiện nay công ty đang tích cực triển khai tăng cường huy động từ Tiền gửi TCKT và dân cư nhằm tăng tỷ trong nguồn này. Vay trực tiếp NHNN và TCTD khác. Các tổ chức kinh tế mà Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ vay vốn trực tiếp thường là các Ngân hàng thương mại, Tổ chức tín dụng. Ngoài ra Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ còn thực hiện vay vốn trực tiếp từ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam và các đơn vị thành viên. Năm 2006 số tiền vay là 873.448 triệu đồng do thời gian đi vào hoạt động, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy phải thực hiện những khoản vay tương đối lớn tại các Ngân hàng Thương mại để tài trợ cho hoạt động của mình. Các khoản vay này thường thực hiện trong ngắn hạn và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn huy động. Chi phí của các khoản này là tương đối cao do phải chịu lãi suất đầu ra của các trung gian tài chính khác. Khuynh hướng sử dụng nợ của Công ty tài chính trong thời gian gian vừa qua là tăng nhưng tỷ trọng của nguồn vay trong tổng nợ có xu hướng giảm dần do nhu cầu tài trợ bằng vay nợ được thay thế dần bằng những nguồn khác có chi phí thấp hơn. Theo số liệu trong Bảng cân đối kế toán của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy, nguồn vốn vay của Công ty Tài chính gian đoạn 2006 - 2008 đã tăng giảm không đều. Điều đó được lý giải thích do: Nguồn vay này thường được sử dụng tài trợ cho hoạt động tín dụng ngắn hạn của Công ty xuất phát từ nhu cầu cần huy động trong thời gian ngắn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là thành viên trong cùng tập đoàn Công Nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn vay này cũng đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn là do nhu cầu vốn hoạt động của Công ty Tài chính tăng nhanh trong khi các nguồn khác huy động sẽ mất thời gian khó thực hiện hơn. Cùng với sự tăng nhanh của nguồn nhận uỷ thác, và việc Công ty Tài chính được tập đoàn cấp thêm vốn điều lệ theo từng năm, tỷ trọng các nguồn vay nợ đang giảm dần. Đây là một xu hướng hợp lý trong hoạt động của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ nói riêng và hệ thống các Công ty Tài chính trong nước nói chung. Phát hành giấy tờ có giá. Công ty Tài chính được phép phát hành các Công cụ nợ như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Đây là một hình thức huy động rất quan trọng và có sự ổn định cao, nhất là đối với một trung gian tài chính. Nhưng hiện nay, Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thuỷ mới chỉ phát hành được một giá trị nhỏ giấy tờ có giá thông qua phát hành trái phiếu. Năm 2003 là năm đầu tiên Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy thực hiện hoạt động huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Tổng số giá trị trái phiếu phát hành trong năm này là 50 tỷ đồng và đã được bán hết trong một tuần. Đến năm 2004, tổng gía trị phát hành trái phiếu của Công ty đã tăng lên đến 150 tỷ đồng. Hiện nay, hình thức huy động thông qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá đang dần chứng tỏ được vai trò quan trọng của nó trong hoạt động huy động vốn tại Công ty thể hiện qua việc phát hành các giấy tờ có giá lien tục tăng qua năm, năm 2006 mới chỉ có 21 triệu đồng nhưng sang đến năm 2007 đã tăng lên 300.007 triệu đồng. Điều đó cần phải được tiếp tục phát huy trong các năm tới cùng với việc mở rộng các hoạt động phát hành giấy tờ có gía khác. Tiếp nhận vốn uỷ thác của chính phủ, các tổ chức và các cá nhân. Hoạt động nhận uỷ thác của các Công ty Tài chính bao gồm nhiều hình thức: uỷ thác đầu tư, uỷ thác quản lý vốn, uỷ thác quản lý tài sản... Với mục đích huy động vốn trong và ngoài Tổng Công ty nhằm hỗ trợ hoạt động của các đơn vị thành viên, các Công ty Tài chính rất chú trọng huy động nguồn này. Các đơn vị uỷ thác cho Công ty Tài chính là Tổng Công ty và các Ngân hàng Thương mại cũng như một số trung gian tài chính khác. Tiền uỷ thác thường được đầu tư vào các dự án trong ngành do Công ty Tài chính có lợi thế trong việc nắm bắt thông tin cũng như có những chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định các dự án trong ngành. Với việc uỷ thác đầu tư cho Công ty Tài chính, các đơn vị uỷ thác có lợi khi dự án đầu tư được thẩm định kỹ càng và có sự đảm bảo của Công ty nếu có rủi ro xảy ra. Còn Công ty Tài chính ngoài việc nhận được phí uỷ thác, còn hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn từ trong và ngoài ngành nhằm giúp đỡ các đơn vị thành viên của Tổng Công ty. Với những lợi thế của Công ty, nguồn uỷ thác đã và đang chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty. Trong những năm qua, vốn nhận uỷ thác luôn là một nguồn quan trọng của Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ do tỷ trọng của nó trên tổng nợ là rất cao thể hiện qua: Năm 2006 công ty mới chỉ nhận uỷ thác là 102.103 triệu đồng sang đến năm 2007 tăng lên hẳn 4.498.995 triệu. Sang đến năm 2008 mạc dù ảnh hưởng của khủng hoảng nhưng vốn uỷ thác vẫn tăng lên là 5.156.992 triệu đồng. 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá. Vốn huy động / Vốn chủ sở hữu. Đối với hoạt động của một trung gian tài chính vốn có tich chất quyết định và quan trọng là nguồn vốn huy động được( nguồn vốn nợ). Trong ba năm qua 2006 – 2008 cho ta thấy tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động luôn được đảm bảo cụ thể như sau: Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Vốn chủ sở hữu (triệu đồng) 649.316 1.172.274 1.075.115 Vốn huy động (triệu đồng) 2.996.424 6.039.224 5.907.461 Vốn chủ sở hữu / Vốn huy động ¼ 1/5 1/6 Từ bảng số liệu cho thấy Công ty tài chính Công nghiệp tàu thuỷ trong thời gian qua đã huy động được một lượng vốn lớn luôn đáp ứng tỷ lệ Vốn chủ sở hữu / Vốn huy động luôn có xu hướng tăng trong các năm qua. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng vốn (triệu đồng) 3.645.740 7.211.498 6.982.576 Vốn huy động (triệu đồng) 2.996.424 6.039.224 5.907.461 Vốn huy động/ Tổng vốn 4/5 4/5 4/5 Vốn huy động được chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Chứng tỏ Công ty tài chính Công nghiệp tàu thuỷ trong ba năm qua với việc mở rộng hoạt động huy động vốn đã tăng lượng vốn của công ty lên, dần khẳng định vị trí của một trung gian tài chính với chức năng huy động vốn. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng vốn (triệu đồng) 3.645.740 7.211.498 6.982.576 Tổng tiền gửi ( triệu đồng) 608.161 444.799 370.545 Tổng tiền vay ( triệu đồng) 7.536 6.773 5.306 Tiền gửi/Tổng nguồn vốn 1/5 0.07 0.06 Tổng tiền vay/Tổng nguồn vốn 0.02 0.001 0.0008 Tỷ lệ nguồn tiền gửi và tiền vay trong tổng nguồn vốn huy động được chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng ngày càng giảm qua các năm. Điều đó cho thấy Công ty tài chính Công nghiệp tàu thuỷ đã không tập trung mở rộng hai nguồn này . Trong thời gian tới công ty cần có biện pháp mở rộng huy động nguồn này. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn. Nhờ chủ động tìm kiếm các mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước, dựa trên cơ sở xây dựng và củng cố uy tín với các đơn vị trong tập đoàn Công Nghiệp Tàu Thuỷ. Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam đã xử lý tốt khâu huy động vốn. Tính đến nay, công ty đã thiết lập quan hệ tín dụng thường xuyên với hơn 50 tổ chức tín dụng là các Ngân Hàng Thương Mại QuốcDoanh, Thương Mại Cổ Phần và các chi nhánh Ngân Hàng trên toàn quốc, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn nhanh chóng, kịp thời cho các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, thanh toán khác của công ty. Năm 2006Các hoạt động đầu tư vào chứng khoán, hợp tác mua cổ phần, góp vốn lien doanh với các doanh nghiệp có tiềm năng và các dự án có hiệu quả,… Tổng giá trị đầu tư năm 2006 đạt 221.453 triệu đồng, đầu tư múăm tài sản cố định là 2.942 triệu đồngcho thấy với tổng nguồn vốn huy động được cả năm là 3.645.740 triệu đồng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của Công ty tài chính công ty. Sang đến năm 2007 và 2008 với lượng vốn huy động được cũng đã đáp ứng tương đối nhu cầu sử dụng vốncủa công ty. Cơ cấu vốn Công ty tài chính. Trong những năm gần đây do tăng cường các nghiệp vụ huy động vốn. Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn nợ đã thay đổi rõ rệt thể hiện qua bảng sau: CƠ CẤU VỐN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng vốn (triệu đồng) 3.645.740 7.211.498 6.982.576 Vốn chủ sở hữu (triệu đồng) 649.316 1.172.274 1.075.115 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng vốn 17.81% 16.25% 15.36% Vốn nợ (triệu đồng) 2.996.424 6.039.224 5.907.461 tỷ lệ vốn nợ/ Tổng vốn 82.19% 83.75% 84.61% ( Nguồn: bảng cân đối kế toán của Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ năm 2006 – 2008) Từ bảng số liệu cho thấy tỷ lệ vốn nợ gấp khoảng 5 – 6 lần vốn chủ sở hữu, trong thời gian qua đây là một tỷ lệ hợp lý giữa vốn chủ và vốn nợ. Cơ cấu này là tương đối hợp lý. Nhưng trong cơ cấu nợ của công ty tại có những bất hợp lý. Tiền gửi của tổ chức kinh tế dân cư chiếm tỷ trọng nhỏ so với nguồn nợ, còn nguồn uỷ thác đầu tư lại chiếm tỷ trọng quá lớn. Ta có thể thấy rõ qua báo cáo tài chính của công ty, tiền gửi của tổ chức kinh tế dân cưchỉchiếm khoảng 0.25% trong khi đó nguồn uỷ thác đầu tư chiếm tới 74.49%. Tỷ trọng này có xu hướng tăng qua các năm. Trên thế giới, những nguồn vốn cơ bản Công ty Tài chính trong tập đoàn huy động sử dụng đó là vay từ Công ty mẹ và các đơn vị trong cùng tập đoàn hoặc phát hành các giấy tờ có giá. Trong khi đó, cơ cấu vốn tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ nói riêng và hệ thống các Công ty Tài chính ở Việt Nam hiện nay thì ngược lại. Các nguồn huy động thông qua uỷ thác và vay thường có chi phí cao do phải chịu lãi suất đầu ra của các trung gian tài chính. Nguồn nhận uỷ thác mà chủ yếu là uỷ thác đầu tư, Công ty Tài chính thường chỉ nhận được phí uỷ thác rất nhỏ. Có thể coi chi phí của nguồn uỷ thác này là cao bởi đơn vị uỷ thác cho Công ty Tài chính nhằm đầu tư hoặc cho vay thường yêu cầu một mức sinh lời lớn, thường tương đương với lãi cho vay khoảng trên 9%/năm. Chi phí vốn. Chi phí vốn là căn cứ để công ty đưa ra quyết định lựa chọn nguồn nào có chi phí thấp phù hợp với tình hình tài chính của công ty. Nguồn nào có chi phí thấp thường được các công ty lựa chọn để huy động. Chi phí vốn chỉ đánh giá được phần nào trong việc công ty có mở rộng hoạt động huy động vốn. Chi phí nợ của Công ty tài chính bao gồm: Các khoản chi phí nguồn tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá và nhận uỷ thác đầu tư. trong 3 năm 2006 – 2008 để huy động nợ Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ đã phải bỏ ra một chi phí lớn mới huy động được các nguồn này. đối với nguồn tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng thường là chi phí trả lãi được NHTW quy định. Các khoản đi vay thường thường có chi phí trả lãi cao, nhưng do phải đáp ứng các nhu cầu tức thời nên công ty nên mở rộng huy động nguồn này bằng cách tìm kiếm nhiều TCTD để có thể vay nợ mộtcách dễ dàng. Chi phí của nguồn uỷ thác đầu tư có thể coi là lơn đối với Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ bởi các đơn vị uỷ thác cho công ty thường yêu cầu mức sinh lời cao, nhưng công ty nên tập trung vào nguồn này vì hoạt động uỷ thác đầu tư đem lại lợi nhuận lớn cho công ty. Sự ổn định của các hình thức huy động. Nguồn vốn của Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ trong 3 năm gần đây không ngừng tăng lên và ở mức tăng trưởng cao. Đặc biệt là năm 2007 mức tăng trưởng của nguồn vốn là gấp đôi. Sang đến năm 2008 mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng xuy thoái kinh tế nhưng mức giảm không đáng kể chứng tỏ sự ổn định của các nguồn này, duy chỉ có việc phát hành giấy tốc giá giảm đáng kể. tuy nhiên nhìn chung nguồn vốn huy động được là ổn một cách tương đối. Đáp ứng được sự tăng trưởng của cácnhu cầu tín dụngcũng như các hoạt động đầu tư kinh doanh của công ty. Chứng tỏ mở rộng huy động vốn của Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ đạt được kết quả. 2.3. Đánh giá về mở rộng hoạt động huy động vốn của công ty Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thuỷ. 2.3.1. Những kết quả đạt được. Cùng với những khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Cũng như tập đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam, hoạt động kinh doanh của Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy đã có những bước phát triển khả quan, thực hiện vượt các chỉ tiêu kế hoạnh về doanh thu, lợi nhuận trước thuế, doanh số hoạt động tín dụng, doanh số huy động vốn,… Trong những năm qua Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy đã góp phần tích Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy vào công tác quản lý tài chính tập đoàn VINASHIN, điều hòa vốn giữa các đơn vị thành viên, khẳng định được vị trí là một trong những tổ chức tín dụng có uy tín với khách hàng trong và ngoài ngành, có bước phát triển nhanh đặt được nhiều thành tựu to lớn. Doanh số huy động nguồn vốn của công ty đạt hơn 10000 ty đồng, tập trung chủ yếu vào nguồn tiền gửi và tiền vay của các tổ chức tín dụng. Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy đã thực hiện tốt nghiệp vụ huy động vốn để đáp ứng nhu Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủyầu giải ngân kịp thời cho khách hàng và tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh tiền gửi, các thủ tục trên thị trường liên Ngân Hàng được tiến hành chuyên nghiệp, nhanh gọn nhưng không kém phần chặt chẽ theo đúng quy định Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy Ngân Hàng Nhà Nước, nhờ vậy được đánh giá cao trên thị trường liên Ngân hang. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và đại lý thanh toán quốc tế đã đáp ứng tốt nhu cầu ngoại tệ và xuất nhập khẩu của khách hàng. VFC đã mở rộng thêm đại lý thanh toán quốc tế với BIDV – CN Sài Gòn – CN Thành Đô, Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội…Tạo điều kiện cho khách hàng ký kết hợp đồng với những đối tác nước ngoài có yêu cầu mở L/C tại các Ngân Hàng thương mại cổ phần lớn. Doanh số kinh doanh ngoại hối đạt 50 triệu USD chiếm 40% doanh số thanh toán quốc tế. Ngoài hình thức kinh doanh mua bán trên thị trường liên Ngân Hàng, công ty cũng thu thêm được nguồn ngoại tệ lớn từ các đơn vị thành viên. Như vậy với mức tăng trưởng cao của công ty thì việc mở rộng hoạt động huy động vốn của công ty đã đạt được những kết quả nhất định thể hiện qua: Lượng vốn huy động của công ty trong những năm qua luôn tăng nhanh và ổn định đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư của công ty. hoạt động huy động vốn đã đáp ứng được thời gian sử dụng vốn, hoạt động tín dụng là hoạt động nghiệp vụ trọng tâm đem lại gần 50% doanh thu cho công ty, Thường hoạt động tín dụng của công ty là cho vay dự án sản xuất kinh doanh, .. nên thời gian sử dụng vốn dài nhưng công ty vẫn đáp ứng đủ lượng vốn và thời gian sử dụng vốn 2.3.2. Hạn chế. Các hình thức huy động chưa đa dạng , phong phú Theo quy định của pháp luật thì Công ty tài chính có thể huy động vốn từ các nguồn chủ yếu như nhận tiền gửi từ một năm trở lên, phát hành giấy tờ có giá, vay tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, tiếp nhận uy thác đầu tư. Nhưng với 4 loại hình huy động trên công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy mới chỉ tập trung vào việc nhận tiền gửi từ các cán bộ công nhân viên trong công ty, hoạt động vay chủ yếu thực hiện vối các Ngân hàng, chưa mở rộng vay từ nước ngoài. Việc tiếp nhận vốn ủy thác cũng chủ yếu là cho tập đoàn, chỉ thực hiện ủy thác đầu tư các lại hình ủy thác khác như ủy thác quản lý vốn chưa thực hiện được. Cơ cấu vớn vẫn còn 1 số điểm chưa hợp lý. Có thể dễ dàng nhận thấy trong cơ cấu vốn của Công ty Tài chính nợ chiếm tỷ trọng chủ yếu. Điều này là bình thường đối với một trung gian tài chính nhưng trong thành phần của nợ thì nguồn uỷ thác và đi vay lại chiếm phần lớn, trong khi đó nguồn nhận tiền gửi lại rất nhỏ bé. Nguồn vay thường là ngắn hạn sẽ là tăng áp lực thanh khoản đối với Công ty. Bên cạnh đó, nguồn vốn chủ của Công ty chưa đảm bảo một cơ sở vững chắc cho Công ty hoạt động. Vốn chủ của một trung gian tài chính được coi là một khoản đảm bảo đối với khách hàng và thường được đầu tư vào tài sản cố định. Với số vốn chủ hiện tại, Công ty Tài chính sẽ gặp khó khăn trong việc huy động thêm nợ, bởi hạn mức tín dụng của Công ty Tài chính tại các tổ chức tín dụng khác hầu như đã hết. Nếu tăng cường vốn sử dụng vốn chủ trong giai đoạn này còn có thể đem lại lợi nhuận cao hơn cho Công ty Tài chính. Cơ cấu vốn của Công ty chưa hợp lý một phần bắt nguồn từ việc chưa đa dạng hoá hoạt động sử dụng vốn của Công ty. Việc hoạt động tín dụng là chủ yếu, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn. Hoạt động chưa đa dạng cũng làm giảm lợi nhuận giữ lại nhằm tăng vốn chủ của Công ty. Do là mô hình nằm trong Tổng Công ty nên Công ty chịu nhiều sự chi phối trong hoạt động đặc biệt là hoạt động tín dụng. Một sự ràng buộc sẽ làm giảm tính linh hoạt trong việc huy động và sử dụng vốn của Công ty Tài chính. Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn non trẻ. Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thủy mới chính thức đi vào hoạt động hơn 8 năm và chỉ mới đạt mức tăng trưởng cao từ những năm 2007 – 2008 là nhờ khả năng thu hút và duy trì đội ngũ cán bộn công nhân viên, công ty liên tục tuyển dụng đội ngũ trẻ trung năng động…cho công ty. Trong công tác tuyển dụng nhân sự công ty tuyển dụng sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường nên kinh nghiệm chưa có, công ty mất thêm thời gian đào tạo. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan. Do Công ty Tài chính mới đi vào hoạt động nên chưa có đủ nguồn lực để đa dạng hoá các hình thức huy động. Số lượng nhân viên của Công ty còn ít, chủ yếu là các cán bộ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác... Để da dạng hoá được các hình thức huy động vốn, Công ty cần phải có một số lượng cán bộ nhân viên đủ lớn cùng với vốn điều lệ cao hơn nữa thì mới có thể được công chúng tiếp nhận và tin tưởng. Tại Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thủy việc ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng đã làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty lên rõ rệt. Với việc triển khai phần mếm Smart Finance là kết quả hợp tác với công ty giải pháp phần mềm FPT – ESS đã được ứng dụng trong toàn hệ thống công ty góp phần đáp ứng tốt công tác nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên hệ thống công nghệ thông tin của công ty còn nhiều hạn chế về sự thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng máy tính chưa cao, các chương trình triển khai đôi lucsconf gạp trục trặc. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ thông tin trực tuyến trên các Website và thư điện tủ của Công ty Tài chính Công Nghiệp Tàu Thủy chưa cung cấp đủ thông tin cho khách hàng. Trình độ cán bộ nhân viên của công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thủy cũng là một nhân tố tích cực cần phải cải thiện để phục vụ tôt hơn công tác huy động. Sự năng động, phong cách giao tiếp lịch thiệp và kiến thức chuyên môn vững vàng cũng là một nhân tố quan trọng thu hút khách hàng đến công ty. Trình độ cán bộ nhân viên hiện nay đã được cải thiện một cách đáng kể, hàng năm công ty luôn chủ động xây dựng kế hoạnh đào tạo nghiệp vụ tổng thể, chất lượng các trương trình đào tạo được nâng cao thông qua việc lựa chọn các trung tâm đào tạo có uy tín cao về Ngân hang – Tài chính. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ cán bộ nhân viên vẫn cần năng động hơn nữa trong việc nắm bắt thị trường, nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu của công ty. Chiến lược kinh doanh của công ty được ban lãnh đạo đưa ra chưa sát với tình hình huy động thực tế, chưa thực sự phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty, chưa có sự linh hoạt do chịu sự chi phối của tập đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam. 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan . Hiện nay có quá nhiều văn bản điều chỉnh hoạt động của Công ty Tài chính. Ngoài những văn bản như Nghị định 79/NĐ – CP, Nghị định 81/NĐ – CP về tổ chức hoạt động còn có các văn bản khác như văn bản hướng dẫn thành lập tổ chức tín dụng phi Ngân hàng , tổ chức hoạt động quản trị, những quy định của Ngân hàng trung ương đối với các hình thứ huy động của Công ty tài chính đã làm giảm nguồn vốn huy động của các Công ty tài chính nói chung và Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thủy nói riêng. Cùng là loại hình trung gian tài chính kinh doanh trong cùng một lĩnh vực nên công ty tà chính gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn hơn nữa các loại hình Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thủy ra đời ngày càng nhiều, hiện nay có khoảng hơn 10 công ty tài chính như Công ty tài chính Than Khoáng Sản Việt Nam (được thành lập vào cuối tháng 1/2007, vốn điều lệ 600 tỷ) Với áp lực cạnh tranh gay gắt như vậy thị phần huy động sẽ bị chia sẻ khi các Công ty tài chính, Ngân hàng khác có những lợi thế hơn. Đối tượng khách hàng của công ty thiếu hẳn 1 bộ phận dân cư, họ thường không đến Công ty tài chính gửi tiền do thói quen đến các Ngân hàng thương mại, hơn nữa các Ngân hàng thương mại có nhiều hình thức đáp ứng nhu cầu người dân hơn như tiền gửi dưới kỳ hạn 1 năm, phát hành thẻ ATM,….Hơn nữa thu nhập dân cư còn thấp họ thích giữ tiền mặt hơn việc gửi tiền. Do thị trường chứng khoán yếu kém nên tính thanh khoản của các giấy tờ này là rất thấp, làm giảm khả năng phát hành của Công ty Tài chính. Vì vậy, giấy tờ có giá Công ty phát hành cũng khó huy động được vốn lớn từ công chúng do tính kém hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp nói chung. Công tác phát hành chỉ tập trung được vốn từ trong ngành tức là từ thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam và cán bộ công nhân viên trong Tổng Công ty. Việc pháp luật quy định Công Tài chính chỉ nhận tiền gửi với thời hạn trên một năm, chưa được nhận tiền gửi thanh toán đã làm hạn chế khả năng huy động vốn của Công ty. Ngoài ra, việc Công ty Tài chính không được làm đầu mối trong hoạt động đồng tài trợ cũng đã làm giảm nguồn vốn huy động cho Công ty theo nguồn này. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ nước Mỹ nêu trên, chúng ta có thể khẳng định là cuộc khủng hoảng này sẽ không có tác động đáng kể đến hệ thống trung gian tài chính Việt Nam, CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY. 3.1. Định hướng mở rộng hoạt động huy động vốn của Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy. Chú trọng các biện pháp tăng cường huy động vốn, duy trì chính sách huy động vớn hợp lý, điều tiết lượng vốn huy động phù hợp với nhu cầu sử dụng; bảo đảm hiệu suất sử dụng vốn tốt nhất nhằm tăng tổng tài sản có, góp phần tăng trưởng tín dụng và nâng cao uy tín cho mở rộng hoạt động huy động vốn của Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy. Củng cố tổ chức, nâng cấp các phòng giao dịch trên toàn hệ thống thành chi nhánh để tạo thuận lợi cho các đơn vị hoạt động. phát triển mạng lưới có chọn lọc ở những vùng kinh tế phát triển. Tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt trên thị trường liên Ngân hàng, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ thị trường liên Ngân hàng để tăng lợi nhuận. Tăng cường công tác phát triển khách hàng. Đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu, hình ảnh mở rộng hoạt động huy động vốn của Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện một số chương trình khuyến mại nhằm thu hút khách hàng hơn nữa. Tích cực nghiên cứu phát triển các sản phẩm huy động vốn mới, đó là các sản phẩm có ứng dụng công nghệ hiện đại, cải tiến các sản phẩm huy động vốn theo hướng hiện đại, linh hoạt, nhiều tiện ích cho khách hàng. Chú trọng công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo nhân viên mới cho công ty, chi nhánh…nhằm bảo đảm công ty có đội ngũ nhân viên năng lực làm việc cao. Như vậy, nhu cầu mở rộng mở rộng hoạt động huy động vốn của Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy là vô cùng cần thiết. Mở rộng hoạt động huy động vốn của công ty được năng cao không những bảo đảm khả năng hoạt động và phát triển cho chính mở rộng hoạt động huy động vốn của Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy mà còn đáp ứng được nhu cầu vốn rất lớn cho tập đoàn Công Nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu và phân tích thực trạng tình hình huy động vốn tại Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy, nhận thấy vấn đề còn tồn tại trong công tác huy động vốn , em xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động huy đông vốn như sau. 3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn của Công ty tài chính Công nghiệp tàu thuỷ. 3.2.1. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Huy động vốn từ nước ngoài. Đay là một nguồn đang được công ty rất quan tâm và cần triển khai thực hiện có hiệu quả. Dụa trên quan hệ của Tập đoàn Công Nghiệp Việt nam vớ một số đối táo nước ngoài, Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy có thể huy động vốn từ nguồn này. Việc huy động vốn từ nước ngoài có thể thông qua nhiều hình thức như nhận ủy thác vốn đầu tư, cho vay, cho vay đồng tài trợ. Không chỉ tăng cường thêm vốn cho hoạt động của ngành mà công ty còn thu hút một lượng ngoại tệ lớn. Trong báo cáo tài chính của Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy cho thấy lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, dân cư chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng nguồn vốn nợ. Để tăng cường nguồn này công ty cần phát triển các hình thức tiền gửi để thu hút khách hàng đến công ty. 3.2.2. Nâng cao trình độ công nghệ. Để nâng cao trình độ công nghệ tại Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy, công ty cần nỗ lực tập trung đầu tư trang thiết bị phần cứng, mềm trong toàn công ty, đẳm bảo tính tập trung và thống nhất. Hạ tầng mạng truyền thông phải từng bước được triển khai, cung cấp các dịch vụ thông tin trực tuyến trên các Website và thư điện tử cho công ty. Triển khai xây dựng một số phần mềm ứng dụng trong công tác nghiệp vụ và công tác quản lý cho công ty như phần mềm báo cáo tín dụng, phần mềm quản lý nhân sự… 3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ khi thành lập, Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy đã luôn coi trọng đội ngũ nhân viên của công ty, để có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ cao, hét lòng phục vụ khách hàng, công ty cần nâng cao nhận thức về quản trị khách hàng trong nhân viên. Nhân viên là những người trực tiếp phục vụ khách hàng là cầu nối giữa chi nhánh với khách hàng. Đặc biệt là nhân viên giao dịch, khả năng giao tiếp tốt, nhanh nhẹn kết hợp với chuyên môn vững vàng sẽ tạo niềm tin cho khách hàng. Vì vậy công ty cần thường xuyên mở các lớp nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, thái độ phục vụ khách hàng cho đội ngũ nhân viên. Ngoài ra công ty cần xây dựng những tiêu chuẩn với nhân viên để họ có thể lấy đó làm quy chuẩn, từ đó có trách nhiệm với công việc hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn. Song song với việc nâng cao ý thức trách nhiệm nhân viên , mở rộng hoạt động huy động vốn của Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy cũng cần phải quan tâm tới đì sống , phúc lợi cho nhân viên, đảm bảo cho đội ngũ nhân viên làm việc trong môi trường bình đẳng, cạnh tranh công bằng. Không làm mất đi động lực phấn đấu của những nhân viên giỏi, thành tích cao đề bạt khen thưởng kịp thời những nhân viên làm việc tốt, đồng thời kiêm quyết xử lý những hành vi không tốt gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của tập đoàm nói chung và Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy nói riêng. 3.2.4. Xây dựng chiến lược Marketing. Các giải pháp Marketing hiện nay tại công ty còn mang tính truyền thống đơn điệu mặc dù cũng khá hiệu quả thể hiện ở việc công ty dã thu hut thêm nguồn vốn huy động. nhưng nếu chỉ có những hoạt động Marketing đó cứ áp dụng mãi sẽ không còn hiệu quả đòi hỏi mở rộng hoạt động huy động vốn của Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy cần tìm những giải pháp Marketing mới để thu hút khách hàng. Công ty có thể áp dụng một trong các biện pháp sau: - Quảng cáo qua mạng Internet, qua báo điện tử hình thức này hiện nay rất phổ biến và đem lại hiệu quả cao. - Giao dịch cá nhân: là việc mà các nhân viên trực tiếp gặp gỡ khách hàng, điện thoại nhằm thuyết phục khách hàng. - tuyên truyền các hoạt động công ty như những buổi phỏng vấn lãnh đạo của công ty, hội thảo theo chuyên đề, tham ra các hoạt động từ thiện - Tài trợ cho các hoạt động văn hóa thể thaoqua đó gián tiếp đưa hình ảnh của công ty đến với khách hàng. Công ty có thể cân nhắc, phân tích để lựa chọn và thiết kế các chương trình Marketing cho phù hợp, tạo sự đa đạng cho hoạt động Marketing cua minh để thu hút khách hàng nâng cao uy tín chyo mở rộng hoạt động huy động vốn của Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy. 3.3. Một số kiến nghị. Là một mô hình mới đi vào hoạt động trong thời gian gần đây và đang trong thời gian thử nghiệm nên mô hình Công ty tài chính trong Tập đoàn còn nhiều vấn đề bất cập về mặt quản lý. Để thúc đẩy hiệu quả huy động vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của Công ty tài chính thì không chỉ bởi nỗ lực của bản thân Công ty mà còn là nỗ lực chung của các cấp, ban ngành quản lý. Giải quyết được những hạn chế về mặt công cụ, chính sách quản lý sẽ nâng cao được hiệu quả huy động vốn của Công ty tài chính hơn rất nhiều và đạt được đúng mục đích và yêu cầu đặt ra. 3.3.1. Kiến nghị với tập đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam. Trên nhu cầu bức thiết về việc huy động vốn phục vụ hoạt động của Tổng Công ty và các thành viên, tập đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy đã xin đề xuất thành lập mô hình Công ty Tài chính. Bởi vậy muốn đạt được đúng mục tiêu đó, Tổng công ty cần có sự hỗ trợ, quan tâm thích đáng đến mô hình Công ty Tài chính. Thứ nhất:Tập đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam nên có kế hoạch cấp thêm vốn chủ cho Công ty Tài chính hoạt động. Vốn chủ có ý nghĩa rất to lớn đối với hoạt động huy động vốn của Công ty Tài chính, nó vừa nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường Tài chính vừa đảm bảo các yêu cầu an toàn trong hoạt động huy động vốn. Vì vậy, Tập đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy không chỉ cấp đầy đủ vốn điều lệ cho Công ty tài chính mà còn nên thường xuyên bổ xung thêm vốn cho Công ty tài chính. Thứ hai: Tập đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy có kế hoạch hỗ trợ cho các hoạt động của Công ty Tài chính. Do mới đi vào hoạt động, quy mô lại nhỏ bé nên uy tín và sức cạnh tranh của Công ty tài chính là không lớn. Với vị thế và mối quan hệ của mình sẵn có trên thị trườngàn Tập đoàn có thể hỗ trợ thêm hoạt động của Công ty tài chính bằng nhiều biện pháp. Tổng Công ty có thể giúp đỡ Công ty tài chính trong việc tìm kiếm các dự án, tìm kiếm đối tác làm ăn, đặc biệt là đối tác nước ngoài. Bằng uy tín của mình, Tập đoàn hỗ trợ một số hoạt động huy động vốn của Công ty Tài chính như việc phát hành giấy nợ đối với các thành viên và cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn, uỷ thác vốn cho vay, đầu tư cho Công ty tài chính. Thứ ba: Tập đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy xây dựng chiến lược phát triển Công ty tài chính một cách hợp lý. Có phương thức điều hành chặt chẽ nhưng không làm mất tính độc lập tự chủ trong hoạt động của Công ty tài chính. Cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động, kế hoạch của tập đoàn và các đơn vị thành viên nhằm giúp tạo điều kiện cho Công ty tài chính xây dựng chiến lược phù hợp, nâng cao chất lượng hoạt động nói chung và hoạt động tín dụng trong ngành nói riêng. Giúp đỡ Công ty tài chính kiện toàn bộ máy tổ chức và chế độ điều hành. Đồng thời cũng kiến nghị lên các cơ quan cấp trên nhằm có những thay đổi tạo điều kiện cho hoạt động của Công ty tài chính. 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước. Các nghiệp vụ cụ thể của Công ty tài chính nói riêng và các trung gian tài chính nói chung thường do Ngân hàng Nhà nước có những văn bản quy định cụ thể. Bởi vậy, những quy định của Ngân hàng Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty Tài chính. Chính những hạn chế trong quy định đối với những nghiệp vụ của Công ty Tài chính đã làm giảm hiệu quả hoạt động và hạn chế sự phát triển của Công ty. Bởi vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty tài chính trong việc mở rộng hoạt động huy động vốn , có những kiến nghị cụ thể sau: Một là: kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép Công ty Tài chính mở rộng các hình thức huy động vốn. Hiện nay, theo quy định Công ty Tài chính chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn trên một năm. Đây là một hạn chế rất lớn cho công tác huy động vốn của Công ty Tài chính. Nguồn tiền gửi là hết sức quan trọng bởi chi phí thấp, tiềm năng lớn. Đối với Công ty tài chính thì một lượng vốn tương đối lớn dùng để cho vay ngắn hạn nhưng lại hầu như ít có nguồn huy động ngắn hạn trừ nguồn đi vay đã làm giảm tính hiệu quả của hoạt động. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét cho phép công ty được nhận tiền gửi có kỳ hạn dưới một năm. Hai là: kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nới rộng các hạn chế đối với hoạt động của Công ty. Những hoạt động như hoạt động ngoại hối, bao thanh toán của Công ty tài chính muốn thực hiện phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. Điều này gây mất thời gian khi Công ty tài chính muốn mở rộng hoạt động của mình. Ngân hàng Nhà nước nên có những quy định cụ thể về điều kiện đối với một số hoạt động thay vì buộc Công ty phải chờ đợi ý kiến của Ngân hàng Nhà nước. Việc nới rộng những hạn chế này sẽ giúp Công ty Tài chính tăng thêm sức cạnh tranh, đa dạng hoá hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro. Đối với một trung gian tài chính thì việc đa dạng hoá dịch vụ là tối quan trọng. Trong xu hướng hiện nay tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ đang ngày càng tăng thay thế thu nhập từ hoạt động tín dụng trong các trung gian tài chính. Nếu bó buộc hoạt động của các Công ty Tài chính quá sẽ làm kìm hãm sự phát triển của mô hình này, đồng thời tăng rủi ro cho chính các Công ty Tài chính. Ngoài ra, nếu có thể, Ngân hàng Nhà nước nên cho phép Công ty tài chính được cho vay vượt quá 15% dư nợ vốn chủ sở hữu đối với một khách hàng. Nhu cầu vốn của các đơn vị trong ngành là rất lớn do đặc điểm tài sản cố định có giá trị rất lớn, các dự án trong ngành cũng cần một lượng vốn lớn. Vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại hạn mức của các đơn vị trong ngành cũng như các dự án của Tổng Công ty hầu như đã được sử dụng hết, mặc dù khả năng huy động của Công ty Tài chính vẫn còn. Do đó, dư nợ đối với khách hàng tăng lên sẽ giúp cho các khách hàng của Công ty Tài chính có thêm được nhiều vốn vay hơn để hoạt động có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, khả năng huy động vốn của Công ty Tài chính tại các tổ chức tín dụng khác cũng được nâng lên. 3.3.3. Kiến nghị với chính phủ. Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện, đồng bộ đối với hoạt động của Công ty Tài chính Pháp luật là một trong những vấn đề hết sức quan trọng, tạo ra một môi trường, cơ sở và điều kiện để các Công ty Tài chính không chỉ hoạt động được trong cơ chế thị trường Việt Nam mà còn tiến tới hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính phủ cần chỉnh sửa, ban hành đồng bộ, thống nhất các văn bản pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho Công ty tài chính. Hiện nay, Công ty tài chính đang chịu sự điều chỉnh của luật về các tổ chức tín dụng trong khi đơn vị sở hữu Công ty tài chính là Tổng công ty Nhà nước Việt Nam lại chịu điều chỉnh của luật doanh nghiệp Nhà nước. Mặc dù Nhà nước đã ban hành Nghị định 79/2002NĐ-CP quy định về mô hình công ty tài chính nhưng hoạt động của Công ty tài chính nói chung vẫn do các văn bản của Ngân hàng Nhà nước quy định. Do đó, cơ sở pháp lý về Công ty tài chính trong Tổng công ty vẫn cần hoàn thiện và thống nhất về cơ chế quản lý, điều hành, kiểm soát hoạt động. Đây là cơ sở tạo nền tảng cho hoạt động kinh doanh để Công ty tài chính có thể phát huy hết vai trò của mình. Mở rộng môi trường hoạt động cho Công ty Tài chính Đối với mô hình Công ty tài chính trong Tổng công ty. Với cơ chế hiện nay thì sự phê duyệt vốn của Công ty tài chính trong Tổng công ty phải kiến nghị lên Tổng công ty và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Tuy nhiên, chiến lược về vốn của tập đoàn lại được Nhà nước quyết định. Bởi vậy trước mắt, Chính phủ nên cho phép Công ty Tài chính tăng thêm vốn điều lệ và hỗ trợ vốn cho hoạt động của công ty. Chính phủ nên quy định về việc cổ phần hoá Công ty tài chính, trong đó tập đoàn sẽ nắm cổ phần chi phối. Với việc được cổ phần hoá thì Công ty tài chính sẽ tăng vốn chủ lên một cách chủ động bằng cách phát hành cổ phiếu, đồng thời hoạt động phải đảm bảo tính hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu cổ đông của Công ty có các Ngân hàng Thương mại thì tính chất lượng trong các hoạt động của công ty sẽ được tăng thêm rất nhiêu do thành viên ban quản trị có các thành viên của Ngân hàng. Hơn nữa, sự hợp tác của Công ty tài chính với các trung gian tài chính khác sẽ trở nên chặt chẽ nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát của Tổng công ty. Việc mở rộng môi trường hoạt động cho Công ty Tài chính trong thời điểm này là rất phù hợp, bởi vừa tạo điều kiện để Công ty Tài chính phát huy vai trò trên thị trường tài chính, đồng thời, vừa tạo môi trường thuận lợi cho cạnh tranh giữa Công ty Tài chính và các Ngân hàng Thương mại trong việc thu hút các nguồn vốn trên thị trường tài chính. Vì vậy, đề nghị Chính phủ tập trung giải quyết những vấn đề sau: - Về nguồn vốn huy động: đặc điểm của loại hình tổ chức tài chính phi Ngân hàng nói chung và Công ty Tài chính nói riêng là hoạt động chuyên sâu với mục tiêu dài hạn nên bên cạnh nguồn vốn tự có của Công ty, nguồn vốn huy động dưới hình thức phát hành các Công cụ nợ là nguồn chủ yếu. Chính vì lẽ đó, cần phải có văn bản hướng dẫn và cơ chế rõ ràng để Công ty Tài chính có thể thực hiện được việc huy động vốn bằng hình thức này có lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời. - Cho phép Công ty Tài chính được phép thực hiện các hoạt động mới như: + Bao thanh toán: Chính phủ cần nhanh chóng có những hướng dẫn cụ thể để đưa quy chế nghiệp vụ Bao thanh toán đi vào hoạt động tại các Công ty Tài chính: đây là một dạng kỹ thuật tài trợ xuất nhập khẩu phát triển mạnh trong nền thương mại quốc tế, được các Công ty Tài chính tại các nước trên thế giới áp dụng khá phổ biến. + Cho phép Công ty Tài chính được phép thực hiện một số nghiệp vụ về chứng khoán: hoạt động chứng khoán thương gắn liền với hoạt động mang tính chất nghiệp vụ của các Tổ chức tín dụng, đặc biệt là các Công ty Tài chính. Hiện nay, trên thế giới có hai hình thức: Công ty Tài chính được thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và Công ty Tài chính không được thực hiện nghiệp vụ chứng khoán, muốn hoạt động phải thành lập Công ty Chứng khoán. Do đó, hoạt động chứng khoán cần được quy định cụ thể trong luật để các Công ty Tài chính cũng như các Tổ chức tín dụng đưa vào áp dụng. + Cần điều chỉnh cho phép các Công ty Tài chính được đảm nhận vai trò là Tổ chức Tín dụng đầu mối trong cho vay hợp vốn để phát huy nghiệp vụ đồng tài trợ với các Tổ chức tín dụng khác. Đây sẽ là một kênh huy động vốn rất có hiệu quả cho Công ty Tài chính. + Cho phép Công ty Tài chính được thực hiện các hoạt động về ngoại hối, tạo điều kiện đa dạng hoá các loại hình dịch vụ của mình. Xây dựng môi trường chính trị ổn định, kinh tế phát triển Công ty tài chính nói riêng và các trung gian tài chính nói chung chỉ hoạt động hiệu quả trong một môi trường chính trị ổn định, môi trường kinh tế phát triển. Do đó những chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế, thu hút đầu tư, ổn định lạm phát là rất cần thiết cho hoạt động của Công ty Tài chính. Một thị trường tài chính phát triển nói chung và thị trường chứng khoán hiệu quả nói riêng sẽ cung cấp cho Công ty tài chính các công cụ về huy động và sử dụng vốn hiệu quả. Trong thời gian tới Nhà nước nên quan tâm đến sự phát triển của thị trường chứng khoán, có những biện pháp thúc đẩy thị trường và tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong đó có Công ty tài chính. KẾT LUẬN Nguồn vốn có vai trò quan trọng, thiết yếu đối với các trung gian tài chính. Nguồn vốn là cơ sở để các trung gian tài chính nói chung và công ty tài chính nói riêng có thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ, sản phẩm đầu ra cho nền kinh tế trên mọi phương diện tài chính Hoạt động huy động vốn, tạo nguồn vốn luôn được xem là một mảng quan trọng trong hoạt động của các công ty tài chính được các công ty tài chính đặc biệt quan tâm. Các công ty tài chính luôn nỗ lực để gia tăng thị phần huy động, tăng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Trong điều kiện khủng hoảng nền kinh tế hiện nay và trong tương lai vói xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động gia tăng huy động vốn được các công ty tài chính thực hiện sẽ diễn ra ngày càng sôi động. điều này buộc các trung gian tài chính nói chung và công ty tài chính nói riêng đặc biệt quan tâm đến hoạt động này nhiều hơn. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đã góp phần đưa lại một cách nhìn cụ thể hơn về mở rông họat động huy động vốn của mở rộng hoạt động huy động vốn của Công ty Tài Chính trực thuộc tập đoàn trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay. Qua đó chúng ta khảng định được vai trò quan trọng của việc mở rộng huy động vốn của Công ty tài chính. Giải pháp mở rộng huy động vốn của Công ty tài chính tuy chỉ mang tính chất phương hướng và tham khảo nhưng cũng xuất phát từ thực trạng của chính Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy nói riêng và Công ty tài chính ở Việt Nam nói chung. Trong thời gian thực tập tại Công ty tài chính Công Nghiệp Tàu Thủy được sự giúp đỡ của thầy cô giáo , ban lãnh đạo công ty, các cô chú anh chị phòng Kế hoạnh –Tổng hợp trong công ty cùng với sự nỗ lực của bản thân, kết hợp với lý luận em đã cọn đề tài này. Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của Th.s Nguyễn Minh Huệ và các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng – Tài Chính cung cán bộ nhân viên trong công ty đã giúp em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bảng cân đối kế toán Công ty Tài Chính Công Nghiệp Tàu Thủy giai đoạn 2006 – 2008. Nghị định số 79/2002/NĐ – CP. Nghị định số 81/2008/NĐ – CP Thông tư số 06/2002/TT – NHNN PGS.TS. Phan Thị Thu Hà: “Giáo trình Ngân hàng thương mại” PSS.TS. Lưu Thị Hương “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp” Xuất bản 2003 TS Nguyễn Hữu Tài “giáo trình Tài chính tiền tệ” Xuất bản 2002 Th.s Hồ Kỳ Minh” Một số giả pháp hoàn chỉnh công ty tài chính trực thuộc tổng công ty nhà nước. tạp chí Ngân hàng. Bảng cân đối kế toán công ty tài chính công nghiệp tàu thủy giai đoạn 2006 -2008. Th.s Nguyễn Trọng Nghĩa” Công ty tài chính Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển 11. Th.s Trần Công Diệu “ Hoàn thiện và phát triển mô hình công ty tài chính ở Việt Nam. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21830.doc
Tài liệu liên quan