Chuyên đề Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

Trên thế giới, trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia độc lập thường xuyên phải tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, ngoại giao.trong đó, quan hệ kinh tế thường chiếm vị trí quan trọng và là cơ sở cho các mối quan hệ quốc tế khác. Quá trình tiến hành các hoạt động nêu trên, tất yếu nảy sinh những nhu cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia. Từ đó đặt ra nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế. Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì thanh toán quốc tế đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các NHTM. Trong quá trình phát triển, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng nảy sinh những vấn đề cần được nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp cho hoạt động này phát triển. Trên cơ sở thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Quân đội, vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được, trong chuyên đề này em đã đề cập đến các nội dung: 1. Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội, từ đó đánh giá những kết quả đạt được đồng thời tìm ra các hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này. 2. Qua phân tích, đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại MB Mặc dù đã cố gắng nhưng vì vốn kiến thức tích luỹ của cá nhân em chưa thật sâu sắc và thiếu kinh nghiệm thực tế nên bản chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thầy cô giáo đóng góp ý kiến cho bài viết được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo- Tiến sỹ Đàm Quang Vinh đã hướng dẫn em rất tận tình. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị cán bộ Ngân hàng đã giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này

doc51 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, Quý khách luôn lo lắng về những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thanh toán ngoại thương. MB sẽ bảo lãnh phát hành L/C và thực hiện thanh toán cho đối tác của Quý khách ở nước ngoài khi nhận bộ chứng từ giao hàng phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C. Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm dày dặn và hệ thống mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp, MB sẽ phục vụ nhu cầu của Quý khách với thời gian sớm nhất và chi phí tiết kiệm nhất. Lợi ích: Điều kiện linh hoạt, thủ tục đơn giản, thuận tiện. Giao dịch được thực hiện nhanh chóng, chính xác. Đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Giảm thiểu rủi ro trong thanh toán ngoại thương. Đảm bảo khả năng thanh toán cho các giao dịch ngoại hối. Được tư vấn miễn phí về những quy tắc, tập quán thương mại quốc tế, và các điều khoản, điều kiện có lợi nhất cho doanh nghiệp khi xử lý các vấn đề liên quan đến L/C. Có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp có lịch sử quan hệ tín dụng tốt và sử dụng các dịch vụ phi tín dụng của MB. Thủ tục:  Yêu cầu mở LC:  Doanh nghiệp lần đầu giao dịch tại MB cần có đủ hồ sơ doanh nghiệp bao gồm các chứng từ sau: Quyết định thành lập doanh nghiệp. Giấp phép kinh doanh và mã số thuế XNK. Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, kế toán trưởng (nếu có). Mẫu đăng ký chữ ký đủ thẩm quyền của doanh nghiệp. Các uỷ quyền khác nếu có Mỗi lần mở thư tín dụng có thời hạn trả ngay (At sight L/C) doanh nghiệp chỉ cần xuất trình hồ sơ sau : Đơn xin mở thư tín dụng (Theo mẫu). Hợp đồng ngoại thương, hạn ngạch (nếu có). Hợp đồng uỷ thác hoặc hợp đồng mua bán trong nước (nếu có). Phương án kinh doanh Đối với thư tín dụng nhập hàng trả chậm (Usance L/C), ngoài việc phải đáp ứng các khoản trên đây, doanh nghiệp cần thêm các thủ tục sau : Phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Hợp đồng thế chấp tài sản và danh mục tài sản thế chấp đã được MB thẩm định và chấp thuận.  Thủ tục đề nghị sửa đổi L/C gồm có: Đơn đề nghị sửa đổi L/C ( Theo mẫu). Các chứng từ liên quan đến việc tu chỉnh như: bổ sung, sửa đổi hợp đồng, đề nghị tu chỉnh của người bán (nếu có). Ghi chú: nếu việc sửa đổi làm tăng giá trị L/C, doanh nghiệp cần cung cấp thêm hồ sơ giải trình nguốn vốn đảm bảo cho phần tăng thêm và phê duyệt. Đối với sửa đổi những điều khoản đặc biệt, MB sẽ xem xét dựa trên tính chất của giao dịch để quyết định.  Thông báo L/C và các sửa đổi (nếu có): Có thể nhận L/C giao tại trụ sở MB hoặc chuyển qua đường bưu điện hoặc giao tận tay nếu doanh nghiệp có doanh số giao dịch lớn và có yêu cầu. Khi đến MB để nhận L/C, quý khách vui lòng mang theo giấy giới thiệu có đóng dấu của người có thẩm quyền kèm theo CMND. Nếu doanh nghiệp không có tài khoản tại MB, xin vui lòng nộp phí khi nhận chứng từ gốc. Thanh toán L/C:  MB sẽ trích tiền từ tài khoản đã được chỉ định của quý khách hàng để thanh toán cho ngân hàng nước ngoài theo quy định của LC khi nhận được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều khoản của L/C. 1.2.2.2. Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế. Cùng thời điểm cổ phần hóa, năm 2004 hoạt động TTQT của Mb chính thức đi vào hoạt động, kể từ dó cho đến năm 2009, hoạt dộng thanh toán quốc tế của MB, đã đi vào hoạt động được 5 năm, đóng góp một phần thu nhập vào doanh thu chung của toàn ngân hàng, từ năm 2005-2009 MB chỉ cung cấp 3 loại hình TTQT chủ yếu đó là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng Bảng 1.6:Doanh số thanh toán của các phương thức TTQT của MB Đơn vị : Triệu USD TT Phương thức 2005 2006 2007 2008 2009 1 Thư tín dụng 312 394 313 1.017,6 1.025,1 Tốc độ tăng - 26,3% - 20,6% 225% 0,7% 2 Nhờ thu 4,6 5,6 9,6 15,5 16,7 Tốc độ tăng - 21,7% 41,7% 61,5% 7,7% 3 Chuyển tiền 149,8 167,8 198,7 543,7 623,4 Tốc độ tăng - 12% 18,4% 173,6% 14,7% (Nguồn : Báo cáo của phòng TTQT-Hội sở MB từ 2005-2009) Qua bảng 1.6 trong 5 năm hoạt động từ năm 2005-2009 thì chỉ có hình thức thư tín dụng là giảm còn hình thức chuyển tiền và nhờ thu đều tăng qua các năm, đối với hình thức thư tín dụng năm 2006 dạt 394 triệu USD đạt tốc độ tăng 26,3% so với năm 2005, trị giá năm 2007 đạt 313 triệu USD tức giảm 20,6% so với năm 2006 nhưng bước sang năm 2008 thì trị giá thanh toán của phương thức này có có một bước nhảy vọt đạt 1.017,6 triệu USD tăng 225% so với năm 2007 và năm 2009 cũng tiếp tục tăng so với năm 2008 đạt 1025,1 triệu USD . Đối với phương thức nhờ thu thì tổng giá trị cũng tăng đều qua các năm nhưng chỉ có năm 2008 là có một bước nhảy vọt đạt 15,5 triệu USD tăng 61,5% so với năm 2007 sang đến năm 2009 cũng tiếp tục tăng nhẹ so với năm 2008 đạt 16,7 triệu USD. Đối với phương thức chuyển tiền đây là phương thức cũng tăng đều qua các năm qua đó thấy được phương thức chuyển tiền ngày càng được khách hàng của MB sử dụng nhiều và có xu hướng phát triển, cụ thể tổng giá trị hình thức chuyển tiền năm 2006 đạt 167,8 Triệu USD tăng 12% so với năm 2005, trị giá năm 2007 198,7 triệu USD tăng 18,4% so với năm 2006, nhưng bước sang năm 2008 trị giá có một sự nhảy vọt đạt 543,7% tăng 173,6% so với năm 2008 và năm 2009 tiếp tục tăng đạt 623,4% tăng 14,7% so với năm 2008. Cũng qua bảng 1.6 ta thấy tổng giá trị của phương thức tín dụng vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong trong tổng giá trị đóng góp vào hoạt động TTQT đối với ngân hàng và thường chiếm khoảng từ 60-70% tổng giá trị thanh toán quốc tế. Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức tín dụng: Tổng số bộ và tổng giá trị của phương thức tín dụng của hoạt động TTQT ngân hàng quân đội qua các năm 2005-2009 thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.7. Doanh thu từ hoạt động tín dụng trong TTQT MB Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 NK Bộ 1.090 1.267 1.214 2.325 2.152 XK 888 241 186 293 261 Tốc độ tăng NK - 16% -4% 91% 7% NK Triệu USD 312 394 313 1.017,6 1.025,1 XK 46,4 24 12 31,9 127 Tốc độ tăng NK - 26% - 20% 225% 0,7% Nguồn: Báo cáo của phòng TTQT – Hội sở MB tư 2005-2009 Đây là hình thức chiếm tỷ trọng chủ yếu của hoạt động TTQT của ngân hàng quân đội tuy nhiên sự phát triển lại không đồng đều giữa các năm nhìn bảng 1.7 ta thấy số bộ hồ sơ L/C NK năm 2006 đạt 1.267 bộ tăng 16% so với năm 2005, năm 2007 đạt 1.214 bộ L/C NK giảm 4% so với năm 2006 nhưng sang đến năm 2008 có sự tăng lên một cách đáng kể đạt 2.325 bộ tăng lên 91% so với năm 2007 nhưng đến năm 2009 thì số bộ L/C NK lại giảm nhẹ đạt 2152 bộ, từ năm 2005-2009 mỗi năm tổng số bộ hồ sơ L/C NK tăng trung bình 300 bộ, còn về nội dung thư tín dụng xuất khẩu chiển tỷ trọng rất nhỏ mỗi năm chỉ tăng vài bộ thậm chí còn giảm. Về tổng giá trị của thư tín dụng 2005-2006 tổng số bộ L/C NK tăng đồng nghĩa với việc tổng giá trị cung tăng 26%, sang đến năm 2007 thì số bộ L/C NK và tổng giá trị L/C NK đều giảm và giảm 20% tuy nhiên sang đến năm 2008 cs sự thay đổi lớn về tổng giá trị so với năm 2007 tăng 225% và cũng được thể hiện qua số bộ hồ sơ cũng tăng lên sang đến năm 2009 tổng giá trị vẫn tăng nhưng số bộ hồ sơ lại giảm đó chính là sự giảm của bộ hồ sơ XK. Doanh số và bộ hồ sơ của phương thức chuyển tiền Bảng 1.8: Doanh số từ hoạt động chuyển tiền trong TTQT Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức chuyển tiền Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 NK Bộ 2.408 3.262 3.279 6.995 8.799 XK 1.123 1.221 1.194 2.295 3.411 Tốc độ tăng NK - 35,5% 0,5% 113% 25,8% XK - 8,7% - 2,2% 92% 48,6% NK Triệu USD 163 167,8 198,7 543,7 623,4 XK 63,4 76,3 64,6 117 214 Tốc độ tăng NK - 3% 18,4% 173,6% 14,7% XK - 20% - 15% 81% 83% Nguồn :Báo cáo của phòng TTQT –Hội sở MB Qua bảng 1.8 ta thấy tổng số bộ hồ sơ chuyển tiền nhập khẩu tăng đều qua các năm cụ thể năm 2006 dạt 3.262 bộ tăng hơn 35% so với năm 2005, năm 2007 chỉ tăng nhẹ so với năm 2006 đạt 3279 bộ, sang đến năm 2008 thì số bộ hồ sơ tăng lên một cách đáng kể đạt 6.995 bộ tăng 113% so với năm 2007 sang đến năm 2009 vẫn tiếp tục tăng và tăng gần 26% so với năm 2008, số bộ hồ sơ xuất khẩu cũng tăng đều qua các năm nhưng chỉ có năm 2007 là giảm nhẹ so với năm 2006 giảm hơn 2%, năm 2008 số bộ hồ sơ xuất khẩu cũng tăng một cách đáng kể tăng 92% so với năm 2007. Tổng giá trị của phương thức chuyển tiền cũng tăng đều qua các năm cụ thể năm 2006 tổng giá trị NK đạt 167,8 Triệu USD tăng 3% so với năm 2005, năm 2007 cũng tăng nhẹ tăng 18,4% so với năm 2006 một phần là do số bộ hồ sơ xuất khẩu giảm được thể hiện qua bảng 1.8, năm 2008 tăng lên một cách nhảy vọt so với năm 2007 và tăng 173,6% trong phương thức chuyển tiền thì chủ yếu là từ nhập khẩu, còn xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ qua phân tích ở bảng 1.6 và bảng 1.8 ta có thể thấy phương thức chuyển tiền ngày càng được nhiều khách hàng của MB sử dụng trong thanh toán quốc tế và dần càng phổ biến trong hoạt động TTQT của MB. Bảng 1.9: Doanh số từ hoạt động nhờ thu Đơn vị : Triệu USD Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 NK Bộ 77 173 181 439 377 XK 53 80 33 184 311 Tốc độ tăng NK - 125% 2% 142% -14% XK - 60% -59% 458% 69% NK Triệu USD 4,6 5,572 9,6 15,472 16,672 XK 13,23 23,31 17,1 21 24 Tốc độ tăng NK - 21,7% 42% 61% 7,9% XK - 76% - 26% 23% 14% Nguồn : Báo cáo của phòng TTQT – Hội sở MB từ 205-2009 Qua bảng 1.9 ta thấy tổng số bộ hồ sơ năm 2006 là 173 bộ , năm 2005 là 77 bộ tăng 125% so với năm 2005 tổng giá trị cũng tăng cụ thể tổng giá trị Nhập khẩu tăng 21,7%, tổng giá trị thu từ hoạt động xuất khẩu là 76% nhung bước sang năm 2007 số bộ hồ sơ cũng chỉ tăng nhẹ so với năm 2006, về tổng giá trị thu từ hoạt động nhập khẩu tăng 42% nhưng giá trị thu từ hoạt động xuất khẩu lại giảm 26% sự giảm này là do số bộ hồ sơ XK giảm 47 bộ, sang đến năm 2008 có một bước nhảy vọt cả về số lương hồ sơ lẫn tổng giá trijcuj thể tổng gí tị của năm 2008 đạt 15,472 triệu USD tăng 61% và tổng số bộ hồ sư năm 2008 xuất khẩu đạt 439 tăng 142%, nhập khẩu đạt 184 bộ tăng 458% Trong hình thức nhờ thu thì hoạt động nhập khẩu vẫn chiếm phần lớn về số bộ hồ sơ tuy nhiên giá trị mang lại cho hoạt động TTQT của ngân hàng quân đội lại là xuất khẩu chiếm phần lớn. Doanh thu tổng phí dịch vụ TTQT : Được thể hiện qua bảng sau Bảng 1.10 : Doanh thu tổng chi phí dịch vụ hoạt động TTQT của MB Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Doanh thu phí dịch vụ TTQT 8,25 13,76 15,56 24,5 35,84 Tốc độ tăng % - 66,76 13,04 57,8 46 Doanh thu toàn MB 173,826 299,992 572,689 1.054,432 1.638,084 Tỷ trọng 4,75% 4,6% 2,7% 2,3% 2,2% (Nguồn : Báo cáo thường niên và báo cáo của phòng TTQT- Hội sở MB) Qua bảng số liệu trên ta thấy mức doanh thu phí hoạt động TTQT của ngân hàng TMCP Quân đội chiếm một tỷ trọng nhỏ so với doanh thu của toàn ngân hàng, trung bình 2-5% so với tổng doanh thu toàn MB , doanh thu từ phí dịch vụ từ Mb cũng tăng lên qua các năm cụ thể năm 2006 đạt 13,76 tỷ đồng tăng 66,76% , năm 2007 cung tăng nhưng tăng nhẹ so với năm 2006 đạt 15,56 tỷ đồng, sang đến năm 2008 cũng tăng lên so với năm 2007 đạt 24,5 tỷ đồng tăng 57,8%, năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 đạt 35,84 tỷ đồng . Tỷ trọng các phương thức TTQT : Tỷ trọng các phương thức TTQT của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội được thể hiện qua biểu đồ sau Qua hình 1.2. ta thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động TTQT của MB là phương thức tín dụng chứng từ , tiếp đến là phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất qua hình 1.1 chúng ta còn thấy phương thức tín dụng chứng từ, đang có xu hướng giảm qua các năm, phương thức chuyển tiền đang có chiều hướng gia tăng, sự tăng trưởng này cũng cho thấy ngày có nhiều khách hàng của MB, sử dụng hai phương thức còn lại là chuyển tiền và nhờ thu. Hình 1.2 : Tỷ trọng của các phương thức TTQT của Thị phần thanh toán quốc tế Theo như hình 1.3 từ năm 2005-2009 thị phần thanh toán quốc tế của MB nhìn chung tăng đều qua các năm, từ năm 2005-2007 mỗi năm tăng hơn 2% so với năm trước. Đến năm 2008, tình hình có sự thay đổi mạnh mẽ khi năm 2008 thị phần thanh toán quốc tế của MB chiếm 20% so với các ngân hàng thương mại khác, đây là một con số mà trước đây chủ yếu dành cho ngân hàng ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đầu tàu cho lĩnh vực thanh toán quốc tế, trong các ngân hàng thương mại Việt Nam sang đến năm 2009 thị phần tăng nhẹ 22% so với ảnh hưởng của tình trạng suy thái kinh tế Hình 1.3. Thị phần thanh toán quốc tế của MB từ 2005-2009 Nguồn : Báo cáo của phòng TTQT-Hội sở MB Thời gian phục vụ : Từ năm 2005-2007 thời gian phục vụ đối với hoạt động TTQT cảu MB từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi phản hồi cho khách hàng là một tuần làm việc. Từ năm 2007-2009: Do được trang bị hệ thống kỹ thuật T24, cho nên thời gian phục vụ của MB, giảm một cách đáng kể, từ một tuần xuống 1 ngày. Mức Phí hoạt động TTQT : Bất kỳ một khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp nào khi sử dụng dịch vụ TTQT đều quan tâm đến mức phí mà họ phải trả để sử dụng dịch vụ, sự so sánh mức phí của các ngân hàng, đối với cùng một dịch vụ là tâm lý chung của khách hàng. Mức phí hoạt động của ngân hàng từ 2005-2009, không có sự thay đổi đều là mặt bằng chung so với một số ngân hàng được thể hiện ở bảng sau Bảng 1.11: Mức phí trung bình dịch vụ TTQT của MB, VCB, BIDV Đơn vị : USD TT Mức phí của từng hình thức MB VCB BIDV 1 Chuyển Tiền Tối thiểu 10 5 2 Tối đa 300 300 200 2 Nhờ thu Tối thiểu 10 10 5 Tối đa 300 200 200 3 Thư tín dụng Tối thiểu 10 50 10 Tối đa 500 500 300 (Nguồn: Tổng hợp từ phòng TTQT – Hội sở MB và Website của VCB, BIDV) Qua bảng 1.11 ta thấy mức phí dịch vụ TTQT trung bình của MB so với hai ngân hàng khác là (ngân hàng ngoại thương Việt nam VCB, ngân hàng đầu tư và phát triển –BIDV) mức phí của MB vẫn cao nhất so với 2 ngân hàng trên.cụ thể ở phương thức chuyển tiền mức phí tối thiểu của MB cao gấp đôi của VCB và cao gấp 5 lần của BIDV, mức phí tối đa của MB cũng cao nhất và cao hơn BIDV là 100 USD, ở phương thức nhờ thu mức phí của MB vẫn cao nhất thể hiện ở mức phí tối đa của MB cao hơn hai ngân hàng trên là 100 USD, ở phương thức tín dụng chứng từ của MB vẫn là cao cụ thể ở mức phí tối đa MB cao hơn BIDV là 200 USD. 1.2.2.3. Quan hệ khách hàng của MB Với tinh thần phục hết mình, không ngừng nỗ lực cố gắng để nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên MB và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ ngân hàng, số lượng khách hàng đến với MB nói chung và hoạt động TTQT nói riêng ngày càng tăng lên. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thuỷ sản, gạo..trong khi nhập khẩu là máy móc, hàng tiêu dùng là chính. Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần có quan hệ với MB chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực trên. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng của MB vẫn là các doanh nghiệp Nhà nước như Công ty lương thực thực phẩm miền Bắc, Tổng công ty điện lực, Tổng công ty bưu chính viễn thông, các công ty trực thuộc bộ quốc phòng... còn các doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa được chú trọng. Quan hệ thanh toán của MB tập trung chủ yếu vào khu vực Châu á như Hàn Quốc, Singapo, Hồng Kông, Trung Quốc...Và hiện nay đã mở rộng sang các nước Châu á khác và Châu Mỹ. MB luôn duy trì, mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới. Hiện nay, MB có quan hệ đại lý với 900 ngân hàng ở 75 nước trên thế giới. Sau đây là bảng số liệu về quan hệ đại lý của MB Bảng 1.12: Quan hệ đại lý với các NH nước ngoài của MB. Năm Số NH quan hệ đại lý Số nước quan hệ đại lý 2006 350 55 2007 500 57 2008 700 61 2009 900 75 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của MB ) Đồng thời, MB còn duy trì 30 tài khoản USD mở tại các ngân hàng lớn như Bank of NewYork, American express Bank, Citi Bank. MB cũng là thành viên của hệ thống thanh toán viễn thông toàn cầu, hiệp hội Ngân hàng Châu á, hiệp hội Ngân hàng khu vực ASEAN, thành viên hiệp hội thẻ Visa, tham gia các chương trình của WB, ADB. Như vậy, với một số lượng khách hàng và ngân hàng đại lý rộng lớn, MB là một trong những ngân hàng có thị phần hoạt động TTQT lớn nhất trong hệ thống NH hàng thương mại 1.3. Đánh giá thực trạng hoạt động TTQT tại MB 1.3.1. Kết quả đạt được từ hoạt động TTQT tại MB Kết quả đạt được của hoạt động TTQT của MB là việc thực hiện được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đầu năm. Qua phần thực trạng hoạt động TTQT của MB, ta thấy hoạt động TTQT, của MB luôn đạt được những kết quả nhất định. Mặc dù đóng góp vào tổng doanh thu của toàn ngân hàng không nhiều, tuy nhiên kết quả hoạt động TTQT của MB, đóng góp một phần quan trọng vào kết quả chug của tòa hệ thống. Hoạt động TTQT, của MB vẫn luôn đảm bảo các thông lệ quốc tế vốn có từ trước đến nay. Thiết lập mối qua hệ với hiều ngân hàng trên thế giới, nâng cao uy tín của ngân hàng, với các khách hàng và các ngân hàng có uy tín trên thế giới, những ưu điểm chính của MB qua từ 2005-2009. Thứ nhất: Số bộ hồ sơ và doanh số tăng dần qua các năm qua bảng số liêu phân tích ở trên nhìn chung doanh thu từ hoạt động TTQT, của MB tăng dần qua các năm, năm 2008 đánh dấu bươc nhảy vọt về tổng doanh thu so với các năm khác. Số lượng giao dich ngày càng tăng chứng tỏ khách hàng giao dịch ngày càng nhiều và số lượng khách hàng sử dụng lại dịch vụ TTQT của MB, ngày càng tăng lên Thứ hai doanh thu từ phí dịch vụ ngày càng tăng như phân tích ở bảng 1.10, doanh thu từ phí dịch vụ của MB tăng đều qua các năm, góp một phần doanh thu không nhỏ cho toàn ngân hàng, ngoài ra sự phát triển của hoạt động TTQT sẽ hỗ trợ cho dich vụ khác của ngân hàng, cũng phát triển theo để hỗ trợ tương hỗ cho nhau. Một trong số đó chính là việc phát triển cho khối mua bán ngoại tệ -Treasury. Sự phát triển hoạt động mua bán ngoại tệ góp phần đáp ứng nhu cầu cho vay ngoại tệ của khách hàng ngày càng cao để thanh toán các hợp đồng TTQT, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho tăng dư nợ ngoại tệ cho ngân hàng.. Thứ ba, quản trị rủi ro tốt kể từ khi hoạt động TTQT, đi vào hoạt động cho đến 2009, mặc dù có nhiều biến động khó lường của thị trường tài chính thế giới và trong nước, tuy nhiên nhờ những biện pháp quản trị rủi ro, do công ty Earnt&Young làm tư vấn, do vậy mà mà kể từ khi hoạt động của MB, chưa xảy ra một trường hợp nào về rỏi ro TTQT , những năm đầu dịch vụ TTQT mới đi vào hoạt động, MB buộc các doanh nghiệp mới sử dụng phải kỹ quỹ 100% chỉ ngoại trừ những doanh nghiệp trực thuộc bộ quốc phòng được ký quỹ dưới mức 100% sở dĩ điều này là vì tâm lý mới đi vào hoạt động , hoạt động TTQT của MB, muốn có sự chắc chắn để đảm bảo lòng tin với khách hàng . Thứ tư , các hình thức thanh toán quốc tế. Kể từ khi hoạt động TTQT, đi vào hoạt động từ năm 2005-2009 hoạt động TTQT của Mb, vẫn cung cấp cho khách hàng những phương thức phổ biến nhất trên thế giới, phát triển những hình thức thanh toán quốc tế phổ biến trên thị trường việt nam , trải qua 5 năm đồng hành với việc phát triển hoạt động TTQT chính là việc giảm thời gian sử lý một tuần xuống một ngày đẻ hỗ trợ quy trình TTQT, được sử lý trong thời gian ngắn nhất. Thứ năm có nhiều quan hệ tốt với nhiều ngân, hàng đại lý trên thế giới. Kể từ khi cổ phần hóa cho đến nay hoạt động thanh toán quốc tế ,mới thực sự quan tâm đến việc tạo lập mối quan hệ với các ngân hàng uy tín trên thế giới. Mục đích của việc này nhằm hỗ trợ một cách tốt nhất cho hoạt động TTQT, bởi vì đặc thù của hoạt động TTQT chính là mọi giao dịch đều thông qua ngân hàng. Các doanh nghiệp đều muốn sử dụng dịch vụ ngân hàng, có uy tín có trình độ chuyên môn cao, nên thời gian xử lý nhanh không sai sót, do đó việc hoạt động TTQT của MB tạo được mối quan hệ ngày càng nhiều với các ngân hàng trên thế giới cho thấy tầm quan trọng của việc này số lượng của ngân hàng được thể hiện qua hình 1.4 HÌnh 1.4. Số lượng ngân hàng đại lý có mối quan hệ với MB Thứ sáu, đội ngũ nhân viên trẻ, đội ngũ nhân viên của phòng TTQT, của MB chính là lợi thế của ngân hàng, bởi sự trẻ trung năng động và có trình độ tiếng anh, nghiệp vụ thành thạo. Sự phát triển của hoạt động TTQT của MB đồng nghĩa với sự đầu tư về quy trình nghiệp vụ của các cán bộ công nhân viên bằng các khóa học nghiệp vụ chuyên sâu do MB, tổ chức. Chính sự đầu tư này mà việc sử lý của cán bộ công nhân viên, khá chuyên nghiệp, không xảy ra mất an toàn, rủi ro, không chính xác trong quá trình thanh toán 1.3.2. Tồn tại trong hoạt động TTQT tại MB Trong 5 năm hoạt động TTQT, bên cạnh những kết quả đã đạt dược, hoạt động TTQT của MB có những mặt tồn tại sau: Thứ nhất quy trình thanh toán chưa hợp lý : Do phòng TTQT thuộc hội sở chính,mọi thắc mắc đều do hội sở giải quyết tập trung giải quyết các ,ngân hàng chi nhánh chỉ nhận các hồ sơ, và chuyển lên hội sở giải quyết qua đó ta thấy quy trình xử lý của MB, chưa nhanh gọn còn nhiều bước, nếu gặp trục trặc sẽ dẫn đến khách hàng phải chờ đợi do phải chờ xử lý của phía hội sở việc xử lý tập trung tại hội sở ngoài mặt tích cực là tránh được những sai sót không đáng có nếu xử lý ở ngân hàng chi nhánh, tuy nhiên lại có mặt tiêu cực đối phía khách hàng do phải chờ thời gian sử lý. Thứ hai là hoạt động marketing chưa phù hợp. Chúng ta biết rằng hoạt động marketing là một trong, nhũng hoạt động hàng đầu của bất kỳ công ty nào. Phát triển hoạt động Marketing tổt đồng nghĩa mang lại hiệu quả làm việc tốt hơn, đồng thời mang lại vj thế và hình ảnh của công ty đến người tiêu dùng tuy nhiên, hoạt động Marketing trong lĩnh vực TTQT của MB, chưa thực sự rộng rãi, số lượng doanh nghiệp biết đến TTQT của MB, chưa nhiều. Lý giải cho điều này là vì theo cơ chế của hoạt động TTQT-dịch vụ TTQT, thuộc khách hàng doanh nghiệp, cho nên chính phòng TTQT chưa thực sự hiểu rõ khách hàng, chứ chưa kể đến phòng khách hàng doanh nghiệp sẽ có những biện pháp như thế nào đối với hoạt động TTQT. Thực tế là hoạt động marketing chỉ được quảng bá chung chung về cả ngân hàng, chưa có một điểm nhấn tạo tính riêng biệt của hoạt đông TTQT. Thứ ba chưa có sự đa dạng các phương thức TTQT. MB chỉ mới cung cấp ba loại hình thanh toán quốc tế, chủ yếu ra thị trường là nhờ thu, chuyển tiền, thư tín dụng. Đặc biệt, đối với hình thức thanh toán thư tín dụng . Ngân hàng TMCP Quân đội, chưa từng là ngân hàng xác nhận (L/C xác nhận), tuy nhiên nhờ có mối quan hệ tốt với ngân hàng trên thế giới, nên qua trung gian đã được xác nhận bởi một ngân hàng khác có uy tín và quan hệ đại lý với ngân hàng. Ngoài ra một số L/C khác như điều khoản đỏ, giáp lưng, tín dụng trọn gói ...Cũng không được sử dụng. Lý do về phía trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng chưa thực sự thành thạo đối với những loại hình L/C đặc biệt như thế này. Thứ tư, kỳ vọng về doanh thu chưa tương xứng : Tổng doanh thu của hoạt động TTQT, chưa tương sứng với tiềm năng của toàn ngân hàng TMCP Quân đội. Ngân hàng TMCP, quân đội là một ngân hàng ở bậc trung trong khối ngân hàng thương mại ở Việt nam, tuy nhiên lại có tiềm lực về tài chính do sự hỗ trợ từ phía các công ty trực thuộc bộ quốc phòng. Cho đến nay MB, có một hội sở chính , 3 sở giao dịch và 90 chi nhánh trên khắp cả nước mặc dù nhìn chung doanh số hoạt động TTQT, tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng doanh số mang về chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của ngân hàng. Thứ năm mức kỹ quỹ còn cao. Để đảm bảo hạn trế rủi ro xảy ra theo quy định của MB, bất kỳ một cá nhân hay doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch TTQT, đều phải kỹ quỹ, tùy theo mức độ quan hệ với ngân hàng mà quyết định tỷ lệ kỹ quỹ 100% hay không , tuy nhiên trên thực tế chỉ trừ những doanh nghiệp có cổ phần góp vốn với MB, đuơcj kỹ quỹ dưới 100% còn lại hầu hết những doanh nghiệp, mặc dù trực thuộc bộ quốc phòng vẫn phải ký quỹ 100% chính điều này làm ảnh hưởng đến việc gia tăng lượng khách hàng, sử dụng lại dịch vụ TTQT. 1.4. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động TTQT tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội. 1.4.1. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất hành lang pháp lý đối với hoạt động TTQT chưa rõ ràng : Do việt nam chưa có một điều luật nào điều chỉnh hoạt động, TTQT riêng biệt như các nước trên thế giới, do vậy các bên tham gia vào hoạt động TTQT chỉ lấy thông lệ quốc tế về TTQT, làm cơ sở thực hiện như Incoterm2000, UCP600 , luật thống nhất về hối phiếu…Do đó các ngân hàng thương mại cũng chỉ dựa vào những thông lệ này để giao dịch với khách hàng, nếu gặp phải bất cập trong quá trình thực hiện thì “ sai đâu sửa đấy” Thứ hai đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều : sự cạnh tranh của ngân hàng 100% vốn nước ngoài trong bối cảnh việt nam sau 2 năm gia nhập WTO, năm 2006 việt nam chính thức gia nhập WTO đánh dấu bước ngoạt mới cho khối các ngân hàng thương mại việt nam. Sự hiện diện của ngân hàng 100% vốn nước ngoài đồng nghĩa, với việc khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng ,với nhau ngày càng cao, cho đến năm 2008, sự hiện diện của hai ngân hàng 100% vốn nước ngoài là HSBC, ANZ, đã mang lại cho khách hàng những dịch vụ TTQT, tốt nhất điều đó có nghĩa là có một số khách hàng không còn sử dụng dịch vụ ngân hàng nội địa. Thứ ba, sự hiểu biết của khách hàng còn kém: Do trình độ hiểu biết nghiệp vụ cũng như các quy trình TTQT, của khách hàng còn thấp điều này làm ảnh hưởng đến quá trình giao dịch và chất lượng hoạt động, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, đa phần có sự am hiểu về thông lệ quốc tế ít, việc các doanh nghiệp có trình độ non trẻ, khi thực hiện hợp đồng ngoại thương phải dùng vốn vay ngân hàng, nếu các điều khoản không chặt chẽ đặc biệt là trong hình thức L/C ngân hàng xẽ phải chịu một phần trách nhiệm nếu có rủi ro xảy ra dẫn đến tình trạng từ chối thanh toán gây tổn thất cho cả doanh nghiệp và ngân hàng mặt khác khi có rủi ro xảy ra ngân hàng, muốn bảo vệ quyền lợi của khách hàng cho nên cố tìm ra lối nhỏ không đáng có để từ chối thanh toán chính vì điều này làm giảm uy tín của ngân hàng, đối với các ngân hàng trên thế giới. Thứ tư lãi suất cho vay cao : Do trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu cho nên chính phủ quyêt định thắt chặt hệ thống tín dụng, bảo lãnh đối với ngân hàng thương mại ,cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ bảo lãnh của ngân hàng là bỏa lãnh có thể hủy ngang, nhưng điều kiện hủy ngang lại không thuộc phạm vi chủ quan của ngân hàng thương mại ,vì vậy ngân hàng thương mại vô cùng thận trọng trong việc cho vay đối doanh nghiệp vừa và nhỏ có khó khăn về vốn hoặc khó khăn trong sản xuất kinh doanh, chính điều này làm khó khăn trong việc vay vốn, vay ngoại tệ của doanh nghiệp xuất nhập khẩu phục vụ cho việc thanh toán các đơn hàng xuất nhập khẩu. Thứ năm tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại tệ lên xuống thất thường chính điều này sẽ tọa khó khăn cho cả ngân hàng, cung ứng ngoại tệ cũng như khách hàng khó khăn trong việc mua bán ngoại tệ thực hiệ các hợp đồng ngoại thương. 1.4.2. Nguyên nhân chủ quan Hoạt động marketing chưa thực sự phát triển: Hoạt đông TTQT của MB chưa thực sự coi hoạt động marketing là một hoạt động quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay việc phát triển hoạt động, dịch vụ của ngân hàng, nói chung cũng như hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng hết sức khó khăn trên thị trường ngân hàng thương mại việt nam, hiện nay đa số các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ TTQT, như nhau ra thị trường với những chính sách hấp dẫn khách hàng do đó để tạo ưu thế cũng như sự khác biệt của mình với ngân hàng khác thì phát triển và quan tâm đến hoạt động marketing, là một yếu tố hết sức quan trọng trong khi đó MB lại chưa chú tâm tới điều này Mạng lưới ngân hàng đại lý, chi nhánh và công nghệ sử dụng còn quá khiêm tốn: Hệ thống mạng lưới ngân hàng chi nhánh còn quá ít, tính đến cuối năm 2008, chỉ có 90 chi nhánh của MB, trên khắp cả nước và có mối quan hệ với 900, ngân hàng có uy tín trên khắp thế giới một con số quá khiên tốn nhu cầu đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao nếu như một ngân hàng có hệ thống mạng lưới rộng, sâu khắp trên thế giới ,cũng như cả nước thì sẽ giúp khách hàng có nhiều cơ hội tiếp cận với dịch vụ TTQT của ngân hàng hơn, ngoài ra công nghệ hỗ trợ hệ thống quản lý đối với hoạt động TTQT của MB là T24 mới chỉ đi vào hoạt động 3 năm, do đó chưa có thể đảm bảo được hệ thống sẽ hoạt động một cách ổn định, không có sai sót do vậy gây tình trạng chậm chạp khi sử lý hồ sơ gây nên tình trạng khó chịu đối với khách hàng sử dụng dịch vụ này. Trình độ của đội ngũ cán bộ ngân hàng chưa có kinh nghiệm : Đội ngũ cán bộ TTQT của MB biết đến với một đội ngũ trẻ, nhiệt tình có trình độ ngoại ngữ tốt ngay từ khâu tuyển dụng ban đầu. Tuy nhiên chính sức trẻ, một đọi ngũ trẻ lại là đội ngũ ít được cọ sát trên thị trường TTQT, là một hoạt động phức tạp,chứa đựng nhiều rủi ro nếu như người cán bộ không có trình độ nghiệp vụ vững chắc ngoài ra người cán bộ TTQT, phải nắm rõ quy định về mua bán ngoại hối để có thể tư vấn cho khách hàng, cũng như phải biết kiến thức về xuất nhập khẩu, nẵm vững incoterm2000 , cán bộ TTQT của MB là những người trực tiếp xử lý hồ sơ ,do vậy nếu có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sâu, thì giúp cho hoạt động TTQT được diễn ra một cách trôi chảy. CHƯƠNG II GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 2.1. Bối cảnh và triển vọng phát triển dịch vụ TTQT tại Việt Nam 2.1.1. Các nhà cung cấp dịch vụ Trong Thời đại hội nhập kinh tế quốc tế thì, nhu cầu về thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, là rất lớn để đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp thì hầu hết các ngân hàng thương mại việt nam, và một số số ngân hàng nước ngoài tại việt nam, đều cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế qua đó ta thấy mức độ cạnh tranh của các ngân hàng, là rất cao không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước mà còn cạnh tranh với các ngân hàng 100% vốn nước ngoài trong khi đó có một số ngân hàng lớn mạnh như ngân hàng ngoại thương việt nam, BIDV, HSBC thì TTQT lại là thế mạnh của một số ngân hàng này . 2.1.2. Nhu cầu TTQT ở Việt Nam Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì nhu cầu về thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp là một điều tất yếu, chính vì vậy đây chính là cơ hội cho các ngân hàng thương mại phát triển hoạt động TTQT trong thời gian tới. Giai đoạn 2009-2013 bối cảnh kinh tế việt nam ở trong giai đoạn hâu WTO và trong giai đoạn phục hồi khủng hoảng của kinh tế thế giới, thì một điều chắc chắn là các dịch vụ liên quan đến tài chính ngân hàng, sẽ ngày càng phát triển do nhu cầu ngày càng lớn của thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Khi mà nhu cầu xuất nhập khẩu tăng, thì nhu cầu cần phải dịch vụ TTQT, là điều tất yếu do đó đây vừa là cơ hội cho các ngân hàng thương mại cung cấp, đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán quốc tế vừa là thách thức dành lấy thị phần về mình. Nhu cầu thanh toán quốc tế gắn liền trực tiếp với nhu cầu về ngoại tệ, hiện nay hoạt động TTQT đồng USD, vẫn giữ chủ chốt trong khi đó vị thế của đồng USD vẫn còn mạnh trên trên thị trường quốc tế hiện nay và trong tương lai gần . 2.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT của MB Trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, trong giai đoạn 2009-2013 , cùng với mục tiêu chung của MB, là phấn đấu 2013 trở thành tập đoàn tài chính lớn nhất của việt nam. Do vậy giai đoạn 2009-2013, chính là giai đoạn phát triển mạnh mẽ mẽ nhất để có thể đạt dược mục tiêu đã đề ra. Chính vì thế bộ phận TTQT của MB, có những định hướng phát triển trong giai đoạn này như sau: Thứ nhất, đa dạng hóa các hình thức TTQT, bao gồm phát triển các hình thức đã có, đồng thời cung cấp những hình thức mới chưa có, bao gồm thẻ thanh toán quốc tế, séc du lịch, các loại hình L/C khác (phấn đấu trở thành ngân hàng xác nhận) Thứ hai, hoàn thiện quy trình thanh thanh toán cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Thứ ba, xác định thị phần khách hàng mục tiêu trong giai đoạn 2009-2013 không chỉ là khách hàng có mối quan hệ tín dụng với MB ,với phương châm “ lợi nhuận là nhất thời, thị phần là vĩnh viễn”duy trì những khách hàng truyền thống, đặc biệt là nhóm khách hàng lớn, đồng thời phát triển nhóm khách hàng lớn, đồng thời phát triển khối khách hàng doanh nghiệp, tại khu vực phát triển chính. Thứ tư, phát triển về mặt chất lượng. Ngoài việc phát triển về mặt số lượng, chất lượng cũng phải được phát triển theo. Với mức tổng phí dịch vụ TTQT 120, tỷ VND trong năm 2012. Thứ năm, để đảm bảo mục tiêu đạt tổng phí dịch vụ TTQT 120 tỷ VND, phát triển công tác đào tạo cán bộ TTQT của MB, một cách có chiều sâui về nghiệp vụ, sử dụng các” sase study”. 2.3. Giải pháp mở rộng hoạt động TTQT tại MB trong thời gian tới Do quy trình TTQT tại MB còn nhiều bước chưa nhanh gọn nếu gặp trục trặc sẽ dẫn đến khách hàng phải chờ đợi vì vậy cần phải hoàn thiện quy trình TTQT. Do hoạt động Marketing của MB vẫn chưa được quảng cáo rộng rãi và số lượng khách hàng biết đến TTQT của MB chưa nhiều vì vậy cần phải đẩy mạnh hoạt động Marketing Do đội ngũ cán bộ trong phòng thanh toán quốc tế biết đến với đội ngũ trẻ nhiệt tình, có trình độ ngoại ngữ tốt nhưng lại ít được cọ sát trên thị trường TTQT đây là lĩnh vực rất phức tạp chứa đựng nhiều rủi ro nếu không có nghiệp vụ chuyên sâu dễ mắc phải sai sót vì vậy cần phải có những khóa học trau dồi trình độ cán bộ TTQT. Do khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao không chỉ với các ngân hàng trong nước mà còn có các ngân hàng nước ngoài tham gia vao cung cấp dịch vụ TTQT do vậy phí dịch vụ và mức kỹ quyết định yếu tố thu hút khách hàng , trong khi đó phí dịch vụ và mức ký quỹ của MB vẫn còn cao chính vì vậy cần phải đổi mới mức kỹ quỹ và phí dịch vụ, để thu hút được khách hàng thì MB cũng phải có những chính sách đối với khách hàng Xuất phát từ những lý do trên mà em đưa ra một số giải pháp sau: 2.3.1. Hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế. Quy trình TTQT được coi là kim chỉ nam cho hoạt động TTQT, của bất kỳ một ngân hang thương mại nào đó. Việc hoàn thiện quy trình TTQT, được đúc kết từ quá trình hoạt động của toàn bộ hệ thống TTQT, của ngân hàng, trong quá trình hoạt động TTQT, quy trình của mình sẽ bộc lộ rõ những điểm yếu cần phải hoàn thiện phù hợp, với thông lệ quốc tế cũng như đạt dược sự hài lòng của khách hàng. Hiên nay hầu hết các ngân hàng thương mại đều cung cấp các quy trình TTQT nhanh chóng và gọn nhẹ dặc biệt là nhưgx ngân hàng, có uy tín kinh nghiệm như HSBC, VCB, BIDV .Do vậy việc hoàn thiện quy tình TTQT của MB là hết sức cần thiết. Để hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế cần có sự phối hợp của nhiều phòng ban chức năng tại hội sở chính, đê có thể phân cấp hoạt dộng TTQT hoạt động TTQT xuống các ngân hàng chi nhánh. Sự phối hợp phải được tiến hành bởi phòng TTQT hội sở chính, đồng thời phải kết hợp giữa phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng mua bán kinh doanh ngoại tệ Treasury, phòng kiểm soát nội bộ và các phòng ban liên quan khác ( phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng đào tạo..) trong giai đoạn 2004-2008, TTQT của MB mới chỉ cung cấp ra thị trường các sản phẩm dịch vụ truyền thống, với những quy trình cũ do vậy mà trong giai đoạn sắp tới ngoài việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, cần phải bổ sung những quy trình mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng , hoàn thiện quy trình TTQT, giúp quá trình TTQT được vận hành một cách suôn sẻ hơn, rút ngẵn được thời gian thực hiện dặc biệt là phục vụ cho nhu cầu khách hàng ngày càng cao. 2.3.2. Đa dạng hóa các phương thức TTQT Hoạt động TTQT của MB, mới chỉ cung cấp ba loại hình chính là nhờ thu, chuyển tiền, nhờ thu, ttrong khi đó khách hàng lại có nhu cầu thanh toán bằng một số phương thức khác nhanh gọn, tiện dụng hơn như thẻ thanh toán quốc tế , dịch vụ kiều hối, séc du lịch.trước tình hình đó trong chiếm lược phát triển hệ thống TTQT giai đoạn 2009-2013, hệ thống TTQT của MB đã không ngừng nghiên cứu và sẽ áp dụng triển khai trong giai đoạn 2009-2013, các hình thức thanh toán sau. Thứ nhất phấn đấu trở thành ngân hàng xác nhận đối với hình thức thanh toán thư tín dụng. Thứ hai thẻ thanh toán quốc tế : Đây là loại thẻ thanh toán trong trường hợp số tiền trong tài khoản là không , thẻ thanh toán quốc tế có thể thanh toán tại hầu hết các nước trên thế giới, đây là loại hình mà MB đang phát triển bởi hình thức này thu hút được rất lớn lượng khách hàng bởi tính tiện lợi và thông dụng của nó. Đối với hoạt động TTQT của MB để thu hút dược khách hàng MB đã thực hiện chính sách, những khách hàng nào sử dụng dịch vụ chỉ phải đóng một số tiền ban đầu dưới mức khởi điểm của ngân hàng ngoại thương việt nam là 12 triệu VND với chính sách ưu đãi như thế thì hình thức thẻ thanh toán quốc tế của MB sẽ thu hút được một số đông khách hàng sử dụng. Thứ ba dịch vụ chuyển tiền kiều hối nhanh đây là dịch vụ thanh toán quốc tế truyền thống, dịch vụ chuyển tiền kiều hối nhanh sử dụng bởi các cá nhân không có quan hệ ngân hàng truyền thống, những người chuyển tiền về quê hương, các khách hàng truyền thống của ngân hàng có nhu cầu dịch vụ chuyển tiền khẩn cấp, dịch vụ này là nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ chuyển tiền quốc tế từ cá nhân đến cá nhân thông qua mạng lưới trên 110.000 đại lý trên thế giới, dịch vụ này mang lại những lợi ích này mang lại như: Với chi phí thấp, khách hàng sẽ nhận được tiền chỉ trong vòng 10 phút từ khi người gửi gửi tiền. Khách hàng có thể nhận tiền VND hoặc ngoại tệ với tỷ giá hấp dẫn nhất Khách hàng được miễn phí khi nhận tiền Không cần khai báo nguồn gôc tiền chuyển về Không phải chịu thuế thu nhập Khách hàng có thể nhận tin nhắn 10 tù miễn phí từ người thân của khách hàng Khách hàng có thể thực hiện các thủ tục rà soát chỉnh sửa một cách đơn giản nhanh chóng. 2.3.3. Đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ TTQT Hoạt động TTQT của MB mới chỉ cung cấp ra thị trường ba hình thức đối với hoạt động hỗ trợ thanh toán quốc tế mới chỉ cung cấp các dịch vụ sau : Bảo lãnh nhận hàng và chiết khấu bộ chứng từ ngoài việc đa dạng hóa các hình thức TTQT, MB còn đề ra các giải pháp đa dạng hóa hơn nữa các hoạt dộng hỗ trợ thanh toán quốc tế như tài trợ xuất khẩu, bao thanh toán, kinh doanh ngoại tệ. Tài trợ xuất khẩu đây là hình thức ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp dưới hình thức tín dụng giúp cho doanh nghiệp có vốn để mua nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, về phía ngân hàng sẽ thu được một khoản phí dich vụ qua đó có thể phục vụ cho doanh nghiệp nhập khẩu một chu trình khép kín về TTQT. Bao thanh toán: Tính đến thời điểm cuối năm 2008 ở việt nam mới chỉ có bốn ngân hàng là ngân hàng ngoại thương việt nam, ACB, Sacombank, Techcombank, và bẩy ngân hàng chi nhánh nước ngoài tại việt nam được ngân hàng nhà nước cho phép cung cấp dịch vụ bao thanh toán ra thị trường với sự nố lực hoạt động của MB đến năm 2008 đã được ngân hàng nhà nước cho phép sử dụng dịch vụ này để dịch vụnayf hoạt động tốt điều quan trọng nhất là có một quy trình thực hiện và năng ực cán bộ của MB đẻ có thể đưa một dịch vụ mới vào hoạt động một cách tốt nhất. Kinh doanh ngoại tệ :đây là dich vụ đẻ ngân hàng tạo nên một quy trình khép kín hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình TTQT hiện nay MB đã chính thức đưa dịch vụ này vào hoạt động để thu hút khách hàng sử dụng các hợp đồng sử dụng quyền chọn mua, bán hoán đối là chính sách hợp lý hạn chế rủi ro. 2.3.4. Đẩy mạnh hoạt động Marketing. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì hoạt động Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiếm lược phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào, chính vì vậy hoạt động marketing của của MB nó chung và hoạt động TTQT phải dặt lên hàng đầu nhằm thu hút thị phần khách hàng tuy nhiên một thực trạng cho thấy hoạt động của phòng TTQT của MB chưa thực sự được chú tâm đúng mức vì vậy cần quan tâm hơn nữa những giải pháp về marketing như điều tra thị trường, tìm kiếm nhu cầu khách hàng, lựa chọn thị tường mục tiêu và làm sáng tỏ thị hiếu nhu cầu của khách hàng, xây dựng mục đích ngẵn hạn-dài hạn để phát triển dịch vụ TTQT. 2.3.5. Đổi mới mức kỹ quỹ và phí dịch vụ Khi mà hoạt động thanh toán quốc tế của cá ngân hàng thương mại việt nam cung cấp ra thị trường với những chính sách hấp dẫn thì mức kỹ quý và phí dịch vụ quyết định sẽ là yếu tố thu hút khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình chính vì vậy một dịch vụ tốt có mức kỹ quỹ, phí dịch vụ phù hợp đồng nghĩa với việc thu hút được khách hàng đến với dịch vụ của mình. Như đã phân tích ở trên thì mức k ý quỹ và phí dịch vụ của MB vẫn ở mức cao so với các ngân hàng có uy tín trên thị trường thanh toán quốc tế, trước những đòi hỏi của thị trường thì MB phải có sự thay đổi về giá đê có thẻ cạnh tranh với các ngân hàng khác trên thị trường nhằm đạt được mục tiêu dặt ra. 2.3.6. Đổi mới chính sách với khách hàng. Khách hàng là một yếu tố sống còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào đối với ngân hàng cũng vậy số lượng khách hàng cũng quyết định sự sống còn cho hoạt động của ngân hàng, chính vì vậy để có một số lượng lớn về khách hàng thì phải có những chính sách nhằm thu hút khách hàng phù hợp. Trong khi đó chính sách lôi cuốn khách hàng của hoạt động TTQT của MB vẫn chưa có những chính sách liên quan trực tiếp của khách hàng bởi lẽ hoạt động này do phòng khách hàng doanh nghiệp phụ trách tuy nhiên phòng khách hàng doanh nghiệp lại chưa có chính sách thu hút khách hàng mà mới chỉ tập chung vào khối khách hàng đã có quan hệ với MB, do đó đe dạt dược mục tiêu đề rta thì phải có những chính sách thu hút khách hàng phù hợp với bối cảnh nền kinh tế như hiện nay các chính sach liên quan đến hoạt động TTQT như cho vay tín dụng ngoại tệ để khách hàng có thể ký quỹ được, đối với khách hàng có quan hệ lâu dài với MB thì phải có nhũng chính schs hỗ trợ như cho vay, ký quỹ.. 2.3.7. Trau dồi trình độ cán bộ TTQT Khách hàng là yếu tố sống còn của doanh nghiệp cũng không kém phần quan trọng chất lượng nguồn nhân lực quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp chính vì vậy phát triển và đào tạo là một phầ quan trọng trong hoạt động của MB, hoạt động thanh toán quốc tế đòi hỏi cán bộ TTQT có nhiệm vụ chuyên sâu với những mục tiêu đề ra phòng đào tạo MB kêts hợp với phòng TTQT có một chính sách phát triển nguồn nhân lực thanh toán quốc tế như sau: Thứ nhất đào tạo nhiệm vụ chuyên sâu việc đào tạo chuyên sâu nó giúp cho cán bộ phòng TTQT hiểu biết được bản chất của tình uống khi làm việc ngoài ra bổ trợ những kiến thức đến vận tải, incoterm2000, bảo hiểm đẻ phục vụ cho hoạt động TTQT một cách tốt nhất. Thứ hai tuyển chọn cán bộ đây là quá trình hết sức quan trọng nó quyết định chất lượng nhân sự của MB chính vì vậy phải kết hợp với phòng đào tạo nhân sự sẽ đem lại cho đội ngũ cán bộ ngân hàng một bô mặt mới Thứ ba tổ chức hội thảo việc tổ chức hội thảo giúp cho cán bộ phòng thanh toán hiểu biêt thêm các tình uống thanh toán trên thế giới từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Thứ tư đào tạo thái độ phục phụ khách hàng sự thoă mãn của khách là cơ sỏ cho sự đánh giá thái độ phục vụ cũng như chất lượng dịch vụ của ngân hàng 2.4. Đề xuất với ngân hàng nhà nước 2.4.1. Khung hệ thống pháp luật với hoạt động TTQT Hiện nay hệ thống các quy chuẩn pháp luật mà hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại, dùng làm nguồn luật điều chỉnh chỉ là những tập quán quốc tế như UCP600, incorterm2000 , luật thống nhất về hối phiếu ..hệ thống các tập quán này không mang tính chất bắt buộc như văn bản pháp lý quốc tế, do vậy khi xảy ra tranh chấp, nếu không có nguồn luật điều chỉnh thì xẽ gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như nước ngoài. Do vậy phái chính phủ và ngân hàng nhà nước, nên kịp tời cho ban hành những văn bản quy phạm pháp luật áp dụng và điều chỉnh hoạt dộng TTQT trong nước. Việc ban hành những văn bản quy phạm pháp luật giúp ngân hàng thương mại việt nam cũng như các ngân hàng nước ngoài có cơ sở pháp lý hoạt dộng trong bối cảnh cam kết của WTO cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động giải pháp này nhằm đảm bảo tính rõ ràng minh bạch có tính thống nhất chung của pháp luật việt nam. 2.4.2. Ổn định chính sách liên quan đến lãi suất ngoại tệ Trong thời điểm vừa qua với sự biến động của lãi suất ngoại tệ đặt biệt là lãi suất của đồng USD của ngân hàng nhà nước, đã gây những khó khăn trong việc mua bán ngoại tệ để phục vụ hoạt động xuất nhập khảu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải mua với giá cao nhiều hơn biên độ cho phép 2% Do vậy trong thời gian tới phải đề nghị ngân hàng nhà nước có chủ trương điều hành thị trường một cách linh hoạt và đảm bảo sự ổn định giúp cho doanh nghiệp vưng tâm hoạt động , tránh bị ảnh hưởng bởi lãi suất ngoại tệ. Trong thời gian qua các doanh nghiệp thích gửi ngợi tệ có kỳ hạn vì lãi suấtt cao và tỷ giá ổn định , doanh nghiệp cũng thích vay vốn ngoại tệ vì lãi suất thấp và tỷ giá ổn định do vậy việc áp dụng biện pháp tiền tệ phù hợp ( tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng điều kiện vay vốn ngoại tệ, quy định lãi suất trần huy động ngoại tệ..) để đưa lãi suất tiền gửi bằng USD về mặt bằng hợp lý cần thiết. khi điều hành lãi suất, mỗi quan hệ giữa tỷ giá , lãi suất ngoại tệ và lãi suất nội tệ luôn phải được nghiên cứu, điều hành đồng bộ với ba mục tiêu sau -Kiềm chế lạm phát -Giảm thâm hụt thương mại -Tăng sự hấp dẫn của tiền đồng Điều hành đồng bộ lãi suất tiền VND và lãi suất ngoại tệ là bienj páp tích cực để phòng chống USD hóa đồng thời tăng tính hấp dẫn của tiền đồng trong bối cảnh kinh tế vĩ mô đang diễn biến phức tạp nhưe hiện nay ngoài ra ổn định về tỷ giá cũng là yêu cầu dặt ra với chính phủ 2.4.3. Hoàn thiện cơ chế đưa đồng tiền việt nam tham gia vào thanh toán xuất khẩu Theo định hướng của chính phủ và ngân hàng nhà nước, đến năm 2013 cơ chế đưa đồng tiền việt nam vào tham gia vào thanh toán xuất khẩu sẽ được xây dựng đây là mục tiêu được dặt ra trong đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền việt nam, vừa được chính phủ phê duyệt hiện tại tính chuyển dổi của đồng VND trên thế giới rất hạn chế nên việc đưa vào thanh toán xuất nhập khẩu rất khó khăn Do vậy trong giai đoạn đầu của đề án cũng đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao tính chuyển đổi của VND, theo dó ngân hàng nhà nước việt nam phải xây dựng lại hệ thống lái suất chủ đạo để định hướng lãi suất thị trường, đồng thời đổi mới chính sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa nhiều hơn và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Về mục tiêu khắc phục tình trạng USD hóa đề án phải đưa lộ trình tưng bước và dặt ra yêu cầu nâng cao hiệu lực pháp lý, của các quy định về quản lý ngoại hối thu hẹp tiến tới xóa bỏ niêm yết, định giá , thanh toán bằng ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ trái phép, xóa bỏ các chính sách gây tâm lý đô la hóa. Do vậy trong giai đoạn 2009-2010 phía ngân hàng nước nên bám sát quan tâm đến lộ trình hoàn thiện cơ chế này nếu như đề án này thành công thì các doanh nghiệp xuất nhập khảu việt nam có rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của mình đồng thời không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thanh toán liên quan đến nguồn ngoại tệ khác. KẾT LUẬN Trên thế giới, trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia độc lập thường xuyên phải tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, ngoại giao...trong đó, quan hệ kinh tế thường chiếm vị trí quan trọng và là cơ sở cho các mối quan hệ quốc tế khác. Quá trình tiến hành các hoạt động nêu trên, tất yếu nảy sinh những nhu cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia. Từ đó đặt ra nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế. Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì thanh toán quốc tế đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các NHTM. Trong quá trình phát triển, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng nảy sinh những vấn đề cần được nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp cho hoạt động này phát triển. Trên cơ sở thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Quân đội, vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được, trong chuyên đề này em đã đề cập đến các nội dung: 1. Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội, từ đó đánh giá những kết quả đạt được đồng thời tìm ra các hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này. 2. Qua phân tích, đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại MB Mặc dù đã cố gắng nhưng vì vốn kiến thức tích luỹ của cá nhân em chưa thật sâu sắc và thiếu kinh nghiệm thực tế nên bản chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thầy cô giáo đóng góp ý kiến cho bài viết được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo- Tiến sỹ Đàm Quang Vinh đã hướng dẫn em rất tận tình. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị cán bộ Ngân hàng đã giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Xuân Trình, năm 1998, Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB giáo dục- Trường đại học ngoại thương Hà Nội. 2. Phan Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thảo, năm xuất bản 2007, Giáo trình ngân hàng thương mại Quản trị và nghiệp vụ, nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. 3. Nguyễn Văn Tiến, năm xuất bản 2007, giáo trình thanh toán quốc tế, NXB thống kê. 4. Frederic S. Mishkin, năm 2001, giáo trình tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB khoa học và kỹ thuật. 5. Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ. 6. Báo cáo thường niên của MB các năm 2007, 2008, 2009. 7. Hướng dẫn nghiệp vụ TTQT tại MB. 8. Các tạp chí, báo: Tạp chí Ngân hàng, Thị trường tài chính. MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH BẢNG BIỂU Hình 1.1. Tổng số vốn huy động của MB 12 Hình 1.2. Tỷ trọng của các phương thức TTQT của 27 Hình 1.3. Thị phần thanh toán quốc tế của MB từ 2005-2009 28 Hình 1.4. Số lượng ngân hàng đại lý có mối quan hệ với MB 32 Bảng 1.1. Các công ty liên quan 9 Bảng 1.2. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quân Đội 11 Bảng 1.3. Chất lượng nợ cho vay của MB 13 Bảng 1.4. Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Quân Đội 14 Bảng 1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội 15 Bảng 1.6. Doanh số thanh toán của các phương thức TTQT của MB 22 Bảng 1.7. Doanh thu từ hoạt động tín dụng trong TTQT MB 23 Bảng 1.8. Doanh số từ hoạt động chuyển tiền trong TTQT 24 Bảng 1.9. Doanh số từ hoạt động nhờ thu 25 Bảng 1.10. Doanh thu tổng chi phí dịch vụ hoạt động TTQT của MB 25 Bảng 1.11. Mức phí trung bình dịch vụ TTQT của MB, VCB, BIDV 29 Bảng 1.12. Quan hệ đại lý với các NH nước ngoài của MB. 30 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Hà Nội, ngày …… tháng ….. năm 2010 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Hà Nội, ngày …… tháng ….. năm 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26849.doc
Tài liệu liên quan