Mở rộng thị trường là một tất yếu khách quan đối với các quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Mở rộng thị trường không những nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường thu ngoài tệ phát triển nền kinh tế mà còn nâng cao vị thế của quốc gia trên thị trường thế giới.
Mở rộng thị trường của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động sản xuất xuất khẩu rau quả sẽ mở rộng quy mô hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tận dụng được nguồn tài nguyên quốc gia. Qua quá trình tìm hiểu về hoạt động mở rộng thị trường tại Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không, em nhận thấy hoạt động mở rộng thị trường tại công ty đã đạt được một số kết quả nhất định: hoạt động mở rộng thị trường theo chiều sâu ngày càng hiệu quả số lượng thị trường mới tiềm năng ngày càng tăng, kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu rau quả năm sau cao hơn năm trước. Song vẫn còn những mặt hạn chế lớn cần được khắc phục đó là vấn đề nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, tiêu chuẩn chất lượng khi tham gia các thị trường nước ngoài, công tác mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu, đa dạng hóa sản phẩm. Điều này sẽ là những yếu tố gây cản trở lớn tới hoạt động sản xuất xuất khẩu rau quả của công ty trong thời gian tới. Hy vọng rằng với những cố gắng và chiến lược đúng đắn, thị trường xuất khẩu của Công ty sẽ ngày càng được mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu.
100 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại công ty cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng Không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc coi là một biện pháp để doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tận dụng được lợi thế thích tiêu dùng hàng trong nước sản xuất của người tiêu dùng hiện nay, giảm bớt sự cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước sẽ giúp cho doanh nghiệp quảng bá được sản phẩm tới người tiêu dùng, tạo lập uy tín doanh nghiệp trong hệ thống các doanh nghiệp sản xuất chế biến rau quả trong nước từ đó xây dựng được một thương hiệu sản phẩm mạnh. Vì vậy, sự thiếu quan tâm đến thị trường trong nước sẽ tác động không nhỏ tới khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.
Những năm đầu tham gia hoạt động sản xuất chế biến rau quả Công ty đã từng phân phối sản phẩm tại một số hệ thống các siêu thị trong nước song xuất phát từ những khó khăn về đội ngũ tham gia và giám sát hoạt động phân phối sản phẩm tại các siêu thị nên việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường dần bị bỏ ngỏ. Đến nay Công ty chỉ tiến hành sản xuất chế biến xuất khẩu rau quả ra thị trường nước ngoài mà không tiến hành tiêu thụ phân phối ra thị trường trong nước. Điều này làm cho tên tuổi của Công ty ít được biết đến trên thị trường và trở nên xa lạ đối với người tiêu dùng trong nước.
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨURAU QUẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG
3.1. Phương hướng và triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2010
3.1.1. Phương hướng
Theo quyết định số 52/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 đã đã xác định phương hướng phát triển như sau:
- Tiếp tục chương trình phát triển rau, quả và hoa cây cảnh trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng (nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới) của các vùng. Kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có với trồng mới theo hướng sản xuất chuyên canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
- Tập trung phát triển các loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, trong đó có một số loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu như: chuối, dứa, nhãn, thanh long, xoài, bưởi, vải, vú sữa...
- Gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh sản xuất và chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Trong thời gian tới, đối với rau quả và hoa cây cảnh cần chú trọng đến thị trường Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật; còn đối với hồ tiêu cần chú trọng đến thị trường Châu Âu.
- Sản xuất rau hoa quả phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu ngay tại thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thời kỳ 2010-2020, ngoài đáp ứng nhu cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD/năm.
3.1.2. Thách thức và triển vọng mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả trong thời gian tới
3.1.2.1. Thách thức và triển vọng của ngành rau quả Việt Nam
Thách thức
Sau một năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đánh dấu những bước chuyển mình mạnh mẽ . Những con số kỷ lục của nền kinh tế lần lượt được lập lên: kim ngạch xuất khẩu đạt 48,83 tỷ USD với 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 60,83 tỷ USD; vốn đầu tư nước ngoài đạt 20,3 tỷ USD. (Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp 12/2007). Điều này cho thấy, cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp theo sẽ được mở rộng ra rất lớn. Song để nắm bắt được những cơ hội này, nền kinh tế Việt Nam cũng đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức để có được sự tăng trưởng bền vững trong tương lai. Đối với nền kinh tế nói chung và ngành sản xuất xuất khẩu rau quả nói riêng việc gia nhập WTO đang đặt ra những thách thức và cơ hội mới, đó là:
- Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong ngành nông sản nói chung và doanh nghiệp trong ngành rau quả nói riêng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Bởi khi gia nhập WTO, mức thuế nhập khẩu nông sản giảm xuống bình quân còn 20,9%, trợ cấp xuất khẩu nông sản bị bãi bỏ, các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất khẩu hàng hóa đặc biệt rau quả Việt Nam phải cạnh tranh với rau quả của Trung Quốc, Thái Lan vốn là những thương hiệu có tiếng trên thế giới. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất rau quả Việt Nam hiện nay lại yếu về tài chính, thiếu hiểu biết về luật lệ quốc tế nên việc thu thiệt là khó tránh khỏi.
- Gia nhập WTO, thị trường xuất nhập khẩu nông sản thế giới được tổ chức chặt chẽ, phần lớn do các hệ thống siêu thị đa quốc gia khống chế, nên xuất khẩu rau quả của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia chuỗi phân phối này. Trong đó, để tham gia và chuỗi phân phối trên, rau quả Việt Nam cần đảm bảo 4 yếu tố đó là: giống cây phải có chứng chỉ xác nhận nguồn gốc và việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ chu trình nông nghiệp an toàn GAP (Good Agricultural Practices); tổ chức bảo quản, sơ chế, chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đúng quy cách, mẫu mã, màu sắc theo các chứng chỉ quốc tế, số lượng cung ứng đủ để đáp ứng các đơn hàng lớn, dài hạn, chính xác về thời gian giao hàng, giá phải rẻ để yểm trợ cho cạnh tranh. Bốn yêu cầu này liên kết thành một mạch từ sản xuất đến xuất khẩu, đó là một đòi hỏi cao đối với rau quả Việt Nam hiện nay.
Triển vọng
Gia nhập WTO, thị trường rau quả sẽ được mở rộng ra 150 nước thành viên và các nước khác. Ngành rau quả sẽ có điều kiện tăng cường quan hệ, liên doanh, liên kết để học tập, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ tiến tiến trong sản xuất, chế biến, quản lý do đó năng lực cạnh tranh của ngành rau quả Việt Nam sẽ được nâng cao, mở rộng khả năng tiếp cận và tìm kiếm đối tác cho sản phẩm.
Theo Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới đang có xu hướng tăng dần, bình quân tăng 3,6%/ năm nhưng mức cung chỉ tăng 2,8%/năm. Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu rau quả trong đang tăng lên, tiềm năng cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam là rất lớn.
Trong những năm tới, Trung Quốc vẫn là thị trường có nhiều tiềm năng phát triển đối với rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Đây thị trường lớn, dễ thâm nhập, yêu cầu về chất lượng không quá cao, nhu cầu tiêu dùng của cư dân cũng rất đa dạng. Thị trường Nhật Bản vẫn là những khu vực đầy tiềm năng của nhiều loại rau quả như bắp cải, dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, dứa, cà chua, thanh long, tỏi, hoa… những mặt hàng mà Việt Nam có năng lực sản xuất khá dồi dào.
Triển vọng của Việt Nam sang khu vực Bắc Mỹ là rất lớn, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ. Kể từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam và Hoa Kỳ xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Hoa Kỳ trở nên dễ dàng hơn. Nhờ được hưởng quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN), thuế nhập khẩu đã giảm đáng kể. Ngoài ra tại khu vực này, mặc dù giá rau quả Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh lớn của rau quả các nước Achentina, Chi lê, Ecuador song trong thời gian tới rau quả Việt Nam vẫn có cơ hội mở rộng rất lớn bởi một số mặt hàng như nhãn, vải, thanh long… và sản phẩm đóng hộp là những loại hoa quả nhiệt đới rất hiếm, khó trồng ở đây trong khi phải nhập khẩu với khối lượng lớn từ một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Khu vực Châu Âu cũng đang có xu hướng tăng cường nhập khẩu các loại quả nhiệt đới trong đó Đức, Pháp, Hà Lan, Italia, Anh, Thụy Sĩ là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Bên cạnh đó, Nga cũng là một thị trường mà Việt Nam sẽ hướng tới xuất khẩu mạnh. Bởi tại thị trường Nga, Việt Nam được hưởng chế độ GSP của Nga nên chính sách thuế không đặt ra áp lực cạnh tranh đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này. Thị trường Nga trước mắt và lâu dài còn cần nhiều hàng nông sản, rau, trái cây vùng nhiệt đới. Việt Nam có nhiều cơ hội có thể chiếm lĩnh được thị trường khu vực Viễn Đông của Nga. Vấn đề đặt ra là cách thức tổ chức sản xuất và xuất khẩu rau quả từ lúc chọn giống, cách trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển nội địa, giao hàng lên tàu lạnh của rau quả Việt Nam có đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
3.1.2.2. Thách thức và cơ hội mở rộng thị trường của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không
Thách thức
Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một các nhanh chóng trở thành xu thế phát triển của mọi quốc gia và doanh nghiệp. Đối với Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không hội nhập trở thành sự lựa chọn tất yếu cho sự phát triển của công ty. Việt Nam gia nhập tổ chức WTO là một cơ hội lớn của để công ty mở rộng sản xuất, tham gia vào một thị trường cạnh tranh bình đẳng rộng lớn nhưng cũng có quá nhiều thách thức đặt ra cho công ty. Thách thức đặt ra đối với Công ty trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là:
Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng áp lực cạnh tranh đối với công ty. Thương mại quốc tế ngày càng phát triển tạo thành một xu hướng các quốc gia hướng tới. Do đó, các quốc gia ngày càng mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng hóa đồng thời nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu nâng cao vị thế của quốc gia mình. Trong bối cảnh đó, ngành rau quả Việt Nam nói chung và hoạt động sản xuất xuất khẩu rau quả của Công ty nói riêng sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trên cùng một thị trường và giữa các mặt hàng với nhau. Những đối thủ này thường có tiềm lực kinh tế lớn, công nghệ hiện đại trong khi đó tiềm lực công ty còn hạn chế, công nghệ sản xuất chế biến còn lạc hậu so với công nghệ tại các nước, trình độ đội ngũ lao động đặc biệt là đội ngũ hoạt động trong công tác xuất khẩu, xúc tiến thương mại còn yếu kém về nghiệp vụ, chuyên môn.
Các biện pháp bảo hộ nền kinh tế trong nước tại các quốc gia ngày càng gia tăng và tinh vi hơn, hệ thống các rào cản kỹ thuật ngày càng chặt chẽ là yếu tố gây sức ép đối với các sản phẩm của Công ty trong điều kiện Công ty vẫn chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế như SA8000, HACCP, ISO 9000….
Hiện nay, rau quả xuất khẩu Việt Nam nói chung và rau quả chế biến của Công ty nói riêng gặp phải sự cạnh tranh rất lớn của hai đối thủ là Trung Quốc và Thái Lan. Trong đó, các sản phẩm của Công ty thường cạnh tranh với hàng Trung Quốc về giá và cạnh tranh với Thái Lan về chất lượng. Đây là thách thức lớn đặt ra đối với Công ty khi hai đối thủ lớn này đều có kinh nghiệm và tạo ra lợi thế riêng có của quốc gia mình.
Cơ hội
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã đặt ra không ít những thách thức nhưng đồng thời cũng đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho ngành rau quả Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không nói riêng. Đó là:
- Gia nhập WTO, Việt Nam được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi so với thời điểm trước khi gia nhập từ các nước thành viên. Điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm rau quả của công ty trên thị trường, sản phẩm rau quả sẽ được cạnh tranh bình đẳng hơn trước trên thị trường xuất khẩu của các nước thành viên WTO bởi nguyên tắc cơ bản của WTO là thương mại không có sự phân biệt đối xử.
- Quy mô thị trường sẽ được mở rộng với sức tiêu thụ mạnh tạo điều kiện cho Công ty mở rộng thị trường, có nhiều lựa chọn về thị trường, đối tác, tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm phát triển của các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, lượng đầu tư vào trong nước tăng cùng với xu thế hội nhập kinh tế của đất nước làm tăng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hệ thống chính sách thông thoáng…là thuận lợi lớn để Công ty đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu, tìm kiếm sự hợp tác kinh doanh và nguồn lực cho sản xuất.
- Hiện tại, hai đối thủ cạnh tranh lớn của rau quả Việt Nam là Trung Quốc và Thái Lan đang giảm số lượng về hàng hóa xuất khẩu rau quả chế biến do có những thay đổi về cơ cầu kinh tế trong nước. Đây sẽ là cơ hội để rau quả Việt Nam và rau quả chế biến của Công ty đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu, chiếm lĩnh thị phần, tham gia vào chuỗi cung ứng lớn của tập đoàn kinh tế trên thế giới, từng bước xây dựng thương hiệu và tạo chỗ đứng cho rau quả của Công ty trên thị trường thế giới.
- Tại thị trường Nhật Bản, rau quả của Trung Quốc (quốc gia xuất khẩu rau quả lớn nhất tại Nhật Bản) xuất khẩu đang giảm sút mạnh. Nguyên nhân của tình trạng này là do bên liên tục phát hiện dự lượng hóa chất trong sản phẩm nhập khẩu từ Trung quốc quá mức cho phép khiến người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng lo ngại và hạn chế tiêu dùng rau quả của Trung Quốc. Đây sẽ là một cơ hội lớn cho rau quả Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đồng thời cũng là cơ hội để Công ty tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang thị trường này theo mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty là mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vào năm 2010.
3.2. Phương hướng và mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không
3.2.1. Phương hướng
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong thời gian tới ở thế ổn định, phát triển vững chắc, một trong những vấn đề rất quan trọng là xây dựng được chiến lược, phương hướng thị trường trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức WTO. Vấn đề đặt ra cho Công ty trong thời gian tới là xác định được mặt hàng rau quả sản xuất kinh doanh chiến lược mang tính tiềm năng lâu bền, thị trường cung ứng cũng như thị trường tiêu thụ ổn định có khả năng phát triển mạnh trong tương lai.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng thị trường cũng như các mặt hàng kinh doanh chiến lược đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong tương lại, Công ty đã đề ra phương hướng phát triển, mở rộng thị trường gia đoạn 2010 – 2015 như sau:
- Tiếp tục kinh doanh những mặt hàng truyền thống mà Công ty đã có kinh nghiệm, có bạn hàng ổn định, luôn tin cậy lẫn nhau. Đó là những thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhu cầu không ngừng phát triển. Đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để mở rộng hơn nữa thị phần trên các thị trường, tạo được lòng tin của người tiêu dùng từ đó đẩy mạnh phát triển sang các thị trường khác.
- Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh phù hợp với nhu cầu, mang tính chất lâu dài tại các thị trường Liên Bang Nga, Mông Cổ, Đức, Mỹ…
- Củng cố phát triển xuất khẩu rau quả chế biến, ổn định vững chắc thị trường truyền thống Mông Cổ, Liên bang Nga đồng thời từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu sang Nhật, Mỹ và các nước Đông Âu. Nâng cấp văn phòng đại diện của Công ty ở Moscow thành Chi nhánh Công ty tại Moscow – Liên bang Nga, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ xúc tiến thương mại, trực tiếp kinh doanh những mặt hàng, thực hiện quảng bá và khuyếch trương thương hiệu sản phẩm của AIRSERCO, tiến tới xây dựng hệ thống đại lý phân phối sản phẩm của Công ty tại thị trường này.
- Xúc tiến tìm kiếm và chiếm lĩnh thị trường nội địa, thị trường nước ngoài, từng bước xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống Chi nhánh ở trong và ngoài nước nhằm xây dựng mạng lưới phấn phối sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm khai thác vùng nguyên liệu đảm bảo cung cấp cho xuất khẩu, tiến hành liên kết doanh nghiệp tìm hiểu thông tin thị trường.
3.2.2. Mục tiêu xuất khẩu rau quả của công ty giai đoạn 2010 - 2015
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu, Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không đã xây dựng mục tiêu phát triển xuất khẩu giai đoạn 2010 - 2015 như sau:
Lợi nhuận sau thuế hàng năm tăng trung bình từ 10 – 15% một năm.
Năm 2010, Công ty phấn đấu kim ngạch xuất khẩu rau quả trên 2 triệu USD, những năm tiếp theo kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 20 -25% một năm.
Đến năm 2015, xây dựng khu chuyên canh sản xuất nguyên liệu phục vụ cho quá trình chế biến và xuất khẩu nhằm chủ động về nguồn nguyên liệu, đảm bảo khả năng cung ứng khối lượng lớn cho hoạt động xuất khẩu. Cụ thể, Công ty sẽ tiến hành: một phần xây dựng khu chuyên canh trên cơ sở thuê đất canh tác, hợp tác và hỗ trợ với hộ nông dân tại các vùng nguyên liệu về kỹ thuật, vốn để đảm bảo nguồn cung ứng ổn định cho quá trình sản xuất; một phần tiến hành hoạt động canh tác trên mảnh đất rộng 80.000 m2 với thời hạn thuê 35 năm tại xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Đa dạng hóa sản phẩm rau quả chế biến và đóng hộp có khả năng cạnh tranh như dưa chuột, dứa khoang đóng hộp, nấm, đậu Hà Lan… để mở rộng hơn nữa thị phần của Công ty tại các thị trường truyền thống có nhu cầu nhập khẩu cao.
Đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới, có tiềm năng trong đó mục tiêu tới năm 2010 mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với mục tiêu đạt kim ngạch từ 500 nghìn USD trở lên.
Phát triển thương hiệu AIRSERCO trở thành một thương hiệu mạnh về sản xuất và xuất khẩu rau quả lớn của đất nước.
3.3. Một số giải pháp và đề xuất nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không
3.3.1. Đề xuất đối với nhà nước
3.3.1.1.Tiến hành rà soát, quy hoạch các vùng sản xuất quy mô lớn để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu
Nguyên liệu là vấn đề đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả hiện nay. Thiếu nguyên liệu dẫn tới khả năng sản xuất không hết công suất, gây lãng phí nguồn lực. Doanh nghiệp xuất khẩu rau quả khi thiếu nguyên liệu vừa phải đối mặt với tình trạng thiếu sản phẩm cung ứng theo hợp đồng ngoại thương, gây mất uy tín và sự tin cậy của khách hàng đối với công ty, tiềm ẩn nguy cơ mất thị trường. Mặt khác, doanh nghiệp còn đối mặt với tình trạng khi nguồn nguyên liệu không ổn định, để đảm bảo hợp đồng doanh nghiệp khi không chủ động trong nguyên liệu sẽ thu mua nguyên liệu ở nhiều nơi khác nhau do đó vừa mất công sức mà chất lượng sản phẩm lại không đồng đều ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh, vị trí tại các thị trường đã chiếm lĩnh.
Nguyên nhân của tình trạng thiếu nguyên liệu hiện nay lại do vấn đề quy hoạch các vùng sản xuất. Việc quy hoạch không hợp lý giữa các vùng sản xuất và các nhà máy chế biến đã dẫn tới tình trạng thiếu nguyên liệu ở nơi này nhưng lại thừa nguyên liệu ở nơi khác, khi nguyên liệu được mang tới thì chất lượng sản phẩm lại không đảm bảo hay có những vùng sản xuất có nhu cầu cung cấp lớn nhưng nhà máy chế biến lại rất xa hoặc chưa xây dựng. Trong khi đó, rau quả là những sản phẩm không để được lâu, dễ hư hại nếu không được bảo quả đúng quy cách. Hiện tượng cung không đủ cầu đang là vấn đề lớn của rau quả xuất khẩu hiện nay. Do đó, để có thể phát triển rau quả xuất khẩu một cách hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu công tác quy hoạch của nhà nước trong thời gian tới cần tiến hành theo hướng:
- Quy hoạch các vùng sản xuất dựa và lợi thế của từng khu vực và địa phương đảm bảo tạo thêm nhiều việc làm và ổn định đời sống của người dân trong vùng. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho sản xuất phát triển hiệu quả dựa trên những kinh nghiệm sản xuất của địa phương và những điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp. Đồng thời trong công tác quy hoạch, nhà nước cần áp dụng các biện pháp nhằm khuyến khích nông dân cùng tập trung sản xuất thành một vùng chuyên canh lớn. Một số biện pháp được nêu ra ở đây đó là: cung cấp giống ban đầu cho người nông dân, có công tác kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất, hỗ trợ người nông dân về kỹ thuật, phương thức canh tác thâm canh tổng hợp, tìm đầu ra cho sản phẩm thông qua phương thức gắn nhà máy, doanh nghiệp với vùng chuyên canh…. Đặc biệt, hiện nay khi quá trình đô thị hóa diễn ra ngày một mạnh mẽ, diện tích canh tác nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp thì việc phát triển, quy hoạch các vùng chuyên canh cần tập trung vào vấn đề tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất nông nghiệp theo phương pháp hiện đại áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt mang lại giá trị kinh tế cao. Khi hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau quả xuất khẩu nói riêng bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ tạo điều kiện cho nhiều thành phần tham gia hoạt động sản xuất, tiến hành hợp tác và xây dựng thành một vùng chuyên canh rộng lớn. Đối với các vùng nguyên liệu phân tán thì nhà nước nên phát triển hệ thống chế biến vừa và nhỏ để đảm bảo chế biến và bảo quản tại chỗ sau đó cung cấp bán thành phẩm cho các cơ sở chế biến công nghiệp có công suất lớn, tạo ra hệ thống nhiều tầng công nghệ có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
- Các vùng chuyên canh cần được quy hoạch sản xuất theo phương thức sản xuất hàng hóa, chất lượng đồng đều, sản lượng thu hoạch lớn, tránh hiện tượng trong một vùng sản xuất có quá nhiều các loại cây trồng khác nhau, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của xuất khẩu. Cụ thể, khi xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh cần tiến hành chọn lọc loại cây trồng dựa vào lợi thế của từng khu vực, địa phương, tiến hành sản xuất thử trên quy mô nhỏ để thấy được hiệu quả kinh tế rồi mới đưa vào sản xuất đại trà theo hướng phát triển hợp lý.
- Quy hoạch gắn liền với xây dựng và nâng cấp hạ tầng cơ sở vật chất. Vùng sản xuất rau quả khi được hình thành và phát triển không những đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mà còn nâng cao đời sống người nông dân. Xây dựng cơ sở vật chất tại các vùng chuyên canh bao gồm hai vấn đề. Một là, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất bao gồm hệ thống: kênh mương, hồ chứa nước, hệ thống để điều… để đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất đồng thời hạn chế những bất lợi do thiên tai gây ra. Hai là, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc vận chuyển hàng rau quả từ vùng nguyên liệu tới nơi chế biến và xuất khẩu đó là: hệ thống giao thông, bến cảng, cửa khẩu… Bên cạnh đó, việc đầu tư cho cơ sở vật chất tại các vùng sản xuất còn thúc đẩy việc thu hút đầu tư nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp, vừa có tác dụng giảm bớt nguồn chi ngân sách nhà nước vừa tạo động lực cho sự phát triển ngành nông nghiệp.
3.3.1.2. Nhà nước cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đối với ngành hàng rau quả
Xúc tiến thương mại là hoạt động cần thiết, giữ vai trò quan trọng và quyết định tới việc đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Trong quá trình xuất khẩu, xúc tiến thương mại giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường nhanh hơn và chính xác hơn từ việc thu thập thông tin về thị trường thông qua các đại sứ quan, cục xúc tiến thương mại, hệ thống văn phòng đại diện tại nước ngoài. Để mở rộng chiếm lĩnh và tạo vị thế cho rau quả của Việt Nam trên thị trường thế giới, công tác xúc tiến thương mại cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Tiếp tục tổ chức và đẩy mạnh hơn nữa việc tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác kinh doanh đặc biệt Việt Nam nên chủ động tổ chức các cuộc triển lãm, hội chợ với tư cách là chủ nhà, nên tạo thành một hoạt động thường niên, đồng thời chủ động gửi giấy mời tham dự tới các đối tác có nhu cầu nhập khẩu rau quả. Bên cạnh đó, nhà nước cũng nên tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc tham gia hội chợ, triển lãm đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nước ngoài đưa sản phẩm của mình sang tham gia hội chợ triển lãm tổ chức tại Việt Nam như hỗ trợ thuê địa điểm diễn ra hội chợ, triển lãm; đơn giản hóa các thủ tục cho các doanh nghiệp trong khâu đưa sản phẩm đi triển lãm ở nước ngoài hay các doanh nghiệp nước ngoài mang sản phẩm đến triển lãm tại Việt Nam… Thông tin về hội chợ triển lãm cần được thông báo trên các phương tiện truyền thông về chương trình hội chợ, triển lãm và thông báo trực tiếp tới từng doanh nghiệp.
- Tổ chức các hội nghị và diễn đàn đối với các doanh nghiệp, nông dân rau quả nhằm cung cấp các thông tin, giới thiệu về các thị trường, nhu cầu, chính sách, quy định nhập khẩu, tiêu chuẩn chất lượng tại các thị trường để doanh nghiệp có chiến lược phát triển thị trường hiện tại và định hướng mở rộng thị trường tiềm năng. Qua hội nghị và diễn đàn, nhà nước và các ban ngành sẽ có những trao đổi và trực tiếp lấy ý kiến của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và xuất khẩu từ đó đề ra những biện pháp, chính sách, hỗ trợ, phát triển phù hợp với thực tiễn để đẩy mạnh công tác mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả.
- Thành lập và mở rộng các cơ quan thương vụ ở nước ngoài để thu thập thông tin, dự báo về ngành hàng, tìm kiếm đối tác đặc biệt là các thông tin về quy định xuất nhập khẩu, về mặt hàng nhập khẩu, giá cả, thị hiếu khách hàng. Các cơ quan thương vụ sẽ cung cấp đầy đủ thông tin một cách nhanh nhất và thường xuyên tới doanh nghiệp, tư vấn cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, hợp tác kinh doanh với nước ngoài và là cầu nối quan trọng trong trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế với các quốc gia trên thế giới để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa và mở rộng thị phần, thị trường của rau quả Việt Nam trên thế giới. Theo đó, Việt Nam nhanh chóng hoàn thành chiến lược tổng thể về hội nhập và tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại song phương. Đặc biệt là đàm phán các hiệp định song phương với Hoa Kỳ, EU, Nhật, Trung Quốc về kiểm dịch động, thực vật và công nhận lẫn nhau về các cơ sở kiểm tra, cấp giấy chứng nhận về chất lượng cho rau quả Việt Nam.
3.3.1.3. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp rau quả
Gia nhập WTO, các hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp dần bị xóa bỏ cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Do đó, để có những hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu rau quả nói riêng hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp của nhà nước cần tập trung vào việc cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu về thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tín dụng. Trong đó, hướng hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất xuất khẩu rau quả cần tập trung vào các vấn đề:
+ Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và đội ngũ các nhà khoa học tại các viện và trung tâm nghiên cứu trong việc: nghiên cứu các giống cây trồng đảm bảo chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến hàng hóa vừa đơn giản, chi phí không quá cao để đảm bảo sản phẩm được bảo quản trong thời gian dài, đủ đáp ứng nhu cầu vận chuyển tiêu thụ và có khả năng cạnh tranh. Đặc biệt trong công tác nghiên cứu giống cây cần đầu tư vào việc áp dụng các công nghệ sinh học để tiến hành lai tạo giống tạo ra nhiều loại giống mới cho sản lượng cao, kích thước lớn, đồng đều mà vẫn giữa được hương vị thơm ngon. Bên cạnh đó, nhà nước cần hỗ trợ cho doanh nghiệp để xây dựng các cơ sở sản xuất với thiết bị chuyên dùng tiên tiến sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển trong mọi điều kiện tự nhiên vẫn giữ được nguyên chất.
+ Xây dựng và hỗ trợ vận hành các trung tâm giao dịch rau quả là nơi tập kết, lựa chọn, bảo quản, đóng gói rau quả cho xuất khẩu và cả thị trường trong nước. Đây không chỉ là giải pháp tình thế cho vấn đề thiếu nguyên liệu cho sản xuất trong điều kiện việc quy hoạch giữa các vùng chuyên canh sản xuất rau quả với các nhà máy chế biến và xuất khẩu rau quả chưa hợp lý, thiếu đồng bộ. Xây dựng và vận hành trung tâm giao dịch giúp doanh nghiệp và những người nông dân trồng rau quả được tiếp cận với nhau trên cơ sở hợp tác kinh doanh có lợi, giảm thiểu rủi ro. Về lâu dài, hình thành trung tâm giao dịch sẽ tạo dựng được một chuỗi cung ứng sản phẩm theo dây chuyền, hướng tới cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp và hơn hết trong công tác mở rộng thị trường sẽ giúp thu hút được các đối tác nước ngoài tham gia. Doanh nghiệp và người nông dân khi tham gia vào trung tâm vừa có điều kiện thuận lợi để tiếp cận với các đối tác nước ngoài, tìm hiểu nhu cầu của họ vừa giảm thiểu chi phí trong công tác quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp đặc biệt là giảm thiểu rủi ro trong thanh toán. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần đầu tư phát triển cho hệ thống các chợ đầu mối, để tập trung nguồn hàng một cách nhanh chóng, đáp ứng được khối lượng hàng hóa lớn cho sản xuất chế biến và xuất khẩu.
Đồng bộ với việc quy hoạch xây dựng chợ đầu mối và trung tâm giao dịch là xây dựng và quy hoạch các kho bãi chứa hàng, kho lạnh để bảo quản rau quả xuất khẩu, chủ động nguồn hàng.
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả. Doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực rau quả phần lớn đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tài chính không lớn, chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường thế giới do đó các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong vấn đề xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường xuất khẩu. Do đó, trong thời gian tới nhà nước nên áp dụng hơn nữa mức lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và xuất khẩu rau quả hay có chính sách hỗ trợ tài chính để các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp xuất khẩu rau quả vay vốn với mức lãi xuất ưu đãi.
3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
3.3.2.1.Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các vùng nguyên liệu
Để đảm bảo nguồn cung cho quá trình sản xuất chế biến, Công ty cần kết hợp với vùng nguyên liệu trong việc đảm bảo nguồn cung cho sản xuất, giống cây để đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được những nhu cầu khách hàng và khả năng cung ứng sản phẩm đúng thời hạn. Theo đó, Công ty sẽ tiến hành hợp tác và hỗ trợ một phần đối với nơi cung ứng nguyên liệu về giống, phân bón để vừa đảm bảo nguồn cung ổn định mặt khác lại theo dõi được quá trình sản xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với khả năng của công ty. Cụ thể, đối với các vùng nguyên liệu gần như dứa ở Đồng Gia (Bắc Giang); dưa chuột ở Hưng Yên, Lý Nhân (Hà Nam); cà chua ở Hà Nam, Bắc Giang; ngô ngọt ở Hà Nam, Bắc Giang, Hưng Yên, Công ty cần tạo lập mối quan hệ làm ăn lâu dài, chủ động tạm ứng tiền mua nguyên liệu trước mùa vụ, thường xuyên cử cán bộ tới vùng nguyên liệu để kiểm tra, theo dõi chất lượng sản phẩm. Đối với các vùng nguyên liệu xa như nhập khẩu nấm, đậu Hà Lan tại Trung Quốc, Công ty cần cử cán bộ đi công tác, tìm kiếm nguồn nguyên liệu đồng thời liên hệ sự giúp đỡ của hiệp hội ngành hàng ở đây để giới thiệu các vùng nguyên liệu đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng.
Trong tương lai để tạo thế chủ động trong cung cấp nguyên liệu, Công ty cần hướng tới xây dựng vùng nguyên liệu riêng cho mình cụ thể là tiến hành xây dựng vùng nguyên liệu tại Hưng Yên để chủ động hơn trong sản xuất tiến tới ứng ứng dụng dây chuyền khép kín từ khâu trồng trọt đến chế biến, bảo quản đóng gói hàng hóa xuất khẩu. Để tạo ra một dây chuyền sản xuất khép kín thì việc xây dựng vùng nguyên liệu trước hết Công ty cần tiến hành đầu tư cho công tác nghiên cứu về giống, loại cây trồng, chất lượng sản phẩm và kỹ thuật canh tác.Theo đó, Công ty nên đầu tư cho việc thành lập xây dựng khu vực nghiên cứu trong khuôn viên nhà máy chế biến rau quả tại Hưng Yên, nâng cao và mở rộng hoạt động của phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm ra các lĩnh vực nghiên cứu để tạo thành một chuỗi các hoạt động hỗ trợ cho nhau đảm bảo về nguồn cung ứng sản phẩm ổn định, đồng đều và có chất lượng tốt.
3.3.2.2. Nâng cao chất lượng các sản phẩm rau quả
Chất lượng sản phẩm là yêu cầu tối quan trọng đối với các sản phẩm thực phẩm trong đó có rau quả. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay khi mà đời sống của người dân tại các quốc gia không ngừng được nâng cao, yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao thì vấn đề chất lượng cho sản phẩm giữ vai trò quyết định tới sự thành bại trên thị trường. Sản phẩm có chất lượng tốt sẽ được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng và có khả năng gia tăng khối lượng trên thị trường xuất khẩu. Ngược lại, sản phẩm có chất lượng không tốt sẽ nhanh chóng mất đi thị trường xuất khẩu của mình và khó có thể khôi phục lại thị trường đó. Do đó, trong quá trình chế biến và xuất khẩu Công ty cần chú ý tới việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào cho quá trình chế biến về độ tươi ngon, khả năng đồng đều của sản phẩm đảm bảo sản phẩm không bị nhiễm bẩn và sâu hại. Trong quá trình chế biến và bảo quản cần kiên quyết không sử dụng các thành tố, hóa chất không cho phép nhằm giữ độ tươi ngon và bảo quản được lâu cho sản phẩm, không sử dụng các loại màu nhân tạo để giữ màu của sản phẩm chế biến. Cụ thể, đối với các sản phẩm của Công ty chủ yếu là đóng lọ, đóng lon cần đảm bảo các lọ phải được vô trùng trước khi đóng hộp, không sử dụng các chai lọ đã bị nứt, các vỏ lon bị gỉ có ảnh hưởng tới bảo quản sản phẩm và khả năng vận chuyển xa, không sử dụng chất kích thích để đảm bảo độ chua, giòn cho sản phẩm. Đặc biệt, đối với sản phẩm của Công ty là sản phẩm đóng hộp thì Công ty cần quan tâm tới vấn đề đảm bảo các tiêu chuẩn về phân biệt sản phẩm, độ đầy đối với rau quả đóng hộp cho phù hợp với quy định tại từng thị trường xuất khẩu. Công ty nên học hỏi các doanh nghiệp nước ngoài về kỹ thuật bảo quản và đầu tư cho việc nhập khẩu những dây chuyền phân loại, bảo quản hiện đại. Trong quá trình sản xuất, Công ty phải không ngừng đổi mới công nghệ, đào tạo cho đội ngũ lao động sản xuất nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến xuất khẩu, Công ty cần tăng cường tìm kiếm thêm nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu mới có chất lượng cao. Công ty nên tìm kiếm nguyên liệu từ các nhà cung ứng có uy tín và chất lượng đảm bảo. Có như vậy, chất lượng sản phẩm mới được đảm bảo và ngày càng nâng cao, mang tính ổn định lấy cơ sở để đẩy mạnh thị phần của Công ty trên thị trường.
Công ty cần nhanh chóng đẩy mạnh công tác đăng ký và tổ chức quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, HACCP, SA8000…. Hiện nay, tiêu chuẩn kỹ thuật trở thành điều kiện cơ bản và tiên quyết để các sản phẩm xuất khẩu xâm nhập được với các thị trường nước ngoài. Các thị trường khác nhau sẽ có nhưng tiêu chuẩn riêng đối với từng loại sản phẩm như Nhật Bản có hệ thống JAS và chứng nhận về bảo vệ sinh thái. Việc đăng ký, tổ chức quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn một mặt sẽ giúp Công ty có thể đẩy mạnh được sản phẩm của mình ra nước ngoài, được thị trường nước ngoài chấp nhận, mặt khác với việc đăng ký được các tiêu chuẩn quốc tế cũng đồng nghĩa sản phẩm của Công ty sẽ được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn (hàng Việt Nam chất lượng cao) từ đó tạo điều kiện cho các công ty và đối tác nước ngoài tìm đến với Công ty nhanh hơn. Với mục tiêu của Công ty tới năm 2010 là mở rộng thị trường sang thị trường Nhật Bản, Công ty nên tiến hành xây dựng hệ thống tiêu chuẩn sao cho phù hợp với quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản đồng thời tiến hành liên kết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm và trao đổi thêm về thông tin thị trường và nhu cầu tại thị trường Nhật Bản. Theo đó, để bước đầu xâm nhập vào thị trường Nhật Bản Công ty cần chú ý đến thủ tục xin giấy chứng nhận chất lượng JAS, Ecomark và chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩu. Sản phẩm khi được đóng dấu JAS thì sẽ dễ dàng được tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản do người tiêu dùng Nhật Bản rất tin tưởng vào sự kiểm nghiệm về chất lượng sản phẩm thông qua hệ thống tiêu chuẩn này. Công ty khi muốn xin giấy chứng nhận JAS thì phải đến đăng ký xin dấu tại Bộ Công thương và Bộ Nông Lâm Ngu nghiệp Nhật Bản.
3.3.2.3.Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu
Công suất của nhà máy chế biến rau quả của Công ty hiện nay vẫn chưa hoạt động hết công suất thiết kế. Thiếu nguyên liệu cho sản xuất là một nguyên nhân song phải thấy rằng các sản phẩm của Công ty hiện nay còn thiếu đa dạng. Các sản phẩm chủ yếu là sản xuất theo mùa vụ, khả năng cung ứng cho thị trường hạn chế. Đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp Công ty vừa tăng được khối lượng mặt hàng cung ứng ra thị trường để mở rộng thị phần, khẳng định thương hiệu sản phẩm vừa tăng được công suất chế biến, khắc phục được tình trạng lãnh phí nguồn lực trong những tháng nguồn nguyên liệu khan hiếm. Để mở rộng thị trường xuất khẩu đòi hỏi Công ty phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu khai thác tốt các thị trường hiện có và mở rộng thêm các thị trường tiềm năng. Theo đó, bên cạnh việc nâng cao hơn nữa chất lượng của những sản phẩm truyền thống, Công ty nên tìm kiếm thêm các mặt hàng để chế biến vừa mở rộng được sản xuất, đảm bảo nguồn cung cấp hàng thêm cho các thị trường trước hết là các thị trường truyền thống vừa hạn chế rủi ro về kinh doanh, rủi ro do thiếu nguyên liệu từ đó ngày càng xây dựng được các mặt hàng chiến lược phù hợp với nhu cầu đa dạng tại các thị trường. Đồng thời, Công ty cần xác định các mặt hàng đưa thêm vào danh mục chế biến xuất khẩu sao cho phù hợp với khả năng của Công ty và nhu cầu có thể phát triển mặt hàng đó tại các thị trường, tránh tình trạng chạy theo nhu cầu và lợi nhuận mà mở rộng sản xuất các mặt hàng tràn lan, vừa thiếu hiệu quả, mang tính thời điểm vừa không đảm bảo chất lượng sản phẩm gây mất uy tín đối với khách hàng. Với đặc điểm là xuất khẩu rau quả chế biến, Công ty có thể mở rộng sang sản xuất và xuất khẩu mặt hàng cơm dừa, thạch dừa, ớt. Đây là mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng của Việt Nam đặc biệt là mặt hàng cơm dừa xuất khẩu đã được khách hàng tại nhiều nước đánh giá rất cao đồng thời Việt Nam cũng có một vùng nguyên liệu lớn để đảm bảo xuất khẩu. Đối với Công ty việc mở rộng sang sản xuất chế biến mặt hàng cơm dừa có nhiều thuận lợi bởi Công ty đã xây dựng được hệ thống chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh nên rất thuận tiện để liên hệ tìm hiểu các vùng nguyên liệu dừa tại các tỉnh Nam Bộ (nơi cung cấp dừa chủ yếu cho cả nước). Mặt khác, Công ty có một hệ thống các phương tiện vận chuyển chuyên dụng đảm bảo vận chuyển một khối lượng nguyên liệu lớn và đường dài.
3.3.2.4.Chú trọng đầu tư, tăng cường tìm hiểu về thị trường, chủ động tìm kiếm đối tác kinh doanh và quảng bá thương hiệu sản phẩm
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ và gay gắt. Sự tồn tại của một doanh nghiệp phần lớn được quyết định bởi thông tin. Sự nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy, chính xác sẽ giúp doanh nghiệp đi trước một bước so với các đối thủ cạnh tranh của mình, có chiến lược phát triển thị trường hợp lý. Do đó, công tác xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường là hết sức quan trọng đối với Công ty nhất là trong thời điểm hoạt động sản xuất chế biến của Công ty đang được mở rộng, nhu cầu về mở rộng thị trường là cần thiết. Để hoạt động xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường được hiệu quả, hàng năm Công ty cần trích một phần lợi nhuận để đầu tư cho công tác tìm hiểu thị trường và tìm kiếm đối tác kinh doanh. Trong đó cần tiến hành các công tác sau: một là thường xuyên cử cán bộ đi công tác nước ngoài tìm hiểu về thị trường và tìm đối tác kinh doanh đồng thời trao đổi và học tập kinh nghiệm phát triển thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài. Hai là, hoàn thiện website của Công ty để giới thiệu về công ty và sản phẩm sản xuất, xây dựng website trở thành kênh thông tin hữu hiệu nhằm quảng bá sản phẩm, tên tuổi công ty đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Ba là, mở rộng hoạt động của phòng Marketing và đầu tư đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và marketing đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong quá trình tìm hiểuthị trường, Công ty cần nghiên cứu kỹ về các tiêu chuẩn, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản để có quy trình bảo quản và chế biến phù hợp. Công ty cần đa dạng các thông tin về thị trường để có thông tin chính xác thông qua việc mở rộng kênh thông tin tìm kiếm: qua các Bộ ban ngành, Đại sứ quan, thương vụ, Hiệp hội ngành hàng, thông qua đối tác làm ăn, tổ chức quốc tế ở Việt Nam (như JETRO của Nhật Bản)… Công ty cũng nên sử dụng một phần lợi nhuận để mua thông tin về thị trường.
Cụ thể, với mục tiêu của Công ty đến năm 2010 sẽ xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản. Đây là một thị trường có nhu cầu lớn đối với hàng rau quả đồng thời được coi là một thị trường khó tính với nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được đặt ra. Để xuất khẩu thành công vào thị trường này, Công ty cần hiểu rõ về hệ thống bán đấu giá trên thị trường bán buôn của Nhật Bản và các chi phí phân phối để đảm bảo hàng đến tay người tiêu dùng. Công ty có thể ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị dịch vụ thực phẩm lớn để cung cấp trực tiếp sản phẩm cho họ để tham gia vào hệ thống phân phối của Nhật Bản. Trong quá trình thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác Nhật Bản điều quan trọng mang ý nghĩa quyết định đến thành công là sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau. Vì vậy, Công ty cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho khách hàng bao gồm việc giới thiệu về công ty, catalogue giới thiệu sản phẩm, mẫu mã, bảng giá, yêu cầu về lượng hàng tối thiểu, điều kiện giao hàng, khả năng cung cấp…
Bên cạnh đó, đối với các sản phẩm rau quả người Nhật Bản đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm nên Công ty cần chú ý đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng, dán nhãn sản phẩm, bảo bảo độ tươi, kích cỡ, màu sắc của sản phẩm. Đồng thời, Công ty cần có chiến lược quảng cáo giới thiệu sản phẩm, thông tin đến người tiêu dùng, hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm khi xâm nhập thị trường này. Xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản thành công sẽ tạo điều kiện cho Công ty mở rộng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới bởi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có nghĩa là những tiêu chuẩn kỹ thuật tại các quốc gia khác sẽ cơ bản đạt được và tạo được sự tin tưởng đối với sản phẩm. Vì vậy, khi xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản Công ty cần tiến hành kiểm tra kỹ từng lô hàng. Kinh nghiệm cho thấy, khi đã vào được thị trường Nhật Bản, chỉ một sơ xuất nhỏ trong một lô hàng do vấn đề vệ sinh thực phẩm có thể dẫn tới lô hàng bị hủy bỏ thậm chí còn bị cấm nhập khẩu, khi đó khả năng thâm nhập trở lại của loại sản phẩm đó là rất khó.
Về quảng bá và xây dựng thương hiệu, Công ty cần nhanh chóng đăng ký xây dựng thương hiệu rau quả “AIRSERCO” đối với các cơ quan chức năng đặc biệt là thông qua Hiệp hội trái cây Việt Nam nhằm khẳng định tên tuổi, chất lượng sản phẩm trong và ngoài nước. Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm phải bắt đầu tư việc đảm bảo sự ổn định và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm. Xây dựng thương hiệu trên cơ sở tạo ra nét riêng có của sản phẩm, hương vị độc đáo của sản phẩm so với các sản phẩm của các doanh nghiệp cùng tham gia xuất khẩu mặt hàng đó để người tiêu dùng nước ngoài cũng như trong nước có sự phân biệt và nhận biết riêng đối với những sản phẩm của các công ty khác nhau. Xây dựng thương hiệu cho rau quả xuất khẩu của công ty phải luôn đi đôi với công tác quảng bá thương hiệu để sản phẩm dễ dàng và nhanh chóng xâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần đầu tư cho công tác đào tạo đội ngũ cán bộ am hiểu về xây dựng và phát triển thương hiệu, cần xây dựng một quy trình cụ thể về đăng ký, phát triển quảng bá thương hiệu và dịch vụ sau bán hàng. Trong quá trình xây dựng thương hiệu, công ty nên thuê các chuyên gia tư vấn đề có sự tham khảo ý kiến và xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả đặc biệt là khi xây dựng thương hiệu trên thị trường nước ngoài.
Bên cạnh đó, để có chiến lược phát triển lâu dài Công ty cần đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm trong và ngoài nước. Xây dựng hệ thống phân phối không chỉ để giới thiệu và đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà còn là phương thức quảng bá cho thương hiệu sản phẩm và tìm kiếm khách hàng. Vì vậy trong thời gian tới, Công ty nên chủ động nối lại các quan hệ kinh doanh với các siêu thị để phân phối sản phẩm của công ty tại thị trường trong nước, tạo dựng uy tín công ty và thương hiệu sản phẩm với người tiêu dùng, sau đó xây dựng hệ thống đại lý phân phối trên toàn quốc. Đồng thời, Công ty cần lựa chọn và tiến hành đào tạo hệ thống cán bộ tham gia vào công tác phân phối sản phẩm ra thị trường.
3.3.2.5.Tăng cường liên kết với các các doanh nghiệp rau quả để đảm bảo nguồn cung ứng trên thị trường
Hiện nay, các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh rau quả phần lớn đều là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên khả năng tìm hiểu về thị trường nước ngoài gặp nhiều khó khăn, dễ thua thiệt tại thị trường nước ngoài. Sự thiếu liên kết của các doanh nghiệp còn gây ra tình trạng cạnh tranh nhau về thu mua nguyên liệu dẫn tới sự cạnh tranh về giá gây ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không nói riêng thường không ký được hợp đồng lớn do không có đủ khả năng cung ứng số lượng và chất lượng theo yêu cầu của phía nước ngoài. Do đó, thị phần rau quả của Việt Nam tại các thị trường vẫn chiếm thị phần nhỏ, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả không lớn. Vì vậy, Công ty cần đẩy mạnh liên kết với một số các doanh nghiệp kể cả hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài. Công ty có thể hợp tác với các doanh nghiệp bằng phương pháp ký hợp đồng kinh tế đối với từng vụ việc cụ thể hoặc bằng hình thức xuất khẩu ủy thác. Trong quá trình thâm nhập thị trường nước ngoài đặc biệt là những thị trường mới mở Công ty cần chủ động tiến hành liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để cùng hợp tác xuất khẩu sang thị trường nước đó và hướng ra các thị trường trong khu vực. Việc liên kết với các doanh nghiệp sẽ giúp cho Công ty có thể tìm hiểu về thông tin thị trường sẽ ngày càng nhanh nhạy và chính xác hơn, chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu và hơn hết là tạo được nguồn sản lượng lớn, và tạo thành chuỗi sản phẩm để cung cấp cho thị trường, ổn định đơn hàng xuất khẩu từ đó hướng ra các thị trường xuất khẩu mới.
KẾT LUẬN
Mở rộng thị trường là một tất yếu khách quan đối với các quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Mở rộng thị trường không những nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường thu ngoài tệ phát triển nền kinh tế mà còn nâng cao vị thế của quốc gia trên thị trường thế giới.
Mở rộng thị trường của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động sản xuất xuất khẩu rau quả sẽ mở rộng quy mô hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tận dụng được nguồn tài nguyên quốc gia. Qua quá trình tìm hiểu về hoạt động mở rộng thị trường tại Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không, em nhận thấy hoạt động mở rộng thị trường tại công ty đã đạt được một số kết quả nhất định: hoạt động mở rộng thị trường theo chiều sâu ngày càng hiệu quả số lượng thị trường mới tiềm năng ngày càng tăng, kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu rau quả năm sau cao hơn năm trước. Song vẫn còn những mặt hạn chế lớn cần được khắc phục đó là vấn đề nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, tiêu chuẩn chất lượng khi tham gia các thị trường nước ngoài, công tác mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu, đa dạng hóa sản phẩm. Điều này sẽ là những yếu tố gây cản trở lớn tới hoạt động sản xuất xuất khẩu rau quả của công ty trong thời gian tới. Hy vọng rằng với những cố gắng và chiến lược đúng đắn, thị trường xuất khẩu của Công ty sẽ ngày càng được mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
1. GS. TS Đỗ Đức Bình, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng. Năm 2002. Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã hội
2. PGS.TS Nguyễn Thị Hường. Năm 2001. Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 1, NXB Thống kê
3. PGS. TS Nguyễn Thị Hường. Năm 2003. Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 2, NXB Lao động – Xã hội
4. Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không. Năm 2008. Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng giai đoạn 2003 - 2007
5. Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không. Năm 2008. Báo cáo Tài chính giai đoạn 2003 – 2007
6. Tổng cục Thống kê. Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới 1986 – 2005, NXB Thống kê - Hà Nội
Tạp chí:
Bộ Công thương - Tạp chí thương mại
Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công thương. Bản tin xuất khẩu
Thời báo kinh tế Việt Nam
Tạp chí Kinh tế thế giới
Website:
Năm 2007.Tổng công ty Hàng Không Việt Nam.
Link:
Năm 2007.Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không.
Link:
Năm 2008. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Link:
Năm 2008. Bộ Công Thương
Link:
Năm 2008. Rau hoa quả Việt Nam
Link:
Năm 2008. Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương
Link:
Năm 2007 – 2008.Hiệp hội trái cây Việt Nam
Link: PHỤ LỤC
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN RAU QUẢ VÀ HOA CÂY CẢNH ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN 2020
Phụ lục I
BỐ TRÍ SẢN XUẤT RAU, QUẢ, HOA CÂY CẢNH VÀ HỒ TIÊU GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
TT
Cả nước
Diện tích năm 2005 (1000ha)
Mục tiêu của đề án cũ
Phương án điều chỉnh (đến năm 2010)
Diện tích (1000ha)
Diện tích (1000ha)
Sản lượng (1000 tấn)
I
Rau
635,1
550
700
14000
1
ĐB SH
158,6
130
170
4100
2
TDMN BB
91,1
75
90
1260
3
BTB
68,5
60
80
1080
4
DH NTB
44,0
60
70
860
5
TN
49,0
35
50
1100
6
ĐNB
59,6
70
80
1700
7
ĐBSCL
164,3
120
160
3900
II
Cây ăn quả
767,1
750
1000
10000
1
ĐB SH
79,2
60
90
1160
2
TDMN BB
178,4
170
230
1440
3
BTB
58,5
70
80
720
4
DH NTB
30,2
60
38
300
5
TN
23,1
50
32
300
6
ĐNB
128,4
90
150
1755
7
ĐB SCL
269,3
250
380
4325
III
Hoa cây cảnh
13,2
10,9
15,0
6,3
1
ĐB SH
7,20
5
8,00
3,28
2
ĐNB
1,58
3
2,00
0,84
3
TN
1,80
1,2
2,00
0,86
4
Các vùng khác
2,07
1,7
3,00
1,32
IV
Hồ tiêu
49,2
10
50
120
1
BTB
3,7
3,7
6
2
DHNTB
1,2
1,3
2
3
TN
13,8
14
35
4
ĐNB
29,9
30
75
5
ĐB SCL
0,6
1
2
Ghi chú: hoa tính tỷ cành
Phụ lục II
ĐIỀU CHỈNH CHỈ TIÊU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM RAU QUẢ PHỤC VỤ XUẤT KHẨU
STT
Loại cây
Mục tiêu của đề án cũ
Phương án điều chỉnh đến năm 2010
Sản phẩm xuất khẩu (1000 tấn)
KNXK
(tr. USD)
Sản phẩm xuất khẩu (1000 tấn)
KNXK
(tr. USD)
1
Măng tây
150
200
0
0
2
Măng ta
150
150
30
20
3
Nấm
100
100
100
100
4
Đậu rau
120
60
10
5
5
Khoai sọ, khoai lang
80
30
8
3
6
Cà chua
33
30
2
2
7
Rau khác
40
20
50
25
Tổng
673
590
200
155
Phụ lục III
ĐIỀU CHỈNH CHỈ TIÊU ĐỐI VỚI QUẢ CÁC LOẠI PHỤC VỤ XUẤT KHẨU
STT
Loại cây
Mục tiêu của đề án cũ
Phương án điều chỉnh đến năm 2010
Sản phẩm xuất khẩu (1000 tấn)
KNXK
(tr. USD)
Sản phẩm xuất khẩu (1000 tấn)
KNXK
(tr. USD)
1
Dứa
120
150
100
85
2
Chuối
500
100
100
35
3
Quả có múi
30
30
30
30
4
Vải
7
10
40
32
5
Xoài
10
10
10
10
6
Thanh Long
-
-
90
45
7
Cây ăn quả khác
50
50
60
58
Tổng
717
350
430
295
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12895.doc