Chuyên đề Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Định Công

Qua hơn 15 năm đổi mới và phát triển, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta đã đạt được những kết quả nhất định. Việc Nghiên cứu các phương pháp, chiến lược để mở rộng cho vay đối với khu vực kinh tế NQD đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Nhận thức được tầm quan trọng của nội dung này nên chuyên đề đã tập trung vào một số điểm sau: -Thứ nhất: Hệ thống hóa và bổ sung những lý luận cơ bản về TDNH đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh . Nêu ra những phương pháp, chiếm lược trong công tác cho vay đối với khu vực kinh tế này, các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư, xây dựng chính sách cho vay đồng thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng. -Thứ hai: Phân tích thực trạng TDNH đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Định Công, những hiệu quả đạt được trong công tác cho vay đối với khu vực NQD, những tồn tại và nguyên nhân của chúng để không ngừng nâng cao chất lượng TD của ngân hàng. -Thứ ba: Trên cơ sở lý luận, thực trạng của chất lượng TD tại NHNo & PTNT Chi nhánh Định Công, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng TDNH đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

doc71 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Định Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TD của mình đối với khu vực NQD. Đây là những đối tượng khách hàng tiềm năng hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cho NH. Cụ thể: Bảng 4: Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đối với KTNQD. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tiền % Tiền % Tiền % DSCV 4,27 23,2 55,13 23,1 79,21 26 DS thu nợ 5,21 16,5 60,7 19,21 80,02 28,7 Dư nợ 2,1 10,6 41,52 14 71,05 16,25 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, qua các năm doanh số cho vay khu vực KT NQD ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên so với doanh số cho vay QD thì cho vay NQD còn chiếm tỷ lệ thấp. Năm 2002,doanh số cho vay khu vực này là 4,27tỷ đồng chiếm 23,2%, năm 2003 là 55,13 tỷ đồng chiếm 23,1% dư nợ cho vay và năm 2004 doanh số cho vay là 79,21 tỷ đồng chiếm 26%. Doanh số thu nợ tăng dần qua các năm và luôn lớn hơn doanh số cho vay. Năm 2002 doanh số thu nợ đạt 5,21 tỷ đồng chiếm 16,5% tổng doanh số thu nợ. Năm 2003 đạt 60,7 tỷ đồng chiếm 19,1% và năm 2004 chi nhánh thu được 80,02 tỷ đồng chiếm 28,7%. Điều đó chứng tỏ chi nhánh đã đẩy mạnh công tác thu hồi những khoản nợ từ năm trước để lại nhằm thu hồi vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Như vậy trong thời gian qua, với chủ trương bám sát mục tiêu “ phát triển,an toàn, hiệu quả” nắm vững định hướng phát triển KTXH của đất nước , Chi nhánh đã chú trọng sàng lọc và nâng cao hơn nữa chất lượng TD đối với khách hàng, đồng thời chuyển đổi dần cơ cấu đầu tư theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn đối với các doanh nghiệp nói chung và DN NQD nói riêng. Bảng 5: Tình hình TD đối với các DN NQD. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tiền % Tiền % Tiền % Doanh số cho vay 4,27 100 55,13 100 79,21 100 Cho vay ngắn hạn 3,1 72,6 47,8 86,7 55,61 72,7 Cho vay TDH 1,17 27,4 7,33 13,3 21,6 27,3 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Dựa vào bảng trên ta có thể thấy được NV mà NH cho vay NQD qua các năm vẫn chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của các DN và hộ cá thể. Cụ thể : năm 2002 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 3,1 tỷ đồng( 72,6% tổng doanh số cho vay), trong khi đó cho vay TDH đạt 1,17 tỷ đồng chiếm 27,4%, năm 2003 đạt 47,8 tỷ đồng chiếm 86,7 % và năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn là 57,61 chiếm 72,7%, trong khi đó cho vay TDH đạt 21,6 tỷ đồng chiếm 27,3% tổng doanh số cho vay NQD. 2.2.2.2. Quan hệ giữa chi nhánh với khách hàng NQD. Bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2000 nhưng cho đến nay chi nhánh đã đi vạo hoạt động ổn định,với số lượng khách hàng ngày một tăng.Năm 2003 có rất nhiều khách hàng đến với NH chính vì vậy doanh số cho vay năm 2003 tăng cao( 238,8 tỷ đồng) so với 18,37 tỷ năm 2002. Sang năm 2004, Chi nhánh tiếp tục mở rộng và làm tốt công tác tiếp thị khách hàng nên số lượng khách hàng tăng lên rất nhiều. Năm 2004 Chi nhánh đã phát triển được hơn 50 khách hàng mới từ các công ty lớn đến những DN vừa và nhỏ có quan hệ vay vốn của NH, làm tăng thêm 24 tỷ đồng. Đạt được kết quả như vậy trong điều kiện hoạt động kinh doanh tín dụng của NH còn nhiều khó khăn là rất đáng khích lệ. Bằng chính sách khách hàng thích hợp, kết hợp chặt chẽ giữa củng cố bạn hàng truyền thống với việc đẩy mạnh tiếp cận, lựa chọn và thu hút khách hàng mới, tăng cường cho vay thành phần kinh tế NQD và các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo đúng chủ trương của Đảng và sự chỉ đạo của NHNo VN mà trực tiếp là Chi nhánh Thăng Long, chi nhánh Định Công đã thực hiện tốt phương châm tăng trưởng đảm bảo an toàn và có hiệu quả. 2.2.2.3. Kết quả Thu nhập- Chi phí- của Chi nhánh. Mặc dù trong những năm đầu đi vào hoạt động còn gặp nhiều khó khăn như vốn, kinh nghiệm quản lý... nhưng Chi nhánh cũng đã có rất nhiều cố gắng để tăng hiệu quả thu nhập và giảm chi phí để có thể mang lại lợi nhuận tối ưu cho NH. Bảng 6: Kết quả Thu nhập- Chi phí của Chi nhánh. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Thu nhập 567,6 7.048,5 24.405 Chi phí 926,4 1.707,3 10.198 Chênh lệch thu - chi - 358,8 5.341,2 14.207 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Qua bảng số liệu trên ta thấy thu nhập tăng rất nhanh qua các năm. Từ 567,6 triệu đồng năm 2002 tăng lên 7.048,5 triệu đồng năm 2003, tăng hơn so với năm 2002 là 6.480,9 triệu đồng. Năm 2004 thu nhập của chi nhánh đạt 24.405 triệu đồng, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2003. Tuy nhiên thu nhập của chi nhánh chủ yếu là từ hoạt động TD: năm 2003 toàn bộ thu nhập của chi nhánh là từ hoạt động TD. Năm 2004 thu nhập từ hoạt động TD chiếm 99,8%, thu từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 0,2%. Về chi phí: qua bảng số liệu ta cũng có thể thấy được chi phí của chi nhánh qua các năm cũng tăng lên tương đối nhanh: Năm 2002 tổng chi phí là 926,4 triệu đồng thì đến 31/12/2003 tổng chi phí là 1.707,3 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2002 là 780,9 triệu đồng. Năm 2004 tổng chi phí lên tới 10.197,9 triệu đồng, tăng gấp hơn 5 lần so với năm 2003. Trong tổng chi phí thì chi phí cho hoạt động TD chiếm tỷ trọng cao nhất: năm 2002 toàn bộ chi phí là chi cho hoạt động TD. Năm 2003, chi cho hoạt động TD chiếm 75,5% và năm 2004 chi cho hoạt động TD chiếm 83,4%, ngoài ra còn có các chi phí khác như chi hoạt động dịch vụ, chi cho nhân viên, chi hoạt động quản lý, chi về tài sản và chi dự phòng, bảo toàn... Mặc dù chi phí qua các năm tăng nhưng do quy mô của chi nhánh tăng nên việc tăng chi phí cũng là điều tất yếu,mặt khác tỷ lệ tăng của chi phí vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tăng của thu nhập. Điều đó có nghĩa là chênh lệch thu chi của Chi nhánh tăng lên tức là lợi nhuận của chi nhánh tăng lên: Năm 2002 lợi nhuận của Chi nhánh là -358,8triệu đồng. Đây là năm thứ 2 chi nhánh đi vào hoạt động vì vậy chi phí lớn hơn thu nhập cũng là điều dễ hiểu. Năm 2003 lợi nhuận của chi nhánh đạt 5.341,2 triệu đồng và năm 2004 lợi nhuận của chi nhánh tăng lên tới 14.207triệu đồng, vượt kế hoạch là 21,5%. Chỉ tính riêng trong tháng 11/2004 tổng thu của chi nhánh là19.153 triệu đồng( thu dịch vụ là 32triệu) và chênh lệch thu- chi là +2.848 triệu đồng vượt 17% so với dự kiến. Hệ số lương của Chi nhánh tháng 11/2004 đạt 1,39, tháng 12 đạt 1,57. Đây là thành tích mà toàn thể cán bộ và nhân viên chi nhánh đã nỗ lực để đạt được. 2.2.2.4. Đánh giá chất lượng TD đối với khu vực KT NQD. Có thể thấy được chất lượng TD của khoản vay đối với khu vực NQD thông qua bảng sau: Bảng 6: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tiền % Tiền % Tiền % Tổng dư nợ 18,37 100 238,8 100 304,5 100 Dư nợ KT NQD 4,27 22,7 55,13 23,1 79,2 26 Nợ quá hạn 0,37 100 6,15 100 7,21 100 DNQD 0,29 78,4 4,05 66 7,21 72,3 DN NQD 0,08 21,6 2,1 34 2,76 27,7 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Qua số liệu trên ta thấy, mặc dù dư nợ của khu vực NQD chiếm tỷ lệ còn thấp trong tổng dư nợ song tỷ lệ nợ quá hạn lại tương đối lớn. Nếu xét về tổng nợ quá hạn so với tổng dư nợ thì tỷ lệ này là chấp nhận được nhưng nếu xét theo từng thành phần kinh tế thì cho vay KT NQD còn chứa đựng nhiều rủi ro. Năm 2002 NQH của khu vực này chiếm 21,6% tổng nợ quá hạn, năm 2003 tăng lên 34% và năm 2004 giảm xuống còn 27,7%.Có thể thấy được các DN NQD làm ăn vẫn chưa được ổn định, chưa có kế hoach cụ thể cho sản xuất kinh doanh của mình chính vì vậy vẫn còn nhiều nợ quá hạn phát sinh ở khu vực kinh tế này. NH cần có kế hoạch thẩm định đối với khu vực kinh tế này, có biện pháp giúp đỡ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để một mặt giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được tiếp tục, mặt khác cũng mang lại an toàn về vốn của NH. Tuy nợ quá hạn đối với khu vực kinh tế này còn tương đối cao nhưng qua số liệu trên ta cũng thấy được năm 2004 tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống 27,7% so với 34% năm 2003, đây là nỗ lực của Chi nhánh đối với công tác cho vay và thu hồi nợ. 2.3. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ. 2.3.1. Hiệu quả TDNH đối với khu vực kinh tế NQD. Mặc dù những năm qua nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách, nhiều đơn vị kinh tế làm ăn kém hiệu quả, mức độ tín dụng tăng chậm. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của toàn NH nói chung cũng như của toàn doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên với sự cố gắng nỗ lực của mình, Chi nhánh NHNo & PTNT Định Công đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt được những hiệu quả đáng khích lệ trong TD đối với khu vực kinh tế NQD. Tổng NV của chi nhánh năm 2004 là 457,12 tỷ đồng tăng 263,3 tỷ đồng so với 2003. Để tăng cường NV ổn định và vững chắc, chi nhánh đã thực hiện thu hút mọi NV nhàn rỗi của tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế... Do đó tạo điều kiện thuận lợi ổn định NV cho Chi nhánh có thể đầu tư mở rộng quy mô TD, nhất là đầu tư vào các dự án trung dài hạn. Doanh số cho vay trung dài hạn đối với khu vực đã có bước chuyển biến rõ rệt: Năm 2002 doanh số cho vay trung dài hạn đạt 1,17 tỷ đồng, năm 2003 lên tới 7,33 tỷ đồng và năm 2004 là 21,6 tỷ đồng. Bằng việc cấp TD cho khu vực kinh tế NQD , NH đã gián tiếp tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. Mặc dù các DN NQD có quan hệ TD với Chi nhánh còn ít, nhưng đó đều là những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đảm bảo thanh toán nợ đúng hạn, tạo thuận lợi cho công tác tín dụng của NH. Đánh giá chất lượng TD đối với DN NQD qua các chỉ tiêu: * Chỉ tiêu nợ quá hạn = nợ quá hạn/ tổng dư nợ Năm 2002 có tỷ lệ nợ quá hạn = 0,37/18,37 = 2,01% Năm 2003 có tỷ lệ nợ quá hạn = 6,15/ 238,8 = 2,56% Năm 2004 có tỷ lệ nợ quá hạn = 7,21/ 304,5 = 2,37% Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên trong năm 2003 nhưng sang năm 2004 tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống và trong cả 3 năm tỷ lệ nợ quá hạn đều nhỏ hơn 3%. Điều đó chứng tỏ cho vay đối với khu vực NQD có chất lượng tương đối tốt. Đặc biệt tại chi nhánh không phát sinh nợ khó đòi đối với khu vực NQD. Ngân hàng đạt được những kết quả như vậy là do: Trong quan hệ tín dụng với khách hang thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, NHNo & PTNT Chi nhánh Định Công đã giải quyết cho vay nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn tôn trọng đầy đủ nguyên tắc TD, đặc biệt chú ý đến an toàn hiệu quả tín dụng. Đối với khách hàng có quan hệ TD tốt với NH khi vay với khối lượng lớn Chi nhánh có chính sách ưu đãi để tăng sức cạnh tranh với các tổ chức TD khác, nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra Ngân hàng luôn có những biện pháp hữu hiệu để tiếp cận với khu vực NQD làm ăn có hiệu quả, để chào và giới thiệu về khả năng đáp ứng các nguồn vốn với mức lãi suất và các dịch vụ tiện ích khác có thể đem lại cho khách hàng. Thêm vào đó, Ngân hàng luôn chú trọng đến công tác thẩm định trước khi cho vay và làm tốt công tác kiểm tra sau khi cho vay từ đó phân loại khách hàng nhằm có chính sách phù hợp, đáp ứng hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, thông qua hội nghị khách hàng được tổ chức thường xuyên, Ngân hàng nắm bắt được thông tin từ khách hàng và trao đổi các biện pháp đem lại hiệu quả cho Ngân hàng và khách hàng. Một nguyên nhân không thể bỏ qua nữa đó là công tác tổ chức và đào tạo đội ngũ cán bộ của Ngân hàng. Đội ngũ cán bộ của Ngân hàng là những nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình với công việc, không ngừng học hỏi kinh nghiệm. Ban Giám Đốc đã phân công nhiệm vụ cho các phó giám đốc phù hợp với năng lực sở trường của từng người và đã phát huy được nhiệm vụ được giao. Ban lãnh đạo thường xuyên quan tâm phối hợp với chi bộ đoàn thể để động viên thi đua, khen thưởng cũng như xử lý kịp thời, kiên quyết với những thiếu sót. Hoạt động TD đối với khu vực NQD của NH cũng thuận lợi hơn nhờ khu vực này cũng đang tự thay đổi theo hướng tích cực. Những khó khăn do cơ chế chính sách đang được tháo gỡ dần khi các luật định đang được từng bước hoàn thiện và gần gũi hơn với thực tế. Chính phủ cũng có những biện pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường kinh doanh. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân. Qua tìm hiểu và nghiên cứu phân tích thực trạng chất lượng TD đối với khu vực NQD tại Chi nhánh Đinh Công trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu mà Ngân hàng đạt được còn phải kể đến một số hạn chế trong công tác cho vay đối với khu vực kinh tế NQD. Đó là: - Doanh số cho vay và dư nợ đối với khu vực kinh tế NQD còn chiếm tỷ lệ thấp. Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn đối với khu vực kinh tế này. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp NQD thiếu vốn trầm trọng mà lại là vốn trung dài hạn để cải tiến thiết bị công nghệ, vốn đầu tư sản xuất kinh doanh vào những dự án lớn… Trong khi việc tiếp cận nguồn vốn này rất khó khăn tại các Ngân hàng. Khi đó Ngân hàng sẽ bị mất một khoản lợi nhuận đáng kể và một lượng lớn khách hàng. - Khách hàng NQD của Ngân hàng mới chủ yếu là các công ty cổ phần, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty trách nhiệm hữu hạn có tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng phát triển, có đủ khả năng trả nợ mà chưa quan tâm đúng mức đến một thị trường lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp dân doanh… *Những hạn chế trên là do nguyên nhân sau: - Thứ nhất: Tình trạng thiếu thông tin. Theo nguyên tắc TD và theo các văn bản hướng dẫn việc thẩm định, tái thẩm định của cán bộ TD đối với các khoản vay, khi các đơn vị xin vay cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin, các báo cáo tài chính, kế toán, tài sản cầm cố, thế chấp, báo cáo kiểm toán nộ bộ, kiểm toán độc lập… Nhưng hiện nay chưa có quy định bắt buộc kiểm toán đối với doanh nghiệp NQD, nên các tài liệu này của họ không theo đúng chế đọ hiện hành gây khó khăn trong quá trình thẩm định, mang lại rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác, các Ngân hàng còn thiếu nhiều thông tin kinh tế ngành để có thể hoạch định chiến lược phát triển của mình. Vì thế các cán bộ TD thường khong muốn cho họ vay, hoặc cho vay với quy trình thẩm định, tái thẩm định hết sức chặt chẽ, và với số lượng nhỏ gây khó khăn và làm mất thì giờ của khách hàng… - Thứ hai: Về vấn đề bảo đảm tiền vay. Cũng như hầu hết các Ngân hàng khác, Ngân hàng coi tài sản thế chấp là điều kiện bắt buộc hàng đầu khi quyết định cho vay. Coi tài sản thế chấp là vật thay thế các khoản vay đến hạn không trả được. Trong khi đó đối với các đơn vị NQD, nhiều khách hàng đã không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo khoản vay của mình. Mặt khác, theo nguyên tắc, Ngân hàng chỉ cho vay 70% giá trị tài sản đảm bảo thế chấp nhưng trên thực tế, nhiều món vay đạt xấp xỉ 100%. Hơn nữa, các cán bộ TD không thể định giá chính xác tất cả các loại tài sản, nhiều khoản vay được thế chấp bằng tài sản không đủ tiêu chuẩn và một số đã bị hao mòn vô hình làm giảm giá, nên ngân hàng gặp khó khăn trong việc thanh lý chúng để thu hồi vốn. Có trường hợp, số thu không đủ bù vốn sau khi trừ chi phí… - Thứ ba: Việc quyết định cho vay và chất lượng các khoản vay phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định của cán bộ tín dụng. Có thể nói đội ngũ cán bộ NHNo & PTNT Định Công là đội ngũ có chuyên môn trình độ cũng như có kinh nghiệm vững vàng, tuy nhiên không thể tránh khỏi việc thẩm định dự án còn gặp sai sót. Hơn nữa, Ngân hàng cũng chưa có bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường và về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, pháp luật để vừa tư vấn cho các bộ phận trong ngân hàng khi cần, vừa tư vấn cho khách hàng vay vốn vì lợi ích của cả hai phía. Nguy cơ rủi ro cao nhất là khi các cán bộ trong phòng kinh doanh chưa được chuyên môn hoá trong lĩnh vực cho vay. - Thứ tư: Về quy trình tín dụng. Một nguyên nhân từ phía Ngân hàng, mà hiện là vấn đề không chỉ của riêng NHNo & PTNT Định Công là khâu thẩm định còn nhiều bất cập. Việc tuân thủ quy trình thẩm định vừa cắt giảm những thủ tục rườm rà không cần thiết lại vừa đảm bảo đúng và chặt chẽ về quy trình cho vay. - Thứ năm: Một số nguyên nhân khách quan khác. Nền kinh tế nước ta trong những năm qua tiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách khiến cho môi trường kinh doanh và đầu tư bị ảnh hưởng không nhỏ, phần nào gây khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp và ngành Ngân hàng nói chung. Chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong quá trình chuyển đổi và đổi mới đã và đang hoàn thiện. Tuy nhiên, khi hướng dẫn, triến khai và thực hiện, nhiều ngàng, nhiều doanh nghiệp vẩn gặp phải không ít khó khăn do khối lượng văn bản quá nhiều, một số không đồng bộ, thay đổi nhanh, hiệu lực thấp. Nguyên nhân từ phía khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đó là các doanh nghiệp này thường có những dự án thiếu tính khả thi, ít có kinh nghiệm quản lý, thị trường đầu tư bấp bênh. Ngoài ra, tình hình tài chính của kinh tế ngoài quốc doanh chưa đươc phản ánh đầy đu trên sổ sách kế toán, do vậy công tác kiểm tra, kiểm soát gặp nhiều khó khăn, có doanh nghiệp thâm chí sổ sách còn chưa phản ánh hết thực trạng của đơn vị như công nợ nguồn vốn … CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH ĐỊNH CÔNG 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH. Hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây, NHNo &PTNT Chi nhánh Định Công đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng: - Ngân hàng phải luôn quan tâm đến khách hàng, nắm rõ tình hình của khách hàng, coi những khó khăn thuận lợi của khách hàng cũng chính là của Ngân hàng. Khi nảy sinh vấn đề, cả Ngân hàng và khách hàng cùng nhau bàn bạc để tìm cách giải quyết. - Ngân hàng phải tự đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng cả về đội ngũ quản lý và đội ngũ cán bộ tín dụng. Từ bài học kinh nghiệm trên, NHNo & PTNT Định Công đang đề ra định hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2005 như sau: Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Ước thực hiện 2004 Kếhoạch 2005 (+)(-) A NGUỒN VỐN 215.000 316.000 99.000 I Nguồn vốn huy động từ dân cư 87.000 109.000 22.000 1 Nguồn vốn nội địa 71.000 92.000 21.000 1.1 TGKKH 3.000 4.000 1.000 1.2 TG có KH<12T 34.000 44.000 10.000 1.3 TG có KH>12T 14.000 24.000 10.000 2 TG ngoại tệ 16.000 17.000 1.000 2.1 TGKKH 2.2 TG có KH<12T 8.000 9.000 1.000 2.3 TG có KH>12T 8.000 8.000 II Nguồn vốn có các TCTD 115.000 172.000 57.000 III Nguồn vốn có các TCKTế 20.000 41.000 21.000 IV Nguồn vốn ngtệ(dự án PMU5) 12.000 15.000 3.000 B SỬ DỤNG VỐN Tổng dư nợ 315.000 394.000 79.000 Trong đó: NQH 700 2.000 1.300 1 Dư nợ ngắn hạn 233.000 291.000 58.000 2 Dưnợ trung hạn 82.000 103.000 21.000 Nguồn: Kế hoạch kinh doanh năm 2005 của Chi nhánh. Năm 2005 mở ra cho chúng ta một triển vọng kinh tế tốt đẹp. Kinh tế Việt Nam đứng trước những cơ hội to lớn,tiếp cận được nhiều thị trường. Tuy nhiên năm 2005 cũng sẽ khác nhiều so với những năm trước, bởi Việt Nam sẽ phải cắt giảm nhiều các khoản thuế nhập khẩu theo khuôn khổ AFTA và Trung Quốc đang trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất đòi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu hơn nữa để không bị mất thị phần ngay tại Việt Nam. Các yếu tố trên đều dự báo cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước sẽ quyết liệt hơn, do đó sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động TD của các Ngân hàng. Mặt khác việc thực hiện hiệp định thương mại Việt Mỹ và những cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO cũng sẽ đặt các ngân hàng thương mại Việt Mỹ trước những thách thức mới. Trước tình hình đó, Chi nhánh Ngân hàng đã có kế hoạch kinh doanh năm 2005 cụ thể: - Tập trung mọi nỗ lực để khai thác nguồn vốn, thường xuyên khảo sát, nghiên cứu các hình thức huy động vốn, kỳ hạn, lãi suất của các NHTM trên địa bàn để xây dựng chiến lược huy động vốn có hiệu quả. Tiếp tục duy trì và tăng nguồn vốn huy động từ 5-10% so với năm 2004. -Tiếp tục cơ cấu lại dư nợ theo hướng mở rộng them các đối tượng cho vay: cho vay tiêu dung, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đẩy mạnh cho vay vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở, khu kinh tế năng động. Tăng cường công tác tiếp thị để thu hút khách hàng mới có dự án kinh doanh có hiệu quả để đầu tư vốn. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2005 đạt 394.000 triệu đồng, tăng 79.000 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng 25% Nguồn vốn huy động đến 31/12/2005 đạt 316.000 triệu đồng, tăng 99.000 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng 46%. Doanh thu đảm bảo quỹ thu nhập, quỹ tiền lương theo chế độ quy định và có dự phòng. Lợi nhuận dự kiến: 28 tỉ đồng. Nhằm cụ thể hoá phương hướng nhiệm vụ Ban lãnh đạo NHNo &PTNT Định Công cần triển khai thực hiện tốt các biện pháp sau: Trước những yêu cầu và đòi hỏi của xu thế hội nhập, với chặng đường mới ẩn chứa nhiều cơ hội và cũng đầy thách thức khó khăn nhưng với truyền thống không ngừng đổi mới và phát triển, Chi nhánh Định Công quyết tâm phấn đấu hoàn thành vượt mức mọi chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, với phương châm kinh doanh “phát triển bền vững- an toàn- hiệu quả”. 3.2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH. 3.2.1. Giải pháp mở rộng TD đối với khu vực KTNQD. 3.2.1.1.Tăng nguồn vốn huy động và đẩy mạnh công tác cho vay. Tích cực đẩy mạnh các biện pháp truyền thống và tìm các biện pháp mới nhằm không ngừng tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ. Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo kế hoạch( mặc dù Chi nhánh chưa phải trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 488). Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhằm khơi tăng nguồn tiền gửi, đặc biệt là nguồn vốn trung,dài hạn và ngoại tệ. Thực hiện tốt các khâu thanh toán từ ngoại tệ đến nội tệ, đa dạng hoá các thể thức thanh toán. Do đó, đã thu hút được các khách hàng truyền thống có nguồn vốn thanh toán lớn qua Chi nhánh. Khuyến khích các DN điện,nước, điện thoại, điểm bán xăng dầu mở tài khoản, chuyển tiền và thực hiện trả lương tại Chi nhánh. Phát huy hiệu quả công cụ lãi suất, thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến lãi suất trên thị trường để có giải pháp điều chỉnh linh hoạt và phù hợp. Đáp ứng đủ ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu. 3.2.1.2. Thực hiện chiến lược khách hàng. Công tác khách hàng rất được coi trọng và luôn được đặt lên hàng đầu. Các chính sách nhằm giữ vững và duy trì cá khách hàng truyền thống,có quan hệ lâu dài. Ngoài ra chi nhánh còn thu hút thêm các khách hàng mới giúp tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ. Đối với những khách hàng truyền thống, có nguồn tiền gửi hoặc dư nợ lớn, an toàn luôn được chi nhánh đưa ra chính sách ưu đãi. Thường xuyên lấy ý kiến khách hàng nhằm cải tiến phong cách giao dịch, phuc vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Chi nhánh cần xây dựng nội dung, không ngừng đưa ra các chính sách tiếp thị tới khách hàng, đặc biệt là các tầng lớp dân cư… 3.2.1.3. Cần có chính sách lãi suất linh hoạt đối với KTNQD. Chi nhánh Định Công là chi nhánh trực thuộc NHNo Thăng Long, là đơn vị có uy tín. Trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh thì lãi suất luôn được khách hàng quan tâm nhất, vì nó là yếu tố quyết định chi phí, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận giữ lại của dự án vay vốn. Hiện nay, các mức lãi suất mà chi nhánh đang áp dụng có sự phân biệt giữa KTQD với KTNQD. Điều đó là do KTNQD luôn vay với số lượng nhỏ, chưa kịp đáp ứng được các điều kiện đảm bảo tiền vay của Chi nhánh, rủi ro tiềm ẩn của còn rất lớn… Tuy nhiên không phải tất cả các DNNQD đều thể hiện những khó khăn, vướng mắc như trên mà còn có rất nhiều các DNNQD làm ăn có hiệu quả, chi trả nợ gốc và lãi sòng phẳng cho Ngân hàng. Thực tế cho thấy không phải DNQD nào cũng làm ăn hơn hẳn các DNNQD, mà các DNQD cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, thành phần KTNQD vẫn chưa được hưởng chính sách lãi suất ngang bằng với KTQD. Rõ rang điều này là quá thiệt thòi đối với thành phần kinh tế này. Vì vậy để có thể thu hút được khách hàng, đặc biệt là các thành phần KTNQD đến vay vốn tại chi nhánh với mức lãi suất cho vay bình đẳng thì trước hết thành phần kinh tế này phải tự hoàn thiện mình, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu đảm bảo tiền vay, kinh doanh có hiệu quả hơn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của Chi nhánh… Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay giữa các NH thì lãi suất là một công cụ để cạnh tranh nhằm thu hút các khách hàng là các khách hàng là các DNNQD có số lượng ngày càng tăng 3.2.1.4. Mở rộng cho vay vốn trung dài hạn đối với KTNQD. Do đặc thù riêng của DNNQD và xét trong hoàn cảnh chung của nền kinh tế, hiện tại DNNQD đang đứng trước những khó khăn cần tháo gỡ và quá trình phát triển KTNQD đã và đang bộc lộ một số hạn chế chủ yếu. Đó là do quá trình phát triển của KTNQD đang trong giai đoạn khởi đầu nên khả năng tích luỹ vốn còn hạn chế à khó khăn tất yếu. Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tình trạng thiếu vốn đang là khó khăn lớn nhất đối với các DN. Các DN lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính trước hết do bản than các DN thiếu tài sản thế chấp NH, trong khi đó mức cho vay vẫn bị hạn chế. Khó khăn tiếp theo cũng cũng bắt nguồn từ nguồn vốn hạn hẹp của các DNNQD, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn, nên khu vực NQD không có điều kiện đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cấp công nghệ sản xuất để mở rộng năng lực sản xuất. Vì vây, bên cạnh việc mở rộng cho vay ngắn hạn cần đặc biệt quan tâm tới việc nâng tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn cho khu vực KTNQD. 3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay KTNQD đối với Chi nhánh. Một trong những đặc điểm của hoạt động kinh doanh NH là càng mở rộng TD thì rủi ro có nguy cơ càng tăng, nhất là đối với khu vực KTNQD. Vì vậy mở rộng TD phải gắn liền với việc hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng TD. Chất lượng TD được phản ánh trên nhiều mặt: Tỷ lệ nợ quá hạn cao hay thấp, nợ khó đòi nhiều hay ít, cơ cấu dư nợ có hợp lý không..? Chất lượng TD liên quan tới cả hai phía: NH – Khách hàng và những yếu tố bất khả kháng. 3.2.2.1. Giải pháp về nghiệp vụ. Về phía Chi nhánh để nâng cao chất lượng TD, hạn chế bớt rủi ro trong quá trình mở rộng TD đối với khu vực KTNQD thì cần phải giải quyết những vấn đề như: - Xác định đúng hướng đầu tư đối với khu vực KTNQD: Chọn đúng hướng đầu tư là công việc quan trọng hàng đầu của các nhà kinh doanh. Bên cạnh việc cung cấp TD cho các dự án của khu vực NQD, Chi nhánh cũng nên cử cán bộ nghiên cứu tìm hiểu thế mạnh của dự án đó để từ đó có thể đưa ra những hỗ trợ khác đạt hiệu quả cao nhất. - Ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh trong quá trình cho vay bằng các biện pháp sau: + Làm tốt khâu thẩm định dự án phát triển KTNQD trước khi cho vay, thẩm định tài sản thế chấp, thủ tục hồ sơ cho vay là những yếu tố cần thiết, song yếu tố quyết định chính là hiệu quả kinh tế của dự án xin vay chứ không phải là thủ tục pháp lý của hồ sơ TD hoặc tài sản thế chấp. + Tìm những hình thức thích hợp để nắm chắc đối tượng vay. Cán bộ TD cần theo dõi sát tình hình sử dụng vốn, thu nhập, trả nợ của DNNQD để có biện pháp tác động kịp thời, ứng phó linh hoạt với các DN vay vốn; ngoài ra, cần kết hợp với các TCTD khác để nắm thực trạng vay và sử dụng vốn vay, nợ quá hạn, thái độ đối với việc rả nợ vay của khách hàng. + Hỗ trợ các DNNQD giải quyết các khó khăn: Tư vấn cho các DN sử dụng vốn vay. Cùng các DN tìm các biện pháp giải quyết khó khăn trong kinh doanh. Đề nghị kịp thời tới cấp trên các trường hợp khoanh nợ, xoá nợ, giãn nợ, gia hạn nợ hợp lý khi có những rủi ro khách quan xảy ra. + Tổ chức tốt việc thu hồi nợ quá hạn: Phân loại chính xác nguyên nhân nợ quá hạn và nguyên nhân không muốn trả nợ để có biện pháp xử lý. - Mở rộng cho vay khách hàng có tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay. Theo Khoản 2 Điều 2 Chương 1 Nghị định số 178/1999/NĐ- CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay thì cho vay có đảm bảo bằng tài sản là việc cho vay vốn của TCTD mà theo đó, nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng hoặc bảo lãnh tài sản của bên thứ ba. Trong nhiều trường hợp, NH yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi nhận TD. Lý do là khách hàng phải luôn đối đầu với rủi ro trong kinh doanh, có thể mất khả năng trả nợ cho NH do thu nhập từ hoạt động kinh doanh giảm sút mạnh. Điều này có thể gây nên tổn thất lớn cho NH. Trong các hoạt động TD của NH thì chỉ có DNQD là có thể vay vốn mà không cần thế chấp, còn 100% DNNQD khi vay vốn NH đều phải có tài sản thế chấp, kể cả các DNNQD làm ăn tốt, có uy tín và phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, không phải DNNQD nào cũng có khả năng đáp ứng được yêu cầu này, mà thậm chí xét cho cùng thì việc đảm bảo bằng tài sản cho món vay cũng chỉ mang tính chat an ủi tâm lý cán bộ TD khi mà họ quyết định cho vay, là phương án cuối cùng thu nợ mà thôi. Vì vây, để tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực KTNQD phát triển mà khồn có tài sản thế chấp có được nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình, Chi nhánh cần mở rộng cho vay bằng tài sản đảm bảo được hình thành từ nguồn tài trợ của NH. - Xử lý lãi suất cho vay. Cùng với nguồn vốn, lãi suất là vấn đề cốt lõi thể hiện trong kết quả hoạt động NH. Nó phải được sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế và hoạt động NH. Xử lý lãi suất huy động và lãi suất cho vay là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp. Cái khó nhất hiện nay trong xử ký lãi suất NH là làm thế nào vừa đảm bảo tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường để Chi nhánh thực hiện kinh doanh, vừa đảm bảo sụ ưu tiên nhất định đối với khu vực NQD. Lãi suất huy động phải đảm bảo sát với chỉ số giá cả thị trường có thể cạnh tranh và huy động được, còn lãi suất đầu ra phải tương đối thấp mới có thể tác động đến sự phát triển sản xuất( trong phạm vi giới hạn chấp nhận được) để chi nhánh đảm bảo có thu nhập. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Nâng cao vai trò của công tác thẩm thanh tra kiểm soát là công việc hết sức quan trọng nhằm bảo đảm chất lượng cho vay, do đó khi ngân hàng muốn nâng cao chất lượng TD nói chung và chất lượng TD đối với KTNQD nói riêng thì vai trò của công tác thanh tra, kiểm soát phải được nâng lên ở mức tương xứng. Trong quá trình kiểm tra, giám sát vốn cho vay, Ngân hàng phải thường xuyên đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng. Nếu phát hiện khách hàng thông tin sai sự thật thì Ngân hàng phải lập tức tiến hành xử lý theo quyền hạn và nghĩa vụ của mình. Trong thực tế, việc giám sát vốn vay của NH lại phụ thuộc vào khả năng, trình độ và điều kiện của từng cán bộ tín dụng. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà báo cáo số liệu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường có thái độ tin cậy thấp, ngoài vòng kiểm soát của cơ chế hiện hành thì việc giải quyết thông tin sai sự thật còn là vấn đề gặp nhiều lúng túng. Có chăng đây chỉ là một biện pháp tình thế, bởi vì hiện nay chưa có biện pháp tích cực buộc các DN thực hiện đúng luật kế toán, thống kê và thực hiện kiểm toán bắt buộc hàng năm. Vì vậy phải tăng cường hoạt động giám sát vốn vay trong hoạt động của khách hàng với yêu cầu phải có chương trình giám sát riêng, cán bộ bộ phận này phải có năng lực về đánh giá hoạt động TD ở cả hai phía, những người làm ở bộ phận này không liên quan đến việc cho vay, thu nợ. 3.2.2.2. Tích cực cải cách thủ tục hành chính, tăng cường quản trị kinh doanh. Quản trị kinh điều hành phải được thực hiện bằng các công cụ: cơ chế chính sách, thông tin, thanh tra- kiểm tra, mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh phải phù hợp với trình độ, năng lực quản lý, kiểm soát của bộ máy tổ chức,cán bộ và nhu cầu thực tế khách quan của thị trường, đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành, đồng thời nâng cao vai trò tham mưu, tính tự chủ, năng động và tự chịu trách nhiệm của các bộ phận công tác. Trong quá trình cho vay DNNQD, thủ tục hồ sơ đã có nhiều cải tiến song còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Đây là một vấn đề khó, cần hoàn thiện dần, nhằm nâng cao năng lực quản lý phục vụ và tiện ích cho khách hàng. Chi nhánh cần tổ chức mạng lưới NH phù hợp, đảm bảo gọn nhẹ, năng động, hiệu quả và thuận tiện, đồng thời phải hiện đại hoá công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. 3.2.2.3.Giải pháp về công tác tổ chức cán bộ. Đào tạo để nâng cao năng lực cán bộ, nâng cao năng lực thẩm định dự án. Con người là yếu tố quyết định thành bại trong kinh doanh. Không thể tạo ra bước đột phá, giữ vững ổn định và phát triển nhanh nếu thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực, bản lĩnh vững vàng, hết lòng tận tâm vì sự nghiệp chung. Do đó, trong chiến lược phát triển kinh doanh, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phải được đặt lên hàng đầu và phải dành nhiều sự đầu tư thoả đáng cho công tác này. Hoạt động TD đòi hỏi một đội ngũ cán bộ TD không chỉ tinh thông nghề nghiệp mà còn có phẩm chất đạo đức. Cán bộ TD không chỉ nắm chắc thể lệ, chế độ của ngành mà phải am hiểu các lĩnh vực khác liên quan, nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, hiểu biết luật pháp để vận hành tốt nghiệp vụ. Cần có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, xử lý thích đáng những cán bộ TD cố ý làm sai, phát động phong trào thi đua, có khen thưởng kịp thời các điển hình, tiên tiến- từ đó động viên người lao động hăng say công việc và đạt kết quả tốt. Một nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng TD không phải đổ lỗi hết cho khách quan, mà điều quan trọng trước hết, đầu tiên tác động đến chất lượng TD là con người, là những cán bộ TD trực tiếp liên quan đến những khoản đầu tư, những người thẩm định đến chất lượng TD. Chính vì con người có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng TD, cho nên mỗi NH không thể không từng bước nâng cao chất lượng cán bộ, không ngừng bồi dưỡng nghiệp vụ, chấn chính tư tưởng, đạo đức. Ngoài vấn đề về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, đòi hỏi cán bộ TD cần phải có những kỹ năng sau: - Kỹ năng bán hàng: đòi hỏi cán bộ TD phải có những kỹ năng nhất định về marketing để thu hút khách hàng, nắm vững nghiệp vụ TD để cho vay được nhiều với chất lượng tốt. - Kỹ năng tìm hiểu điều tra: kỹ năng này yêu cầu cán bộ TD phải biết cách thu thập và khai thác thông tin có ích từ khách hàng và từ các nguồn khác. - Kỹ năng phân tích: đòi hỏi cán bộ TD phải biết nhận định, đánh giá tình hình có cơ sở khoa học, từ đó rút ra được những rủi ro có thể gặp phải khi đặt quan hệ TD dưới hình thức văn bản có tính thuyết phục để lên ý kiến chỉ đạo. - Kỹ năng đàm phán với khách hàng: cán bộ TD phải biết thương lượng với khách hàng, về các vấn đề có liên quan tới việc tuân thủ các điều khoản đã quy định trong chế độ, thể lệ cho vay, để khoản vay được tiến hành trong điều kiện thuận lợi nhất. Trên cơ sở nhưng yêu cầu đòi hỏi đó, Chi nhánh cần rà soát lại đội ngũ cán bộ hiện có, có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại để bổ sung những mặt còn thiếu, còn yếu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khắc phục tình trạng bất cập về trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ TD. Cần phải khẳng định rằng phát triển hoạt động đào tạo có hiệu quả là yếu tố quyết định trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược của mỗi NH. Đồng thời để đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, hoạt động đào tạo ngày nay không chỉ đào tạo, đào tạo lại, cập nhật kiến thức kỹ năng các sản phẩm dịch vụ mới hiện đại mà còn phải có chiến lược cụ thể để đào tạo được nhiều nhân lực có trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu hội nhập theo phương châm “đi trước đón đầu”. Vì vậy yếu tố hợp tác đào tạo cần được đẩy mạnh. Chỉ có vậy mới tiếp cận được khoa học công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý điều hành… Hợp tác có thể được thực hiện trong nước như NH có thể giao lưu trao đổi phương pháp, kỹ năng dạy và học, cập nhật được những kiến thức kỹ năng hiện đại, ngoài ra có thể hợp tác đào tạo khu vực và quốc tế… 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng. Để giúp các NHTM mở rộng hoạt động cho vay đối với khu vực KTNQD thì Chính phủ cần phải đề ra các biện pháp để thúc đẩy các thành phần KTNQD phát triển nhằm tạo ra được một đối tượng khách hàng rộng lớn và an toàn cho các NHTM để các NH này có thể yên tâm đầu tư. Muốn vậy, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần phải có các biện pháp sau: Trong khi các nước láng giềng như Trung Quốc và các nước thuộc khối ASEAN đang ngày càng hoàn thiện môi trường pháp lý với nỗ lực tạo ra sân chơi bình đẳng giữa KTQD và KTNQD thì hệ thống chính sách, pháp luật củaViệt Nam còn chồng chéo, thiếu minh bạch và thiếu ổn định, các thủ tục về thuế và hành chính tuy đã được cải thiện song vẫn còn phức tạp. Vì vậy phải tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật, quy định của Nhà nước đã ban hành liên quan đến việc khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển Ở điều kiện nước ta hiện nay việc xây dựng các văn bản, bộ luật dành riêng cho các DNNQD đặc biệt là các DN vừa và nhỏ là hết sức cần thiết. Trước mắt, phải có sự hoàn thiện hơn nữa hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan tới loại hình DN này và giám sát thật kỹ quá trình áp dụng của các cơ quan chức năng. Về lâu dài cần phải xây dựng một bộ luật DN vừa và nhỏ trong đó quy định về: tư cách pháp nhân, ngành nghề kinh doanh, các chính sách khuyến khích bảo hộ.. Đồng thời trong quá trình xây dựng Luật phải tiến hành song song với việc xây dựng các văn bản thi hành để sau khi văn bản có hiệu lực thì lập tức được áp dụng ngay vào cuộc sống. Các văn bản phải được đảm bảo tính ổn định lâu dài và tính đồng bộ, thống nhất để các DN yên tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn các DN phát triển kinh doanh theo Pháp luật , tạo điều kiện cho các DN hiểu biết pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành, nhanh chóng đưa pháp luật vào cuộc sống; đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các DN thuộc mọi thành phần kinh tế và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các DN. Bên cạnh đó cũng phải xử lý nghiêm và kịp thời những DN cố ý kinh doanh trái pháp luật,cung với việc sử dụng biện pháp kinh tế để xử lý những hành vi vi phạm đó. Không hình sự hoá các quan hệ kinh tế- dân sự trong quan hệ TD giữa NH vơi DN NQD khi xảy ra các tranh chấp do DN không trả được nợ cho NH. Chính phủ có biện pháp thúc đẩy cổ phần hoá các DNNH có quy mô lớn, đang hoạt động có hiệu quả mà không phải thuộc lĩnh vực quan trọng, tạo ra sự đột phá tăng tốc, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá DNNN, thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển có hiệu quả. Đồng thời, muốn phát triển nhanh và bền vững khu vực tư nhân thì phải phát triển mạnh khu vực KTQD, đặc biệt nên tập trung cho các DN lớn làm mũi nhọn, làm đầu tầu cho nền kinh tế, yểm trợ cho các DN nhỏ của khu vực tư nhân là một điều rất quan trọng. Chính thực hiện đúng cam kết với IMF, ADB, WB.. về cải tổ DNNN chống bao cấp, bảo trợ quá mức cho các DNNN, thúc đẩy phát triển KTNQD. Chính phủ cần có chính sách xử lý rủi ro đối với các NH cho vay DNNQD, bình đẳng đối với cấc DN như: Khoanh nợ, xoá nợ, giãn nợ, ưu đãi lãi suất... Chính phủ cần hỗ trợ cho các DN thuộc thành phần KTNQD thực hiện nhanh quá trình đổi mới như; tiếp nhận thông tin và công nghệ mới hiện đại, hướng dẫn cải tiến công nghệ kỹ thuật truyền thống, hỗ trợ vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nhân lực để có thể tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ. Đồng thời giúp các DN lựa chọn cho mình những máy móc thiết bị công nghệ phù hợp. Ngoài ra, trong điều kiện nước ta hiện nay, bên cạnh việc đầu tư kỹ thuật công nghệ mới để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thì các DN cần lưu ý khai thác các kỹ thuật công nghệ sử dụng nhiều lao động, kết hợp với việc cải tiến để nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Chính phủ cần hỗ trợ giúp kinh phí để tư vấn và va đào tạo lại nguồn lao động có trình độ, đặc biệt là tư vấn, đào tạo cán bộ có trình độ, đặc biệt là tư vấn, đào tạo cán bộ co trình độ quản lý tiên tiến, để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chính phủ cần phải quan tâm hơn nữa hoạt động của các trung tâm thông tin, trung tâm xúc tiến thương mại trong việc cung cấp thông tin cho các DN tư nhân về cac lĩnh vực sản phẩm, thị trường, chiến luwowc ngoại thương ... Việc cung cấp thông tin cần thiết cho các DN thuộc thành phần KTNQD là hết sức cần thiết, thông tin cung cấp phải được chọn lọc, cập nhật thường xuyên; đồng thời xây dựng cung cấp thông tin thị trường thế giới cho các DNNQD, giúp đỡ về công nghệ, hợp tác kinh doanh, tài trợ vốn ban đầu thành lập DN. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ các DN tiếp cận với thị trường các nước trong khu vực va trên thế giới. Chính phủ hỗ trợ bằng các chinh sách thuế quan ưu đãi để kinh tế tư nhân phát triển, đó là điều rất cân thiết trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp kích cầu của Chính phủ cần được tiếp tục đẩy mạnh để giúp tháo gỡ những khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho khu vực kinh tế tư nhân. Đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, nhập lậu, chống hàng gia, hàng nhái nhãn hiệu, mẫu mã... 3.3.2. Kiến nghị đối với NH Nhà nước. 3.3.2.1. Điều hành linh hoạt các quy chế quản lý tầm vĩ mô. Trong khuông khổ các quy định về kinh tế, tài chính, TD, vấn đề thực sự bình đẳng giữa các DN thuộc các thành phần kinh tế còn nhiều hạn chế. Điều đó được thể hiện trong chính sách TD của toàn hệ thống NH. Các quy định và điều kiện cho vay còn quá cứng nhắc và còn phân biệt đối xử như về tài sản thế chấp, mức lãi suất cho vay. Mức lãi suất cho vay đối với khu vực Kinh tế NQD còn mang tính áp đặt và cao hơn so với khu vực KTNN . Vì vậy để khuyến khích kinh tế NQD vay vốn NH thì NHNN cần xem xét để đưa ra các quy định linh hoạt và bình đẳng hơn. 3.3.2.2. Cải thiện thủ tục hành chính. NHNN phải đưa ra các biện pháp cải tổ triệt để thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tục nhất là thủ tục cho vay. Hướng giải quyết là kết hợp nhiều yếu tố cần thiết trong một yêu cầu. Những vấn đề mà các quy định pháp luật hoặc các định chế khác đã nêu thì không nên đưa vào. Việc ban hành hệ thống pháp luật phải tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng, đồng bộ và linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. Để giải quyết vấn đề này NHNN cần rà soát lại các văn bản nhà nước đã ban hành để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. 3.3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin TD(CIC). CIC là nơi cung cấp các thông tin về TD cho các TCTD. Nhưng hiện nay các thông tin này mới chỉ dừng ở mức là tình hình vay vốn của các đơn vị tại các tổ chức Tài chính khác. NHNN nên nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC bằng các biện pháp như: kết hợp với Bộ Tài chính, cơ quan thuế... 3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo Việt Nam. NHNo Việt Nam là cơ quan chủ quản của Chi nhánh Định Công do đó cần phải tạo điều kiện giúp cho Chi nhánh trong việc khắc phục những hạn chế, phát huy mặt mạnh để cùng hệ thống phát triển. Để làm được vấn đề đó cần thực hiện các nội dung sau: Tổ chức giải quyết nhanh, rõ ràng các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động của Chi nhánh như việc phê duyệt mức cho vay vượt quyền phán quyết, như tái thẩm định các dự án đầu tư ... Sửa đổi cơ chế, chính sách cho vay, bảo lãnh phù hợp với NHNN theo hướng nâng cao tính tự chủ , tự chịu trách nhiệm đối với hệ thống NHNo Việt Nam nói chung và Chi nhánh Định Công nói riêng. Thu hút các dự án, chương trình của quốc tế, của các nước khác, hỗi trợ SGD I về đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao trình độ quản lý, điều hành hoạt động NH theo lộ trình quốc tế; Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ thẩm định dự án, phân tích và đánh giá rủi ro cho cán bộ NH; trang bị công nghệ NH hiện đại. Mở rộng hình thức TD thuê mua và cung cấp các khoản TD trung, dài hạn với lãi xuất ưư đãi cho các DNNQD mới khởi sự hoặc đầu tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Đơn giản hoá các thủ tục NH trong việc cho vay, đặc biệt là các khoản cho vay trung và dài hạn bị quy định bởi các thủ tục rườm rà, phức tạp làm cho các chi phí giao dịch tăng cao. Thường xuyên hỗi trợ Chi nhánh tổ chức các buổi thảo luận, hội nghị, nghiên cứu khao học để vừa nắm bắt các thông tin về tình hình hoạt động của NH, vừa cung cấp thêm các kinh nghiệm, kiến thức quý báu trong quá trình hoạt động. Phối hợp chặt trẽ với NHNN để tổ chức để có hiệu quả chương trình thông tin rủi ro, thông tin TD nhằm ngày càng năng cao chất lượng TD, giúp SGD I phòng ngừa rủi ro. NHNo Việt Nam cần nâng cao hơn nữa hiệu suất sử dụng các phần mềm tin học trong công tác kế toán, đào tạo cán bộ kế toán có trình độ, khai thác các phần mềm ứng dụng nghiệp vụ và đáp ứng yêu cầu thông tin báo cáo đảm bảo nhanh chóng chính xác, hiệu quả cao. Thực hiện tốt công tác chỉ đạo điều hành từ trung ương xuống các NH cơ sở; tuân thủ đúng từ việc thẩm định các dự án, tổ chức kiểm tra đến việc quy định cụ thể về chế độ thông tin kiểm tra, chế độ thông tin thống kê, tổng kết, kiểm tra. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống NH nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các sai sót, phòng ngừa rủi ro. Hiện nay, xu thế hội nhập và hợp tác trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế ngày càng trở nên rõ nét và cần thiết. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngành NH đang đứng trước những cơ hội mới của quá trình hội nhập, nhưng bên cạnh đó, cũng đứng trước nhiều thách thức gay gắt từ bên ngoài. Trong quá trình hội nhập quốc tế, các NHTM của VN sẽ đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các NH nước ngoài với rất nhiều thế mạnh vượt trội so với hệ thống NHTM trong nước. Cụ thể nhất là về tiềm lực về tài tài chính với số vốn điều lệ lên tới hàng trăm triệu USD thậm chí lên tới hàng tỷ USD. Chúng ta cũng sẽ phái cạnh tranh gay gắt với cac NH nước ngoài co kinh nghiệm hoạt động lâu năm, có trình độ quản lý rất chặt chẽ và khoa học với nhiều dịch vụ NH đa dạng, phong phú và hiện đại. Do vậy, việc nâng cao năng lực về tài chính và trình độ công nghệ, quản lý... là công việc cấp bách mang tính sống còn của các NHTM trong nước, đặc biệt là hệ thống NHTM Nhà nước.Nếu các NHTM trong nước không kịp đổi mới để phát triển thì chúng ta sẽ đánh mất khả năng cạnh tranh trên chính thị trường trong nước, vai trò là “ bà đỡ” của nền kinh tế của các NHTM trong nước nói chung và các NHTM nói riêng sẽ trở nên mờ nhạt và không phát huy tác dụng, thậm chí sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Hy vọng với chính sách thông thoáng của Nhà nước cùng với sự phối hợp của các bộ ngành, NHNN ban hành chính sách TD, tiền tệ riêng cho khu vực kinh tế NQD và các NHTM chủ động tiếp cận, khai thác, mở rộng hoạt động trong khu vực này sẽ góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế NQD... và các hoạt động trong lĩnh vực NH cũng ngày càng đa dạng, chiếm lĩnh thị phần ngày càng cao với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo được khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập hiện nay. Trên đây là những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy và phát triển KTNQD. Tuỳ từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế mà có những giải pháp và kiến nghị hữu hiệu với thực tiễn hoạt động NH. Hy vọng rằng với những gì đã đề cập ở trên tuy không phải là tuyệt đối nhưng cũng phần nào giúp thêm cho Chi nhánh Định Công trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế NQD nhằm không ngừng đưa khu vực này ngày càng đi lên theo hg định hướng của Đảng và Nhà nước. KÕt luËn Qua h¬n 15 n¨m ®æi míi vµ ph¸t triÓn, nÒn kinh tÕ hµng hãa nhiÒu thµnh phÇn ë n­íc ta ®· ®¹t ®­îc nh÷ng kÕt qu¶ nhÊt ®Þnh. ViÖc Nghiªn cøu c¸c ph­¬ng ph¸p, chiÕn l­îc ®Ó më réng cho vay ®èi víi khu vùc kinh tÕ NQD ®· mang l¹i nh÷ng hiÖu qu¶ thiÕt thùc. NhËn thøc ®­îc tÇm quan träng cña néi dung nµy nªn chuyªn ®Ò ®· tËp trung vµo mét sè ®iÓm sau: -Thø nhÊt: HÖ thèng hãa vµ bæ sung nh÷ng lý luËn c¬ b¶n vÒ TDNH ®èi víi khu vùc kinh tÕ ngoµi quèc doanh . Nªu ra nh÷ng ph­¬ng ph¸p, chiÕm l­îc trong c«ng t¸c cho vay ®èi víi khu vùc kinh tÕ nµy, c¸c yÕu tè ¶nh h­ëng ®Õn ®Çu t­, x©y dùng chÝnh s¸ch cho vay ®ång thêi ®­a ra c¸c biÖn ph¸p phßng ngõa vµ xö lý rñi ro tÝn dông. -Thø hai: Ph©n tÝch thùc tr¹ng TDNH ®èi víi khu vùc kinh tÕ ngoµi quèc doanh t¹i Chi nh¸nh §Þnh C«ng, nh÷ng hiÖu qu¶ ®¹t ®­îc trong c«ng t¸c cho vay ®èi víi khu vùc NQD, nh÷ng tån t¹i vµ nguyªn nh©n cña chóng ®Ó kh«ng ngõng n©ng cao chÊt l­îng TD cña ng©n hµng. -Thø ba: Trªn c¬ së lý luËn, thùc tr¹ng cña chÊt l­îng TD t¹i NHNo & PTNT Chi nh¸nh §Þnh C«ng, chuyªn ®Ò ®· ®­a ra mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu vµ kiÕn nghÞ nh»m gãp phÇn n©ng cao chÊt l­îng TDNH ®èi víi khu vùc kinh tÕ ngoµi quèc doanh. MÆc dï b¶n th©n ®· cã nhiÒu cè g¾ng ®Ó hoµn thµnh ®­îc kÕt qu¶ trªn. Song do lÜnh vùc nghiªn cøu cña ®Ò tµi lµ mét vÊn ®Ò t­¬ng ®èi réng vµ kh¸ phøc t¹p, ngoµi ra cßn do h¹n chÕ vÒ thêi gian vµ kiÕn thøc luËn còng nh­ thùc tiÔn nªn chuyªn ®Ò kh«ng tr¸nh khái nh÷ng thiÕu sãt. RÊt mong nhËn ®­îc sù ®ãng gãp, chØ b¶o cña c¸c thÇy c« gi¸o, cña NHNo & PTNT Chi nh¸nh §Þnh C«ng ®Ó bµi viÕt cña em ®­îc hoµn thiÖn h¬n. Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n! Danh môc tµi liÖu tham kh¶o Frederic S. Mishkin: TiÒn tÖ, NH vµ thÞ tr­êng tµi chÝnh. Nxb khoa häc vµ kü thuËt Hµ Néi 1991. David Cox: NghiÖp vô Ng©n hµng hiÖn ®¹i. Nxb chÝnh trÞ quèc gia 1997. Gi¸o tr×nh qu¶n trÞ vµ kinh doanh ng©n hµng- HVNH 2002 Gi¸o tr×nh TÝn dông Ng©n hµng. Gi¸o tr×nh ng©n hµng th­¬ng m¹i qu¶n trÞ vµ nghiÖp vô- ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n 2002. Lª Vinh Danh: TiÒn vµ ho¹t ®éng NH. Nxb thèng kª 1998. Peter S. Rose: Qu¶n trÞ NH th­¬ng m¹i. Nxb tµi chÝnh 2001. TiÕn sÜ NguyÔn DuÖ: Qu¶n trÞ NH- HVNH 2001 Chi nh¸nh NHNo & PTNT Th¨ng Long: B¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh 2002,2003,2004. Chi nh¸nh NHNo §Þnh C«ng: B¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh 2002, 2003, 2004. T¹p chÝ NH c¸c sè 2, 3, 6, 12/ 2003. T¹p chÝ NH c¸c sè 1+2, 6, 7, 11/ 2004. T¹p chÝ Tµi chÝnh c¸c sè n¨m 2004. Nghiªn cøu kinh tÕ c¸c sè n¨m 2003, 2004. Mét sè th«ng tin trªn m¹ng Internet. ` NhËn xÐt thùc tËp Sinh viªn Vò Hång Qu¶ng- Khoa Qu¶n trÞ kinh doanh Ng©n hµng- Häc viÖn Ng©n hµng ®· thùc tËp t¹i Chi nh¸nh NHNo & PTNT §Þnh C«ng. Trong thêi gian thùc tËp t¹i Chi nh¸nh, sinh viªn Vò Hång Qu¶ng ®· chÊp hµnh ®óng néi quy, quy ®Þnh n¬i thùc tËp ®Ò ra; cã ý thøc häc tËp nghiªn cøu nghiªm tóc, n¾m b¾t ®­îc c¸c nghiÖp vô ph¸t sinh t¹i Chi nh¸nh §Þnh C«ng. §Ò tµi “ Më réng TDNH ®èi víi khu vùc kinh tÕ ngoµi quèc doanh t¹i NHNo & PTNT Chi nh¸nh §Þnh C«ng” cña sinh viªn Vò Hång Qu¶ng vÒ c¬ b¶n ®· ph¶n ¸nh ®­îc t×nh h×nh ho¹t ®éng kinh doanh vµ c«ng t¸c cho vay kinh tÕ NQD ph¸t sinh t¹i Chi nh¸nh, ®Ò xuÊt ®­îc mét sè gi¶i ph¸p cã tÝnh kh¶ thi nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ TDNH ®èi víi khu vùc kinh tÕ ngoµi quèc doanh. §Ò tµi ®· thÓ hiÖn ®­îc tinh thÇn häc hái, nghiªn cøu nghiªm tóc cña sinh viªn. Hµ Néi, ngµy……th¸ng…….n¨m 2005 Chi nh¸nh NHNo & PTNT §Þnh C«ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34075.doc
Tài liệu liên quan