Hoạt động tín dụng đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cho nên việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại là một việc làm rất cần thiết trong đó có loại hình khách hàng cá nhân.
Bên cạnh đó Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương cần phát huy lợi thế của mình là nằm ở trung tâm thủ đô, một vị trí thuận lợi để phát triển, mở rộng hoạt động của mình. Trong thời gian thực tập tại Sở giao dịch I ngân hàng công thương Việt Nam em đã tìm hiểu hoạt động của ngân hàng và tham khảo một số tài liệu, sách báo bổ trợ cho việc nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề thực tập không tránh khỏi thiếu sót ,hạn chế, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như các cô chú, anh chị cán bộ ngân hàng nơi em thực tập tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương để đề tài của em được hoàn thiện tốt hơn.
61 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đối với cá nhân tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công Thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với bao biến động thăng trầm của nền kinh tế,hoạt động ngân hàng luôn đối mặt với những khó khăn,thử thách; khắc phục đi lên. Hiện nay,trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Sở giao dịch I đã và đang chuyển mình để thay đổi phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng.
Việc ra đời của Sở giao dịch I ngân hàng Công thương Việt Nam là sự sát nhập vụ tín dụng thương nghiệp và vụ tín dụng công nghiệp của ngân hàng nhà nước Việt Nam; theo quyết định ra ngày 29/6/1988,Tổng giám đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ra quyết định số 198 NHTCCB thành lập ngân hàng thành phố Hà Nội. Vai trò của nó đóng góp vào nền kinh tế lúc này là thay thế cho hai vụ tín dụng trên và có thêm nhiều hoạt động khác trợ giúp cho hoạt động kinh tế. Nhưng do sự ra đời chỉ có sự kế thừa mà chưa có đổi mới,nên hoạt động của ngân hàng mang nặng tính tư duy bao cấp,hoạt động chưa thoát khỏi cơ chế cũ của hoạt động thu,chi ngân sách và bộ máy cồng kềnh,và trình độ của cán bộ còn nhiều bất cập,cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu hoạt động chủ yếu theo phương thức thủ công. Hơn nữa sản phẩm ngân hàng chỉ là những sản phẩm truyền thống,chủ yếu chỉ là nhận tiền gửi và cho vay mà chưa có nhiều hình thức,loại hình mới,sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đến ngày 24/3/1993 Tổng giám đốc Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam ra quyết định số 93 NHTTCB chuyển các hoạt động tại hội sở chi nhánh ngân hàng Thành Phố Hà Nội thành hội sở chính Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngày 30/12/1998 Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam ký quyết định số 134 QĐHĐQT với nội dung sắp xếp tổ chức hoạt động Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương theo điều lệ tổ chức và hoạt động ngân hàng công thương Việt Nam. Theo quyết định đó,Hội sở tách khỏi trụ sở chính và lấy tên là Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam cho đến nay. Trụ sở chính tại số 10 Lê Lai – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam là đại diện uỷ quyền của Ngân hàng Công thương Việt Nam ,là một đơn vị hạch toán phụ thuộc,có quyền tự chủ kinh doanh theo sự phân cấp của Ngân hàng Công thương Việt Nam, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng khác. Đến 20/10/2003 Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam ban hành quyết định số 153 QĐHĐQT về mô hình tổ chức mới của sở giao dịch I theo dự án hiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do ngân hàng thế giới tài trợ
Sở giao dịch I ngân hàng Công Thương là một trong những đơn vị hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống ngân hàng công thương. Thể hiện qua lợi nhuận hạch toán nội bộ của ngân hàng luôn cao nhất trong hệ thống; dư nợ và đầu tư cao nhất; tổng vốn huy động chiếm tỉ lệ quan trong trong toàn hệ thống. Là nơi triển khai các chương trình mới của ngân hàng công thương Việt Nam,làm đầu mối cho các chi nhánh ngân hàng Công Thương trên địa bàn và triển khai chương trình hợp tác.
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Theo qui định 135/QĐ HĐQQT NHCT VN ngày 31/12/1998 về qui chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam từ ngày 1/1/1999 cơ cấu tổ chức như sau Lãnh đạo điều hành của Sở giao dịch I gồm: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
Có 9 phòng ban,và có sự qui định quản lý theo chức năng của các phòng ban
Gồm:
Phòng điện toán
Phòng kiểm soát
Phòng kinh doanh
Phòng ngân quỹ
Phòng cân đối tổng hợp
Phòng kinh doanh đối ngoại
Phòng tổ chức cán bộ và tiền lương
Phòng kiểm tra kiểm toán
Phòng hành chính quản trị
Ngày 20/10/2003,Chủ tịch hội đồng quản trị NHCT VN đã ban hành quyết định số 153/QĐ-HĐQT-NHCT1 về mô hình tổ chức mới của Sở giao dịch I theo dự án hiện đại hoá của WB. Trong đó,thay đổi về mô hình tổ chức và chức năng của các phòng ban để phù hợp với chương trình hiện đại hoá hệ thống ngân hàng.Trong đó chức năng nhiệm vụ của phòng,ban triển khai hiện đại hoá tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam là phòng kế toán giao dịch. Người điều hành cao nhất ở Sở giao dịch I là giám đốc là người phụ trách bao quát tất cả các hoạt động của Sở giao dịch I và có 4 phó giám đốc là người quản lý theo các mảng của Sở giao dịch I và theo sự phân công của giám đốc,và có sự quản lý thống nhất với nhau theo qui định. Các phòng ban cũng được thay đổi để phù hợp với chương trình hiện đại hoá,khác với trước đây,số lượng phòng tăng lên là 11 phòng và chức năng,nhiệm vụ của các phòng cũng khác. Gồm các phòng sau:
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán giao dịch
Phòng thông tin điện toán
Phòng khách hàng số 1 ( doanh nghiệp lớn )
Phòng tài trợ thương mại
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng khách hàng số 2 (doanh nghiệp vừa và nhỏ )
Phòng kế toán tài chính
Phòng tổng hợp tiếp thị
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng kiểm tra nội bộ
2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Nhiệm vụ:
Sử dụng hiệu quả,bảo toàn và phát triển vốn và các nguồn lực của Ngân hàng Công thương Việt Nam
Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn,hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Thực hiện các nghiệp vụ về tài chính theo qui định của pháp luật và của Ngân hàng Công thương
Quyền hạn:
1.Nhận tiền gửi tiết kiệm,tiền gửi không kỳ hạn,có kỳ hạn,tiền gửi của cá tổ chức và dân cư trong và ngoài nước bằng VND và ngoại tệ.
2.Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi,tín phiếu,kỳ phiếu,trái phiếu ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và kinh doanh của ngân hàng.
3.Cho vay trung,dài hạn,ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các
Tổ chức kinh tế,cá nhân hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng ngân hàng Nhà nước và theo qui định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
4.Chiết khấu thương phiếu và kỳ phiếu,trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo qui định của NHCT VN và NHNN VN.
5.Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế ( thanh toán L/C,bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh ) kinh doanh ngoại tệ theo qui định của Ngân hàng Công thương Việt Nam ( theo mức uỷ quyền ).
6.Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như thanh toán,chuyển tiền trong nước và quốc tế,chi trả kiều hối,thanh toán séc và các dịch vụ ngân hàng khác.
8.Thực hiện các nghiệp vụ tư vấn về ngoại tệ,quản lý tiền vốn,các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu thanh toán của khách hàng.
9.Kinh doanh chứng khoán,làm môi giới chứng khoán. Cất trữ,bảo quản,quản lý chứng khoán và các giấy tờ có giá trị,các tài sản quý cho khách hàng theo qui định của ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam.
10.Thực hiện vấn đề an toàn kho quỹ,bảo quản tiền mặt và ấn chỉ của Ngân hàng Công thương Việt Nam,đảm bảo chỉ nhận xuất kho ấn chỉ quan trọng cho các chi nhánh Ngân hàng Công thương phía bắc theo yêu cầu hoạt động kinh doanh của các đơn vị.
11.Là đầu mối cho các chi nhánh ngân hàng công thương phía bắc trong nghiệp vụ thu chi ngoại tệ,tiền mặt thanh toán séc du lịch và một số nghiệp vụ khác theo uỷ quyền của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
12.Thực hiện một số nghiệp vụ của Ngân hàng Công thương giao như: là nơi thử nghiệm những tiến bộ khoa học công nghệ,cơ chế quản lý mới trước khi đem áp dụng cho toàn hệ thống
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương.
2.2 1. Tình hình huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch I so với các chi nhánh ngân hàng trong cũng như ngoài hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam nhìn chung là thu được kết quả cao. Số liệu cụ thể về nguồn vốn huy động này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam trong 3 năm:
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng nguồn vốn huy động
11.587
14.605
15.158
1.Tiền gửi doanh nghiệp
8.113
70
10.817
74
10.981
72.4
1.1: VNĐ
Ngoại tệ qui VNĐ
8.066
47
99.4
0.6
10.776
41
99.6
0.4
10.910
71
99.3
0.7
1.2. Tiền gửi không có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn
6.829
1.284
84.2
15.8
9.446
1.431
87
13
9.355
1.626
85.2
14.8
2.Tiền gửi dân cư
3.409
29.4
3.728
25.5
3.628
24
2.1: VNĐ
Ngoại tệ qui VNĐ
810
2.599
24
76
1.099
2.629
29.5
70.5
1.548
2.080
42.7
57.3
2.2:Tiền gửi không có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn
73
3.336
2.2
97.8
72
3.656
2
98
41
3.587
1.1
98.9
3.Tiền gửi khác
65
0.6
60
0.5
549
3.6
Qua bảng số liệu báo cáo kết quả huy động vốn của Sở giao dịch I trên đã cho chúng ta thấy:
Trong 3 năm hoạt động gần đây, nguồn vốn huy động của Sở giao dịch I ngân hàng công thương Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong tổng vốn huy động được của năm sau luôn cao hơn so với năm trước, nhất là đối với nguồn tiền gửi của doanh nghiệp và cá nhân vẫn liên tục lớn mạnh. Điều đó chứng tỏ Sở giao dịch I rất có thế mạnh trong việc thu hút các doanh nghiệp và cá nhân đến gửi tiền. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay đang có sự cạnh tranh rất gắt giữa các ngân hàng trong cả nước, cạnh tranh lẫn nhau để chiếm lĩnh thị phần hoạt động
Tính đến 31/12/2003, Sở giao dịch I – ngân hàng công thương Việt Nam đã huy động được tổng số vốn là 15.158 tỷ đồng, tăng 553 tỷ đồng tức 3,78% so với tổng nguồn vốn huy động của năm 2002 ( đạt 14.605 tỷ đồng ).
Qua bảng số liệu cho ta thấy: Trong năm 2003, Sở giao dịch I đã tập trung huy động được rất nhiều nguồn vốn của các doanh nghiệp. Điều này cho ta thấy các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội rất tín nhiệm ngân hàng, thể hiện sở đã rất thành công trong chiến lược chính sách khách hàng.
Đồng thời kết quả thu được này cũng cho thấy ngân hàng thực sự đã rất quan tâm đến các khách hàng, luôn sát sao tìm hiểu cũng như lẵng nghe những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Có lẽ chính vì thế đã thu hút được rất nhiều khách hàng mới về với ngân hàng cũng như luôn duy trì, chiếm lĩnh tình cảm của các khách hàng truyền thống của sở ,coi sở là một đối tác tin cậy để gửi gắm nguồn vốn của mình.
Nhìn chung, với hoạt động huy động vốn như trên sẽ tạo ra nhiều vốn đầu tư trong nước. Qua đó góp phần tạo một nền vốn tương đối ổn định cho hoạt động ngân hàng.
Tóm lại, để có được kết quả tốt đẹp như hiện nay là do trong những năm qua, Sở giao dịch I – ngân hàng công thương Việt Nam luôn tích cực trong công tác phát triển nguồn vốn dưới nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, hấp dẫn để khách hàng có thể lựa chọn cùng với việc kết hợp thực hiện triệt để chính sách khách hàng nhằm mục đích thu hút được nhiều nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế để phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế thủ đô.
2.2 2. Tình hình sử dụng vốn.
Trên cơ sở nguồn vốn tương đối dồi dào,Sở giao dịch I đã quản lý điều hành vốn một cách chặt chẽ linh hoạt,sử dụng tối đa nguồn vốn đã huy động được ( trừ dữ trữ thanh toán và dữ trữ bắt buộc ) cùng với vốn tự có,vốn đi vay đã cho vay,đầu tư tham gia điều hoà vốn cho hệ thống ngân hàng Công Thương. Mở rộng cho vay với các thành phần kinh tế; đến 30/6/2003,chi nhánh đã có tới hàng ngàn khách khách hàng vay vốn,lượng giao dịch ở Sở giao dịch I rất nhiều khoảng vài nghìn chứng tử giao dịch trong 1 ngày. Vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dư nợ cao,nguồn vốn cho vay luôn đảm bảo và an toàn nguồn vốn tín dụng. Đến 31/12/2003 dư nợ cho vay và đầu tư tăng 31% so với đầu năm đặt chỉ tiêu ra và đạt chỉ tiêu kế hoạch ngân hàng Công Thương giao,với dư nợ đạt 3935 tỷ VNĐ. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao,nợ quá hạn dưới 3%. Trong năm không phát sinh khoản nợ quá hạn mới,vốn vay đã dần được cơ cấu lại theo hướng đa dạng hoá,không phân biệt thành phần kinh tế.
Do chủ động trong việc huy động nguồn,chi Sở giao dịch I đã đầu tư vốn cho nhiều công trình của nhà nước. Nhìn chung,vốn đầu tư tín dụng của Sở giao dịch I đều đã phát huy hiệu quả,giúp cho nhiều doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh,nâng cao chất lượng hàng hoá giảm giá thành,cạnh tranh được với nhiều sản phẩm nhập khẩu cùng loại. Đóng góp vào hoạt động xã hội,cho vay ưu đãi...Đến ngày 31/12/2001 Sở giao dịch I đã cho 174 sinh viên vay vốn với tổng số tiền là 374 triệu.
Hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam ( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch I s)
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
VNĐ
Ngoại tệ
qui đổi
Tổng số
VNĐ
Ngoại tệ qui đổi
Tổng số
VNĐ
NT qui đổi
Tổng số
I.Tổng dư nợ cho vay và đầu tư
2.088
2.806
3.935
Trong đó- Cho vay
1.146
351
1.497
1.524
536
2.060
1.567
778
2.345
A/Phân loại theo thời hạn
-Ngắn hạn
353
122
475
660
112
772
493
328
821
-Trung và dài hạn
766
205
971
834
400
1.234
1.013
444
1.457
B/Phân theo thành phần KT
- kinh tế quốc doanh
1031
324
1355
1254
482
1736
- Kinh tế ngoài quốc doanh
114
27
142
270
54
324
C/Phân theo ngành SXKD
-Ngành công nghiệp
45
39
84
115
209,5
405,5
-Ngành xây dựng
5
3
8
10,6
10,6
-Ngành GTVT
638
314
952
800
149
949
Ngành thương nghiệp vật tư
254
167
421
387
96
483
Ngành khác
D/ Chất lượng tín dụng
1114
325
1439
1549,8
448,2
1998
-Dư nợ trong hạn
32
26
58
24
38
62
-Dư nợ quá hạn
30
15
45
48
Trong đó +KTQD
2
11
13
15
+KTNQD
E/Chỉ tiêu hiệu quả
Tổng doanh số cho vay
1520
936
2456
2717
Tổng doanh số dư nợ
1618726
598860
2218
2402
Dư nợ bình quân
1475
2042
Vòng quay vốn tín dụng
1,41
2.2.3. Báo cáo kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I luôn có lãi và lãi năm nay cao hơn năm trước,luôn luôn là đơn vị dẫn đầu trong toàn hệ thống. Mặc dù những năm gần đây do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng dẫn đến lãi suất cho vay của các ngân hàng liên tục giảm,chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra giảm. Nhưng Sở giao dịch I vẫn là đơn vị hàng đầu trong hệ thống.
Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng thu
459.656
405197
572.966
629.307
828.901
Tổng chi
339.446
280.512
458.258
488.430
629.578
Lãi
120.210
124.685
114.708
140.877
199.323
Vượt kế hoạch
20%
18,9%
9,2%
17,3%
( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh Sở giao dịch I )
Qua các năm ta thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng tăng về qui mô,mặc dù tổng thu tăng nhưng lượng chi của ngân hàng cũng khá nhiều. Lợi nhuận thu được hàng năm là ổn định và có xu hướng tăng dần lên; đặc biệt sau năm 2003 lợi nhuận là 199.323 tỷ VND vượt 41% so với năm 2002,trong khi đó lợi nhuận trung bình từ năm 1999 lại đây là 140 tỷ,là năm có nhiều sự thay đổi trong hệ thống ngân hàng,lợi nhuận tăng cao hơn hẳn so với các năm trước.
2.2 4. Thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân
Hiện nay, nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đang đà đổi mới toàn diện, sâu sắc, chuyển hẳn sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Nắm bắt theo tình hình đó Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương đã thực hiện chính sách kinh doanh tổng hợp, đa năng, tích cực, linh hoạt, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu. Hiệu quả hoạt động tín dụng là một chỉ tiêu quyết định đến sự tồn tại và phát triển trong hoạt động của một ngân hàng. việc Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam có đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình hay không là phụ thuộc vào phương thức huy động vốn cũng như sử dụng vốn có hiệu quả hay không, có đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu của khách hàng có nhu cầu vay vốn và họ có đủ tin tưởng để ngân hàng cho vay hay không. Đó là vấn đề cần thiết để khơi thông tín dụng của ngân hàng bởi ngân hàng chính là điểm dừng của đồng vốn nhàn rỗi và cũng là điểm xuất phát của những đồng vốn cho vay.
Số liệu cụ thể về tình hình hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam được phản ánh qua bảng số liệu sau :
( Cho vay đối với các thành phần kinh tế của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam trong các năm gần đây )
Đơn vị (triệu đồng)
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng cho vay nền kinh tế
1.145621
1.524.280
1.567.656
1.Cho vay ngắn hạn
352.982
660.454
492.962
2. Cho vay trung hạn
107.935
85.645
83.588
3. Cho vay dài hạn
658.195
748.329
904.814
4. Cho vay tài trợ uỷ thác
2.270
5.613
25.295
5. Cho vay cá nhân
1.616
1.1616
38.661
6. Nợ cho vay được khoanh
22.623
22.623
22.335
Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy rằng tiền cho vay đối với cá nhân của ngân hàng tăng trong năm vừa qua là rất lớn. Nó thể hiện tính đúng đắn của ngân hàng khi đã quan tâm đúng mức đến loại hình khách hàng này và nó cũng cho thấy rằng sự quan tâm đó đã đi đúng hướng và hiệu quả.
2.2 5. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân
2.2.5.1 Doanh số cho vay
Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng; Đối với hoạt động cho vay, thì mức dư nợ cho vay tại Sở giao dịch I liên tục tăng qua các năm 2001,2002,2003. Điều đó chứng tỏ: trong những năm qua, Sở giao dịch I đã không ngừng phấn đấu hoàn thiện công tác cho vay, đáp ứng nhu cầu vay vốn cho mọi tổ chức kinh tế một cách có chất lượng cao, góp phần phát triển nền kinh tế.
Tính đến ngày 31/12/2003, dư nợ cho vay đạt 2.345 tỷ đồng. Trong đó:
Nếu xét cơ cấu cho vay theo thời hạn vay thì:
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn trong năm 2003 đạt 821 tỷ đồng, tăng 49 tỷ đồng so với năm 2002.
+ Dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn trong năm 2003 đạt 1.457 tỷ đồng, tăng 223 tỷ đồng so với năm 2002.
Cho vay đối với cá nhân đạt 38,661 tỷ đồng tăng 37,045 tỷ đồng so với năm 2002 tức tăng hơn 26,5 lần với năm 2002.
Như vậy trong năm 2003, tình hình đã thay đổi theo hướng mức dư nợ cho vay đối với cá nhân đã tăng cao, lên tới hơn 26,5 lần so với năm 2002.Điều đó chứng tỏ: Trong năm 2002, Sở giao dịch I đã chú trọng nhiều hơn đến loại hình khách hàng cá nhân, Sở giao dịch I luôn yêu cầu mang tính bắt buộc phải có tài sản thế chấp khi vay vốn ở sở. Đồng thời, sở cũng rất thận trọng khi xem xét tính pháp lý về quyền và sở hữư tài sản thế chấp của khách hàng thuộc các đối tượng vay vốn trong đó có cá nhân. Nói chung, đối với loại hình khách hàng cá nhân, là loại hình được sở chú trọng trong một số năm trở lại đây vấn đề an toàn vốn luôn được ngân hàng đặt lên hàng đầu bởi hiện nay nhiều vụ lừa đảo tín dụng đã xảy ra gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho phần lớn các ngân hàng mắc phải do đó Sở giao dịch I lại càng thận trọng hơn.
Trong những năm qua và các năm tới, nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta đã và đang có nhiều chiều hướng chuyển biến về mặt cơ cấu. Cùng với sự chuyển biến về mặt cơ cấu của nền kinh tế, Sở giao dịch I ngân hàng công thương Việt Nam cũng đã từng bước cải cách hoạt động kinh doanh của mình m tăng cường cho vay đối với các thành phần kinh tế, nhất là những đối tượng trước đây chưa được ngân hàng cũng như ngân hàng khác chú trọng đến trong đó có loại hình khách hàng cá nhân.
Như ta đã biết, Nhà nước chúng ta chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần đã lâu, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát huy được thế mạnh của mình và ngày càng phát triển.Để có vốn tiến hành sản xuất kinh doanh họ cần mốt số vốn nhất định, điều này chỉ có ngân hàng là đáp ứng được nhu cầu đó. Từ trước đến nay, các ngân hàng thường ít chú trọng đến loại hình khách hàng này vì lý do an toàn, mặt khác khi đó thu nhập cũng như đời sống của bộ phận dân chúng chưa cao, nhu cầu tiêu dùng chưa lớn. Nhìn chung qua các năm 2001,2002 tại Sở giao dịch I hoạt động cho vay đối với cá nhân chưa lớn thể hiện ở doanh số cho vay. Trong năm 2003 điều đó đã khác hẳn doanh số cho vay đối với cá nhân đã tăng cao thể hiện ở bảng trên như chúng ta thấy. Doanh số tăng cao một mặt do định hướng phát triển của ngân hàng đã có thay đổi, mặt khác ngân hàng đã rất chú trọng đến loại hình khách hàng này thể hiện ở chỗ ngân hàng đã lập ra một phòng riêng để xem xét, đánh giá và tiến hành hoạt động cho vay đối với cá nhân mang tên là phòng “ Khách hàng cá nhân “.
Trong các năm 2001,2002,doanh số cho vay đối với loại hình cá nhân còn thấp một mặt là do tỷ trọng cho vay còn thấp, mặt khác ngân hàng chưa chú trọng đến loại hình khách hàng này, ngân hàng chưa chú trọng đến loại hình này bởi vì rủi ro trong hoạt động cho vay đối với loại hình khách hàng này còn cao.
2.2.5.2 Kết quả hoạt động
trong năm 2003 Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương đã đạt được những thành công đáng kể, nguồn vốn huy động tăng đáng kể so với năm 2002, tổng thu tăng mạnh, trở thành đơn vị có số thu cao nhất nhì trong hệ thống ngân hàng công thương. Có được thành tích như vậy một mặt do sự nỗ lực của ngân hàng, có sự chuẩn bị kỹ càng, cán bộ tín dụng được đào tạo phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ mới.
Hiện nay ngân hàng đang trong thời kỳ đổi mới theo xu hướng hiện đại hoá, giảm bớt và sát nhập một số phòng ban, mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, phát triển các phương thức huy động cũng như cho vay mới, phát triển một số dịch vụ tiện ích mới nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó ngân hàng chuyển hướng chú trọng đến loại hình khách hàng mà trước đây ngân hàng chưa thực sự chú trọng đó là cá nhân, cụ thể là trong năm 2003 ngân hàng đã lập thêm một phòng để đánh giá, xem xét các khoản cho vay đối với cá nhân mang tên là phòng “ Khách hàng cá nhân “.
Do mới phát triển loại hình khách hàng này nên trong năm 2003 kết quả hoạt động cho vay đối với cá nhân của ngân hàng chưa cao điều đó thể hiện ở con số cho vay đối với cá nhân chưa cao, chỉ mới hơn 38,5 tỷ đồng. Tuy nhiên so với con số 1,16 tỷ đồng so với năm 2002 thì đây là một con số vượt bậc, nó thể hiện ngân hàng đã chú trọng đến loại hình khách hàng này. Mục tiêu trong năm 2004 của ngân hàng sẽ đẩy mạnh cho vay đối với cá nhân lên 80 tỷ đồng và trong tương lai sẽ là một đối tượng khách hàng quan trọng của ngân hàng, ngang hàng với các đối tượng khách hàng như doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ...
2.2.5.3 Chất lượng tín dụng
Qua bảng kết quả hoạt động của sở trong các năm vừa qua cho chúng ta thấy rằng chất lượng tín dụng của sở đã được cải thiện đáng kể. Chất lượng tín dụng của khách hàng cá nhân không nằm ngoài chất lượng tín dụng chung của ngân hàng. Để đạt được chất lượng tín dụng cao ngân hàng cần có các biện pháp và thực hiện các công tác như tăng cường các biện pháp bảo đảm tín dụng, vì bảo đảm tín dụng có tầm quan trọng đặc biệt nó tránh cho ngân hàng gặp ít rủi ro khi cho khách hàng vay, hơn nữa nó giúp cho người vay có ý thức trong việc sử dụng vốn. Hiện nay đa số các khoản cho vay của cá nhân Sở giao dịch I đều được đảm bảo bằng tài sản thế chấp, trong các năm trở lại đây chất lượng tín dụng cá nhân của sở ngày càng được nâng cao do sở đã có một số điều chỉnh trong công tác bảo đảm tiền vay, số khoản vay không có tài sản đảm bảo của sở là không có trong năm vừa qua. Hầu hết các tài sản thế chấp khi cho vay là nhà ở và bất động sản, do đó khi tiến hành thẩm tra công tác cho vay sở đã thận trọng trong việc xem xét tính hợp pháp của giấy tờ sở hữu, như ta đã thấy ở trên số tài sản không hợp pháp hay liên quan đến các vụ án là không có.
Khả năng phát mại của tài sản là một điểm quan trọng nữa cũng được sở quan tâm, khi khách hàng không có khả năng trả nợ, việc ngân hàng thanh lý tài sản để thu hồi nợ là điều tất yếu, tuy nhiên việc thanh lý tài sản có thể gặp phải một ít khó khăn như thị trường, tâm lý của người mua, điều này được sở chú trọng và giải quyết tốt trong các năm trở lại đây.
2.2.5.4 Những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân.
Tuy đạt được những thành công nhất định trong năm vừa qua nhưng hoạt động cho vay đối với cá nhân của Sở giao dịch I ngân hàng Công thương Việt Nam còn có một số khó khăn, hạn chế. Do mới phát triển và chú trọng loại hình khách hàng này nên ngân hàng đã rất thận trọng khi cho vay, điều đó một phần tích cực làm giảm nợ xấu của ngân hàng, nhưng ngược lại nó lại làm giảm doanh số cho vay của ngân hàng.
Thủ tục cho vay đối với khách hàng cá nhân còn rườm rà phức tạp ,khâu rót vốn còn chậm do hầu hết khách hàng vay khi muốn vay phải có tài sản đảm bảo, do thời gian đánh giá tài sản đảm bảo của ngân hàng lâu nên thời gian chuyển vốn cho khách hàng cũng lâu, do đó nó tạo ra một điều đó là khách hàng có thể làm mất cơ hội kinh doanh.
Các mức cho vay đối với cá nhân vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ, chưa thực sự có nhiều những món vay lớn. Điều này được thể hiện qua doanh số cho vay của ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng không cao so với các loại hình cho vay khác của ngân hàng.
Mặt khác ngân hàng cũng chưa có các dịch vụ tiện ích đến với khách hàng, chưa có được mối quan hệ trực tiếp đến với khách hàng. Khách hàng vay thường là tự tìm đến với ngân hàng. Ngân hàng chưa có công tác marketing đối với loại hình khách hàng này.
Năng lực tài chính, trình độ cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ và công nghệ còn thiếu và còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập. Bên cạnh một số thành tích đạt được, hoạt động cho vay cá nhân của sở còn một số hạn chế, khó khăn như: lượng cho vay đối với cá nhân còn thấp chưa tương xứng với một chi nhánh lớn như sở, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được với yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập. Mặc dù dư nợ cho vay đã tăng cao trong năm vừa qua nhưng nó chưa phản ánh được tính lớn mạnh của ngân hàng. Việc xử lý thu hồi nợ quá hạn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, nhất là trong trường hợp người vay không có tài sản thế chấp. Các dịch vụ tiện ích đối với loại hình khách hàng cá nhân chưa nhiều do đó dẫn đến việc khách hàng cá nhân đến vay ngân hàng cũng chưa nhiều.
Chương III Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương
3.1. Định hướng phát triển của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương
Trong thời gian tới, Sở giao dịch I – ngân hàng công thương Việt Nam tiếp tục thực hiện định hướng phát triển 10 năm của ngành ngân hàng theo phương châm: “ Phát triển – An toàn – Hiệu quả”.
Trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2003, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp kinh doanh của ngân hàng công thương Việt Nam ,trong năm 2004, Sở giao dịch I đề ra nhiệm vụ kinh doanh năm tới, cụ thể như sau:
Tăng trưởng vốn 5%-10% sơ với năm 2003.
Tăng trưởng dư nợ tín dụng: 15%-20% so với năm 2003.
Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ <3%.
Xử lý những tồn đọng củ 5 tỷ đồng.
Để thực hiện được các chỉ tiêu trên và nhất là để đạt được mức tăng trưởng nguồn vốn như dự kiến, Sở giao dịch I đã đề ra các biện pháp cụ thể như sau:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, trong đó chú trọng huy động vốn tại chỗ, mở thêm 1 đến 2 quỹ tiết kiệm hoặc phòng giao dịch ở địa bàn có môi trường kinh doanh tốt, dân cư đông nhằm chiếm lĩnh thị trường huy động vốn. Có phương án linh hoạt về chính sách lãi suất và kỳ hạn thích hợp để đàm phán thu hút vốn, nhất là đối với các đơn vị có số dư tiền gửi lớn, đặc biệt là các chính sách ưu đãi các dịch vụ tiện ích đối với khách hàng.
Chủ động đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tiếp tục củng cố mối quan hệ bạn hàng truyền thống, đặc biệt là tổng công ty 90, 91. Tăng cường cập nhật thông tin, nắm bắt kịp thời tình hình biến động trên thị trường tài chính tiền tệ, cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của từng khách hàng ( thông qua các hình thức phân tích không đánh giá, phân loại nợ vay...) để chủ động áp dụng các chính sách cho vay đúng hướng, hạn chế yếu tố rủi ro tiềm ẩn, đảm bảo vốn vay an toàn và phát huy được hiệu quả kinh tế.
Tiếp tục bám sát chương trình cơ cấu lại nợ theo chủ trương của ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của ngân hàng công thương Việt Nam, đồng thời thực hiện các biện pháp kiên quyết để thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi, phấn đấu hạ tỷ lệ nợ quá hạn thời điểm 31/12/2004 xuống dưới 3% tổng dư nợ.
Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng để thích ứng với môi trường kinh doanh mới. Trong năm 2004 sẽ triển khai áp dụng mạng dịch vụ thanh toán “ home banking- ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động thanh toán với khánh hành “ đối với các tổng công ty và một số doanh nghiệp có doanh số hoạt động vay vốn và thanh toán lớn.
Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ phù hợp với tiến trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ nghiệp vụ kiểm soát, tín dụng và kinh doanh đối ngoại, nhằm nâng cao năng lực trình độ của cán bộ một cách toàn diện, bắt kịp tiến trình hội nhập với ngân hàng khu vực và thế giới.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với các mặt nghiệp vụ. Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, phúc tra nhằm nâng cao ý thức chấp hành cơ chế, chính sách, chế độ và tuân thủ quy trình nghiệp vụ của cán bộ nhân viên, đảm bảo kinh doanh an toàn, có hiệu quả.
Củng cố đoàn kết nội bộ, phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn và các đoàn thể quần chúng. Phát động các phong trào thi đua có nội dung gắn với nhiệm vụ chuyên môn. Tạo mọi điều kiện cho phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao... nhằm khơi dậy khí thế và động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh năm 2004.
Trước những yêu cầu và đòi hỏi của xu thế toàn cầu hoá, chặng đường mới có nhiều cơ hội để phát triển và cũng đầy thách thức khó khăn. Nhưng với truyền thống không ngừng đổi mới và phát triển, Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam quyết tâm phấn đấu hoàn thành vượt mức mọi chỉ tiêu kế hoạch đề ra, với phương châm hoạt động “ Phát triển, an toàn, hiệu quả”.
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
3.2.1. Huy động vốn
Hiện nay nhu cầu về tiêu dùng cũng như các việc khác có liên quan đến việc sử dụng tiền ngày càng tăng, điều đó được thể hiện ở việc thu nhập của người dân ngày càng tăng thêm. Do đó để có nguồn vốn cho vay ngân hàng cần phải thu hút được tiền gửi, hiện nay nguồn vốn quan trọng nhất vẫn là từ dân cư, vì vậy để thu hút vốn hiệu quả thì ngân hàng cần đẩy mạnh các hoạt động marketing ngần hàng mà đối tượng là dân cư. Để có được điều này yêu cầu chi nhánh cần phải có những biện pháp huy động phù hợp tạo điều kiện thuận lợi và mang lại lợi ích cho khách hàng, có chế độ ưu đãi đối với người gửi tiền lâu, thực hiện các chế độ trả lãi linh hoạt làm nhiều lần...công tác thành toán cũng cần được chú trọng ngày càng hiện đại hơn nhằm phục vụ khách hàng nhanh nhất, cung cấp những tiện ích cho khách hàng.
Thực tế hiện nay các cá nhân có nhu cầu về tín dụng rất cao, nhất là khi đời sống của phần lớn dân chúng ngày càng được nâng cao rõ rệt. Họ có nhu cầu để tiêu dùng và sản xuất kinh doanh cá thể.
Hiện nay các ngân hàng thương mại đang trong quá trình cạnh tranh khốc liệt, trong thời gian vừa qua hàng loạt một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đồng loạt tăng lãi suất huy động. Để cạnh tranh được đối với các đối thủ khác ngân hàng cũng phải trong xu thế đó, điều này làm cho chi phí trả lãi của ngân hàng mặc nhiên tăng cao ,ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Hiện nay các ngân hàng cạnh tranh nhau chủ yếu bằng hệ thống dịch vụ ngân hàng. Đây có thể nói là công cụ cạnh tranh không có thời hạn. Chiến lược này bao gồm: Việc đa dạng hoá bằng cách áp dụng các hoạt động mà ngân hàng khác không có để tạo ra sự khác biệt đối với những dịch vụ sẵn có và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới theo một quy trình chính thức. Dịch vụ mà đa dạng hóa, thuận tiện sẽ tác động đến chất lượng cũng như nguồn vốn huy động. Hơn thế nữa trình độ khoa học công nghệ của dịch vụ càng cao khách hàng càng cảm thây hài lòng về ngân hàng và yên tâm khi gửi tiền vào ngân hàng. Thực tế cho thấy cùng với một mức lãi suất như nhau ngân hàng nào có tiện ích dịch vụ tốt hơn ngân hàng đó sẽ có được lợi thế trong việc huy động vốn. Hiện nay đối tượng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp ,ngân hàng chưa thực sự chú trọng đến một mảng rất lớn những tiện ích của ngân hàng dành cho các cá nhân.
Cho nên để dịch vụ sớm trở thành công cụ cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng, tăng cường nguồn vốn huy động đồng thời làm tăng nguồn vốn thì sở nên áp dụng một số dịch vụ tiện ích đối với khách hàng, đi trước một bước so với các ngân hàng khác để chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng.
3.2.2. Sử dụng vốn
Đây cũng là vấn đề được hầu hết các ngân hàng chú trọng vì nó ảnh hưởng tới lợi nhuận mà ngân hàng thu được. Nguồn vốn của ngân hàng ngoài nguồn vốn huy động còn có nguồn vốn đi vay. Do đó, mỗi cách sắp xếp cơ cầu thì thu được khoản lợi nhuận khác nhau, vậy làm sao có thể tối đa hoá được lợi ích cho ngân hàng từ việc hợp lý hoá bảng cân đối kế toán. Thông thường có ba cách để bố trí giữa bên nguồn và tài sản, đó là: Phương pháp huy động nguồn vốn, phương pháp hoà đồng và phương pháp tuyến tính. Sau một thời gian thực tập ở chi nhánh ngân hàng em nhận thấy sắp xếp theo phương pháp tuyến tính là hợp lý hơn cả vì phương pháp này để cập tới tất cả các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận, tình hình kinh doanh của ngân hàng có nghĩa là mỗi nhân tố ảnh hưởng sẽ có một mức độ ảnh hưởng nhất định tới lợi nhuận khi đó ta gắn cho nó một tỷ lệ cụ thể để từ đó xây dựng nên một phương trình tuyến tính ảnh hưởng đến việc ta sắp xếp cơ cấu giữa bên nguồn và tài sản.
3.2.3. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế cho vay
Nguyên tắc quan trọng đặt lên hàng đầu trong cho vay là “ an toàn ,hiệu quả “. Thực tế trong công tác cho vay ngân hàng cần giải quyết hài hoà giữa việc tăng doanh số cho vay, tăng dư nợ với việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Khi đối tượng khách hàng đa dạng về hình thức sở hữu, loại hình kinh doanh...thì việc đổi mới và hoàn thiện cơ chế cho vay là hết sức cần thiết. Mọi yêu cầu đặt ra đối với cơ chế cho vay là phải gọn nhẹ, linh hoạt phù hợp với từng thành phần kinh tế, từng loại hình doanh nghiệp đảm bảo khả năng sinh lời trong hoạt động cho vay trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ chính sách của ngân hàng và pháp luật.
3.2.3.1 Thủ tục cho vay
Thực tế cho thấy, nhiều khách hàng đã phàn nàn về sự rắc rối của thủ tục vay vốn nhưng điều đó vẫn không làm giảm rủi ro tín dụng mà thậm chí còn hạn chế việc khách hàng đến với ngân hàng. Do vậy, cần đưa ra thủ tục đơn giản gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.
Trong quy chế cho vay của ngân hàng Nhà nước, quy định: “ Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 45 ngày đối với cho vay trung hạn, dài hạn kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phải giải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng. Trong trường hợp quyết định không cho vay ,tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay”. Nếu tính cả thời gian khách hàng hoàn thành việc xin chữ ký, các dấu xác nhận, công chứng... để hoàn tất thủ tục vay vốn thì khách hàng sẽ phải mất 1-2 tháng mới vay được vốn của ngân hàng. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn của ngân hàng bên cạnh nhu cầu tiêu dùng còn có nhu cầu sản xuất kinh doanh, quay vòng vốn... Nếu thời gian vay kéo dài sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của họ ,khi đó phương án kinh doanh không còn có khả thi. Vì vậy nếu rút ngắn thời gian xét duyệt vốn vay, và bên cạnh trách nhiệm làm tốt, làm đúng yêu cầu, cán bộ tín dụng nên giúp đỡ khách hàng, trong quá trình hoàn thành thủ tục hồ sơ trong điều kiện cho phép.
Tạo sự đơn giản dễ hiểu trong hồ sơ tín dụng, phù hợp với mọi trình độ của khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo những điều kiện của hoạt động cho vay. Vướng mắc trong hoạt động tín dụng của ngân hàng hiện nay là rườm rà, nhiều thủ tục, do phải đáp ứng chính xác quy chế cứng nhắc của ngân hàng đối với các khách hàng vay vốn nhằm tránh rủi ro tín dụng. Đây cũng là hậu quả của hệ thống văn bản pháp luật không đồng bộ. Trách nhiệm này không chỉ phụ thuộc về phía ngân hàng mà còn của cả hệ thống cấp quản lý vĩ mô.
3.2.3.2 Thời hạn cho vay
Ngân hàng nên xác định và điều chỉnh thời hạn cho vay đối với khách hàng cá nhân. Thời hạn phải căn cứ vào thời kỳ của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Thông thường khi cá nhân đi vay thường là để tiêu dùng và kinh doanh, trong chu kỳ sản xuất kinh doanh nhu cầu về vốn của họ càng lớn. Thời hạn của loại hình cho vay này thường là thời hạn ngắn, thông thường phải có tài sản thế chấp và phương án sử dụng vốn và phương án trả nợ.
3.2.3.3 Lãi suất cho vay
Đây không chỉ là vấn đề mà ngân hàng quan tâm mà cả người đi vay cũng quan tâm vì nó liên quan đến lợi ích vật chất của các bên. Trên thực tế cho thấy các khoản vay của cá nhân thường là thời gian ngắn do đặc điểm sử dụng vốn của họ, ngân hàng có thể áp dụng lãi suất linh hoạt đối với từng thời hạn vay, từng khách hàng, từng khoản vay cụ thể.
Ngân hàng cần có một chính sách lãi suất điều chỉnh đối với khách hàng, tạo mọi điều kiện để khách hàng giảm bớt chi phí vốn, giảm bớt chi phí sao cho quá trình sử dụng vốn được hiệu quả.
để đạt được kết quả hoạt động cao ngân hàng cần có cơ chế lãi suất linh hoạt, lãi suất vừa là chi phí vừa là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng vì vậy trong thực tế đôi khi xảy ra mâu thuẫn giữa những mong muốn của khách hàng và ngân hàng về lãi suất, trong khi khách hàng gửi tiền muốn được trả lãi suất cao thì ngược lại, ngân hàng lại ngân hàng lại muốn lãi suất huy động thấp. Giải quyết mâu thuẫn này để hoạt động cho vay có hiệu quả mỗi ngân hàng thương mại nói chung và Sở giao dịch I nói riêng cần có chính sách lãi suất hợp lý. Chính sách lãi suất hợp lý phải đảm bảo khả năng thu được lợi nhuận của ngân hàng sau khi tính đến lãi suất huy động, cần có cơ cấu vốn hợp lý, thận trọng trong việc sử dụng các nguồn vốn nào để tài trợ cho hoạt động tín dụng cá nhân. Hiện nay lãi suất bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Do đó ngân hàng cần có chính sách lãi suất trên cơ sở chính sách khách hàng và tính toán lãi suất hiệu quả, uyển chuyển và nhất là phải đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền và người đi vay. Mặt khác lãi suất cũng phải tuân theo quy luật cung cầu về vốn trên thị trường. Do đó, tuỳ theo điều kiện cụ thể ngân hàng cần điều chỉnh khung lãi suất phù hợp đảm bảo tính cạnh tranh.
Nhìn chung lãi suất cho vay ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng trong đó có lãi suất cho vay đối với cá nhân, nếu ngân hàng huy động được vốn mà không cho vay được thì kết quả sẽ không được như ý muốn vì lãi suất tiền gửi ngân hàng phải trả và nó thường là cố định được xác định trong hợp đồng tín dụng của khách hàng và ngân hàng. Như vậy trong hoạt động tín dụng ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm những khoản lợi nhuận từ phía khách hàng trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.
3.2.4. Đa dạng hoá các hình thức cho vay
Hiện nay, chi nhánh chủ yếu áp dụng hình thức cho vay theo từng món, phương thức cho vay này được tiến hành căn cứ vào kế hoạch ,phương án hoặc từng khâu, từng đối tượng cụ thể để xác định số tiền cho từng khoản vay. Phương thức này áp dụng đối với khách hàng vay trả không thường xuyên, kế hoạch sản xuất kinh doanh không ổn định mà theo từng thời vụ. Đặc điểm của phương thức cho vay này là việc cho vay và thu nợ phân định ranh giới một cách rõ ràng, dễ nhận biết được lúc cho vay, thu nợ được thông qua tài khoản cho vay thông thường. Phương thức này đảm bảo an toàn vốn, tuy nhiên nhược điểm của phương thức cho vay này là không tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có vòng quay vốn nhanh.
Bên cạnh đó, ngân hàng còn áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Ngược lại với điều kiện có thể cho vay một lần, phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng đối với khách hàng có điều kiện sản xuất kinh doanh ổn định, có nhu cầu vay trả vốn thường xuyên, có tín nhiệm với ngân hàng. Điều này khẳng định mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa khách hàng với ngân hàng.
Một trong những phương thức cho vay khác có thể áp dụng là phương thức cho vay luân chuyển vật tư hàng hoá. Có thể thấy hình thức này đặc điểm phù hợp với khách hàng là cá nhân chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất và tiêu dùng... có khả năng thu hồi vốn nhanh, các khoản tín dụng thường là ngắn hạn. Phương thức này cho phép khách hàng được rút vốn trong thời hạn nào đó quy định trong thời gian hiệu lực của hợp đồng tín dụng. ngân hàng sẽ ký với khách hàng một hợp đồng tín dụng thoả thuận về hạn mức tín dụng, cách thức giải ngân, thu nợ, thu lãi, phương thức thanh lý hợp đồng và các biện pháp bảo đảm khác...Trong phạm vi tín dụng, khách hàng có thể rút vốn trên tài khoản vay theo nhu cầu thực tế. Mỗi lần rút phải lập giấy tờ nhận kèm theo các chứng từ mua hàng phù hợp. Việc xác định thời hạn vay vốn, trả nợ dựa trên kế hoạch sử dụng vốn của người đi vay.
để tối đa hoá hoạt động của mình ngân hàng cần phát triển thêm các tiện ích mới để tận dụng cơ hội sinh lời tốt nhất, thực tế là khi ngân hàng có các loại hình đầu tư và lĩnh vực hoạt động đa dạng, nó có thể lựa chọn những cơ hội có khả năng sinh lời tốt nhất.
3.2.5. Giải pháp đảm bảo tiền vay.
Thực tế cho thấy nhiều ngân hàng khi cho vay thường xem xét khách hàng có tài sản thế chấp hay không ( và một loạt các vấn đề kèm theo tài sản thế chấp như giấy tờ có đầy đủ và hợp lệ hay không ). Trong khi đó cán bộ tín dụng nào cũng hiểu rằng tài sản thế chấp chỉ là nguồn thu thứ hai để thu nợ tiền vay. Một số khoản vay cho dù có tài sản thế chấp nhưng khi khoản vay đó không hiệu quả do người sử dụng vốn làm thất thoát vốn thì cũng dẫn đến ngân hàng mất vốn,ứ đọng vì việc xử lý tài sản thế chấp ở nước ta hiện nay không đơn giản và dễ dàng một chút nào.
Ngoài ra nhiều khách hàng có tài sản thế chấp rất lớn nhưng họ vẫn không vay được vốn của ngân hàng vì hồ sơ pháp lý chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật, mà việc hoàn chỉnh hồ sơ cho tài sản lại nằm ngoài khả năng của khách hàng.
Ta biết rằng, tài sản thế chấp là tiêu điểm xét duyệt cho vay nhưng cũng cần nhận thức rõ, đây không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất hay nói cách khác nó không phải là nguyên tắc bắt buộc. Khi xem xét cho vay, thì điều kiện quan trọng nhất chính là kết quả sử dụng vốn của khách hàng có hiệu quả hay không, khách hàng có thể trả được nợ cho ngân hàng hay không.
Có thể thấy, hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn của ngân hàng là một hình thức có nhiều ưu điểm, đặc biệt đối với cá nhân, bởi vì cá nhân thường chỉ có tài sản để đem thế chấp.
Hiện nay một vấn đề nữa đó là việc xử lý tài sản thế chấp khi người vay còn gặp nhiều khó khăn, tài sản thế chấp bao gồm rất nhiều loại ,mỗi loại tài sản đều có đặc tính riêng. Trong khi đó thị trường mua bán các loại tài sản chuyên dụng của nước ta chưa thực sự sôi động nên ngân hàng khó khăn trong việc tìm người mua. Tài sản thế chất không phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, có thể cũ kỹ, lạc hậu, tâm lý từ xã hội không thích tài sản bị xiết nợ, bắt nợ. Thị trường bất động sản của Việt Nam còn chưa sôi động, giá cả không được quản lý một cách hiệu quả, có khi giá cả không phản ánh đúng giá trị của tài sản. Khi cần phải xử lý tài sản thế chấp, người vay không bàn giao tài sản cho ngân hàng, thậm chí còn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý. Một mặt khác đó là việc chi phí cho việc thanh lý tài sản thế chấp còn cao, điều này dẫn đến việc ngân hàng có thể không thu được gì hoặc thu không đáng kể nếu có rủi ro xảy ra.
3.2.6. Tăng cường thực hiện Marketing ngân hàng.
Nhìn chung các ngân hàng thương mại nước ta chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của marketing trong ngân hàng nên chưa dành sự quan tâm hợp lý. Do đó muốn thực hiện hoạt động của mình có hiệu quả ngân hàng cần quan tâm đúng mức đến hoạt động marketing, vì chỉ có thông qua thị trường, tìm hiểu thị trường một cách kỹ lưỡng nắm bắt được sự thay đổi nhu cầu của khách hàng khi đó ngân hàng có thể đưa ra các giải pháp để thích ứng. Để hoạt động này có hiệu quả cần có định hướng hoạt động marketing một cách khoa học, cần đào tạo đội ngũ cán bộ nhạy bén, am hiểu về marketing.
3.2.7. Thiết lập mối quan hệ tốt với và lâu dài với khách hàng.
Trong hoạt động của ngân hàng, khách hàng vừa là người cung cấp nguồn vốn cho hoạt động tín dụng, đồng thời cũng là người sử dụng nguồn vốn này, nên khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng. Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu dài với khách hàng giúp ngân hàng có điều kiện nắm vững thông tin có liên quan đến khách hàng, ngân hàng sẽ có đối sách thích hợp để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh.
khi thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng đánh giá đúng chất lượng của khách hàng, thông qua quan hệ tín dụng một cách thường xuyên, ngân hàng có thể nắm vững bắt được các thị trường về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Căn cứ vào số dư tài khoản của họ, ngân hàng sẽ biết được khả năng tiềm tàng và chu kỳ sử dụng vốn, tiền mặt cũng như quan hệ khách hàng cũng như quan hệ khách hàng với khách hàng khác trong việc mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm...
Đây là cách tốt nhất để thu thập các thông tin về khách hàng và là cơ sở để ngân hàng tiết kiệm được chi phí cho việc thẩm định, sàng lọc thông tin, tránh được rủi ro về đạo đức, kế hoạch hoá các nguồn cũng như chi phí giám sát khách hàng khi có sẵn phương án giám sát khách hàng. Thu hút vốn để củng cố đầu vào mở rộng đầu ra theo đúng yêu cầu của khách hàng. Thông qua mối quan hệ lâu bền với khách hàng ,ngân hàng có thể huy động được khối lượng vốn lớn từ tiền gửi của khách hàng. Sự am hiểu khách hàng của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng hiểu rõ nhu cầu của khách hàng về loại tín dụng, khối lượng tín dụng ,giá cả cho vay để có kế hoạch bố trí nguồn vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng. Do tiết kiệm được chi phí trong công tác thẩm định, kiểm tra giám sát khách hàng nên ngân hàng sẽ có điều kiện để hạ lãi suất cho vay, điều đó có thể cuốn hút được khách hàng ,làm cho khách hàng ngày càng gắn bó với ngân hàng. Mối quan hệ không những ngày càng củng cố đối với khách hàng sẽ ngày càng có cơ hội để nâng cao chất lượng tín dụng.
Cần đề ra chính sách chiến lược, kế hoạch tác nghiệp trong từng thời kỳ và xu hướng phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như của ngân hàng để ngày càng không ngừng thích nghi với thị trường, tìm hiểu cơ hội kinh doanh nhằm mục đích không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Khi thiết lập tốt mối quan hệ với khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng có điều kiện trong việc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng ,nhất là rủi ro về đạo đức để vươn tới sự hoàn thiện về chất lượng tín dụng, nhằm tạo dựng được hình ảnh, biểu tượng tốt của ngân hàng trên thị trường. Để thiết lập mối quan hệ tốt và lâu dài với khách hàng, ngân hàng phải có kế hoạch củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, đề cao uy tín của ngân hàng trên thị trường, thông qua việc cải thiện và mở rộng thêm nhiều hình thức phục vụ, đổi mới tác phong kinh doanh ,thu hút thêm nhiều khách hàng đến với ngân hàng như những người bạn tin cậy.
3.2.7.Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ.
Không thể đạt được sự tiến bộ thực sự về chất lượng tín dụng nếu không có sự kết hợp và cam kết đầy đủ của toàn bộ tập thể, cán bộ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ nghiệp vụ nhận thức xã hội, hiểu biết pháp luật tốt. Muốn có chất lượng tín dụng tốt, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tình hình mới, ngân hàng chỉ nên đưa những cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào làm nghiệp vụ tín dụng. Do đó cần phải có định hướng tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng. Ngoài vấn đề phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có các kỹ năng cần thiết của một cán bộ tín dụng.
Trên cơ sở những yêu cầu, đòi hỏi ngân hàng cần rà soát lại đội ngũ cán bộ hiện có: Có kế hoạch và đào tạo lại, bổ sung những mặt còn thiếu, còn yếu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khắc phục tình trạng bất cập về trình độ kỹ thuật của cán bộ tín dụng. Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà lựa chọn hình thức đào tạo hợp lý và lựa chọn kiến thức cần đào tạo.
Bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ tín dụng còn phải thường xuyên trang bị thêm hiểu biết về pháp luật, thị trường ,các lĩnh vực về kinh tế tài chính, tin học, ngoại ngữ. Đồng thời chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ tín dụng, làm cho họ thấy được vai trò, vị trí và trách nhiệm lớn lao của mình,trong sự nghiệp kinh doanh của ngành, để ngày càng có sự nỗ lực hơn trong công tác. Có cơ chế hợp lý khen thưởng những cán bộ làm tốt nhiệm vụ và có biện pháp xử lý kỷ luật đối với những cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công việc, phòng chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh
Kết luận
Hoạt động tín dụng đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cho nên việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại là một việc làm rất cần thiết trong đó có loại hình khách hàng cá nhân.
Bên cạnh đó Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương cần phát huy lợi thế của mình là nằm ở trung tâm thủ đô, một vị trí thuận lợi để phát triển, mở rộng hoạt động của mình. Trong thời gian thực tập tại Sở giao dịch I ngân hàng công thương Việt Nam em đã tìm hiểu hoạt động của ngân hàng và tham khảo một số tài liệu, sách báo bổ trợ cho việc nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề thực tập không tránh khỏi thiếu sót ,hạn chế, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như các cô chú, anh chị cán bộ ngân hàng nơi em thực tập tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương để đề tài của em được hoàn thiện tốt hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Đặng Ngọc Đức đã tận tình hướng dẫn em để em hoàn thành chuyên đề này.
Danh mục tài liệu tham khảo
Ngân hàng thương mại quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, 2002
Lý thuyết tài chính thị trường, NXB Thống kê, 2002
Feredric S. Miskin, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB. Khoa học và kỹ thuật,1994.
Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Báo cáo thường niên của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam trong năm 2001,2002,2003.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH387.doc