Chuyên đề Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh máy vi tính tại công ty máy vi tính tại công ty cổ phần công nghệ Vĩnh Hưng

a. Quảng cáo: Hiện nay công ty đang sủ dụng khá nhiều hình thức quảng cáo nhưng hoạt động này vẫn chưa được công ty quan tâm đúng đắn trong thời gian gần đây. Với các hình thức quảng cáo chủ yếu hiện nay như: quảng cáo trên báo, tạp chí, trên radio và trên mạng internet, trên trang web của công ty. Các hoạt động quảng cáo này tuy cũng mang lại lợi ích cho công ty trong việc kinh doanh không chỉ riêng đối với sản phẩm máy vi tính mà còn với các sản phẩm khác công ty hiện đang kinh doanh. Công ty hiện nay muốn lôi kéo được các khách hàng tiềm năng và giữ được các khách hàng truyền thống thì cần quan tâm nhiều hơn nữa trong lĩnhvực này. Cần tăng cường hơn nữa việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng. Đặc biệt quảng cáo trên ti vi là một cách thức giúp cho khách hàng nhận biết về sản phẩm và công ty nhanh nhất, nhưng quảng cáo trên ti vi rất tốn kém. Do đó, công ty cũng nên chú ý cân nhắc đến lợi ích và chi phí mà quảng cáo trên ti vi mang lại việc. Bên cạnh đó, công ty nên quảng cáo qua các pano, áp phích với các nội dung thiết thực và hấp dẫn đối với người tiêu dùng, hoặc cần tăng cường quảng cáo khi công ty có các đợt khuyến mại. Công ty nên khuyến khích hơn nữa công tác gửi thư cảm ơn và quà tặng tới các cơ quan tổ chức đang có quan hệ với doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp chưa là khách hàng của công ty mình. - Chào hàng Là biện pháp mà công ty sử dụng các nhân viên của mình đi chào hang và tìm kiếm khách hang cho công ty để tìm kiếm các khách hàng mới. Để làm tốt công tác chào hàng thì trước hết nhân viên chào hàng phải biết rõ về hàng hoá, ưu nhược điểm cuả hàng hóa mà mình đem giới thiệu để có thể thuyết phục khách hàng, cũng như có thể giải đáp thắc mắc từ phía khách hàng . Ngoài ra nhân viên phải nghiên cứu và nắm vững tâm lý của khách hang từ đó có những cách nói để khách hàng lắng nghe về tính năng, công dụng, kích cỡ, lợi ích mà sản phẩm đem lại, những dịch vụ mà công ty có thể cung cấp mục đich để thuyết phục khách hàng

doc90 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh máy vi tính tại công ty máy vi tính tại công ty cổ phần công nghệ Vĩnh Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty không thể nhập nhiều máy tính vì như thế sẽ gây ra tình trạng ứ đọng, tốn kém chi phí. -Thứ hai: Thời gian này công ty chưa chính thức trở thành nhà phân phối các sản phẩm CNTT cho các hãng nổi tiếng như IBM, HP… do đó chưa nhập được máy tính với giá cạnh tranh và chất lượng tố, được đảm bảo bởi thương hiệu nổi tiếng. Đến năm 2007 thì lượng nhập máy tính của công ty đã tăng lên đáng kể bởi công ty đã chú trọng nhiều đến công tác mở rộng thị trường tiêu thụ với những nhiều chiến lược Marketing được triển khai vào cuối năm 2006. Kết quả là lượng nhập tăng lên tới 8673 bộ. Bởi khách hàng của VH.,JSC lúc này chủ yếu là những doanh nghiệp lớn, các cơ quan, các tổ chức (như viện kiểm sát nhân dân các tỉnh; các trường học THPT, các trường ĐH, CĐ…; các bệnh viện,; toà án…). Đây là những tổ chức, những khách hàng lớn, lượng mua sắm cố định, số lượng mua cho một lần lớn. Những khách hàng này luôn được công ty giữ gìn cà cố gắng phát triển hơn nữa để hi vọng lượng nhập máy tính năm 2008 sẽ tăng 35-40% so với năm 2007. *Đối với máy tính xách tay: Đơn vị: Bộ Hãng máy tính xách tay Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 HP -COMPAQ 316 305 477 ACER 929 1032 1467 TOSHIBA 603 592 431 APPLE 1056 1822 1953 SONY 509 744 856 DELL 1230 1554 1389 IBM LENOVA 158 365 204 ASUS 384 298 407 NEC 138 297 315 Tổng lượng nhập 5323 7009 7469 Bảng 3: Tình hình mua máy tính xách tay của công ty Theo nguồn công ty VH.,JSC Nhìn chung lượng máy tính xách tay trong 3 năm tăng do nhu cầu dùng máy tính xách tay (laptop) ngày càng nhiều vì nhiều lý do, trong đó lý do tiện lợi, nhỏ gon, thời trang, nên laptop đã được sử dụng khá nhiều không chỉ giới trẻ mà các lứa tuổi trung niên cũng thường sử dụng do yêu cầu công việc đòi hỏi. Công ty có lượng nhập máy tính xách tay cũng khá lớn chủ yếu của các hãng như: DELL, APPLE, ACER là 3 hãng cung cấp nhiều nhất. 2.2.3 Thực trạng hoạt động bán mặt hàng máy vi tính tại công ty: 2.2.3.1 Tình hình bán máy vi tính tại công ty: a. Tình hình chung trên thị trường máy vi tính Việt Nam Đến tháng 12/2007, hầu hết công ty tin học đều nhận định sự sụp đổ của Đề án 112 đã tác động đến việc giải ngân cho chương trình tin học hóa ở các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Vì thế, sự tăng trưởng chung của thị trường PC trong tháng 12 giảm khoảng 10% so với mọi năm, riêng mảng dự án xuống tới 30%.( Đề án 112: "Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước" giai đoạn 2001-2005.) Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất máy tính thương hiệu Việt trong năm 2007 đều có doanh thu dưới 5 triệu USD, trừ hai doanh nghiệp máy tính thương hiệu Việt là FPT Elead và CMS vượt qua ngưỡng 10 triệu USD. Nhận xét trên do TS Lê Trường Tùng, chủ tịch Hội Tin học TP.HCM đưa ra, dựa trên số liệu thống kê của Hội Tin học TP.HCM. Vĩnh Hưng.,JSC cũng có tình hình tương tự như các doanh nghiệp bán máy tính trên thị trường. b Tình hình bán máy vi tính tại VH.,JSC Bán hàng là khâu quan trọng của quá trình kinh doanh, nhằm lưu thông hàng hoá cho sản xuất và đời sống. Bán hàng còn là khâu nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Một công ty kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại như VH.,JSC thì kết quả bán hàng là căn cứ để đánh giá doanh nghiệp ấy làm ăn có tốt không, có thu được nhiều lợi nhuận hay không. VH.,JSC kinh doanh nhiều loại hình như cung cấp các thiết bị văn phòng, hội nghị hay sản xuất các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý, phần mềm hành chính sự nghiệp…nhưng việc kinh doanh mặt hàng máy vi tính thương chiếm 40-55% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Sanư lượng bán máy vi tính liên tục tăng trong mấy nâm trở lại đây. Để đánh giá tình hình bán hàng của mình, công ty thường phân chia theo các tiêu thức sau: + Theo đối tượng khách hàng: Khách hàng của VH.,JSC hiện nay bao gồm: bộ tài chính; bộ tư pháp; hệ thống ngành kiểm sát nhân dân; toà án nhân dân (Yên Bái, Lạng Sơn, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng…; một số bưu điện các tỉnh như: Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Cao Bằng, Lào Cai… và một số bệnh viện các lớn như bệnh viện Bạch Mai, Thanh Nhàn…;Các trường đại học, cao đẳng (Học viện Tài chính, Học viện Bưu chính Viễn thông, cao đẳng Tài chính-Quản trị Kinh doanh, cao đẳng Tài chính Quảng Ngãi, cao đẳng Tài chính và Hải quan…) và nhiều tổ chức khác. Để đánh giá lượng bán theo đối tượng khách hàng thì công ty chia thành các nhóm sau: Các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước Các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp nước ngoài Các cá nhân và hộ gia đình. Có thể khái quát tình hình mua hàng của các đối tượng khách h trên qua bảng sau: Đơn vị: Bộ Đối tượng khách hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước 7235 8156 8942 DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN nước ngoài 2367 3026 3284 Các cá nhân, hộ gia đình 1806 2009 2916 Bảng 4: Đối tượng khách hàng của VH.,JSC Theo nguồn công ty VH.,JSC Qua bảng trên ta có thể thấy, khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp là doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, đối tượng khách hàng này chiếm tỷ lệ lớn (63-70%). Lượng bán cho đối tượng khách hàng này có xu hướng tăng trong 2 năm 2006 và 2007. Tuy vậy doanh nghiệp dự đoán lượng bán cho đối tượng khách hàng này có xu hướng giảm trong năm tới 2008 bởi ngày càng nhiều các doanh nghiệp kinh doanh về máy tính và họ cũng đang hướng nhiều tới đối tượng khách hàng này. Xu hướng của công ty là ngoài việc giữ và phát huy những khách hàng “ruột” thì công ty sẽ tăng cường việc lôi kéo thêm đối tượng khách hàng là doanh nghiệp tư nhân và các cá nhân, hộ gia đình. Bởi hiện nay lượng khách hàng là doanh nghiệp tư nhân vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong doanh số bán, khoảng 18-20% . Tuy nhiên xu hướng hiện nay của VH.,JSC lại hướng tới đối tượng khách hàng này vì hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, có các chính sách mở cửa nền kinh tế. Đồng thời các luật đầu tư nước ngoài và luật doanh nghiệp đang ngày càng hoàn thiện và được áp dụng nhiều hơn trong các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng có rất nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trong nước. Do đó tạo điều kiện cho các hãng kinh doanh máy vi tính có thể gia tăng thêm khách hàng, tuy nhiên cũng có nhiều thách thức được đặt ra khi các doanh nghiệp máy tính nước ngoài sẽ được nhập khẩu nhiều gây áp lực cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Các khách hàng là các cá nhân và hộ gia đình là những khách hàng có thu nhập thấp, do đó lượng tiêu thụ đối với nhóm khách hàng này chiếm tỷ lệ nhỏ nhất. Tuy nhiên không vì thế mà bỏ qua đối tượng này, vì khi các hãng máy tính lớn đang chú ý nhiều đến nhóm khách hàng là các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước thì họ sẽ dễ bỏ qua đôí tượng này, đây là điều kiện tốt để một doanh nghiệp nhỏ như VH.,JSC có thể phát triển thêm để san sẻ chiếc bánh của thị trường. + Theo khu vực thị trường: Do đã thiết lập được chi nhánh ở cả ba miền nên thị trường mà doanh nghiệp có là khá rộng rãi. Việc phân chia theo khu vực thị trường giúp cho doanh nghiệp trong việc điều hành quản lý và phân phối hàng hoá một cách hợp lý và dễ dàng hơn. Khu vực Miền Bắc do công ty Cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng đặt tại Hà Nội và công ty VAT tại Hải Phòng đảm nhiệm, mà chủ yếu là do công ty Cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng nắm giữ việc điều tiết và bán sản phẩm hàng hoá. Khu vực Miền Trung thì do văn phòng đại diện tại Đà Nẵng đảm nhiệm Còn đối với khu vực Miền Nam thì do công ty Viễn Đông tại TPHCM đảm nhiệm việc phân phối sản phẩm vào thị trường có nhiều tiềm năng này. Như vậy với việc đặt chi nhánh ở cả 3 miền một mặt có thể mở rộng thị trường, mặt khác cũng có thể tiết kiệm đựơc chi phí va thời gian cho công ty trong việc vận chuyển cũng như nhập khẩu linh kiện hoặc máy tính nguyên bộ. Tuy nhiên do đặt nhiều trụ sở ở cả 3 miền cũng gây bất lợi cho công ty trong việc quản lý và kiểm soát hoạt động. Song đó cũng chỉ là hạn chế nhỏ mà công ty có thể khắc phục được. Vì vậy mà sản lượng bán máy tính ở các khu vực này qua các năm liên tục tăng. Đơn vị: Bộ Khu vực Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Miền Bắc Hà Nội Hải Phòng Khu vực khác 7052 5013 1324 715 8211 6458 1261 492 8763 6535 1322 906 Miền Trung Đà Nẵng Khu vực khác 2591 2011 580 2946 2642 304 3072 2942 130 Miền Nam TPHCM Khu vực khác 3259 2965 294 3693 3142 551 4879 3995 884 Cả nước 12902 14850 16714 Bảng 5: Sản lượng bán máy tính của công ty Theo nguồn công ty VH.,JSC Theo bảng trên ta có thể nhận thấy sản phẩm máy vi tính chủ yếu được bán ở thị trường Miền Bắc chiếm khoảng 52-55% lượng sản phẩm máy vi tính được bán ra trên thị trường. Trong đó thị trương Hà Nội chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm gần 40% sản lượng. Còn ở 2 thị trường Miền Trung và Miền Nam thì mức sản lượng tiêu thụ máy vi tính tương đương nhau, chiếm khoảng 20-25% sản lượng thị trường cả nước. Mặc dù chia thành 3 khu vực thị trường nhưng chủ yếu đầu mối các giao dịch mua bán lại diễn ra nhiều tại khu vực Miền Bắc, nhất là thị trường Hà Nội. Bởi đây là một trong hai khu vực có nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà khối lượn g mua bán chiếm tỷ lệ cao, đồng thời khu vực này cũng là nơi có mức thu nhập bình quân theo đầu người cao, tập trung đông dân cư. Không những thế, nhu cầu trao đổi thông tin, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tại thành phố này là khá lớn. Chính vì vậy Hà Nội được coi là thị trường trọng điểm của công ty. Hiện tại doanh nghiệp đang cố gắng phát triển mở rộng và củng cố thị trường Miền Nam, đây là một thi trường hứa hẹn đem lại nhiều khả năng đầu tư, tiêu thụ cho doanh nghiệp. Ngoại trừ các khu vực trọng điểm, các khu vực còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ trong việc tiêu thụ. Vì mức thu nhập ở các khu vực này khá thấp, ngoại trừ những tổ chức công ty ở các thành phố trực thuộc tỉnh hoặc các thị xã thì đa số bộ phận dân cư còn lại ít có khả năng thanh toán, do đó, mức mua bán ở các khu vực này thấp. 2.2.3.2 Hệ thống kênh phân phối máy vi tính tại công ty: VH.,JSC rất chú trọng đến hệ thống kênh phân phối tại doanh nghiệp mình. Hiện tại công ty sủ dụng hệ thống kênh phân phối hỗn hợp, bao gồm cả kêng trực tiếp và kênh gián tiếp. Có thể mô tả sơ đồ hệ thống của công ty qua sơ đồ sau: Công ty VH.,JSC Người tiêu thụ cuối cùng Các nhà phân phối Các đại lý Hệ thống kênh phân phối của VH.,JSC hiện nay chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM, số lượng các đại lý phân phối lên tới 230 tại Hà Nội, 120 tại TPHCM, 118 tại Hải Phòng và 35 tại Đà Nẵng. Trong số các đại lý này thì cũng có số ít là đại lý uỷ thác, một số là đại lý hoa hồng, còn lại là các đại lý kinh tiêu. Các đại lý này tất nhiên có mốt số ít chỉ bán sản phẩm của công ty, còn lại chủ yếu là họ bán rất nhiều sản phẩm khác nhau, mà nếu khách hàng có nhu cầu họ có thể bán thêm sản phẩm của các hãng khác. Do đó, công ty sử dụng nhiều hình thức khác nhau để khuyến khích họ trở thành đại lý độc quyền của chính công ty mình bằng các hình thức: hoa hồng cho đại lý, hỗ trợ kỹ thuật, khuyến mại, thưởng vật chất… Cùng với hệ thống đại lý, VH.,JSC còn thiết lập hệ thống cửa hàng tại cả 3 miền, đặc biệt là các thành phố trọng điểm là Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng mục đích là trưng bày, giới thiệu hàng hoá của công ty, để mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ. Thông qua việc đặt các cửa hàng tại các thành phố đó, doanh nghiệp có thể thu thập được tin tức từ phía khách hàng, hiểu thêm về nhu cầu của họ. 2.2.3.3 Các hoạt động dịch vụ khách hang Kinh doanh trong cơ chế thị trường với bất cứ loại hàng hoá nào, thì tất cả những nhà làm kinh doanh đều nhận rõ tầm quan trọng của các hoạt động dịch vụ khách hàng. VH.,JSC cũng vậy, hơn ai hết HV.,JSC hiểu rằng khi kinh doanh mặt hàng máy vi tính, một mặt hàng có giá trị cao thì công tác dịch vụ phải luôn cần có. Chính vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, công ty đã xây dựng cho mình các hình thức dịch vụ sau: a. Dịch vụ vận chuyển: Máy tính là mặt hàng có trọng lượng khá lớn, cũng khá nhiều linh kiện nên đòi hỏi sự chuyên chở trọn gói đến tận nơi sử dụng. Đây cũng là một yêu cầu mà người tiêu dùng đặt ra đối với bất cứ công ty nào kinh doanh về lĩnh vực máy vi tính. Với hệ thống các phương tiện vận chuyển chuyên dụng như ô tô, xe máy của chính công ty đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đưa sản phẩm đến nơi họ có yêu cầu như kho, đại lý hoặc nơi sử dụng. Dịch vụ này vừa tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng vừa giúp họ chủ động hơn trong công tác lựa chọn địa điểm, thời gian cho công tác chuyên chở của công ty. b. Dịch vụ lắp đặt: Hiện nay thông thường khi khách hàng mua máy vi tính họ thường chọn mua rời, có nghĩa là họ chọn từng bộ phận của máy như: chuột, bàn phím, CPU, màn hình, ổ đĩa cứng... Mỗi bộ phận đó có thể của các hãng khác nhau ví dụ như: ACER, IBM, HP… với giá cả họ cho là phù hợp với từng linh kiện đó. Khi họ đã chọn mua đầy đủ các linh kiện nếu công ty lắp vào ngay tại đó thì sẽ rất khó cho việc vận chuyển cũng như khách hàng sẽ gặp khó khăn nếu việc lắp trước như thế không phù hợp với kết cấu chỗ ở của họ. Mặt khác việc mua rời cũng thuận tiện cho việc vận chuyển và xếp hàng hoá. Do vậy, để hỗ trợ khách hàng, công ty phải có đội ngũ nhân viên chuyên về lắp đặt máy cho khách hàng, nếu khách hàng có yêu cầu. Đội ngũ này không chỉ làm công việc lắp đặt thông thường mà còn làm nhiệm vụ cài đặt các chương trình ban đầu cho máy vi tính. a.Dịch vụ bảo hành: Mỗi khách hàng mua máy tính đều quan tâm đến, ngoài chất lượng giá cả, thì bảo hành là một trong những yếu tố được đặt lên hàng đầu. Bởi máy vi tính có giá trị lớn, mà khi nhìn và chạy thử thì không thê biết đượcmáy có bền không, có bị hỏng hay lỗi ổ gì hay không. Do đó, mỗi máy vi tính thường được nảo hành 3 năm. Nếu hỏng bộ phận gì trong thời gian bảo hành có thể thay thế hoặc sửa chữa miễn phí, có thể tại nhà hoặc tại công ty (khách hàng mang máy đến bảo hành), hoặc một số lỗi đơn giản có thể hướng dẫn trực tiếp cho khách hàng qua điện thoại. Cách làm này vừa đỡ tốn thời gian cũng như chi phí cho cả công ty lẫn khách hàng. Chính những dịch vụ này đã tạo ra sự yên tâm và tin tưởng từ phía khách hàng đối với công ty. Hiện nay công ty đã xây dựng một phòng chăm sóc với một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thân thiện và hiểu biết để có thể giải quyết thắc mắc của khách hàng và sửa chữa theo yêu cầu của khách hàng. Là một doanh nghiệp tư nhân nên tuy quy mô của phòng chăm soc không lớn chỉ có 5 người nhưng phòng này cũng đã làm rất tốt công việc của mình. Điều đó cũng góp phần vào sự phát triển chung của công ty. Các dịch vụ khác: Có thể kể đến các dịch vụ bảo trì bảo dưỡng, dịch vụ tư cấn cho khách hàng lựa chon sản phẩm, hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản, hướng dẫn cách phát hiện, khắc phục một số lỗi đơn giản của máy tính… Các dịch vụ này công ty đã thực hiện rất nhanh chóng và khá đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi từ phía khách hàng. Tuy nhiên do quy mô của công ty cũng khá nhỏ, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên các dịch vụ của công ty cũng chưa thể nào đáp ứng hết được nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, hiện nay công ty đang hướng tới hoàn thiện hơn nũa bộ phận này. Các hoạt động xúc tiến bán hàng. Có rất nhiều công cụ mà các doanh nghiệp khác hiện nay trên thị trường sử dụng để tăng doanh số bán. Căn cứ vào thực tế công ty và căn cứ vào đòi hỏi của chính mặt hàng mình kinh doanh mà VH.,JSC đã lựa chọn cho mình những công cụ quảng cáo phù hợp. Có thể kể đến các công cụ sau: Quảng cáo: Với bất cứ doanh nghiệp nào kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thị quảng cáo luôn là công cụ vô cùng cần thiết. Quảng cáo giúp cho khách hàng có thêm thông tin về công ty, về sản phẩm. Từ đó giúp khách hàng biết và tìm đến công ty. Là một công ty tư nhân quy mô cũng khá nhỏ, công ty đã sử dụng nhiều phương tiện quảng cáo với chi phí rẻ mà vẫn đảm bảo khách hàng vẫn có thể thu nhận được đầy đủ thông tin, việc lưu trữ và truyền đạt các thông tin vẫn nhanh chóng và đảm bảo đầy đủ các thông số kỹ thuật. Ví dụ như: báo, tạp chí, radio… Các báo và tạp chí thường được công ty sử dụng để quảng cáo như: Tin học và đời sống, báo đầu tư, tạp chí thương mại điện tử, báo Hà Nội mới… Đặc biệt công ty sử dụng hình thức quảng cáo trên Internet là hình thức rất phổ biến.Vì với công nghệ như hiện nay, tốc độ truyền tin của Internet nhanh chóng và thuận tiện. Đồng thời sử dụng hình thức này cũng giúp cho doanh nghiệp quảng bá dễ dàng được sản phẩm qua trang web của công ty. Hàng năm trung bình công ty thường chi ra 1,2-2% doanh thu để chi cho việc quảng cáo. b. Khuyến mại: Do công ty sử dụng chính sách giá bán công khai, thường niêm yết giá trên các bảng báo giá của công ty, hoặc báo giá trên trang web của công ty. Bởi vậy, khách hang ngày càng tìm đến công ty càng nhiều. Không những thế công ty thường sử dụng rất nhiều biện pháp để khuyến khích hơn nữa việc bán sản phẩm, đồng thời tăng khă năng cạnh tranh trên thị trường. Các chương trình khuyến mại các công ty thường sử dụng như: - Giảm giá cho khách hang nếu khách hang mua với số lượng nhiều, ví dụ như khi khách hang mua cùng lúc 5 máy tính trở nên sẽ được giảm giá từ 0,075-0,095% trong tổng giá trị sản phẩm, tuỳ vào số lượng mua và giá trị của các linh kiện máy mà công ty còn có các hình thức khác khuyến mại kèm theo. - Chiết giá: công ty thường sử dụng biện pháp chiết giá từ 0,025-0,035% giá bán cho khách hang trong thời gian bước vào năm học mới học dịp giáp tết. Bởi hai dịp trên là dịp mà người tiêu dung cũng như các doanh nghiệp, tổ chức thường mua sắm để phục vụ cho các hoạt động của tôt chức hoặc cá nhân người tiêu dung. - Một số biện pháp khác: giảm giá cho các khách hang mua lần đầu hoặc mua lại để tạo ấn tượng với khách hang mới và tạo quan hệ tốt với các khách hang truyền thống, lôi kéo họ đến với công ty. Hoặc công ty cũng có thể tặng các vé đi xem phim, đi công viên nứơc, đi tham gia các hội chợ, triển lãm cho các khách hang khi mua sản phẩm của công ty. 2.2.3.5 Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hiện nay điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là chủ tịch hội đồng quản trị, ban giám đốc và phòng kinh doanh. Hội đồng quản trị của công ty hiện nay có 3 thành viên, bao gồm 1 chủ tịch hội đồng quản trị và 2 uỷ viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban giám đốc gồm có giám đốc và hai phó giám đốc (giám đốc kinh doanh và giám đốc tài chính) Hội đồng quản trị và ban giám đốc gọi chung là lãnh đạo công ty là người chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Họ ra các quyết định, các chiến lược phát triển trong từng thời ký, từng giai đoạn, khi nào thì cần tung ra chiến dịch quảng cáo, khi nào thì tặng quà khuyến mại, giai đoạn nào thì sử dụng các công cụ xúc tiến nào…Hội đồng quản trị và ban giám đốc họp và thống nhất chương trình hành động. Từ đó phó giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ phổ biến cho phòng kinh doanh để phòng này tiếp tục triẻn khai các chiến lược kinh doanh theo sự chỉ đạo từ trên xuống. Phòng này sẽ lập các kế hoạch kinh doanh sản phẩm theo từng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.Việc lập các kế hoạch chung là do ban lãnh đạo nhưng khi thực hiện phòngkinh doanh sẽ linh động cho phù hợp với nhu cầu của thị trường cũng như của khách hang. Nếu có kế hoạch nào ban lãnh đạo đă ra mà phòng thấy chưa phù hợp thì phòng sẽ kiến nghị với ban lãnh đạo để lãnh đạo điều chỉnh. Kết quả hoạt động kinh doanh máy vi tính tại công ty Cơ cấu mặt hàng doanh Hiện nay mặt hàng kinh doanh máy vi tính của doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú. Có thể kể đến một số mặt hàng sau: - Mặt hang máy tính xách tay, máy bàn nguyên bộ nhập khẩu của các hãng: IBM, HP, ACER, ASUS, DELL, APPLE, NEC, TOSHIBA, SONY… - Các linh kiện máy tính: Hiện nay do đa số các khách hàng đều mua từng linh kiện máy tính, do đó công ty thường xuyên mua linh kiện của các hãng khác nhau. Mỗi loại linh kiện công ty lại mua của nhiều hàng khác nhau, để có thể đa dạng được nhu cầu của khách hàng. Có rất nhiều linh kiện khác nhau để hợp thành chiếc máy vi tính. Ví dụ như: màn hình, chuột, bàn phím, CPU, RAM, CD rom, DVD rom, HDD, chuột làm mát máy….(Có thể tham khảo các linh kiện máy vi tính thông qua bảng báo giá của công ty) 2.3.2 Chi phí cho hoạt động kinh doanh (HĐKD) Trước khi mỗi doanh nghiệp bước vào kinh doanh lĩnh vực gì, doanh nghiệp đó luôn phải cân nhắc xem mình sẽ kinh doanh mặt hang gì, chi phí để sản xuất ra mặt hàng đó là bao nhiêu, loại máy mọc gì để sản xuất ra nó, chi phí cho máy móc đó như thế nào, việc thuê mặt bằng để sản xuất ra sao, chi phí cho đội ngũ nhân công, bán hang và quản lý là bao nhiêu, các loại thuế phải nộp như thế nào… Nhưng dù thế nào thì khi hạch toán các khoản chi phí ấy để đảm bảo sau khi bán được hàng công ty vẫn có lợi nhuận. Các khoản mục chi phí Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chi phí mua hàng 171 945,517 193 914,047 202 244,293 Chi phí kinh doanh -Chi phí bán hàng -Chi phí quản lý 13 473,492 2315,213 11 158,279 15 042,042 2952,853 12 089,189 16 676,024 4350,186 12 325,388 Chi nộp thuế -Thuế TNDN -Thuế NK -Thuế khác 15 618,507 299,731 15 236,420 82,346 17 450,849 329,125 17 023,153 98,561 19 316,344 352,721 18 862,358 101,265 Đơn vị: Triệu đồng Bảng 6: Chi phí cho HĐKD của công ty Theo nguồn VH.,JSC * Chi phí mua hàng Đây là khoản tiền mà công ty phải trả cho công ty mà VH.,JSC làm đại lý phân phối cho họ (như: IBM, HP, ACER, DELL…). Khoản chi phí này là rất lớn thường chiếm 80-83% chi phí cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn bảng trên ta có thể thấy chi phí mua hàng của công ty qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2006 tăng 13.2% so với năm 2005 nhưng năm 2007 lại chi tăng có 4,07%. Như vậy năm 2006 công ty bán được một lượng hàng rất lớn do đó lượng nhập hàng cuũngnhư chi phí mua hàng tăng lên đáng kể. * Chi phí kinh doanh: bao gồm chi phí quản lý và chi cho đội ngũ bán hang, chi phí cho việc xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá về kho của công ty, chi phí đặt hàng, chi phí đưa hang đến tận nơi mà khách hang yêu cầu…Theo bảng trên thì nhìn chung chi phí kinh doanh qua 3 năm đều tăng, năm 2006 tăng 12,71% so với năm 2005 trong đó chi phí bán hang tăng 28,2%; chi phí quản lý tăng 8%. Đến năm 2007 chi phí kinh doanh tăng 11,23% so với năm 2006, trong đó chi phí bán hang tăng 47%, còn chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ tăng 2.14%. Như vậy, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tăng chủ yếu là do khoản chi phí bán hang tăng mạnh. * Chi nộp thuế: - Thuế TNDN: Bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh đều phải nộp thuế cho nhà nước. Thông thường các doanh nghiệp phải nộp thuế cho nhà nước với thuế suất là 30%.. Qua 3 năm công ty đã nộp đấy đủ thuế theo quy định của nhà nước, tổng số thuế mà doanh nghiệp nộp trong 3 năm là 948,577 triệu đồng - Thuế nhập khẩu: Trong các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp thì thuế nhập khẩu là lớn nhất, vì với mặt hang máy vi tính, công ty chỉ làm trung gian trong việc buôn bán. Mặt khác, các mặt hang máy vi tính mầ công ty nhập lại chủ yếu là từ nước ngoài như của Anh, Đức, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…, do đó, công ty phải nộp thuế VAT đầu vào, thuế nhập khẩu và các khoản chi phí liên quan đến việc nhập khẩu cũng như làm thủ tục hải quan. Chủ yếu các doanh nghiệp Việt Nam thường mua theo giá CIF (tiền hang+ cước phí+ phí vận chuyển) và bán theo giá FOB (tiền hàng) cảng Việt Nam. Mức thuế suất nhập khẩu được áp dụng cho một lô hang nhập khẩu là 10% tính theo giá trị hang hoá - Các loại thuế khác: Là các khoản thuế doanh nghiệp phải nộp cho việc sử dụng các tài nguyên, các loại thuế cần đóng góp để bảo vệ môi trường, thuế trả tiền thuê nhà, kho… 2.3.3 Doanh thu bán hàng Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của VH.,JSC Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng doanh thu 225 216 254 043,648 266 054,624 Thuế &các khoản giảm trừ doanh thu 38 860,331 44 059,043 46 032,053 Doanh thu thuần 186 355,699 209 984,605 220 022,571 Gía vốn mặt hàng 171 945,517 193 914,043 202 244,293 Lãi gộp 14 410,152 16 070,556 17 788,278 Chi phí bán hang và quản lý 13 473,492 15 042,042 16 676,024 Lợi trước thuế 936,66 1028,516 1102,253 Thuế TNDN 299,731 329,125 352,721 Lợi sau thuế 636,929 699,931 749,532 Đơn vị: Triệu đồng Bảng 7: Kết quả kinh doanh máy tính Theo nguồn công ty VH.,JSC Năm 2006 doanh thu của công ty đạt 254 043,648 triệu đồng, tăng 12,6% so với năm 2005 (225 216 triệu đồng); chi phí tăng 11,65% hay 1568,55 triệu đồng nhưng lợi nhuận lại tăng chậm, chỉ đạt 699,931 triệu đồng tức là tăng 10% hay tăng 63,002 triệu đồng. Như vậy đây là năm doanh thu tăng mạnh hơn chi phí nhưng thực tế lợi nhuận laị tăng chậm. Nguyên nhân của kết quả trên là do thuế và cac khoản giảm trừ doanh thu đồng thời do giá vốn của mặt hang bán tăng khá mạnh. Hai khoản này là các khoản chủ yếu làm cho lợi nhuận của công ty không tăng cân xứng với doanh thu và chi phí. Năm 2007 doanh thu của công ty đạt 266 054 624 triệu đồng tăng 5,01% tức là tăng 12 010,976 triệu đồng so với năm 2006. Chi phí tăng từ 15 042,042 triệu đồng năm 2006 lên 16 676,024 triệu đồng năm 2007 tức là tăng 1633,982 triệu đồng hay tăng 11,1%. Lợi nhuận trong năm này lại tăng 7,02% so với năm 2006. Như vậy năm 2007 mức tăng doanh thu chỉ bằng 1/3 so với mức tăng của năm 2006 so với 2005. Tuy nhỉên mức của lợi nhuận lại tăng nhiều hơn mức tăng của doanh thu, song so với chi phí thì mức tăng này vẫn chậm. Nguyên nhân của việc lợi nhuận năm 2007 tăng nhiều hơn năm 2006 là do công ty có giá vốn hang bán cũng như thuế và các khoản giảm trừ doanh thu tăng ít hơn. Do đó công ty kinh doanh vẫn đảm bảo lợi nhuận được tăng. Nhìn chung cẩ 3 năm 2005, 2006, 2007 công ty đều có mức tăng về lợi nhuận cũng như doanh số, đây cũng là một điều đáng mừng với ban lãnh đạo công ty cũng như toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên không vì thế mà toàn thể cán bộ công nhân viên của VH.,JSC cảm thấy đã bằng lòng với kết quả này. Họ vẫn không ngừng phấn đấu để đạt được kết quả kinh doanh cao hơn nữa. 2.4 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 2.4.1 Ưu điểm: Năm 2006 doanh thu của công ty tăng 12,6%, lợi nhuận tăng 10% so với năm 2005. Mức tăng doanh số của công ty năm 2007 tăng 5,07% nhưng lợi nhuận lại tăng 11,1%. Nhìn chung thì tình hình kinh doanh của công ty năm 2007 đạt hiệu quả hơn, nếu so sánh mức doanh thu thu được, giá vốn hàng bán, chi phí cho hoạt động kinh doanh cũng như các chi phí khác, mặc dù mức tăng doanh số của năm 2006 tăng hơn so với năm 2007. Công ty đã mở rộng thị trường bán máy vi tính ra thêm một số tỉnh mới như: Ninh Bình, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên và mở được thêm một số chi nhánh bán hàng tại các tỉnh ở miền Trung và miền Nam. Đồng thời với việc mở rộng được các chi nhánh là việc công ty đã tạo được ấn tượng với khách hàng tạo được niềm tin, và quan trọng hơn công ty đã khẳng định được vị trí của công ty trong lòng khách hàng Hơn thế nữa, công ty cũng tạo được sự tin tưởng của nhà cung cấp với công ty trong việc phân phối các sản phẩm. Đây cũng là một lợi thế lớn mà công ty đã tạo ra vừa đảm bảo được có nguồn hàng đầy đủ vừa tạo điều kiện thuận tiện cho công ty trong việc phân phối sản phẩm 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân. Mặc dù đã mở rộng được thị trương tiêu thụ, có thêm một số chi nhánh ở các tỉnh nhưng thực tế sức cạnh tranh trên thị trường của công ty vẫn khá thấp. So với Trần Anh Computer và Hà Nội Computer thì công ty vẫn là một đối thủ nhỏ bé, sức cạnh tranh vẫn yếu. Đa số, công ty phải tìm kiếm những thị trường mới và một số thị trường mà các đối thủ lớn bỏ qua. Công ty vẫn chưa thể lôi kéo thêm những khách hàng của những hãng trên do thương hiệu công ty chưa đủ mạnh cũng như giá cả của công ty chưa đảm bảo có đủ sức cạnh tranh. Ví dụ như Trần Anh Computer là một hãng có quy mô lớn thường bán máy vi tính cho khách hàng với giá gốc, điều này luôn tạo ra một khó khăn với công ty là trung gian trong lĩnh vực kinh doanh máy vi tính như Vĩnh Hưng CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MÁY VI TÍNH TẠI CÔNG TY 3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty 3.1.1 Triển vọng về thị trường tin hoc và thị trường máy vi tính Việt Nam 3.1.1.1 Triển vọng về thị trường tin học Việt Nam Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2007 tốc độ tăng trưởng công nghiệp phần cứng tăng trưởng 25%, đạt doanh thu 620 triệu USD; công nghiệp phần mềm và dịch vụ phần mềm tăng 43%, đạt doanh thu 498 triệu USD. Doanh thu từ công nghiệp điện tử, thiết bị viễn thông đạt hơn 2,4 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2006. Từ năm 2006 trở lại đây, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin với một loạt dự án xây dựng nhà máy của các hãng công nghệ hàng đầu thế giới như Intel (Mỹ), Canon (Nhật Bản), Hon Hai, Compal (Đài Loan)... Triển vọng thị trường CNTT của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao mặc dù trên thế giới có những lo ngại chi tiêu cho CNTT năm nay sẽ suy giảm do nền kinh tế Mỹ trên đà suy thoái. Theo báo cáo của hãng nghiên cứu AMI Partners (Mỹ) công bố ngày 17/1/2008, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) Việt Nam sẽ chi hơn 1,4 tỷ USD cho CNTT trong năm 2008, tăng hơn 11% so với năm 2007. Theo AMI Partners, trong 3 năm qua, tốc độ tăng chi cho CNTT tại Việt Nam đạt hơn 24% mỗi năm. AMI Partners nhận xét Việt Nam đang thu hút được nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư, nhiều người trong số họ bị hấp dẫn bởi môi trường kinh doanh ấn tượng của Việt Nam, sức tăng trưởng của số vốn đầu tư nước ngoài tại các SMB và nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm và dịch vụ CNTT. Theo nghiên cứu của GfK Việt Nam, tổng giá trị thị trường bán lẻ hàng điện tử và CNTT ước đạt 3,1 tỷ USD năm 2007, tăng 29,2% so với năm trước. Tính trung bình, mỗi người dân Việt Nam chi 36,2 USD cho hàng điện tử tiêu dùng và CNTT trong năm 2007. Mặc dù triển vọng phát triển là sáng sủa nhưng bên cạnh đó, ngành công nghệ thông tin vẫn còn có những khoảng tối như sự thất bại của Đề án 112, ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính, tình trạng vi phạm bản quyền, công nghiệp điện tử thiếu sức cạnh tranh, thiếu nhân lực, đặc biệt trong ngành phần mềm, tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) còn thấp... 3.1.1.2 Triển vọng thị trường máy vi tính Việt Nam Mặc dù các máy tính thương hiệu Việt chưa thực sự được tiêu dùng nhiều ở nước ta với thị phần khá khiêm tốn (chỉ chiếm 13-18% thị phần tiêu dùng trong nước). Nhưng hiện nay Việt Nam là một trong hai mươi nước sủ dụng internet nhiều nhất thế giới, do đó thị trường náy sẽ hứa hện rất nhiều tiềm năng. Bởi vậy, để máy tính thương hiệu Việt Nam đủ sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần trong nước, bên cạnh việc đầu tư dây chuyền lắp ráp hiện đại, nhanh chóng tiếp thu công nghệ từ các đối tác nước ngoài, các DN sản xuất – lắp ráp trong nước phải đầu tư thêm khâu sáng tạo trong thiết kế mẫu mã, triển khai thêm các phần mềm ứng dụng đi kèm và làm tốt hơn nữa dịch vụ sau bán hàng. Nhằm chiếm lòng tin và xóa đi tâm lý thích dùng hàng ngoại của người tiêu dùng, máy vi tính thương hiệu Việt  cần tăng cường hơn nữa khâu bảo hành và hỗ trợ sử dụng cho khách hàng. Các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn ứng dụng, nâng cấp... sẽ giúp người tiêu dùng ngày càng sử dụng nhiều máy mang thương hiệu Việt, và nhà sản xuất cũng được hưởng lợi sau này về phí nâng cấp, cung ứng phần mềm ứng dụng và các dịch vụ internet. Bởi trình độ ngoại ngử của người tiêu dùng trong nước còn hạn chế nên việc thiết lập hệ điều hành tiếng Việt đi kèm máy tính sản xuất trong nước cũng sẽ là một trong các biện pháp tăng nhanh thị phần máy vi tính mang thương hiệu Việt do tạo thêm cơ hội cho nhiều người biết thêm tiện ích của máy vi tính và thấy dể dàng trong sử dụng . Đặc biệt hệ điều hành này sẽ kích thích việc trang bị máy vi tính ở thị trường các quận huyện, vùng sâu, vùng xa, các chủ nông trang, nông trại, nông hộ. Trong phát triển thương hiệu, máy vi tính Việt Nam không nên quá chú trọng đến việc tăng tỷ lệ nội địa hóa phần cứng. Vì công nghệ sản xuất máy vi tính phát triển rất nhanh và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nên dù có muốn đầu tư sản xuất cũng khó bắt kịp tốc độ thay đổi công nghệ của thế giới. Hiện ở Trung Quốc, Đài Loan linh kiện máy vi tính đang được sản xuất với giá cực rẻ, nên nếu cố sản xuất trong nước sẽ không kinh tế. ở thị trường Việt Nam, tăng tỷ trọng nội địa hóa là tăng phần chất xám đóng góp vào giá trị gia tăng như thiết kế hệ thống, cải tiến các giải pháp phần cứng và quan trọng là phần mềm hỗ trợ người sử dụng thích ứng với nhu cầu thực tế từng ngành nghề, từng lĩnh vực xã hội. Vụ trưởng Vụ Công nghệ Thông tin thuộc Bộ Công nghệ Thông tin Nguyễn Anh Tuấn cho biết, để chiếc máy vi tính mang thương hiệu trong nước phát triển cần một chính sách hỗ trợ mang tầm quốc gia của Chính phủ. Như yêu cầu tất cả cơ quan sử dụng ngân sách chỉ trang bị máy có thương hiệu sản xuất trong nước, có chính sách khuyến khích phát triển hệ điều hành riêng cho máy tính Việt Nam, xây dựng một trung tâm kiểm định chung cho các máy tính sản xuất trong nước dựa theo tiêu chuẩn của APEC hay ASEAN để tạo sự đồng nhất về chất lượng và uy tín cho máy tính thương hiệu Việt không những ở thị trường trong nước mà còn cho trên trường quốc tế sau này. Ngoài  nỗ lực phát triển tự thân để tăng dần giá trị thặng dư, hạ giá thành sản phẩm trên cơ  sở  khai thác sự hỗ trợ của chính sách, các DN sản xuất - lắp ráp trong nước cần liên kết với các đơn vị cung cấp các giải pháp phần mềm để thương hiệu ngày càng đáp ứng được nhiều hơn nữa ứng dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Có như thế người tiêu dùng vì tiện ích của bản thân, ngành nghề sẽ sử dụng ngày càng nhiều máy vi tính sản xuất trong nước.  Hiện nay người tiêu dùng đã quay lại với hàng nội. Trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ máy lắp ráp tại VN tăng dần, chiếm đến 70-75% thị phần, máy "hiệu" như Compaq, IBM, Acer... chỉ còn chiếm 20-25%. Theo xu hướng chung, thị trường sẽ có sự phân cấp rõ ràng, các loại máy nhập nguyên chiếc sẽ tập trung phần lớn vào dòng máy chủ. Các loại máy PC do các doanh nghiệp VN cung cấp có lợi thế về giá thành, phù hợp với túi tiền người dân. Theo ông Sơn, bước đầu tổng công ty sẽ có hướng lắp ráp SKD, nhập từng cụm linh kiện từ các hãng có uy tín như Intel, Seagate, Quantum (ổ đĩa cứng)... đã được chứng nhận về chất lượng. Tỷ lệ nội địa hoá ban đầu khoảng 15% nằm trong các linh kiện như màn hình, vỏ máy, nguồn... Từ đề án này, sản phẩm máy vi tính VN rẻ hơn máy ngoại nhập cùng loại khoảng10% với chất lượng tương đương. Để làm được điều này, Bộ Công nghiệp và Bộ Khoa học, Công nghệ, Môi trường đang xúc tiến thành lập phòng kiểm tra chất lượng đặc thù cho các sản phẩm công nghệ thông tin. Trong 3 năm gần đây, VN tiêu thụ trung bình khoảng 130 triệu USD/năm cho việc mua sắm máy vi tính. Với tốc độ tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin như hiện nay, thị trường máy vi tính ở nước ta được đánh giá là có tiềm năng khá lớn. Để xây dựng một nền tảng cho công nghiệp phần cứng vi tính, Chính phủ đã có quyết định bổ sung sản phẩm máy tính vào danh mục các sản phẩm công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ. 3.1.2 Phương hướng phát triển của công ty a. Phương hướng phát triển chung: - Phát triển trở thành nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ và các giải pháp phần mềm kế toán hàng đầu tại Vịêt Nam - Phát triển trở thành một trong những nhà phân phối hàng đầu các sản phẩm công nghệ thông tin của các hãng nổi tiếng trên thế giới như: IBM, COMPAQ, EPSON,TOSHIBA,MICRO SOFT… - Phát triển trở thành một trong những nhà phân phối một số sản phẩm về điện tử và thiết bị văn phòng. - Tư vấn, cung cấp và chuyển giao các giải pháp về hệ thống công nghệ phần cứng, phần mềm chuyên nghiệp. *Từ đó, công ty đưa ra các chiến lược phát triển chung, đó là: + Thu hút và đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, tận tình với công việc + Đa dạng và chuyên môn hoá hoạt động gắn liền với xây dựng mô hình phát triển theo hướng tập đoàn kinh tế, tạo thế và đà để hỗ trợ cùng nhau phát triển. + Mở rộng thị trường xây dựng hệ thống phân phối và dịch vụ tốt cho khách hàng. + Tập trung đầu tư công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, ứng dụng mới, đây là chiến lược quan trọng thể hiện nội lực của công ty về khả năng tài chính và công nghệ. + Phát triển hệ thống sản phẩm phần mềm ứng dụng tích hợp phục vụ diện rộng cho các tổ chức và đơn vị + Đẩy mạnh quan hệ, hợp tác với các hãng lớn, công nghệ hiện đại trên thế giới. + Đẩy mạnh các loại hình hợp tác và đầu tư, tài trợ cho các tổ chức đào tạo cho các tổ chức đào tạo lớn có uy tín để tạo ngùôn nhân lực và phát triển hệ thống dịch vụ này. b. Phương hướng phát triển đối với mặt hàng máy vi tính - Chủ trương kinh doanh tiếp tục mặt hàng máy vi tính của các hang IBM, DELL, ASUS, ACER, và TOSHIBA. Tiếp tục mở rộng mạng lưới kinh doanh ở các tỉnh phía Bắc, công ty coi thị trường này là trọng điểm, đồng thời mở rộng hơn nữa thị trường miền Trung và thị trương miền Nam. Phấn đấu năm 2008 mức tăng trưởng của doanh số là 10% và mức lợi nhuận sẽ đạt 13,2%. - Tiếp tục phát triển các dịch vụ tư vấn, lắp đặt, và các giải pháp tư vấn tin học, các hệ thống tích hợp, các dịch vụ đào tạo và tư vấn tin học cho các hãng, các doanh nghiệp… 3.1.3 Mục tiêu của công ty: a. Mục tiêu chung: - Đa dạng hoá sản phẩm, ngành hàng, dịch vụ hoàn hảo - Trở thành một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về cung cấp sản phẩm, dịch vụ và các giải pháp công nghệ thông tin. - Cán bộ công nhân viên có một tinh thần phong phú, ổn định về vật chất - Thoả mãn tối đa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và đạt được sự hài lòng của khách hàng. b. Mục tiêu đối với mặt hàng máy vi tính VH.,JSC phấn đấu năm 2010 trở thành một tập đoàn kinh doanh về công nghệ có tầm cỡ trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường khu vực. Công ty đặt mục tiêu cho mình đến năm 2010 đạt doanh số bán máy vi tính vào khoảng 150 triệu USD và phấn đấu đào tạo thêm khoảng 2650 lập trình viên trong lĩnh vực công nghệ. 3.2 Một số biên pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty 3.2.1 Nhóm biện pháp để phát triển và nâng cao hoạt động kinh doanh máy vi tính: 3.2.1.1Các chính sách và giải pháp phát triển sản xuất: Phát triển ngành công nghiệp máy vi tính không chỉ có ý nghĩa đối với sự tăng trưởng kinh tế đất nước, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá mà còn tạo nên cơ sở vững chắc cho quá trình phát triển và ổn định của thị trường hàng điện tử Việt Nam nói chung và sự phát triển của công ty cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng nói riêng. Do vậy, công ty phải có những chính sách, giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ và có hiệu quả đối với ngành sản xuất này để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với khu vực và thế giới. Cụ thể là: - Chính sách và giải pháp về đầu tư và thu hút vốn đầu tư nhằm huy động mọi thành phần kinh tế mở rộng và tăng cường qui mô vốn đầu tư cho sản xuất hàng điện tử và nền công nghệ máy vi tính, trong đó, các giải pháp tăng cường nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng. - Chính sách và giải pháp phát triển năng lực công nghệ của ngành công nghệp máy vi tính để nâng cao tính hiệu quả của chuyển giao công nghệ từ đầu tư nước ngoài và dần tạo thế tự chủ về công nghệ cho ngành công nghiệp máy vi tính trong nước. - Chính sách và giải pháp đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp máy vi tính, mà đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước để có thể vượt qua những khó khăn hiện nay, đạt được các kết quả về tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh, thu nhập và việc làm, tiến tới nâng cao năng lực, thực hiện vai trò chủ đạo. - Chính sách và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phù hợp nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng máy vi tính trong nền kinh tế thị trường hiện đại.- Chính sách và giải pháp nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp máy tính nói riêng và ngành điện tử Việt Nam nói chung. 3.2.1.2 Các chính sách và giải pháp phát triển thị trường: - Chính sách và giải pháp phát triển sản phẩm máy vi tính của công ty thông qua xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cụ thể, khuyến khích các đơn vị sản xuất theo hợp đồng thương mại, thực hiện các hoạt động đầu tư cung cấp dịch vụ chế tạo cao cấp cho các sản phẩm thiết kế trong nước từ các nhà sản xuất thiết bị chính gốc. Trên cơ sở đó có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mình nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm của riêng mình, mang thương hiệu Việt Nam, từ đó gia tăng nguồn cung các sản phẩm điện tử cho thị trường trong nước và thế giới. - Chính sách và giải pháp phát triển thị trường cho sản phẩm máy vi tính như: Thực hiện các chính sách tiếp cận thị trường, chính sách hỗ trợ, xúc tiến phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm máy vi tính của công ty. - Chính sách thương mại đối với ngành điện tử bao gồm những điều chỉnh về chính sách thuế phù hợp giữa các lĩnh vực nhằm hỗ trợ và tạo thêm điều kiện để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất - kinh doanh một cách thuận lợi và có hiệu quả. 3.2.1.3 Hoàn thiện chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần chọn những sản phẩm máy vi tính hiện nay đang có thế mạnh,đang không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng . Sản phẩm đó phải được đa dạng hóa theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và nâng cao của xã hội. Khai thác có hiệu quả lợi thế của chính doanh nghiệp mình trong lựa chọn chủng loại sản phẩm mình kinh doanh, lựa chọn hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chiến lược sản phẩm. Doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược thích ứng hóa của chính sản phẩm mới mà mình lựa chọn nhằm thoả mãn đến mức cao nhất nhu cầu thị trường. Trong chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp còn phải tính đến việc phát triển các sản phẩm mới, phải xem xét thái độ đối với sản phẩm của người tiêu dùng để kịp thời đưa ra các giải pháp cần thiết. Doanh nghiệp cần quán triệt sâu sắc việc coi trọng chiến lược sản phẩm gắn với việc đổi mới sản phẩm, gắn với chiến lược nhãn hiệu và các chiến lược dịch vụ gắn với sản phẩm, tăng cường hơn nữa các hoạt động dịch vụ khách hang. Đây là công tác giúp để lại ấn tượng tốt cho doanh nghiệp trong lờng khách hang. Sản phẩm phải đảm bảo thích nghi và đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã và bao gói, nhỏ gọn và vô cùng tân tiến. Chính vì thế mà hiện nay các sản phẩm máy vi tính mạn hình tinh thể lỏng và máy laptop đang lên ngôi được người tiêu dung ưa chuộng nhiều. Sự thích ứng của sản phẩm với một thị trường phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản: mức độ chấp nhận người tiêu dùng cuối cùng và mức độ sẵn sàng chấp nhận của các nhà sản xuất, của các khách hàng trung gian (nhà bán buôn, nhà bán lẻ). 3.2.1.4 Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng Nhiệm vụ phát triển hệ thống kênh phân phối cần được xác lập và điều khiển bởi ban lãnh đạo của doanh nghiệp (gồm hội đồng quản trị và ban giám đốc). Kênh phân phối cần được đầu tư về vật chất tiền bạc và nhân lực tương xứng với mục tiêu mà nó phải theo đuổi. Cần kiên quyết loại trừ những cách thức tổ chức và quản lý kênh đã quá lạc hậu và lỗi thời. Doanh nghiệp nên chọn kiểu kênh phân phối dọc (đây là kiểu tổ chức kênh rất hiệu quả và đang được áp dụng phổ biến). Tư tưởng cơ bản hệ thống kênh phân phối dọc là: Trong kênh gồm có nhiều thành viên khác nhau (nhà sản xuất, nhà bán buôn, bán lẻ ) Các thành viên liên kết với nhau thành một hệ thống thống nhất, chặt chẽ, bền vững để không bị phá vỡ bởi bất kỳ xung lực nào từ môi trường bên ngoài. Trong kênh phải có một tổ chức giữ vai trò người chỉ huy kênh (thường là nhà sản xuất). Quản lý giữa các tổ chức hay thành viên kênh phải đảm bản chặt chẽ đến mức tạo ra một sự lưu thông thông suất của hàng hóa và các dòng chảy khác trong kênh từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng và ngược lại. Tính thống nhất và sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên kênh được đảm bảo bằng sự hợp tác toàn diện và dựa trên nền tảng thống nhất lợi ích của toàn bộ hệ thống kênh và của từng thành viên kênh. Để tạo lập được một hệ thống kênh phân phối dọc, doanh nghiệp cần quan tâm đến một số hoạt động cụ thể sau: - Đầu tư xứng đáng cho việc thiết kế (hay xây dựng hệ thống kênh hoàn hảo, tạo ra một cơ cấu kênh phân phối tối ưu về chiều dài (số cấp độ trung gian của kênh), chiều rộng (sản lượng thành viên ở cùng một cấp độ của kênh), số lượng kênh được sử dụng và tỷ trọng của mỗi loại máy vi tính được phân bổ vào mỗi kênh. Muốn vậy phải tiến hành phân tích toàn diện các yếu tố nội tại của Công ty, các yếu tố thuộc về trung gian phân phối, thị trường khách hàng và các yếu tố khác thuộc môi trường vĩ mô của kinh doanh. - Sau khi thiết kế được một cơ cấu kênh phân phối tối ưu, doanh nghiệp phải biến các mô hình này thành hiện thực, nghĩa là phát triển mạng lưới phân phối và thực hiện các biện pháp để điều khiển, quản lý nó. Trong quá trình phát triển mạng lưới, tuyển chọn, thu hút các thành viên kênh cũng như quá trình quản lý kênh, doanh nghiệp không chỉ đơn thuần đầu tư tiền bạc mà phải có những kế sách khôn ngoan kiên trì, mềm dẻo, khai thác những khía cạnh văn hóa, tập quán truyền thống của người Việt Nam. Doanh nghiệp phải xử lý kịp thời có hiệu quả các mâu thuẫn, xung đột trong kênh, giải quyết các xung đột ngay từ khi mời phát sinh. Muốn vậy, phải thực hiện phân loại chúng. Với mỗi loại xung đột có những biện pháp xử lý thích hợp: thoả thuận về mục tiêu cơ bản, thành lập Hội đồng phân phối, sử dụng biện pháp ngoại giao, trung gian hoà giải hay trọng tài phán xử. Doanh nghiệp cũng cần thường xuyên đánh giá hoạt động của các thành viên kênh để có sự quản lý và điều chỉnh hệ thống kênh một cách có căn cứ và kịp thời, có như vậy mới đảm bảo mở rộng được hơn nữa thị trường tiêu thụ máy vi tính, đồng thời tăng được sức cạnh tranh cho sản phẩm này. 3.2.1.5 Tăng cường các hoạt động xúc tiến và các hoạt động dịch vụ khách hàng Trong nền kinh tế thị trường thì các biện pháp xúc tiến và các hoạt động dịch vụ khách hàng là vô cùng cần thiết, nó có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy hoạt động bán hàng. Công ty càng nhận thức rõ hơn về vai trò của xúc tiến khuyếch trương, đặc biệt đối với sản phẩm máy vi tính. a. Quảng cáo: Hiện nay công ty đang sủ dụng khá nhiều hình thức quảng cáo nhưng hoạt động này vẫn chưa được công ty quan tâm đúng đắn trong thời gian gần đây. Với các hình thức quảng cáo chủ yếu hiện nay như: quảng cáo trên báo, tạp chí, trên radio và trên mạng internet, trên trang web của công ty. Các hoạt động quảng cáo này tuy cũng mang lại lợi ích cho công ty trong việc kinh doanh không chỉ riêng đối với sản phẩm máy vi tính mà còn với các sản phẩm khác công ty hiện đang kinh doanh. Công ty hiện nay muốn lôi kéo được các khách hàng tiềm năng và giữ được các khách hàng truyền thống thì cần quan tâm nhiều hơn nữa trong lĩnhvực này. Cần tăng cường hơn nữa việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng. Đặc biệt quảng cáo trên ti vi là một cách thức giúp cho khách hàng nhận biết về sản phẩm và công ty nhanh nhất, nhưng quảng cáo trên ti vi rất tốn kém. Do đó, công ty cũng nên chú ý cân nhắc đến lợi ích và chi phí mà quảng cáo trên ti vi mang lại việc. Bên cạnh đó, công ty nên quảng cáo qua các pano, áp phích với các nội dung thiết thực và hấp dẫn đối với người tiêu dùng, hoặc cần tăng cường quảng cáo khi công ty có các đợt khuyến mại. Công ty nên khuyến khích hơn nữa công tác gửi thư cảm ơn và quà tặng tới các cơ quan tổ chức đang có quan hệ với doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp chưa là khách hàng của công ty mình. - Chào hàng Là biện pháp mà công ty sử dụng các nhân viên của mình đi chào hang và tìm kiếm khách hang cho công ty để tìm kiếm các khách hàng mới. Để làm tốt công tác chào hàng thì trước hết nhân viên chào hàng phải biết rõ về hàng hoá, ưu nhược điểm cuả hàng hóa mà mình đem giới thiệu để có thể thuyết phục khách hàng, cũng như có thể giải đáp thắc mắc từ phía khách hàng . Ngoài ra nhân viên phải nghiên cứu và nắm vững tâm lý của khách hang từ đó có những cách nói để khách hàng lắng nghe về tính năng, công dụng, kích cỡ, lợi ích mà sản phẩm đem lại, những dịch vụ mà công ty có thể cung cấp mục đich để thuyết phục khách hàng KẾT LUẬN Để có được lợi nhuận thì mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều phải có những chiến lược, những biện pháp để có thể đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh máy vi tính là một yêu cầu đặt ra đối với toàn bộ các doanh nghiệp kinh doanh máy vi tính hiện nay, VH.,JSC cũng vậy. Bởi chỉ có thế công ty mới có thể tăng được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình trong khi tình hình cạnh tranh trên thị trường máy vi tính trên thị trường này ngày càng gay gắt hơn. Trong thời gian thực tập ở công ty, được sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là các anh chị trong phòng kinh doanh đã giúp đỡ, em thêm phần nào hiểu biết về hoạt động, lĩnh vực của công ty. Sau thời gian thực tập gần hết 15 tuần, em đã tìm hiểu khá nhiều về lĩnh vực kinh doanh máy vi tính của công ty. Em nhận thấy mặt hàng máy vi tính đang ngày được các công ty, các khách hàng quan tâm nhiều, với một số hiểu biết nhất định, vận dụng những kiến thức đã học trong trường và sự hướng dẫn tận tìnhcủa thầy giáo PGS.TS Nguyễn Duy Bột, em đã chọn đề tài này. Đề tài này em muốn tiếp cận vấn đề này ở cấp độ của doanh nghiệp thương mại. Do điều kiện thời gian có hạn và sự nhận thức vẫn còn hạn chế nên đề tài này vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài này của em hoàn thiện hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. 2. www.ictnews.vn 3. www.ddth.com/ 4. www.hca.org.vn 5 www1.laodong.com.vn 6. www.sggp.org.vn 7. 8. 9. 10. www.itpc.hochiminhcity.gov.vn 11. 12. 13. www.crmvietnam.com 14. 15. 16. 17. www.vir.com.vn/ 18. www.ovsclub.com.vn 19. www.ask.edu.vn 20. 21. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, bộ môn Kinh tế và Kinh doanh Thương Mại trường ĐH KTQD. 22. Giáo trình Marketing Thương Mại trưòng Đại học Kinh tế Quốc dân 23. Giáo trình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thuơng mại – Bộ môn kinh tế và kinh doanh thương mại trường Đại học Kinh tế Quốc dân 24. Giáo trình Marketing căn bản trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11588.doc
Tài liệu liên quan