Điện năng là một loại hàng hoá chiến lược, được sử dụng ở tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Trong phát triển kinh tế xã hội điện năng phải đi trước một bước, có như vậy mới phục vụ kịp thời cho nhu cầu xã hội. Nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nó luôn mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn nhưng cũng có nguy cơ đe doạ với các doanh nghiệp không có lợi thế so sánh. Vì vậy, ngành điện cần tìm ra một hướng đi đúng đắn để thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại tuy không hạch toán doanh thu, nhưng giá thành điện phát lưới của nhà máy lại ảnh hưởng rất lớn đến giá thành điện, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của toàn ngành cũng như đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong nhà máy.
84 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp giảm giá thành điện năng của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guyên
586
624
703
726
1.065
-Thuế đất
987
107
118
129
214
-Tiền ăn ca
4.121
3.875
4.167
4.281
4.899
-Chi phí khác bằng tiền
8.660
7.158
9.790
14.183
15.727
3.2 Giá thành sản xuất điện ở Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
Quy trình công nghệ sản xuất điện ở Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là quy trình công nghệ sản xuất giản đơn liên tục
Nhà máy sản xuất ra điện phát lưới với đơn vị tính là KWh. Với đặc điểm như vậy nhà máy đã xác định đối tượng tính giá thành là từng KWh điện phát lưới (điện thanh cái). Việc xác định đối tượng tính giá thành như vậy đã đáp ứng được nhu cầu quản lý nói chung và công tác tính giá thành nói riêng ở Nhà máy nhiệt điện Phả Lại cũng như là Tổng công ty Điện lực Việt Nam
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại áp dụng phương pháp tính giá thành điện giản đơn. Với đặc điểm của sản xuất điện thì chi phí trong tháng tập hợp được bao nhiêu thì tính vào giá thành bấy nhiêu
Để tính được giá thành thì căn cứ vào sản lượng điện thanh cái
Điện thanh cái = Điện sản xuất ra - Điện tự dùng
Trong năm 2002:
Điện sản xuất ra: 2.273.926.000 Kwh
Điện tự dùng : 243.992.260 Kwh
Điện thanh cái = 2.273.926.000 - 243.992.260
= 2.029.933.740 Kwh
Như vậy nhà máy muốn giảm giá thành điện năng thì cần phải tăng sản lượng điện sản xuất ra và giảm tỷ lệ điện tiêu dùng
- Sản lượng điện sản xuất có xu hướng tăng dần, năm 1999 sản lượng điện thấp nhất là: 2,018 tỷ kwh, năm 2002 nhà máy đạt sản lượng cao nhất trong 5 năm trở lại đây là 2,27 tỷ kwh (dây chuyền 1)
Phân tích tình hình sản xuất điện năm 2002 như sau:
- Năm 2002 nhà máy sản xuất được: 3.635.496.812 kwh trong đó:
+ Dây chuyền 1 sản xuất được: 2.273.926.000 kwh đạt 106,51% kế hoạch Tổng công ty Điện lực Việt Nam giao, so với năm 2001 vượt 2,4 %
+ Dây chuyền 2 sản xuất được 1.361.570.812 kwh, kể từ 14 giờ ngày 28/12/2002 nhà máy chính thức tiếp nhận tổ máy số 5
Sản lượng điện
Bảng 5: Sản lượng điện và giá thành điện năng của Nhà máy
Năm
Điện sản xuất (triệu kwh)
Điện thanh cái(triệukwh)
Tổng giá thành (triệu đồng)
Giá thành đơn vị (đ/kwh)
Năm 1998
2.113,28
1.874,69
768.342,56
409,85
Năm 1999
2.081,18
1.851,62
750.963,47
405,57
Năm 2000
2.152,88
1.916,2
687.224,68
358,64
Năm 2001
2.219,16
1.976,39
610.034,24
308,66
Năm 2002
2.273,93
2.024,2
658.371,15
325,25
Như vậy so với kế hoạch sản lượng điện vượt 6,51%, điện dùng cho sản xuất giảm 0,27%, xuất tiêu hao than tiêu chuẩn giảm 8 g/ kwh, dầu FO đốt kèm tăng 0,07%. Năm 2002 so với năm 2001, sản lượng điện tăng 54.764 triệu kwh điện, tăng 2,5 %, điện dùng cho sản xuất giảm 0,21%, suất tiêu hao than tiêu chuẩn giảm 0.66 % và dầu FO đốt kèm giảm 1,62%. Qua đó có thể thấy sản lượng điện và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của năm 2002 đạt hiệu quả hơn năm 2001. Tuy nhiên chi phí sản xuất cao hơn do đó giá thành lại tăng lên.
- Giá thành đơn vị sản phẩm phụ thuộc vào tổng chi phí và tổng sản lượng và cũng có xu hướng tương tự như tổng chi phí sản xuất, tức là giá thành giảm dần từ năm 1998 đến năm 2001, sau đó đến năm 2002 tăng so với năm 2001 là 16,59 (đồng/kwh)
Giá thành đơn vị
Sản phẩm
=
Sản lượng tính
giá thành
Tổng chi phí
Giá thành đơn vị của năm 1998 là: 409,85 (đồng/kwh)
năm 1999 là: 405,57 (đồng/kwh)
năm 2000 là: 358,64 (đồng/kwh)
năm 2001 là: 308,66 (đồng/kwh)
năm 2002 là: 325,25 (đồng/kwh)
Tổng hợp các nhân tố làm tăng hoặc giảm chi phí sản xuất kinh doanh điện như sau:
- Các nhân tố làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm (năm 2002 so với năm 2001):
+ Chi phí nhiên liệu, vật liệu phụ
+ Chi phí tiền lương
+ Các khoản dịch vụ mua ngoài
+ Sửa chữa lớn
+ Chi phí bằng tiền
-Nhân tố làm giảm giá thành
+ Sản lượng điện tăng
+ Khấu hao tài sản cố định
+ Hao hụt than tiêu chuẩn và dầu FO giảm
Để cụ thể hoá mức độ ảnh hưởng ta đi sâu phân tích một số nhân tố tác động lớn tới sự biến động giá thành
3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành điện năng
3.3.1 .Chi phí nguyên vật liệu
Nhà máy sử dụng nguyên vật liệu chính là than đá và dầu FO. Than đá vận chuyển từ vùng mỏ, phải trải qua nhiều khâu bốc xếp, chủ yếu bằng đường sông( từ mỏ Hòn Gai) và đường sắt( từ mỏ Vàng Ranh, Mạo Khê, Uông Bí), quãng đường vận chuyển dài, do đó rơi vãi mất mát là không tránh khỏi.Vì vậy nhà máy luôn tìm các biện pháp để giảm thiểu mức hao hụt nguyên vật liệu. Còn đối với dầu FO thì để đốt kèm, khởi động lò, được tính theo định mức. Nếu sử dụng nhiều hơn mức cho phép thì cũng không được tính vào chi phí còn nếu sử dụng thấp hơn thì sẽ không đảm bảo hoạt động sản xuất, đều mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Ngoài ra hoạt động sản xuất của nhà máy cũng phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Nếu như nguyên vật liệu được cung cấp đầy đủ thường xuyên theo đúng kế hoạch với chất lượng đảm bảo thì quá trình sản xuất điện sẽ ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Vật liệu phụ: bao gồm hoá chất dùng trong sản xuất, bi thép nghiền than, dầu biến thế và dầu tua bin( chiếm tỷ trọng nhỏ)
Sau đây là các nguyên vật liệu mà nhà máy đã sử dụng trong quá trình sản xuất điện.
Bảng 6: Các nguyên vật liệu chủ yếu
STT
Danh mục nguyên vật liệu
Định mức g/kwh
1
2
3
4
Than đá
Dầu FO
Hoá chất
-axit H2SO4
-Kiềm NaOH
-Phèn AL2(SO4)3.18H2O
-Phốt phát Na3PO4
-Hydrazin N2H4
Bi thép
439
0,9
0,27
0,305
0,15
0,0027
0,0045
0,0002
Nguyên vật liệu chính
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại sử dụng nguyên vật liệu chính là than và dầu FO, trong đó nhiên liệu than đóng vai trò chính trong quá trình sản xuất điện, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành
* Nhiên liệu than
Năm 1998 chi phí cho nhiên liệu than là: 375.246 triệu đồng chiếm tỷ trọng 45,53%
Năm 1999 chi phí cho nhiên liệu than là: 363.587 triệu đồng chiếm tỷ trọng 46,47%
Năm 2000 chi phí cho nhiên liệu than là: 386.580 triệu đồng chiếm tỷ trọng 68,31%
Năm 2001 chi phí cho nhiên liệu than là: 443.005 triệu đồng chiếm tỷ trọng 72,61%
Năm 2002 chi phí cho nhiên liệu than là: 464.274 triệu đồng chiếm tỷ trọng 70,52%
Do vậy sự biến động của nguyên vật liệu tác động rất lớn tới giá thành sản phẩm. Nhưng chi phí nguyên vật liệu lại chịu tác động của 2 nhân tố: giá nguyên vật liệu và mức tiêu hao nguyên vật liệu. Nhưng giá nguyên vật liệu lại phụ thuộc vào Tổng công ty Than Việt Nam nên tương đối ổn định và là nhân tố khách quan khó có thể thay đổi được. Vì vậy sự biến động chi phí nguyên vật liệu phụ thuộc chủ yếu vào mức tiêu hao nguyên vật liệu chính
Do ảnh hưởng của mức tiêu hao nguyên vật liệu:
MM =M1.G1 – M0.G1
Do ảnh hưởng của sự biến động giá cả
MG =M0.G1 –M0.G0
Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố
MZ =MM + MG
Trong đó:
MM: Mức tăng giảm giá thành do ảnh hưởng của mức tiêu hao nguyên vật liệu
MG : Mức tăng giảm giá thành do ảnh hưởng của nhân tố giá cả
MZ : Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố
M0, M1: Sản lượng tiêu thụ kỳ gốc và kỳ thực hiện
G0, G1 : Giá cả kỳ gốc và kỳ thực hiện
Xác định mức ảnh hưởng của mức tiêu hao nguyên vật liệu và giá cả than trong đơn vị sản phẩm điện năng năm 2001 và 2002
Bảng7: Mức tiêu hao than và giá thành thực tế
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Định mức than tiêu chuẩn / kwh
g/kwh
457,08
456,546
Mức tiêu hao than tiêu chuẩn (M)
Tấn
1.010.450
1.132.078
Giá than thực tế (G)
Đồng/ Tấn
278.537
296.452
- Do ảnh hưởng của mức tiêu dùng nguyên vật liệu
MM = M1.G1 - M0.G1
= 1.132.078 x 296.452 - 1.010.450 x 296.452
= 36.056.863.860 (đồng)
-Do ảnh hưởng của sự biến động giá cả
MG = M0.G1 - M0.G0
= 1.010.450 x 296.452 - 1.010.450 x 278.537
= 18.102.211.750 (đồng)
-Tổng hợp của hai nhân tố:
MZ = MM + MG
= 36.056.863.860 + 18.102.211.750
= 54.159.075.610 (đồng )
Như vậy mức độ ảnh hưởng của sự biến động mức tiêu hao than và giá cả than của năm 2002 so với năm 2001 đã làm giá thành sản phẩm tăng 54.159.075.610 (đồng ), trong đó mức tiêu hao nhiên liệu than làm giá thành điện tăng 36.056.863.860 (đồng), còn tăng giá cả than làm giá thành sản phẩm tăng 18.102.211.750 (đồng)
Giá cả than tăng chủ yếu là do nguồn nguyên liệu ngày càng trở nên khan hiếm và do giá nhân công cũng tăng lên (theo quy định chung của Nhà nước áp dụng cho tất các ngành). Vì vậy để bù đắp những chi phí cho tăng nên đó mà giá than từ 278.537 đồng/tấn tăng lên 296.452 đồng/tấn. Còn mức tiêu hao than năm 2001 (1.010.450 tấn) tăng so với năm 2002 (1.322.078 tấn) là 312.628 tấn nguyên nhân do máy móc kỹ thuật đã trở nên lạc hậu, hiệu suất sử dụng máy móc thấp. Vì vậy Nhà máy cần có sự đầu tư đổi mới trang thiết bị, nhà máy có thể đổi mới từng phần hoặc đổi mới toàn bộ. Tuy nhiên do vấn đề đầu tư có hạn cho nên nhà máy nên đổi mới các bộ phận đã quá cũ, làm ảnh hưởng tới năng suất lao động, đặc biệt là hệ thống vận hành điện là loại máy mua của Liên Xô (cũ) đã hết thời kỳ khấu hao, không những làm ảnh hưởng tới năng suất lao động mà còn làm tiêu hao một lượng than lớn.
* Dầu FO
Định mức tiêu hao dầu FO tiêu chuẩn (g/kwh)
Bảng 8: Các chỉ tiêu về dầu FO
Năm 2001
Năm 2002
Dầu FO
Đơn vị
Định mức
Thực hiện
So sánh
Định mức
Thực hiện
So sánh
Mức tiêu hao
g/kwh
4
4,19
+0,19
3,74
3,6
-0,14
Sản lượng
tấn
8.876
9.297,61
+421,61
8.704,76
8.386,4
-318,36
Số tiền
triệu đồng
24.235
24.696
+461
23.450
22.875
-575
Qua bảng trên ta thấy: Định mức dầu FO thực tế của năm 2001 đều cao hơn định mức cho phép. Định mức dầu FO thực tế của năm 2002 thì đều thấp hơn định mức cho phép. So sánh năm 2002 với năm 2001:
-Mức tiêu hao dầu FO thực tế năm 2002 so với năm 2001 thấp hơn 0,59g/kwh
- Sản lượng thực tế năm 2002 so với năm 2001 giảm 911,21 tấn
- Chi phí về dầu FO của năm 2002 so với năm 2001 giảm 1.821 (triệu đồng)
Dầu FO đóng vai trò hỗ trợ cho sự cháy của than trong quá trình sản xuất, nó chiếm khoảng từ 2,11% đến 2,36% trong tỷ trọng giá thành. Nó cũng phụ thuộc vào giá mua và cước vận chuyển. Theo quy trình công nghệ thì dầu FO được đốt kèm với than định mức là 0,9 g/kwh, ngoài định mức trên trong vận hành nhà máy điện mỗi lần lên lò (đốt lò) và ngừng đốt lò (xuống lò) đều phải dùng dầu FO để đốt than. Qui trình này được thực hiện nhằm duy trì nhiệt độ trong lò hơi giảm từ từ xuống nhiệt độ cho phép, tránh hạ thấp nhiệt độ đột ngột làm hỏng thiết bị khác đồng thời việc sử dụng dầu FO đốt kèm còn để tích kiệm được một lượng than nhất định. Bởi vì trong quá trình đốt lò hay xuống lò nếu như không sử dụng dầu FO mà sử dụng than để khởi động hay tắt lò thì vẫn cần phải sử dụng một lượng than là 650 g/kwh nhưng thực tế chỉ cần 450 g/kwh là đủ, như vậy việc sử dụng than đã tăng lãng phí là 650-450=200g/kwh. Do đó quá trình này nhà máy đã thay bằng dầu FO vừa rẻ hơn vừa tiết kiệm được một lượng than nhất định
Nguyên vật liệu phụ
Vật liệu phụ của nhà máy chủ yếu là hoá chất công nghiệp dùng để xử lý nước, để thí nghiệm. Bao gồm: Dầu tua bin, dầu mỡ, hoá chất dùng trong sản xuất, bi nghiền than. Nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm
Năm 1998: 13.254 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 0,24% trong giá thành sản phẩm
Năm 1999: 12.379 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 0,3% trong giá thành sản phẩm
Năm 2000: 15.213 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 0,28% trong giá thành sản phẩm
Năm 2001: 15.241 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 0,25% trong giá thành sản phẩm
Năm 2002: 16.056 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 0,24% trong giá thành sản phẩm
Ta thấy xu hướng chi phí cho vật liệu phụ đều tăng qua các năm, chỉ có năm 1999 thì thấp hơn năm 1998 là 875 (triệu đồng), còn năm 2002 tăng so với năm 2001 là 815 (triệu đồng). Như vậy nhà máy chưa tiết kiệm chi phí vật liệu phụ, làm tăng tổng chi phí sản xuất. Chi phí cho vật liệu phụ tăng lên do giá vật liệu phụ tăng lên và do mức tiêu hao tăng. Như đã phân tích ở trên mức tiêu hao tăng là do máy móc kỹ thuật đã cũ, lạc hậu. Ngoài ra, trong năm 2002 tăng chi phí vật liệu phụ do trong quá trình sản xuất đã phát sinh một số công trình sửa chữa thường xuyên, chi phí bảo quản thiết bị và do bổ sung thêm bi máy nghiền
Vấn đề cung ứng nguyên vật liệu đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Mặc dù trong những năm gần đây đã có sự chỉ đạo sát sao của phòng kế hoạch vật tư. Tuy nhiên, vẫn có sự thiếu hụt về lượng than trong những tháng mùa khô và dư thừa trong những tháng mùa mưa. Do đó đã ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất điện của nhà máy gây ra lãng phí về cả thời gian và vật chất vì phải ngừng sản xuất
Bảng 8 : Sổ theo dõi than tháng 11 năm 2002
đơn vị: Tấn
Tên nhiên liệu
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Than cám 4B
15.487,41
41.749,36
45.259,84
(dùng cho sx điện:40.197,84)
11.976,93
Than cám 5
96.756,49
149.903,6
152.206,03
(dùng cho sx điện:144.927,77)
119.554,06
Cộng than
112.243,9
191.652,96
197.465,87
(dùng cho sx điện:186.431,52
131.530,99
Dầu FO
1.101,24
1.493,12
1.656,58
(dùng cho sx điện: 768,6)
1.837,78
Mùa mưa nhà máy sản xuất điện thấp hơn các tháng khác nhưng phòng kế hoạch vật tư vẫn nhập một lượng than rất lớn, vì vậy tồn cuối kỳ của than là 131.530,99 tấn và dầu FO là 1.837,78 tấn làm tăng chi phí bảo quản, gây ứ đọng nguồn vốn
3.3.2 ảnh hưởng của nhân tố tiền lương công nhân
Chi phí tiền lương công nhân cho một đơn vị sản phẩm không ngừng
được tăng lên qua các năm, một mặt nâng cao đời sống của người lao động mặt khác cũng trực tiếp tác động tới việc tăng chi phí sản xuất dẫn tới tăng giá thành sản phẩm
Bảng 9: Chi phí tiền lương năm 2002
Đơn vị: triệu đồng
Tên đơn vị
LĐBQ
người
Tổng tiền lương
&các khoản có tính chất lương
Tiền lương BQ người/ tháng
Tỷ trọng % so với tổng tiền lương
I Khối sản xuất điện
905
17.376,258
1,986
39,28%
PX.vận hành 1
276
5.577,128
1,975
PX.vận hành 2
46
1.107,854
2,007
PXvận hành
điện-kiểm nhiệt
203
3.791,612
1,967
PX hoá
118
2.628,096
1,865
PX cung cấp nhiên liệu
362
6.783,568
2,01
II.Khối văn phòng
470
9.323,828
1,876
21,1%
Ban giám đốc
3
9,672
3,224
P.tổng hợp hành chính quản trị
171
3.847,5
1,875
P.kế hoạch vật tư
105
2.375,1
1,885
P. thanh tra bảo vệ pháp chế
102
2.432,088
1,987
P.kỹ thuật
53
1.285,356
2,021
P.tài chính kế toán
24
522,432
1,814
P.tổ chức lao động
12
265,68
1,845
III.Khối sửa chữa
769
16.210,032
2,035
36,64%
PXSC cơ nhiệt
225
5.761,8
2,134
PXSC điện-kiểm nhiệt
216
5.300,64
2,045
PXSC tự động-điều khiển
205
5.377,56
2,186
PX cơ khí
58
1.400,352
2,012
P. sản xuất phụ
65
1.369,680
1,756
IV Hợp đồng lao động
215
1.320,96
0,512
2,986%
Tổng cộng
2360
44.230,95
1.983
100%
Trong năm 2002 tiền lương bình quân chiếm tỷ trọng 6,72% trong giá thành sản phẩm
Tăng tiền lương hàng năm là phù hợp với quy luật phát triển sản xuất do nhu cầu và mức sống của người dân ngày càng nâng cao. Đồng thời việc tăng tiền lương phù hợp với chính sách điều chỉnh tiền lương của Nhà nước trong những năm qua. Việc xác định đơn giá tiền lương căn cứ vào việc vận dụng chế độ tiền lương hiện hành của Nhà nước và tình hình thực tế của công ty và trình độ của người lao động. Ngoài tiền lương ra còn có các khoản phụ cấp khác.
Các khoản phụ cấp bao gồm: Phụ cấp chức vụ, trách nhiệm
Tiền lương giữa ca (nếu có)
=
Lương nền x hệ số bậc lương
Lương cấp bậc của1người/tháng
Số ngày công chế độ
X
Phụ cấp ca 3
Số ngày công thực tế
Lương nền (hay lương tối thiểu) = 290.000 đồng/tháng
Ngày công chế độ : 22 ngày
Các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất điện là 25 % được tính như sau:
Bảo hiểm xã hội: 20% trong đó tính vào giá thành 15 %, người lao động trả từ lương 5%
Bảo hiểm y tế: 3% trong đó tính vào giá thành 2 %, người lao động trả từ lương 1 %
Kinh phí công đoàn: 2%
Lương cơ bản của 1 người/tháng = Lương cấp bậc + Các khoản phụ cấp
Tổng thu nhập
Số lao động
bình quân
Lương bình quân
1người/tháng
=
12 Tháng
Bảng 10: Mối quan hệ giữa năng suất bình quân và tiền lương
công nhân
Chỉ tiêu
đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năng suất bình quân 1 công nhân viên
1000
đ/người
442.751
457.560
483.534
Tốc độ tăng năng suất bình quân so với năm 2000
Lần
1
1,03
1,08
Tiền lương bình quân 1 công nhân viên
1000 đ/người
1.206
1.615
1.983
Tốc độ tăng tiền bình quân so với năm 2000
Lần
1
1,2
1,4
So sánh năm 2001 với năm 2000: Tốc độ tăng năng suất lao động là 1,03 trong khi đó tốc độ tăng tiền lương bình quân là 1,2
Năm 2002 so với năm 2000: Tốc độ tăng năng suất lao động là 1,08 nhưng tốc độ tăng tiền lương là 1,4.
Như vậy tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tăng chậm hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân hàng năm. Qua đó có thể thấy, hiệu quả sử dụng lao động của nhà máy chưa cao.
Hệ thống thang bảng lương của nhà máy cùng còn nhiều bất cập, như tỷ lệ lao động gián tiếp cao với 470 công nhân chiếm 21,1 % trong tổng số lao động của nhà máy, trong khi đó tỷ lệ này ở nhà máy Nhiệt điện Uông Bí chỉ khoảng 18,3% và lương của công nhân phân xưởng cung cấp nhiên liệu cao trong khi phân xưởng hoá yêu cầu trình độ chuyên môn cao thì lương lại thấp hơn
3.3.3 Khấu hao tài sản cố định
Bảng 11: Chi phí về khấu hao tài sản cố định
Stt
Khoản mục
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tổng giá trị khấu hao
342.267
290.721
175.248
14.236
3.485
1
Tổ máy phát điện
176.324
145.350
95.784
8.210
2.141
2
ống khói nhà máy
16.450
12.586
8.967
-
-
3
Trạm thiết bị truyền dẫn
18.309
15.322
13.260
2.451
-
4
Hệ thống nhiên liệu
21.085
18.895
14.753
2.123
-
5
Các bể dự trữ nước
1.568
1.452
854
-
-
6
Dụng cụ quản lý
620
531
252
-
-
7
Tài sản cố định khác
107.911
80.585
41.378
1.452
1.344
Đơn vị: Triệu đồng
CPKDKH năm
GTSCĐ + CPKDTL +GTH
N
=
Trong đó:
CPKDKH năm: Chi phí kinh doanh khấu hao năm
GTSCĐ : Giá trị tài sản cố định
CPKDTL : Chi phí kinh doanh thanh lý tài sản cố định
GTH : Giá trị thu hồi
ở Nhà máy nhiệt điện Phả Lại chỉ có tài sản cố định hữu hình không có tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định được hình thành chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách, phần còn lại được hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản cố định hao mòn dần theo thời gian, do đó cần phải tính toán để bù đắp giá trị hao mòn đó. Việc tính toán khấu hao tài sản cố định phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm tài sản cố định, vào kết quả tạo ra từ tài sản đó, vào thời gian sử dụng…Công tác tính khấu hao ở Nhà máy nhiệt điện Phả Lại được thực hiện theo Quyết định số 507 TC/ĐTXD ngày 22 tháng 7 năm 1986 của Bộ tài chính và thông tư số 59- TC/CN ngày 5 tháng 12 năm 1990 quy định tỷ lệ khấu hao cơ bản và số năm sử dụng của một số tài sản cố định ngành điện
Tại nhà máy trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng…được tính theo % giá trị ban đầu. Trên cơ sở khấu hao phân bổ chia cho sản lượng sản xuất trong năm được giá trị cần tính khấu hao cho một đơn vị sản phẩm là Kwh điện.
Do nhà máy sản xuất một loại sản phẩm, không có sản phẩm dở dang, không có sản phẩm tồn kho nên phân bổ khấu hao được tính một lần cho đơn vị sản phẩm vào cuối năm tức là 0 giờ ngày 01 tháng 01 năm N
Qua bảng trên ta thấy khấu hao của năm 2001 và năm 2002 giảm mạnh là do một số máy móc thiết bị của nhà máy đã hết thời kỳ khấu hao tính đến năm 2001 và năm 2002 như ống khói nhà máy, các bể dự trữ nước, dụng cụ quản lý…chỉ còn một số thiết bị được tính khấu hao nhưng giá trị không đáng kể
Trong năm 2002 vừa qua nhà máy cũng đã đầu tư đổi mới với tổng số tiền là: 21.873 triệu đồng:
trong đó: + Mua sắm thay thế: 11.303 triệu đồng
+ Mua sắm mới: 9.110 triệu đồng
+ Xây dựng: 1.460 triệu đồng
Trong mua sắm thay thế, nhà máy đã mua đầu máy điêzen để thay thế đầu máy điêzen hiện có với giá trị là 9.000 triệu đồng, trong mua sắm mới nhà máy mua 01 cần cẩu với giá trị là 1.500 triệu đồng
3.3.4 Các khoản dịch vụ mua ngoài
Bảng12: Chi phí dịch vụ mua ngoài
Đơn vị: Triệu đồng
Khoản mục
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Dịch vụ mua ngoài:
1.246
1.044
1.126
2.315
2.658
Điện nước
45
43
39
102
143
Điện thoại, bưu phí
215
236
225
382
417
Tiền điện mua của Tổng công ty
946
723
835
1.765
2.013
Chi phí khác
40
42
27
66
85
Chi phí dịch vụ mua ngoài của 2 năm 2001 và 2002 tăng lên rất nhiều so với 3 năm trước. Đặc biệt là năm 2003 tăng so với năm 1999 là năm có chi phí thấp nhất là 1.614 triệu đồng và so với năm 2001 là 343 triệu đồng. Do sản lượng tăng lên cũng như là các yếu tố khác tăng đều tăng lên. Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2001 chiếm tỷ trọng 0,38 % trong giá thành sản phẩm. Năm 2002 chiếm tỷ trọng 0,4 % trong giá thành sản phẩm. Như vậy, tuy chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm nhưng nó cũng góp phần làm tăng chi phí sản xuất. Tuy nhiên có thể thấy các khoản mục trên nhà máy vẫn có thể tiết kiệm từ đó có thể giảm chi phí sản xuất. Nhà máy cần đưa ra các biện pháp để hạn chế sử dụng nước và điện thoại mà vẫn đảm bảo hoàn thành công việc và cũng cần tiết kiệm hơn nữa trong việc sử dụng điện tự dùng trong quá trình sản xuất.
- Sử dụng nước: Nhà máy cần quy định tất cả các phân xưởng sử dụng giới hạn một khối lượng nước nhất định, tránh lãng phí
-Sử dụng điện: Ngoài việc sử dụng điện dùng để sản xuất điện, thì điện dùng trong sinh hoạt vẫn có thể tiết kiệm bằng cách yêu cầu tất cả các công nhân viên có ý thức tiết kiệm điện như trước khi về phải tắt tất cả các thiết bị điện, chỉ sử dụng khi cần thiết
-Sử dụng điện thoại: Chi phí sử dụng điện thoại của nhà máy khá cao, do các công nhân viên ngoài việc sử dụng điện phục vụ cho công việc thì còn sử dụng vào việc riêng. Do vậy nhà máy cần có biện pháp hạn chế việc sử dụng điện ngoài công việc như khoá mã các tỉnh khác, tuy nhiên có thể gọi trong ngành điện với nhau, như vậy vừa có thể tiết kiệm mà vẫn hoàn thành công việc.
3.3.5 Sửa chữa lớn
Sửa chữa lớn là cơ sở để đảm bảo cho nhà máy luôn ở trạng thái hoạt động tốt, tăng sản lượng, nâng cao hệ số sử dụng máy móc thiết bị, giảm chi phí kinh doanh không tải, giảm giá thành do đó sẽ nâng cao lợi nhuận.
Vì vậy công tác sửa chữa lớn là một trong những hoạt động chính của nhà máy và nhà máy luôn đề cao vai trò quan trọng của công tác này. Tuy nhiên qua 20 năm khai thác 4 tổ máy, nhiều máy móc thiết bị đã cũ và có dấu hiệu xuống cấp cần phải được thay thế. Trong khi đó, nhiều bộ phận trong nước chưa có khả năng sản xuất, chủ yếu phụ thuộc vào hàng nhập ngoại từ các máy chế tạo trước đó của Liên Xô. Vì vậy, nhà máy luôn phải chủ động khai thác tối đa chức năng sửa chữa phục hồi tại chỗ cũng như tiềm năng ngành chế tạo máy trong nước.
Bảng 13: Chi phí về sửa chữa lớn
Đơn vị: Triệu đồng
Khoản mục
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Sửa chữa lớn :
46.358
41.913
66.636
76.364
104.508
-S/c lớn thuê ngoài
19.579
16.592
30.649
42.448
48.258
-S/c lớn tự làm
26.779
25.321
35.987
33.915
56.250
Chi phí sửa chữa lớn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong giá thành sản phẩm, chỉ sau chi phí về nguyên vật liệu, năm 2001 chiếm 12,28 % trong giá thành sản phẩm, năm 2002 chi phí sửa chữa lớn chiếm 15,87 % trong giá thành sản phẩm
Năm 2001, kế hoạch sửa chữa lớn là 80.927 triệu đồng, nhà máy đã hoàn thành khối lượng sửa chữa lớn với giá trị 76.364 (triệu đồng) đạt 92,5% theo kế hoạch
Đánh giá về kế hoạch sửa chữa năm 2002, đã hoàn thành nhiệm vụ mà Tổng công ty Điện lực Việt Nam giao cho:
- Năm 2002, kế hoạch sửa chữa lớn là 113.600 triệu đồng, giá trị khối lượng sửa chữa lớn thực hiện được 104.508 (triệu đồng) đạt 92% so với kế hoạch, tăng 39,6% so với năm 2001. Nhà máy đã hoàn thành trung tu khối 2, đại tu khối 3, thiết bị phụ lò máy, các tuyến băng tải đường sắt, hệ thống tuần hoàn và các thiết bị thuỷ lực khác, các thiết bị điện ở các trạm lẻ, các công trình kiến trúc
- Đối với công tác sửa chữa lớn tự làm thì việc lập khảo sát ban đầu, đến lập khối lượng, tiên lượng, công tác chuẩn bị vật tư và các công tác điều hành cần phải thực hiện một cách hợp lý, chính xác đặc biệt là công tác khảo sát lập tiên lượng được chính xác, không bỏ sót, không thừa, không thiếu thì vừa tiết kiệm được chi phí sửa chữa vừa tránh được tồn đọng vật tư và làm cho công tác quản lý tài chính, kế hoạch đươc chủ động hơn
- Đối với hạng mục thuê ngoài phần lớn thông qua đầu thầu về cơ bản đáp ứng được tiến độ. Tuy nhiên còn một số hạng mục công trình chưa đảm bảo được tiến độ chủ yếu do việc cung ứng vật tư của các nhà thầu
3.3.6 Chi phí bằng tiền
Khoản mục
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Chi phí bằng tiền:
13.254
11.744
14.778
19.519
21.906
-Thuế tài nguyên
586
624
703
726
1.065
-Thuế đất
987
107
118
129
214
-Tiền ăn ca
4.121
3.875
4.167
4.281
4.889
-Chi phí khác bằng tiền
8.660
7.158
9.790
14.183
15.727
Bảng 14: Chi phí bằng tiền Đơn vị: Triệu đồng
Chi phí bằng tiền hàng năm có xu hướng tăng nên. Nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm. Tuy nhiên việc tăng chi phí bằng tiền cũng làm tăng chi phí sản xuất, góp phần làm tăng giá thành sản phẩm
Năm 2002 chi phí bằng tiền chiếm tỷ trọng là 3,33 % trong giá thành sản phẩm, trong đó thuế tài nguyên chiếm 0,26%, thuê đất chiếm 0,03 %, tiền ăn ca chiếm 0,74% và chi phí khác bằng tiền chiếm 2,39 %
IV.Những thành tựu và hạn chế của nhà máy
4.1 Những điểm mạnh
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại luôn là đơn vị đoàn kết nhất trí để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Tổng công ty Điện lực Việt Nam giao cho hàng năm
Trong 20 năm qua nhà máy đã đáp ứng đủ số lò, vận hành theo phương thức của điều độ A0, trong đó có 19 năm vận hành và sản xuất điện liên tục đạt trên 32 tỷ 274 triệu kwh điện. Năm 2000 nhà máy nhận chỉ tiêu sản xuất điện với Tổng công ty Điện lực Việt Nam là 2.135 triệu kwh, nhưng nhà máy đã về trước kế hoạch sản xuất điện là 30 ngày. Tính đến 31 tháng 12 năm 2002 nhà máy đã sản xuất được 2.274 triệu kwh điện vượt mức 138 triệu kwh bằng 106,51 % kế hoạch
Để đạt được các thành tựu trên, do một số nhân tố sau:
Hiện nay ngành điện vẫn là một ngành độc quyền, hơn nữa điện năng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy ngành điện có được ưu tiên của Nhà nước trong vấn đề cấp nguồn vốn ngân sách để đầu tư hơn nữa cho nhà máy, được thể hiện qua việc đầu tư toàn bộ thiết bị mới cho dây chuyền 2 nhằm nâng cao năng suất sử dụng máy móc. Vì thế mà sản lượng điện của nhà máy không ngừng tăng lên trong những năm qua
Nhà máy không ngừng cải thiện môi trường làm việc an toàn, đảm bảo vệ sinh. Vì vậy mà công nhân viên nhà máy yên tâm làm việc, năng suất lao động cũng tăng lên và chi phí sản xuất sẽ giảm xuống.
Không chỉ vậy nhà máy còn tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ, nghỉ mát, các cuộc thi sáng tạo khuyến khích công nhân viên có các sáng chế về tiết kiện sử dụng nguyên vật liệu, thay thế các biện pháp cũ đặc biệt phải kể đến sáng chế "nghiên cứu ứng dụng chống rác bình ngưng ở tua bin"( được Tổng công ty Điện lực Việt Nam cấp bằng sáng chế) làm lợi cho nhà máy hàng trăm triệu đồng. Với các hoạt động trên nhà máy đã tạo động lực cho công nhân viên tìm hiểu, nâng cao tay nghề và tinh thần làm việc hăng say, nhiệt tình. Do đó quá trình sản xuất cũng đạt hiệu quả cao hơn.
4.2 Những hạn chế của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
Mặc dù trong những năm qua nhà máy luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Tổng công ty Điện lực Việt Nam giao cho nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại mà nhà máy cần khắc phục trong thời gian tới:
Tồn tại lớn nhất hiện nay của nhà máy là thiếu vốn để đầu tư đổi mới thiết bị. Máy móc của dây chuyền 1 đã quá lạc hậu, nhưng nhà máy chủ yếu mới đại tu và sửa chữa lớn, còn việc mua sắm thay thế chỉ thì không đáng kể. Vì vậy trong thời gian tới nhà máy cần có các biện pháp thu hút vốn đầu tư của Nhà nước, nguồn vốn nội bộ cũng như là các nguồn từ bên ngoài khác
Trong cơ cấu bộ máy quản lý của nhà máy tuy đã có sự điều chỉnh nhưng vẫn còn nhiều bất cập, như số người ở một số phân xưởng chưa hợp lý, người lao động chưa phát huy hết khả năng của mình, do chưa có sự khuyến khích trong chế độ tiền lương, tiền thưởng.
Trong những năm qua trình độ của người lao động đã được nâng cao, tuy nhiên ở một số phân xưởng vẫn còn hạn chế, điều này đã ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền sản xuất của nhà máy. Chủ yếu là các trường hợp bố mẹ về con cái vào thay, họ chỉ cần học một lớp sơ cấp hoặc trung cấp điện trong khoảng thời gian rất ngắn là có thể được vào làm.
Vấn đề cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất ở một số thời điểm không liên tục, do lượng dự trữ than chưa tối ưu. Nguyên nhân do việc lập kế hoạch vật tư chưa chính xác, ngoài ra còn do một số yếu tố khác như thời tiết, giá thành, phương tiện vận chuyển
Phần ba: Một số biện pháp giảm giá thành sản phẩm điện năng
Có thể thấy rằng điện năng là một vấn đề quan trong nhất trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu cầu về điện trong toàn quốc tăng lên từ 15- 20% mỗi năm, trong đó Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhu cầu về điện tăng khoảng 25%. Chính vì vậy khi giá điện tăng nên thì ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh và cuộc sống của người dân. Do đó Tổng công ty điện lực nói chung và nhà máy điện Phả Lại nói riêng luôn cố gắng khắc phục khó khăn, tìm mọi biện phát để hạ chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm cung cấp tối đa điện năng cho xã hội. Nhưng trên thực tế trong thời gian qua thì giá điện lại tăng lên làm cho mức tiêu thụ giảm đặc biệt là ở nông thôn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên ngoài vấn đề ngành điện là một ngành độc quyền của nhà nước do nhà nước chỉ đạo còn do nhiều nguyên nhân như giá mua nguyên vật liệu tăng, sử dụng chưa hợp lý máy móc thiết bị và vấn đề quản lý nguồn lao động. Để giảm chi phí và giá thành thì ta phải khắc phục những khâu trên.
I. Biện pháp nâng cao năng lực máy móc thiết bị.
1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
Trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20 và bước sang thế kỷ 21, nhân loại chứng nhận những thành tựu kỳ diệu của khoa học công nghệ. Ngày nay khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng trực tiếp sản xuất. Tiềm lực khoa học– công nghệ ngày càng trở thành lực lượng lòng cốt của sức sản xuất xã hội. Đầu tư vào khoa học công nghệ là đầu tư mang nhiều lợi nhuận. Đổi mới khoa học, công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại đang là nhiệm vụ sống còn trong thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay và cũng đòi hỏi của hội nhập quốc tế. Vì vậy đầu tư máy móc thiết bị là chiến lược lâu dài và quan trong phải thực hiện của nhà máy để đáp ứng yêu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của xã hội
Trên thực tế máy móc thiết bị của nhà máy tuy lớn nhưng chất lượng yếu kém do chưa đầu tư thoả đáng cho lĩnh vực này đồng thời có nhiều máy móc thiết bị quá cũ đã đến thời gian thanh lý mà nhà máy vẫn đưa vào sử dụng làm tăng chi phí sửa chữa và gây nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất điện do phải dừng chờ sửa chữa.
1.2 Biện pháp thực hiện
Để nâng cao năng lực máy móc thiết bị nhà máy cần thực hiện một số biện pháp sau:
Theo đánh giá của các chuyên gia thì trình độ hiện đại máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất điện (dây chuyền 1) là ở mức độ trung bình của ngành. Mặc dù những năm qua nhà máy đã có những đầu tư đáng kể cho lĩnh vực này nhưng nhìn chung máy móc thiết bị vẫn còn nhiều hạn chế và ở mức lạc hậu so với trung bình trên thế giới. Khắc phục hạn chế trên nhà máy có thể sử dụng vốn vay dài hạn và vốn mà ngân sách Nhà nước cấp
Nhà máy đầu tư từng bộ phận, ưu tiên cho các thiết bị thiết yếu, vừa mua thiết bị mới hoàn toàn, vừa mua thiết bị đã qua sử dụng (còn khoảng hơn 70% giá trị) cho các bộ phận phục vụ sản xuất nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với công nghệ hiện có của nhà máy như vậy nhà máy vừa tiết kiệm được chi phí vừa tận dụng được tối đa kỹ thuật hiện đại
Thực hiện chương trình liên kết nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sản phẩm mới giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học và các nhà máy khác trong Tổng công ty Điện lực Việt Nam bằng các biện pháp kinh tế, tổ chức, hành chính. Với biện pháp này nhà máy có thể ứng dụng những công nghệ mới nhất vào sản xuất
Nhà máy luôn tổ chức các cuộc thi sáng kiến nhằm phát huy tính sáng tạo của công nhân viên trong nhà máy, vừa nâng cao tay nghề người lao động, vừa có những sáng kiến có thể áp dụng vào sản xuất
1.3 Điều kiện thực hiện
Để thực hiện các biện pháp trên thì vốn đóng một vai trò quan trọng. Nhưng hiện nay vốn đang là một vấn đề nan giải của nhà máy. Vì vậy nhà máy cần có biện pháp tăng cường khả năng huy động vốn
Để hiểu rõ hơn và tìm hiểu nguyên nhân cho những vấn đề trên ta đi sâu vào phân tích về hiệu quả sử dụng vốn và sự phân bố cơ cấu vốn của nhà máy qua bảng sau:
Bảng 15: Tình hình nguồn vốn của nhà máy
Đơn vị: đồng
Khoản mục
Năm 2001
Năm 2002
Nợ phải trả
205.587.992.432
8.356.171.239.300
Nguồn vốn chủ sở hữu
127.180.581.338
799.223.190.533
Trong đó Nguồn vốn KD bao gồm :
119.896.555.942
788.836.595.918
1-Vốn cố định
63.147.480.314
732.077.520.290
1.1Vốn NSNN cấp
50.722.228.923
720.187.450.074
1.2 Vốn tự bổ sung
12.425.251.391
11.890.072.216
2-Vốn lưu động
56.749.075.628
56.749.075.628
2.1 Vốn NSNN cấp
56.745.273.133
56.745.273.133
2.2 Vốn tự bổ sung
3.802.495
3.802.795
Tổng cộng:
332.768.573.770
9.155.404.429.833
Qua bảng trên cho ta thấy, nợ phải trả và nguồn vốn năm 2002 tăng lên rất nhiều so với năm 2001 là do nhà máy đưa tổ máy số 5 và số 6 của dây chuyền 2 vào hoạt động. Nợ phải trả năm 2001 chiếm 61,87 % nhưng sang đến năm 2002 thì khoản này lên tới 91,27 %
Tổng số nợ
Vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ =
Hệ số nợ tăng nhanh năm 2001 là 1,61 và năm 2002 là 10,45.
Qua phân tích trên ta thấy khả năng về vốn chủ sở hữu của nhà máy là khá mạnh, nhưng vốn do ngân sách cấp chưa đáp ứng đủ cho việc đầu tư đổi mới của nhà máy. Mặt khác, do chi phí tăng dẫn đến lợi nhuận thuần thấp, số vòng quay của vốn chưa triệt để, lợi nhuận tái đầu tư không đáng kể. Để sử dụng vốn có hiệu quả, huy động vốn lớn và tăng khả năng tài chính nhà máy cần có một số biện pháp khai thác nguồn vốn và làm lành mạnh năng lực tài chính như sau:
Một số biện pháp huy động nguồn vốn
Tiếp tục đề nghị chính phủ cấp vốn lưu động cho nhà máy . Trên cơ sở đó nhà máy phấn đấu đến năm 2005 có dư vốn 600 tỷ đồng.
Tăng cường khai thác hoạt động sản xuất phụ như bán xỉ cho các nhà máy xi măng
Thanh lý những máy móc quá cũ lạc hậu để giảm vốn lưu động ứ đọng thu hồi vốn cho nhà máy
Tăng cường liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để tranh thủ vốn lưu động và nâng cao năng lực về kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm. Với đối tác trong nước có thể là các công ty, các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu cho nhà máy, các công ty trong Tổng công ty Điện lực Việt Nam …, với đối tác nước ngoài thường là các nước tham gia dự án xây dựng dây chuyền 2 và các nước đã có quan hệ lâu đời với nhà máy như Trung Quốc, Liên Xô…
Phát hành trái phiếu nhà máy để huy động nguồn vốn nội bộ từ các thành viên của nhà máy với lãi suất thích hợp để gắn trách nhiệm nhân viên với nhà máy và tận dụng vốn nhàn rỗi.
Với các biện pháp trên cùng với sự ưu tiên của nhà máy trong ngành điện, trong những năm tới vấn đề về sử dụng vốn và huy động vốn của nhà máy sẽ trở nên dễ dàng hơn. Như vậy nhà máy có thể đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao hiệu quả lao động
- Ngoài ra để sử dụng những loại máy móc thiết bị mới thì nhà máy phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên về máy móc thiết bị, biết rõ tình trạng hoạt động, khả năng cải tiến và cách sử dụng đồng thời nắm bắt các công nghệ hiện đại trên thị trường đang có để phân tích đánh giá xem khi nào cần cải tiến và khi nào thi mua mới hoặc kết hợp.
Như vậy sau khi một số máy móc đã trở nên quá lạc hậu, không thể sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả được thay thế thì chắc chắn năng suất sẽ nâng cao, đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của đất nước
II. Phát huy vai trò đòn bẩy tiền lương
2.1Cơ sở lý luận
Mặc dù nhà máy đã thực hiện pháp tinh giảm bộ máy quản lý, sắp xếp lại tổ chức sản xuất, song tỷ lệ lao động gián tiếp vẫn cao, người lao động vẫn chưa phát huy hết khả năng của mình. Động lực của người lao động chính là thu nhập mà hiện nay hệ thống thang bảng lương vẫn còn nhiều bất cập, có loại quá ít bậc. Bội số thang lương thấp, chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa lao động phức tạp và lao động giản đơn, giữa ngành này với ngành khác, lương tối thiểu chậm điều chỉnh so với lạm phát…Cụ thể một kỹ sư phải học 5 năm, khi vào nghề lương thấp hơn một hơn một lái xe chỉ cần đạo tạo từ 6 tháng tới 1 năm. Đến lượt đó, người lái xe này sau 10 năm đã có thể đạt bậc nhất 3/3 nhưng lại phải hưởng bậc lương đó suốt đời (hệ số từ 2,73 đến 3,07); cũng người kỹ sư đó, dù đang trong thời kỳ thử việc nhưng xếp vào chức danh vận hành thì có thể đạt mức lương tương đương với kỹ sư có thâm niên…
Mặt khác do điều kiện lao động nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại nên yếu tố sức khoẻ cũng đóng một vai trò quan trọng. Người lao động càng trẻ thì càng thì càng có điều kiện đóng góp, cống hiến nhiều cho công ty, càng được tin tưởng giao những nhiệm vụ then chốt của dây chuyền sản xuất. Nhưng ngược lại do thâm niên nên chính họ lại được hưởng mức lương thấp hơn và khả năng thăng tiến là rất khó. Hệ quả của những mâu thuẫn này là người lao động kém phẫn khởi, thiếu nhiệt tình công tác, có hiện tượng chảy máu chất xám, biểu hiện là nhà máy (dây chuyền 2) đã có 4 kỹ sư chuyển đi…
2.2 Biện pháp thực hiện và hiệu quả
Trước tình hình trên nhà máy phải xác lập phương án tính toán tiền lương hợp lý bằng cách gắn năng suất, chất lượng, hiệu quả của người lao động với tiền lương và thu nhập. Biện pháp này tạo ra sự cách biệt về thu nhập giữa người làm tốt, năng suất cao, có thái độ nghiêm túc với người làm việc giản đơn hoặc có thái độ chây ỳ, không hoàn thành nhiệm vụ…Như vậy, sẽ khuyến khích, thúc đẩy người lao động làm việc hết khả năng của mình tạo ra năng suất cao
Quy chế tiền lương sẽ được thoả thuận tới tận tổ sản xuất, được điều chỉnh theo ý kiến đóng góp của người lao động và được Đại hội công nhân viên chức thông qua. Hàng tháng các tổ sản xuất dựa vào kết quả sản xuất, công tác của mình tiến hành bình công, báo công một cách dân chủ, công khai theo mức cống hiến của từng người.
Tiền lương của người lao động được lĩnh gồm:
- Tiền lương theo chế độ (V1) được xác định dựa và hệ số lương theo chức danh và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, chiếm khoảng 30% tổng tiền lương
-Tiền lương năng suất (V2) chiếm khoảng 50% tổng tiền lương
V2 =KNS x V1
-Tiền lương vận hành an toàn và tiền lương thêm giờ chiếm khoảng 20% tổng tiền lương
Với cách tính toán này, cùng 1 bậc lương nhưng người làm nhiều thu nhập sẽ cao hơn người làm ít từ 200.000 đến 300.000 đồng/ tháng, thậm chí hơn người bị kỷ luật do không hoàn thành nhiệm vụ từ 600.000 đến 1.000.000 đồng/tháng. Như vậy cùng một quy mô nhưng đơn vị xuất sắc có thể cao hơn đơn vị trung bình hàng chục triệu đồng/ tháng.
Việc áp dụng quy chế tiền lương này là quá trình thực hiện dân chủ, công khai ở cơ sở, nâng cao tinh thần làm chủ của người lao động đối với thiết bị được giao quản lý vận hành và phát huy hết khả năng chuyên môn của người lao động. Thực hiện tốt vai trò đòn bảy tiền lương trong chỉ đạo điều hành, một mặt nó mang lại kết quả trực tiếp là mở rộng quyền tự chủ cho các đơn vị trực thuộc trong công việc quản lý vận hành sản xuất, mặt khác nó tác động và làm cho các mặt quản lý khác (tài chính, vật tư, sửa chữa lớn…) trở nên đồng bộ, chặt chẽ theo đúng quy định của Tổng công ty Điện lực Việt Nam và của Nhà nước
III. áp dụng phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP)
3.1.Cơ sở lý luận
Nguyên vật liệu của nhà máy chiếm tỷ trọng rất lớn khoảng 73% trong giá thành sản phẩm. Do đó muốn giảm được chi phí sản xuất thì cần phải giảm được chi phí về nguyên vật liệu. Nguồn nhiên liệu chính của nhà máy là than và dầu FO, để giảm được chi phí về nhiên liệu phụ thuộc vào giá cả, phương tiện vận chuyển và suất tiêu hao than và dầu FO. Tuy nhiên giá than lại do Tổng công ty than quy định nên rất khó thay đổi, còn phương tiện vận chuyển thì trong những năm gần đây nhà máy đã đầu tư nâng cấp tuyến đường sắt, sửa chữa và mua sắm thêm tàu thuyền nhưng do đường xa lại phải qua nhiều khâu bốc xếp cho nên không thể tránh khỏi tình trạng thất thoát nhiên liệu. Hao hụt định mức mà nhà máy cho phép là 1 %. Năm 2002 hao hụt than là 0,7% mặc dù thấp hơn tiêu chuẩn nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao, gây ra sự lãng phí rất lớn. Về suất tiêu hao nhiên liệu lại phụ thuộc vào máy móc thiết bị . Mà hiện nay, máy móc thiết bị của nhà máy (dây chuyền 1) đã trở nên lạc hậu tốn nhiên liệu, thời gian của các kỳ phụ tải dài cho nên rất khó có thể tiết kiệm được nhiên liệu. Để làm được điều đó thì phải đầu tư, cải tiến, đổi mới các máy móc thiết bị hiện đại đồng bộ. Hiện nay ngoài dây chuyền 2 của nhà máy là toàn bộ trang thiết bị hiện đại thì dây chuyền 1 mới chỉ được sửa chữa đại tu do thiếu vốn.
3.2 Biện pháp thực hiện
Qua phân tích trên cho thấy để tiết kiệm được nguyên vật liệu thì cần phải quản lý tốt nguyên vật liệu góp phần quan trọng đảm bảo sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong mọi thời điểm. Lập kế hoạch chính xác nhu cầu nguyên vật liệu đúng khối lượng và thời điểm là cơ sở quan trọng để duy trì lượng dự trữ nguyên vật liệu ở mức thấp nhất. Nhưng đây là một vấn đề không đơn giản và lại càng khó khăn đối với các nhà máy điện, khi mà việc sản xuất diễn ra không đều đặn giữa các thời điểm. Vì vậy để đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất điện, giảm thiểu chi phí dự trữ trong quá trình sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu đúng thời điểm khi có nhu cầu thì cần phải hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Đối với nhà máy nhiệt điện Phả Lại do mùa khô yêu cầu sản xuất điện nhiều hơn lên nhu cầu nguyên vật liệu cũng nhiều hơn. Ngược lại mùa mưa thì yêu cầu sản xuất điện thấp hơn nên nhu cầu về nguyên vật liệu cũng thấp hơn. Khi hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, để có mức dự trữ tối ưu thì nhà máy cần phải dựa vào nhiều yếu tố như công suất huy động mà Tổng công ty giao cho, dựa vào giá than, dựa vào yếu tố thời tiết, vào phương tiện vận chuyển…Sau khi xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó thì nhà máy mới hoạch định được nhu cầu nguyên vật liệu một cách chính xác, tối ưu, giảm nhẹ được các công việc tính toán hàng ngày và cập nhật thông tin thường xuyên, đảm bảo cung cấp đúng số lượng và thời điểm cần đáp ứng.
Tháng 4 năm 2002 là thời điểm mà nhà máy sản xuất ra sản lượng điện cao nhất là 236.182.000 Kwh và lượng than tiêu thụ là 456 g/Kwh tương đương là 207.698,992 (tấn than), nhưng lượng dự trữ than trong kho và lượng nhập chỉ đáp ứng được 205.000 tấn than, như vậy còn thiếu là 2.698,99 tấn và nhà máy đã phải huy động để đáp ứng được lượng than trên. Như vậy giá cho một tấn than không phải là 296.452 đồng/tấn mà tăng lên là 311.156 đồng/ tấn (bao gồm giá than và các khoản chi phí khác). Do đó nhà máy đã phải chi thêm một khoản là:
(311.156 - 296.452) x2.698,99 =39.685.948,96 (đồng)
Còn về mùa mưa tức là tháng 11 năm 2002 thì nhà máy đạt sản lượng thấp nhất là150.807.000 Kwh, với lượng than tiêu thụ là 106.619 tấn. Tuy nhiên lượng than dự trữ trong kho lại cao hơn mức yêu cầu, làm tăng chi phí bảo quản, ứ đọng nguồn vốn.
Bảng 16: Kế hoạch mua sắm than của 3 quý còn lại năm 2003
Đơn vị: Tấn
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Lượng than
276.366
252.755
248.658
232.425
235.613
198.247
160.432
173.125
Tháng 5 là tháng cần mua lượng than nhiều nhất, do nhu cầu điện tăng lên, còn tháng 11 là tháng mùa mưa với lượng than ít nhất. Khối lượng than năm 2003 cao hơn năm trước là do kế hoạch sản lượng điện sản xuất năm nay cao là 5.260 triệu kwh.
Để đưa ra được kế hoạch trên nhà máy cần dựa vào các yếu tố như thời tiết, kế hoạch sản lượng điện mà Tổng công ty Điện lực Việt Nam giao cho nhà máy, nguồn vốn, …
* Điều kiện thực hiện
Để thực hiện được kế hoạch mua sắm than thì nhà máy cần phải đảm bảo một số điều kiện về:
- Nguồn vốn: do Nhà nước cấp, tuy nhiên những tháng mùa khô cần một lượng than lớn hơn thì nhà máy có thể huy động thêm vốn từ bên ngoài
- Nguồn nhân lực: Để lập được kế hoạch mua sắm than tối ưu thì cần phải có đội ngũ lập kế hoạch chuyên môn có kinh nghiệm, có trình độ…để xác định được các nhân tố tác động tới kế hoạch mua sắm:
+ Giá than: Các nhà lập kế hoạch cũng cần phải hiểu quy luật cung cầu của than để từ đó đưa ra các quyết định chính xác, hợp lý. Ví dụ khi giá than giảm, có thể mua nhiều hơn mức kế hoạch để dự trữ hay khi giá than tăng có thể giảm một lượng than nhất định thay bằng dầu FO.
+ Thời tiết: Khi lập kế hoạch mua sắm thì cũng cần phải dựa vào yếu tố thời tiết, về mùa khô hay mùa mưa thì lượng than nhập sẽ khác nhau
+ Phương tiện vận chuyển: Trước khi nên kế hoạch mua sắm thì cần phải kiểm tra xem các phương tiện vận chuyển có vấn đề gì không? hay nên vận chuyển bằng đường sông hay đường sắt thì tiết kiệm được chi phí hơn
Qua thực tế trên thấy rằng nếu áp dụng phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu thì không những đáp ứng được nhu cầu than mà còn giảm được chi phí sản xuất, tiết kiệm được một khoản tiền để tái sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư đổi mới thiết bị …Nhà máy áp dụng phương pháp trên ước tính sẽ tiết kiệm được khoảng 40.000 triệu đồng với chi phí thực hiện là 32.000 triệu đồng như vậy nhà máy vẫn thu được là 8.000 triệu đồng đó là chưa tính đến giá trị vô hình như tiền thưởng do hoàn thành sản lượng điện mà Tổng công ty Điện lực Việt Nam giao, lợi nhuận thu được từ việc đầu tư…
IV. Nâng cao trình độ của người lao động
4.1 Cơ sở lý luận
Lao động là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong một doanh nghiệp dù có may móc thiết bị hiện đại đến đâu đều do con người sáng tạo và điểu khiển. Vì vậy trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc thiết bị của người lao động cao hay thấp không chỉ tác động trực tiếp tới năng suất lao động mà còn tác động tới việc khai thác các nguồn lực khác như maý móc thiết bị, nguyên vật liệu…
Tuy nhiên vấn đề lao động của nhà máy vẫn còn nhiều tồn tại. Cán bộ quản lý chủ yếu là những công nhân lâu năm( trên 40 tuổi), có trình độ tay nghề, nhưng kiến thức về chỉ đạo và quản lý còn thiếu. Cho nên trong những năm qua nhà máy đã để xảy ra một số sự cố trong việc cung cấp nhiên liệu, hay trong quá trình vận hành…gây ra sự tổn thất lớn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất điện. Không chỉ đối với cán bộ quản lý mà đối với công nhân sản xuất cũng có nhiều vấn đề. Đặc biệt đối với dây chuyền 2, với các máy móc thiết bị hiện đại, công nhân còn thiếu kinh nghiệm, khả năng cập nhật các kỹ thuật mới còn hạn chế.
Nhà máy còn tồn tại chế độ bố mẹ về hưu, con cái vào thay, những người đó chỉ cần đào tạo qua một lớp sơ cấp hay trung cấp rất cơ bản là có thể được nhận vào nhà máy. Vì vậy nhiều khi, chính các công nhân này thiếu kinh nghiệm và trình độ nên không đáp ứng được yêu cầu công việc, dẫn đến năng suất thấp
4.2 Biện pháp thực hiện
Để có thể khắc phục các những tồn tại trên nhà máy có thể cử mỗi phân xưởng 1 đến 2 người đi tham gia các khoá học về quản lý, yêu cầu sao cho tất cả các cán bộ đều phải biết sử dụng máy tính
Còn đối với công nhân sẽ cử đi học ở các trường như đại học Bách Khoa Hà Nội để nâng cao trình độ của người công nhân
Tuy nhiên việc cử đi học phải trải qua sự lựa chọn, như phải là người có chỉ tiến thủ, có năng lực, có tĩnh thần học hỏi, dưới 40 tuổi…để đảm bảo sao cho kết quả học tập có hiệu quả, mang lại lợi ích cho nhà máy
Với các công nhân viên được cử đi học thì sẽ hưởng 80% lương cơ bản. Nhà máy sẽ tài trợ tiền học phí còn tiền các tiền sinh hoạt là tự túc.
Khoảng 20 người học đại học tại chức và công nhân kỹ thuật khoảng 50 người thì nhà máy chi phí cho tiền lương khoảng:
1.983.000* 80% *70=111.048.000 đồng/tháng
tiền học phí : 750.000*70=52.500.000 đồng/tháng
Vậy tổng cộng chi phí là: 111.048.000+52.500.000=163.548.000 đồng/tháng, 1 năm chi phí là: 1.963 triệu đồng
Nhà máy sẽ trích từ quỹ đầu tư và phát triển để chi cho công tác đào tạo và nâng cao tay nghề của người công nhân
Mặc dù các hoạt động này sẽ làm tăng chi phí, nhưng trong tương lai sẽ đem lại hiệu quả lâu dài cho nhà máy, bởi vì đầu tư cho học tập là biện pháp đầu tư có hiệu quả nhất
Kết luận
Điện năng là một loại hàng hoá chiến lược, được sử dụng ở tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Trong phát triển kinh tế xã hội điện năng phải đi trước một bước, có như vậy mới phục vụ kịp thời cho nhu cầu xã hội. Nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nó luôn mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn nhưng cũng có nguy cơ đe doạ với các doanh nghiệp không có lợi thế so sánh. Vì vậy, ngành điện cần tìm ra một hướng đi đúng đắn để thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại tuy không hạch toán doanh thu, nhưng giá thành điện phát lưới của nhà máy lại ảnh hưởng rất lớn đến giá thành điện, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của toàn ngành cũng như đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong nhà máy.
Để hoàn thành kế hoạch mà Tổng công ty Điện lực Việt Nam giao thì nhà máy cần phải giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm điện. Tuy nhiên đây là vấn đề có tầm chiến lược, không chỉ của riêng ngành điện mà còn với toàn xã hội.
Mặc dù, bản thân em đã có nhiều cố gắng cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bảo thêm của các thầy cô trong khoa để hoàn chỉnh hơn .
Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên:
Nguyễn thị Dung
Danh mục tài liệu tham khảo
- Kế toán doanh nghiệp, lý thuyết - bài tập mẫu và bài giải
Chủ biên: Tiến sĩ Nguyễn Văn Công, NXB Tài Chính, Hà Nội- 2000
- Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp
Chủ biên: Thạc sĩ Trương Đoàn Thể, NXB Giáo dục - năm 1999
- Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp
Bộ môn Quản trị kinh doanh, NXB Thống Kê, Hà Nội - 2001
- Tạp chí điện lực số 8+9-tháng 9 năm 2000, số 5-tháng 5 năm 2000
số 6- tháng 6 năm 2001, số 1, 2 - tháng 1, 2 năm 2003
- Thời báo kinh tế số 3 năm 2003
-Tạp chí thị trường- giá cả số 2 năm 1999, số 4 năm 2001
-Kinh tế và dự báo số/2002
- Và các tài liệu của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33966.doc