Chuyên đề Một số biện pháp hạ giá thành công trình cầu ở Chi nhánh Tổng công ty xâydựng công trình giao thông 4 – Hà Nội

Qua những phân tích ở trên chúng ta thấy được vấn đề đặt ra trong công tác hạ giá thành ở Chi nhánh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 – Hà Nội đang rất cấp thiết. Mặc dù Chi nhánh đã có những nỗ lực trong công tác hạ giá thành công trình cầu nhưng vẫn còn những tồn tại khách quan và chủ quan. Đề tài đã góp phần giúp Chi nhánh có cái nhìn cụ thể, chi tiết hơn về thực trạng của công tác hạ giá thành tại Chi nhánh.

doc70 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp hạ giá thành công trình cầu ở Chi nhánh Tổng công ty xâydựng công trình giao thông 4 – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à do Chi nhánh trong những năm qua đang trong quá trình hình thành và phát triển. Mặt khác, những năm qua giá cả các yếu tố đầu vào luôn biến động, đặc biệt là giá cả các loại nguyên vật liệu trong thi công xây dựng công trình cầu như sắt, thép, cát sỏi. Nhìn chung, tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội thay đổi theo xu hướng tương đối khá tốt. Năm 2003 giá thành thực tế chỉ bằng 99,06% giá thành kế hoạch, tương đương với chênh lệch là 287.630.514 đồng. Tính đến thời điểm này Chi nhánh đã đi vào hoạt động được hơn 2 năm trong lĩnh vực xây dựng công trình cầu. Do vậy Chi nhánh đã có những kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức thi công nên đã đạt được thành tựu này. Nhưng sang năm 2004 sự chênh lệch giữa giá thành thực tế nhiều hơn giá thành kế hoạch là 1.730.722.259 đồng, tương đương với giá thành thực tế bằng 117,12% giá thành kế hoạch. Điều này là do năm 2004 Chi nhánh có sự chuyển giao công việc giữa 2 giám đốc Chi nhánh nên công tác quản lý lỏng lẻo, nội bộ Chi nhánh có dự xáo trộn làm cho cán bộ công nhân viên Chi nhánh làm việc mất tập trung, không hiệu quả. Dẫn đến tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Chi nhánh không hiệu quả, các chi phí xây dựng công trình tăng hơn nhiều so với mức dự toán ban đầu. Năm 2005 và năm 2006 tình hình thực hiện kế hoạh giá thành của Chi nhánh đã lấy lại được sự ổn định và có hiệu quả hơn. Nhưng trong 2 năm này thị trường nguyên vật liệu nước ta có những biến động lớn về giá cả nên đã ảnh hưởng lớn đến công tác hạ giá thành ở Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội. Bảng tổng hợp sau ( bảng 13 ) sẽ chi tiết và cụ thể hơn sự biến động tình hình công tác hạ giá thành trong những năm qua của Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội. Năm 2003, các khoản mục chi phí trong giá thành xây dựng công trình đã được Chi nhánh sử dụng tiết kiệm. Do vậy giá thành thực tế đã thấp hơn giá thành kế hoạch như đã phân tích ở trên. Đây là một thành tựu lớn của Chi nhánh trong việc thực hiện chiến lược hạ giá thành. Năm 2004, tất cả các chi phí trong giá thành xây dựng đều tăng so với kế hoạch ban đầu. Trước hết là chi phí nguyên vật liệu tăng 567.961.937 đồng. Nguyên nhân là do công tác quản lý lỏng lẻo dẫn đến thất thoát trong quá trình thi công xây dựng công trình. Chi phí nhân công thực tế cũng tăng khá lớn so với dự toán ban đầu. Nguyên nhân là do Chi nhánh đã không xây dựng chiến lược thuê mướn và sử dụng nhân công hợp lý và khoa học. Dẫn đến số lượng nhân công thuê ngoài lớn và với chi phí cao. Từ việc không có chính sách lao động hợp lý nên làm cho chi phí sử dụng máy thi công và chi phí chung thực tế cũng tăng lên. Năm 2005, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công thực tế đã giảm hơn so với kế hoạch. Nhưng chi phí nguyên vật liệu và chi phí chung thực tế vẫn còn tăng so với kế hoạch. Nguyên nhân là do trong năm này thị trường nguyên vật liệu nước ta có những biến động về giá cả, nên khi lập dự toán Chi nhánh đã không tính hết được sự biến động này. Do có sự xáo trộn, thay đổi về cán bộ quản lý nên chi phí chung cũng tăng lên. Năm 2006, Chi nhánh đã cắt giảm được hầu hết các chi phí trong giá thành xây dựng công trình. Với sự ổn định hơn về mặt nhân sự và sự quản lý có khoa học hơn, Chi nhánh đã có những chính sách hợp lý trong việc sử dụng nguyên vật liệu, sử dụng nhân công và sử dụng máy thi công nên đã tiết kiệm được những chi phí này. Tuy vậy, chi phí chung vẫn chưa tiếi kiệm được. Nhìn chung tình hình công tác hạ giá thành qua các năm ở Chi nhánh Tổng công ty 4- Hà Nội đã đạt được một số thành tựu nhất định. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại như chi phí chung hầu hết các năm đều tăng, trừ năm 2003. Chi nhánh cần phải xem xét tìm ra nguyên nhân để cắt giảm những chi phí không cần thiết để không ảnh hưởng đến chiến lược chung của Chi nhánh là cắt giảm chi phí đồng thời đảm bảo chất lượng công trình. Bảng 11: Tình hình thực hiện kế hoạch các khoản mục chi phí trong giá thành công trình cầu qua các năm. Đơn vị: Đồng TT Năm NVL NC MTC CPC 1 2003 KH 18.125.645.480 3.270.535.632 6.354.915.918 1.012.890.465 TT 18.063.758.201 3.256.986.481 6.228.745.510 945.866.789 DZ - 61.887.279 - 13.549.151 -126.170.408 - 67.023.676 T(%) 99,66 99,58 98,01 93,38 2 2004 KH 6.015.463.380 1.143.824.357 2.035.245.137 914.856.093 TT 7.147.315.624 1.438.496.285 2.145.573.637 1.108.725.680 DZ 1.131.852.244 294.671.928 110.328.500 193.869.587 T(%) 118,81 125,76 105,42 121,19 3 2005 KH 17.837.862.425 3.058.641.752 5.985.279.257 987.965.553 TT 18.089.468.651 2.792.615.487 5.807.562.118 1.093.014.529 DZ 251.606.226 - 266.026.265 - 177.717.139 105.048.976 T(%) 101,41 91,30 97,03 110,63 4 2006 KH 24.735.581.572 4.469.325.771 8.093.785.638 1.100.180.674 TT 24.561.988.952 4.384.857.649 7.847.925.695 1.392.702.939 DZ -173.592.620 -84.468.122 - 245.859.943 292.522.265 T(%) 99,29 98,04 96,96 126,59 Nguồn: Phòng Tài vụ Sau đây là bảng tổng hợp tính toán tỷ lệ các khoản mục chi phí trong cơ cấu giá thành thực tế qua các năm của Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội. Bảng 12: Tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành thực tế qua các năm. Đơn vị: % TT Khoản mục chi phí Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Chi phí nguyên vật liệu 63,40 60,36 65,11 64,32 2 Chi phí nhân công 11,43 12,15 10,05 11,48 3 Chi phí máy thi công 21,85 18,13 20,90 20,55 4 Chi phí chung 3,32 9,36 3,94 3,65 5 Gía thành 100 100 100 100 Nguồn: Ban Tài vụ Dựa vào bảng trên chúng ta có thể thấy được rằng: Chi phí nguyên vật liệu và chi phí máy thi công trong cơ cấu giá thành thực tế chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng. Chi phí nguyên vật liệu tăng từ 63,4% năm 2003 lên 64,32% năm 2006. Chi phí nhân công và chi phí máy thi công tăng giảm không ổn định. Còn chi phí chung có xu hướng giảm dần. Chúng ta cũng đã biết rằng cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật – công nghệ thì xu hướng biến đổi tiến bộ của cơ cấu giá thành xây dựng là giảm tỷ trọng các khoản chi phí chung và chi phí nhân công , còn tăng tỷ trọng các chi phí nguyên vật liệu và chi phí máy thi công. Như vậy, nhìn chung sự biến động tỷ trọng các khoản mục chi phí trong cơ cấu giá thành của Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội là theo xu hướng tốt, phù hợp với quy luật phát triển của quá trình sản xuất hiện đại. 3.2. Phân tích tình hình hạ giá thành một số công trình cầu Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội đã thực hiện: Trong quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội đã tham gia thực hiện nhiều công trình cầu lớn nhỏ khác nhau. Chi nhánh đã đề ra mục tiêu chiến lược phát triển là một mặt hạ giá thành xây dựng công trình, một mặt đảm bảo chất lượng công trình. Trong công tác hạ giá thành, Chi nhánh đã chủ trương cắt giảm chi phí nhân công và chi phí chung. Chi nhánh đã đưa ra các biện pháp thi công hợp lý đối với từng công trình cụ thể. Nhờ đó cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và giảm chi phí chung. Mặt khác Chi nhánh tận dụng số máy móc thiết bị hiện có để thay thế sức lao động con người nên giảm được chi phí nhân công. Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội đã và đang tham gia thi công xây dựng nhiều công trình có giá trị lớn, mang ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng đối với sự phát triển chung của đất nước. Đó là các công trình cầu như: cầu Vĩnh Tuy ( Hà Nội ), công trình cầu S2 – Nam Định, cầu vượt đầm Thị Nại ( Quy Nhơn – Bình Định ),... Vì vậy, để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này chúng ta xem xét công tác hạ giá thành một số công trình Chi nhánh đã thực hiện. Bảng 13: Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của một số công trình cầu Đơn vị: Đồng TT Tên công trình Gía thành Chênh lệch T ( % ) Kế hoạch Thực tế 1 Dự án S2 – Nam Định 18.256.978.455 18.678.676.284 421.697.829 102,31 2 Cầu Đà Rằng – Phú Yên 5.437.278.645 5.056.453.742 - 380.824.903 92,99 3 Cầu Vĩnh Tuy( CTPT) 1.701.746.085 1.879.638.806 177.892.721 110,45 Nguồn: Ban Tài vụ Qua đây cho thấy thực tế thi công xây dựng các công trình luôn phát sinh những chi phí và làm cho giá thành thực tế thường cao hơn giá thành kế hoạch. Điều này là do sự tác động của các yếu tố: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí chung. Cụ thể: 3.2.1. Ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu: Như đã phân tích ở mục trước, nguyên vật liệu là một trong 3 yếu tố đầu vào quan trọng không thể thiếu của quá trình sản xuất. Đặc biệt đối với công trình cầu, nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn cấu thành nên sản phẩm. Do vậy, nguyên vật liệu là yếu tố tác động lớn nhất đến giá thành của công trình cầu. Bảng tổng hợp sau sẽ làm rõ hơn sự tác động của chi phí nguyên vật liệu đến công tác hạ giá thành công trình cầu. Bảng 14: Tình hình biến động chi phí nguyên vật liệu của một số công trình. Đơn vị: Đồng TT Tên công trình Kế hoạch Thực tế Chênh lệch T ( % ) 1 Dự án S2 – Nam Định 11.467.838.398 11.958.796.529 490.958.131 104,28 2 Cầu Đà Rằng – Phú Yên 2.968.584.265 2.758.197.336 - 210.386.929 92,91 3 Cầu Vĩnh Tuy ( CTPT ) 1.062.526.220 1.235.087.264 172.561.044 116,24 Nguồn: Ban Tài vụ Từ bảng trên cho thấy chi phí nguyên vật liệu thực tế hầu như đều tăng so với dự toán ban đầu. Chi phí nguyên vật liệu công trình cầu S2 – Nam Định và công trình phụ trợ công trình cầu Vĩnh Tuy đều tăng. Công trình cầu Đà Rằng đã tiết kiệm được chi phí này so với mức dự toán ban đầu là 210.386.929 đồng. Những biến động này đều do tác động của nhiều nhân tố khác nhau, nhưng chịu tác động mạnh nhất của 2 nhân tố: Sự biến động giá cả nguyên vật liệu và mức tiêu hao nguyên vật liệu thực tế so với kế hoạch. Thật đúng vậy, trong những năm qua thị trường nguyên vật liệu luôn biến động về giá cả với chu kỳ thời gian ngắn. Trong khi đó thời gian thi công xây dựng công trình cầu luôn dài và phụ thuộc nhiều vào điều kện tự nhiên. Khi có những sự thay đổi trong thi công phải mất khoảng thời gian để đội thi công báo cáo và nhận được sự chấp thuận của cán bộ quản lý cấp trên. Do đó, trong khoảng thời gian chờ đợi này giá nguyên vật liệu có thể tiếp tục tăng. Nên khi có được quyết định của quản lý cấp trên về việc mua loại nguyên vật liệu đó thì giá của nguyên vật liệu đó đã tăng lên. Mặt khác, chi phí nguyên vật liệu lại chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu giá thành. Chính điều này dẫn đến giá thành thực tế của các công trình thường lớn hơn giá thành dự toán ban đầu. Sự tác động của mức tiêu hao nguyên vật liệu cũng làm cho giá thành thực tế sai lệch so với giá thành kế hoạch. Điều này thể hiện ở chỗ, khi dự toán giá thành xây dựng công trình không lường trước được các chi phí phát sinh do khối lượng công việc tăng hoặc giảm. Ví dụ, khi thực tế đi vào thi công xây dựng công trình cầu Vĩnh Tuy người ta đã không lường trước được việc giải phóng mặt bằng lại khó khăn và kéo dài thời gian đến vậy. Trong khi đó, Chi nhánh đã lập lán trại và tập kết một số nguyên vật liệu phục vụ cho thi công nên làm phát sinh chi phí nguyên vật liệu trong thời gian chờ đưa vào sử dụng đã hỏng, không đảm bảo chất lượng hoặc bị mất mát do công nhân lấy cắp,... Rồi khi đi vào thi công giá các nguyên vật liệu hầu như tăng, đặc biệt là giá thép. Vì năm qua thị trường thép Việt Nam biến động liên tục do ảnh hưởng của sự xâm nhập thép Trung Quốc. Sau đây là bảng tổng hợp một số trường hợp đơn giá nguyên vật liệu tăng làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng lên trong thi công xây dựng hạng mục mố M1 - cầu Vĩnh Tuy ( xem bảng 15). Bảng 15: Chi phí nguyên vật liệu tăng do đơn giá nguyên vật liệu tăng trong quá trình thi công xây dựng hạng mục mố M1 - cầu Vĩnh Tuy. Đơn vị: Đồng Hạng mục công trình Đơn vị ( 1 ) Khối lượng ( 2 ) Đơn giá ban đầu ( 3 ) Thành tiền ( 4 ) Đơn giá sau ( 5 ) Thành tiền ( 6 ) Chênh lệch (7=6-4) Cốt thép cọc khoan nhồi Tấn 15,04 8.035.560 120.854.822 8.113.000 122.019.520 1.646.698 Thép để lại trong bêtông Tấn 0,40 7.667.000 3.066.800 7.785.450 3.114.180 47.380 Thép bản Tấn 1,39 8.083.979 11.236.731 8.500.000 11.815.000 578.269 Ván khuôn thép m2 355,00 20.423 7.250.117 22.500 7.987.500 737.383 Ống thép m 18,2 82.911 1.508.979 88.450 1.609.790 100.811 Nguồn: Ban Kỹ thuật Tuy vậy, trong thi công xây dựng công trình không chỉ có các yếu tố phát sinh làm tăng chi phí nguyên vật liệu mà còn có các yếu tố, những trường hợp làm giảm chi phí nguyên vật liệu. Cụ thể, khi Chi nhánh thi công công trình cầu Đà Rằng ( Phú Yên ) theo hồ sơ thiết kế dự toán thì phải sử dụng 45m3 đá dăm đầm chặt và 7m3 dăm cát đệm. Nhưng do địa hình của vị trí thi công và đặc tính của đất ở đây nên khi thi công thực tế chỉ cần sử dụng 38,5m3 đá dăm đầm chặt và 6m3 dăm cát đệm. ( xem bảng 18 ). Bảng 16: Chi phí nguyên vật liệu giảm do giảm số lượng một số hạng mục trong thi công xây dựng công trình cầu Đà Rằng – Phú Yên. Đơn vị: Đồng Hạng mục công trình Đơn vị ( 1 ) Đơn giá ( 2 ) Khối lượng dự toán ( 3 ) Khối lượng thực tế ( 4 ) Chênh lệch khối lượng ( 5 = 4-3) Thành tiền ( 6= 5x2 ) Đá dăm đàm chặt m3 144.900 30,00 27,50 - 2,50 - 362.250 Dăm cát đệm m3 110.500 6,08 5,55 - 0,53 -58.565 Nguồn: Ban Kỹ thuật Như vậy, với việc cắt giảm được 2,5 m3 đá dăm đầm chặt và 0,53 m3 dăm cát đệm thì Chi nhánh đã giảm được một lượng chi phí nguyên vật liệu là 420.815 đồng. Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội đã có những nỗ lực trong việc giảm chi phí nguyên vật liệu. Nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau nên công tác tiết kệm chi phí nguyên vật liệu của Chi nhánh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung công tác này Chi nhánh cũng đã có những thành tựu nhất định. Chúng ta xem xét bảng sau sẽ rõ hơn vấn đề này. Bảng 17: Tình hình chi phí nguyên vật liệu qua một số năm Đơn vị: Đồng TT Năm kế hoạch Thực tế Chênh lệch T ( % ) 1 2003 18.125.645.480 18.063.758.201 - 61.887.279 99,66 2 2004 6.015.463.380 7.147.315.624 1.131.852.244 118,81 3 2005 17.837.862.425 18.089.468.651 251.606.226 101,41 4 2006 24.735.581.572 24.561.988.952 - 173.592.620 99,29 Nguồn: Ban Tài vụ Chi phí nguyên vật liệu năm 2003 và năm 2006 đã có giảm hơn mức dự toán ban đầu. Đặc biệt trong năm 2006 với những biến động của thị trường nguyên vật liệu Chi nhánh đã nỗ lực tiết kệm nguyên vật liệu một cách hợp lý để cắt giảm được chi phí nguyên vật liệu nói chung. Năm 2004 và năm 2005 do có sự thay đổi trong cơ cấu bộ máy quản lý nên tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình chi phí nguyên vật liệu nói riêng đều không có những kết quả tốt. 3.2.2. Ảnh hưởng của chi phí nhân công: Chi phí nhân công tuy không chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành công trình cầu như chi phí nguyên vật liệu, nhưng nó vẫn có những tác động khá lớn đến giá thành công trình. Bởi vì, lao động là một trong 3 yếu tố quan trọng nhất của một quá trình sản xuất. Bảng sau sẽ cho ta thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của chi phí này đến giá thành công trình cầu. Bảng 18: Tình hình biến động chi phí nhân công của một số công trình. Đơn vị: Đồng TT Công trình Kế hoạch Thực tế Chênh lệch T (%) 1 Dự án S2 – Nam Định 2.156.453.976 2.181.511.252 25.057.276 101,16 2 Cầu Đà Rằng – Phú Yên 594.955.047 589.686.331 -5.268.716 99,11 3 Cầu Vĩnh Tuy ( CTPT ) 72.168.983 78.469.275 6.300.292 108,73 Nguồn: Ban Tài vụ Dựa vào bảng trên chúng ra có thể thấy được sự tăng lên của chi phí nhân công thực tế khi thi công xây dựng công trình. Công trình cầu Đà Rằng – Phú Yên do cắt giảm được một khối lượng công việc nên chi phí nhân công cũng giảm theo. Đối với công trình S2 – Nam Định, đây là một công trình lớn và khá phức tạp nên khi Chi nhánh tham gia thi công một phần công trình đã gặp những khó khăn không lường trước được. Dẫn đến thời gian thi công dài hơn dự kiến ban đầu nên chi phí nhân công tăng lên. Riêng đối với công trình phụ trợ cầu Vĩnh Tuy – Hà Nội, do khi thi công phát sinh khối lượng công việc cần phải thực hiện để cho công tác thi công chính được thuận lợi. Do vậy, chi phí nhân công cũng tăng lên. Mặt khác, chi phí nhân công tăng lên một phần cũng do sự thay đổi của chính sách tiền lương của Nhà nước. Trong mấy năm qua Nhà nước đã có những sự thay đổi tiền lương cơ bản từ 290.000đ lên 470.000đ và tăng hệ số lương lên. Có thể nói rằng chi phí nhân công trong những năm qua ở Chi nhánh Tổng công ty 4- Hà Nội vẫn chưa được cắt giảm. Điều này cũng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Như đã phân tích ở trên đó là do sự thay đổi thực tế thi công so với kế hoạch như phát sinh khối lượng công việc, tính chất địa hình thi công phức tạp, sự thay đổi của môi trường vĩ mô Nhà nước và thiếu một chính sách sử dụng lao động khoa học và hợp lý. Bảng tổng hợp sau sẽ cho thấy sự biến động của chi phí nhân công trong những năm qua. Bảng 19: Tình hình chi phí nhân công qua một số năm Đơn vị: Đồng TT Năm Kế hoạch Thực tế Chênh lệch T ( % ) 1 2003 3.270.535.632 3.256.986.481 -13.549.151 99,58 2 3004 1.143.824.357 1.438.496.285 294.671.928 125,76 3 2005 3.058.641.752 2.792.615.487 -266.026.265 91,30 4 2006 4.469.325.771 4.384.857.649 -84.468.122 98,04 Nguồn: Ban Tài vụ Như vậy, tuy chi phí nhân công ở một số công trình tăng nhưng chi phí nhân công tổng hợp qua các năm ở Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội có xu hướng giảm. Mặc dù xu hướng giảm này chưa ổn định nhưng đây cũng là một thành tựu đáng khích lệ của sự nỗ lực cố gắng của cán bộ nhân viên Chi nhánh. Vì vậy, Chi nhánh cần phải phát huy hơn nữa. 3.2.3. Ảnh hưởng của chi phí máy thi công: Trong lĩnh vực xây dựng nói chung và trong lĩnh vực xây dựng công trình cầu nói riêng, máy móc thiết bị có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện và hoàn thành một công trình. Bởi vì lĩnh vực sản xuất kinh doanh xây dựng mang tính chất phức tạp, có nhiều phần việc chỉ với sức lực con người thì không thể thực hiện được, hoặc nếu thực hiện được thì phải mất thời gian rất lâu mới hoàn thành hoặc kết quả không được như ý muốn. Vì vậy cần phải có máy móc thiết bị để hỗ trợ đắc lực cho những phần việc đòi hỏi phải có máy móc mới thực hiện được. Nhận thức được tầm quan trọng đó của máy móc thiết bị, Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội đã đầu tư mua sắm đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục cho công tác thi công được thuận lợi nhất có thể. Vì vậy, trong thi công xây dựng các công trình cầu, Chi nhánh hầu như đã không phải đi thuê các loại máy thi công ở ngoài. Đây chính là nhân tố quyết định làm cho chi phí máy thi công trong giá thành công trình của Chi nhánh trong những năm qua đều giảm. Bảng 20: Tình hình chi phí máy thi công một số công trình Đơn vị: Đồng TT Công trình Kế hoạch Thực tế Chênh lệch T(%) 1 Cầu S2 – Nam Định 3.425.357.192 3.298.393.440 -126.963.752 96,29 2 Cầu Đà Rằng - Phú Yên 1.093.451.864 1.061.859.090 -31.592.774 97,11 3 Cầu Vĩnh Tuy (CTPT) 481.398.039 473.856.951 -7.541.088 98,43 Nguồn: Ban Tài vụ Chi phí máy thi công giảm còn là do Chi nhánh có số máy móc thiết bị hiện đại, còn mới ít khi phải sửa chữa trong quá trình thi công xây dựng công trình. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn có đội ngũ lao động kỹ thuật giỏi về các loại máy nên vận hành máy tốt, đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng công trình. Đây là một xu hướng tốt trong công tác hạ giá thành hiện nay. Nó phù hợp với quy luật phát triển của quá trình sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp nói chung và lĩnh vực xây dựng nói riêng. Sau đây là tình hình chi phí máy thi công được tổng hợp qua các năm gần đây. Bảng 21 : Tình hình chi phí máy thi công qua các năm gần đây. Đơn vị: Đồng TT Năm Kế hoạch Thực tế Chênh lệch T ( % ) 1 2003 6.354.915.918 6.228.745.510 -126.170.408 98,01 2 2004 2.035.245.137 2.145.573.637 110.328.500 105,42 3 2005 5.985.279.257 5.807.562.118 -177.717.139 97,03 4 2006 8.093.785.638 7.847.925.695 -245.859.943 96,96 Nguồn: Ban Tài vụ Những năm qua Chi nhánh đã rất nỗ lực và đã tiết kiệm được chi phí máy thi công. Chỉ có năm 2004 do khâu quản lý chưa tốt nên mới gây ra sự lãng phí chi phí này. 3.2.4. Ảnh hưởng của chi phí chung Để thi công xây dựng một công trình cần phải có sự huy đông tổng lực của cả công ty. Vì vậy ngoài những chi phí trên còn có chi phí chung cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Chi phí chung tuy không liên quan trực tiếp đến quá trình thi công xây dựng công trình nhưng lại cần thiết phục vụ cho quá trình này. Chi phí chung bao gồm nhiều khoản mục chi phí phức tạp, luôn biến đổi và liên quan đến giá thành toàn bộ sản phẩm. Nếu như chi phí máy thi công Chi nhánh đã tiết kiệm được khá tốt thì chi phí chung lại chưa thực hiện tiết kiệm được. Đối với công trình cầu Đà Rằng ( Phú Yên ) do cắt giảm được khối lượng công việc nên mới cắt giảm được chi phí chung. Còn công trình cầu S2 – Nam Định và cầu Vĩnh Tuy ( CTPT ) chi phí này cao hơn nhiều so với dự toán. Đây là một vấn đề chưa tốt mà Chi nhánh đang cố gắng tìm ra các giải pháp để cắt giảm chi phí này. Bảng sau sẽ phản ánh rõ hơn vấn đề này. Bảng 22: Tình hình biến động chi phí chung của một số công trình Đơn vị: Đồng TT Công trình Kế hoạch Thực tế Chênh lệch T(%) 1 Cầu S2-Nam Định 1.207.328.889 1.239.975.063 32.646.174 102,70 2 Cầu Đà Rằng-Phú Yên 780.287.469 646.710.985 -133.576.484 82,88 3 Cầu Vĩnh Tuy (CTPT) 85.652.942 92.225.316 6.572.374 107,67 Nguồn: Ban Tài vụ Do chi phí chung luôn phát sinh tăng ở mỗi công trình nên chi phí chung thực tế qua các năm cũng tăng lên. Bảng tổng hợp sau sẽ cho thấy điều này rõ nét hơn. Bảng 23: Tình hình chi phí chung qua các năm. Đơn vị: Đồng TT Năm Kế hoạch Thực tế Chênh lệch T(%) 1 2003 1.012.890.465 954.866.789 -67.023.676 93,38 2 2004 914.856.093 1.108.725.680 193.869.587 121,19 3 2005 987.965.553 1.093.014.529 105.048.976 110,63 4 2006 1.100.180.674 1.392.702.939 292.522.265 126,59 Nguồn: Ban Tài vụ Nhìn chung công tác hạ giá thành của Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội đã có được những thành tựu nhất định. Bên cạnh đó một số vấn đề còn tồn tại do công tác quản lý chưa hiệu quả. Ngoài những yếu tố tác động đến công tác hạ giá thành như đã phân tích ở trên còn có các yếu tố khá như chi phí lãi vay Ngân hàng cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến giá thành sản phẩm. 4. Đánh giá chung tình hình hạ giá thành công trình cầu của Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội. 4.1. Những thành tựu đã đạt được. Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội tính đến nay đã thành lập được gần 7 năm. Trong qua trình hình thành và phát triển, Chi nhánh đã luôn quan tâm đến công tác hạ giá thành công trình một cách hợp lý nhất mà vẫn bảo đảm chất lượng công trình. Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh trong những năm qua doanh thu của Chi nhánh hầu như tăng. Cũng do những sự nỗ lực đó, Chi nhánh đã ngày càng có được sự tín nhiệm của Tổng công ty và ngày càng được giao những nhiệm vụ thi công các công trình lớn có giá trị lớn. Không những vậy, các công trình do Chi nhánh thực hiện đều đảm bảo đúng chất lượng và thời gian thi công. Điều này khẳng định rằng, Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội đang trên đà phát triển và ngày càng lớn mạnh. Đạt được những thành tựu đó trước hết là do Chi nhánh có một đội ngũ lao động nhiệt tình, sáng tạo và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Những cán bộ lâu năm nhiều kinh nghiệm làm nền tảng cho các quyết định được đưa ra đúng đắn, kịp thời và chính xác. Còn những lao động trẻ có sự nhiệt huyết, nhanh nhạy của tuổi trẻ giúp thực thi những quyết định một cách nhanh, chính xác và hiệu quả. Hơn nữa cơ cấu lao động của Chi nhánh khá khoa học và tinh giản. Đó là trong những năm gần đây Chi nhánh đã giảm lao động gián tiếp và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động này. Mặt khác, tăng số lao động trực tiếp và tổ chức các lần thi nâng bậc thợ. Từ đó tay nghề của đội ngũ lao động trực tiếp cũng được nâng cao hơn. Bên cạnh đó là sự đầu tư trang thiết bị của Chi nhánh hợp lý nên làm cho quá trình thi công xây dựng công trình được thuận lợi và chất lượng. Chi nhánh đã có chính sách sử dụng lao động khá hợp lý nên hầu hết đã tiết kiệm được chi phí nhân công trong cơ cấu giá thành. Đó là đối với những công trình ở xa thì Chi nhánh đã thuê thêm nhân công tại địa phương và điều này dã tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn trong chi phí nhân công. Mặt khác, Chi nhánh còn sử dụng lượng lao động của 3 đội cầu một cách linh hoạt. Đó là cho điều động lao động xen kẽ giữa các công việc của các công trình khi Chi nhánh một lúc thực hiện nhiều dự án. Chính điều này cũng góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng công trình. Từ đó làm cho giá thành công trình cũng được giảm. 4.2. Những hạn chế và nguyên nhân công tác hạ giá thành chưa hiệu quả. 4.2.1. Những hạn chế: Tuy Chi nhánh đã có những cố gắng trong công tác hạ giá thành công trình cầu. Nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau công tác này vẫn còn những hạn chế nhất định. Nguyên vật liệu sử dụng trong các công trình vẫn còn lãng phí dẫn đến chi phí nguyên vật liệu hầu như đều tăng. Mà nguyên vật liệu lại chiếm một tỷ trọng rất lớn trong các thành phần cấu thành công trình cầu. Do vậy làm cho giá thành công trình cầu cũng tăng theo. Mặc dù, chi phí chung chiếm một tỷ trọng không lớn lắm trong cơ cấu giá thành công trình cầu. Nhưng trong công tác tổ chức thi công còn làm phát sinh nhiều chi phí, làm cho chi phí chung của mỗi công trình cũng tăng lên. Điều này làm cho giá thành công trình cũng tăng lên. Một vấn đề quan tâm nữa là, dù Chi nhánh đã sử dụng linh hoạt các đội cầu nhưng tiến độ thi công không được đẩy nhanh hơn kế hoạch là bao nhiêu. Điều này làm cho chi phí lãi vay trong quá trình thi công xây dựng cũng tăng lên và giá thành công trình cầu cũng tăng theo. 4.2.2. Những nguyên nhân: Những nguyên nhân khách quan: Như chúng ta đã biết, những năm qua nước ta đang trên đường hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đến tháng 11 năm 2006 nước ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này. Chính sự kiện này đã tạo ra cho đất nước những cơ hội và thách thức không nhỏ. Các doanh nghiệp Việt Nam dù lớn hay nhỏ, dù hoạt động trong lĩnh vực nào đều chịu những tác động vừa tốt vừa không tốt từ sự kiện này. Đúng vậy, thị trường nguyên vật liệu Việt Nam trong những năm qua có những biến động thất thường và đặc biệt gây những cản trở không nhỏ đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Sự tràn vào một cách ào ạt các loại thép của Trung Quốc đã làm cho giá thép tăng một cách đột biến. Sự tăng này không phải là theo quý trong năm hay theo tháng mà là theo tuần, thậm chí là theo ngày. Ở Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội mỗi khi có sự thay đổi giá của loại vật liệu này thì phải chờ có sự phê duyệt của cán bộ lãnh đạo cấp trên mới được nhập về để thi công tiếp. Và khi có được quyết định thì giá thép có thể lại tăng thêm nữa. Chính điều này làm cho chi phí nguyên vật liệu trong mấy năm qua tăng lên một cách đột biến và giá thành công trình cầu do đó cũng tăng theo. Đứng trước những tác động tất yếu khách quan đó của xu hướng phát triển chung của Thế giới, Việt Nam khi đã gia nhập vào WTO cũng phải có những thay đổi về cơ chế chính sách hợp lý hơn để phù hợp với môi trường cạnh tranh quốc tế. Bên cạnh những chính sách kinh tế vĩ mô khác, Nhà nước đã liên tục thay đổi chính sách tiền lương. Điều này khiến cho các doanh nghiệp phải chi một khoản tiền lớn hơn dự kiến cho chi phí nhân công. Do vậy, giá thành xây dựng công trình tăng lên. Tất cả những nguyên nhân trên làm cho hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trở nên thiếu chính xác, thiếu tính khoa học. Do đó giá thành dự toán công trình của Chi nhánh cũng không còn phù hợp với tình hình thực tế nữa. Dẫn đến chênh lệch giữa giá thành kế hoạch và giá thành thực tế càng lớn. Những nguyên nhân chủ quan: Chi nhánh đã chưa xây dựng kế hoạch thu mua, dự trữ nguyên vật liệu phù hợp với biến động thực tế để giảm thiểu tác động của thị trường và chủ động hơn trong công tác hạ giá thành. Công tác quản lý ở các đội cầu chưa khoa học và chặt chẽ trong các khâu từ mua sắm cho đến dự trữ và sử dụng. Đặc biệt là công tác quản lý và giáo dục ý thức tư tưởng người lao động, nhất là lao động thời vụ thuê ngoài tại địa phương. Đây là những nguyên nhân gây ra sự lãng phí chi phí nguyên vật liệu do trượt giá và bị mất cắp. Và đây cũng là nguyên nhân làm cho quá trình thi công ở các đội còn chậm dẫn đến tiến độ thi công chậm và chi phí chung tăng lên. Trên đây là những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những tồn tại trong công tác hạ giá thành công trình cầu ở Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội trong những năm qua. Vì vậy, Chi nhánh cần có sự nghiên cứu đưa ra các giải pháp thích hợp, có tính khả thi để công tác hạ giá thành có kết quả tốt hơn. PHẦN 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH CẦU CỦA CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 4 – HÀ NỘI 1. Định hướng phát triển của Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội. Qua một số nét tổng quan của chi nhánh chúng ta thấy được sự ổn định dần của chi nhánh và ngày càng lớn mạnh. Vì vậy ban lãnh đạo chi nhánh đã đề ra mục tiêu chiến lược của chi nhánh cho kế hoạch 5 năm tới là sản lượng năm sau tăng 10% so với năm trước, phấn đấu đạt 60 tỉ/ năm. Đẩy mạnh việc sản xuất kinh doanh tập trung đối với các công trình có kế hoạch vốn đầu tư được duyệt trong năm, thúc đẩy tự tìm kiếm công ăn việc làm ra các tỉnh. Ưu tiên thi công các công trình do Tổng công ty giao để được hỗ trợ về vốn và thiết bị. Với các công trình hoàn thành bàn giao lập phiếu giá kịp thời để tăng doanh thu trong kỳ, đẩy mạnh việc thu hồi các khoản nợ và giảm các khoản lãi vay để làm lành mạnh tài chính của chi nhánh. Thực hiện chiến lược hạ giá thành các công trình cầu, đồng thời nâng cao chất lượng công trình nhằm tạo niềm tin hơn nữa đối với Tổng công ty và tạo uy tín đối với các chủ đầu tư. 2. Một số biện pháp hạ giá thành công trình cầu ở Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội. Phấn đấu hạ giá thành là biện pháp chủ yếu để tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Muốn hạ giá thành phải thực hiện đồng bộ nhiều phương hướng và biện pháp. Theo cách phân loại các biện pháp có liên quan đến việc giảm hoặc tăng từng loại chi phí và ảnh hưởng của nó đến giá thành sản phẩm, có thể tập trung nghiên cứu các phương hướng, các biện pháp và tính toán sự ảnh hưởng của nó như sau: 2.1. Quản lý và sử dụng nguyên vật liệu hợp lý và hiệu quả. 2.1.1. Cơ sở lý luận: Trong bất kỳ một quá trình sản xuất nào nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được. Bởi vì nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên thực thể sản phẩm, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Do có vai trò quan trọng như vậy đối với quá trình sản xuất nên giảm chi phí nguyên vật liệu là một biện pháp cơ bản và chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn: Qua thực tế cho thấy chi phí nguyên vật liệu các công trình và các năm đều tăng hơn so với kế hoạch đề ra. Thậm chí năm 2004 chi phí nguyên vật liệu tăng 18,81% so với dự toán. Đây là một vấn đề đang được Chi nhánh hết sức quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục. Vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành công trình nên giảm chi phí nguyên vật liệu là vấn đề sống còn của Chi nhánh. Bởi nó mang tính chất quyết định đến công tác hạ giá thành công trình. 2.1.3. Nội dung của giải pháp: Trong giá thành sản phẩm, để tiết kiệm nguyên vật liệu cần cải tiến kết cấu sản phẩm, cải tiến phương pháp công nghệ, sử dụng tổng hợp nguyên liệu, lợi dụng triệt để phế liệu, sử dụng vật liệu thay thế, giảm các chi phí khác như chi phí vận chuyển, bảo quản, cấp phát,... Ảnh hưởng của những biện pháp này đến hạ giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau: Chỉ số hạ giá thành Chỉ số định mức Chỉ số giá cả Chỉ số nguyên do giảm chi phí = tiêu dùng nguyên x của nguyên - 1 x vật liệu trong nguyên vật liệu vật liệu vật liệu giá thành Theo công thức này thì chỉ số hạ giá thành do 3 yếu tố tác động: Chỉ số định mức tiêu dùng nguyên vật liệu kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo. Chỉ số giá cả nguyên vật liệu. Chỉ số chi phí nguyên vật liệu trong giá thành. Như vậy, muốn giảm được chi phí nguyên vật liệu phải nỗ lực thực hiện tốt ở tất cả các khâu và trên tất cả các mặt: Trong công tác xác định kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu: Khi bắt đầu thực hiện dự án thì phải có sự chuẩn bị về tất cả các mặt như bản vẽ thi công, tính toán các khối lượng công việc cần làm,... và phải xác định tonà bộ lượng nguyên vật liệu cần mua để phục vụ thi công xây dựng dự án đó. Công việc này thể hiện thông qua kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Nội dung của kế hoạch này thể hiện qua 3 chỉ tiêu: Lượng vật liệu cần dùng. Lượng vật liệu cần dự trữ. Lượng vật liệu cần mua sắm. Như vậy để bảo đảm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, Chi nhánh phải có phương án sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, lựa chọn những nguyên vật liệu có giá thành hạ mà vẫn bảo đảm chất lượng công trình. Sử dụng nguyên vật liệu tại nơi gần địa điểm thi công xây dựng công trình nhất để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Phòng kế hoạch cần làm tốt nhiệm vụ tư vấn trong công tác cung ứng nguyên vật liệu và hàng tháng cần xác định giá cả một số nguyên vật liệu chủ yếu phục vụ cho thi công xây dựng công trình để các đội có chính sách mua nguyên vật liệu kịp thời tránh thời gian chờ quyết định của cán bộ quản lý cấp cao dẫn đến trượt giá nguyên vật liệu. Bên cạnh đó phải lựa chọn nhà cung ứng thích hợp, đáng tin cậy và nên chọn mua của một nhà cung ứng hay nhiều nhà cung ứng. Mỗi biện pháp đều có những cái lợi và bất lợi cho công tác hạ giá thành của Chi nhánh. Vì vậy, ban lãnh đạo Chi nhánh cần cân nhắc lựa chọn biện pháp nào tối ưu nhất. Chi nhánh phải lên kế hoạch về dự trữ nguyên vật liệu. Nếu không cần thiết phải dự trữ nguyên vật liệu hoặc sẽ phát sinh thêm chi phí bảo quản, lưu kho thì Chi nhánh cần đặt mua với khối lượng lớn. Vì nếu làm như vậy thì sẽ giúp Chi nhánh tiết kiệm được chi phí thông qua được hưởng chiết khấu, chủ động về nguyên vật liệu và không làm tăng chi phí do dự trữ gây ra. Một biện pháp nữa đó là Chi nhánh cần phải chuẩn bị chu đáo bãi tập kết nguyên vật liệu. Bãi tập kết nguyên vật liệu thường là sắt thép, bêtông, xi măng. Đây là những nguyên vật liệu dễ chịu tác động của thời tiết do đó phải có sự bảo quản cẩn thận, tránh tình trạng bị phơi mưa gió đến khi đưa vào sử dụng thi công thì không đủ đảm bảo chất lượng công trình nữa. Mặt khác bộ phận giao nhận và trông coi nguyên vật liệu phải đáng tin cậy, tránh tình trạng bất cẩn để thiếu nguyên vật liệu nhập về hoặc lấy cắp nguyên vật liệu. Trong khâu sử dụng nguyên vật liệu: Khi xây dựng bản vẽ thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công, Ban kỹ thuật phải đưa ra phương án sử dụng nguyên vật liệu hợp lý và tiết kiệm. Và khi đi vào thi công xây dựng công trình phải giảm chi phí nguyên vật liệu một cách tối ưu. Để làm được điều đó thì cần có những giải pháp như cắt giảm tối đa hao phí nguyên vật liệu. Hao phí này bao gồm hao phí theo định mức và hao phí do nguyên nhân chủ quan và một số nguyên nhân khác. Ở đây chỉ xét hai biện pháp chủ yếu là hạ thấp định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong thi công và giám sát thực hiện nghiêm ngặt các quy định sử dụng nguyên vật liệu trong thi công. Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng tiêu dùng lớn nhất cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thành một công việc nào đó trong những điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định của thời kỳ kế hoạch.Có thể nói rằng muốn nâng cao chất lượng quản lý trong doanh nghiệp không thể không coi trọng việc nâng cao chất lượng của công tác định mức. Cũng có thể nói rằng, định mức là cơ sở của các mặt quản lý trong các doanh nghiệp. Do vậy, để hạ thấp định mức tiêu hao nguyên vật liệu Chi nhánh cần phải thực hiện nhiều biện pháp song song với nhau như nâng cao tay nghề công nhân, sử dụng các loại máy công nghệ cao, ứng dụng những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào thi công xây dựng công trình cầu,... Để giám sát thực hiện nghiêm ngặt các quy định sử dụng nguyên vật liệu trong thi công thì trước hết ban lãnh đạo Chi nhánh cần phải phổ biến cho toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh biết rõ nội dung các quy định và mục đích của các quy định về sử dụng nguyên vật liệu trong thi công xây dựng công trình cầu. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người trong Chi nhánh, đặc biệt là công nhân thuê ngoài tại địa phương. Mặt khác Chi nhánh đưa ra các hình thức thưởng phạt rõ ràng đối với các đội thi công về việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu. Đây cũng là hình thức để mỗi người tự giác nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối với hiệu quả chung của toàn Chi nhánh. Ngoài ra, Chi nhánh cần có những chính sách khuyến khích các cá nhân và tập thể có những sáng kiến, đề xuất mang lại hiệu quả cho công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu hoặc sử dụng các vật liệu thay thế với chi phí rẻ hơn mà chất lượng không thay đổi hoặc tăng lên. 2.2. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn nhân lực: 2.2.1. Cơ sở lý luận: Lao động với ý nghĩa và vai trò quan không thể thiếu được của một quá trình sản xuất thì nó đã có những tác động đến giá thành sản phẩm. Dù trình độ khoa học - kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ nhưng vai trò to lớn của con người không ai có thể phủ nhận được. Đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng công trình thì yếu tố lao động lại càng quan trọng hơn. Bởi vì có những công việc vẫn còn cần đến con người, chỉ có con người mới làm được mà không một loại máy móc nào có thể thay thế được hoặc nếu thay thế được thì với chi phí cao hơn nhiều lần. Do vậy với chiến lược hạ giá thành sản phẩm thì hạ chi phí nhân công là một biện pháp quan trọng, góp phần khá lớn đến kết quả thu được. 2.2.2. Cơ sở thực tiễn: Trong những năm qua tỷ lệ chi phí nhân công ở Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội nói chung đều giảm. Nhưng trong cái giảm đó lại có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2004 tỷ lệ nhân công tăng hơn so với kế hoạch là 125,76%, nhưng sang năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống còn 91,30%, tiếp theo đó năm 2006 tỷ lệ này giảm hơn so với kế hoạch ( băng 98,04% ) nhưng lại cao hơn tỷ lệ năm 2005. Đây là dấu hiệu của sự tăng lên của chi phí nhân công. Vì vậy vấn đề giảm chi phí nhân công ở Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội vẫn không thừa. 2.2.3. Nội dung giải pháp: Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động đều là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh. Trong thực tế việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động; sử dụng thời gian lao động; sử dụng chất lượng lao động; sử dụng cường độ lao động; năng suất lao động và biện pháp tăng năng suất lao động. Ở đây chúng ta tập trung xem xét các giải pháp sau: Xây dựng kế hoạch lao động hợp lý bảo đảm tiết kiệm thời gian lao động tăng năng suất lao động: Như đã phân tích ở một số mục trước, Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội đã có sự điều động các đội cầu thực hiện các phần công việc xen kẽ nhau trong quá trình thi công các công trình, hạng mục công trình. Tuy vậy, người lao động chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc mà họ vẫn còn thụ động nhất là lao động gián tiếp và phần nhỏ các công nhân tại địa phương làm việc theo thời vụ. Điều này là do một vấn đề tồn tại chung của lao động Việt Nam là mang tư tưởng sản xuất tiểu tư sản nhỏ lẻ, thiếu tính kỷ luật và tinh thần tự giác. Hơn nữa lực lượng lao động thuê ngoài tại địa phương chủ yếu là nông dân tranh thủ lúc nhàn rỗi công việc đồng ruộng. Họ đã quen với cách làm việc tự do, vô tổ chức và vô kỷ luật nên khi làm việc theo kỷ luật, theo quy định thì họ chưa thể thích nghi được. Do đó có những trường hợp thời gian làm việc dài nhưng hiệu quả công việc không cao hoặc khi chưa có sự đốc thúc của người quản lý thì người công nhân chưa ch ịu làm việc hoặc làm việc một cách đối phó. Để khắc phục được tình hình trên Chi nhánh cần phải đưa ra các biện pháp hành chính và kinh tế cụ thể đối với những trường hợp vi phạm. Mặt khác quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của người lao động, có những chế độ chính sách nhằm khích lệ tinh thần làm việc của người lao động. Đối với lao động thời vụ thuê tại địa phương phải được giáo dục tư tưởng, ý thức làm việc có kỷ luật, có trách nhiệm. Đồng thời đưa ra các quy định rõ ràng, cụ thể để họ hiểu và chấp hành tốt. Hình thành đội ngũ lao động có chất lượng: Trong khâu tuyển dụng Chi nhánh cần có sự chuẩn bị cho công tác này để tuyên mộ những người có năng lực thực sự, đảm bảo làm việc có hiệu quả. Chất lượng của lao động gián tiếp thể hiện ở bằng cấp và kinh nghiệm thực tế, còn chất lượng của lao động trực tiếp thể hiện ở trình độ bậc thợ và kinh nghiệm thực tế. Còn đối với những lao động đang làm việc tại Chi nhánh thì cần phải có sự đánh giá, quyết định đối tượng đào tạo lao động hợp lý và không gây lãng phí. Có nghĩa là người lao động sau khi được đào tạo phải có hiệu quả công việc cao hơn trước khi đào tạo. Mặt khác người lao động phải trung thành, làm việc tại Chi nhánh, tránh trường hợp sau khi được đào tạo người lao động bỏ Chi nhánh đi làm cho một doanh nghiệp khác. Muốn vậy, Chi nhánh phải có chính sách giữ người lao động, giữ nhân viên của việc bằng cách xây dựng các cơ chế chính sách nhân sự về thưởng phạt, nghỉ phép hợp lý, đúng yêu cầu nguyện vọng của đông đảo cán bộ công nhân viên. Hình thành cơ cấu lao động tối ưu: Cơ cấu lao động được coi là tối ưu khi lực lượng lao động bảo đảm đủ số lượng, ngành nghề, chất lượng, giới tính và lứa tuổi, đồng thời được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bộ phận và các cá nhân với nhau, bảo đảm mọi người đều có việc làm, mọi khâu, mọi bộ phận đều có người phụ trách và sự ăn khớp, đồng bộ trong từng đơn vị và trên phạm vi toàn doanh nghiệp. Hiện nay cơ cấu lao động của Chi nhánh đang có xu hướng có tỷ lệ hợp lý giữa lao động trực tiếp và gián tiếp. Đó là số công nhân kỹ thuật ngày càng tăng lên với tốc độ khá cao, số lao động gián tiếp cũng tăng lên nhưng với tốc độ rất chậm. Điều này phù hợp với sự phát triển và mở rộng của Chi nhánh. Bên cạnh đó lao động ở Chi nhánh ngày càng được trẻ hóa. Nhưng số lao động của Chi nhánh chưa đủ ngành nghề và số lượng. Để khắc phục được tình trạng này Chi nhánh cần: Xác định đúng và đủ số lượng, chất lượng nhân công cần thiết thông qua khối lượng công việc, quy mô của Chi nhánh. Đối với những phần công việc chính, phức tạp của một công trình cầu cần phải có đủ số lượng và chất lượng công nhân cố định. Còn những vị trí khác không quan trọng, tính chất công việc đơn giản có thể thực hiện chính sách thuê nhân công ngoài. 2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc hiện có va xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm hợp lý: 2.3.1. Cơ sở lý luận: Trong lĩnh vực xây dựng công trình, máy móc thiết bị càng có vị trí quan trọng hơn trong việc tạo ra sản phẩm. Do đó nó càng có tác động mạnh hơn đến giá thành xây dựng công trình. Hơn nữa, với xu hướng trình độ khoa học – công nghệ ngày càng phát triển thì tỷ trọng chi phí máy móc thiết bị ngày càng lớn hơn trong cơ cấu giá thành xây dựng công trình.. Vì vậy, sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả và xây dựng kế hoạch mua sắm máy móc hợp lý góp phần không nhỏ vào công tác hạ giá thành công trình, thúc đẩy quá trình phát triển của doanh nghiệp. 2.3.2. Cơ sở thực tiễn: Nhìn chung chi phí máy thi công trong những năm qua ở Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội khá thấp so với kế hoạch đề ra. Đây cũng là một thành tựu đáng khích lệ đối với tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh. Nhưng không vì thế mà Chi nhánh chủ quan không quan tâm đúng mức đến việc quản lý chi phí này. Bởi vì ở một số công trình đang thi công hiện nay chi phí máy thi công đang có xu hướng tăng. 2.3.3. Nội dung giải pháp: Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị hiện có: Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì khi nói đến tài sản cố định tức là nói đến máy móc thiết bị phục vụ cho công tác thi công xây dựng công trình. Cho nên nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị cũng có thể coi là nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Thực tế khi thi công xây dựng công trình thường ở các địa điểm rất xa doanh nghiệp. Do vậy, khi thực hiện công tác thi công, Chi nhánh phải vận chuyển máy móc thiết bị đến nơi thực hiện dự án. Với những công trình ở quá xa so với Chi nhánh thì nên thuê máy thi công để tiết kiệm chi phí kéo máy. Chi nhánh tính toán nên thuê hay không và thời gian thuê dài hay ngắn phụ thuộc vào hiệu quả mà phương án lựa chọn mang lại. Nếu thời gian thi công dài thì Chi nhánh có thể thuê máy theo hợp đồng dài hạn, còn nếu thời gian thi công ngắn thì Chi nhánh nên thuê máy theo ca. Ngoài ra, để tận dụng lượng máy thi công hiện có thì nếu sô máy chưa được đưa vào sử dụng thi công thì Chi nhánh có thể cho thuê để tránh tình trạng máy nằm chờ việc. Dẫn đến khấu hao máy lớn từ đó làm cho chi phí máy thi công trong giá thành công trình tăng lên. Mặt khác, khi thi công xây dựng dự án Chi nhánh phải vay vốn từ Ngân hàng và khi đó lãi vay phải trả cho Ngân hàng cũng tăng lên. Bên cạnh đó là tình trạng máy nằm lâu không được sử dụng dẫn đến hỏng hóc, phát sinh chi phí quản lý, sửa chữa máy móc. Tất cả những vấn đề phát sinh đó đều dẫn đến tình trạng tăng chi phí máy trong giá thành công trình cầu. Xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc hợp lý: Do máy móc thiết bị là dạng tài sản cố đinh có giá trị lớn đối với mỗi doanh nghiệp nên khi quyết định đầu tư mua sắm thì doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể và đúng đắn. Đối với mỗi doanh nghiệp xây dựng có 2 hình thức đầu tư vào máy móc thiết bị, đó là đi thuê và mua sắm thiết bị mới. Nhưng với mỗi hình thức có những tác động lợi và bất lợi khác nhau, vì vậy Chi nhánh phải cân nhắc để lựa chọn phương thức phù hợp với điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng các loại máy móc thiết bị đó. Từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội đã có những đợt đầu tư mua sắm mới trang thiết bị phục vụ cho công tác thi công xây dựng công trình cầu. Hình thức này mang lại lợi ích cho Chi nhánh là chủ động về thời gian cũng như chi phí máy thi công. Từ đó giúp cho Chi nhánh có sự chủ động hơn trong công tác hạ giá thành công trình cầu vì có thể tùy chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định. Hơn nữa khi có dự đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới chứng tỏ Chi nhánh đang lớn mạnh lên, tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư và đối với ban lãnh đạo Tổng công ty. Do vậy, Chi nhánh sẽ có khả năng cạnh tranh trên thị trường xây dựng, có khả năng được nhận thi công nhiều công trình hơn, có giá trị lớn hơn và từ đó tăng khả năng tài chính của mình trở thành đơn vị hạch toán độc lập. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng thực hiện chính sách cho thuê máy thi công lúc các loại máy này nhàn rỗi để tăng thu nhập cho Chi nhánh. Nhưng Chi nhánh phải có sự cân nhắc giữa chi phí cơ hội và vốn đầu tư ban đầu khi lựa chọn hình thức này. Vì khi mua sắm máy móc thiết bị thi công đòi hỏi phải có lượng vốn đầu tư lớn và với số tiền đó Chi nhánh có thể đi thuê hoặc đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác. Còn khi đi thuê máy có thể giúp Chi nhánh giảm chi phí nếu có sự tính toán hình thức thuê hợp lý. 2.4. Hoàn thiện công tác quản lý để giảm chi phí chung: Chi phí chung là khoản chi phí khó định mức và tính toán nhất trong các khoản mục chi phí trong giá thành công trình. Điều này là do các thành phần chi phí cấu thành nên chi phí chung. Do vậy, khi thực hiện thi công xây dựng công trình các chi phí này dễ phát sinh những lãng phí khó kiểm soát được. Nên việc tìm biện pháp cắt giảm chi phí chung là nhiệm vụ cần thiết và cần được thực hiện liên tục, thường xuyên. Qua phân tích thực trạng chi phí chung ở Chi nhánh trong những năm qua chúng ta thấy chi phí này đều tăng. Đây là do sự quản lý lỏng lẻo ở các đội, và sự giám sát chưa chặt chẽ của cán bộ quản lý cấp cao. Do đó, Chi nhánh cần có sự đánh giá và đưa ra các biện pháp hữu hiệu trong công tác cắt giảm chi phí chung. Muốn làm được như vậy, trước hết Chi nhánh cần có một cơ cấu lao động hợp lý, bộ máy quản lý được tinh giản, gọn nhẹ. Đội ngũ lao động được nâng cao về trình độ lao động và ý thức trách nhiệm trong công việc. Khi đó thi công xây dựng công trình được đẩy nhanh, tiết kiệm chi phí chung. Do đặc điểm của ngành xây dựng là phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Khi thời tiết xấu hoặc khi công trình thi công thưa thớt công nhân không có việc làm. Vì vậy, các đội thi công phải có những biện pháp giảm thiểu thời gian “ chết “ bằng các biện pháp cụ thể như thay thế các công việc ngoài trời bằng các công việc có thể làm trong lán trại như: bảo dưỡng máy móc thi công, chuẩn bị sắt thép và các vật liệu khác phục vụ cho thi công,... 2.5. Tăng cường huy động vốn và thu hồi vốn: Trong kinh doanh xây dựng đòi hỏi vốn sử dụng lớn, nhất là vốn lưu động. Ở Chi nhánh Tổng giao thông 4 - Hà Nội do thi công trên các địa bàn khác nhau nên đòi hỏi về vốn lưu động ứng trước cũng như vốn để bảo lãnh thực hiện hợp đồng khá cao. Bên cạnh đó một số công trình đã bàn giao nhưng chủ đầu tư v ẫn chưa thanh toán cho Chi nhánh nên vốn ứ đọng khá lớn gây khó khăn cho việc thực hiện các hợp đồng tiếp theo, làm cho chi phí lãi vay tăng lên. Muốn khai thác được mọi tiềm năng về vốn của Chi nhánh thì cần phải: Sử dụng linh hoạt các nguồn vốn, mặt khác đẩy nhanh tiến độ thi công để giảm chi phí lãi vay Ngân hàng. Thỏa thuận với phía các nhà đầu tư về thời hạn hoàn vốn xây dựng cho Chi nhánh kịp thời, hợp lý để Chi nhánh có khả năng tái sản xuất ở những kỳ sau. KẾT LUẬN Qua những phân tích ở trên chúng ta thấy được vấn đề đặt ra trong công tác hạ giá thành ở Chi nhánh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 – Hà Nội đang rất cấp thiết. Mặc dù Chi nhánh đã có những nỗ lực trong công tác hạ giá thành công trình cầu nhưng vẫn còn những tồn tại khách quan và chủ quan. Đề tài đã góp phần giúp Chi nhánh có cái nhìn cụ thể, chi tiết hơn về thực trạng của công tác hạ giá thành tại Chi nhánh. Để thực hiện được đề tài này, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Th.s. Nguyễn Ngọc Điệp cùng cán bộ nhân viên Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội đã giúp đỡ em về tài liệu và phương pháp thực hiện đề tài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31913.doc
Tài liệu liên quan