Chuyên đề Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội

Nếu hình dung nền kinh tế như một cơ thể sống thì Ngân hàng sẽ là những huyết mạch và vốn cần cho nền kinh tế như máu cần cho cơ thể. Vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp phát triển kinh tế, mà hệ thống ngân hàng là tổ chức trung chuyển vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy công tác quản lý nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng, việc quản lý nguồn vốn của ngân hàng mà hiệu quả là điều kiện để tiến hành các hoạt động cho vay và phát triển các dịch vụ của ngân hàng, tạo được lòng tin với khách hàng. Tuy nhiên công tác quản lý nguồn vốn cần phải đi cùng với công tác quản lý hoạt động cho vay, có như vậy mới đảm bảo hoạt động chính, chủ yếu của ngân hàng là huy động và cho vay vốn, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển, thu được lợi nhuận cao. Qua phân tích về thực trạng công tác quản lý nguồn vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội em có nhận xét là : Đây là một chi nhánh có uy tín, hoạt động của chi nhánh đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế tại địa bàn quận Thanh Xuân và thành phố Hà Nội trong những năm vừa qua. Về cơ bản chi nhánh Nam Hà Nội đã quan tâm chú ý tới công tác quản lý nguồn vốn, tuy nhiên trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường ngân hàng cũng như những đòi hỏi mới trong hoạt động của mình, chi nhánh cần tiếp phát huy những lợi thế đã có, đồng thời có những đổi mới nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý nguồn vốn.

doc77 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g được 25 tỷ, nên kế hoạch năm 2006 Chi nhánh chỉ xây dựng mức tăng 35tỷ. + Nguồn vốn tiền gửi các Dự án có vốn đầu tư của nước ngoài: đây cũng là nguồn vốn có tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn ngoại tệ của Chi nhánh, đặc biệt về mặt hiệu quả. Đáng tiếc là trong năm 2005 Chi nhánh không tìm thêm được Dự án đáng kể nào vì vậy nguồn vốn này sẽ khó khăn trong việc tăng trưởng, tuy nhiên do năm 2006 có hai dự án đã đến giai đoạn cuối nên dự kiến mức độ giải ngân sẽ tăng lên vì vậy dự kiến mức tăng cao hơn năm 2005 khoảng 10 tỷ đồng nữa. + Nguồn vốn ngoại tệ ký quỹ phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng tín dụng vì vậy không dám xây dựng cao. Sau khi lập kế hoạch nguồn vốn trình lên trụ sở chính, và chi nhánh thuyết minh và bảo vệ được kế hoạch nguồn vốn của mình và kết quả là bảng kế hoạch nguồn vốn sau: Đơn vị: triệu đồng, % STT Chỉ tiêu TH 2005 KH 2006 (+), (-) so TH 2005 Số tiền % (+), (-) A NGUỒN VỐN: 4,438,600 5,100,000 661,400 15% I Nguồn vốn huy động tại ĐP 4,438,600 5,100,000 661,400 15% 1 Nguồn vốn nội tệ 3,600,332 4,230,000 629,668 17% a Tiền gửi dân cư 1,009,502 1,241,443 231,941 23% b Tiền gửi từ 12 tháng trở lên 1,901,218 2,412,000 510,782 27% c Nhận TG, TV của các TCTD khác 365,520 350,520 -15,000 -4% 2 Nguồn vốn ngoại tệ 838,268 890,000 51,732 6% a Tiền gửi dân cư 380,371 415,371 35,000 9% b Tiền gửi từ 12 tháng trở lên 280,862 293,862 13,000 5% c Nhận TG, TV của các TCTD khác 252,260 152,000 -100,260 -40% (nguồn: phòng NV-KHTH chi nhánh Nam Hà Nội) Từ kế hoạch của chi nhánh, căn cứ vào kế hoạch của từng chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Nam Hà Nội đã giao kế hoạch xuống, đây là một bảng số liệu về giao chỉ tiêu kế hoạch cho chi nhánh Tây Đô năm 2006: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu TH 2004 TH 2005 (+),(-) 2004 KH 2006 (+),(-) 2005 Tính BQ Giao KH (+/-) Tổng n.vốn 176,456 373,472 197,016 440,589 67,117 493,486 533,000 180,453 Nội tệ 163,337 363,877 200,540 428,595 64,718 482,923 TG dân c 7,940 19,216 11,276 30,000 10,784 24,981 30,000 10,784 TG TCKT 155,397 323,661 168,264 (323,661) 436,942 491,925 168,264 TG UTĐT - 21,000 21,000 (21,000) 21,000 TG TCTD - - - - Ngoại tệ 13,119 9,595 (3,524) 11,994 2,399 10,563 11,000 1,405 TG dân c 12,843 9,495 (3,348) 11,870 2,375 10,445 TG TCKT 276 100 (176) (100) 118 TG UTDT - - - - TG TCTD - - - - 0.077 26,677 (nguồn: phòng NV-KHTH chi nhánh Nam Hà Nội) Theo bảng trên khi chi nhánh Nam Hà Nội giao kế hoạch cho chi nhánh trực thuộc (chi nhánh Tây Đô) đã căn cứ vào tình hình thực hiện công tác nguồn vốn của chi nhánh trực thuộc những năm trước. Trên đây là thực trạng về kế hoạch nguồn vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội trong một năm. Trong từng tháng, từng quý phòng kế hoạch tổng hợp cũng lập kế hoạch và giao cho từng chi nhánh, đơn vị, có những điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kịp thời. Về việc thực hiện công tác huy động và điều hành vốn: Chi nhánh Nam Hà Nội luôn quy định mức lãi suất huy động theo chính sách lãi suất của hệ thống ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn, phù hợp với mặt bằng lãi suất trên thị trường. Chi nhánh luôn yêu cầu các đơn vị, chi nhánh trực thuộc lập nhu cầu về vốn theo tuần, tháng. Trên cơ sở đó phòng nguồn vốn kế hoạch tổng hợp dự báo lưu chuyển dòng tiền mặt làm căn cứ điều hành nguồn vốn toàn chi nhánh. Hàng ngày phòng NV-KHTH làm báo cáo ngày trên cơ sở báo cáo nhanh của các đơn vị trực thuộc, yêu cầu phải xong trước 8h sáng để ban giám đốc chi nhánh nắm được sự tăng giảm của nguồn vốn và sử dụng vốn, có sự chỉ đạo điều chỉnh nếu cần thiết. Mỗi tháng chi nhánh gửi bảng cân đối thàng về trụ sở chính NHNo&PTNT, để tổng hợp cân đối chung toàn hệ thống. Theo đúng quy trình của quản lý, Chi nhánh Nam Hà Nội thường xuyên thực hiện đánh giá công tác quản lý nguồn vốn, bằng cách so sánh với cùng kỳ năm trước. Từ đó biết được các mặt được, mặt còn hạn chế, rút ra kinh nghiệm, đồng thời có biện pháp để xây dựng kế hoạch nguồn vốn và thực hiện tốt kế hoạch trong năm sau. Thực trạng quản lý nguồn vốn của chi nhánh( theo các nhan tố) Về quy mô và kết cấu. Như đã nói ở trên Chi nhánh luôn luôn thống kê về sự thay đổi của nguồn vốn và cơ cấu nguồn, hàng ngày phòng nguồn vốn kế hoạch của chi nhánh làm báo cáo ngày gửi lên ban giám đốc trong đó có giải trình về sự tăng giảm của các nguồn. Từ đó ban giám đốc luôn nắm được tình hình của nguồn vốn của chi nhánh, nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng giảm của nguồn từ đó có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Gia tăng nguồn là điều kiện để chi nhánh thực hiện mở rộng quy mô các hoạt động khác (hoạt động tín dụng, phát triển các dịch vụ). Chính vì vậy tăng về quy mô nguồn vốn luôn là mục tiêu hàng năm của chinh nhánh Nam Hà Nội. Dưới đây là bảng quy mô của nguồn luôn tăng qua các năm: Đơn vị: tỷ đồng Các chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn vốn dân cư tỷ trọng 886 35% 689 21% 1389 31% 4227 53% 4185 50% Nguồn vốn các TCKT,TCXH Tỷ trọng 1112 43% 1440 35% 2497 56% 3592 45% 3566 43% Nguồn vốn các TCTD Tỷ trọng 550 12% 1224 54% 552 13% 134 2% 572 7% Cộng tổng nguồn Trong đó ngoại tệ quy đổi 2550 445 3353 686 4469 838 7953 573 8323 576 Tăng so với năm trước 31.5% 33,3% 80% 4.65% (nguồn: phòng NV-KHTH chi nhánh Nam Hà Nội) Tổng vốn tăng về cả số tương đối và số tuyệt đối qua các năm đặc biệt năm 2006 tăng 3.484 tỷ đồng tăng 80% so với năm 2005. Nhưng năm 2007 tốc độ tăng giảm chỉ tăng là 4,65% so với năm 2006 do số vốn tuyệt đối năm 2006 là 7.953 tỷ là một còn số khá cao, mặt khác năm 2007 là năm mà thị trường chứng khoán ở Việt Nam khá sôi động, thu hút lượng vốn đầu tư lớn, làm luồng vốn vào hệ thống ngân hàng, mặt khác do hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần mới được thành lập khát vốn nên ít nhiều ảnh hưởng đến lượng vốn chi nhánh huy động được. Về cơ cấu nguồn vốn huy động được: a, Theo tính chất huy động: + Tiền gửi dân cư: Tỷ trọng tiền gửi dân cư tăng từ 21% năm 2004 lên 31% năm 2005, tuy nhiên tỷ trọng vẫn chưa đạt theo mặt bằng chung của hệ thống. Năm 2006 nguồn vốn tiết kiệm dân cư là 4.227 tỷ đồng tăng 2.836 tỷ đồng so với năm trước, chiếm 53% tổng vốn năm 2006 vượt mức kế hoạch trụ sở chính giao. Chi nhánh Nam Hà Nội trở thành đơn vị dẫn đầu hệ thống vế số lượng tiền gửi dân cư. Tuy vậy sang năm 2007 tiền gửi dân cư có xu hướng giảm so với năm 2006 chỉ đạt bằng 99% nguồn tiền gửi dân cư năm 2006, và chiếm 50% trong tổng số nguồn vốn, nguyên nhân là do sự phát triển của thị trường chứng khoán nên việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy nguồn tiền này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn là một nguồn ổn định cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. + Tiền gửi các tổ chức kinh tế: Theo bảng số liệu tỷ trọng nguồn này trong tổng nguồn qua các năm là khá cao năm 2005 là 56%, năm 2006 là 45%, năm 2007 là 43%, nhưng xu hướng của nó là tỷ trọng giảm nhường chỗ cho nguồn tiết kiệm dân cư. Một phần nguyên nhân là tuy nguồn này được huy động với một chi phí thấp nhưng tính ổn định của nó không cao. + Nguồn vốn các tổ chức tín dụng: Đây chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, năm 2005 nguồn này là 552 tỷ đồng chiếm 13 % tổng nguồn, so với năm 2005 nguồn tiền gửi, tiền vay các tổ chức tín dụng năm 2006 giảm cả số tuyệt đối và số tương đối( chỉ chiếm 2% tổng nguồn). Năm 2007 chi nhánh tiếp tục thực hiện chủ trưởng giảm giảm dần tiền gửi tiền vay các tổ chức tín dụng, đến ngày 31/12/2007 nguồn này là 572 tỷ chiếm 7% tổng nguồn. Như vậy nguồn vốn huy động được của chi nhánh được đảm bảo bằng nguồn vốn ổn định và lâu dài. Tỷ trọng tiền gửi dân cao, tỷ trọng tiền gửi tiền vay các TCTD giảm dần. Qua nghiên cứu số liệu thống kê hàng năm thấy năm 2007 là năm sôi động của thị trường chứng khoán Việt Nam đã có tác động tới cơ cấu và quy mô nguồn vốn của Chi nhánh, do dân cư đầu tư vào thị trường chứng khoán mạnh thay vì gửi tiền trong Ngân hàng, vì vậy mà tiền gửi dân cư tại Nam Hà Nội giảm cả số tuyệt đối và tương đối. b, Phân tích theo thời gian huy động: Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu TH 2005 TH 2006 TH 2007 Tổng nguồn vốn 4,439,600 7,952,850 8,320,000 Tiền gửi không kỳ hạn tỷ trọng 906,204 20.4% 1,188,470 14.94% 1,238,000 14.88% Tiền gửi có KH<12 tháng tỷ trọng 938,317 21.14% 1,488,998 18.72% 1,591,000 19.12% Tiền gửi có KH>12 tháng Tỷ trọng 2,594,079 58.44% 5,275,382 66.33% 5,491,000 66% (nguồn: phòng NV-KHTH chi nhánh Nam Hà Nội) Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn theo thời gian của chi nhánh đã thay đổi theo hướng ổn định hơn, tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao 66% trong tổng nguồn. c, Phân tích theo loại tiền: - Phân tích nguồn vốn theo loại tiền Năm 2005 nguồn vốn nội tệ đạt: 3.600 tỷ đồng , tăng 935 tỷ so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng là 35%, trong khi tốc độ tăng toàn quốc là 20,9 %. Nguồn vốn ngoại tệ đạt: 838 tỷ tăng 152 tỷ so với năm 2004, tăng 22%. Tỷ trọng ngoại tệ là 19% cao hơn mức bình quân của hệ thống là 10%. Nguồn vốn ngoại tệ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nội tệ là một sự cố gắng vượt bậc của chi nhánh trong điều kiện khó khăn của năm 2005. Năm 2007 nguồn vốn nội tệ đạt 5.562 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2006 và nguồn vốn ngoại tệ đạt 572 tỷ đồng. Trong thời gian vừa qua chi nhánh đã thực hiện các biện pháp để quản lý quy mô và kết cấu của nguồn vốn đạt hiệu quả cao như: + Chủ động và tích cực thực hiện chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về công tác huy động vốn, tổ chức thực hiện tốt các đợt phát hành tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ, trái phiếu do trụ sở chính tổ chức: tuyên truyển quảng cáo, tặng quà khuyến mại cho khách hàng gửi tiết kiệm với số tiền lớn, phát huy tối đa các mối quan hệ trong và ngoài ngành nhằm thu hút khách hàng có tiềm năng tiền gửi và thanh toán. Kết quả là nguồn vốn của chi nhánh thực sự đã tăng lên, làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng nguồn vốn dân cư và nguồn vốn trung, dài hạn, tăng tính ổn định cảu nguồn vốn. + Nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương “ giảm dần nguồn tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng”, là một chi nhánh thời gian thành lập còn chưa lâu, lúc đầu tỷ lệ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khá cao, lúc cao nhất chiếm tới 35% tổng nguồn. Đến năm 2006 nguồn này hầu như đã được thanh toán, tính đến cuối năm 2007, nguồn này chỉ chiếm 7% trong tổng nguồn. + Hàng ngày theo dõi nhưng biến động nguồn vốn lớn để có phương án điều hành, bù đắp. + Tăng cường phát triển dịch vụ hỗ trợ khai thác các nguồn vốn rẻ, không kỳ hạn. 2.2.2 Quản lý lãi suất chi trả. Trong một vài năm gần đây lãi suất biến động theo xu hướng tăng lên, lãi suất huy động của chi nhánh cũng tăng theo lãi suất thị trường. Tuy nhiên chi nhánh vẫn làm tốt công tác quản lý lãi suất huy động. Bảng lãi suất huy động vốn: Thời gian áp dụng từ 25/02/2008 Kỳ hạn VNĐ(%/tháng) (trả lãi sau) Tương đương lãi suất 1năm USD(%/tháng) (Trả lãi sau) EUR(%/tháng) (trâ lãi sau) Không kỳ hạn 0.25 3.00 1.25 1.0 Kỳ hạn 1 tháng 0.63 7.56 4.50 Kỳ hạn 2 tháng 0.69 8.28 4.70 Kỳ hạn 3 tháng 0.73 8.76 5.00 1.8 Kỳ hạn 6 tháng 0.75 9.00 5.20 1.9 Kỳ hạn 9 tháng 0.77 9.24 5.25 2.0 Kỳ hạn 12 tháng 0.78 9.36 5.50 2.2 Kỳ hạn 18 tháng 0.80 9.60 5.54 Kỳ hạn 24 tháng 0.82 9.84 5.55 (nguồn: phòng NV-KHTH chi nhánh Nam Hà Nội) So với lãi suất huy động mà ngân hàng công bố kỳ trước lãi suất công bố lần này đã được điều chỉnh tăng. Nguyên nhân là do lãi suất trên thị trường huy động vốn tăng do vậy chi nhánh phải tăng lãi suất huy động đảm bảo khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Mặt khác ngân hàng đã thực hiện theo chủ trương của ngân hàng nhà nước trong giai đoạn này là thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát, tăng lãi suất thu hút nguồn tiền trong nên kinh tế. Nhìn vào bảng lãi suất tiền gửi dễ thấy rằng ngân hàng khuyến khích tiền gửi trung và dài hạn bởi lãi suất huy động cao (kỳ hạn càng cao thì lãi suất càng cao). Nếu như tiền gửi không kỳ hạn được huy động với lãi suất là 0.25%/tháng, thì tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng có lãi suất là 0.63%/tháng. Lãi suất huy động của chi nhánh thường xuyên phải điều chỉnh do tình hình vốn vay trên thị trường Việt Nam mấy tháng gần đây có nhiều biến động: Đến ngày 05/03/2008 ban giám đốc chi nhánh quyết định điều chỉnh mức lãi suất huy động như sau: Kỳ hạn VND(%/tháng) Tương đương lãi suất 1 năm 1tháng 1% 12%/năm 2 tháng 1% 12%/năm 3 tháng 1% 12%/năm (nguồn: phòng NV-KHTH chi nhánh Nam Hà Nội) Lãi suất đối với các kỳ hạn khác và loại tiền khác vẫn giữ nguyên theo thông báo áp dụng ngày 25/02/2008. Nguyên nhân có sự thay đổi lãi suất như trên làm cho lãi suất huy động ngắn hạn lại cao hơn lãi suất huy động dài hạn. Có thể nói đây là sự cân nhắc kỹ lưỡng của chi nhánh. Bởi do ngân hàng nhà nước quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu ngân hàng nhà nước với lãi suất là 7.8 %, kỳ hạn là 364 ngày, mục đích là thu hút tiền từ lưu thông về hệ thống ngân hàng, kiềm chế lạm phát. Hình thức này bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng theo mức phân bổ cụ thể. Rất nhiều tổ chức tín dụng phải mua loại tín phiếu này, được phát hành vào ngày 17/3/2008. Do vậy để chủ động vốn mua tín phiếu ngân hàng nhà nước vào thời điểm đó các ngân hàng thương mại phải huy động vốn trên thị trường từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2008, các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng lãi suất, và huy động tiền gửi kỳ hạn ngắn. Do vậy chi nhánh Nam Hà Nội cũng đã điều chỉnh lãi suất để đảm bảo khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên việc tăng lãi suất huy động phải đảm bảo khả năng sinh lời của ngân hàng. Căn cứ vào tình hình thị trường vốn những tháng đầu năm 2008, giám đốc chi nhánh đã điều chỉnh lãi suất cho vay như sau: Lãi suất cho vay nội tệ: Lãi suất cho vay ngắn hạn Từ 1.10%/tháng lên 1.30%/tháng Lãi suất cho vay trung hạn Từ 1.20%/tháng lên 1.35%/tháng Lãi suất cho vay dài hạn Từ 1.35%/tháng lên 1.45%/tháng (nguồn: phòng NV-KHTH chi nhánh Nam Hà Nội) Lãi suất này được áp dụng cho các khoản vay từ ngày 18/3/2008. Đối với các khoản vay trung và dài hạn áp dụng lãi suất linh hoạt, tối đa 12 tháng điều chỉnh lãi suất một lần theo lãi suất thị trường. Lãi suất huy động của chi nhánh luôn được theo dõi sát, chỉ đạo kịp thời, lãi suất mà chi nhánh thực sự quan tâm là lãi suất thực tế, và luôn đạt được lợi nhuận có sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Sau đây là bảng báo cáo chính sách lãi suất của chi nhánh năm 2007: Đơn vị: % Tháng 3 Tháng 6 Tháng 9 Tháng 12 Cả năm Lãi suất đầu ra thực tế bình quân 0.613 1.747 0.806 0.715 0.862 Lãi suất đầu vào thực tế bình quân 4.473 0.656 0.394 0.946 0.612 Chênh lệch lãi suất 0.140 1.091 0.412 - 0.231 0.251 (nguồn: phòng NV-KHTH chi nhánh Nam Hà Nội) Nói tóm lại về chính sách lãi suất đầu vào chi nhánh đã thực hiện khá linh hoạt và kịp thời các chế độ lãi suất trên nguyên tắc tôn trọng các kỳ hạn lãi suất quy định của hiệp hội ngân hàng từng thời kỳ và vận dụng linh hoạt các mức lãi suất huy động khác tương tự như lãi suất của các ngân hàng thương mại quốc doanh trên cùng địa bàn. Chi nhánh đã quản lý lãi suất chi trả bằng các đa dạng hoá lãi suất theo thời gian huy động, theo loại tiền. Đặc biệt mỗi tháng chi nhánh đểu tính lãi suất bình quân của các nguồn trong phải trả lãi trong kỳ để tính được chênh lệch lãi suất trong tháng, đồng thời so sánh lãi suất các biệt của từng loại tiền, lãi suất cá biệt theo kỳ hạn và lãi suất cá biệt theo từng loại tiền gửi (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi của các tổ chức tín dụng). Từ đó có những điều chỉnh lãi suất nhằm tác động theo hướng ổn định, đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng. Quản lý kỳ hạn: Cơ sở của các khoản cho vay là các khoản nợ, chính vì vậy mà kỳ hạn của các nguồn vốn và kỳ hạn của các khoản vay có mối liên hệ chặt chẽ. Thông thường các nhà quản lý cho vay theo nguyên tắc, các nguồn có kỳ hạn ngắn cho vay với kỳ hạn ngắn, các nguồn có kỳ hạn dài được dùng đối với các khoản vay dài hạn. Nhưng không phải lúc nào các nguồn huy động và khoản vay cũng tương ứng về mặt kỳ hạn, thường xuyên xảy ra tình trạng nhu cầu về vốn trung và dài hạn là rất lớn trong khi vốn huy động được chỉ trong ngắn hạn. Ngân hàng cho vay trung và dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn dẫn đến tình trạng mất cân đối kỳ hạn, gây ra rủi ro kỳ hạn cho ngân hàng. Ngân hàng nhà nước đã quy định tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay dài hạn đối với các ngân hàng thương mại là 40%, đối với các tổ chức tín dụng khác là 30%, ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỷ lệ này là 30%. Thực tế tại chi nhánh Nam Hà Nội, việc quản lý kỳ hạn của nguồn vốn chưa được quan tâm, hoạt động cho vay của chi nhánh hầu hết vẫn dựa theo nguyên tắc nguồn ngắn hạn cho vay ngắn hạn, nguồn dài hạn cho vay dài hạn. Do vậy một lượng vốn ngắn hạn chưa được sử dụng, trong khi nhu cầu về vốn trung và dài hạn lại cao. Điều đó gây ứ đọng vốn ngắn hạn, làm giảm lợi nhuận của chi nhánh. Điều đó đòi hỏi trình độ quản lý cao bởi nếu dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn sẽ xuất hiện rủi ro thanh khoản, các nhà lãnh đạo phải lựa chọn giữa lợi nhuận và sự an toàn thanh khoản. Việc quản lý kỳ hạn tại Chi nhánh Nam Hà Nội hầu như gắn liền với quản lý lãi suất chi trả. Tuy nhiên Chi nhánh luôn thực hiện các biện pháp nhằm tăng tính ổn định của nguồn tiền như: cố gắng huy động tiền gửi để giảm tiền vay, luôn quan tâm tới khách hàng gửi tiền lớn, huy động từ nhiều nguồn khác nhau, công tác quản lý nguồn vốn và công tác quản lý tín dụng được tiến hành song song. 2.2.4 Quản lý tính thanh khoản của nguồn vốn Ngân hàng luôn phải đối mặt với yêu cầu về tính thanh khoản, sẵn sàng chi thanh toán khi khách hàng yêu cầu. Vì vậy công tác quản lý tính thanh khoản có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, đảm bảo tốt tính thanh khoản là một yêu cầu đối với ngân hàng, tính thanh khoản tốt sẽ gây được lòng tin của khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng, đồng thời thể thiện trình độ quản lý của các nhà lãnh đạo. Ngược lại, khi khách hàng có yêu cầu mà ngân hàng không thể thanh toán, mất khả năng thanh khoản sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng, uy tín của ngân hàng bị giảm sút, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản. Nguyên nhân mà ngân hàng có thể mất khả năng thanh khoản là do sự mất cân đối giữa kỳ hạn cho vay và kỳ hạn nguồn vốn. Chính vì vậy quản lý tính thanh khoản và quản lý kỳ hạn cần phải thực hiện song song với nhau. Trong công tác xây dựng kế hoạch nguồn vốn Chi nhánh luôn xác định cầu thanh khoản để có kế hoạch huy động vốn. Phòng nguồn vốn kế hoạch tổng hợp yêu cầu các đơn vị, phòng tín dụng, các phòng có liên quan lập các yều cầu về vốn: Nhu cầu rút tiền của người gửi, nhu cầu tín dụng của khách hàng, các khoản vay đến hạn phải trả, lãi trả cho các khoản tiền gửi và tiền vay. Phòng nguồn vốn kế hoạch tổng hợp tổng hợp thống kê qua các năm, phân tích nhu cầu thanh khoản từng thời kỳ trong năm, phân tích định lượng nhu cầu thanh khoản đối với từng loại tiền gửi, từng nhóm khách hàng, qua đó dự báo xu hướng nhu cầu thanh khoản hiện tại. Khi đã xác định được cầu thanh khoản, chi nhánh xác định cung thanh khoản hiện tại mà họ có thể đáp ứng được, biết được chênh lệch giữa cung và cầu thanh khoản, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm đáp ứng đủ lượng cầu nếu lượng cung cầu. Cung thanh khoản đầu tiên của chi nhánh đó là ngân quỹ mà chi nhánh dự trữ. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là do ngân hàng trung ương quy định họăc do chi nhánh tự dự trữ. Theo quyết định số 187, ngày 16/01/2008 ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc như sau: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam như sau: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 8% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng đồng Việt Nam áp dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ áp dụng cho các tổ chức tín dụng như sau: - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 10% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ áp dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Chi nhánh Nam Hà Nội đã chấp hành đúng các quy định trên luôn đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc đảm bảo khả năng thanh khoản cho khách hàng. Chi nhánh Nam Hà Nội nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội nên luôn giữ mối quan hệ với các ngân hàng trên địa bàn, chính vì vậy mà chi nhánh có thể vay vốn trên thị trường liên ngân hàng khi cần thiết. Trong điều kiện hiện nay, thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã phát triển nhiều ngân hàng đã đầu tư một phần tài sản của họ vào thì trường này, khi cần có thể chuyển thành tiền mặt để thanh toán với khách hàng. Tuy nhiên, NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng thương mại nhà nước nên việc đầu tư vào thị trường chứng khoán còn hạn chế, Chi nhánh Nam Hà Nội gửi phần tài sản dự trữ thanh khoản của mình tại NHNo, và mua trái phiếu chính phủ. Quản lý danh mục đầu tư Hiện tại, chi nhánh Nam Hà Nội chưa quản lý vốn theo danh mục đầu tư. Thu nhập của chi nhánh chủ yếu từ hoạt động cho vay và thu phí dịch vụ. Chi nhánh chỉ gửi tiền tại NHNN và Trụ sở chính của ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn. Chi nhánh chưa quan tâm nhiều đến đầu tư và chưa đầu tư đa lĩnh vực. Do vậy những lợi ích do công cụ quản lý theo danh mục đầu tư chưa được phát huy. Đây cũng chính là tình trạng chung của các ngân hàng Việt Nam. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TẠI CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI. Kết quả đạt được Là chi nhánh cấp 1 của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam, có trụ sở trên địa bàn Hà Nội, do đó Chi nhánh tham gia vào đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn thành phố loại I (giai đoạn 2006-2010). Dưới đây là một số thành tựu mà các chi nhánh trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt được nói chung và của chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng. Năm 2007 vừa qua mặc dù là năm có sự cạnh tranh gay gắt của hoạt động ngân hàng, là năm đầu tiên Việt Nam ra nhập tổ chức WTO, đồng thời thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, chống lạm phát của ngân hàng nhà nước, hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục phát triển ổn định và toàn diện. Các chi nhánh của ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều biện pháp tích cực trong việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh, trong đó có chi nhánh Nam Hà Nội. Các chi nhánh trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã bám sát diễn biến lãi suất thị trường, theo sát sự chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam, điều chỉnh lãi suất kịp thời linh hoạt, đa dạng hoá các hình thức huy động, các hình thức trả lãi, có chính sách cụ thể đối với từng nhóm khách hàng một cách hợp lý, thu hút người gủi tiền đã huy động được khối lượng vốn lớn đáp ứng chương trình phát triển kinh tế địa phương và điều về ngân hàng trung ương. Kết quả đạt được cụ thể của chi nhánh Nam Hà Nội về công tác quản lý nguồn vốn như sau: - Chi nhánh huy động vốn với phương châm giảm dần nguồn vốn không ổn định, duy trì nguồn ổn định thông qua các mối quan hệ đã có, đồng thời không ngừng mở rộng, đầu tư để tìm kiểm thêm khách hàng mới, các dự án mới để bù đắp cho phần giảm sút nguồn. - Hằng ngày phòng nguồn vốn kế hoạch tổng hợp có nhiệm theo dõi sát sao sự biến động của nguồn vốn lớn để báo cáo lên ban giám đốc, từ đó ban giám đốc có phương án điều hành, bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn. - Mặt khác chi nhánh tăng cường phát triển các dịch vụ hỗ trợ, thẻ thanh toán, thẻ ATM, nhận trả lương qua thẻ ATM, nhằm mục đích khai thác nguồn vốn không kỳ hạn này với một chi phí thấp. - Công tác huy động vốn từ dân cư luôn được chi nhánh chú trọng, hình thức huy động, hình thức khuyến mại được đa dạng hoá. Chi nhánh không ngừng trang bị kiến thức tiếp thị huy động vốn, văn hoá giao dich cho các cán bộ tiếp xúc trực tiếp với dân cư. Đồng thời cơ sở vật chất tại các điểm giao dịch được cải thiện khang trang hơn, hiện đại hơn tăng thêm lòng tín cho khách hàng. - Để khuyến khích cán bộ công nhân viên, chi nhánh luôn ưu tiên quỹ khen thưởng cho việc huy động, xét khen thưởng đột xuất cho các cá nhân, đơn vị phát triển thêm khách hàng mới , tăng thêm nguồn vốn, đem lại lợi nhuận cho chi nhánh. - Về cơ cấu huy động, chi nhánh đã huy động vốn với một cơ cấu khá hợp lý , quy mô nguồn vốn liên tục tăng qua các năm, doanh thu từ các hoạt động dịch vụ cũng không ngừng tăng lên, tình trạng nợ xấu nợ quá hạn thấp. Kết quả trên đạt được là do chi nhánh đã áp dụng các biện pháp khơi tăng nguồn tiền gửi như: đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, kỳ hạn linh hoạt, đẩy mạnh hoạt động marketing; áp dụng nhiều hình thức khuyến mại bằng tiền và hiện vật cho khách hàng; thường xuyên thay đổi các hình thức huy động tiền gửi như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang; áp dụng giao chỉ tiêu huy động vốn cho các đơn vị, cá nhân; tích cực tiếp cận khách hàng lớn là các tổng công ty; 3.2 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân Công tác quản lý nguồn vốn của chi nhánh chưa thực sự chủ động, mà chỉ chủ yếu tập trung vào sự đảm bảo sự tuân thủ quy định của trụ sở chính. Tuy việc này có ưu điểm là đảm bảo tính an toàn cho cả hệ thống nhưng nó làm giảm tính chủ động của chi nhánh. Thực tế diễn biến về tăng trưởng nguồn vốn trong năm có biểu hiện bất thường, sự biến động của thị trường chứng khoán, bất động sản, và giá vàng làm ảnh hưởng diễn biến nguồn vốn. Điều này nằm ngoài sự quản lý của chi nhánh. Thị trường chứng khoán tại Viêt Nam năm 2007 diễn ra sôi động, thu hút một lượng vốn không nhỏ từ nền kinh tế, đặc biệt là nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, làm cho lượng tiền gửi tiết kiệm dân cư tại chi nhánh giảm số lượng và tỷ trọng, làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn tại chi nhánh. Năm 2007 có thể nói là một năm đầy khó khăn đối với ngành ngân hàng, trước sự cạnh tranh gay gắt giữa nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Cổ phần, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài về quy mô, lãi suất, công nghệ, phong cách phục vụ,…Sự cạnh tranh đã gây nên nhiều khó khăn như: đẩy mặt bằng lãi suất tiền gửi lên quá cao, thiếu sự liên kết trong phát hành thẻ và hệ thông ATM, mạng lưới quá dày ở một số địa điểm đã dấn đến những hành động lôi kéo khách hàng không lành mạnh, kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng. Chính vì vậy thị trường huy động vốn của chi nhánh Nam Hà Nội có phần bị thu hẹp, thị phần chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh. Đòi hỏi chi nhánh phải có phương thức quản lý khẳng định được thế mạnh về nguồn vốn, lãi suất và các dịch vụ,… Các sản phẩm dịch vụ triển khai còn hạn chế, chất lượng chưa cao, chủ yếu là dịch vụ ngân hàng truyền thống, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường để thu hút khách hàng, do vậy nguồn này chưa được khai thác, thu từ dịch vụ còn thấp. Số lượng máy ATM còn ít, các dịch vụ và chính sách hỗ trợ, quảng cáo còn hạn chế, tập quán người dân sử dụng phương tiện chủ yếu là tiền mặt, nên đối tượng sử dụng thẻ ATM chủ yếu chỉ là cán bộ công nhân viên, sinh viên và một số khách hàng truyền thống. Công nghệ thông tin đã được tập trung triền khai trong chi nhánh, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa hỗ trợ thêm chức năng, tiện ích sản phẩm. Hoạt động quản trị và điều hành huy động vốn, kinh doanh vốn chưa theo hướng ngân hàng kinh doanh hiện đại, mặc dù đã có những cải tiến, song vẫn chưa phải là mô hình quản lý hướng vào khách hàng. Việc quản lý được thực hiện theo từng nghiệp vụ kinh doanh, chưa theo nhóm khách hàng nên việc nắm bắt nhu cầu khách hàng để phát triển sản phẩm dịch vụ mới còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các bộ phận quản lý, các phòng nghiệp vụ còn chưa đồng bộ, nhịp nhàng, đôi khi không thuân lợi cho khách hàng. Trình độ cán bộ tuy đã được nâng cao song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong cơ chế thị trường và hội nhập. Trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và các ngân hàng nước ngoài thu hút nguồn nhân lực giỏi, trẻ mà ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chưa có chính sách rõ ràng về thu hút và giữ chân những cán bộ giỏi. Đây cũng là thực trạng tại chi nhánh Nam Hà Nội, chính vì vậy mà trình độ quản lý nguồn vốn còn hạn chế. Thêm vào đó là các nguyên nhân khác làm cho một số nội dung của quản lý vốn, như quản lý kỳ hạn, quản lý danh mục đầu tư, chi nhánh Nam Hà Nội chưa có công cụ quản lý cụ thể, lợi ích của các nội dụng quản lý này không được ứng dụng nhằm năng cao công tác quản lý nguồn vốn. Thực trạng này có nguyên nhân khách quan và chủ quan, ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn và chi nhánh Nam Hà Nội cân sớm có biện pháp giải quyết. CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TẠI CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI – NHNo & PTNT ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TẠI CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI Theo định hướng phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam là: Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của AGRIBANK là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam  tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế. AGRIBANK kiên trì với định hướng chiến lược phát triển là: Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện để cổ phần hoá. Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, các tổ chức tài chính-ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững. Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo tiến độ Đề án tái cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông  thôn Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt và tập trung xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam thành tập đoàn tài chính; Chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện cổ phần hoá vào năm 2009; Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch  cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; Tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp. Phấn đấu tăng tổng nguồn vốn từ 25-28%/năm, tổng dư nợ từ 20-25 %/năm, trong đó tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tối đa chiếm 45 % tổng dư nợ trên cơ sở cân đối nguồn vốn cho phép; nợ quá hạn dưới 1 % tổng dư nợ; lợi nhuận tối thiểu tăng 10%. Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách hàng. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, xây dựng thành tập đoàn tài chính và thực hiện tốt cổ phần hoá theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng và hoàn thiện các Đề án: Đề án tái cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Đề án cổ phần hoá NHNo&PTNT Việt Nam vào năm 2009. Xây dựng ngân hàng theo mô  hình ngân hàng  2 cấp quản lý tập trung thành các mô hình tổ chức quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch vụ. Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn, hiệu quả, bền vững. Thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược con người, công nghệ, tài chính và maketting (goi tắt là chiến lược 4M); Cụ thể hoá chiến lược đến 2010 và từng năm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Xây dựng chiến lược đào tạo của toàn ngành từ nay đến năm 2010; Xây dựng quy chuẩn cán bộ đối với từng lĩnh vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam đến năm 2010, xây dựng giá trị thương hiệu bằng nhiều hình thức, trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, làm cho thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế. Chi nhánh Nam Hà Nội đã xác định chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 5 năm đầu tiên (2001- 2005) là: Nguồn vốn – tín dụng - dịch vụ; chiến lược kinh doanh 5 năm tiếp theo là: Nguồn vốn – dịch vụ - tín dụng. Mục tiêu năm 2008 của chi nhánh như sau: Phấn đấu tổng nguồn vốn huy động được đến ngày 31/12/2008 là 9.300 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 16%. Trong đó tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm khoảng 30%/ tổng nguồn vốn huy động tại địa phương. Chi nhánh phấn đấu từng bước cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định và hiệu quả. Đảm bảo thường xuyên khả năng thanh toán, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng, nâng cao uy tín của chi nhánh cũng như của hệ thống ngân hàng nông nghiệp qua phong cách phục vụ khách hàng. Mở rộng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng qua đó thu hút một lượng vốn với chi phí thấp. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN TẠI CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI – NHNO&PTNT Nhóm biện pháp về thị trường 2.1.1 Năng lực cạnh tranh: Trong điều kiện hội nhập ngày này để tồn tại, có một vị trí chắc chắn trong hệ thống ngân hàng, thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cần không ngừng năng cao năng lực của mình dựa trên những lợi thế nhất định mà ngân hàng đã có. Ngân hàng cần tiến hành phân tích môi trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lý và môi trường đối ngoại,.. để có được định hướng về vị trí và nhiệm vụ của ngân hàng trong nền kinh tế. Đối với chi nhánh Nam Hà Nội cần phân tích tình hình phát triển kinh tế xã hội, tiềm năng thị trường khu vực này, và xu thế cạnh tranh để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, không để tụt hậu so với các chi nhánh đơn vị khác và các ngân hàng khác. Khu vực Hà Nội là đô thị loại I của nước ta, chính vì vậy đây là môi trường cạnh tranh gay gắt nhất, để đảm bảo năng lực cạnh tranh thì một trong những nội dung quan trọng là chi nhánh cần tổ chức nghiên cứu khách hàng: đi sâu vào đặc điểm, thói quen và tâm lý của họ. Trên cơ sở đó chi nhánh có thể đưa ra những biện pháp thích hợp để thoả mãn nhu cầu khách hàng, đồng thời tăng lợi nhuận cho chi nhánh. Thật đáng mừng trong tháng 3 năm 2008, chi nhánh Nam Hà Nội đã thành lập phòng Marketing, đây là bộ phận chuyên chăm sóc khách hàng, cũng như để ra các chương trình khuyến mại, hỗ trợ các hoạt động khác của chi nhánh, nâng cao lợi nhuận cho chi nhánh. Tăng cường công tác tiếp thị, đổi mới phong các giao dịch, thực hiện chủ trương đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, phong phú về loại hình, lãi suất và chi trả phù hợp với nhu cầu của khách hàng, cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm tiện ích cho khách hàng và trọng tâm hướng nguồn vốn vào nguồn có tính ổn định cao, hạn chế dần các nguồn vốn thiếu tính ổn định. Chi nhánh cần đẩy mạnh công tac marketing thu hút khách hàng gửi tiền bằng một số biện pháp sau: Đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo rộng rãi về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các hình thức và chính sách huy động vốn, huy động tiền gửi,.. để đông đảo công chúng biết đến sản phẩm, dịch vụ ấy. Trong thực tế quan sát tại một số điểm giao dịch, ngay cả khi khách hàng đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ thu hút tiền gửi, sản phẩm huy động vốn của các NHTM trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng chưa nắm hết được tiện ích của các sản phẩm đó. Vì vậy, Chi nhánh nên đa dạng hóa các loại tờ rơi, tờ giới thiệu tại quầy giao dịch để khách hàng có thể đọc được khi đến giao dịch. Cần có sự quan tâm đúng mức hơn tới bộ mặt bên ngoài của các văn phòng chi nhánh giao dịch, từ kiến trúc tới lôgo, mầu sắc nhằm gây ấn tượng đối với khách hàng Bộ phận chăm sóc khách hàng cần tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng mỗi khi tới giao dịch tại ngân hàng. Bộ phận này có chức năng hướng dẫn khách hàng giao dịch, trả lời mọi thắc mắc của khách hàng, tư vấn, giới thiệu sản phẩm mới của ngân hàng cho khách, xây dựng văn hoá giao dịch riêng của ngân hàng. Nét văn hoá đó thể hiện qua phong cách, thái độ văn minh lịch sự, trang phục, mang đặc trưng riêng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Mặt khác trình độ công nghệ cao sẽ làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng về dịch vụ được cung ứng và họ yên tâm quan hệ với ngân hàng. Để chất lượng dịch vụ huy động vốn của chi nhánh có thể đáp ứng được các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế, đòi hỏi công nghệ phải không ngừng cải tiến, hiện đại và nâng cấp thực sự trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhân viên ngân hàng. Chi nhánh Nam Hà Nội cần phát triển thêm các dịch vụ như: Mở rộng và phát triển thêm nhiều dịch vụ mới đặc biệt là các dịch vụ tiền gửi, dịch vụ tài khoản cá nhân, phát triển tín dụng tiêu dùng để thu hút và giữ chân khách hàng. Thực hiện một số dịch vụ như quản lý tài chính, chi trả thu nhập, lương cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là hoạt động thu hút lượng vốn đáng kể với chi phí không cao, mặt khác tiện lợi đối với khách hàng, làm cho họ gắn bó với ngân hàng hơn. Phát triển các dịch vụ kiều hối và các dịch vụ khác nhằm thu hút ngoại tệ và tăng tích luỹ, phù hợp với chính sách quản lý ngoại hối và tăng dự trữ ngoại tệ cho chi nhánh. Hiện nay thị trường chứng khoán ở nước ta đã phát triển là điều kiện để phát triển các loại hình dịch vụ đi kèm với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Một yếu tố không thể không nhắc tới trong các nhóm biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đó là văn hoá doanh nghiệp. Cần xây dựng văn hoá doanh nghiệp và quảng bá thương hiệu NHNo&PTNT, tạo môi trường kinh doanh tốt, đem lại lợi ích chung cho cả hệ thống cũng như lợi ích khách hàng của NHNo&PTNT. Mỗi chi nhánh phải góp phần vào nhiệm vụ xây dựng thương hiệu và văn hoá của NHNo&PTNT. 2.1.2 Thị phần Thực hiện các biện pháp về năng lực cạnh tranh cũng góp phần không nhỏ trong việc giữa vững và nâng cao thị phần của chi nhánh trên thị trường. Chi nhánh cần coi trọng công tác tiếp thị, và cần sự đồng lòng nhất trí của toàn bộ ban lãnh đạo và tất cả nhân viên, vì vậy chi nhánh cần có cơ chế khuyến khích, tạo động lực đến từng cán bộ. Cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, đặc biệt là cán bộ phòng giao dịch cần có thái độ ân cần niềm nở, làm vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Thái độ phục vụ rất trong trọng nó tạo nên, và để lại ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng về ngân hàng và tăng uy tín của ngân hàng. Chi nhánh phải có chiến lược khách hàng đúng đắn: chiến lược tiếp cần và khai thác khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, bên cạnh đó phải giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống, thắt chặt mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng đảm bảo lợi ích của hai bên. Tuy nhiên chi nhánh cần phân loại khách hàng để có chính sách riêng đối với từng nhóm khách hàng nhằm thu được hiệu quả cao hơn, cần có chính sách ưu đãi thích hợp, khuyến khích đối với khách hàng lớn và khách hàng lâu năm, khách hàng có tình hinh kinh doanh hoạt động tốt. 2.2 Quản lý lãi suất chi trả. Chiến lược tạo nguồn vốn luôn gắn với chiến lược sử dụng vốn trong một thể thống nhất, vì vậy lãi suất chi trả và lãi suất cho vay có mối quan hệ chặt chẽ. Để đảm bảo lợi nhuận, lãi suất cho vay luôn phải cao hơn lãi suất chi trả và khoảng chênh lệch này cao hơn khoản chi phí hoạt động của ngân hàng. Công tác quản lý lãi suất chi trả của chi nhánh cần thực hiện một số biện pháp sau: - Chỉ đạo lãi suất theo cơ chế thị trường, từng bước tăng dần chênh lệch lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào, trích đủ, kịp thời các khoản dự phòng rủi ro…Thực hiện phương châm, mọi khoản đầu tư của chi nhánh phải đem lại hiệu quả. Đa dạng hoá lãi suất chi trả phân biệt theo loại tiền và theo thời gian huy động phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất, như khả năng tiết kiệm của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, sự biến động của thị trương chứng khoán,.. Từ đó chi nhánh đưa ra được mức lãi suất danh nghĩa làm sao đảm bảo rằng lãi suất thực tế dương thu hút, hấp dẫn khách hàng. Thực hiện chính sách lãi suất hợp lý kết hợp với các hình thức khuyến khích bằng lợi ích vất chất. Chi nhánh định kỳ tính lãi suất bình quân, theo dõi cập nhật về tình hình chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào, đảm bảo khả năng sinh lợi của chi nhánh. Chi nhánh cần thiết lập mô hình tổ chức quản lý rủi ro, trong đó có quản lý rủi ro lãi suất, hình thành các chính sách quản lý rủi ro lãi suất. Cải tiến phương pháp thông kê nhằm cung cấp thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho việc đo lường, giám sát, kiểm soát, và báo cáo tình hình rủi ro lãi suất. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất: cần chú ý tích cực duy trì sự cân xứng về kỳ hạn giữa nguồn vốn và dư nợ, phòng ngừa rủi ro khi lãi suất thị trường biến động. 2.3 Quản lý kỳ hạn Khai thác và sử dụng nguồn vốn hợp lý, duy trì cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, về quy mô cũng như kỳ hạn, đảm bảo tính thanh khoản cho chi nhánh. Bên cạnh đó nghiên cứu làm sao có thể sử dụng được nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, nhằm toàn dụng vốn, đem lại lợi ích tối đa cho chi nhánh. Chi nhánh cần nắm vững các nhân tố ảnh hưởng đến kỳ hạn như thu nhập, ổn định kinh tế vĩ mô, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Qua đó nắm được kỳ hạn thực tế của nguồn tiền để có kế hoạch khai thác, sử dụng cũng như thanh toán khi khách hàng có nhu cầu. Quản lý kỳ hạn có mối liên quan tới quản lý lãi suất và quản lý quy mô, kết cấu vì vậy có thể phối hợp với các nhóm biện pháp quản lý lãi suất và quản lý quy mô, kết cấu. 2.4 Quản lý tính thanh khoản Chi nhánh thường xuyên yêu cầu các bộ phận chi nhánh lập báo cáo vê nhu cầu thanh khoản: nhu cầu rút tiền của người gửi, các khoản vay đến hạn phải trả, lãi trả cho các khoản tiền gửi và vay. Đồng thời có tỷ lệ dự trữ bắt buộc hợp lý để thanh toán ngay khi khách hàng có nhu cầu. Chi nhánh tổ chức theo dõi biến động nguồn vốn từ 5 tỷ đồng trở lên, xây dựng các phương án bù đắp cho các tình huống đột xuất, nhất là đối với nguồn ngoại tệ. 2.5 Quản lý danh mục đầu tư Trong tương lai thị trường tài chính ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh là điều kiện để các ngân hàng đầu tư vào chứng khoán, đối với NHNo&PTNT Việt Nam theo kế hoạch sẽ cổ phần hoá vào năm 2009 đây là điều kiện để NHNo gia tăng về quy mô kinh doanh cũng như đa dạng hoá danh mục đầu tư. Chính vì vậy ngay từ bây giờ Chi nhánh Nam Hà Nội cần có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng cán bộ có năng lực về quản lý danh mục đầu tư. Đó là tiền đề để nâng cao công tác quản lý nguồn vốn cũng như nâng cao hiệu quả công tác quản lý tại chi nhánh. 2.6 Nhóm các biện pháp hỗ trợ: - Về Quản trị điều hành: Quản trị ngân hàng theo hướng tiến dần đến chuẩn mực quốc tế, nhất là phụ hợp với các quy định của một Ngân hàng thanh toán quốc tế. - Công tác cán bộ: + Tăng cường đầu tư công tác đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ chi nhánh. Đào tạo liên kết, đào tạo tại chỗ và không ngừng cập nhật kiến thức về dịch vụ, công nghệ, về quản trị cho cán bộ nhân viên trong chi nhánh. Đặc biệt cần đào tạo theo phương pháp chuyên gia - tức là nghe và thực hành trực tiếp từ các chuyên gia ngành, chuyên gia nước ngoài về kiến thức ngân hàng, về phát triển dịch vụ, công nghệ cũng như quản trị điều hành. + Xây dựng và đào tạo đội ngũ chuyên viên tư vấn khách hàng + Phát huy tinh thần sáng tạo chủ động trong công việc của cán bộ công nhân viên. + Có chế độ chính sách khuyến khích khen thưởng đối với cá nhân, phòng hoạt động tích cực hiệu quả. + Đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ nhân viên, tổ chức các phong trào văn hoá- thể thao, gắn công tác giao lưu thể thao với việc tắng thêm uy tín thương hiệu NHNo&PTNT, nhằm thu hút khách hàng. Về công tác phát triển mạng lưới, sản phẩm dịch vụ mới: + Tham gia bảo hiểm các dịch vụ ngân hàng, bên cạnh việc tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng khi gửi tiền và sử dụng các dịch vụ ngân hàng. + Hoàn thiện hơn nữa công tác Thanh toán Quốc tế, mở thêm nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại. + Đẩy mạnh công tác thanh toán điện tư, nối mạng thanh toán với các đơn vị lớn, nhất là các đơn vị có mạng lưới rộng khắp toàn quốc để tăng thu dịch vụ và nguồn vốn rẻ. + Tăng nhanh phát hành thẻ ATM, thẻ ghi nợ, thẻ Quốc tế Visa và Master… Tăng cường vân dụng thành tựu công nghệ thông tin để mở rộng dịch vụ. + Chi nhánh cần tìm mọi biện pháp ưu tiên để tiếp cận với các dự án đầu tư vốn nước ngoài, xin đăng ký làm ngân hàng dịch vụ, nhằm thu dịch vụ cũng như lợi dụng nguồn vốn trong thời gian chờ giải ngân. + Tiếp tục phát triển thêm mạng lưới ở những địa điểm có khả năng phát triển kinh doanh, đi đôi với việc nâng cấp các cơ sở hiện có. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM. Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thông cần ban hành quy chế huy động vốn trong toàn hệ thống phù hợp vớí quá trình hiện đại hoá ngân hàng, thêm nhiều sản phẩm tiện ích cho người gửi tiền và người sử dùng dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng nông nghiệp cần có sự điều chỉnh lãi suất huy động vốn bám sát thị trường để thu hút khách hàng nâng cao tính cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác. Đồng thời yêu cầu thống nhất quản lý lãi suất huy động của các chi nhánh trong cùng hệ thống giảm bớt sự cạnh tranh trong hệ thống. Ngân hàng cần xem xét lại tỷ lệ dự trữ thanh toán và lãi suất điều vốn dự trữ thanh toán nhằm giảm giá đầu của nguồn, và tăng số vốn khả dụng. Bên cạnh sự chỉ đạo quản lý của ngân hàng, trong điều kiện hội nhập ngày nay ngân hàng cũng nên giao quyền chủ động hơn cho các đơn vị, chi nhánh trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, cử cán bộ đi đào tạo nước ngoài, nhằm có được nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập. + Cải tiến hệ thống công nghệ thông tín đáp ứng yêu cầu kinh doanh đối ngoại, kết nối thanh toán giao dịch, vấn tín… với các khách hàng lớn. + Trước sức ép về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính trong bối cảnh hoạt động tín dụng có nhiều rủi ro và không ít khó khăn,… NHNo&PTNT cần có chiến lược phát triển mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích trên cơ sở liên kết và liên minh nâng cao sức cạnh tranh. Đây là xu hướng tích cực và phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần xây dựng chiến lược cạnh tranh trong việc huy động vốn, nhằm năng động trong công tác huy động và hiệu quả. + Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Đây là công việc quan trọng, phải thường xuyên so sánh: sản phẩm, lãi suất, các hoạt động quảng cáo, mạng lưới ngân hàng của một số ngân hàng lớn. + Phải tạo ra sự khác biệt của ngân hàng,tạo ra các sản phẩm khác biệt hấp dẫn khách hàng trong và ngoài nước.Nó không những có tác dụng duy trì củng cố khách hàng truyền thống của ngân hàng mà còn mở rộng thu hút khách hàng mới - yếu tố quyết định trong sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại hiện nay. KẾT LUẬN Nếu hình dung nền kinh tế như một cơ thể sống thì Ngân hàng sẽ là những huyết mạch và vốn cần cho nền kinh tế như máu cần cho cơ thể. Vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp phát triển kinh tế, mà hệ thống ngân hàng là tổ chức trung chuyển vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy công tác quản lý nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng, việc quản lý nguồn vốn của ngân hàng mà hiệu quả là điều kiện để tiến hành các hoạt động cho vay và phát triển các dịch vụ của ngân hàng, tạo được lòng tin với khách hàng. Tuy nhiên công tác quản lý nguồn vốn cần phải đi cùng với công tác quản lý hoạt động cho vay, có như vậy mới đảm bảo hoạt động chính, chủ yếu của ngân hàng là huy động và cho vay vốn, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển, thu được lợi nhuận cao. Qua phân tích về thực trạng công tác quản lý nguồn vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội em có nhận xét là : Đây là một chi nhánh có uy tín, hoạt động của chi nhánh đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế tại địa bàn quận Thanh Xuân và thành phố Hà Nội trong những năm vừa qua. Về cơ bản chi nhánh Nam Hà Nội đã quan tâm chú ý tới công tác quản lý nguồn vốn, tuy nhiên trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường ngân hàng cũng như những đòi hỏi mới trong hoạt động của mình, chi nhánh cần tiếp phát huy những lợi thế đã có, đồng thời có những đổi mới nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý nguồn vốn. Dù rất cố gắng để hoàn thành chuyên đề dựa trên những kiến thức được học tại trường, cũng như những kiến thức thực tế trong thời gian đi thực tập, nhưng chuyên đề của em chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong các thầy cô thông cảm và giúp tôi hoàn thiện chuyên đề hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Quản trị ngân hàng thương mại.PGS.TS Nguyễn Thị Mùi. Nhà xuất bản Tài chính, năm 2006 Quản trị ngân hàng thương mại. Peter S.Rose Giáo trình khoa học quản lý I. PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, năm 2004. Tạp chí ngân hàng, các số năm 2007, các số tháng 1,2,3 năm 2008. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng. Nhà xuất bản văn hoá – thông tin Hà Nội, năm 2006. Ngân hàng thương mại – GS.TS Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải. Nhà xuất bản Thống kê Năm 2004. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – F.Miskhin Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của chi nhánh năm 2005, 2006, 2007 Chi nhánh Nam Hà Nội. Bảng thông báo lãi suất huy động năm 2007, 2008 của chi nhánh Nam Hà Nội Các website: + + + + + DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT NHNH : Ngân hàng nhà nước NHTƯ : Ngân hàng trung ương NHTM : Ngân hàng thương mại NHNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam NHNo : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam AGRIBANK : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam HSC : Hội sở chính TSC : Trụ sở chính TCTD : Tổ chức tín dụng TCKT : Tổ chức kinh tế DTBB : Dự trữ bắt buộc MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12247.doc
Tài liệu liên quan