Lao động là yếu tố không thể thiếu trong bất ký một doanh nghiệp nào, vai trò của yếu tố này rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong các giải pháp trước để thực hiện được chúng ta đều thấy việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm là điều quan trọng. Vậy để thực hiện tốt các giải pháp trên ngoài việc nâng cao máy móc thiết bị tiên tiến thì việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động là điều hết sức quan trọng. Nó nằm trong tổng thể các giải pháp, giải pháp này hỗ trợ cho giải pháp kia nếu thiếu một trong các giải pháp thì kết quả sẽ không được như ý muốn.
Thực hiện giải pháp đào tạo bồi dưỡng để nâng cao tay nghề cho người lao động là nhằm nâng cao tay nghề lao động ở Công ty. Mặc dù trong những năm qua Công ty vẫn thường xuyên có các chương trình đaò tạo và bồi dưỡng tay nghề cho người lao động. Nhưng đào tạo thường xuyên vẫn chưa đủ mà cần có hình thức đào tạo bồi dưỡng một cách hợp lý. Cụ thể Công ty cần thực hiện một số công việc sau:
- Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm quản lý: Đối với các cán bộ làm công tác quản lý kinh tế và quản lý kỹ thuật có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của công việc hiện nay còn thiếu, phần lớn được đào tạo từ trước những năm 1990. Do vậy mà họ tỏ ra lúng túng khi chuyển sang cơ chế thị trường, nên hiệu quả làm việc chưa cao lắm.
89 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng cấp thoát nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
274
121.041.970
10.960.516
13.607.610
101.076.322
1. Khả năng thanh toán chung
1,213
1,287
1,218
1,195
1,198
2. Khả năng thanh toán nhanh
0,796
1,209
1,056
1,038
1,063
3. khả năng thanh toán tức thời
0,173
0,104
0,298
0,057
0,108
Trong đó các chỉ tiêu được tính theo công thức sau:
Khả năng thanh toán chung = TSCĐ
Nợ ngắn hạn
TSLĐ - Hàng tồn kho
Khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Tiền mặt
Khả năng thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
Qua các số liệu trên ta thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty được bảo đảm, tức là các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể được thanh toán bằng TSLĐ của doanh nghiệp như năm 2001 một đồng nợ được đảm bảo bằng 1,198 đồng TSLĐ nó cho thấy nếu xảy ra tình trạng xấu Công ty sẽ không phải sử dụng TSCĐ để thanh toán nợ, trong ngắn hạn doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ bằng chính TSLĐ mà không phải thanh lý TSCĐ. Nhưng nhìn chung khả năng thanh toán các năm thấp trên dưới 1,1 .Đối với các khoản nợ khẩn cấp đòi hỏi phải thanh toán tức thời thì Công ty sẽ gặp khó khăn vì hệ số thanh toán tức thời các năm đều bé hơn 1 nhưng nếu kết hợp với khả năng thanh toán nhanh thì Công ty có thể bảo đảm các khoản nợ tức thời.
Biểu 13. Cơ cấu cung ứng của Công ty
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
-Tổng tài sản
54.990.280
74.137.703
86.292.963
107.116.266
134.612.839
-TSCĐ
5.386.577
5.675.871
5.406.629
13.225.094
13.570.819
-Nợ phải trả
44.441.516
57.188.603
67.226.199
85.026.630
109.815.853
-Vốn chủ sở hữu
10.548.764
16.949.100
19.066.764
22.089.636
24.296.986
1.Hệ số cung ưng chung
0,808
0,771
0,779
0,794
0,816
2.Hệ số tự cung ứng
0,192
0,229
0,221
0,206
0,18
3.Hệ số tự cung ứng TSCĐ
1,958
2,986
3,527
1,67
1,79
Các chỉ tiêu trên được tính theo công thức sau:
Nợ phải trả
Hệ số cung ứng chung =
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tự cung ứng =
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tự cung ứng TSCĐ =
TSCĐ
Từ số liệu trên cho ta thấy tự chủ tài chính thấp như năm 2000: 1 đồng tài sản Công ty chỉ cung ứng được 0,206 đồng vốn.
Năm 2001: 1 đồng tài sản Công ty chỉ cung ứng được 0,18 đồng vốn chứng tỏ doang nghiệp ít có vốn tự có, hay doanh nghiệp kinh doanh bằng vốn vay là chủ yếu,tính độc lập đối với càc chủ nợ.Do đó, bị sức ép đối với các khoản nợ vay và hệ số cung ứng chung cũng thấp tức doanh nghiệp ít có lợi vì sử dụng 1 lượng tài sảm lớn và đầu tư cũng với một nguồn vốn lớn nhưng ta thấy chỉ số này có xu hướng tăng dần và đây cũng chính là một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận. Mặt khác hệ số tự cung ứng TSCĐ đều lớn hơn 1 chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp được cung ứng một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn, đây là một yếu tố quan trọng đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh và tạo lòng tin đối với nhà cung cấp vốn như: năm1999 cứ 1 đồng TSCĐ được đảm bảo bởi 3,527 đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2000,2001 tỷ lệ này giảm xuống còn tương ứng là 1,67 và 1,79 đồng. ở đây là do năm 2000 nguồn vốn CSH tăng 3.022.872 (22.089636 – 19.066.764) và TSCĐ tăng 7818956 (13.225.094 – 5.406.629) mức tăng của TSCĐ lớn hơn mức tăng của nguồn vốn CSH nên làm cho hệ số cung ứng TSCĐ giảm xuống 1,67. Tương tự năm 2001 mức tăng của vốn CSH lớn hơn mức tăng của TCSĐ nên làm cho hệ số cung ứng TSCĐ tăng lên 1,79.
Qua xem xét 2 nhóm chỉ tiêu ở 2 bảng trên ta thấy rằng cơ sở tín dụng để huy động vốn còn thấp, hay nói cách khác Công ty còn gặp khó khăn trong huy động vốn. Tuy nhiên, khi xem xét thẩm định phương án vay vốn các chủ nguồn vốn còn chú ý xem xét đến các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn mà ta sẽ xem xét ở phần sau:
3.3. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty
3.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn nói chung
ở Việt Nam hiện nay thì thiếu vốn là căn bệnh trầm trọng của các doanh nghiệp,do đó việc huy động vốn là vấn đề cần thiết, tuy nhiên khi huy động vốn được rồi thì việc sử dụng vốn như thế nào cho có hiệu quả còn quan trọng gấp bội. Chúng ta hãy xem xét các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của Công ty ở biểu sau:
Biểu 14. Hiệu quả sử dụng vốn nói chung
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
-Doanh thu
- Lợi nhuận
- Tổng vốn kinh doanh
116.021.395
6.895.971
74.137.703
117.081.523
5.541.513
86.292.963
159.606.178
5.743623
107.116.266
175.250.859
6.281.132
134.612.839
1. Hệ số sinh lợi doanh thu
2. Hệ số doanh lợi vốn.
3. Vòng quay vốn
4. Hàm lượng vốn
0,0594
0,093
1,565
0,639
0,0473
0,0622
1,358
0,736
0,036
0,0536
1,49
0,671
0,0358
0,0467
1,302
0,768
Đơn vị: 1000 đồng
Như vậy qua các chỉ tiêu tính toán ta thấy hiệu quả sử dụng vốn nói chung của Công ty trong những năm qua tương đối thấp và còn có xu hướng giảm qua các năm cụ thể.
- Cứ một đồng doanh thu chỉ đạt được lợi nhuận là 0,0594 đồng năm 1998; 0,0473 đồng năm 1999; 0,036 đồng năm 2000 và 0,0358 đồng năm 2001.
- Cứ một đồng vốn đưa vào hoạt động chỉ tạo ra lợi nhuận là 0,093 đồng năm 1998; 0,0622 đồng năm 1999;0,0536đồng năm 2000 và 0,0467 đồng năm 2001.
- Hàm lượng vốn của Công ty ở mức trung bình tức là để thu được 1 đồng doanh thu cần tới 0,639 đồng vốn năm 1998; 0,736 năm 1999; 0,671 đồng năm 2000; 0,768 đồng năm 2001 và ngược lại với nó thì hàm lượng vốn càng nhỏ thì vòng quay vốn càng lớn.
- Các chỉ tiêu trên có ảnh hưởng lẫn nhau như sau: Giai đoạn 1998 – 1999.
Hệ số doanh lợi vốn
=
Lợi nhuận
=
Lợi nhuận
x
Doanh thu
Tổng vốn
Doanh thu
Tổng vốn
Ký hiệu H: Hệ số doanh lợi vốn.
Hd: Hệ số sinh lợi doanh thu
SV: Số vòng vốn kinh doanh.
D: năm trước, 1 năm kế tiếp.
Ta có H = Hd x SV
H’ – H0 = (H’d - H0d) SV0 + (SV’ - SV0) H’d
áp dụng công thức trên ta có
0,0622 – 0,093 = (0,0473 – 0,0594) 1,565 + (1,358 –1,565) x 0,0473
- 0,0304 = (-0,0121) x 1,565 + (-0,207) x 0,0443
– 0,0304 = (-0,0189) + (-0,0098)
Theo tính toán trên ta thấy hệ số doanh lợi vốn của Công ty giai đoạn 1998- 1999 giảm, nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi hai nhân tố sau.
+ Do ảnh hưởng của hệ số sinh lợi doanh thu giảm 1,21% làm cho hệ số doanh lợi vốn giảm 1,89%.
+ Do ảnh hưởng của vòng quay vốn giảm 20,7% làm cho hệ sóo doanh lợi vốn giảm 0,98%.
Tổng hợp 2 nhân tố trên làm cho hệ số doanh lợi vốn giảm 3,04% giai đoạn 1999-2000. Cũng theo công thức trên ta có.
0,0536 – 0,0622 = (0,036 –0,0473) 1,358 +(1,49 – 1,358). 0,036
-0,086 = (-0,0002) x 1,49 + (-0,188) x 0,0358
= (-0,0003) + (-0,0066)
Theo tính toán trên ta thấy hệ số sinh lợi vốn giảm do ảnh hưởng của 2 nhân tốsau.
+ Do ảnh hưởng của hệ số sinh lợi doanh thu giảm 0,02% làm cho hệ số doanh lợi vốn giảm 0,03%.
+ Do ảnh hưởng của vòng quay vốn giảm 18,8% làm cho hệ số doanh lợi vốn giảm 0,6%.
Tổng hợp 2 nhân tố trên làm cho hệ số doanh lợi vốn giảm 0,69%
3.3.2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
Biểu 15. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
- Doanh thu.
- Lợi nhuận
- TSCĐ
116.021.395
6.895.971
5.627.465
117.081.523
5.541.513
5.395.470
159.606.178
5.743.623
13.225.094
175.250.859
6.281.132
13.570.869
1. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
1,225
1,027
0,434
0,463
2. Sức sản xuất TSCĐ
20,617
21,7
12,068
12.914
3. Suất hao phí TSCĐ
0,816
0,974
2,304
2,16
Từ số liệu trên cho ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giảm dần qua các năm hiệu quả chưa cao cụ thể năm 1998 1 đồng TSCĐ đem lại 1,225 đồng lợi nhuận, năm 2001; 0,027 đồng lợi nhuận; năm 2000: 0,434 đồng lợi nhuận; năm2001; 0,963 đồng lợi nhuận. Đây là do tốc độ tăng TSCĐ nhanh hơn tố độ tăng lợi nhuận đặc biệt là năm 2000 và năm 2001 do những năm này Công ty đầu tư cho máy móc thiết bị nhiều năm 2000 TSCĐ tăng7829624 = (13.225.094 – 5.395.513) trong khi đó lợi nhuận chỉ tăng 262.110 = (5.743.623 – 5541.513). năm 2001 TSCĐ tăng 345.775 và lợi nhuận tăng 537.509 nghìn đồng.
Mặt khác sức sản xuất của vốn cố định của Công ty cao: 1 đồng TSCĐ đem lại 20,617 đồng doanh thu năm 1998; 21,7 đồng doanh thu năm 1999; 12,069 đồng doanh thu năm 200 và 12,914 đồng năm 2001.
Nhưng từ chỉ tiêu suất hao phí TSCĐ cho ta thấy Công ty đầu tư nhiều vào TSCĐ nhưng sử dụng TSCĐ chưa hết công suất cụ thể để tạo ra 1 đồng lợi nhuận phải bỏ ra 0,816 đồng TSCĐ năm 1998; 0,974 đồng TSCĐ năm 1999; 2,304 đồng TSCĐ năm 2000 và 2,16 đồng TSCĐ năm 2001.
3.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu độn
Biểu 16. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
- Doanh thu.
- Lợi nhuận
- VLĐ bình quân
116.021.395
6.895.971
59.032.768
117.081.523
5.541.513
74.674.083
159.606.178
5.743.623
87.388.753
175.250.859
6.281.132
107.466.571
1. Hiệu suất sử dụng VLĐ
0,117
0,074
0,066
0,058
2. Hệ số đảm nhiệm VLĐ
0,51
0,638
0,548
0,613
3. Số vòng luân chuyển VLĐ
1,961
1,567
1,826
1,631
4. Số ngày bình quân của 1 vòng luôn chuyển VLĐ
186,13
232,93
200
223,79
Trong đó:
VLĐ đầu năm + VLĐ cuối năm
Vốn lưu động bình quân =
2
Qua chỉ tiêu tính toán trên ta thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty chưa cao cụ thể:
- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động, cứ một đồng vốn lưu động bình quân chỉ tạo ra 0,117 đồng lợi nhuận năm 1998; 0,074 đồng lợi nhuận năm 1999; 0,066 đồng năm 2000 và 0,058 đồng năm 2001.
- Hệ số đảm nhiệm VLĐ cao tức là cứ thu 1 đồng doanh thu thì phải bỏ ra 0,51 đồng vốn lưu động bình quân năm 1998; 0,368 đồng VLĐ bình quân năm 2000 và 0,613 đồng năm 2001.
- Số vòng luân chuyển vốn lưu động thấp và có xu hướng giảm cụ thể trong kỳ kinh doanh năm 1998 vốn lưu động luân chuyển được 1,961 vòng, năm 1999 luôn chuyển được 1,567 vòng năm 2000 luôn chuyển được 1,826 vòng và năm2001 là 1,631 vòng và điều đó làm cho số ngày bình quân của một vòng luôn chuyển cao năm 1998 là 186,13 ngày; năm 1999 là 232,93 ngày, năm 2000 là 200 ngày và năm 2001 là 237,79 ngày.
Qua xem xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động kết hợp với vốn lưu động đã phân tích ở trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu quả sử dụng vốn do vốn lưu động chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số vốn. Do đó, những giải pháp đưa ra để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nên chủ yếu tập trung vào vốn lưu động như: Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn trên cả 3 khâu sản xuất dự trữ, và lưu thông bằng việc tính toán sao cho có một mức dự trữ thích hợp nguyên vật liệu, tăng tiến độ thi công các công trình thi công dứt điểm các công trình giảm các khoản phải thu rút ngắn kỳ thu tiền bình quân....
Biểu 17. Các khoản phải thu của Công ty
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
1. Các khoản phải thu
- Phải thu khách hàng
- Trả trước cho người bán
- Thuế VAT được khấu trừ
- Phải thu khác
- Dự phòng phải thukhó đòi
56.806.094
54.273.685
562.774
-
2.038.566
(68.931)
46.224.728
44.931.596
676.134
48.106
637.824
(68.931)
70.978.173
69.690.934
181.275
-
1.204.894
(68.931)
87.716.297
85.322.467
495.014
-
1.967.747
(68.931)
2. Doanh thu
116.021.395
117.091.523
159.606.178
175.250.859
3 Kỳ thu tiền bình quân (ngày)
187,71
144.1
162.32
182,69
Chỉ tiêu được tính theo công thức:
Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân = x 365
Doanh thu
Kỳ thu tiền bình quân: cho biết khả năng thu hồi các khoản nợ của Công ty.Từ bảng trên ta thấy thời gian thu tiền ngày càng tăng và năm 2001 là 182,69 ngày mặc dù năm 1999 đã rút ngắn xuống từ 178,71 ngày năm 1998 xuống 144,1 ngày năm 1999.
4. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
4.1. Những thành tựu đạt được
Công ty xây dựng CTN là một doanh nghiệp nhà nước khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thực hiện hạch toán độc lập, Công ty đã gặp khó khăn chung là tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ kỹ thuật còn lạc hâụ, phải từ cạnh tranh, đi lên bằng chính sức mình. Nhưng nhờ sự cố gắng hết mình trong quá trình sản xuất, Công ty đã tập trung tối đa năng lực còn lại của máy móc thiết bị phù hợp với năng lực tài chính của Công ty để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Thực tế cho thấy Công ty là một trong số ít các doanh nghiệp nhà nước đảm bảo sản xuất ổn định và làm ăn có lãi ngay sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trong thời gian qua Công ty đã đạt được một số thành tựu sau:
- Với sự chỉ đạo thi công dứt điểm theo tiến độ, Công ty đã đảm bảo được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chất lượng cao biểu hiện nỗ lực của Công ty. Nội bộ thống nhất đoàn kết, nhất trí chung lòng chung sức xây dựng đơn vị vững mạnh, ổn định, về chính trị, hợp lý về tổ chức, mạnh mẽ về năng lực, tiếp tục giữ uy tín và đứng vững trên thị trường thể hiện cụ thể giá trị sản lượng qua các năm đến tăng (từ 74.137.703.000) đồng năm 1998 lên 86.292.963.000 đồng năm 1999 lên 107.116.266 đồng năm 2000 và tăng nhanh trong năm 2001 lên tới 134.612.839 đồng.
- Về công tác tổ chức cán bộ, Công ty đã lựa chọn được những cán bộ giỏi, có kiến thức tổng quát, hiểu sâu về kỹ thuật, có nhiều kinh nghiệm thi công và xử lý các tình hình phức tạp về kỹ thuật, trực tiếp tham gia đấu thầu và đứng đầu các công trình.
- Về quản lý, Công ty đã triệt để các chế độ khoán theo khoản mục chi phí,chế độ kiểm tra công tác khoán. Qua cơ chế khoán đảm bảo được tiền lương, thu nhập của cán bộ công nhân từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn, Công ty đã tận dụng tối đa các nguồn vốn có thể huy động như nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn vay vào việc đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị để thay thế những máy móc thiết bị đã lạc hậu. Qua đó nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Để đảm bảo tái đầu tư TSCĐ, ngoài các nguồn vốn được huy động Công ty còn thực hiện công tác khấu hao để bổ sung nguồn quỹ khấu hao TSCĐ thực tế đã chứng minh TSCĐ của Công ty được đầu tư đổi mới liên tục (từ nguyên giá là 9.582.455.000) đồng năm 1998 lên 10.938.000 đồng năm 1999 lên tới 19.525.917.600 đồng năm 2000 lên 22.117.449.000 đồng năm 2001.
4.2. Những tồn tại chính của Công ty
Ngoài những thành tựu đã đạt được ở trên Công ty cũng có những tồn tại cần khắc phục.
- Trong công tác đấu thầu,ngày càng nhiều khó khăn số lượng và giá trị các công trình Công ty thắng thầu lên, nhưng tỷ lệ các công trình thắng thầu so với các công trình Công ty tham gia đấu thầu còn thấp, cần phải tìm biện pháp nâng cao sức cạnh tranh.
- Trang thiết bị máy móc phục vụ những công trình lớn mang tính hiện đại còn ít,do đó khả năng thắng thầu các công trình lớn đòi hỏi công nghệ cao là khó.
- Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao: hiệu quả sử dụng vốn cố định là 0,46 và hiệu quả sử dụng vốn lưu động là 0,058.
-Tài sản chờ thanh lý còn cao năm 2001 còn chiếm tới 615.149.426 đồng và số tương đối là 2,78% so với nguyên giá TSCĐ.
-Khấu hao TSCĐ trong những năm qua còn chưa cao cụ thể hệ số hao mòn TSCĐ năm 2001 là 0,38.
-Công tác lập kế hoạch VLĐ định mức còn chưa tốt khâu thì thừa khâu thì thiếu.
-Lượng vốn ở các khâu dự trữ, lưu thông lớn gây ứ đọng vốn sản xuất kinh doanh. Mặt khác để bù đắp lượng vốn thiếu hụt Công ty phải đi vay chịu lãi suất, phải chiếm dụng vốn gây tình trạng mất ổn định trong sản xuất kinh doanh.
4.3. Những nguyên nhân của những tồn tại
4.3.1. Nguyên nhân khách quan
-Do nguồn vốn ngân sách không đáp ứng được tiến độ sản xuất,thanh toán cho ban thi công chậm,không đủ vốn từ đó làm cho thủ tục giải ngân của Công ty còn chậm và làm cho số dư công nợ phải thu cuối năm lớn,các khoản này đa phần thu được vào tháng 1 của năm sau.
-Việc thực hiện công tác hợp đồng trong đấu thầu nhà nước chưa có cơ chế chính sách ưu tiên trong nước nên nhiều Công ty nước ngoài trúng thầu do có cơ sở vật chất hiện đại hơn, và từ đó các Công ty này lại thuê các Công ty trong nước thực hiện nên lãi suất làm thầu phụ, lợi nhuận không cao.
4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
-Những năm gần đây Công ty không ngừng đầu tư,đổi mới máy móc thiết bị như máy khoan xoay 7.5 tỷ làm cho chi phí khấu hoa lớn, vốn vay tăng và từ đó làm lãi suất tăng,lợi nhuận giảm
-Số dư công nợ phải thu lớn làm ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển VLĐ cần có biện pháp tích cực hơn nữa.
Chương 3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng cấp thoát nước
Lành mạnh hoá tài chính của doanh nghiệp là tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là yêu cầu cần thiết cho bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước có từng bước giải quyết những khoản nợ tồn đọng, thanh lý máy móc thiết bị cũ lạc hậu, xử lý các khoản thu lỗ từ năm trước đồng thời, ghi tăng giảm nguồn vốn kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý tổ chức, đảm bảo thực trạng tình hình tổ chức tài chính của doanh nghiệp. Nếu coi việc huy động vốn là điều kiện cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì sử dụng vốn có hiệu quả là điều kiện đủ cho sự tồn tại và phát triển. Qua thực tế xem xét tình hình tổ chức và sử dụng vốn cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng cấp thoát nước trong thời gian qua cho thấy: Mặc dù còn nhiều khó khăn song bằng nỗ lực của cán bộ lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên trong những năm quả hiệu quả sản xuất kinh doanh đã đạt được bước tăng trưởng khả quan, doanh thu tăng hàng năm, quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, Công ty làm ăn luôn có lãi bảo toàn và phát triển được vốn. Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của Công ty mà cụ thể là phân tích quá trình quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh thì Công ty còn có những vướng mắc, yếu kém trong việc sử dụng hợp lý đồng vốn. Do đó, Công ty cần có các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Với nhận thức đó, Tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty.
1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
1.1. Cải tiến phương pháp khấu hao TSCĐ
Như ta đã biết, khấu hao cơ bản là một trong những nội dung quan trọng của quản lý vốn cố định. Việc trích khấu hao hợp lý sẽ đảm bảo cho việc thực hiện tái đầu tư TSCĐ được thông suốt.
Trong những năm qua, Công ty đã thực hiện trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ nhất định. Với tỷ lệ này, Công ty sẽ gặp khó khăn trong trích khấu hao ở những năm cuối do năng lực sản xuất TSCĐ giảm dần theo quá trình hoạt động, việc này cũng làm giảm tốc độ thu hồi vốn đầu tư, đổi mới TSCĐ.
Điều này không thực sự phù hợp, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi khoa học phát triển mạnh mẽ, giá cả biến động mạnh, TSCĐ dễ bị hao mòn vô hình. Do đó, để đảm bảo có quỹ khấu hao thực hiện tái đầu tư TSCĐ, nhanh chóng đổi mới thiết bị, đưa kỹ thuật mới vào sản xuất thì trong công tác khấu hao TSCĐ cần tính đên các yếu tố như phát triển khoa học kỹ thuật, giá cả biến động,…
Trong phần này tôi mạnh dạn đưa ra một phương pháp khấu hao mới cho Công ty, đó là phương pháp khấu hao nhanh theo tỷ lệ giảm dần.
- Cơ sở của phương pháp
Phương pháp tính khấu hao theo tỷ lệ giảm dần dựa trên các cơ sở khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, TSCĐ dễ bị hao mòn vô hình. Để hạn chế hao mòn vô hình, trong thời gian sử dụng đòi hỏi phải khấu hao nhanh (trên cơ sở tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất).
Trên thị trường, giá cả luôn luôn biến động và nó có thể làm giảm giá của tài sản trong thời gian sử dụng. Để hạn chế ảnh hưởng của biến động giá cả tới giá của TSCĐ cần tiến hành khấu hao nhanh để bảo toàn vốn đồng thời phù hợp với thực tế làm việc của máy móc thiết bị giảm dần theo thời gian.
áp dụng phương pháp khấu hao này, trong những năm đầu giá thành sản phẩm sẽ cao hơn làm cho lợi nhuận của Công ty giảm. Song với sự linh động, Công ty có thể sử dụng quỹ khấu hao vào các mục đích trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Nội dung phương pháp
Theo phương pháp này, tính khấu hao hàng năm dựa vào tỷ lệ khấu hao luỹ thoái giảm dần với nguyên giá TSCĐ
Tỷ lệ khâu hao giảm dần được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
TKT : là tỷ lệ khấu hao năm thứ t
T : là tổng thời gian hoạt động của máy móc thiết bị
t : là năm trích khấu hao (t = 1 đến T)
Ví dụ: Một máy có nguyên giá là 42 triêu đồng thời gian sử dụng là 6 năm, áp dụng phương pháp trên ta có tỷ lệ và mức tính khấu hao trong 6 năm sử dụng như sau:
Năm thứ nhất T = 6, t=1 thay vào công thức ta có:
Năm thứ hai T = 6, t=2 thay vào công thức ta có:
Tính tương tự cho các năm còn lại ta thu được kết quả như sau:
Năm trích
1
2
3
4
5
6
Tổng
Tỷ lệ khấu hao
6/12
5/21
4/21
3/21
2/21
1/21
21/21
Mức trích
12
10
8
6
4
2
42
Do việc mua sắm TSCĐ của Công ty tại các thời điểm là khác nhau do vậy, Công ty cần áp dụng những phương pháp tính này cho từng loại TSCĐ hoặc TSCĐ mua cùng một đợt có chức năng giống nhau.
Xét về mặt hiệu quả thì trước mắt chưa có thể xác định được chính xác nhưng xét về lâu dài phương pháp tính khấu hao nhanh là một trong những phương pháp tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực xây dựng.
Tuy nhiên, trên thực tế để thực hiện phương pháp khấu hao này là một khó khăn lớn đối với Công ty bởi trong năm đầu tiên khi chuyển đổi phương pháp tính khấu hao, giá thành các công trình sẽ tăng lên đột ngột và có khả năng sẽ vượt qua khả năng chịu đựng của Công ty.
1.2. Xử lý nhanh những TSCĐ chờ thanh lý
Xử lý nhanh những TSCĐ chờ thanh lý là một trong các biện pháp quan trọng nhằm giải quyết tình trạng ứ đọng vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn, qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Tài sản chờ thanh lý của Công ty có giá trị tương đối lớn. Cụ thể năm 1998 tài sản chờ thanh lý của Công ty có tổng giá trị là 635.449.426 đồng chiếm 6,63% nguyên giá TSCĐ; năm 1999 con số đó là 627.949.426 đồng chiếm 6,04%; năm 2000 giá trị tài sản chờ thanh lý là 615.149.426 đồng chiếm 3,15% và năm 2001 giá trị tài sản chờ thanh lý là 615.149.426 đồng chiếm 2,78% nguyên giá TSCĐ. Các tài sản này phần lớn thuộc cơ quan Nhà nước cấp trước đây do đó, Công ty không có quyền chủ động trong việc thanh lý.
Để thanh lý bộ phận tài sản này Công ty cần phải tiến hành các hoạt động sau:
- Thứ nhất: Công ty phải lập tờ trình gửi lên các cơ quan chủ quản và sở tài chính về việc đứng ra thanh lý TSCĐ. Trong tờ trình phải có đầy đủ các nội dung sau:
1. Lý do xin thanh lý, nhượng bán
2. Các loại TSCĐ xin thanh lý, nhượng bán trong đó nêu rõ hiện trạng của tài snả.
3. Bảng kê chi tiết tài sản xin thanh lý, nhượng bán trong đó nêu rõ hiện trạng của tài sản.
- Thứ hai: Để công tác thanh lý tiến hành nhanh chóng Công ty phải cùng cơ quan cấp trên là Tổng Công ty xuất nhập khẩu VINACONEX thảo luận đưa ra qui định cụ thể về phần trăm để lại cho Công ty. Phần tiền để lại không những bù đắp toàn bộ chi phí hoạt động thanh lý mà còn phục vụ đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.
- Thứ ba: Sau khi cấp trên cho phép được thanh lý bộ phận tài sản này, Công ty cần lập hội đồng thanh lý gồm:
+ Giám đốc: Trưởng ban thanh lý
+ Phòng kế toán (đại diện kế toán trưởng)
+ Bộ phận kỹ thuật và các uỷ viên
Hội đồng này xem xét lại TSCĐ về mặt giá trị và đánh giá theo giá thị trường
- Thứ tư: Công ty tiến hành thông báo cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu đã gửi đơn lên hội đồng thanh lý. Công ty nên có ưu tiên đối với cán bộ công nhân viên của mình.
Ta có thể ước tính hiệu quả đem lại do thanh lý TSCĐ chờ thanh lý như sau:
Do bán thanh lý của TSCĐ là: 520.000.000 đồng
Chi phí khác cho việc thanh lý là: 100.000.000 đồng
Vậy lãi ước tính do thanh lý TSCĐ là: 420.000.000 đồng
Như vậy nếu dùng toàn bộ giá trị thu hồi này để tăng cường đổi mới TSCĐ thì sẽ góp phần tăng năng suất do đó tăng doanh lợi cho Công ty mặt khác sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.3. Nâng cao hệ số sử dụng máy móc thiết bị
Để đẩy nhanh tốc độ đổi mới máy móc thiết bị, luôn luôn theo kịp tiến độ phát triển kinh tế, cùng lượng vốn sẵn có, Công ty có thể mua thêm máy móc thiết bị bằng hình thức thuê tài chính.
Thuê tài chính là một phương pháp cung ứng tín dụng trung hay dài hạn theo hợp đồng. Khi Công ty tiến hành thuê tài chính một tài sản thì họ có quyền sử dụng tài sản đó như thoả thuận và phải thanh toán tiền thuê theo định kỳ cho người có tài sản. Đặc điểm của tiến trình thuê mua tài sản được thể hiện qua sơ đồ:
Người cho thuê (chủ sở hữu)
Người thuê (người sử dụng)
Người cho thuê: Là người có tài sản thiết bị cho thuê; Nhận tiền thuê do người thuê trả (định kỳ theo hợp đồng kinh tế); Được hưởng giá trị còn lại của tài sản trong thời hạn được thuê và là chủ sở hữu trong thời hạn cho thuê.
Người thuê: Là người trả tiền thuê cho chủ sở hữu có tài sản cho thuê (có thể thanh toán theo thoả thuận); Có thể sử dụng tài sản trong thời hạn được thuê; có trách nhiệm bảo quản, bảo trì tài sản. Người thuê sẽ là chủ sỡ hữu tài sản đó khi thanh toán hết nợ cho bên cho thuê.
- Thuận lợi của Công ty khi sử dụng hình thức tài này:
Thuê mua tài chính giúp Công ty có thể sử dụng thiết bị công nghệ tiên tiến với số tiền nhỏ hơn chi phí để mua thiết bị đó, đáp ứng nhu cầu về sản xuất hơn. Đồng thời, giúp Công ty tránh được sự lạc hậu thiết bị, nâng cao tiến độ và chất lượng công trình.
Thuê mua không có bảo lãnh như khi vay mua và nó không làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp có cơ hội tốt hơn để huy động các nguồn khác khi cần thiết.
Các khoản tiền thuê làm giảm thuế lợi tức, do đó, đem lại cho Công ty phần lợi nhuận do khoản thuế.
Hết hạn hợp đồng, nếu Công ty quản lý sử dụng tài sản tốt thì giá trị thực tế của tài sản có thể lớn hơn nhiều so với giá tiền còn lại dự kiến trong hợp đồng, Công ty có thể mua lại hoặc bán (nếu bán được giá cao) để hưởng phần chênh lệch.
Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định thuê mua một tài sản nào đó, Công ty phải cân nhắc lợi ích và chi phí bỏ ta để thực hiện hoạt động đó. Bởi vì hình thức này cũng có những bất lợi như chi phí thuê mua thường cao hơn chi phí vay vốn do Công ty cho thuê Công ty thu lợi nhuận Công ty lại không được hưởng giá trị còn lại của tài sản, … Phương pháp cơ bản để lựa chọn nên mua tài sản bằng vốn tự có hay vốn vay hay sử dụng hình thức tín dụng thuê mua là tính toán NPV, IRR của từng phương án, sau đó lựa chọn phương án có lợi hơn.
2. Một số phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.1. Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu VLĐ định mức kỳ kế hoạch sát với nhu cầu vốn thực tế của Công ty
- Cơ sở của phương pháp
Trong năm 2001,lượng Vốn lưu động của Công ty là 121.041.970 nghìn đồng tăng lên một lượng là 28,9% so với năm 2000.nhưng việc xây dựng vốn kế hoạch còn chưa tốt.Lượng vốn bị chiếm dụng còn lớn lên tới 87.716.297 nghìn đồng năm 2001 và tăng so với năm 2000 là 16.738.124 nghìn đồng với số tương đối là 23,58%gây mất cân đối nguồn vốn. Có thể nói, đối với một doanh nghiệp xây lắp việc hoạch định nhu cầu vốn là rất phức tạp, khó chính xác do tính không ổn định của thị trường. Mặc dù vậy Công ty có thể áp dụng phương pháp phàn trăm trên doanh thu để tính gần đúng nhu cầu VLĐ trong năm tới. Nếu xác định nhu cầu VLĐ không thừa không thiếu không những đáp ứng dược nhu cầu của sản xuất kinh doanh mà còn nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn.
- Nội dung của phương pháp
Đây là phương pháp dự báo ngắn hạn và đơn giản có thể sử dụng để xác định nhu cầu tài chính của doanh nghiệp. Trình tự tiến hành của phương pháp này được tiến hành như sau:
+ Tính số dư trên các khoản trong bảng cân đối tài sản của Công ty trong năm
+ Chọn những khoản chịu sự biến động trực tiếp, có quan hệ chặt chẽ với doanh thu trong năm và tỷ lệ % trên doanh thu trong năm
+ Dùng % đo ước tinh nhu cầu của năm sau theo dự tính thay đổi của doanh thu
+ áp dụng để xác định lại VLĐ định mứckế hoạch cho năm 2001 ta có bảng cân đối tài sản sau:
Tài sản
Nguồn vốn
Chỉ tiêu
Tiền
Chỉ tiêu
Tiền
1.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
-Tiền
-các khoản phải thu
-Hàng tồn kho
-TSLĐ khác
2.TSCĐ và đầu tư dài hạn
121.041.970
10.960.516
87.716.297
13.607.610
8.757.547
13.570.547
1.Nợ phải trả
-Vay ngắn hạn
-Phải trả cho người bán
-Người mua trả tiền trước
-Thuế và các khoản phải nộp
-phải trả CNV
-Các khoản phải trả phải nộp khác
-Vay dài hạn
-Nợ khác
2Nguồn vốn CSH
109.815.853
46.489.091
38.719.539
4.870.228
6.381.923
2.404.115
2.221.426
7.921.926
831.105
24.796.986
Tổng tài sản
134.612.839
Tổng vốn
134.612.839
Ta nhận thấy doanh thu của năm 2001 là 175.250.859 đồng và số dư bình quân các khoản trong bảng cân đối kế toán năm 2001 của Công ty xây dựng cấp thoát nước thu được như sau:
Khi tăng doanh thu thì các khoản mục bên tài sản có thể thay đổi tỷ lệ thuận với doanh thu. Tuy nhiên do đặc điểm của vốn cố định là sản xuất trong nhiều chu kỳ kinh doanh do vậy không thay đổi tỷ lệ thuận với doanh thu cũng như vậy đối với TSLĐ khác (tạm ứng, chi phí chờ kết chuyển).
Bên phần nguồn vốn ta cũng thấy các khoản mục phải trả phải nộp là tỷ lệ
thuận với doanh thu, xem bảng dưới đây:
Tài sản
Nguồn vốn
Chỉ tiêu
Tỷ lệ %
Chỉ tiêu
Tỷ lệ %
-Tiền
-các khoản phải thu
-Hàng tồn kho
6,25
50,04
7,76
-Phải trả cho người bán
-Người mua trả tiền trước
-Thuế và các khoản phải nộp
-phải trả CNV
-Các khoản phải trả phải nộp khác
22,09
2,78
3,64
1,37
1,28
Cộng
64,05
Cộng
31,16
Qua việc tính toán các chỉ tiêu ta thấy rằng các khoản bên tài sản tính theo doanh thu là 64,06% được trang trải bằng 31,16% các khoản nợ .Như vậy nhu cầu vốn của Công ty là:
64,05%-31,16%=32,89%
có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu tăng lên của năm 2002 cần 32,89 đồng vốn bổ sung,nếu năm 2002 doanh thu kế hoạch Công ty đặt ra là 177.681.237 nghìn đồng thì nhu cầu vốn cần bổ sung là:
(177.681.237-175.250.859).32,89%=801.983 nghìn đồng
vậy nhu cầu vốn lưu dộng dự kiến của Công ty năm 2002 là
121.041.970+801.983=121.843.953 nghìn đồng
Tuy nhiên đây chỉ là mức xác định nhu cầu vốn lưu động một cách dự đoán tương đối nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định vốn,giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng vốn lưu động có hiệu quả
việc xác định kế hoạch VLĐ định mức có tác dụng giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn vốn,tìm nguồn cung ứng sát với thực tế hơn tránh được tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong kỳ thực hiện,góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và làm lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2.2. Đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động
Qua bảng cân đối kế toán của Công ty qua các năm ta thấy vốn lưu động của Công ty chiếm phần lớn trong tổng số vốn của Công ty do đó hiệu quả sử dụng VLĐ có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Nhưng qua phân tích ở chương 2 cho thấy số vòng luân chuyển vốn lưu động của Công ty còn chậm cao nhất chỉ được 1,96 vòng mà số ngày bình quân của một vòng luân chuyển VLĐ là rất lớn trên 200 ngày. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ rất thấp làm cho hiệu quả sử dụng vốn chung thấp.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta cần phải chú ý đến cả ba khâu: dự trữ, sản xuất và lưu thông.
- Trong khâu dự trữ
ở khâu này ta tập trung chủ yếu vào đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho hay rút ngắn kỳ lưu kho bình quân của hàng hoá. Vì số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng doanh thu thuần trên hàng tồn kho bình quân và số vòng quay hàng tồn kho cụ thể qua các năm là năm 1998 đạt 10,97; năm 1999 đạt 15,76; năm 2000 đạt 13,82; năm 2001 đạt 13,51. Như vậy Công ty muốn đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho khắc phục tình trạng ứ đọng hàng hóa thì Công ty cần phải làm một số việc sau:
+ Công ty thiết lập được một hệ thống kênh thông tin trong đó đội ngũ nhân viên làm công tác thu thập thông tin phải có trình độ, năng động. Có vậy các thông tin thu thập được mới chính xác.
+ Công tác điều tra nghiên cứu thị trường, công tác lập kế hoạch sản xuất cho Công ty phải khoa học đồng thời phải chú ý đến đặc điểm riêng của ngành nghề kinh doanh của mình. Cụ thể Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là chủ yếu nên hàng hoá công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu tồn kho nằm trong các công trình thi công dở dang. Do đó, việc thi công dứt điểm các công trình để sớm được nghiệm thu, thu hồi vốn nhanh, đồng thời giảm giá trị hàng hoá tồn kho nằm trong các công trình dở dang, nhanh chóng thu hồi vốn. Như vậy, có nghĩa là Công ty nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của mình.
Để thi công dứt điểm công trình Công ty phải đưa các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đào tạo đội ngũ, công nhân, kỹ sư lành nghề, nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động.
Nếu Công ty thực hiện tốt những vấn đề trên thì có thể đầy nhanh vòng quay hàng tồn kho rút ngắn kỳ lưu kho bình quân xuống dẫn đến làm tăng vòng quay của VLĐ.
- Trong khâu sản xuất
ở khâu này tập trung chủ yếu vào việc giảm chi phí vật tư để giảm nhu cầu VLĐ và như vậy thì với số lượng VLĐ ít hơn mà vẫn tạo ra mức doanh thu tương đương hay khả năng tạo doanh thu của một đồng VLĐ tăng lên.
Đối với các Công ty xây dựng thì phần lớn nguyên vật liệu chiếm từ 70 - 80% giá trị sản phẩm. Do đó việc giảm chi phí nguyên vật liệu sẽ không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng mà còn nâng cao hiệu quả hoạt sản xuất kinh doanh. Để giảm được chi phí nguyên vật liệu Công ty cần:
+ Đối với các nguyên vật liệu phụ nếu có thể sử dụng linh hoạt các loại nguyên vật liệu có thể thay thế cho nhau mà vẫn có cùng tính năng tác dụng, từ đó lựa chọn những nguyên vật liệu rẻ hơn. Muốn vậy thì các kỹ sư thiết kế công trình của Công ty phải có sự sáng tạo ham học hỏi cập nhật thông tin để đưa vào bản thiết kế những nguyên vật liệu rẻ lại vừa phù hợp với công trình vừa tiết kiệm được chi phí vừa có chất lượng cao, giữ chữ tín với bạn hàng.
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm tiết kiệm nguyên vật liệu ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất muốn vậy phải có một định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý.
+ Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tìm các nguồn hàng phù hợp với yêu cầu của Công ty sao cho chi phí trong việc ký kết hợp đồng, vận chuyển bốc dỡ là tiết kiệm nhất. Tuy nhiên ta có thể lựa chọn nhà cung ứng đem lại nhiều ưu đãi cho Công ty.
+ Bảo quản tốt các nguyên vật liệu để giảm thiểu các chi phí phát sinh tránh hao hụt.
- Trong khâu lưu thông
VLĐ trong khâu lưu thông chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số vốn cụ thể năm 1998 là 76,62%; năm 1999 là 53,57%; năm 2000 là 66,26% và năm 2001 là 65,16%. Nếu tính tỷ trọng của khoản này trong VLĐ thì còn cao hơn nữa. Như vậy, nguồn VLĐ của Công ty bị ứ đọng trong khâu lưu thông rất lớn, lượng vốn này không những không sinh lãi mà còn làm vòng quay của VLĐ lớn nên việc đưa ra giải pháp đẩy nhanh tốc độ thanh toán công nợ phải thu là rất cần thiết, nó góp phần làm giảm số vốn bị chiếm dụng của Công ty tránh tình trạng rủi ro trong kinh doanh, thu hồi vốn nhanh đảm bảo khả năng tài chính cho Công ty. Đối với vấn đề này Công ty cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
Trước khi ký kết hợp đồng tham gia đấu thầu xây dựng một công trình, Công ty cần tìm hiểu nguồn vốn cấp cho công trình đó có đảm bảo không.
+ Nếu vốn đầu tư do một cá nhân hay tổ chức bỏ ra, Công ty cần xem xét tình hình tài chính và khả năng thanh toán của các chủ công trình thông qua:
* Báo cáo tài chính: Công ty có thể đề nghị bên A cung cấp thông tin tài chính như là bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh và xem xét các chỉ tiêu tài chính của họ như tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất thanh toán,… để đánh giá khả năng cung ứng công trình của họ.
* Ngân hàng: Công ty có thể tham khảo tình hình tài chính của bên A thông qua ngân hàng bên A đặt tài khoản. Ngân hàng thường phải điều tra về tình hình tài chính và khả năng thanh toán, thế chấp của mỗi doanh nghiệp trước khi cho vay.
+ Nếu vốn đầu tư do Nhà nước cấp hay do một tổ chức nước ngoài cung ứng, Công ty cần tìm hiểu quyết định cấp vốn và các khâu cấp vốn thông qua đó Công ty tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh nhất, hạn chế qua các khâu trung gian làm phát sinh những khoản chi phí không đáng có.
Trong hợp đồng xây dựng phải có thoả thuận rõ các điểm thời gian nghiệm thu, thanh toán theo tiến độ công trình, thời gian thanh toán hoàn tất, đồng thời qui định cả mức phạt khi thanh toán chậm so với hợp đồng (thông thường mức phạt này là từ 5 – 10%).
Trong thi công nếu cùng một lúc thi công nhiều công trình thì nên tập trung dứt điểm những công trình có khả năng thanh toán nhanh đông thời vẫn đảm bảo tiến độ thi công những công trình còn lại. Sau khi thi công xong cần nhanh chóng bàn giao công trình cho chủ đầu tư, tiến hành kiểm nghiệm, nghiệm thu công trình và yêu cầu chủ đầu tư thanh toán để nhanh chóng thu hồi vốn.
Công ty nên sắp xếp các khoản phải thu theo thời gian để theo dõi và có biện pháp thu nợ khi đến hạn. Kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu ở các đơn vị nội bộ vì đây cũng là một khoản phải thu khá lớn. Đối với các khoản nợ hiện nay Công ty có thể thu hồi nợ bằng cách:
* áp dụng các hình thức thanh toán linh hoạt: Tức là cho phép đối tác có thể thanh toán bằng tiền hoặc hiện vật như nguyên vật liệu, máy móc, … hình thức này thực tế là chủ đầu tư công trình có khi thiếu tiền nhưng họ có nguyên vật liệu, máy móc mà Công ty cần thiết để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu Công ty sử dụng hình thức này thì sẽ tăng được tốc độ thu hồi nợ, giảm tiền trả lãi vay. Ngoài ra nếu thu nợ bằng nguyên vật liệu thì có thể giảm được các chi phí như: Mua hàng, vận chuyển,lưu trữ, bảo quản. Tuy nhiên khi áp dụng hình thức này Công ty cần chú ý không thể vì muốn thu hồi nợ mà chấp nhận những nguyên vật liệu máy móc thiết bị hư hỏng, kém phẩm chất.
* Công ty có thể thu hồi vốn bằng cách bán nợ: để tăng tốc độ thu hồi vốn đối với những khoản nợ khó đòi, Công ty có thể bán nợ cho một tổ chức thứ ba (có thể là ngân hàng, tổ chức tín dụng, Công ty tài chính,…). Sau khi việc mua bán hoàn tất thì Công ty sẽ thu được một khoản gần bằng giá trị nợ đã bán, lúc đó Công ty mua nợ sẽ căn cứ vào hoá đơn chứng từ để thu hồi nợ, quan hệ kinh tế lúc đó là quan hệ giữa con nợ với chủ nợ mới (người mua nợ). Tuy nhiên như đã nói ở trên khi thực hiện theo hình thức này Công ty chỉ thu hồi được một khoản ít hơn khoản nợ phải đòi vì Công ty phải mất một phần chi phí nhất định cho việc chuyển rủi ro cho người khác. Khoản chi phí này sẽ làm giảm một phần lợi nhuận của Công ty, nhưng nếu so sánh giữa khoản chi phí đó và khoản mà Công ty phải trả lãi vay cho ngân hàng, rủi ro nếu không thu được nợ hoặc kéo dài thời gian thu nợ thì Công ty nên bán những khoản nợ khó đòi nhằm thu hồi vốn, giảm nhu cầu VLĐ từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Tổng hợp sự ảnh hưởng của cả ba khâu: Dự trữ, sản xuất và lưu thông nếu Công ty thực hiện các giải pháp ở ba khâu thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động chắc chắn được nâng cao dẫn đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung.
3. Nâng cao năng lực thắng thầu trong nước và quốc tế trong đấu thầu
Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế là rất lớn. Nhà nước đã có kế hoạch hàng năm trích một phần ngân sách cho cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, trong đó các công trình thi công xây dựng cấp thoát nước ngày càng được coi trọng (bắt buộc). Ngoài ra, Nhà nước có chính sách khuyến khích các chủ đầu tư nước ngoài vào kinh doanh tại Việt Nam. Do đó, cơ hội kinh doanh ngày càng nhiều song tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn trước sự xuất hiện của các Công ty xây dựng quốc tế, trươc sự đổi mới về nhận thức, về công nghệ của các doanh nghiệp xây dựng ở trong nước. Để đứng vững trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự nỗ lực vươn lên bằng chính khả năng sức lực của chính mình.
Nhằm sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Khai thác tốt tài nguyên, tiềm năng lao động và chống mọi hành vi tham ô, lãng phí trong hoạt động đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước quy mô lớn (thuộc nhóm A, B) thì đều phải sử dụng phương thức đấu thầu công khai để đảm bảo sự công bằng. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Công ty.
Đấu thầu là quá trình chọn lựa nhà thầu đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu của bên mới thầu trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu. So với phương thức giao thầu, phương thức đấu thầu có những ưu điểm nổi trội mang lại lợi ích to lớn cho cả chủ đầu tư và các nhà thầu. Chính vì vậy, Công ty phải tìm cách luôn là nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư một cách tốt nhất.
Với phương thức đấu thầu, việc đánh giá, xếp hạng các nhà thầu được thể hiện thông qua so sánh các hồ sơ dự thầu, dựa vào các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng, về kinh nghiệm, về tài chính giá cả và tiến độ thi công. Để nhận thầu được nhiều công trình Công ty phải tự hoàn thiện mình trên nhiều phương diện:
3.1. Nâng cao năng lực máy móc thiết bị
Công ty phải đầu tư có trọng điểm, không ngừng nâng cao về kỹ thuật và công nghệ sản xuất, giữ cho mình ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Máy móc thiết bị hiện đại là lợi thế của doanh nghiệp trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Nhìn chung, tình trạng máy móc của Công ty đang tình trạng tốt do được đầu tư mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, cùng với xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, Công ty tham gia dự thầu trong các công trình có số vốn lớn hơn, đem lại giá trị kinh tế cao hơn. Điều này đòi hỏi Công ty phải chú trọng vào việc đổi mới nâng cao máy móc thiết bị hơn nữa và đây là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.2. Nâng cao trình độ kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật trong lập hồ sơ dự thầu
Công tác lập hồ sơ dự thầu thuộc trách nhiệm của các nhà thầu bên mới thầu không được có bất cứ sự gợi ý riêng cho nhà thầu nào. Mặt khác, bên mời thầu tiến hành xếp hạng các nhà thầu căn cứ vào kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu. Một hồ sơ đầy đủ, hợp lệ với các giải pháp kinh tế tổ chức thi công hợp lý và khả thi là một trong những điều kiện cần để Công ty chiến thắng trong đấu thầu.
Để lập hồ sơ dự thầu có luận chứng khoa học và có tính thuyết phục Công ty phải tập trung lực lượng chuyên gia có kinh nghiệm, có trình độ cao. Đội ngũ chuyên gia của Công ty cần được thường xuyên đào tạo thêm cập nhật kiến thức về lĩnhvực chuyên môn, lĩnh vực lập hồ sơ,… để có được đội ngũ có năng lực biết phán đoán tình thế đưa ra các giải pháp thích hợp hơn. Trong đó, những công việc không thuộc chuyên môn của Công ty hoặc lĩnh vực cần thiết cán bộ giỏi thì Công ty có thể thuê tư vấn có uy tín, kinh nghiệm giúp đỡ.
3.3. Nâng cao năng lực tổ chức
Sản phẩm xây dựng mang tình tổng hợp, cơ cấu sản xuất phức tạp với nhiều thành phần xen kẽ nhau và ảnh hưởng lẫn nhau, thường có nhiều đơn vị tham gia. Trong sản xuất xây dựng thì nó có tính thiếu ổn định, luôn bị biến động theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Do đó, công tác tổ chức, quản lý trên công trường rất phức tạp thiếu ổn định, nhiều khó khăn khi phối hợp hoạt động của nhiều nhóm lao động làm việc khác nhau trên cùng một hạng mục công trình.
Năng lực tổ chức trong xây dựng thể hiện ở việc tổ chức quá trình sản xuất, bố trí sắp xếp lao động đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đúng tiến độ và đúng chất lượng. Để nâng cao năng lực Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Đúc rút kinh nghiệm thực tế từ những công trình đã thi công
- Nắm chắc yêu cầu của công việc cần thực hiện và điều kiện thi công cụ thể
- Nắm chắc lực lượng của đơn vị, có kế hoạch bố trí hợp lý và điều phối lực lượng thiết bị.
3.4. Tích cực thu thập thông tin phục vụ cho công tác đấu thầu
Thông tin là một trong những yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, thông tin chính xác, kịp thời giúp doanh nghiệp có kế hoạch về nguồn lực, về tài chính để có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh cũng như hạn chế rủi ro xảy đến với mình, giúp doanh nghiệp có sự nhìn nhận đánh giá về đối tương đấu thầu, bên mời thầu và các nhà thầu khác cùng tham dự. Những thông tin thu được làm định hướng cho Công ty lập hồ sơ của mình cho phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư, vượt trội hơn đối thủ trong những chỉ tiêu quan trọng.
Để nâng cao hiệu quả đấu thầu Công ty củng cố và tăng cường quan hệ với các cơ quan quản lý chức năng, các cơ quan thuộc bộ xây dựng, các cơ quan liên quan nhằm nâng cao chất lượng thông tin thu được. Qua đó nắm bắt được nhu cầu đầu tư xây dựng trong những năm tới của các Bộ, các ngành và các địa phương. Ngoài ra, thông tin từ các mối quan hệ rộng rãi giúp cho Công ty dự báo được xu hướng biến động của giá cả, thị trường các yếu tố sản xuất từ đó xác định giá bỏ thầu hợp lý nhất.
3.5. Tăng cường quảng cáo, giới thiệu hình ảnh, kinh nghiệm của Công ty dựa trên nguồn lực và ưu thế của mình
Kinh nghiệm và uy tín của Công ty trên thị trường là một trong những tiêu chuẩn quyết định cơ hội thắng thầu của Công ty. Nó là tài sản vô hình, thể hiện sức mạnh trong cạnh tranh của Công ty đối với các chủ đầu tư. Vì thế, Công ty nên tổ chức các cuộc hội thảo về công nghệ xây dựng, các hội nghị trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các khoá đào tạo, tham gia các hoạt động xã hội khác. Ngoài ra, Công ty có thể đưa vào các phương tiện truyền thanh, truyền hình báo chí để giới thiệu hình ảnh và sản phẩm của Công ty.
4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động
Lao động là yếu tố không thể thiếu trong bất ký một doanh nghiệp nào, vai trò của yếu tố này rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong các giải pháp trước để thực hiện được chúng ta đều thấy việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm là điều quan trọng. Vậy để thực hiện tốt các giải pháp trên ngoài việc nâng cao máy móc thiết bị tiên tiến thì việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động là điều hết sức quan trọng. Nó nằm trong tổng thể các giải pháp, giải pháp này hỗ trợ cho giải pháp kia nếu thiếu một trong các giải pháp thì kết quả sẽ không được như ý muốn.
Thực hiện giải pháp đào tạo bồi dưỡng để nâng cao tay nghề cho người lao động là nhằm nâng cao tay nghề lao động ở Công ty. Mặc dù trong những năm qua Công ty vẫn thường xuyên có các chương trình đaò tạo và bồi dưỡng tay nghề cho người lao động. Nhưng đào tạo thường xuyên vẫn chưa đủ mà cần có hình thức đào tạo bồi dưỡng một cách hợp lý. Cụ thể Công ty cần thực hiện một số công việc sau:
- Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm quản lý: Đối với các cán bộ làm công tác quản lý kinh tế và quản lý kỹ thuật có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của công việc hiện nay còn thiếu, phần lớn được đào tạo từ trước những năm 1990. Do vậy mà họ tỏ ra lúng túng khi chuyển sang cơ chế thị trường, nên hiệu quả làm việc chưa cao lắm.
Thường xuyên tổ chức các đợt thi nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm động viên tinh thần lao động sáng tạo và sự hăng say làm việc của họ, đồng thời qua đó cũng biết được thực chất tay nghề của họ để có những hình thức bồi dưỡng đào tạo hợp lý và xác định mức giao khoán cho phù hợp với thực tế.
- Đối với đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất:
+ Tổ chức các lớp học giới thiệu về quy trình sản xuất, đặc điểm công nghệ, đặc điểm máy móc thiết bị, cách sửa chữa những trục trặc của máy móc. Có như vậy thì họ mới có tinh thần sáng tạo, có thể cải tiến qui trình làm việc để đạt năng suất cao.
+ Tổ chức các khoá huấn luyện ngay ở công trường để công nhân vừa học lý thuyết vừa thực hành lại không ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình có như vậy công nhân mới tiếp thu nhanh nhất các thao tác làm việc hợp lý tăng năng suất tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm các chi phí do hao hụt.
+ Trong quá trình làm việc Công ty nên bố trí những lao động giỏi có thâm niên và tay nghề cao kèm cặp, hướng dẫn những người lao động yếu kém, tay nghề thấp hoặc mới vào nghề có thể học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Từ đó một mặt nâng cao trình độ tay nghề cho bản thân người lao động mặt khác nâng cao chất lượng sản phẩm cho Công ty.
kết luận
Trong nền kinh tế thị trường thì vốn là một yếu tố rất quan trọng quyết định sự tồn tại, tăng trưởng và phát triển của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp không những phải đặc biệt quan tâm đến việc tìm nguồn vốn mà còn phải quan tâm đến việc quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất.
Được sự hướng dẫn trực tiếp tận tình của thầy giáo Nguyễn Ngọc Huyền và anh Nguyễn Minh Phương cùng các cô chú trong Công ty Xây dựng cấp thoát nước cùng với sự nổ lực của bản thân, Em đã hoàn thành xong khoá luận thực tập tốt nghiệp ”Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng cấp thoát nước”
Qua khoá luận này Em nhận thấy rằng :
Việc tìm nguồn vốn kinh doanh không phải là một công việc không dễ dàng đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty Xây dựng cấp thoát nước nói riêng. Hơn nữa việc đưa ra biện pháp quản lý và sử dụng vốn trong điều kiện nước ta hiện nay là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Bởi vậy trong phạm vi đề tài này Em đã đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Vốn là một đề tài tương đối rộng và phức tạp. Hơn nữa với trình độ sinh viên còn hạn chế nên bài viết của Em không thể tránh được những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô cùng các cô chú trong Công ty.
Một lần nữa Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Nguyễn Ngọc Huyền, anh Nguyễn Minh Phương cùng các cô chú trong Công ty đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho Em.Tài liệu tham khảo
1.PGS-TS. Nguyễn Thành Độ, TS. Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên)- Giáo trình Quản Trị kinh doanh tổng hợp –NXB Thống kê-2001
2.PGS-PTS. Nguyễn Anh Kiêm (chủ biên)-Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp –NXB Tài chính
3.Lập, đọc và phân tích báo cáo tài chính –NXB Tài chính -2000
4.Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh –NXB Tài chính-1999
5.PGS-PTS. Phạm Hữu Huy (chủ biên) –Kinh tế và tổ chức sản xuất-NXB Giáo dục-1998
6.Tạp chí công nghiệp
7.Tạp chí tài chính
8.Luận văn thư viện
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của công ty xây dựng CTN
GĐ công ty
P.GD
P.GD
P.GD
KTT
P.
kỹ thuật thi công
P.
kinh doanh XNK
P.
đối ngoại
P.
đầu t
quản lý dự án
P.
kinh tế kế hoạch
P. tài chính kế toán
Ban
thanh tra bảo vệ
Văn
Phòng
công ty
XN xây lắp CTN
101
XN xây lắp CTN 102
XN xây lắp CTN 104
XN khoan khai thác nớc ngầm
Chi nhánhTP
Hải phòng
Chi nhánh TPĐà Nẵng
Chi nhánh TP HCM
các công trình 1,2,3,4
P.
tổ chức
Chỉ đạo:
Liên quan:
ư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29114.doc