Trong công cuộc đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế từ tập chung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội cung như thách thức. Do đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải thể hiện được sự tự chủ, tự chủ về tài chính thì vấn đề nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả reong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên thương trường là vấn đề sống còn.
Phân tích hoạt động kinh tếư có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì có đảm bảo được công tác này thì doanh nghiệp ,ới có được định hướng tốt trong hoạt động cũng như mục tiêu cuối cùng của mình là thu được lợi nhuận cao. Đồng thời phân tích hoạt động kinh tế còn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: giảm giá thành, tiết kiệm nhiên vật kiệu, đổi mới trang thiết bị công nghệ
Công ty Nạo vét và xây dựng đường thuỷ 1 là một doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ nạo vét và thông lạch các luồng sông, cửa biển. Ngoài ra công ty còn nhận thầu các công trình xây dựng.Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song với sự cố gắng của toàn công ty, công ty đã từng bước khắc phục khó khăn và ngày càng kinh doanh có hiệu quả.
75 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng theo các đơn hàng và hợp đồng sản xuất sản phẩm..
Thông tin rút ra từ phân tích tình hình sản xuất còn giúp cho doanh nghiệp hiệu chỉnh hành vi trong khâu sản xuất , tìm kiếm các giải pháp đảm bảo cho sản xuất tăng trưởng với tốc độ cao và liên tục.
Kế quả sản xuất kinh doanh là thể hiện khả năng kinh doanh của công ty trên thương trường. Từ kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu này ta đánh giá tường mặt, khâu của quá trình sản xuất. Qua đó ta rút ra được những mặt mạnh cũng như những mặt yếu của doanh nghiệp , phát hiện những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp mà ở đây cụ thể là công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ 1 chưa khai thác hết.
Đồng thời việc phân tích tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh còn giúp cho doanh nghiệp có được định hướng sản xuất kinh doanh trong tương lai, dự báo các kết quả sản xuất ở một số khâu, sâu hơn nữa là ở toàn doanh nghiệp trong những năm tiếp theo. Các kết quả đạt được đâu là nguyên nhân chủ quan, đâu là nguyên nhân khách quan mà công ty thu được trong sản xuất kinh doanh. Từ đó ta thấy được năng lực của công ty phát hiện những tiềm năng chưa được khai thác có liên quan đến quá trình sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị, khả năng sẵn có của công ty.
Qua những kết quả của quá trĩnh sản xuất kinh doanh ta đề xuất biện pháp về tổ chức kỹ thuật, về quản lý và những biện pháp về kinh tế để khai thác về tiềm năng của công ty, làm tăng doanh thu, lợi nhuận và hiệu suất sử dụng đồng vốn đồng thời có biện pháp giảm hiệu suất chi phí trong kỳ.
1.1.2. ý nghĩa
Như trên ta đã biết kết quả của sản xuất kinh doanh là sự tổng hợp tất cả các mặt của quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp, Vì vậy việc phân tích tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh là rất quan trọng vó có được 1 ý nghĩa vô cùng to lớn, nó rút ra kết luận tổng hợp cho toàn bộ những vấn đề mà ta đã phân tích ở các chỉ tiêu trước đó. Nó đánh giá khả năng kinh doanh của công ty năm nay so với năm trước, việc thực hiện với nghĩa vụ với nhà nước của công ty. Đồng thời giúp ta thấy được việc thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước như việc thu chi, phân phối lợi nhuận tình hình thực hiện trích lập các quỹ. Đánh giá khả năng hiệu suất sử dụng vốn của công ty.
Tài liệu chủ yếu dùng cho phân tích tình hình sản xuất của doanh nghiệp gồm:
- Báo cáo về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu (gồm các chỉ tiêu phản ánh kết quả và chi phí).
- Biên bản và báo cáo về tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm của bộ phận KCS.
- Sổ tổng hợp về tình hình thu nhập, thành phẩm và bán thành phẩm.
- Sổ theo dõi tình hình giao hàng theo các đơn hàng và hợp đồng sản xuất sản phẩm.
- Báo cáo tình hình sản xuất và phiếu ghi chép kết quả sản xuất của các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp.
1.2 Phân tích tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh.
a. Khái quát quy mô sản xuất.
- Xác định các chỉ tiêu kinh tế phản ánh khái quát quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
Quy mô sản xuất của doanh nghiệp có thể được phản ánh khái quát qua hai chỉ tiêu: tổng giá trị sản xuất và tổng giá trị sản phẩm hàng hoá. Trong đó tổng giá trị sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất kết quả sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp, còn tổng giá trị sản phẩm hàng hoá phản ánh bộ phận kết quả sản xuất doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ, đã bàn giao hay bán ra ngoài.
*Tổng giá trị sản xuất (Qsx).
Chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ được doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Chỉ tiêu này được tính như sau.
Qsx= ồqsx.g
Trong đó: qsx: là số lượng từng loại sản phẩm đã được tạo ra trong kỳ( kể cả hoàn thành hay chưa hoàn thành).
g : giá bán đơn vị từng loại sản phẩm.
*Tổng giá trị sản phẩm hàng hoá (Qn)
Chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của các sản phẩm doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành trong kỹ. Chỉ tiêu này được tính.
Qn= ồq.g
Trong đó: q: Số lượng từng loại hàng hoá.
g: Giá bán đơn vị từng loại sản phẩm hàng hoá
Phương pháp phân tích.
+ Đánh giá chung tình hình biến động chung của quy mô sản xuất so với kỳ gốc ( sử dụng phương pháp so sánh).
Giả sử phân tích chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất ta có công thức so sánh như sau.
DQsx = ồqsx1.g0 - ồqsx2.g0
Trong đó: qsx1, qsx2: lần lượt là từng loại số lượng tường loại sản phẩm đã sản xuất ra ở kỳ phân tích và kỳ gốc.
Kết quả tính toán cho ta các thông tin.
*Nếu gốc so sánh là số lượng sản phẩm kế hoạch thì chứng tỏ doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất hoạt động kinh tế.
*Nừu gốc so sánh là số lượng sản phẩm thực tế kỳ trước, phản ánh tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp có chiều hướng tăng trưởng hơn so với kỳ trước.
Kết quả phân tích Iqsx< 100, DQsx< 0 cho ta thông tin ngược lại.
+Phân tích theo các yếu tố cấu thành từng chỉ tiêu phản ánh khái quát quy mô sản xuất.
*Phân tích theo các yếu tố cấu thành nội dung kinh tế của chỉ tiêu.
Nội dung kinh tế của mỗi chỉ tiêu phản ánh khái quát quy mô sản xuất của doanh nghiệp đều bao gồm một số yếu tố hợp thành. Trong hướng phân tích này ta tiến hành lập bảng so sánh để tính ra số chênh lệch về quy mô biến động chung của chỉ tiêu giữa hai kỳ, đồng thời chi tiết theo các yếu tố cấu thành của nó. Mức tăng (giảm) của mỗi yếu tố của chỉ tiêu phân tích giữa hai kỳ đều có tác dụng bổ sung thông tin cho đánh giá khái quát quy mô sản xuất. Đồng thời đó còn là các thông tin càn thiết phục vụ cho công tác chỉ đạo tác nghiệp tình hình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
Chẳng hạn: trong các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất, nếu tăng các yếu tố tạo ra sản phẩm hàng hoá và giảm yếu tố chênh lệch sản phẩm chưa hoàn thành sẽ có tác dụng tăng lượng hàng hoá cung ứng ra thị trường, đảm bảo cho nhịp điệu sản xuất phù hợp với nhịp điệu tiêu thụ và ngược lại.
*Phân tích theo các yếu tố cấu thành công thức tính chỉ tiêu (hay phân tích phương trình chỉ tiêu).
Mỗi chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất của doanh nghiệp đều có công thức( hay đều được xác định theo một dạng phương trình kinh tế) cụ thể. Chẳng hạn công thức tính chỉ tiêu tổng giá trị sản phẩm hàng hoá có dạng.
Qn = ồq.g
Công thức tính tổng giá trị sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp là một phương trình kinh tế dạng tổng tích với ba nhân tố ảnh hưởng: (1) Số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành; (2) kết cấu sản phẩm sản xuất hoàn thành có các mức giá trị khác nhau và (3) giá bán đơn vị sản phẩm hàng hoá.
Mức tăng (giảm) của Qn qua hai thời kỳ chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi của ba nhân tố này.
* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của quy mô sản xuất.
Sử dụng phương pháp loại trừ để phân tích phương trình sau.
Qn = Qsx. Hh
Qua phương trình trên ta nhận thấy muốn tăng giá trị sản phẩm hàng hoá tạo ra trong kỳ mỗi mặt phải tăng tổng giá trị sản xuất (Qsx) mặt khác phải tăng hệ số sản xuất hàng hoá ( hay uỷ suất hàng hoá) (Hh) của tổng giá trị sản xuất.
c. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ.
Qua bảng phân tích trên ta thấy năm 2002 tổng doanh thu của công ty là 38.505 triệu đồng , năm 2001 tổng mức doanh thu là 31.193 triệu đồng. Như vậy mức tăng doanh thu của năm 2002 đã tăng lên rõ rệt so với năm 2001 ở mức tương đối là 23,65% và mức tăng chênh lệch tuyệt đối là 7266 triệu đồng . Đây là mức tăng hơn nhiều so với năm 2001. Nguyên nhân của sự tăng này là do năm qua khối lượng nạo vét của công ty tăng lên, đơn giá cho một đơn vị m2 nạo vét được tăng lên. Vì vậy mà làm cho doanh thu tăng lên đáng kể. Mặt khác do có sự chỉ đạo đến từng đơn
Bảng phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu
Chênh lệch
318.137,8
21
985,1
161
7.366
7.217
149
295
64
5,956
8.164s
% So sánh
19,02
3,2
23,67
13,83
23,65
23,39
52,65
23,71
12,8
52,7
12,16
Năm 2002
1.990.478,8
678
5.146,1
1.325
38.505
38.073
432
1.539
564
17,256
75.309
Năm 2001
1.672.341
657
4.161
1.164
31.139
30.856
238
1.247
500
11,3
67.145
Đơn vị
m3
Ng
Tr đ
1000/bg
Tr đ
-
-
-
-
-
-
-
Chỉ tiêu
Khối lượng nạo vét
LĐ TL
-LĐ
-Tổng quỹ TL
-TL bình quân
Chỉ tiêu tài chính
-Tổng DT
-Tổng chi
-Lãi
Quan hệ ngân sách
- Thuế DT
-Nộp BHXH
-Thuế lợi tức
-KHTS
TSCĐ
STTs
1
2
3
4
5
vị, từng công trường của cán bộ lãnh đạo công ty và công ty có những mạnh dạn mở rộng và tìm kiếm địa bàn mới.
Về tổng chi của năm 2001 là 30.856 triệu đồng và tổng chi của năm 2002 đạt mức 38.073 triệu đồng tăng 23,39% so với năm 2001 tương ứng với mức chênh lệch tăng tuyệt đối là 7.217 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng này là do công ty đã có những đổi mới và thay thế đổi mới, sửa chữa một số trang thiết bị hoạt động và khối lượng nạo vét tăng lên làm cho chi về nguyên liệu, nhiên liệu, quỹ tiền lương tăng theo, tất cả chi phí cho giá thành sản phẩm và giá thành toàn bộ tăng lên, Bên cạnh đó còn do nhà nước có những chính sách về mức lương cho công nhân viên tăng lên làm cho tổng chi phí tăng lên. Sự tăng chi phí này phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của hoạt động kinh tế, vó là sự đầu tư trong sản xuất. Nhưng vấn đề đặt ra là mức tăng đó có vượt quá tốc độ tăng của doanh thu hay không tức là công ty có lãi hay lỗ trong hoạt động của mình, có phù hợp với cơ chế hoạt động của công ty hay không.
Từ kết quả của chỉ tiêu doanh thu và chi phí ta thấy lãi trước thuế năm 2001 là 286 triệu đồng và năm 2002 là 432 triệu đồng. Như vậy so với năm 2001, năm 2002 mức lãi trước thuế tăng tương đối là 52,65% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 149 triệu đồng. Mức lãi của năm 2002 không những bảo toàn được vốn mà còn cao hơn năm 2001 1,5 lần. Mức tăng này phù hợp với mức độ tang của chi phí. Chính vì lãi trước thuế tăng dần đến mức lãi sau thuế cũng tăng theo đạt mức 143,4 triệu đồng tăng 52%.
Về quỹ phát triển năm 2001 đạt mức 135,38 triệu đồng, sang năm 2002 quỹ này tăng lên ở mức 207,072 triệu đồng tăng 52,96% so với năm 2001 tương ứng với mức chênh lệch tăng là 76,692 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng này là do tỷ lệ trích quỹ ở cả hai năm đều chiếm 52% lợi nhuận thực hiện theo đúng chính sách nhà nước. Ơ đây công ty đã dùng để hoán cải phương tiện, mua thêm phường tiện mới bổ sung vì vậy mà quỹ này tăng lên.
Quỹ dự phòng tài chính, quỹ mất việc làm, quỹ khen thưởng vv... các quỹ này đều có sự tăng hơn so với năm 2001 mà ở công ty vẫn giữ đúng tỷ lệ trích như cũ theo đúng chính sách. Xét riêng quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi ta thấy quỹ này nếu theo chế độ chính sách của nhà nước thì hơi thấp một chút. Vì quỹ này được trích lập theo theo quy định tương ứng với ba tháng lương thực hiện
Vốn kinh doanh của công ty tăng từ 11.443 triệu đồng năm 2001 lên đến 13.282 triệu đồng tăng 15,89% tương ứng với mức chênh lệch tuyệt đối là 1819 triệu đồng. Hiệu suất sử dụng vốn ở đây là : năm 2001 là 0,0246, năm 2002 là 0,0325. Như vậy hiệu suất sử dụng vốn tăng lên ở mức tương đối là 32,11% tương ứng với mức tuyệt đối là 0,0079 . Nguyên nhân này là do doanh thu của công ty tăng lên mà so sánh tốc độ tăng của doanh thu và tốc độ tăng của vốn kinh doanh thì tốc độ tăng doanh thu cao hơn do đó mà hiệu suất sử dụng vốn ở đây tăng lên. Qua việc phân tích hiệu suất sử dụng vốn của công ty ta thấy ở đây tốc độ tăng quỹ tiền lương và hiệu suất sử dụng vốn thì phù hợp với tốc độ tăng của quay tiền lương là 23,7%, hiệu suất sử dụng vốn là 32,12%.
Nhận xét
Qua bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh ta thấy năm 2002 công ty có kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn năm 2001. Đạt được kết quả này phải nói rằng có sự quyết tâm cao của cán bộ công nhân viên của công ty từ khâu chuẩn bị kế hoạch, công trường thị trường là những khâu ban đầu sau đó là những khâu điều hành, quản lý sản xuất, kết hợp với sự quản lý chi phí, tiết kiệm trong sản xuất để có giá thành hạ, nâng cao đời sống cho người lao động. Từ đó nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Năm qua công ty đã bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, tích luỹ được tài chính, phát triển đầu tư phương tiện sản xuất mới,áp dụng tiến độ khoa học công nghệ mới. Phải nói rằng trước những tồn tại và khó khăn do cơ chế cũ để lại, bước sang cơ chế thị trường công ty đã đứng vững trong sản xuất kinh doanh , mở rộng phạm vị hoạt động làm ăn có lãi và đã có phần tích luỹ.
2. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu.
2.1.Mục đích và ý nghĩa.
2.1.1.Mục đích
Phân tích tình hình thực hiện doanh thu ở đây nhằm mục đích đánh giá mức độ doanh thu của từng xí nghiệp. Qua đây tìm ra yếu tố làm biến động đến doanh thu của công ty nằm ở khâu nào, do những nguyên nhân nào gây nên sự biến động đó. Từ đó ta thấy được tăng tăng hay giảm doanh thu do yếu tố nào gây lên. Nguyên nhân gây của sự tăng hay giảm doanh thu phụ thuộc vào định hướng, mục tiêu kế hoạch của doanh nghiệp, của các dự án đầu tư cũng như hạch toán các mặt chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ 1. Việc thức hiện doanh thu cao hay thấp chưa phải là đã hoàn toàn phụ thuộc khối lượng nạo vét. Vì trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện doanh thu chỉ cho ta thấy công tác tìm kiếm thị trường nạo vét là quan trọng. Từ đây cộng ty xác định cho mình một biện pháp tiếp cận, tìm kiếm công trường riêng biệt để có doanh thu cao.
Từ việc phân tích này cũng cho ta thấy khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của từng xí nghiệp khác nhau mà công ty có biện pháp cho mình một hướng đI mới, biện pháp kinh doanh mớ trong cơ chế thị trường mới vf đang sôi động để có kế hoạch lâu dài cho những năm tiếp theo, tìm ra nguyên nhân chính của sự tăng giảm doanh thu .
2.1.2. ý nghĩa
Doanh thu là kết quả của một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả của doanh thu nó thể hiện khả năng kinh doanh của công ty trong cơ chế thị trường cho thấy công ty có đứng đI lên hay là thát bại, bên cạnh đó nó còn đánh giá trình độ, trang thiết bị kỹ thuật của các phương tiện trong công ty.
Việc phân tích tình hình thực hiện doanh thu là rất quan trọng nó là bước cần thiết để phân tích các chỉ tiêu khác như chỉ tiêu lợi nhuận, tiền lương, tiền công cho người lao động.
2.2 Phân tích tình hình thực hiện doanh thu.
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều mang lại doanh thu. Doanh thu có cao hay thấp phụ thuộc vào từng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Cụ thể ở đây là hoạt động nạo vét mà công ty thực hiện thu được bao nhiêu đồng. Hay nói cách khác là đơn giá cho từng m3 của từng công trường khác nhau, từng xí nghiệp khác nhau, lần lượt ta đi xét từng xí nghiệp.
Phương pháp phân tích.
Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh.
Đơn vị
Năm gốc
Năm KH
% So sánh
Chênh lệch
A
B
C
D
DDT = DTKH - DTG
Trong đó: IDT: là phần trăm so sánh giữa năm kế hoạch so với năm gốc.
DDT: là số chênh lệch tuyệt đối giữa doanh thu kế hoạch và doanh thu gốc.
Ta xét ở từng xí nghiệp.
Từ bảng phân tích tình hình thực hiện doanh thu ta thấy.
*Đối với xí nghiệp tàu Cuốc.
Doanh thu giữa hai năm 2001 và năm 2002 đã giảm từ 9055 xuống còn 8309 triệu đồng, tức giảm ở mức tương đối là 8,23% và mức tuyệt đối là 746 triệu đồng và nó làm ảnh hưởng mức độ tương đối đến doanh thu của toàn doanh nghiệp là 2,398%. Nguyên nhân của sự giảm doanh thu ở đây là do khối lượng nạo vét giảm mặc dù đơn giá nạo vét ở xí nghiệp này đã tăng. Mặt khác có sự điều động của một số phương tiện sang xí nghiệp khác.
* Xét ở xí nghiệp hút sông biển.
Mức doanh thu ở đây đã tăng lên từ 9,340 triệu đồng năm 2001 đền 10,237 triệu đồng năm 2002, đạt mức tưng tương đối là 16,83% và mức tăng tuyệt đối là 1497 triệu đồng
*Xét ở xí nghiệp hút sông 1.
Mức doanh thu này tăng tương đối cao đạt từ 6520 triệu đồng năm 2001 lên đến 10865 triệu đồng năm 2002, đạt mức tăng tương đối là 66,53% và đạt mức tuyệt đối là 4338 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng doanh thu này là do khối lượng nạo vét tăng tương đối đáng kể từ 452 đến 716 nghìn m3. Mặt khác đơn giá của mỗi m3 cũng tăng làm cho doanh thu tăng. Điều quan trọng nhất là công ty đã ký kết được một số hợp đồng công trình có giá trị lớn và có sự quản lý chặt chẽ của cán bộ lãnh đạo trong quá trình hoạt động hoàn thành kế hoạch.
* Xét ở xí nghiệp hút sông hai
Đơn vị: trđ
1000m3
Chênh lệch
- 746
1.479
4.338
2.777
Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu
% So sánh
- 8,23
18,03
66,53
35,58
Năm 2002
Doanh thu
8.309
10.837
10.858
8.S501
38.505
Đơn giá
30,77
23,35
15,16
15,71
Khối lượng
270
464
716
541
1791
Năm 2001
Doanh thu
9.055
9.340
6.520
6.224
31.139
Đơn giá
25,87
23,38
14,30
14,17
Khối lượng
350
400
435
430
1615
Xí nghiệp
XN tàu Cuốc
XN tàu hút sông biển
XN hút sông I
XN hút sông II
Tổng cộng
STT
1
2
3
4
Mức tăng doanh thu ở đây cũng tăng từ 5224 triệu đồng đến 8501 triệu đồng đạt mức tăng tương đối là 36,58% và mức tăng tuyệt đối là 2777 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng này không ngoài sự tăng của khối lượng nạo vét và giá của đơn vị m3 tăng.
Nhận xét,
Qua những số liệu của bảng phân tích doanh thu ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tăng hơn so với năm trước là 23,65% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 7366 triệu đồng. Với số doanh thu này cho thấy sự tăng trưởng là tương đối lớn. Một năm thực hiện của công ty đạt hiệu quả lớn. Sự tăng này là do nguyên nhân tăng doanh thu của ba xí nghiệp. Tại các xí nghiệp số doanh thu tăng đều do nguyên nhân tăng khối lượng nạo vét, bên cạnh yếu tố này một nguyên nhân làm tăng doanh thu nữa là do đơn giá nạo vét tăng góp phần la, cho doanh thu tăng.
Bên cạnh việc tăng đơn giá nạo vét ở ba xí nghiệp tăng còn một xí nghiệp có đơn giá giảm, mặc dù là giảm nhưng nó không làm giảm đáng kể doanh thu của doanh nghiệp. Nếu muốn tăng doanh thu của công ty ngày càng cao bên cạnh việc tăng khối lượng, tiếp cận mở rộng tìm kiềm thị trường, mở rộng phạm vi hoạt động. Công ty cần lưu ý về mặt đơn giá nạo vét. Vấn đề này do công tác chuẩn bị đấu thầu, tham gia thầu, ký hợp đồng là rất quan trọng. Bởi do cơ chế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, bạn hàng là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy mà việc ký kết hợp đồng và đấu thầu cần hết sức bí mật và thận trọng. Công việc này đòi hỏi công ty phải có đội ngũ cán bộ làm công tác dầy dạng kinh nghiệm, am hiểu thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
Kết quả doanh thu năm 2002 đã thể hiện công ty đứng vững, tự khẳng định được mình và đã tạo cho mình sự uy tín và tự tin trong chất lượng các công trình.
Qua việc phân tích tình hình thực hiện doanh thu công ty đã tìm thấy được những nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân phụ và khách quan làm tăng doanh thu của công ty và bước sang năm 2003 sẽ có định hướng nhằm tăng doanh thu đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
iii. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lao động – tiền lương
1.Mục đích và ý nghĩa.
1.1. Mục đích
Để xem xét việc thực hiện chính sách tiền lương đối với người lao động và quy chế trả lương ở công ty việc phân tích chỉ tiêu lao động-tiền lương là một điều kiện cần thiết và quan trọng.
Tiền lương của người lao động trực tiếp cũng là một khoản mục trong giá thành thực tế. Nừu việc phân tích chỉ tiêu này còn là việc xem xét cân đối giữa chỉ tiêu náy với các chỉ tiêu khác trong giá thành và đối với toàn bộ doanh thu có phù hợp hay không. Bên cạnh đó việc phân tích chỉ tiêu thực hiện lao động- tiền lương này giúp ta thấy được mức độ tăng năng suất lao động so với mức độ tăng quỹ tiền lương có phù hợp hay không.
Vì vậy việc phân tích này giúp cho công ty có được một quy chế trả lương và về công tác tổ chức tiền lương đòi hỏi vận dụng các hình thức trả lượng một cách phù hợp với thực tế. Bằng hình thức trả này hay hình thức khác dù thế nào đi nữa thì chế độ tiền lương vẫn đảm bảo theo quy tắc tổ tức tiền lương , tức là đảm bảo một sự bù đắp hợp lý cho những hao phí lao động bỏ ra. Đảm bảo sự công bằng giữa người lao động và phải bảo đảm đời sống của người lao động. Từ đó rút ra hình thức trả lương sẽ hướng sự chú ý thu hút công nhân lao động tăng năng suất lao động để có kết quả sản xuất cao, kinh doanh có hiệu quả, giảm được chi phí lao động .
Qua đây ta có thể áp dụng đơn giá tiền lương cho lao động trực tiếp sản xuất và gián tiếp cho phù hợp.
Việc phân tích này còn là cơ sở cho việc xây dựng đơn giá tiền lương và kiểm tra việc thực hiện đơn giá tiền lương.
1.2 ý nghĩa
Thực chất tiền lương của công ty là tiền lương sản phẩm.. Tiền lương này là tổng thu nhập tình theo tỷ lệ tổng doanh thu hoặc đ/m3 cuối cùng đã được nghiệm thu (cả cước và vận chuyển) trên cơ sở mặt bằng giá đã được tổng công ty và bộ giao thông vận tải xét duyệt và thực tế đã thu được của bên A.
Cho nên ý nghĩa của việc phân tích chỉ tiêu này là nhằm một mặt xem xét tỷ trọng tiền lương trong doanh thu, kết hợp với các chế độ chính sách của nhà nước để có kế hoạch xây dựng đơn giá tiền lương cho năm tiếp theo. Bên cạnh đó kiểm ta việc thực hiện tiền lương so với đơn giá mà cơ quan nhà nước đã giao trên cơ sở đơn giá tiền lương mà công ty xây dựng.
Từ việc phân tích này nhằm kiểm tra mức độ tỷ trọng tiền lương giữa người lao động trực tiếp và người lao động gián tiếp có cân đối và tương ứng phù hợp hay không. Qua việc phân tích này ta có thể xem xét cân đối lại lực lượng lao động trong toàn công ty và giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp cho phù hợp để việc phân phối trả lương công bằng khuyến khích được người lao động trong việc nâng cao năng suất lao động trên cơ sở chú trọng nâng cao trình độ tay nghề sử dụng tốt máy móc thiết bị, cải tiến phương pháp lao động, nâng cao mức sống vật chất tinh thần cho người lao động.
2. Kế hoạch lao động và đơn giá tiền lương.
2.1. Kế hoạch lao động .
2.1.1 Vai trò vị trí của người lao động trong doanh nghiệp.
Lao động là tài sản, là nguồn vốn sống của doanh nghiệp làm ra của cải vật chất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có kế hoạch sử dụng lao động hàng năm sao cho đảm bảo đời sống việc làm ổn định cho người lao động, người lao động yên tâm sản xuất,sản xuất đảm bảo có năng suất lao động
Kế hoạch lao động hàng năm phải cân đối với nhiệm vụ sản xuất sao cho đảm bảo với mục tiêu trên.
2.1.2. Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp.
Lao động làm việc trong doanh nghiệp bao gồm 2 lực lượng lao động chính sau:
- Lao động trực tiếp sản xuất.
Lao động trực tiếp sản xuất là lao động trực tiếp làm ra sản phẩm của doanh nghiệp. Lao động trực tiếp được phân ra:
*Lao động chính (lao động trong công nghệ).
*Lao động phụ, hỗ trợ cho lao động sản xuất chính hoàn thành nhiệm vụ.
- Lao động quản lý.
Lao động quản lý là những người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động quản lý bao gồm cả các chức danh trong hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có hội đồng quản trị). Nhiệm vụ của lao động quản lý: Đề ra nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, quản lý các chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu kỹ thuật, quản lý hành chính.. sao cho doanh nghiệp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đề ra hàng năm.
- Lao động hoạt động chuyên trách Đảng , Đoàn.
Loại lao động này được hình thành do yêu cầu lãnh đạo tổ chức bộ máy chuyên trách Đảng , Đoàn thể hưởng lương theo chuyên trách.
2.1.3. Xác định kế hoạch lao động.
Căn cứ để xác định kế hoạch lao động .
- Số lượng sản phẩm hoặc tổng doanh thu.
- Định mức lao động tổng hợp cho từng loại sản phẩm.
- Đối với doanh nghiệp không có định mức lao động thanh tra tổng hợp hoặc không thể xây dựng được định mức lao động thì căn cứ vào định kiến lao động xác định cho các bộ phận trong doanh nghiệp.
Kế hoạch lao động của doanh nghiệp có định mức lao động tổng hợp cho từng sản phẩm.
Ta có công thức.
Trong đó: TKH : Tổng số giờ công lao động năm kế hoạch.
TKHi : Định mức lao động tổng hợp của sản phẩm thứ i.
Pi : Số lượng sản phẩm thứ i.
Xác định số lượng lao động bình quân năm kế hoạch.
TLVKH = 365 (ngày nghỉ chế độ)
Trong đó: Lbq: Số lao động bình quân năm kế hoạch.
TLVKH : Thời gian ngày giờ làm việc theo kế hoạch trong năm bình quân cho một người lao động .
K: Hệ số tăng năng suất lao động so với định mức lao động tổng hợp.
Hệ số tăng năng suất lao động tổng được xác định căn cứ vào các biện pháp cải tiến tổ chức lao động, các biện pháp cải tiến kỹ thuật, tổ chức thi công, cải tiến sáng kiến.
Kế hoạch lao động của doanh nghiệp không có định mức lao động, xác định theo định biên lao động
LKH = Lyc+ Lpv+ Lbs+ Lql
Trong đó: LKH: Lao động định biên bình quân năm kế hoạch.
Lyc : Lao động trực tiếp sản xuất.
Lpv : Lao động phục vụ.
Lbs : Lao động bổ sung để thực hiện những ngày nghỉ chế độ theo pháp lệnh lao động.
Lql : Lao động định biên của bộ máy quản lý doanh nghiệp .
+ Xác định được bước lao động Lql, áp dụng phương pháp xác định lao động kế hoạch mức định biên dùng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi không xây dựng được định mức lao động tổng hợp cho từng sản phẩm. Khi xác định lao động theo phương pháp này đòi hỏi phải xác định số lao động hợp lý của từng bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp , định biên các phòng ban trong doanh nghiệp. Muốn cố định biên hợp lý doanh nghiệp phải xây dựng chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận sản xuất rà soát kỹ chức năng của từng chức danh, nhiệm vụ của từng chức danh, sự phân phối các chức danh trong các bộ phận sản xuất , trên sơ sở đó xác định định biên và giao nhiệm vụ cho các chức danh của các bộ phận bảo đảm bố trí đủ lao động nhưng phải tình và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, đúng chức năng không chồng chéo..Trên sơ sở đó doanh nghiệp định biên (Lyc) cho từng bộ phận doanh nghiệp.
+ Lpv được xác định theo khối lượng công việc phụ trợ và phục vụ sản xuất , Lpv được xác định theo % của lao động .
+ Lbs: Lao động bổ sung được xác định cho hai loại doanh nghiệp .
*Doanh nghiệp không phải làm việc vào ngày lễ, chủ nhật tính công thức sau
n: Số ngày nghỉ theo chế độ quy định.
*Doanh nghiệp phải làm việc cả ngày lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Số lao động định biên làm công việc đòi hỏi phải làm việc cả ngày lễ, tết và nghỉ hàng tuần
ì
2.2. Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương.
2.2.1. Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm.
Sản phẩm kế hoạch doanh nghiệp là số lượng sản phẩm ứng với kế hoạch của doanh nghiệp đề ra đã được doanh nghiệp thông qua hội nghị CNVC hàng năm. Từ số lượng sản phẩm kế hoạch có thể (quy thành 1 sản phẩm quy đổi).
Đơn gíá tiền lương cho một đơn vị hiện vật.
Vdg=Vgiờ´ Tsp
Trong đó:: Vdg: đơn giá tiền (đơn vị = đồng/ 1 đơn vị hiện vật)
Vgiờ: tiền lương giờ: Trên cơ sở lương cấp bậc bình quân, phụ cấp lương bình quân và mức lương tối thiểu doanh nghiệp .
Trong đó: Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc.
Hpc: Hệ số phụ cấp lương bình quân.
VKH= SVdg ´ P (P: số lượng sản phẩm)
Tmindn: Là mức lương tối thiểu doanh nghiệp được phép chọn để xác định đơn giá tiền lương .
Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,5 lần so xới mức lương tối thiểu giá nhà nước công bố làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương .
Khi áp dụng hệ số tăng thêm này phải bảo đảm nguyên tắc không làm giảm các khoản nộp ngân sách nhà nước, đặc biệt không làm giảm lợi nhuận so với năm trước đã thực hiện.
Tmindn = Tmin ´ (1 + Kdc )
Trong đó: Kdc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với lương tối thiểu.
2.2.2. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu.
Chỉ tiêu kế hoạch của sản xuất kinh doanh được chọn là doanh thu(hoặc doanh số).
Vdg: Đơn giá tiền lương.
SVKH: Tổng quỹ tiền lương kế hoạch tính đơn giá
Quỹ lương kế hoạch được xác định theo công thức
SVKH = [Ldb´ Tmindn ´ (Hcb + Hpc ) +Vqc] ´ 12 tháng
Trong đó: Ldb Lao động kế hoạch định biên.
Tmindn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp.
Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân.
Hpc: Hệ số phụ cấp tiền lương bình quân được tính trong đơn giá.
Vqc: Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiến mà số lao động này chưa tính vào định mức lao động
2.2.3. Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí.
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được chọn là tổng thu (-) trừ công trừ tổng chi chưa có lương, thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp quản lý được tổng thu, chi một cách chặt chẽ trên cơ sở định mức chi phí.
(Không có lương)
Trong đó: SVKH: Quỹ lương quý.
STKH: Tổng doanh thu.
SCKH: Tổng chi phí.
2.2.4. Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận.
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu sản xuất kinh doanh được chọn là lợi nhuận.
Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi và xác định được lợi nhuận sát với thực tế thực hiện.
Trong đó: SVKH: Quỹ lương kế hoạch.
SPKH: Tổng lợi nhuận năm kế hoạch được trên cơ sở kế hoạch và tình hình lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề. S
2.2.5, Xác định tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch.
Kế hoạch chỉ tiêu lương năm kế hoạch của mộ doanh nghiệp gồm có:
Quỹ lương kế hoạch tính đơn giá VKH
- Quỹ phụ cấp và các chỉ số khác cũng được tính vào đơn giá như ( phụ cấp thợ lặn, ăn định lượng.. ) Quỹ này tính cho ố lao động bình quân được hưởng chế độ trên.
- Quỹ lương bổ sung trả cho thời gian kế hoạch không tham gia sản xuất được hưởng lương (nếu chưa tính vào định mức lao động hay chưa tính vào lao động định biên kế hoạch).
- Quỹ tiền lương làm thêm giờ (quỹ tiền lương theo giờ doanh nghiệp phải xây dựng được kế hoạch làm thêm giờ trong năm kế hoạch nhưng không vượt quá số giờ làm trên quy định).
Vậy kế hoạch chỉ tiêu lương tính theo công thức:
SVc = SVKH + Vpc +Vbs + Vtg
Trong đó: SVKH: Quỹ tiền lương kế hoạch tính đơn giá tiền lương.
Vpc: Quỹ phụ cấp không tính vào đơn giá lương.
Vbs: Quỹ lương bổ sung chưa đưa vào định mức (thời gián tiếp công nghỉ có lương).
Vtg: Quỹ lương làm thêm giờ.
Xác định quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện được xác định theo công thức sau:
Vth = (Vdg ´ Csxkd ) + Vpc + Vpc + Vtg
Trong đó: - Vth : Quỹ tiền lương thực hiện trong năm, quỹ tiền lương này dùng để quyết toán.
- Vdg: Đơn giá tiền lương năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Csxkd: Tổng khối lượng sản phẩm hàng hoá thực hiện hoặc doanh thu (doanh số thực hiện) hoặc tổng thu – tổng chi (chưa có tiền lương ) hoặc thực hiện lợi nhuận
Csxkd :ứng với chỉ tiêu giao đơn giá tiền lương.
- Vpc :Quỹ các khoản phụ cấp và các chế độ khác ( nếu có ) không được tính trong đơn giá tiền lương .
- Vpc:Quỹ tiền lương bổ sung chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp giao đơn giá sản phẩm ( quỹ thời gian gián tiếp cũng chưa tính vào định mức lao động ).
- Vtg:Quỹ tiền lương thêm giờ thực tế làm thêm, nhưng số giờ làm thêm không vượt quá số giờ quy định của bộ luật lao động .
Chú ý: 1. Nếu quỹ tiền lương thực hiện chỉ cho số lao động bình quân theo mức lao động mà cao hơn hai lần tiền lương bình quân của doanh nghiệp được giao đơn giá do bộ luật lao động thương binh xã hội công bố thì doanh nghiệp chỉ quyết toán quỹ tiền lương thực hiện bằng tiền lương bình quân do bộ lao động thương binh xã hội công bố.
2. Khi quyết toán quỹ tiền lương thực hiện phải xem xét đến chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện, nếu chỉ tiêu lợi nhuận thấp hơn năm liền kỳ ( sau khi đã loại trừ các yếu tố khách quan được nhà nước chấp nhận) thì phải bù lãi quỹ tiền lương thực hiện
3. Tình hình thực hiện chỉ tiêu lao động - tiền lương.
Chỉ tiêu tiền lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương phải được quản lý chặt chẽ và chi theo đúng mục đích, gắn với kết quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở định mức lao động và đơn giá tiền lương hợp lý được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Việc trích lập và sử dụng quỹ tiền lương phải đảm bảo đúng nguyên tắc. Doanh nghiệp không được sử dụng quỹ tiền lương vào mục đích khác ngoài việc chi trả tiền lương, tiền công gắn với kết quả lao động.
Trong các yếu tố của quá trình sản xuất, lao động của con người là yếu tố có tính chất quyết định nhất. Sử dụng tốt nguồn lao động biểu hiện trên các mặt số lượng và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động kỹ thuật của người lao động là một yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Số lượng và chất lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định quy mô kết quả sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động cần xác định mức tiết kiệm hay lãng phí. Trên sơ sở đó, tìm mọi biện pháp tổ chức sử dụng lao động tốt nhất. Vận dụng phương pháp so sánh, xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối về trình độ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động theo trình độ sau.
Mức biến động tuyệt đối.
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động
Mức chênh lệch tuyệt đối: DT = T2- T1
Trong đó: T1, T1 là số lượng lao động năm trước và năm sau.
Kết quả phân tích trên phản ánh tình hình sử dụng số lượng lao động năm trước so với năm sau tăng lên hay giảm đi, chưa nêu được doanh nghiệp sử dụng số lượng loa động tiết kiệm hay lãng phí. Vì lao động được sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động; lao động gắn liền với sản xuất.
Tình hình thực hiện lao động tiền lương của công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ 1.
Qua bảng phân tích kết quả ta thấy:
Về số lượng lao động, qua hai năm đã tăng lên 21 người tức tăng 3,2 %. Trong đó số lao động trực tiếp đã giảm đi 12 người ( giảm 2,16%) nhưng số lao động gián tiếp lai tăng lên 33 người tức là tăng 32,67%. Như vậy cơ cấu lao động đã có sự thay đổi, có sự chuyển từ lao động trực tiếp sang lao động gián tiếp. Đây là sự tăng cường về công tác cán bộ quản lý trong doanh nghiệp, nhằm quản lý chặt chẽ trong quá trình sản xuất kinh doanh và đảm bảo hiệu quả sản xuất cao của công ty.
Vì lao động được sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, ta đi xem xét đã sử dụng lao động tiết kiệm hay lãng phí.
+ Mức biến động tương đối.
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động
+ Mức biến động tuyệt đối.
DT = T2 – T1.Q2/Q1
Trong đó: Q1, Q2 là số lượng sản phẩm năm trước và năm sau.
Chênh lệch
21
- 12
33
390,39
986
838
148
161
124
133
Bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lao động – tiền lương
% So sánh
3,2
21,6
32,67
15,35
23,7
23,7
23,7
13,38
12,38
10,47
Năm 2002
678
544
134
2935,81
5.146
4.374
772
1.325
1.125
1.437
Năm 2001
657
556
101
2545,42
4.160
3,536
624
1.164
1.001
1.270
Đơn vị
Người
-
-
M3/ng
Tr đồng
-
-
1000 Đ
-
-
Chỉ tiêu
Lao động
- Trực tiếp
- Gián tiếp
Năng suất lao động
Tổng quỹ tiền lương
- Lương trực tiếp
- Lương gián tiếp
Tiền lương bình quân
- Lương trực tiếp
- Lương gián tiếp
STT
1
2
3
4
DT= 678 – 726,38 =-48 (ng).
Như vậy doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch về số lượng nạo vét bằng 110,89% năm trước thì doanh nghiệp đã tiết kiệm được số lượng lao động là 48 người tương ứng giảm 6,67%...
Về năng suất lao động: So với năm 2001 sang năm 2002 năng suất lao động của công ty đã tăng từ 2545,42 lên 2935.81 m3/ng đạt mức tăng tương đối là 15,35% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 390,39 m3/ng.. Nguyên nhân của sự tăng năng suất lao động này là do tăng cường công tác quản lý của cán bộ lãnh đạo công ty, cũng như trong việc tìm kiếm các công trình làm tăng khối lượng nạo vét cho công ty. Như vậy số m3 nạo vét ở mỗi phương tiện tăng lên cho nên tính theo năng suất lao động bình quân từng người tăng.
Về tổng quỹ tiền lương: Ta thấy tổng quỹ tiền lương của công ty năm 2002 đã tăng lên so với năm 2001 ở mức tương đối là 23,7% và ở mức tuyệt đối là 986 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng này là do doanh thu tăng lên dẫn đến tiền lương tăng vì tỷ lệ trích tiền lương tương ứng với tỷ lệ trích doanh thu. Bên cạnh đó một mặt do chính sách của nhà nước có sự thay đổi về mức lương tối thiểu cho từng đối tượng lao động.
Xét tiền lương bình quân: Lương bình quân của công ty tăng từ 1.146.000 đồng/người - 1 tháng lên 1.325.000 đồng/người - 1 tháng tăng ở mức tương đối là 13,63% và tăng ở mức tuyệt đối là 161.000 đồng/người- 1 tháng so với năm 2001. Mức lương bình quân tăng là do tổng quỹ tiền lương tăng và năng suất lao động tăng. Trong đó mức lương trực tiếp tăng là 12,38% và mức lương bình quân gián tiếp tăng là 10,47%.
Đánh giá.
Qua bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lao động - tiền lương ta thấy năm qua nhìn chung công ty đã có những bước phát triển đáng kể. Đặc biệt chú ý đến người lao động. Đời sống của người lao động đã được tăng lên thể hiện qua thu nhập (lương) của người lao động được tăng lên. Để có được kết quả trên đã có sự quan tâm từ các cấp các ngành và sự cố gắng phấn đấu nỗ lực từ cán bộ đến công nhân. Công ty đã có những biện pháp hữu hiệu để tăng năng suất lao động, tổ chức lao động khoa học. Có được như vậy là do công tác chuẩn bị về kỹ thuật bảo quản phương tiện để tăng số ngày hoạt động của phương tiện.
Chương III
một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nạo vét và xây dựng đường thuỷ
I. mục tiêu phấn đấu của công ty.
1. Các chỉ tiêu kết hoạch trong năm 2003.
Trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh năm 2002 ma công ty đã thực hiện được, cùng vơi việc phat huy các thanh tích và khắc phục những mặt hạn chế, dể đáp ứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hiện tại và trong những năm tới, góp phần cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Công ty phân đấu thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sau.
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kết hoạch năm 2003
1
Khối lượng nạo vét
M3
2
Công trình bàn giao
3
Doanh thu
Triệu đồng
4
Nộp ngân sách
-
5
Thu nhập BQ người/ tháng
1.000 đông
2. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty
Trên cơ sở phát huy mọi nguôn lực và khả năng tài chính hiện có để phấn đấu thực hiện:
Trong thời gian tới bqăngf vốn tự có và các nguồn vốn bổ sung, Công ty sẽ mở rộng địa bàn hoạt động phu hợp với tiêm năng của ngành.
Duy trì và tăng cường phương tiện trang thiết bị hoạt động, nâng cao hơn nưa chất lượng các công trình, tăng cường mối quan hệ giữa các phòng ban nghiệp vụ với các đơn vị, xi nghiệp kết hoạch đặt ra. Tiếp tục nghiên cứu và cải tiến các phương tiện kỹ thuật. Kết hợp với các bộ phận nạo vét đưa ra các biện pháp phòng ngừa khuyết tật công trình để nâng cao chất lượng các công trinh, giảm giá thành cho mỗi khối lượng nạo vét góp phân cho công tác nghiệm thu và bàn giao công trình.
Sắp xếp lại bộ máy cán bộ để đáp ứng tốt hơn yêu câu sản xuất kinh doanh. Bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ và trình độ cho cán bộ, công nhân nói chung và cán bộ, công nhân kỹ thuật nói riêng để tiếp thu nhânh chóng ự chuyển dịch của sản xuất, sự chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới phụ vụ cho hoạt động của công ty.
Xúc tiến mạnh mẽ hơn các hoạt động giới thiệu các công trình có giá trị, tham gia các hội chợ triển lãm để có cơ hội giới thiêu quy mô, dự án đầu tư của công ty, tìm kiếm các công trình các cơ hội đấu thầu mới.
Tiếp tục đầu tư các trang thiết bị phương tiện có tính năng mới trong hoạt động nhằm tăng năng suất lao động.
II. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty nạo vét xà xây dựng đường thuỷ.
Trên cơ sở những khó khăn, thuận lợi định hướng của công ty trong những giai đoạn tới, tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và phát huy những mặt thuận lơị hiện có của công ty.
Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường.
Theo ta được biết hoạt động kiểm tra, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước đóng vai trò quan trọng việc thành công hay thất bại của hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Mục đích của hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm trả lời các vấn đề đặt ra đó là thị trường đang cần những dự án như thế nào, quy mô ra sao, sử dụng vào mục đích gì
Qua tìm hiều và phân tích những tồn tại của hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty ta thấy công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức nhất là trong điều kiện hiện nay việc cạnh tranh giữ các công ty cùng loại nhằm chiếm kĩnh thị trường rất gay găt. Do vậy trong thời gian tới công ty phải đặc biệt quan tâm tới công tác này. Hiện nay do phải đảm nhiệm nhiều chức năng cùng một lúc nên các nhân viên phòng marketing không có điều kiện cũng như thời gian để chuyên sâu vào nghiệp vụ điều tra nghiên cứu thị trường. Việc thu thập xử lý thông tin nhanh chóng, đồng bộ trong lĩnh vực kinh doanh cũng như trong bất kỳ lĩnh vực nào đề có một vai trò cực kỳ quan trọng. Có nắm bắt được thông tin về nhu cầu cũng như sự biến động về nhu cầu công trình trên thị trường thì công ty mới có thể đưa ra được một kế hoạch cụ thể nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường. Trên cơ sở đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Các thông tin điều tra nắm bắt bao gồm: Thông tin về đối thủ cạnh tranh (về sản phẩm cùng loại, các ưu nhược điểm của đối thủ), thông tin từ nhà cung cấp, thông tin từ môi trường luật pháp, kinh tế và chính trị, thông tin phản hồi từ phía khách hàng.
Nội dung biện pháp.
Mở rộng địa bàn hoạt động, chú trọng địa bàn chủ chốt, công ty còn phải nghiên cứu và thu thập thông tin từ các thị trường mà sức đầu tư của công ty còn yếu để tìm cách mở rộng địa bàn đầu tư... Những thông tin cần thiết mà bộ phận nghiên cứu thị trường cần thu thập là: tình hình sản xuất trên từng địa bàn, những nhóm sản phẩm nào được thực hiện nhiều nhất, những địa bàn nào cần đến hoạt động của công ty. Từ những thông tin thu được công ty cần phải tiến hành đánh giá, xem xét từ đó rút ra kết luận cho công tác lập kế hoạch cũng như lựa chọn các phương án, giải pháp chiến lược…
Mặt khác công ty cũng phải tham gia các hội thảo, hội trợ triển lxe máy được tổ chức. Đây là những cơ hội rất tốt cho công ty tăng cường khả năng giới thiệu về khả năng hoạt động của công ty.
Tăng cường quản lý kỹ thuật nâng cao chất lượng công trình.
Chất lượng các công trình là một trong những yếu tố không nhỏ tác động đến tốc độ bàn giao công trình, tới hiệu quả hoạt động của công ty. Vì vậy muốn đứng vững trên địa bàn thì bắt buộc công ty phải quan tâm đến chất lượng các công trình mình làm ra.
Chất lượng công trình được hình thành trong suốt quá trình thi công. Việc quản lý chất lượng các công trình của công ty phải được thực hiện bằng cách tổ chức tốt công tác quản lý kỹ thuật, điều tra chất lượng công trình ở tất cả các khâu, công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
Phải có sự phân cấp quản lý kỹ thuật chức năng rõ ràng không chồng chất lên nhau khắc phục tình trạng thiếu trách nhiệm đẫn đến đổi lỗi cho nhau. Việc quản lý chất lượng trước hết phải giao cho xí nghiệp. Quản đốc xí nghiệp phải guao nhiệm vụ cho từng tổ trưởng, các tổ trưởng tiếp tục giao từng phần việc cho các tổ viên.
Giao quyền cho các cán bộ và kỹ thuật viên kiểm tra khắc phục hư hỏng rồi báo lại co các đơn vị. Từng kỹ thuật viên kiểm tra, khắc phục hư hỏng rồi báo cho các đơn vị. Từng kỹ thuật viên theo dõi quản lý ở mỗi khâu phải có kế hoạch xem xét phân tích những thông số kỹ thuật có liên quan ở khâu mình xử lý. Có như vậy mới dự kiến được các sự cố kịp thời khắc phục, tránh tình trạng xử lý bị động.
Về cơ cấu tổ chức: cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt phòng kỹ thuật kiểm tra chất lượng công trình, nghiên cứu triển khai duy trì và nâng cao chất lượng công trình.
Về trang thiết bị: Công ty cần thay thế những thiết bị cũ, hỏng tổ chức bảo quản tôt máy móc thiết bị. Công ty nên mở lớp đào tạo nhằm nâng cao tay nghề và để phát huy tối đa khả năng sáng tạo của người lao động.
Hoàn thiện tổ chức và quản lý các dư án đầu tư.
Hoàn thiện dự án đầu tư là một khâu hết sứ quan trọng khâu quyết định trrong quá trình hoạt động sản xuất của công ty đồng thời nó cũng là mối quan tâm hàng dầu của công ty sản xiất cũng như kinh doanh.
Hoàn thiện dự án đầu tư thực hiện dưới các hình thức khoán gọn hay một khâu nào đó. Qua phân tích về hoạt động doanh thu và tốc độ phát triển doanh thu nạo vét cho ta thấy khối lượng nao vét của công ty đã chiếm được địa bàn hoạt dộng miền bắc và ngày càng mở rộng địa bàn rộng hơn ra địa bàn các tỉnh lân cận do vậy để nâng cao doanh thu công ty cần mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh lân cận cũng như phát triển địa bàn còn lại.
Đối với các địa bàn tỉnh khác công ty có thể nâng cao hiệu quả nạo vét trên cơ sở bằng chính sách khuyến khích vật chất, chế độ thưởng thông qua doanh thu cho các xí nghiệp. Đối với xí nghiệp cụ thể của công ty chỉ áp dụng một loại doanh thu nhằm bắt buộc các xí nghiệp phải nỗ lực hết sức mình để được hưởng khen thưởng theo doanh thu, ngoài ra còn có phần tăng thêm.
Một thực tế cho thấy ngoài việc hưởng lương theo phần trăm doanh thu các xí nghiệp còn tăng mức giá nạo vét cao hơn mức giá quy định nhằm hưởng phần chênh lệch. Đối với tại mỗi địa bàn công ty cần phải lập ra một giám sát theo dõi và ra một số quy định bắt buộc các xí nghiệp phải thực hiện theo bảng giá nạo vét có xác nhận của công ty. Bên cạnh đó đề ra chính sách thưởng phạt theo chính sách thưởng phạt bằng hiện vật cụ thể đối với việc thực hiện các quy định này. Đây là một vấn đề có tác động không nhỏ đến hiệu quả sản xuất của công ty.
Biện pháp về đổi mới công nghệ.
Đây là một yếu tố năng động và ảnh hưởng rất lớn đến công ty, sự gia tăng đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất sẽ nhanh chóng tác động đến yêú tố cơ bản tạo nên chất lượng và hiệu quả các công trình.
Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều sử dụng máy móc thiết bị từ những năm 70 - 75 một số từ đầu những năm 90. Hầu hết các doanh nghiệp đều chưa đạt tiêu chuẩn GMP. Muốn vậy công ty phải đổi mới thiết bị công nghệ theo hướng sau:
+ Công ty phảo đi tìm nguồn vốn để đổi mới công nghệ, nguồn kinh phí ở đây có thể xin hỗ trợ từ nhà nước, vay ngân hàng, huy đông từ các nguồn khác nhau.
+ Công ty phải nghiên cứu các nhà cung cấp, các loại máy có khả năng thay thế để lựa chọn những nhà cung cấp cùng với loại thiết bị phù hợp, vừa đảm bảo tiêu chuẩn GMP, vừa phải đồng bộ.
+ Trang thiết bị của công ty phải phù hợp với trình độ của công nhân vận hành.
+ Máy móc, thiết bị phải thường xuyên được kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng đúng thời hạn.
+ Phải có những công nhân lành nghề đi kèm với những thiết bị mới, hiện đại.
Chính vì vậy đổi mới trang thiết bị công nghệ không những làm tăng năng suất lao động và giá thành mà nó còn tác động đến toàn bộ hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu hiệu quả của kinh doanh. Nó làm tăng sức cạnh tranh trong đấu thầu, tăng khả năng hoàn thành kết hoạch..
Biện pháp về đào tạo cán bộ.
Trong thời đại ngày nay, yếu tố con người vẫn là yếu tố then chốt. Cán bộ của công ty có nghiệp vụ, có kinh nghiệm một trong các nhân tố không thể thiếu trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty. Đào tạo cán bộ để đảm bảo cho công ty luôn tiếp thu cái mới và cách làm việc công nghiệp của các nhà nước phát triển.
Nội dung của biện pháp:
Để thích ứng với điều kiện mới công ty cần thực hiện một số vấn đề sau trong việc đào tạo cán bộ :
+ Phải đào tạo chuyên môn, nâng cao bậc thợ của công nhân thông qua các lớp bồi dưỡng, các khoá huấn luyện trong và ngoài giờ hành chính.
+ Đào tạo cán bộ kỹ thuật đi theo chiều hướng đi sâu vào nghiệp vụ, cử một cán bộ đi học thêm nghiệp vụ, đi học nước ngoài để nắm bắt kinh nghiệm của các nước phát triển.
+ Cần phải có cơ cấu lao động hợp lý, gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện và đặc điểm kinh doanh của công ty.
+ Có các biện pháp thích ứng trong việc quản lý lao động, trả lương, trả thưởng và khuyến khích bằng kinh tế. Có thể thực hiện bằng công tác tăng cường khoán sản phẩm trong một số khâu.
Đào tạo những cán bộ giỏi có chuyên môn, có nghiệp vụ thích ứng với công việc sẽ là nhân tố giúp cho công ty đứng vững và đi lên trong đieèu kiện cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay.
Kết luận
Trong công cuộc đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế từ tập chung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội cung như thách thức. Do đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải thể hiện được sự tự chủ, tự chủ về tài chính thì vấn đề nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả reong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên thương trường là vấn đề sống còn.
Phân tích hoạt động kinh tếư có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì có đảm bảo được công tác này thì doanh nghiệp ,ới có được định hướng tốt trong hoạt động cũng như mục tiêu cuối cùng của mình là thu được lợi nhuận cao. Đồng thời phân tích hoạt động kinh tế còn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: giảm giá thành, tiết kiệm nhiên vật kiệu, đổi mới trang thiết bị công nghệ…
Công ty Nạo vét và xây dựng đường thuỷ 1 là một doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ nạo vét và thông lạch các luồng sông, cửa biển. Ngoài ra công ty còn nhận thầu các công trình xây dựng.Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song với sự cố gắng của toàn công ty, công ty đã từng bước khắc phục khó khăn và ngày càng kinh doanh có hiệu quả.
Trong thời gian tìm hiểu, nghiên cứu để viết chuyên đề, ngoài những kiến thức đã được các thầy, các cô khoa Khoa học quản lý trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Hà Nội tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, lý luận mới. Em còn được sự hướng dẫn tận tình của các cô , các chú trong công ty. Nạo vét và xây dựng đường thuỷ 1
Qua đề tài của mình, tôi xin bày tỏ sự biết tin chân thành đến cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Huyền người đã nhiệt tình và giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc xây dựng và hoàn thiện đề tài. Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Khoa học quản lý, Ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là các cô chú trong phòng Tổ chức LĐ của công ty cùng các bạn trong lớp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc nghiên cứu, khảo sát thực tế của tôi đạt kết quả tốt đẹp. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Do trình độ còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sự góp ý nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Khoa học quản lý trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân- Hà Nội.
Tài liệu tham khảo
+ Giáo trình: Phân tích hoạt động kinh doanh Trường ĐHKTQD.
+ Giáo trình: Quản trị kinh doanh Trường ĐHKTQD.
+ Giáo trình: Marketing căn bản Trường ĐHKTQD
+ Sách: Chính sách lao động tiền lương XB 1996
+ Một số tài liệu của công ty có liên quan.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34534.doc