Thực ra, việc tín dụng kịp thời đến với hộ nông dân không phải là gì mới song lại là điều nhức nhối nổi cộm hiện nay. Sắp tới giải pháp này cần chú trọng tới:
Thứ nhất : cải thiện các thủ tục cho vay của các ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng mới chỉ đáp ứng hơn 15% nhu cầu vay vốn của nông dân vùng lúa.
Thứ hai : mở rộng mạng lưới quỹ tín dụng nhân dân trên toàn địa bàn nông thôn nhằm tăng cường khả năng cung ứng vốn nhanh chóng
Thứ ba : tăng cường hình thức tín dụng thế chấp thông qua các hoạt động của các hội nông dân, hội phụ nữ trên toàn quốc.
Thứ Tư : đối với các vùng chuyên canh lúa xuất khẩu, cần cho vay theo từng dự án lớn và đồng bộ.
66 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - Bộ Thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và một số thị trường nhỏ khác.
* Phương thức kinh doanh của Công ty.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Xuất nhập khẩu uỷ thác.
- Tạm nhập tái xuất.
- Nhận gia công xuất khẩu.
- Kinh doanh dịch vụ: Hiện nay Công ty dang duy trì và phát triển các loại hình dịch vụ như cho thuê kho bãi để hàng, cho thuê xe, liên doanh khách sạn, mở các cửa hàng bán lẻ các mặt hàng quần áo, đồ điện, xe máy....
* Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian qua.
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cho thấy tình hình chung từ toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các chỉ tiêu còn cho thấy tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của Công ty ( Xem Bảng 2.1)
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2000-2003
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm
2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2001/2000
So sánh 2002/2001
So sánh 2003/2002
Tuyệt
đối
Tương đối
Tuyệt
đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
S Doanh thu
Tr.đ
273.894
462.547
354.092
368.426
+188.653
+69%
-108.455
-23,4%
+14.334
+4%
S Chi phí
Tr.đ
262.660
459.126
349.120
361.498
+196.466
+74,5%
-110.006
-23,9%
+12.378
+3,5%
S Lợi nhuận
Tr.đ
11..234
3.421
4.972
6.928
-1.646
-32,5%
+1.511
+44%
+1.326
+26,7%
Nộp ngân sách
Tr.đ
15.381
15.700
17.201
16.744
+319
+2%
-1501
-9%
-457
-2,6%
Nguồn: Phòng tổng hợp Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I
Theo số liệu bảng 2.1
- Trong 2 năm 2000, 2001 có sự chênh lệch rất lớn về doanh thu, tăng 188.653 trđ về số tuyệt đối và 69% về số tương đối. Tuy nhiên do chi phí tăng quá cao nên lợi nhuận của công ty đã giảm rất mạnh, giảm 1646 trđ về số tuyệt đối và 32,5% về số tương đối.
- Năm 2002, tuy doanh thu nhỏ hơn so với năm 2001, nhưng do công ty đã biết tiết kiệm chi phí, giảm thiểu các khoản không cần thiết một cách triệt để nên lợi nhuận đã tăng cao so với năm 2001, tăng 1511 trđ về số tuyệt đối và 44% về số tuong đối. Sở dĩ như vậy là do công ty đạt doanh thu cao từ hoạt động nhập khẩu và các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác như kinh doanh kho bãi, xe lắp ráp xe máy, bán lẻ....
Đồng thời với việc giảm thiểu chi phí trong sản xuất, chi phí dịch vụ, tổ chức quản lý bộ máy sản xuất - kinh doanh hợp lý và khoa học giảm 41,5% các chi phí về quản lý doanh nghiệp... đã làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên cao.
- Sang năm 2003, các chỉ tiêu về lợi nhuận vẫn đạt mức tăng trưởng cao, đạt 1326 trđ về số tuyệt đối và 26,7 % về số tương đối. Do Công ty đã đẩy mạnh được giảm bớt các khoản đầu tư liên doanh, đầu tư chứng khoán và một số khoản đằut dài hạn khác để tập trung vốn cho hoạt động kinh doanh chính.
Các chỉ tiêu về nộp ngân sách nhà nước năm 2003 là 16744 trđ. Tuy có giảm hơn 457 trđ so với năm 2002, nhưng cũng cho thấy Công ty vẫn chấp hành tốt các chính sách chế độ và đi đúng quỹ đạo quản lý các Nhà nước, không ngừng đóng góp vào các khoản thu cho ngân sách Nhà nước.
2.3.1.2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu của Công ty.
* Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu:
Đặc điểm các mặt hàng xuất khẩu của Công ty - Nhóm hàng nông lầm sản gồm có các mặt hàng Gạo ; cà phê; hạt tiêu; lạc nhân; chè; quế; hồi... Đây là các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn; được nhà nước khuyến khích xuất khẩu, từ lâu được coi là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, khai thác được thế mạnh của Việt Nam.
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Công ty thời gian qua.
Đơn vị: 1000 USD
1999
2000
2001
2002
2003
Trị giá
%
Trị giá
%
Trị giá
%
Trị giá
%
Trị giá
%
Tổng KNXK
25.033
100
28.130
100
38.594
100
31.432
100
37.003
100
- Gia công may mặc
10.226
40,9
15.400
54,7
10.008
26,0
9.932
31,5
6.347
17,1
- Nông, lâm, hải sản
4.291
17,16
6.400
22,8
26.147
67,7
13.542
43,1
18.957
51,2
- Thủ công mỹ nghệ
282
1,13
253
0,9
600
1,3
165
0,53
150
0,4
- Khác (Thiếc, công nghệ phẩm)
10.204
40,81
6.077
21,6
1.839
5
7.793
24,87
11.549
31,3
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I
Đặc biệt là Gạo và lạc nhân là hai mặt hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim nghạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty, với diện tích đất trồng trọt lớn, việc đầu tư sản xuất để tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định cũng không tốn kém nhiều; nhân công rẻ. Tuy nhiên thời gian gần đây Công ty đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các Công ty xuất nhập khẩu nông sản trong nước. Đây thực sự là khó khăn đặt ra đối với việc giữ vững thị trường xuất khẩu thời gian tới.
- Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ: Mây tre, gốm sứ, thêu, lãng hoa... Đây là các mặt hàng truyền thống có thế mạnh xuất khẩu của Công ty từ nhiều năm nay. Các mặt hàng này do Công ty đặt hàng từ các làng nghề truyền thống nổi tiếng; có sức cạnh tranh cao; thị trường rất ổn định và cho tỷ suất lợi nhuận cao.
- Nhóm các sản phẩm may mặc như áo sơ mi; váy áo nữ; quần thể thao, quần áo trẻ em...Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu theo hạn ngạch và không có hạn ngạch vào rất nhiều thị trường khác nhau. Mặt hàng này luôn được Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển vì mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn, tận dụng ưu thế về nhân công: tranh thủ được vốn và kỹ thuật của nước ngoài; tạo điều kiện thâm nhập các thị trường mới trong điều kiện hạn chế nhập khẩu do các nước đề ra.
Đặc điểm chủ yếu của hàng may mặc là loại hàng thời trang mang tính thời vụ cao; có sự đòi hỏi thay đổi mốt và theo mùa. Mặt hàng này luôn yêu cầu phải phù hợp thị hiếu người tiêu dùng hợp thời trang. Khối lượng sản xuất lớn; chủng loại sản phẩm đa dạng; đòi hỏi thị trường tiêu thụ rộng lớn. Đây là ngành hàng mang tính thủ công cao; đòi hỏi tay nghề bậc thợ của công nhân phải được nâng cao, chuyên môn hoá.
Các mặt hàng khác có giá trị xuất khẩu cao như thiếc; tơ tằm; sản phẩm gỗ... Đây là các mặt hàng Công ty vẫn duy trì được sản lượng và kim ngạch xuất khẩu ổn định.
- Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan có kim ngạch xuất khẩu thấp ( chỉ chiếm 0,4 – 1,2% tổng kim nghạch xuất khẩu của công ty) nhưng lại là mặt hàng có tỷ lệ lãi khá cao so với các mặt hàng khác (năm 2000 doanh thu xuất khẩu của mặt hàng này đạt 282000 USD và năm 2001 là 600000 USD). Do vậy đây là nhóm mặt hàng được đánh giá là đầy tiềm năng.
Qua bảng 2.2 ta thấy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng vọt từ 253000 USD (2000) lên 600000 USD (2001) sau đó lại giảm xuống 165000 USD (2002) và 150000 USD (2003). Nguyên nhân của sự giảm sút là do sự cạnh tranh mạnh ở các thị trường và sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy các thị trường cũ vẫn ổn định nhưng từ năm 2002 Công ty có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh, đó là các Công ty tư nhân được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, các cơ sở sản xuất trong nước cũng bắt đầu chuyển sang ký kết, giao dịch trực tiếp với nước ngoài.
- Các mặt hàng nông, lâm, hải sản là những mặt hàng có tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, cũng có nhiều biến động tăng giảm trong từng thời điểm và theo từng mặt hàng khác nhau. Nếu như năm 1999 tỉ trọng xuất khẩu đạt 17,16% tổng kim ngạch xuất khẩu thì năm 2003 đạt 51,2%, cao nhất là năm 2001 đạt 67,7%. Nông sản đóng vai trò chủ lực, hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là Gạo và lạc nhân chiếm từ 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu.
* Các thị trường xuất khẩu chủ yếu:
Các thị trường xuất khẩu chính của Công ty là thị trường EU, Châu á, ASEAN và các thị trường khác, tổng cộng khoảng 25 thị trường.
- Thị trường EU: là thị trường lớn nhất của Công ty về kim ngạch xuất khẩu,chủ yếu là hàng may mặc. Thị trường này quy định các điều kiện thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong thị trường EU của Công ty là Trung Quốc, họ có tiềm năng xuất khẩu lớn và có nhiều kinh nghiệm hơn các Công ty Việt Nam.
- Thị trường khu vực ASEAN: Đây là thị trường lớn thứ 2 của Công ty trong kim nghạch xuất khẩu mà chủ yếu là hàng nông sản. Tuy nhiên, Công ty có thể qua đàm phán với các bạn hàng ở các nước trong khu vực, nhất là Singapore để hỗ trợ hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU. Hiện tại Công ty đang có một mạng lưới bạn hàng rộng rãi trong khu vực.
- Thị trường Châu á: Nổi bật là Nhật Bản và Trung Quốc. Sau ASEAN thì Nhật đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Công ty. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường này của Công ty là may mặc: nông sản; thiếc; quế.
Ngoài nhóm những thị trường chính có kim ngạch xuất khẩu lớn như EU, Châu á, ASEAN thì năm 1999 Công ty đã có hàng xuất nhập khẩu vào thị trường Trung Đông - một thị trường vốn có được coi là khó tính. Công ty vừa trả nợ vừa buôn bán thương mại đạt kim ngạch gần 1 triệu USD (Irắc, Angeri), Công ty đã và đang duy trì mối quan hệ tốt với các bạn hàng đầy hứa hẹn như Canada, úc, Pakistan... và một số thị trường nhỏ khác.
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường chính của Công ty
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ Tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
Trị giá
Tỷ trọng (%)
Trị giá
Tỷ trọng (%)
Trị giá
Tỷ trọng (%)
Trị giá
Tỷ trọng (%)
Trị giá
Tỷ trọng (%)
- Tổng KNXK , Trong đó
25.033
100
28.130
100
38.594
100
31.432
100
37.003
100
+EU
14.424
57,69
12.889
45,82
20.042
51,93
13.296
42,3
15.467
41,8
+ASEAN
3.543
14,17
7.159
25,45
10.305
26,7
9.084
28,9
9.399
25,4
+Châu á (Nhật, Trung Quốc)
2.642
10,42
2.045
7,26
6.030
15,6
3.013
9,58
3642
9,84
+Thị trường khác
4.424
17,67
6.037
21,46
2.217
5,74
6.039
19,21
8.495
22,95
Nguồn: Phòng tổng hợp Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I
2.3.1.3. Hiệu quả xuất khẩu chung của công ty
*Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp:
Bảng 2.4: Hiệu quả sản xuất kinh doanh từ 2000-2003
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm
2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2001/2000
So sánh 2002/2001
So sánh 2003/2002
Tuyệt
đối
Tương đối
Tuyệt
đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
S Doanh thu
Tr.đ
273.894
462.547
354.092
368.426
+188.653
+69%
-108.455
-23,4%
+14.334
+4%
S Chi phí
Tr.đ
262.660
459.126
349.120
361.498
+196.466
+74,5%
-110.006
-23,9%
+12.378
+3,5%
S Lợi nhuận
Tr.đ
11..234
3.421
4.972
6.928
-1.646
-32,5%
+1.511
+44%
+1.326
+26,7%
TLN/TDT
đ/đ
0,0415
0,0074
0,0141
0,0188
-0,0111
-60%
+0,0067
+90%
+0,0047
+33%
TLN/TCP
đ/đ
0,0189
0,0075
0,0143
0,0192
-0,0114
-60,5%
+0,00675
+90%
+0,005
+34,5%
TLN/TV
đ/đ
0,0234
0,0140
0,0201
0,0272
-0,0094
-40%
+0,007
+50%
+0,0071
+35,3%
TLN/1LD
1000đ/1LĐ
7290
4780
6660
9160
-2510
-34,4%
+1880
+39,3%
+2500
+37,5%
Nguồn: Phòng tổng hợp Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I
Qua bảng 2.4 ta thấy:
* Chỉ tiêu TLN/TDT cho biết cứ 1 đồng doanh thu thu về thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2001 có giảm mạnh so với năm 2000, nhưng đến các năm 2002, 2003 chỉ tiêu này đã tăng lên. Năm 2003 là năm có chỉ tiêu cao nhất là 0,0188, cho biết cứ 1000 đồng doanh thu thu về thì thu được 18,8 đồng lợi nhuận.
* Chỉ tiêu TLN/TCP cho biết cứ 1 đồng chi phí doanh nghiệp bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng 2.4 cho thấy năm 2001 có giảm mạnh so với năm 2000, nhưng đến các năm 2002, 2003 chỉ tiêu này đã tăng cao.
* Chỉ tiêu TLN/TV cho biết cứ một đồng vốn bỏ ra thì Công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua gảng 2.4 ta thấy năm 2001 là năm có chỉ tiêu đạt mức thấp nhất, và đến năm 2003 chỉ tiêu này đạt ở mức cao hơn là 0,0272.
Nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp không cao. Tuy năm 2001 các chỉ tiêu đều giảm mạnh, nhưng sang đến năm 2002, 2003 thì hiệu quả tổng hợp của công ty lại có xu hướng tăng lên, điều này chứng tỏ Công ty đang dần có sự cải tổ lớn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả bộ phận
* Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn của công ty ta có bảng tổng hợp sau:
Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng vốn của công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
TDT
Tr.đ
273894
462547
354092
386426
TLN
Tr.đ
5067
3214
4972
6928
Tổng vốn
Tr.đ
215864
244468
246543
254324
Sức SX Của vốn
đ/đ
1,27
1,89
1,44
1,45
Doanh lợi của vốn
đ/đ
0,0234
0,0140
0,0201
0,0272
Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 2000-2003
Qua bảng 2.5 ta thấy :
* Chỉ tiêu sức sản xuất của tổng vốn năm 2001 có giá trị cao nhất là 1,89 cho biết một đồng vốn năm 2001 tạo ra được 1,89 đồng doanh thu. Năm 2003 sức sản xuất của vốn chỉ nhỉnh hơn năm 2002 là 0,01 đồng.
* Chỉ tiêu doanh lợi trên tổng vốn thì năm 2001 có giá trị nhỏ nhất so với các năm khác, năm 2003 thì chỉ tiêu này lại có xu hướng tăng. Điều này chứng tỏ hiệu quả của đồng vốn đã được nâng cao hơn.
*Hiệu quả sử dụng lao động.
Trong bất kì một doanh nghiệp nào thì Lao động cũng luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Do đó ta cần nghiên cứu về hiệu quả sử dụng lao động, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
Tổng DOANH THU
Tr.đ
273894
462547
354092
368426
Tổng Lợi nhuận
Tr.đ
5067
3421
4972
6289
Số LĐ
Người
695
715
740
756
NSLĐ(DT/LĐ)
Tr.đ/người
394,09
646,9
478,5
487,34
LNBQ(LN/LĐ)
Tr.đ/người
7,29
4,78
6,66
9,16
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của công ty các năm 2000-2003
Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động chỉ đánh giá được qua các năm của công ty, chứ không so sánh được với các đơn vị sản xuất khác do công ty là mang tính chất công ty thương mại.
Qua bảng 2.6 ta thấy :
* Chỉ tiêu NSLĐ, năm 2001 là năm có mức cao nhất là 646,9 tr.đ, năm 2002 là 478,5 trđ, năm 2003 là 487,34 tr.đ.
* Chỉ tiêu LNBQ, Năm 2001 chỉ tiêu này có giá trị thấp 4,78 tr.đ. cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của công ty năm 2001 giảm so với năm 2000.
2.3.1.4 Hiệu quả xuất khẩu chung của công ty
* Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu của công ty
Bảng 2.7: Các tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu của Công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm
2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2001/2000
So sánh 2002/2001
So sánh 2003/2002
Tuyệt
đối
Tương đối
Tuyệt
đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
- DTXK
tr.đ
113932
185296
210159
219476
+71364
+62,5%
24863
+13%
+9317
+4,4%
- CPXK
tr.đ
111765
183241
206842
215187
+71476
+64,5%
23601
+12,8%
+8345
+4%
Trong đó Chi phí LTXK
tr.đ
3848
5267
5719
7027
1491
452
1308
- Lợi nhuận XK
tr.đ
2167
2052
3317
4289
-115
-5,3%
+1265
+61%
+972
+29,3%
- Lãi gộp XK
tr.đ
6015
7319
9036
11316
+2304
+38,3%
+1717
+23,4%
+2280
+25,2%
- LNxk/DTxk
đồng
0,0190
0,011
0,0157
0,0196
-0,0081
-42%
+0,0046
+41%
+0,0039
+25%
- LNxk/CPxk
đồng
0,0194
0,012
0,0160
0,0199
-0,0082
-42%
+0,0048
+43,2%
+0,0039
+24,3%
- LNxk/CPLTxk
đồng
0,56
0,39
0,58
0,61
-0,17
-30%
+0,19
+48,7%
+0,03
+5%
Nguồn: Phòng tổng hợp Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I.
Ta phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu của Công ty qua 3 chỉ tiêu là:
- Lợi nhuận xuất khẩu trên doanh thu xuất khẩu.
- Lợi nhuận xuất khẩu trên chi phí xuất khẩu.
- Lợi nhuận xuất khẩu trên chi phí lưu thông xuất khẩu.
*Chỉ tiêu LNxk/DTxk phản ánh : Cứ một đồng doanh thu xuất khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo bảng số liệu ta có:
- Năm 2001 là năm tỷ suất này có giá trị thấp nhất là 0,011.
- Năm 2002 so với năm 2001 chỉ tiêu này tăng 41% và năm 2003 so với năm 2002 chỉ tiêu này tăng 25%.
- Năm 2003 là năm có LNxk/DTxk cao nhất với giá trị là 0,0916 (đồng), có nghĩa là cứ một đồng doanh thu xuất khẩu thì cho 0,0916 (đồng) lợi nhuận.
*Chỉ tiêu LNxk/CPxk cho biết: Cứ một đồng chí phí cho xuất khẩu sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo bảng số liệu ta có:
- Năm 2003 chỉ tiêu này có giá trị cao nhất là 0,01993 (đồng). Có nghĩa là cứ một đồng chi phí xuất khẩu bỏ ra sẽ thu được 0,01993 đồng lợi nhuận.
- Năm 2001 chỉ tiêu này cũng có giá trị thấp nhất .
*Chỉ tiêu LNxk/CPLTxk cho biết: Cứ một đồng chi phí lưu thông xuất khẩu bỏ ra sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này có giá trị cao hơn hẳn so với hai chỉ tiêu trên, cụ thể như sau :
- Năm 2001 chỉ tiêu này có giá trị thấp nhất và giảm mạnh so với năm 2000. Nhưng đến các năm tiếp theo 2002, 2003 chỉ tiêu này đã tăng nên đáng kể, năm 2002 tăng 48,7% so với năm 2001, và năm 2003 lại tăng 5% so với năm 2002.
Qua nghiên cứu về các chỉ tiêu xuất khẩu ta thấy lĩnh vực xuất khẩu kinh doanh có hiệu quả hơn so với toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Chẳng hạn như năm 2003: Một đồng doanh thu xuất khẩu cho 0,0196 đồng lợi nhuận, còn một đồng doanh thu nói chung chỉ cho 0,0188 đồng lợi nhuận.
* Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn xuất khẩu
Ta có bảng các chỉ tiêu sau :
Bảng 2.8 : hiệu quả sử dụng vốn xuất khẩu của Công ty.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
LNxk
Tr.đ
2167
2052
3317
4289
VKD
Tr.đ
215864
244468
246534
245324
VCD
Tr.đ
55345
54049
59170
58490
VLD
Tr.đ
160519
190419
187373
195834
LNxk/VKD
đ/đ
0,01
0.0084
0,0134
0,0175
LNxk/VCD
đ/đ
0,039
0,038
0,056
0,0733
LNxk/VLD
đ/đ
0,0135
0,011
0,0177
0,022
Nguồn: báo cáo kqkd và bảng cân đối kế toán của công ty
Do đặc thù của Công ty là kinh doanh trong lĩnh vực thương mại nên vốn được dùng chung cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó khi tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh xuất khẩu ta chỉ có thể tính toán trên VKD,VCD,VLD là vốn dùng chung cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Điều này có nghĩa là ta chỉ dùng để phân tích mức sinh lời của hoạt động xuất khẩu đối với Công ty, không thể so sánh với hiệu quả kinh doanh của các Công ty khác, mà chỉ có thể so sánh hiệu quả xuất khẩu của công ty giữa các năm với nhau.
Qua bảng số liệu ta thấy các chỉ tiêu sử dụng vốn xuất khẩu của công ty có xu hướng tăng qua các năm, điều này thể hiện việc kinh doanh xuất khẩu của Công ty ngày càng có hiệu quả.
* Các chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ của công ty
Do kết quả kinh doanh xuất khẩu là ngoại tệ (USD), còn chi phí kinh doanh phục vụ cho xuất khẩu là nội tệ VND. Vì vậy cần phải tính tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu để có thể biết được phải chi ra bao nhiêu VND để có thể thu về được 1 USD.
Ta có bảng tỷ suất ngoại tệ sau :
Bảng 2.9: Tỷ suất ngoại tệ của công ty 2000-2003
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
DTXK
Tr.USD
8,137
12,77
13,94
14,12
CPXK
Tr.đ
111765
183214
206842
215187
Tỷ suất ngoại tệ
USD/VND
13735
14349
14838
15240
Tỷ giá TB
USD/VND
14002
14512
15075
15545
Chênh lệch
Đ
267
163
237
305
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 2000-20003
Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ của công ty qua các năm như sau :
Năm 2000, để thu được 1 USD Công ty phải chi phí hết 13735 VND, chênh lệch so với tỷ giá trung bình là 267 VND.
Năm 2001 là năm có mức chênh lệch giữa tỷ suất ngoại tệ và tỷ giá trung bình là nhỏ nhất: 163 VND, đây là năm Công ty kinh doanh xuất khẩu đạt hiệu quả thấp nhất.
Năm 2003 là năm có mức chênh lệch là lớn nhất: 305 VND, là năm công ty kinh doanh xuất khẩu đạt hiệu quả cao nhất.
Các kết quả trên cho thấy tỷ suất ngoại tệ của công ty hàng năm đều nhỏ hơn tỷ giá trung bình năm đó, điều này chứng tỏ hàng năm công ty đều kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả.
2.3.2 Thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Gạo của Công ty.
2.3.2.1 Kết quả xuất khẩu Gạo của Công ty trong thời gian gần đây.
Bảng 2.10: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty thời gian qua.
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
Trị giá
%
Trị giá
%
Trị giá
%
Trị giá
%
Trị giá
%
Tổng KNXKNS
4.291
100
6.400
100
26.147
100
13.542
100
18.957
100
Gạo
1.272
29,6
473
7,5
5.130
19,6
2.220
16,4
3.678
19,4
Lạc nhân
842
19,6
4.628
72,3
12.397
47,4
6.606
48,8
3.327
17,5
Chè
725
16,8
824
12,8
3.476
13,2
1.725
12,7
1.125
5,9
-Khác ( Hồi,quế,tiêu… )
1.452
33,8
475
7,4
5.144
19,8
2.991
22,1
10.827
57,2
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I
Mặt hàng Gạo luôn là một trong các mặt hàng nông sản quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Công ty trong nhiều năm qua. Mặc dù giá trị xuất khẩu của mặt hàng này chỉ đứng thứ hai trong kim nghạch xuất khẩu nông sản nhưng Gạo luôn được xem là một trong các mặt hàng mang tinhs chủ lực của Công ty.
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu Gạo của Công ty luôn tăng giảm biến động mạnh từ hơn 1 triệu USD năm 1999 xuống 473.423 USD năm 2000, chủ yếu do sự tập trung sản lượng xuất khẩu Gạo vào tay các Công ty lương thực độc quyền như Công ty lương thực miền Bắc và các Công ty xuất nhập khẩu nông sản khác. Đó là những đối thủ cạnh tranh trong nước rất lớn đối với Công ty. Ngoài ra thị trường xuất khẩu Gạo của Công ty còn bị thu hẹp do sự lấn át của các Công ty ở những nước có thể mạnh về xuất khẩu Gạo như Thái Lan, Mỹ, ấn Độ. Tuy số lượng và giá trị xuất khẩu Gạo có xu hướng giảm so với xuất khẩu của cả nước quá nhỏ bé nhưng nó luôn là một con số có ý nghĩa đối với Công ty. Nếu như năm 2000 doanh thu xuất khẩu Gạo là xấp xỉ 473000 USD thì đến năm 2001 doanh thu đạt 5,1 triệu USD chiếm 19,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản. Nguyên nhân của việc doanh thu tăng trưởng cao là, do Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm thị trường và có sự liên kết chặt chẽ với nhà cung cấp, ngoài ra còn do cơ chế chính sách và sự tăng trưởng trong toàn nghành kinh tế nói chung đã tạo ra cho Công ty có sự tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu.
Sang năm 2002,2003 kim nghạch xuất khẩu Gạo của Công ty có giảm so với năm 2001 nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim nghach xuất khẩu nông sản. Năm 2002 doanh thu là 2,2 triệu USD và đến năm 2003 là 3,6 triệu USD (chiếm 19,4% tổng kim nghạch xuất khẩu nông sản). Dựa vào các số liệu trên bảng 2.10 ta có thể thấy Gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu nông sản mang tính chủ lực của Công ty, chỉ đứng sau lạc nhân là mặt hàng luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong xuất khẩu nông sản. Trong những năm qua Gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu lớn của Công ty nói riêng và của nước ta nói chung, và đặc biệt là trong một hai năm gần đây nước ta luôn là một nước xuất khẩu Gạo đứng hàng đầu trên thế giới. Có thể thấy rằng nếu biết khai thác thế mạnh và tìm ra hướng đi đúng thì Gạo luôn là măt hàng xuất khẩu đầy tiềm năng của công ty, công ty có thể đạt được mức doanh thu cao nhờ vào hoạt động xuất khẩu Gạo.
2.3.2.2 Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu Gạo của Công ty
Ta phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu Gạo của Công ty qua 3 chỉ tiêu là:
- Lợi nhuận trên doanh thu về xuất khẩu Gạo.
- Lợi nhuận trên chi phí về xuất khẩu Gạo.
- Lợi nhuận trên chi phí lưu thông xuất khẩu Gạo.
Bảng 2.11: Các tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu Gạo của Công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm
2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2001/2000
So sánh 2002/2001
So sánh 2003/2002
Tuyệt
đối(trđ)
Tương đối(%)
Tuyệt
đối(trđ)
Tương đối(%)
Tuyệt đối(trđ)
Tương đối(%)
- DTXK
1000 USD
473
5.130
2.220
3.678
+4657
+984
-2910
-56,7
+1458
+65,67
- CPXK
1000 USD
457
4397
1.939
2883
+3940
+862
-2458
-55,9
+944
+48,6
- Chi phí LTXK
1000 USD
32
127
72
167
+95
+296
-55
-0,43
+95
+131,9
- Lợi nhuận XK
1000 USD
12,3
73,8
47,7
114,7
+61,5
+500
-26,1
-35
+67
+140,4
- Lãi gộp XK
1000 USD
16
733
281
795
+717
+4481
-452
-61,6
+514
+182,9
- LNxk/DTxk
USD
0,0258
0,0144
0,0215
0,0312
-0,0114
-44,1
+0,0071
+49,3
+0,0097
+45
- LNxk/CPxk
USD
0,0269
0,0168
0,0246
0,0398
-0,0101
-37,5
+0,0078
+46,4
+0,0152
+61,7
- LNxk/CPLTxk
USD
0,38
0,58
0,66
0,68
+0,2
+52,6
+0,08
+13,79
+0,02
+3
Nguồn: Phòng tổng hợp Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp
Qua bảng 2.11 ta có thể thấy, nhìn chung các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn dùng trong kinh doanh xuất khẩu là khá cao, cao hơn các chỉ số về hiệu quả xuất khẩu chung và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Sau đây ta sẽ đi vào phân tích từng chỉ tiêu cụ thể.
*Chỉ tiêu LNxkg/DTxkg phản ánh : Cứ 1USD doanh thu về từ hoạt động xuất khẩu Gạo thì sẽ thu được bao nhiêu USD lợi nhuận cho Công ty. Theo bảng 2.11 ta có:
Năm 2001 là năm tỷ suất này có giá trị thấp nhất là 0,0144 USD. So với năm 2000 chỉ tiêu này giảm 0.0114 USD tương ứng với giảm 44,1%.
Năm 2002 so với năm 2001 chỉ tiêu này tăng 41% và năm 2003 so với năm 2002 chỉ tiêu này tăng 25%.
Năm 2003 là năm có LNxkg/DTxkg cao nhất với giá trị là 0,0312 USD, cứ 1USD doanh thu xuất khẩu Gạo thì cho 0,0312 USD lợi nhuận.
Như vậy ta có thể thấy rằng khoản tiền thu về được so với doanh thu xuất khẩu Gạo còn chưa cao. Tuy so với chỉ tiêu LNxk/DTxk chung của Công ty thì chỉ tiêu này có cao hơn, nhưng do qui mô và doanh thu của mặt hàng Gạo còn nhỏ. Ngay cả với năm 2003 là năm có doanh thu cao nhất đạt 3.678 USD nhưng chỉ bằng 37% so với doanh thu xuất khẩu chung (đạt 13.717 USD). Do đó vấn đề cần đặt ra là phải tăng được lợi nhuận từ khoản doanh thu thu về khi mà việc tăng qui mô xuất khẩu Gạo gặp khó khăn.
*Chỉ tiêu LNxkg/CPxkg cho biết: Cứ 1USD chí phí dùng cho hoạt động xuất khẩu Gạo sẽ đem lại bao nhiêu USD lợi nhuận.
Theo bảng 10 ta có :
Năm 2001 chỉ tiêu này có giá trị thấp nhất, so với năm 2000 chỉ tiêu này giảm 0,0101 USD về số tuyệt đối và 37,5% về số tương đối.
Sang đến năm 2002, thì chỉ tiêu này đã tăng lên rõ rệt, tăng 0,0078 USD tương ứng với 46,4%. Điều này chứng tỏ Công ty đã có sự cải tiến quan trọng trong việc cắt giảm các chi phí dùng cho hoạt động xuất khẩu Gạo.
Năm 2003 là năm có chỉ tiêu LNxkg/CPxkg đạt giá trị cao nhất là 0,0398 USD. Có nghĩa là cứ 1USD chi phí xuất khẩu cho xuất khẩu Gạo bỏ ra sẽ thu được 0,0398 USD lợi nhuận.
*Chỉ tiêu LNxkg/CPLTxkg: Do là một Công ty thương mại nên chỉ tiêu này cũng rất cần được chú ý đến, nó là một chỉ tiêu quan trọng trong việc giúp cho Công ty có thể đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn để chi trả cho các khoản chi phí trong việc lưu thông hàng hoá. Nó giúp Công ty có thể đánh giá được hiệu quả của 1USD chi phí lưu thông cho hoạt động xuất khẩu Gạo sẽ đem lại bao nhiêu USD lợi nhuận cho Công ty. Dựa vào bảng 10 ta thấy chỉ tiêu này có giá trị khá cao so với hai chỉ tiêu trên, sở dĩ có điều này là do chi phí lưu thông có tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của Công ty còn khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí giá vốn hàng hoá của công ty. Năm 2003 là năm có chỉ tiêu LNxkg/CPLTxkg đạt giá trị cao nhất là 0,68 USD, nghĩa là cứ 1USD chi phí cho việc lưu thông xuất khẩu bỏ ra thì thu được lợi nhuận là 0,68 USD.
Qua việc phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trong xuất khẩu Gạo của Công ty ta thấy chỉ tiêu này là khá cao so với các chỉ tiêu hiệu quả chung và trong các chỉ tiêu về xuất khẩu. Điều này chứng tỏ Gạo là một mặt hàng quan trọng và luôn mang lại lợi nhuận khá cao cho Công ty. Xét trên sự phân tích về các loại chỉ số trên ta đều nhận thấy rằng, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong việc xuất khẩu Gạo sẽ đem lại cho Công ty lơị nhuận cao. Qua việc phân tích về chỉ tiêu LNxkg/DTxkg ta thấy, nếu Công ty có thể tăng được doanh số về xuất khẩu Gạo thì tổng lợi nhuận mà Công ty có được là rất lớn, so với nhiều mặt hàng nông sản khác mà Công ty đang xuất khẩu. Đồng thời với việc phân tích các chỉ tiêu về LNxkg/CPxkg và LNxkg/CPLTxkg, cũng cho thấy hiệu quả của việc sử dụng vốn của Công ty còn chưa cao, cụ thể là Công ty vẫn chưa thực sự có các biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa các chi phí trong lưu thông hàng hoá, hiệu quả về chi phí bỏ ra vẫn còn thấp.
* Phân tích sự tác động của các chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ đến hiệu quả xuất khẩu Gạo của Công ty.
Doanh thu xuất khẩu Gạo thu về là bằng ngoại tệ (USD), còn chi phí kinh doanh phục vụ cho xuất khẩu là nội tệ VND, tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu cho ta biết phải chi ra bao nhiêu VND để có thể thu về được 1 USD. Chỉ tiêu này đem so sánh với tỉ giả trung bình USD/VND ta sẽ biết được hiệu quả của hoạt động xuất khẩu Gạo thông qua tỉ xuất ngoạI tệ của Công ty từ việc xuất khẩu.
Ta có bảng tỷ suất ngoại tệ sau :
Bảng 2.12: Tỷ suất ngoại tệ của Công ty từ hoạt động xuất khẩu Gạo trong thời gian qua.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
DTXK
Tr.USD
8,137
12,77
13,94
14,12
CPXK
Tr.đ
111765
183214
206842
215187
Tỷ suất ngoại tệ
USD/VND
13735
14349
14838
15240
Tỷ giá TB
USD/VND
14002
14512
15075
15545
Chênh lệch
Đ
267
163
237
305
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 2000-20003
Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ của Công ty từ hoạt động xuất khẩu Gạo qua các năm như sau :
Năm 2000, có mức tỉ xuất ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu Gạo là 13735 VND, chênh lệch so với tỷ giá trung bình là 267 VND. Đây là mức chênh lệch khá cao, nó giúp Công ty thu được lợi nhuận cao từ hoạt động thu ngoại tệ nhờ xuất khẩu Gạo.
Năm 2001 là năm có mức chênh lệch giữa tỷ suất ngoại tệ và tỷ giá trung bình là nhỏ nhất: 163 VND, đây là năm Công ty kinh doanh xuất khẩu đạt hiệu quả thấp nhất.
Năm 2003 là năm có mức chênh lệch là lớn nhất: 305 VND, là năm công ty kinh doanh xuất khẩu đạt hiệu quả cao nhất. Khi mà hiện nay tỉ giá trung bình USD/VND đang tăng cao thì việc tăng mức chênh lệch trong tỉ xuất ngoại tệ của Công ty từ hoạt động xuất khẩu Gạo so với tỉ xuất trung bình là rất quan trọng, nó giúp Công ty thu được nhiều lợi nhuận.
Từ các kết quả trên cho thấy tỷ suất ngoại tệ của Công ty từ hoạt động xuất khẩu Gạo hàng năm đều nhỏ hơn tỷ giá trung bình năm đó, và khoản chênh lệch đó là ngày càng tăng cao trong ngững năm gần đây,điều này chứng tỏ mặt hàng Gạo là mặt hàng kinh doanh xuất khẩu mang lại hiệu quả cao cho Công ty.
2.4. Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Gạo của Công ty
2.4.1. Những ưu điểm của Công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Gạo.
Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả xuất khẩu Gạo của Công ty XNK tổng hợp I, ta có thể thấy rằng so với hiêu quả sản xuất kinh doanh của Công ty và hiệu quả xuất khẩu chung của Công ty thì hiệu quả mà Công ty đã đạt được trong hoạt động xuất khẩu Gạo là khá cao. Điều này chứng tỏ Công ty đã có được những ưu điểm trong việc trong hoạt động xuất khẩu Gạo. Cụ thể là so sánh chỉ tiêu về mức sinh lời của lợi nhuận và mức sinh lời của chi phí cho thấy, trong quá trình xuất khẩu Công ty đã biết cắt giảm chi phí lưu thông và tăng hiệu quả trong sử dụng vốn.
Từ bảng doanh thu về xuất khẩu Gạo ta có thể thấy rằng Công ty đã có rất nhiều nỗ lực trong việc duy trì quan hệ bạn hàng truyền thống và dần mở rộng qui mô khối lượng xuất khẩu gạo qua các năm. Đồng thời cũng cho thấy rằng Công ty vẫn duy trì được nguồn hàng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu cuả khách hàng, trong khi hiện nay việc thu mua Gạo để tạo nguồn hàng ngày càng trở nên khó khăn do có sự cạnh tranh và độc quyền của nhiều công ty lương thực khác.
2.4.2. Những tồn tại của công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Gạo.
2.4.2.1. Hiệu quả xuất khẩu.
Tuy hiệu quả xuất khẩu của Công ty về mặt hàng gạo nhìn chung có cao hơn so với hiệu quả chung cuả Công ty. Nhưng nếu đem so sánh cả về qui mô và hiệu quả xuất khẩu Gạo trong toàn nghành học với doanh nghiệp khác trong xuất khẩu Gạo thì ta có thể nhận thấy rằng lượng Gạo mà công ty đã xuất khẩu và còn quá nhỏ bé so với toàn nghành. Xét về hiệu quả xuất khẩu Gạo thì hiệu quả mà Công ty đạt được còn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng về doanh lợi mà nhờ hoạt động xuất khẩu Gạo Công ty có thể đạt được. Công ty vẫn còn yếu kém trong khâu tìm kiếm thị trường và chủ động trong việc tìm kiếm nguồn hàng.
2.4.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty còn thấp. So với khoản chi phí mà công ty đã bỏ ra thu lợi nhuận thu về của nó còn thấp. Lợi nhuận mà công ty thực sự thu về còn thấp, chưa tương xứng với lượng vốn mà công ty đã bỏ ra.
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Do công ty còn thiêu chủ động trong việc lựa chọn mặt hàng để cung cấp. Cụ thể là trong thực tế hiện nay thì việc thu mua gạo của Công ty chủ yếu là qua các công ty trung gian, các doanh nghiệp chế xuất chứ công ty chưa lần nào trực tiếp thu mua Gạo từ người sản xuất là các hộ gia đình, những người trực tiếp sản xuất lúa. Việc cung cấp nguồn hàng còn thiếu chủ động, thông thường là khi kí kết được hợp đồng xuất khẩu Gạo rồi thì công ty mới đi tìm kiếm đẻ thu mua nguồn hàng. Ngoài ra, công tác tìm kiếm thị trường mới và thị phần cho riêng mình của công ty còn yếu, công ty chưa có bộ phận dành riêng cho hoạt động marketing của mình.
Do việc quản lý về hiệu quả trong việc sử dụng vốn của công ty còn chưa cao. Công ty chưa thực sự có các biện pháp cụ thể để thường xuyên giám sát và giảm thiểu chi phí, dẫn đến hiệu quả trong việc sử dụng vốn chưa cao.
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
Ngoài những nguyên nhân chủ quan nêu trên thì công ty còn gặp phảI một số các nguyên nhân khách quan như do sự tập trung sản lượng xuất khẩu Gạo vào tay các Công ty lương thực độc quyền như Công ty lương thực miền Bắc và các Công ty xuất nhập khẩu nông sản khác. Đó là những đối thủ cạnh tranh trong nước rất lớn đối với Công ty. Ngoài ra thị trường xuất khẩu Gạo của Công ty còn bị thu hẹp do sự lấn át của các Công ty ở những nước có thể mạnh về xuất khẩu Gạo như Thái Lan, Mỹ, ấn Độ. Điều này đã làm cho tình hình sản xuất kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn.
Chương 3: Một số biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Gạo của công ty
3.1 Tình hình thị trường Gạo thế giới.
3.1.1 Những quốc gia xuất khẩu Gạo chính.
Trong nhiều thập kỉ trở lại đây Gạo luôn là mặt hàng lương thực đứng hàng thứ hai trên thế giới chỉ sau lúa mì, với chức năng đóng vai trò là nguồn lương thực quan trọng không thể thiếu của nhiều quốc gia trên thế giới.
Hiện nay các nước có điều kiện sản xuất và xuất khẩu gạo trên thế giới không nhiều. Xuất khẩu gạo với số lượng lớn trên thế giới chỉ có: Thái Lan, Việt Nam, ấn Độ, Mỹ, Mianma, trong những nước này chỉ có Mỹ và Thái Lan xuất khẩu gạo cao cấp, còn lại các nước khác xuất khẩu gạo cấp thấp là chủ yếu.
Theo thông kê của tổ chức FAO : Năm 1960 diện tích gieo trồng lúa là:117.5 triệu ha, sản lượng: 258.5 triệu tấn/năm và năng suất 2.2tấn/ha/vụ, đến năm 1997, sản lượng lúa đạt kỷ lục : 570.7 triệu tấn, tức là sau 37 năm sản lượng lúa tăng gấp 2,21 lần.
Lúa được sản xuất chủ yếu ở khu vực châu á- Thái Bình Dương, sản lượng lúa ở khu vực này chiến tới 90.8% tổng sản lượng lúa toàn thế giới .
Trong đó các nước có diện tích gieo trồng lúa lớn là ấn Độ: 42.034 triệu ha, Trung Quốc : 30.375 triệu ha, Indonesia: 10,646 triệu ha, Bangladesh: 9,85 triệu ha, Thái Lan: 8,4 triệu ha.
Trên thế giới năng suất lúa hàng đầu là úc: 8.6 tấn/ha/vụ, Mỹ: 8.2 tấn/ha/vụ, Nhật Bản: 6.77 tấn/ha/vụ. Đặc biệt những nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan năng suất chỉ có: 2.15 tấn/ha/vụ, Pakistan: 2.5 tấn/ha/vụ.. bởi vì họ chủ yếu là trồng các giống lúa có phẩm chất gạo ngon, trồng nhờ nước mưa, sử dụng ít phân bón. Đây là điều khác biệt so với trồng lúa xuất khẩu của nước ta.
3.1.2 Những quốc gia nhập khẩu Gạo chính.
Các nước đang phát triển chiếm tới 96% tổng sản lượng lúa-gạo trên thế giới và lượng tiêu thụ gạo tập trung chủ yếu ở châu á, chiếm trên 90% tổng lượng gạo tiêu thụ toàn cầu. Đồng thời , khu vực này cũng là nơi sản xuất lúa-gạo lớn, chiếm 91.5% tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới. Các nước nhập khẩu Gạo lớn như Singarpo, philipin, indonêxia …là những nước nhập khẩu Gạo rất lớn ở khu vực Đông Nam á.
Các khu vực khác như châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và châu Đại Dương nhập khẩu ít. Trong tổng dân số thế giới thì dân số châu á chiếm tới 60% và hầu hết các nước ở châu lục này gắn liền với tập tục dùng gạo làm lương thực chính yếu của mình. Do vậy châu á là mục tiêu , thị trường rộng lớn của lúa-gạo trên thế giới.
Hiện nay trên thế giới ngoài những nước mà nền nông nghiệp sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước phải đi nhập khẩu gạo như: Bangladesh, CHDCND Triều Tiên.. vẫn còn những nước mà sản xuất dư thừa đem đi xuất khẩu nhưng vẫn nhập khẩu gạo, họ chủ yếu nhập khẩu các loại gạo có chất lượng cao, gạo đặc sản như Mỹ, Nhật Bản …
3.1.3 Xu hướng thị trường Gạo thế giới.
Theo đánh giá của tổ chức FAO về diễn biến sản suất lúa trong 16 năm (1984-2000) cho thấy :
- Diện tích gieo trồng tăng từ 144.82 triệu ha lên 146.45 triệu ha, tốc độ tăng bình quân hàng năm là: 0.3%
- Năng suất lúa cũng tăng từ 3.22 tấn/ha lên 4 tấn/ha, tốc độ tăng bình quân 1.5% năm (Việt Nam là: 3%năm).
- Sản lượng lúa tăng từ 466.38 triệu tấn/năm lên 580 triệu tấn/năm, tốc độ tăng bình quân là:1.6% năm. Sản lượng lúa tăng chủ yếu là do thâm canh tăng năng suất thông qua việc sử dụng các giống lúa có năng suất cao kết hợp với tiến bộ kỹ thuật mới (phân bón, tưới tiêu..).
Cũng theo FAO thì từ những năm 1987 – 1989 đến 2005, nhu cầu thế giới dự kiến sẽ tăng khoảng 2% hàng năm, đạt mức khoảng trên 500 Triệu tấn gạo, khoảng 90% dùng để ăn, chủ yếu do tăng dân số. Phần còn lại để giống, chăn nuôi và chế biến công nghiệp.
Bình quân trên đầu người tăng ít, ở mức 58,6 kg gạo /người ở năm 2000. Phần gạo dùng cho chăn nuôi sẽ tăng đáng kể vào những năm 2000 – 2005 vì có xu hướng tăng viêc sử dụng gạo vào trong chăn nuôi.
ở Trung Quốc, một số lượng gạo đáng kể được dùng vào nuôi lợn do nguồn thu nhập từ thịt lợn cao. ở một số nước khác, tuy cũng có hướng tăng sử dụng vào chăn nuôi nhưng giao động lớn theo giá gạo quốc tế. ở Thái Lan phần lớn gạo chăn nuôi dùng để nuôi vịt vầ nuôi cá, nhất là khi ngô là nguồn cung cấp thức ăn chính cho chăn nuôi bị hạn chế. Mức độ tăng 2% hàng năm phần lớn gạo chăn nuôi dùng để nuôi vịt vầ nuôi cá, nhất là khi ngô là nguồn cung cấp thức ăn chính cho chăn nuôi bị hạn chế. Mức độ tăng 2% hàng năm về nhu cầu gạo của thế giới lại rất khác nhau theo từng vùng, từng quốc gia.
ở Châu phi, Mỹ La Tinh và Caribê, Châu âu và Bắc Mỹ, mức tiêu dùng cho mỗi người hàng năm tăng, trong khi ở Cận Đông lại giảm, tuy vậy tổng nhu cầu tiêu dùng gạo của Cận Đông vẫn tăng do phát triển dân số. Một số nước Viễn Đông như: Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Singapo tuy có thu nhập đầu người cao nhưng nhu cầu tiêu dùng gạo lại có xu hướng giảm do thay đổi cơ cấu bữa ăn ( đa dạng bữa ăn). Tuy vậy, ở một số nước khác, sự giảm nhu cầu tiêu dùng lúa gạo chủ yếu là do khả năng tiếp cận về mặt kinh tế với gạo.
ở Băngladet và ấn Độ lúa mì đang có xu thế thay thế dần lúa gạo trong bữa ăn. Nhu cầu tiêu dùng gạo không tăng nhiều, còn có nguyên nhân do nhiều nước bãi bỏ trợ cấp lương thực do dân nghèo và dân nghèo còn khá lớn trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển.
ở Châu Phi gạo ngày càng có vai trò quan trọng nhất là trong việc thay thế những thức ăn cơ bản truyền thống như cây củ, cây cho thân… đặc biệt ở các vùng đô thị. Dự kiến bìmh quân tiêu dùng gạo / người là 16kg/ năm, tăng 2kg/ người so với thời gian trước đây ở mức độ tiêu dùng gạo / người rất khác nhau do khả năng thu nhập và khả năng sản xuất. Về tổng thể bình quân tiêu dùng gạo/ người của Châu Phi sẽ tăng nhất là ở cấc nước Gana, Nigieria và Tôgô.
ở những nước phát triển bình quân tiêu dùng gạo / đầu tăng chút ít như Canađa, mỹ, Châu Âu, tăng tới 8,5 kg/ người năm 1992 và có khả năng đạt 13kg/ người vào năm 2000 – 2005. Tuy vậy, bình quân tiêu dùng gạo lại giảm ở một số nước khác. Nhật Bản, giảm từ80kg/ người/ năm trước đây, đến nay chỉ còn khoảng 60kg/ người.
Theo nghiên cứu của FAO thì hầu hết tất cả các nước xuất khẩu có khả năng giảm do nhu cầu của toàn cầu về gạo giảm.
3.2. Phương hướng xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới
3.2.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu nói chung của công ty trong thời gian tới
Phương hướng chung để nâng cao hiệu quả xuất khẩu cũg là tăng doanh thu, giảm chi phí hay làm cho tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí. Sau đây là một số biện pháp cụ thể để tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp.
* Tăng khối lượng bán hàng xuất khẩu
Tăng khối lượng bán hàng xuất khẩu chẳng những tăng lợi nhuận do thu lợi trên mỗi sản phẩm hàng hoá bán ra mà chi phí lưu thông cũng sẽ giảm đi do sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hơn, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận do vậy cũng tăng.
Tăng khối lượng hàng xuất khẩu bán ra bằng cách: tìm hiểu kĩ thị trường để mua hàng hoá xuất khẩu phù hợp với thị hiếu của khách hàng, tránh tình trạng mua hàng vào bán không được do nguyên nhân chủ quan; tìm thêm khách hàng mua hàng xuất khẩu; tổ chức nguồn hàng về số lượng và chất lượng.
* Tăng giá bán hàng xuất khẩu.
Dưới cơ chế thị trường thì việc tăng giá bán hàng xuất khẩu sẽ rất nhạy cảm, nó sẽ tác động ngay tới khối lượng hàng hoá tiêu thụ. Vì vậy một sản phẩm muốn có giá bán cao trước hết nó phải có chất lượng tốt, do đó để nâng cao chất lượng sản phẩm doanh nghiệp phải tích cực đầu tư để đổi mới công nghệ sản xuất… ngoài ra một sản phẩm có giá cao có thể do nó có mẫu mã kiểu cách đẹp. Hiện nay có xu hướng là một số doanh nghiệp đi vào kinh doanh những sản phẩm “ độc” và do đó định giá sản phẩm ở mức cao để thu lợi nhuận cao trên một đơn vị sản phẩm.
* Thực hiện những biện pháp giảm chi phí lưu thông xuất khẩu.
Để thực hiện giảm chi phí lưu thông xuất khẩu có các biện pháp cụ thể sau
Tăng mức lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu: mở rộng và tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu là một nhân tố quan trọng giảm tỷ suất chi phí lưu thông và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, cho nên để đẩy mạnh mức lưu chuyển hàng hoá, rất cần thiết phải làm tốt công tác tiếp thị, qua đó tìm hiểu dung lượng thị trường và thị hiếu người tiêu dùng… đặc biệt chú ý khâu dự trữ hàng hoá để tránh hiện tượng thiếu hàng kinh doanh hoặc dự trữ vượt định mức gây ứ đọng vốn, hàng xuống cấp dẫn đến chi phí lưu thông cao.
Tổ chức tốt công tác vận tải hàng hoá: để giảm chi phí vận tải, trước tiên cần hợp lí hoá quãng đường vận chuyển, tránh vận tải vòng, sử dụng xe hai chiều, ít khâu trung gian sẽ tiết kiệm được chi phí bốc dỡ, bảo quản hàng hoá, sử dụng tối đa công suất và trọng tải của các phương tiện vận tải và bốc dỡ.
Tổ chức tốt công tác quản lí kho như sử dụng tối đa công suất của kho về diện tích và không gian chiếm dụng… tăng cường công tác bảo vệ nhằm tránh thất thoát hao hụt hàng hoá xuất khẩu góp phần giảm chi phí lưu thông
Ngoài ra để giảm chi phí lưu thông doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ xuất khẩu, và quản lí tốt công tác thực hiện kế hoạch chi phí lưu thông.
Tóm lại, để tăng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình biện pháp riêng phù hợp với điều kiện, tình hình của doanh nghiệp và nhìn chung để nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp cần phải áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp trên.
3.2.2. Phương hướng hoạt động xuất khẩu Gạo của công ty
Các phương hướng đẻ tăng hiệu quả trong xuất khẩu Gạo của công ty :
- Lựa chọn chủng loại Gạo xuất khẩu hợp lý để tăng hiệu quả trong sử dụng vốn
- Mở rộng và tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu Gạo.
- Tích cực đẩy mạnh việc tăng qui mô xuất khẩu Gạo.
- Lựa chọn phương thức xuất khẩu Gạo hợp lý để tăng hiệu quả xuất khẩu Gạo.
- Tích cực giảm thiểu chi phí lưu thông trong xuất khẩu Gạo.
3.4. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Gạo của công ty.
Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty :
* Tăng khối lượng xuất khẩu Gạo :
- Giảm chi phí lưu thông nhờ sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hơn, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận do vậy cũng tăng.
- Tăng khối lượng Gạo xuất khẩu bán ra bằng cách: tìm kiếm cho mình thị trường .
- Tăng giá bán hàng xuất khẩu: Công ty có thể lựa chọn việc xuất khẩu các chủng loại Gạo có chất lượng cao để tăng giá thành sản phẩm
- Tổ chức tốt công tác vận tải hàng hoá.
- Tổ chức tốt công tác quản lí kho như sử dụng tối đa công suất của kho về diện tích và không gian chiếm dụng… tăng cường công tác bảo vệ nhằm tránh thất thoát hao hụt hàng hoá xuất khẩu góp phần giảm chi phí lưu thông
- Lựa chọn chủng loại Gạo xuất khẩu hợp lý để tăng hiệu quả trong sử dụng vốn
- Lựa chọn phương thức xuất khẩu Gạo hợp lý để tăng hiệu quả xuất khẩu Gạo.
Ngoài ra để giảm chi phí lưu thông doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ xuất khẩu, và quản lí tốt công tác thực hiện kế hoạch chi phí lưu thông.
3.5. Một số kiến nghị đối với Nhà nước
3.5.1.Chính sách tín dụng vốn sản xuất ưu đãi
Thực ra, việc tín dụng kịp thời đến với hộ nông dân không phải là gì mới song lại là điều nhức nhối nổi cộm hiện nay. Sắp tới giải pháp này cần chú trọng tới:
Thứ nhất : cải thiện các thủ tục cho vay của các ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng mới chỉ đáp ứng hơn 15% nhu cầu vay vốn của nông dân vùng lúa.
Thứ hai : mở rộng mạng lưới quỹ tín dụng nhân dân trên toàn địa bàn nông thôn nhằm tăng cường khả năng cung ứng vốn nhanh chóng
Thứ ba : tăng cường hình thức tín dụng thế chấp thông qua các hoạt động của các hội nông dân, hội phụ nữ trên toàn quốc.
Thứ Tư : đối với các vùng chuyên canh lúa xuất khẩu, cần cho vay theo từng dự án lớn và đồng bộ.
3.5.2. Hoàn thiện chính sách giao ruộng đất cho nông dân
Thời gian qua, chính sách này trực tiếp tạo ra động lực mới ở nông thôn, xác định đầy đủ nhất quyền làm chủ hộ nông dân về ruộng đất. Tuy nhiên trong quá trình chuyển khai vẫn còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, chính sách này thời gian tới cần hoàn thiện dứt điểm những vấn đề sau:
- Hoàn thiện việc cấp giấp chứng nhận sử dụng đất cho các đối tượng.
- Cần khẩn trương thể chế hoá 5 quyền của người nông dân và những thủ tục cần thiết để thực hiện 5 quyền đối với người giao đất.
- Nhà nước cần phân cấp rõ ràng các quan hệ đất đai.
3.5.3. Qui hoạch vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu
Qui hoạch vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu là đòi hỏi khách quan đáp ứng nhanh chóng nhu câù của thị trường thế giới về số lượng và dặc biệt là chất lượng, chủng loại gạo và cấp loại gạo nào đó so với nhu cầu.
Qui hoạch vùng canh tác lúa gạo xuất khẩu là căn cứ để nhà nước phân công, phân cấp thị trường cho các doanh nghiệp gạo, đồng thời có hướng dẫn đầu tư đúng đắn và triển khai kịp thời các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất.
Vùng lúa gạo chuyên canh được qui hoạch cụ thể cho riêng hai vùng đồng bằng lớn là Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL.
Thứ nhất, đối với vùng ĐBSCL: cần tập trung chuyên canh các chủng loại lúa có chất lượng cao, khối lượng xuất khẩu lớn. Để nâng cao phẩm chất gạo xuất khẩu, phải tính toán đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng theo qui trình 7 khâu liên hoàn. Trong qui hoạch cần chú ý tới phương hướng tăng dần tỷ trọng xuất khẩu loại gạo chất lượng cao, kể cả gạo dặc sản như Nàng Hương, Chị Đào..
Thứ hai, đối với Đồng bằng sông Hồng : bên cạnh những hạn chế đáng kể về số lượng gạo xuất khẩu do đất chặt người đông, vùng này lại có ưu thế về chất đất, nguồn nước, thời tiết rất thuận lợi để phát triển các giống lúa đặc sản truyền thống nổi tiếng như Tám Thơm, Dự Hương..đây là những sản phẩm có thể chiếm lĩnh nhanh chóng các thị trường gạo thuộc Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản với giá cao, hiệu quả xuất khẩu lớn. Về lâu dài, vùng này chỉ nên chiếm 10% lượng gạo xuất khẩu nhưng chủ yếu là gạo đặc sản. Việc qui hoạch theo các tiểu vùng là điều cần thiết bởi các giống lúa đặc sản chủ yếu chỉ thích hợp với từng tỉnh cụ thể.
3.5.4. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước thích ứng với thị trường
Thị trường gạo thế giới biến động rất nhạy cảm với những thăng trầm về nhu cầu nhập khẩu và quan hệ cung cầu quốc tế. Do vậy, cần theo hướng kết hợp tập trung hoá và đa dạng hoá các doanh nghiệp xuất khẩu gạo về qui mô và loại hình doanh nghiệp, qui mô ngày một lớn để đủ sức đứng vững trong thương trường, loại hình nên mở rộng theo các thành phần kinh tế một cách thông thoáng để khai thác thế mạnh của từng thành phần đó.
Những năm tới chúng ta nên chú trọng tăng nhanh gạo đặc sản chất lượng cao nhằm mở rộng hơn nữa vào thị trường các nước phát triển Bắc Mỹ và Tây Âu, thị trường khó tính nhưng hiệu quả xuất khẩu cao.
Cũng để mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu gạo, nhất là phương thức xuất khẩu trực tiếp, chúng ta cần chú trọng hơn những cơ hội giao tiếp quốc tế với qui mô lớn như hội ngị Pháp ngữ, Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới.
Một hướng nữa khá tích cực là tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cấp nhà nước để hỗ trợ hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, tăng cường các hợp đồng chính phủ để mở rộng thị trường và xuất khẩu trực tiếp nhanh hơn nữa. Các doanh nghiệp Việt Nam cần quan hệ chặt chẽ với các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nhằm cập nhập nhanh những thông tin tìm kiếm khách hàng hay đối tác mới. Ngoài ra chúng ta cũng nên mở rộng thông tin qua việc đặt đại diện ở nước ngoài.
Khuyến khích gọi vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trồng lúa xuất khẩu mà bấy lâu chúng ta chưa quan tâm tới, kết quả còn quá ít so với tiềm năng.
Kết luận
Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam trong cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, phát triển kinh tế ngoại thương là một vấn đề rất quan trọng. Ngoại thương Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, đó là nhờ vào chính sách ngoại thương đúng đắn của Nhà nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng không ngừng được đẩy mạnh và ngày càng khằng định được chỗ đứng của mình trên thị trường quốc tế. Do vậy, nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả kinh doanh xuất khẩu gạo là nhiệm vụ chung của tất cả các đơn vị tham gia vào lĩnh vực này.
Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu với các loại sản phẩm rất đa dạng và phong phú song sự phát triển và mở rộng về thị trường trong hoạt động xuất khẩu gạo đã đóng góp không nhỏ vào tổng doanh thu, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty . Trên cở sở thực tiễn tại Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I, vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu và các phương pháp nghiên cứu đã học, chuyên đề đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đồng thời phát huy những nhân tố thuận lợi và khắc phục những tồn tại trong kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty.
Tuy nhiên, vì trình độ nghiên cứu hạn chế và thời gian có hạn nên bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa , các cô chú công tác tại Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I và bạn đọc để em có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29216.doc