Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao một bước hiệu quả hoạt động quản lý của Bộ máy tổ chức UBND huyện Con Cuông – tỉnh Nghệ An

Quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn ta thấy việc xây dụng cơ cấu tổ chức có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của 1 tổ chức hành chính như UBND. Có nhiều mô hình xây dựng nên cơ cấu tổ chức; song mỗi mô hình đều có các ưu nhược điểm và đòi hỏi các điều kiện, phạm vị áp dụng riêng. Từ đó mỗi tổ chức có thể lựa chọn mô hình để xây dựng cơ cấu tổ chức cho mình sao cho phù hợp với các mục tiêu, chiến lược và các điều kiện cụ thể của tổ chức để khi vận hành đạt được hiệu quả cao nhất. Để tổ chức hoạt động tốt ta phải xây dựng mô hình mà ở đó phát huy hết được khả năng của tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức.mỗi một mô hình có những đặc điểm riêng cần vận dụng tốt để nâng cao hiệu quả hoạt động vì điều này là vấn đề cần đạt tới của mọi tổ chức. Ngày nay, khi nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới,đã hòa nhập với nền kinh tế thế giới.Do đó, việc xây dụng cơ cấu tổ chức quản lý sao cho phù hợp và có hiệu quả tối ưu nhất là điều kiện tất yếu mà các tổ chức Việt Nam cần phải làm, cho nên việc tìm hiểu ,nghiên cứu về hoạt động quản lý là cần thiết để các tổ chức hoạt động tốt và hiệu quả.

doc77 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao một bước hiệu quả hoạt động quản lý của Bộ máy tổ chức UBND huyện Con Cuông – tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vật tư ,thiết bị lao động,chi phí liên quan để lập kế hoạch diều hành tiến độ sản xuất công nghiệp và dịch vụ theo yêu cầu của tổ chức.chủ dộng giải quyết các trở ngại và báo cáo với tổ chức. Nhiệm vụ và quyền hạn : Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công nghiệp và dịch vụ các định mức lao động ,các chi phí .. Xây dựng các đề tài khoa học kỹ thuật như tiêu chuẩn hóa chất lượng công nghiệp và dịch vụ,quy trình sản xuất.lập kế hoạch ứng ụng sản phẩm mới cùng kế hoạch ,hướng dẫn kiểm tra,đôn đốc,xác nhận mức độ thực hiện các quy trình ,quy phạm sản phẩm nông nghiệp của các dơ vị sản xuất và phục vụ sản xuất,tổng hợp phân tích ,đề xuất giải pháp trình lên lãnh đạo cấp trên. Xây dựng đề án phat triển các lĩnh vực công nghiệp và tổ chức,điều hành thực hiện Chủ động tổ chức chuẩn bị các điều kiện chuyên môn để thực hiện công việc được giao ,thực hiện tốt công việc phối hơp với các đơn vị liên quan để hoàn thành nhiệm vụ. Phân công,tổ chức đôn đốc các đơn vị hoàn thành kê hoạch sản xuất từ khâu chuẩn bị tới khi hoàn thành. Định kỳ báo cáo lên lãnh đạo cấp trên tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình để rút kinh nghiệm khắc phục các hạn chế và phát huy những điểm mạnh. + Cơ cấu tổ chức: Chức vụ Số lượng Trình độ Thâm niên Trưởng phòng 1 Đại học 27 Phó phòng 1 Đại học 32 Nhân viên 9 Đại học Tổng 11 2.2.2.12. Phòng dân tộc . Chức năng : Điều hành giám sát các hoạt động quản lý các chính sách về dân tộc, có các chính sách trợ cấp,giải quyết các vấn đề ,nâng cao đời sống của người dân,giải quyết các xung đột liên quan đến vấn đề văn hóa dân tộc. Nghĩa vụ và quyền hạn : Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao các hoạt động lưu giữ các phong tục tập quán,giữ gìn bản sắc dân tộc đồng thời lựa chọn,truyền bá các văn hóa mới, khuyến khích từ bỏ các thủ tục lạc hậu. Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu ,nâng cao nhận thức của người dân dân tộc thiểu số,có các chinh sách quan tâm chăm sóc cho người dân dân tộc thiểu số thấy được sự quan tâm của đảng và chính phủ. Các nhiệm vụ thực hiện chương trnhf phát triển kinh tế xã hội của huyện đối với vùng đông bào dân tộc thiểu số ,vùng sâu vùng xa và những vùng còn nhiều khó khăn. Biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc ,chính sách tôn giáo theo quy định của pháp luật. Khi xảy ra các sự cố có liên quan đến hiềm khích dân tộc cần nhanh chóng thực hiên việc ngăn chặn và giải quyết tốt các vấn đề liên quan Tổ chức định kỳ và phối hợp với các phòng ban chức năng việc kiểm tra giám sát và loại trừ các văn hóa phẩm độc hại,đảm bảo đời sống lành mạnh cho người dân trên địa bàn. Chịu trách nhiệm trước về việc điều hành ,giám sát thực hiện công việc thuộc lĩnh vực của mình. Xây dựng đề xuất các kế hoạch xây dựng các phương án nâng cao tinh thần,chất lượng văn hóa cho người dân. Có quyền thưởng phạt đối với cá nhân và tập thể trong kĩnh vực phụ trách của tổ chức. + Cơ cấu tổ chức: Chức vụ Số lượng Trình độ Thâm niên Trưởng phòng 1 Đại học 32 Phó phòng 1 Đại học 19 Nhân viên 5 4 Đại họcvà 1 trung cấp Tổng 7 2.2.3. Mối quan hệ hoạt động giữa các đơn vị trong tổ chức. Qua sơ đồ tổ chức của UBND ta thấy tổ chức quản lý tại UBND được thiết lập theo kiểu trực tuyến - chức năng.với kiểu cơ cấu này có mối quan hệ theo chiều dọc và chiều ngang. - Quan hệ theo chiều dọc . Hệ thống điều hành hoạt động công việc trong tổ chức gọi là hệ thống quản lý theo tuyến ,mối quan hệ ở đây thể hiện từ trên xuống dưới gọi là mối quan hệ theo chiều dọc .quản lý điều hành dọc từ cấp trên xuống các phòng ban.cán bộ quản lý theo ngành dọc có trách nhiệm phụ trách công việc thuộc bộ phận mình được giao. Quan hệ này thể hiện rõ ; đưng đầu tổ chức là chủ tịch chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tổ chức .giúp việc cho chủ tịch là 3 phó chủ tịch họ chịu trách nhiệm trước chủ tịch về các công việc được giao và ủy quyền. Đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng ,ban chuyên môn nghiệp vụ .họ chịu trách nhiệm chỉ huy và điều hành mọi hoạt động của đơn vị mình .mặt khác tổ chức đã đề ra một số cơ chế quản lý như : quy chế về phân cấp tài chính ,quy chế về quản lý hợp đồng và tuyển dụng lao động .mục đích là giám sát toàn bộ nội dung mà trên giao phó đưa xuống các phòng ban chức năng ,xem xét trước khi quyết định. Việc bố trí sắp xếp theo chiều dọc như trên giúp cho chủ tịch nắm bắt được toàn bộ hoạt động của công ty .tuy nhiên kiểu bố trí như thế này cũng bộc lộ các nhược điểm như : thời gian xử lý các thông tin còn chậm vì phải thông qua các phòng ban chức năng và cuối cùng mới đến các vị trí cấp dưới làm việc trực tiếp chuyên môn nghiệp vụ.giữa những phòng ban UBND nếu phối hợp không tốt và nhịp nhàng sẽ dẫn tới chồng chéo ,thậm chí có thể trái ngược nhau hoặc hiểu sai các vấn đề trong công việc ban hành các chỉ thị hướng dẫn. - Quan hệ theo chiều ngang . Toàn bộ hoạt động của hệ thống quản lý được chia ra thành nhiều chức năng và phân công lao động đảm bảo đúng người đúng việc .việc phân bố theo chức năng là căn cứ vào trình độ chuyên môn ,kỹ năng,kỹ xảo các điều kiện lao động quản lý.phân nhóm lao động quản lý có cùng chức năng vào một bộ phận.người chịu trách nhiệm điều hành chung ở các phòng ban chức năng là trưởng phòng, giúp việc cho trưởng phòng là phó phòng ,phó phòng chịu sự lãnh đạo của trưởng phòng. Số lượng nhân viên ở mỗi phòng là khác nhau ,từng lao động phải được bố trí và quản lý làm những công việc nhất định .chính vì vậy sự phối hợp và hợp tác lao động là rất cần thiết để đảm bảo tổ chức là một khối thống nhất .đồng thời tạo điều kiện để các phòng ban có nhiệm vụ ngang nhau có thể hỗ trợ ,giúp dỡ lẫn nhau trong lĩnh vực chuyên môn của mình .từ đó nâng cao hiệu quả làm việc . - Sự hợp tác giữa các phòng ban trong tổ chức. phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa những phòng ban để hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức .tuy nhiên nếu không có sự chặt chẽ đồng bộ dễ dẫn đến tình trạng gián đoạn sản xuât do những nguyên nhân chủ quan .để có thể khắc phục các tình trạng này đối với công việc có sử dụng kết quả khác nhau ,công ty phải có quy định rõ ràng về thời gian chuyển giao hoặc thông báo số liệu ,mức độ kết quả có liên quan. 2.2.4. Hoạt động quyền hạn chức năng nhiệm vụ của chủ tịch và các phó chủ tịch. - Chủ Tịch Chức năng : Là người phụ trách mọi hoạt động của tổ chức UBND cũng như các hoạt động khác đã được quy định và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của UBND đồng thời trực tiếp điều hành và giám sát hoạt động của các phòng ban trong tổ chức. Nhiệm vụ: Quyết định chính sách,mục tiêu và đảm bảo cho CBCNVC thấu hiểu chính sách mục tiêu cua UBND. Quyết định và phối hợp các nguồn lực thực hiện chính sách mục tiêu để hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Phê duyệt và chủ trì những cuộc họp “xem xét của lãnh đạo” theo định kỳ để xem xét sự phù hợp và cải tiến hệ thống tổ chức. Phê duyệt kế hoạch đánh giá chất lượng nội bộ của UBND định kỳ nhằm xem xét sự phù hợp và tính hiệu quả của hệ thống quản lý . Phê duyệt áp dụng các phương án cải tiến và quyết định việc xử lý những việc sai phạm, không phù hợp,các khiếu nại của nhân dân ,hành động khắc phục,hành động phòng ngừa ở nhiều mức độ phức tạp. Duyệt các kế hoạch đào tạo hàng năm, để nâng cao trình độ nhận thức cho CBCNVC UBND.. Quyết định xử lý kỷ luật các cá nhân và các đơn vị phòng ban vi phạm nghiêm trọng các nội quy quy chế của nhà nước ban hành đối với cán bộ tổ chưc, CBCNV , khen thưởng những cá nhân đơn vị phòng ban xuất sắc, tích cực. Có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết trong các trường hợp khẩn cấp như thiên tai ,dịch họa ,sự cố và chịu trách nhiệm về các quyết định đó và đồng thời phải báo cáo ngay với cơ quan cấp trên có thẩm quyền để có biện pháp khắc phục. - Các Phó Chủ Tịch Là người giúp việc cho Chủ tịch, được phân công hoặc uỷ quyền giải quyết một số việc của tổ chức và chịu trách nhiệm trước chủ tịch. + Phó chủ tịch phụ trách xã hội: Chức năng: giúp chủ tịch đề ra kế hoạch xây dựng cơ bản phục vụ cho vấn đề xã hội,chăm sóc sức khỏe nâng cao tinh thần làm việc thông qua hoạt động xã hội.đồng thời điều hành và quản lý giám sát các hoạt động của trung tâm xây dựng cơ bản và bảo dưỡng hạ tầng cơ sở ,phòng bảo vệ , quản trị đời sống , y tế và các trường học trên toàn địa bàn. Nhiệm vụ và quyền hạn: Xây dựng đề xuất các kế hoạch xây dựng mở rộng cơ sở hạ tầng các phương án nâng cao tinh thần,chất lượng cuộc sống cho mọi người. Chịu trách nhiệm trước chủ tịch về việc điều hành ,giám sát thực hiện công việc thuộc lĩnh vực bảo vệ y tê và xây dựng cơ bản. Thay mặt chủ tịch ký các hợp đồng xây dựng cơ bản có giá trị.ký các văn bản thông báo quyết định ,quy định trong lĩnh vực phụ trách khi dược chủ tịch ủy quyền. Có quyền khen thưởng các đơn vị phòng ban,cá nhân thuộc phạm vi phụ trách khi có thành tích hoặc kỷ luật vi phạm nội quy ,quy chế tổ chức. + Phó chủ tịch phụ trách kinh tế: Chức năng: giúp chủ tịch quản lý lĩnh vực kinh tế ,điều hành giám sát các hoạt động thu chi tài chính và các hoạt động đầu tư,các dự án. Nhiệm vụ và quyền hạn: Xây dựng đề xuất thực hiện các dự án,đề án và đưa ra các chi phí hoạt động và lợi ích kinh tế đạt được của việc thực hiện. Ký các lệnh có liên quan đến lĩnh vực được giao và chịu trách nhiệm trước tổ chức với các quyết định điều hành của mình. Chịu trách nhiệm trước chủ tịch về việc điều hành ,giám sát thực hiện công việc thuộc lĩnh vực tài chinh, kinh tế. Có quyền thưởng phạt đối với cá nhân và tập thể trong kĩnh vực phụ trách của tổ chức. + Phó chủ tịch phụ trách văn hóa: Chức năng : Điều hành giám sát các hoạt động nhằm nâng cao tinh thần làm việc thông qua văn hóa ,văn nghệ ,thể thao. Nghĩa vụ và quyền hạn : Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao các hoạt động lưu giữ các phong tục tập quán,giữ gìn bản sắc dân tộc đồng thời lựa chọn,truyền bá các văn hóa mới ,khuyến khích từ bỏ các thủ tục lạc hậu. Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ trong tổ chức,trên địa bàn huyện và với các địa phương khác. Chịu trách nhiệm trước chủ tịch về việc điều hành ,giám sát thực hiện công việc thuộc lĩnh vực văn hóa. Xây dựng đề xuất các kế hoạch xây dựng các phương án nâng cao tinh thần,chất lượng văn hóa cho mọi người. Có quyền thưởng phạt đối với cá nhân và tập thể trong kĩnh vực phụ trách của tổ chức. 2.2.5. Hoạt động quyền hạn chức năng nhiệm vụ của phó trưởng phòng. Các phòng chức năng ,nghiệp vụ là bộ phận tham mưu giúp việc cho lãnh đạo tổ chức, có nhiệm vụ nghiên cứu,tuân thủ chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước thực hiện đúng điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức, đề xuất những biện pháp quản lý và điều hành công việc . Các trưởng phòng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chức năng , nhiệm vụ của phòng,phát huy trình độ năng lực của CBCNVC,giao việc,kiểm tra chất lượng và tiến độ công việc của nhân viên trong phòng mình quản lý .Phó trưởng phòng là người giúp việc chịu trách nhiệm các phần việc được trưởng phòng giao , phụ phòng khi trưởng phòng đi vắng. Ngoài các chức năng, nghiệp vụ riêng của từng phòng,lãnh đạo tổ chức có thể trực tiếp giao nhiệm vụ khác cho trưởng phòng,phó phòng theo yêu cầu công việc của tổ chức. Mọi CBCNVC trong phòng ,theo trách nhiệm chuyên môn,nghiệp vụ, nghề nghiệp được giao,phải chịu trách nhiệm trực tiếp về tính chính xác,trung thực của số liệu , thông tin mà mình tổng hợp báo cáo.Khi được lãnh đạo tổ chức trực tiếp giao nhiệm vụ phải nghiêm chỉnh chấp hành. Nếu có nhiệm vụ chuyên môn ,nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi phải có nhiều phòng tham gia giải quyết thì lãnh đạo tổ chức sẽ giao cho một phòng chủ trì,những phòng liên quan có trách nhiệm tham gia để nhiệm vụ được hoàn thành đúng yêu cầu của phòng chủ trì. Các phòng chủ động xây dựng các qui chế quản lý , qui định và văn bản hướng dẫn trên cơ sở chỉ đạo, đôn đốc thực hiện,kiểm tra những đơn vị trực thuộc. Các phòng tự chịu trách nhiệm về công tác đánh máy,chuẩn bị văn bản trước khi trình duyệt. Trong khi thực hiện chức năng ,nhiệm vụ,trưởng phó phòng được quyền: Yều cầu những phòng ban khác và đơn vị thành viên cung cấp thông tin, số liệu và tài liệu liên quan đến nhiệm vụ,chức năng của mình. Được quyền kiểm tra công việc liên quan đến chức năng,nhiệm vụ quản lý của phòng ở những đơn vị thành viên. Được quyền kiến nghị với lãnh đạo tổ chức về biện pháp xử lý ,kể cả việc kiến nghị đình chỉ công việc nếu thấy vi phạm qui trình qui phạm kỹ thuật hoặc pháp luật. Căn cứ vào phân cấp quản lý và uỷ quyền,những trưởng phòng được quyền báo cáo lên cấp trên về mặt quản lý có liên quan đến nhiệm vụ của mình để đề nghị cấp trên giúp đỡ.Theo uỷ quyền trực tiếp của lãnh đạo tổ chức các trưởng phòng được phép giao dịch và quan hệ với cơ quan, đơn vị bên ngoài để giải quyết công việc được giao. 2.2.6. Tình hình bố trí sử dụng cán bộ trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của các phòng ban . 2.2.6.1. Ban chủ tịch. Năm 2005 có sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu lãnh đạo của UBND.phó chủ tịch Nguyễn A nh Thơ đã đuợc đề bạt lên làm chủ tịch thay đồng chí Vi Văn Giáp,ban lãnh đạo công ty có 4 ngưòi, điều này đồng nghĩa với nhiệm vụ của ban lãnh đạo là khá nặng nề tuy nhiên ban lãnh đạo UBND hiện nay các thành viên đều có trình độ chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm quản lý nên số lượng như vậy là hợp lý.trình độ và kinh nghiệm của ban chủ tịch thể hiện qua bảng sau: Chức vụ Số lượng Trình độ Thâm niên Nghề nghiệp chủ tịch 1 Cao học 20 Chuyên viên chính Phó chủ tịchphụ trách kinh tế 1 Đại học 25 Cử nhân kinh tế Phó chủ tịch phụ trách xã hội 1 Đại học 27 cử nhân Phó chủ tịch phụ trách văn hoá 1 Đại học 30 cử nhân Trình độ của ban chủ tịch: chủ tịch là thạc sỹ kinh tế ,3 phó chủ tịch có trình độ đại học và đều đã qua các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị , quản lý hành chính ,quản lý kinh tế ,chuyên môn nghiệp vụ. Chủ tịch mới công tác đựoc 5 năm tại địa phương nhưng đã có kinh nghiệm quản lý ở địa phương khác có khả năng áp dụng các điểm mạnh ở địa phưong khác vào huyện nhà. 3 phó chủ tịch có nhiều năm gắn bó với tổ chức.đây là một thuận lợi cho tổ chức vì họ kết hợp đuợc cả kinh nghiệm quản lý lẫn năng lực sáng tạo. Tuy nhiên chủ tịch mới công tác nên chưa hiểu hết điểm mạnh yếu của địa bàn tuy vậy điều này không đáng ngại vì đã có 3 phó chủ tịch giúp đỡ. 2.2.6.2.Phòng nội vụ - LĐTBXH. Với số lượng 10 người hiện nay phù hợp với khối lượng công việc mà phòng đảm nhận. Sự phân công trong công việc trong phòng hiện nay là phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao,đảm bảo không có sự chồng chéo.tuy nhiên số lưọng CBCNV trong phòng là khá lớn đòi hỏi phải phân công lao động rõ ràng. Về trình độ thì ta thấy trình độ của cán bộ phòng khá cao tât cả đều là đại học .điều này cho thấy CBCNV trong phòng có khả năng đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ tổ chức giao cho. 2.2.6.3. Phòng tài chính - kế hoạch. Với số lượng 9 người hiện nay chưa phù hợp với khối lượng công việc mà phòng đảm nhận. Sự phân công trong công việc trong phòng hiện nay là phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao,dảm bảo không có sự chồng chéo. Về trình độ thì ta thấy trình độ của cán bộ phòng khá cao 8 nguời là đại học chỉ có một ngưòi là cao dẳng .điều này cho thấy CBCNV trong phòng có khả năng đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ tổ chức giao cho. Tuy vậy 1 ngưòi trong phòng hiện nay đang nghỉ sinh làm cho phòng đã thiếu nhân lực nay còn khó khăn hơn. 2.2.6.4.Phòng dân tộc . Với số lượng 7 người hiện nay phù hợp với khối lượng công việc mà phòng đảm nhận. Sự phân công trong công việc trong phòng hiện nay là phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.tuy nhiên đòi hỏi phải phân công lao động rõ ràng. Về trình độ thì ta thấy trình độ của cán bộ phòng khá cao 6 người là đại học và một trung cấp nhưng đã đuợc phòng cử đi học thêm đang trong thời gian đạo tạo đại học.điều này cho thấy CBCNV trong phòng có khả năng đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ tổ chức giao cho. Tuy nhiên do một ngưòi đang trong quá trinh đào tạo và trình độ khả năng của họ có hạn nên sẽ làm cho những ngưòi còn lại trong phòng gánh thêm công việc sẽ làm giảm hiệu quả công việc. 2.2.6.5. Phòng hạ tầng kinh tế kỹ thuật. Với số lượng 10 người hiện nay phù hợp với khối lượng công việc mà phòng đảm nhận. Sự phân công trong công việc trong phòng hiện nay là phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.nhưng số lưọng CBCNV trong phòng là khá lớn đòi hỏi phải phân công lao động rõ ràng. Về trình độ thì trình độ của cán bộ phòng khá cao tât cả đều là đại học . điều này cho thấy CBCNV trong phòng có khả năng đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ tổ chức giao cho. 2.2.6.6 Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Với số lượng 11 người hiện nay phù hợp với khối lượng công việc mà phòng đảm nhận. Sự phân công trong công việc trong phòng hiện nay là phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao,dảm bảo không có sự chồng chéo. Về trình độ thì ta thấy trình độ của cán bộ phòng khá cao tât cả đều là đại học .nên CBCNV trong phòng có khả năng đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ tổ chức giao cho. Tất cả đều có kinh nghiệm thực tế nên đạt hiệu qủa công việc cao.. 2.2.6.7.Phòng công nghiệp và dịch vụ. Với số lượng 11 người hiện nay phù hợp với khối lượng công việc mà phòng đảm nhận. Sự phân công trong công việc trong phòng hiện nay là phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.tuy nhiên số lưọng CBCNV trong phòng là khá lớn đòi hỏi phải phân công lao động rõ ràng. Về trình độ thì ta thấy trình độ của cán bộ phòng khá cao.điều này cho thấy CBCNV trong phòng có khả năng đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ UBND giao cho. Tuy nhiên vấn đề của phòng là trình độ thực hành về công nghiệp và khả năng hiểu biết công nghệ còn hạn chế do chưa được tiếp xuc làm việc với may móc nhiều. 2.2.6.8.Phòng y tế. Với số lượng 5 người hiện nay chưa phù hợp với khối lượng công việc mà phòng đảm nhận. Về trình độ thì ta thấy trình độ của cán bộ phòng khá cao là đại học và hơn nữa là cán bộ phòng y tế đuợc lấy từ trung tâm y tế huyện và có trinh độ chuyên môn cao.có khả năng đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ tổ chức giao cho. Tuy nhiên phòng này chỉ có một ngưòi đòi hỏi phải có khả năng tự làm việc độc lập cao. 2.2.6.9.Phòng tư pháp . Với số lượng 6 người hiện nay phù hợp với khối lượng công việc mà phòng đảm nhận. Sự phân công trong công việc trong phòng hiện nay là phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao,không có sự chồng chéo.tuy nhiên số lưọng CBCNV trong phòng là khá nhỏ đòi hỏi phải phân công lao động rõ ràng và hỗ trợ với nhau thật tốt Về trình độ thì ta thấy trình độ của cán bộ phòng khá cao tât cả đều là đại học .điều này cho thấy CBCNV trong phòng có khả năng đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ UBND giao cho. 2.2.6.10. Phòng thanh tra. Với số lượng 7 người hiện nay phù hợp với khối lượng công việc mà phòng đảm nhận. Sự phân công trong công việc trong phòng hiện nay là phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao, Về trình độ thì ta thấy trình độ của cán bộ phòng tât cả đều là đại học nên CBCNV trong phòng có khả năng đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ tổ chức giao cho. Tuy vậy các cán bộ phòng hầu như là do lấy từ các phòng ban khác chuyển tới,nhiều khi không đúng ngạch làm kiểm tra.gây sự khó khăn cho kiểm tra nếu công việc đánh giá không đúng là kiểm tra những chuyên môn nghiệp vụ trứoc đây. 2.2.6.11. UB dân số gia đình và trẻ em. Với số lượng 9 người hiện nay phù hợp với khối lượng công việc mà phòng đảm nhận. Sự phân công trong công việc trong phòng hiện nay là phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao,dảm bảo không có sự chồng chéo.về trình độ thì ta thấy trình độ của cán bộ phòng khá cao tât cả đều là đại học . Tuy nhiên các cán bộ hầu như là do đuợc đưa từ phòng khác sang,nhưng do là những ngưòi đi truóc có nhiều kinh nghiệm va đựoc đào tạo,tập huấn thêm nên vấn đề không khó thực hiên. 2.2.6.12. Phòng văn hóa Với số lượng 9 người hiện nay phù hợp với khối lượng công việc mà phòng đảm nhận. Sự phân công trong công việc trong phòng hiện nay là phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao,dảm bảo không có sự chồng chéo. Về trình độ thì ta thấy trình độ của cán bộ phòng không cao 3 người là đại học nhưng 2 ngưòi làm vị trí quản lý ,2 người là cao đẳng và 4 người trung cấp rõ rang là trình độ của phòng là khó đảm nhận công việc đuợc giao . Cần phải tổ chức đào tạo và đào tạo lại cũng như là khả năng quản lý đôn đốc tốt của cán bộ quản lý 2.2.6.13.Phòng giáo dục và đào tạo. Với số lượng 10 người hiện nay phù hợp với khối lượng công việc mà phòng đảm nhận. Sự phân công trong công việc trong phòng hiện nay là phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao,không có sự chồng chéo.tuy nhiên phải có sự phân công lao động rõ ràng. Về trình độ thì ta thấy trình độ của cán bộ phòng khá cao tât cả đều là đại học .Các CBCNV trong phòng một nửa đựơc đôn lên từ các giáo viên có chất lượng có trình độ quản lý điều này cho thấy CBCNV trong phòng có khả năng đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ UBND giao cho. 2.2.7.Cơ cấu về cán bộ của UBND. Số lượng Trình độ 3 Cao học 104 Đại học 3 Cao đẳng 5 Trung cấp 2.3. Đánh giá về kết quả hoạt động của UBND. + Về thuận lợi: Nhìn chung tình hình chính trị ổn định ,tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các thành phần kinh tế ,các thành phần kinh tế trên trong và ngoài huyện. Tỉnh tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư nhất là một số chính sách hỗ trợ phát triển,nông nghiệp nông thôn và thủy sản. Tỉnh ban hành nhiều nghị quyết về quy hoạch,kế hoạch tài chính ngân sách,các chính sách các cơ chế hỗ trợ đối với trưởng ban công tác mặt trận ,trưởng các đoàn thể chi hội ,nhân viên y tế thôn bản và điều chỉnh phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách ở xã phường xóm bản tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Kế thừa tích lũy năng lực về vốn ,cơ sở hạ tầng ,lao động kinh nghiệm quản lý kinh tế- kỹ thuật của những năm trước và sự nỗ lực của năm nay. + Về khó khăn : Ngoài những khó khăn về điều kiện tự nhiên ,xã hội của nền kinh tế giai đoạn hiện tại của huyện,năm nay còn gặp phải đợt cơn gió mùa đông bắc rét đậm vào đầu năm,gió tây nam nắng gắt ,lốc xoáy bão lụt,gần như cả năm đều gặp thời tiết khắc nghiệt,gây nhiều thiệt hại,nhất là sản xuất nông nghiệp. + Tình hình hoạt động của huyện : * Giá trị sản xuất ( theo giá cố định năm 1994 ) 414.328 triệu đồng,tăng trưởng kinh tế là 14,24 % ,đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra ( 14%-15% ),chuyển dịch đúng hướng ( tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 59% năm 2006 xuống 56% năm 2007,công nghiệp dịch vụ tăng từ 41% năm 2006 lên 44% năm 2007.) * Thu nhập bình quân năm : 4 triệu đồng / người ( đạt kế hoạch ) * Thu ngân sách trên địa bàn ; thực hiện đến 30-3 là 4.733 triệu đồng ,đạt 92,2% so với tỉnh giao,đạt 95% so với tỉnh giao. * Sau khi trừ chỉ tiêu cấp sử dụng đất,số thu 11 tháng là 4.124 tr đ đạt 91,8% ước cả năm đạt 4.483tr đ đạt 108% dt huyện giao. * Sản lượng lương thực 26.960 tấn,tổng đàn trâu bò 34.378 con * Tạo việc làm cho lao động : 853 lao động ( hoàn thành chỉ tiêu 800-1000 lao động) * Mức giảm sinh cả năm 0,44% (HTKH) * Tỷ lệ đói nghèo : 36,7% vượt KH. * Trường chuẩn quốc gia : 4 trường gồm các trường tiểu học lục dạ ( đạt chuẩn giai đoạn 1)trường mầm non lạng khê ( đạt chuẩn gđ 1),tiểu học thị trấn( đạt chuẩn gđ 2), tiểu học 1 chi khê đạt chuẩn gđ 2) * Tỷ lệ hộ đân được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh : 68,7% (HTKH) * Đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng ,không có điểm nóng xảy ra * Đã đang dẩy mạnh tiến độ đề ná phân cấp đô thị,đã trình Bộ Xây Dựng. * Xây dựng 2 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế : sở y tế đã thẩm dinjhd2 xã bồng khê và chi khê ( đang chờ công nhận) * Xây dựng thiết chế văn hóa thê dục thể thao đồng bộ( 2 xã chưa đạt) * Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng : 36,5 % ( tăng 2% / 2006 ,không đạt kế hoạch.) Trong 14 chỉ tiêu trên: được dánh giá hoàn thành kế hoạch có 12 chỉ tiêu và có 2 chỉ tiêu không hoàn thành kế hoạch: xây dựng thiết chế VH TDTT đồng bộ và tre em suy dinh dưỡng. Về kết quả, thành tích những tồn tại yếu kém trên từng lĩnh vực từng ngành cụ thể như sau : 2.3.1. Phòng hạ tầng kinh tế kỹ thuật. Dầu tư và xây dựng cơ sở các hạ tầng các chương trình dự án lớn cơ bản đạt tiến độ như: đường thị trấn đi bình chuẩn ,đề án bảo tồn và phát triển bền vững tộc người đan lai hiện đang sinh sống trong vùng lõi vườn quốc gia pù mát,đề án phát triển du lịch,đề án phân cấp đô thị con cuông ,dự án 135,dự án 134,dự án CBRIP .dự án xây dựng bệnh viện vùng ,dự án XD trung tâm HN-DN ,dự án mở rộng đường quốc lộ 7 đoạn thị trấn bồng khê,các dự án nước sinh hoạt chi khê,lục dạ.tổ chức ra quân chiến dịch làm thủy lợi nạo vét kênh mương,giao thông nông thôn thông tuyến đường từ bạch sơn cam lâm đi yên hòa lạng khê,tu sửa 111 km đường liên thôn,liên bản ,gia tri km hoàn thành 889 tr. Tổng giá trị khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành 109894 tr đ.trong đó huy động nội lực trong nhân dân 33593 tr đ.chiếm 30,6% trong tổng vốn đàu tư ,đạt tỷ lệ cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên một số chương trình dự án thực hiện chậm gồm ; tiến độ giải phóng mặt bằng đường quốc lộ 7đoạn qua thi trấn,xây dựng trạm xã bồng khê.dự án tái định cư đồng bào đan lai.lập hồ sơ dự án du lịch phà lài,hồ sơ sân vận động huyện.nhà ở bác sỹ nhà ở giáo vieenthuocoj vốn sự nghiệp thực hiện NQ 37 ,NQ39/TƯ ,công tác quản lý,duy tu bỏa dưỡng các công trình cấp nước sinh hoạt kém,như: mậu đức,yên khê,môn sơn. 2.3.2.- Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chủ động phòng chống rét ,chống hạn phòng chống bão lụt , phòng chống sâu bệnh cho cây lúa và hoa màu,phòng chống dịch bệnh cho gia súc nên đã thiệt hại cho nhân đân,nhanh chóng ổn định sản xuất và phát triển .giá trị sản xuất ( theo giá cố định năm 1994) 194.747 tr đ đạt 96,49% KH tăng so với năm 2006 là 6,05%. Có một số mặt tiến bộ như : * chỉ đạo sản xuất hiệu quả rõ nét thông qua sản xuất lúa hè thu đã gieo cấy 548 ha/ 360 ha KH đạt 152,2% KH ,tổ chức lập kế hoạch sản xuất sát từ thôn bản,tổ chức chỉ đạo đến từng hộ dân,gieo cấy đúng thời vụ,sự phối howpjtrong công tác chỉ đạo của các ban ngành đoàn thể với các địa phương chặt chẽ hơn,có sự đầu tư giống có năng suât cao và phân bón để tăng năng suaatscaay trồng .cơ cấu giống lúa lai,ngô lai cao hơn những năm trước ( đạt > 86% diện tích gieo trồng cả năm). * Xây dựng mô hình : tăng số mô hình thực hiện chăn nuôi trâu,bò trang trại đạt 80 hộ cấp đủ 205 con bò laisin cho các hộ dân nghèo thuộc dự án 135 CP.chất lượng đàn bò cấp về khá,cấp đủ 770 con lợn lai F1 theo chương trình trợ giá ,trợ cước miền núi. 8 chỉ đạo theo dõi kiểm tra đồng ruộng thường xuyên phát hiện sâu bệnh và có biện pháp khắc phục,phòng trừ kịp thời.xử lý phun trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao. * Công tác tiiem phòng kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ gia súc được tăng cường.đồng thời chỉ đạo ban thú y các xã ,thị trấn và thú y thôn bản thực hiện phúc kiểm tra từng cơ sở.đã kiểm tra hơn 900 chuyến lợn trên các địa phương đén tiêu thụ trên địa bàn .kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm 3.160 con lợn ,316 con trâu bò và xử lý 17 trường hợp.tiêm phòng tụ huyết trùng trâu bò 75.755 liều ,tiiêm phòng lợn 24440 liều.tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm 80648 liều. * Nông dân tham gia tròng rừng và chăm sóc rừng trồng : trồng rừng nguyên liệu .công tác PCCCR được quan tâm thường xuyên nên không để xảy ra cháy rừng .làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng tăng độ che phủ rừng thu nhập của nhân dân từ rừng ngày càng tăng,gia trị sản xuất tăng 11% so với năm 2006. * Làm tốt công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão lụt: tất cả các xã đều có phương án phòng chống lụt bão được phê duyệt,ban phòng chống lụt bão huyện và xã đều thực hiện nghiêm túc chế độ trực khi có bão lụt xảy ra. Tuy nhiên còn có một số việc chưa đạt được như: sản lượng các loại cây có hạt thấp và không đạt kế hoạch đề ra. Nhân rộng các mô hình sản xuất chậm.thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng hiệu quả kinh tế thực hiện chậm như: sản xuất ngô đông trên đất 2 lúa,đề án trồng cam hàng hóa,trồng chè công nghiệp,SX lạc phủ nilon. Mức đầu thâm canh,đầu tư phân bón còn thấp. Quản lý quy hoạch một số loại cây trồng thiếu chặt chẽ như trồng rừng nguyên liệu,trồng sắn nguyên liệu. Chương trình kiên cố hóa kênh mương tiến độ còn chậm,khối lượng đạt thấp hơn so với kế hoạch Tổ chức quản lý,kiểm soát các điểm giết mổ gia súc thực hiện chưa tốt. Hiện tượng khai thác gỗ,săn bắt động vật hoang dã vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra ở mức thấp và nhỏ lẻ. 2.3.3. Phòng nội vụ - LĐTBXH. - Dưa sinh viên về xã: tính đến nay đã được 54 người,xây dựng và hoàn thành đề án luân chuyển cán bộ.sắp xếp bộ máy phù hợp ,phân công công việc phù hợp với trình độ đào tạo,năng lực cán bộ công chức,ổn định cơ cấu bộ máy theo cơ cấu tổ chức phòng ban mới - Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức,cử đi học 14 ngưòi để nâng cao trình độ kiến thức về hoạt động cho tổ chức. Thực hiện tốt các chính sách cử tuyển đưa đúng ngưòi đúng đối tưọng đi học. Hòn thành tốt việc thông báo và cử đi học ở các lớp mở,thông qua chính sách xuất khẩu lao động giải quyết cho ngưòi dân đi xuất khẩu lao động. 2.3.4. Phòng tài chính - kế hoạch. Phòng tăng cưòng đôn đốc kiểm tra giám sát tốt việc chi ngan sách,quản lý tài chính công giải quyết đúng luật ngân sách ,nhất là việc chỉ dậo phối hợp giữa phòng tai chính kế hoạch và kho bac nhà nuổctng công tác lập dự toán ngân sách và kiểmr sách chi,uỷ nhiệm thu. Quản lý điều hành luôn luôn đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội,như: đổi mới công tác kế hoạch,thực hiện quy trình lập kế hoạch thôn bảncó sự tham gia của ngưòi dân ,hình thành hệ thốn kế hoạch hoàn chỉnh, đảm bảo tính dân chỉ phát huy sáng tạo trong công tác quản lý điều hành ,coi trọng công tác quy hoạch kế hoạch,quá trình thực hiện bám sát mục tiêu kế hoạch, đổi mới trong công tác chỉ đạo: chỉ đạo có đề án ,có kế hoạch,nghiên cúư áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,khai thác có hiệu quả các tiềm năng của phòng ban. 2.3.5. Phòng dân tộc . Quan tâm trợ cấp kịp thời đối với gia đình thiếu đói ở vùng sâu vùng xa biên giới,huyện đã giải quyết 85 tấn gạo để cúu tế ,trợ cấp 25 tấn gạo và 30 triệu đồngthời cứu tế cho những hộ bị thiên tai và những họ bị sập nhà,16 triệu cho những họ khó khăn đột xuất. Thực hiện tốt chưong trình xoá nhà dột nát : tổng nguồn kinh phí2133 triệu đồng đã cấp cho các xã,các đối tưọng hòn thành trong 9 tháng được 288 nhà ,trong đó có 12 nhà thuộc diện chính sách. Tổ chức chi trả cho các đối tưọng chính sách đầy đủ kịp thời đồng thời triển khai điều chỉnh mức trợ cấp cho các đối tưọng chính sách theo quy định mới của chính phủ và ra quyết định trợ cấp thưòng xuyên cho 357 ngưòi cao tuổi trên địa bàn quyết đinh thành lập BCH lâm thời hội ngưòi mù huyện ,phối hợp với phòng ban y tế làm thủ tục trợ cấp 50 .000 thẻ BHYT năm 2005 cho nhân dân cùng 135 và hộ nghèo. 2.3.6. Phòng tư pháp . Nói chung phòng tư pháp hoàn thanh tốt nhiệm vu và quyền hạn được giao,hoàn thành tốt việc chứng nhận,giúp ngưòi dân giải quyết mọi thủ tục vưóng mắc,giải quyết chúng nhân 79 giấy tờ có liên quan Phòng tìm hiểu các luật lệ ,quy định mới của chính phủ ,của trên giao xuống giúp tổ chức quần chúng hoạt đúng với đưòng lối chính sách của dảng và chính phủ. 2.3.7. Phòng thanh tra. Công tác thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại đạt kết quả cao,công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại đảm bảo kịp thời,không xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người và đơn thư vượt cấp.trong năm thanh tra huyện và các ngành đã nhận được 87 đơn thư,trong đó khiếu nại 56 đơn,tố cáo 14 đơn,kiến nghị phản ánh 17 đơn.nhìn chung về cơ bản số đơn thư đã được các ngành các cấp phối hợp giải quyết kịp thời đúng lúc,đúng quy trình ,trình tự của pháp luật,không có bức xúc nổi cộm xảy ra. 2.3.8. Phòng công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp và dịch vụ tăng khá đáp ứng nhu cầu trên địa bàn ( CN-TTCN tăng 41% ,dịch vụ tăng 22,4% so với năm 2006) .tổ chức triieenr khai khai thác khoáng sản đúng quy định . Các đơn vị mới thành lập ( xưởng chế biến chè yên khê,HTX thủ công mỹ nghệ hòa nguyệt) đi vào hoạt động ổn định .các tổ chức dịch vụ ( ngân hàng bưu điện ,khuyến lâm thú y ,bảo vệ thực vật …)thực hiện tốt chính trị trên đại bàn.tổng dư nợ 2 ngân hàng là 128 tỷ,số hộ còn dư nợ NHNN 6902 hộ ,NHCS 8417 hộ.nhìn chung vốn vay được bà con sử dụng đúng mục đích,phát huy được hiệu quả nên trả được nợ kịp thời. Đầu tư phát triển trên đại bàn tăng nhanh ,tổng vốn đàu tư phát triển trên địa bàn năm 2007 là 238.475 triệu đồng tăng 56% so với năm 2006. Công tác xúc tiến đầu tư chú trọng.tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư .giải quyết nhanh những vấn đề mà nhà đầu tư yêu cầu đúng theo pháp luật.là năm có nhiều đột biến từ trước đến nay,có nhiều nguồn đàu tư được khai thông,tăng mức vốn đầu tư nhiều nhà đầu tư vào địa bàn.trong năm 2007 có các nhà đầu tư vào đia bàn : nhà máy giấy tân hồng ( địa điểm xã chi khê),thủy địa khe thơi,châu khê,khai thác chì đôn phục,chi khê, khai thác vấng khoáng dọc sông lam,sắt thạch ngàn ..là cơ sở dộng lực quan trọng để phát triển kinh tế trên địa bàn những năm tiếp theo. Tuy nhiên còn có một số mặt hạn chế : các ngành nghề ở nông thôn,dịch vụ du lịch có chuyển biến nhưng phát triển chậm.sản xuất còn phân tán quy mô nhỏ,tự phát trang thiết bị SX đơn giản dẫn đến năng suất lao động thấp .giá thành sản phẩm cao,sản lượng ít ,chất lượng chưa đòng đều,mẫu mã chưa phong phú đa dạng nên sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu kém. 2.3.9.Phòng y tế. Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được quan tâm chăm lo thuongf xuyên,thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh và các chương trình mục tiêu quốc gia nên không có dịch bệnh xảy ra.nhìn chung công tác y tế từ huyện xuống cơ sở đã có nhiều cố gắng hoạt động có hiệu quả,và tiến bộ hơn năm trước cụ thể : chủ đọng giám sát dịch bệnh thường xuyên chặt chẽ,hơn nhất là y tế xã ,y tế thôn bản,phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh dập tắt kịp thời.đồng thời đẩy mạnh được công tác truyền thông sức khỏe cho nhân dân bnagwf phương tiện truyền thanh tại xã,truyền hình huyện. Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch ,các chương trình mục tiêu y tế quốc gia,nhất là công tác kiểm tra tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm đến nay không có vụ ngộ độc thực phẩm > 30 người,không có dịch tiêu chảy cấp xảy ra ,chất lượng hàng hóa được kiểm soát chặt tốt hơn.xây dựng 2 xã chuẩn quốc gai về y tế( xã bồng khê và xã chi khê ),xở y tế đa thẩm định đang chờ công nhận,công tác khám chữa bệnh tinh thần phục vụ ngày cang tốt hơn tạo cho người bệnh an tâm điều trị. Tuy nhiên còn một số hạn chế như; xây dựng xã chuẩn quốc gai ở các xã chậm,công tác điều độngbác sỹ tăng cường cho y tế cơ sở xã theo chỉ tiêu KH chua thực hiện được trình độ đội ngũ cán bộ y tế ở một số chuyên khoa vẫn còn yếu,nhiều mặt còn hạn chế.công tác khám bệnh kê đơn điều trị bệnh ở trạm xá vẫn còn yếu,tỷ lệ trẻ em dước 5 tuổi suy dinh dưỡng 36,5% tăng 2% so với năm 2006. 2.3.10.UB dân số gia đình và trẻ em. Phát động chiến dịch DS-KHHGĐ đợt 1 đạt kết quả cao các chỉ tiêu đều đạt từ 90%-105% kế hoạch đặt ra của chiến dịch.hướng dẫn thực hiện” tháng hành động vì trẻ em” và ngày “ gai đình việt nam”,tuyên truyền phổ biến các chủ trươngchính sách gia đình và bảo vệ trẻ em nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân.đến 30/3 có 3/13 xã thị,92/124 thôn bản không có sinh con thứ 3 tăng 18 thôn bản không có người sinh con thứ 3 so với năm 2006. tổng số sinh 723 cháu giảm so với năm 2006 là 53 cháu ( giảm 7%).thực hiện các chỉ tiêu biện pháp đều đạt kế hoạch. 2.3.11. Phòng văn hóa . Làm tốt công tác phổ biến ,tuyên truyền pháp luật ,kỷ niệm các ngày lễ lớn tổ chức vui chơi giải trí ,thể thao văn hóa văn nghệ trên địa bàn từ huyện xuống cơ sở sôi nổi.đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân đăng ký XD đời sống văn hóa xã hội hóa công tác văn hóa thông tin và quản lý tốt các hoạt động dịch vụ văn hóa.nhìn chung hoạt động văn hóa có nhiều đổi mới với nhiều nội dung phong phú và tiến bộ.số gia đình văn hóa 9368 GĐ đạt tỷ lệ 67% số nhà văn hóa cấp làng,bản khối xóm 117 nhà,tăng 17% so với năm 2006,số làng ( dơn vị) văn hóa 59 tăng 5 làng văn hóa so với năm 2006.kiểm tra thẩm định hồ sơ cho 11 làng bản đăng ký xây dựng văn hóa 3 năm liên tục. Ngoài ra còn có mặt hạn chế : công tác triển khai xây dựng thiết chế văn hóa – thông tin- thể thao đồng bộ từ huyện đến cơ sở còn chậm.công tác thông tin tuyên truyền đã được chú trọng từ huyện đến cơ sở tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao.đội ngũ làm công tác văn hóa ở cấp xã đa số chưa đào tạo chuyên ngành văn hóa ,tuổi nghề còn ít dẫn đến hoạt động còn nhiều hạn chế và kém hiệu quả. 2.3.12. Phòng giáo dục và đào tạo. Là năm thực hiện “hai không” của ngành.toàn ngành đã tập trung chỉ đạo và giảng dạy quyết liệt.chất lượng giáo dục toàn diện được củng cố và đạt hiệu quả thực chất,chất lượng giáo dục mũi nhọn luôn được quan tâm. Số học sinh giỏi và thi đậu vào đại học cao dẳng ngày càng tăng( HS giỏi lớp 9 là 40/54 em dự thi đạt 74,7 % ,trên 158 em thi đậu vào đại hocjcao đẳng là năm cao nhất từ trước tới nay) xây dựng 2 trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1 và 2 trường đạt chuẩn gđ 2. Tuy nhiên còn một số mặt hạn chế :Tỷ lệ tốt nghiệp của trường THPT mường quạ ,TTGDTX đạt thấp,số lượng học sinh bỏ học nhiều.chất lượng giáo dục đại trà còn thấp.đội ngũ quản lý một số trường yếu .công tác xã hội hóa giáo dục chưa cao.trung tâm học tập cộng đồng đã được thành lập ở 13 xã thị trấn nhưng chưa thực sự đi vào hoạt động phát huy được vai trò đáp ứng nhu cầu học tập,nâng cao năng lực cho các tầng lớp nhân dân. Các chỉ tiêu về các hoạt động của tổ chức TT Chỉ tiêu ĐV Thực hiện Năm 2006 Năm 2007 Kế hoạch năm 2008 Kế hoạch Thực hiện 1 2 3 4 5 6 7 Xóa đói giảm nghèo -tổng số hộ trong đó: hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới quốc gia -tỷ lệ hộ nghèo ( theo chuẩn quốc gia mới) - số hộ thoát khỏi nghèo đói Cung cấp các dịch vụ CSHT thiết yếu cho các xã dặc biệt khó khăn và người nghèo tổng số xã đặc biệt khó khăn ( theo TC CT135) số xã có đường ô tô trung tâm tỷ lệ % trên tổng số xã số xã có trạm y tế phòng khám đa khoa khu vực tỷ lệ % số xã có trạm y tế / tổng số xã số xã có trường tiểu học ,nhà trẻ ,lớp mẫu giáo tỷ lệ % trên tổng số xã số xã có bưu điện văn hóa xã tỷ lệ % trên tổng số xã số xã có điện tỷ lệ hộ được sử dụng điện tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch trong đó : +khu vực thị trấn +khu vực nông thôn số xã có chợ xã ,liên xã tạo việc làm số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động tổng số người có việc làm mới trong năm số hộ được vay vốn tạo việc làm trong đó : + hộ nghèo + hộ do nữ làm chủ hộ số lao động chưa có việc làm ở khu vực thị trấn tỷ lệ thời gian sử dụng lao động của lực lượng lao động trong độ tuổi ở nông thôn. Số lao động xuất khẩu trong năm Giáo dục và đào tạo Số cán bộ khoa học và công nghệ tốt nghiệp cao đẳng trở lên/vạn dân Tổng số học sinh đầu năm học + Mẫu giáo + Tiểu học + Trung học cơ sở + Trung học phổ thông + Trong tổng số học sinh là đân tộc thiểu số Chia ra: + Mẫu giáo + Tiểu học + Trung học cơ sở + Trung học phổ thông Tỷ lệ trẻ em đi mẫu giáo trong độ tuổi đi mẫu giáo Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi +Tiểu học +Trung học cơ sở + Trung học phổ thông Số xã đạt phổ cập THCS Tỷ lệ xã đạt phổ cập THCS Y tế,KHH GĐ& TE Số gường bệnh /1000 dân Số bác sỹ/ 1000 dân Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi Văn hóa Tỷ lệ gia đình văn hóa Số xã có nhà văn hóa thư viện Thời lượng phát thanh bằng tiếng dân tộc Số hộ được xem đài truyền hình Tỷ lệ hộ được nghe đài tiếng nói việt nam Tỷ lệ hộ xem được đài truyền hình FM Số hộ được nghe đài tiếng nói việt nam Bảo vệ môi trường bền vững Số xã không có nhà tạm( tranh ,tre,nứa lá) Số hộ có công trình vệ sinh hợp vệ sinh Tỷ lệ hộ có công trình vệ sinh hợp vệ sinh Tỷ lệ rác thải rắn được thu gom Tỷ lệ độ che phủ rừng Hộ Hộ % Hộ Xã Xã % Xã % Xã % Xã % Xã % % % % Xã Người Người Hộ Hộ Hộ Lao động % LĐ HS HS HS HS HS HS HS HS HS HS % % % % % Xã % Giường BS % % % Xã Giờ Hộ % % Hộ Xã Hộ % % % 14.080 6465 45,92 1006 7 13 100 13 3 100 13 100 11 92 12 82 66 98 65 4 33326 871 30 28 2 8665 76 51 19008 2998 6660 6910 2440 13968 1981 5121 5109 1757 84,3 94,7 84,8 65 12 92,31 17 4,48 85 33 74 3 12 10300 73,15 100 14080 1 7900 56,11 70 78,6 14080 5773 41 692 7 13 100 13 3 100 13 100 12 100 12 85 68 100 67 4 33659 800-1000 40 40 5 8415 76,5 200 18708 2910 5945 7253 2600 14287 1925 4807 5683 1872 85,1 95,6 86,1 66 13 100 17 5 100 32 75 2 24 11000 78,13 100 14080 2 9000 63,92 80 79 14628 5369 36,7 1609 7 13 100 13 3 100 13 100 11 92 12 82 68,7 98 66 4 32443 853 50 32 2 8500 76 120 17579 3017 5750 6603 2209 13801 1981 5121 5109 1590 84,3 96 86 65 13 100 17 4,48 85 36,5 67 2 24 11000 77 100 14350 1 8500 58,11 70 78,6 15068 5262 34,92 107 7 13 100 13 3 100 13 100 12 100 12 85 71 100 70 4 34336 900-1000 250 45 5 8300 77 250 18882 2982 6500 6800 2600 14049 1950 4807 5420 1872 85,1 97 87 66 13 100 17 4,48 100 34 76 2 24 11000 79 100 14637 2 9000 66 100 79 2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại. Do tồn tại trong cơ chế bao cấp quá lâu mà trong cơ chế đó điều kiện để thực hiện kế hoạch được thuận lợi tất cả là ỷ vào cấp trên, Nhà nước làm cho CBCNV mang nặng tính dựa dẫm bao cấp.Trong công việc thường không chú trọng đến tiết kiệm…dẫn đến việc đổi mới chuyển hướng theo cơ chế thị trường bị hạn chế. Thời tiết diễn biến phức tạp tác động bất lợi và gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đòi sống nhân dân. Giá các loại vật tư,phân bón tăng làm giảm mức đầu tư. Môi trường đầu tư thực sự hấp dẫn và công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế,chưa có các nhà đầu tư vào đầu tư để hình thành các cơ sở SX có quy mô vừa và lớn. Chưa có sự tập trung chỉ đạo quyết liệt từ cấp cơ sở( xã ,thôn bản) trong chỉ đạo điều hành có lúc còn thiếu tính đồng bộ,thiếu tính kiên quyết.hoạt động chính trị của cấp xã thiếu chủ động ,còn tư tưởng trông chờ ỷ lại.thực hiện quy chế dân chủ còn nhiều hạn chế.thực hiện một số chính sách chưa tốt.chưa động viên được nhân dân tạo thành những phong trào sản xuất,phong trào” toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa “ thực hiện các chương trình ,như:xây dựng trường chuẩn quốc gia,xây dựng thiết chế văn hóa TDTT đồng bộ ,xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế. Trình độ quản lý ,cơ sở hạ tầng cũ kỹ lạc hậu nên khó thực hiện thay đổi hoàn thiện. Trình độ tay nghề của CBCNV còn thấp,mặt khác việc tinh giảm được ban lãnh đạo nghĩ tới nhưng vấn đề đặt ra là giải quyết chế độ cho những lao động này. CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỘT BƯỚC HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ UBND HUYỆN CON CUONG - NGHỆ AN 3.1. Xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ cho việc hoạt động của các cấp lãnh đạo - CBCNVC. Thứ nhất: họ phải có phẩm chất chính trị, đó là trung thành với Đảng, vơi Nhà nước, thực hiện theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Có khả năng và ý chí làm giàu trong khuôn khổ của pháp luật và thị trường, tôn trọng pháp luật và nhất thiết phải theo một trường lãnh đạo từ thấp đến cao. Thứ hai: họ phải có năng lực lãnh đạo và tổ chức quản lý, đó là phải có cách tổ chức và điều hành bộ máy,phải biết lãnh đạo có trọng tâm, thưởng phạt nghiêm minh,nhạy cảm với cái mới, có khả năng quan sát, có óc sang tạo, biết phân công đúng người đúng việc. Thứ ba: về tư cách đạo đức phải là người có uy tín sống công bằng, trung thực, có thiện chí với mọi người, không có biểu hịên tham nhũng. Thứ tư: Họ phải có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, giao tiếp xã hội. Có trình độ, phải có trình độ học vấn nhất định về chuyên môn, chuyên nghành, có nghiệp vụ quản lý . 3.2. Nâng cao trình độ chất lượng hoạt động của cán bộ công nhân viên. Sử dụng tốt mọi tiềm năng về lao động, vật tư của tổ chức đòi hỏi UBND phải có một đội ngũ lao động tốt, một cơ cấu hợp lý, khắc phục tình trạng chồng chéo, phải phân định rõ rang chức năng quyền hạn của mỗi người. Bởi vậy, phải thực hiên tốt công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV. đồng thời phải thường xuyên cử cán bộ trẻ tuổi đi học các lớp chính trị ngắn hạn đưa CBCNV xuất sắc nhất đi học lớp cảm tình Đảng để xây dựng đội ngũ Đảng trong UBND lớn mạnh. Không những thế phải thực hiện phương pháp tổ chức lao động sao cho mỗi CBCNV biết nhiều nghề giỏi một nghề sẽ làm cho cơ cấu lao động năng động hơn, ứng phó kịp thời với những thay đổi ,biến động . 3.3. Bố trí sắp xếp lại hoạt động của lao động quản lý và xác định lại số lượng lao động quản lý UBND trên cơ sở chức năng của từng bộ phận. Hiện nay, tình trạng lao động quản lý chiếm tỷ trọng quá lớn trong UBND, nó được xem như là rào cản cho sự phát triển của tổ chức. Do vậy cần có sự sắp xếp lại CBCNV trong các phòng ban bộ phân.Từ ban lãnh đạo xuống các cấp quản lý đơn vị trực thuộc. 3.44. Cải thiện điều kiện hoạt dộng làm việc của cán bộ công nhân viên. Lao động quản lý là hao tổn chất xám, do vậy dễ gây ra những căng thẳng về tâm lý. vì vậy cải thiện diều kiện làm việc là việc làm cần thiết cho năng lực lao động dược cao hơn. Trong các năm qua UBND đã trang bị máy vi tính cho các phòng ban chức năng , phát triển ứng dụng phần mềm vi tính vào công việc,song lượng vẫn còn ít,chưa đáp ứng được tối đa công việc. vì vậy UBND phải cung cấp đầy đủ các dụng cụ văn phòng cần thiết cho các phòng ban tạo điều kiện được làm việc thoải mái khoa học. Bên cạnh việc cải thiện diều kiện làm việc UBND cần tạo một không khí vui vẻ đoàn kết dân chủ hơn để lao động quản lý làm việc có hiệu quả hơn nữa.có thể áp dụng những biện pháp sau: - Có các biện pháp bố trí lao động hợp lý, đánh giá đúng mức kết quả lao động của họ để khen thưởng kịp thời. - Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCNV theo yêu cầu của các phòng ban chức năng cũng như nguyện vọng của các cá nhân. - Cai thiện điều kiện lao động nâng cao phuc lợi vật chất cho CBCNV. quan tâm hơn nữa các chính sách nghỉ ngơi, giải trí cho CBCNV sau khi đã làm việc căng thẳng từ đó tạo lòng tin cho họ vào công việc. - Sử dụng biện pháp giáo dục thuyết phục để nâng cao tinh thần làm việc làm chủ tập thể tạo ra tình đoàn kết gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống. 3.5. Giải pháp về kinh tế. Tổ chức nên áp dụng đòn bẩy kinh tế làm cho các phòng ban cùng các cá nhân quan tâm có trách nhiệm vật chất về kết quả các quyết định đề ra, hướng cho các phòng ban và người lao động vào việc giải quyết những nhiệm vụ,kế hoạch dược giao. Một số biện pháp cụ thể : - Khuyến khích bằng vật chất đối với những dơn vị ,cá nhân hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch - Thưởng bằng vật chất những đơn vị cá nhân có đóng góp thiết thực vào việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý UBND. - Động viên khuyến khích bằng vật chất đối với những đơn vị cá nhân tích cực có biện pháp quản lý kinh tế hiệu quả cao. 3.6. tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư,tập trung xúc tiến đầu tư. Làm tốt công tác tư tưởng để nâng cao nhận thức cho cán bộ,quần chúng về chủ trương thu hút đầu tư.tăng cường công tác vận động nhà đầu tư nhất là trong các lĩnh vực phát triển dịch vụ du lịch,chế biến lâm sản… Phân công xử lý hồ sơ,dự án đầu tư vào huyện con cuông, tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư.thực hiện tốt công tác lực chọn địa điểm ,bố trí mặt bằng công tác đền bù,hỗ trợ pháp lý trong quá trình thẩm định dự án,cấp phép đầu tư cấp phép xây dựng… 3.7. Các biện pháp khác. Ngoài những biện pháp trên ,UBND nên thực hiện thường xuyên những biện pháp sau : + Kiểm tra lại toàn bộ những vị trí lao động trong bộ máy quản lý ,phát hiện các vị trí trùng lặp, không đúng chức năng để sắp xếp lại cho phù hợp. + Tổ chức chặt chẽ lề lối làm việc trong bộ máy quản lý , duy trì nội dung làm việc nghiêm túc có kỷ luật lao động , tăng cường kỷ luật . + Tham khảo ý kiến của CBCNV trong UBND đối với việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý . + Giáo dục ý thức trách nhiệm,tinh thần tự giác của CBCNV trong việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm , nhiệm vụ của mình. Những biện pháp trên đều phải được thực hiện đồng bộ từ từ từng bước.Có như thế mới hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của UBND nhằm mục tiêu xây dựng bộ máy quản lý hiệu quả . + Ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào các hoạt động của tổ chức UBND,tăng cường công tác chỉ đạo,đốc thúc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ, kỷ luật, kỷ cương. KẾT LUẬN Quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn ta thấy việc xây dụng cơ cấu tổ chức có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của 1 tổ chức hành chính như UBND. Có nhiều mô hình xây dựng nên cơ cấu tổ chức; song mỗi mô hình đều có các ưu nhược điểm và đòi hỏi các điều kiện, phạm vị áp dụng riêng. Từ đó mỗi tổ chức có thể lựa chọn mô hình để xây dựng cơ cấu tổ chức cho mình sao cho phù hợp với các mục tiêu, chiến lược và các điều kiện cụ thể của tổ chức để khi vận hành đạt được hiệu quả cao nhất. Để tổ chức hoạt động tốt ta phải xây dựng mô hình mà ở đó phát huy hết được khả năng của tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức.mỗi một mô hình có những đặc điểm riêng cần vận dụng tốt để nâng cao hiệu quả hoạt động vì điều này là vấn đề cần đạt tới của mọi tổ chức. Ngày nay, khi nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới,đã hòa nhập với nền kinh tế thế giới.Do đó, việc xây dụng cơ cấu tổ chức quản lý sao cho phù hợp và có hiệu quả tối ưu nhất là điều kiện tất yếu mà các tổ chức Việt Nam cần phải làm, cho nên việc tìm hiểu ,nghiên cứu về hoạt động quản lý là cần thiết để các tổ chức hoạt động tốt và hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Khoa học quản lý tập 2, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 2002. 2. Quản trị nhân lực, nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân 2007. 3. Quản trị doanh nghiệp, nhà xuất lao động xã hội 2004. 4. Quản lý kinh tế, nhà xuất bản chính trị quốc gia 2000. 5. Bản báo cáo kết quả tình hình hoạt động của UBND Huyện Con Cuông 2005-2006. 6. Bản báo cáo kết quả tình hình hoạt động của UBND Huyện Con Cuông 2006-2007. 7. Những vấn đề cốt yếu của quản lý tập 1 và 2, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 1994. 8. Quản trị học, nhà xuất bản thống kê 1998. 9. Quy chế điều lệ của UBND Huyện Con Cuông. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12249.doc
Tài liệu liên quan