Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được ví như hệ thần kinh của cả nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng Quốc gia hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả là tiền để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng một cách bền vững. Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường thí rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi mà đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống KT- CT- XH của một nứoc và có thể lan rộng sang qui mô quốc tế. Nguyên nhân của sự sụp đổ đó chính là rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nếu không kiểm soát được. Để khắc phục tình trạng này, các ngân hàng thương mại cùng với Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những giải pháp tất yếu , tuy nhiên để có một hệ thống ngân hàng thương mại vững mạnh thì cần phải bổ sung nhiều giải pháp hơn nữa.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Việt Nam - với chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, cần phát huy nội lực, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nhằm thực hiện thành công Công nghiệp hoá với hiện đại hóa đất nước. Hệ thống ngân hàng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc biến chủ trương đó thành hiện thực bởi ngân hàng là nguồn chủ yếu huy động cung cấp vốn, khơi dậy tiềm năng và phát triển kinh tế. Nhờ có hệ thống ngân hàng, các nguồn vốn đầu tư được xây dựng cơ sở hạ tầng..... Đó chính là hoạt động của tín dụng ngân hàng, một đòn bẩy quan trọng góp phần làm thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh vai trò to lớn đối với nền kinh tế, hoạt động tín dụng còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng vì đây là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng ngân hàng chứa đựng rất nhiều rủi ro mà hoạt động này càng mở rộng thì mức độ rủi ro càng lớn. Rủi ro tín dụng trong một số trường hợp không những gây thiệt hại cho chính ngân hàng đó ma còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Sự nghiên cứu về rủi ro là cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa mang tính thực tiễn. Thể hiện ở chỗ nó góp phần hệ thống hoá lý luận về vấn đề nghiên cứu và đóng góp những biên pháp để giải quyết những vấn đề mà thực tế đang đặt ra.
Với nhận thức như vậy, em mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt nam.”
Tuy nhiên, do sự hiểu biết chưa nhiều nên bài viết của em có nhiều khiếm khuyết.
Em xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận của mình.
Nội dung
I/ Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại:
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ( NHTM):
1.1: Định nghĩa rủi ro trong kinh doanh:
Rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng là những biến cố không mong đợi xảy ra, gây mất mát, thiệt hại về tài sản và thu nhập của ngân hàng trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
- Trên thực tế, rủi ro trong kinh doanh của NHTM mang tính khách quan. Dù muốn hay không, rủi ro vẫn là sự thách đố với mọi hoạt động của ngân hàng. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có thể không định lượng chính xác trước được nhưng có thể dự đoán trước được để quản lý, theo dõi, phòng ngừa hoặc phân tán và do đó nếu xảy ra thì tác hại của nó cũng được hạn chế.
1.2: Phân loại rủi ro trong kinh doanh của NHTM:
Hoạt động kinh doanh của NHTM tiềm ẩn nhiều rủi ro và hiện nay có 6 loại rủi ro:
Rủi ro tín dụng.
Rủi ro về nguồn vốn.
Rủi ro lãi suất.
Rủi ro hối đoái.
Rủi ro trong thanh toán.
Rủi ro thuần tuý trong ngân hàng.
Rủi ro kinh doanh tín dụng trong lĩnh vực NHTM:
2.1: Đặc trưng và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng:
Tín dụng ngân hàng có mặt trong tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia hỗ trợ hoạt động của mọi doanh nghiệp trong lĩnh vực của nền kinh tế. Do vậy, bất cứ rủi ro xảy ra đối với doanh nghiệp nào, lĩnh vực nào đều ít hoặc nhiều gây ra rủi ro cho NHTM. Như vậy NHTM không chỉ chịu những rủi ro xảy ra đối với chính ngân hàng mà cũng phải gánh chịu những rủi ro của khách hàng. Nếu rủi ro đó nhỏ trong giới hạn cho phép của quỹ phòng ngừa rủi ro của ngân hàng thì hậu quả đó sẽ dễ dàng khắc phục. Nhưng nếu rủi ro gây thiệt quá lớn, ngân hàng không sử lý được thì sẽ gây ra hậu quả khó lường cho ngân hàng, cho các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng liên quan ảnh hưởng tới người gửi tiền và đều dẫn tới biến động trong nền Kinh tế xã hội.
Rủi ro tín dụng được định nghĩa là: khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho khách hàng. Hay nói cụ thể, là luồng thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản có sinh lời của các ngân hàng có thể không được hoàn trả đầy đủ xét cả về mặt số lượng và thời hạn.
Các loại rủi ro tín dụng:
+ Rủi ro tín dụng không thu được lãi đúng hạn sẽ phát sinh lãi treo.
+ Rủi ro tín dụng không được vốn đúng hạn sẽ phát sinh nợ quá hạn.
+ Rủi ro tín dụng không đủ lãi làm lãi treo đóng băng và đIều này làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
+ Rủi ro tín dụng không thu đủ vốn cho vay là nợ không có khả năng thu hồi, nếu phát sinh thường xuyên thì ngân hàng sẽ mất vốn và kéo dài thì ngân hàng sẽ phá sản.
Trong hoạt động của NHTM, rủi ro tín dụng luôn là vật cản có tác động rất lớn đến mọi mặt của ngân hàng. Khi ngân hàng cho vay bị thất thoát, dân chúng sẽ thiếu lòng tin và có thể đều tìm cách rút tiền khỏi ngân hàng và khả năng thanh toán của ngân hàng bao giờ cũng đề cập đến các món nợ đến hạn.
Khi rủi ro tín dụng phát sinh, tức là khoản nợ không được trả đúng hạn, từ đó không thực hiện được kế hoạch đầu tư cũng như kế hoạch thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn. Khi rủi ro tín dụng lớn, kèm với nó là huy động vốn khó khăn, không có điều kiện để phát triển các dịch vụ khác, khó mở rộng quan hệ với các bạn hàng, các ngân hàng khác, làm cho tình hình càng thêm nghiêm trọng và ngân hàng buộc phải thu hẹp hoạt động.
2.2: Các nguyên nhân của rủi ro tín dụng:
2.2.1: Từ phía Ngân hàng:
Rủi ro tín dụng tồn tại tiềm tàng và có thể gây ra tổn thất bất cứ lúc nào, một phần rất lớn xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan từ phía NHTM. Rủi ro tín dụng có thể phát sinh ở các qui trình tín dụng :
Rủi ro trong quá trình thiết lập mục tiêu thị trường, thiết lập các tiêu chí chấp nhận rủi ro, phân quyền, phân nhiệm trong quản lý và xét duyệt tín dụng của ban lãnh đạo.
- Rủi ro tín dụng ở khâu khởi điểm và đánh giá sơ bộ, khám phá các triển vọng và tham chiếu các điều kiện bên ngoài.
- Rủi ro tín dụng do khâu thẩm định và đánh giá khoản vay không chính xác. Đây là khâu chủ chốt làm cho rủi ro tín dụng phát sinh xét từ phía ngân hàng. Một ngân hàng có cấp tín dụng hay không chỉ khi bộ phận thẩm định đệ trình hồ sơ xin vay đã chuẩn bị và đánh giá chủ yếu về các mặt năng lực tài chín, tính khả thi của dự án vay vốn, thực trạng và triển vọng kinh doanh, trình độ và tư cách cảu đội ngũ quản lý, thế chấp đảm bảo,…..
Rủi ro từ khâu toả thuận các điều khoản tín dụng:
+ Xác định và thoả thuận về kỳ hạn chưa hợp lý, cụ thể chưa xác định đúng mức khả năng thanh toán tại thời điểm trả nợ làm phát sinh nợ quá hạn, chưa xác định được tính thanh toán và tính chất nguồn vốn của ngân hàng.
+ Xác định và thoả thuận về kỷ luật tín dụng, xử lý tranh chấp,… chưa thoả đáng.
- Rủi ro tín dụng trong quá trình kiểm tra, giám sát sử dụng vốn:
+ Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình không chú trọng thích đáng đến việc kiểm tra khách hàng truyền thống hoặc áp dụng chính sách tín dụng nhân từ với khách hàng vay chưa được phân loại rõ ràng, ảnh hưởng đến chiến lược thị phần. Hoặc kiển tra báo cáo nghiêng về các báo cáo từ phía ngân hàng vay chứ không chú trọng trong việc kiểm tra thực tế hiện trường.
+ Rủi ro tín dụng do không các biện pháp thích hợp sử lý các biến cố phát sinh như: chậm trả nợ gốc và lãi, môi trường kinh doanh thay đổi, tài sản thế chấp giảm giá, xử lý tuỳ tiện, vượt thẩm quyền vi phạm nguyên tắc tín dụng, vị nể dẫn đến thái độ không cương quyết, bị mua chuộc.
Rủi ro tín dụng trong quá trình thu nợ và xử lý nợ: Tổn thất do không quản lý được rủi ro tín dụng, bị khuyếch đại do không biết xử lý khai thác hoặc thanh lý một khoản vay có vấn đề. Bên canh đó việc cho vay vốn trên cơ sở hợp đồng, điều khoản tín dụng cũ trong khi các điều kiện và năng lực vay nợ thay đổi theo hường xấu hơn cũng làm rủi ro gây phát sinh, gây tổn .
2.2.2: Từ phía khách hàng:
Do trình độ kinh doanh yếu kém, thiếu năng động trong kinh doanh, vi phạm đạo đức kinh doanh:
+ Thị trường có nhiều biến động và doanh nghiệp không chiếm được thị phần, làm thay đổi bộ mặt của doanh nghiệp trong các thời kỳ khác nhau. Có doanh nghiệp đứng vững không ngừng phát triển, áp dụng máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, hiệu quả và tất yếu có bộ phận ngược lại với bộ phận này, hoạt động kinh doanh sẽ sớm rơi vào trì trệ, suy thoái, từ đó làm giảm hoặc mất khả năng trả vốn vay ngân hàng.
+ Tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, người vay cố ý chây ỳ, có ý định lừa đảo, doanh nghiệp làm ăn phi pháp bị bắt.
- Đảm bảo tín dụng không đầy đủ, hợp lý: Biểu hiện ở chỗ: tài sản không có tính thanh khoản, không có tính thị trường, tài sản khó xác định sở hữu, giá trị tài sản thế chấp nhỏ hơn giá trị của khoản vay hoặc trong việc bảo lãnh thì năng lực tài chính và năng lực pháp lý của người bảo lãnh có vấn đề, uy tín của người bảo lãnh không cao, bảo lãnh không đảm bảo, không đúng thẩm quyền.
Tính khả thi của dự án vay vốn và kế hoạch sản xuất kinh doanh không hợp lý.
2.2.3: Các nguyên nhân khác:
- Môi trường kinh tế: Trong điều kiện nền kinh tế hưng thịnh thì các vấn đề trả nợ ngân hàng của các doanh nghiệp sẽ không có gì là khó khăn nhưng khi nền kinh tế suy thoái thì sức mua của người dân giảm sút, hàng hoá bán giảm dần đi đến lợi nhuận giảm, khó trả nợ cho ngân hàng.
- Môi trường pháp lý: Nếu như không hoàn chỉnh sẽ vừa gây khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng, vừa tạo ra khe hở để kẻ xấu lợi dụng gây rủi ro cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.
- Yếu tố chính sách: đó là sự thay đổi về tình hình chính trị, sự điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, gồm các chính sách về phát triển kinh tế, tài chính, tiền tệ,….. trong từng thời kỳ. Có thể đặt doanh nghiệp vào các tình huống khó khăn mà không tháo gỡ được, kéo theo hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị thiệt hại.
II/ Tình hình rủi ro tín dụng ở một số NHTM nước ta:
Hệ thống NHTM nước ta đang tích cực trong quá trình cải cách khắt khe, tăng vốn trong quá trìng sử lý nợ và cơ cấu lại quản lý đối với các ngân hàng và đã có nhiều tiến triển đáng kể nhưng phía trước vẫn còn nhiều rủi ro thách thức. Vấn đề đáng chú ý trong khu vực ngân hàng là trong một số thời kỳ, tăng trưởng tín dụng rất cao trong khi huy động vốn lại tăng ở mức thấp hơn, điều này đã tạo áp lực tăng lãi suất trong huy động. Lợi nhuận ngân hàng giảm trong khi hoạt động phi tín dụng còn hạn chế, cơ cấu nguồn vốn huy động còn bất hợp lý, cơ cấu tín dụng của các ngân hàng thương mại vẫn cón nhiều rủi ro.
Dưới đây là trường hợp rủi ro tín dụng tại hai ngân hàng thương mại( theo số liệu năm 2001), cụ thể là tình trạng nợ quá hạn :
Tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phất triển nông thôn Việt Nam:
Rủi ro tín dụng luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt với mọi ngân hàng. Trong thực tế các hợp đồng tín dụng luôn bị vi phạm mà chủ yếu là tình trạng khách hàng dây dưa không trả nợ đúng hạn cả gốc lẫn lãi hoặc một trong hai khoản đó. Từ đó làm phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi cho ngân hàng. Đây là tinh hình chung về nợ quá hạn của sở giao dịch .
Trong cơ cấu nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế, thì khu vực kinh tế quốc doanh chiếm 97,6% vào năm 2000 và chiếm 100% năm 2001.
+ Năm 2000, số nợ quá hạn là 8,5 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn khu vực kinh tế quốc doanh là 8,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 97,6% tổng nợ quá hạn , khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là 0,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,4% tổng nợ quá hạn.
+ Năm 2001, nợ quá hạn là 8,6 tỷ đồng trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực kinh tế quốc doanh là 8,6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 100% tổng nợ quá hạn, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hầu như là không có.
Về hiệu quả sử dụng vốn của sở giao dịch…… trong 2 năm 2000, 2001 chưa cao:
+ Năm 2000, tổng nguồn vốn huy động là 1,623 tỷ đồng và tổng dư nợ tín dụng là 236 tỷ đồng chiếm 14,5%.
+ Năm 2001, tổng nguồn vốn huy động là 2,207 tỷ đồng và tổng dư nợ tín dụng là 454 tỷ đồng chiếm 20,57%.
Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ tại sở giao dịch ……ở mức thấp và có xu hướng giảm dần. Năm 2000, tỷ trọng chiếm 3,6% trong tổng dư nợ và năm 2001 là 1,9%.
Sự biến động của thị trường đã tác động lớn đến tình trạng nợ đọng của sở giao dịch….. Tỷ giá USD so với VND tăng liên tục trong khi các doanh nghiệp không có nguồn thu ngoại tệ để thanh toán khi vay đến kỳ đáo hạn. Bởi theo quy định của sở thì vay nằng ngoại tệ nào trả bằng ngoại tệ đó. Trường hợp khách hàng trả bằng ngoại tệ khác thì hai bên thoả thuận quy đổi giá. Do vậy rủi ro tỷ giá là rất lớn đối vớic các doanh nghiệp vay ngoại tệ, ảnh hưởng đến tiến trình trả nợ vay.
Tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam(NHNT):
Qua số liệu thống kê hoạt động tín dụng của NHNT Việt Nam, cho thấy vấn đề rủi ro tín dụng tập trung vào các khoản nợ quá hạn ở các chi nhánh. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, nợ quá hạn ở ngân hàng đã từng bước được giải quyết thoả đáng. Cụ thể là: số dư nợ quá hạn đến cuối năm 2000 là 508 tỷ đồng chiếm 33% tổng dư nợ, giảm so với năm 1999 là 0,7%. Sang năm 2001, số dư nợ quá hạn là 312 tỷ đồng, chỉ còn chiếm 1,9% trên tổng dư nợ.
Mặc dù vậy, điểm đáng lưu ý là trong 312 tỷ đồng nợ quá hạn có tới 143 tỷ đồng là nợ quá hạn khó đòi. Các chi nhánh có tỷ lệ nợ quá hạn cao là: Hà Tĩnh ( 13,9%), Nha Trang ( 12,5% ), Bình Tây ( 4,6% ), Đắc Lắc ( 9,5% ).
Các chi nhánh trong năm 2001 nhìn chung đều đã tích cực trong công tác thu hồi nợ quá hạn, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do khách hàng chây ỳ không trả nợ và việc xử lý của các cơ quan pháp luật còn chưa triệt để. Một số chi nhánh có tốc độ gia tăng cao là: Bình Dương ( 156,7%), Đồng Nai ( 57,3%), Hà Nội ( 24%). Các chi nhánh có tỷ lệ nợ quá hạn thấp là: Hà Nội ( 0,7%), Cần Thơ ( 0,6%), Tp Hồ Chí Minh ( 0.2%), Quảng Ninh ( 0%).
Bên cạnh số nợ của các ngân hàng chi nhánh, NHNT Việt Nam còn tồn tại một số khoản nợ khê đọng bao gồm: Nợ khoanh, nợ chờ sử lý và nợ cho vay do bảo lãnh.: Tại thời điểm, 31/12/2001 tổng số nợ khê đọng của ngân hàng là 2056 tỷ đồng, giảm 35,4% so với năm 2000. Trong đó số dư nợ quá hạn khó đòi là 143 tỷ, số dư nợ khoanh là 1379 tỷ đồng chiếm 8,4% tổng số dư nợ của toàn hệ thống và tăng 4,7% so với năm 2000. Số dư nợ chờ xử lý là 286 tỷ, giảm 79,4%, tổng giá trị tài sản thế chấp được định giá của số nợ này chỉ là 150 tỷ chiếm 55% tổng dư nợ chờ xử lý.
III/ Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng:
Phân tích đầy đủ những thông tin về khách hàng, thị trường:
Năng lực vay nợ.
Uy tín khách hàng để tạo lợi nhuận.
Quyền sở hữu tài sản.
Khả năng tạo lợi nhuận.
Thực hiện phân tán rủi ro:
Là biện pháp nhằm dàn trải ngường vốn đầu tư tránh tập trung cho vay vào một khách hàng, một lĩnh vực, một vùng nào đó để phòng khi những rủi ro cá biệt xảy ra cũng không gây ra những tổn thất lớn cho tất cả những tài sản của ngân hàng.
Các ngân hàng thường phân tán rủi ro theo:
+ Phân tán theo địa lý.
+ Phân tán theo ngành nghề.
+ Phân tán theo doanh nghiệp.
Cho vay có bảo hiểm:
Với các khoản vay lớn có khả năng gặp rủi ro thì khi cho vay ngân hàng có thể ký kết hợp đồng với công ty bảo hiểm một hợp đồng bảo hiểm cho hợp đồng vau đó. Khi làm việc này ngân hàng sẽ phải trả một khoản phí ( lợi nhuận bị chia sẻ) nhưng đồng thời rủi ro cũng được hạn chế.
Ngoài ra, ngân hàng có thể tự bảo hiểm cho mình bằng cách trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp cho những thiệt hại nếu rủi ro xảy ra. Quỹ này sẽ được trình lập hàng năm từ lợi nhuận theo một tỷ lệ nhất định cho đến khi bằng vốn điều lệ.
Nâng cao chất lượng cán bộ về mọi mặt:
Khi hoạt động tín dụng được đa dạng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thì đòi hỏi cán bộ tín dụng phải được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực họ phụ trách và nhừ đó sẽ có quyết định tốt hơn trong khi cấp tín dụng.
Bên cạnh đó, ngân hàng phải coi trọng công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ, có chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng để khuyến khích cán bộ tín dụng rèn luyện tu dưỡng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức.
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được ví như hệ thần kinh của cả nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng Quốc gia hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả là tiền để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng một cách bền vững. Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường thí rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi mà đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống KT- CT- XH của một nứoc và có thể lan rộng sang qui mô quốc tế. Nguyên nhân của sự sụp đổ đó chính là rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nếu không kiểm soát được. Để khắc phục tình trạng này, các ngân hàng thương mại cùng với Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những giải pháp tất yếu , tuy nhiên để có một hệ thống ngân hàng thương mại vững mạnh thì cần phải bổ sung nhiều giải pháp hơn nữa.
Tài liệu tham khảo
Quản trịu rủi ro trong kinh doanh ngân hàng thương mại.
Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng.
Thời báo Ngân hàng 23/07/2003.
Tạp chí Ngân hàng 9/2003.
Mục lục
I/ Rủi ro tín dụng của NHTM: …………………….……………………………...2
1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM:……………………………...2
1.1 Định nghĩa rủi ro tín dụng:………………………...…..…………………...2
1.2 Phân loại rủi ro trong kinh doanh của NHTM……………….…….……….2
2. Rủi ro kinh doanh tín dụng trong lĩnh vực NHTM:…………………………..2
2.1 Đặc trưng và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng:……………………………….2
2.2Các nguyên nhân của rủi ro tín dụng:…………..…………………………...4
2.2.1 Từ phía ngân hàng……………………………………………….…….4
2.2.2 Từ phía khách hàng:…………………………………………………...5
2.2.3 Các nguyên nhân khác:………………………………………………..6
II/ Tình hình rủi ro tín dụng ở một số NHTM Việt Nam:……………………….6
Tại sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN:……..6
Tại Ngân hàng ngoại thương VN:……………………………………………..8
III/ Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng:…………………………………..9
Phân tích đầy đủ thông tin về khách hàng , thị trường:……..……………….9
Thực hiện phân tán rủi ro:…………………………………………………….9
Cho vay có bảo hiểm:…………………………………………………………..9
Nâng cao chất lượng cán bộ về mọi mặt:……………………………………...9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0710.doc