Chuyên đề Một số đề xuất để Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế có hiệu quả

Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu quốc tế là một kênh huy động còn rât mới mẻ tại Việt nam .Tuy nhiên, lợi ích to lớn mà kênh huy động này đem lại thì không thể phủ nhận, nó góp phần thỏa mãn nhu cầu đầu tư phát triển của các quốc gia và của các tổ chức kinh tế . Đối với Việt nam khi mà huy động vốn trong nước cho đầu tư phát triển còn chưa đáng kể do tiềm lực kinh tế của ta con yếu thì huy động ngoài nước là rất quan trọng, nó thỏa mãn nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ; đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia cần lượng vốn lớn thì chỉ có nguồn vốn ngoài nước mới đáp ứng đủ. Huy động vốn qua phát hành trái phiếu quốc tế làm đa dạng các kênh huy động vốn, thúc đây r quá trình quốc tế hóa thị trường vốn . Do nhận thức được việc tham gia thị trường vốn quốc tế thông qua phát hành trái phiếu quốc tế , Việt nam đã và đang xúc tiến xây dựng các đề án phát hành trái phiếu quốc tế nhằm đợi thời cơ thuận lợi để phát hành . Đây là một kênh huy động rât mới do vậy cần được sự quan tâm nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu nhằm có sự nhìn nhận đúng đắn nhất về hoạt động này và để Việt nam phát hành trái phiếu quốc tế có hiệu quả. Các đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ cũng như của các tổ chức kinh tế Việt nam cần được soạn thảo kỹ lưỡng dựa trên nghiên cứu cẩn thận về nhu cầu thị trường, về trái phiếu phát hành và các vấn đề có liên quan để đảm bảo tính khả thi cao và độ rủi ro thấp nhất. Việc tham gia thị trường vốn quốc tế qua phát hành trái phiếu quốc tế là cần thiết, phù hợp tình hình hiện tại. Tuy nhiên cần phải xem xét kỹ lưỡng việc tiến hành, tránh nóng vội dẫn tới thát bại. Cần chú ý rằng lợi ích thu được rất to lớn nhưng rủi ro không phải là thấp. Có sự chuẩn bị tốt, Việt nam sẽ phát hành trái phiếu quốc tế có hiệu quả, mang lại nguồn vốn to lớn phục vụ phát triển kinh tế , vươn tới những tầm cao mới.

doc51 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số đề xuất để Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế có hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu đầu tư nào , bởi tính rộng lớn về phạm vi và qui mô huy động của nó. Nhu cầu đầu tư cho phát triển của Việt nam sẽ được đáp ứng đầy đủ. Các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty sẽ có cơ hội tiệp cận với các nguồn vốn rất lớn với chi phí rẻ; các nhà đầu tư quốc tế có cơ hội tham gia vào sự tăng trưởng, phát triển của các doanh nghiệp và công ty của Việt nam. Chính phủ Việt nam có được sự lựa chọn đa dạng trong việc huy động vốn để bù đắp thiếu hụt ngân sách và phát triển kinh tế quốc gia. Việc phát hành trái phiếu quốc tế góp phần giúp Việt nam hội nhập thị trường tài chính quốc tế, đây là xu thế tất yếu. Do vậy, hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của Việt nam là rất cần thiết và cấp bách. Cơ sở ban đầu cho hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của Việt nam . Hiện nay, Việt nam đang xúc tiến từng bước để thực hiện phát hành lần đầu ra thị trường quốc tế. Các tổ chức phát hành đi tiên phong, trước hết phải kể đến Chính phủ, sau đó là Tổng công ty dầu khí Việt nam. Để hoạt động phát hành có thể thực hiện được thì một vấn đề quan trọng cần giải quyết đó là phải tạo được một khung pháp lý hướng dẫn hoạt động này. Cơ sở về Luật: Vì hoạt động thị trường chứng khoán Việt nam nói chung và hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế nói riêng còn rất mới mẻ tại Việt nam, khung pháp lý điều chỉnh những hoạt động này đang được tiếp tục hoàn thiện phù hợp với tình hình hiện nay. Một nghị định của chính phủ đã được ban hành: nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 của chính phủ ban hành qui chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu , cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước ; nghị định 75/cp ngày 28/11/1996 , nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998. Sau đây là nội dung sơ lược của các nghị định này: +Nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ , ban hành qui chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu , cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước . Ban hành kèm theo nghị định này là thông tư số 91-TC/BKNN ngày 15/11/1994 của Bộ Tài chính , hướng dẫn qui chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước . theo nghị định này , điều kiện để được phát hành trái phiếu (ngoại trừ trái phiếu chính phủ): -Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo nghị định số 388/hội động bộ trưởng ngày 20/11/1991 của hội đồng bộ trưởng( nay là chính phủ) và các văn bản qui định khác có liên quan của chính phủ về thành lập doanh nghiệp. -Có dự án đầu tư hiệu quả được cấp có thẩm quyền phê duyệt. -Có tổng giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động tối thiểu là 20 tỷ đồng và tổng giá trị tự phát hành trái phiếu không được vượt quá 50% -Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3 năm trước khi phát hành trái phiéu có lãi , tình hình tài chính lành mạnh( như chấp hành đày đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước, không có nợ khê đọng với ngân hàng, có khả năng thanh toán…), có hiệu suất doanh lợi cao, có triển vọng phát triển. -Không vi phạm pháp luật nhà nước và kỷ luật tài chính -Được bộ tài chính hoặc tổ chức trung gian tài chính co uy tín bảo lãnh và phải nộp tiền phí bảo lãnh 1% tổng mức dự định phát hành -Việc phát hành bằng USD phải được sự cho phép của vụ quản lý ngoại hối , ngân hàng nhà nước Việt nam . Trên đây là điều kiện để một tổ chức kinh tế Việt nam được phát hành trái phiếu quốc tế . +Nghị định 75/cp ngày 28/11/1996 của chính phủ về việc thành lập ủy ban chứng khoán Nhà nước. Nghị định này là văn bản pháp lý cơ sở ban đầu để tổ chức thống nhất các đầu mối nhằm thúc đẩy việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán nói chung, hướng dẫn và quản lý hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế nói riêng. Theo nghị định này, ủy ban chứng khoán nhà nước Việt nam có nhiệm vụ và quyền hạn đối với việc soạn thảo các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung và trái phiếu quốc tế nói riêng, tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản đó. ủy ban chứng khoán nhà nước là cơ quan chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đến việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt nam. Như vậy, có thể thấy rằng, ủy ban chứng khoán nhà nước ra đời đã trở thành cơ quan quyền lực nhà nước điều hành hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của Việt nam để nó được tiến hành theo định hướng đúng đắn và đồng thời hỗ trợ cho hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế . Đây là một bước đi quan trọng trong việc tổ chức bộ máy quản lý. + NGhị định số 48/1998/nđ-cp ngày 11/7/1998 của chính phủ về việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng. Ban hành kèm theo nghị định là thông tư 01/1998/tt-ubcknn ngày 13/10/1998 hướng dẫn những vấn đề về phát hành cổ phiếu và trái phiếu ,Theo nghị định này, điều kiện để phát hành trai phiếu của các tổ chức kinh tế là: -Là doanh nghiệp Nhà nước , công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần. -Mức vốn điều lệ tối thiểu tính đến ngày xin.phép phát hành là 10 tỷ đồng-Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin phép phát hành , tình hình tài chính lành mạnh, có triển vọng phát triển. -Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, thời gian 2 năm nói trên bao gồm cả thời gian trước khi cổ phần hóa. -Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành được hội đồng quản trị thông qua với công ty cổ phần hoặc cơ quan chủ quản chấp thuận với doanh nghiệp nhà nước. -Thành viên hội đồng quản trị, giám đốc(tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh. -Tối thiểu 20% tổng giá trị trrái phiếu xin phép phát hành phải được bán cho trên 100 nhà đầu tư. Trường hợp tổng giá trị trái phiếu xin phép phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% tổng giá trị trái phiếu xin phép phát hành . -Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành , trừ trường hợp tổ chức phát hành là tổ chức tín dụng. -Có cam kết thực hiện nghĩa vụ với nhà đầu tư -Xác diện đại diện người sở hữu trái phiếu Trái phiếu phát hành có thể là trái phiếu không đảm bảo, trái phiếu có đảm bảo và trái phiếu chuyển đổi. Trái phiếu có thể được đảm bảo một phần hoặc toàn bộ bằng một trong hai phương thức sau: +Bảo lãnh thanh toán của Bộ tài chính hoặc một tổ chức tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước +Đảm bảo bằng tài sản đảm bảo của tổ chức phát hành hoặc một tổ chức thứ ba Trường hợp trái phiếu có đảm bảo, tổ chức phát hành phải nêu rõ tỷ lệ đảm bảo và liệt kê chi tiết tài sản đảm bảo trong hồ sơ xin phép phát hành và có tài liệu hợp lệ chứng minh những tài sản đảm bảo này thuộc quyền sở hữu của mình (hoặc của tổ chức thứ ba) và có đủ giá trị thanh toán trái phiếu Hiện nay, tổ chức kinh tế muốn phát hành trái phiếu quốc tế phải tuân thủ những điều kiện cho phép trong nghị định 48/1998/nđ-cp hoặc nghị định 120/cp Qua đây , thấy rằng Việt nam có được cơ sở pháp lý ban đầu điều chỉnh, hướng dẫn hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế , tạo điều kiện để nó phát triển. Bên cạnh cơ sở pháp lý được tạo lập, Việt nam cúng đang xúc tiến việc phát hành trái phiếu ra thị trường ngoài nước. Hiện tại , việc phát hành trái phiếu quốc tế chưa được các ngân hàng thương mại quan tâm đầy đủ vì hiện tại nhu cầu vốn của các ngân hàng vẫn có thể được thỏa mãn bởi các nguồn vốn trong nước, mặt khác các thủ tục phát hành còn quá mới mẻ và phức tạp đối với các ngân hàng. Hiện nay, mới chỉ có hai đề án phát hành trái phiếu quốc tế đang được xúc tiến chuẩn bị: đó là đề án của chính phủ và đề án của tổng công ty dầu khí Việt nam . Sau đây , xin giới thiệu sơ lược về hai đề án này. 2 . Đề án phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ Việt nam Hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ Việt nam có tính chất đặc biệt hơn hoạt động phát hành của các tổ chức kinh tế khác bởi vì chủ thể phát hành là cơ quan quyền lực của nhà nước. NHìn chung, hoạt động này không bị điều chỉnh bởi các qui định về xin phép và kiểm tra được áp dụng cho trái phiếu phát hành của các tổ chức kinh tế khác Một số nét khái quát về đề án phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ Việt nam Trước nhu cầu to lớn về vốn phục vụ cho phát triển kinh tế, Chính phủ Việt nam đưa ra đề án phát hành trái phiếu quốc tế , công việc chuẩn bị cho phát hành vẫn đang được khẩn trương tiến hành.Bên cạnh ý nghĩa huy động vốn phát triển kinh tế thì việc Chính phủ Việt nam phát hành trái phiếu lần đầu ra thị trường vốn quốc tế cũng sẽ thiết lập được một “điểm chuẩn” (hay cơ sở ban đầu ) giúp cho các tổ chức kinh tế của Việt nam tham gia vào thị trường mới mẻ này . VViệc phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu của Chính phủ Việt nam nhằm đầu tư khuyến khích phát triển một số ngành trọng điểm như hàng không, dầu khí ,điện, cơ sở hạ tầng, . Việt nam đã lựa chọn huy đọg vốn dài hạn đẻ nâng cao sự ổn định của nền kinhtế so với loại ngắn hạn. *Các bước chuẩn bị để tham gia thị trường vốn quốc tế +Giáo dục và đào tạo: Chính phủ Việt nam đang tiến hành đào tạo một đội ngũ cán bộ , nhân viên có trình độ , hiểu biết chuyên môn để thực hiện đề án của Chính phủ . Bởi đây là một công việc còn mới mẻ và phức tạp , có sự chuẩn bị tốt về nhân lực thì việc phát hành mới thành công. +Xếp hạng tín nhiệm trái phiếu phát hành : Chính phủ Việt nam đang tiến hành tiếp xúc với tổ chức xếp hạng tín dụng fitch. Vào năm 1997, một tổ chức xếp hạng tín dụng nổi tiếng khác là moody đã đánh giá chất lượng tín dụng của Việt nam là B1. Lý do để Việt nam yêu cầu fitch xếp hạng: -Hầu hết các nhà đầu tư chính trên thế giới đều yêu cầu trái phiếu phát hành phải tối thiểu được 2 tổ chức xếp hạng đánh giá về độ tin cậy của trái phiếu -Được fitch đánh giá tín nhiệm trái phiếu có thể giúp Việt nam cải thiện được vị trí xếp hạng tín dụng của công ty moody. -Làm tăng triển vọng tham gia thị trường vốn quốc tế của các tổ chức kinh tế Việt nam : các ngân hàng , doanh nghiệp, công ty bởi vì việc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt nam có tác dụng để lại một dấu ấn trên thị trường vốn quốc tế . Việc Chính phủ Việt nam có đưpực một xếp hạng tín nhiệm tốt sẽ tạo thuận lợi cho các tổ chức phát hành khác của Việt nam vì lần phát hành đầu tiên của Chính phủ Việt nam được đánh giá tốt sẽ làm cho các nhà đầu tư quan tâm tới trái phiếu của Việt nam . Lý do căn bản cho việc phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu của Chính phủ Việt nam *Sự phát triển kinh tế của Việt nam đòi hỏi phải huy động vốn quốc tế -Phát hành trái phiếu quốc tế sẽ làm đa dạng hóa các nguồn vốn phục vụ phát triển -Các ngân hàng trong nước không đủ khả năng tài trợ cho các dự án phát triển -Việt nam có thể thu lợi từ hoạt động này: +Là bước đi đầu tiên mở ra một cách huy động vốn mới +Chủ động thu hút các nhà đầu tư quốc tế +Mở ra cơ hội tham gia cho các tổ chức kinh tế của Việt nam *Phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ mở ra cơ hội to lớn cho các tổ chức kinh tế của Việt nam tham gia thị trường vốn quốc tế +Các tổ chức kinh tế trong nước có thể dựa vào lần phát hành đầu tiên của Chính phủ làm kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện phát hành có hiệu quả. +Trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt nam sẽ là cơ sở để đánh giá ban đầu cho các nhà đầu tư trong những lần sau +Chính phủ Việt nam trở thành nhà phát hành trái phiếu quốc tế đầu tiên là hợp lý. Chính phủ phát hành đầu tiên có nhiều thuận lợi hơn các tổ chức kinh tế vì không phải thực hiện các thủ tục trong nước Một số loại trái phiếu triển vọng: Trái phiếu toàn cầu: là trái phiếu phát hành với số lượng lớn , qui mô rộng ở Mỹ, châu âu, châu á; lãi suất thấp ,thời gian mãn hạn dài.Động lực của nhà phát hành trái phiếu toàn cầu là để tham gia 3 thị trường lớn thế giới là Mỹ , châu âu, châu á để có được số lượng nhà đầu tư lớn nhất. Khối lượng phát hành tối thiểu là 250 triệu usd Thời hạn trái phiếu là trung hạn, hoặc dài hạn từ 5 đến 30 năm phần lớn thời hạn là 10 năm Trái phiếu yết giá bằng đồng usd, có thể là lãi suất cố định hoặc thả nổi Việc phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư có tổ chức và các ngân hàng , tổ chức tài chính lớn trên thế giới Kinh nghiệm cho thấy , các nhà đầu tư Mỹ dẫn đầu về việc mua trái phiếu sau đó tới các nhà đầu tư châu âu, cuối cùng là nhà đầu tư châu á Giá trái phiếu thấp , khả năng thanh toán cao. Trái phiếu yankee: Nhà phát hành trái phiếu này sẽ tham gia thị trường vốn mỹ , thị trường vốn lớn nhất thế giới. Khối lượng phát hành lớn , tối thiểu là 250 triệu usd . Thời hạn: trung hạn hoặc dài hạn(5-30 năm), thường là 10 năm . Trái phiếu yết giá bằng usd, có thể lãi suất cố định hoặc thả nổi. Phân phối cho các nhà đầu tư có tổ chức ở Mỹ, phân phối hạn chế tại Châu Âu và Châu á. Mệnh giá trái phiếu thấp, tính thanh khoản cao 2.3.3. Trái phếu châu Âu: Người phát hành sẽ tham gia thị trường vốn châu Âu và châu á Khối lượng phát hành tương đối nhỏ, tối thiểu 100 triệu USD Thời hạn : Ngắn hạn hoặc trung hạn (3- 7 năm ) Trái phiếu yiết giá bằng một số đồng tiền chủ yếu sau: Mác Đức, Yên Nhật, Fran Thụy Sĩ , Bảng Anh . . ., lãi suất cố định hoặc thả nổi. Phân phối tại châu Âu và châu a , chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Định giá trái phiếu bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi tỉ lệ lãi suất đồng USD. Khả năng thanh khỏan tỉ lệ theo khối lượng phát hành( khối lượng lớn khả năng thanh khỏan cao và ngược lại). Khả năng thanh khỏan giảm dần theo thời gian và bị ảnh hưởng bởi nơi phân phối Ưu và nhược điểm của các loại trái phiếu này : + Trái phiếu Yan kee: Ưu điểm: Khối lượng phát hành lớn, không gặp cản trở khi phân phối ( nếu phát hành theo luật 144 A) tính thanh khỏan cao, tiếp cận được với các nhà đầu tư đông đảo và tiềm năng lớn của Mỹ Nhược điểm: Thủ tục đăng kí với ủy ban giao dịch chứng khoản Mỹ ( SEC) rất chặt chẽ. Yêu cầu về thông tin khai báo phải đầy đủ và có chiều sâu do đó có thể ảnh hưởng tới hoạt động của nhà phát hành, chi phí phát hành cao + Trái phiếu toàn cầu: Ưu điểm: có một số điểm tương đồng với trái phiếu Yan kee: khối lượng lớn, không gặp trở ngại khi phát hành nếu đăng kí theo luật 144A, tính thanh khoản cao, mệnh giá trái phiếu thấp. Thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư tiềm năng trên tòan thế giới chủ yếu là các nhà đầu tư có tổ chức và ngân hàng thương mại. Nhược điểm: Tương đồng như trái phiếu Yan kee, thủ tục chặt chẽ đòi hỏi trình bầy thông tin đầy đủ và chính xác, chi phí phát hành cao . + Trái phiếu châu âu: Ưu điểm: Quá trình phát hành diễn ra nhanh, thủ tục đơn giản. Nhược điểm: Nhà đầu tư chủ yếu là các ngân hàng , rát khó để phát hành trái phiếu, thời hạn lớn hơn 5 năm , độ thanh khỏan không cao. Chính phủ Việt nam dự định phát hành TRáI PHIếU QUốC Tế lần đầu là trái phiếu toàn cầu bởi những lợi ích mà loại trái phiếu này mang lại. Kinh nghiệm cho thấy, trái phiếu quốc tế chính phủ các quốc gia đi trước phát hành lần đầu phần lớn là trái phiếu toàn cầu. Thời gian mãn hạn traí phiếu là 10 năm . Đây cũng là thời hạn phổ biến cho trai phiếu chính phủ phát hành lần đầu. Trái phiếu toàn cầu có phạm vi phân phối rộng lớn nhất do đó khả năng thu hút vốn cũng cao nhất. Trái phiếu toàn cầu có phạm vị phân phối rộng lớn, nó chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau tại mỗi quốc gia nơi phát hành . Nhưng chủ yếu việc phát hành tuân theo luật chứng khoán của Mỹ vì thị trường vốn của Mỹ là lớn nhất thế giới và khả năng thanh khoản của nó là cao nhất. Do đó, hãy cùng xem xét sơ lươc luật điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của Mỹ. Có 2 cách phát hành trái phiếu quốc tế tại Mỹ: + đăng kí với ủy ban giao dịch chứng khoán (sec) khi phát hành ra công chúng hoặc phát hành trái phiếu toàn cầu. Phát hành theo cách này đòi hỏi phải đưa ra chi tiết thông tin về nhà phát hành và thông tin liên quan đến đợt phát hành. Thông tin được công khai khá lớn thời hạn trái phiếu có thể từ 2-30 năm . Thời gian từ khi xin phép đến khi kết thúc đợt phát hành là 10 tuần đối với nhà phát hành lần đầu. + Phát hành theo luật 144A: Luật 144A của Mỹ qui định nhà phát hánh quốc tế có thể phát hành không cần đăng kí với SEC, không công khai thông tin nếu như họ tìm được tổ chức đầu tư để mua số trái phiếu phát hành đó. Nhà phát hành sẽ liên hệ thỏa thuận để bán trái phiếu cho hiệp hội các nhà đầu tư có tổ chức hạn chế, gọi tắt là QIBs. Việc phát hành theo luật 144A sẽ rẻ hơn là đăng kí với SEC. Thông tin quan trọng được giữ kín . Thời hạn tría phiếu cũng từ 2-30 năm. Thông tin quan trọng được báo tới từng khách hàng riêng lẻ. Thời gian từ khi xin phép tới khi kết túc đợt phát hành là 8 tuần. Dự tính việc phân phối trái phiếu quốc tế của chính phủ Việt Nam 2.5. Lệ phí và phụ phí dự tính cho hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu của Chính phủ Việt nam Bảng x: Chi phí dự tính cho hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu của Chính phủ Việt nam. Đăng ký phát hành với SEC Phát hành theo Luật 144A Lệ phí đăng ký với SEC 132.000 USD Không cần Lệ phí về các vấn đề liên quan đến Luật 150.000-250.000 USD 150.000-200.000 USD Chi phí in ấn 30.000-50.000 USD 25.000-40.000 USD Lệ phí xếp hạng tín nhiệm 1.Xếp hạng của Moody 125.000 USD 125.000 USD Lệ phí ban đầu của Moody 25.000 USD 25.000 USD 2.Xếp hạng của S&P 130.000 USD 130.000 USD Phụ phí của S&P 10.000 USD 10.000 USD Khoản thanh toán cho nhà bảo lãnh 60.000 USD 10.000 USD Chi phí niêm yết 10.000-15.000 USD 10.000-15.000 USD Các chi phí khác(bao gồm chi phí di chuyển và phụ phí quảng cáo, giới thiệu về trái phiếu ) 25.000-50.000 USD 25.000-50.000 USD Đề án phát hành trái phiếu quốc tế của tổng công ty dầu khí Việt Nam. Một vài nét sơ lược về tổng công ty dầu khí Việt nam: Tổng công ty dầu khí Việt nam là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo mô hình tổng công ty mạnh theo Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng chính phủ .Tổng công ty hoạch tóan kinh tế toàn ngành . Hoạt động của tổng công ty phát triển theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực gồm: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến , vận chuyển , tàng trữ, xuất nhập khẩu, cung cấp dịch vụ . . . vốn đầu tư cho tổng công ty là rất lớn, rủi ro trong kinh doanh cao nhưng đồng thời khả năng thu lợi tức cũng rất cao, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước, tỉ lệ nộp ngân sách cao. Đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Tổng công ty được nhà nược giao vốn để tíên hành sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tổng công ty dầu khí Việt nam được tự huy động và sử dụng mọi ngiồn vốn trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức để sản xuất kinh doanh. Với mục tiêu phát triển chiến lược là phấn đấu đưa tổng công ty dầu khí Việt nam trở thành một tập đoàn dầu khí mạnh ngang tầm với các công ty dầu khí trong khu vực và có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì nhu cầu vốn của tổng công ty dầu khí Việt nam trong thời gian tới là rất lớn. Dự kiến tổng số vốn cần huy động trong giai đoạn 2001-2005 của tổng công ty dầu khí Việt nam ước tính là 3 tỷ USD. Do vậy, tổng công ty đã và đang xem xét kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế để huy động vốn trong mục tiêu phát triển. 3.2. Khái quát chung về đề án phát hành trái phiếu quốc tế của tổng công ty dầu khí Việt nam : Việc phát hành trái phiếu quốc tế lần đàu của tổng công ty dầu khí Việt nam mang lại lợi ích to lớn: Trở thành một kênh huy động vốn lớn, góp phần tài trợ cho các dự án phát triển của tổng công ty dầu khí Việt nam . Giúp tổng công ty dầu khí Việt nam tiếp cận với các nhà đầu tư quốc tế. Với mục tiêu trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh tổng công ty dầu khí Việt nam sẽ cần huy động được rất nhiếu vốn trong đó việc thu hút được vốn từ các nhà đầu tư quốc tế là vô cùng quan trọng . Một số nội dung của đề án phát hành trái phiếu quốc tể của tổng công ty dầu khí Việt nam: Nhà phát hành : tổng công ty dầu khí Việt nam Luật áp dụng: Luật 144A. KHối lựợng phát hành 300 triệu U SD. Thời gian mãn hạn trái phiếu 5-7 năm Loại trái phiếu : là trái phiếu có đảm bảo. Vật đảm bảo là toàn bộ sản lượng dầu thô khai thác được từ mỏ Bạch Hổ . Tổng công ty dầu khí Việt nam có áp dụng điều khoản mua lại. Tỉ lệ lãi suất dự tính : 10,0 – 10,5% . Lệ phí phát hành 1,5% Nơi niêm yết: Luxembourg. Luật áp dụng: Luật NeW York. Vài nét khái quát về việc xếp hạng tín nhiệm : Với loại trái phiếu phát hành được đảm bảo bằng dầu thô; tổng công ty dầu khí Việt nam có khả năng được xếp hạng đầu tư thuận lơị bởi dầu khí là vật chất đảm bảo “cao cấp”. Được xếp hạng đầu tư thuận lợi có ý nghĩa rất quan trọng vì một trong những mục tiêu xem xét khi phát àhnh trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế là mệnh giá phải thấp như mong muốn của nhà phát hành . Muốn có được mệnh giá thấp hơn thì trái phiếu phát hành phải được xếp hạng tín nhiệm cao. Khi đó đọ tin cậy của trái phiếu quốc tế phát hành cao hơn, rủi ro tín dụng giảm xuống, nhà đầu tư sẽ sẵn sàng hưởng lợi ít đi. Thêm nữa, còn có một số nhà đầu tư chỉ mua trái phiếu khi nó đựpc xếp hạng tín nhiệm từ mức nào đó trở lên. Tổng công ty dầu khí Việt nam đang tiếp cận với các tổ chức xếp hạng tín dụng với mục tiêu được xếp hạng từ B aa3 trở lên nếu là Moody xếp hạng còn từ BBB- nếu là S &P xếp hạng . Đã có những ví dụ thực tiến về việc phân phối thuận lợi khi có được xếp hàn đầu tư khả quan, như công ty Pemex . . . 3.5. Ưu và nhược điểm của phương án phát hành dự tính của tổng công ty dầu khí Việt nam : Ưu điểm: + Với phương án dùng dầu thô làm vật bảo đảm sẽ giúp nâng cao được thứ hạng của traí phiếu phát hành khi xếp hàn tín nhiệm . + Từ đó, có thuận lợi trong định giá trái phiếu quốc tế phát hành lần đầu. + Có khả năng phân phối rộng khắp + Khối lượng phát hành khá lớn + Không có sự thay đổi trong quản lí và điều hành tổng công ty dầu khí Việt nam Nhược điểm: + Việc phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu có nhiều thử thách và rủi ro. Cơ chế của phát hành trái phiếu quốc tế có đảm bảo bằng dầu thô của tổng công ty dầu khí Việt nam . Tổng công ty dầu khí Việt nam sẽ tiếp tục bán dầu thô khai thác được từ mỏ Bạch Hổ cho các khách hàng quốc tế truyền thống và mở rộng ra các khách hàng mới. Tổng công ty dầu khí Việt nam lệnh cho các khách hàng thanh toán tiền mua dầu thô vào một tài khỏan ủy thác ( tài khỏan này được điều hành bởi một nhà ủy thác quốc tế độc lập) và cho Petechim( là đại diện của công ty zảubẹnèt, đối tác Nga trong liên doanh Vietsopetro với Petrovietnam ) với tỷ lệ 50%/50%. Như đã biết Tông công ty dầu khí Việt nam phát hành trái phiếu có đảm bảo bằng dầu thô. Nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu còn Tổng công ty dầu khí Việt nam nhận được nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài trợ cho các dự án phát triển. Nhà ủy thác quốc tế , sau khi nhận được khoản tiền khách hàng thanh toán cho Tổng công ty dàu khí Việt nam , sẽ thực hiện các công việc sau: (Thứ tự ưu tiên là từ trên xuông dưới) +Thanh toán vốn và lãi cho nhà đầu tư . Nhà đầu tư được ưu tiên cao nhất trong việc thanh toán. Sau nhà đầu tư mới tới các thành viên khác. +Trích một tỷ lệ đưa vào quĩ dự phòng phục vụ cho việc chi trả. Quĩ dự phòng ở đây là một tài khoản độc lập ,được mở ỏ nước ngoài; chức năng của nó là thực hiện việc thanh toán vốn và lãi cho nhà đầu tư khi mà việc bán dầu thô từ mỏ Bạch Hổ gặp trục trặc , dẫn tới không thu được lợi nhuận hoặc doanh thu không đủ chi trả vốn và lãi cho nhà đầu tư . + Nộp thuế cho Bộ tài chính và cho chính phủ Việt nam . +Phần còn lại nộp cho Tổng công ty dầu khí Việt nam . Tổng công ty dầu khí Việt nam thanh toán chi phí ủy thác cho nhà ủy thác quốc tế. Một số yêu cầu trước khi phát hành trái phiếu quốc tế : Với đề án phát hành đề cập ở trên, sản lượng dầu thô khai thác từ mỏ Bạch Hổ phải đạt 60 triệu thùng trong thời gian từ năm 2001 đến 2005. Tổng doanh thu trung bình tối thiểu là 900 triệu USD trên cơ sở giá dầu trung bình là 15 USD/ thùng. 3.8. Nhà đầu tư mục tiêu : +Nhà đầu tư muc tiêu châu á. Phân phối trái phiếu phạm vi rộng tại châu á là một mục tiêu quan trọng , vì cầu trái phiếu của các nhà đầu tư châu á rất cao trong khi cung chưa đủ đáp ứng do đó khi phát hành co cơ hội bán được giá cao hơn. Việc phân phối rộng rãi tại châu á góp phần làm tăng tính thanh khoản của trái phiếu . Những đói tượng mua trái phiếu chính gồm có : nhà quản lý bất động sản, ngân hàng, quĩ đầu tư , công ty bảo hiểm. Một vài ví dụ là : ABN Amro, AIA, Asahi Life, Bank of East Asia…Chuyến quảng cáo của Tổng công ty dầu khí Việt nam cho trái phiếu phát hành sẽ dự tính đi qua các nước Singapo, Hongkong, và có thể là Nhật Bản. +Nhà đầu tư mục tiêu châu âu. Chuyến đi quảng cáo cho trái phiếu phát hành dự tính qua Luân đôn, còn các nhà đầu tư của các quốc gia châu âu khác có thể thu hút qua việc mời dự hội nghị; qua quảng cáo , giới thiệu trên Hãng thông tin Bloomberg. Một vài nhà đầu tư mục tiêu điển hình là: Abbey National, AIG, Caboto, Cigna, Credit Suisse… +Giới thiệu một vài nhà đầu tư mục tiêu ở Mỹ: Alaska Permanent Capital Mgmt, Dodge & Cox, Farmers Insuarance group, AON Advisors, USAA, Bank of Boston, Baring asset mgmt, Manulife Financial, Massachusetts Financial, New England Fund, Chase asset mgmt. Đánh giá chung về công tác chuẩn bị phát hành trái phiếu quốc tế của Việt nam. -Không thể phủ nhận rằng, Việt nam đã có những bước đi tích cực để hình thành một hình thức huy động vốn mới, đầy tiêm f năng để phát hành trái phiếu quốc tế . +Chính phủ Việt nam đã có một số nghị định qui định pháp lý cho hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế. Liền sau đó ủy ban chứng khoán nhà nước đã có những thông tư hướng dẫn chi tiết việc thi hành các Nghị định trên. Như vậy các tổ chức kinh tế nếu đủ khả năng và điều kiện đều có thể phát hành trái phiếu quốc tế để huy động vốn phục vụ hoạt động sản suất kinh doanh của mình. +Đứng trước nhu cầu cấp thiết về vốn phục vụ cho phát triển, Cp đã có kế hoạch chuẩn bị phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra thị trường quốc tế. Điều này thể hiện tầm nhìn xa của Cp Việt nam . Công tác chuẩn bị cho lần phát hành đầu tiên ra thị trường ngoài nước đang được triển khai trẩn trương và đã đạt được một số bước tiến đáng kể . +Các tổ chức kinhh tế trong nước đã có nhận thức về tầm quan trọng , lợi ích của hình thức huy động vốn bằng trái phiếu quốc tế. Một số tổ chức kinh tế lớn đang xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế . Trong đó đề án của Tổng công ty dầu khí Việt nam là khả quan nhất. Với lợi thế sẵn có của mình là dàu tho, đề án phát hành của Tổng công ty dầu khi Việt nam rất co s triển vọng thành công., mang lại bước tiến quan trọng trong việc thâm nhập thị trường vốn quốc tế của các tổ chức kinh tế Việt nam. -Bên cạnh những thành tựu ban đầu, vẫn còn một số vướng mắc cần tháo gỡ để việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt nam được tiến hành có hiệu quả. +Trước hết khung pháp lý điều chỉnh hoạt động này còn rất “mỏng” . Thiếu các qui định đầy đủ, chặt chẽ hướng dẫn hoạt động này để việc phát hành có hiệu quả. +Các tổ chức còn chưa có sự quan tâm đúng mức tới phát hành trái phiếu quốc tế , chưa có được những thông tin cần thiết và đầy đủ về hoạt động này. Bên cạnh đó, kiến thức về lĩnh vực này còn thấp. +Đội ngũ những nhà chuyên môn lĩnh vực này còn rất thiếu và chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có được những khóa đào tạo chính thức về trái phiếu quốc tế. CHƯƠNG III: MộT Số Đề XUấT để Việt nam phát hành trái phiếu quốc tế có hiệu quả. Việc phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu ra thị trường vốn quốc tế của Việt nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thử thách tuy nhiên thuận lợi cũng không ít. Những thuận lợi và khó khăn của Việt nam trong hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế Thuận lợi của Việt nam trong hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế. +Điều kiện thuận lợi trong nước giúp Việt nam có đủ khả năng phát hành trái phiếu quốc tế. Đồng thời mang lại sự tin cậy của các nhà đầu tư. Thuận lợi cơ bản đầu tiên là chúng ta có hệ thống chính trị rất ổn định. Sau nhiều năm đổi mới, Việt nam đã thu được những thành quả hết sức phấn khởi. Thu nhập và mức sống của mọi tầng lớp dân cư được cải thiện rõ rệt. Uy tín của Đảng Cộng sản Việt nam ngày càng được củng cố trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư quốc tế ngày càng yêntâm bỏ vốn đầu tư. Nền kinh tế nước ta đang phát triển với tốc độ cao, ổn định; lạm phát được khống chế. Nó thể hiện cơ sở kinh tế vĩ mô vững mạnh. Tiếp tục đổi mới không ngừng, như: cải tổ cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp, nhằm phù hợp tình hình hiện nay. Quá trình cải cách đã cho ra đời và phát triển hàng loạt ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm…thuộc nhiều thành phần. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và các công ty tài chính, công ty bảo hiểm…ngày càng tăng làm nâng cao chất lượng tín dụng. Tự do hóa thương mại được mở rộng. Cơ chế chính sách của Nhà nước ngày càng khuyến khích sự đầu tư trong và ngoài nước để phục vụ phát triển kinh tế . Việc ký kết Hiệp định thương mại Việt-Mỹ mở ra cơ hội phát triển to lớn cho Việt nam. Chính sách đa dạng hóa các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước đã giải phóng được mọi năng lực sản xuất, kinh doanh, huy động mọi nguồn vốn cho phát triển. Ngày 28/11/1996, ủy ban chứng khoán nhà nước đã được thành lập theo quyết định 75/CP của Thủ Tướng Chính phủ. Đây là bước ngoặt thống nhất sự quản lý Nhà nước về Chứng khoán và Thị Trường chứng khoán Việt nam. ủy ban chứng khoán nhà nước hỗ trợ cho hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của các tổ chức kinh tế. Nước ta là nước đang phát triển, tài nguyên chưa được thăm dò và khai thác đầy đủ và có hiệu quả. Đây là một yếu tố thu hút vốn đầu tư nước ngoài. +Bên cạnh điều kiện trong nước thuận lợi, tình hình ngoài nước cũng rất triển vọng cho việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt nam. Tình hình thị trương thế giới có những dấu hiệu thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu quốc tế của các quốc gia châu á. Cầu về trái phiếu quốc tế của các nhà đầu tư châu á rất mạnh mẽ. Điều này dẫn tới việc định giá thuận lợi hơn cho các trái phiếu phát hành. Các công ty của Mỹ cũng rất quan tâm tới trái phiếu Châu á đạt chất lượng cao. -Trong giai đoạn từ 2000 đến tháng 4 / 2001, do có thuận lợi về tỷ lệ lãi suất(tỷ lệ lãi suất luôn thấp hơn tương đối so với lãi suất trái phiếu, bên cạnh đó là sự khác biệt giữa trái phiếu quốc tế và trái phiếu trong nước( cụ thể là tỷ lệ lợi tức trái phiếu quốc tế cao hơn) và sự mong muốn nắm giữ trái phiếu quốc tế của các nhà đầu tư tăng lên, nhu cầu huy động vốn cho hoạt động kinh doanh thuần túy tăng cao, đã tạo bước đột biến tới mức kỷ lục về hoạt động phát hành. Như đã thấy trên biểu đồ, tỷ lệ lãi suất thị trường vốn vay quốc tế liên tục giảm từ 1981 đến 2001. NHìn chung, trong năm 2001, tỷ lệ này tiếp tục giảm tạo ra cơ hội thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế , vì khi lãi suất thị trường vốn vay giảm thì giá trái phiếu tăng và ngược lại. Đây là một xu thế vận động của trên thị trường tài chính quốc tế. KHi lãi suất thị trường vốn vay cao hơn tương đối so với lãi suất trái phiếu, những người có tiền có xu hướng tiết kiệm: khi đó thay vì bỏ vốn ra đầu tư thì họ sẽ gửi tiết kiệm. Họ vừa thu được nhiều lãi hơn do lãi suất cho vay cao hơn lãi suất trái phiếu lại vừa gặp ít rủi ro hơn. Ngược lại, khi lãi suất thị trường vốn vay thấp hơn tương đối so với lãi suất trái phiếu thì những người có vốn nhàn rỗi sẽ mong muốn đầu tư, tức là họ sẽ không gửi tiền vào ngân hàng hay quĩ tiết kiệm mà sẽ bỏ vốn đầu tư vào trái phiếu để thu được nhiều lãi hơn. Do vậy, khi lãi suất thị trường vốn vay giảm so với lãi suất trái phiếu sẽ tạo thuận lợi cho việc phát hành . Tình hình quốc tế hiện nay rất thuận lợi cho Việt nam phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu. Việc phát hành lần đầu ra thị trường quốc tế của Việt nam còn có một thuận lợi nữa , do Việt nam là nước đi sau trong hoạt động này nên có thể tiếp thu được kinh nghiệm quí báu của các nước phát triển tiến hành phát hành trước; Việt nam có thể cân nhắc, đánh giá hiệu quả mà hoạt động này mang lại qua những trường hợp phát hành trước mà nhà phát hành có những đặc điểm tương đồng với Việt nam . Điều này rất có ý nghĩa vì Việt nam có thể dự đoán được lợi ích thu được cũng như mức độ rủi ro hoạt động này đem lại, từ đó xác định được chiến lược phát hành có hiệu quả cho Việt nam Một số khó khăn khi Việt nam phát hành trái phiếu quốc tế. + Việt nam gặp phải một số trở ngại bên trong : -Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động này tuy bước đầu được xây dựng nhưng còn rất thiếu, chưa đồng bộ do đó các tổ chức kinh tế trong nước nếu muốn phát hành trái phiếu quốc tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại; đặc biệt là thủ tục xin cấp giấy phép phát hành. -Trinh độ phát triển kinh tế Việt nam còn thấp kém, do đó nếu phát hành trái phiếu quốc tế se không nhận được sự hỗ trợ cần thiết; ví dụ như thông tin thị trường có liên quan tới hoat động phát hành , tới sự vận động của thị trường vốn quốc tế mà cụ thể là thị trường trái phiếu quốc tế. Bởi hệ thống thông tin, về trái phiếu quốc tế và thị trường trái phiếu quốc tế của Việt nam còn thấp, Việt nam chưa có được mối quan hệ với thị trường trái phiếu quốc tế để có thể cập nhật thông tin từ thị trường này. ở trong nước thì hệ thống tài chính còn yếu: chưa có được tổ chức tư vấn phát hành trong nước, chưa có những tổ chức tài chính đủ mạnh cũng như có đủ uy tín để bảo lãnh phát hành … Nhìn một cách khái quát là Việt nam chưa có một thị trường tài chính trong nước đủ mạnh để hỗ trợ hoạt động này . Do đó việc phát hành của các tổ chức kkt1 sẽ gặp nhiều khó khăn. +Bên canh đó Việt nam cũng đứng những thử thách từ bên ngoài: -Thị trường vốn quốc tế mang lại những cơ hội phát triển to lớn cho những người tham gia, tuy nhiên đặc thù thị trưòng này là thay đổi liên tục, sự không ổn định về tiền tệ tài chính của nó cóthể gây ra những tác động xấu đối với nền kinh tế của quốc gia tham gia. Ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á (1997). -Viễn cảnh tham gia thị trường vốn Mỹ đầy hứa hẹn tuy nhiên Việt nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi tham gia thị trường này, cơ hội phát triển không nhỏ tuy nhiên rủi ro không phải là ít. Thị trường trái phiếu quốc tế Mỹ là một thị trường tự do, có thể dễ dàng tham gia nhứng sự cạnh tranh là rất khốc liệt vì có rất nhiều nhà phát hành tham gia thị trường này. Nhà phát hành nào có tiềm lực mạnh hơn, có ưu đãi hơn cho những nhà đầu tư … thì sẽ gianh được thị phần còn những nhà phát hành không có đủ kinh nghiệm, hoặc sự chuẩn bị còn chưa tốt sẽ gặp thất bại. Phát hành không thành công hoặc phát hành mà không mang lại hiệu quả kinh tế sẽ gây thiệt hại về tài chính cũng như uy tín cho nhà phát hành. Do đó việc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn của Việt nam cần đựoc xem xét kỹ lưỡng, chuẩn bịph1 chu đáo để đảm bảo khả năng thanh công cao, bởi lần phát hành đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng, nó liên quan tới uy tín của Việt nam trên thị trương trái phiếu quốc tế. -Vì là phát hành lần đầu nên việc phát hành của Việt nam sẽ tốn nhiều thời gian, thường từ 2 – 4 tháng. -Vì Việt nam chưa phát hành lần nào, các nhà đầu tư chưa từng có một ví dụ thực tiễn nào về việc phát hành của Việt nam nên khâu quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng phải tốt; quan trọng hơn cả, chuyến đi giới thiệu về kinh tế Việt nam và trái phiếu quốc tế sắp phát hành hành ở các trung tâm tài chính lớn của thế giới phải được thực hiện tốt nếu không sẽ không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế , việc phát hành sẽ gặp nhiều khó khăn. -Các đối thủ phát hành đi trước, có kinh nghiệm hơn cũng là một khó khăn với việc phát hành lần đầu của Việt nam. Đặc biệt là các quốc gia đang phát triển có đặc điêm kinh tế, xã hội tương đồng với Việt nam nhưng đã đặt được dấu ấn trên thị trường trái phiếu quốc tế, với ưu thế đi trước họ sẽ cạnh tranh quyết liệt với Việt nam để tranh thủ các nhà đầu tư. Một số kiến nghị để Việt nam phát hành trái phiếu quốc tế có hiệu quả. Kiến nghị với Chính phủ : -Về kinh tế : +Chính phủ cần tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nướcđịnh hưóng XHCN. Một nền kinh tế đơn điệu sẽ triệt tiêu sự cạnh tranh do đó sẽ không có nhu cầu huy động vốn. Ngược lại một nền kinh tế đa thành phần sẽ thúc đẩy cạnh tranh và tăng cường quá trình khai thác và huy động vốn. Điều đó thúc đẩy các tổ chức kinh tế trog nước tiếp cận với nguồn vốn ngoài nướoc và công cụ huy đoọng qua phát hành trái phiếu quốc tế . Hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của Việt nam sẽ được hình thành và phát triển. +Thực hiện có chiều sâu chính sách mở cửa kinh tế. Mở cửa kinh tế có chiều sâu nghĩa là quan hệ kinh tế phải đem lại hiệu quả. Từng bước khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư gián tiếp vào Việt nam thông qua cổ phiếu và trái phiếu. Đa dạng hóa các loại hình đầu tư nước ngoài vào Việt nam. +Đảm bảo sự vững mạnh, ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Sự ổn đinh và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế có mối quan hệ mật thiết với sự hiệu quả của hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế. Chỉ khi nền kinh tế phát triển , lạm phát được kiềm chế, giá trị đoòng nội tệ và mức lãi suất ổn định thì các nhà đầu tư nước ngoài mới tin tưởng tham gia đầu tư trái phiếu quốc tế của Việt nam. Đồng thời, trái phiếu quốc tế của Việt nam mới được đanh giá cao bởi Việt nam có những điều kiện như trên thì khả năng thanh toán nợ cho các nhà đầu tư cao hơn. +Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế : Việt nam phát hành trái phiếu quốc tế là một xu thế hội nhập tất yếu,phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế quốc gia , phù hợp với sự vận đoọng chung của nền kinh tế thế giới. Huy đoọng bằng trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế mang lại lợi ích to lớn nhưng rủi ro thất bại cũng không nhỏ, Do vậy, hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của các tổ chức kinh tế trong nước phải được pháp luật điều chỉnh một cách chặt chẽ và hiệu quả nhằm một mặt khuyến khích việc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế, mặt khác hạn chế rủi ro thất bại khi phát hành trái phiếu quốc tế. Việc khuyến khích các tổ chức kinh tế phát hành trái phiếu quốc tế có thể thực hiện bằng cách qui định thủ tục xin phép phát hành chặt chẽ, nhanh gọn. Bên cạnh việc khuyến khích phát hành, ngăn ngừa rủi ro cũng rất quan trọng; nó liên quan tới việc phát hành có hiệu quả hay không và uy tín của nhà phát hành cũng uy tín của Việt nam trên thị trường trái phiếu quốc tế. Do vậy, cần phải xây dựng, hoàn chỉnh qui định về các điều kiện để một tổ chức kinh tế trong nước được phép tham gia phát hành trái phiếu quốc tế và qui định này cần được thực hiện nghiêm chỉnh. Nhà nước đong vai trò đánh giá khả năng tham gia phát hành trái phiếu quốc tế của tổ chức kinh tế, nếu tổ chức kinh tế có đủ điều kiện thì được phép tham gia; tránh được tình trạng tổ chức kinh tế không đủ điều kiện nhưng vẫn phát hành dẫn tới thiệt hại về kinh tế. *Như chúng ta đã biết, Việt nam đã xây dựng được khung pháp lý ban đầu cho hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế. Tuy nhiên còn chưa đầy đủ, cần tiếp tuc hoàn chỉnh bám sát với tình hình thực tế của Việt nam. Việc hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của Việt nam cần đạt được các mục tiêu sau: +Tạo đủ khung pháp lý cần thiết để điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế. +Tạo được cơ chế quản lý Nhà nước có hiệu quả hoạt động này ngay từ đầu để khuyến khích phát hành nhưng đồng thời đảm bảo hạn chế rủi ro nhằm phát hành có hiệu quả. +Qui định đề ra phải phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo tiền đề hội nhập thị trường trái phiếu quốc tế. +Phải có sự thống nhất, tránh trùng chéo giữa các văn bản pháp lý. +THủ tục phát hành đầy đủ, chi tiết nhưng phải nhanh chong gọn nhẹ. +Đảm bảo tính linh hoạt trong các qui định điều chỉnh hoạt động này. *Phương hướng chung cho việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế + Đảm bảo tính ổn định tương đối của các văn bản điều chỉnh trong điều kiện hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế mới được xúc tiến. Nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh là: văn bản khung, có giá trị pháp lý cao, chỉ chứa các qui định mang tính chất tổng quát: các qui định cụ thể được đưa vào các văn bản giải thiách, có hiệu lực pháp lý thấp hơn để tiện sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế. Sau này khi hoạt động phát hành dã đạt được độ ổn định tương đối thì mới nâng cao hiệu lực pháp lý của hệ thống văn bản điều chỉnh. +Trong quá trình xây dựng các văn bản về phát hành cần chú ý tham khảo các kinh ngiệm quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm của Mỹ và của các nước có điều kiện kinh tế tương đồng vơi Việt nam nhưng xúc tiến phát hành trái phiếu quốc tế trước chung ta. Sở dĩ, bài viết đề cập tới kinh nghiệm của Mỹ vì hoạt động phát hành của Mỹ rất mạnh mẽ và mang lại hiẹu quả kinh tế cao. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế giup Việt nam xây dựng được khung pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế đồng thời rút ngắn thời gian mò mãm điều chỉnh. 2. Kiến nghị với các tổ chức phát hành : +Trước hết, các tổ chức kinh tế trong nước cần thấy được ý nghĩa t lớn của kênh huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu quốc tế. Trước nhu cầu ngày một lớn về vốn phục vụ phát triển hoạt động sản xuát kinh doanh, thị trường vốn quốc tế mở ra cho các tổ chức kinh tế khả năng tiếp cận với những nguồn vốn lớn, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu phát triển sẩn xuất, kinh doanh. Việc huy động vốn ngoài nước tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các tổ chức kinh tế . Do đó các doanh nghiệp, công ty, ngân hàng Việt nam cần có sự quan tâm đúng mức tới việc hy động vốn thông qua phát hành trái phiếu quốc tế. Các tổ chức kinh tế có đủ điều kiện để phát hành và có nhu cầu về vốn lớn, cần huy động từ nhiều kênh thì nên có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế . Để khi có thời cơ thuận lợi, tổ chức kinh tế có thể phát hành ngay, mang lại hiệu quả. +Đây là một hoạt động tài chính còn rất mới mẻ nên sự hiểu biết về nó còn hạn chế. Các công trình nghiên cứu về trái phiếu quốc tế và thị trương trái phiếu quốc tế hầu như chưa có nên cần các tổ chức tư vấn quốc tế giúp đỡ. Các tư vấn sẽ giúp đỡ các tổ chức kinh tế trong nước chuẩn bị chu đáo cho đợt phát hành , đồng thời giúp nâng cao trình độ cán bộ trong nước để chuẩn bị cho những lần phát hành sau. +Việc đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn để phát hành trái phiếu quốc tế là rất quan trọng. Có được đội ngũ cán bộ giỏi mới đảm bảo sự thành công và hiệu quả của đợt phát hành. Họ là những người thực hiện những bước đi cụ thể để phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế; không có đội ngũ cán bộ giỏi việc phát hành trái phiếu quốc tế chỉ là ý tưởng và trên giấy tờ. Đào tạo cán bộ được thực hiện bởi các tổ chức tư vấn, tổ chức tài chính quốc tế có kinh nghiệm. Việc đào tạo có thể được thực hiện bằng cách mở các khóa đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ và mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy. +Chuẩn bị chu đáo cho đợi phát hành . Đợt phát hành trái phiếu quốc tế , nhất là phát hành lần đầu chi phí thường cao. +Lựa chọn nhà bảo lãnh phát hành. Bảo lãnh phát hành là một khâu rất quan trọng, liên quan tới thành công hay thất bại của đợi phát hành. +Sử dụng nguồn vốn huy đọng một cách có hiệu quả. Các tổ chức kinh tế cần chú ý rằng: quá trình huy dộng vốn không phải dừng lại ở phát hành trái phiếu quốc tế thành công mà tiếp theo họ cần sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả. Việc sử dụng nguồn vốn huy đọng được ra sao có ý nghĩa to lớn, có khi quyêt dịnh đối với tổ chức phát hành vì có sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động thì tổ chức kinh tế mới trả được nợ cho các nhà đàu tư. Huy động vốn là để đầu tư phát triển . Do đó phát hành trái phiếu quốc tế phải mang lại lợi ích cho tổ chức phát hành . Cụ thể là mở rộng sản xuất, kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu, thu được lợi nhuận; đối với Chính phủ là tăng trưởng và phát triển kinh tế . Vì thế, trước khi phát hành trái phiếu quốc tế , tổ chức kinh tế cần nghiên cứu kỹ, lập kế hoạch chu đáo cho việc tiếp nhận nguồn vốn huy động được và có kế hoạch đầu tư cụ thể, khả thi. Có thể nói đây là một phần rất quan trọng mà các tổ chác kinh tế Việt nam không thể không quan tâm kỹ lưỡng. Tổ chức phát hành nào sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động thì sẽ phát triển và thuận lợi trong những lần phát hành sau. Còn những tổ chức nào sử dụng không hiệu quả nguồn vốn huy động sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ trái phiếu , tình hình kinh doanh sa sút, gặp khó khăn trong lần phát hành sau, nhiều khi dẫn tới phá sản vỡ nợ. Sau đây, bài viết đề cập tới một số yêu cầu cụ thể để đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Tổng công ty Dầu khí Việt nam có thể tiến hành. 3. Một số yêu cầu để đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Tổng công ty Dầu khí Việt nam được tiến hành có hiệu quả. Để có thể phát hành trái phiếu quốc tế có đảm bảo bằng dầu thô đòi hỏi phải thực hiện một số yêu cầu sau: -Yêu cầu quan trọng nhất là Chính phủ Việt nam cần sửa đổi qui định về việc phân phối doanh thu xuất khẩu dầu thô hàng năm khai thác được từ mỏ Bạch Hổ. Sự thay đổi này là để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư quốc tế mua trái phiếu Tổng công ty Dầu khí Việt nam phát hành. Hiện tại, việc phân phối doanh thu xuất khẩu dầu thô được thực hiện như sau: Biểu đồ x : Tỷ lệ phân phối doanh thu xuất khẩu dầu thô khai thác từ mỏ Bạch Hổ. Từ biểu đồ, ta thấy doanh thu mỏ Bạch Hổ được phân phối cho 4 tổ chác kinh tế với những tỷ lệ khác nhau. Bộ Tài chính (đại diện hợp pháp của Chính phủ Việt nam ) nắm giữ 51% doanh thu bán dầu thô. Liên doanh Vietsopetro giữa Tổng công ty Dầu khí Việt nam và công ty Zarubejneft của Nga nhận được 25% doanh thu bán dầu thô. 25% này được coi là chi phí duy trì hoạt động của liên doanh Vietsopetro. Liên doanh Vietsopetro chính là nhà khai thác mỏ Bạch Hổ và cung cấp dầu thô để xuất khẩu. Đối tác Nga, Zarubejneft, nhận được lợi nhuận ròng là 16% doanh thu. Còn 8% doanh thu còn lại là lợi nhuận ròng của Tổng công ty Dầu khí Việt nam . Đây là qui định hiện tại về phân phối khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ liên quan tới Chính phủ Việt nam, liên doanh khai thác dầu và các bên tham gia trong liên doanh. Tổng công ty Dầu khí Việt nam phát hành trái phiếu quốc tế có đảm bảo bằng dầu thô từ mỏ Bạch Hổ( được Chính phủ cho phép và được công ty Zarubejneft đồng ý. Sở dĩ phải có sự đồng ý của công ty Zarubejneft vì vật đảm bảo cho trái phiếu phát hành là dầu thô được khai thác từ mỏ Bạch Hổ) và bán cho các nhà đầu tư quốc tế. Các nhà đầu tư sẽ được trả lãi và gốc cho việc nắm giữ trái phiếu. Việc thanh toán đó được trích ra từ doanh thu bán dầu thô. Như vậy, có thêm một chủ thể được chia phần trong tổng số doanh thu bán dầu. Để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu quốc tế thì cần thay đổi qui định về việc phân phối doanh thu bán dầu thô từ mỏ Bạch Hổ. Cụ thể là ưu tiên trả lãi và vốn cho nhà đầu tư quốc tế đầu tiên sau đó mới thực hiện phân phối cho các tổ chức tham gia khác. -Tổng công ty Dầu khí Việt nam và bên liên doanh phải báo cáo đầy đủ, trung thực tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh. -Mỏ Bạch Hổ phải được kiểm tra trữ lượng tổ chức chuyên môn quốc tế độc lập. -Xây dựng qui định điều chỉnh cụ thể hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế có đảm bảo bằng dầu thô. -Chính phủ Việt nam cần cử ra một đại diện để cùng nhà ủy thác thực hiện việc phân phối doanh thu, đảm bảo sự thay đổi trong phân phối doanh thu được thực hiện. -Cách thức nhà ủy thác quốc tế phân phối thu nhập từ bán dầu thô cần được xác định rõ trong hợp đồng ủy thác để đảm bảo hiệu lực thi hành. -Cuối cùng là cần xác định được nhà ủy thác quốc tế và thiết lập tài khoản nước ngoài cho khoản thu nhập từ xuất khẩu dầu thô, lập tài khoản thanh toán nợ trái phiếu. Kết Luận. Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu quốc tế là một kênh huy động còn rât mới mẻ tại Việt nam .Tuy nhiên, lợi ích to lớn mà kênh huy động này đem lại thì không thể phủ nhận, nó góp phần thỏa mãn nhu cầu đầu tư phát triển của các quốc gia và của các tổ chức kinh tế . Đối với Việt nam khi mà huy động vốn trong nước cho đầu tư phát triển còn chưa đáng kể do tiềm lực kinh tế của ta con yếu thì huy động ngoài nước là rất quan trọng, nó thỏa mãn nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ; đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia cần lượng vốn lớn thì chỉ có nguồn vốn ngoài nước mới đáp ứng đủ. Huy động vốn qua phát hành trái phiếu quốc tế làm đa dạng các kênh huy động vốn, thúc đây r quá trình quốc tế hóa thị trường vốn . Do nhận thức được việc tham gia thị trường vốn quốc tế thông qua phát hành trái phiếu quốc tế , Việt nam đã và đang xúc tiến xây dựng các đề án phát hành trái phiếu quốc tế nhằm đợi thời cơ thuận lợi để phát hành . Đây là một kênh huy động rât mới do vậy cần được sự quan tâm nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu nhằm có sự nhìn nhận đúng đắn nhất về hoạt động này và để Việt nam phát hành trái phiếu quốc tế có hiệu quả. Các đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ cũng như của các tổ chức kinh tế Việt nam cần được soạn thảo kỹ lưỡng dựa trên nghiên cứu cẩn thận về nhu cầu thị trường, về trái phiếu phát hành và các vấn đề có liên quan để đảm bảo tính khả thi cao và độ rủi ro thấp nhất. Việc tham gia thị trường vốn quốc tế qua phát hành trái phiếu quốc tế là cần thiết, phù hợp tình hình hiện tại. Tuy nhiên cần phải xem xét kỹ lưỡng việc tiến hành, tránh nóng vội dẫn tới thát bại. Cần chú ý rằng lợi ích thu được rất to lớn nhưng rủi ro không phải là thấp. Có sự chuẩn bị tốt, Việt nam sẽ phát hành trái phiếu quốc tế có hiệu quả, mang lại nguồn vốn to lớn phục vụ phát triển kinh tế , vươn tới những tầm cao mới. Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu Citigroup 2. Thị trường chứng khoán - Lê Văn Tư 3. Chứng khoán - kiến thức cơ bản - UBCK NN 4. Thời báo kinh tế Việt Nam 5.Báo chứng khoán Mục lục Lời nói đầu 1 Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế 5 I. Giới thiệu chung về trái phiếu quốc tế và thị trường trái phiếu Quốc tế 5 II. Nội dung của hoạt động trái phiếu quốc tế 15 III. Vai trò của hoạt động trái phiếu quốc tế 22 Chương 2: Thực trạng hoạt động trái phiếu quốc tế 27 I. Cơ sở ban đầu cho hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế 28 II. Đánh giá chung về chuẩn bị phát hành trái phiếu quốc tế 39 Chương 3: Một số đề xuất để việt nam phát hành trái phiếu có hiệu quả 40 I. Những thuận lợi và khó khăn của việt nam trong hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế 40 II. Một số kiến nghị để việt nam phát hành trái phiếu có hiệu quả 43 Kết luận 49

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0035.doc
Tài liệu liên quan