Trên địa bàn quận Cầu Giấy, đô thị hoá diễn ra gần mười năm nay, mười năm đó là quá trình phát triển không ngừng và đã đạt được những thành tựu nổi bật. Mười năm qua đã nâng cao từng bước thu nhập cũng như mức sống của người dân trên địa bàn cả về vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó đi đôi với quá trình phát triển kinh tế là những vấn đề về xã hội và môi trường và cả vấn đề phát triển kinh tế nảy sinh.
Quá trinh đô thị hoá là tất yếu khách quan song quá trình nào diễn ra cũng có mặt tốt và mặt không tốt, vấn đề của chúng ta là làm sao hạn chế mặt không tốt và phát huy mặt tốt để thúc đẩy quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế diễn ra nhanh, hiệu quả và đúng định hướng đã đề ra.
66 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế quận Cầu Giấy từ các xã - thị trấn trong quá trình đô thị hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tính tới năm 2005, diện tích đất nông nghiệp Quận chỉ còn lại 78 ha với giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 23 – 27 triệu đồng/ha và những diện tích này được chuyển sang trồng rau xang là chính và đến đây diện tích đất nông nghiệp được giữ nguyên tới nay.
2.1.2.2. Đặc điểm xã hội
Về lao động : quận Cầu Giấy là quận mới thành lập nhưng quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ nên quy mô dân số và nguồn lực lao động luôn biến động không ngừng và nguồn nhân lực ở đây sẽ biến đổi theo hướng ngày càng nâng cao chất lượng lao động. Nguồn nhân lực vẫn tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng vẫn tiếp tục tập trung vào độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn, về chất lượng thì lao động qua đào tạo sẽ tăng nhanh và đó là nguồn lao động tạo đà phát triển cho toàn xã hội.
Tính tới năm 2000, dân số toàn quận là 132.500 người, đến năm 2004 là 149.500 người và đến nay là 168.700 người. như vậy, giai đoạn 2000 -2006 tăng 36.200 người, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm 4% trong khi đó tốc độ tăng dân số bình quân của cả nước chỉ khoảng 1,7% và đang trong xu hướng giảm.
Dân số biến động theo thời kì đã được theo dõi và biểu hiện trên bảng số liệu sau. Bảng số liệu cũng cho ta thấ cấu trúc bên trong của nguồn lao động:
Bảng 1: Dân số và lao động quận Cầu Giấy giai đoạn 2000 - 2006
Đơn vị: 1000 người
Chỉ tiêu
2000
2004
2006
1. Dân số trung bình
132,5
149,5
168,7
2. Mật độ dân số trung bình (nghìn người/km2)
11,075
12,54
14,2
Số tăng tự nhiên
Tỷ lệ tăng tự nhiên ()
Tỷ lệ tăng cơ học ()
1,33
10,05
28
1,5
10,02
18,11
1,62
10,0
24
Lao động trong độ tuổi
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi ()
72,72
54,8
80
57
84
49,79
Lực lượng lao động
Tỷ lệ lượng lao động(%)
91,22
68,8
95
68
114,75
68,02
Dân số trong độ tuổi hoạt động kinh tế
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi hoạt động kinh tế (%)
56,63
42,7
67
47
81,03
48,03
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch
Qua bảng số liệu ta thấy rằng mật độ dân cư của quận là lớn và ngày càng tăng mạnh, đó là do tốc độ tăng dân số cơ học là chính trong khi diện tích của quận là không đổi. sự gia tăng như thế này tạo sức ép ngày càng lớn đối với công tác phát triển đô thị và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh.
Trong giai đoạn 2001 – 2006 hàng năm đã giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động trong đó có 31 – 35% là lao động đã qua đào tạo.
Về công tác văn hoá - thể dục thể thao: hoạt động văn hoá, thể dục thể thao ngày càng phong phú và đa dạng, phục vụ ngày càng có hiệu quả đời sống tinh thần của nhân dân cũng như có tác động tích cực trong đâu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn quận.
2.1.3. Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tới phát triển kinh tế trong quá trình đô thị hoá
Tất cả các yếu tố cả chủ quan và khách quan đều gây ra những ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực. Song mức độ tác động tiêu cực và tích cực cái nào lớn hơn nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động tích cực khác. Nhiệm vụ của chúng ta, những nhà quản lý là phải làm sao hạn chế những tác động tiêu cực và thúc đẩy những tác động tích cực.
2.1.3.1. Tác động tích cực
Trong phát triển kinh tế thì điều kiện tự nhiên và con người là hai yêú tố tác động quan trọng nhất. Chúng có khả năng thúc đẩy hoặc kìm hãm tốc độ phát triển của quá trình đô thị hoá. Cụ thể điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có những tác động tích cực với đẩy mạnh phát triển kinh tế trong quá trình đô thị hoá như sau:
Một là, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá do điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng đồng bộ và tương đối hoàn thiện.
Hai là, là một trong những quận nội thành nên là thị trường lớn giúp hoạt động thương mại – dịch vụ phát triển nhanh, mạnh từ đó rút ngắn được thời gian đô thị hoá. Quận Cầu Giấy có thể nói là nơi trung chuyển, trung gian nối liền giữa khu vực nội thành và ngoại thành, là nơi có thể hình thành các chợ đầu mối để cung cấ plương thực, thực phẩm tươi sống cho các quận nội thành và cũng có thể hình thành các trung tâm thương mại lớn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm công nghiệp.
Ba là, có đội ngũ lao động dồi dào và có trình độ lao động cao có thể phát triển kinh tế trí thức và hàm lượng chất xám cao, tăng giá trị gia tăng. Và luôn nhận những sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành chính quyền nên có điều kiện phát triển nguồn lao động tri thức nên ngày càng phát triển ngành công nghiệp hàm lượng chất xám cao.
Bốn là, nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội dồi dào do có sự đóng góp to lớn của các đơn vị, công ty, các hộ kinh doanh và nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh đó là nguồn thu từ các dự án xây dựng văn phòng cho thuê, căn hộ chung cư cao cấp… Đây là nơi tiếp nhận rất nhiều dự án đầu tư cho phát triển kinh tế, là thuận lợi lớn vì hầu như tất cả các địa phương khác đều phải tìm cách để huy động nguồn vốn để phát triển kinh tế.
Năm là, hệ thống hạ tầng trên địa bàn mới được xây dựng nên là điều kiện tốt o quá trình phát triển kinh tế o hướng hiện đại. Đó là góp phần vào đẩy mạnh phát triển kinh tế hiện nay. Đồng thời nó đảm bảo tính đồng bộ với quy hoạch của tổng thể của Thành phố và của quận.
2.1.4.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những thuận lợi như trên, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận cũng gây ra một số hạn chế cho phát triển kinh tế của quận. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng đem lại những tác động tiêu cực đó là:
Một là, diện tích tự nhiên trên đầu người thấp khó khăn trong công tác bố trí dân cư và các khu vui chơi giải tí. Đặc biệt là chúng ta khó khăn trong việc giải quyết nhà ở cho người dân. Điều này gây ra tình trạng giá đất của khu vực đô thị rất cao vượt quá tầm thu nhập của người lao động và là nguồn lợi lớn cho cho các gia đình, cá nhân có lịch sử nhiều đất của ông cha để lại trước khi thành lập quận cũng như trước khi bắt đầu quá trình đô thị hoá.
Hai là, dân số tập trung quá đông, mật độ dân cư cao gây nhiều ảnh hưởng cho quá trình phát triển kinh tế.
Ba là, tệ nạn xã hội còn xảy ra nhiều trên địa bàn khu dân cư. Các tệ nạn đó như: rượu chè, cờ bạc, ma tuý….. Những tệ nạn này nảy sinh và phát triển cùng quá trình đô thị hoá nếu không có chính sách phù hợp để tuyên truyền phòng chống và hạn chế những tác động này thì nó sẽ làm suy yếu xã hội mà trước hết là lối sống của con người bên trong đô thị.
Bốn là, môi trường sinh thái bị ô nhiễm và đang trong quá trình khắc phục. Môi trường đất, nước, không khí đều bị ô nhiễm đặc biệt hệ thống ao hồ chịu tác động của qúa trình đô thị hoá nên bị ô nhiễm nặng và điển hình là sông Tô Lịch… môi trường sinh thái ở đây chính là một môi trường sống của con người, nó có tác động trực tiếp tới phát triển của bản thân con người và kinh tế - xã hội. Điều đó đòi hỏi chúng tai phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUẬN CẦU GIẤY TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ
2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế chung của quận Cầu Giấy
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của quận Cầu Giấy đã phát triển và chuyển dịch theo đúng định hướng mà các cấp, ngành đề ra và nó đã phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Trong đó, tính về nững bộ phận do quận quản lý thì dịch vụ chiếm 83,33%; công nghiệp chiếm 16,4%; nông nghiệp chiếm 0,27%. Như vậy nền kinh tế của quận Cầu Giấy đã chuyển dịch sang dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Hiện tại nông nghiệp của quận chỉ còn lại rất ít và có thể mất hoàn toàn trong tương lai vì tất cả những diện tích của nông nghiệp đã chuyển sang hoạt động của các ngành khác. Đây là hướng chuyển dich hợp lý và hoàn thiện trong tương lai
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và mạng lưới chợ được quan tâm phát triển, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút nhiều loại hình doanh nghiệp nên tốc độ gia tăng giá trị sản xuất ngành dịch vụ bình quân là 33,%/năm. Từ khi thành lập quận Cầu Giấy tới nay đã có rất nhiều dự án thi công xây dựng hạ tầng được triển khai và các dự án này mang tính quy hoạch nên nó có tính đồng bộ cao, là tiền đề cho phát triển kinh tế theo hướng hiện đại. Hệ thống hạ tầng của quận được quan tâm đầu tư từ hệ thống giao thông đô thị, hệ thống điện nước, giáo dục – đào tạo, các cơ sở y tế…
Cùng chuyển mình với đất nước, cùng thực hiện đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các ngành sản xuất ngoài quốc doanh đã phát triển mạnh mẽ. Do đó, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng bình quân 19%/năm. Đây là tốc độ tăng manh, là tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nâng cao thu nhập của người lao động và xã hội.
Bảng 2: Giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn quận Cầu Giấy
Đ ơn vị: Triệu đồng
Năm
Tổng GTSX
Công nghiệp
Dịch vụ
Nông nghiệp
2000
1.062.523
755.268
293.029
14.226
2001
1.651.289
1.262.313
379.874
9.102
2002
2.136.795
1.563.455
564.807
8.533
2003
2.752.877
1.900.961
845.058
6.858
2004
3.212.224
2.165.296
1.041.797
5.131
2005
3.864.363
2.619.948
1.242.457
1.958
2006
4.745.299
3.086.299
1.658.680
320
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch
Qua bảng số liệu về tổng giá trị sản xuất trên địa bàn quận ta thấy rằng công nghiệp vẫn là ngành chiếm ưu thế song đây là toàn bộ giá trị sản xuất của các cấp, ngành quản lý chúng ta có thể thấy rằng dịch vụ và công nghiệp luôn là ngành dẫn đầu trong đóng góp và phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân và những người thuốc vùng lân cận có mối quan hệ kinh tế với quận Cầu Giấy. Sau 7 năm từ 2000 đến 2006, giá trị sản xuất đã tăng 1.062.523 triệu đồng lên 4.745.299triệu đồng như vậy tốc độ tăng bình quân hàng năm là 30%. Trong đó, công nghiệp, xây dựng tăng 755.268 triệu đồng (năm 2000) lên 3.086.299triệu đồng với tốc độ tăng bình quân là 28,14%. Ngành dịch vụ tăng 293.029 triệu đồng lên 1.658.680triệu đồng với tốc độ tăng bình quân là 33,5%. Ngành nông nghiệp giảm 14.479 triệu đồng đã giảm xuống chỉ còn 320 triệu đồng trong năm 2006. Những kết quả trên cho ta thấy kết quả sản xuất toàn quận ngày một gia tăng theo chiều hướng tốt, phù hợp với quá trình đô thị hoá. Cơ cầu kinh tế chuyển biến theo hướng ngày càng hoàn thiện và hiện đại. Cơ cấu kinh tế mới lấy dịch vụ làm trọng tâm và là ngành chủ đạo còn công nghiệp là ngành quan trọng song dần có thể giảm tỷ trọng của ngành công nghiệp và trong thời gian tới tiếp tục cơ cấu và điều chỉnh tại các nhà máy. Các nhà máy phải cải tạo hệ thống vệ sinh môi trường của mình và tiến tới là di chuyển những nhà máy không đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như những nhà mày ở những nơi đông dân cư vào các khu công nghiệp tập trung đã được thành phố phê duyệt.
2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành và nội bộ ngành
2.2.2.1. Về công nghiệp và xây dựng cơ bản
Có tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất tăng trung bình 28,14%/năm tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2000 – 2006, số lượng các đơn vị sản xuất công nghiệp còn ít với quy mô nhỏ nên tổng gía trị sản xuất thấp. Ngành nghề tập trung chủ yếu là: sản xuất cơ khí, gia công chế biến lương thực, thực phẩm. Theo định hướng phát triển công nghiệp toàn thành phố thì tại quận công nghiệp không phải là ngành được ưu tiên phát triển vì quận Cầu Giấy là một trong những quận nội thành nên chúng ta không thể xây dựng các nhà máy có quy mô lớn. Chủ trương đã được Đảng và nhà nước phê duyệt đó là chuyển nền công nghiệp ra khỏi khu vực nội thành để tránh tình trạng ô nhiêm môi trường sống. Do đó, định hướng của chúng ta là phát triển dịch vụ là chính đặc biệt là những ngành dịch vụ có giá trị cao không ảnh hưởng tới môi trường sống của con người. Song chủ yếu ở đây xây dựng cơ bản là ngành chiếm vị trí quan trọng và đem lại thu nhập lớn nhất cho ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3: Giá trị sản xuất trong ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2000 – 2006
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Tổng GT CN &XD
Ngành công nghiệp
Ngành xây dựng cơ bản
DNNN
DN ngoài quốc doanh
DNNN
DN ngoài quốc doanh
2000
755.268
446.415
74.258
219.060
15.535
2001
1.262.313
543.036
149.921
546.671
22.685
2002
1.563.455
619.360
202.850
686.245
55.000
2003
1.900.961
676.059
293.834
834.068
97.000
2004
2.165.296
718.152
360.387
892.757
194.000
2005
2.619.948
761.241
496.399
1.071.308
291.000
2006
3.086.299
810.325
705.362
1.150.482
420.130
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch
Trong giai đoạn 2003 -2006, công nghiệp vẫn phát triển theo hưóng tăng giá trị đóng góp vào tổng thu nhập xã hội của quận song tỷ trọng của nó trong toàn xã hội tăng chậm theo thời gian.
Trên địa bàn quận xây dựng là ngành phát triển nhanh đặc biệt là khối tư nhân song tại khối tư nhân thì vẫn chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng giá trị của công nghiệp. Hàng năm khối ngành xây dựng cơ bản của tư nhân phát triển với tốc độ 79%, với việc thực hiện cổ phần hoá các công ty thuộc khối doanh nghiệp nhà nước thì giá trị của khối này đóng góp ngày càng lớn và dần trở thành ngành dẫn đầu trong ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản. Tới năm 2006, trong tổng giá trị mà công nghiệp và xây dựng cơ bản mang lại cho quận thì có tới hơn một nửa thuộc ngành xây dựng cơ bản, xây dựng ở đây phát triển co nguyên nhân chính đó là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng tại đây đang được đầu tư xây dựng mới. Trong ngành công nghiệp thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh mẽ, nếu như năm 2000 nó chỉ đóng góp có 74.258 triệu đồng tương ứng 9,8% trong tổng giá trị ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản, với thì với sự mở cửa trong chính sách phát triển kinh tế đến năm 2006 nó đã đóng góp 705.362 triệu đồng chiếm 22,8%. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh là đạt trên 40%, đây là tốc độ tăng trưởng rất cao. Trong những năm tới cùng với xu thế của thời đại và để biến đổi phù hợp với tốc độ đô thị hoá thì việc giảm tỷ trọng trong đóng góp của ngành công nghiệp sẽ xảy ra song trong một vài năm sắp tới thì công nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội như: lao động và việc làm, thu nhập và nâng cao mức sống cho người lao động và dân cư…
Trong khối công nghiệp thì kinh tế tư nhân đóng góp vào phần lớn tổng thu nhập của khối ngoài quốc doanh vì điều kiện phát triển cũng như khả năng linh hoạt của thành phần kinh tế này trong thay đổi cách thức sản xuất và kinh doanh và thay đổi theo đúng xu thế của thị trường.
2.2.2.2. Về thương mại, dịch vụ
Có tốc độ phát triển nhanh nhất, tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành dịch vụ khoảng trên 33.5%, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại và dịch vụ luôn tăng mạnh, tính tới năm 2002 số lượng các doanh nghiệp đã tăng gấp 6 lần so với năm 1997, chiếm 90% tổng số các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn quận. Cho tới nay nhờ có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, mạng lưới chợ được quan tâm đầu tư xây dựng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút được nhiều loại hình kinh doanh nên giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm tăng 33,5% (chỉ tiêu nghị quyết là 16 – 18%/năm). Theo báo cáo trình Hội đồng nhân dân quận thì tới cuối năm 2005 khi hoàn thành kế hoạch 5 năm lần 1 thì ngành dịch vụ đã trở thành ngành có đóng góp vượt trội so với các ngành khác và nó đã đóng góp 83,3% trong tổng hu nhập của toàn xã hội trên địa bàn quận. Những chỉ tiêu này là chúng ta chỉ xem xét trên những lĩnh vực mà do Quận quản lý.
Dịch vụ là ngành có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của quận và trong ngành dịch vụ này thì ngành thương mại là ngành có vai trò quan trọng nhất đặc biệt là thương mại của khối ngoài quốc doanh. Với lợi thế của mình trong cạnh trang với những thành phần kinh tế nhà nước các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã có bước phát triển nhanh. Hang năm tốc độ tăng trưởng của ngành luôn đạt từ 33 – 35%, đây là tốc độ phát triển rất nhanh và trong những năm tới ngành thương mại của khối ngoài quốc doanh vẫn có khả năng duy trì tốc độ phát triển này thậm chí có thể còn tăng thêm.
Để có thể xem xét sự tăng trưởng của ngành dịch vụ chúng ta có thể theo dõi bảng số liệu dưới đây.
Bảng 4. Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ, thương mại và vận tải trên địa bàn Quận Cầu Giấy trong giai đoạn 2000 – 2006
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
293.029
379.874
564.807
845.058
1.041.797
1.242.457
1.658.680
1. Thương mại
154.223
195.256
301.871
427.323
524.793
645.917
859.070
- DN nhà nước
17.201
31.229
43.612
48.627
56.408
64.869
84.330
- DN ngoài nhà nước
137.022
164.027
258.259
378.696
468.385
581.048
774.740
+ Cá thể
47.322
56.130
78.368
106.530
138.555
169.068
218.098
+ Tư nhân
89.700
107.897
179.891
272.166
329.830
411.980
556.642
2. Vận tải
32.792
36.254
34.452
29.681
29.112
28.000
27.600
- Cá thể
32.792
36.254
34.452
29.681
29.112
28.000
27.600
3. Khách sạn nhà hàng
32.396
53.339
87.726
141.190
107.914
201.603
292.324
- Ngoài nhà nước
32.396
53.339
87.726
141.190
107.914
201.603
292.324
+ Cá thể
31.955
52.204
86.342
138.978
104.771
197.831
286.289
+ Tư nhân
441
1.135
1.384
2.212
3.143
3.772
6.035
4. Dịch vụ
73.618
95.025
140.758
246.864
379.878
366.937
479.686
- Dịch vụ ngoài nhà nước
54.352
62.460
104.447
204.325
329.788
315.884
426.473
+ Cá thể
14.668
22.204
53.780
74.532
161.756
108.303
153.790
+ Tư nhân
29.901
16.948
25.838
99.035
131.518
170.973
272.683
- Dịch vụ nhà nước
19.266
32.565
36.311
42.539
50.090
51.053
53.213
Nguồn : Phòng Kinh tế - Kế hoặch
Qua bảng số liệu ta thấy rằng thương mại là ngành có đóng góp lớn nhất trong tổng giá trị ngành thương mại – dịch vụ song việc kinh doanh khách sạn và nhà hàng lại có tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh nhất. Nếu thương mại đóng góp trên 50% (859.070 triệu đồng trong tổng số 1.658.680 triệu đồng của ngành dịch vụ) trong tổng giá trị ngành dịch vụ và có tốc độ phát triển trên 33%/năm còn khách sạn và nhà hàng là dịch vụ có tốc độ tăng trưởng trên 44%, trong một vài năm tới thì đây cũng là ngành đóng góp lớn vào không chỉ giá trị cho ngành dịch vụ - thương mại mà còn cho toàn bộ nền kinh tế của quận. Song cùng với việc tăng trưởng nhanh cả về số lượng các nhà hàng, khách sạn và giá trị kinh tế mà nó đem lại thì nó còn đem lại những vấn đề về tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma tuý… đặc biệt là sự suy thoái trong lối sống đạo đức của người dân đặc biệt là lớp trẻ.
Trong tổng thu nhập toàn quận thì dịch vụ trong năm 2006 đã đóng góp 1.658.680 triệu đồng trong tổng số 4.745.299 triệu đồng tương ứng với 35%. Bên trong ngành dịch vụ - thương mại thì kinh tế cá thể và tư nhân luôn đóng vai trò tích cực trong phát triển kinh tế, trong hoạt động thương mại thì doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn chiếm vị trí hàng đầu với tỷ lệ đóng góp của mình trên 90%, đối với vận tải và khách sạn – nhà hàng thì doanh nghiệp tư nhân đóng góp 100% giá trị của nó làm ra. Đối với dịch vụ tư nhân luôn có vai trò lớn nhất và nó hoạt động trong mọi loại hình dịch vụ, bên cạnh đó khối kinh doanh dịch vụ của nhà nước chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ (chiếm khoảng trên 10%).
2.2.2.3. Về nông nghiệp
Do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh nên sản xuất nông nghiệp luôn trong điều kiện không ổn định. Công tác thu, chi ngân sách đã đạt được nhiều kết quả, đã chủ động khai thác và bồi dưỡng nguồn thu, chống thất thu thuế vì vậy thu ngân sách bình quân hàng năm »20% (không tính chỉ tiêu thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất), hoàn thành kế hoạch chi, đảm bảo chặt chẽ đúng quy định góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói ngành nông nghiệp không còn đem lại mấy thu nhập cho nền kinh tế của quận khi mà thu nhập ngành nông nghiệp mang lại chỉ còn 320 triệu đồng vào năm 2006. Song xét về diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi đưa vào sử dụng cho các công trình thì đóng góp của nó là vô cùng lớn. Tình hình đất nông nghiệp bị thu hồiô trong những năm qua đã và đang là vấn đề cần chúng ta giải quyết hậu quả của nó, đó là vấn đề giải quyết cho những lao động sản xuất nông nghiệp khi họ bị thu hồi đất. Khi thành lập một quận với các xã và thị trấn ven nội, có nhiều đất nông nghiệp. Tuy nhiên hàng năm có hàng trăm ha đất bị thu hồi nhằm vào mục đích phát triển các dự án đô thị nên điều kiện sản xuất nông nghiệp luôn trong tình trạng không ổn định. Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn quận bị chia cắt và phá vỡ. Đến cuối năm 2002 diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 234ha chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên của quận.
Bảng 5: Biến động diện tích đất nông nghiệp quận Cầu Giấy thời kỳ 2000 – 2007
Đơn vị: ha
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Diện tích đất tự nhiên
1204.5
1204.5
1204.5
1204.5
1204.5
1204.5
1204.5
Diện tích đất nông nghiệp
362
339
234
163
155
78
45
Đất nông nghiệp so với tự nhiên(%)
30
28
19.5
13.5
12.8
6.4
3.7
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch
Diện tích đất nông nghiệp đã giảm nhanh chóng từ khi được thành lập quận tới nay. Nếu như khi thành lập chủ yếu đất tự nhiên trên địa bàn là diện tích đất nông nghiệp thì tới nay (năm 2006) diện tích đó chỉ còn lại 45ha chiếm 3,7% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp này là những diện tích ao hồ phục vụ môi trường sinh thái hoặc là diện tích đất ở giữa các dự án phát triển đô thị. Song tới đây những diện tích này cũng sẽ chuyển sang làm những việc khác như: công viên cây xanh, khu vui chơi, giải trí…. Những diện tích đất nông nghiệp này hiện nay không còn trồng lúa nữa mà đã chuyển sang trồng những loại rau hay các loại hoa cho giá trị kinh tế cao. Cùng với sự giảm đi rõ rệt của diện tích đất nông nghiệp là sự giảm đi sự đóng góp của nông nghiệp vào toàn nền kinh tế của quận.
Tỷ trọng đóng góp trong tổng thu nhập của quận đã giảm xuống tới 0.03% tương ững với nó là 320 triệu đồng, một con số rất ít ỏi. Điều này là do diện tích và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm nhanh chóng để phục vụ cho quá trình đô thị hoá. Và vào những năm tiếp theo thì diện tích đất nông nghiệp sẽ hết như vậy thì tỷ trọng ngành nông nghiệp khi đó bằng 0. Sự giảm dần cả số tương đối và tuyệt đối của ngành nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy được theo dõi qua bảng số liệu dưới đây.
Bảng 6. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của quận Cầu Giấy trong thời kỳ 2000 – 2006
Đơn vị: Triệu đồng
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
14.226
9.102
8.533
6.858
5.131
1.958
320
- Kinh tế cá thể
14.226
9.102
8.533
6.858
5.131
1.958
320
1. Nông nghiệp
13.637
8.661
7.820
6.246
4.747
1.670
112
- Kinh tế cá thể
13.637
8.661
7.820
6.246
4.747
1.670
112
2. Lâm nghiệp
6
1
- Kinh tế cá thể
6
1
3. Thuỷ sản
583
440
713
612
384
288
208
- Kinh tế cá thể
583
440
713
612
384
288
208
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch
Bảng số liệu trên đã nói lên rằng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp qua các năm đã giảm nhanh chóng. Nếu năm 2000 ngành nông nghiệp đóng góp hơn 14.226 triệu đồng thì đến nănm 2006 nó chỉ còn đóng góp 320 triệu đồng vào tổng thu nhập của toàn quận mà chủ yếu là nuôi trông thuỷ sản tại các ao hồ còn sót lại trên địa bàn. Trên địa bàn quận trong những năm gần đây hoàn toàn không còn nguồn thu từ sản xuất lâm nghiệp. Tất cả các nguồn thu từ nông nghiệp đều tập trung tại các hộ cá thể trên địa bàn, đây là sự đóng góp của một số hộ do đấu thầu thả cá tại các ao, hồ trên địa bàn và những hộ canh tác tại những diện tích đất nông nghiệp còn sót lại của qúa trình đô thị hoá.
2.2.2.4. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có bước phát triển mới theo hướng văn minh hiện đại. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội được thành phố phê duyệt và công bố công khai. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được tập trung đầu tư như hoàn thành xây dựng mới và nâng cấp nhiều tuyến đường, nút giao thông quan trọng. Triển khai xây dựng các khu đô thị mới và nhiều khu nhà ở tái định cư theo hướng đồng bộ và hiện đại, nên đã tạo ta một diện mạo mới về đô thị. Trên địa bàn quận cũng huy động được lực lượng vốn dùng để phát triển kinh tế - xã hội rất lớn. Cụ thể đã huy động được 9.724tỷ đồng vốn đầu tư Xây dựng cơ bản toàn xã hội, trong đó cơ cấu vốn của quận (734,566 tỷ đồng) gồm: Hạ tầng đô thị 54,32%; giáo dục đào tạo 24,86%; thương mại 7,31%; văn hoá thông tin - thể dục thể thao 5,92%; y tế 5,82%; công trình khác 1,76%.
Ngày nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị tại đây được coi là một trong những hạ tầng tốt nhất của thành phố Hà Nội nói riêng và của cả miền Bắc nói riêng, đồng thời hệ thống vật chất kỹ thuật này vẫn đang được đầu tư làm mới và duy tu bảo dưỡng những hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhu cầu của con người. Đặc biệt hệ thống giao thông tại những khu đôi thị mới hệ thống này mới được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn của khu đô thị hiện đại.
Nhiều tuyến đường giao thông và các nút giao thông đựơc đặc biệt chú tâm đầu tư xây dựng và cải tạo, hệ thống điện, nước và thoát nước cũng như hệ thống thông tin liên lạc … đã đựơc triển khai hiệu quả trên địa bàn quận.
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÓ
2.3.1. Những vấn đề đặt ra
Trong khi thực hiện đô thị hoá chúng ta đã thực hiện thu hồi đất của các hộ nông dân, khi đó vấn đề của chúng ta là phải giải quyết như thế nào đối với thu nhập của các hộ nông dân và những ngành có liên quan tới nông nghiệp. Trong quá trình thực hiện đó cũng đã nảy sinh những mối quan hệ giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế như thế nào. Ngành nào là ngành chính của nền kinh tế, nguồn vốn ở đâu để đầu tư phát triển hạ tầng đô thị… việc phát triển kinh tế đã nảy sinh ra nhiều vấn đề xã hội và môi trường khó giải quyết. Và những vấn đề đó đã được xác định trong Đại hội Đảng lần II, cụ thể những vấn đề đặt ra cần giải quyết đó là:
Thứ nhất, phát triển kinh tế đã làm tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư với nhau. Các hộ gia đình ở mặt đường đặc biệt là những hộ gia đình ở mặt đường chính đã có điều kiện phát triển kinh tế nhanh chóng. Và những hộ đó về kinh tế đã phát triển rất nhanh chỉ trong một vài năm, điều đó là một điểm khác biệt đối với những hộ gia đình nằm trong các hẻm và ngõ chỉ cách mặt đường khoảng vài trăm mét nhưng điều kiện kinh tế thì khác biệt hẳn. Bên cạnh đó là những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đã được đền bù với lượng lớn đã có điều kiện để đầu tư tìm kiếm việc làm và phát triển kinh tế nên kinh tế đã phát triển nhanh chóng nhờ đó đời sống vật chất đã ngày một nâng cao.
Thứ hai, nạn gian lận thương mại và làm hàng nhái, hàng giả trên địa bàn có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Các mặt hàng chủ yếu bị làm giả là những mặt hàng có uy thương hiệu và uy tín nhiều năm nay, vấn đề này cần phải giải quyết để làm sách môi trường kinh doanh trên địa bàn. Vấn đề gian lận thương mại và trốn thuế cũng là vấn đề nảy sinh nhiều do cơ chế thông thoáng trong việc cấp phép thành lập các công ty và cơ sở sản xuất – kinh doanh. Thủ đoạn của chúng là lập nên những công ty ma để từ đó xin cấp mã số thuế và hoá đơn đỏ từ đó rút ruột nhà nước thông qua chính sách hoàn thuế VAT.
Thứ ba, hệ thống khách sạn, nhà hàng mọc lên như nấm sau mưa đã và đang là vấn đề cần kiểm tra giám sát thường xuyên để tránh gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn quận. Đồng thời để ngăn chặn việc làm ăn phi pháp tại đây.
Thứ tư, chuyển dần các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng công nghiệp và tiêu dùng ra khỏi địa bàn quận tránh tình trạng ô nhiễm môi trường sống của con người. Bên canh đó chú trọng tới phát triển công nghiệp may mặc và hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn.
Thứ năm, tệ nạn xã hội phát triển nhanh đặc biệt là những tệ nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc…. thứ tệ nạn này bắt nguồn từ việc chúng ta có chính sách bồi thường thu hồi đất chưa hợp lý, chính sách của chúng ta là khi thu hồi đất thì chủ sử dụng đất được bồi thường một số tiền tương đối lớn, người nông dân đã trở thành tỷ phú trời cho nên đã sử dụng và tiêu dùng không hợp lý và đặc biệt là có một số cá nhân ở các gia đình đó đã dùng tiền đó để cờ bạc, ma tuý, mại dâm… nên tình hình trật tự, an ninh xã hội ngay một phức tạp. Phải chăng trong chính sách đền bù việc thu hồi đất chúng ta nên làm công tác hướng nghiệp và hỗ trợ trong hoạch định phương hướng và kế hoạch làm kinh tế cho những hộ dân đặc biệt là những hộ có trình độ thấp. Những tệ nạn này không chỉ có ở một lứa tuổi nào mà nó còn có ở mọi lứa tuổi từ già tới trẻ, đặc biệt ngày nay nó đã lan vào các nhà trường ở các cấp, gây ra sự suy thoái trong cuộc sống người dân.
Thứ sáu, quá trình đô thị hoá đã gây ra rất nhiều vấn đề về môi trường vì hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường chưa đảm bảo trong khi lượng nước và rác thải của sản xuất và sinh hoạt rất lớn nên không kịp thời giải quyết các vấn đề đó. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây không chỉ là ô nhiễm môi trường nước mà còn ô nhiễm môi trường đất và không khí. Cùng với ô nhiễm môi trường sinh thái thì môi trường văn hoá cũng bị ô nhiễm rất nhiều. Hệ quả của việc ô nhiễm môi trường là rất lớn và khó có thể khắc phục được trong thời gian ngắn nên chính chúng ta những chủ nhân của cuộc sống của bản thân mình phải hành động ngay từ bây giờ để có thể giảm suy thoái môi trường sống và cải thiện môi trường sống cho thế hệ con em chúng ta sau này
Thứ bảy, lao động thiếu việc làm còn nhiều: lao động thiếu việc làm ở đây gồm cả những lao động của quận cũng như lao động ở nơi khác tới đâ tìm việc làm. Đa số lao động nông nghiệp trên địa bàn chưa qua đào tạo trong khi tình hình thu hồi đất diễn ra phức tạp và nhanh chóng đã khiến cho lao động nông nghiệp gặp nhiều kho khăn để ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất…hàng năm mới chỉ giải quyết được hơn 3000 lao động, số việc làm này chủ yếu là do các hộ kinh tế tư nhân tạo ra chứ chính quyền chưa có biện pháp nào đáng kể để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tích cực tham gia công tác tạo việc làm mới để thu hút người lao động.
Thứ tám, vấn đề an ninh quốc phòng trên địa bàn quận khá phức tạp và thường xuyên xảy ra những vấn đề tranh chấp kinh tế. Bên cạnh đó, quận là quận nội thành có đời sống kinh tế khá tốt và tập trung nhiều thanh niên ăn chơi, đua đòi… những đối tượng này thường gây mất ổn định trên địa bàn quận, chúng thường tổ chức trộm cắp tài sản của nhân dân và gây rối mất trật tự an ninh xã hội. Do đó, công tác an ninh quốc phòng phải thường xuyên chăm lo để tránh xảy ra những vụ việc lớn.
Thứ chín, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập đã và đang được rà soát và tiến hành điều chỉnh quy hoạch trên toàn địa bàn quận nhằm đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới.
Bên cạnh đó có rất nhiều vấn đề liên quan nữa song do điều kiện và tính chất của các vấn đề đó nên không thể đưa hết vào chuyên đề này được.
2.3.2. Nguyên nhân của những vấn đề trên
2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan
Một là, điểm xuất phát đi lên của quận thấp; từ xã, thị trấn lên phường nên có nhiều bất cập cả về cơ sở hạ tầng, điều kiện thực hiện, trình độ dân trí, khi đi vào hoạt động càng bộc lộ mâu thuẫn với yêu cầu ngày cao của quá trình đô thị hoá. Các hộ nông nghiệp bị mật đất nên đã bị lúng túng trong công tác tìm kiếm ngành nghề làm ăn mới cũng như điều kiện khác để có thể tạo việc làm cho bản thân và gia đình. Những lao động nông nghiệp này buộc phải chuyển sang hoạt động ở những ngành nghề khác nên đã gặp nhiều khó khăn và lúng túng.
Hai là, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng và tốc độ tăng dân số cơ học trên địa bàn quận tăng nhanh. Trong khi đó việc xây dựng và quản lý hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị của quận tại nhiều nơi còn chưa theo kịp và còn nhiều bất cập.
Ba là, hệ thống chính sách trước đây về thu hồi đất và bồi thường thu hồi đất cũng như giải phóng mặt bằng có nhiều chỗ chưa hoàn chỉnh và còn nhiều bất cập nên ảnh hưởng tới tư tưởng của cán bộ và nhân dân toàn quận.
2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Một là, chưa tận dụng và khai thác thế mạnh, đặc biệt là về khoa học kỹ thuật sẵn có trên địa bàn để tạo nhiều khu công nghiệp, thu hút việc làm với lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi,
Hai là, công tác chuẩn bị điều kiện vật chất và con người cho hệ thống bộ máy hành chính mới chưa phù hợp và bỡ ngỡ nên không tránh khỏi những khó khăn ban đầu.
Ba là, đội ngũ lãnh đạo trên địa bàn quận mới chuyển sang làm ở đây nên chưa hiểu hết những vấn đề cơ bản cũng như chi tiết ở đâ nên gặp nhiều khó khăn trong công tác chỉ đao thực hiện những chủ trương chính sách của quận. Có những văn bản chính sách do không hiểu rõ địa bàn cũng như điều kiện kinh tế - xã hội nên có đôi chỗ chưa hợp lí. Song tới nay những vấn đề này đã được khắc phục và đã dần phát huy vai trò lãnh đạo của mình.
Bốn là, công tác đào tạo nghề cho những hộ bị thu hồi đất chưa thoả đáng nên gây ra nhiều khó khăn cho giải quyết việc làm.
Năm là, công tác quản lý, hướng dẫn người dân trong việc sử dụng hợp lý và hiệu quả số tiến được bồi thường do bị mất đất. Do đó người lao động đã gặp khó khăn trong việc sử dụng đồng tiền này như thế nào cho hợp lý.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ
3.1. ĐỊNH HƯỚNG
Phương hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế trong quá trình đô thị hoá đã được Đảng thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2006 – 2010. Định hướng này phải phù hợp với định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thể của Thành phố, cụ thể là:
Trong giai đoạn 2006 -2010, Thủ đô Hà Nội cùng với cả nước đã và đang chuẩn bị cho công tác tổ chức trọng thể cho lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội do đó kế hoạch 5 năm tới có vai trò đặc biệt quan trọng, đây cũng là giai đoạn Hà Nội cùng cả nước thực hiện đổi mới toàn diện trên các mặt hoạt động kinh tế - xã hội gắn liền với hội nhập. Vì vậy kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 của quận Cầu Giấy phải phù hợp với định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội. Cụ thể là:
Phát triển toàn diện, bền vững.
Kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm qua.
Phát huy sức mạnh tổng hợp để khai thác mọi nguồn lực cho quá trình phát triển.
Tiếp tục đổi mới, đặc biệt là đổi mới tổ chức, phương thức điều hành của bộ máy chính quyền nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm, hiệu lực và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã để ra.
Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đô thị hoá mà cụ thể là công nghiệp hoá và hiện đại hoá các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh trên địa bàn quận. Và chúng ta lấy dịch vụ là ngành nòng cốt.
3.2. MỤC TIÊU
3.2.1. Mục tiêu tổng quát
Theo kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 thì chúng ta có những mục tiêu lớn sau.
Điều chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội quận Cầu Giấy giai đoạn 2005 – 2010, tập trung nghiên cứu đông thời phối hợp với các địa phương trên địa bàn quận để tiến hành quy hoạch chi tiết cho các phường phù hợp với quy hoạch chung của quận và tổng thể của Thành phố.
Phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội toàn diện, phát huy mọi nguồn lực và lợi thế của địa phương, lấy phát triển giáo dục – đào tạo, ứng dụng khoa học – công nghệ, phát triển nguồn nhân lực làm động cơ chủ yếu tạo đà trước kinh tế với tốc độ ổn định, đảm bảo tính hiệu quả và bền vững.
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất – văn hoá, tình thần ủa nhân dân, giải quyết cơ bản những vấn đề xã hội bức xúc. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cấp chính quyền, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn trong mọi tình huống. Thực hiện các chương trình hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luất và chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. Cải tiến và nâng cao năng lực quản lý hành chính, kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ trên địa bàn quận. Cải cách thủ tục hành chính giúp các doanh nghiệp và người dân thuận tiện trong công tác phát triển kinh tế.
3.2.2. Nhiệm vụ trọng tâm
Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, phát huy tính năng động của kinh tế thị trường, tạo chuyển biến về chất lượng và hiệu quả, đảm bảo cơ cấu kinh tế đến năm 2010 là “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”.
Tăng cường đầu tư phát triển trên các lĩnh vực, hoàn thiện cơ bản về hạ tầng kỹ thuật, giải quyết các vấn đề bức xúc về đô thị, nâng cao chất lượng đô thị và quản lý đô thị, tạo môi trường hấp dẫn để kêu gọi vốn đầu tư. Tăng cường quản lý đất đai, trật tự xây dựng, chú trọng xây dựng nếp sống văn minh đô thị gắn với văn minh thương mại.
Giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc về xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo thêm nhiều việc làm, đẩy mạnh xóa nghèo, giảm rõ rệt các tệ nạn xã hội. Tăng cường các dịch vụ xã hội cho người nghèo, kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội.
Bảo vệ và cải thiện môi trường xã hội tạo điều kiện phát triển Kinh tế - Xã hội bền vững và có hiệu quả. Thực hiện xây dựng các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng long Hà nội và tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập quận theo lộ trình đã xác định.
Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
3.2.3. Các chỉ tiêu chủ yếu
The đúng định hướng phát triển kinh tế quận Cầu Giấy giai đoạn 2006 – 2010 ta có một số chỉ tiêu quan trọng sau:
Tốc độ tăng giá trị tăng thêm bình quân hàng năm của các ngành kinh tế theo Quận quản lý : 12 - 14%.
Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp bình quân hàng năm: 12 - 14%.
Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành dịch vụ thương mại hàng năm: 14 - 15%. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá trên địa bàn tăng bình quân 22 – 24%/năm.
Giải quyết việc làm cho 4.000 - 4.500 người/năm. Trong đó 55- 65% lao động qua đào tạo.
Song theo như nhận định của bản thân thì những chỉ tiêu này đề ra là thấp hơn nhiều so với khả năng có thể đạt được trong thời gian tới. Với điều kiện của địa bàn thì tốc độ tăng giá trị của ngành dịch vụ hàng năm phải đạt trên 30%. Với chỉ tiêu đề ra như thế này thì hoàn toần quận Cầu Giấy có thể hoàn thành vượt mức chỉ tiêu hàng năm đề ra.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUẬN CẦU GIẤY TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển kinh tế của Quận thời gian qua chúng ta có thể xây dựng một số biện pháp chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế trong quá trình đô thị hoá tại quận Cầu Giấy như sau:
3.3.1. Tiến hành thực hiện rà soát và điều chỉnh lại quy hoạch
Trước tiên để phát triển kinh tế chúng ta cần có quy hoạch tổng thể để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các cá nhân lấy làm căn cứ để tiến hành đầu tư phát triển kinh tế đồng thời là căn cứ để cho các cơ quan chức năng cùng các cán bộ chuyên môn bám vào đấy để kiểm tra công tác phát triển kinh tế của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế.
Khi thành lập quận, các cơ quan, ban ngành chuyên môn cũng đã tiến hành quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và đó là căn cứ cho phát triển các khu chung cư cao tầng và mạng lưới giao thông cũng như điện nước trên địa bàn quận. Hiện nay, cùng với quá trình phát triển không ngừng của nền kinh tế cũng như nhận thức của con người nên chúng ta cần phải rà soát trong quá trình thực hiện quy hoạch có những vấn đề nảy sinh để từ đó điều chỉnh lại quy hoạch để phát triển kinh tế mạnh và hiệu quả hơn.
Từ thực trạng phát triển trên địa bàn ta thấy rằng cần phải tiếp tục đầu tư nâng cấp cải tạo và xây mới một số đường giao thông trên địa bàn đặc biệt là những con đường trong các khu dân cư như: đường Nguyễn Phong Sắc, đường Nguyễn Khang, đường Trung Hoà, đường Yên Hoà…. Và tiếp tục kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện của các chủ dự án đầu tư tại các khu đô thị mới, nếu để xảy ra tình trạng chậm tiến độ và sai quy hoạch đã được duyệt thì cần phải yêu cầu điều chỉnh ngay. Hiện tại khu đô thị mới thuộc đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài và khu đô thị mới Nghĩa Tân còn một số diện tích chưa được đầu tư do đó cần phải mời gọi nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào đây. Cần phải giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh tại các khu đô thị mới như một số khu vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hoá chung và các hồ sinh thái tại các khu đô thị chưa được quan tâm đầu tư xây mới và cải tạo.
3.3.2. Thực hiện tuyên truyền chủ trương, chính sách phát triển kinh tế trên địa bàn
Nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực và đảm bảo phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa khu thực hiện mở rộng phát triển kinh tế thì vai trò của chủ trưong, đường lối chính sách là hết sức cần thiết. Chủ trương và chính sách phát triển kinh tế là phương tiện hướng dẫn mọi thành phần kinh tế phát triển theo đúng định hướng và tận dụng tối đa mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển kinh tế nhanh và mạnh đồng thời đảm bảo công bằng giữa các thành phần và chủ thể kinh tế.
Bên cạnh đó để toàn dân và các thành phần kinh tế có thể hiểu và thực hiện các chính sách đó thì nhiệm vụ của các cấp, các ngành trong Quận phải tuyên truyền các chủ trương về phát triển kinh tế và an toàn xã hội cho toàn dân biết. Việc tuyên truyền này được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền thanh của quận, phường hay thông qua tổ dân phố.
Mặt khác, do tính định hướng phát triển của mình nên đòi hỏi các chính sách của các cấp, các ngành có liên quan phải đúng và chính xác đúng với vai trò của mình. Để đảm bảo yêu cầu này thì chúng ta phải thường xuyên nâng cao trình độ của độ ngũ làm chính sách đồng thời phải luôn bám vào điều kiện thực tế đang diễn ra và phải có cách nhìn chiến lược.
3.3.3. Nâng cao trình độ và chất lượng người lao động
Cuộc sống vật chất và tinh thần của con người là đích đến của quá trình phát triển song con người cũng là phương tiện thực hiện phát triển kinh tế nên yếu tố vật chất và tự nhiên có vai trò quan trọng song yếu tố con người mới là yếu tố quyết định.
Con người có thể thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và dũng có thể kìm hãm sự phát triển đó nên chúng ta cần phải quan tâm đặc biệt đến con người. Ở đây chúng ta đề cập tới nhiều nhóm người, trong đó có: nhóm người thuộc đội ngũ lãnh đạo, nhóm người lao động, nhóm người chuẩn bị bước vào độ tuổi lao động.
Đối với nhóm người lao động: chúng ta phải thường xuyên quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ này vì họ đóng vai trò quyết định. Bên cạnh những lao động có việc làm còn có đội ngũ thiếu việc làm nên đòi hỏi chúng ta phải tiến hành đào tạo họ thông qua hệ thống những trường đào tạo các bậc: Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề. Hàng năm chúng ta mới chỉ giải quyết được cho 3000 lao động cõ việc làm trong đó chỉ có 35 -40% là lao động đã qua đào tạo, đây là con số còn khiêm tốn nên cần phải tiến hành đào tạo mới và đào tạo lại cho người lao động hướng tới mục tiêu 55 – 60% lao động đã qua đào tạo vào năm 2010. Quan tâm đào tạo cho những lao động nông nghiệp bị thu hồi đất chưa có việc làm để đảo bảo thu nhập cho bản thân và gia đình.
Đối với đội ngũ lãnh đạo tại các cơ quan nhà nước phải thường xuyên được đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý và hướng dẫn các thành phần kinh tế phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời là cơ quan tham mưu cho các thành phần kinh tế.
Đối với đội ngũ lao động chuẩn bị bước vào độ tuổi lao động, cần phải định hướng nghề nghiệp cho đội ngũ này. Đây là thế hệ tương lai của đất nước, quá trình phát triển kinh tế sau này phụ thuộc vào đội ngũ này nên họ phải dó trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đủ khả năng đảm đương trọng trách thúc đẩy phát triển kinh tế nhằm mục tiêu theo kịp các nước trên thế giới.
3.3.4. Thu hút nguồn vốn đầu tư
Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tại những nước đang phát triển là một vấn đề lớn , song so với các địa phương khác thì tại đây nguồn vốn đầu tư phần nào dễ dàng huy động hơn. Với vị trí địa lý và điều kiện để phát triển kinh tế nên nguồn vốn đầu tư vào đây luôn được đảm bảo.
Để tiến hành sản xuất cũng như đầu tư vào dự án phát triển cơ sở hạ tâng luôn đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn nên chúng ta cần phải kêu gọi nhiều nhà đầu tư đặc biệt là những nhà đầu tư có nguồn lực lớn. Trên địa bàn với việc tiến hành đô thị hoá nên có lượng lớn diện tích đất nông nghiệp chuyển sang cho quá trình đô thị hoá. Thông qua đấu giá quận đã thu được lượng lớn vốn để tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng.
Quận chỉ tiến hành đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: mạng lưới đường giao thông, điện, nước chính còn những hạng mục công trình khác thì tiến hành theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Nguồn vốn dùng để đầu tư cho hạ tâng kỹ thuật chủ yếu được lấy từ tiền bán đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
Quận cũng có chính sách thông thoáng để thu hút những nhà đầu tư kinh doanh và sản xuất trên địa bàn quận.
3.3.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường
Chúng ta thực hiện kiểm tra, giám sát thị trường nhằm lập lại kỷ cương, từng bước lành mạnh hoá môi trường kinh doanh, chống thất thu thuế. Mặt khác, cần đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá trong sản xuất kinh doanh và đầu tư để giảm dần việc đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong phát triển hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn.
Nâng cao năng lực điều hành và quản lý nhà nước, thực hiện được chương trình cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiệ môi trường xã hội: Đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính và cải cách công tác kiểm tra giám sát thị trường. Việc giám sát và thanh kiểm tra thị trường trên địa bàn cần phải tiến hành thường xuyên và liên tục để hạn chế tiến tới ngăn chặn hoàn toàn gian lận thương mại và chốn thuế. Điều đó cũng là tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế bình đẳng với nhau trong sản xuất và kinh doanh. Việc giám sát thị trường cũng nhằm chống hàng lậu, hàng nhái vừa nhằm mục đích chống thất thu thuế cho ngân sách nhà nước vừa nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.
3.3.6. Tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị trên địa bàn
Kinh tế phát triển đồng thời với nó là nảy sinh nhiều vấn đề về anh ninh trật tự xã hội trên địa bàn có nhiều vấn đề phức tạp. Việc đảm bảo an ninh cũng chính là tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế yên tâm làm ăn. Cùng với khoa học công nghệ phát triển thì việc in ấn và lưu hành tiền giả trên địa bàn có nguy cơ xảy ra nên chúng ta phải luôn coi trọng vấn đề đảm bảo an ninh cho phát triển kinh tế được bền vững.
Mặt khác, các thế lực thù địch luôn dình dập gây mất ổn định chính trị ở nước ta nên trên địa bàn quận cũng phải luôn tuyên truyền, lật tẩy những hành động phi pháp đi ngược với lợi ích của nhân dân này.
Để thực hiện đảm bảo cho công tác an ninh chính trị trên địa bàn chúng ta cần phải tổ chức hệ thống cán bộ dân quân, công an và những tuyến phố tổ dân phố tự quản để ngăn chặn ngay từ đầu mầm mống những tệ nạn đó.
Trên đây là một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn quận Cầu Giấy, việc thực hiện những biện pháp này nếu nhận được sự đóng góp của cán bộ và nhân dân trên địa bàn thì tôi tin chắc rằng Cầu Giấy là một quận đi đầu trong phát triển kinh tế của đất nước.
Bên cạnh đó chúng ta cần quan tâm ưu tiên thực hiện một số giải pháp trước mắt mang tính quyết định sau:
Tập trung nâng cao vai trò quản lý và điều hành của chính quyền từ quận tới phường, đặc biệt là tính trật tự, kỷ cương, nâng cao năng lực, trách nhiệm, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền. Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính trong hệ thống chính quyền, tạo ra bước chuyển biến mới về chất, thực hiện triệt để việc giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa” hạn chế nhũng nhiễu của đội ngũ lãnh đạo lạm dụng chức quyền để sách nhiễu. Nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy công quyền.
Phát huy mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho xã hội, đặc biệt là hệ thống giao thông đô thị đã được Đảng bộ và chính quyền phê duyệt quy hoạch. Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng cơ bản trên toàn quận.
Có chính sách phù hợp đối với từng thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn, định hướng phát triển tập trung vào những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.
C. KẾT LUẬN
Trên địa bàn quận Cầu Giấy, đô thị hoá diễn ra gần mười năm nay, mười năm đó là quá trình phát triển không ngừng và đã đạt được những thành tựu nổi bật. Mười năm qua đã nâng cao từng bước thu nhập cũng như mức sống của người dân trên địa bàn cả về vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó đi đôi với quá trình phát triển kinh tế là những vấn đề về xã hội và môi trường và cả vấn đề phát triển kinh tế nảy sinh.
Quá trinh đô thị hoá là tất yếu khách quan song quá trình nào diễn ra cũng có mặt tốt và mặt không tốt, vấn đề của chúng ta là làm sao hạn chế mặt không tốt và phát huy mặt tốt để thúc đẩy quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế diễn ra nhanh, hiệu quả và đúng định hướng đã đề ra.
Vấn đề môi trường và xã hội là những vấn đề nóng bỏng không chỉ với quận Cầu Giấy mà còn với cả đất nước, cả thế giới trong quá trình phát triển kinh tế. Những vấn đề về môi trường và xã hội là những vấn đề chưa đến hồi kết song chúng ta vẫn có một số biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những hạn chế nó gây ra cho con người.
Về vấn đề phát triển kinh tế thì trên đây đã đưa ra một số giải pháp căn bản để thúc đẩy phát triển kinh tế của quận Cầu Giấy ngày một mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Những giải pháp này được đưa ra trên cơ sở tìm hiểu thực tế tại địa phương và các tài liệu nghiên cứu của các cơ quan ban ngành trong quận uỷ Cầu Giấy.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Thầy giáo Phạm Văn Khôi và các cô, chú trong phòng Kinh tế - Kế hoạch đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này!
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cố GS.TS Nguyễn Thế Nhã – PGS.TS Vũ Đình Thắng – Giáo trình kinh tế nông nghiệp – NXB Thống Kê, Hà Nội – 2004
2. Giáo trình Kinh tế đô thị – Đại học KTQD – NXB GD – 2002
3. Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội quận Cầu Giấy giai đoạn 2001 – 2010 – UBND quận Cầu Giấy
4. Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010 quận Cầu Giấy
5. Các tài liệu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của phòng Kinh tế – Kế hoạch – quận Cầu Giấy
6. GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng – Giáo trình kinh tế phát triển – NXB Lao Động – Xã Hội, 2005
7. Lê Như Hoa – Quản lý văn hoá đô thị trong điều kiện CNH và HĐH đất nước- NXB VHTT – 2000
8. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Cầu Giấy lần II, năm 2005
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32087.doc