Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu nhằm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh ở Công ty nông thổ sản I

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp Đại học ở Công ty nông thổ sản I, được tiếp xúc với công việc sản xuất kinh doanh của Công ty, được tìm hiểu về tình hình huy động và sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh ở Công ty, em nhận thấy rằng trong những năm qua, mặc dù đã gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhưng Công ty cũng đã có sự cố gắng rất lớn, Công ty luôn hoàn thành tốt những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, luôn hoàn thành tốt và vượt kế hoạch, phương châm của Công ty là ”phát triển doanh nghiệp luôn phải đi đôi với bảo đảm cuộc sống cho người lao động, cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, không chỉ bảo đảm về vật chất mà còn phải bảo đảm về tinh thần nữa ” . Nhận thức được ý nghĩa to lớn này, trong những năm qua, toàn Công ty đã có sự thi đua trong sản xuất kinh doanh sự hăng say thi đua trong sản xuất một phần đã tạo nên được những kết quả lớn trong sản xuất kinh doanh ở Công ty.

doc80 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu nhằm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh ở Công ty nông thổ sản I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy móc thiết bị phụ vụ quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Huy động vốn bằng tiền mặt: Việc huy động vốn bằng tiền mặt của Công Ty chủ yếu là huy động từ các nguồn như: vay vốn của ngân hàng Nhà nước , huy động từ cán bộ công nhân viên trong Công Ty, huy động từ khách hàng(thực chất đó là các khoản tiền đặt hàng của khách hàng)Ngoài ra Công Ty còn có thể huy động từ nguồn vốn đầu tư từ NSNN. Tuy nhiên mấy năm trở lại đây, nguồn vốn từ NSNN cấp hầu như huy động được rất ít mà chủ yếu là Công Ty huy động từ nguồn vốn tín dụng, từ cán bộ công nhân viên và từ khách hàng. III. Tình hình sử dụng vốn của Công Ty nông thổ sản I: Có thể nói rằng trong bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào thì vốn cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Mọi nguồn lực của doanh nghiệp chung qui lại đều do nguồn lực tài chính quyết định. Các nguồn lực tài chính cung cấp mọi năng lượng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng thực tế hiện nay ở Việt Nam, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nông nghiệp còn đang ở mức rất thấp so với các doanh nghiệp nông nghiệp ở các nước trên thế giới. Qua quá trình thực tập tốt nghiệp, tìm hiểu về hoạt động của Công Ty nông thổ sản I, tim hiểu về những hoạt động huy động và sử dụng vốn trong Công Ty, em xin được phép trình bày về thực trạng việc sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của Công Ty nông thổ sản I. Tình hình sử dụng tài sản cố định( TSCĐ): . Trong năm 1999: Mặc dù có sự biến động về cầu nông sản trong cả nước, giá cả biến động không lường, nhưng trước đòi hỏi phải cải tiến lại hình thức kinh doanh, mở rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh mới (như nhà nghỉ, khách sạn, các mặt hàng tiêu dùng, xăng dầunên trong năm 1999 việc đầu tư tư liệu sản xuất, xây dựng nhà xưởng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lí và các loại TSCĐ khác vẫn được Công Ty hết sức quan tâm, Công Ty cũng đã được sự giúp đỡ và đầu tư của Bộ thương mại nên nói chung trong năm 1999, TSCĐ của Công Ty đã có sự tăng lên rõ rệt cụ thể: Trong năm 1999, Công Ty đã đầu tư 2.693 triệu đồng vào việc xây dựng nhà cửa và văn phòng kiến trúc, 121,8 triệu đồng vào việc mua sắm máy móc thiết bị động lực, 13,7 triệu đồng vào việc mua sắm thiết bị dụng cụ quản lý, xây dựng mới 141,4 triệu đồng nhà cửa, tu sửa cửa hàng cho thuêmặc dù có sự đầu tư lớn từ Công Ty và ngân sách Nhà nước cấp, nhưng việc sử dụng các loại TSCĐ này ở Công Ty còn có nhiều hạn chế. Tuy vậy Công Ty có mặt bằng diện tích bán hàng rất lớn, hệ thống kho bãi của Công Ty nằm ở 505 Minh Khai rộng rãi nhưng Công Ty không tận dụng hết đượcẫn thuận lợi tiềm năng này vào sản xuất kinh doanh mà chủ yếu cho tư nhân, các đơn vị sản xuất kinh doanh khác thuê làm văn phòng đại diện, của hàng bày bán sản phẩm, dịch vị ăn uốngNăm 1999, tổng giá trị nhà cửa, văn phòng Công Ty là hơn 9296 triệu đồng, trong đó giá trị chưa sử dụng là hơn 105 triệu đồng. Trong năm 1999, do có nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan tác động nên từ hình thức kinh doanh hàng nông sản là chủ yếu, Công Ty cũng đã mở rộng hình thức kinh doanh hơn sang các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ( kho bãi, khách sạn, vận tải, đại lí bán hàng). Toàn bộ tình hình sử dụng TSCĐ được được phản ánh trong biểu sau: Tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty năm 1999 Biểu số 3 Đơn vị tính : Triệu đồng Nhóm TSCĐ Đất đai Nhà cửa, V.K. trúc Máy móc thiêt bị động lực Phương tiện vận tải truyền dẫn Thiết bị dụng cụ quản lý TSCĐ khác Tổng cộng I. Nguyên giaTSCĐ 18,30 6603,8 206,43 495,65 65,81 79,95 7469,94 1. Số dư đầu kỳ 2693 121,8 13,67 2919,47 Trong đó: -Mua sắm mới 60 60 -Xây dựng mới 141,42 141,42 -Bộ cấp tài sản cố định 2491,7 121,8 13,67 2627,17 3. Số giảm trong kỳ 36,25 36,25 Trong đó: -Thanh lí 36,25 36,25 4. Số cuối kỳ 18,30 9296,9 328,23 459,4 79,48 79,95 10262,26 -Chưa sử dụng 533,41 5,75 36,26 575,42 -Đã khấu hao hết 150,79 40,55 36,26 227,6 -Chờ thanh lí. 40,55 40,55 1.2 Trong năm 2000: Mặc dù gặp khó khăn trong năm 1999 trong sản xuất kinh doanh, nhưng những kết quả mang lại từ năm 1999 đã là niềm cổ vũ rất lớn cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2000. Với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1999 ( được trình bày ở biểu dưới đây). Công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm vốn vào việc mua sắm TSCĐ, hiệu quả của việc sử dụng vón cũng đã được nâng lên. Năm 2000, Công ty Biểu số 4 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Doanh thu Nộp ngân sách nhà nước Lợi nhuận Kim ngạch xuất khẩu Thu nhập bình quân ( 1000đồng/ tháng/ người) Kế hoạch 80.000 1780 140 314 600 Thực hiện 86.740 8532 153 314 648 cũng đã xây dung mới nhà cửa, kho bãI trị giá hơn 429 triệu đồng; mua sắm mới máy móc thiết bị trị giá hơn 329 triệu đồng; mua sắm mới phương tiện vận tảI truyền dẫn hơn 274 triệu đồng, đưa tổng giá trị phương tiện vận tảI truyền dẫn lên hơn 733 triệu đồng; Công ty cũng đã đầu tư mua sắm mới thiết bị dụng cụ quản lý trị giá hơn 54 triệu đồng. Năm 2000, tổng giá trị TSCĐ của Công ty khoảng 11350 triệu đồng, tăng hơn năm 1999 là hơn 1088 triệu đồng. Có thể thấy được rằng, nguyên nhân dẫn đến việc năm 1999 và 2000 Công ty đã có sự đầu tư rất lớn từ vào việc xây dung thêm nhà cửa, tu sửa thêm văn phòng, sửa sang lại kho bãI, cửa hàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể nói nó được xuất phát từ các Nguyen nhân chủ yếu sau: Một là: Trước đây kinh tế nước ta còn ở thời kỳ kế hoạch khoá tập trung quan liêu bao cấp, huy động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu là thực hiện theo những kế hoạch của Nhà nước giao, cụ thể là Bộ Thương mại. Do vậy huy động sản xuất kinh doanh của Công ty coi yếu tố lợi nhuận là thứ yếu mà mục đích duy nhất là thực hiện tốt những kế hoạch mà Nhà nước giao cho phó. Từ khi chuyến sang nền kinh tế thị trường , trước những đổi thay của nền kinh tế, các doanh nghiệp phảI tự mình đứng vững, không chỉ tồn tại mà còn phảI phát triển hơn, huy động của Công ty không còn gắn với những kế hoạch của cấp trên nữa mà hoàn toàn tự chủ, tự hạch toán kinh tế ( lời hưởng, lỗ chịu). Để có thể đướng vững và ngày càng phát triển đòi hỏi Công ty phải lấy yếu tố thị trường là căn bản, chỉ khi gắn với thị trường mới có thể giúp cho Công ty tìm ra được hướng đi mới cho mình, xác định được hình thức kinh doanh phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, của xã hội. Là một Công ty, một doanh nghiệp Nhà nước , Công ty có một mặt bằng về kho bãi, diện tích đất đai rộng lớn chỉ riên kho bãi ở 505 Minh Khai của Công ty đã rộng đến trên 20000 m2, trong đó hơn 10000m2 kho chứa hàng hoá, ngoài ra Công ty còn có trên 2000m2 kho chứa ở Vĩnh Tuy. Với một tiềm năng rất lớn về diện tích kho chứa. Mặt khác do nhu cầu về kho chứa, bảo quản hàng hoá của các doanh nghiệp khác ngày càng tăng lên, với lại Công ty nông thổ sản cung chưa tận dụng hết được các kho chứa hàng hoá của mình, nên Công ty đã quyết định cho các doanh nghiệp, các Công ty khác được sử dụng phần kho không sử dụng hết đó để chứa hàng hoá. Việc cho thuê cửa hàng, kho chứa hàng hoá được thực hiện trên nguyên tắc: khách hàng sẽ đầu tư tiền vào việc xây dựng các cửa hàng, kho bãi, kho chứatrên phần đất của Công ty và sau khi khấu hao hết số tiền đầu tư đó, các cửa hàng, kho chứa đó se thuộc toàn quyền sử dụng và sở hữu của Công ty. Sau đó nếu như doanh nghiệp, Công ty nào muốn được sử dụng phần kho bãi, cửa hàng đó sẽ phải trả cho Công ty một khoản tiền gọi là “ tiền thuê”, số tiền này được xác định dựa trên diện tích cho thuê, địa điểm cho thuê, thời gian cho thuêvì vậy giá trị tài sản cố định của Công ty hàng năm không ngừng tăng lên rõ rệt. Hai là: Trước đây chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty là kinh doanh hàng hoá nông thổ sản. khi bước sang nền kinh tế thị trường có sự tham gia rất lớn của nhiều tổ chức, nhiều thành phần kinh tế, hoạt động cua Công ty không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi kinh doanh hàng nông thổ sản được nữa. Nhận thức được điều này Công ty đã mở rộng thên hình thức kinh doanh mới như đầu tư kinh doanh xăng dầu, lốp ôtô, nhà nghỉ, khách sạn, hàng vật tư nông nghiệpViệc chuyển đổi cơ cấu các mặt hàng kinh doanh của Công ty đồi hỏi Công ty phải có sự đầu tư lớn hơn nhất là việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ các mặt hàng kinh doanh mới. Ba là: Hầu hết các trang thiết bị, nhà cửa, sân bãi của Công ty đã rất cũ kỹ và lạc hậu, những trang thiết bị này đã được đầu tư từ những năm 70-80, có thiết bị có từ lúc Công ty mới thành lập. Do vậy không thể đáp ứng được yêu cầu của công việc kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Năm 1995, Công ty đã chủ động mua sắm, đầu tư thêm trang thiết bị, cho văn phòng Công ty như máy tính, điện thoại, Fax, máy photocopy, nhờ vậy mà hiệu quae kinh doanh được nâng lên, khả năng giao dịch, xử lý thông tin của Công ty được nâng lên cao hơn. Trên đây chỉ là những nguyên nhân cơ bản trong rất nhiều nguyên nhân, do có sự hạn chế về thời gian, tài liệu tham khảo nên tron bài viết này em không thể đề cập hết được. 2. Tình hình sử dụng vốn lưu động ở Công ty nông thổ sản I: Để có thể phản ánh được một cách chính xác tình hình sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp là một công việc hết sức phức tạp. nó đòi hỏi phải có sự tìm tòi, ghi chép tỉ mỉ những khoản thu chiTừ đó có thể tổng hợp nên các số liệu cần thiết để có thể đánh gía được tình hình sử dụng vốn lưu động ở Công ty ra sao. Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp là công cụ hỗ trợ tương đối tốt cho việc đánh giá thực trạng việc sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp. 2.1. Trong năm 1999 Trong năm 1999, tình hình sử dụng vốn lưu động ở Công ty được thể hiện khá rã nét thông qua các số liệu sau đây. Năm 1999, ở đầu kỳ tiền mặt tại quĩ là 465,31 triệu đồng, trong năm số tiền này đã tăng hơn 57 triệu đồng; số tiền gửi ngân hàng là 416,23 triệu đồng, tuy có giảm hơn so với đầu kỳ nhưng số giảm này không đáng kể; trong năm 1999, các khoản phải thu của Công ty lên đến trên 6509,53 triệu đồng, đến cuối kỳ số này giảm xuống còn 3546,21, điều này thể hiện sự cố gắng rất lớn của Công ty , tuy nhiên với việc khách hàng còn nợ Công ty 2382,34 triệu đồng thì nó sẽ là một cản trở rất lớn đến khả năng thanh toán và tình hình thanh toán của Công ty, mặt khác do thiếu vốn, thiếu tiền mặt để thanh toán, Công ty sẽ phải đi vay và đương nhiên Công ty phải chịu lãi suất, điều này sẽ làm giảm tỉ suất lợi nhuận của Công ty, làm chậm tốc độ lưu động luân chuyển vốn; với khả năng dự trữ về tài chính ( tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng) với số lượng tương đối đã giúp cho khả năng thanh toán của Công ty ngày càng tốt hơn, đến cuối năm 1999 Công ty đã trả trước cho người bán số tiền là 634,24 triệu đồng tăng hơn so với năm trước gần 400 triệu đồng. Cũng do nhiều nguyên nhân trước tiên phải kể đến là sự biến động của thị trường về giá cả thị trường, về thu nhập và sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á (năm 1997) nên hàng hoá là nguyên liệu, vật liệu tồn kho của Công ty đã tăng lên. Tình hình sử dụng tài sản lưu động ( năm 1999) Biểu số 5 Đơn vị tính: Triệu đồng Tài sản lưu động Số đầu năm Tăng trong năm Giảm trong năm Số cuối năm I. Tiền 932,91 27,64 960,55 1. Tiền mặt tại quỹ 465,31 57 512,31 2. Tiền gửi ngân hàng 463,03 46,79 416,24 3. Tiền đang chuyển 4,56 17,44 22 II. Các khoản phải thu 6509,53 2963,32 3546,21 1.Phải thu của khách hàng 5901,63 3519,29 2382.34 2. Trả trước cho người bán 236,65 397,59 634,24 3. thuế GTGT được khấu trừ 133,99 133,99 4. Phải thu nội bộ - Vốn KD ở đơn vị nội bộ - Phải thu nội bộ khác 5. Các khoản phải thu khác 371,25 24,39 395,64 6.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 2713,27 2382,89 5096,16 IV. Hàng tồn kho 1.Hàngmuađang đi trên đường 2. NL,VL tồn kho 188,82 126,63 315,45 3.Công cụ, dụng cụ trong kho 4.Thành phẩm tồn kho 2,58 28,55 31,13 5.Hàng hoá tồn kho 2483,07 2168,98 4652,05 6.Hàng gưủi đi bán 38,8 58,73 97,53 V. Tài sản lưu động khác 558,51 148 606,51 1. Tạm ứng 266,51 61,12 327,63 2. Chi phí trả trước 214,89 55,5 270,39 3. Chi phí chờ kết chuyển 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 77,10 31,38 108,48 5. Các khoản kí cược, kí quĩ, thế chấp VI. Chi sự nghiệp 1. Chi sự nghiệp năm trước 2. Chi sự nghiệp năm nay Năm 1999, giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn kho của Công ty lên đến 315,45 triệu đồng, tăng hơn đầu kỳ 126 triệu đồng. Thành phẩm tồn kho của Công ty cũng tăng lên hơn 28 triệu đồng. Một điều hết sức lo ngại là giá trị tồn kho của Công ty tăng gần gấp đôi ( đầu kỳ là 2483,07 triệu đồng, cuối kỳ đã là 4652,05 triệu đồng) đây là điều hết sức nghiêm trọng mà Công ty cần phải khắc phục trong thời gian tới., nó cản trở rất lớn đến khả năng thanh toán của Công ty, mặt khác Công ty cũng phải chịu sức ép rất lớn từ phía bạn hàng. Tuy những kế hoạch đề ra của Công ty đều đạt vượt mức kế hoạch, nhưng có thể nói rằng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty không cao, tỉ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu của Công ty là 0,22%, một con số rất nhỏ đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, tỉ suất lợi nhuận trên vốn của Công ty là 1,96% con số này tuy đã phải ánh được những cố gắng của Công ty xong có thể nói hiệu quả từ việc sử dụng vốn của Công ty là không cao. Mặt khác như chúng ta đã biết, do đặc điểm của hàng hoá nông sản là “ mau hư, chóng hỏng” nên chỉ cần hàng nông sản tồn kho của Công ty chiếm 50% trong tổng số hàng hoá tồn kho là Công ty đã gặp phải những khó khăn vô cùng to lớnNhững vấn đề trên có thể bắt nguồn từ những lý do sau : Công ty chưa tìm được những bạn hàng lớn mà chỉ có quan hệ với những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, số lượng hàng họ cần cung cấp it, manh múm, mặt khác thường hki mua hàng của Công ty họ thường mua chịu, chỉ những khi bán hàng xong thì họ mới thanh toán cho Công ty, nếu Công ty không bán hàng hoá cho họ thì hàng hoá của Công ty sẽ bị tồn kho rất lớn, ngược lại nếu bán hàng chịu cho họ thì chẳng biết bao giờ Công ty mới đòi được nợ từ họ. Thêm nữa, do tỉ trọng xuất khẩu hàng hoá của Công ty không lớn chỉ đạt khoảng 400000 USD / năm cũng đã phần nào làm cản trở đến tình hình tiêu thụ hàng hoá của Công ty và ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sử dụng vốn của Công ty. 2.2. Trong năm 2000: Trong năm 2000, ở đầu kỳ tiền mặt tai quỹ của Công ty là 960,55 triệu đồng, trong năm số tiền này đã tăng lên con số rất lớn lên đến 2326,87 triệu đồng; tiền mặt tại quỹ của Công ty là 522,55 ở đầu năm, thì cuối năm con số nay đã lên đến 1643,71 triệu đồng, tiền gửi ngân hàng cung có sự gia tăng đáng kể so với năm 1999, từ 416,23 triệu đồng lên 732 triệu đồng vào cuối kỳ; tiền đang chuyển của Công ty cũng gia tăng rất lớn so với năm trước ( đầu kỳ là 22 triệu đồng thì cuối kỳ là 911,71 triệu đồng. Tuy nhiên các khoản phải thu của Công ty cũng đã tăng lên đáng kể, trong năm khoản này đã tăng hơn 1318,23 triệu đồng, điều này đòi hỏi Công ty cần xem xét hơn nữa đến việc thanh toán của bạn hàng, tiếp tục thu hồi nợ từ bạn hàng năm trước và cần nghiên cứu thêm việc bán hàng trả chậm của Công ty, Mặt khác giá trị hàng tồn kho của Công ty là rất cao, trong năm 2000, ở cuối kỳ, giá trị hàng tồn kho của Công ty lên đến 6842,31 triệu đồng, tăng hơn so với năm 1999 là 1746,15 triệu đồng, một con số quả là đáng lo ngại. Cũng như năm 1999, giá trị hàng hoá tồn kho của Công ty vẫn ngày càng tăng trong khi Công ty vẫn chưa tìm ra được biện pháp khắc phụưng có thể nói rặng hiệu ạchc. Mặt khác trong năm 2000, do việc áp dụng luật thuế GTGT của Nhà nước nhất là đối với mặt hàng nông sản chưa có được sự thống nhất và Công ty cũng chưa có kinh nghiệm trong việc tính toán thuế GTGT nên Công ty cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình giao dịch mua bán hàng hoá. Toàn bộ tình hình sử dụng vốn lưu động Công ty được thể hiện ở biểu dưới đây. Tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty năm 2000 Biểu số 6 Đơn vị tính : Triệu đồng Tài sản lưu động Số đầu năm Tăng trong năm Giảm trong năm Số cuối kỳ I. Tiền 960,55 2326,87 3287,42 1.Tiền mặt tại quỹ 522,55 1121,16 1643,71 2. Tiền gửi ngân hàng 416,23 315,77 732 3. Tiền đang chuyển 22 889,71 911,71 II. Các khoản phải thu 3546,21 1318,23 4882,44 1. Phải thu của khách hàng 2382,34 1248,6 3630,94 2. Trả trước cho người bán 634,24 15,15 619,09 3. Thuế GTGT được khấu trừ 133,99 133,41 267,4 4. Phải thu nội bộ - Vốn KD ở đơn vị nội bộ -Phải thu nội bộ khác 5. Các khoản phải thu khác 395,64 28,62 367,02 6. Dự phòng các khảon phải thu khó đòi IV. Hàng tồn kho 5096,16 1746,15 6842,31 1. Hàng mua đang đi trên đườn 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 315,45 130,17 185,28 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 4. Thành phẩm tồn kho 31,12 124,13 155,25 5. Hàng hoá tồn kho 4652,05 1639,99 6292,04 6. Hàng gửi đi bán 97,53 112,21 209,74 V. Tài sản lưu động khác 706,51 15,89 690,62 1. Tạm ứng 327,63 13,54 341,17 2. Chi phí trả trước 270,4 3,89 266,51 3. Chi phí chờ kết chuyển 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 108,43 25,54 82,89 5. Các khoản kí quỹ kí cược, thế chấp Chương Iii : Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh ở Công Ty nông thổ sản I I.quan điểm cơ bản: Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 Đảng ta đã chỉ rõ “ chính sách tài chính quốc gia hướng vào việc tạo vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân”. Tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả là những vấn đề đang được chính phủ, ngành ngân hàng và các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. bởi có hoạt động được vốn mới có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn trong sản xuất kinh doanh, trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm từ 2001-2010 của Đại hội XI Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định “ Trong những năm tới phải đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, năng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiền lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩadc hình thành cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao” Muốn thực hiện được các mục tiêu của chiến lược trên thì yếu tố quan trọng góp phần thực hiệnn được chiến lược đó là phải có vốn. Bởi việc tăng cường huy động và sử dụng vốn có hiệu quả mới có thể tạo ra được một hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật hiện đại và hoàn thiện, mới có thể phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, mới phát triển được kinh tế , tạo và tăng thu nhập cho người lao động, giải quyết được ngày càn tốt hơn vấn đề thất nghiệp và việc làm Trong sự đóng góp chung đó của toàn xã hội, của các thành phần kinh tế, thì doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công của chiến lược. Mọi nguồn lực của doanh nghiệp chung qui đều do nguồn lực tài chính quyết định, các nguồn lực tài chính cung cấp mọi năng lượng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Trong giai đoạn 2001-2005, Công Ty nông thổ sản I đã xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh như sau: Xem Biểu số 7 . Công ty cũng đã xây dựng phương hướng cho các năm như sau: Nâng cao chất lượng kinh doanh củng cố và phát triển mạng lưới tại các đầu mối kinh doanh nông sản, lương thực để chiếm lĩnh thị trường, nhất là nông thôn và Miền núi: chú trọng đầu tư kho tàng, nhà máy chế biến nông sản thực phẩm; lỗ lực gia tăng kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận. Nâng cao đới sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Công Ty. Biểu số 7 Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001-2005 Chỉ tiêu Đơn vị tính KH 2001 KH 2002 KH 2003 KH 2004 KH 2005 I. Các khoản nộp ngân sách Tr. đồng 4350 4940 5150 5618 6084 Trong đó ‘’ 1. Thuế GTGT ‘’ 1650 1170 1200 1300 1400 2. Thuế tiêu thụ đặc biệt ‘’ 3. Thuế Xuất khẩu- nhập khẩu ‘’ 2210 3100 3200 3500 3800 4. Thuế thu nhập DN ‘’ 90 102 112 128 144 5.Thu trên vốn ‘’ 190 218 238 240 240 6. Phụ thu hàng XK- NK ‘’ 7. Các khoản phải nộp khác ‘’ 210 350 400 450 500 II. Xuất khẩu 1000USD 400 500 600 800 1000 III. Nhập khẩu 1000USD 600 700 800 900 1000 IV. Tổng doanh thu Tr. đồng 120000 160000 170000 185000 200000 - Bán hàng trên thị trường nội địa ‘’ 112000 149500 157380 168680 179500 - Doanh thu từ XK( quy ra tiền Việt Nam Đồng) ‘’ 5800 7500 9120 12320 15500 - Doanh thu dịch vụ ‘’ - Doanh thu khác ‘’ V. Lợi nhuận thực hiện Tr. đồng 280 320 350 400 450 II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh ở Công Ty: Huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả là vấn đề được quan tâm nhất không chỉ trong các doanh nghiệp mà còn là sự quan tâm rất lớn của chính phủ, ngành ngân hàng và các tổ chức kinh tế, tín dụng khác. Chỉ có huy động và sử dụng vốn có hiệu quả mới bảo đảm cho doanh nghiệp có đủ vốn sản xuất kinh doanh và thực hiện được những mục tiêu, kế hoạch và chiến lược đề ra của Công Ty. Để thực hiện được kế hoạch doanh thu năm 2002 là 160 tỉ đồng và thực hiện được kế hoạch giai đoạn 2001-2005, thì Công Ty rất thiếu vốn. Vì vậy cần phải có giải pháp tích cực đẻ huy động vốn của các đối tác kinh doanh, của cán bộ công nhân viên trong đơn vị, nâng cao sự tín nhiệm đối với kế hoạchách hàng để mua hàng trả chậmdưới đây là một số giải pháp chủ yếu: Xác định nhu cầu về vốn ở Công Ty: Việc xác định nhu cầu về vốn của Công Ty sẽ giúp Công Ty có thể biết được Công Ty cần bao nhiêu vốn để sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn xem Công Ty cần huy động vốn từ nguồn nào và hình thức huy động ra sao? Vì có nhiều nguồn huy động nhưng Công Ty phải lựa chọn nguồn nào rẻ nhất, thủ tục đơn giản nhất và thuận tiện nhất cho Công Ty. tuy nhiên việc lựa chọn nguồn huy động cũng phải xem xét đến mối quan hệ kinh doanh lâu dài đẻ giữ uy tín của Công Ty. ví dụ, thường thì các nguồn vốn chiếm dụng thanh toán chậm với các xã viên, hoặc người lao động; yêu cầu khách hàng ứng trước tiền mua sản phẩm, dịch vụ; mua theo phương thức thanh toán chậm từ người cung cấp vật tư, hàng hóa cho Công Tyđược xem là các nguồn vay rẻ nhất. Tuy nhiên các khoản này không phải dễ dàng huy động được và trong một số trường hợp lại là nguồn đắt nhất nếu như Công Ty để mất uy tín trong quan hệ thanh toán với các đối tác kinh doanh quan trọng của mình. Việc huy động các nguồn vốn chiếm dụng và các khoản vay ngắn hạn là nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều doanh nghiệp lại huy động nguồn vốn này để thực hiện việc mua sắm các tài sản cố định, vì vậy mà dẫn đến tình trạng nợ nần dây dưa, làm mất tính chủ động và uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, vốn đầu tư dài hạn cần được huy động từ nguồn vay dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, việc áp dụng phương pháp tính khấu hao nhanh, khấu hao giảm dần cũng cho phép doanh nghiệp lợi dụng được tiền mặt đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt trong giai đoạn đầu bước vào hoạt động kinh doanh. Một điều hết sức cần thiết mà Công Ty cần quan tâm đó là việc cần xem xét đến độ lớn của khoản tiền mà Công Ty huy động ở nguồn nào đó, vì chỉ có như vậy Công Ty mới không bị mắc và dây dưa vào nhiều đối tượng cho vay khác nhau với những khoản nợ nhỏ mà không làm thỏa mãn nhu cầu về vốn của Công Ty. Điều này vừa mất thời gian, công sức và tiền của của Công Ty, vừa không làm thỏa mãn được nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh, dẫn đến hiệu quả của việc huy động và sử dụng vốn rất thấp, thậm chí còn là một gánh nặng của Công Ty. 2. Trích lập các quỹ của Công ty Công ty nên trích lập bao nhiêu trong số tiền lãi thu được hàng năm để hình thành nên các quỹ của doanh nghiệp? Cần nghiên cứu phương pháp trích lập quỹ, quản lý quỹ như thế nào để vừa bảo tồn vốn của doanh nghiệp, vừa sử dụng quỹ một cách có lợi nhất. Việc cân nhắc giữa để lại lãi, trích lập các quỹ và chia lãi cho các thành viên, tính đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 3. Cần xác định cơ cấu nguồn vốn chung của Công Ty một cách hợp lý Cơ cấu nguồn vốn chung của Công Ty thể hiện tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn nợ của Công Ty trong tổng nguồn vốn của Công Ty. Như trên đã đề cập việc sử dụng nguồn vốn nợ cho phép Công Ty được lợi từ việc giảm được một phần thuế phải nộp so sánh với việc Công Ty sử dụng nguồn vốn tự có. Như vậy, nguồn nợ càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn thì lợi từ việc giảm thuế càng tăng, do vậy lợi tức sau thuế mà Công Ty thu được càng lớn hơn, lợi tức sau thuế càng lớn càng làm tăng giá trị của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên tỉ trọng nguồn nợ lớn tới mức độ nhất định nào đó sẽ làm tăng nguy cơ doanh nghiệp bị phá sản, và điều này lại làm giảm giá trị của doanh nghiệp trên thị trường. Vì khoản thiệt do nguy cơ doanh nghiệp bị phá sản khó định lượng được nên cho đến nay chưa có công thức nào tính toán chính xác được tỉ lệ nợ tối ưu mà tại đó cho phép giá thị trường của doanh nghiệp đạt mức độ tối đa. trên thực tế nhiều doanh nghiệp, Công Ty thường duy trì tỉ lệ nguồn nợ trong tổng nguồn vốn ở mức từ 40%-50%. 4. Xúc tiến việc triển khai cổ phần hóa Công ty Hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa và bước đầu đã có những kết quả khả quan, tuy nhiên đây chỉ là bước đầu, chưa thể xác định ngay được hiệu quả thực sự của nó vì kinh nghiệm của các doanh nghiệp cổ phần về quản lý tài chính chưa được chặt chẽ và còn có sự thất thoát rất nhiều. Tuy nhiên hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu và nhất là việc huy động vốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên của Công Ty là một hình thức huy động có hiệu quả tương đối cao, nó cũng sẽ tạo động lực khuyến khích các thành viên trong Công Ty cùng hiệp tác, hỗ trợ nhau trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mặt khác Công Ty cũng đã có được một số kinh nghiệm từ việc huy động vốn trong cán bộ công nhân viên. theo em thì đó là một trong những giải pháp huy động vốn có tính khả thi nhất và sẽ mang lại hiệu quả cao cho Công Ty. 5. Công Ty cần mở thêm giao dịch ở một số Ngân hàng Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Công Ty trong việc thanh toán với các bạn hàng , nhất là các bạn hàng nước ngoài, các Công Ty lớn mà công việc thanh toán thường được thực hiện qua hệ thống ngân hàng. mặt khác cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Công Ty trong việc vay vốn của ngân hàng khi doanh nghiệp bị thiếu vốn sản xuất kinh doanh. 6.Công Ty cần xác định cho mình một chiến lược huy động vốn Nó không chỉ giúp Công Ty thực hiện được các kế hoạch đề ra, thực hiện được kế hoạch của Nhà nước giao cho, mà thông qua đó nó sẽ thực sự tạo nên những thế mạnh, những hiệu quả kinh tế thực sự cho Công Ty, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, thu nhập của người lao động ngày càng được nâng lên, Công Ty ngày càng đứng vững hơn trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. 7. Căn cứ vào chế độ của Nhà nước, vận dụng linh hoạt vào Công ty, cần hoàn thiện ngay cơ chế quản lý việc huy động vốn nhất là các nguồn vốn không phải là nguồn vốn chủ sở hữu của Công Ty. Mặt khác, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ kế toán văn phòng và cơ sở. Tiếp tục thực hiện tốt chế độ kiểm tra định kỳ, tạo môi trường tài chính lành mạnh, nội bộ ổn định cho Công Ty. Thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật hiện hành. III. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh ở Công Ty. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh bao gồm hàng loạt các phương pháp, biện pháp, công cụ quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm với hiệu quả kinh tế cao nhất các nguồn vốn hiện có, các tiềm năng về kỹ thuật công nghệ, lao động và các lợi thế khác của doanh nghiệp. Dưới đây là một số giải pháp chủ yếu: Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm: Hiệu quả sử dụng vốn, trước hết được quyết định bởi việc doanh nghiệp có công ăn việc làm, tức là có khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy bất kỳ doanh nghiệp hay Công Ty nào cũng phải quan tâm đến việc sản xuất sản phẩm gì, bao nhiêu, tiêu thụ ở đâu, với mức giá nào? để nhằm huy động được mọi nguồn lực( vốn kỹ thuật, lao động, ) vào hoạt động, có được nhiều thu nhập, nhiều lãi. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, quy mô và tính chất sản xuất - kinh doanh không phải do chủ quan doanh nghiệp quyết định, mà do thị trường quyết định. Khả năng nhận biết, dự đoán thị trường và nắm bắt thời cơ là những yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong kinh doanh. Vì vậy,giải pháp đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là phải lựa chọn đúng đắn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm. Các phương án kinh doanh, phương án sản phẩm, phải được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trường, nói cách khác Công Ty phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường để quyết định quy mô, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm, giá cả của sản phẩm. Có như vậy thì sản phẩm sản xuất ra hay sản phẩm mà Công Ty cung ứng cho thị trường mới có khả năng tiêu thụ được, quá trình sản xuất mới tiến hành bình thường, tài sản cố định mới có khả năng phát huy hết công suất, công nhân viên chức mới có việc làm, vốn lưu động mới chu chuyển đều đặn, hiệu quả sử dụng vốn cao, Công Ty có điều kiện bảo toàn và phát triển vốn. Ngược lại, nếu không lựa chọn đúng phương án kinh doanh, phương án sản phẩm thì dễ dẫn đến tình trạng sản xuất sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, không bán được hoặc bán chậm, vốn bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Đặc biệt đối với những loại hàng hóa nông sản do đặc điểm “ mau hư chóng hỏng” nếu như xác định phương án kinh doanh không tốt, không tìm được đầu ra cho sản phẩm thì chất lượng sản phẩm nông sản sẽ bị giảm xuống, thập chí không thể tiêu dùng được nữa. Để có thể sản xuất kinh doanh đáp ứng được tối đa nhu cầu của thị trường thì Công Ty phải hiểu biết và vận dụng tốt phương pháp MARKETING. Công Ty phải có tổ chức chuyên trách về vấn đề tìm hiểu thị trường để thường xuyên có được những thông tin đầy đủ, chính xác, tin cậy về diễn biến của thị trường. Trong đó đặc biệt quan trọng là nhận biết sản phẩm của mình đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống để chuẩn bị sản phẩm mới thay thế. Nhận biết thị trường còn bao gồm cả việc thu thập những thông tin về đối thủ cạnh tranh( các doanh nghiệp khác) nhằm thay đổi kịp thời phương án kinh doanh,phương án sản phẩm, xác định phương thức tiêu thụ sản phẩm và chính sách giá cả hợp lý. Lựa chọn và xử lý các nguồn vốn Ngoài nguồn vốn NSNN cấp , bất kỳ doanh nghiệp quốc doanh nào cũng cần huy động những nguồn vốn bổ sung nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường và mở rộng qui mô hoặc đầu tư chiều sâu. Các nguồn huy động bổ sung vốn trong nền kinh tế thị trường bao gồm rất nhiều nguồn: nguồn vốn Công Ty tự bổ sung, vay ngân hàng, vay các đối tượng khác, liên doanh liên kếtviệc lựa chọn nguồn vốn nào rất quan trọng và cần phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Nếu đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng thì trước hết cần huy động nguồn vốn Công Ty tự bổ sung từ lợi nhuận để lại,từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, phần còn lại vay tín dụng Nhà nước, vay ngân hàng, thu hút vốn liên doanh liên kếtđể xác định được nhu cầu bổ sung vốn lưu động thì trước hết Công Ty phải sử dụng linh hoạt các nguồn vốn nhàn rỗi của các quỹ trích lập theo mục đích nhưng chưa đến hạn trả, phần còn lại vay ngân hàng hoặc vay các đối tượng khác. Trong Công Ty nông thổ sản I, chưa có sự xác định rạch ròi giữa việc Công Ty thừa vốn hay thiếu vốn sản xuất kinh doanh và đặc biệt là việc xác định thừa bao nhiêu, thiếu bao nhiêu vốn kinh doanh lại càng khó hơn. Do vậy, việc xác định sử dụng nguồn vốn nào? số lượng vốn bao nhiêu? là công việc cần đặt ra ngay bây giờ và phải xác định một cách chính xác nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh của Công Ty, tránh tình trạng Công Ty cứ huy động vốn bổ sung từ bên ngoài về mà không sử dụng, vừa gây lãng phí vốn, vừa lại phải trả một khoản tiền lãi suất đi vay, như vậy hiệu quả sử dụng vốn sẽ rất thấp, không mang lại lợi ích kinh tế gì cho Công Ty. ngược lại các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty phải ngừng lại do không có vốn để sửa chữa mua sắm máy móc trang thiết bị( trong sản xuất ) và bị mất nguồn hàng kinh doanh do không có tiền để “ đặt cọc” bạn hàng đối với những hợp đồng làm ăn lớn mà trong thỏa thuận Công Ty phải đặt cọc một số tiền nhất định để làm tin, điều này sẽ làm cho Công Ty mất đi một cơ hội làm ăn( đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại). Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh Điều hành và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh được coi là một giải pháp rất quan trọng nhằm đạt kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh tức là đảm bảo cho quá trình đó được tiến hành thông suốt, đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ,sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,hàng hóa và bảo đảm sự phối hợp ăn khớp, chặt chẽ giữa các bộ phận, đơn vị trong nội bộ Công Ty, nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm, chất lượng tốt, tiêu thụ nhanh, đa dạng hóa các loại sản phẩm nhằm phù hợp và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, của bạn hàng. Các biện pháp điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty phải nhằm hạn chế tối đa tình trạng máy móc ngừng việc, thiết bị, ứ đọng thành phẩm, ứ đọng hàng hóa do nhu cầu về hàng hóa đó không còn hoặc giá cả của loại hàng hóa đó xuống quá thấp nếu bán Công Ty sẽ bị lỗ, ứ đọng vật tư dự trữ, sản phẩm sản xuất ra không đúng quy cách về mẫu mã và phẩm chất, gây lãng phí các yếu tố sản xuất và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn. Để đạt được các mục tiêu trên, Công Ty phải tăng cường quản lý từng yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. 3.1. Quản lý tài sản cố định, vốn cố định Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, vốn cố định Công Ty phải tố chức tốt việc sử dụng TSCĐ, bao gồm: - Đối với các phân xưởng sản xuất: Cần bố trí các dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất thiết kế và nâng cao hiệu suất công tác của máy móc, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất,giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm; xử lý dứt điểm những TSCĐ không cần dùng, hư hỏng chờ thanh lý, nhằm phục hồi vốn cố định chưa sử dụng vào luân chuyển, bổ sung thêm vốn cho sản xuất kinh doanh; phân cấp quản lý TSCĐ cho các phân xưởng, bộ phận trong nội bộ Công Ty, nhằm nâng cao chất lượng vật chất trong việc quản lý, chấp hành nội quy, quy chế sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, giảm tối đa thời gian ngừng việc giữa ca chờ sửa chữa hoặc phải ngừng việc để sửa chữa sớm hơn so với kế hoạch; Công Ty phải thường xuyên quan tâm hơn đến việc bảo toàn vốn cố định( quản lý chặt chẽ TSCĐ về mặt hiện vật, không để mất mát hoặc hư hỏng TSCĐ trước thời hạn khấu hao. Hàng năm phải lập kế hoạch khấu hao theo tỉ lệ Nhà nước qui định và điều chỉnh kịp thời giá trị TSCĐ khi có trượt giá để tính đúng, tính đủ khấu hao vào giá thành sản phẩm, bảo toàn vốn cố định). - Đối với bộ phận kinh doanh của Công Ty Cần xác định diện tích kho bãi để chứa hàng, nhập hàng từ bên ngoài, vì hiện nay diện tích kho chứa hàng của Công Ty rất lớn. Cần xác định xem Công Ty cần bao nhiêu diện tích để chứa hàng là đủ, số diện tích kho bãi còn thừa không sử dụng thì nên cho các Công Ty, doanh nghiệp khác thuê vừa không lãng phí TSCĐ, vừa có được một khoản thu nhập cho Công Ty từ việc cho thuê cửa hàng, kho bãi ở những nơi thuận lợi cho việc giao dịch mua bán hàng hóa, sản phẩm , Công Ty nên đầu tư xây dựng hay tu sửa mới nhà cửa, thiết bị văn phòng, hiện đại hóa những công cụ phục vụ cho công tác giao dịch, quản lý ( như: trang bị thêm máy vi tính, máy Fax, nối mạng Internet để tìm ban hành). 3.2. Quản lý tài sản lưu động, vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lao động nói riêng, phụ thuộc vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Do vậy Công Ty cần phải tăng cường các biện pháp quản lý tài sản lưu động, vốn lưu động dưới đây: - Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng kỳ sản xuất, kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung, nếu tính không đúng nhu cầu vốn lưu động sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn, Công Ty sẽ gặp khó khăn về khả năng thanh toán, sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ. Ngược lại, nếu huy động thừa vốn sẽ dẫn đến lãng phí và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn. - Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư hàng hóa nhằm bảo đảm hạ giá thành thu mua vật tư, hạ giá thành hàng hóa dự trữ, hạn chế tình trạng ứ đọng vật tư và hàng hóa dự trữ, dẫn đến vật tư hỏng hóc, hàng hóa mất dần phẩm chất không đáp ứng được yêu cầu của bạn hàng, gây ứ đọng vốn lưu động. - Quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu nhằm giảm chi phí nguyên nhiên vật liệu, giảm chi phí bảo quản hàng hóa trong giá thành sản phẩm. - Tổ chức hợp lý quá trình lao động, tăng cường kỷ luật sản xuất và các quy định về kiểm tra, nghiệm thu số lượng và chất lượng sản phẩmbằng các hình thức kích thích vật chất thông qua tiền lương, tiền thưởng và kích thích tinh thần nhằm động viên công nhân viên chức nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động,tiết kiệm chi phí tiền lương. - Tổ chức đa dạng các hình thức tiêu thụ sản phẩm( bán buôn, bán lẻ, bán đại lý), mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, nhằm tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nhanh, số lượng nhiều, chiếm lĩnh và vươn lên làm chủ thị trường. - Xây dựng quan hệ bạn hàng tốt với khách hàng( cung cấp vật tư, hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng) nhằm củng cố uy tín của Công Ty trên thương trường. Trong các giao dịch kinh tế-tài chính với khách hàng, phải tổ chức tốt quá trình thanh toán, tránh hoặc giảm các khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn chưa đòi được. Đồng thời cũng không để tình trạng công nợ dây dưa không có khả năng thanh toán. - Tiết kiệm các yếu tố chi phí, quản lý doanh nghiệp, chi phí lưu thông nhằm góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế Qua số liệu tài liệu kế toán, đặc biệt là các báo cáo tài chính( như bảng tổng kết tài sản, kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán) Công Ty thường xuyên nắm được số vốn hiện có cả về mặt giá trị và hiện vật, nguồn hình thành các biến động tăng giảm vốn trong kỳ, mức độ bảo toàn vốn lưu động, tình hình và khả năng thanh toán nhờ đó Công Ty có thể đề ra các giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các vấn đề về tài chính nhằm bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành thuận lợi theo các chương trình kế hoạch đề ra như: huy động vốn bổ sung, xử lý vốn thừa, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thu hồi các khoản nợ phải thu, thanh toán các khoản nợ đến hạn trả Vì vậy tổ chức tốt công tác kế toán ở Công Ty là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh doanh, sử dụng các loại vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên kế toán hệ thống thông tin thực hiện các số liệu, tài liệu kế toán, tự nó chưa thể chỉ ra những biện pháp cần thiết để tăng cường quản lý vốn sản xuất kinh doanh. Do vậy định kỳ Công Ty phải thực hiện phân tích, đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thành tích, tiến bộ so với kỳ trước để có biện pháp phát huy và nguyên nhân gây ra tồn tại, sút kém để có biện pháp khắc phục kịp thời. Mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh: Trong điều kiện cách mạng công nghệ như hiện nay, việc mạnh dạn áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất kinh doanh là một trong những điều kiện quyết định lợi thế và khả năng phát triển của doanh nghiệp. Kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại là điều kiện vật chất để Công ty sản xuất ra những sản phẩm mới, hợp thị hiếu, chất lượng cao, nhờ đó Công ty có thể tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng giá bán, tăng lợi nhuận. Đồng thời áp dụng kỹ thuật tiến bộ, Công ty có thể rút ngắn được chu kỳ sản xuất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc sử dụng các loại vật tư thay thế nhằm tăng tốc độ lưu chuyển vốn, tiết kiệm chi phí vật tư, hạ giá thành sản phẩm. Nhìn chung TSCĐ, công nghệ sản xuất ở đa số các doanh nghiệp nước ta hiện nay rất lạc hậu do vậy doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại cả về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, giá bán Để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tờng bước tăng khối lượng, chủng loại sản phẩm có khả năng xuất khẩu, Công ty cần phải mạnh dạn đầu tư đổi mới, thay thế TSCĐ cũ, lạc hậu bằng TSCĐ mới hiụn đại, thay đổi công nghệ sản xuất. Sự đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ có thể làm cho tỉ trọng vốn cố định trên tổng số vốn sản xuất kinh doanh tăng lên, tổng chi phí khấu hao cũng như chi phí về khấu hao TSCĐ trong giá thành đơn vị sản phẩm tăng lên. Nhưng nhờ tăng năng suất của máy móc, thiết bị dẫn đến tăng khối lượng sản phẩm được sản xuất ra trong kỳ, giảm tiêu hao các chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương cho công nhân sản xuất kết quả là sản xuất và tiêu thụ được nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá bán tăng, tăng khối lượng lợi nhuận thu được và tăng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. VI. Kết luận và kiến nghị 1. Kiến nghị 1.1. Kiến nghị với Nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò điều tiết mọi hoạt động của nền kinh tế thông qua các chính sách, luật pháp cụ thể. Nhà nước còn có vai trò như trọng tài trong các cuộc chơi, tạo ra hành lang pháp lý nhằm để có được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường chưa lâu cho nên vẫn có những vấn đề về cơ chế chính sách gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trước vấn đề đó, em xin được đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước. - Sớm sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước , chỉ giữ lại một số doanh nghiệp thật cần thiết, còn cho phép chuyển đổi hình thức sở hữu với sở hữu đan xen, cổ phần hóaĐồng thời trong cơ chế chính sách cần bảo đảm sự bình đẳng tối đa: cùng một loại hình hoạt động nếu như không có những quy định đặc biệt thì đều có những qui chế về thuế, tín dụng, bảo lãnh - Cần tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất nhằm khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông sản sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Nga, Châu Âu, các nước ASIAN để việc khuyến khích này đạt hiệu quả thì Nhà nước cần giúp đỡ cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản về điều kiện vật chất và những chính sách về thuế, chính sách về vốn và thủ tục vay ngân hàng, thủ tục xuất nhập khẩu, cung cấp những thông tin về giá cả của hàng nông sản, mức biến động cung cầu hàng nông sản trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế, để các doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro đáng tiếc làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đến hiệu quả của việc huy động và sử dụng vốn. - Nhà nước cần nhanh chóng tạo ra một thị trường vốn, nơi mà các doanh nghiệp có thể tìm đến nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu thiếu vốn của doanh nghiệp mình, tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác trong nước. Đồng thời Nhà nước tạo ra chính sách đầu tư hợp lý, nhằn thu hút được vốn đầu tư không chỉ trong nước ma còn thu hút vốn đầu tư của cả từ nước ngoài. - Khuyến khích việc hình thành nên các doanh nghiệp chuyên cho thuê thiết bị sản xuất, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp bắt đầu tham gia sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng không có đủ vốn mua sắm trang thiết bị 1.2. Kiến nghị với Công ty: 2. Kết luận Trong thời gian thực tập tốt nghiệp Đại học ở Công ty nông thổ sản I, được tiếp xúc với công việc sản xuất kinh doanh của Công ty, được tìm hiểu về tình hình huy động và sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh ở Công ty, em nhận thấy rằng trong những năm qua, mặc dù đã gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhưng Công ty cũng đã có sự cố gắng rất lớn, Công ty luôn hoàn thành tốt những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, luôn hoàn thành tốt và vượt kế hoạch, phương châm của Công ty là ”phát triển doanh nghiệp luôn phải đi đôi với bảo đảm cuộc sống cho người lao động, cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, không chỉ bảo đảm về vật chất mà còn phải bảo đảm về tinh thần nữa” . Nhận thức được ý nghĩa to lớn này, trong những năm qua, toàn Công ty đã có sự thi đua trong sản xuất kinh doanh sự hăng say thi đua trong sản xuất một phần đã tạo nên được những kết quả lớn trong sản xuất kinh doanh ở Công ty. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng Công ty đã không có những mặt yếu kém, những mặt chưa làm được. Qua tìm hiểu về tình hình huy động và sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh ở Công ty, em nhận thấy rằng hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh ở Công ty còn rất thấp, điều này em đã trình bày trong phần thực trạng của việc huy động và sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh ở Công ty nông thổ sản I. Do còn có sự hạn chế về kiến thức, hạn chế về tài liệu tham khảo và thời gian thực tập ở Công ty nông thổ sản I, nhưng được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Thầy giáo hướng dẫn Vũ Đình Thắng, sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ trong Công ty, và sự chỉ bảo nhiệt tình của Chú Nguyễn Ngọc Ninh( trưởng phòng kinh doanh, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực tập tốt nghiệp Đại học), đã giúp em hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Vũ Đình Thắng, Các Thầy cô giáo trong khoa KTNN& PTNT ,chú Nguyễn Ngọc Ninh và các cán bộ công nhân viên trong Công ty nông thổ sản I đã giúp đỡ em hoàn thành được chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học này. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp ( NXB Nông nghiệp - 1996 ) 2. Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp ( NXB Thống kê- 2001) 3. Luật doanh nghiệp Nhà nước ( NXB Chính trị quốc gia- 1995) 4. Đổi mới và hoàn thiện một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn (NXB Nông nghiệp- 1995. Do PGS.TS Lê Đình Thắng- PTS. Phạm Văn Khôi đồng chủ biên). 5. Chính sách và các biện pháp huy động các nguồn vốn ( Trung tâm tư liệu thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 1996). 6. Những giải pháp huy động và sử dụng các nguồn vốn ( Uỷ ban kế hoạch Nhà nước). Tập 1, 2. 7. Bảo toàn và phát triển vốn ở Xí nghiệp của các nước ( NXB -HN, Bộ Tài chính- 1990). 8. Tạp chí Công nghiệp số 25- năm 2000. 9 .Tạp chí Xây Dựng số 7/1998: Làm thế nào để quản lí tốt vốn doanh nghiệp (tác giả PTS. Vũ Lục) 10. Văn kiện Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ IX.( NXB Chính trị quốc gia- Hà Nội 2001) Tiêu đề Trang Lời mở đầu Chương I. Cơ sỏ khoa học về huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh ở Công ty kinh doanh nông nghiệp. I. khái niệm, vai trò và đặc điểm của vốn trong sản xuất kinh doanh ở Công ty kinh doanh nông nghiệp . 1. Khái niệm: 2. Đặc điểm của vốn trong doanh nghiệp và Công ty kinh doanh nông nghiệp . 3. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp và Công ty kinh doanh nông nghiệp . II. các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động và sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp và Công ty kinh doanh nông nghiệp. 1. Điều kiện tự nhiên, môi trường: 2. Nhân tố văn hoá xã hội: 3. Nhân tố kinh tế dịch vụ: 4. Điều kiện chính trị xã hội: III. các nguồn vốn và phương thức huy động các nguồn vốn trong các doanh nghiệp và Công ty kinh doanh nông nghiệp 1. Các nguồn vốn. 2. Phương thức huy động các nguồn vốn IV. các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và Công ty kinh doanh nông nghiệp. 1. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất 2. Tỉ suất lợi nhuận 3. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động 4. Mức độ bảo toàn và phát triển vốn 5. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán ... Chương II. Thực trạng việc huy động và sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh ở Công ty nông thổ sản I. I. Khái quát về Công ty nông thổ sản I. 1. Quá trình hình thành và phát triển. 2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Công ty II. Tình hình huy động vốn ở Công ty nông thổ sản I 1. Huy động theo nguồn. 2 . Huy động theo hình thức huy động ở Công ty 3. Huy động theo loại vốn. III. Tình hình sử dụng vốn của Công ty nông thổ sản I. 1. Tình hình sử dụng TSCĐ ở Công ty nông thổ sản I 2. Tình hình sử dụng TSLĐ ở Công ty nông thổ sản I chương III. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh ở Công ty nông thổ sản I. I. Quan điển cơ bản II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh ở Công ty nông thổ sản I. 1. Xác định nhu cầu về vốn ở Công ty. 2. Trích lập các quỹ của Công ty. 3. Cần xác định cơ cấu nguồn vốn chung của Công ty một cách hợp lí. 4. Xúc tiến việc triển khai cổ phần hoá Công ty. 5. Công ty cần mở thêm giao dịch ở một số ngân hàng. 6. Công ty cần xác định cho mình một chiến lược huy động vốn . 7. Căn cứ vào chế độ của Nhà nước vận dụng linh hoạt vào Công ty, cần hoàn thiện ngay cơ chế quản lý việc huy động vốn, nhất là các nguồn vốn không phải là nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty. III. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh ở Công ty. 1. Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm. 2. Lựa chọn và xử lí các nguồn vốn 3. Tổ chức và quản lý tốt các quá trình sản xuất kinh doanh . 4. Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế . 5. Mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh IV. Kiến nghị và kết luận 1. Kiến nghị. 2. Kết luận. 1 4 4 4 6 9 10 11 12 13 14 15 15 20 21 21 24 25 27 28 31 31 31 33 37 37 40 42 44 44 49 57 57 60 60 61 62 62 63 63 63 64 64 65 66 70 71

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV595.doc
Tài liệu liên quan