Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một nước, giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng, là sợi chỉ nối liền các miền, các vùng trong cả nước thành một thể thống nhất. giao thông hỗ trợ tích cực cho các ngành kinh tế, phát triển, mở mang sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng, các dân tộc trong cả nước. Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới giao thông luôn giữ một vị trí quan trọng hàng đầu trong công cuộc kiến thiết đất nước và họ luôn coi trật tự an toàn giao thông và chống tắc nghẽn giao thông là vấn đề mấu chốt để nâng cao hiệu quả của kinh tế giao thông vận tải. Trật tự an toàn giao thông và chống tắc nghẽn giao thông càng được bảo đảm thì giao thông càng phát huy tác dụng của mình.
72 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp của Thanh tra Sở Giao thông Công chính nhằm tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tắc nghẽn giao thông ở đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải hành khách công cộng này có bước chuyển mình đáng khích lệ, số lượng người đi phương tiện bằng xe bus tăng lên đáng kể.
Sản lượng VTHKCC Hà Nội qua các năm
TT
Năm
Sản lượng (hành khách)
1
1997
8.124.515
2
1998
9.050.411
3
1999
10.490.537
4
2000
12.396.419
5
2001
15.518.342
6
2002
48.877.155
7
2003
174.000.000
Nguồn: Sở GTCC Hà Nội
Bên cạnh một số những thành tựu đã đạt được trong những năm gần đây thì mạng lưới xe buýt toàn thành phố còn có nhiều nhược điểm nên chưa khuyến khích được người dân sử dụng loại phương tiện này. Theo kết quả thăm dò 300 người đi xe buýt có 19% tỏ ra không hài lòng về việc xe chạy không đúng giờ làm lỡ việc của họ, 56% than phiền vì thường xuyên bị chen lấn, xô đẩy khi lên xuống xe do xe quá đông, 7,6 % phật ý khi họ thường xuyên bị nhân viên phục vụ gắt gỏng, 47% không hài lòng do đi xe buýt mất nhiều thời gian, 54,5% số người cho rằng Hà Nội còn có nhiều xe buýt cũ…khiến cho phương tiện cá nhân không ngừng tăng lên, làm tăng lưu lượng giao thông gây tắc nghẽn
2.4. Quy hoạch giao thông kém.
Đường Đào Duy Anh là một điển hình về sự “phá” của quy hoạch đối với giao thông. Dải phân cách giữa của con đường đúng ra phải là thảm cỏ, vườn hoa thì nay trên đó mọc lên những cao ốc chọc trời có 3, 4 lối đâm ra đường (3, 4 mặt tiền). Tương tự, ngã tư Chùa Bộc, cổng Cty Hanel đâm ra đúng tâm nút giao thông; Ngã tư Liễu Giai- Vạn Bảo; ngã tư Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh và hàng loạt các ngã tư của thành phố có các công trình cao tầng mở cổng đâm ra đúng ngã tư. Chỉ với việc các phương tiện ra vào các cao ốc này không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông cũng đủ gây tắc đường. Những đường ngang mở quá nhiều trên một trục đường chính cũng là một nguyên nhân trong nhiều nguyên nhân gây tắc đường khác. Ðường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài có hơn chục đường ngang được mở. Ðường Cống Mọc - Ðường Láng cũng là nơi xảy ra tắc thường xuyên, đường ngang đường dọc, mạnh ai nấy đi, chèn nhau để nhanh hơn người khác được một chút.
2.5. Ý thức chấp hành luật lệ giao thông và trách nhiệm của người dân chưa cao.
Hiện nay, hiện tượng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là hình ảnh mà chúng ta thường nhìn thấy tại Hà Nội. Bề rộng vỉa hè không cao, song xe máy, xe đạp dựng tràn lan, biển quảng cáo dựng trên vỉa hè vẫn còn, các quán cóc vẫn xuất hiện chiếm hết vỉa hè, không còn lối đi cho người đi bộ khiến họ phải xuống lòng đường gây mất an toàn giao thông và tắc nghẽn giao thông. Nhiều nơi còn họp chợ, đổ rác bừa bãi gây cản trở giao thông như khu vực chợ Ngã Tư Sở, chợ Xanh. Riêng khu vực cho Ngã Tư Sở thì tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi bán hàng và chạy xe ôm thường xuyên tái diễn đặc biệt là vào buổi chiều(từ 17g-18g) và buổi tối từ (20g- 22g).
Ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận người dân chưa cao như: đi vào đưòng cấm, vựơt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, đãnh võng, đua xe... gây tai nạn giao thông khiến tắc nghẽn giao thông trong nhiều giờ. Trong 6 tháng đầu năm 2004 phòng cảnh sát giao thông số 3 đã tạm giữ 44.581 loại phương tiện giao thông, bằng 0,27% so với 6 tháng đầu năm 2003, thu được 14 tỷ 503 triệu đồng tiền phạt cho ngân sách thành phố. Đặc biệt là tình trạng đi ngược chiều, không đi đúng phần đường của mình, chiếm dụng hết phần đường của dòng xe đi ngược lại khiến cho khi có tắc nghẽn xảy ra không còn phân biệt được chiều xuôi, chiều ngược tạo thành hình “i răng lược” làm cho tắc nghẽn càng thêm trầm trọng
2.6. Chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp, ngành trong quản lý giao thông đô thị
Bên cạnh những lí do trên thì một phần nguyên nhân không thể không kể đến là sự yếu kém hay nói đúng hơn là sự buông lỏng trong công tác quản lý tật tự an toàn xã hội của chính quyền thành phố. Hiện nay các hộ dân ở khu vực này ngày ngày vẫn ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán và chính quyền thành phố coi việc đó là “chuyện đã rồi”. Họ không có chiến lược giải tỏa cụ thể và rồi đành bất lực. Cứ chỗ này giải tỏa chưa xong thì chỗ khác lại phình to hơn.
3. Thực trạng tình hình thanh tra chuyên ngành giao thông của Thanh tra Sở Giao thông Công chính Hà Nội.
Theo số liệu của Uỷ ban ATGT Quốc gia, khi phân tích nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ của 5.956 vụ thì thấy tai nạn do người tham gia giao thông gây ra có 4.569 vụ chiếm 76,7%. Trong đó : chạy quá tốc độ qui định 2039 vụ chiếm 34,2%; tránh, vượt sai qui định 1.600 vụ chiếm 26,8%. Ngoài điều khiển phương tiện say rượu 337 vụ chiếm 5,6%, thiếu quan sát 425 vụ chiếm 7,1%, do người đi bộ 168 vụ chiếm 2,8%, thiết bị không đảm bảo an toàn 112 vụ chiếm 1,9%, nguyên nhân do cầu đường 12 vụ chiếm 0,2%, các nguyên nhân khác 1236 vụ chiếm 21,2%. Từ phân tích trên vai trò của con người trong việc làm tăng hoặc giảm các tai nạn giao thông. Muốn làm giảm các tai nạn giao thông và phòng chống các vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông trước hết phải tăng hiểu biết và nhận thức của nhân dân về luật lệ giao thông và xử lý nghiêm các vụ vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
Từ năm 1996 đến nay tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị trên địa bàn cả nước nói chung và địa bàn Thành phố Hà nội nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn liên tục gia tăng với tính chất và mức độ nghiêm trọng. Với nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân còn chưa cao. Để hạn chế và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông ngày 29/5/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định 36/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, ban hành kèm theo điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Ngày 26/7/1996 Chính phủ ban hành Nghị định số 49/CP quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị trong đó quy định cụ thể: Mọi hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị phải được phát hiện kịp thời; phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh; mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định; tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại vật chất thì phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật. Tại Điều 20, 23 của Nghị định này thẩm quyền của lực lượng thanh tra giao thông được quy định cụ thể, rõ ràng góp phần định hướng cho hoạt động của lực lượng Thanh tra GTCC từ năm 1996 đến hết năm 2001. Ngày 29/6/2001 Luật Giao thông đường bộ đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2002. Việc ra đời Luật Giao thông đường bộ, Nghị định 15/2003/NĐ-CP trên cơ sở kế thừa và rút kinh nghiệm sau một thời gian thực hiện Nghị định 36/CP, 49/CP đã góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kiềm chế và hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn cả nước nói chung và bước đầu có hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hà nội.
Trong các năm qua Ban Thanh tra GTCC luôn là một trong những lực lượng nòng cốt đã thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao và đã đạt được nhiều thành tích to lớn được sự ghi nhận đánh giá cao của lãnh đạo các cấp. Mối năm Ban đã kịp thời ngăn chặn, xử lý phạt hàng nghìn vụ vi phạm về bảo vệ công trình giao thông, trật tự an toàn giao thông đô thị, thu nộp ngân sách hàng trăm triệu đồng. Cụ thể từ năm 2004 đến năm 2007 kết quả hoạt động của Ban đã ngày càng được nâng cao :
+ Năm 2004 đã xử lý được 9.089 trường hợp. Trong đó có 7.836 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị; 1.253 lượt phương tiện vi phạm trật tự giao thông. Thu nộp ngân sách 635.532.000 đồng. Cấp được 37.098 giấy phép cho các phương tiện hoạt động trong nội thành.
+ Năm 2005 đã xử lý được 25.151 trường hợp vi phạm trong đó có 19.742 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, 5.409 trường hợp vi phạm về trật tự giao thông, thu nộp ngân sách khoảng 700 triệu đồng. Cấp được 33.121 giấy phép cho các phương tiện hoạt động trong nội thành.
+ Năm 2006 đã kiểm tra, xử lý trên 25.576 trường hợp vi phạm, thu phạt nộp ngân sách 753.215.000 đồng. Trong đó : 18.341 vụ vi phạm về trật tự đô thị; 7.235 vụ vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
+ Năm 2007 đã kiểm tra, xử lý trên 18611 trường hợp vi phạm, thu phạt nộp ngân sách 2.661.665.000 đồng.
- Hàng năm Ban Thanh tra GTCC đã tổ chức thành công hàng chục đợt giải tỏa các vi phạm lấn chiếm các công trình giao thông đô thị. Tiêu biểu như các đợt giải tỏa trên các tuyến vi phạm lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ, đường hè phố, dải cây xanh và hành lang mương sông thoát nước như : tuyến đường Láng, tuyến đường 1, đường Hoàng Hoa Thám, đường Lạc Long quân, đường 6, mương Tân Mai, mương Lương Sử - Trung Tiền, mương Hào Nam - Yên Lãng, mương Tây Sơn, mương Thuỵ Khuê, sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch ... Đã giải toả lấn chiếm hàng ngàn trường hợp giải phóng hàng vạn m2 hè đường phố và hành lang bảo vệ mương thoát nước.
- Công tác tuyên truyền và phối hợp với các lực lượng: Trong nhiều năm qua Ban đã thường xuyên chú trọng và quan tâm xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với UBND các Quận , Huyện, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự và UBND các Phường , Xã , các đơn vị trong và ngoài ngành cùng hỗ trợ với nhau để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đô thị và bảo vệ công trình giao thông đô thị. Phối hợp với thành hội phụ nữ và các ngành chức năng tham gia kiểm tra phong trào “ Vì môi trường trong sạch không được vứt rác, phế thải ra đường và nơi công cộng ” Thường xuyên tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông đô thị và bảo vệ công trình giao thông đô thị trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đã tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú như in nội dung tuyên truyền trên các báo, tờ rơi, tờ gấp
- Ngoài ra Ban Thanh Tra GTCC còn thường xuyên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành như: phối hợp với Cảnh sát tham gia giữ gìn trật tự giao thông đô thị và bảo vệ công trình giao thông đô thị tại các ngày lễ, các sự kiện quan trọng tổ chức tại Hà nội như: Hội nghị ASEAN, Tiger cup, đón các vị khách quốc tế, kỷ niệm 990 năm Thăng Long Hà nội, SEAGames 22... Hỗ trợ các đơn vị trong ngành tổ chức thi công các công trình giao thông đô thị và tổ chức phân luồng giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông hỗ trợ các đơn vị thi công tại đường Trần Khát Chân, Hoàng Quốc Việt, Kim Liên, Cầu Giấy, Hùng Vương, Nguyễn Chí Thanh, hồ thoát nước Yên Sở, công trình xây dựng nút giao thông Nam cầu Chương Dương ...
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển Ban Thanh tra GTCC Hà nội luôn là một trong những lực lượng tiên phong và đi đầu trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị trên địa bàn Thành phố và để ghi nhận những kết quả đã đạt được, năm 2003 Ban Thanh tra GTCC đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng 3 và nhiều giấy khen của Bộ giao thông vận tải, UBND Thành phố Hà nội.
Chương III.Một số giải pháp của Thanh tra Sở Giao thông Công chính nhằm tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tắc nghẽn giao thông ở đô thị.
1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nâng lực quản lý của Thanh tra Sở Giao thông công chính.
1.1 Về công tác tổ chức.
Theo qui định của Nghị định 80/CP, mỗi Tỉnh, Thành phố, cục Đường Bộ, cục Đường Sông, Đường Sắt có một Ban Thanh tra giao thông công chính. Các Ban này là một chủ thể hoạt động độc lập không phụ thuộc nhau về mặt tổ chức, mỗi Ban hoạt động trên một phạm vi lãnh thổ hoặc một chuyên môn độc lập. Để chỉ đạo thống nhất lực lượng này Sở cần có một bộ phận chỉ đạo hoạt động. Bộ phận này là cơ quan cấp trên chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ cho Thanh tra chuyên ngành theo các phương án sau:
- Phương án 1: Trực thuộc tại Thanh tra Nhà nước của Bộ, hay nói cách khác Thanh tra Nhà nước và Thanh tra chuyên ngành giao thông công chính họp thành một vụ hay cục được gọi là Vụ ( hay Cục ) Thanh tra trong đó có hai bộ phận thực hiện hai nhiệm vụ khác nhau. Một bộ phận làm công tác Thanh tra Nhà nước, một bộ phận chỉ đạo chung lực lượng Thanh tra tại các Cục và các địa phương.
- Phương án 2: Có một bộ phận chỉ đạo lực lượng Thanh tra chuyên ngành giao thông công chính nằm trong Vụ pháp chế và được đổi tên Vụ pháp chế thành Vụ Thanh tra và pháp chế làm thêm nhiệm vụ chỉ đạo, lãnh đạo lực lượng Thanh tra giao thông toàn quốc.
- Phương án 3: Thành lập một cơ quan chỉ đạo, lãnh đạo lực lượng Thanh tra tương đương với các Cục, Vụ của Bộ giao thông, do Bộ giao thông chỉ đạo trực tiếp gọi là Cục Thanh tra chuyên ngành hay Vụ Thanh tra chuyên ngành làm nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng Thanh tra bộ, sắt, thuỷ và lực lượng Thanh tra giao thông tại các địa phương.
1.2. Về cán bộ, thanh tra viên.
Theo nghị định 80/CP qui định: Thanh tra viên là những cán bộ công tác được 2 năm, có trình độ Trung học, Đại học, đã học qua lớp đào tạo Thanh tra chuyên ngành của Bộ. Như vậy có một bộ phận rất đông không đạt tiêu chuẩn như trên nằm ngoài qui định sẽ không phải là thanh tra viên và qui định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ cho đối tượng này thì nghị định 80/CP và quyết định 343 của Bộ giao thông vận tải chưa đề cập đến. Để nâng cao chất lượng đội ngũ Thanh tra viên và phát huy , tạo điều kiện cho tất cả cán bộ, nhân viên phù hợp với tình hình hiện nay nên phân chia lực lượng ra làm 04 loại:
- Cán bộ quản lý.
- Thanh tra viên.
- Nhân viên kiểm tra.
- Nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ.
* Cán bộ quản lý: là những Thanh tra viên được giữ một cương vị lãnh đạo từ Tổ trưởng trở lên bao gồm: Tổ trưởng, Đội Trưởng, Đội phó, Trưởng phó Ban ... vừa làm công tác chuyên môn vừa làm công tác quản lý.
* Thanh tra viên: Là những cán bộ đã công tác trong lực lượng Thanh tra giao thông được 2 năm, có đủ sức khoẻ, cao 1m60 trở lên, nặng trên 50kg, có trình độ Trung học hoặc Đại học, học qua lớp đào tạo Thanh tra chuyên ngành theo chương trình của Bộ Giao thông vận tải ( Tiêu chuẩn theo đúng Quyết định 343/QĐ của Bộ giao thông vận tải ).
Trong các Ban Thanh tra giao thông hoặc giao thông công chính chỉ có những cán bộ được cấp thẻ Thanh tra giao thông mới được quyền và được trao quyền đầy đủ kiểm tra, xử lý vi phạm, được tạm thu giữ, tịch thu các tang vật vi phạm, được tạm định chỉ hoặc đình chỉ các hành vi xâm hại các công trình giao thông hoặc làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đô thị.
Các Ban Thanh tra giao thông hoặc giao thông công chính trong những năm qua đã tuyển dụng cán bộ hoặc điều động cán bộ từ các đơn vị trong ngành trước khi có nghị định 80/CP. Do vậy nhiều cán bộ làm công tác nghiệp vụ như lái xe, nhân viên văn thư, tạp vụ ... hoặc một số cán bộ không đủ trình độ của một Thanh tra viên theo qui định của nghị định 80/CP. Để giải quyết số cán bộ này nên chia làm hai loại:
- Những cán bộ có khả năng về trình độ hoặc gần đủ về thời gian qui định trong lực lượng, có hướng phát triển nên giao nhiệm vụ cho họ giúp việc cho những Thanh tra viên trong việc kiểm tra vi phạm và tổ chức giải toả cưỡng chế vi phạm. Trao cho họ một số quyền nhất định như việc lập biên bản vi phạm, yêu cầu các đương sự vi phạm phải khắc phục ngay tình trạng làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đô thị và kiến nghị với Thanh tra viên xử lý vi phạm. Những quyền hạn này được ghi cụ thể vào giấy uỷ quyền kiểm tra khi họ thi hành công vụ.
- Một bộ phận cán bộ nhân viên làm các công tác chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ như tài chính kế toán, hành chính, lái xe, điều khiển các phương tiện, sử dụng các máy móc trang thiết bị ... được gọi là nhân viên nghiệp vụ, đòi hỏi phải có một trình độ tương xứng về nghề nghiệp, công việc đảm nhận.
1.3. Về chế độ chính sách.
Đa số các Ban Thanh tra giao thông công chính hoặc giao thông vận tải hiện nay được hưởng lương từ ngân sách theo nghị định 25/CP. Việc xếp mức lương như vậy chỉ phù hợp với cán bộ, nhân viên làm công tác nghiệp vụ chuyên môn như văn thư, tài chính, tài vụ, tạp vụ hoặc những cán bộ nhân viên giúp việc cho Thanh tra viên. Số còn lại là Thanh tra viên nên có một chế độ thích đáng hơn vì bộ phận này vừa làm nhiệm vụ khó khăn phức tạp như lực lượng Cảnh sát và có những phần công việc như giải quyết việc khiếu nại, tố cáo, các vấn đề liên quan đến trật tự an toàn giao thông đô thị và bảo vệ công trình giao thông đô thị gần giống như lực lượng Thanh tra Nhà nước. Do vậy lực lượng Thanh tra chuyên ngành nên qui định các thang bậc riêng có chế độ tương xứng với Thanh tra Nhà nước hoặc với Cảnh sát ( mức lương của Cảnh sát và Thanh tra Nhà nước cao hơn nhiều so với mức lương của Thanh tra chuyên ngành )
1.4. Về công tác chuyên môn.
Trong giai đoạn hiện nay và do đặc trưng về nghề nghiệp, lực lượng Thanh tra giao thông và lực lượng Cảnh sát giao thông trật tự có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ này tồn tại là do điều kiện thực tế là phát huy mặt mạnh của từng lực lượng để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy vậy trong công việc cần phải phân định trách nhiệm của từng lực lượng.
Lực lượng Cảnh sát là lực lượng nòng cốt chủ công trong việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội, mọi hành vi xâm hại đến trật tự an toàn giao thông đô thị lực lượng Cảnh sát đều có thẩm quyền kiểm tra và xử lý.
Thanh tra giao thông vận tải, giao thông công chính nên phân định một số vấn đề mang tính đặc trưng, nghiệp vụ có chiều sâu, liên quan đến chuyên ngành được phân công.
Đối với pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông qui định Thanh tra giao thông có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm hại đến công trình giao thông và vi phạm đến trật tự an toàn giao thông đô thị, vi phạm về thể lệ vận tải về kỹ thuật phương tiện vi phạm việc cấp giấy phép điều phương tiện ra sử dụng.
Theo qui định của pháp luật thì lực lượng Thanh tra và Cảnh sát đều có thẩm quyền kiểm tra, xử lý các vi phạm nghị định 36, 39, 40, 48, 49/CP. Theo các nghị định này việc phân định trách nhiệm của từng lực lượng chưa thật cụ thể và chưa thật xác đáng do vậy chưa phát huy được sức mạnh vốn có của từng lực lượng.
Việc phân định rõ chức năng của lực lượng Thanh tra với lực lượng Cảnh sát sẽ tăng thêm sức mạnh của mỗi lực lượng trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đô thị. Theo nghị định 36, 39, 40, 49/CP có thể phân chia các hành vi vi phạm thành 3 nhóm:
Nhóm1:Các vi phạm xâm hại đến công trình giao thông đô thị bao gồm 4 loại:
- Loại 1: Các vi phạm về quản lý thi công các công trình giao thông đô thị.
- Loại 2: Các vi phạm xâm hại công trình G.T. gây cản trở giao thông đô thị.
- Loại 3: Các vi phạm làm biến dạng và hư hỏng công trình giao thông đô thị.
- Loại 4: Vi phạm về chiếm dụng, lấn chiếm công trình giao thông đô thị.
Nhóm 2: Các vi phạm đến trật tự an toàn giao thông đô thị gồm 4 loại :
- Loại 1: Các vi phạm đến trật tự an toàn giao thông tại các bến xe, bến cảng, nhà ga.
- Loại 2: Các vi phạm trật tự an toàn giao thông trên đường giao thông.
- Loại 3: Các vi phạm về trật tự an toàn giao thông làm ảnh hưởng hoặc gây hư hại đến công trình giao thông.
- Loại 4: Các vi phạm khác về trật tự an toàn giao thông.
Nhóm 3: Các vi phạm về chất lượng, kỹ thuật của phương tiện và việc cấp các giấy tờ liên quan đến hoạt động của phương tiện.
Việc phân định trách nhiệm của Thanh tra đó là các vi phạm gắn với các công trình giao thông, các vi phạm gây biến dạng, hư hỏng công trình giao thông và kỹ thuật của các phương tiện lưu hành trên đường giao thông. Đối với Cảnh sát phải chịu trách nhiệm đảm bảo trật tự an toàn giao thông khi các phương tiện lưu hành trên đường.
Theo cách phân định này các vi phạm thuộc nhóm 1, nhóm 3 và nhóm 2 loại 1 và 3 thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng Thanh tra giao thông và tăng cường vai trò của Thanh tra giao thông xử lý các vi phạm trên lĩnh vực này. Còn đối với lực lượng Cảnh sát thì được quyền xử lý tất cả các hành vi vi phạm nhưng cần tăng cường xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của các phương tiện khi hoạt động trên đường giao thông. Như vậy giữa Thanh tra và Cảnh sát có những hành vi thuộc thẩm quyền xử lý của hai lực lượng thì tuân thủ theo qui định của pháp luật là: Cơ quan nào thụ lý trước thì cơ quan đó xử lý.
Trong khi phân định thẩm quyền của từng lực lượng và xác định trách nhiệm của Thanh tra và Cảnh sát còn khó khăn thì việc phối kết hợp giữa các đơn vị trong lực lượng Cảnh sát và Giao thông công chính là cấn thiết để phát huy sức mạnh của từng lực lượng tạo điều kiện cho mỗi bên hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Một vấn đề nữa cần quan tâm đến đó là việc phân định rõ trách nhiệm và công việc của lực lượng Thanh tra giao thông công chính Trung ương với Thanh tra giao thông công chính địa phương. Đây là thực tế đòi hỏi phải sớm có văn bản điều chỉnh lĩnh vực này vì hiện nay trên một địa bàn có rất nhiều lực lượng Thanh tra giao thông công chính cùng kiểm tra, xử lý, công việc bị chồng chéo và ảnh hưởng đến uy tín của Ngành. Vấn đề này cần phân định như sau :
- Các Ban Thanh tra giao thông tại các cục Đường Sông, Đường Bộ hay các Ban Thanh tra thuộc các đơn vị Trung ương quản lý chỉ làm công tác tham mưu, đề xuất, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra hoạt động tại các địa phương hoặc phát hiện các hành vi vi phạm yêu cầu Thanh tra địa phương giải quyết.
- Thanh Tra GTCC địa phương ( Thanh tra giao thông ) có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý các vi phạm và tổ chức cưỡng chế các vi phạm theo qui định của pháp luật.
Các phương tiện cơ giới tham gia giao thông ngày một nhiều, do tình trạng kỹ thuật và sự cố bất thường bị hỏng hoặc do va chạm với các công trình giao thông đô thị khác như va chạm vào thành cầu, cột điện, cây xanh và các công trình phụ trợ khác đã gây ùn tắc giao thông, hư hỏng các phương tiện. Việc cứu hộ, giúp đỡ các phương tiện này hoặc xác định thiệt hại vật chất về phương tiện và hư hại của các công trình giao thông nên giao cho Thanh tra giao thông. Trang bị các thiết bị cứu hộ chuyên dùng để giúp Thanh tra giao thông hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Nhóm giải pháp đề xuất, kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống tắc nghẽn giao thông, đưa kết quả vào thực tiễn.
2.1.Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật cho các cơ quan quản lý Nhà nước.
2.1.1. Đôí với Ủy ban Nhân dân các cấp
Phát huy vai trò quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông trên lãnh thổ, giành điều kiện vật chất và kinh phí thích đáng cho lĩnh vực này. Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, tổ chức sắp xếp lại các nơi họp chợ, không để bán hàng tràn lan trên đường giao thông.
Cụ thể : đối với Hà nội cần tập trung giải toả các vi phạm lấn chiếm vỉa hè làm bục bệ,cầu dẫn xe, buôn bán kinh doanh tại 17 tuyến phố chính. Ngăn chặn và giải toả các vi phạm trên các tuyến đường đang bị lấn chiếm nghiêm trọng như đường Nam Thăng Long, Đường 32, đường Đại Cồ Việt ( Phía Trường Đại học Bách khoa ). Chợ Cống Mọc trên đường Láng, chợ Đêm tại ngã tư đường Láng, Cổng trường Đại học Sư phạm, Gầm cầu Long Biên, Chợ hoa đêm tại ngã ba Quảng Bá cần sắp xếp vào nơi quy định.
Tăng cường vai trò của chính quyền cấp Phường trong việc duy trì chống lấn chiếm các trục đường giao thông và chống tái phạm tại khu vực đã giải toả vi phạm.
2.1.2. Đối với các ngành chức năng.
- Ngành giao thông đưa công tác đào tạo lái xe, lái tầu vào nề nếp; tiến hành kiểm tra lại các cơ sở đào tạo lái tầu, lái xe theo điều kiện tiêu chuẩn lái xe thành lái tầu khách phải đảm bảo số km an toàn mới được lái. Nâng cao chất lượng an toàn phương tiện giao thông đường bộ. Hiện đại hoá các trạm đăng kiểm, nâng cao trình độ chuyên môn và tạo được nghề nghiệp của đội ngũ đăng kiểm viên. Loại dần các phương tiện quá cũ, lạc hậu, chất lượng kém; không cho phép cải hoá xe ô tô tải thành ô tô chở khách. tăng cường quản lý chặt hơn với xe ô tô vận chuyển hành khách liên tỉnh, bắt buộc xe phải vào bến và kiểm tra an toàn tại bến. Đẩy mạnh hiêuk quả hoạt động của lực lượng Thanh tra GTCC.
- Đối với Công an : Phải tăng cường kiểm tra xử lý các vi phạm, xây dựng các phương án ngăn chặn và chống đua xe trái phép, tham mưu cho Chính phủ có các quy định về tịch thu các phương tiện đua xe trái phép và xử lý người đua xe trái phép nghiêm minh hơn nữa.
- Đối với ngành Tài chính : Phải điều chỉnh hình thức thu phạt để tạo điều kiện thuận lợi cho người bị phạt nộp tiền như hiện nay. Có biện pháp và hình thức phù hợp để ngăn chặn sự tiêu cực của người xử phạt bị nộp phạt. Tham mưu cho Thành phố ban hành cơ chế khen thưởng cho lực lượng kiểm tra, kiểm soát.
2.1.3. Xây dựng chuyên trách nòng cốt Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự và Thanh tra giao thông vững mạnh, trang bị đầy đủ các phương tiện, công cụ hoạt động để chủ động trong việc đấu tranh phòng chống các vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
a. Đối với lực lượng Cảnh sát :
Là lực lượng xung kích, chủ lực trong việc đấu tranh giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội. Để lực lượng Cảnh sát làm tròn nhiệm vụ trong việc đấu tranh phòng chống vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau :
- Cần có sự quan tâm đúng mức hơn đối với lực lượng Cảnh sát trật tự trong việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ và có sự phân công phối hợp nhịp nhàng giữa lực lượng Cảnh sát trật tự với Cảnh sát giao thông trong việc xử lý các vi phạm, các phương tiện đua xe trái phép với việc xử lý các hành vi gây mất trật tự trên đường phố, hè phố lấn chiếm các công trình giao thông.
- Trang bị thêm các thiết bị chuyên dùng cho lực lượng Cảnh sát trong việc kiểm tra kịp thời để phát hiện và ngăn chặn các vi phạm và xử lý có hiệu quả như máy đo tốc độ, máy đo nồng độ rượu, các xe phân khối lớn, phương tiện để chuyên chở các tang vật vi phạm. Cho phép lực lượng Cảnh sát áp dụng các biện pháp mạnh để ngăn chặn các hành vi đua xe trái phép như sử dụng vòi rồng, hơi cay, súng bắn đạn cao su, hàng rào lưới, bàn chông, roi điện để sử lý người đua xe trái phép.
- Cần quan tâm hơn về đời sống, chế độ chính sách như lương, phụ cấp, các trang thiết bị cá nhân hiện đại để bảo vệ tính mạng của mỗi chiến sỹ Cảnh sát Nhân dân khi đối đầu với các hành vi nguy hiểm.
- Tiếp tục đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là tạo điều kiện cho việc nghiên cứu học tập, tiếp thu kinh nghiệm quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ ở các đô thị lớn của các nước phát triển đồng thời coi trọng việc giữ gìn kỷ cương trong nội bộ, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ, chiến sỹ tha hoá, tham nhũng sách nhiễu người tham gia giao thông và vi phạm pháp luật.
b - Đối với lực lượng Thanh tra giao thông :
- Là cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ công trình giao thông, thực hiện chức năng thanh tra về bảo vệ công trình giao thông, phối hợp với lực lượng Cảnh sát trong việc đảm bảo an toàn giao thông. Từ khi có pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông và Nghị định 80CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông. Lực lượng thanh tra giao thông trên toàn quốc ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng. Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới lực lượng Thanh tra giao thông cần được chú trọng một số vấn đề sau :
- Cần sửa đổi bổ xung Nghị định 80CP về bộ phận lãnh đạo chuyên môn nghiệp vụ cấp trên của các Ban thanh tra giao thông tại các Cục đường bộ, đường sắt, đường sông và thanh tra giao thông của các Sở giao thông thuộc Bộ giao thông. Quy định cụ thể đội ngũ cán bộ, nhân viên được biên chế trong lực lượng thanh tra và có các tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại cán bộ và được xếp vào các ngạch, các bậc riêng cho phù hợp với lực lượng thanh tra.
- Cần có cơ chế chính sách cụ thể cho lực lượng thanh tra giao thông nhất quán trong phạm vi toàn quốc; quy định cụ thể về các trang thiết bị chuyên dùng cho Ban thanh tra và các Đội thanh tra. Trước mắt trang bị thêm các thiết bị như ô tô, xe máy phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm tra. Các trang thiết bị phục vụ cho cưỡng chế vi phạm như ô tô tải, xe cẩu, xe cứu hộ các phương tiện giao thông đường bộ và các công cụ hỗ trợ khác như đèn tín hiệu, roi, gậy điện.... Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao trình độ nghiệp vụ và phẩm chất người thanh tra giao thông, thường xuyên củng cố về tổ chức làm trong sạch nội bộ, kỷ luật nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật.
2.2. Các giải pháp tổng hợp làm thay đổi căn bản cơ sở hạ tầng giao thông.
* Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống đèn giao thong, các biển hiệu, biển báo:
- Xây dựng tuyến đường vành đai III đoạn Nam Thăng Long - Thanh Xuân - Pháp Vân, mở rộng đường 70 ( Hà Đông - Văn Điển ) để giải quyết cho các xe quá cảnh, các xe vận tải lớn, đặc biệt đoạn đầu nút đường nối tại Văn Điển để chống ùn tắc giao thông. Cải tạo nâng cấp đường vành đai Nam Thăng Long.
- Xây dựng các nút giao thông khác mức tại Ngã Tư Sở, nút Kim Liên, nút Bưởi và mở rộng nút Nguyễn Khuyến...
- Cắm bổ xung các biển cấm đỗ, cấm dừng, có các biện pháp phòng ngừa như làm thêm đường mấp mô, dùng biển chỉ dẫn nhắc nhở lái xe khi vào đoạn đường hay xảy ra tai nạn giao thông, giải quyết các điểm úng ngập cục bộ, tăng cường hệ thống thoát nước để chống ùn tắc giao thông khi có mưa, tăng cường công tác duy tu, duy trì hệ thống đường, hè, hệ thống cọc tiêu, biển báo, đảm bảo duy trì thường xuyên các vạch sơn kẻ đường.
- Phát huy các điểm trông giữ xe hiện có, khai thác có hiệu quả các bến bãi đỗ xe mới được đầu tư xây dựng như Cầu Chui, Ngọc Khánh, Nguyễn Phong Sắc, Nam Thăng Long; tiếp tục xây dựng các điểm trông giữ xe mới tại Đền Lừ, Thanh Trì, Phúc Xá ...
- Tiếp tục phát triển mạng lưới vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt và xe tắc xi, đẩy mạnh hơn nữa năng lực phục vụ của hai loại hình này, đưa tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân lên 10 đến 15%, từng bước tổ chức lại các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, nòng cốt là các tuyến vận chuyển hành khách liên tỉnh bằng xe chất lượng cao.
- Tích cực tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ trong nhân dân dưới nhiều hình thức, phương pháp theo đúng yêu cầu phổ cập pháp luật cho toàn dân và chú ý cho từng đối tượng cụ thể.
- Đẩy mạnh phong trào Nhân dân tự giác đấu tranh với các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, nhất là việc nhanh chóng, kịp thời báo cho các cơ quan hữu quan biết âm mưu, thủ đoạn của các hành vi vi phạm trên lĩnh vực này, đặc biệt là các hành vi đua xe máy, tổ chức đua xe máy và cổ vũ cho việc đua xe máy là một căn bệnh hết sức nhức nhối của xã hội hiện nay.
- Phát động phong trào tự quản ở địa phương, đặc biệt là các vùng Đô thị trong việc quản lý hè đường phố, thành lập các đội tự quản, đội Thanh niên an ninh xung kích cùng lực lượng Cảnh sát, Thanh tra giao thông có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đã vậy, muốn làm giảm các tai nạn giao thông và hạn chế các vi phạm về trật tự an toàn giao thông ta phải áp dụng đồng bộ các biện pháp và phải kiên trì thực hiện, vạch ra kế hoạch và giải pháp cụ thể cho mỗi giai đoạn. Đấu tranh phòng chống các vi phạm trật tự an toàn giao thông nói chung và an toàn giao thông đường bộ nói riêng cũng gắn với cuộc đấu tranh rộng lớn phòng chống các tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác. Chúng ta làm tốt công tác này chính là góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng thủ đô văn minh, giàu đẹp vững bước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chọn khâu đột phá là tổ chức lại giao thông cho hợp lý nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó một số biện pháp khác cũng được thực hiện như sắp xếp lại các điểm họp chợ, kiến nghị thành lập các điểm thu mua nông sản, rau quả. Tổ chức lại các tuyến đường một chiều trong thành phố; xây dựng cấc phương án phân luồng điều tiết giao thông trên quy mô toàn thành phố; phối hợp với các tỉnh giáp ranh triển khai phương án phân luồng liên tỉnh, hạn chế đến mức thấp nhất thời gian ùn tắc giao thông; quản lý và khai thác có hiệu quả trung tâm điều khiển đèn chỉ huy giao thông; hỗ trợ cho các lực lượng tuần tra và các chốt giám sát giao thông, điều hành trên 100 nút đèn chỉ huy giao thôngvv...
Cũng thông qua các công tác điều tra cơ bản, ngành giao thông công chính đã bố trí lực lượng phát hiện, xử lý các vi phạm luật lệ giao thông theo từng chuyên đề như: giải quyết trật tự an toàn giao thông ở các tụ điểm phức tạp, xử lý các vi phạm vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, vi phạm quyết định 26/2003 của UBND thành phố; xử lý các xe tải vào phố cấm, xe khách chạy lòng vòng đón trả khách sai quy định vv... qua đó đã góp phần giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
- Xây mới và nâng cấp, cải tạo các công trình phục vụ giao thông và các công trình hạ tầng xã hội khác tác động lớn đến trật tự giao thông và trật tự công cộng, hoạt động của các phương tiện sẽ dẫn tới tình trạng quá tải và nguy cơ ùn tắc giao thông, đòi hỏi phải có các giải pháp thích hợp, linh hoạt để ổn định tình hình giảm ùn tắc, tránh tai nạn giao thông. Công an thành phố đã xây dựng một kế hoạch tổng thể toàn diện về an ninh trật tự; trong đó tập trung lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông với nhiều giải pháp cụ thể. đồng thời, xuất phát từ thực trạng tình hình giao thông trên địa bàn thàh phố, phòng Cảnh sát giao thông cũng xây dựng một chiến lược về tổ chức giao thông; trong đó đề nghị Chính phủ cụ thể hoá các quy định về việc xây dựng các công trình có liên quan đến giao thông đô thị và trật tự an toàn giao thông đường bộ như: phát triển các phương tiện giao thông công cộng để hạn chế phương tiện cá nhân nhằm tránh ùn tắc giao thông, bảo vệ môi trường và phòng ngừa tai nạn giao thông. Xây dựng hệ thống giao thông tĩnh đồng bộ với việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông " Các công trình mới phải có nơi đỗ xe để giảm bớt sử dụng hè đường ". Các công trình cần có hệ thống tuy nen kỹ thuật để tránh việc đào bới nhiều lần. Chính phủ cũng cần quy định mức hạn chế đăng ký xe ôtô, xe máy, môtô hàng năm ở các thành phố lớn trên cả nước. Khuyến khích và có các lộ trình xây dựng những khu để xe cao tầng để từng bước giải toả các điểm đang sử dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi đỗ, đậu xe vv... Đây thực sự là một thách thức đối với việc quản lý hạ tầng cơ sở ở một địa phương còn quá nhiều hạn chế, bất cập và lộn xộn chồng chéo trong quản lý, phân cấp. Xong, cũng là đòi hỏi chính đáng để xây dựng thủ đô của chúng ta ngày càng văn minh, sạch đẹp, xứng đáng thành phố vì hoà bình.
3. Một số giải pháp đề xuất với đơn vị chủ quản là Sở Giao thông Công chính Thành phố Hà Nội.
Để khắc phục những tồn tại thiếu sót, từng bước hoàn thiện nâng cao chất lượng hoạt động của Sở Giao thông Công chính Hà Nội trong phòng chống ùn tắc giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố. Với kết quả nghiên cứu chuyên đề tôi xin đề xuất kiến nghị với Sở Giao thông công chính cần chỉ đạo tập trung vào việc thực hiện một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Rà soát, bổ sung kiện toàn về mặt tổ chức, tăng biên chế đối với lực lượng Thanh tra giao thông Công chính. Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chống ùn tắc giao thông góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Hiện nay lực lượng chuyên trách chính của Sở Giao thông công chính trong công tác phòng chống ùn tắc và đảm bảo trật tự an toàn giao thông là lực lượng Thanh tra giao thông công chính. Tuy nhiên hiện nay lực lượng Thanh tra GTCC do thiếu về biên chế nên vẫn phải kiêm nhiệm nhiều mặt công tác, quá trình tiến hành chưa thật chuyên sâu. Vì vậy, để đảm bảo cho thành viên trong các lực lượng này có hiệu quả cần phải được kiện toàn về tổ chức, tăng cường về biên chế để đảm bảo về số lượng và hoạt động có chất lượng. Để thực hiện yêu cầu này cần trung thực hiện một số biện pháp sau:
- Kiên toàn tổ chức, tăng cường kiến thức hiểu biết pháp luật đối với lực lượng Thanh tra giao thông công chính chuyên trách ở các cấp. Thông qua rà soát, tiến hành phân loại xác định số cán bộ còn thiếu so với biên chế ở từng cấp để bổ sung, đồng thời có kế hoạch thanh loại số cán bộ năng lực yếu, cán bộ vi phạm không đủ phẩm chất năng lực để có kế hoạch bổ sung cho đủ biên chế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
- Tham mưu đề xuất cho UBND có kế hoạch bổ sung thêm cán bộ đảm bảo đủ biên chế cho từng lực lượng theo quy định. Riêng lực lượng thanh tra giao thông công chính hiện nay còn thiếu gần 90 người theo quy định về biên chế để đảm bảo đủ số lượng cần thiết.
- Tổ chức tiến hành các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ của từng lực lượng thông qua các hình thức: đào tạo tập trung, tại chức và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu qua các đợt tập huấn tuỳ theo điều kiện khả năng của từng cơ quan lực lượng. Việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cần phải được tiến hành thường xuyên và theo các chương trình kế hoạch cụ thể.
- Thường xuyên tổ chức giao ban giữa các lực lượng liên ngành để rút kinh nghiệm đồng thời thông qua đó bồi dưỡng nâng cao khả năng và trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của từng lực lượng trong hoạt động phòng chống ùn tắc và đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Thứ 2: Tập trung đổi mới và nâng cao hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ và các hoạt động chuyên sâu của các đơn vị trong Sở GTCC đối với công tác chống ùn tắc giao thông góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
Việc xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các lực lượng trong Sở giao thông công chính trong hoạt động phòng chống ùn tắc giao thông đảm bảo trật tự an toàn giao thông cần phải được lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất. Để thực hiện yêu cầu đó các cơ quan chức năng cần tham mưu đề xuất cho chính quyền Thành phố ở từng cấp tiến hành một số biện pháp sau đây.
+ Sở Giao thông công chính chủ động xây dựng ban hành các quy chế, quy định cụ thể các biện pháp nghiệp vụ chuyên sâu đối với từng lực lượng trong hoạt động phòng chống ùn tắc giao thông đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Cần có các quy định xác định rõ phạm vi trách nhiệm của từng cấp, từng lực lượng của Sở Giao thông công chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, phối hợp hỗ trợ giải quyết các bất cập trong tổ chức phòng chống ùn tắc giao thông đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
+ Tập chung chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân các cấp các ngành tham gia thực hiện các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông. Tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý đối với các vụ việc hiện tượng vi phạm pháp luật gây tắc nghẽn giao thông như: lấn chiếm không giao giao thông, chạy xe không đúng làn đường hay lạng lách, chen ngang...
Thứ 3. Xây dựng và thực hiện các kế họach đảm bảo tính đồng bộ thống nhất trong việc phối hợp giữa các lực lượng và giữa Sở Giao thông công chính với các cơ quan khác trong áp dụng kết quả thực nghiệm và các đề xuất giải pháp vào thực tiễn phòng chống ùn tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Trong hoạt động đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội ngoài các lực lượng bán chuyên trách, các tổ chức lực lượng quần chúng nòng cốt, các ban ngành có liên quan còn có các lực lượng chuyên trách thuộc cơ quan Giao thông công chính. Để cho các lực lượng này hoạt động có hiệu quả cần xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch liên ngành, trong đó có sự phân công, phân cấp cụ thể, phù hợp. Đồng thời cần có các kế hoạch xây dựng bổ sung lực lượng, củng cố về tổ chức để đáp ứng với yêu cầu tình hình mới.
Đối với các lực lượng chuyên trách về đảm bảo trật tự an toàn giao thông của Sở Giao thông công chính cần phân công và bố trí lực lượng chuyên trách riêng để hoạt động có hiệu quả hơn tránh tình trạng kiêm nhiệm và phải thực hiện các hoạt động đột xuất, hành chính trong quá trình công tác thực hiện nhiệm vụ.
- Cần đề xuất tăng cường thêm quyền hạn cho lực lượng Thanh tra giao thông công chính trong việc phòng chống ùn tắc giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhất là quyền hạn trong thanh tra, kiểm tra, phát hiện xử lý vi phạm và giải quyết các vụ việc phức tạp xảy ra. Cần có văn bản quy định rõ trách nhiệm của lực lượng Thanh tra giao thông công chính, đây phải là lực lượng chính đảm nhận nhiệm vụ. Mặt khác, cần xác định cụ thể phạm vi trách nhiệm của lực lượng khác có liên quan trong quá trình tiến hành và tham gia phối hợp. Đồng thời cần tăng cường thêm điều kiện phương tiện, kinh phí cho lực lượng Thanh tra giao thông chuyên trách về phòng chống ùn tắc và đảm bảo trật tự an toàn giao thông hoạt động có hiệu quả.
Thứ 4. Trên cơ sở tổng kết các mô hình đã xây dựng và thực hiện về phòng chống ùn tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông để tham mưu, đề xuất xây dựng văn bản để quy định các nội dung công tác chống ùn tắc giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho phù hợp
Đi đôi với việc xây dựng củng cố các lực lượng chuyên trách của Sở Giao thông công chính cần quan tâm tới việc xây dựng củng cố và phát huy vai trò của các lực lượng bán chuyên trách, các lực lượng tự quản trong phòng chống ùn tắc giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các địa bàn trong thành phố theo các hướng sau.
Hiện nay một số mô hình lực lượng tự quản trên một số địa bàn trong thành phố đã được xây dựng và hoạt động có hiệu quả. Các mô hình, hình thức tự quản cũng như việc xây dựng củng cố các lực lượng tham gia hoạt động trong các mô hình này đã được tổ chức thực nghiệm và được tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Vì vậy, Sở Giao thông công chính cần tham mưu đề xuất cho chính quyền thành phố các cấp và các cơ quan chức năng cần sớm tổ chức triển khai kết quả của việc tổng kết rút king nghiệm về xây dựng củng cố duy trì hoạt động của các lực lượng tự quản đã được xây dựng ở các địa bàn để nhân rộng. Trong quá trình tiến hành cần kết hợt với các biện pháp tổ chức với việc chỉ đạo khác phục những vấn đề bất cập nảy sinh.
Trên cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm các mô hình đã xây dựng, đánh giá xây dựng các kế hoạch nhân rộng các mô hình này đối với các địa bàn khác của thành phố. Đồng thời cần có văn bản quy định về việc xây dựng các lực lượng tự quản, các mô hình thực nghiệm kèm theo đó là các cơ chế, chính sách, chế độ có liên quan. Cần chú ý thêm tới việc xây dựng củng cố các lực lượng tự quản của các quận, phường và lực lượng thanh niên xung kích của thành đoàn và các lực lượng trực tiếp thực hiện các mô hình trong hoạt động phòng chống ùn tắc giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Hiện nay các lực lượng tự quản của quận, phường đã được xây dựng trên các địa bàn của thành phố về tổ chức không đồng bộ, chưa có một văn bản nào của cấp thành phố quy định về nhiệm vụ, tổ chức, chế độ chính sách và quy chế hoạt động. Về tổ chức của các lực lượng tự quản, một số nơi do quận thành lập và do quận quy định nhiệm vụ giao cho phường quản lý và duy trì hoạt động. Về nhiệm vụ của lực lượng tự quản hiện nay ở các quận, phường quy định cũng chưa thống nhất. Các chế độ chính sách đãi ngộ đối với lực lượng này cũng không thống nhất và rõ ràng, kinh phí chủ yếu vẫn sử dụng quỹ ANTT do nhân dân đóng góp. Vì vậy Sở Giao thông công chính cần tham mưu cho chính quyền thành phố quy định rõ về việc tổ chức thực hiện vấn đề này.
Các cơ quan chức năng cần tham mưu cho chính quyền thành phố có các quy định cụ thể về việc xây dựng các lực lượng tự quản đảm bảo tính thống nhất, các mô hình tự quản đối với các địa bàn để tạo điều kiện cho quá trình tổ chức thực hiện và kiểm tra hướng dẫn.
Thứ 5. Tăng cường trang bị các trang bị, phương tiện cần thiết phù hợp với tình hình thực tế hỗ trợ và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng Thanh tra Giao thông công chính.
Một trong các yếu tố tác động đến chất lượng hiệu quả hoạt động của các lực lượng trực tiếp tiến hành và tham gia phòng chống ùn tắc giao thông đảm bảo trật tự an toàn giao thông đó là chế độ, chính sách đãi ngộ và các điều kiện, trang bị, phương tiện cần thiết thực hiện nhiệm vụ được giao. Đây là vấn đề hiện nay các lực lượng tham gia phòng chống ùn tắc giao thông đảm bảo trật tự an toàn giao thông đang gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục vấn đề này trên cơ sở kết quả thực nghiệm theo chúng tôi cần tập trung giải quyết tốt một số vấn đề sau đây:
Trên cơ sở rà soát thống kê về tình hình tranh bị và phương tiện hoạt động của các lực lượng tham gia chống ùn tắc giao thông đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chính quyền thành phố và các cơ quan chức năng cần chủ động và sớm có kế hoạch trang bị đầy đủ các phương tiện điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động của lực lượng Thanh tra GTCC. Cụ thể
Bổ xung trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Các trang bi phục vụ công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật theo quy định. Các phương tiện, xe chuyên dùng phục vụ công tác cưỡng chế và giải toả vi phạm cho lực lượng Thanh tra GTCC.
Đề nghị cải tiến và có chế độ đãi ngộ phù hợp đối với các lực lượng trong quá trình hoạt động nâng cao tinh thần trách nhiệm và khả năng hoạt động của đội ngũ cán bộ trong các lực lượng chuyên trách.
Tham mưu đề xuất chính quyền thành phố về các kế hoạch hỗ trợ về kinh phí, trang bị, phương tiện, điều kiện phục vụ cho hoạt động của các lực lượng của Sở Giao thông công chính nói chung và Thanh tra giao thông công chính nói riêng. Trước mắt cần trang bị thêm các trụ sở làm việc còn thiếu cho các đội nghiệp vụ của từng lực lượng, trang bị thêm các phương tiện xe cơ giới phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát hiện xử lý vi phạm và các phương tiện thông tin liên lạc, công cụ hỗ trợ cho hoạt động của từng lực lượng.
Tham mưu việc xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách, chế độ đãi ngộ thích đáng đối với các lực lượng tham gia trong phòng chống ùn tắc giao thông đảm bảo trật tự an toàn giao thông.Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với vấn đề phòng chống ùn tắc giao thông đảm bảo trật tự an toàn giao thông bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, trong đó một trong các yếu tố hết sức quan trọng đó là việc củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các lực lượng trực tiếp tiến hành. Nhưng đây là vấn đề phức tạp bao gồm nhiều nội dung khác nhau, vì vậy cần có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp chính quyền thành phố và các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và giải quyết và khắc phục kịp thời những vấn đề bất cập nảy sinh.
KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một nước, giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng, là sợi chỉ nối liền các miền, các vùng trong cả nước thành một thể thống nhất. giao thông hỗ trợ tích cực cho các ngành kinh tế, phát triển, mở mang sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng, các dân tộc trong cả nước. Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới giao thông luôn giữ một vị trí quan trọng hàng đầu trong công cuộc kiến thiết đất nước và họ luôn coi trật tự an toàn giao thông và chống tắc nghẽn giao thông là vấn đề mấu chốt để nâng cao hiệu quả của kinh tế giao thông vận tải. Trật tự an toàn giao thông và chống tắc nghẽn giao thông càng được bảo đảm thì giao thông càng phát huy tác dụng của mình.
Một vấn đề cấp bách hiện nay là tai nạn giao thông và tắc nghẽn giao thông ngày càng có nguy cơ gia tăng, tai nạn giao thông là hiểm hoạ đối với đời sống xã hội và từng người. Hàng năm tai nạn giao thông đã cướp đi tính mạng hàng trăm người và làm tàn phế hàng ngàn người khác, làm thiệt hại tài sản đến hàng tỷ đồng. Tắc nghẽn giao thông cũng làm lãng phí cho nền kinh tế hàng nghìn tỷ đồng và còn làm lãng phí thời gian ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Vì thế tăng cường đấu tranh phòng chống các vi phạm trật tự an toàn giao thông và chống tắc nghẽn giao thông có ý nghĩa hết sức trọng đại.
Phân tích rõ nội dung, thực trạng về tình hình trật tự an toàn giao thông của Hà nội, chúng ta thấy được những thành tựu và những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông trong giai đoạn hiện nay và đề ra được các biện pháp đúng đắn làm giảm các tai nạn giao thông, giảm tắc nghẽn giao thông đấu tranh với các vi phạm về trật tự an toàn giao thông và tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.
Để làm tốt công tác này, trước tiên chúng ta phải hoàn chỉnh các văn bản pháp luật làm cơ sở để tăng cường quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng, đồng thời phải có đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng tương xứng. Tăng cường vai trò thanh tra, kiểm tra của lực lượng Cảnh sát nhân dân và Thanh tra giao thông, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, phát động phong trào tự quản của nhân dân trong việc đấu tranh phòng chống tắc nghẽn giao thông, phòng chống các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, làm giảm các tai nạn giao thông.
Nếu chúng ta làm tốt được những vấn đề đã nêu ở trên chắc chắn trật tự an toàn giao thông - đô thị ở Hà nội sẽ có những chuyển biến tích cực. Trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21, Hà Nội chuẩn bị đón chào sự kiện "1000 năm Thăng Long ". Chúng ta phải có những công trình mang dấu ấn thời đại. Chính với lý do đó, Ngành giao thông công chính của thủ đô Hà Nội đang giữ một vai trò hết sức quan trọng là cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý điều hành cũng như cải tạo và nâng cấp mở mang toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở về giao thông đô thị. Ngành giao thông công chính nên có những đề xuất, những dự án lớn phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở đất nước ta, sánh ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình “ Kinh tế đô thị”.
Giáo trình “ Quản lý đô thị”.
Mét sè vÊn ®Ò qu¶n lý Nhµ níc vÒ an ninh quèc gia, trËt tù an toµn x· héi (PGS, TS. NguyÔn Xu©n Yªn) – Nhµ xuÊt b¶n C«ng an nh©n d©n
ChØ thÞ sè 22/CT-TW cña Ban BÝ th Trung ¬ng §¶ng ngµy 24/2/2003 vÒ t¨ng cêng sù l·nh ®¹o cña §¶ng ®èi víi c«ng t¸c ®¶m b¶o trËt tù an toµn giao th«ng.
NghÞ quyÕt sè 13/2002/NQ-CP ngµy 19/11/2002 vÒ c¸c gi¶i ph¸p kiÒm chÕ gia t¨ng vµ tiÕn tíi gi¶m dÇn tai n¹n giao th«ng vµ ïn t¾c giao th«ng
NghÞ ®Þnh sè 15/2003/N§-CP ngµy 19/2/2003 cña chÝnh phñ quy ®Þnh xö ph¹t hµnh chÝnh vÒ giao th«ng ®êng bé.
Mét sè b¸o ®iÖn tö:
http:// www.dantri.com.vn
http:// www.vnexpress.com
http:// www.vietnamnet.vn
http:// www.nhandan.com.vn
http:// www.thanhnien.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33301.doc