+ Hoàn thiện công tác quản lý hạn ngạch: Năng lực sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của ngành còn lớn hơn nhiêu so với hạn ngạch ta được hưởng. Vì vậy, một mặt Chính Phủ cần đẩy mạnh công tác quản lý và tìm kiếm hạn ngạch mỡi, mặt khác cần hoàn thiện công tác quản lý đảm bảo công bằng, nghiêm minh trong công tác phân bổ. Tổ điều hành của Liên bộ cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa, theo dõi thường xuyên tình hình thực hiện hạn ngạch đạt hiệu quả cao. Đồng thời tăng cường hình thức thưởng hạn ngạch để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu trong nước để sản xuất, để xuất khẩu và đặc biệt là xuất khẩu trực tiếp .
+ Chính sách tỷ giá hối đoái: Đối với ngành dệt may nhu cầu xuất khẩu là rất lớn, vì vậy việc duy trì một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý như hiện nay là hợp lý. Tuy nhiên do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ, cần phải có giải pháp khéo léo điều chỉnh tỷ giá hối đoái, mối quan hệ chặt chẽ giữa tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu, chú ý đến tỷ lệ lạm phát trong và ngoài nước, cán cân thương mại và khuynh hướng thay đổi gí của đồng tiền. Việc điều chỉnh cần được thực hiện từ từ qua từng giai đoạn nên tiến hành lúc có lạm phát ỳ và thời điểm khi nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của nước ta đang ở mức tăng.
+ Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may: Cần kêu gọi rộng rãi và có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may. Riêng đối với hình thức xuất khẩu FOB cần ưu tiên trong việc thành lập các liên doanh may xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU Chỉ đạo các bộ, ngành sớm triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách mà Chính phủ đã đồng ý dành cho ngành dệt may trong chiến lược tăng tốc phát triển
88 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB của công ty may Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sản phẩm, tạo công ăn việc làm và đảm bảo đời sống cho người lao động. Khai thác triệt để những gì mình có cũng như nắm bắt một cách có hiệu quả các cơ hội mà môi trường kinh doanh tạo ra để tong bước tạo lập các điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức FOB qua đó nâng cao năng lực và uy tín của Công ty trên thị trường may mặc xuất khẩu. Trong tương lai công ty may Chiến Thắng sẽ phát triển để hướng tới mô hình một “ Trung tâm sản xuất – kinh doanh- thương mại tổng hợp ”. Hiện tại ban giám đốc Công ty đang tập trung xây dung mô hình tổ chức sản xuất quản lý kinh doanh gọn nhẹ hiệu quả cao theo hướng giảm dần tỷ lệ về gia công và tăng nhanh tỷ lệ theo phương thức kinh doanh mua nguyên liệu bán thành phẩm. Phương hướng đó được thể hiện bằng các bước đi chiến lược sau:
- Về mặt hàng xuất khẩu: Để xuất khẩu hàng FOB thì chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy mục tiêu của Công ty là tập trung sản xuất các mặt hàng có thế mạnh và chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Đó là các sản phẩm áo Jacket, áo sơ mi, quần, áo váy các loại…Bên cạnh đó Công ty sẽ cố gắng đưa thêm một số hàng may mặc mới có chất lượng cao vào sản xuất và xuất khẩu như áo bơi, áo khoác gió… Mẫu mã, kiểu dáng sẽ được nghiên cứu tìm hiểu thông qua Viện mốt Việt Nam. Từ đó Công ty có thể đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu tránh trường hợp lệ thuộc vào một số mặt hàng, khách hàng truyền thống.
Dự kiến cơ cấu mặt hàng xuất khẩu trung bình của Công ty trong những năm tới:
+ Sản phẩm may: 1350 ( nghìn sản phẩm )
+ Găng tay da : 2550 (nghìn sản phẩm)
+ Sản phẩm thảm len: 1200 (m2)
- Về loại hình xuất khẩu: Chuyển sang kinh doanh theo hình thức “mua đứt bán đoạn” sẽ ngày càng nhiều hơn, đồng thời giảm dần tỷ lệ hàng gia công. Tỷ trọng hàng FOB tăng lên 50% vào năm 2005 và trên 70% năm 2010
Chỉ tiêu
2005
2010
Nội địa
Xuất khẩu
Tổng
Nội địa
Xuất khẩu
Tổng
FOB
GC
FOB
GC
Tỷ trọng
11
55
45
100
16,00
70
30
100
Doanh thu(tỷ.đ)
12,11
48,99
53,9
115
24,00
156
30,00
210
Như vậy từ nay đến năm 2005 công ty may Chiến Thắng cần phấn đấu đạt tổng doanh thu là 115 tỷ tăng 16% năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 30 triệu USD gần gấp đôi so với năm 2001 đạt tốc độ tăng trưởng 15% năm. Số lượng sản phẩm xuất khẩu về cơ bản phải đạt trên 5 triệu sản phẩm cho các mặt hàng găng tay da, sản phẩm may và thảm len. Tổng số nộp ngân sách nhà nước phải tăng gấp đôi năm 2001. thu nhập đầu người tăng từ trên 900 nghìn đồng năm 2000 lên tới 1,3 triệu đồng năm 2005 để có thể đủ sức giữ những người công nhân giỏi ở lại với Công ty .
- Về thị trường hàng may mặc xuất khẩu: Tiếp tục duy trì, củng cố và khai thác tốt các thị trường hiện có thông qua các kênh phân phối chính và đặc biệt là văn phòng đại diện mới đặt tại CHLB Đức năm 2001.Tập trung mọi nỗ lực nhằm tiếp cận và hoạt động có hiệu quả tại thị trường Mỹ đồng thời mở rộng hoạt động tại các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga…Ưu tiên đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc theo hình thức FOB vào thị trường Mỹ, Canada, Đức…và lấy đó làm cơ sở cho hoạt động của Công ty nhanh chóng tiếp cận các thị trường mới tiềm năng là thị trường Mỹ La Tinh, Trung cận Đông, Iran.
Dự tính giá trị xuất khẩu tại các thị trường từ nay đến 2005:
- Thị trường EU: 41,8%
- Thị trường Nhật: 6,86%
- Thị trường Mỹ: 30,92%
- Thị trường khác: 20,82%
Bảng 21: Một số chỉ tiêu cụ thể:
stt
Chỉ tiêu
Đvt
2003
2004
2005
2010
1
Giá trị sản xuất CN
Tr.đ
69.000
75.500
85.400
178.300
2
Tổng doanh thu
”
100.000
110.000
115.000
210.000
3
KNXK(theohợpđồng)
1000USD
5.700
5.900
6.520
12.810
4
Tổng kim ngạch NK
”
16.000
21.800
23.600
4.670
5
- Nhập thiết bị
”
1.290
200
200
6
- Nguyên vật liệu
”
15.710
21.600
23.400
7
Tổng sản lượng sản phẩm
1000sp
4.900
5.450
5.870
11.100
8
Sảnlươngsp-xuất khẩu
”
9
- Sản phẩm may
”
1.150
1.250
1.370
2.400
10
- Găng tay da
”
2.300
2.400
2550
4.100
11
- Thảm len
M2
700
900
1000
2500
12
Tổng số lao động
Người
2956
3.100
3.160
3.600
13
Thu nhập bình quân
1000.đ
1.078
1.198
1.290
1.830
14
Tổng số nộp NS
Tr.đ
544
608
704
1.740
II. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức FOB của công ty may Chiến Thắng.
1. Các giải pháp thuộc về phía Công ty.
1.1 Đẩy mạnh hoạt động Marketing trong kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc.
Hoạt động Marketing trong kinh doanh xuất khẩu là nghiên cứu nắm bắt thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Công tác nghiên cứu thị trường là cả một quá trình xác địng các vấn đề:
+ Khách hàng cần sản phẩm gì.
+ Địa điểm người tiêu dùng là xác định trạng thái cung cầu ở các không gian khác nhau, từ đó có thể xác định được nhu cầu thực tế và nhu cầu tiềm năng.
+ Giá cả hợp lý đòi hỏi phải đáp ứng những chi phí của quá trình sản xuất đồng thời cũng là yếu tố cạnh tranh.
+ Giới thiệu quảng cáo, thúc đẩy xúc tiến bán hàng.
Nghiên cứu thị trường để thích ứng với thị trường luôn biến động là biện pháp quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp may mặc xuất khẩu nào. Chú trọng công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường nhiều khi là yếu tố quyết định cho sự thành công của các doanh nghiệp may xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
Đối với công ty may Chiến Thắng, một trong những khó khăn còn tồn tại trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu hàng FOB là sự hạn chế trong công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường. Mặc dù có hẳn một phòng Kinh doanh- tiếp thị và Phòng XNK đảm nhiệm nhưng chưa được tập trung chú ý, phần lớn tập trung vào việc thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu chứ không có sự phân công rõ ràng cho công tác này. Nhận thức được điều này, ngay từ bây giờ, muộn còn hơn không, các doanh nghiệp cần có sự quan tâm đến công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường. Và phải đặt thành một nội dung quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mình. Từ đó có kế hoạch, biện pháp tổ chức và đầu tư thích đáng cho nó. Chi phí cho công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường phải xem là một bộ phận không thể thiếu được trong kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Để hoạt động nghiên cứu và nắm bắt thị trường thực sự đem lại hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu theo hình thức FOB, Công ty cần quan tâm thực hiện các biện pháp sau:
+ Với điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, các hoạt động trực tiếp khảo sát thị trường còn hạn chế, để giới thiệu được công ty, doanh nghiệp của mình với khách hàng, thu hút được khách hàng đến với mình, một yếu tố quan trọng là phải làm tốt công tác thông tin quảng cáo. Phải coi đó là một nghiệp vụ quan trọng trong chiến lược marketing của công ty, doanh nghiệp. Bên cạnh các hình thức như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo ấn phẩm, pa nô áp phích, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước Công ty có thể mở trang Web quảng cáo lấy tên giao dịch là CHIGAMEX, vị trí hiển thị Banner trên trang chủ sau đó kết nối sau đó về trang Web của Tông công ty dệt may Việt Nam với địa chỉ : , cụ thể mở trang Web:
- Chi phí đặt Banner là 5 triệu/ tháng
- Kích thước 468 x 60 pixel
- Dung lượng 20 Kb
+ Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì thông tin về thị trường về hàng hoá, giá cả là rất phong phú. Công ty may Chiến Thắng cần tìm ra và khai thác tốt mọi thông tin liên quan đến sản phẩm và quá trình kinh doanh của mình. Việc nghiên cứu có thể tiến hành thông qua sách báo, truyền hình… và đặc biệt qua mạng Internet để đó có thể rút ra được những kết luận về sản phẩm may mặc của Công ty muốn xuất sang thị trường đó cần có những đặc điểm gì về chất lượng, giá cả như thế nào, mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ ra sao và sự cạnh tranh ở thị trường đó ở mức độ nào, trên cơ sở đó đưa ra chính sách phân phối và giá cả hợp lý.
+ Một vấn đề hết sức quan trọng là Công ty cần duy trì tốt mối quan hệ với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước như Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Tổng công ty dệt may Việt Nam, Hiệp hội may,Thường vụ của ta tại các nước…Đồng thời bằng các mối quan hệ năng động, nhạy bén của mình với các văn phòng, cơ quan khác ở nước ngoài Công ty có thể khai thác nắm bắt thông tin của các thị trường khác nhau và tìm kiếm thị trường không hạn ngạch.
+ Để làm tốt công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường, công ty cần quan tâm nhiều đến bộ phận chức năng chuyên làm công tác thị trường như có thể thành lập một nhóm Marketing với các nhân viên từ hai phòng Kinh doanh-tiếp thị và Phòng XNK và có chính sách đầu tư thích đáng cho công tác đó cụ thể đổi mới cơ sở vật chất, cho sử dụng mạng Internet, cho đi học để nâng cao nghiệp vụ, khi có cơ hội có thể gửi được các cán bộ có trình độ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của một số nước láng giềng, những nước đã đi trước ta trong lĩnh vực xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc này. Nhóm Marketing này sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đề thu thập và xử lý thông tin về tình hình tiêu thụ và thị trường một cách kịp thời, đồng thời thay mặt Công ty giữ tốt mối quan hệ với các bộ phận cơ quan chức năng có liên quan đến công tác thị trường và Công ty sẽ có chế độ khen thưởng vật chất khi họ tìm kiếm được các đơn đặt hàng cho Công ty
+ Vì sản phẩm xuất khẩu chính của Công ty hầu hết là quần áo mùa đông nên Công ty sẽ xúc tiến công tác quảng cáo và tiếp thị từ tháng 5 đến tháng 7 đây chính là giai đoạn chuẩn bị vào đông ở các nước phương Tây. Sau khi thành lập Văn phòng đại diện của Công ty tại Đức, Công ty phải đảm bảo nó đi vào hoạt động có hiệu quả với nhiệm vụ thường xuyên tiếp cận với khách hàng cũng như cung cấp thông tin về tiêu thụ, giá cả và có dự báo cần thiết về nhu cầu của thị trường, khách hàng để Công ty có bước xử lý chính xác và ra quyết định kịp thời. Đồng thời, nó có nhiệm vụ thay mặt Công ty chào hàng, đàm phán giao dịch, giới thiệu mặt hàng xuất khẩu của Công ty tới khách hàng, các Công ty nước ngoài và đây là cơ sở cho việc ký kết hợp đồng được diễn ra thuận lợi
Khó khăn trước mắt còn nhiều, song nếu quan tâm đúng mức và chú trọng thích đáng chắc chắn Công ty sẽ khắc phục được những hạn chế hiện nay trong công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường, góp phần đưa Công ty có thể nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức FOB với hiệu quả cao.
1.2 Mở rộng phát triển thị trường nguyên vật liệu phục vụ may xuất khẩu.
Để đảm bảo nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung và cho quá trình đẩy mạnh hình thức FOB nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng đối với Công ty. Nó là nhân tố giúp cho Công ty có thể ổn định sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả cũng như giữ được chữ tín của mình với bạn hàng nhập khẩu.
Hiện nay, nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng may mặc xuất khẩu của Công ty chủ yếu nhập từ nước ngoài bởi nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng chủng loại đa dạng của khách hàng vừa thiếu lại vừa yếu. Công ty nhập nguồn nguyên phụ liệu chủ yếu từ các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…những thị trường này phát triển hơn ta rất nhiều. Công ty cần có mối liên hệ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức cung cấp nguồn nguyên phụ liệu có chất lượng cao và ổn định phục vụ cho quá trình sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, Công ty cần có các biện pháp thích hợp trong quá trình hợp tác để tránh bị phụ thuộc vào một số nhà cung cấp chủ yếu, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình nhập khẩu, cụ thể:
+ Thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường may mặc quốc tế, có quan hệ với nhiều đối tác, nhà cung cấp nước ngoài để có những thông tin cần thiết, đa dạng hoá được nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào tránh cho Công ty bị thiệt thòi do thiếu hiểu biết về thị trường đồng thời xây dung mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức này để họ dành cho ta những ưu đãi trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu như vấn đề thanh toán, giá cả, điều kiện giao hàng…
+ Trong quá trình gia công xuất khẩu cho các khách hàng nước ngoài, nhất là EU, Mỹ, Nhật Công ty nên tìm hiểu rõ họ lấy nguồn nguyên phụ liệu ở đâu, chất lượng và giá cả ra sao để làm cơ sở cho Công ty tham khảo khi tự mình tiến hành nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình xuất khẩu theo hình thức FOB.
+ Tuy nhiên đó chỉ là vấn đề trước mắt, về lâu dài Công ty phải có sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức sản xuất nguyên phụ liệu trong nước. Vì nếu chỉ dựa vào các nguồn nguyên liệu từ nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc vào nước ngoài, thiếu tính chủ động trong sản xuất kinh doanh, giảm hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, bởi vậy, doanh nghiệp cần phối hợp một cách chặt chẽ với các cơ sở dệt trong nước trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất như các Công ty dệt 8/3, Công ty dệt 19/5, Công ty dệt vải công nghiệp, Công ty dệt nhuộm Hà Đông...và các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu như Công ty khoá Nha Trang, chỉ Coats Tootal Phong Phú, vải lót của công ty Sankei-VN, cúc của Công ty liên doanh Việt Thuận… Đây là các cơ sở đã có mối quan hệ mật thiết với nhiều công ty may và đã từng cung cấp cho các công ty này những nguyên phụ liệu có thể đáp ứng cho sản xuất hàng may xuất khẩu với gía cả cạnh tranh.
Để nâng cao hiệu quả trong quá trình xuất khẩu theo hình thức FOB, Công ty cần nắm bắt được mặt hàng của các tổ chức này, xây dung các mối quan hệ lẫn nhau đồng thời cung cấp cho họ những thông tin cần thiết để có thể sản xuất ra các sản phẩm theo yêu cầu của hoạt động sản xuất xuất khẩu. Điều đó sẽ giúp cho xí ngiệp tạo ra sức mạnh tổng hợp với các chu trình kép kín, đồng bộ từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra cuối cùng với chất lượng tốt nhất và khả năng cạnh tranh cao nhất. Giúp cho quá trình đẩy mạnhk xuất khẩu hành FOB của Công ty diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài việc liên kết sản xuất với các ngành phục vụ nguyên liệu may, Công ty cần tíên hành quan hệ tốt với các tổ chức yếu tố vào để tạo điều kiện phát huy được tiềm năng cơ sở vật chất và tạo khả năng cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, cụ thể:
- Quan hệ tốt với các xí nghiệp cơ khí Gia Lâm cung cấp cho họ những thông tin về những nhu cầu đổi mới, thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị của doanh nghiệp. Đồng thời các xí nghiệp cơ khí máy có thể tư vấn thông tin kịp thời cho doanh nghiệp trong việc đầu tư thiết bị máy móc công nghệ một cách hiệu quả nhất.
Ngoài hợp tác với các cơ sở trong nước, cũng cần chú ý trong việc phối hợp với các hãng nước ngoài cung cấp phụ tùng thiết bị cho doanh nghiệp.
- Quan hệ tốt với các cơ sở đào tạo như trường đại học Bách Khoa có chuyên ngành đào tạo kỹ sư may, các trường kỹ thuật, trung tâm dạy nghề, ĐH Kinh tế…Đây chính là nơi sẽ đào tạo và cung cấp cho doanh nghiệp những công nhân kỹ thuật lành nghề, những cán bộ có năng lực giúp cho doanh nghiệp vượt qua được khó khăn, không ngừng vươn lên để khẳng định mình trên thị trường thế giới. Công tác này có thể được thể hiện dưới các hình thức như tổ chức các cuộc kiểm tra tay nghề công nhân, tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn cho cán bộ công nhân viên để nâng cao trình độ nghiệp vụ.
- Quan hệ tốt với các trung tâm nghiên cứu mẫu mốt như trung tâm Padin, Viện mốt…Doanh nghiệp cần quan hệ tốt với các trung tâm nghiên cứu mẫu mốt để có được những thông tin về những mẫu mốt đang được thịnh hành nhất ở nước ngoài hay có được những cơ hội để được thử nghiệm những mẫu mốt mới nhất của các trung tâm này ra thị trường nước ngoài, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, công ty.
- Quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng.
Quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng để có thể nhanh chóng tiếp cận được với những nguồn vốn cho vay ưu đãi giúp cho doanh nghiệp giải quyết vấn đề nan giải hiện nay là thiếu vốn. Họ cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời những lúc nhu cầu vốn lên cao.
1.3 Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn.
Như chúng ta đã biết, vốn là một nhân tố vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng FOB Công ty cần phải có một lượng vốn kinh doanh lớn, bởi khi xuất khẩu theo hình thức này Công ty tự kiếm đầu vào lẫn đầu ra, phải đối mặt với nhiều rủi ro có thể phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Để khắc phục tình trạng thiếu vốn hiện nay, Công ty cần chú ý đặc biệt đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn khác nhau. Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn vốn sau:
+ Vốn tự có của doanh nghiệp: đây là nguồn vốn được hình thành từ lợi nhuận sau thuế và khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp. Nó có ưu điểm là Công ty có thể chủ động huy động chúng và sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty chủ yếu vẫn thực hiện gia công xuất khẩu nên hiệu quả kinh tế đạt được còn thấp, lợi nhuận sau thuế chưa tích luỹ được nhiều nên chưa tạo được nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển. Vì vậy, vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ khấu hao máy móc thiết bị phải luôn được Công ty quan tâm chú ý, coi đây là nguồn vốn quan trọng cơ bản trong sản xuất kinh doanh.
+ Sự hỗ trợ vốn của Tổng Công ty: Trong điều kiện cạnh tranh khốc nghiệt như hiện nay thì việc huy động vốn vào sản xuất là rất cần thiết. Là một hành viên của Vinatex, Công ty có thể tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng công ty có thêm được các nguồn vốn vay ưu đãi, giảm bớt được sự phụ thuộc vào các nguồn vốn bên ngoài, tức là giảm được sự rủi ro trong kinh doanh
+ Vay vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác: Vấn đề đặt ra là Công ty phải cân nhắc không nên vay quá nhiều vì như thế rủi ro cao, trường hợp Công ty bị chiếm dụng vốn hoặc nợ đọng quá nhiều sẽ rất khó khăn trong việc trả nợ. Mặt khác lãi suất vay không phải là nhỏ Công ty cần cân nhắc thời hạn vay, vay tổ chức tín dụng nào, cơ cấu vốn ra sao để đem lại hiệu quả cao nhất cho Công ty
+ Huy động vốn nhàn rỗi của các cán bộ, công nhân viên công ty.
+ Nguồn vốn liên doanh liên kết với một số hãng nước ngoài như hãng Hangdong của Hàn Quốc, Nature của Đài Loan…Việc huy động và sử dụng nguồn vốn này có thể thông qua tiếp nhận máy móc thiết bị công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý… Song để thực hiện được điều này cần phải có các dự án khả thi, điều kiện phù hợp để tránh sự phụ thuộc vào đối tác.
+ Cũng xin được trình bày thêm ở đây một nguồn vốn nữa mà trong thực tế áp dụng, nó không mấy khi được tính đến ở các doanh nghiệp khi góp vốn liên doanh, đó là “nguồn vốn ảo”. Ví dụ, nguồn nhân lực lao động của công ty, là năng lực và kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên, là uy tín của công ty (còn gọi là phần mềm). Đây là một phần rất quan trọng góp phần không nhỏ trong việc quyết định sự thành công của công ty trong kinh doanh, vì vậy cần thiết phải được tính đến khi góp vốn liên doanh.
Tóm lại, để có thể đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì có thể kết hợp việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đặt ra là làm sao có thể sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải chủ động tính toán và xây dựng kế hoạch tài chính rõ ràng cho từng khoản đầu tư và cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh mà vẫn có thể trả được lãi xuất và các khoản nợ
1.4 Nâng cao chất của sản phẩm
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là sau khi Việt nam chính thức tham gia hội nhập AFTA vào đầu năm 2006, khi hạn ngạch và các hàng rào phi thuế quan khác được bác bỏ, thị phần mỗi nước xuất khẩu hàng dệt may đặc biệt là hàng FOB phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ưu thế của sản phẩm may xuất khẩu trực tiếp là chất lượng cao, kiểu dáng mẫu mã phù hợp thị hiếu người tiêu ding, giá cả hợp lý và giao hàng đúng thời hạn. Do đó muốn nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm công ty may Chiến Thắng phải chú ý tới các vấn đề sau:
Cải tiến chất lượng sản phẩm :
Đối với hàng may mặc, các biện pháp cạnh tranh “phi giá cả”, trước hết là cạnh tranh về chất lượng hàng hoá, trong rất nhiều trường hợp trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh. Chẳng hạn một số thị trường xuất khẩu hàng FOB chính của Công ty như EU, Canada, CHLB Nga…và triển vọng mới là thị trường Mỹ đều là thị tường khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng. Người tiêu dùng ở thị trường này có khả năng thanh toán cao, nên yếu tố chất lượng và nhãn mác sản phẩm được chú ý hơn giá cả.. Sản phẩm may có chất lượng thoả mãn nhu cầu khách hàng không chỉ tính đến các đặc tính kỹ thuật mà người ta chú ý nhiều đến những tính chất đặc biệt của nó mà người tiêu dùng ưa chuộng như: tính mềm mại, mịn màng, thoáng mát, ít được biến dạng, có cảm giác thoải mái trong sử dụng, sạch sẽ…Những sản phẩm này được tạo ra từ những nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên như: bông, len, tơ tằm, tơ sợi hoá học siêu mảnh…sản xuất trên những thiết bị và công nghệ hiện đại. ứng với một số chủng loại nguyên liệu được sản xuất trên một dây chuyền thiết bị công nghệ đã được lựa chọn, chất lượng mặt hàng được sản xuất tạo ra phụ thuộc vào cả quá trình sản xuất. Vì vậy để có chất lượng mặt hàng may xuất khẩu cao phải quản lý quá trình sản xuất và theo nghĩa rộng hơn là quản lý chất lượng mặt hàng đồng bộ.
Kinh nghiệm cho thấy rằng: Chất lượng sản phẩm được nâng cao nếu có những điều kiện cụ thể để sản xuất hàng hoá có chất lượng cao. Những điều kiện đó là:
- Yêu cầu về chất lượng phải rõ ràng, không mơ hồ và được viết thành văn bản, được phổ biến rộng rãi trong toàn Công ty .
- Những điều kiện kỹ thuật phải được trang bị đầy đủ để đạt yêu cầu về chất lượng
- Mỗi thành viên trong Công ty có thể đánh giá được công việc của họ có đáp ứng được yêu cầu chất lượng không, biết phải làm gì để ngăn chặn việc sản xuất ra sản phẩm kém chất lượng và xấu. Đồng thời thấy rõ được hậu quả do chất lượng tồi gây ra cho Công ty.
Như vậy chất lượng là yếu tố quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu hàng FOB của Công ty, do đó cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
àXây dựng chính sách chất lượng của Công ty .
Sau khi tiến hành triển khai xây dựng hệ thống ISO 9001 phiên bản 2000, Công ty phải xây dựng và hình thành chính sách chất lượng của Công ty. Chính sách này phải phản ánh được định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản trong lĩnh vực quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo thực hiện đầy đủ chính sách đó có tính cam kết vơi chất lượng của Công ty đối với nhu cầu của khách hàng đồng thời chính sách chất lượng của Công ty phải được viết thành văn bản độc lập và được phổ biến rộng rãi với mục đích: nâng cao vị trí của Công ty bằng những sản phẩm có chất lượng cao, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường bằng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn đối thủ cạnh tranh.
Để sản phẩm may của Công ty chiếm lĩnh và phát triển tên thị trường thế giới nhất là theo phương thức FOB gắn liền với các biểu tượng có uy tín, chất lượng cao của nhãn hiệu Việt Nam, bên cạnh việc hoàn thiện áp dụng ISO 9001 với 11 quy trình thì Công ty phải từng bước tiến tới áp dụng ISO 14000 và SA 8000 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đây là điều kiện quan trọng cho Công ty có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường hàng đầu thế giới như EU, Mỹ, Nhật Bản…
àXây dựng hoạt động đảm bảo chất lượng sản phẩm: Quản lý chất lượng theo chi phí hiệu quả là một phương pháp đánh giá hiệu suất tổng hợp của quản lý chất lượng. Hoạt động đảm bảo chất lượng phải bao gồm các biện pháp phòng ngừa sai hỏng với phương châm “ Làm tốt ngay từ đầu ” đòi hỏi Công ty phải chuẩn bị đầy đủ và cung cấp các phương tiện để đáp ứng yêu cầu sản xuất như:
- Tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại, đồng bộ, đúng hướng có trọng điểm nhằm tạo nên sự thay đổi cơ bản về chất trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp, đưa trình độ công nghệ thiết bị trở nên hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực. Cũng cần phải nói thêm ở đây là do điều kiện đầu tư ở Việt Nam không đồng bộ và còn nghèo nàn nên vấn đề được đề ra là làm sao tận dụng một cách hiệu quả nhất các máy móc hiện có, tránh sự lãng phí không cần thiết, từ đó tăng tính hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty đã có dự án đầu tư năm 2003 một hệ thống thiết kế mẫu với tổng mức đầu tư là 1,247 tỷ đồng, đầu tư thiết bị chuyên dùng tại Hà Nội với tổng mức đầu tư 1,287 tỷ đồng và ở Bắc Kạn là 4,477 tỷ đồng.
- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu, đảm bảo cho việc cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn và bảo quản tốt tránh xuống phẩm cấp. Cần chú ý rằng nguyên liệu sợi vải là những hàng hoá hút ẩm mạnh dễ hư hỏng.
- Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu mã và tài liệu kỹ thuật bên đặt hàng cung cấp về mã hàng, quy cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói bao bì.
-Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Muốn sản phẩm có chất lượn g cao, giá cả phù hợp thì người lao động phải có trình độ cao, nghiêm túc trong công việc và được bố trí hợp lý để khai thác tối đa những khả năng của họ. Qua đó tăng năng suất lao động và tạo cho người lao động có thu nhập ổn định hơn.
Chăm lo đào tạo, khuyến khích vật chất đối với đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề là động lực quan trọng thiết thực để nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. Việc thường xuyên tổ chức các khoá học đào tạo để nâng cao trình độ công nhân là điều nên làm, đặc biệt khi có điều kiện Công ty có thể cử các cán bộ có năng lực đi sang nước ngoài học hỏi kinh nghiệm
Chất lượng sản phẩm là đòi hỏi thiết yếu của khách hàng nên Công ty phải chú trọng hàng đầu. Chỉ khi đáp ứng tốt nhu cầu này thì sản phẩm mới tạo ra được uy tín và chỗ đứng vững chắc trên thị trường
àNgoài biện pháp nâng cao chất lượng cần chú trọng tới chức năng kiểm phẩm trong quá trình sản xuất. Trên mỗi khâu của quá trình sản xuất đều cần có những bộ phận kiểm tra, đánh giá để qua tổng công đoạn chất lượng luôn được bảo đảm. Không chỉ cần thiết kế xây dựng đội ngũ kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) có chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao để quản lý được chất lượng trong toàn bộ dây truyền sản xuất của Công ty, Công ty nên đào tạo một đội ngũ cán bộ kiểm tra chất lượng theo quy mô toàn ngành, đông thời phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu tiêu chuẩn hoá đánh giá chất lượng áp dụng chung cho toàn Công ty để hoạt động quản lý một cách đồng bộ về chất lượng.
Bên cạnh việc duy trì chất lượng cao cho sản phẩm qua hệ thống quản lý chất lượng, cần phải tạo đựơc lòng tin từ phía khách hàng. Điều đó đặc biệt quan trọng bởi khách hàng nước ngoài chưa buôn bán trực tiếp với các doanh nghiệp may Việt Nam nên chưa hiểu gì về ta. Khi hợp tác buôn bán với họ luôn tâm nguyện nguyên tắc trong kinh doanh luôn bảo đảm quyền lợi của khách hàng, làm cẩn then đúng tiến độ từ khâu thiết kế, chào hàng,giao dịch, triển khai sản xuất, kiểm tra chất lượng và giao hàng đúng tiến độ. Những nguyên tắc này rất được coi trọng trong phong cách là việc của người nước ngoài, tạo niềm tin với họ sẽ tạo ra cơ hội lớn để hàng dệt may của Công ty thâm nhập sâu vào thị trường các nước.
Tiết kiệm chi phí, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm:
Việc tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý, tiết kiệm để giảm giá thành là một biện pháp thiết thực làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Công ty trên thị trường. Công ty cần tính toán phương án pha cắt hợp lý nhất vừa đảm bảo yêu cầu cắt may vừa tiết kiệm nguyên liệu góp phần giảm giá thành sản phẩm.
Tiêu hao nguyên vật liệu ở khâu pha cắt chiếm tới 50% tổng mức tiêu hao nguyên vật liệu trong một sản phẩm nên cần nghiên cứu phối hơp các loại mẫu khác nhau trên cùng một mẫu là mẫu để tận dụng tối đa diện tích tấm vải. Đông thời chú ý đào tạo nâng cao taynghề của người thợ pha cắt và rà soát lại hệ thống địng mức kinh tế kỹ thuật để đưa ra phương án tối ưu.
Trong Công ty nên chuyên môn hoá các chi tiết theo các phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng, mỗi xí nghiệp thành viên chỉ sản xuất một loại sản phẩm hay một công đoạn trong việc chế tạo sản phẩm, làm như vậy sẽ cho phép giảm thời gian ngưng trệ sản xuất và giảm tỷ lệ sai hỏng ở các khâu sản xuất. Đầu tư có chọn lọc theo mặt hàng thế mạnh, chuyên môn hoá sản xuất là chiến lược Công ty đã thực hiện bước đầu thành công cần tiếp tục thực hiện
Chú trọng nghiên cứu phát triển mẫu mốt
Khi tham gia vào thị trường may thế giới, Công ty luôn phỉa đối mặt với vấn đề lớn là cạnh tranh. Thị trường thế giới là thị trường cạnh tranh mạnh giữa các nhà sản xuất với nhau. Trong quá trình cạnh tranh đó, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm được coi trọng do tác động của yếu tố thời trang hay nói cách khác đi yếu tố mẫu mốt thời trang tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ cho sản phẩm may mặc.
Đối với Công ty hiện nay, để chuyển sang phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm thì việc nghiên cứu phát triển mẫu mốt là yêu cầu không thể thiếu được. Nó giúp cho Công ty phát triển theo hướng chủ động, không phụ thuộc vào khách đặt hàng nước ngoài, nhờ đó nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh nhanh chóng chuyển sang xuất khẩu trực tiếp.
Với kinh nghiệm thành công của các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như thực trạng của Công ty, để phát triển nghiên cứu mẫu mốt thực sự trở thành vũ khí cạnh tranh sắc bén, Công ty cần quan tâm đến các biện pháp sau:
à Doanh nghiệp cần có sự liên kết kinh tế kỹ thuật chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, các trung tâm thời trang để có thể tập trung nguồn vốn trí tuệ cho việc hình thành và phát triển các nghiên cứu sáng tạo mẫu mốt. Quá trình đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển mẫu mốt lại không thể thu hồi vốn được ngay. Mặt khác, với nguồn hàng gia công lại sẵn có và đem lại lợi nhuận ngay, tuy có thấp nhưng mẫu mốt, kiểu dáng đều có sẵn Công ty không phải lo nghiên cứu sáng tác cũng như chi phí của hoạt động này. Điều này giải thích tại sao công tác nghiên cứu thiết kế chưa được Công ty quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Song đó chỉ là giải quyết khó khăn trước mắt, nếu không có tầm nhìn chiến lược, biết tập trung mọi nỗ lực để có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ cho phát triển nghiên cứu mẫu mốt thì có lẽ chẳng bao giờ Công ty thoát khỏi cảnh lành thuê với giá gia công rẻ mạt. Cho nên giải pháp quan trọng đối với Công ty là phải tập trung mọi điều kiện cho việc nghiên cứu phát triển mẫu mốt.
à Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như trang bị hệ thống thiết bị máy móc đồng bộ hiện đại đảm bảo cho sự tiếp cận nhanh nhất của người sáng tác, thiết kế có xu hướng biến động của thời trang thông qua các tạp chí thời trang trong và ngoài nước, các catologe sản phẩm của các hãng sản xuất thời trang may mặc và đặc biệt là qua mạng Internet. Khi đó Phòng kinh doanh –tiếp thị phải thực sự phát huy vai trò tham mưu cho hoạt động này.
à Chăm lo, bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn chuyên làm công tác nghiên cứu sáng tạo mẫu mốt. Đội ngũ cán bộ này phải được đào tạo có hệ thống tại các trường đào tạo chính quy thiết kế thời trang trong và ngoài nước. Ngoài ra, Công ty có chính sách khuyến khích đội ngũ này không ngừng học hỏi và trau rồi kiến thức về thời trang, chăm lo bồi dưỡng cả đời sống vật chất và tinh thần cho các cán bộ làm công tác thiết kế.
à Để công tác nghiên cứu mẫu mốt có thể triển khai được tốt, trong kế hoạch tài chính, doanh nghiệp phải dành cho chi phí nghiên cứu sáng tác thiết kế, chế thử mẫu mốt một cách thích đáng.
Mục đích cuối cùng của công tác nghiên cứu, phát triển mẫu mốt là cho ra đời một cách thường xuyên các mặt hàng may mặc với kiểu dáng phong phú, đa dạng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của từng khu vực thị trường khác nhau. Ban đầu Công ty có thể lựa chọn cơ cấu sản phẩm có tiềm năng như áo sơ mi, quần tây, áo Jacket, quần áo trẻ em, quần áo TT, quần áo đồng phục tiến hành sáng tạo cải tiến một số chi tiết để tạo ra sản phẩm mới song chỉ bán thử nghiệm tại nội địa hay một số nước láng giềng. Trên cơ sở đó, sẽ tiến hành thiết kế thử nghiệm sản phẩm mới có tính độc đáo riêng như:
+ quần áo diệt vi trùng, trong hoàn cảnh hiện nay dịch bệnh SARS đang là vấn đề rất nguy hiểm và cả thế giới đang quan tâm nên sản phẩm may mặc này sẽ gây được sự chú ý của người tiêu dùng. Sản phẩm được sản xuất bằng loại sợi có tẩm thuốc kháng sinh có tác dụng diệt vi trùng.
+ quần áo có mùi thơm: Bằng loại có phủ một chất dễ hấp thụ nnhững phân tử có mùi thơm, hay trong túi áo, cổ có đặt một loại giấy thơm, mùi này sẽ bám vào quần áo khiến người sử dụng cảm thấy thoải mái tỉnh táo.
+ quần áo cách điện phục vụ cho công nhân làm việc trong môi trường điện cao thế…
Công việc nghiên cứu mẫu mốt và thiết kế tuy tốn kém nhưng sẽ giúp cho Công ty tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường từ đó có được những định hướng kinh doanh thiết thực và có hiệu quả. Kinh nghiệm của các nhà sản xuất hàng may mặc lớn của thế giới cho thấy, không ngừng đổi mới và cải thiện mẫu mốt ngay cả khi đạt đỉnh cao của uy tín là bí quyết quan trọng để thành công và không bị tụt hậu so vơí đối thủ cạnh tranh.
Đảm bảo yêu cầu về giao hàng
Giao hàng đúng hạn là yêu cầu quan trọng với sản phẩm may mặc do yếu tố thời vụ và phù hợp thời trang. Vì vậy cần:
- Chủ động trong vận chuyển trong bốc dỡ hàng hoá
- Sắp xếp, tổ chức sản xuất một cách hợp lý các mã hàng tránh để tình trạng có lúc dây chuyền sản xuất để trống nhưng có lúc sản xuất không kịp để giao hàng đúng thời hạn.
- Có những cán bộ có kinh nghiệm chuyên trách khâu làm thủ tục xuất khẩu, đặc biệt là những cán bộ đã qua đào tạo tại trường đại học Ngoại Thương, Kinh tế, tránh để tình trạng hàng sản xuất xong nhưng không thể xuất được.
Chú trọng công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Nhiều nước đăng ký nhẵn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc. Hiện nay các doanh nghiệp may của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua các nước trung gian hoặc gia công cho các nước khác do đó sản phẩm may mặc mang nhẵn hiệu “Made in Viet Nam” là rất ít khách hàng biết đến trên thị trường. Để xuất khẩu trực tiếp sản phẩm may mặc của Việt Nam nói chung và công ty may Chiến Thắng nói riêng cần khẳng định vị trí trên thị trường thế giới bằng nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, đăng ký nhẵn hiệu hàng hoá phải chịu chi phí cao có khi lên tới hàng ngàn USD. Vì vậy để tiết kiệm chi phí, Công ty có thể kết hợp với một số doanh nghiệp may khác để đăng ký một nhãn hiệu xuất khẩu chung cho từng loại sản phẩm.
1.5 Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may mặc tại chỗ cho khách du lịch nước ngoài và kiều bào về thăm tổ quốc.
Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, ngành du lịch cũng có những bước tiến bộ đáng kể. Nhịp độ khách quốc tế đến Việt Nam tăng hàng năm là 20%. Năm 2002 đón 2,3 triệu khách quốc tế, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt khá cao so với mức tăng 9,2% của năm 2001. Khách du lịch đến từ nhiều nước và lãnh thổ như Malaysia, Hàn Quốc, Trung quốc, Thái Lan, Tây Ban Nha,Thuỵ sĩ, Nhật Bản, Mỹ…Tổng cục du lịch Việt Nam dự báo với tốc độ tăng trưởng này và đặc biệt là Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức SEAGAME 22 vào tháng 12 sắp tới, đây là ngày hội lớn của các nước ASEAN cho nên lượng khách nước ngoài vào Việt Nam có thể nên tới 2,8 triệu người. Do đó đây là một cơ hội để công ty may Chiến Thắng cũng như các doanh nghịêp may mặc tiếp cận với khách nước ngoài. Điều đó cũng có ý nghĩa như việc phát triển thị trường tiêu thụ và các mặt hàng Công ty có thể khai thác là quần áo thể thao, quần sooc, quần áo thiết kế trên chất liệu truyền thống là tơ tằm và thổ cẩm…Hình thức xuất khẩu tại chỗ này tuy mơi mẻ và nguồn thu ngoại tệ không lớn nhưng đây cũng là dịp Công ty giới thiệu quảng bá sản phẩm của mình tới khách hàng nước ngoài là có thể tìm kiếm được các đối tác thực hiện đơn hàng xuất khẩu trực tiếp sau này. Các biện pháp cụ thể:
+ Tiến hành sản xuất một số lô hàng mẫu để chuẩn bị tung ra thị trường vào tháng 11 với những sản phẩm chính là quần áo thể thao, quần sooc, áo sơ mi và một số loại quần áo may trên chất liệu thổ cẩm và tơ tằm.
+ Lấy tên giao dịch CHIGAMEX làm nhẵn hiệu cho sản phẩm
+ Bao bì bao gói sản phẩm phải được hoàn thiện và hấp dẫn hơn. Nếu bao bì đẹp thì tạo ấn tượng rất tốt với khách hàng và trên bao bì ghi rõ tên, địa chỉ của Công ty và cả cửa hàng giới thiệu sản phẩm để gây nhớ.
+ Nếu có điều kiện Công ty có thể thực hiện chương trình tài trợ cho một số bộ môn thể thao như bóng đá để quảng bá sản phẩm của mình.
2. Giải pháp thuộc về phía nhà nước.
Trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp và đẩy mạnh thị trường nhằm đạt mục tiêu đề ra, công ty may Chiến Thắng gặp không ít khó khăn mà bản thân ngành dệt may không thể giải quyết nổi đó là vấn đề vốn đầu tư, thông tin xuất nhập khẩu và thị trường, các mối quan hệ thương mại quốc tế. Do đó Công ty cũng như ngành dệt may rất cần các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ.
Vào năm 2005, sản phẩm dệt may phải hoà nhập lại theo các nguyên tắc chung của WTO, một mặt tạo ra thuận lợi cho các nước xuất khẩu, mặt khác tạo ra thử thách với các nước có sức cạnh tranh của sản phẩm còn yếu. Vì vậy trong hoàn cảnh nguồn vốn còn hạn hẹp, hình thức xuất khẩu hàng FOB còn mới mẻ, chiến lược đầu tư đúng đắn có hiệu quả cho ngành dệt may Việt Nam là tăng cường đầu tư chiều sâu để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Để góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may nói chùng và hàng FOB nói riêng của nước ta trong thời gian tới, xin đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước:
2.1 Chính sách hỗ trợ về mặt thị trường.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp may mặc có thể thể tìm hiểu và phát triển thị trường, cơ quan chủ quản, bộ, ngành, hiệp hội may cần phối hợp nghiên cứu để đưa ra một tổ chức có tính chất chính quy và pháp lý, có trách nhiệm tư vấn, môi giới hỗ trợ các doanh nghiệp may về các thông tin về thị trường một cách khoa học, chính xác và có hệ thống.
Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Tổng công ty dệt may và Hội hiệp may Việt Nam cần phối hợp thống nhất, trở thành đầu mối giới thiệu hàng, liên kết các doanh nghiệp để tạo điều kiện mở rộng thị trường và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp may Việt Nam.
Hiện nay, với tư cách là thành viên của ASEAN, nước ta đã tham gia vào Liên đoang công nghiệp dệt Châu á, do đó trong thời gian tới Chính phủ đẻ có thể hỗ trợ cac doanh nghiệp dệt may có thể thâm nhập sâu vào thị trường dệt may thế giới Chính phủ cần nhanh chóng thúc đẩy quá trình Việt Nam trở thành thành viên của WTO và tham gia hiệp định ATC.
Chính phủ và các bộ phận ngành cần tranh thủ sự ủng hộ của các thành viên EU để đẩy mạnh đàm phán nhằm yêu cầu uỷ ban Châu Âu nâng mức hạn ngạch dệt may dành cho nước ta để tạo điều kiện tăng khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp may Việt nam, đặc biệt là xuất khẩu theo hình thức FOB.
Đối với thị trường Mỹ, sau khi hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được ký kết, nhanh chóng tiến hành các hoạt động ngoại giao nhằm mở đường cho việc Hoa Kỳ trao cho ta quyền tối huệ quốc. Đồng thời nhà nước thông qua các cơ quan ngoại giao của mình tại Hoa Kỳ hỗ trợ các doành nghiệp dệt may trong tìm kiếm thông tin nghiên cứu thị trường, bước đầu tạo lập quan hệ hợp tác với các nhà nhập khẩu hàng dệt may nước này.
Để giúp ngành dệt may quay trở lại các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu, Chính phủ cần tiến hành đàm phán với các này về phương thức thanh toán và ký kết các văn kiện cấp nhà nước để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu của ta vào thị trường này.
2.2 áp dụng một chính sách tín dụng phù hợp với ngành dệt may xuất khẩu
Tín dụng và trợ cấp xuất khẩu là công cụ hữu hiệu của nhà nước để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá. Đối với ngành dệt may một ngành rất khuyến khích xuất khẩu, nhà nước cần có chính sách phù hợp như:
- Thành lập quỹ bảo hiểm và quỹ hỗ trợ chung cho cả nước, đồng thời cho phép Tổng công ty dệt may thành lập quỹ bảo hiểm riêng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi giá cả thế giới biến động cũng như khi gặp rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
- Chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua công cụ lãi suất. Một điều hết sức quan trọng là nhà nước cần cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi cho dự án phát triển vùng trồng bông để trong tương lai có thể tự túc nguyên liệu cho ngành dệt. Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn bởi nếu đáp ứng được nguồn nguyên liệu cơ bản chúng ta sẽ có điều kiện tăng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp và tránh được những bất lợi và thế bị động khi xảy ra những biến động về giá trên thị trường nguyên liệu thế giới.
- Thành lập quỹ thưởng xuất khẩu để có nguồn vốn thưởng cho các doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.
2.3 Chính sách thuế.
Chính sách thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp may xuất khẩu như thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trong nhiều trường hợp cao hơn thuế suất thuế nhập khẩu hoàn chỉnh làm cản trở cho việc thực hiện sản xuất hàng FOB. Cũng nhập vải vào Việt Nam rồi xuất ra sản phẩm, đưa vào thị trường EU, nếu là công ty nước ngoài làm thì không phải chịu thuế, còn các doanh nghiệp trong nước mua vải về để sản xuất hàng xuất khẩu thì phải chịu thuế doanh thu 1%. Vướng mắc đầu tiên là nguồn nguyên liệu đại lý nhập vải vào phải ứng thuế nhập khẩu. Người gia công bị mất 1% thuế doanh thu thì thà ngồi chờ vải khách nước ngoài đem đến gia công có lợi hơn. Và thế là từ chỗ ngành may Việt Nam có thể dành được thế chủ động, thoát ra để mua đứt bán đoạn lại đành phải bị động, ngồi chờ hàng gia công cho nước ngoài. Thêm vào đó là tình trạng một loại nguyên phụ liệu nhưng có các thông số kỹ thuật khác nhau với định mức tiêu hao khác nhau vẫn áp dụng cùng mức thuế như hiện nay đã gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Do đó nhà nước cần đổi mới chính sách theo hướng:
- Tiến hành xây dựng mức thuế chi tiết cho các loại nguyên phụ liệu nhập khẩu phục vụ cho ngàng dệt may. Nhà nước cũng nên miễn thuế nhập khẩu các loại hoá chất, thuốc nhuộm, thuốc trợ nhuộm trong nước chưa sản xuất được, cho giảm thuế suất VAT vải sợi xuống 5% và tăng thời gian khâu hao cơ bản cho máy sợi và dệt từ 10 đến 15 năm nhằm tạo điều kiện giảm giá thành vải cung cấp trong nước, thúc đẩy việc sử dụng vải sợi để may hàng xuất khẩu.
- Cải thiện thủ tục hoàn thuế cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu. Cho phép các doanh nghiệp này nộp thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu đầu vào sau khi xuất khẩu thay vì phải nộp ngay sau khi mua hàng.
- Có chính sách thuế ưu đãi đối với các doanh nghiệp may xuất khẩu đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng FOB, tận dụng nguyên liệu trong nước xuất khẩu sang thị trường mới.
2.4 Chính sách đầu tư cho ngành dệt và phụ liệu may.
Ngành dệt nước ta hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về nguyên phụ liệu cho ngành may. Các doanh nghiệp may xuất khẩu hầu như phải nhập hết các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất vì chất lượng vải trong nước chưa đủ tiêu chuẩn, đồng bộ cho xuất khẩu. Vì vậy với phương châm “ may là lối ra cho dệt ” cần được thực hiện theo chiều sâu, hình thành một sô cụm sản xuất dệt, in nhuộm hoàn tất với công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng vải cho may xuất khẩu.
Từ phân tích thực trạng ngành dệt và phụ liệu may ở nước ta hiện nay cho thấy cần có sự hỗ trợ to lớn của nhà nước cho sự phát triển của ngành dệt và phụ liệu may bên chính những nỗ lực vươn lên của chính các doanh nghiệp.
Trước hết,nhà nước cần có chính sách thích hợp về vốn, tài chính để tạo điều kiện cho đầu tư phát triển ngành dệt. Tuy nhiên quá trình đầu tư phải trọn lọc tránh dàn trải, quán triệt phương trâm lấy đầu tư gắn với thị trường.
Để ngành may mặc xuất khẩu thực sự có nguồn nguyên liệu ổn định thì chuyện giải quyết tận gốc nguồn nguyên liệu cho ngành dệt là vô cùng quan trọng. Muốn vậy nhà nước phải có chính sách trợ giá thoả đáng cho người trồng bông, xây dựng cơ sở hạ tầng để các doanh nghiệp có thể tổ chức thu mua nhanh chóng, tích cực đưa các loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt cho người trồng bông. Bên cạnh đó, nhà nước cũng khuyến khích đầu tư phát triển ngành sản xuất phụ liệu may như chỉ, khoá,cúc, mex…để đảm bảo cung cấp một cách đồng bộ. Giải quyết được nguồn nguyên liệu tại chỗ chính là giải pháp cơ bản lâu dài cho ngành may xuất khẩu của Việt Nam chuyển dần sang phương thữc xuất khẩu trực tiếp.
2.5 Một số kiến nghị khác.
+ Hoàn thiện công tác quản lý hạn ngạch: Năng lực sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của ngành còn lớn hơn nhiêu so với hạn ngạch ta được hưởng. Vì vậy, một mặt Chính Phủ cần đẩy mạnh công tác quản lý và tìm kiếm hạn ngạch mỡi, mặt khác cần hoàn thiện công tác quản lý đảm bảo công bằng, nghiêm minh trong công tác phân bổ. Tổ điều hành của Liên bộ cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa, theo dõi thường xuyên tình hình thực hiện hạn ngạch đạt hiệu quả cao. Đồng thời tăng cường hình thức thưởng hạn ngạch để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu trong nước để sản xuất, để xuất khẩu và đặc biệt là xuất khẩu trực tiếp .
+ Chính sách tỷ giá hối đoái: Đối với ngành dệt may nhu cầu xuất khẩu là rất lớn, vì vậy việc duy trì một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý như hiện nay là hợp lý. Tuy nhiên do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ, cần phải có giải pháp khéo léo điều chỉnh tỷ giá hối đoái, mối quan hệ chặt chẽ giữa tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu, chú ý đến tỷ lệ lạm phát trong và ngoài nước, cán cân thương mại và khuynh hướng thay đổi gí của đồng tiền. Việc điều chỉnh cần được thực hiện từ từ qua từng giai đoạn nên tiến hành lúc có lạm phát ỳ và thời điểm khi nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của nước ta đang ở mức tăng.
+ Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may: Cần kêu gọi rộng rãi và có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may. Riêng đối với hình thức xuất khẩu FOB cần ưu tiên trong việc thành lập các liên doanh may xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU…Chỉ đạo các bộ, ngành sớm triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách mà Chính phủ đã đồng ý dành cho ngành dệt may trong chiến lược tăng tốc phát triển
Kết luận
Đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam đã được Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định, là điều kiện để tăng trưởng và phát triển kinh tế với tốc độ cao, tăng cường thu nhập quốc dân, là tiền đề để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó, ngành Dệt May được đánh giá là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của ngành, công ty may Chiến Thắng đã có những cố gắng, nỗ lực trong việc hoạt động, kinh doanh và sản xuất. Việc thực hiện chuyển đổi từng bước từ phương thức gia công may mặc xuất khẩu sang xuất khẩu hàng FOB đã và đang được Bộ Công nghiệp, Ngành dệt may, các doanh nghiệp may xuất khẩu và Công ty quan tâm, bàn luận và đưa ra những biện pháp khắc phục khó khăn và chiến lược thực hiện.
Việc thực hiện quá trình cắt giảm thuế quan CEPT/AFTA đến năm 2003 và xoá bỏ hoàn toàn hạn ngạch buôn bán hàng dệt may vào năm 2005 theo Hiệp định tự do hoá thương mại của WTO sẽ đặt ngành dệt may Việt Nam vào sự cạnh tranh gay gắt truớc những đối thủ nặng ký như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia... Do đó, tạo dựng cho ngành một thế chủ động trong kinh doanh làm hàng xuất khẩu là một yêu cầu bức bách và thật sự cần thiết. Ngoài sự tự lực vươn lên của ngành dệt may không thể thiếu sự giúp đỡ của Chính phủ về cơ chế chính sách phù hợp để thực hiện chiến lược phát triển của ngành, từ đó chuẩn bị cho ngành dệt may Việt Nam một hành trang tốt từ những năm đầu của thế kỷ XXI này.
Đối với công ty may Chiến Thắng thì việc đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức FOB đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của Công ty trong tương lai. Tuy tỷ trọng của doanh thu xuất khẩu theo hình thức FOB của Công ty trong mấy năm qua còn nhỏ so với gia công xuất khẩu nhưng đã có sự gia tăng rất nhanh chóng. Điều này chứng tỏ xuất khẩu hàng FOB đã thực sự mang lại hiệu quả và phương hướng phát triển của Công ty là hoàn toàn đúng đắn.
Để thực hiện hiệu quả quá trình đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức FOB, công ty may Chiến Thắng phải chuẩn bị tốt nhất về tài chính, công nghệ, lao động… cũng như các biện pháp, bước đi thích hợp tại khác thời điểm khác nhau. Từ đó có thể khai thác tốt những tiềm năng, cơ hội mà Công ty có được và từng bước khẳng định uy tín cũng như hình ảnh của Công ty trên thị trường may mặc quốc tế, tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng đối với sản phẩm xuất khẩu trực tiếp của Công ty.
Hà Nội, tháng 5 năm 2003.
Danh mục tài liệu tham khảo
Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – PGS-PTS Vũ Hữu Tửu
(NXB Ngoại thương 1996)
Giáo trình Thương mại quốc tế – PGS.TS Nguyễn Duy Bột
(Đại học KTQD)
Kinh tế học – David Begg.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
(NXB Sự thật )
Kỹ thuật thực hành kinh doanhxuất nhập khẩu tại Việt Nam
(TS Nguyễn Thị Hồng Vân – Nhà xuất bản thống kê 1999)
Giáo trình Kinh tế học quốc tế – GS-PTS Tô Xuân Dân
(NXB Giáo dục 1995)
Công ty may Chiến Thắng –Quá trình hình thành và phát triển và báo cáo công tác thị trường hàng may mặc qua các năm
Quyết định số 11/1998 QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều
hành XNK năm 1998.
Giáo trình Các ngành hinh tế thương mại dịch vụ
(PGS.TS Đặng Đình Đào- Đại Học KTQD)
Các tạp chí Thương mại, Kinh tế và dự báo, Kinh tế và phát triển, Thời báo kinh tế Việt Nam, Ngoại thương và thông tin kế hoạch ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư các số năm 1999,2000, 2001, 2002, 2003, Tham luận của các đơn vị thành viên thuộc TCTy dệt may Việt Nam tại Hội nghị Phát triển thị trường (Hà Nội ngày 3-4-2000).
Luận văn tốt nghiệp khoá 39,40.
Nhận xét của cơ quan thực tập
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29690.doc