Chuyên đề Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả và mở rộng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I

Thực tế hiện nay,Việt nam chưa có bộ luật nào điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia vào quan hệ thanh toán quốc tế. Riêng đối với phương thức tín dụng chứng từ, thì việc á dụng UCP dường như là duy nhất. Các văn bản nội bộ của các ngân hàng như văn bản 447 của hệ thống ngân hàng nông nghiệp thì đơn thuần là chỉ dẫn về mặt nghiệp vụ mà thôi, không có giá trị pháp lí khi đưa ra tranh chấp. Hiện nay, ta giải quyết các vụ thanh toán có tranh chấp tại trọng tài kinh tế hoặc toà án kinh tế, hoặc trung tâm trọng tài quốc tế, tuy nhiên chưa có một chỉ dẫn nào tương đối rõ ràng về quy tắc cũng như trình tự thực hiện. Vậy, nhà nước cần sớm ban hành các luật về thanh toán quốc tế, tạo khung pháp lí cho hành động của các ngân hàng, đồng thời xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên : nhà nhập khẩu _ ngân hàng _ nhà xuất khẩu. Để làm điều đó, Việt nam có thể có một số các lựa chọn: Quy định lấy UCP và các thông lệ khác như URC, URR . áp dụng hoàn toàn vào thành luật của Việt nam. Điều chỉnh các thông lệ quốc tế trên một số phương diện để hình thành luật cho phù hợp các đặc điểm riêng của Việt nam. Đưa ra luật của Việt nam, dẫn chiếu đến các điều khoản mà Việt nam cho là phù hợp. Và dù thế nào đi nữa, Việt nam cần gấp rút hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của mình, và không thể thiếu luật về thanh toán quốc tế. Nhà nước cũng cần đưa ra định hướng phối hợp hoạt động của các co quan ban ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động củacác tổ chức tín dụng. Tăng cường quản lí hơn nữa trên lãnh vực chống buôn lậu, gây thất thu ngân sách và cản trở sự phát triển ngoạ thương, từ đó tác động đến khả năng mở rộng thanh toán quốc tế của các ngân hàng.

doc73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả và mở rộng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đòi tiền và nghe ý kiến khách hàng để chấp nhận hoặc từ chối nhận sai sót đó. Nếu đã phát hành bảo lãnh nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn thì thanh toán viên không thông báo sai sót mà chỉ kê lỗi để trừ phí và lập điện chấp nhận thanh toán. ã Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ. - Ký nhận chứng từ nhận từ bộ phận văn thư và theo dõi trên sổ. - Kiểm tra sự phù hợp của chứng từ với L/C, thanh toán viên ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ. - Trình phụ trách phòng kiểm tra lại, trình lãnh đạo kí duyệt. Chứng từ bằng điện. * Chấp nhận chứng từ: Khi ngân hàng đã trả tiền nhưng lại phát hiện thêm sai sót thì thanh toán viên phải trình phụ trách và báo cáo giám đốc để từ chối thanh toán, và chờ sự chấp nhận của người mở L/C thông báo khách hàng, xin khách hàng cho ý kiến. Theo ý kiến của khách hàng, chi nhánh sẽ quyết định chấp nhận hoặc thông báo cho ngân hàng nước ngoài về việc chấp nhận từ chối thanh toán. + Khách hàng chấp nhận sai sót, thanh toán viên lập điện thông báo chấp nhận chứng từ và đòi phí sai sót. + Khách hàng chấp nhận, thanh toán lập điện từ chối và đòi hoãn trả tiền, trả chứng từ cho ngân hàng nước ngoài và hạch toán xuất ngoại bảng ST trên chứng từ trả lại. * Chứng từ đã có điện thông báo sai sót, chưa được chấp nhận. + Nếu nước ngoài thông báo chứng từ có sai sót, ngân hàng chưa chấp nhận và NHNo đã điện từ chối đến khi nhận chứng từ mà phát hiện thêm sai sót thì thanh toán viên trình lãnh đạo tiếp tục từ chối thanh toán và ghi rõ chừo sự định đoạt của họ, thông báo chờ ý kiến khách hàng. Khi khách hàng có ý kiến thông báo c ho ngân hàng nước ngoài. Chứng từ bằng thư: Nếu chứng từ phù hợp thông báo cho khách hàng theo mẫu, trong vòng 3 ngày làm việc thì thanh toán viêan trả tiền theo chỉ dẫn của L/C nếu khách hàng không có ý kiến gì. Nếu chứng từ không phù hợp hoặc chứng từ gửi nhờ thu theo L/C thanh toán viên lập điện từ chối thanh toán sử dụng MT734/799/999 thông báo cho ngân hàng nước ngoài. Thông báo cho khách hàng, nếu khách hàng chấp nhận sai sót và đồng ý thanh toán, thanh toán như trường hợp chứng từ phù hợp, nếu khách hàng chỉ chấp nhận thanh toán một phần, thông báo cho ngân hàng nước ngoài biết và chờ chỉ thị để xử lý. Kiểm tra chứng từ và thông báo chứng từ không phù hợp phải được trong vòng 7 ngày làm việc. ã Giao chứng từ cho khách hàng. Sau khi khách hàng trả tiền cho NHNo từ tài khoản tiền gửi hoặc tiền vay thì mới giao chứng từ. Nếu chứng từ phù hợp hoặc không phù hợp nhưng khách hàng đã nhận hàng, thanh toán viên giao chứng từ, yêu cầu khách hàng ký nhận. Chứng từ không phù hợp, khách hàng chưa chấp nhận thanh toán, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày điện thông báo sai sót cho ngân hàng nước ngoài, nếu không nhận được chỉ thị của ngân hàng nước ngoài thì thanh toán viên lập điện lần 2, thông báo khách hàng về việc hoàn trả chứng từ. Trong 5 ngày làm việc tiếp theo, không nhận được ý kiến của khách hàng thì NHNo hoàn trả nguyên trạng bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài. 2.2.1.3. Trong trường hợp hủy L/C: Khi nhận được điện thông báo hủy L/C từ ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên thông báo cho người mở L/C yêu cầu trả lời bằng văn bản, nếu là người mở yêu cầu hủy, thanh toán viên phải lập điện cho ngân hàng thông báo - L/C được các bên tham gia thống nhất huỷ thì thanh toán viên lập thủ tục hủy. Tiến hành giải toả ký quỹ sau khi khách hàng đã thanh toán hết phí dịch vụ cho chi nhánh. 2.2.2. Quy trình nghiệp vụ L/C xuất. 2.2.2.1. Tiếp nhận và kiểm tra L/C tại sở giao dịch. - Vì Sở giao dịch NHNo là đầu mối các giao dịch với ngân hàng nước ngoài, L/C của ngân hàng nước ngoài gửi về, trước khi chuyển cho các chi nhánh phải được Sở giao dịch kiểm tra và xác thực. - Chuyển L/C về chi nhánh sau khi đã kiểm tra mã đúng, đúng mẫu điện hoặc chữ ký đúng tuỳ thuộc L/C được mở bằng Telex, SWIFT hoặc thư. 2.2.2.2. Kiểm tra L/C, thông báo tại chi nhánh. - Nhận L/C từ Sở giao dịch, thanh toán viên kiểm tra L/C xác nhận mã khoá hoặc chữ ký đúng, kiểm tra việc dẫn chiếu UCP500 trong L/C, kiểm tra các chỉ dẫn trong L/C của ngân hàng phát hành để thông báo bằng hình thức phù hợp. - Thông báo cho khách hàng, lập phiếu thu phí dịch vụ và chuyển cho kế toán hạch toán. - Kiểm tra nội dung L/C và lập thông báo, gửi cho khách hàng một bản gốc L/C và kèm thư thông báo cho người hưởng. - Thông báo cho ngân hàng phát hành. * Chi nhánh từ chối thông báo các L/C không xác định được tính chân thực bề ngoài hoặc không xác định trên địa chỉ của hướng lợi L/C, hoặc ccs sửa đổi đối với L/C không do NHNo thông báo hoặc sửa đổi L/C sau khi có chứng từ đòi tiền. Thực hiện thu phí thông báo, phí xác nhận theo quy định của NHNo. 2.2.2.3. Tiếp nhận chứng từ và thanh toán. - Thanh toán viên nhận bộ chứng từ của khách hàng và kiểm tra sơ bộ, ghi rõ ngày giờ nhận chứng từ trên thư yêu cầu thanh toán của khách hàng. Vào bìa hồ sơ L/C xuất những chi tiết cần thiết. Thanh toán viên kiểm tra chứng từ và ghi ý kiến của mình vào phiếu kiểm tra chứng từ hàng xuất, trình phụ trách phòng kiểm tra lại và thông báo sai sót cho khách hàng nếu có, ghi rõ thời gian tiếp nhận chứng từ sau khi khách hàng sửa chữa sai sót hoặc bổ sung. Nếu là L/C quy định xuất trình thanh toán tại ngân hàng khách hàng thì không phải kiểm tra chứng từ không xác nhận tình trạng bộ chứng từ hoặc khách hàng yêu cầu gửi chứng từ theo điều kiện chờ chấp nhận. - Thanh toán viên lập điện và đòi tiền theo các trường hợp như sau: + Chứng từ phù hợp. L/C quy định đòi tiền bằng điện thì thanh toán viên dùng MT 742/999 để đòi. Nếu quyết định đòi bằng thư thì thanh toán viên lập thư đòi tiền. + Chứng từ không phù hợp. Nếu L/C quyết định đòi tiền ngân hàng phát hành thì lập điện đòi tiền và nêu rõ điều không phù hợp và chỉ thị trả tiền nếu được chấp nhận MF750 (SWIFT). Nếu L/C quyết định đòi tiền ngân hàng hoàn trả thì cùng phải thông báo c ho ngân hàng phát hành. L/C quyết định đòi tiền bằng thư thì theo chỉ dẫn trong L/C. Nếu chứng từ sai sót không được ngân hàng phát hành chấp nhận, đề nghị khách hàng sử dụng hình thức thanh toán nhờ thu theo L/C. - Khi nhận được báo có của ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên chuyển kế toán báo có cho khách hàng sau khi khấu trừ tiền chuyển khoản nếu có lãi và phí theo quyết định. Nếu ngân hàng nước ngoài chậm thanh toán, chi nhánh phải nhắc trả tiền, theo dõi và đòi lãi phạt chậm trả. Nếu chứng từ bị từ chối mà chi nhánh cho là không phù hợp thì điện phản đối và thông báo cho khách hàng. Sau 7 ngày từ ngày điện từ chối mà tiếp tục bị ngân hàng phát hành từ chối thì thông báo cho khách hàng để định đoạt chứng từ - nếu ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán và trả chứng từ thì chi nhánh giao lại chứng từ cho nhà xuất khẩu. 2. Phân tích tình hình hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở. 2.1. Khách hàng của Sở. Cho đến thời điểm cuối năm 1999, là năm đầu tiên triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chỉ có 20 khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán ngoại tệ cũng như đặt quan hệ mua bán, thanh toán quốc tế tại Sở I. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế của Sở I chủ yếu là liên quan đến hàng nhập, chỉ có 2/20 khách hàng thanh toán hàng xuất là Công ty XNK Hùng Hà và Công ty Hồng Hà. Sau hơn một năm vừa học hỏi vừa triển khai nghiệp vụ, tổ thanh toán quốc tế đã có quyết tâm cao để học hỏi và nghiên cứu thông lệ quốc tế, phục vụ tốt mọi yêu cầu của khách hàng. Năm 1999 là năm thành công của Sở về mặt kinh doanh ngân hàng, đảm bảo an toàn trong việc thanh toán. Các khách hàng đã bày tỏ tin tưởng vào tổ thanh toán quốc tế và trở thành khách hàng thân thuộc với Sở, như Công ty XNK thuỷ sản Seaprodex, trong năm 1999 mở 20 L/C chiếm 33% tổng trị giá thanh toán của Sở, Công ty vật tư bảo vệ thực vật chiếm 16% tổng giá trị thanh toán... Sang năm 2000, hoạt động thanh toán quốc tế gặp phải khó khăn lớn do cạnh tranh lôi kéo khách hàng của các ngân hàng khác trên địa bàn, cũng như do khan hiếm ngoại tệ dẫn đến khó khăn trong việc gom mua để thanh toán hàng nhập. Hoạt động tiếp thị và khuyếch trương hoạt động của Sở còn yếu, tuy vậy đã thu thút thêm một số khách hàng mới như Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt, Tổng công ty chè, Công ty dệt may... Để giải quyết đầu ra cho nghiệp vụ huy động ngoại tệ, Sở đã thuyết phục Seaprodex, Công ty kim khí, Công ty XNK với Lào vay vốn trả nợ bằng ngoại tệ được 6,6 triệu USD, không có nợ quá hạn, tạo điều kiện cho các khách hàng nhập khẩu và trả nợ bằng nguồn tiền xuất khẩu. Đây là nét sáng tạo trong hoạt động của Sở I. Năm 2001 vừa qua là 1 năm mà tỷ giá USD biến động tăng mạnh, kéo dài làm cho nguồn USD huy động bị suy giảm vì: + Dân cư găm giữ USD chờ giá. + Ngân hàng bạn không cho vay USD vì cũng thiếu ngoại tệ. + Tỷ lệ kết hối giảm. Vì vậy hoạt động thanh toán quốc tế gặp không ít khó khăn. Nhưng với Sở I đây lại là năm thành công lớn, Sở đã tự cân đối được nguồn ngoại tệ dành thanh toán nhập khẩu, chuyển tiền, và còn bán lại cho Sở và chi nhánh khác tới 3,004 triệu USD. Doanh số mua bán USD giảm là do Sở phải cân đối về nguồn ngoại tệ đến hạn thanh toán. Sở đã thu hút thêm khách hàng mới nhưng lại mất một khách hàng lớn là Centrimex do từ chối không mở L/C thanh toán cho công ty Centrimex nữa. Cho đến nay, tại Sở I tổ thanh toán quốc tế hiện phục vụ 38 khách hàng, trong đó: - 13 Công ty TNHH. - 4 Công ty cổ phần. - 21 Doanh nghiệp nhà nước và xí nghiệp trực thuộc. Trong số các khách hàng của Sở I, Seaprodex nổi trội là một khách hàng chủ lực, hoạt động thanh toán quốc tế qua Sở I rất đều đặn và có uy tín trong thanh toán. Một số các khách hàng lớn của Sở I phải kể đến như Tổng công ty than, Tổng công ty chè, Công ty xây lắp 7, Công ty XNK với Lào... Tuy ậy, phải nhận thấy rằng số lượng khách hàng hiện có là chưa ứng với tiềm năng của Sở, vì theo thống kê trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 3000 doah nhgiệp nhà nước và 15000 doanh nghiệp tư nhân, hoạt động xuất nhập khẩu rất lớn và khả năng khai thác của Sở là hoàn toàn có thể. 2.2. Hoạt động thanh toán quốc tế qua các năm gần đây. Như đã trình bày hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở chỉ mới bắt đầu từ tháng 4 năm 98, bởi vậy số liệu phân tích tập trung vào năm 99, 2000 và 2001. Bảng 1. Doanh số thanh toán quốc tế qua các năm. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế Đơn vị: Tr USD. Doanh số thanh toán quốc tế 1999 2000 2001 Món Trị giá Món Trị giá Món Trị giá Hàng Xuất khẩu 4 0.15 20 2.3 21 2.37 Hàng nhập khẩu 130 26 153 39.3 215 43 TT chuyển tiền 151 1 133 9.9 124 6.2 Tổng 285 306 460 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm Doanh số món thanh toán nhìn chung qua các năm tăng rõ rệt, năm 2000 tăng 14,6% về số lượng so với năm 99, và năm 2001 là năm thành công của Sở với tổng số món thanh toán quốc tế là 460 món, tăng hơn 50% so với năm 2000. Tổng doanh số thanh toán của Sở cũng gia tăng đáng kể, năm 99 là năm khởi đầu, con số chỉ đạt 27,15 triệu USD, nhưng đến năm 2000, 2001 đạt tới 52 triệu. Tuy vậy, trong cơ cấu các món thanh toán quốc tế thì các khoản TT chuyển tiền giảm và ngày càng giảm, còn các món thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ lại tăng lên. Số món L/C tại Sở như sau: Bảng 2. Cơ cấu các món L/C tại Sở. Năm L/C 99 2000 2001 L/C Nhập 130 153 165 L/C Xuất 4 (3%) 20 (13%) 21(12,7%) Nguồn: Báo cáo kinh doanh ngoại hối năm 99, 2000 và 2001 Nhận thấy rằng, số món thanh toán hàng xuất tăng mạnh về tỉ lệ qua các năm song tỷ trọng món thanh toán hàng xuất trong tổng số món L/C đến 2001 lại giảm nhẹ. Công tác thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sở chủ yếu phục vụ cho hàng nhập chứ chưa phục vụ được cho hàng xuất khẩu. Cơ cấu như vậy là khá mất cân đối, khách hàng của Sở chủ yếu là thanh toán cho nước ngoài chứ ít được thanh toán từ phía nước ngoài, và chính điều này lại dẫn đến những khó khăn khác cho công tác thanh toán bằng ngoại tệ tại Sở I. Tỷ trọng các món thanh toán hàng nhập chiếm đa số, thanh toán hàng xuất chưa vượt qua 15%, tuy nhiên đã nhận thấy những chuyển biến tích cực qua tỷ lệ phần trăm ngày càng tăng về tỷ trọng của thanh toán L/C xuất. Năm 2001 đã đạt con số gần 13%. Tuy vậy, trong điều kiện và khả năng của Sở I mới tham gia thị trường thanh toán quốc tế chưa lâu, thì các con số trên đã thể hiện cố gắng của Sở trong quá trình hội nhập và khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Bảng 3.Tỷ lệ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ qua các năm. Năm 99 2000 2001 Tỷ lệ 46,2% 56% 40,4% Nguồn : Số liệu ở các báo cáo năm Tỷ lệ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ trong năm 2001 so với năm 2000 giảm là do các vụ thanh toán trong năm 01 gối sang đầu năm 2002, và một phần do phương thức nhờ thu lại được khách hàng sử dụng tương đối tăng. Định hướng của Sở giảm các món TT chuyển tiền là do tình hình căng về ngoại tệ, bởi vậy số lượng cũng như trị giá TT đều giảm mạnh vì không thể sử dụng ngoại tệ giao ngay cho khách hàng dùng để chuyển tiền. Đây cũng là đặc điểm chung của các ngân hàng bạn trên địa bàn Hà Nội trong suốt thời gian qua. Trị giá thanh toán của năm 2001 tăng không nhiều so với năm 2000 vì thu hút được một số khách hàng mới thì lại mất một khách hàng lớn là Centrimex, còn Seaprodex và một số khách hàng quan trọng khác trong năm lại giảm nhập khẩu. Tổ thanh toán quốc tế đã được trang bị máy móc hiện đại, giúp cho việc nhận, soạn thảo điện được nhanh chóng và an toàn. Công tác thanh toán điều chuyển vốn, chuyển tiền ngoại tệ trong nước đều thực hiện thông qua mạng SWIFT 100% . Các món thanh toán đều được tính toán tổng thể hiệu quả kinh doanh để có lãi và giảm thiểu lỗ do giá ngoại tệ biến động nhằm giữ khách hàng. Việc thanh toán được thực hiện theo thông lệ quốc tế và văn bản 447/NHNo - 08 quy định quy trình thanh toán quốc tế tại các chi nhánh của ngân hàng Nông nghiệp, cùng các quy định và chỉ thị khác của Ngân hàng trung ương và tổng Ngân hàng nông nghiệp, các quy định riêng của Sở I. Có thể nói Sở giao dịch I đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đó là bước đầu tạo lập uy tín trên thị trường thanh toán, đa dạng hoá các sản phẩm ngân hàng phục vụ nhu cầu khách hàng, tạo thu nhập cho bản thân, tăng cường sức mạnh cho mình trong cạnh tranh bằng khả năng thực hiện mọi nghiệp vụ ngân hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới đến với Sở. Công tác thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I đạt được những thành công bước đầu như vậy một phần không nhỏ là nhờ sự tương hỗ của các hoạt động khác tại Sở, ví dụ như nghiệp vụ huy động vốn ngoại tệ của Sở, nghiệp vụ tín dụng nội và ngoại tệ, hoạt động mua bán ngoại tệ .. Bảng 4. Doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi Đơn vị: triệu USD Doanh số mua bán 2000 2001 Mua 50,2 34,8 Bán 47,5 40,05 Nguồn: Báo cáo kinh doanh ngoại hối năm 2001 Doanh số mua bán ngoại tệ tại Sở giao dịch I tương đối lớn so với các chi nhánh trong cùng hệ thống, và đây là điều mấu chốt hỗ trợ cho công tác thanh toán L/C cũng như các phương thức khác tại Sở giao dịch I. Không chỉ đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ giao ngay hay kỳ hạn cho các hoạt động thanh toán, mà Sở còn có dư ngoại tệ bán cho cho trung ương và chi nhánh khác. Trong điều kiện căng thẳng về ngoại tệ như thời gian qua, thì đây là một điều đáng biểu dương trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của Sở Không chỉ thế, Sở giao dịch I có nguồn vốn huy động rất lớn, thể hiện: Bảng 5. Tình hình huy động vốn: Chỉ tiêu 2000 2001 Nguồn vốn nội tệ 1822 tỷ VND Nguồn vốn ngoại tệ 30.18 tr USD 36.68 tr USD Doanh số cho vay 6642 tỷ VND 3779 tỷ VND Doanh số thu nợ 573 tỷ VND 288 tỷ VND Dư nợ ngoại tệ 863168 USD 1733900 USD Nợ quá hạn 0 0 Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2002 Nguồn vốn nội tệ tại Sở giao dịch I rất lớn và ổn định, gần 3.000 tỷ VND và đây là cơ sở cho mọi hoạt động khác của Sở - hoạt động thanh toán quốc tế của Sở một phần được bôi trơn nhờ vào khả năng tín dụng thanh toán cho khách hàng lớn - khách hàng tạm thiếu vốn thanh toán có thể vay VND, sau đó mua ngoại tệ để thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu của mình. Điều này cho thấy vai trò của sự kết nối hoạt động các bộ phận phòng ban trong một ngân hàng là rất quan trọng. 3. Những mặt đạt và những mặt chưa đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế tại sở. 3.1. Những mặt đã đạt: Kể từ ngày triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I, đến nay đã khẳng định đây là bước hoạt động tất yếu của Sở trong cuộc cạnh tranh và hội nhập ngày càng gia tăng của nghề ngân hàng. Ngay từ năm đầu tiên, hoạt động thanh toán quốc tế đã đóng góp cho quỹ thu nhập của Sở I số tiền 1 tỷ 970 triệu đồng, trong đó thu phí dịch vụ là 561 triệu đồng (28,5%). Trong năm 2000, phí dịch vụ thu được 42,950USD trong đó thu phí dịch vụ là 47,445 USD, thanh toán điện phí trung ương hết 4,501USD. Như vậy, hoạt động này đã góp phần tăng thu nhập cho hoạt động kinh doanh của Sở tuy còn tương đối nhỏ. Hoạt động thanh toán quốc tế đã thu được một số khách hàng thân tín và từ đó đặt quan hệ tín dụng (nội và ngoại tệ ) mở rộng được dư nợ tín dụng cho Sở. Hoạt động của Sở giao dịch I đã không còn gói gọn trong các nghiệp vụ truyền thống, bước phát triển này tuy chậm so với ngân hàng khác trong địa bàn nhưng là bước khởi đầu để Sở sánh bước cùng hệ thống ngân hàng bạn. Chính sách nhân sự trong tổ thanh toán, trong Sở được chú trọng. Các nhân viên của Sở luôn được ưu tiên đào tạo, bổ sung kiến thức nghiệp vụ kịp thời. Sở giao dịch I đã nắm bắt được tư duy thị trường, hoạt động theo ý thức có cầu ắt phải đáp ứng cung, và cung mới đợi chờ thời cơ đáp ứng nhu cầu mới. Tuy hoạt động thanh toán quốc tế đối với Sở còn nhiều mới mẻ nhưng các anh chị em trong tổ thanh toán quốc tế đã bỏ thời gian và công sức để nghiên cứu, học hỏi và đã thực hành tốt được nghiệp vụ. Tuy vậy, không thể trành khỏi những hạn chế, mà những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. 3.2. Những mặt chưa đạt. 3.2.1.Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng còn nhỏ. Lý do là hoạt động này triển khai chưa lâu, nên việc thu hút khách hàng đã quen quan hệ với ngân hàng ngoại thương, công thương là đầy khó khăn, mặt khác, kinh nghiệm hoạt động còn chưa đủ dầy dặn và cần có thời gian tích luỹ để phát triển cao hơn. Với số lượng các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trên địa bàn Hà nội như hiện nay, thì khả năng khai thác khách hàng mới của Sở là rất cao, và nằm trong tầm tay với. 3.2.2. Hiệu quả thanh toán. Phần lớn là các món thanh toán tại Sở I đều được thực hiện an toàn và kịp thời hạn, chính xác theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót và lúng túng trong quá trình xử lý - một mặt là nhân viên còn trẻ, có một số mới được về phân về phòng, lại không đúng chuyên ngành đào tạo nên phải mất thời gian dài hội nhập với công việc và học nghiệp vụ. Công việc dồn vào một số thanh toán viên có kinh nghiệm nhưng khi giải quyết công việc một cách dồn dập và căng thẳng như vậy, thì những người có kinh nghiệm như thế cũng khó có thời gian để hướng dẫn chu đáo cho người mới vào. Không chỉ thế, sự hiểu biết của khách hàng về UCP 500, URR còn hạn chế, dẫn đến nhiều sai sót trong khi lập chứng từ, tiếp nhận chứng từ. Khách hàng có trường hợp không hiểu tại sao L/C cũng là một phương pháp chuyển tiền thì sao lại còn tồn tại hình thức TT thanh toán? Đây là mảng thiếu sót mà thực sự ngân hàng phải có một phần trách nhiệm. Hoạt động thanh toán tại Sở I thì thanh toán hàng nhập chiếm từ 85-97%, đây là sự mất cân đối - hàng nhập khẩu mở ra nhu cầu USD và ngoại tệ mạnh khác để thanh toán, còn hàng xuất là hoạt động thu USD và ngoại tệ khác - thu ngoại tệ ít mà chi ngoại tệ nhiều sẽ làm cho hoạt động thanh toán của Sở gặp nhiều khó khăn. - Công tác thanh toán tại Sở cũng như các chi nhánh khác của Ngân hàng Nông nghiệp là áp dụng văn bản 447- Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2001, tuy vậy việc triển khai học tập huấn văn bản cho cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế còn bị hạn chế về số người tham dự dẫn dến nảy sinh vướng mắc trong hoạt động cụ thể là: + Văn bản quy định khách hàng mở L/C ký quỹ nhỏ hơn 100% bằng vốn tự có phải lập cam kết thanh toán, ký và đóng dấu sẵn đơn xin vay và dấu nhận nợ - khách hàng vì cho rằng khi có tiền trên tài khoản, ký quỹ nhỏ hơn 100% sao lại phải ký đơn vay? + Việc quy định chữ ký trên thư yêu cầu mở L/C phải có cả chủ tài khoản và kế toán trưởng. Trong trường hợp không có kế toán trưởng thì giải quyết thế nào? + Thế nào là: ý kiến của khách hàng và các cơ quan khác về chứng từ chỉ có giá trị tham khảo, trong khi trong thực tế, ngân hàng phải thông báo cho khách hàng về tình trạng chứng từ, sau đó mới ra thanh toán cho ngân hàng đối phương sau khi có ý kiến của khách hàng. - Sở giao dịch I căng về nguồn VND để mua ngoại tệ nên mất cơ hội thu gom ngoại tệ. Không chỉ thế, sự phân công phối hợp hoạt động trong Sở giao dịch I còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Khách hàng nếu tạm thiếu vốn thanh toán sẽ nảy sinh mâu thuẫn vay vốn, khi khách hàng muốn vay VND đôi khi thiếu sự phối hợp giữa hai phòng ban nghiệp vụ và gây phiền hà, và mất khá nhiều thời gian của khách hàng, ảnh hưởng đến thiện cảm của khách hàng đối với Sở I. Nhân viên ngân hàng chưa có sự chủ động sáng tạo trong khâu tiếp xúc khách hàng. Hiện phân công mỗi thanh toán viên phụ trách một số đơn vị hiện có thì là tương đối sát sao nhưng lại không xác định gì về khả năng mỗi nhân viên tiếp cận khách hàng tiềm năng. Đối với các khách hàng thân thuộc, ngân hàng chưa có dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo để giữ khách. Đã từng xảy ra sai sót trong bộ chứng từ LC/ 071 do những bất đồng quan điểm về vai trò của hối phiếu trong bộ chứng từ. Điều này có thể gây rủi ro cho Ngân hàng. Chính quan điểm của ICC và luật pháp các nước liên quan đến thanh toán quốc tế về điểm này vẫn chưa thống nhất và rõ ràng. Điều này ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng không nhỏ và vụ việc vẫn đang tiếp tục được giải quyết. Tuy nhiên, trước mắt, ngân hàng đã mất một khách hàng lớn là Centrimex. Việc thẩm định và xác định ký quỹ đối với từng khách hàng còn chưa hợp lý. Thực tế khi mở L/C nhập, ngân hàng là người nắm vận đơn và là chủ sở hữu hàng hoá, vì vậy, mức ký quỹ hoàn toàn có thể định thấp hơn - hiện tại các khách hàng không phải doanh nghiệp quốc doanh phải ký quỹ 100%. Tại sao không tiến hành thẩm định từng khách hàng, từng L/C để có thể hạ thấp mức quỹ, vừa bảo đảm an toàn cho ngân hàng vừa thu hút khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chương III một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả và mở rộng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch NHNo và PTNT I 1. Định hướng cho hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD I cho thời gian tới. Thời gian vừa qua, tổ thanh toán quốc tế là một tổ nghiệp vụ thu hút được sự chú ý của cả ngân hàng, không chỉ vì tính mới mẻ của nó mà còn do sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Thời gian hơn 4 năm hoạt động, hoạt động của tổ đã đi vào nề nếp, có đóng góp vào quỹ thu nhập của ngân hàng tuy còn nhỏ bé và chưa tương ứng với tiềm năng. Khả năng của Sở, quyết tâm của anh chị em trong tổ và cơ hội của thời kì mở cửa sẽ tạo ra khả năng cho sự phát triển cả về lượng và chất cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng. Trong năm 2002, SGD đã đặt chỉ tiêu hoạt động như sau Nguồn vốn huy động tăng từ 15 đến 20 % Tổng dư nợ tăng từ 15 đến 20 % Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3 % Quỹ thu nhập 946 A đạt 50 tỷ VND Hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở I là một chưa phải la một hoạt động tạo thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, tuy vậy, một số các chỉ tiêu cụ thể cho công tác này được đề ra như sau: Doanh số thanh toán tăng 10 đến 15 % Mua bán ngoại tệ tăng từ 5 đến 10 % Hiện tại thị phần thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại ở Việt nam có phần đa thuộc về Ngân hàng Ngoại thương vơi thế mạnh là ngân hàng truyền thống trong lãnh vực này tại Việt nam. Tuy nhiên, xu thế gần đây đã nhận thấy động thái phát triển ngày càng mạnh mẽ của Ngân hàng Nông nghiệp. Quyết tâm của hệ thống ngân hàng nông nghiệp là cạnh tranh lành mạnh thu hút khách hàng, và mở rộng phạm vi các sản phẩm ngân hàng do mình cung cấp. Cơ cấu thị phần thanh toán quốc tế hiện nay tại Việt nam như sau: Bảng 6. Thị phần thanh toán quốc tế Năm Ngân hàng 1995 1998 NH Ngoại thương 61.8 41.1 NH Công thương 8.4 13.8 NH ĐT _PT 1.8 3.2 NH Nông nghiệp 4.6 10.1 Trong thời gian tới, khi tiến tới gia nhập khối mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt Mỹ chính thức đi vào hoạt động sẽ tạo cơ hội cho việc giao lưu mua bán thương mại với nước ngoài. Thuế quan giảm, phá dỡ hàng rào phi quan thuế sẽ là cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt nam xâm nhập thị trường nước ngoài, và là cơ hội thu hút đầu tư, nhập khẩu máy móc công nghệ, nguyên vật liệu từ nước ngoài cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với Việt nam, đó là tiến trình đầy khó khăn, vì khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt nam còn tương đối kém so với hàng hoá của các nước trong khu vực, vấn đề buôn bán tiểu ngạch không thể kiểm soát, tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan.. sẽ là cản trở không nhỏ. Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế được phát triển, nhưng đồng thời đặt các Ngân hàng thương mại hiện có tại Việt nam trước những cạnh tranh và thử thách mới. Một khi các ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ như các chủ thể trong nước, thì với sức mạnh tài chính, kinh nghiệm vài trăm năm trong nghề ngân hàng, uy tín và vị thế vững chắc trên trường quốc tế.. sẽ là mối đe doạ thực sự đến thị phần còn đang bấp bênh hiện nay. Đó cũng là lý do yêu cầu cải cách khu vực tài chính ngân hàng và tiền tệ quốc gia, triển khai công nghệ ngân hàng và đa dạng hoá các sản phẩm ngân hàng. Sở giao dịch I cũng không nằm ngoài xu thế đó, hoạt động thanh toán quốc tế của Sở cũng đang gặp phải những thách thức và khó khăn. Để đạt được những mục tiêu của mình,Sở cần phát huy nội lực, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ hữu ích từ Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam, Ngân hàng nhà nước, chính phủ và các ban ngành có liên quan. 2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả và mở rộng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I NHNo và PTNT Việt nam Phương thức tín dụng chứng từ đã phát huy vai trò quan trọng của mình trong thanh toán quốc tế, với những ưu thế nổi trội so với các phương thức khác. Tín dụng chứng từ là phương thức trả tiền dựa trên hợp đồng hàng hoá dịch vụ hoặc trả lương chuyên gia, và ngày càng được chú trọng hơn một khi thương mại thế giới đang phát triển nhanh chóng. Phương thức này đã kết hợp được tính an toàn cho cả người bán, người mua, ngân hàng phục vụ, cũng như tạo ra tính linh hoạt trong vận dụng. Tuy vậy, trong thực tế, để phương thức này phát huy được vai trò của mình, thì phải hiểu và vận dụng tốt các lý thuyết đã có, đáp ứng một số các yêu cầu và quy tắc nhất định. Muốn vậy, ngân hàng sẽ là người có trách nhiệm lớn nhất, sao cho mỗi vụ thanh toán diễn ra đều được an toàn, chính xác, đúng thời gian. Điều đó nhằm thoã mãn yêu cầu của khách hàng, tạo thu nhập cho ngân hàng, giúp ngân hàng tồn tại và phát triển trong cạnh tranh. Trải qua thời gian thực tập tại ngân hàng,em xin đượcmạnh dạn đề xuất một số các giải pháp như sau, nhằm góp phần hoàn thiện và mở rộng thị phần cho nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ của Sở. 2.1 Nâng cao trình độ thanh toán viên ngân hàng Việc sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán có hiệu quả đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của thanh toán viên ngân hàng đứng ra tiến hành nghiệp vụ. Trong lúc ngân hàng đứng trung gian thanh toán, ngân hàng sẽ tiếp xúc với người mua và ngân hàng đại lí nếu đóng vai trò ngân hàng phát hành, tiếp xúc với người bán nếu chỉ đóng vai trò ngân hàng thông báo. Trong mọi trường hợp, ngân hàng luôn đóng vai trò chủ động, thể hiện từ khâu tiếp nhận, xử lí hồ sơ cho đến khâu thanh toán. Cẩm nang cho mỗi thanh toán viên chính là ấn phẩm UCP500 của ICC. Tuy vậy, điều quan trọng hơn, đó là hiểu và vận dụng UCP vào thực tiễn vốn phong phú và đa dạng. Ngôn ngữ của UCP rất khó hiểu, và ngay cả các bản dịch cũng không thống nhất. Trên thị trường Việt nam hiện có khá nhiều các tài liệu hướng dẫn sử dụng UCP, tuy tiếc rằng, chúng đôi khi không cùng quan điểm, gây khó khăn cho người đọc. Hiện nay chưa có một tài liệu thống nhất nào trong việc hiểu và sử dung UCP cho các ngân hàng thương mại hiện có tại Việt nam. Mỗi hệ thống ngân hàng có các văn bản cho riêng mình, tuỳ theo trình độ và nhận thức của ngân hàng. Nhân viên ngân hàng muốn phục vụ tốt khách hàng nên hiểu biết về nghiệp vụ là điều kiện cần, tuy nhiên, điều kiện đủ sẽ là sự hiểu biết rộng rãi về kinh tế, ngoại thương, hiểu về vận chuyển, bảo hiểm, thông lệ mua bán quốc tế. Đây là một yêu cầu không hề đơn giản. Tổ thanh toán quốc tế là một phòng nghiệp vụ thường xuyên tiếp xúc khách hàng, vì vậy thái độ của nhân viên là rất quan trọng. Nhân viên ngân hàng cần xây dựng tác phong công nghiệp và lịch sự, nhiệt tình đáp ứng mọi yêu cầu chính đáng của khách. Bộ mặt của ngân hàng sẽ được đánh giá tổng thể, và không thể thiếu thái độ với khách hàng của nhân viên. Với tư duy kinh doanh hiện nay, ngân hàng cần phổ biến cho nhân viên của mình về tư duy Marketing ngân hàng, để từng nhân viên nhận biết được từng hành vi của mình sẽ tác độngnhư thế nào đến khách hàng, và cách thức thoã mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, qua đó làm lợi cho bản thân. Muốn vậy, Sở giao dịch I cần chú trọng đến một số các yêu cầu như sau: ãTập huấn về UCP, URR, các văn bản của chính phủ, ngân hàng nhà nước quy định về lãnh vực thanh toán quốc tế và phương thức tín dụng chứng từ. Tập huấn cho nhân viên của tổ thanh toán về các quy tắc và quy định trong nội bộ hệ thống ngân hàng Nông nghiệp, nội bộ Sở giao dịch I. Bổ sung kiến thức còn thiếu về tin học và ngoại ngữ, công nghệ mới trong nghành bằng cách tiến hành kiểm tra định kì nhân viên của mình, đánh giá và bổ khuyết ngay những gì còn yếu kém. Sở có thể xem xét một mô hình đánh giá thực hiện công việc phù hợp hơn mô hình hiện tại, mặc dù đó cũng là một mô hình rất hiệu quả. Một mô hình có thể xem xét là mô hình MBO (Management by Object) tức quản trị thực hiện công việc trị bằng mục tiêu. Đây là mô hình rất hay, vì nó tạo ra kết nối giữa nhân viên với người quản lí, và tạo ra sự tương tác và đánh giá thường xuyên. Nhân viên sẽ thảo luận và cùng với người quản lí trực tiếp ( trưởng phòng) định ra mục tiêu cho mình, đến kì đánh giá, nhân viên sẽ tự đánh giá và sau đó được nhận xét lại bởi người quản lí trực tiếp của mình. Dựa trên kết quả của kì đánh giá công việc trước mà nhân viên sẽ phải tìm cách điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp hơn, bổ sung và sữa chữa những gì chưa thực hiện được vào kì sau. Sở có thể tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về kinh tế, xã hội, nhằm tạo cho nhân viên của mình một khả năng hiểu biết rộng hơn nữa, tạo thuận lợi cho công việc. Cũng có thể phổ biến kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc nhân viên về nghiệp vụ với sự cộng tác của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nghề. Sở hoàn toàn có thể mời các giáo viên, chuyên gia kinh nghiệm để đào tạo thêm cho nhân viên các kiến thức cơ bản và nâng cao về nghề, tạo ra một môi trường hăng hái học tập và hứng thú với cái mới, tạo nên không khí ham học hỏi và nhu cầu được học cho nhân viên của mình. Nhân viên ngân hàng có giỏi thì ngân hàng mới có thể làm giàu cho mình. ãThông qua đánh giá thực hiện công việc như vậy, Sở cần nghiêm khắc chọn đúng người đúng việc. Với các trường hợp không đủ trình độ, Sở cần xem xét bổ sung kiến thức, hoặc nếu, không thể, có thể thuyên chuyển sang các công việc phù hợp hơn. Sở cần có tư duy rõ ràng rằng, một người chỉ có thể thực hiện tốt công việc của mình khi và chỉ khi họ thấy công việc đó vừa với khả năng của mình, tạo hứng thú cho họ khi làm việc đó. ãSở nên mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ, có khả năng vào vị trí lãnh đạo, tạo cho họ một vị thế có thể phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình. Sở cần có chế độ khen thưởng hợp lí, làm tốt phải được khuyến khích, làm xấu phải phê bình để tiến bộ. Tránh hết sức trường hợp bình quân hoá trong khen thưởng, vì như thế làm mất đi vai trò quan trọng nhất của khen thưởng là tính kích thích người lao động. ã Sở phải đặt ra chế độ thi tuyển rộng rãi, thu hút người tài về với ngân hàng, bởi vì mỗi một con người trong ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với hành động của những người còn lại. Đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên của mình có thể học cao hơn, tu nghiệp ở các nước tiên tiến.. nhằm tạo ra một sự chuẩn bị cho sân chơi ngân hàng đầy canh tranh sắp tới 2.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và mở rộng mạng lưới chi nhánh Như đã phân tích, Sở giao dịch I là một chi nhánh hoạt động tất cả các nghiệp vụ ngân hàng như các chi nhánh khác, và như vậy, các món thanh toán quốc tế của Sở cũng được tập trung về Sở giao dịch đầu mối. Mỗi một hoạt động của Sở đều có tác động đến các hoạt động còn lại, và nói đến Sở thì phải nói đến các bộ phận phòng ban không thể tách rời. Hiện nay, nhà làm việc của Sở được bố trí không mấy tiện lợi cho khách hàng, và lối vào tương đối bất tiện. Các phòng giao dịch, phòng ngân quỹ, phòng tín dụng được bố trí xa nhau, khách hàng khi đến xin vay chẳng hạn, phải lòng vòng trong Sở khá phức tạp, có thể gây tâm lí mệt mỏi cho khách. Trụ sở của Sở giao dịch I đang được lên kế hoạch xây dựng lại trong thời gian tới, và hy vọng sẽ được quy hoạch tốt hơn. Trụ sở chính là bộ mặt của ngân hàng, và là một trong những phương tiện marketing tốt nhất cho ngân hàng mà không cần một lời nói thêm nào cả. Hoạt động thanh toán quốc tế, tín dụng chứng từ chỉ thực hiện được tốt khi có sự phối hợp, hỗ trợ của các nghiệp vụ kiên quan. Quan trọng nhất phải kể đến là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, nghiệp vụ huy động vốn và tín dụng nội, ngoại tệ. Sở cần có quy định cụ thể về sự phối hợp giữa phòng tín dụng và tổ thanh toán để giải quyết nhanh chóng cho khách hàng. Đặc biệt trong công tác thẩm định khách hàng và thẩm định hiệu quả món L/C nhập, tổ thanh toán rất cần có sự giúp đỡ của tín dụng, trong việc thu thập thông tin khách hàng nếu khách đã có quan hệ vay vốn với ngân hàng nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Hiện nay, khi khách hàng nhập khẩu muốn vay vốn thanh toán L/C , thì nhân viên của tổ phải đến phòng thanh toán, thu thập thông tin, đệ trình đơn vay chờ giải quyết, Đôi khi xảy ra sự phối hợp không nhịp nhàng, làm nản lòng khách hàng. Vậy, nên chăng, trong Sở nên nối mạng giữa các phòng ban, xây dựng một ngân hàng dữ liệu nội bộ Sở, và các người chịu trách nhiệm có thể truy cập lấy thông tin, ra quyết định một cách nhanh nhất và bảo đảm bí mật thông tin. Với phương châm nhiều người lo hơn một người lo, Sở I đã quan tâm mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch trên khắp địa bàn Hà nội. Việc mở rộng mạng lưới kinh doanh như vậy là rất quan trọng, mở ra khả năng khai thác tối đa thị trường trong khu vực, đáp ứng ngay nhu cầu của khách hàng. Đối với công tác thanh toán quốc tế, thông qua mạng lưới chi nhánh trực thuộc Sở trên địa bàn như thế, tác dụng chủ yếu là quảng bá các sản phẩm dịch vụ thanh toán cho khách hàng, thu hút khách hàng mới đến với Sở và mở rộng được doanh số các hoạt động ngoại hối, trong đó có phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở số lượng các quầy, quỹ, mà là mạng lưới phải được tổ chức sao cho, với một số tối thiểu nhân sự nhưng thực hiện tốt nhất công việc đang có. Vấn đề chính là bài toán tối ưu về hiệu quả kinh doanh của các cở sở đó. 2.3 Khai thác và đổi mới công nghệ ngân hàng Thanh toán quốc tế có đạt kết quả hay không phần rất lớn phụ thuộc vào việc ngân hàng có các trang thiết bị theo yêu cầu hay không. Hiện tại, Sở đã được trang bị 4 máy tính, máy fax.. nhằm phục vụ cho công tác soạn thảo, nhận, gửi điện, thông báo một cách an toàn và đúng thời giạn. Sở đã nối mạng SWIFT, đảm bảo 100 % các món thanh toán đều thực hiện qua mạng an toàn, công tác điều chuyển vốn được chính xác và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, Sở vẫn chưa khai thác hết công suất thiết bị. Để giải quyết điều này, Sở cần tăng số món thanh toán của mình, đặc biệt là các món L/C nhập, xuất. Hiện nay việc theo dõi L/C nhập xuất vẫn làm bằng tay, và khi cần tra cứu mất rất nhiều thời gian. Các chứng từ vẫn lập theo cách thủ công, theo dõi tỷ giá là trên sổ sách rất cồng kềnh.Nếu Sở ứng dụng tin học vào quản lý thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều, vừa tiết kiệm nhân lực, không gian lưu trữ, và khi cân tập hợp số liệu theo bất cứ tiêu thức nào cùng vô cùng nhanh chóng và chính xác. Tình trạng này xảy ra không chỉ ở một, mà nó dường như là tình trạng chung của các ngân hàng thương mại Việt nam hiện nay. 2.4.Triển khai dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng Tại Việt nam hiện nay, tư vấn khách hàng là khâu còn bị xem nhẹ vì nhiều lí do. Một phần do nhân viên ngành tài chính ngân hàng chưa đủ độ rộng và sâu về kiến thức về các lãnh vực, một phần là do lề lối làm việc ở Việt nam chưa quen với việc trả phí để hưởng dịch vụ tư vấn. Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt nam hiện nay đều chưa thể triển khai dịch vụ tư vấn cho khách hàng, mà đều thực hiện miễn phí. Chính vì miễn phí nên bị xem nhẹ, ngân hàng ít quan tâm phát triển nghiệp vụ, và khách hàng thì chấp nhận dịch vụ đó như một cái gì đó kèm thêm, và vì thêm nên chẳng mấy quan tâm xem nó như thế nào. Sở giao dịch I trong tương lai phải tích luỹ kinh nghiệm, khai thác thông tin để có thể tiến đến cung cấp cho khách hàng mọi thông tin họ quan tâm, tư vấn cho khách về đối tác, hàng hoá, thủ tục thanh toán, chứ không chỉ là thực hiện thanh toán hộ như hiện nay. Sở cũng nên triển khai hình thức dịch vụ trọn gói cho khách hàng, dựa trên các quan hệ của mình với hệ thống ngân hàng tài chính quốc tế, với các cơ quan chức năng của chính phủ, ngân hàng bạn. Đối với các khách hàng truyền thống, uy tín trong thanh toán, Sở nên có chế độ đãi ngộ khách hàng phù hợp, lưu giữ khách hàng ở lại với Sở. Có thể là các món quà cho khách hàng trong các dịp đặc biệt, hoa trong ngày khai trương, kỉ niệm thành lập của khách, ưu đãi mức kí quỹ,lãi suất vay vốn.. Một quan hệ uy tín và truyền thống sẽ có lợi cho cả hai bên, ngân hàng giữ khách trong hoàn cảnh cạnh tranh lôi kéo khách quyết liệt của các ngân hàng khác trên địa bàn, khách hàng tiết kiệm được chi phí trong kinh doanh. Sở cũng phải tiến hành thu hút thêm khách hàng mới cho mình, phần lớn dựa trên sự hài lòng của khách hàng hiện tại. Mức kí quỹ nên xác định phù hợp, vì trong thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng là người nắm vận đơn, hoàn toàn có thể định một mức kí quỹ thấp cho khách hàng, tuy nhiên, đây lại là vấn đề của lợi nhuận và rủi ro, nên Sở cần có sự suy xét cẩn thận, đảm bảo an toàn vốn và uy tín ngân hàng. 3. Một số kiến nghị 3.1 . Với khách hàng Khách hàng là người mở đầu cho mỗi vụ thanh toán, chỉ khi khách hàng có yêu cầu thì ngân hàng mới thực hiện theo yêu cầu của khách. Tuy vậy, đa phần trong các sai sót phát hiện ra, thì từ phía khách hàng. Lý do chủ yếu là, khách hàng rất lúng túng khi phải xử lí một khối lượng chứng từ lớn, nhiều loại, nhiều bản, phức tạp và chi tiết. Đây chính là điểm dễ bị lợi dung trong thanh toán tín dụng chứng từ. Vậy, đề nghị các đơn vị có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phải tìm hiểu về kinh doanh và tập quán, thông lệ kinh doanh quốc tế, nếu có phòng ban hoặc một cán bộ chuyên trách thì càng tốt. Khách hàng cần phân biệt tính chất pháp lí của L/C với tính chất của hợp đồng mua bán, và cần xác định rằng, L/C chỉ là một bảo đảm trong thanh toán chứ không phải cho tất cả các điều kiện khác như tình trạng hàng hoá, phẩm chất, khối lượng. Nói như vậy, để khẳng định, khách hàng có hiểu về Tín dụng chứng từ, thì ngân hàng thực hiện mới có hiệu quả hơn. Khách hàng cũng nên có sự hỗ trợ và thiện chí đối với Sở I , đặc biệt trong vấn đề ngoại tệ. Khách hàng có thể ưu tiên bán lại ngoại tệ cho Sở khi thu được ngoại tệ khi xuất khẩu, tất nhiên là Sở sẽ không để khách hàng của mình bị thiệt về giá cả. Trong giao dịch với ngân hàng, khách hàng cần chú ý đến chữ kí của mình, có nhiều trường hợp do khách hàng ẩu, nên không giải quyết được công việc chỉ vì phía có liên quan nói rằng chữ kí là bất hợp lệ ( không thống nhất). 3.2 Với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việt nam 3.2.1 Hoàn thiện quy trình L/C Theo văn bản 447 của Ngân hàng nông nghiệp, khi khách hàng mở L/C phải có đủ chữ kí của chủ tài khoản và kế toán trưởng của đơn vị trên thư yêu cầu mở L/C. Trong thực tế, không phải đơn vị nào cũng có hai người kể trên. Vậy xin được điều chỉnh lại là chữ kí của chủ tài khoản và kế toán trưởng nếu có. Văn bản 447 cũng đưa ra quy định về số tiền chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Kiến nghị cho phép Sở giao dịch I được tự quyết định số tiền chiết khấu phù hợp theo các tính toán của Sở, đồng thời khuyến khích được khách hàng chuyển ngoại tệ về Sở I. Đối với các L/C nhập, đặc biệt với L/C nhập khẩu trả ngay, kí quỹ dưới giá trị hợp đồng, thì ngân hàng chịu nhiều rủi ro hơn cả. Bởi vậy, trong quy trình nghiệp vụ của mình, đề nghị ngân hàng nông nghiệp coi trọng và cụ thể hoá hơn nữa về tiến trình, tiêu chuẩn thẩm định khách hàng, thẩm định món thanh toán, nhằm bảo đảm hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu. Mức kí quỹ đối với các L/C nhập nên để cho chi nhánh chủ động quyết định, và có một hạn mức nào đó thì phải báo cho trung ương. 3.2.2 Tài khoản thanh toán Việc mua bán ngoại tệ trên địa bàn hiện còn nhiều vướng mắc là do, việc chuyển ngoại tệ cho Sở phải qua tài khoản ở Ngân hàng nhà nước, thường mất từ 2, 3 ngày, làm mất cơ hội kinh doanh của Sở. Việc chuyển tiền từ tài khoản của ngân hàng bạn phải qua ngân hàng nông nghiệp, vậy đệ trình cho Sở Giao dịch I được mở tài khoản tiền gửi thanh toán ngoại tệ tại Ngân hàng Vietcombank. Hiện tại, tình trạng khan hiếm đô la và ngoại tệ cho thanh toán là thường xuyên xảy ra, vậy nên cho Sở được thực hiện giao dịch SWAP với các tổ chức tín dụng khác để giải quyết khó khăn này một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất. Sở I cũng mong muốn có được sự hỗ trợ về nguồn ngoại tệ, từ phía tổng ngân hàng Nông nghiệp. 3.2.3 Về mạng lưới đại lí của NHNo và PTNT Việt nam Các khách hàng hiện nay của Sở có đối tác trên khắp trái đất, và việc thanh toán L/C đôi khi không thực hiện được vì ta không co ngân hàng đại lí ở nước của người xuất khẩu. Vậy kiến nghị ngân hàng nông nghiệp xem xét mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lí của mình, chủ yếu là đặt mối quan hệ với các ngân hàng có mạng lưới toàn cầu, quan hệ thanh toán uy tín để tranh thủ được hạn mức tín dụng lớn, tạo điều kiện cho việc thanh toán. Việc mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lí phải xét trên quan điểm hiệu quả. 3.2.4 Công tác đào tạo Riêng về mảng đào tạo, kiến nghị ngân hàng Nông nghiệp tổ chức các kháo tập huấn về nghiệp vụ thanh toán làm hai lần một năm, để cho các chi nhánh phân chia anh chị em tham gia sao cho tất cả đều được tập huấn kĩ lưỡng. Tổng cần tăng cường kiểm tra kiểm soát hoạt động của Sở, các chi nhánh trực thuộc để uốn nắn sai phạm kịp thời, theo dõi sát để bổ sung ngay các kiến thức còn yếu, tránh thiệt hại về vốn, về uy tín có thể xảy ra không chỉ cho Sở mà còn cho cả hệ thống. 3.3 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 3.3.1 Về chính sách ngoại hối Công tác thanh toán quốc tế có liên quan mật thiết đến các vấn đề về tỷ giá,cung cầu ngoại tệ cũng như các quy chế quản lí ngoại hối của trung ương. Vai trò của Ngân hàng trung ương trên thị trường ngoại tệ là người mua bán cuối cùng,lớn nhất và quyết định đến tỷ giá và cung cầu ngoại tệ. Muốn làm được điều này, ngân hàng trung ương phải có dự trữ ngoại tệ đủ lớn,nâng cao năng lực điều hành. Vấn đề cốt lõi là, Ngân hàng trung ương hành động như thế nào trên thị trường để tạo ra một tỷ giá phù hợp và có lợi, chứ không phải là luôn giữ cho nó được cố định. Ngân hàng nhà nước cần dự đoán chĩnh xác các diễn biến của thị trường và hành xử cho phù hợp, tránh sự đối phó bị động như suốt thời gian qua. Tất nhiên làm được điều này không chỉ là việc của ngân hàng nhà nước, mà vấn đề chính là năng lực sản xuất của quốc gia.Nói như vậy để thấy rằng vấn đề không hề đơn giản. Ngân hàng trung ương cần đưa ra các chính sách quản lí lãi suất chiết khấu, chính sách cho vay, huy động ngoại tệ ..phù hợp với thị trường, mà tốt nhất là, ngân hàng trung ương chỉ tạo một hành lang thông thoáng cho các Ngân hàng thương mại tực thực hiện về giá cả sao cho phục vụ khách hàng tốt nhất và cạnh tranh lành mạnh nhất. Các văn bản đưa ra phải tính toán tính chất lâu dài của nó, tránh việc liên tục ban hành rồi liên tục thay đổi và điều chỉnh, gây khó khăn không chỉ cho ngân hàng mà còn cho khách hàng. hơn nữa, cần phải thống nhất các văn bản đang còn hiệu lực, tránh sự mâu thuẫn lẫn nhau. Và dù thế nào, thì các văn bản đó phải mang tính chất phổ quát, và phải kích thích được tính sáng tạo trọng thực tiễn các ngân hàng áp dụng. Ví dụ, theo quyết định 267_98/QĐ_NHNN8 đã ấn định giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại tệ,đưa ra quy tắc xác định giá bán của ngoại tệ kì hạn, là bằng giá ngoại tệ giao ngay cộng với một số phần trăm không vượt quá mức quy định nào đó. Tại sao không để các Ngân hàng thương mại ấn định giá cả theo công thức tỷ giá kì hạn, trên cơ sở lí thuyết đã cung cấp? Hay như việc quy định phí giao dịch mua bán ngoại tệ là 0.05% giá trị hợp đồng mua bán,nhưng lại không quá 1.000.000VND mỗi vụ. Trong tình hình căng về ngoại tệ như hiện nay, giới hạn đó đã hạn chế ngân hàng tạo thu nhập, vì với những hợp đồng trị giá nhiều triệu đô la Mỹ, thì để gom đủ số ngoại tệ cần thiết là rất khó khăn, thường thì Ngân hàng phải giữ khách bằng cách mua hộ mà thôi. Nên chăng, các nhà chính sách của ngân hàng nhà nước chỉ nên tạo một khung, còn lại, để cho các ngân hàng tự do hoạt động trong khuôn khổ được cấp phép của mình, tự hoàn thiện sản phẩm và tuỳ nghi cạnh tranh bằng giá và các yếu tố phi giá, đó là, chất lượng dịch vụ, thái độ với khách hàng, tiện ích mới lạ của sản phẩm.. 3.3.2 Thành lập ngân hàng dữ liệu ngân hàng Ngân hàng trung ương có thể hỗ trợ về mặt thông tin cho các ngân hàng trong nước, không chỉ là các thông tin đơn thuần về khách hàng mà còn các thông tin về kinh tế, các ngành nghề liên quan, các số liệu dự báo hoặc thông kê. Ngân hàng trung ương có thể thực hiện được điều đó bằng cách thành lập một Ngân hàng dữ liệu, có thể dành cho các ngân hàng thương mại của mình quyền truy cập lấy thông tin theo các yêu cầu nhất định. Ngân hàng dữ liệu này có thể được nối mạng trong toàn quốc và qua các phương tiện thông tin kết nối toàn cầu hiện nay như Internet, hoặc qua mạng riêng của hệ thống ngân hàng nhằm đáp ứng các yêu cầu bảo mật. Ngân hàng dữ liệu đó có thể cung cấp các thông tin cần thiết theo cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Phòng thanh toán quốc tế tại các chi nhánh có thể tiếp cận, xác định nhanh chóng hiệu quả của từng món thanh toán, trên cơ sở so sánh với các số liệu chuẩn hoá đã tập trung tại Ngân hàng dữ liệu đó. Với sự phát triển của tin học ngày nay, đó là điều hoàn toàn có thể làm được, nhưng cần có sự phát triển nhất định về cơ sở hạ tầng cho ngành, cũng như sự đầu tư đúng mức của nhà nước. 3.4 Kiến nghị với nhà nước 4.1Về chính sách ngoại thương Nhà nước là cơ quan quản lí cao nhất của xã hội, đặt ra những quy tắc xử sự chung. Nhà nước quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật, đề ra, theo dõi sự thực hiện pháp luật của nhân dân. Trên mọi lãnh vực của cuộc sống đều cần có sự điều chỉnh của pháp luật để tạo lập trật tự, công bằng và bảo đảm quyền lợi chính đáng của con người. Trên lãnh vực ngoại thương,các chính sách chủ trương của nhà nước trước hết tác động đến người làm xuất nhập khẩu, sau đó tác động đến người sản xuất, và người tiêu dùng, tức đã ảnh hưởng không ít thì nhiều tới mọi chủ thể trong nền kinh tế. Nếu nhà nước thực hiện bảo hộ mậu dịch, không khuyến khích nhập khẩu, thì nhập khẩu giảm xuống, sản xuất thay thế nhập khẩu phải tăng lên, và đối với nghề ngân hàng sẽ là một thời kì ảm đạm, các món thanh toán quốc tế sẽ theo đó mà sút giảm tương ứng. Nếu nhà nuớc chủ trương mở cửa, thúc đẩy giao lưu kinh tế, việc trao đổi thương mại sẽ nhộn nhịp và thanh toán quốc tế sẽ trở thành một khu vực sôi động trong nghề ngân hàng. Để khuyến khích hay thắt chặt ngoại thương, nhà nước có thể vận dụng rất nhiều các chính sách như về thuế và chi tiêu, chính sách khuyến khích với xuất khẩu, hỗ trợ giá cho nhà nhập hoặc xuất khẩu tuỳ từng trường hợp, các chính sách khác như qouta,hạn nghạch nhập.. 4.2 Về lãnh vực thanh toán quốc tế và tín dụng chứng từ Thực tế hiện nay,Việt nam chưa có bộ luật nào điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia vào quan hệ thanh toán quốc tế. Riêng đối với phương thức tín dụng chứng từ, thì việc á dụng UCP dường như là duy nhất. Các văn bản nội bộ của các ngân hàng như văn bản 447 của hệ thống ngân hàng nông nghiệp thì đơn thuần là chỉ dẫn về mặt nghiệp vụ mà thôi, không có giá trị pháp lí khi đưa ra tranh chấp. Hiện nay, ta giải quyết các vụ thanh toán có tranh chấp tại trọng tài kinh tế hoặc toà án kinh tế, hoặc trung tâm trọng tài quốc tế, tuy nhiên chưa có một chỉ dẫn nào tương đối rõ ràng về quy tắc cũng như trình tự thực hiện. Vậy, nhà nước cần sớm ban hành các luật về thanh toán quốc tế, tạo khung pháp lí cho hành động của các ngân hàng, đồng thời xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên : nhà nhập khẩu _ ngân hàng _ nhà xuất khẩu. Để làm điều đó, Việt nam có thể có một số các lựa chọn: Quy định lấy UCP và các thông lệ khác như URC, URR .. áp dụng hoàn toàn vào thành luật của Việt nam. Điều chỉnh các thông lệ quốc tế trên một số phương diện để hình thành luật cho phù hợp các đặc điểm riêng của Việt nam. Đưa ra luật của Việt nam, dẫn chiếu đến các điều khoản mà Việt nam cho là phù hợp. Và dù thế nào đi nữa, Việt nam cần gấp rút hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của mình, và không thể thiếu luật về thanh toán quốc tế. Nhà nước cũng cần đưa ra định hướng phối hợp hoạt động của các co quan ban ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động củacác tổ chức tín dụng. Tăng cường quản lí hơn nữa trên lãnh vực chống buôn lậu, gây thất thu ngân sách và cản trở sự phát triển ngoạ thương, từ đó tác động đến khả năng mở rộng thanh toán quốc tế của các ngân hàng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0050.doc
Tài liệu liên quan