Chuyên đề Một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Nghệ An đến 2010

Đầu tư cho phát triển thủy sản là vấn đề rất quan trọng, phức tạp có liên quan đến toàn bộ nên kinh tế quốc dân. Trong điều kiện nước ta hiện nay chiến lược đầu tư nói chung và chính sách đầu tư trong ngành thủy sản nói riêng gắn liền với yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Vốn là yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất của tất cả các ngành của nền kinh tế nên. Riêng đối với ngành thủy sản vốn càng có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, nghiên cứu đề ra các giải pháp về vốn ngành thủy sản Nghệ An là rất cần thiết. Các giải pháp đó, một mặt đáp ứng yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, thuận lợi; mặt khác phải đảm bảo sản xuất có lãi ổn định, bền vững, lâu dài từ đó thu hồi vốn nhanh, đúng hợp đồng, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường trên phạm vi toàn tỉnh. Nhưng thực tế vốn đầu tư cho phát triển ngành thủy sản còn hạn chế, vốn ngân sách dành cho ngành thuỷ sản chưa đáp ứng được nhu cầu cần đầu tư. Vốn ít đầu tư lại dàn trải, phân tán đưa đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư không cao, hệ thống cơ sở hạ tầng cho ngành thủy sản còn yếu kém phát triển không đồng đều giữa các vùng. Vì vậy, trong những năm tới đây cần phải tăng cường huy động vốn cho phát triển ngành thủy sản. Để đạt được nguồn vốn đầu tư phát triển thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, chính sách lãi suất hợp lý, ổn định tiền tệ, kiểm soát được lạm phát. Chính sách tạo nguồn vốn đúng đắn sẽ là động lực thúc đẩy quá trình khai thác tiềm năng vốn trong dân phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn .Trong những năm sắp tới đây, hy vọng rằng nhu cầu đầu tư cho phát triển thủy sản sẽ có nhiều triển vọng ngày càng nhiều hơn, đa dạng, phong phú hơn, Nhu cầu về vốn của ngành Thủy sản Nghệ An sẽ được đáp ứng kịp thời đẩy đủ, giúp cho ngành phát triển, mang lại những nguồn kim ngạch to lớn, giải quyết tốt việc làm cho lao động ở các ngư trường. để ngành thủy sản Nghệ An sẽ phát triển hơn, xứng đáng tiềm năng của tỉnh.

doc62 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Nghệ An đến 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuỷ sản xuất khẩu hoạt động có lãi. từ năm 2001 đến nay hiệu quả kinh tế có giảm.. Trong chế biến thuỷ sản nội địa các đơn vị quốc doanh cũng thu hẹp dần và chỉ còn một số doanh nghiệp sản xuất nước mắm hoạt động có hiệu quả. 2.Kinh tế tập thể. Về cơ bản các hợp tác xã khai thác hải sản đã chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất trong thời gian trước năm 2000. Có nhiều hợp tác xã làm ăn hiệu quả. Xu hướng các hình thức hợp tác ngày nay là độc lập về sở hữu tư liệu sản xuất, cùng góp cổ phần vào hợp tác lao động. 3. Kinh tế tư bản tư nhân. Trong những năm sau 2000, thành phần kinh tế này phát triển mạnh. Trong khai thác hải sản dưới hình thức chủ thuyền tư nhân bỏ vốn sắm thuyền thuê bạn nghề đi khai thác và ăn chia theo thoả thuận. Số chủ thuyền có vốn lớn, tổ chức đội tàu lớn khai thác vùng biển xa bờ ngày một tăng. Nhiều chủ thuyền đã có trên dưới 10 tàu đánh cá, với số vốn hàng tỷ đồng. Trong nuôi trồng thuỷ sản, nhiều tư nhân đã bỏ vốn thuê đất và mặt nước xây dựng những cánh đồng nuôi trồng thuỷ sản với qui mô lớn, từ 20 ha đến hành trăm ha, dưới dạng tranh trại hoặc cônh ty trách nhiệm hữu hạn, thuê lao động tiến hành sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư doanh thu đến hành chục tỷ dồng. Trong thương mại thuỷ sản các chủ vựa với cơ chế ứng trước vốn cho các tàu thuyền đi khai thác thuỷ sản và mua toàn bộ sản phẩm khi thuyền về bến, ứng vốn cho tiểu thương mua gom nên đã làm chủ thị trường nguyên liệu. Nhiều chủ vựa đã có số vốn ứng trước hàng chục tỷ đồng, đồng thời lượng vốn lưu động dùng mua cá thanh toán trong một ngày cũng lên tới hành tỷ đồng. Một số chủ vựa đã đầu tư xây kho bảo quản và cơ sở chế biến. 4. Kinh tế cá thể. Đây là thành phần kinh tế năm giữ đa số tàu thuyền của tỉnh Nghệ An, có số lượng lao động cao, chiếm tỷ trọng sản lượng lớn trong nghề cá hiện nay. 5. Kinh tế tư bản Nhà nước. Nghệ An đã có hình thức liên doanh với nước ngoài trong các lĩnh vực khai thác chế biến và nuôi trồng thuỷ sản. Mặc dù có ưu thế về công nghệ, và vốn, nhưng tỷ trọng đóng góp cho ngành kinh tế thuỷ sản chưa đánh kể trong tỉnh Mặc dù đường lối của Đảng đã đề ra trong Nghị quyết VIII là: “ Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần “, “giúp đỡ kinh tế cá thể tiểu chủ giải quyết các khó khăn về vốn, công nghệ, thị trường và kinh nghiệm quản lý để mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh. “, “ thực hiện các biện pháp chính sách để khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất các ngành, các lĩnh vực phù hợp với mục tiêu và chiến lược của đất nước “, nhưng một điều đánh quan tâm ở đây là cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh của nhà nước đối với tất cả các thành phần kinh tế còn chưa công bằng. Thành phần kinh tế tư nhân gặp nhiều thủ tục phiền hà trong việc vay vốn xin cấp đất...để phát triển sản xuất; các cấp chính quyền và cơ quan nghiệp vụ như: thuế, tài chính, ngân hàng...chưa nhìn nhận thành phần kinh tế này, đặc biệt là đối với thành phần tiểu chủ và tư bản tư nhân, làm ăn trung thực như các thành phần kinh tế khác, do đó luôn có sự kiểm tra và giám sát chặt chẽ gây khó khăn trong quan hệ sản xuất kinh doanh cho thành phần kinh tế này. Như vậy trong sản xuất thuỷ sản đã có các thành phần kinh tế. Mỗi thành phần kinh tế đều có những mặt mạnh riêng, nếu được tổ chức và có cơ chế thích hợp, tất cả các thành phần kinh tế này sẽ phát huy được sức mạnh của mình, tạo nhưng bước phát triển mới bền vững cho ngành thuỷ sản. III. Thực trạng phát triển ngành thủy sản Nghệ An trong những năm qua Trong những năm vừa qua, có thể nói ngành thủy sản Nghệ An gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và kinh doanh. Sự bất lợi về thời tiết không những làm ảnh hưởng đến năng suất khai thác, nuôi trồng, mà còn gây những thiệt hại cho ngư dân về người và của. Tuy nhiên, thủy sản cũng đã có những bước đột phá. 1. Tổng sản lượng thủy sản. Sản lượng thủy sản phân theo địa phương ( Đơn vị : tấn) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Trung Bộ 164873 175556 192554 217198 231293 247717 266245 281200 Thanh Hoá 48968 52340 57723 63896 68495 73544 79217 83830 Nghệ An 38628 42237 48261 57457 61133 66604 70894 76934 Hà Tĩnh 24044 24949 25842 27870 28736 29688 30556 31966 Quảng Bình 20493 22250 24369 27557 29361 31113 34151 36800 Quảng Trị 12744 13266 14444 15995 17575 18308 19620 19443 Thừa Thiên-Huế 19996 20514 21915 24423 25994 28460 31807 32227 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá so sánh 1994 phân theo địa phương ( Đơn vi: nghìn tỷ) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Trung Bộ 1260,7 1395,2 1606,3 1818,5 1920,4 2064,1 2218,2 2329,7 Thanh Hoá 367,6 399,0 462,4 510,6 532,6 579,9 615,8 655,1 Nghệ An 290,3 314,6 365,1 432,2 447,9 499,3 537,4 585,4 Hà Tĩnh 176,3 176,2 193,8 219,6 232,1 252,5 250,2 250,6 Quảng Bình 175,8 192,1 205,8 229,9 249,9 249,4 273,1 303,2 Quảng Trị 92,6 104,8 114,4 135,3 148,9 160,9 168,1 167,2 Thừa Thiên-Huế 158,1 208,5 264,8 290,9 309,1 322,1 373,6 368,2 (Nguồn: Tổng cục thống kê) GTSX thuỷ sản tăng bình quân hàng năm 12,89% trong cả thời kỳ 10 năm 1996-2005, trong đó giai đoạn 2000-2007 tăng 10,4%. Giá trị tổng sản lượng năm 2005 đạt 741 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch năm, bằng 119% so với năm 2004. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2007 đạt 76.934 tấn, trong đó sản lượng khai thác hải sản đạt 48.844 tấn (chủ yếu là cá) và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 25.109 tấn, cao hơn nhiều so với mục tiêu kế hoạch. Phong trào nuôi tôm, cua tiếp tục phát triển rộng khắp trên các huyện, thị ven biển, diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh tăng nhanh (chiếm trên 68% tổng diện tích nuôi tôm mặn lợ). Nuôi ngao vùng bãi triều tiếp tục phát triển, mở ra một hướng đi mới cho việc khai thác có hiệu quả vùng bãi triều tại các cửa sông. Nuôi cá lồng trên biển bước đầu được phát triển. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt cũng phát triển khá. Nuôi cá rô phi thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao nên đã thu hút ngày càng nhiều hộ dân tham gia. Hình thức nuôi cá trong ruộng lúa đã phát triển rộng khắp trong tỉnh. Nuôi cá lồng bè trên sông suối, hồ đập phát triển mạnh, tuy nhiên, hình thức nuôi này đang gặp khó khăn về vốn đầu tư, hằng năm thường có lũ lớn làm hư hỏng các lồng bè. Các trại sản xuất giống tôm sú trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu nuôi với chất lượng khá, các cơ sở đã bắt đầu sản xuất và ương san các giống nuôi khác như cua, cá vược, cá tra,... 2. Nuôi trồng : Diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ đã được khai thác nhiều trong những năm qua và ít có khả năng tăng thêm nhưng diện tích nuôi trồng nước ngọt còn nhiều khả năng mở rộng đến khoảng 22 nghìn ha (trong đó diện tích nuôi cá rô phi có thể tăng lên 2.700-3.000 ha), nuôi cá lồng trên biển có điều kiện để mở rộng với quy mô lớn Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo địa phương ( Đơn vị : tấn ) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Trung Bộ 28109 33269 38818 53317 57759 65508 73488 78695 Thanh Hoá 12448 13231 15401 16714 17427 19143 21406 23152 Nghệ An 8335 10144 11352 18378 19771 22101 25109 28090 Hà Tĩnh 3120 3779 4743 7236 7686 9569 10048 9634 Quảng Bình 1995 2354 2658 3678 4226 4962 5482 6052 Quảng Trị 744 1210 1422 2310 3002 3437 3706 3575 (Nguồn: Tổng cục thống kê) 3. Khai thác : khai thác hải sản có nhiều tiến bộ, sản lượng tăng đều qua các năm, nhất là sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Năng lực khai thác phát triển mạnh theo hướng hiện đại hoá, tàu thuyền công suất nhỏ giảm, thay vào đó là tàu thuyền công suất lớn có khả năng khai thác vùng khơi tăng nhanh;trình độ kỹ thuật đánh bắt và sử dụng phương tiện tàu thuyền của ngư dân ngày càng được nâng cao. Nếu có những đội tàu lớn, với trang bị đồng bộ đủ khả năng đánh bắt dài ngày trên biển thì khả năng có thể khai thác 50-55 nghìn tấn hải sản/năm(bao gồm đánh bắt ở vùng vịnh Bắc Bộ, ngư trường của các tỉnh khác). Sản lượng thủy sản khai thác phân theo địa phương (Đơn vi : tấn) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Trung Bộ 136764 142287 153736 163881 173535 182210 192757 202506 Thanh Hoá 36520 39110 42322 47182 51068 54401 57811 60678 Nghệ An 30294 32093 36909 39079 41362 44503 45785 48844 Hà Tĩnh 20924 21170 21099 20634 21050 20119 20508 22332 Quảng Bình 18498 19896 21711 23879 25135 26152 28669 30748 Quảng Trị 11999 12055 13022 13685 14573 14871 15914 15868 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ phân theo địa phương ( Đơn vị : chiếc) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Trung Bộ 801 971 1054 1074 1152 1390 1631 1849 Thanh Hoá 140 145 185 198 205 338 335 442 Nghệ An 108 110 112 152 163 233 247 288 Hà Tĩnh 61 72 71 69 56 49 35 30 Quảng Bình 369 447 501 503 604 645 878 953 Quảng Trị 38 77 66 34 33 25 30 30 Thừa Thiên - Huế 85 120 119 118 91 100 106 106 Tổng công suất các tàu đánh bắt hải sản xa bờ phân theo địa phương (Đơn vị : nghìn CV) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Trung Bộ 96,5 111,1 122,1 125,3 137,6 166,8 184,4 208,4 Thanh Hoá 25,1 26,6 30,7 31,1 32,1 50,8 51,0 65,8 Nghệ An 17,9 18,5 20,5 26,0 28,8 40,1 42,0 47,8 Hà Tĩnh 13,5 14,6 14,9 14,5 13,3 11,9 9,1 8,4 Quảng Bình 26,0 29,4 34,2 34,4 47,1 50,1 67,4 71,6 Quảng Trị 4,4 6,8 6,7 4,3 4,6 3,1 4,0 3,9 Thừa Thiên - Huế 9,6 15,1 15,1 14,9 11,7 10,8 10,9 10,9 Tổng công suất các tàu đánh bắt hải sản xa bờ phân theo địa phương (đơn vị : nghìn CV) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Trung Bộ 96,5 111,1 122,1 125,3 137,6 166,8 184,4 208,4 Thanh Hoá 25,1 26,6 30,7 31,1 32,1 50,8 51,0 65,8 Nghệ An 17,9 18,5 20,5 26,0 28,8 40,1 42,0 47,8 Hà Tĩnh 13,5 14,6 14,9 14,5 13,3 11,9 9,1 8,4 Quảng Bình 26,0 29,4 34,2 34,4 47,1 50,1 67,4 71,6 Quảng Trị 4,4 6,8 6,7 4,3 4,6 3,1 4,0 3,9 Thừa Thiên - Huế 9,6 15,1 15,1 14,9 11,7 10,8 10,9 10,9 4. Cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá tiếp tục được đầu tư góp phần thúc đẩy nghề cá phát triển. Bến cá Nhân dân lạch Quèn, lạch Vạn đã đưa vào sử dụng. Cảng cá Cửa Hội sau 5 năm hoạt động đã phát huy hiệu quả, đáp ứng phần lớn nhu cầu khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá. Phương tiện tàu thuyền cập cảng không ngừng tăng lên; các cơ sở dịch vụ nghề cá trong cảng được đầu tư khá đồng bộ, như nhà máy đá, kho lạnh, cơ sở chế biến, cửa hàng xăng dầu… Chế biến thuỷ sản phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng không ngừng tăng lên, mẫu mã được cải tiến đáp ứng bước đầu nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, ngành thuỷ sản của Nghệ An vẫn còn gặp một số khó khăn, như nuôi trồng thuỷ sản đối mặt với dịch bệnh gây hại, thị trường biến động gây bất lợi cho người sản xuất; nguồn lợi thuỷ sản ngày càng suy giảm, công nghệ đánh bắt lạc hậu, do vậy hiệu quả thấp; công nghệ chế biến thuỷ sản chưa đáp ứng được yêu cầu, việc xây dựng thương hiệu để xuất khẩu còn yếu kém, an toàn vệ sinh thực phẩm chưa đảm bảo, v.v... IV. Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển thủy sản những năm qua 1. Nhu cầu vốn đầu tư ngành thủy sản Nghệ An những năm qua Trong những năm qua, ngành Thủy sản Nghệ An nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ để cải tiến sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm mang kim ngạch xuất khẩu lớn về cho tỉnh nhà. Qua đó nhu cầu đầu tư ngày một tăng, đầu tư cụ thể vào các công trình : NHU CẦU VỐN NĂM 2005 CHO NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN ĐV : Triệu đồng TT Tên công trình Tổng số Trong đó Vốn NS Vốn khác Tổng cộng 129551 55833 73718 1 Cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá 17000 17000 0 2 Nuôi trồng thủy sản 45000 22000 23000 3 Xây dựng trại SX giống 13000 8295 4705 4 Trạm kiểm dịch 200 200 0 5 Chế biến xuất khẩu 13.000 0 13.000 6 Khai thác 46000 0 46000 7 Vốn hỗ trợ 2588 2588 0 8 Kinh phí đào tạo 200 200 0 9 Vốn sự nghiệp Thủy sản 3850 3850 0 10 Vốn lưu động 1200 1200 0 11 Nhà làm việc 500 500 0 NHU CẦU VỐN NĂM 2006 CHO NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN ĐV : Triệu đồng TT Tên công trình Tổng số Trong đó Vốn NS Vốn khác Tổng cộng 187470 109120 78350 1 Cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá 22000 22000 0 2 Nuôi trồng thủy sản 50000 35000 15000 3 Xây dựng trại giống 29000 17250 11750 4 Trạm kiểm dịch 300 200 100 5 Chế biến xuất khẩu 29900 7500 22400 6 Khai thác 28350 3050 25300 7 Vốn hỗ trợ 13200 13200 0 8 Kinh phí đầo tạo 7000 4000 3000 9 Vốn sự nghiệp Thủy sản 4000 4000 0 10 Vốn lưu động 3000 2200 800 11 Nhà làm việc 720 720 0 NHU CẦU VỐN NĂM 2007 CHO NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN ĐV : Triệu đồng TT Tên công trình Tổng số Trong đó Vốn NS Vốn khác Tổng cộng 221284 90043 131241 1 Cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá 30550 15000 15550 2 Nuôi trồng thủy sản 53361 22000 31361 3 Xây dựng trại giống 26250 15200 11050 4 Trạm kiểm dịch 320 320 0 5 Chế biến xuất khẩu 54050 18360 35690 6 Khai thác 36280 6530 29750 7 Vốn hỗ trợ 8000 3500 4500 8 Kinh phí đầo tạo 3600 2300 1300 9 Vốn sự nghiệp Thủy sản 5000 5000 0 10 Vốn lưu động 3000 960 2040 11 Nhà làm việc 873 873 0 2. Mức độ huy động vốn trong những năm qua. 2.1 Vốn huy động thông qua hệ thống Ngân hàng. Nhìn chung hình thức này đã có chiều hướng phát triển một cách mạnh mẽ và thu được nhiều kết quả trong những năm từ 2001 - 2006 tăng lên một cách đáng khích lệ. Mặt khác nhờ tăng cường huy động các nguồn vốn trung và dài hạn cơ cấu nguồn vốn đã thay đổi một cách rõ rệt nhất. Nguồn vốn tiền gửi kỳ hạn (tiết kiệm có kỳ hạn, trái phiếu NHTM, kỳ phiếu) chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn huy động được của Tỉnh. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, xây dựng cơ bản được nâng dần lên. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Nông thôn ngày càng là địa chỉ tin cật của khách hàng gửi tiền và vì vậy khách hàng đến gửi tiền ngày càng đông, tạo đươc niềm tin của người dân 2.2 Huy động vốn tư nước ngoài Nhà nước có chính sách mở rộng quan hệ bang giao với các nước khác về lĩnh vực kinh tế trong đó có quan điểm mở rộng chính sách đầu tư. Chính vì vật mà ngày càng đông các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam, số tiền vốn ở nguồn này đổ vào Nghệ An tăng qua từng năm. Đặc biệt là hiệ có các việt kiều đang có xu hướng đàu tư tiền vào công trình và đầu tư tái sản xuất, có hướng trở lại địa phương sinh sống. 2.3 Huy động vốn dân tự đóng góp Vùng đồng bằng Nghệ An đất chật người đông, diện tích đất canh tác trong nông nghiệp nông thôn còn ít. Để tự giải quyết việc làm nhiều người dân đã tự bỏ vốn đầu tư thâm canh sản xuất, tạo ra ngành nghề mới. Trong đó nghề đánh bắt nuôi trồng Thủy sản được chú trọng. V. Nguyên nhân những thành tựu và những hạn chế 1. Nguyên nhân của những thành quả : Đạt được những thành quả nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó bao trùm là đường lối đổi mới đúng đắn, hợp lòng dân về công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Đại hội VIII và Đại Hội IX của Đảng và các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước đề ra được cụ thể hoá trong các Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ XI, XII và XIII của tỉnh Nghệ An, cùng với cơ chế chính sách phù hợp là sự đầu tư hổ trợ của TW về vốn, khoa học, công nghệ, môi trường xuất khẩu … Trong điều kiện một tỉnh còn nghèo nếu không có sự hổ trợ tích cực của TW một cách toàn diện thì Nghệ An khó có thể đạt được những thành tựu như đã nêu trên. Tuy nhiên nguyên nhân trực tiếp là Đảng bộ và quân dân trong tỉnh biết sử dụng có hiệu quả sự hổ trợ của TW, đồng thời khai thác tiềm năng và lợi thế các nguồn lực tại chổ về tài nguyên rừng, biển, đất đai, lao động, vốn và kinh nghiệm để phát triển ngành thuỷ sản, mà chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản, cùng với việc mở rộng các hoạt động dịch vụ gắn liền với sự phát triển của ngành thuỷ sản phù hợp với điều kiện của địa phương. 2. Những hạn chế và vấn đề đặt ra: Sản xuất thuỷ sản là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh, trong những năm qua tuy có bước phát triển mới cả về qui mô, tốc độ và phạm vi, song cũng tồn tại nhiều vấn đề cần quan tâm, đó là: Tốc độ tăng sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản tăng nhanh ,nhưng tính bền vững chưa cao. Điều này thể hiện rõ nhất trong sản lượng thủy sản nuôi trông từ 2001 - 2007: năm 2002-2003 tăng nhanh sản lượng. Nhưng những năm sau đó có xu hướng tăng chậm dần. Nuôi tôm vẫn còn là nuôi quảng canh, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng suất thấp và không ổn định; quy hoạch nuôi trồng thủy sản chưa thật sự dựa trên cơ sở các vùng sinh thái khác nhau mà chủ yếu là hợp thức sự tự phát của người dân, việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất chưa nhiều, quá trình sản xuất phần lớn còn lạc hậu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đầu tư thủy sản còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, nhất là hệ thống thuỷ lợi phục vụ thủy sản chưa đồng bộ, chưa có tiểu vùng thuỷ lợi nào được khép kín theo quy hoạch, dẫn đến chất lượng nguồn nước cho thủy sản chưa đảm bảo; tình trạng tôm bị bệnh chết hàng loạt ở nhiều hộ, nhiều vùng trong tỉnh trong những năm gần đây do thời tiết nắng nóng, nước bốc hơi nhiều độ mặn tăng, môi trường bị ô nhiễm đã làm cho nhiều người nuôi trồng gặp nhiều khó khăn; việc sản xuất còn giống chủ yếu là con tôm chưa đủ về số lượng, chất lượng, nguồn giống các loài nuôi khác chủ yếu dựa vào nguồn giống tự nhiên. Cơ cấu nuôi trông trong ngành thủy sản chưa đa dạng, vẫn chủ yếu là con tôm sú nên độ rủi ro cao; nuôi thuỷ sản mặt nước, bãi triều ven biển và trên biển đảo chưa phát triển Việc quản lý và bảo vệ môi trường trong ngành thủy sản chưa chặt chẽ, hệ thống cơ chế chính sách tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đối với hoạt động trong ngành thủy sản chưa hoàn chỉnh. Ngành thủy sản vẩn chưa gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, hàng nghìn ha đất rừng, trong đó có cả rừng phòng hộ đã chuyển sang nuôi trồng (chủ yếu là tôm) không chỉ làm giảm diện tích rừng mà còn gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, ảnh hưởng xấu đến thảm thực vật, nhiều loại động vật trong rừng tràm, rừng đước. Từ năm 1999 đến năm 2006 diện tích rừng của tỉnh giảm 2.962 ha. Dịch vụ thủy sản tuy có phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng củahoạt động thủy sản (kể cả nuôi trồng và khai thác). Đến năm 2006, toàn tỉnh có 15 đơn vị dịch vụ hậu cần nghề cá nhưng quy mô còn nhỏ, tổ chức chưa đồng bộ, phạm vị hoạt động chưa bao quát hết mọi yêu cầu của người dân làm nghề thủy sản. Dịch vụ sản xuất và cung ứng con giống nhất là tôm giống, đến năm 2005 có 916 cơ sở kinh doanh tôm giống trong đó, có 111 cơ sở sản xuất tôm giống, khả năng cung cấp 6 tỷ con giống/năm nhưng cũng mới đáp ứng khoảng 55% nhu cầu tôm giống cho người nuôi tôm, 45% còn lại phụ thuộc vào thị trường ngoài tỉnh nên rất biến động. Ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản ở Nghệ An chưa thật ổn định và bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đa số hộ nuôi trồng và khai thác thủy sảne chỉ sau vài vụ đạt kết quả thì lâm vào cảnh mất mùa, hiệu quả kinh tế thấp, lâm vào cảnh nợ nần. Nguyên nhân do vốn đầu tư lớn, người nuôi thì chỉ tận dụng ao đầm còn màu mỡ trong thời gian đầu thả giống liên tục, không theo mùa vụ nên ao đầm không phục hồi kịp về mặt sinh học, cân bằng sinh thái tự nhiên, nguồn nước lại ô nhiễm hoặc bị ảnh hưởng từ diễn biến bất thường của thời tiết, gây tác động bất lợi đến nuôi tôm. Còn người khai thác thì không đầu tư lớn vào mua sắm trang thiết bị, tàu thuyền. Hầu hết hộ nuôi tôm công nghiệp thiếu kỹ thuật, kinh nghiệm nhưng chưa mạnh dạn thuê mướn kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên ngành và tự ý sử dụng bừa bãi các hóa chất, kháng sinh, chế phẩm sinh học trong cải tạo ao đầm, xử lý nước, phòng trị bệnh cho tôm vừa tốn kém, phản tác dụng, vừa gây ra những bất lợi cho tôm và môi trường. Các điều kiện, yếu tố cần thiết như: thủy lợi, tôm giống, thức ăn, thú y thủy sản, chế phẩm sinh học, … chưa đáp ứng nhu cầu, chưa kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ làm phát sinh nhiều nguy cơ trong phát triển nuôi tôm công nghiệp. Môi trường nước phục vụ cho nuôi thủy sản ngày một xấu đi do bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn, tạo điều kiện cho mầm bệnh và dịch bệnh phát triển, ảnh hưởng đến ngành thủy sản. VI. Đánh giá chung về các yếu tố và nguồn lực phát triển thủy sản Nghệ An 1. Lợi thế so sánh và cơ hội phát triển Vị trí địa lý là một trong những lợi thế rất quan trọng của Nghệ An. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để tỉnh đóng vai trò một trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, hội nhập với nền kinh tế cả nước và giao lưu với các nước láng giềng (Lào, Đông Bắc Thái Lan, đảo Hải Nam của Trung Quốc). Nguồn tài nguyên thủy sản đa dạng tạo cho tỉnh những lợi thế so sánh rõ rệt so với các địa phương trong vùng về phương diện phát triển kinh tế , nhất là sản xuất và chế biến nông - lâm - thủy hải sản Nguồn lao động dồi dào, nguồn nhân lực có trình độ tương đối cao là một lợi thế so sánh rất quan trọng của tỉnh so với các địa phương trong vùng Nghệ An có nhiều cơ sở giáo dục - đào tạo có tầm cỡ vùng. Nếu được đầu tư tốt và nâng cấp, mở rộng hợp lý, những cơ sở này có khả năng cung cấp các dịch vụ giáo dục - đào tạo với quy mô ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao và sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng. Hệ thống giao thông đa dạng (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không) kết nối với các địa phương trong và ngoài vùng rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản Xu thế hội nhập quốc tế và khu vực với sự phân công lao động, chuyên môn hóa ngày càng cao dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia là một cơ hội rất quan trọng để tỉnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực, phát huy những tiềm năng, lợi thế so sánh của mình. Xu thế này mang lại thị trường lớn hơn nhiều cho hàng hóa và dịch vụ của từng quốc gia và của tỉnh. Nghệ An hoàn toàn có thể mở rộng đáng kể thị trường xuất khẩu của mình nếu nắm bắt tốt cơ hội này và nâng cao năng lực sản xuất cũng như đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu của mình. 2. Khó khăn, thách thức Điều kiện địa hình chia cắt hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt,... gây khó khăn phát triển kinh tế-xã hội, nhất là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Địa bàn rộng, xuất phát điểm kinh tế thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là vùng miền núi, vùng sâu vùng xa; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; xa các cực tăng trưởng của cả nước nên thu hút vốn đầu tư nuôi trồng thủy sản hạn chế, đi liền với nó là nguy cơ tụt hậu so với nhiều địa phương khác trong vùng miền Trung và trong cả nước là một thách thức rất lớn đối với tỉnh trong giai đoạn tới. Nguồn vốn đầu tư phát triển thủy sản nội tỉnh có hạn trong khi nhu cầu về vốn đầu tư trong thời kỳ quy hoạch rất lớn, để thu hẹp khoảng cách với cả nước và tiến tới vượt mức bình quân cả nước, trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2010 đặt ra một thách thức rất lớn cho tỉnh trong việc huy động đủ vốn đầu tư, nhất là trong bối cảnh sự canh tranh về nguồn vốn từ cả nguồn trong nước và quốc tế đang tăng lên. Môi trường sinh thái ở một số nơi xuống cấp, nhất là do khai thác tài nguyên thiên nhiên không bền vững, phát triển mạnh công nghiệp nhưng không quan tâm thỏa đáng đến xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, sử dụng không hợp lý thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, chất thải đô thị tăng nhanh cùng với quá trình đô thị hóa...tạo ra sự khó khăn trong nuôi trồng thủy hải sản.Đây là một thách thức quan trọng đòi hỏi tỉnh phải có biện pháp xử lý phù hợp trong thời gian tới. Số lượng cán bộ có trình độ cao, chuyên sâu không nhiều, đội ngũ cán bộ thiếu đồng bộ và còn nhiều bất cập, chưa thật sự "công tâm, tận tuỵ, thạo việc" Sự phối kết hợp giữa các ngành , các cấp trong chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể chưa chặt chẽ. VII. Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của ngành Thuỷ sản Nghệ An trong thời gian tới Bước vào thời kì kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 là kế hoạch mở đầu cho thế kỉ 21. Cùng với những vận hội đang mở ra, các thách thức cũng không kém phần gay gắt cần phải vượt qua nhằm đạt được các mục tiêu phát triển và hội nhập đối với nền kinh tế nước ta. Những thuận lợi. Sự ổn định chính trị và xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An và cả nước là nền tảng vững chắc tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đang chuyển sang giai đoạn phát triển cao theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nền kinh tế tăng trưởng khá, nguồn lực từ trong nước được tăng lên, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện. Nhà nước quan tâm đầu tư cho ngành thuỷ sản ngày một phát triển. Cơ chế chính sách Nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, tạo điều kiện cho quản lý nhà nước và sản xuất kinh doanh có hiệu lực và hiệu quả. Đối với ngành thuỷ sản, tiềm lực kinh tế của ngành sau 20 năm đổi mới đã tăng lên đáng kể, ba chương trình của ngành đang được thực hiện có hiệu quả. Hướng phát triển theo nền kinh tế thị trường ngày càng rõ nét. Hoạt động khai thác hải sản đã vươn ra được những ngư trường ngoài khơi, nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh, nhiều nhân tố mới xuất hiện nhất là nuôi tôm công nghiệp, xuất khẩu thuỷ sản đã mở rộng sang các thị trường Mỹ và EU.. Tiềm năng mặt nước tài nguyên của Nghệ An đưa vào phát triển ngày càng lớn, nhất là tiềm năng đất và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản còn nhiều. Nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng, thị trường ngày càng mở rộng. Khoa học và công nghệ phát huy có tác dụng thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, có thể tạo ra các bước đột phá mới về giống, nguyên liệu, nhất là trong việc tạo luận cứ cho việc phát triển bền vững trong nhiều năm tới. Ngành thuỷ sản có thị trường ổn định, sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có khả năng tích luỹ mở rộng sản xuất. Tình hình quốc tế phát triển theo xư hướng hoà bình, hợp tác và hội nhập quốc tế, tạo điều kiện cho ngành thuỷ sản tiếp cận nhanh được vốn và công nghệ bên ngoài, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 2. Những khó khăn Công nghiệp hoá hiện đại hoá đang là yêu cầu bức bách dối với các hoạt động đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, chế biến hàng thuỷ sản, nhu cần đầu tư lớn cơ sở hậu cần dịch vụ lớn nhưng khả năng đáp ứng còn hạn chế. Việc tổ chức đánh bắt xa bờ còn tồn tại nhiều vấn đề: điều ta nguồn lợi, xác định ngư trường, mùa vụ đối tượng đánh bắt, trang bị nghề khai thác, cỡ loại tàu thuyền đối với từng nghề, hậu cần dịch vụ đào tạo lao động. Hội nhập khu vực trong lúc nền kinh tế chưa phát triển đồng bộ là thách thức lớn đối với ngành thuỷ sản của tỉnh nhà. Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế do ý thức chấp hành luật pháp của dân chưa cao. Thiếu qui hoạch tổng thể về nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh, phát triển còn tự phát không theo qui hoạch, nhiều địa phương tuy đã có qui hoạch phát triển kinh tế của tỉnh nhưng do qui định đã lâu nay không còn phù hợp. Việc tranh chấp đất trồng lúa và nuôi tôm và giữa rừng với nuôi trồng thuỷ sản còn sảy ra ở nhiều nơi. Thiếu kinh nghiệm quản lý về môi trường sinh thái, môi trường nước và phòng chống dịch bệnh cho nuôi trồng thuỷ sản. Vấn đề phát triển kinh tế xã hội vùng biển còn khó khăn lao động thiếu việc làm trình độ dân trí thấp, chuyển đổi cơ cấu vùng ven biển còn chậm. Cơ sở hạ tầng thiếu chưa đồng bộ. Trình độ công nghệ trong khai thác nuôi trồng chế biến nhìn chung còn lạc hậu, dẫn đến năng suất thấp giá thành cao, khả năng cạnh tranh trong hội nhập còn nhiều khó khăn và thách thức. Thị trường ngày càng khắt khe hơn với yêu cầu vệ sinh và chất lượng cùng với nhưng qui định chặt chẽ về quản lý sẽ là bất lợi đối với Việt Nam. Công tác nghiên cứu khoa học và nghiên cứu sản xuất các loài giống thuỷ sản có giá trị kinh tế cao cũng như áp dụng những thành tựu khoa học thế giới vào sản xuất con giống, thức ăn và các giải pháp phòng trị bệnh cho tôm, cá còn yếu, nên hiệu quả sản xuất còn hạn chế. Thiên tai thời tiết không thuận lợi là các yếu tố thường ảnh hưởng đến hoạt động của nghề cá. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN I. Quan điểm, định hướng phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An 1. Quan điểm phát triển Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế – xã hội cả nước, của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, xuất phát từ tình hình trong nước và quốc tế, từ các tiềm năng, lợi thế, hạn chế, thực trạng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh trong những năm qua và dự báo bối cảnh phát triển của Nghệ An đến năm 2020, các quan điểm cơ bản phát triển kinh tế – xã hội tỉnh đến năm 2020 như sau: Tiếp tục đổi mới và tạo đột phá để phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở phát huy nội lực gắn với tranh thủ tối đa ngoại lực trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế; trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung. Tập trung nguồn lực tạo ra các cực tăng trưởng, vùng, khu trọng điểm và phát triển mạnh một số lĩnh vực, sản phẩm đột phá nhằm tạo đà cho tăng trưởng nhanh nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại. Phát triển nhanh các dịch vụ du lịch, thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông, giáo dục, y tế, tài chính – ngân hàng; các ngành công nghiệp có lợi thế tại các khu, cụm công nghiệp như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - thuỷ sản, thực phẩm, điện tử – tin học, cơ khí... Xây dựng một nền nông – lâm nghiệp đa dạng gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái. Đảm bảo đạt đồng thời ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong phát triển. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh. Coi trọng phát triển kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư, khai thác các nguồn lực của tỉnh và bên ngoài. 2. Mục tiêu tổng quát Phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển vào năm 2010; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; quyết tâm đưa Nghệ An sớm trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước. Xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân không ngừng được nâng cao, có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc xứ Nghệ; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh. II. Quan điểm phát triển ngành thuỷ sản Nghệ An 1. Quan điểm phát triển Phát huy mọi nguồn lực để phát triển thủy sản, coi đó là cơ sở vững chắc cho sự ổn định, phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hoắ nền kinh tế của tỉnh. Phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn. Phát triển kinh tế hàng hoá gắn với thị trường, khắc phục tình trạng kinh tế tự phát, tự cung tự cấp, nhỏ lẻ của ngành thủy sản Phát triển kinh tế thủy sản đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội: phát triển nhanh và bền vững phải gắn với ổn định xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân, xoá đói giảm nghèo thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền nông thôn Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Kế thừa kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất với các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phân công lại lao động trong nông thôn. 2. Phương hướng phát triển chung ngành thủy sản Nghệ An Đưa ngành thủy sản Nghệ An ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống của nông dân, góp phần giảm chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng. Đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành thủy sản trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành một số vùng chuyên canh thủy sản tập trung với quy mô lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đưa ngành thủy sản thành một ngành mạnh của tỉnh, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản; đẩy mạnh phát triển các loại hangf hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho người tiêu dùng; tăng nhanh giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác. Khai thác, sử dụng có hiệu quả diện tích đất thủy sản. Phát triển thuỷ sản một cách toàn diện, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng, chú trọng mở rộng nuôi trồng trên biển; đưa nhanh diện tích mặt nước các hồ đập lớn vào nuôi trồng thuỷ sản. Từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần tăng nhanh hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp Mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khai thác,chế biến thủy sản 3. Một số chỉ tiêu chủ yếu ngành thủy sản trong thời gian tới Đẩy mạnh phát triển sản xuất để đạt mức tăng trưởng trưởng bình quân 5,3%/năm giai đoạn 2006-2010; 5,2%/năm giai đoạn 2011 - 2015 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, tăng nhanh giá trị sản xuất ngành thuỷ sản, để ngành thuỷ sản chiếm trên 15% sản xuất nông - lâm ngư giai đoạn 2006 - 2010. Tiếp tục phát triển khai thác hải sản xa bờ; đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản trên các diện tích mặt nước, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi, đặc biệt chú trọng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nuôi biển với các đối tượng có giá trị kinh tế cao, trong nuôi trồng cần chú trọng công tác bảo vệ môi trường để tránh bị ô nhiễm, phát triển các hình thức nuôi sạch, nuôi sinh thái, luân canh, xen canh, phục hồi các loài bản địa có giá trị. Xây dựng kế hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản trên biển và nội địa (sông Lam, sông Hiếu... và các hồ chứa). Cơ cấu lại lực lượng khai thác ven bờ một cách hợp lý để chuyển dần một bộ phận ngư dân đánh cá gần bờ sang nuôi hải sản vùng ven bờ. Phấn đấu ổn định sản lượng khai thác ở mức 50-55 ngàn tấn/năm (trong đó khai thác biển đạt 45 ngàn tấn/năm, bao gồm đánh bắt ở vùng biển Nghệ An và các vùng biển khác), tăng nhanh sản lượng nuôi trồng lên 38 ngàn tấn năm 2010 và 51 ngàn tấn năm 2020 để đạt tổng sản lượng thuỷ hải sản 106 ngàn tấn vào năm 2020. Về khai thác: Đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển đổi cơ cấu đội tàu và cơ cấu nghề nghiệp khai thác. Tăng nhanh số lượng tàu thuyền có công suất lớn (>50 CV) và đặc biệt là tàu có công suất > 90CV để tham gia khai thác ở vùng đánh cá chung - Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định đã ký với Trung Quốc; phấn đấu đến năm 2010 có 300 tàu và năm 2020 có 800 tàu có công suất >90 CV; củng cố, bố trí tàu thuyền khai thác theo tuyến, theo vùng, sắp xếp lại nghề nghiệp khai thác; du nhập nghề mới và đổi mới công nghệ, dự báo ngư trường nhằm khai thác bền vững, đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Tăng cường cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá để tăng số ngày bám biển của tàu thuyền khai thác, đảm bảo an toàn cho các hoạt động đánh bắt trên biển và bảo vệ an ninh vùng biển; làm tốt công tác bảo quản sau khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả khai thác. Kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở đóng tàu, sửa chữa tàu thuyền công suất lớn để có thể phục vụ đánh bắt xa bờ. Về nuôi trồng: Phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển một cách bền vững. Đẩy mạnh chương trình nuôi cá lồng trên biển với quy mô lớn, tập trung các vùng quanh đảo ngư (Cửa Lò), Quỳnh Lưu... mỗi năm tăng thêm trên 50 lồng với các loại cá đặc sản (cá song, cá giò, cá mú..) để tăng sản phẩm xuất khẩu. Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, tập trung nuôi thâm canh các đối tượng nuôi đã khẳng định được tính hiệu quả như cá rô phi, cá ruộng lúa, cá lồng trên sông, hồ đập lớn và phát triển mới các con nuôi như: tôm càng xanh, cá hồng mỹ,... để đến năm 2020 diện tích nuôi nước ngọt đạt 22.000 ha, trong đó diện tích nuôi rô phi khoảng 2.700 ha. Ổn định nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ trên cơ sở tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, đưa các giống mới vào sản xuất; đưa vào nuôi vụ 2 trên ao tôm các đối tượng nuôi phù hợp như cua, cá rô phi, các vược,... Phấn đấu đến năm 2020, ổn định diện tích nuôi mặn lợ ở mức: 3.500-3.700 ha, trong đó nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh 1.800 đến 2.000 ha. III. Định hướng huy động vốn đầu tư. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng và Nhà nước đã nêu rõ định hướng phát triển trong thời gian tới, nhằm mục tiêu đến 2020 nước ta sớm cơ bản trở thành một nước công nghiệp, muốn đi đến thành công chúng ta phải tự ý thức được rằng quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng mà Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu : Muốn phát triển được nông nghiệp và kinh tế nông thôn thì trước hết phải có cơ sở hạ tầng trong nông thôn tất yếu phải cơ bản đi một nước. Ngành đã có những quan điểm rõ trong công tác tăng cường huy động vốn như sau: Thứ nhất: Đầu tư trực tiếp của ngân sách nhà nước chỉ nên tập trung vào cơ sở hạ tầng như điện lưới, thuỷ lợi, đường giao thông, trạm nghiên cứu . Thứ hai: Nguồn vốn đầu tư trong nước là chủ yếu trong đó là nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương như bên cạnh đó phải coi trọng nguồn vốn đóng góp bằng sức người, sức của của nông dân. Thứ ba: Phát huy nội lực đồng thời tranh thủ tận dụng vốn nước ngoài (đặc biệt là nguồn vốn ODA) Thứ tư: Cơ sở hạ tầng nông thôn vừa mang tính lâu dài. Do đó phải tích cực tăng cường mang tính đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn, cần phải đầu tư vào những đơn vị làm ăn có lãi, những doanh nghiệp phát triển ổn định lâu dài. Thứ năm: Phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để tạo đà phát triển kinh doanh nghành nghề. Thứ sáu: Trong vấn đề huy động vốn cần phải đa dạng các hình thức huy động có mức lãi suất hợp lý, công cụ huy động đa dạng phù hợp với điều kiện tài năng. Chú trọng hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Thứ bảy: Sử dụng vốn vào những công trình trọng điểm mang tính quyết định cao đến hiệu quả SXKD của các đơn vị trong nghành. Đầu tư những dự án quan trọng, đòi hỏi tính cấp bách phát triển kinh tế cân đối nghành nghề. IV. Các giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản Nghệ An đến 2010 Để xây dựng ngành thủy sản Nghệ An phát triển nhanh, năng động để thu hút mạnh đầu tư và làm động lực thúc đẩy, lôi kéo kinh tế của Nghệ An, vùng Bắc Trung bộ phát triển nhanh thì cần phải có các giải pháp thu hút vốn đầu tư hợp lý, cụ thể : 1. Vốn ngân sách nhà nước Nguồn vốn huy động cho phát triển cơ sở hạ tầng trong nông thôn không thể đa dạng như huy động vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, song đến nay nguồn vốn này cũng đã thu hút được nhiều đối tượng có vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn cũng đã thay đổi. Thay vì trước kia có vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực này, bây giờ ở đay thu hút được cả nguồn vốn của xã hội, vốn của hộ ngư dân, vốn đàu tư nước ngoài trong đó vốn từ các hộ ngư dân chiếm phần lớn. Tỷ trọng của nguồn vốn này còn lớn hơn cả nguồn vốn ngân sách nhà nước, song nguồn vốn ngân sách nhà nước vẫn là nguồn cơ bản, còn nguồn trong dân cư là nguồn quan trọng. Trong những năm tới đây, Nhà nước cần phải có chính sách kinh tế thích hợp, nhất là chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp, chính sách ruộng đất, trợ giá nông sản, xuất khẩu sản phẩm ngành Thủy sản… để khuyến khích vốn đầu tư. Đối với chính sách sử dụng đất nông nghiệp, Nhà nước cần phải giảm và miễn giảm hẳn thuế này cho ngư dân. Ngư dân được miễn giảm mà có điều kiện nâng cao mức sống, mà hạn chế được dòng người di dân tự do từ vùng này qua vùng khác, từ nông thôn ra thành thị. Tạo điều kiện mức tỷ lệ tích lũy của hộ ngư dân dẫn đến đầu tư của các hộ ngư dân tăng lên. Với các chính sách trợ giá nông sản, xuất khẩu sản phảm khuyến nông, khoa học kỹ thuật sẽ làm cho thị trường nông thôn được mở rộng, thu hút được lao động các ngành nghề truyền thống phát triển, giảm đi khối lược thời gian nhàn rỗi của ngư dân, kinh thế nông thôn phát triển, mức thu nhập của các gia đình tăng lên. Mặt khác giảm tỷ lệ đói nghèo bằng các biện pháp tài chính như cho vay vốn với lãi suất thấp, ưu đãi miễn giảm các loại thuế làm tăng độ đồng đều trong sản xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề làng ngư dân. Bên cạnh đố sẽ tạo được việc làm để tăng thu nhật, cải thiện cuộc sống nghèo. Ngoài ra còn có chính sách khai hoang, xây dựng các khu kinh tế mới. Nhà nước đầu tư khai thác đất mới xây dựng cơ sở hạ tầng sau đó chuỷen giao cho ngư dân nghèo từ nơi khác đến lập nghiệp. Chính sách này có tác dụng tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân nghèo từ nơi khác đến lập nghiệp vừa phân bổ lại dan cư và lao động trên các vùng lãnh thổ, rút ngắn khoảng cách về thu nhập, đời sống giữa các ngư dân trong các vùng nông thôn. Kết quả cuối cùng là sản xuất phát triển, độ đồng đều trong nông thôn cao hơn, vừa thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, vừa tạo điều kiện thu hút đầu tư. Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cần: Tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm chi ngân sách để dành ưu tiên cho đầu tư phát triển. Kêu gọi Trung ương đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thuỷ lợi,... Xây dựng các dự án có căn cứ và tính khả thi cao để tranh thủ các nguồn giảm nghèo, nước sạch nông thôn, môi trường, y tế, giáo dục, văn hoá... Đối với ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trích 45% từ thu thuế sử dụng đất nuôi trồng để lại địa phương xây dựng và phát triển diện tích mới, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trích 50% từ lãi suất để tái đầu tư mở rộng quy mô sản suất. Cùmg với 5 - 10% thuỷ lợi phí thu được thông qua nhiều công cụ khác nhau thế nhưng giữa các công cụ này phải đẩm bảo một cách hợp lý về lãi suất, thời gian và phương thưc thanh toán, giao dịch, trao đổi về loại tiền huy động. Ngân sách Nhà nước cần phải cắt giảm vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh để tăng ứng vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Mặt khác phải khai thác triệt để mọi nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Cải tiến hệ thống thuế, đây là nguồn vốn cơ bản để đầu tư cơ sở hạ tầng. 2. Vốn doanh nghiệp Đây là nguồn vốn có ý nghĩa lâu dài. Để tăng nguồn vốn này cần: Thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; khuyến khích và đa dạng hoá các hình thức đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông. Tăng cường hơn nữa công tác quảng bá, giới thiệu với doanh nghiệp ngoài tỉnh về các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhằm thu hút mạnh vốn đầu tư từ bên ngoài. Tham gia thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp trong tỉnh có điều kiện để huy động thêm nguồn vốn dài hạn; Phổ biến rộng rãi và đảm bảo thực hiện nghiêm túc Luật Doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển. Khuyến khích tư nhân thành lập các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ; Tạo điều kiện để các nhà đầu tư kinh doanh có lãi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Với doanh nghiệp, thời gian hoàn vốn có ý nghĩa sống còn với sự phát triển doanh nghiệp. Do đó, cơ chế hoàn vốn phải được tính toán phù hợp với điều kiện tình hình. Chúng ta phải xác định một mức phí sử dụng mà nguồn hương lợi từ công trình phải trả sao cho thời gian thu hồi vốn không qua lâu phí thu hồi được đầy đủ, hấp dẫn được các nhà đầu tư mà lại phải phù hợp với mức thu nhập của người sử dụng, người dân vừa trử được phí sử dụng, vừa được cải thiện đời sống. Hiện nay phí giao thông thủy lợi còn cao hơn so với mức thu nhập của nông dân, đặc biệt là giá điện rất cao ở vùng sau, vùng xa. Vì vậy, cần phải có chính sách bình đẳng về giá điện trong nông thôn, cố gắng giảm phí thủy lợi, giao thông đến mức thấp nhất. 3. Vốn huy động trong dân Đối với vốn huy động trong dân, chúng ta huy động cả tài chính và sức lao động của dân chúng mang tính lâu dài. Vì thế trong cơ chế huy động vốn của dân cơ cấu phải tạo mọi điều kiện cho dân có thu nhập cao thông qua các chính sách kinh tế nông nghiệp như : Chính sách vay vốn ưu đãi, chính sách thuế, trợ giá nông sản. Để huy động có hiệu quả nguồn vốn này cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau: Hoàn thành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp;tạo môi trường tài chính tin cậy; củng cố, mở rộng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân nhằm cùng với hệ thống ngân hàng huy động tốt vốn nhàn rỗi trong dân; đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, các hình thức tạo vốn, huy động tiền vay, mở rộng các nguồn thu; thực hiện xã hội hoá một số lĩnh vực, khuyến khích nhân dân tham gia các hoạt động phát triển hạ tầng (điện, đường, trường, trạm,...) theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. 4. Vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA) và vốn ngoại tỉnh Trong những năm tới, chúng ta cần phải tập trung hỗ trợ nguồn vốn ODA và vốn của tổ chức tài chính thế giới, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại tập trung ưu tiên phát triển cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số ít người, vùng miền núi trung du. Chúng ta cần khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng theo các hình thức : Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao ; Hợp đồng xây dựng - chuyển giao. Trong các hình thức đó chúng ta khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài đến hình thưc hợp đồng xây dựng - chuyển giao. Hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao đem lại lợi ích cho cả hai bên đối tác trong lĩnh vực đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thủy sản. Với hình thức này, bên phía nhà đầu tư sau khi xây dựng xong công trình đúng theo hợp đồng họ sẽ được tạo điều kiện ưu đãi đổi sang thực hiện dự án khác. Trong những năm tới, hình thưc hợp đồng xây dựng - chuyển giao chắc chắn sẽ thu hút không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà dưới hình thức này nó còn thu hút rất mạnh mẽ các nhà đầu tư trong nước. Để có thể huy động tốt nguồn vốn này, cần thực hiện các giải pháp: Tạo mọi điều kiện thuận lợi (giá thuê đất và chính sách sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, cung cấp dịch vụ hạ tầng,...) cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư vào Nghệ An. Tăng cường hơn nữa công tác quảng bá, giới thiệu ra nước ngoài về các tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Kết hợp nhiều hình thức đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoài tỉnh vào Nghệ An, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất. Tỉnh cần chuẩn bị năng lực nội tại để đón nhận, lựa chọn và tham gia bình đẳng trong quan hệ hợp tác, đầu tư với bên ngoài. Kiến nghị Nhà nước cho phép tỉnh có chính sách ưu đãi phù hợp để tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và ngoài tỉnh. PHẦN KẾT LUẬN Đầu tư cho phát triển thủy sản là vấn đề rất quan trọng, phức tạp có liên quan đến toàn bộ nên kinh tế quốc dân. Trong điều kiện nước ta hiện nay chiến lược đầu tư nói chung và chính sách đầu tư trong ngành thủy sản nói riêng gắn liền với yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Vốn là yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất của tất cả các ngành của nền kinh tế nên. Riêng đối với ngành thủy sản vốn càng có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, nghiên cứu đề ra các giải pháp về vốn ngành thủy sản Nghệ An là rất cần thiết. Các giải pháp đó, một mặt đáp ứng yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, thuận lợi; mặt khác phải đảm bảo sản xuất có lãi ổn định, bền vững, lâu dài từ đó thu hồi vốn nhanh, đúng hợp đồng, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường trên phạm vi toàn tỉnh. Nhưng thực tế vốn đầu tư cho phát triển ngành thủy sản còn hạn chế, vốn ngân sách dành cho ngành thuỷ sản chưa đáp ứng được nhu cầu cần đầu tư. Vốn ít đầu tư lại dàn trải, phân tán đưa đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư không cao, hệ thống cơ sở hạ tầng cho ngành thủy sản còn yếu kém phát triển không đồng đều giữa các vùng. Vì vậy, trong những năm tới đây cần phải tăng cường huy động vốn cho phát triển ngành thủy sản. Để đạt được nguồn vốn đầu tư phát triển thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, chính sách lãi suất hợp lý, ổn định tiền tệ, kiểm soát được lạm phát. Chính sách tạo nguồn vốn đúng đắn sẽ là động lực thúc đẩy quá trình khai thác tiềm năng vốn trong dân phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn .Trong những năm sắp tới đây, hy vọng rằng nhu cầu đầu tư cho phát triển thủy sản sẽ có nhiều triển vọng ngày càng nhiều hơn, đa dạng, phong phú hơn, Nhu cầu về vốn của ngành Thủy sản Nghệ An sẽ được đáp ứng kịp thời đẩy đủ, giúp cho ngành phát triển, mang lại những nguồn kim ngạch to lớn, giải quyết tốt việc làm cho lao động ở các ngư trường. để ngành thủy sản Nghệ An sẽ phát triển hơn, xứng đáng tiềm năng của tỉnh. Nghệ An, ngày 4 tháng 5 năm 2009 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kế hoạch hóa. Nxb thống kê 1999 2. Lý thuyết Tài chính, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng, NXB Thống kê, 2006. 3. Số liệu ngành thủy sản trên trang web tổng cục thống kê 4. Phát triển Thủy sản Việt Nam những luận cứ và thực tiển, PGS.TS Hoàng Thị Chỉnh, NXB Nông nghiệp, 2001. 5. Quy hoạch Tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2006 - 2020 của UBND tỉnh Nghệ An. 6. Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 - 2010 của Bộ Thủy sản. 7. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20.01.2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực các tỉnh Miền trung thời kỳ 2001 - 2010. 8. Chỉ thị số 14/2003/CT-TTg ngày 05.06.2003 của Thủ tướng chính phủ về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực các tỉnh Miền trung thời kỳ 2001 - 2010. 9. Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08.12.1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 - 2010. 10. Quyết định số 226/2005/QĐ-TTg ngày 01.06.2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo. 11. Quyết số 09-NQ/TU ngày 26.04.1999 của Tỉnh ủy Nghệ An về Phát triển kinh tế Thủy sản. 12. Báo cáo điều chỉnh quy hoạch ngư - nông - lâm nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 - 2010 của UBND tỉnh Nghệ An. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21425.doc