Chuyên đề Một số giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- Xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015

Đây là nguồn vốn chiếm đa số trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội,và đóng góp phần lớn vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong toàn tỉnh. Để tăng cường nguồn vốn này cần thực hiện cải cách hành chính,tạo sự thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào đầu tư,xây dựng và mở rộng sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như sau: Thực hiện nhất quán đường lối kinh tế nhiều thành phần cùng với việc tiếp tục đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh, tăng cường chỉ đạo chủ động tìm biện pháp khuyến khích hỗ trợ kinh tế ngoài quốc doanh: - Có chính sách hợp lý đảm bảo quyền bình đẳng đối với các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh. Tạo môi trường lành mạnh để các thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng với nhau. - Có các cách hướng dẫn lập dự án và thực thi dự án đầu tư để các chủ đầu tư rút ngắn thời gian tìm hiểu đầu tư. tạo tâm lý “thoải mái” cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại tỉnh nhà. - Thực hiện nhanh chóng và thông thoáng các thủ tục hành chính. Nhờ sự thông thoáng trong thủ tục hành chính sẽ giảm bớt rào cản khi các nhà đầu tư muốn xâm nhập vào thị trường đầu tư trong tỉnh, điều đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. - Hỗ trợ dạy nghề cho các thành phần kinh tế. Nguồn nhân lực của tỉnh còn yếu về chuyên môn, vì vậy cần có sự hỗ trợ từ phía tỉnh cho các doanh nghiệp trong việc dạy nghề cho lao động. - Hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thông tin thị trường, giúp họ giới thiệu sản phẩm,chuyển giao công nghệp, tư vấn đầu tư, kiến thức quản lý - tổ chức các hiệp hội, ngành nghề để thông qua đó các doanh nghiệp hỗ trợ nhau về kiến thức,kinh nghiệm cũng như vốn đầu tư.

doc74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- Xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nên số vốn đầu tư huy động cho xây dựng cơ sở hạ tầng ngành du lịch tăng nhanh, kéo theo mức tăng vốn đầu tư cho các dịch vụ đi kèm, vì thế thời gian qua tỷ trọng vốn đầu tư mà ngành dịch vụ thu hút được chiếm tỷ trọng cao hơn nông nghiệp tổng vốn đầu tư và đã vượt qua ngành công nghiệp. Giai đoạn này cũng xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ cao cấp như hoạt động tín dụng ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, tư vấn luật… Những loại hình kinh doanh dịch vụ này đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn cho đào tạo nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng đem lại lợi nhuận rất cao do vậy chúng ngày càng phát triển. Ngoài việc thu hút đầu tư phát triển các ngành sản xuất kinh doanh, tỉnh Thái Bình còn chú trọng đầu tư phát triển lĩnh vực văn hóa xã hội. và đầu tư cho khoa học công nghệ. Lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất là y tế và giáo dục. Nhiều dự án đầu tư cho xây dựng tu sửa bệnh viện và trường học đã được thực hiện trong giai đoạn vừa qua. 4.4 Vốn đầu tư cho hạ tầng xã hội. Thái Bình tuy còn nhiều khó khăn về phát triển kinh tế, nhưng những năm qua tỉnh luôn quan tâm đến giải quyết các vấn đề xã hội. Vì vậy vốn đầu tư cho các ngành hạ tầng xã hội luôn tăng về quy mô và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Bảng 19: Vốn đầu tư cho các ngành hạ tầng xã hội Đơn vị: tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Hạ tầng xã hội 1.584 1.894,8795 2.768,03 3.302,37 3.878,074 Khoa học công nghệ 2.0015 8.721 12.6882 19.6014 34.833 Hoạt động Đảng, an ninh xã hội 297.4229 160.854 243.747 291.2208 464.44 Giáo dục đào tạo 212.159 180.7185 267.12 421.8968 572.4223 Y tế và cứu trợ xh 44.4333 54.264 79.4682 188.5468 249.6365 Nghệ thuật, vui chơi giải trí 26.0195 64.923 79.4682 84.9394 134.6876 HĐPV cá nhân, cộng đồng 999.5491 1413.287 2014.085 2296.164 2422.055 Nguồn: Sở KH và ĐT Thái Bình Bảng 20:Cơ cấu vốn đầu tư cho các ngành hạ tầng xã hội tại Thái Bình giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Khoa học công nghệ 0,05 0,18 0,19 0,21 0,30 Hoạt động Đảng, an ninh xã hội 7,43 3,32 3,65 3,12 4,00 Giáo dục đào tạo 5,30 3,73 4,00 4,52 4.93 Y tế và cứu trợ xh 1,11 1,12 1,19 2,02 2,15 Nghệ thuật, vui chơi giải trí 0,65 1,34 1,19 0.91 1,16 HĐPV cá nhân, cộng đồng 24,24 24,97 29,17 30,16 Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thái Bình. Ta thấy cơ cấu vốn đầu tư cho các lĩnh vực thuộc hạ tầng xã hội không thay đổi nhiều qua các năm. Vốn đầu tư cho giáo dục đào và y tế gia tăng về cơ cấu qua các năm, đây là 2 ngành rất quan trọng trong mục tiêu phát triển xã hội. Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ còn thấp về cơ cấu: 0,05% năm 2006 đến 0,3% năm 2010 và gia tăng chậm về quy mô. Thời gian tới cần có biện pháp thu hút nhiều vốn hơn cho lĩnh vực này bởi vì đây là một lĩnh vực rất quan trọng, KHCN phát triển sẽ làm động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Cơ cấu vốn đầu tư cho các ngành có sự tăng giảm khác nhau, tuy nhiên quy mô vốn đầu tư nhìn chung có sự gia tăng. Đây là một hướng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta là phát triển toàn diện: phát triển kinh tế đi đôi với đảm bao công bằng xã hội. Tuy nhiên vốn đầu tư cho các ngành này chủ yếu vẫn là nguồn vốn từ trung ương và ngân sách địa phương, vẫn chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và cá nhân cho lĩnh vực này. 3. Đánh giá chung về tình hình huy động vốn đầu tư tại Thái Bình giai đoạn 2006-2010. 3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân Nhìn chung bằng những nỗ lực của UBND tỉnh, các ban ngành trong tỉnh và toàn thể nhân dân, giai đoạn 2006-2010 Thái Bình đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thu hút vốn đầu tư để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. - Tổng vốn đầu tư vào tỉnh liên tục tăng qua các năm và luôn vượt chỉ tiêu đề ra. Tổng số vốn đầu tư cần huy động cho giai đoạn này là 30900 tỷ đồng, khi thực hiện kế hoạch, số vốn huy động được là 36471 tỷ đ, vượt 18% so với kế hoạch. Quy mô vốn đầu tư cũng liên tục giai tăng qua các năm. - Có sự chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo hướng hiện đại hóa. Trong giai đoạn vừa qua, phương châm của tỉnh là huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh, vì vậy Thái Bình đã tích cực thu hút và tận dụng mọi nguồn vốn đầu tư bao gồm cả nguồn vốn trong nước : vốn và nước ngoài Vốn đầu tư trong nước bao gồm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của các DNNN, vốn tín dụng ĐTPTNN, trái phiếu chính phủ; vốn đầu tư từ khu vực tư nhân. Vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bên cạnh đó có vốn viện trợ chính thức ODA và các nguồn vốn khác nhưng không đáng kể. Giai đoạn này, nguồn vốn đầu tư từ khu vực dân cư và doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, nguồn vốn Ngân sách cũng chiếm tỷ trọng cao còn lại là nguồn vốn trái phiếu chính phủ và vốn tín dụng ĐTPTNN chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng vốn đầu tư trong nước.. Cơ cấu vốn đầu tư dịch chuyển theo hướng hợp lý: Tỷ trọng vốn đầu tư NSNN ngày càng giảm mặc dù vẫn tăng về quy mô; Vốn đầu tư nước ngoài ngày càng gia tăng về quy mô về tỷ trọng, mặc dù hiện nay nguồn vốn này còn hạn chế nhưng xu hướng ngày càng nâng cao vai trò trong phát triển kinh tế Thái Bình. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phân theo ngành, lĩnh vực cũng từng bước chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa: tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp,giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Các vấn đề văn hóa-xã hội cũng được quan tâm đầu tư nhằm từng bước nâng cao đời sống người dân. Công tác quản lý hoạt động đầu tư ngày càng hoàn thiện Thời gian nqua nhà nước đã ban hành, điều chỉnh bổ sung nhiều văn bản phap luật về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định về phân cấp quản lý quy hoạch, quản lý dự án đầu tư… sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nên tình hình thu hút vốn đầu tư tại tỉnh nhà ngày càng khả quan. Nguyên nhân của những thành tựu trên: - Thái bình là tỉnh có tiềm năng trong huy động vốn đầu tư Hiện Thái Bình là một trong những tỉnh có mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy phát triển sớm và rất nhanh trong cả nước. Hệ thống đường, trường, trạm, bưu chính viễn thông cũng được đầu tư đầy đủ và phát triển mạnh so với các tỉnh lân cận. Tài nguyên đất đai rộng và chỉ có đồng bằng, thuận lợi cho giao lưu kinh tế và vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên vât liệu và xây dựng cơ sở nhà máy, doanh nghiệp… Tiềm năng du lịch biển và tâm linh: đền chùa, hội hè … Tài nguyên biển tương đối dồi dào góp phần vào đa dạng hóa các lĩnh vực ngành nghề tại địa phương, thu hút đầu tư trên nhiều lĩnh vực. Nguồn nhân lực Thài bình dồi dào và tương đối rẻ, lao động có trình độ khá cao. Lao động qua đào tạo chiếm khoảng 28%. Đây là một nguồn lực cho phát triển kinh tế cũng như là điểm đến tốt cho các nhà đầu tư muốn tận dụng nguồn nhân lực dồi dào này. Tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, đặc biệt là là hạ tầng các khu công nghiệp, làng nghề, hệ thống hạ tầng dịch vu như trung tâm thương mại, hội chợ và các điểm du lich… đây cũng là một điểm mạnh trong cạnh tranh thu hút đầu tư, do vậy thời gian qua vốn đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ giai tăng nhanh tạo nên sự gia tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội tại Thái Bình. Cơ chế chính sách và công tác quản lý đầu tư ngày càng được quan tâm đổi mới. Nhằm thu hút các nhà đầu tư đầu tư, tỉnh Thái Bình đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư, như: tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có nhu cầu về mặt bằng sản xuất được thuê đất theo các điều kiện cụ thể của địa phương. Các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư sẽ được tỉnh hỗ trợ kinh phí san lấp mặt bằng. Tỉnh cũng hỗ trợ kinh phí đào tạo một lần và hỗ trợ chi phí cung ứng lao động lao động. Về mức giá thuê đất, tỉnh Thái Bình vận dụng khung giá thấp nhất do Nhà nước ban hành và phù hợp với tình hình thực tiễn của các địa phương. Cụ thể giá thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp từ 0,11 - 0,13 USD/m2/năm, giá thuê đất ven quốc lộ 39, quốc lộ 10 từ 0,16 - 0,22 USD/m2/năm. Tỉnh cũng sẽ vận dụng các chính sách thuế hiện hành của nhà nước theo chiều hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp. Đặc biệt năm 2009, UBND tỉnh đã quyết định thành lập bộ phận một cửa liên thông ở 2 đơn vị chủ chốt, đó là Ban quản lý dự án các khu công nghiệp và Sở Kế hoạch Đầu tư.Bộ phận một cửa liên thông đã tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư vào Thái Bình: Tất cả các khâu của giai đoạn khởi sự thành lập doanh nghiệp bây giờ cho về một đầu mối tại Sở Kế hoạch Đầu tư làm, tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết và trả kết quả tại một cửa liên thông tại Sở Kế hoạch và Đầu tư . 3.2 Những hạn chế và nguyên nhân. 3.2.1 Hạn chế Mặc dù giai đoạn vừa qua Thái Bình đã đạt được nhiều thành công trong huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, nhưng bên cạnh đó vẫn có những hạn chế nhất định cần xem xét và khắc phục để có được hiệu quả hơn trong thời gian tới. Cụ thể những hạn chế như sau: a, Quy mô vốn đầu tư còn nhỏ Quy mô vốn đầu tư tuy đã đạt chỉ tiêu đề ra nhưng kết quả huy động chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, một số lĩnh vực chưa đạt chỉ tiêu đề ra như vốn đầu tư DNNN còn quá thấp, vốn đầu tư cho các lĩnh vực văn hóa xã hội chưa đạt được kết quả cần thiết, vốn đầu tư cho khoa học công nghệ còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu… lượng vốn huy động vượt chỉ tiêu còn thấp. b, Hạn chế về huy động vốn đầu tư theo nguồn hình thành - Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước còn chiếm tỷ trọng tương đối cao, năm 2006 tỷ lệ vốn đầu tư từ NSNN chiếm 19,2% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tuy những năm sau con số này có giảm nhưng vẫn ở mức cao. -Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước còn thấp, giai đoạn vừa qua đóng góp của các DNNN vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội còn thấp cả về quy mô và tỷ trọng, trong cả giai đoạn kế hoạch 2006-2010 vốn đầu tư từ khu vực DNNN chỉ đạt 152 tỷ đồng trong khi chỉ tiêu đề ra là 980 tỷ đồng, tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội luôn thấp dưới mức 1%. - Vốn đầu tư từ khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa được khai thác triệt để và tăng trưởng không ổn định Mặc dù luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội nhưng tốc độ tăng chưa cao và không ổn định. Bảng 21: Tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư từ khu vực tư nhân Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng % 58 31,33 43,82 20,71 16.48 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư không ổn định qua các năm cho thấy hoạt động của các doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác động bên ngoài, sau khủng hoảng tài chính năm 2008, tốc độ tăng vốn đầu tư giảm mạnh từ 43,82% xuống còn 20,71% sau 1 năm. Vốn đầu tư từ khu vực dân cư chưa được khai thác triệt để, nguồn vốn nhàn rỗi từ khu vực dân cư chưa được tận dụng để đưa vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Các kênh thu hút vốn này còn hạn chế nên người dân khó tiếp cận với đầu tư. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp còn thấp, chưa đủ để mua sắm những trang thiết bị, máy móc hiện đại, vốn chưa đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy mô nguồn vốn này gia tăng chủ yếu do có nhiều doanh nghiệp thành lập, nhưng các doanh nghiệp này hầu như còn nhỏ, hoạt động trong những lĩnh vực có tỷ trọng vốn thấp như may mặc, chế biến nông sản… Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô nhỏ, tỷ trọng chưa cao, lĩnh vực đầu tư hạn chế.. Giai đoạn 2006-2010 Thái Bình huy động được 1.832 tỷ đồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đây là một con số khiêm tốn so với các tỉnh trong vùng, mặc dù Thái Bình có nhiều tiềm năng trong huy động vốn đầu tư. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu là các dự án công nghiệp dệt may và hóa chất, luyện kim, đây là những lĩnh vực đòi hỏi tỷ lệ lao động cao hơn vốn và chất thải của các lĩnh vực sản xuất này có nhiều tác động đến môi trường. Đầu tư nước ngoài vào các ngành dịch vụ còn thấp, mới chỉ có 1 dự án thuộc lĩnh vực này. Hình thức đầu tư chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. c, Hạn chế về huy động vốn đầu tư theo ngành. - Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành chuyển dịch chậm. Mặc dù có sự dịch chuyển nhưng thời gian qua, tốc độ chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư cho các ngành còn chậm, chưa có bước đột phá. - Vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tập trung, cơ cấu nội bộ ngành chưa hợp lý. Vốn cho ngành nông nghiệp còn thấp so với khả năng phát triển. Mặc dù xu thế chung là vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp sẽ giảm về cơ cấu, tuy nhiên Thái Bình vốn là một tỉnh thuần nông, phát triển kinh tế thời gian qua hầu như dựa vào nông nghiệp, đóng góp của nông nghiệp và GDP luôn chiếm trên 50%, nhưng vốn đầu tư cho ngành này còn thấp và chủ yếu là vốn đầu tư của người dân, các dự án lớn hầu như rất ít và chủ yếu là đầu tư nhỏ và hầu như chưa có vốn đầu tư nước ngoài vào ngành này. Các dự án chế biến nông sản còn ít, chưa khai thác hết tiềm năng của nông nghiệp Thái Bình. Cơ cấu vốn đầu tư cho nông nghiệp chưa hợp lý, vốn đầu tư cho chăn nuôi còn quá thấp so với trồng trọt. Thời gian tới cần có những biện pháp nhằm thu hút nhiều hơn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nhất là chế biến nông sản và các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản… - Vốn đầu tư cho công nghiệp-xây dựng tăng chậm. Tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp-xây dựng có sự gia tăng qua các năm nhưng nhìn chung tốc độ tăng còn chậm , chưa có bước đột phá tạo động lực cho ngành công nghiệp-xây dựng phát triển nhanh và mạnh. Công nghiệp Thái Bình là ngành đang được quan tâm trong giai đoạn gần đây, muốn đưa kinh tế tỉnh theo kịp khu vực và cả nước thì cần có nhưng cú huých cho công nghiệp-xây dựng phát triển. Đầu tư cho công nghiệp vẫn tràn nan, công tác quy hoạch chưa theo kịp tiến độ phát triển kinh tế hiện nay. Vốn đầu tư cho công nghiệp chủ yếu vẫn ở những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, trình độ sử dụng vốn chưa cao. Thủ công nghiệp gần đây đã được tỉnh trú trọng quan tâm, nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển nhưng quy mô còn hạn chế, vốn đầu tư chỉ ở mức duy trì chứ chưa mở rộng quy mô và công nghệ lạc hậu, chưa được đầu tư. Các khu công nghiệp chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù đây là lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các nhà đầu tư nước ngoài tại Thái Bình nhưng quy mô các dự án còn nhỏ và trình độ công nghệ thấp, chủ yếu là gia công. Các doanh nghiệp - Vốn đầu tư cho các ngành dịch vụ cao cấp còn thấp: vốn đầu tư cho lĩnh vực vận tải, bến bãi chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó đến buôn bán, sửa chữa ô tô, xe máy. Nhưng ngành dịch vụ cao cấp như khách sạn, tài chính ngân hàng mới xuất hiện nên quy mô và cơ cấu vốn đầu tư còn nhỏ, kinh doanh bất động sản là ngành có tỷ trọng vốn thấp nhất vì ở Thái Bình lĩnh vực này chưa phát triển mạnh. Nguyên nhân của những hạn chế: a, Những nguyên nhân chung Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư. Cơ sở hạ tầng tuy đã liên tục được cải thiện, đầu tư nhưng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh sản xuất, công tác quy hoạchcòn hạn chế, các cụm khu công nghiệp đang được quy hoạch vẫn chưa đi vào thi công. Nhiều tuyến đường đã xuống cấp cần được cải tạo như đường 39 Thái Bình- Hưng Yên đang sửa chữa… Mạng lưới điện hiện nay đã cũ, cần được nâng cấp và tạo mới, hệ thống cấp thoát nước cần được quy hoạch xây dựng lại đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Mạng lưới công nghệ thông tin gần đây đang phát triển rất nhanh cần được quy hoạch và đầu tư nhiều hơn vì đây là yếu tố rất cần thiết cho đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng hiện đại. Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập Cơ chế chính sách nhằm khuyến khích đầu tư thời gian qua đã được các cấp, các ban ngành trong tỉnh quan tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư như thủ tục xét duyệt đầu tư, đất đai, xây dựng, xuất nhập khẩu… các chính sách thuế quan… còn nhiều bất cập, việc sửa đổi còn chậm. Đôi khi có sự trùng lặp với các chính sách của ngành khác hoặc mâu thuẫn với chính sách cũ. Điều đó làm cho nhân dân và các cãn bộ cấp dưới đôi khi không biết áp dụng cái cũ hay cái mới thì đúng và áp dụng cho ngành nào thì hợp lý dẫn đến sự lúng túng cho cán bộ thực thi. Đó là một thực trạng không tốt, làm cho việc áp dụng và thi hành chính sách gặp nhiều khó khăn, làm mất niềm tin của nhà đầu tư váo các chính sách khuyến khích của tỉnh. Các chính sách của tỉnh vẫn chưa đủ mạnh và hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Điều đó làm giảm lợi thế của tỉnh trong cạnh tranh thu hút đầu tư. Công tác xúc tiến đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, hầu như Thái Bình có rất ít hoạt động quảng bá hình ảnh của tỉnh trên khắp cả nước cũng như với các nhà đầu tư nước ngoài. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn hạn chế ( 28%) chủ yếu là lao động phổ thông, chính sách thu hút nhân tài chưa được quan tâm. Mặc dù tỷ lệ đỗ đại học của Thái Bình tương đối cao so với cả nước nhưng hầu như mọi người khi ra trường đều có xu hướng ở lại các thành phố lớn để làm viêc. Tác phong lao động còn lạc hậu, vẫn chịu ảnh hưởng của tác phong nông nghiệp. Trình độ quản lý của cán bộ còn thấp, chưa cải tiến nhiều so với yêu cầu phát triển, lao động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ còn quá thiếu. Đội ngũ cán bộ của tỉnh chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay. Đối mặt với sự phát triển không ngừng của trình độ phát triển kinh tế xã hội hiện nay, cán bộ quản lý trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực đầu tư nói riêng phải thường xuyên trau rồi kiến thức, năng động thích nghi với hoàn cảnh, xử lý chính xác, quyết đoán với các thay đổi của thị trường, tuy nhiên hiện nay cán bộ của tỉnh không phải ai cũng làm được điều này. Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất còn lạc hậu Trình độ khoa học công nghệ gần như quyết đinh đến sự phát triển nhanh hay chậm và tính hiệu quả của hoạt động kinh tế. Mặc dù tỉnh có quan tâm đến đầu tư cho khoa học công nghệ, hàng năm Sở khoa học công nghệ cùng UBND tỉnh vẫn đầu tư cho các đề tài khoa học, nhưng chất lượng các đề tài, nghiên cứu còn kém, khả năng áp dụng thực tiễn chưa đạt hiệu quả mong muốn. Đầu tư cho khoa học công nghệ còn thấp. Vốn đầu tư cho hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ trong cả thời kỳ kế hoạch như sau: Bảng 22: Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ ĐV: triệu Đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Vốn đầu tư cho KHCN 1581 7633 9530 11648 13621 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình Đây là con số rất khiêm tốn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển khoa học công nghệ như hiện nay. Sự phối hợp giữa các cấp các ngành, các cơ quan trong tỉnh chưa thật tốt. Cần phải có sự phối hợp của các cấp, ban ngành trong tỉnh vì các công tác quản lý kinh tế luôn có sự liên quan của nhiều ban ngành, phải có sự phối hợp chặt chẽ thì mới có thể giải quyết các vấn đề chung trong nền kinh tế cũng như trong thu hút vốn đầu tư. Hiện nay vẫn còn xảy ra sự chồng chéo trong việc giải quyết các vấn đề, do vậy cần có biện pháp phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành trong tỉnh để tạo lập khung quản lý khoa học cho việc giải quyết mọi vấn đề xảy ra. Bên cạnh đó cần có sự kết hợp với các tỉnh trong vùng để hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, toạ lập môi trường đầu tư cho vùng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, điện lưới, thông tin… Trong đó có cả vấn đề hợp tác về công nghệ khoa học, kỹ thuật, đào tạo nhân lực và an ninh. b, Nguyên nhân cụ thể xét theo nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách: Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh bao gồm các khoản thu từ kinh tế trung ương, thu từ kinh tế địa phương bao gồm: thu tù kinh tế nhà nước,, thuế TTCN, thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế thu nhập, thu từ kinh tế địa phương khác và từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động xuất nhập khẩu. nguồn thu này còn hạn chế, tỷ trọng cao nhất là thuế từ hoạt động sản xuất kinh của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, thuế thu nhập còn thấp nhưng ngày càng gia tăng nhanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và ít biến động. thuế từ khai thác tài nguyên không đáng kể. Còn nhiều thất thoát trong thu nhân sách địa phương, các nguồn thu thuế chưa được khai thác triệt để như thuế môn bài của những hộ kinh doanh lẻ thường ko chính xác và đầy đủ, thu nhập cá nhân rất khó kiểm soát… Công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa thực hiện tốt nên dẫn đến kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế chưa chi tiết, vì vậy thu hút ngân sách trung ương không hiệu quả. 2) Vốn từ DNNN: Doanh nghiệp nhà nước hoạt động yếu kém, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn cấp phát, chưa chủ động trong hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận từ khu vực này rất thấp, có doanh nghiệp còn thua lỗ nên vốn đầu tư vì đó rất thấp. 3)Vốn tín dụng ĐTPT nhà nước Mục đích của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư. Thái Bình là tỉnh có nền kinh tế chậm phát triển so với cả nước. Hiện nay nguồn vốn này chiếm khoảng 4% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, con số này vẫn còn nhỏ, bởi vì đây là nguồn vốn ưu đãi nên cần được tận dụng để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế trong điều kiện khó khăn của tỉnh hiện nay.  Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 156/2009/TT-BTC, hướng dẫn cơ chế vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, đầu tư các dự án đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn. Đây là những lĩnh vực mà tỉnh Thái Bình đang rất quan tâm, tuy nhiên công tác huy động vốn tín dụng ĐTPTNN chưa thực sự hiệu quả, các dự án được nhận nguồn vốn này còn thấp so với nhu cầu phát triển hiện nay, trong thời gian tới tỉnh cần quan tâm giải quyết vấn đề này. Vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khu vực dân cư: Chính sách ưu đãi cho phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh hiện nay còn hạn chế. Để khuyến khich khu vực tư nhân bỏ vốn đầu tư sản xuất cần có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư. Đây là nguồn vốn chiếm đa số trong tổng vốn đầu tư xã hội tỉnh, tuy nhiên các lĩnh vực đầu tư của nguồn vốn này còn hạn chế. Hầu như tư nhân mới chỉ đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, công-nông nghiệp nhưng các lĩnh vực xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng hầu như chưa thu hút được nguồn vốn này. Các doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ về quy mô và chất lượng hoạt động chưa cao. Tỉnh chưa có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân như hỗ trõ đào tạo nhân lực, hỗ trợ cho thuê đất, hỗ trợ thuế và công nghệ… Các kênh huy động vốn còn hạn chế, người dân ít được tiếp cận với đầu tư, có nhiều người có nguồn tiết kiệm hoặc tài sản nhưng không đưa vào sản xuất, đầu tư mà tích trữ, nên rất lãng phí nguồn lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong khi hiện nay tỉnh còn nhiều khó khăn, các nguồn lực còn hạn chế. Các hiệp hội ngành nghề ít xuất hiện, các khu công nghiệp, làng nghê nông thôn đang được quan tâm xây dựng nhưng còn nhỏ hẹp và chưa tập trung. Vì vậy chưa thu hút được triệt để nguồn tiết kiệm của tư nhân. 5) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư nước ngoại vào tỉnh hiện nay còn hạn chế, các nước đầu tư chủ yếu là Trung Quốc, Đài loan, Hàn Quốc. Nguyên nhân là do công tác xúc tiến đầu tư chưa được quan tâm. Thời gian qua tỉnh chưa quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ đầu ra, đầu vào của các doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết mục tiêu của các nhà đầu tư là tối đa hóa lợi nhuận. Sức hấp dẫn của Thái Bình hiện nay chưa cao đối với các nhà đầu tư nước ngoài: quy mô thị trường còn nhỏ, lẻ, chính sách ưu đãi chưa nhiều, cơ chế chính sách thay đổi nhiều và chưa hiệu quả dẫn đến hoang mang cho các nhà đầu tư, , các thủ tục hành chính còn rườm rà, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, năng suất lao động tại các khu công nghiệp thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa lành nghề… CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2015 I. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015. 1. Quan điểm phát triển: Tiếp tục phát huy tối đa nguồn nội lực, gắn mở rộng sản xuất hàng hóa của Thái Bình với thị trường trong nước, đồng thời tranh thủ mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đưa Thái Bình trở thành tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của đồng bằng Sông Hồng. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngoài, tăng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng đã tinh chế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ. Phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ, coi trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn Thái Bình trong mối quan hệ tổng thể với các tỉnh trong vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo và nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Quan tâm đầu tư thỏa đáng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội đối khu vực nông thôn, phấn đấu giảm hộ nghèo đến mức thấp nhất. Phát triển xã hội phải kết hợp chặt chẽ với khai thác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hợp lý và môi trường sinh thái. Kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị và trật tự an ninh toàn xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh trong các giai đoạn phát triển. 2. Mục tiêu phát triển: Phấn đấu đưa kinh tế Thái Bình phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dich đúng hướng, có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa xã hội tiên tiến, đưa Thái Bình trở thành một trong các tỉnh có mức phát triển trung bình trong vùng và cả nước. Cụ thể các chỉ tiêu được phản ánh trong bảng sau: Bảng 23 : Các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thái Bình giai đoạn 2011-2015 Chỉ tiêu Giai đoạn 2006-2010 Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015 Tăng BQ 2011-2015(%) Giá trị sản xuất (giá 1994) Tỷ Đồng 26.275,5 30.170,6 34.908 40.476 47.067 15,4 - Nông –lâm-thủy sản Tỷ đồng 6.353 6.628 6.911 7.205 7.500 4,3 - Công nghiệp,xây dựng Tỷ đồng 14.075 16.923 20.497 24.774 29.932 20,7 - Dịch vụ Tỷ đồng 5.848 6.620 7.500 8.497 9.635 13,2 2. Tổng sản phẩm GDP ( giá 1994) Tỷ Đ 12.899 14.610 16.588 18.872 21.508 13,5 Tốc độ tăng trưởng % 13 13,3 13,5 13,8 14 Nông-lâm-thủy sản Tỷ Đ 4.066 4.242 4.409 4.575 4.689 3,8 Công nghiệp 21 Dịch vụ Tỷ đ 4.094 4.647 5.265 5.965 6.607 13,2 GDP bình quân đầu người (giá thực tế) Tr. đ/ người 19 23,2 28,1 34,0 41,3 Cơ cấu GDP ( giá thực tế) % 100 100 100 100 100 Nông, lâm, thủy sản % 31 29,5 27,8 26,3 24,7 Công nghiệp, xây dựng % 34,6 36,0 37,6 39,0 40,6 Dịch vụ % 34,4 34,5 34,6 34,7 34,7 Tổng vốn ĐTPT toàn xã hội Tỷ đ 15.640 21.032 28.320 37.510 49.360 33,6 Tăng trưởng so với năm trước % 34,7 34,5 34,7 32,5 31,6 Xuất nhập khẩu Tr USD 704,0 794 900 1.010 1.170 Tổng kim ngạch XK trên địa bàn Tr USD 385 443 500 560 650 13,2 Tổng kim ngạch NK trên địa bàn Tr USD 319 351 400 450 520 12,4 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đ 1.312 1.511,3 1.685,4 1.864,2 2.062,7 9.1 8. Chi ngân sách địa phương Tỷ đ 4.987,8 5.439,3 5.570,8 6.310,6 6.760,4 13,4 Tốc độ tăng dân số tự nhiên % 0,86 0,84 0,82 0,8 0,78 Số lao động được giải quyết việc làm mới/năm Nghìn người 30 30 30 32 32 Tỷ lệ lao động được đào tạo % 44 46 49 52 55 Tỷ lệ trẻ e dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % 18,5 18 <17,5 <17,5 <17,5 Tỷ lệ hộ nghèo % 8 7 6 5 4 Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý % 95 95 95 100 100 Tỷ lệ dân cư dùng nước sạch 100 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Thái Bình giai đoạn 2011-2015 Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015 là 151.685 tỷ đồng trong đó nhu cầu vốn đầu tư trong nước là 145.835 tỷ đồng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 5850 tỷ đồng. Cụ thể nhu cầu vốn đầu tư phân theo nguồn vốn qua các năm như sau: Bảng 24 : Dự báo nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện KHPTKTXH tại Thái Bình giai đoạn 2011-2015 ĐV: Tỷ Đ TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng vốn TỔNG SỐ 15.640 20.855 28.320 37.510 49.360 151.685 I Vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý 8.810 10.655 14.720 21.110 28.360 83.655 1 Vốn ngân sách nhà nước 850 1.200 1.460 2.170 2.470 8.150 2 Vốn trái phiếu chính phủ 300 300 300 300 300 1.500 3 Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 450 600 1.100 1.600 2.100 5.850 4 Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước 40 30 30 30 30 160 5 Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh 6.600 7.800 10.800 15.370 21.420 61.990 6 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 550 700 1.000 1.600 2.000 5.850 7 Các nguồn vốn khác 20 25 30 40 40 155 II Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn do bộ, ngành Trung ương quản lý 6.830 10.200 13.600 14.400 21.000 68.030 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình. Như vậy nhu cầu về vốn cho thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015 của tỉnh khá lớn. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư trên đòi hỏi phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, hiệu quả và kịp thời. Trong đó chúng ta cần phát huy nội lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chú trọng thu hút từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa thể thao để giảm gánh nặng vốn ngân sách của Nhà nước, của tỉnh. Một số giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình Các giải pháp chung. Để thu hút nguồn vốn đầu tư, tỉnh cần tạo dựng một môi trường đầu tư hấp đẫn, thuận lợi. Môi trường này cần phải đảm bảo sự an toàn trong đầu tư, hiệu quả đầu tư cao và phát huy được lợi thế cạnh tranh của tỉnh, có như thế mới hấp dẫn các nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu và bỏ vốn tiền hành đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Hệ thống các biện pháp chung này nhằm mục đích tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn cho Thái Bình, nó mang tầm vĩ mô, kết hợp các yếu tố mang tính hạ tầng cơ sở và chung nhất cho kinh tế toàn tỉnh. Ngoài ra, các giải pháp này còn nhằm mục đích tạo động lực phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong tỉnh, đây là hướng đi lâu dài và đúng đắn nhằm tăng khả năng tích lũy cho đầu tư trong tương lai. Để thu hút đầu tư thì mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có những giải pháp riêng cho mình nhưng không thể thiếu mối liên kết chung, không thể thiếu môi trường chung và các ràng buộc giữa các ngành, lĩnh vực. Đề xuất các giải pháp chung này, tôi mong muốn góp phần tạo nên một cái nhìn mới của các nhà đầu tư về toàn cảnh môi trường đầu tư của Thái Bình. 1.1 Tổ chức thực hiện quy hoạch. Sau khi các quy hoạch đã được phê duyệt, cần công khai hóa các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuyên truyền, quảng bá, thu hút sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động nguồn nhân lực tham gia vào thực hiện quy hoạch. Tiến hành rà soát, xây dựng mới quy hoạc phát triển các ngành, các lĩnh vực và xây dựng các quy hoạch chi tiết. Triển khai quy hoạch qua các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm. Kế hoạch hàng năm phải bám các mục tiêu quy hoạch đã được duyệt và tiến bộ phải thực hiện trong từng thời kỳ. Giám sát, kiếm tra việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch. Tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành và các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch. Cuối mỗi kỳ quy hoạch tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời ký, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế. 1.2 Tích cực nâng cấp cơ sở hạ tầng. Tích cực tăng tỷ trọng đầu tư đồng bộ cho cơ sở hạ tầng như: giao thông, điện nước, thông tin liên lạc… các ngành công nghiệp phụ trợ và hạ tầng xã hội như đầu tư xây dựng các khu dân cư, nâng cấp hệ thống khách sạn, du lịch. Tranh thủ các nguồn vốn của trung ương và các Bộ, ngành để đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức đầu tư như BOT, BT, đổi lấy cơ sở hạ tầng, đầu tư chuyển giao công nghệ, ứng vốn thi công. Đặc biệt trong thời gian tới Tỉnh cần đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông để gia tăng sự giao thương giữa Thái Bình với Hải Phòng, Hà Nội nói riêng và các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng nói chung. Chú trọng xây dựng các tuyến giao thông mới đầu nối với các trục đường Quốc gia, tạo các trục giao lưu kinh tế mới, các không gian phát triển công nghiệp, đô thị. Xây dựng cải tạo đồng bộ đường dây tải điện 220 KV, 110KV; đường dây trung thế, hạ thế và các trạm biến áp. Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng bưu chính viễn thông hiện đại cà rộng khắp, công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ mới và ứng dụng khoa học công nghệ. Tập trung phát triển hạ tầng nông thôn theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Chú trọng đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đầu tư có trọng điểm cho các vùng chuyển đổi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa,trước hết là hoàn thành đầu tư cho các vùng chuyển đổi chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tập trung để có thể sớm khai thác, phát huy hiệu quả. Tăng cường đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp hiện có.Tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp của huyện, thành phố theo quy hoạch đã duyệt. Đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, dịch vụ, hình thành các khu trung tâm thương mại với nhiều công năng. 1. 3 Hoàn thiện cơ chế chính sách. Đề nghị Trung ương cho thực hiện một số cơ chế chính sách đối với Thái Bình là một tỉnh có tỷ trọng nông nghiệp cao nhất trong vùng Đồng bằng sông Hồng và tiếp tục đóng góp vào chính sách an ninh lương thực của vùng như: a, Miễn phí thủy lợi cho người trồng lúa: Nhằm giảm áp lực cho người nông dân trong tình trạng khó khăn hiện nay, giúp họ tăng thêm thu nhập từ trồng lúa để có thể đầu tư cho các lĩnh vực khác như buôn bán, nghề thủ công… c, Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chế biến tại Thái Bình để tận dụng nguồn nguyên liệu là nông sản. d, Tiếp tục cải cách hành chính một cách triệt để, thông thoáng tạo điều kiện tốt nhất cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển. - Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hệ thống chính trị các cấp. Hiện nay một số cơ quan của tỉnh hoạt động chưa thật hiệu quả, do trình độ một số cán bộ còn hạn chế, do các chính sách, các điều luật hoạt động còn chồng chéo…Để theo kịp sự phát triển kinh tế và tạo điều kiện thu hút đầu tư cần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hệ thống chính trị các cấp. - Xây dựng và ban hành đầy đủ,kịp thời các quy chế, cơ chế chính sách đảm bảo phát huy dân chủ, sáng kiến, làm cho hệ thống hoạt động hiệu quả. - Công khai các chính sách,văn bản mới để người dân cũng như các nhà đầu tư được biết. 1.4. Phát triển nguồn nhân lực Tiếp tục đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa để nâng cao trình độ dân trí, nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo và sức khỏe cho người lao động. Ban hành cụ thể các chế độ, chính sách để thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật đến công tác và làm việc lâu dài cho Thái Bình, đồng thời đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phù hợp với yêu cầu hiện nay. Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước. Chú trọng xây dựng nhân lực có kỹ thuật, có trình dộ cho sản xuất kinh doanh. Mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức thích hợp, có chính sách đào tạo nghề cho lao động chuyển đổi từ ngành nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp như công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, dịch vụ. Ngoài ra chúng ta còn phải tổ chức tốt các hình thức xúc tiến hỗ trợ và giới thiệu việc làm. Xây dựng kế hoạch đào tạo và tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy nghề cho các trường, gắn đào tạo tại trường với đào tạo tại doanh nghiệp để nâng cao trình độ lao động. Lao động có tay nghề là một trong những ưu thế hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Có chính sách ưu tiên cho các sinh viên người địa phương đang theo học tại các trường đại học, trường dạy nghề và hợp đồng cụ thể để sau khi tốt nghiệp, các nguồn nhân lực có chất lượng này sẽ quay về quê hương làm việc và giúp quê hương phát triển. 1.5. Nâng cao năng lực khoa học công nghệ Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao mà tỉnh đề ra, phải tập trung giải quyết tốt vấn đề công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất theo phương châm kết hợp công nghệ tiên tiến, hiện đại với công nghệ truyền thống nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thánh, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế. Có chính sách và biện pháp trẻ hóa đội ngũ cán bộ khoa học, có chế độ ưu tiên nhân tài và cán bộ đầu đàn cho các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh Coi trọng công nghệ sạch không gây ô nhiễm môi trường, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, môi sinh, phát triển bền vững. Tạo điều kiện cho các dự án khoa học công nghệ được dễ dàng tiếp cận với tín dụng ngân hàng. Xây dựng lộ trình công nghệ cho các sản phẩm chủ yếu của tỉnh tham gia hệ thống ISO 9000, mã vạch, mã số để hội nhập thị trường khu vực và thế giới. Áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất chất lượng cao. Các giải pháp cụ thể cho từng nguồn vốn. 2.1 Với nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách ( bao gồm cả vốn ODA) Trong đây có cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương giành cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội. Vì vậy tỉnh cần chú trọng giữ nhịp độ tăng trưởng của nguồn vốn quan trọng này. Để nâng cao nguồn vốn từ ngân sách cần tăng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế trong tỉnh, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và có chính sách tiết kiệm trong chi tiêu công.Kêu gọi trung ương đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn… Ngoài ra cần có chính sách tăng thu ngân sách địa phương. Triệt để các nguồn thu từ thuế, phí, tiền cho thuê đất và tài sản… 2.2. Với nguồn vốn đầu tư từ vốn doanh nghiệp nhà nước Hiện nay còn 7 doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong nhiều lĩnh vực quan trọng như năng lượng, sản xuất phân đạm, khi đốt, các nhu yếu phẩm cho nhân dân. Vậy mà nguồn vốn đầu tư của khu vực này rất khiêm tốn. Nó nói lên năng lực hoạt động của khu vực này rất kém. Vì vậy trong thời gian tới cần có những biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp này phát triển chủ động hơn và hiệu quả hơn. Để làm được điều đó chúng ta có thể áp dụng các biện pháp sau: a, Thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thì người dân góp cổ phần vào doanh nghiệp, họ trực tiếp theo dõi, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp, như vậy sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có thể cho công nhân mua cổ phần, gắn lợi ích của họ với doanh nghiệp, như vậy họ sẽ làm việc có trách nhiệm hơn. Như vậy doanh nghiệp sẽ hoạt động mà không cần quá nhiếu sự can thiệp của nhà nước. Tuy nhiên chúng ta cũng tránh tình trạng cổ phần hóa lan tràn, không hiệu quả gây lãng phí. Quá trình cổ phần hóa phải có lộ trình rõ ràng và lộ trình đó phải được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt để phù hợp với quy hoạch chung và chính xác hơn. b, Phát triển thị trường tài chính: Đây là giải pháp không chỉ giúp cho doanh nghiệp nhà nước huy động vốn mà còn giúp tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế. Tỉnh cần có những chính sách khuyến khích để các ngân hàng, tổ chức tài chính mở rộng nhiều chi nhánh tại tỉnh Thái Bình, các chính sách để doanh nghiệp thực hiện vay vốn dễ dàng hơn, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong các tổ chức tài chính… Khi thị trường tài chính phát triển thì các doanh nghiệp sẽ huy động nhanh hơn nguồn vốn cần thiết cho hoạt động, nhà nước cũng sẽ quản lý tính hính hoạt động của các doanh nghiệp dễ dàng hơn. c, Tăng cường đào tạo tuyển sinh lao động có trình độ và tay nghề. Hiện nay có một lượng lớn lao động qua đào tạo chưa có việc làm như sinh viên mới ra trường, tỉnh cần có chính sách khuyến khích họ về làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp của tỉnh. Yếu tố con người mang tính quyết định cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhà nước,do vậy tỉnh cần quan tâm hơn trong đào tạo cho các cán bộ trong các doanh nghiệp nhà nước. 2.3 Với nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước Đây là nguồn vốn phục vụ vhur yếu cho các dự án ưu tiên, được ưu đãi về lãi xuất, nguồn vốn, chính sách… nó phục vụ chủ yếu cho các mục tiêu quốc gia mà tỉnh tham gia hoặc các dự án quan trọng của tỉnh. Hiện nay tỉnh còn là một tỉnh chậm phát triển so với cả nước. vì vậy sẽ cần rất nhiều nguồn vốn hỗ trợ với lã xuất thấp, chính sách ưu đãi như vậy. Nó sẽ giúp kinh tế của tỉnh có sức bật hơn, nguồn vốn này chủ yếu đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng nên nó tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn khác. Chính vì thế tỉnh cần có các biện pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn này như: quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng chi tiết hơn, kêu gọi nhà nước cho vay tín dụng với các dự án thủy lợi và hạ tầng giao thông…Lập kế hoạch chi tiết cho việc giải ngân cũng như thời gian hoàn trả vốn, tăng cường tính khả thi cho các dự án nhằm tạo niềm tin cho nhà nước, bên cạnh đó cần có biện pháp sử dụng nó một cách hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí. 2.4 Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khu vực dân cư Đây là nguồn vốn chiếm đa số trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội,và đóng góp phần lớn vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong toàn tỉnh. Để tăng cường nguồn vốn này cần thực hiện cải cách hành chính,tạo sự thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào đầu tư,xây dựng và mở rộng sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như sau: Thực hiện nhất quán đường lối kinh tế nhiều thành phần cùng với việc tiếp tục đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh, tăng cường chỉ đạo chủ động tìm biện pháp khuyến khích hỗ trợ kinh tế ngoài quốc doanh: Có chính sách hợp lý đảm bảo quyền bình đẳng đối với các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh. Tạo môi trường lành mạnh để các thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng với nhau. Có các cách hướng dẫn lập dự án và thực thi dự án đầu tư để các chủ đầu tư rút ngắn thời gian tìm hiểu đầu tư. tạo tâm lý “thoải mái” cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại tỉnh nhà. Thực hiện nhanh chóng và thông thoáng các thủ tục hành chính. Nhờ sự thông thoáng trong thủ tục hành chính sẽ giảm bớt rào cản khi các nhà đầu tư muốn xâm nhập vào thị trường đầu tư trong tỉnh, điều đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Hỗ trợ dạy nghề cho các thành phần kinh tế. Nguồn nhân lực của tỉnh còn yếu về chuyên môn, vì vậy cần có sự hỗ trợ từ phía tỉnh cho các doanh nghiệp trong việc dạy nghề cho lao động. Hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thông tin thị trường, giúp họ giới thiệu sản phẩm,chuyển giao công nghệp, tư vấn đầu tư, kiến thức quản lý… - tổ chức các hiệp hội, ngành nghề để thông qua đó các doanh nghiệp hỗ trợ nhau về kiến thức,kinh nghiệm cũng như vốn đầu tư. 2.5 Với nguồn vốn đầu tư nước ngoài Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện môi trường và chính sách thu hút FDI :Quán triệt sâu rộng cho các cơ quan, đơn vị, sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố thực hiện tốt Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các nghị định của Chính phủ như Nghị định số 101/2006/NĐ-CP, 108/2006/NĐ-CP nhằm tăng cường công tác thu hút và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt cơ chế một cửa trong Xúc tiến đầu tư ; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Trung ương cũng như của địa phương đã ban hành (về thuế, các vấn đề liên quan đến đất đai, giải toả, đền bù, giá thuê đất) Cần có chính sách sử lý linh hoạt hơn về việc chuyển đổi, thực hiện đa dạng hoá các hình thức đầu tư Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt, cần lập quy họach chi tiết cho đầu tư nước ngoài theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực phù hợp với định hướng phát triển của ngành đó, khu vực đó. Đẩy mạnh chiến lược xúc tiến đầu tư  của tỉnh, đề ra các chương trình xúc tiến đầu tư cụ thể hàng năm, hàng quý và bố trí ngân sách phù hợp để thực hiện các chương trình này. Tiếp tục hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài trong việc triển khai thực hiện dự án, giải quyết nhanh chóng và có hiệu lực những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp FDI trong quá trình sản xuất, kinh doanh; khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng vốn, mở rộng sản xuất hoặc đầu tư thêm dự án mới. Tăng cường sự phối hợp giữa Trung tâm xúc tiến đầu tư với các Sở, ban, ngành liên quan của tỉnh trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư, thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư và hỗ trợ nhà đầu tư trong việc xây dựng và triển khai dự án. phối hợp chặt chẽ với Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Bắc để tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Thứ hai, củng cố, hoàn thiện và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong sự gắn kết với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng Tăng cường công tác tuyên truyền cho Đảng bộ và nhân dân nhận thức sâu về tầm quan trọng của việc xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, quyết tâm phấn đấu xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo ra cơ chế thống nhất dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, sự quản lý điều hành của chính quyền và làm chủ của nhân dân lao động, có cơ chế tạo vốn đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng. Nâng cao vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng. Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp FDI Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo tính bền vững của phát triển kinh tế, đồng thời cũng tăng tính hấp dẫn trong thu hút FDI. Với một đội ngũ công nhân lành nghề có kỹ thuật, các chuyên gia quản lý giỏi sẽ rất thuận lợi cho hợp tác liên doanh với đối tác nước ngoài. Nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo cho việc tiếp thu công nghệ mới, làm chủ kỹ thuật và quy trình công nghệ giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thể sử dụng lao động tại chỗ và thực hiện triển khai công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn. Thư tư, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các dự án FDI như: Làm tốt công tác phân công, phân nhiệm đối với các cơ quan quản lý hành chính và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của các chủ đầu tư trên cơ sở có sự phối hợp các hình thức kiểm tra. Tuy nhiên, việc tiến hành các hoạt động kiểm tra phải tuân thủ những quy định của nhà nước Việt Nam và tránh gây phiền hà cho các chủ đầu tư nước ngoài. Triển khai việc thực hiện kiểm toán ở tất cảc dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh. Thông qua hoạt động kiểm toán, các cơ quan quản lý sẽ nắm chắc hơn kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Chấm dứt tình trạng chạy theo số lượng hoặc tự tiện điều chỉnh những khoản đã cam kết trọng giấy phép đầu tư mà không có sự bàn bạc, nhất trí của các bên liên doanh. Kiểm tra kỹ luận chứng có căn cứ chắc về hàng hoá xuất khẩu và thu ngoại tệ, tránh tình trạng doanh nghiệp tự ý tăng tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ nội địa lên quá mức quy định. Có biện pháp khắc phục tình trạng du nhập công nghệ lạc hậu như hiện nay. Đây là vấn đề phức tạp, phải tốn nhiều thời gian, cồn sức và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp mới thực hiện được. Trong thời gian qua, thu hút FDI vào thành phố trong điều kiện kinh tế khu vực và thế giới diễn biến phức tạp, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI giữa các địa phương và các nước láng giềng gay gắt đặt ra cho Thái Bình một nỗ lực và quyết tâm lớn. Với những lợi thế so sánh về vị trí địa lý và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, cộng với những khả năng tiềm ẩn của mình, cùng một số giải pháp trên sẽ có tác động tích cực đẩy mạnh thu hút FDI vào địa bàn tỉnh trong điều kiện mở rộng quan hệ quốc tế hiện nay.      KẾT LUẬN Giai đoạn 2006-2010Thái Bình đã đạt được nhiều thành công trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp đáng kể vào thành công đó là nỗ lực của tỉnh trong công tác huy động vốn đầu tư . Thời gian vừa qua, Thái Bình đã huy động được lượng vốn khá lớn đáp ứng nhu cầu thực hiện kế hoạch phát triển KTXH, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục nhằm thực hiện tốt hơn kế hoạch 5 năm tới. Với những phân tích trên, chuyên đề mong muốn mang đến cho bạn đọc cái nhìn cụ thể về tình hình huy động vốn đầu tư cho thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại Thái Bình giai đoạn 2006-2010, và đưa ra được những giải pháp góp phần tích cực tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư vào Thái Bình giai đoạn tới, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra của kế hoạch 2011-2015. Tuy đã có cố gắng trong việc sưu tầm, chọn lọc tài liệu cùng với kiến thức của bản thân và sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Thị Hoa để thực hiện một cách tốt nhất chuyên đề này, nhưng không tránh khỏi những sai xót và hạn chế, mong bạn đọc và thầy cô đóng góp ý kiến để chuyên đề hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO -Giáo trình kinh tế phát triển _ ĐH KTQD. - Đầu tư- phát triển Thái Bình: Nguyến An Dương. - Thái Bình tiềm năng đầu tư- phát triển: Phạm Anh Lưu- uỷ ban kế hoạch. - Giải pháp huy động vốn cho phát triển kt Thái Bình: luận văn thạc sỹ: Đàm Văn Vượng. ĐH Ngân hàng. - Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội Thái Bình: uỷ ban nhân dân tỉnh TB. - Giáo trình kinh tế đầu tư – ĐHKTQD. - Giáo trình kế hoạch hóa phát triển. PGS. TS Ngô Thắng Lợi-Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. Website: - www.thaibinh.gov.vn - www.thaibinhtrade.gov.vn - www.mpi.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26453.doc
Tài liệu liên quan